Luận văn Một số giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2005 - 2010

MỞ ĐẦU I Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Tài nguyên và môi trường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với con người và phát triển.Tạo hoá đã sinh ra chúng ta và hành tinh bé nhỏ để nuôi dưỡng chúng ta từ bao đời nay. Hàng ngày chúng ta sử dụng không khí, nước, thực phẩm để tồn tại và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của mình. Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì vấn đề quản lý và sử dụng tài nguyên và môi trường ngày càng trở nên bức xúc hơn bao giờ hết. Đảng ta tiến hành đường lối đổi mới đất nước hơn mười lăm năm qua đã thành công trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, trong đó đổi mới về chính sách đất đai là đúng đắn và sáng tạo góp phần phát triển kinh tế và ổn định chính trị - xã hội. Song thực tiễn trong quản lý tài nguyên và môi trường hơn mười năm qua cho thấy, cùng với việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường dẫn đến tình hình đô thị hoá, công nghiệp hoá, nông nghiệp phát triển với tốc độ nhanh, từ đó nảy sinh nhiều vấn đề vốn đầu tư nhằm phát triển ngành tài nguyên và môi trường .Để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đọan 2001-2010: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, đảm bảo sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo và môi trường thiên nhiên giữ gìn đa dạng hóa sinh học, gắn chặt việc xây dựng với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, độc lập tự chủ về kinh tế tạo cơ sở cho hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả”. Bình Thuận là một trong những Tỉnh nằm trong vùng khô hạn nhất nước, đất đai chủ yếu là đồi núi, cơ sở vật chất nghèo nàn đời sống dân cư còn nhiều khó khăn thì ngoài việc giữ gìn khai thác tài nguyên môi trường hiện có thì việc huy động vốn đầu tư nhằm phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình thuận là những thử thách rất lớn đối với Đảng, chính quyền và nhân dân Bình Thuận trong những năm tới. Do vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Một số giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận giai đọan 2005- 2010" làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế của mình. Cơ sở khoa học của đề tài : Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế thị trường, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách Pháp luật về tài nguyên và môi trường và thực tiễn huy động vốn đầu tư phát triển đối với ngành Tài nguyên và Môi trường trong cả nước và tỉnh Bình Thuận . Mục đích đề tài: Phân tích cơ sở lý luận về các kênh huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường trong cả nước nói chung tỉnh Bình Thuận nói riêng, đánh giá đúng thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường ở địa phương, từ đó đề xuất những giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển đối với ngành Tài nguyên và Môi trường ở tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2005-2010. Nội dung của đề tài, các vấn đề cần giải quyết: - Những vấn đề chung về ngành Tài nguyên và Môi trường và vai trò huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường . - Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường ở tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2000-2004. - Một số giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường ở tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2005-2010. Trong quá trình thực hiện luận văn, do năng lực và điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế, chắc chắn nội dung luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự quan tâm góp ý của Thầy Cô.

pdf77 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1827 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2005 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à Môi trường giai đoạn 2005 – 2010: Để đạt được những mục tiêu phát triển đến năm 2010, Nhu cầu vốn đầu tư cho ngành trong toàn tỉnh , ngoài nguồn kinh phí đầu tư thực hiện từ nguồn sự nghiệp nông nghiệp, nguồn vốn đầu tư từ nguồn đầu tư phát triển 259.728,4 triệu VNĐ, trong đó: -Trung ương đầu tư: 13.676 triệu VNĐ trong đó : dự án điều tra tiềm năngtriển vọng sa khóang ven biển từ Khánh Hòa - Bà Rịa Vũng Tàu chủ yếu tỉnh Bình Thuận khỏang 10.500 triệu VNĐ;dự án xây dựng Hệ thống thông tin TNMT 2.500 triệu VNĐ và dự án Quy hoạch điều tra nâng cấp trữ lượng nước dưới đất đảo Phú Qúy 679 triệu VNĐ -Từ ngân sách nhà nước Tỉnh: 246.052,4 triệu VNĐ, trong đó thực hiện qua các năm chi tiết như sau: Bảng 12: NHU CẨU VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BÌNH THUẬN 2006-2010 Đvt: Triệu VNĐ CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1/ Đo đạc lập bản đồ, hồ sơ địa chính 30.950 25.000 15.000 15.000 15.000 2/ Quy hoạch-Kế hoạch SD đất 2.280 0 0 15.000 15.750 3/ Khoáng sản 560 580 980 1080 2.080 4/ Tài nguyên nước 2.930 3.100 4.300 3.400 3.900 5/ Môi trường 3.550 3.350 3.100 3.100 3.000 6/ Xây dựng hệ thống thông tin TN & MT 3.150 3.400 1.100 7/ Xây dựng trụ sở và trang thiết bị 20.912,4 17.666 10.368 3.108 11.358 TỔNG CỘNG 64.332,4 53.096 36.848 40.688 51.088 (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận) Ngoài nguồn vốn cần huy động từ ngân sách Trung ương và Địa phương để phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường cần huy động vốn thêm các nguồn khác đặc biệt là nguồn vốn ODA để phát triển dân sinh, kinh tế vùng nông thôn: - UBND Tỉnh bình Thuận đã xin ý kiến của Ban điều phối dự án Đa dạng hoá Nông nghiệp giai đoạn 2005-2006 đo đạc bản đồ lập hồ sơ địa chính nhằm hoàn thiện việc đăng ký xét giấy chưng nhận quyền sử dụng đất cho 5 huyện: Đức Linh, Tánh HVCH: Trần Thị Thu Vân Luận văn Thạc sĩ Kinh tế linh, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình gồm 43 xã với tổng diện tích 44.173 ha trong đó diện tích cấp sổ 35.694 ha (80,8% ) cho 24.388 hộ (có 3.074 hộ đồng bào dân tộc) với Tồng kinh phí : 15tỷ VNĐ. Hiện tại tỉnh Bình thuận đang đối mặt với một số vấn đề lớn là giải quyêt nước cho sản xuất, nước cho sinh hoạt và nguy cơ sa mạc hoá vùng chiến khu cách mạng Lê Hồng Phong,Vì vậy những yêu cầu bức thiết hiện nay đối với tỉnh Bình Thuận là “nước , nước và nước. Trước tình hình trên để đạt được mục tiêu đến năm 2010 có 30% diên tích đất canh tác nông nghiệp được tưới có 85% số hộ nông thôn toàn tỉnh được dùng bnước sạch tăng độ che phủ lê 52%. Theo đề cương được phê duyệt thời gian thực hiện dự án từ 2006-2008 phạm vi hưởng lợi tại 2 huyện Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc với Tồng số đầu tư cho dự án là 18 triệu Euro ( tương ứng 351,864 tỷ VNĐ) Nguồn tài trợ từ nguồn vố ODA của chính phủ của nước Cộng hoà Italia, Dự án tưới Phan Rí - Phan Thiết do ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản tài trợ. Trong những thập niên qua Cơ quan hợp tác quốc tế Đan Mạch (Diana) đã và đang tham gia hết sức tích cực vào việc nâng cao năng lực quản lý về Tài nguyên nước, mục tiêu là hổ trợ nâng cao năng lực của cục quản lý Tài nguyên nước và các Sở tài nguyên và Môi trường để thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên cơ sở hợp tác và phối hợp các đến tài nguyên nước Trung ương và Địa phương với số vốn rất lờn hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường đang phê duyệt nguồn kinh phí này cho Tỉnh Bình Thuận. Vấn đề bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách việc xử lý nước thải rác tại các khu du lịch Bình Thuận đặc biệt là khu vực Hòn Rơm cần có hê thống xủ lý nước thải tập trung nhằm đảm bảo cho môi trường bền vũng với tổng số vố đầu tư gần 7 tỷ đồng là vấn đề khó khăn cho ngân sách Địa phương vậy thì chúng ta cần huy động vốn như thế nào đối với các hộ kinh doanh. Để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra là phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận nhanh và bền vững, cần tập trung huy động và sử dụng hiệu quả một lượng vốn đầu tư lớn từ nhiều nguồn khác nhau với những phương thức đa dạng và linh hoạt. Đây là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách mà các ngành, các cấp và người dân tỉnh Bình Thuận phải thực hiện tốt trong những năm sắp đến. Điều này đòi HVCH: Trần Thị Thu Vân Luận văn Thạc sĩ Kinh tế hỏi phải áp dụng đồng bộ từ các giải pháp mang tính vĩ mô của Chính phủ, đến các giải pháp của địa phương nhằm thúc đẩy công tác huy động vốn phục vụ cho sự phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường theo định hướng đã đề ra. 3.4. Các giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận : 3.4.1. Các giải pháp vĩ mô: 3.4.1.1.Nhà nước cần nâng cao chất lượng công tác xây dựng chiến lược, lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường Trên cơ sở đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế của đất nước, từng vùng, từng địa phương , từ đó Nhà nước có sự đầu tư thoả đáng cho ngành, chú trọng đầu tư cho cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, ưu tiên đầu tư cho các công trình hạ tầng tác động trực tiếp tới sản xuất để đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế, tạo đà cho bước phát triển mạnh mẽ sau này. Vốn ngân sách Nhà nước chủ yếu đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng bức xúc, các công trình phúc lợi công cộng và có tác động làm mồi để huy động vốn đầu tư phát triển các thành phần kinh tế khác, vốn đối ứng cho các công trình vốn ODA... Vay vốn ODA để đầu tư cơ sở hạ tầng, tập trung cho giao thông, thủy lợi, cảng cá, khu trú đậu tàu thuyền tránh bão, cấp nước sản xuất, nước sinh hoạt ... tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư. Thu hút vốn đầu tư trong nước (trong và ngoài tỉnh) và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các lĩnh vực nuôi trồng, chế biến hải sản, sản xuất nông nghiệp, trồng rừng, sản xuất công nghiệp, dịch vụ du lịch.đồng thời có chính sách liên kết các ngành, các cấp đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của một số ngành liên quan trọng điểm nhằm tạo nên sự thu hút mạnh mẽ mọi nguồn vốn đầu tư để phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường ngày càng bền vững. 3.4.1.2. Tăng cường vai trò quản lý hướng dẫn của Nhà nước và hòan thiện môi trường đầu tư có hiệu quả Đây là điều kiện vô cùng quan trọng để đảm bảo hội nhập đúng hướng và đạt được thành công. Nhà nước cần xây dựng chiến lược hội nhập, bước đi hội nhập gắn HVCH: Trần Thị Thu Vân Luận văn Thạc sĩ Kinh tế - Về cải cách hệ thống ngân hàng và thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính-tiền tệ: kinh nghiệm cho thấy khủng hoảng tài chính tiền tệ vừa qua là hệ quả của sự yếu kém của hệ thống tài chính quốc gia, của chính sách sai lầm về vay và xử lý nợ vay nước ngoài, của nghiệp vụ ngân hàng và sự yếu kém trong việc kiểm soát các đồng vốn … Do vậy, nhiệm vụ hiện nay là cần phải cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức một hệ thống tài chính đủ mạnh để không phụ thuộc quá mức vào các tổ chức tài chính quốc tế, hoặc bị động không kiểm soát được sự di chuyển của các luồng vốn. Cải cách ngân hàng mà trọng tâm là ngân hàng quốc doanh, lành mạnh hóa hoạt động của ngân hàng không chỉ nhằm tránh những đổ vỡ tiềm tàng mà còn là một cơ sở vững chắc để huy động, vận động vốn, tạo nội lực và nâng cao hiệu quả đầu tư. Cải cách hệ thống tài chính theo hướng phù hợp với cấu trúc tài chính quốc tế, thích ứng với các dòng vốn Phải nói là từ sau Hội nghị Trung ương 4 khoá VIII tháng 12/1995 trở lại đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương lớn nhằm tập trung khai thác phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng nhằm tăng nhanh khả năng huy động vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư toàn xã hội. Trong đó phải kể đến việc ban hành rất nhiều văn bản pháp quy, trong đó có những văn bản tập trung vào những lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, tăng khả năng huy động vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế, Luật khuyến khích đầu tư trong nước ... Những dẫn chứng trên đây đã chứng tỏ sự nỗ lực quyết tâm cao của Chính phủ trong điều hành thực hiện chủ trương chính sách huy động vốn và khuyến khích đầu tư phát triển. Về hệ thống văn bản: Nhà nước phải rà soát lại các văn bản pháp qui để tránh chồng chéo, tạo hành lang pháp lý, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, tự do cạnh tranh theo khuôn khổ pháp luật đồng thời phù hợp luật pháp quốc tế. Mặt khác, nhanh chóng cải cách thủ tục hành chính để khuyến khích đầu tư kinh doanh lành mạnh, giảm chi phí, thời gian cho các chủ thể kinh doanh.Giảm nhanh, tiến tới xóa bỏ sự phân biệt về chính sách và pháp luật giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. HVCH: Trần Thị Thu Vân Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 3.4.1.3.Hoàn thiện chính sách thuế: Từ khía cạnh pháp luật cũng như chính sách kinh tế, cải cách hệ thống thuế là hết sức cần thiết và bắt buộc khi tham gia hội nhập. Cải cách chính sách thuế phải gắn kết chặt chẽ chính sách thuế và chính sách phát triển các ngành kinh tế nhằm khuyến khích đầu tư, phát huy, nâng cao hiệu quả kinh doanh, đảm bảo nguồn thu của Nhà nước đồng thời tăng sức cạnh tranh và độ an toàn khi hội nhập. Cải cách hệ thống thuế phải tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện vấn đề cắt giảm dần hàng rào thuế quan theo lộ trình qui định của AFTA và WTO, thực hiện đúng nguyên tắc bảo hộ thông qua quan thuế.để thúc đẩy huy động vốn vào ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác chi ngân sách để tăng cường đầu tư phát triển kinh tế Tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế theo hướng khuyến khích, thúc đẩy đầu tư, tăng cường tính cạnh tranh của các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp tích tụ vốn để thay đổi công nghệ, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, bồi dưỡng nguồn thu lâu dài cho ngân sách. Các quy định của Luật thuế phải đơn giản, ổn định dễ thực hiện và dễ kiểm tra. Đồng thời trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay đòi hỏi hệ thống thuế của nước ta cũng phải có sự tương đồng với các nước trong khu vực và các thông lệ quốc tế, nhất là đối với các loại thuế có liên quan đến thương mại và đầu tư quốc tế. Đối với thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế có tính bao quát, đánh vào hầu hết các loại hàng hoá và dịch vụ có trên thị trường, nên thuế giá trị gia tăng cần được quan tâm hoàn thiện để trở thành loại thuế cơ bản tạo nguồn thu ổn định và vững chắc cho ngân sách nhà nước. Luật Thuế GTGT cần được sửa đổi theo hướng đơn giản, phù hợp với trình độ kinh tế hiện đại và hướng phát triển dài hạn của nền kinh tế. Phát huy ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế để không ngừng nâng cao hiệu quả của công tác hành thu, nâng cao ý thức chấp hành luật thuế cho mọi người dân. HVCH: Trần Thị Thu Vân Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu mang tính chất điều tiết thu nhập, cần phải được hoàn thiện theo hướng giảm thuế suất để thu hút các nguồn vốn đầu tư từ trong nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong thu hút đầu tư như hiện nay, việc hạ thấp thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp có một ý nghiã quan trọng vừa tạo môi trường thuận lợi hấp dẫn đầu tư, vừa thúc đẩy các doanh nghiệp tích luỹ vốn để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu lớn hơn trong tương lai. Bên cạnh đó cần phải đơn giản hoá các quy định về chi phí hợp lý hợp lệ để tính thuế, có chế độ khuyến khích các doanh nghiệp tích lũy vốn để đầu tư mở rộng sản xuất và đổi mới công nghệ. Các loại thuế khác như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao … cũng cần được hoàn thiện một cách đồng bộ, vừa nâng cao hiệu quả thu ngân sách, vừa phù hợp với các thông lệ quốc tế cũng như những cam kết của Việt Nam trong tiến trình hội nhập. 3.4.1.4 Thực hành tiết kiệm để tích luỹ vốn cho đầu tư phát triển, hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước: Quản lý thống nhất, chặt chẽ mọi khoản chi ngân sách nhà nước, phân nhóm nhiệm vụ chi cần ưu tiên vốn (chi đầu tư XDCB, sự nghiệp kinh tế, giáo dục, khoa học..) nhóm nhiệm vụ chi cần đảm bảo kinh phí hoạt động (quốc phòng, an ninh, bảo vệ sức khỏa nhân dân..) và nhóm cần triệt để tiết kiệm (quản lý hành chính). Tăng cường thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu thường xuyên để dành vốn cho đầu tư phát triển, tăng cường đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực nhằm hạn chế thất thoát tài sản của nhà nước.Tăng cường thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân để giám sát việc thực hiện chi tiêu ở các cơ quan hành chính nhà nước. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra hoạt động tài chính ở các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức kinh tế, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các cấp ngân sách để kịp thời uốn nắn những sai sót, góp phần lành mạnh nền tài chính để nâng cao hiệu quả của công tác huy động vốn, Đẩy mạnh xã hội hoá việc cung cấp các dịch vụ công nhằm giảm nhẹ gánh nặng chi ngân sách, thực hiện rộng rãi việc khoán chi đi đôi với đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kiểm tra chống lãng phí, thất thoát trong chi ngân sách nhà nước. HVCH: Trần Thị Thu Vân Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Phát triển thị trường chứng khoán trên cơ sở tăng nguồn cung cấp hàng hoá cho thị trường thông qua các biện pháp đẩy mạnh cổ phần hoá, kể cả cổ phần hoá các công Phát triển thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn, trong đó tập trung phát triển thị trường vốn trung và dài hạn. Trước mắt cần đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại và xây dựng một hệ thống ngân hàng thương mại vững mạnh, huy động và phân phối vốn có hiệu qủa, đa dạng hoá các loại hình tiền gởi tiết kiệm, phát triển dịch vụ thanh toán trong dân cư để tăng tiền gởi trong thanh toán, thực hiện tốt công tác bảo hiểm tiền gởi. Mở rộng thị trường tín dụng quốc tế để huy động vốn ngoại tệ qua việc vay vốn, nhận ủy thác và tài trợ để thu hút vốn cho nền kinh tế . - Khuyến khích phát triển thị trường dịch vụ khoa học công nghệ, tư vấn pháp luật, tư vấn quản lý, đầu tư... - Phát triển thị trường bất động sản, đặc biệt là thị trường quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.Quy hoạch các vùng đất có giá trị để tạo vốn cho ngân sách. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích tụ và tập trung đất canh tác trên cơ cở chuyển lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp.Tính đủ giá trị sử dụng đất cho các DNNN, ngăn chặn sử dụng đất lãng phí, kém hiệu quả. - Mở rộng thị trường sức lao động, khuyến khích người lao động tự học tập đào tạo và nâng cao cơ hội kiếm việc làm. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề, dịch vụ giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động. lãnh đầu tư, quỹ bảo hiểm... nhằm thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. - Mở rộng phạm vi hoạt động của các quỹ tín dụng, các quỹ hỗ trợ đầu tư và bảo - Tôn trọng nguyên tắc và cơ chế vận hành khách quan của thị trường; giảm đến mức tối đa sự can thiệp hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; tôn trọng nguyên tắc thị trường điều tiết sản xuất, quản lý nhà nước thường xuyên cung cấp những thông tin dự báo, định hướng thị trường tạo điều kiện cho người sản xuất tổ chức sản xuất một cách linh hoạt, uyển chuyển, kịp thời. 3.4.1.5 Phát triển thị trường tài chính, mở rộng và khai thông các kênh huy động vốn trên thị trường: HVCH: Trần Thị Thu Vân Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Phát triển thị trường cho thuê tài chính để tạo thêm kênh tài trợ vốn cho các doanh nghiệp bằng việc cho phép các nhà kinh doanh kể cả trong nước và nước ngoài tham gia thị trường, hình thành các trung tâm giao dịch, môi giới mua bán máy móc thiết bị, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và đào tạo nhân lực để thúc đẩy phát triển thị trường. 3.4.1.6. Hoàn thiện các công cụ tài chính vĩ mô để thúc đẩy huy động vốn: Lãi suất là công cụ quan trọng để Ngân hàng huy động nguồn vốn hiện có trong các tầng lớp dân cư, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác… Kinh nghiệm của các nước thành công trong sự nghiệp phát triển kinh tế, mà trước hết là huy động vốn bằng công cụ lãi suất, đã cho thấy chính sách lãi suất chỉ phát huy được hiệu lực của nó đối với việc huy động vốn trong điều kiện tiền tệ ổn định, giá cả ít biến động hay nói cách khác là lạm phát ở mức vừa phải và không biến động thất thường. Ngân hàng đã sử dụng thành công chính sách lãi suất (lãi suất danh nghĩa cao hơn chỉ số lạm phát) để chống lạm phát vào năm 1989, bên cạnh đó đã thu hút một số vốn đáng kể vào Ngân hàng. Tuy nhiên lãi suất đầu vào quá cao đã làm cho Ngân hàng không thể cho vay hoặc cho vay rất khó vì các ngành sản xuất không chịu đựng nổi. Việc sử dụng chính sách lãi suất để chống lạm phát trong việc thực thi chính sách tiền tệ, chỉ là giải pháp tình thế, nhưng về lâu dài chính sách lãi suất phải góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế. Do đó cần thiết phải sử dụng một chính sách lãi suất hợp lý để vừa đẩy mạnh thu hút ngày càng nhiều các nguồn vốn trong xã hội, vừa kích thích các đơn vị tổ chức kinh tế sử dụng vốn có hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh. - Thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái ổn định, linh hoạt có sự quản lý của nhà nước nhằm đạt hiệu quả cao trong huy động vốn và phát triển xuất nhập khẩu. Từng HVCH: Trần Thị Thu Vân Luận văn Thạc sĩ Kinh tế bước tiến tới tự do hoá tỷ giá hối đoái cho phù hợp với xu thế tự do hoá tài chính và sự hội nhập của nền kinh tế. Tuy nhiên, do chính sách tỷ giá có tác động rất nhạy cảm đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô, cho nên cần phải có sự chuẩn bị chu đáo các điều kiện và có bước đi thích hợp cho quá trình tự do hoá tỷ giá như củng cố và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, nâng cao tiềm lực dự trữ ngoại tệ quốc gia và xác lập cơ cấu ngoại tệ hợp lý, giảm dần sự can thiệp hành chính vào quá trình hình thành tỷ giá, nới lỏng các biện pháp quản lý ngoại hối tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng ngoại tệ trong thanh toán quốc tế và chuyển vốn đầu tư. 3.4.2. Các giải pháp của địa phương: Bảng 13:Tình hình huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội 5 năm (Từ năm 2006 đến năm 2010) 2006 2007 2008 2009 2010 I. GDP (giá so sánh 1994) Tốc độ tăng trưởng II. GDP (giá thực tế) III. Tổng đầu tư xã hội 1. Vốn trong nước Tỉ trọng (%) 2. Vốn ngoài nước Tỉ trọng (%) 4.367 13,87 8.731 4.275 4.030 94,27 245 5,73 4.963 13,66 10.734 5.171 4.856 93,91 315 6,09 5.639 13,61 12.356 6.453 6.114 94,75 339 5,25 6.416 13,79 14.747 7.987 7.608 95,25 379 4,75 7.287 13,57 17.574 9.692 9.243 95,36 449 4,64 (Nguồn: Kế hoạch phát triển KT-XH của UBND Tỉnh Bình Thuận 2006-2010) 3.4.2.1.Các giải pháp thúc đẩy huy động vốn trong nước đầu tư để phát triển Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận Vốn đầu tư phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường chủ yếu là từ ngân sách nhà nước.Tuy nhiên trong điều kiện ngân sách của tỉnh còn hạn chế, một mặt cần phải nâng cao khả năng thu hút vốn của ngân sách và thực hành tiết kiệm chi thường xuyên để tập trung cho đầu tư phát triển, mặt khác phải tranh thủ các nguồn hỗ trợ từ trung ương, các ngành, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển tài nguyên và Môi trường nhiều hình thức đa dạng. 3.4.2.1.1 Giải pháp huy động vốn từ ngân sách nhà nước: Ngân sách nhà nước là nguồn đầu tư quan trọng, có tính định hướng đối với việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và với ngành Tài nguyên và môi trường nói riêng. Để tăng cường thu hút đầu tư từ ngân sách, cần thực hiện tốt các giải pháp sau: HVCH: Trần Thị Thu Vân Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Tổ chức tốt công tác thu ngân sách địa phương : Song song với việc hoàn thiện chính sách thuế, địa phương cần áp dụng các giải pháp nhằm bồi dưỡng nguồn thu, đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ thu đúng, đủ, kịp thời và khai thác tốt các nguồn thu, hạn chế thất thu ngân sách: Tích cực động viên, khai thác nguồn thu từ thuế, phí vào ngân sách nhà nước thông qua việc tạo dựng môi trường tài chính bình đẳng, ổn định, thông thoáng thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, trong đó cần quan tâm củng cố doanh nghiệp địa phương. Đối với doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là doanh nghiệp địa phương cần được kiên quyết và nhanh chóng sắp xếp lại, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài cần phải thực hiện giao, bán khoán, cho thuê hoặc giải thể, phá sản nếu đủ điều kiện. Đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả để thu hút vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh và đổi mới công nghệ. Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là bộ phận đang phát triển mạnh về số lượng và quy mô, đang đóng góp nguồn thu ngày càng nhiều cho ngân sách, cần phải tăng cường bồi dưỡng, phát triển và hỗ trợ. Nhà nước cần tạo điều kiện, hướng dẫn thực hiện chế độ sổ sách kế toán, quản lý tài chính giúp các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, đúng pháp luật và chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách. Tích cực chống các biểu hiện vi phạm chế độ sử dụng hoá đơn chứng từ để trốn thuế, lập hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng gian dối để chiếm đoạt tiền thuế của nhà nước. Đối với các khoản thu phí, lệ phí phải được quản lý thực hiện nghiêm túc theo quy định của Chính phủ. Các khoản thu phải được nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước, kịp thời ban hành danh mục thu và mức thu theo đúng quy định không để tồn tại tình trạng tuỳ tiện trong quản lý và sử dụng. Cần tập trung khai thác các khoản thu về đất. Tăng cường quản lý lập bộ thu thuế nhà đất trên cơ sở đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất theo quy định cuả nhà nước để làm căn cứ thu thuế. Thực hiện việc giao đất có thu tiền sử dụng đất tại các khu du lịch đối với các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư ổn định lâu dài. Đối với diện tích đất được cấp có thẩm quyền quyết định cho thuê đất, cần lập hợp đồng thuê đất và thu tiền theo đúng quy định, khuyến khích các chủ đầu tư nộp tiền thuê đất một lần cho toàn bộ thời gian được thuê đất theo quy định của Nhà nước để HVCH: Trần Thị Thu Vân Luận văn Thạc sĩ Kinh tế được hưởng các quyền lợi hiện hành. Quản lý chặt chẽ việc thu thuế chuyển quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất, chỉ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân sử dụng đất hợp pháp và đã đóng đầy đũ các khoản nghiã vụ với ngân sách như thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế chuyển mục đích sử dụng đất và lệ phí trước bạ theo quy định. Để tăng cường huy động vốn vào ngân sách nhà nước, bên cạnh các khoản thu có tính truyền thống, cần sớm ban hành chính sách huy động qua việc phát hành công trái, trái phiếu địa phương dưới nhiều hình thức, thời hạn và mức lãi suất phù hợp. Để huy động và sử dụng tốt nguồn vốn này trước hết chúng ta phải duy trì tỉ lệ dành ít nhất 30 % chi ngân sách địa phương cho đầu tư XDCB và bên cạnh chúng ta phải có thái độ đúng mực với nó. Trước hết là do qui mô và tính chất của nguồn vốn từ ngân sách địa phương chúng ta mạnh dạn phân cấp việc tạo nguồn đi đôi với việc sử dụng có sự hướng dẫn chặt chẽ. Cũng như Trung ương đã phân cấp với tỉnh, nay tỉnh cũng theo tính chất nguồn vốn hình thành và qui mô tính chất công trình để mạnh dạn phân cấp cho địa phương huyện và các xã , các cấp này chủ động phân khai nguồn vốn đầu tư giải quyết những bức xúc của địa phương.Về khung pháp lý để quản lý trách nhiệm của cấp tỉnh là UBND tỉnh và các Sở ngành thực hiện và hướng dẫn cho đầy đủ, kịp thời khung pháp lý xung quanh các qui định về quản lý đầu tư XDCB, tổ chức thật tốt việc kiểm tra, giám sát, uốn nắn các trường hợp sai phạm, xử lý nghiêm túc các vi phạm, chúng ta sẽ có chính sách tạo đòn bẩy kích thích huy động sự đóng góp của nhân dân bằng cơ chế kích cầu thực hiện ngày càng nhiều sự đóng góp vốn và công sức của nhân dân vào công trình và việc quản lý xây dựng, sử dụng . + Vốn ngân sách Trung ương: Bình Thuận hiện nay vẫn là tỉnh nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương do nguồn thu còn hạn chế, vì vậy một trong những giải pháp quan trọng là thực hành chủ trương tiết kiệm trong chi tiêu, đặc biệt là chi ngân sách để dành vốn chi cho đầu tư phát triển. Trung ương đầu tư cho các lĩnh vực, các ngành kinh tế trên vùng lãnh thổ theo qui hoạch hướng tới những mục tiêu nhất định. Đặc biệt tính chất đầu tư của nguồn vốn này là tạo ra qủa đấm rất cơ bản cho nền kinh tế, nhưng vấn đề đặt ra để tranh thủ nguồn vốn này chính là hiệu qủa của vốn đầu tư. HVCH: Trần Thị Thu Vân Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Vốn Trung ương đầu tư thông qua Bộ cho các công trình thủy lợi ( hồ Sông Lòng Sông, đập dâng TàPao, hệ thống Phan Rí, Phan Thiết, cơ sở hạ tầng đường điện, nước sinh hoạt, khu kinh tế đảo Phú Qúy, chương trình cây bông, các chương trình bưu chính viễn thông …) Nếu chúng ta có dự án, có công trình mà việc đầu tư vào dự án đó tạo ra hiệu qủa kinh tế cao không chỉ tháo gỡ khó khăn mà còn thúc đẩy kinh tế- xã hội của địa phương có góp phần đáng kể nền kinh tế cả nước thì nhất định sẽ thuyết phục được Trung ương đầu tư. Ví dụ, nếu chúng ta phát huy lợi thế của mình về đất đai và các điều kiện tự nhiên để trồng bông vải vài chục ngàn ha, thì thay vì nhà nước hàng năm đem hàng trăm triệu đôla để nhập bông nay đầu tư để xây dựng công trình thủy lợi. Nếu ven biển đã có điều kiện nuôi tôm công nghiệp tốt thì việc đầu tư hệ thống trạm bơm, đê bao và kênh mương để tạo ra điều kiện cho nuôi tôm để thay vì có hàng ngàn tấn lương thực thực phẩm nông nghiệp thì chúng ta có chừng ấy tôm cho xuất khẩu nhất định sẽ thuyết phục Trung ương đầu tư. Trong điều kiện vốn còn ít và phải vay mượn nên càng phải tính đến hiệu qủa kinh tế, kinh tế phát triển sẽ kéo theo đầu tư cho các vấn đề xã hội. Như vậy muốn thuyết phục được Trung ương chúng ta phải tìm ra và trả lời đầu tư vào đâu cho có hiệu qủa nhất và hiệu qủa này phải góp phần nhất định đến sự phát triển của kinh tế quốc gia. Ngoài ra chúng ta còn phải thể hiện tinh thần trách nhiệm của chúng ta trong việc sử dụng tài sản đã có, những công trình đã có như thế nào tạo ra hiệu qủa kinh tế nhất. Ví dụ công trình thủy lợi đang phát huy tác dụng đang phục vụ, để canh tác cây lúa, vậy nó có thể dùng cho cây gì khác hiệu qủa hơn không? Đó là bài toán ta đang làm, là sự chuyển dịch cây trồng vật nuôi hay qua nhiều năm xây dựng cơ sở hạ tầng như đường, điện bây giờ sử dụng vào công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để tận dụng nguyên liệu, lao động của địa phương để phát triển ngành công nghiệp … và với cách đặt vấn đề như vậy, chúng ta phải rà soát lại việc khai thác, sử dụng tài sản quốc gia và của nhân dân đã đầu tư cả đất đai, tài nguyên, các công trình được xây dựng nên sử dụng thế nào có hiệu qủa nhất 3.4.2.1.2 Giải pháp huy động vốn từ nguồn vốn tín dụng : Tiếp tục củng cố và phát triển hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh. Ngoài chi nhánh của các ngân hàng thương mại quốc doanh hiện có trên địa bàn tỉnh Bình Thuận như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cần khuyến khích HVCH: Trần Thị Thu Vân Luận văn Thạc sĩ Kinh tế thành lập các ngân hàng thương mại cổ phần, hoặc lập chi nhánh của các ngân hàng cổ phần tại Bình Thuận. Nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng bằng cách phát hành đa dạng các loại kỳ phiếu, tín phiếu, tiền gởi tiết kiệm, mở rộng phương thức thanh toán qua ngân hàng. Tập trung nguồn vốn huy động để đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn, đơn giản hoá thủ tục để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn đầu tư từ ngân hàng. 3.4.2.1.3 Nguồn vốn từ nhân dân, các thành phần kinh tế tự có và vay vốn Trong nền kinh tế quốc gia đã mở cửa cho cả bên ngoài nước vào đầu tư thì khái niệm vốn trong dân gồm cả vốn của nhân dân Việt Nam và gốc là Việt Nam theo luật đầu tư trong nước. Bây giờ các nhà đầu tư, các nhà doanh nghiệp là người Việt Nam họ có quyền đăng ký kinh doanh mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam để sản xuất - kinh doanh. Chính vì lẽ đó mà tính cạnh tranh thu hút đầu tư giữa các địa phương không chỉ đối với đầu tư nước ngoài mà còn cả đầu tư trong nước. Chúng ta trước hết phải thực hiện nghiêm túc các Luật định được chính phủ ban hành và trong điều kiện của địa phương mình phải vận dụng để thu hút mạnh nữa các nhà đầu tư, đòi hỏi chúng ta phải sáng tạo là linh hoạt hơn, thông thoáng hơn nếu có những vướng mắc gì phải kịp thời tháo gỡ và có việc phải mạnh dạn trình xin ý kiến chính phủ, các Bộ ngành Trung ương cho phép thực hiện, không thụ động ngồi chờ máy móc rập khuôn theo văn bản giấy tờ và cũng không qúa bảo thủ trì trệ, phải bãi bỏ những qui định trước đây ta vận dụng nay không còn phù hợp, phải thực sự linh hoạt nhạy bén để thay đổi cho phù hợp với qui định mới. Phải biết lôi kéo các cấp giúp chúng ta, hỗ trợ, ủng hộ chúng ta trong việc này, như vậy chúng ta đã tạo ra cơ chế phù hợp hấp dẫn nhà đầu tư, các nhà sản xuất - kinh doanh. Bên cạnh không kém phần quan trọng là thái độ ứng xử, thực thi nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ. Chúng ta phải giáo dục đào tạo, bồi dưỡng cả chuyên môn lẫn đạo đức đội ngũ cán bộ công nhân viên chức này. Đó là tinh thần phục vụ đúng mực, phát huy tinh thần trách nhiệm trước nhiệm vụ được giao. Phải kịp thời và kiên quyết thay thế những cán bộ không đảm đương nổi nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm trong công việc kể cả ở cấp lãnh đạo và ở cấp thực thi công việc, chúng ta không còn thời gian để chờ, phải vì công việc tìm cán bộ mà không để công việc tùy thuộc cán bộ. Đi đôi là công khai tất cả các qui trình, thủ tục, thời gian xử lý các hồ sơ, dự án để nhà đầu tư người sản xuất - kinh doanh hiểu biết sâu kỹ công việc HVCH: Trần Thị Thu Vân Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, thì đầu tư nước ngoài và thu hút đầu tư nước ngoài đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của Việt Nam nói chung và Bình Thuận nói riêng. Bởi lẽ thực tế đã chứng minh rằng quá trình thu hút đầu tư nước ngoài đang diễn ra ồ ạt và mạnh mẽ ở các nước khác nhau trên thế giới, cũng như ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Hoà mình vào làn sóng chung đó và để không bị tụt hậu với các tỉnh bạn, Bình Thuận dựa vào những tiềm năng sẵn có đã “trải thảm” kêu gọi đầu tư trong những năm gần đây. Ở tỉnh ta sắp tới cần có sự thống nhất chỉ đạo kiên quyết, tập trung từ khâu thực hiện nghiêm túc các qui định về qui trình thủ tục, thời gian đối với các tiếp xúc làm việc xử lý các hồ sơ của dự án nước ngoài, sự phối hợp của các ngành, các cấp có liên quan đến dự án đầu tư. Trước hết là nhất quán về chủ trương cho phép đầu tư theo quan điểm việc gì Chính phủ không cấm thì ta kêu gọi đầu tư, không nhất thiết là việc gì cũng xin ý kiến, chủ trương. Loại dự án nào Trung ương phân cấp ta xét duyệt, loại nào không phân cấp ta có ý kiến trình chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xét duyệt không nên tự đặt thêm các bước và nội dung công việc không cần thiết làm kéo dài thời gian khảo sát, nghiên cứu lập dự án. Cũng cần xem xét có phân công trách nhiệm phân cấp giải quyết, xử lý công việc của các Sở, ngành có liên quan, tiếp tục phát huy vai trò đầu mối của Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành chức năng có liên quan để tham mưu lĩnh vực này. Chúng ta không để nhà đầu tư mất cơ hội đầu tư, theo kinh nghiệm các tỉnh thành công trong lĩnh vực này 3.4.2.2. Thực hiện tốt công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế, khuyến khích đầu tư đúng định hướng: HVCH: Trần Thị Thu Vân Luận văn Thạc sĩ Kinh tế và huyện, thành phố. - Thực hiện tốt các dự án kêu gọi viện trợ ODA để đầu tư xây dựng một số công trình hạ tầng vừa có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển, vừa cải thiện đời sống dân cư trên địa bàn ây là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách mà các ngành, các cấp và người dân tỉnh Bình Thuận phải thực hiện tốt trong những năm sắp đến. Điều này đòi hỏi phải áp dụng đồng bộ từ các giải pháp mang tính vĩ mô của Chính phủ, đến các giải pháp của địa phương nhằm thúc đẩy công tác huy động vốn phục vụ cho sự phát triển các công trình cấp thoát nước, các nhà máy xử lý rác thải tại TP.Phan Thiết và Mũi Né. 3.4.3. Các giải pháp khác: Phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng tốt nguồn nhân lực hiện có. Phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 20% năm 2005 và 30% năm 2010. Chăm lo đào tạo đội ngũ quản lý, lực lượng chuyên gia kỹ thuật và các nhà doanh nghiệp giỏi để xây dựng bộ máy quản lý đủ sức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tăng cường và đặc biệt coi trọng đào tạo lực lượng lao động lành nghề, công nhân kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong thời gian trước mắt tập trung đào tạo, huấn luyện cán bộ kỹ thuật, khuyến nông, khuyến ngư, các nhà sản xuất giỏi để phát huy hiệu quả và thế mạnh của tỉnh nhà. Quy hoạch hệ thống đào tạo - dạy nghề và ban hành chính sách khuyến khích đầu tư các cơ sở đào tạo, dạy nghề. Tăng cường hiệu lực công cụ quản lý vĩ mô: - Tiếp tục đổi mới công tác kế hoạch hóa, nâng cao tính định hướng và dự báo, nâng cao chất lượng các quy hoạch và kế hoạch, gắn quy hoạch, kế hoạch và thị trường. Hoàn thiện hệ thống thông tin và dự báo phục vụ kế hoạch, gắn kế hoạch với cơ chế, chính sách. Tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp giữa các ngành và các cấp trong thực thi nhiệm vu, điều hành thực hiện kế hoạch. HVCH: Trần Thị Thu Vân Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Nâng cao vai trò của Nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 3.4.4 Các giải pháp nội lực tốt nhất của ngành để huy động vốn phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường - Cơ giới hóa khâu canh tác, một số khâu trong thu hoạch và sơ chế bảo quán sản phẩm; sử dụng vật liệu mới trong xây dựng và đóng tàu thuyền; phát triển rộng rãi công nghệ thông tin, tin học trong công tác quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội và hoạt động kinh doanh. - Đảm bảo mức vốn đầu tư cho khoa học - công nghệ từ các nguồn (ngân sách Nhà nước, vốn của các doanh nghiệp, vốn của các tổ chức tài chính, tài trợ của các tổ chức quốc tế và nước ngoài) đạt khoảng 3% GDP. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, trọng tâm là công tác ứng dụng triển khai . Khoa học - Công nghệ và Môi trường - Xây dựng kế hoạch và các chính sách cạnh tranh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn viện trợ phát triển chính thức. Ban hành chính sách khuyến khích tài chính và mức thuế cạnh tranh hơn so với các khu vực lân cận để thu hút đầu tư như: thuế sử dụng đất, thuế thu nhập... - Các ngành chủ quản, các doanh nghiệp tích cực và nhanh chóng xác định các ngành, các sản phẩm có lợi thế, có khả năng cạnh tranh; chủ động xây dựng các đề án nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản xuất để tăng năng lực cạnh tranh. Xây dựng chương trình nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua bộ tiêu chuẩn ISO 9001- 2000, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm nâng cao sức cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Bình Thuận trên thị trường quốc tế. Chủ động kế hoạch hội nhập và cạnh tranh: - Đầu tư của Nhà nước chuyển mạnh sang đầu tư cho giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ và đầu tư kết cấu hạ tầng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Xóa bỏ bao cấp trong đầu tư của Nhà nước. Đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa trên một số lĩnh vực giáo dục, đào tạo, văn hóa, y tế, thể thao... HVCH: Trần Thị Thu Vân Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Trong quản lý tài nguyên và môi trường, vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng. Thông qua các quy định của pháp luật và của chính sách cụ thể, Nhà nước tạo tiền đề, điều kiện để quản lý đất đai có hiệu quả, đồng thời gắn liền với bảo vệ chủ quyền quốc gia. Trong điều kiện hiện nay, Nhà nước phải bảo đảm một cơ chế quản lý chặt chẽ và phải tạo cho người sử dụng đất được hưởng lợi ích tối đa từ việc khai thác tiềm năng đất đai, nhất là trong điều kiện thực hiện nền kinh tế thị trường. Muốn quản lý thị trường đất đai trong điều kiện đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân và phát huy lợi ích tối đa của ngươì sử dụng đất thì Nhà nước phải làm tốt các khâu: điều tra cơ bản, nắm chắc quỹ đất đai, các đối tượng sử dụng đất, xây dựng một hệ thống pháp luật đất đai hoàn chỉnh, một bộ máy quản lý thống nhất, hiệu lực, hiệu quả và có đủ khả năng quản lý thị trường nhằm phát huy mọi khả năng của đất đai để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Đây chính là đòi hỏi quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.Không nên vì những mặt tiêu cực, thiếu sót trong quản lý hiện nay mà không thừa nhận có thị trường đất đai. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên và môi trường gắn liền với thực hiện phát triển kinh tế của đất nước Việc quản lý sử dụng tài nguyên và môi trường phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, không chỉ trong hiện tại mà cả trong tương lai theo kế hoạch từng thời kỳ. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, Nhà nước phải gắn quy hoạch sử dụng đất, khóang sản với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Điều này bảo đảm được nhiều lợi ích một cách lâu dài của Nhà nước và người sử dụng tài nguyên . Thứ nhất, Nhà nước sẽ chủ động trong việc lập quy hoạch phát triển các khu kinh tế, các khu công nghiệp, khu chế xuất, mở rộng đô thị... Thứ hai, với người dân, khi biết được quy hoạch thì họ sẽ tính toán trong đầu tư, trong xây dựng một cách có hiệu quả nhất. Chủ động xây dựng và quản lý tốt thị trường bất động sản(BĐS) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ chế chính sách tạo điều kiện cho thị trường BĐS hoạt động theo nguyên tắc giảm tối đa sự can thiệp của Nhà nước vào quan hệ kinh tế nhằm phát huy tiềm năng của BĐS tham gia vào thị trường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng mới các Luật Kinh doanh BĐS, Luật đăng ký HVCH: Trần Thị Thu Vân Luận văn Thạc sĩ Kinh tế BĐS, Luật Nhà ở, Luật thuế sử dụng đất , khẩn trương xây dựng các văn bản còn thiếu hướng dẫn thi hành Luật đất đai và Luật xây dựng. Điều chỉnh bổ sung một số loại thuế và lệ phí về nhà đất theo hướng khuyến khích sử dụng có hiệu quả BĐS, đồng thời phát triển mạnh các giao dịch chính thức trên thị trường. Thông qua thuế, phí và lệ phí, Nhà nước điều tiết thị trường BĐS, đặc biệt là địa tô chênh lệch đối với các trường hợp do Nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng tạo ra, khuyến khích sử dụng có hiệu quả đất đai, hạn chế đầu cơ, đồng thời giảm thuế và phí trong giao dịch trên thị trường BĐS ở mức hợp lý nhằm khuyến khích giao dịch chính thức, khắc phục tình trang giao dịch ngầm, các hành vi trốn tránh nghĩa vụ tài chính gây thất thu cho NSNN. Hoàn thiện chính sách về tín dụng góp phần phát triển thị trường BĐS, hoàn thiện cơ chế chính sách thế chấp - giải chấp, bảo lãnh, xử lý BĐS thế chấp để thu hồi nợ vay, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và người dân có thể thế chấp BĐS nhà đất để vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, có giải pháp cho vay dài hạn với lãi suất phù hợp trong xây dựng nhà ở cho thuê, bán trả dần và các loại nhà khác để tạo hàng hoá cho thị trường BĐS. Tăng khả năng cung cấp hàng hoá BĐS nhất là đất cho sản xuất kinh doanh và BĐS nhà ở để chủ động bình ổn thị trường theo qui luật cung cầu. Bên cạnh việc phát triển quĩ đất để điều tiết thị trường theo Luật đất đai 2003, cần khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển BĐS nhà ở cũng như các loại BĐS thương mại khác như nhà ở cho thuê, nhà ở bán trả dần trên nguyên tắc xoá bao cấp, thực hiện chính sách hỗ trợ phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và khả năng của ngân sách. Kiên quyết thu hồi và tổ chức bán đấu giá đất trong các dự án mà chủ đầu tư thứ cấp không đầu tư sau 12 tháng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Từng bước hoàn thiện cơ cấu của thị trường và lành mạnh hoá các giao dịch trên thị trường BĐS, chú trọng thiết lập “Sàn giao dịch quyền sử dụng đất” để thực hiện các hình thức đấu giá, đấu thầu hoặc treo biển đối với các loại đất được đưa vào thị trường BĐS và các “Trung tâm giao dịch BĐS” tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia thị trường, bảo đảm tính công khai minh bạch và có sự quản lý của Nhà nước, góp phần hạn chế đầu cơ, ổn định thị trường. Qui định bắt buộc việc bán nhà và chuyển QSDĐ tại các dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất phải thực hiện công khai để HVCH: Trần Thị Thu Vân Luận văn Thạc sĩ Kinh tế mọi đối tượng có nhu cầu có thể tiếp cận thông tin qua các Trung tâm giao dịch BĐS. Hoàn thiện và tăng cường năng lực hoạt động của các tổ chức tư vấn, môi giới, bảo hiểm và thông tin về BĐS tạo điều kiện cho thị trường vận hành minh bạch và hiệu quả. Việc phân biệt các nhiệm vụ ưu tiên trong phát triển thị trường BĐS trước hết tập trung vào BĐS nhà đất tại các đô thị đã sử dụng ổn định, tại các khu vực đô thị hoá và đã giao cho các cơ quan đơn vị sử dụng mà chưa thu tiền đảm bảo tính khả thi của các giải pháp: Đối với nhà đất tại các đô thị đã đưa vào sử dụng ổn định: tập trung cấp giấy chứng nhận nhà đất theo qui định của pháp luật và phải hoàn thành vào năm 2005 để đảm bảo cho mọi hàng hoá BĐS có đủ điều kiện giao dịch hợp pháp, công khai trên thị trường BĐS. Ban hành qui định về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và công trình có nhu cầu giao dịch trên thị trường BĐS.. Đối với nhà đất tại các khu vực đô thị hoá: Đổi mới toàn diện công tác lập qui hoạch và quản lý xây dựng theo qui hoạch, lập qui hoạch chi tiết và công khai hoá qui hoạch khắc phục tình trạng mua bán, kinh doanh BĐS có tính lừa đảo, kích cầu “ảo”, nâng giá giả tạo. Quản lý chặt việc sử dụng đất đai, nhất là việc chuyển mục đích sử dụng đất tại các khu vực đô thị hoá. Trên cơ sở qui hoạch chi tiết được duyệt cần triển khai phương thức đấu thầu, đấu giá hoặc áp dụng hình thức treo biển đối với diện tích đất phát triển BĐS mang tính kinh doanh. Căn cứ vào điều kiện thực tế, UBND kết hợp triển khai mở đường với thu hồi đất hai bên đường để chủ động xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh đường và phố, đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn thu từ quĩ đất hai bên đường. Chấm dứt cơ chế bao cấp đối với doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp, khu chế xuất cũng như chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp kinh doanh BĐS nhà ở thương mại tại các khu vực đô thị và khu vực đô thị hoá. Công khai minh bạch trong bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất, các dự án đầu tư phát triển và kinh doanh BĐS chỉ được phép giải phóng mặt bằng khi đã chuẩn bị được nơi tái định cư bảo đảm nguyên tắc nơi tái định cư phải có điều kiện tốt hơn chỗ ở cũ. Đối với nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước đã giao cho các cơ quan đơn vị quản lý sử dụng mà chưa thu tiền: Triển khai điều tra thống kê hiện trạng cụ thể và tình hình sử dụng. Những trường hợp nhà đất sử dụng không đúng mục đích, lãng phí, thất thoát HVCH: Trần Thị Thu Vân Luận văn Thạc sĩ Kinh tế hoặc buông lỏng trách nhiệm quản lý đã xác định rõ thì phải thu hồi và khai thác có hiệu quả. Gắn quản lý, sử dụng tài nguyên với bảo vệ môi trường và vấn đề xã hội. Vấn đề rất lớn đặt ra trong quản lý đất đai khi đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trước mắt là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là sử dụng đất đai, các tài nguyên thiên nhiên từ lòng đất có hiệu quả và phải bảo vệ môi trường. Đây là vấn đề có tính thách thức toàn cầu lại ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi quốc gia, từng con người. Mọi hoạt động của con người hiện đang làm biến đổi mạnh mẽ môi trường. Vấn đề ô nhiễm đất, lạm dụng hoặc tác động phụ của sử dụng chất hoá học, việc xử lý không đúng kỹ thuật các chất thải công nghiệp, xác thực vật, động vật ... làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng, huỷ diệt sự sống của một số sinh vật, đe doạ sức khoẻ con người. Kế đó là ô nhiễm không khí do sử dụng các chế phẩm từ dầu mỏ và sự vận hành các phương tiện vận tải. Những ô nhiễm phóng xạ, bức xạ và nhịp độ công nghiệp hoá tăng nhanh cùng quá trình đô thị hoá cũng làm cho môi trường sinh thái mất cân bằng. Nguồn nước sạch đang ngày càng khan hiếm, các tài nguyên thiên nhiên cũng đang trong quá trình cạn kiệt. Đặc biệt là tài nguyên biển bị khai thác tuỳ tiện và rừng bị thu hẹp gắn với quá trình gia tăng đất bị sa mạc hoá. Sự mất cân bằng sinh thái cũng dẫn đến biến động khí hậu và làm tăng các thiên tai dồn dập và gây hậu quả thiệt hại to lớn v.v... Tất cả những thách thức về môi trường ấy đòi hỏi chúng ta phải khai thác và giữ gìn biển, đảo, phát huy tiềm năng của đồng ruộng, đồi rừng , vùng núi và chăm sóc rừng, đồng thời bảo vệ toàn bộ môi trường sống. Tóm lại : Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả chính là một cách tạo vốn và phát triển vốn chắc chắn nhất. Do vậy, cùng với chiến lược huy động vốn cần có chiến lược sử dụng vốn đúng đắn cho thời gian trước mắt và lâu dài một cách có hiệu quả, tiết kiệm để ngành Tài nguyên và môi trường phát triển bền vững. HVCH: Trần Thị Thu Vân Luận văn Thạc sĩ Kinh tế KẾT LUẬN Công cuộc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bình Thuận theo hướng công nghiệp hoá đã làm cho bộ mặt Tỉnh Bình Thuận ngày càng thay da dổi thịt từ công trình thủy lợi nội đồng, hồ chứa nước, đến các nhà máy chế biến nông lâm hải sản; từ đóng tàu đánh bắt hải sản xa bờ đến các bến cảng gần bờ; từ những con đường nội thành, tỉnh lộ đến quốc lộ, từ cánh đồng muối trắng ngần đến dòng nước mắm thẩm đượm tình quê hương; từ niềm tự hào của nước khoáng Việt Nam mát dịu đến lò gạch tuy-nen nóng bỏng; từ các khu dân cư đến khách sạn, các khu du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng. Trên quê hương Bình Thuận đã từng bước hướng mạnh vào khai thác nội lực nền kinh tế của địa phương huy động tối đa nguồn vốn nhàn rổi nhất là vốn trung, dài hạn để phục vụ có hiệu quả các chương trình kinh tế. Mở rộng quan hệ đối ngoại trong và ngoài nước. Không ngừng tăng trưởng theo hướng phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm nhiệm vụ trung tâm, góp phần cùng địa phương phát triển và chuyển dịch dần sang cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông ngư lâm nghiệp. Qua phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy huy động vốn cho đầu tư phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận trong giai đoạn 2005 – 2010 luận văn đã nêu được một số vấn đề : Với tiềm năng dồi dào về điều kiện tự nhiên, xã hội và nhân văn, ngành Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận đang phát triển nhanh chóng và có sức thu hút mạnh đối với các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Trong những năm vừa qua, công tác huy động vốn đầu tư cho phát triển ngành Tài nguyên Bình Thuận đã đạt được những kết quả khả quan. Lượng vốn đầu tư gia tăng mạnh mẽ trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện cho ngành có những chuyển biến tích cực. Quá trình huy động vốn cho đầu tư phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận trong thời gian qua cũng bộc lộ nhiều hạn chế, vướng mắc cần khắc phục. Trong đó nổi bật là sự bất cập trong huy động vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, sự mất HVCH: Trần Thị Thu Vân Luận văn Thạc sĩ Kinh tế cân đối trong thu hút vốn đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, mất cân đối trong thu hút đầu tư vào các vùng, các lĩnh vực đất đai , khóang sản, môi trường … Để tăng cường huy động vốn cho đầu tư bảo đảm cho mục tiêu phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận nhanh, bền vững và đúng định hướng trong giai đoạn 2005 – 2010, cần áp dụng đồng bộ các giải pháp: từ các giải pháp vĩ mô như hoàn thiện chính sách, luật pháp, tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn; hoàn thiện các công cụ kinh tế vĩ mô hỗ trợ huy động vốn... đến các giải pháp mang tính điạ phương như tổ chức tốt công tác thu hút đầu tư, mở rộng các kênh huy động vốn, thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư, giải toả vướng mắc về đất đai, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, quảng bá thông tin kêu gọi đầu tư, cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành các cấp trong đó cần có sự nổ lực to lớn của ngành Tài nguyên và Môi trường; tập trung thực hiện góp phần đảm bảo phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường trong lành. HVCH: Trần Thị Thu Vân Luận văn Thạc sĩ Kinh tế TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS. Dương Thị Bình Minh . Lý Thuyết Tài Chính - Tiền tệ. NXB Giáo dục. 1999. 2. TS. Phạm văn Năng - TS. Trần Hoàng Ngân - TS. Sử Đình Thành. Sử dụng các công cụ tài chính để huy động vốn cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đến năm 2020. NXB Thống Kê. 2002 3. TS.Trần Ngọc Thơ và TS. Nguyễn Ngọc Định. Tài chính quốc tế. NXB Thống Kê. 2001. 4. TS.Trần Ngọc Thơ. Tài chính doanh nghiệp hiện đại. NXB Thống Kê. 2003. 5. TS Phan Thúc Huân. Kinh tế học phát triển . Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. 2000. 6. Văn Kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX 7. Văn Kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ X 8. Dự thảo đề cương Văn Kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X 9. Dự Thảo đề cương Văn Kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XI 10. Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế Tỉnh Bình Thuận đến năm 2010. 11. Báo cáo quy hoạch sử dụng đất Tỉnh Bình Thuận đến năm 2010. 12. Báo cáo quy hoạch khóang sản Tỉnh Bình Thuận đến năm 2010. 13 Báo cáo quy hoạch du lịch phát triển kinh tế Tỉnh Bình Thuận đến năm 2010. 14 Tap chí Tài nguyên và Môi trường 15. Chi Cục Thống kê Bình Thuận. Niên giám thống kê Bình Thuận 2003 & 2004 16 Luận Văn tốt nghiệp cao học Nguyển Văn Cảm 17 Luận Văn tốt nghiệp cử nhân KTCT Tạ Minh Mạnh HVCH: Trần Thị Thu Vân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf44019.pdf
Tài liệu liên quan