Bám sát chương trình định hướng phát triển kinh tế mà nghị quyết Đảng bộ thị xã và kế hoạch định hướng phát triển đầu tư tín dụng của NHNo tỉnh đã đề ra. Mở rộng cho vay đến tất cả thành phần kinh tế trên địa bàn. Coi hộ sản xuất ban đồng hành và là đối tượng đầu tư chủ yếu trong hoạt động tín dụng. Vận dụng linh hoạt các giải pháp của NHNo tỉnh vào điều kiện cụ thể của Thị xã Cửa Lò. Để đạt được các mục tiêu trên, cần triển khai thực hiện có hiệu quảcác giải pháp chính sau:
Thứ nhất là: Tổ chức triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản nghiệp vụ của ngành cho tất cả cán bộ công nhân viên trong đơn vị. Xác định đứng mục tiêu cụ thể của từng thời kỳ để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một cách có hiệu quả.
Thứ hai là: Tiếp tục tuyên truyền một cách sâu rộng các chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ và của ngành về chính sách tín dụng đối với nông nghiệp- nông thôn và nông dân để cho tất cả mọi người đều rõ. Xã hội hóa công tác ngân hàng, thực hiện việc công khai hóa quy trình thủ tục cho vay. Thực hiện tốt phương châm đi vay để cho vay, tăng cường quảng bá thương hiệu, chấn chỉnh tác phong thái độ của cán bộ, trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc, sử dụng linh hoạt lãi suất huy động theo cơ chế thị trường để tăng trưởng nguồn vốn đáp ứng đủ nhu cầu cho vay.
Thứ ba là: Bám sát địa bàn để khảo sát, nắm bắt nhu cầu vốn để chủ động đầu tư tín dụng. Tập trung cho vay các dự án trọng điểm, các dự án lành nghề chế biển hải sản truyền thống, các dịch vụ đánh bắt, dịch vụ du lịch, tiểu thủ công nghiệp, co vay xuất khẩu lao động .
Thư tư là: Kết hợp với Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ để cho vay thông qua tổ liên doanh, tăng trách nhiệm vay trả cho hội viên và góp phần giảm tải công việc của Cán bộ tín dụng.
Thứ năm là: Tăng dư nợ cho vay đồng thời với việc nâng cao chất lượng tín dụng. Chủ động tiếp cận thị trường, tiếp cận khách hàng, tập trung ưu tiên vốn cho vay các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, xuất khẩu lao động, cho vay kinh tế hộ, đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản, chế biến Tăng cường công tác kiểm tra, thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ song song với việc giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ CNV.
Thứ sáu là: Tranh thủ các nguồn vốn dự án ADB, WB, KFW để mở rộng cho vay. Chấn chỉnh, tìm kiếm và phát huy hơn nữa hoạt động dịch vụ chuyển tiền, tận thu lãi và truy lãi tồn đọng, có biện pháp thu hồi các món nợ đã xử lý để tạo ra khoản thu bất thường hỗ trợ kế hoạch tài chính.
Thứ bảy là: Tăng cường công tác đào tạo và tự đào tạo, mỗi cán bộ công nhân viên phải xây dựng chế độ tự học tập, đồng thời phải tổ chức tốt việc học tập nghiệp vụ hàng tuần cho cán bộ để nâng cao trình độ nghiệp vụ, tin học, pháp luật
Thứ tám là: Tăng cường công tác kiểm tra: bao gồm công tác kiểm tra của kiểm tra viên, kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra của lãnh đạo- người phụ trách để phòng ngừa và hạn chế sai sót có thể xảy ra. Tăng cường công tác chỉ đạo của cấp ủy, điều hành của BGĐ, phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể.
Thứ chín là: Tranh thủ sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan hữu quan, sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên và các tổ chức đoàn thể. Có chế độ thưởng phạt nghiêm minh, kịp thời để động viên khích lệ cấn bộ CNV. Tăng cường công tác văn nghệ, thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe và tạo không khí vui tươi phấn khởi trong toàn đơn vị.
31 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1632 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp mở rộng hoạt động cho vay kinh tế hộ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn- Thị xã Cửa Lò, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Ngân hàng là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Một lĩnh vực có tầm quan trọng đặc biệt đã và đang được từng bước đổi mới nhằm thích ứng với quá trình phát triển kinh tế, với những thay đổi sâu sắc đã và đang diễn ra, trong quá trình hình thành và phát triển một hệ thống ngân hàng thương mại năng động, trong bối cảnh của một nền kinh tế đang từng bước thích ứng với cơ chế thị trường, trong môi trường của cạnh tranh một môi trường mà trong đó từng ngân hàng thương mạiphải tìm cách để đạt mục tiêu tạo vốn cho xã hội và lợi nhuận cho chính mình.
Hơn bất cứ lĩnh vực nào, hoạt động thương mại ở nước ta luôn phải đặt trong một môi trường luật pháp đang hình thành và thay đổi Hoạt động ngân hàng rất đa dạng vô loại hình, trong đó hoạt động cho vay chiếm một tỉ trọng lớn trong toàn bộ hoạt động ngân hàng.
Từ sau công cuộc đổi mới kinh tế, cho vay kinh tế hộ sản xuất được phát triển mạnh mẽ, hoạt động này đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, giúp cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng ngàn hộ gia đình, đồng thời góp phần tăng trưởng kinh tế quốc gia. Chủ trương cho vay kinh tế hộ đã khẳng định đây là một chính sách lớn, phù hợp với thục tiễn đất nước. Thông qua cho vay kinh tế hộ, nguồn vốn tín dụng được chuyển tải đến hộ nông dân góp phần to lớn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Chính vì vậy, trong quá trình thực tập về các nghiệp vụ ngân hàng tại chi nhánh NHNo & PTNT- Thị xã Cửa lò, em đã đi sâu nghiên cứu nội dung cho vay kinh tế hộ sản xuất và quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp mở rộng hoạt động cho vay kinh tế hộ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn- Thị xã Cửa Lò” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
Bố cục luận văn gồm ba chương:
Chương I: Lý luận chung về hoạt động cho vay kinh tế hộ ở chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn- Thị xã Cửa Lò.
Chương II: Tình hình hoạt động cho vay kinh tế hộ của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn- Thị xã Cửa Lò.
Chương III: Một số giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay kinh tế hộ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn- Thị xã Cửa Lò.
Chương I:
lý luận chung về hoạt động cho vay kinh tế hộ ở ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn- chi nhánh thị xã cửa lò (nhno – thị xã cửa lò)
1.1. Khái quát chung về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và hoạt động cho vay của ngân hàng nông nghiệp
1.1.1. Khái quát chung về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế, đóng vai trò người thủ quỹ cho toàn xã hội. Thu nhập từ ngân hàng là nguồn thu nhập quan trọng của nhiều hộ gia đình. Ngân hàng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với doanh nghiệp, các nhân, hộ gia đình và một phần đối với Nhà nước.
Theo luật các tổ chức Tín dụng Việt Nam, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn hiện là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cúng như đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ CBNV, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Là ngân hàng luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của WB, ADB, AFD.
Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế của đất nước.
1.1.2. Hoạt động cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.
1.1.2.1. Thể loại cho vay.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nơi cho vay xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các thể loại ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các dự án đầu tư phát triển. Gồm có 3 loại như sau:
Cho vay ngắn hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng
Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.
Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên
1.1.2.2. Thời hạn cho vay.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận thời hạn cho vay căn cứ và :
Chu kỳ sản xuất kinh doanh
Thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư
Khả năng trả nợ của khách hàng
Nguồn vốn cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
1.1.2.3. Lãi suất cho vay.
Mức lãi suất cho vay do ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của Tổng giám đốc ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc qua hạn giao cho giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh cấp 1 ấn dịnh nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng, theo quy định của NHNN Việt Nam và hướng dẫn của Tổng giám đốc NHNo Việt Nam.
1.1.2.4. Mức cho vay.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nơi cho vay quyết định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, giá trị tài sản làm bảo đảm tiền vay (nếu khoản vay áp dụng bảo đảm bằng tài sản), khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Vốn tự có được tính cho tổng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh hoặc từng lần cho một dự án, phương án sản xuất, kinh doanh dịch vụ đời sống.
Trường hợp khách hàng có tín nhiệm (được xếp loại A theo tiêu thức phân loại khách hàng của NHNo Việt Nam), khách hàng là hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp vay vốn không phải bảo đảm bằng tài sản, nếu vốn tự có thấp hơn quy định trên, giao cho giám đốc NHNo nơi cho vay quyết định.
Đối với khách hàng được NHNo nơi cho vay lựa chọn áp dụng cho vay có bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay, mức vốn tự có tham gia theo quy định hiện hành của Chính phủ, Thông đốc NHNN Việt Nam.
1.1.2.5. Phương thức cho vay.
Trên cơ sở nhu cầu sử dụng của từng khoản vay của khách hàng và khả năng kiểm tra, giám sát của khách hàng, NHNo nơi cho vay thỏa thuận với khách hàngvay về việc lựa chọn các phương thức sau đây:
Phương thức cho vay từng lần áp dụng đối với khách hàng có nhu cầuvay vốn từng lần. Mỗi lần vay vốn, khách hàng và NHNo nơi cho vay lập thủ tục vay vốn theo quy định và ký hợp đồng tín dụng.
Cho vay theo hạn mức tín dụng: phương tức cho vay này áp dụng với khác hàng vay ngắn hạn có nhu cầu vay vốn thường xuyên, kinh doanh ổn định.
Cho vay theo dự án đầu tư: NHNo cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.
Cho vay hợp vốn: Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy chế đồng tài trợ của tổ chức tín dụng do Thống đốc ngân hàng ban hành, văn bản hướng dẫn của Tổng giám đốc NHNo Việt Nam và các thỏa thuận giữa các tổ chức tham gia đồng tài trợ.
Cho vay trả góp: Ngân hàng nông nghiệp nơi cho vay và khác hàng xác định và thỏa thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.
Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: căn cứ nhu cầu vay của khách hàng, NHNo nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng: hạn mức dự phòng, thời hạn hiệu lực của hạn mức dự phòng, NHNo nơi cho vay cam kết đáp ứng nguồn vốn cho khách hàng bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ, trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, nếu khách hàng không sử dụng hoặc sử dụng không hết hạn mức tín dụng dự phòng, khách hnàg vẫn phải trả phí cam kết tính cho hạn mức tín dụng dự phòng đó. Mức phí cam kết phải được thỏa thuận giữa khách hàng và NHNo nơi cho vay.
Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: NHNo nơi cho vay chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiến mặt là đại lý của NHNo.
Cho vay hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà NHNo Việt Nam thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạt động thanh toán.
1.2. Lý luận chung về hoạt động cho vay kinh tế hộ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.
1.2.1. Khái niệm cho vay kinh tế hộ
Cho vay kinh tế hộ là nhằm tạo điều kiện và khuyến khích nông dân phát triển sản xuất ra hàng hóa nông- lâm- ngư- diêm nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến, mở các ngành nghề sản xuất mới, kinh doanh dịch vụ…Tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao hiệu quả kinh doanh trong nghành nông nghiệp.
1.2.2. Mục đích cho vay kinh tế hộ.
Cho vay kinh tế hộ ở Việt Nam có một vị trí rất quan trọng, đặc biệt là nó giúp cho nền nông nghiệp nước ta tạo ra nhiều hàng hóa hơn để cung cấp cho sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm toàn xã hội.
Hiệu quả kinh tế là vấn đề quan trọng đối với cho vay kinh tế hộ. Muốn vậy, tín dụng hộ nông dân phải kịp thời vụ, gắn liền với chu kỳ sản xuất của cây trồng, vật nuôi. Tín dụng ấy phải trước hết thỏa mãn nhu cầu cho các hộ thiếu vốn sản xuất, tạo điều kiện cho hộ nông dân khai thác hết khả năng tiềm tàng hiện có của đất đai, ao hồ, sông biển…Cho vay kinh tế hộ còn phải còn phải tạo điều kiện cho hộ nông dân đi vào thời kỳ chuyển dịch cơ cấu sản xuất mới với các hình thức chuyên môn hóa sản xuất các loại hàng hóa có giá trị cao trên thị trường trong nước và nước ngoài, đồng thời giúp người nông dân kiến tạo một cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ hiện đại có khả năng chống thiên tai, dịch họa, đưa sản xuất thoát khỏi sự lệ thuộc vào thiên nhiên.
1.2.3. Nguyên tắc và điều kiện cho vay kinh tế hộ.
1.2.3.1. Nguyên tắc cho vay
Hộ vay vốn phải sự dụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết trong đơn xin vay và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những sai trái trong quá trình sử dụng vốn. Nguyên tắc này đặt ra là nhằm bảo đảm cho việc thực hiện mục đích đã đề ra của hoạt động cho vay kinh tế hộ. Khoản tiền mà tổ chức tín dụng phát ra phải có mục đích cụ thể gắn liền với phương án sản xuất đã đề ra, gắn liền với quy hoạch chung về cơ cấu sản xuất của địa phương. Người vay vốn không được sử dụng vốn vay cho mục đích khác.
Việc phát tiền vay phải gắn liền với tiến độ thực hiện chương trình luận dự án sản xuất kinh doanh. Điều này bắt buộc người vay vốn phải có chương trình hoặc dự án sản xuất kinh doanh và chương trình hoặc dự án đó phải được tổ chức tín dụng xem xét và chấp nhận. Tiền vay được phát ra theo đúng tiến độ chương trình, dự án sản xuất để đảm bảo vốn vay không bị sử dụng sai mục đích và nâng cao hiệu quả của vốn vay.
Hoàn trả đủ gốc và lãi. Tín dụng có nguồn gốc từ các nguồn tiền gửi, tiền tiết kiệm của dân chúng và nó được các tổ chức huy động có thời hạn nhất định. Do vậy các khoản tín dụng phải ra được thu hồi đúng thời hạn cam kết để đảm bảo cho các tổ chức tín dụng khả năng thanh toán cho khách gửi tiền.
1.2.3.2. Điều kiện vay vốn
Hộ vay vốn phải có phương án sản xuất kinh doanh, kinh doanh phù hợp với chương trình mục tiêu phát triển kinh tế, quy hoạch sản xuất của vùng, địa phương xí nghiệp.
Hộ vay vốn đầu tiên phải gửi đến ngân hàng hố sơ xin vay vốn bao gồm: đơn xin vay vốn và phải cung cấp tài liệu, và số liệu cho ngân hàng để lập số vay vốn, kiêm dự án sản xuất đơn giản và khế ước vay tiền.
Hộ vay vốn phải là người thường trú và làm việc tại địa phương. Nếu là hộ ở địa phương khác phải nơi có hộ khẩu thường trú và được UBND địa phương nơi đến cho phép tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hộ vay vốn phải có vốn tự có bao gồm: vốn bằng tiền, giá trị ựât tư, trị giá ngày công lao động. Vốn tự có này đã tham gia vào tổng nhu cầu vốn của phương án xin vay.
Hộ vay vốn phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc người bảo lãnh.
Hộ vay vốn phải chịu sự kiểm tra , giám sát của tổ chức tín dụng và sau khi nhận tiền vay. Phải cung cấp cho tổ chức tín dụng, các số liệu cần thiết liên quan đến việc vay vốn.
1.2.4. Phương pháp cho vay vốn trong hoạt động cho vay kinh tế hộ.
1.2.4.1. Mức cho vay
Nói chung mức cho vay vốn có thể cung cấp cho một hộ sản xuất tương đương với nhu cầu vốn đang thiếu của một hộ sản xuấtcăn cứ trên phương án sản xuất, kinh doanh cụ thể.
Mức cho vay = Tổng nhu cầu vốn của phương án - Vốn tự có
1.2.4.2. Thời hạn cho vay.
- Theo chu kỳ sản xuất kinh doanh: thời hạn cho vay được tính tìư lúc phát tiền vay cụ thể cho đến lúc người sản xuất thu hoạch được sản phẩm và tiêu thụ được sản phẩm.
- Theo khả năng thanh toán: Đối với một nhà sản xuất khả năng thanh toán của họ có thể được thực hiện từ nhiều nguồn khác nhau chứ hoàn toàn không chỉ phụ thuộc vào nguồn thu của đối tượng cho vay
- Theo tính chất nguồn vốn: Nghĩa là tổ chức tín dụng căn cứ vào thời hạn mà các nguồn vốn cho phép để quy định thời hạn cho vay nhằm tránh mất khả năng thanh toán.
1.2.4.3. Lãi suất cho vay.
Lãi suất cho vay thường gắn liền với lãi suất thị trường nói chung và do cung cầu vốn trên thị trường quyết định. Song hoạt động cho vay kinh tế hộ là một chính sách vừa có tính kinh tế thuần túy, mang tính xã hội rất cao. Hơn nữa sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn là một chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung. Vì vậy, các nước đều có chính sách lãi suất riêng đối với cho vay hộ nông dân mà thông thường là lãi suất thấp hơn các ngành sản xuất khác.
Lãi suất cho vay = Lãi suất huy động vốn + Chi phí quản lý + Thuế phải nộp + Bù đắp được rủi ro + Lợi nhuận
1.2.5. Vai trò của hoạt động cho vay kinh tế hộ
Sau 15 năm, kể từ khi Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam triển khai chủ trương cho vay kinh tế hộ đã khẳng định đây chính là một chính sách lớn, phù hợp với điều kiện thực tiễn đất nước. Thông qua cho vay kinh tế hộ, nguồn vốn tín dụng được chuyển tải dến hộ nông dân đã làm thay đổi bộ mặt nông nghiệp, nông thôn, góp phần to lớn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Những thành công này chính là nhân tố quan trọng đưa ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trở thành một định chế tài chính hàng đầu Việt Nam, có uy tín trong khu vực và trên thế giới.
Thị phần cho vay nhất là ở các địa phương chủ yếu là cho vay kinh tế hộ và nó phát triển trên diện rộng, đồng đều trên toàn quốc cả về số lượng và chất lượng. Kể từ khi bắt đầu triển khai thực hiện chủ trương cho vay hộ nông dân, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đưa ra một lượng vốn khổng lồ. Hiện đang có hơn 9 triệu hộ nông dân đang có dư nợ với ngân hàng với số tiền hơn 97.000 tỷ đồng, bình quân dư nợ là 10 triệu đồng/hộ và có doanh số cho vay trong 15 năm qua lên đến 549.000 tỷ đồng. Nguồn vốn lớn này đã trở thành một tác nhân quan trọng góp phần làm thay đổi cuộc sống của người dân, tạo công ăn việc làm, nhiều ngành nghề được khôi phục và phát triển, sản lượng lương thực của cả nước tăng nhanh, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Qua đó, đưa nước ta trở thành một quốc gia hàng đầu về xóa đói giảm nghèo, khảng định vị thế Việt nam trên trường quốc tế.
Tuy môi trường cho vay kinh tế hoạt khó khăn, rủi ro lớn, không được ngân sách Nhà nước cấp bù lãi suất hoặc bù lỗ nhưng NHNo vẫn vận dụng sáng tạo trong cơ chế thị trường vào hoạt động cho vay, đảm bảo được lợi ích của người dân và ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi để các hộ dân trên cả nước tiếp cận được vốn vay, chuyển dịch cơ cấu cây trông vật nuôi, nâng cao năng suất và giá trị trên đất canh tác.
Qua cho vay kinh tế hộ mà ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn được Ngân hàng Thế giới đánh giá là một định chế tài chính tốt nhất thế giới xét từ hai khía cạnh: chi phí thấp, tiếp cận kinh tế hộ và doanh nghiệp nhỏ và vừa tốt nhất. Từ cho vay hộ nông dân mà vai trò của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trở nên nổi bật, thương hiệu được nâng cao.
Chương ii
Tình hình hoạt động cho vay kinh tế hộ của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – thị xã cửa lò (nhno – thị xã cửa lò)
2.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của Ngân hàng.
NHNo- Thị xã Cửa lò được thành lập vào ngày 01/04/1995. Cùng với tốc độ phát triển không ngừng của các ngành kinh tế, tốc độ phát triển của kinh tế địa phương, đời sống nhân dân ngày một nâng lên, sản xuất kinh doanh phát triển và cơ cấu kinh tế đã có sự dịch chuyển đúng hướng đã tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng phát triển. Và trong khoảng thời gian 12 năm hoạt động NHNo Thị xã Cửa lò đã khẳng định được vai trò của mình trong việc đáp ứng vốn cho kinh tế địa phương, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Hoạt động kinh doanh Ngân hàng ngày càng có hiệu quả và đã ghi nhận những bước phát triển vượt bậc của ngân hàng. Với số vốn điều lệ ban đầu chỉ là 7.280 triệu đồng, qua nhiều năm tăng vốn điều lệ đến nay năm 2007 số vốn điều lệ đã lên đến 100.894 triệu đồng.
NHNo- Thị xã Cửa lò với tổng số cán bộ nhân viên khi mới thành lập ngân hàng là 23 người đến nay tăng lên 32 người được cơ cấu thành 6 phòng:
Phòng giao dịch.
+ Phòng giao dịch khu cực Cảng.
+ Phòng giao dịch khu vực Cửa hội.
Phòng tín dụng.
Phòng kế toán.
Phòng tổ chức hành chính
Bảng 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức hiện nay của NHNo- Thị xã Cửa lò
Giám đốc
P. Giám đốc
P. Tổ chức h/chính
P.Kế toán
P.Tín dụng
P GDịch
P. GDịch Cửa hội
P. GDịch cảng
2.2. Tình hình hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thị xã Cửa lò
Trong những năm trở lại đây nền kinh tế Thị xã tiếp tục tăng trưởng khá và toàn diện. Các mô hình sản xuất Nông- Lâm - Ngư nghiệp, ngành nghề đã ổn định và phát triển nhanh - mạnh, dịch vụ- du lịch có nhiều bước khởi sắc….Đời sống, kinh tế xã hội- dân trí dân cư ổn định và từng bước được nâng cao. Cùng với sự quan tâm ủng hộ của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cũng như sự chỉ đạo, lãnh đạo giúp đỡ của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Nghệ An, cộng với sự nỗ lực của tập thể cán bộ lãnh đạo, công nhân viên nên đã hoàn thành các nhiệm vụ đề ra. Lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước.
2.2.1. Hoạt động huy động vốn.
Công tác huy động vốn của ngân hàng trong nhiều năm trở lại đây có nhiều cố gắng, ban lãnh đạo thường xuyên quan tâm chỉ đạo sát sao, từng cán bộ có thái độ giao dịch vui vẻ, lịch sự, nhiệt tình, tác phong nhanh nhẹn, làm việc khoa học.
Đơn vị đã tiếp tục đa dạng hóa các hình thức huy động như hình thức huy động tiết kiệm bậc thang, tiền gửi góp, động viên các đơn vị cá nhân mở tài khoản tiền gửi, đa dạng các hình thức huy động ngoại tệ.
Nguồn vốn huy động từ dân cư tăng trưởng khá, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm chi nhánh còn chú ý tăng huy động nguồn vốn có kỳ hạn và đặc biệt nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên để làm ổn định nguồn vốn và đảm bảo nguồn để cân đối cho vay trung dài hạn.
Những thành tựu đạt được trong công tác huy động vốn được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2: Tình hình huy động vốn của NHNo- Thị xã cửa lò
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
Tốc độ tăng (%)
Số tiền
Tốc độ tăng (%)
Số tiền
Tốc độ tăng (%)
Nội tệ
73.566
13,3
74.816
2,04
90.902
21,2
Ngoại tệ
6.087
41
9.943
58
9.945
2,7
Tổng nguồn vốn
79.653
84.759
100.894
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo- Thị xã Cửa lò năm 2005-2007)
Qua số liệu ở bảng cho thấy nguồn vốn của ngân hàng năm 2005 là 79.653 triệu đồng, trong đó nội tệ đạt 73.319 triệu đồng đạt 97,4% kế hoạch NHNo Tỉnh giao, ngoại tệ đạt 382.486 USD, đạt 135,2% kế hoạch. Sang năm 2006 đạt 84.759 triệu đồng tăng 6,41%. Trong đó nội tệ đạt 74.816 triệu đồng, tăng 1.497 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng 2,04%. Tổng nguồn vốn ngoại tệ là 603.500 USD tăng 221.500 USD so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng 58%. Công tác huy động vốn năm 2006 có nhiều cố gắng, thường xuyên bám sát kế hoạch đã đề ra, đẩy mạnh các hình thức huy động, tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu, làm tốt công tác chi trả kiều hối, WU, phát huy lợi thế màng lưới, giao khoán nguồn vốn đến từng cán bộ, chấn chỉnh tác phong, thái độ giao dịch để thu hút khách hàng. Nhìn chung năm 2006 công tác huy động vốn của ngân hàng chưa đạt được như kế hoạch đã giao. Đến 31/12/2007 tổng nguồn vốn huy động tại địa phương là 100.894 triệu đồng, so với đầu năm tăng 16.135 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 19%, so với kế hoạch được giao đạt 99,1%. Trong đó nguồn vốn huy động nội tệ tăng khá tốt (21,2%), nguồn vốn ngoại tệ tăng chậm (2,7%). Nguyên nhân chủ yếu là tiền gửi kho bạc tăng mạnh (9.052tr - tốc độ tăng 93,2%), bên cạnh đó nguồn tiền gửi dân cư vẫn tăng tuy nhiên chậm hơn (6.665tr- tốc độ tăng 10,9%), tiền gửi TCKT & TCTD tăng không đáng kể so với đầu năm (137tr). Nguồn vốn trung tâm tăng mạnh trong lúc nguồn vốn phòng giao dịch Cửa hội tăng chậm và nguồn vốn phòng giao dịch Cảng giảm, nhìn chung sự tăng trưởng về nguồn vốn đã gần đạt kế hoạch giao tuy nhiên xét về tính ổn định và bền vững thì chưa cao bởi thế cần phải tăng cường công tác huy động vốn từ dân cư để ổn định về nguồn vốn. Nguồn vốn bình quân 1 cán bộ là 3.153 triệu đồng so với bình quân của cả tỉnh (4000 tr đ/ CB) chỉ đạt 78,8%.
2.2.2. Hoạt động tín dụng.
2.2.2.1 Doanh số cho vay (DSCV).
Nhờ có sự chỉ đạo đúng hướng, cương quyết của cấp ủy và Ban Giám đốc nên doanh số cho vay đã có sự tăng trưởng qua các năm. Trong nghề cá chủ yếu đầu tư củng cố nghề lộng, tập trung đầu tư vào lĩnh vực chế biến, dịch vụ nghề cá (Cho vay thu mua hải sản xuất khẩu, chế biến nước mắm, dữ trữ cá mực khô, kho đông lạnh, xây dung nhà máy đá tinh khiết phục vụ cho đánh bắt xa bờ…). Trong nông nghiệp chú trọng đầu tư cây, con giống vật nuôi, cải tạo vườn tạp,… Nghành nghề thủ công, dịch vụ, du lịch, cho vay xây dựng nhà nghỉ, mua sắm thiết bị cho mùa du lịch. Mở rộng cho vay tiêu dùng (mua sắm phương tiện đi lại, sữa chữa nhà ở..), tiếp tục đầu tư cho vay xuất khẩu lao động… Mặc dù tốc độ tăng chưa cao và chưa đều nhưng phần nào cũng phản ánh được sự đi lên của ngân hàng.
Bảng 3: Doanh số cho vay của NHNo- Thị xã Cửa lò
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
Tốc độ tăng (%)
Số tiền
Tốc độ tăng (%)
Số tiền
Tốc độ tăng (%)
DSCV
Trong đó:
62.389
89,4
72.225
15,7
104.705
45
DSCV ngắn hạn
40.700
43.696
64.727
DSCV Trung hạn
21.689
28.529
39.978
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo- Thị xã Cửa lò năm 2005-2007)
Qua bảng trên cho thấy DSCV năm 2005: 62.389 triệu đồng tăng so với năm 2004 là 29.452 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 89,4%. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn đạt 40.700 triệu đồng chiếm 65,2% tổng doanh số cho vay, doanh số cho vay trung hạn đạt 21.689 triệu đồng chiếm 34,8% tổng doanh số cho vay. Năm 2006, công tác tín dụng dần được chấn chính, những sai sót đã được phát hiện chỉnh sửa và bổ sung kịp thời, hồ sơ cho vay đảm bao hơn trước. DSCV có tăng so với năm 2005 (Tăng 9.836 triệu đồng- 15,7%), tuy nhiên doanh số thu nợ tăng mạnh (20.497 triệu đồng- 45,4%) nên dư nợ chưa đạt kế hoạch giao. Đến năm 2007, tổng DSCV đạt 104.705 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 32.480 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 45%. Doanh số cho vay ngắn hạn là 64.727 triệu đồng chiếm 61,8% tổng doanh số cho vay, doanh số cho vay trung hạn là 39.978 triệu đồng chiếm 38,2% tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay bình quân 8.725 triệu đồng/tháng. Nhìn chung công tác đầu tư tín dụng năm 2007 đạt kết quả khá cao và đã có sự đa dạng hơn trong việc mở rộng cho vay. Cụ thể là kết quả cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh (tăng cao so với năm 2006 là 15.350 triệu đồng, tốc độ tăng 34.1%), hộ sản xuất kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng và xuất khẩu lao động đạt doanh số cao. Trong năm 2007, tổng doanh số thu nợ đạt 77.498 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 21,8%. Với doanh số thu nợ ngắn hạn là 49.498 triệu đồng chiếm tỷ lệ 63,9% tổng doanh số thu nợ, doanh số thu nợ trung hạn là 28.000 triệu đồng chiếm tỷ lệ 36,1% tổng doanh số thu nợ.
2.2.2.2. Doanh số thu nợ (DSTN).
Bảng 4: Doanh số thu nợ của NHNo- Thị xã Cửa lò
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
Tốc độ tăng (%)
Số tiền
Tốc độ tăng (%)
Số tiền
Tốc độ tăng (%)
DSTN
Trong đó:
45.131
51,1
63.628
45,4
77.498
21,8
DSTN ngắn hạn
30.531
38.602
49.498
DSTN Trung hạn
14.600
25.026
28.000
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo- Thị xã Cửa lò năm 2005-2007)
Qua số liệu bảng trên cho thấy tổng thu nợ năm 2005: 45.131 triệu đồng tăng so với năm 2004 là 15.272 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 51,1%. Doanh số thu nợ năm 2006 đạt 63.628 triệu đồng, so với năm 2005 tăng 20.487 triệu đồng, tốc độ tăng 45,4%. Doanh số cho vay bình quân là 6.019 triệu đồng/tháng, tăng so với năm 2005 là 1.541 triệu đồng/tháng. Nhìn chung doanh số thu nợ tăng mạnh so với năm 2005, phần lớn số nợ đến hạn đã được thu hồi, một số nợ quá hạn phát sinh chưa thu hồi kịp thời nên nợ quá hạn có tăng so với đầu năm. và doanh số thu nợ cũng tăng lên theo các năm cụ thể sang năm 2007 doanh số thu nợ đạt 77.498 triệu đồng.
2.2.2.3 Dư nợ
Bảng 5: Doanh số dư nợ của NHNo- Thị xã Cửa lò
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
Tốc độ tăng (%)
Số tiền
Tốc độ tăng (%)
Số tiền
Tốc độ tăng (%)
Dư nợ
58.154
42,2
66.751
14,8
93.958
40,7
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo- Thị xã Cửa lò năm 2005-2007)
Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2005: 58.254 triệu đồng tăng so với năm 2004 là 17.258 triệu đồng, tốc độ tăng 42,2%, so với kế hoạch giao đạt 98,6%. Bình quân dư nợ trên 1 cán bộ CNV là 2.154 triệu đồng, bình quân một cán bộ tín dụng có dư nợ là 6.461 triệu đồng. Trong hoạt động cho vay vốn ngân hàng luôn chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn vốn, bằng các biện pháp tăng cường kiểm tra, kiểm soát nâng cao chất lượng thẩm định, cho vay đúng mục đích, đúng đối tượng ….vì vậy dư nợ có tốc độ tăng trưởng cao, chất lượng tín dụng dần dần được nâng cao, nợ quá hạn chiếm tỷ lệ thấp.
Dư nợ đến 31/12/2006 có 3.963 DN, hộ với số tiền đạt 66.751 triệu đồng, so với năm 2005 tăng 8.597 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 14,8%, so với kế hoạch giao đạt 98,2%. Tuy nhiên do doanh số thu nợ tăng mạnh (20.497 triệu đông- 45,4%) nên dư nợ chưa đạt kế hoạch giao. Nhưng công tác tín dụng dần được chấn chỉnh, những sai sót đã được phát hiện chỉnh sửa và bổ sung kịp thời, hồ sư cho vay đảm bảo hơn trước. Trình độ cán bộ đã được nâng lên, đặc biệt một số cán bộ trẻ đã có cố gắng trong việc học tập nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệp nên đáp ứng tốt công việc được giao.
Năm 2007, ngân hàng tiếp tục mở rộng cho vay tiêu dùng (Mua sắm phương tiện đi lại, sửa chữa nhà ở…) tiếp tục đầu tư cho vay xuất khẩu lao động… Bằng các biện pháp tăng cường kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay để đảm bảo an toàn vốn. Nhìn chung, năm 2007 tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt khá cao. Đến 31/12/2007 có 3.770 đơn vị, hộ vay vốn với tổng số tiền là 93.958 triệu đồng, tăng so với năm 2006 là 27.207 triệu đồng, tốc độ tăng 40,7%, so với kế hoạch được giao đạt 101%.
2.2.2.4. Trích lập dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro.
Tổng số trích DPRR năm 2006 là: 669 triệu đồng, trong đó:
Dự phòng cụ thể: 612 triệu đồng
Dự phòng chung: 57 triệu đồng
Kết quả thu hồi nợ đã xử lý rủi ro trong năm là hơn 40 triệu đồng, đạt 33% kế hoạch. Trong năm thực hiện việc trích lập DPRR kịp thời, đúng chế độ, tổ choc xử lý rủi ro nghiêm túc, đảm bảo hồ sơ và đối tượng xử lý đúng với cơ chế của Ngân hàng Nhà nước và NHNo&PTNT Việt Nam.
Bởi thế sang năm 2007 tổng số trích DPRR là 1.835 triệu đồng trong đó:
Dự phòng cụ thể: 1.580 triệu đồng.
Dự phòng chung: 255 triệu đồng.
Tổng số nợ xử lý rủi ro năm 2007 là 816 triệu đồng, dư nợ đã xử lý rủi ro đến 31/12/2007 là 2.378 triệu đồng, tăng so với năm 2006 là 772 triệu đồng.
Kết quả thu hồi nợ đã xử lý rủi ro năm 2007 là 44 triệu đồng, so với kế hoạch giao đạt 29,3%.
Song song với việc trích lập thì việc tổ chức thu hồi nợ đã xử lý rủi ro còn hạn chế, việc chỉ đạo còn chưa cương quyết, chưa có giải pháp cụ thể để thu nợ nên dẫn đến kết quả thu hồi thấp, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến kết quả tài chính.
2.2.2.5. Kết quả tài chính.
Bảng 6: Kết quả hoạt động tài chính của NHNo- Thị xã Cửa lò
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Kết quả
2005
2006
2007
Tổng thu
8.195
9.666
14.000
Tổng chi
5.871
7.598
13.818
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo- Thị xã Cửa lò năm 2005-2007)
Qua số liệu bảng trên thấy: Công tác tác tài chính đã có nhiều cố gắng, doanh thu có tăng trong các năm, nhưng vẫn đạt rất thấp. Mặc dù cả chỉ tiêu nguồn vốn, dư nợ đều đạt và vượt kế hoạch giao, thu lãi trên khế khá rốc, tuy nhiên do quy mô kinh doanh còn thấp cả về nguồn vốn và dư nợ, thu bất thường đạt kết quả thấp, việc trích lập DPRR lớn nên kết quả tài chính đạt thấp và chưa tạo được tiền đề cho việc thực hiện kế hoạch tài chính những năm tiếp theo.
2.3. Tình hình hoạt động cho vay kinh tế hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn- Chi nhánh Thị xã Cửa lò.
2.3.1. Quy định cho vay kinh tế hộ sản xuất của NHNo & PTNT- Thị xã Cửa lò.
Căn cứ quyết định của chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam V/v ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng và phát triển nông thôn Việt Nam (Quyết định số 72/QĐ- HĐQT- TD) quy định như sau:
Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi đến NHNo nơi cho vay các giấy tờ sau:
- Đối với hộ gia đình, cá nhân tổ hợp tác:
+ Hồ sơ pháp lý.
+ Hồ sơ vay vốn:
Nếu Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, nghiệp vay vốn không phải thực hiện hoặc bảo đảm bằng tài sản, hồ sơ gồm: Giấy đề nghị kiêm phương án vây vốn.
Nếu hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác trừ hộ gia đình được quy định tại điểm trên, hồ sơ gồm: Giấy đề nghị vay vốn. Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Và hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định.
- Khách hàng vay nhu cầu đời sống:
+ Giấy đề nghị vay vốn:
Riêng khách hàng là người hưởng lương vay vốn nhu cầu đời sống phải có xác nhận của cơ quan quản lý lao động hoặc cơ quan quản lý chi trả thu nhập. NHNo nơi cho vay có thể thỏa thuận với người vay vốn và các cơ quan quản lý nói trên về việc người vay ủy quyền cho cơ quan, đơn vị trả nợ cho NHNo Việt Nam từ các khoản thu nhập của mình
+ Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định (Nếu phải thực hiện vay vốn có bảo đảm bằng tài sản)
2.3.2. Quy trình xét duyệt cho vay.
- Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định.
- Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định (Nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm làm cấn bộ tín dụng, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) và trình giám đốc quyết định.
- Giám đốc NHNo Thị xã cửa lò căn cứ báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay:
+ Nếu cho vay Thì NHNo Thị xã Cửa lò cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản).
+ Nếu khoản vay vượt quyền phán quyết thì thực hiện theo quy định hiện hành của NHNo Việt Nam.
+ Nếu không cho vay thì thông báo cho khách hàng biết.
- Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển cho kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán, chuyển thủ quỹ để giải ngân cho khách hàng (Nếu cho vay bằng tiền mặt).
- Thời gian thẩm định cho vay:
+ Các dự án trong quyền phán quyết:
Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với trung, giài hạn kể từ khi NHNo nơi cho vay nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệvà thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của NHNo Việt Nam, NHNo nơi cho vay phải quyết định và thông báo việc cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng.
+ Các dự án, phương án vượt quyền phán quyết:
Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với việc cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ khi NHNo nơi cho vay nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của NHNo Viêt Nam, NHNo nơi cho vay phải làm đẩy đủ thủ tục trình lên NHNo cấp trên. Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngán hạn và 15 ngày làm việc đối với cho vay trung dài hạn kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trình, NHNo cấp trên phải thông báo chấp thuận hoặc không chấp thuận.
2.3.3. Tình hình hoạt động cho vay kinh tế hộ sản xuất tai NHNo- Chi nhánh Thị xã Cửa lò.
Nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh mẽ và ổn đinh, kinh tế Thị xã cũng tiếp tục tăng trưởng nhanh và toàn diện. Các mô hình sản xuất Nông- Lâm- Ngư nghiệp, ngành nghề đã ổn định và phát triển, cơ sở hạ tầng phát triển nhanh- mạnh, dịch vụ- du lịch có nhiều khởi sắc… Có thể nói rằng từ khi triển khai cho vay kinh tế hộ đã tạo được sự đột biến, một bước ngoặt trong hoạt động tín dụng của NHNo- Thị xã Cửa lò, tạo ra được tiền đề và nền tảng cho sự phát triển vững chắc của NHNo. Những thành công đã đạt được trong lĩnh vực này được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 7: Tình hình dư nợ cho vay kinh tế hộ tại NHNo Thị xã Cửa lò từ năm 2005-2007.
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Dư nợ
Tỷ trọng (%)
Dư nợ
Tỷ trọng (%)
Dư nợ
Tỷ trọng (%)
Cho vay kinh tế hộ SX
49.893
85,78
60.254
90,29
74.353
79,1
Cho vay DN, HTX
9.266
14.22
6.497
9,71
19.605
20,9
Tổng dư nợ
58.159
100
66.752
100
93.958
100
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo- Thị xã Cửa lò năm 2005-2007)
Qua số liệu bảng trên cho ta thấy rất rõ, hoạt động cho vay kinh tế hộ chiếm tỷ lệ chủ yếu trong hoạt động cho vay vốn của ngân hàng. Đây là mảng nghiệp vụ phát triển chủ yếu trong tương lai. Bởi vì, nhìn vào số liệu có thể nhận thấy rõ dịch vụ cho vay kinh tế hộ có sự tăng trưởng và đều đặn qua các năm.
Năm 2005, dư nợ cho vay kinh tế hộ ở mức 49.893 triệu đồng, chiếm 85,78% tổng số dư nợ. Sang năm 2006, cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế, sự quan tâm ủng hộ của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cùng với các chính sách của UBND Thị xã tiếp tục hỗ trợ nông dân, ngư dân phát triển, đã tạo đà cho hoạt động cho vay kinh tế hộ phát triển và đạt được ở mức 60.254 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 90,29% trên tổng dư nợ.
Trong năm 2007, tổng doanh số dư nợ tăng mạnh so với 2 năm trước (đạt 93.950 triệu đồng), nhưng tỷ lệ dư nợ của hoạt động cho vay kinh tế hộ thấp hơn (đạt 74.353 triệu đồng, chiếm 79,14%), mặc dù doanh số cho vay kinh tế hộ có tăng.
Qua số liệu mà ngân hàng cung cấp ta có bảng số liệu về cơ cấu cho vay kinh tế hộ phân theo ngành như sau:
Bảng 8: Cơ cấu cho vay kinh tế hộ theo ngành của NHNo Thị xã Cửa lò từ năm 2005- 2006.
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Ngành nông ngư nghiệp
18.134
7.124
12.997
Ngành dịch vụ chế biến
15.753
20.532
9.325
Ngành dịch vụ du lịch
10.466
18.296
25.627
Ngành khác
5.540
14.302
16.394
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo- Thị xã Cửa lò năm 2005-2007)
Nhờ có đồng vốn của ngân hàng nên trong nông nghiệp đã áp dụng được nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các mô hình mới, các giống mới có năng suất cao vào sản xuất nên hầu hết năng suất, sản lượng các loại cây trồng đều tăng so với trước. Do vậy, người dân trên địa bàn lại tiếp tục đến vay tiền để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ mùa và thực hiện các chương trình khảo nghiệm với phương thức luân canh gối vụ, hoàn thành việc thẩm định, phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội các phường xã. Trong ngành đánh bắt nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, người dân đã mạnh dạn cùng với sự hỗ trợ về đồng vốn của ngân hàng nên hàng ngày sản lượng đánh bắt, chế biến tăng cao về số lượng và chất lượng sản phẩm, vừa phục vụ nhân địa phương, các vùng lân cận và phục vụ cho du lịch biển. Nhưng nhìn vào số liệu của bảng trên, thì tình hình dư nợ của các hộ sản xuất nông- ngư nghiệp và hộ kinh doanh dịch vụ, chế biến qua các năm tăng giảm thất thường, Như hộ sản xuất nông- ngư nghiệp, năm 2005 dư nợ đạt 18.134 triệu đồng nhưng sang năm 2006 doanh số dư nợ lại giảm xuống còn 7.124 triệu đồng. Bởi lý do người dân chuyển sang kinh doanh dịch vụ chế biến là chủ yếu (Dư nợ: 20.532 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 4.779 triệu đồng). Nhưng sang năm 2007, doanh số dư nợ hộ nông ngư nghiệp có phần tăng lên là 12.997 triệu đồng, trong khi đó dư nợ nghành chế biến giảm một cách đột ngột xuống còn 9.325 triệu đồng.
Thị xã Cửa lò có bờ biển dài 10,2 km, bãi biển rộng, cát trắng mịn, khí hậu trong lành, cảnh quan có núi, có sông và biển thật hữu tình. Đây là ngơi nghỉ mát, dưỡng bệnh nổi tiếng ngày càng thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nên ngành dịch vụ du lịch ở Cửa Lò cùng ngày càng phát triển. Điều đó được thể hiện rõ trong số liệu bảng trên. Dư nợ của ngành này tăng đều qua các năm từ 2005- 2007 cụ thể là 10.466 triệu đồng, 18.296 triệu đồng, 25.627 triệu đồng.
Dư nợ cho vay ngành khác chủ yếu là tiêu dùng, cầm cố, xuất khẩu lao động. Năm 2005, dư nợ của hoạt động này mới chỉ đạt ở mức tương đối thấp là 5.540 triệu đồng chiếm tỷ lệ 9,5% tổng dư nợ. Nhưng từ năm 2006-2007, thu nhập của người dân được nâng lên, kéo theo nhu cầu về sản phẩm tiêu dùng ngày càng nhiều. Đó là cho vay đời sống, mua sắm và sửa chữa nhà ở, mua sắm ôtô. Bên cạnh đó ngân hàng cũng đẩy mạnh cho vay xuất khẩu lao động. Do tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi thành niên còn cao nên tình hình xuất khẩu lao động ở khu vực này càng nhiều, bởi thế doanh số dư nợ trong hai năm này tăng nhanh cụ thể là: năm 2006: 14.302 triệu đồng, năm 2007 tăng thêm 2.092 triệu đồng so với 2006 tức là đạt được 16.394 triệu đồng.
2.3.4. Chất lượng tín dụng.
Bảng 9: Nợ quá hạn trong cho vay kinh tế hộ từ năm 2005-2007 của NHNo Thị xã Cửa lò.
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Tổng dư nợ tín dụng kinh tế hộ
49.893
60.254
74.353
Nợ quá hạn
178
365
579
Tỷ lệ nợ quá hạn (%)
0,35
0,61
0,78
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo- Thị xã Cửa lò năm 2005-2007)
Để đánh giá chất lượng tín dụng, chỉ tiêu đơn giản nhất là nợ quá hạn. qua số liệu bảng trên ta thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn thấp, dưới 1%. Năm 2005 nợ quá hạn là 178 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 0,35%. Tình hình nợ quá hạn cũng tăng dần qua các năm.
Nhìn chung, nếu đánh giá một cách khách quan thì tình hình thu nợ quá hạn đạt kết quả thấp, phần lớn nợ quá hạn chuyển sang ngoại bảng đều không thu được, một số địa bàn nợ quá hạn phát sinh tăng mạnh.
Chương III:
một số giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay kinh tế hộ tại tại NHNo & ptnt- thị xã cửa lò.
3.1. Đánh giá kết quả hoạt động cho vay kinh tế hộ và những hạn chế còn tồn tại.
3.1.1. Kết quả hoạt động.
Nhìn chung sau 13 năm thành lập, việc phát triển cho vay kinh tế hộ tại NHNo & PTNT- Thị xã Cửa Lò có bước tăng trưởng khá cao, góp phần đưa đồng vốn ngân hàng đến được với từng hộ dân thiếu vốn sản xuất, tăng quy mô tín dụng và thị phần tín dụng của NHNo trên địa bàn.
3.1.1.1. Đối với hộ sản xuất:
Nhờ có đồng vốn của ngân hàng trong nông nghiệp đã áp dụng được nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các mô hình mới, các giống mới có năng suất cao vào sản xuất nên hầu hết năng suất, sản lượng các cây trồng đều tăng so với trước. Các chương trình cá lúa, ngô MX2, chương trình nuôi gà thả vuờn, nuôi cá trong ruộng lúa… tiếp tục được nhân rộng, tạo ra hướng đi mới trong quá trình phát triển sản xuất và nâng cao đời sông nhân dân, tiếp tục thu được những kết quả tốt và tạo ra sự chuyển hướng cơ bản trong phát triển nông nghiệp của thị xã. Sản lượng đánh bắt, chế biến ngày càng tăng cao về số lượng và chất lượng sản phẩm, vừa phục vụ cho nhân dân địa phương, các vùng lân cận và phục vụ cho du lịch biển.
Qua cho vay hộ sản xuất thì đối tượng vay vốn được mở rộng, suất đầu tư đối với hộ sản xuất dần được nâng cao, khơi dậy tiềm năng thế mạnh của từng hộ gia đình, từng Phường, Xã làm cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn và đời sống nhân dân ngày càng phát triển.
3.1.1.2. Đối với ngân hàng.
Nhờ có chỉ thị 202, QĐ 67, QĐ 499/TDNN và các văn bản hướng dẫn đã tạo ra được hành lang pháp lý trong cho vay đối với kinh tế hộ, doanh số cho vay tăng đều và liên tục qua các năm.. Có thể nói rằng từ khi triển khai cho vay kinh tế hộ đã tạo ra được sự đột biến, một bước ngoặt trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp, tạo ra được tiền đề và nền tảng cho sự phát triển vững chắc của Ngân hàng nông nghiệp. Qua đó, tạo được niềm tin đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp, tạo ra sự hậu thuẫn tốt cho hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp trong quá trình kinh doanh, phục vụ và hội nhập kinh tế quốc tế.
3.1.2. Những mặt hạn chế còn tồn tại:
3.1.2.1. Những hạn chế còn tồn tại:
Bên cạnh những thành quả đã đạt được thì Chi nhánh NHNo & PTNT thị xã Cửa lò vẫn còn một số tồn tại:
Công tác tuyên truyền có lúc còn hạn chế như : việc nhân rộng các điển hình tiên tiến trong vay vốn làm ăn có hiệu quả.
Nguồn vốn huy động tại địa bàn chưa thật sự ổn định, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn chưa đáp ứng yêu cầu đầu tư phục vụ SXKD trên địa bàn
Công tác nghiên cứu nhu cầu đầu tư tín dụng trên địa bàn còn chưa thực sự sâu rộng, chưa thực sự chủ động triển khai các giải pháp trong cho vay, thu nợ, xử lý nợ…
Trình độ năng lực thẩm định, tiếp cận thị trường của một số cán bộ tín dụng còn yếu, chưa chịu khó học hỏi đồng nghiệp và học tập chế độ nghiệp vụ. Đối với một số cán bộ khối lượng công việc vẫn chưa tương xứng với trình độ được đáo tạo. Hồ sơ cho vay còn có một số sai sót và thiếu sót, đặc biệt là các bộ hồ sơ vay vốn có bảo đảm bằng tài sản các yếu tố ghi chép còn chưa đầy đủ, đôi khi còn thiếu lôgích.
3.1.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Đầu tiên có thể đánh giá do địa bàn chật hẹp lại có sự cạnh tranh và hoạt động mạnh mẽ của nhiều tổ chức tín dụng như NH Công thương, NH Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long, các quỹ tín dụng nhân dân,… số hộ dân có quan hệ vay vốn với ngân hàng đã chiếm tỷ lệ khá lớn.
Thứ hai là công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo phòng đôi lúc còn chưa chủ động, đặc biệt là công tác thu hồi nợ quá hạn và nợ đã xử lý rủi ro.
Thứ ba là công tác tiếp thị quảng cáo, khuyến mãi để huy động nguồn vốn triển khai chưa mạnh, chưa thuyết phục. Ngân hàng chưa có một kế hoạch dài hạn ngiên cứu thị trường bao gồm nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, đối thủ cạnh tranh. Một số cán bộ còn thơ ơ, thậm chí một số còn không nắm được các hình thức huy động vốn và các mốc lãi suất huy động, nên dẫn đến kết quả huy động chưa cao.
Thứ tư là công tác huy động vốn của một số cán bộ đạt kết quả chưa cao. Vốn chủ sở hữu nhỏ, nguồn vốn chưa ổn định, hơn nữa, tốc độ tăng trưởng tín dụng còn chậm so với tốc độ tăng của nguồn vốn trong khi đó thu từ hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng.
3.2. Mục tiêu định hướng hoạt động cho vay kinh tế hộ của NHNo & PTNT trong thời gian tới.
Chỉ đạo tốt chương trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, iếp tục triển khai có bài bản, kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các quyết định của chính phủ về cho vay phát triển ngành nghề nông nghiệp và nông thôn, các cơ chế chính sách tín dụng của NHNN và NHNo & PTNT Việt Nam. Đẩy mạnh công tác huy động vốn tại địa phương để cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư tín dụng. Chủ động bám sát địa bàn, khảo sát thị trường khách hàng, chú trọng các chương trình kinh tế trọng điểm của thị xã, ưư tiên vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mở rộng các loại hình dịch vụ, đổi mới công nghệ, tăng năng lực tài chính, đảm bảo NHNo Thị xã cửa lò phát triển một cách toàn diện và bền vững.
3.2.1. Mục tiêu định hướng hoạt động:
- Huy động vốn: Phấn đấu đến 31/12/2008 đạt 126 tỷ đồng (kể cả ngoại tệ quy đổi), tăng so với năm 2007 là 25 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng là 25%.
- Dư nợ: Phấn đấu đến 31/12/2008 đạt 117,5 tỷ đồng, tăng so với năm 2007là 23,5 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng là 25%.
- Tỷ lệ nợ xấu: Dưới 1% tổng dư nợ.
- Tỷ lệ cho vay trung dài hạn: 51%
3.2.2. Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay kinh tế hộ tại NHNo Thị xã Cửa Lò.
Bám sát chương trình định hướng phát triển kinh tế mà nghị quyết Đảng bộ thị xã và kế hoạch định hướng phát triển đầu tư tín dụng của NHNo tỉnh đã đề ra. Mở rộng cho vay đến tất cả thành phần kinh tế trên địa bàn. Coi hộ sản xuất ban đồng hành và là đối tượng đầu tư chủ yếu trong hoạt động tín dụng. Vận dụng linh hoạt các giải pháp của NHNo tỉnh vào điều kiện cụ thể của Thị xã Cửa Lò. Để đạt được các mục tiêu trên, cần triển khai thực hiện có hiệu quảcác giải pháp chính sau:
Thứ nhất là: Tổ chức triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản nghiệp vụ của ngành cho tất cả cán bộ công nhân viên trong đơn vị. Xác định đứng mục tiêu cụ thể của từng thời kỳ để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một cách có hiệu quả.
Thứ hai là: Tiếp tục tuyên truyền một cách sâu rộng các chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ và của ngành về chính sách tín dụng đối với nông nghiệp- nông thôn và nông dân để cho tất cả mọi người đều rõ. Xã hội hóa công tác ngân hàng, thực hiện việc công khai hóa quy trình thủ tục cho vay. Thực hiện tốt phương châm đi vay để cho vay, tăng cường quảng bá thương hiệu, chấn chỉnh tác phong thái độ của cán bộ, trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc, sử dụng linh hoạt lãi suất huy động theo cơ chế thị trường để tăng trưởng nguồn vốn đáp ứng đủ nhu cầu cho vay.
Thứ ba là: Bám sát địa bàn để khảo sát, nắm bắt nhu cầu vốn để chủ động đầu tư tín dụng. Tập trung cho vay các dự án trọng điểm, các dự án lành nghề chế biển hải sản truyền thống, các dịch vụ đánh bắt, dịch vụ du lịch, tiểu thủ công nghiệp, co vay xuất khẩu lao động….
Thư tư là: Kết hợp với Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ để cho vay thông qua tổ liên doanh, tăng trách nhiệm vay trả cho hội viên và góp phần giảm tải công việc của Cán bộ tín dụng.
Thứ năm là: Tăng dư nợ cho vay đồng thời với việc nâng cao chất lượng tín dụng. Chủ động tiếp cận thị trường, tiếp cận khách hàng, tập trung ưu tiên vốn cho vay các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, xuất khẩu lao động, cho vay kinh tế hộ, đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản, chế biến… Tăng cường công tác kiểm tra, thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ song song với việc giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ CNV.
Thứ sáu là: Tranh thủ các nguồn vốn dự án ADB, WB, KFW để mở rộng cho vay. Chấn chỉnh, tìm kiếm và phát huy hơn nữa hoạt động dịch vụ chuyển tiền, tận thu lãi và truy lãi tồn đọng, có biện pháp thu hồi các món nợ đã xử lý để tạo ra khoản thu bất thường hỗ trợ kế hoạch tài chính.
Thứ bảy là: Tăng cường công tác đào tạo và tự đào tạo, mỗi cán bộ công nhân viên phải xây dựng chế độ tự học tập, đồng thời phải tổ chức tốt việc học tập nghiệp vụ hàng tuần cho cán bộ để nâng cao trình độ nghiệp vụ, tin học, pháp luật…
Thứ tám là: Tăng cường công tác kiểm tra: bao gồm công tác kiểm tra của kiểm tra viên, kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra của lãnh đạo- người phụ trách để phòng ngừa và hạn chế sai sót có thể xảy ra. Tăng cường công tác chỉ đạo của cấp ủy, điều hành của BGĐ, phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể.
Thứ chín là: Tranh thủ sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan hữu quan, sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên và các tổ chức đoàn thể. Có chế độ thưởng phạt nghiêm minh, kịp thời để động viên khích lệ cấn bộ CNV. Tăng cường công tác văn nghệ, thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe và tạo không khí vui tươi phấn khởi trong toàn đơn vị.
Kết luận
Trong bối cảnh hiện nay, nến kinh tế nước ta đang từng bước thích ứng với cơ chế thị trường thì ngành ngân hàng cũng đang từng bước đổi mới để thích nghi với quá trình phát triển nền kinh tế, đồng thời các ngân hàng cũng cạnh nhau rất gay gắt để thu hút khách hàng về phía mình. Từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam triển khai chủ trương cho vay kinh tế hộ đã khẳng định đây là một chính sách lớn, phù hợp với điều kiện thực tiễn đất nước.
Cùng với hệ thông ngân hàng cả nước, ngành ngân hàng nông nghiệp Thị xã Cửa Lò đã nhanh chóng chuyển sang cho vay kinh tế hộ. Cho đến nay, ngân hàng đã đạt được một số kết quả nhất định góp phần cải thiện đời sống nhân dân, tạo ra sự chuyển biến rõ nét trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thị xã cửa lò. Bộ mặt thị xã cửa lò đã có những thay đổi cơ bản, hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu được hình thành, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, số hộ nghèo giảm xuống rõ rệt. Bên cạnh đó, thực hiện chương trình tín dụng đối với hộ sản xuất là cơ sở vững chắc trong việc ổn định và nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo việc làm, nâng cao thu nhập cho cán bộ nhân viên của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn- Thị xã Cửa Lò. Hoạt động của ngân hàng đã có nhiều đổi mới đã đầu tư cung ứng vốn kịp thời cho sản xuất kinh doanh, cho các chương trình phát triển kinh tế trọng điểm.
Trong những năm tới, NHNo- Thị xã Cửa Lò sẽ tiếp tục đầu tư vốn cho thị trường nông nghiệp, nông thôn với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, chế biến…khôi phục và phát triển ngành nghề nông thôn.
Tuy nhiên, do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế, năng lực chuyên môn chưa cao nên bài luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và các phòng ban của chi nhánh ngân hàng. Em xin cảm ơn thầy giáo TS Nguyễn Võ Ngoạn đã hướng dẫn tận tình để em hoàn thành tốt luận văn này!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12375.doc