Đề nghị Bộ Thương mại đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tiến hành đánh giá hoạt động của các cơ quan của mình ở nước ngoài, nếu thị trường nào không đạt tiêu chuẩn thì đại diện thương mại ở đó sẽ phải chịu trách nhiệm, trước hết là giải thích lý do và đề xuất các biện pháp phấn đấu đẩy mạnh xuất khẩu để đạt chỉ tiêu.
Đề nghị Bộ tài chính có những chính sách hỗ trợ cho Tổng công ty về vốn trong việc tuyên truyền quảng cáo thương hiệu VinaTea về lâu dài vì đây là một việc đầu tư mang tính chiến lược và lâu dài. Để tạo được một thương hiệu mà được mọi người chấp nhận thì vấn đề không phải trong ngày một ngày hai mà nó có thể phải mất nhiều năm và chi phí cho quảng cáo là rất lớn, do đó ta phải coi đây là một khoản đầu tư dài hạn cho tài sản vô hình, không thể hạch toán trong một năm được mà phải trong nhiều năm.
Đề nghị Bộ Khoa học - Công nghệ và Ytế ban hành những tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, những tiêu chuẩn về máy móc thiết bị để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời phải thực hiện kiểm tra định kỳ việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm sản phẩm chè trong thực tế, hiện nay công tác này còn chưa được chú ý.
Nếu chúng ta khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất thật nhiều hàng xuất khẩu bằng cách tạo ra thật nhiều ưu đãi nhưng lại làm không tốt công tác hải quan, để hàng mắc lại tại cửa khẩu thì khác nào việc cố đổ gạo ra khỏi bao nhưng lại thắt chặt miệng bao. Vì vậy, để khuyến khích xuất khẩu theo đúng nghĩa, cần có một số thay đổi trong lĩnh vực hải quan như: Đơn giản hoá các chứng từ và thủ tục xuất khẩu. Ban hành văn bản quy định chi tiết các chứng từ và thủ tục này để tránh việc nhân viên hải quan lợi dụng những thiếu sót nhỏ để sách nhiễu doanh nghiệp. Dựa vào ý kiến phản ánh của các doanh nghiệp, tiến hành thanh tra và kiên quyết xử lý các trường hợp tiêu cực.
77 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1797 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả vốn lưu động tại Tổng công ty chè Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều doanh nghiệp có quy mô khá nhưng thiết bị được đầu tư ở mức thấp, thậmchí nhiều loại thiết bị được chế tạo theo kiểu mẫu sao chép nhưng kém chất lượng, không được kiểm nghiệm, đầu tư theo hướng giá rẻ, khấu hao nhanh.
5.1.3. Sản phẩm và thị trường:
Năm 2001 sản lượng chè đã đạt gần 80 ngàn tấn khô, xuất khẩu đạt 67 ngàn tấn, đạt kim nghạch 78 triệu USD, đạt cao nhất từ trước đến nay. Chè Việt Nam đã có mặt tại hơn 40 nước, rất nhiều thị trường nhập khẩu chè Việt Nam trên thế giới tăng nhanh so với cùng kỳ năm trước. Các nước có mức nhập chè Việt Nam tăng từ 200 – 350% như Pakistan, Syria, Mỹ trong đó Pakistan đạt cao nhất trên 600 tấn so với 150 tấn năm 2001. Một số nước tăng ít hơn như Đức, Đài Loan, Ba Lan, Nga… Một số nước thị trường mới được mở ra như Iran, Uzbekistan, thị trường Anh tăng lượnh lớn hơn nhiều so cùng kỳ năm 2001. Riêng thị trường Iraq, nơi chiếm tỷ trọng lớn nhưng 6 tháng đầu năm 2002 chỉ đạt gần 49% so với cùng kỳ. Một số thị trường khác như Nhật Bản, Hà Lan, Malaysia cũng chỉ đạt 55 – 70% cùng kỳ năm trước.
5.2 Tình hình kinh doanh của Tổng công ty trong 3 năm gần đây.
Bước vào năm 2001, bộ máy Hội đồng quản trị và lãnh đạo điều hành của Tổng công ty được bổ nhiệm và sắp sếp hoàn chỉnh bắt đầu hoạt động ngay từ đầu năm kế hoạch, tạo ra bầu không khí mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
Thời tiết năm 2000 tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. ở hầu hết các tỉnh có trồng và chế biến chè mưa thuận, gió hoà, tạo điều kiện cho cây chè sinh trưởng và phát triển tốt.
Cán bộ công nhân viên từ văn phòng Tổng công ty đến các đơn vị cơ sở đoàn kết, hăng hái lao động và công tác đóng góp sức lực và trí tuệ cho sự nghiệp phát triển của Tổng công ty.
Tuy nhiên, sáu tháng đầu năm 2001, trên thế giới còn tồn đọng một lượng lớn chè từ năm 2000 chuyển sang. Mặt khác, do thời tiết trên thế giới thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây chè nên từ đầu vụ đã cho thấy khả năng nhiều nước được mùa chè dẫn đến cung lớn hơn cầu làm cho giá chè giảm bình quân tới 15% và thị trường tiêu thụ rất chậm. Hợp đồng ký với Iraq mãi đến tháng 10 mới mở L/C dẫn đến hơn 20.000 tấn chè Tổng công ty mua về nằm ứ đọng, thậm chí không đủ kho để chứa phải đi thuê ngoài nên phát sinh chi phí rất lớn đến hàng chục tỉ đồng bởi lãi vay vốn ngân hàng và phí thuê kho, phí bảo quản chè.
Sự kiện 11/9 xảy ra tại Mỹ dẫn đến cuộc chiến tranh tại Afganistan làm cho chi phí vận tải biển, chi phí bảo hiểm chiến tranh tăng lên bình quân tới 45.000đ/tấn chè xuất khẩu. Việc chi phí chồng lên chi phí cũng làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty giảm sút nghiêm trọng. Thị trường Pakistan đã từ lâu là thị trường lớn của Tổng công ty, việc xảy ra chiến tranh tại Afganistan làm cho một số hợp đồng bị xoá bỏ, làm cho ít nhất 3.000-5.000 tấn chè không bán được. Đố là một tổn thất không nhỏ đối với Tổng công ty và các đơn vị mà đặc biệt là công ty chè Phú Bền trong năm 2001.
Năm 2001 nước Nhật được mùa, kèm theo đó là chè Trung Quốc, Đài Loan với chất lượng cao đã tràn vào Nhật cậnh tranh quyết liệt với chè Việt Nam làm cho số lượng chè xuất khẩu của các công ty chè Sông Cầu và Mộc Châu năm 2001 chỉ bằng 54,6% so với năm 2000. Trong khi sản lượng xuất khẩu giảm thì giá cũmg giảm 11,3%.
Năm 2002, giá chè thế giới vẫn còn ở mức thấp nên kim nghạch xuất khẩu của ta tăng không đáng kể. Năm 2002, gía xuất khẩu bình quân của các loại chè Việt Nam ở mức 928 USD/tấn, giảm khoảng gần 20% so với năm 2001. Do đó năm 2002, lượng chè xuất khẩu tăng 10% song kim ngạch chỉ tăng 4%.
Biểu số 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (2000-2002)
Đơn vị: VNĐ
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
1. Tổng Doanh thu
311.161.950.280
348.659.551.291
365.229.779.984
- Các khoản giảm trừ
328.230.179
252.192.497
4.920.957.591
2. Doanh thu thuần
310.833.720.101
348.407.358.794
360.308.822.393
3. Giá vốn hàng bán
217.218.975.221
274.465.621.778
277.166.167.195
4. Lợi nhuận gộp
93.614.744.880
73.941.737.016
83.142.655.198
5. Chi phí bán hàng
37.502.681.290
45.910.247.713
67.891.550.926
6. Chi phí QLDN
24.099.674.747
29.493.311.659
26.024.550.641
7. Lợi nhuận từ HĐSXKD
32.012.388.843
-1.461.822.358
-10.773.446.369
8. Lợi nhuận từ HĐTC
- 28.902.537.591
-4.994.220
-310.713.643
9. Lợi nhuận bất thường
5.107.577.548
8.766.220.173
19.605.346.022
10. Tổng lợi nhuận trước thuế
8.217.428.800
8.548.849.111
8.561.186.010
(Nguồn: Phòng kế toán)
Năm
Chỉ tiêu
2000
(%)
2001
(%)
2002
(%)
1. Giá vốn/Doanh thu thuần
69,88
78,72
76,92
2. Chi phí BH/Doanh thu thuần
12,65
13,17
18,84
3. Chi phí QL/Doanh thu thuần
7,75
8,45
7,22
Tổng lợi nhuận trước thuế của Tổng công ty trong 3 năm gần như ổn định, không có sự thay đổi đáng kể, chứng tỏ việc kinh doanh của Tổng công ty rất ổn định. Tuy nhiên ta thấy rằng mức chênh lệch giữa tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế là rất lớn và nguyên nhân chủ yếu là do chi phí trong quá trình sản xuất còn quá lớn.
Các khoản giảm trừ doanh thu tăng nhanh vào năm 2002 làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của Tổng công ty là do:
- Việc nhiều hàng bán bị trả lại do tình hình chính trị không ổn định trên thế giới, và thị trường lớn nhất của Tổng công ty chè Việt Nam là Iraq đang có nhiều thay đổi do việc Mỹ chuẩn bị chiến tranh.
- Tổng công ty đã chú trọng đến chính sách bán hàng và khuyến khích sự tiêu dùng của khách hàng bằng việc giảm giá hàng bán đối với những khách hàng mua nhiều và nhất là đối với những khách hàng thanh toán đúng hạn.
+ Giá vốn hàng bán tăng dần qua các năm cho ta thấy rằng chi phí trực tiếp nguyên vật liệu tăng dần, tỷ lệ Giá vốn/Doanh thu thuần tương ứng là 69,88%; 78,72%; 76,92% điều này cho thấy chi phí vẫn còn tương đối lớn.
+ Chi phí bán hàng của Tổng công ty tăng nhanh qua từng năm lí do là Tổng công ty đẩy mạnh việc xúc tiến bán hàng, mở rộng thêm nhiều thị trường mới, tổ chức, tham gia các hội trợ triển lãm, ký hợp đồng xuất khẩu chè và nhập khẩu hàng hoá.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp của Tổng công ty qua các năm là tương đối ổn định, tuy có sự thay đổi nhưng không đáng kể, điều đó cho thấy việc tổ chức sản xuất là tương đối tốt.
II. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng công ty chè Việt Nam.
1. Tình hình huy động và sử dụng vốn lưu động tại Tổng công ty.
1.1 Tình hình huy động vốn lưu động tại Tổng công ty.
Biểu số 2: Bảng cơ cấu nguồn vốn lưu động của Tổng công ty.
Đơn vị : 1000đ
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Tổng nguồnVLĐ
686.517.511
791.471.686
1.007.415.532
1. Vốn chủ sở hữu
39.459.885
98.225.398
114.040.205
+ Ngân sách cấp
37.436.303
91.543.919
104.623.301
+ Tự bổ xung
2.023.582
6.681.479
9.416.904
2. Nợ phải trả
647.057.626
693.246.288
893.375.327
+ Nợ ngắn hạn
486.036.310
562.078.671
779.041.788
+ Nợ dài hạn
91.465.628
85.828.300
81.953.977
+ Nợ khác
69.564.688
45.339.317
32.379.562
Tổng công ty chè Việt Nam là một Tổng công ty Nhà nước, nguồn vốn lưu động được hình thành từ hai nguồn là: Nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn đi vay.
Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân trong 3 năm (2000-2002) chiếm 11,8% trong trong tổng nguồn vốn huy động là tương đối thấp, điều này làm cho Tổng công ty hạn chế về vấn đề tự chủ tài chính.
Nguồn thứ hai cung cấp cho Tổng công ty là nguồn vốn đi vay (hầu hết là vay ngắn hạn). Nguồn này ngày càng tăng cụ thể: nợ phải trả của Tổng công ty năm 2000 chiếm 88,33% trong tổng số vốn lưu động tương đương với số tiền là 647.057.626 nghìn đồng, năm 2001, 2002 lần lượt chiếm 87,6% và 66,68% tương đương với số tiền là 6.681.479 và 893.375.327 nghìn đồng.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến nợ phải trả của Tổng công ty ngày càng tăng, như đã nói ở trên do hàng tồn kho tăng, nợ phải thu tăng vẫn chiếm tỷ trọng lớn làm cho vốn của Tổng công ty một mặt bị chiếm dụng, mặt khác bị ứ đọng trong kho. Để tiếp tục cho hoạt động sản xuất kinh doanh Tổng công ty phải đi vay vốn và chiếm dụng của đơn vị khác làm cho nợ phải trả tăng. Nợ phải trả tăng và chiếm tỷ trọng lớn trên tổng số vốn lưu động tạo ra một nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình sử dụng vốn của Tổng công ty. Vì Tổng công ty chè Việt Nam có mặt hàng kinh doanh chủ yếu là chè đen xuất khẩu mà thị trường tiêu thụ chính tại là Iraq cho nên việc thanh toán thường chậm hơn so với các thị trường khác. Mặt khác ta thấy rằng vốn ngân sách cấp cho Tổng công ty hàng năm là rất ít, không đáng kể. Trong 3 năm (2000 – 2002) thì trung bình mỗi năm nhà nước cấp cho Tổng công ty một lượng vốn bằng 9% lượng vốn lưu động cần thiết. Do đó ta thấy rằng vốn kinh doanh của Tổng công ty hàng năm vẫn chủ yếu là vốn vay Ngân hàng.
1.2. Tình hình sử dụng vốn lưu động tại Tổng công ty chè Việt Nam.
Biểu số 3: Tài sản lưu động bình quân các năm 2000 - 2002
Đơn vị: VNĐ
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
686.517.510.648
748.536.976.097
961.911.552.619
I. Tiền
15.858.150.548
33.960.872.253
18.864.109.425
1. Tiền mặt taị quỹ
876.401.281
941.795.179
197.153.483
2. Tiền gửi ngân hàng
14.981.749.267
33.019.077.074
18.666.955.942
3. Tiền đang chuyển.
II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
III.Các khoản phải thu
573.764.199.382
609.269.742.993
822.642.508.528
1.Phải thu của khách hàng
472.444.279.859
523.748.135.411
736.082.164.365
2. Trả trước cho người bán
206.236.892
647.829.927
3.228.394.246
3. Phải thu nội bộ
13.539.514.579
10.754.764.049
4. Thuế GTGT được khấu trừ
19.109.296.874
6.214.378.961
5.908.901.283
5. Phải thu hàng hợp tác Liên Xô-Ba Lan
72.019.853.475
72.019.853.475
79.663.377.434
6. Các khoản phải thu khác
867.617.248
1.119.307.552
993.427.809
7. Dự phòng phải thu khó đòi
-4.422.554.545
-4.115.218.830
-4.099.349.580
IV. Hàng tồn kho
88.244.539.035
93.384.018.478
114.720.211.262
1. Hàng mua đang đi trên đường
2.048.402.055
2.178.612.436
2.905.741.828
2. Nguyên vật liệu
482.569.669
899.388.956
3. Công cụ, dụng cụ
45.528.374
55.575.780
4. Chi phí SXDD
237.853.599
4.765.000
31.689.208
5. Thành phẩm
44.626.821
2.399.280.617
6. Hàng tồn kho
89.940.942.977
101.971.140.693
107.343.581.829
7. Hàng gửi đi bán
9.703.601.877
8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
-3.982.641.596
-11.883.224.515
-8.618.648.833
V. Tài sản lưu động khác
8.650.576.683
6.615.842.771
991.469.702
1. Tạm ứng
939.372.805
1.009.330.441
729.474.050
2. Chi phí trả trước
36.222.162
3. Chi phí chờ kết chuyển
4. Tài sản thiếu chờ xử lí
225.773.490
225.773.490
225.773.490
5. Ký quỹ mở L/C
7.485.430.388
5.380.738.840
VI. Chi phí sự nghiệp
0
4.124.743.615
4.693.253.702
(Nguồn: Phòng Kế toán)
2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty chè Việt Nam.
Sử dụng có hiệu quả vốn nói chung và sử dụng có hiệu quả vốn lưu động nói riêng là sự cần thiết mang tính sống còn của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Cũng chính vì vậy mà sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hay không? điều đó ảnh hưởng trực tiếp tiếp đến quá trình tái sản xuất, đến kết quả tài chính của mỗi doanh nghiệp. Từ đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có các quyết định phù hợp nhằm kích thích kinh tế doanh nghiệp phát triển.
2.1.Phân tích chỉ tiêu tổng hợp hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng công ty chè Việt Nam.
Biểu số 4: Chỉ tiêu tổng hợp về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty chè Việt Nam.
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2001
2002
1- VLĐ bình quân
Trđ
686.517
748.537
961.912
2. Doanh thu tiêu thụ
Trđ
310.833
348.407
360.310
3. Lợi nhuận trước thuế
Trđ
8.217
8.549
8.561
4. Sức sản xuất của VLĐ = (2)/(1)
Vòng
0,45
0,46
0,38
5.Thời gian 1 vòng quay VLĐ =360/(4)
Ngày
800
783
947
6. Hệ số đảm nhiệm VLĐ =(1)/(2)
Trđ/Trđ
2,2
2,15
2,67
7. Sức sinh lời VLĐ =(1)/(3)
Trđ/Trđ
83,55
87,56
112,36
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Qua bảng trên ta có thể thấy các chỉ tiêu biến động theo chiều hướng rất phức tạp cụ thể :
* Tốc độ quay vòng vốn lưu động của Tổng công ty là quá chậm ta có thể thấy số vòng quay qua các năm 2000, 2001, 2002 tương ứng là 0,45; 0,46; 0,38 vòng, năm 2002 là rất thấp. Điều này nói lên rằng, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty đã rất thấp lại tiếp tục thấp hơn nữa trong 3 năm gần đây 2000,2001,2002. Nên đã gây ra những lượng vốn lưu động ứ đọng làm giảm số vòng quay trong một kì đồng thời làm tăng thời gian chu chuyển vốn lưu động, thấp nhất cũng phải mất 783 ngày (năm 2001) và cao nhất cũng thì phải mất 947 ngày (năm2002) mới thực hiện được 1 vòng quay của vốn lưu động.
Sở dĩ có hiện tượng trên là vì một lý do cơ bản là do đặc điểm của ngành chè. Vòng quay vốn lưu động rất nhỏ đó là do thời gian luân chuyển quá lớn, một khách hàng lớn của Tổng công ty đó là Iraq đã có một hợp đồng mua hàng trả chậm sau 3 năm (2000-2003) mới thanh toán tiền hàng cho Tổng công ty do đó làm cho khoản phải thu hàng năm là rất lớn, tốc độ tăng của vốn lưu động hàng năm nhanh hơn tốc độ gia tăng của doanh thu tiêu thụ.
* Khả năng tạo doanh thu của vốn lưu động ở Tổng công ty là tương đối tốt và ổn định, cụ thể ta thấy năm 2000, một đồng vốn lưu động tạo ra 2,2 đồng doanh thu và cao nhất là năm 2002, một đồng vốn lưu động tạo ra 2,67 đồng doanh thu.
* Sức sinh lời của vốn lưu động cũng tương đối cao, nó phản ánh một đồng vốn lưu động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Từ bảng ta thấy rằng con số này tăng dần qua các năm và với tốc độ nhanh tương ứng với 83,55 ; 87,56 ; 112,36 chứng tỏ mức sinh lời tốt của vốn lưu động.
2.2. Phân tích khả năng thanh toán của Tổng công ty chè Việt Nam.
Biểu số 5: Đánh giá khả năng thanh toán của Tổng công ty.
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2001
2002
1- VLĐ bình quân
Trđ
686.517
748.537
961.912
2- Tiền mặt
Trđ
15.858
33.961
18.864
3- Khoản phải thu
Trđ
573.764
609.270
822.642
4- Hàng tồn kho
Trđ
88.245
93.384
114.720
5- Nợ ngắn hạn
Trđ
486.036
562.079
779.042
6-Hệ số thanh toán hiện hành =(1)/(5)
1,41
1,33
1,23
7- Hệ số thanh toán nhanh =[(2)+(3)]/(5)
1,21
1,14
1,08
8- Hệ số thanh toán tức thời =(2)/(5)
0,032
0,06
0,024
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Hệ số thanh toán hiện hành là thước đo khả năng có thể trả nợ của doanh nghiệp. Nó chỉ ra phạm vi, quy mô mà các yêu cầu của chủ nợ được trang trải bằng tài sản lưu động có thể chuyển đổi thành tiền trong thời kì phù hợp với hạn trả nợ. Qua bảng trên có thể nhận thấy Tổng công ty chè Việt Nam ba năm qua luôn duy trì được chỉ số này lớn hơn 1. Điều này có nghĩa là tổng tài sản lưu động của Tổng công ty lớn hơn nợ ngắn hạn hay Tổng công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng vốn lưu động chứ không cần phải bán bớt tài sản cố định.
Chỉ tiêu thứ 2 là hệ số thanh toán nhanh, là tỷ số giữa những tài sản quay vòng nhanh (tiền mặt + CK ngắn hạn + khoản phải thu ) so với nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán nhanh là tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn về khả năng trả các món nợ hiện hành so với hệ số thanh toán hiện hành. Nguyên tắc cơ bản đối với chỉ tiêu này đưa ra là 1:1. Qua các số liệu trong bảng có thể thấy hệ số thanh toán nhanh của Tổng công ty tương đối tốt và ổn định tuy có giảm dần từ 2000- 2002 nhưng Tổng công ty cần duy trì ở mức trên, không để cho chỉ số này tụt hơn nữa.
Ngoài hai chỉ tiêu trên, khi đánh giá khả năng thanh toán của Công ty, người ta còn sử dụng tới hệ số thanh toán tức thời. Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả mà không cần thu hồi các khoản phải thu hay bán gấp lượng hàng tồn kho. Trên thực tế, để đảm bảo khả năng thanh toán của các doanh nghiệp thường muốn duy trì hệ số thanh toán tức thời của đơn vị mình lớn hơn 0,5 nhưng cũng không qúa cao để tránh tình trạng lãng phí vốn, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Qua quan sát ta thấy công ty đang duy trì hệ số thanh toán tức thời tương đối thấp, chỉ có năm 2001 là đạt yêu cầu, năm 2002 là thấp nhất điều đó có nghĩa là phần vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản lưu động. Vì vậy khi phát sinh nhu cầu về tiền mặt với số lượng lớn doanh nghiệp sẽ không còn cách nào khác là phải đi vay ngắn hạn với lãi suất cao, dẫn tới tăng chi phí về vốn.
Vậy có thể thấy rằng: khả năng thanh toán là một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng như tới sự phát triển ổn định bền vững lâu dài của doanh nghiệp. Trước thực tế trên chắc chắn rằng Tổng công ty chè Việt Nam cần đưa ra biện pháp kịp thời để tăng cường khả năng thanh toán tức thời của đơn vị mình.
2.3 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh.
Biểu số 6: Về nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của TCT.
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1. Khoản phải thu
2. Hàng tồn kho
3. Nợ ngắn hạn
573.764
88.245
486.036
609.270
93.384
562.079
822.642
114.720
779.042
Nhu cầu VLĐ thường xuyên
175.937
140.575
158.320
( Nguồn: Phòng Kế Toán)
Biểu số 7: Về vốn lưu động thường xuyên của TCT.
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1. Tài sản cố định
2. Vốn chủ sở hữu
3. Nợ dài hạn
45.591
85.491
91.466
42.953
98.225
85.828
45.504
114.040
81.954
VLĐ thường xuyên
131.366
138.100
150.490
( Nguồn: Phòng Kế Toán)
Biểu số 8: Vốn bằng tiền của TCT
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1. VLĐ thường xuyên
2. Nhu cầu VLĐ thường xuyên
131.366
175.937
138.100
140.575
150.490
158.320
Vốn bằng tiền
-44.571
-2.475
-7.830
( Nguồn: Phòng Kế Toán)
Nhìn vào các bảng từ 6 đến 8 ta thấy cả VLĐ thường xuyên và Nhu cầu VLĐ thường xuyên đều dương, chứng tỏ toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn. Tuy nhiên lượng vốn bằng tiền của Tổng công ty lại âm chứng tỏ Tổng công ty không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Doanh nghiệp cần phải tìm cách giảm lượng hàng tồn kho, tăng thu từ các khoản phải thu từ khách hàng.
III. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty chè Việt Nam.
1. Những kết quả đạt được.
Mặc dù còn có rất hạn chế về vốn ngân sách cấp, Tổng công ty đã tích cực tranh thủ huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau như vay Ngân hàng, tận dụng được nguồn vốn chiếm dụng trong kinh doanh, đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh, làm tăng doanh thu hàng năm. Tự bổ sung vốn lưu động nhằm làm tăng năng lực tài chính của Tổng công ty, điều này thuể hiện sự nỗ lực của Tổng công ty trong việc huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, hoàn trả vốn vay mượn, giữ được uy tín và vị thế với bạn hàng và nhà đầu tư.
2. Những hạn chế và nguyên nhân.
- Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty qua các năm ta thấy rằng doanh thu và lợi nhuận là rất thấp so với vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng. Trong bảng cân đối kế toán ta thấy tài sản lưu động của Tổng công ty là rất lớn so với Tài sản cố định và cụ thể hơn là các khoản phải thu và hàng tồn kho là rất lớn. Điều đó nói lên rằng tuy tình hình kinh doanh của Tổng công ty qua 3 năm qua là tốt, lợi nhuận thu được là tương đối cao nhưng việc sử dụng vốn lưu động hiệu quả chưa cao, tốc độ quay vòng vốn còn chậm, Tổng công ty còn để cho khách hàng chiếm dụng vốn nhiều.
- Về thị trường, ta thấy rằng Iraq là một trong những thị trường lớn nhất của Tổng công ty chè Việt Nam, mặc dù năm 2002 Chè Việt Nam đã suất khẩu được 72.000 tấn đi 52 nước khác nhau nhưng thị trường Iraq vẫn là thị trường lớn nhất. Tuy nhiên, lượng hàng xuất khẩu sang Iraq thường phải 3 năm sau Tổng công ty mới nhận được tiền, điều đó gây ảnh hưởng rất lớn tới cơ cấu vốn lưu động của Tổng công ty. Sự biến động của giá chè trên thị trường thế giới cùng với sự phát triển của một số đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Nhật Bản…tạo nên nhiều rủi ro cho Tổng công ty.
- Phần lớn vốn kinh doanh của Tổng công ty là vốn vay ngắn hạn Ngân hàng, trong khi đó các khoản phải thu quá lớn, theo chiều hướng ngày càng tăng để bù đắp thiếu hụt vốn, số vốn vay ngắn hạn cũng tăng lên cùng với sự ra tăng của vốn bị chiếm dụng. Trong quá trình sản suất còn có nhiều lãng phí, do nhiều dây truyền sản xuất còn lạc hậu, đã sử dụng lâu năm dẫn tới năng suất không cao, còn có nhiều phế phẩm, chi phí cho quản lí lớn do bộ máy quản lý còn cồng kềnh.
Nguyên nhân chính của việc các khoản nợ mà Tổng công ty phải thu qua các năm ngày càng cao đó là việc Tổng công ty bán trả chậm chè sang thị trường Iraq, hợp đồng này có hiệu lực trong vòng 3 năm ( 2000-2002) sang 2003 thì bên Iraq sẽ thanh toán đầy đủ cho Tổng công ty. Hợp đồng này là một trong những thoả thuận giữa Nhà nước ta và Iraq, phục vụ cho quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước do đó Tổng công ty được ưu đãi trong việc vay Ngân hàng trong 3 năm.
Tóm lại: Tổng công ty chè Việt Nam là một Tổng công ty Nhà Nước hoạt động trong nhiều lĩnh vực nhưng chủ yếu là hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu chè. Hoạt động của Tổng công ty không những tạo ra vị thế cho việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam mà nó còn thực hiện nhiều mục tiêu khác của Nhà nước đó là tạo công ăn việc làm cho bà con dân tộc các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa, phủ xanh đất trống đồi trọc. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động thì Tổng công ty còn gặp phải nhiều vấn đề cần giải quyết trong đó có vấn đề về vốn, hiệu quả vốn lưu động của Tổng công ty vẫn chưa cao, chưa phù hợp với quy mô và mục tiêu của Tổng công ty đề ra. Do đó, trong thời gian tới Tổng công ty cần có những giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả vốn lưu động hơn nữa để góp phần mở rộng quy mô của Tổng công ty Nhà nước.
Chương 3
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn lưu động ở Tổng công ty chè việt nam
I. Định hướng phát triển của Tổng công ty.
Từ nay đến năm 2010, dự kiến diện ích chè của cả nước thể đạt 130.000 – 150.000 ha. Trong đó, diện tích chè kinh doanh có thể đạt 120.000ha, tương ứng với diện tích trên, tổng sản lượng chè thành phẩm của cả nước sẽ đạt 130.000 – 150.000 tấn vào năm 2010. Như vậy, để ngành Chè của Việt Nam phát triển ổn định, cả nước cần xuất khẩu đạt 100.000 – 110.000 tấn, còn lại phục vụ thị trường nội tiêu.
Về chiến lược phát triển từ nay đến năm 2010, Tổng công ty sẽ đầu tư phát triển như sau:
- Xây dựng 15 nhà máy chế biến chè hiện đại tại các tỉnh Trung du và Miền núi để thu mua và chế biến hết nguyên liệu cho các vùng chè mới trồng ở vùng sâu, vùng xa.
- Xây dựng 1 nhà máy nước chè đóng hộp tại Hà Nội.
- Xây dựng 1 nhà máy nước khoáng tại Hà Tây.
- Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thương mại và du lịch.
Phát triển sản xuất đồng thời với tích luỹ bổ xung vốn đảm bảo đủ điều kiện của Tổng công ty Nhà nước.
Một số chỉ tiêu chủ yếu
tt
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2001
Năm 2005
Năm 2010
1.
Doanh thu
Triệu đồng
605.463
1.500.000
2.500.000
2.
Chè xuất khẩu
Tấn
29.000
40.000
60.000
3.
Kim ngạch XK
1000USD
44.433
70.000
130.000
4.
Tổng vốn
Triệu đồng
263.310
500.000
700.000
5.
Lao động
Người
13.150
15.000
18.000
Dự báo về tình hình mặt hàng chè.
Trong hơn một thập kỷ qua, thị trường chè vẫn giữ được cân đối cung cầu. Tuy nhiên, mỗi năm cân đối này lại bị xáo tác động do tính mùa vụ bội thu ở nước sản xuất và nhu cầu nhập khẩu ở các nước tiêu thụ. Sản lượng chè đen và chè xanh trên thế giới tăng 60% trong vòng 20 năm trở lại đây, từ 1,85 lên đến 2,98 triệu tấn. Xu thế hiện nay của các nước trồng chè là chú ý nhiều đến các biện pháp tăng chất lượng và tăng năng suất lao động. Dự đoán trung và dài hạn của chè trên thế giới, cung sẽ vượt cầu.
Dự báo xu thế cạnh tranh của các nước xuất khẩu chè lớn.
Theo dự báo của FAO, sản lượng chè thế giới tiếp tục tăng trong năm 2002 (đạt 3.079 ngàn tấn, tăng khoảng 2,5% so với năm 2001) do sản xuất chè ở nhiều nước đạt tốt, đặc biệt là Sri Lanka, ấn Độ với mức sản lượng khá cao. Bên cạnh đó, Việt Nam và Achentina đã cải thiện được tình trạng canh tác chè. Trong năm 2002, sản lượng sẽ tăng trưởng mạnh không chỉ ở các nước trên và một số nước cung cấp chè lớn ở Đông Phi mà cả những nước nhập khẩu lớn như Pakistan, Iran, Nepan và Etiopia. Theo nhận định của FAO, sản lượng chè thế giới tăng từ 2-3% trong những năm tới và sẽ đạt khoảng 3,5 triệu tấn vào năm 2010.
II. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
1. Đẩy nhanh vòng quay của vốn lưu động.
Qua phân tích ở chương 2 ta thấy vốn lưu động của Tổng công ty có vòng quay rất chậm, do đó vòng quay luân chuyển vốn lưu động lớn trên 800 ngày, điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động là thấp. Nguyên nhân chính của hiện tượng trên đó là việc Tổng công ty xuất chè sang Iraq với một hợp đồng trả chậm sau 3 năm (2000-2003), đó cũng là thoả thuận song phương giữa 2 Nhà nước Việt Nam và Iraq trong quan hệ trao đổi mua bán giữa hai nước. Hàng năm, Tổng công ty xuất khoảng 16.000 tấn chè sang Iraq, chiếm 23% tổng sản lượng xuất khẩu và ta thấy rằng lượng hàng tồn kho hàng năm của Tổng công ty là rất lớn do đó đẫ dãn đến tình hình trên. Để giải quyết vấn đề này thì Tổng công ty cần phải có một số biện pháp cụ thể trong thời gian tới như:
1.1. Phát triển thị trường mới đồng thời duy trì và giữ vững thị trường truyền thống.
Thị trường truyền thống của Tổng công ty là các nước Đông Âu, Iraq, Đài Loan, Pakistan, ấn Độ, Nga, Mỹ… tuy nhiên Những thị trường tiêu thụ lớn như Iraq, Pakistan thì nền chính trị không ổn định đã gây ảnh hưởng rất lớn tới sản lượng xuất khẩu của Tổng công ty, những thị trường tiềm năng như Nga, Đức, Nhật Bản thì những thị trường này dường như Tổng công ty vẫn chưa khai thác triệt để.
- Đối với thị trường truyền thống: Tổng công ty phải duy trì và giữ vững thị phần cũ, đồng thời thâm nhập sâu vào thị trường thông qua việc thiết lập các kênh tiêu thụ mới, khai thác những vùng thị trường chưa phát triển hoàn chỉnh. Thực tế, chè của Tổng công ty nói riêng và chè của Việt Nam nói chung được xuất sang các nước chủ yếu là chè đen ở dang thô dùng cho công nghiệp chế biến của các nước. Vì vậy Tổng công ty có thể khai thác vùng thị trường với chiến lược sản phẩm mới.
- Đối với các thị trường mới : Trước mắt Tổng công ty có thể bán hàng dưới hình thức đại lý bán hàng kí gửi hoặc trả chậm song phải có những quy định ràng buộc chặt chẽ giữa lợi ích của đại lý với Tổng công ty, đòi hỏi có sự thế chấp hoặc ký quỹ tương xứng, nhằm đảm bảo họ thực hiện đúng hợp đồng và thanh toán đúng hạn. Tổng công ty càn tìm các đại lý có kinh nghiệm trong lĩnh vực chè, có danh tiếng, có uy tín, có tiềm lực về cơ sở vật chất và có thể chấp nhận trả cho họ một mức hoa hồng lớn hơn và chấp nhận một số điều khoản bán hàng ưu đãi hợp lý khác như hỗ trợ thông qua quảng cáo, giới thiẹu sản phẩm, mua các mặt hàng khuyến mại theo sở thích của khách hàng, trợ giá vận tải hàng hoá…Từ đó khuyến khích họ bán và khuyếch trương sản phẩm của Tổng công ty trên thị trường mới, tạo điều kiện để thị trường mới biết đến sản phẩm của mình.
1.2. Nâng cao chất lượng, tăng cường quảng cáo và giao tiếp khuyếch trương sản phẩm.
Việc một số công ty thuộc Tổng công ty áp dụng công nghệ mới đã cho phép Tổng công ty cải tiến chất lượng và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh quyết liệt đòi hỏi Tổng công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng chè trong sản xuất và khâu thu mua.
Quảng cáo ngày càng trở thành một vũ khí cạnh tranh quan trọng của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Hiệu quả của quảng cáo rất khó xác định, song không thể phủ nhận vai trò của nó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên thế giới nhiều công ty khổng lồ vẫn chi hàng triệu đôla cho quảng cáo hàng năm. Vấn đề quan trọng là Tổng công ty chọn phương tiện và hình thức quảng cáo như thế nào. Nội dung quảng cáo rất quan trọng vì nó truyền đạt thông điệp muốn gửi tới khách hàng sao cho thu hút được sự quan tâm của họ và điều quan trọng là dẫn họ đi tới quyết định mua sản phẩm của Tổng công ty. Vì vậy Tổng công ty phải tạo được một đặc điểm nổi bật cho sản phẩm của mình, để làm được điều này không chỉ ngày một ngày hai mà phải mất một quá trình lâu dài và chi phí cho quảng cáo là rất lớn. Thương hiệu của sản phẩm đó là một tài sản vô hình và có gí trị rất là lớn, để được mọi người chấp nhận thì nó phải đáp ứng được rất nhiều yêu cầu của người tiêu dùng từ chất lượng sản phẩm cho tới bao bì …Do đó ở đây ta thấy rằng việc chính là Tổng công ty phải có một chiến lược Marketing hợp lý từ khâu nghiên cứu thị trường, cho đến việc quyết định sản xuất sản phẩm và bán sản phẩm ở trên thị trường.
2. Tăng cường quản lý các khoản của vốn lưu động.
2.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân quỹ.
Việc duy trì một lượng ngân quỹ thích hợp đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo khả năng thanh toán tức thời của công ty cũng như giảm chi phí phải trả cho khoản mục không sinh lời này. Hiện nay Tổng công ty tương đối bị động trước quy mô của ngân quỹ đó là việc thường xuyên thiếu tiền mặt trong thanh toán với khách hàng. Nguyên nhân của tình trạng này là do các khoản nợ ngắn hạn không đủ bù đắp cho các khoản phải thu và hàng tồn kho, mà ở Việt Nam hiện nay thị trường Tài chính vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh để Tổng công ty có thể có nhiều cách huy động hoặc đầu tư ngoài việc đi vay ngắn hạn ngân hàng.
Tuy vay ngắn hạn ngân hàng có tính linh hoạt rất cần thiết cho việc quản lý ngân quỹ, song khoản vay nào cũng có giới hạn, hơn nữa việc duy trì khoản vay ngắn hạn lớn sẽ khiến công ty phải chịu chi phí cao. Để quản lý vốn bằng tiền có hiệu quả thì việc xác định mức dự trữ tối ưu là rất cần thiết. Đồng thời Tổng công ty cần nâng cao công tác dự báo nhu cầu tài chính để có kế hoạch tìm nguồn tài trợ tối ưu.
Như vậy giải pháp này cần được thực hiện theo các bước sau:
- Dự báo nhu cầu tài chính của Tổng công ty. Tổng công ty có thể áp dụng phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu hoặc sử dụng các nhóm chỉ tiêu tài chính đặc trưng tài chính doanh nghiệp để dự kiến bảng cân đối kế toán mới.
- Trên cơ sở các chỉ tiêu dự báo, Tổng công ty định ra các mức ngân quỹ tối ưu cũng như biên độ dao động của nó.
- Trong trường hợp này Tổng công ty có thể áp dụng chính sách quản lý ngân quỹ theo mô hình Miller-Orr, nghĩa là định ra giới hạn trên và giới hạn dưới. Khi lượng tiền mặt vượt quá giới hạn trên, Tổng công ty trả nợ ngắn hạn để đưa mức ngân quỹ về mức dự trữ tối ưu, còn khi lượng tiền mặt qúa thấp thì công ty vay ngắn hạn ngân hàng để bổ xung cho phần ngân quỹ thiếu hụt. Tuy vậy, do có sự khác biệt giữa vay ngắn hạn ngân hàng và mua chứng khoán ngắn hạn là một bên phải trả lãi, còn một bên thu được lãi, chi phí cho mỗi lần vay và trả nợ ngân hàng là khó định lượng… nên Tổng công ty không thể tính toán chính xác được mức dự trữ tối ưu và khoảng cách giữa giới hạn trên và giới hạn dưới của mức tiền mặt dự trữ. Các chỉ số này chỉ có thể ước lượng thông qua phương sai của thu chi ngân quỹ, lãi suất vay ngắn hạn và gửi không kỳ hạn ở ngân hàng và các chỉ tiêu kế hoạch của Tổng công ty.
Điều kiện để có thể áp dụng giải pháp này là Tổng công ty phải có đầy đủ các số liệu về thu chi ngân quỹ để tính phương sai của ngân quỹ, lãi suất vay ngắn hạn ngân hàng và lãi suất cho khoản tiền gửi không kỳ hạn.
Trong tương lai, khi thị trường tài chính Việt Nam phát triển thì doanh nghiệp cớ thể sử dụng chứng khoán ngắn hạn để đảm bảo dự trữ ngân quỹ trong khi khoản tiền đó vẫn sinh lời, có thể bù đắp được phần nào chi phí của việc duy trì ngân quỹ.
2.2 Tăng cường thẩm định tài chính của khách hàng và giảm các khoản phải thu.
Trong ba năm qua các khoản phải thu của Tổng công ty tăng nhanh, đây là vấn đề mà Tổng công ty cần phải có biện pháp khắc phục. Các khoản phải thu lớn dễ dẫn tới tình trạng bị chiếm dụng vốn, ứ đọng vốn, nguy cơ nợ quá hạn gia tăng. Các chi phí liên quan đến các khoản phải thu cũng làm cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp giảm. Việc thu hồi công nợ sớm sẽ nhanh chóng đưa vốn quay vòng vào sản xuất kinh doanh, tăng tốc độ chu chuyển vốn, tạo chủ động cho Tổng công ty trong việc thanh toán nợ, nhất là các khoản vay có tính chất ngắn hạn.
Trước đây, khách hàng của Tổng công ty thường là các khách hàng truyền thống nhưng việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ, đa dạng hoá các loại sản phẩm chè Tổng công ty cần có những khách hàng mới. Do vậy việc cấp tín dụng thương mại của Tổng công ty bây giờ không chỉ có thể dựa vào các mối quan hệ như trước đây nữa mà Tổng công ty phải tiến hành phân tích tín dụng nhằm đảm bảo cho khoản tín dụng được hoàn trả. Bên cạnh đó, Tổng công ty cần định ra một chính sách tín dụng thương mại rõ ràng, hợp lý và thực hiện nghiêm túc chính sách đó.
Để có thể giảm các khoản phải thu, Tổng công ty nên định ra một mức chiết khấu hợp lý nhằm khuyến khích khách hàng trả nợ sớm và thực hiện đòi nợ theo đúng thời hạn tín dụng đã đặt ra, không để tình trạng nợ dây dưa. Mức chiết khấu phải đảm bảo bù đắp được những rủi ro tiềm ẩn của khoản phải thu như: rủi ro vỡ nợ, rủi ro giảm giá trị do ảnh hưởng của lạm phát và các phí tổn phát sinh trong quá trình thu nợ.
Để tránh tình trạng như hiện nay là khách hàng trả nợ tuỳ ý, có khi số hàng mua sau lại được trả tiền trước, Tổng công ty nên sắp xếp các khoản phải thu theo tuổi. Như vậy Tổng công ty có thể biết được một cách dễ dàng khoản nào sắp đến hạn để có thể có các biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền.
Tổng công ty nên lập quỹ dự phòng khoản phải thu khó đòi tương ứng với quy mô và rủi ro của khoản phải thu để có thể giảm được thiệt hại các khoản nợ xấu gây ra đồng thời cũng tránh gây lãng phí do ứ đọng vốn.
2.3 Giảm lượng hàng tồn kho.
Để tránh tình trạng hàng tồn kho quá lớn như trong ba năm qua, Tổng công ty cần có các biện pháp cụ thể hơn để giải quyết vấn đề này. Muốn giải quyết được thì ta phải tìm ra nguyên nhân của nó, như trong mấy năm vừa qua ta thấy tình hình chính trị trên thế giới có rất nhiều biến động, gây ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất khẩu chè của Tổng công ty, tình trạng sản phẩm chè của chúng ta vẫn còn có những vấn đề về chất lượng, chúng ta dường như bỏ ngỏ thị trường trong nước… tất cả những cái đó cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng Tổng công ty bị tồn đọng nhiều hàng như ba năm qua. Do đó trong thời gian tới, Tổng công ty cần phải:
+ Sản xuất chè không khuyết tật:
Quan tâm đầy đủ, chính xác nguyên liệu đầu vào về cấp loại, tồn dư hoá, lý trong chăm sóc, bảo vệ thực vật.
Đổi mới hay cải tiến thiết bị tiên tiến, hiện đại phù hợp, đồng bộ. Con người chỉ kiểm soát tốt được quy trình khi có sự ổn định chất lượng thiết bị.
Thực hiện quy trình chế biến đúng loại từ nguyên liệu, góp phần đảm bảo điều kiện tốt cho sấy, sàng, tạo mặt hàng không lẫn, độ ẩm sản phẩm sau chế biến không cao. Bảo quản sau chế biến cần chú ý việc hoàn thiện điều kiện kho tàng, chế độ, phương pháp bảo quản tiên tiến, giữ tốt chất lượng chè.
+Về thị trường:
Những năm gần đây, ngành chè Việt Nam đã và đang cố gắng tập trung vào các thị trường lớn, tranh thủ các thị trường nhỏ, có kế hoạch mở rộng quyền kinh doanh và quyền phân phối của doanh nghiệp chè Việt Nam. Hiệp hội chè Việt Nam và Tổng công ty chè Việt Nam đã tập trung làm đầu mối xử lí thông tin thị trường, làm đầu mối để các tổ chức xuất khẩu trong nước thực hiện việc xúc tiến thương mại, ký kết các hợp đồng với các đối tác nước ngoài…Để thực hiện được các mục tiêu trên thì toàn bộ Tổng công ty cần phải:
- Nâng thị phần của chè Việt Nam trên thị trường thế giới lên 8 – 10%, với các biện pháp tổng thể về: đảm bảo tổng khối lượng và thời gian giao hàng, đảm bảo chất lượng, đảm bảo mức giá cả cạnh tranh bằng mức giá bình quân thế giới, thực hiện mạnh mẽ các biện pháp tuyên truyền quảng cáo chè phù hợp với thị hiếu, đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
- Phát triển toàn diện các quy mô sản xuất thích hợp với từng vùng. Chú trọng phát triển các loại hình trang trại các hình thức chế biến chè phù hợp với quy mô từng vùng nguyên liệu. Hiện đại hoá công nghiệp chế biến chè, chú trọng sản xuất chè đặc sản và các loại chè chất lượng cao đáp ứng mọi nhu cầu trong nước và trên thế giới.
- Nhanh chóng xây dựng hệ thống tiêu chuẩn toàn diện và thống nhất về: giống, chất lượng nguyên liệu, chất lượng sản phẩm, quy trình, quy phạm về canh tác và chế biến, tiêu chuẩn kho tàng, tiêu chuẩn về vệ sinh công nghiệp và nhà máy, kiểm tra chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn xuất khẩu.
3. Quản lý chặt chẽ doanh thu và chi phí.
Doanh thu và chi phí là những chỉ tiêu chủ yếu nhằm đánh giá kết quả hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đồng thời cũng là thước đo để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
3.1 Các giải pháp nhằm tăng doanh thu.
Trong những năm trở lại đây, doanh thu của Tổng công ty tăng chậm trong khi đó lượng vốn kinh doanh tăng rất nhanh. Do tính chất cạnh tranh trên thị trường ngày càng mạnh, việc tiêu thụ hàng hoá gặp nhiều khó khăn nên muốn tăng tăng doanh thu trước tiên chúng ta cân xem xét các biện pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hoá.
- Chú trọng xây dựng thị trường.
Do có sự khó khăn chung của ngành chè sắp tới, có thể chúng ta sẽ mất thị trường Iraq nếu liên quân Mỹ-Anh chiếm được Badda. Do đó chúng ta cần phải tìm ra những thị trường mới thay thế để đảm bảo cho lượng chè suất khẩu vẫn đảm bảo chỉ tiêu đặt ra. Tổng công ty cần chú trọng hơn nữa vào thị trường trong nước, đây là một thị trường lâu nay chúng ta đã bỏ ngỏ, với dân số 80 triệu dân thì đây đúng là một thị trường lý tưởng để Tổng công ty có thể tiếp cận.
- Nâng cao chất lượng chè đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh.
Chất lượng sản phẩm là một yếu tố quan trọng trong cạnh tranh, nhất là hiện nay yêu cầu của bên tín dụng ngày càng cao thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm càng đặt ra như một vấn đề bức bách đối với Tổng công ty.
Đây là biện pháp chung để đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường kể cả thị trường Iraq. Mặc dù chè xuất khẩu sang thị trường Iraq là chủ yếu là loại chè có chất lượng trung bình, nhưng với tỷ lệ xuất khẩu vào Iraq khoảng 30%, giá xuất khẩu ưu việt hơn các thị trường khác, nên rất cần coi trọng việc duy trì và mở rộng xuất khẩu vào thị trường này. Tuy nhiên, gần đây Chính phủ Iraq đã có những biện pháp kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu, nên không thể không chú trọng đến việc bảo quản chất lượng.
Cần phải thành lập các trung tâm kiểm tra chất lượng có đủ năng lực để kiểm tra sản phẩm chè như dư lượng thuốc trừ sâu…trước khi đưa ra thị trường để xuất khẩu.
Để có chè bán thành phẩm đạt yêu cầu nhất thiết phải có sự phối hợp với các đầu mối cung ứng để hướng dẫn xử lý ngay từ “ đầu vào” sơ chế, thậm chí từ khâu thu hoạch chè búp. Giá mua hợp lý trên cơ sở coi trọng lợi ích người làm ra nguyên liệu là một trong những biện pháp giải quyết hữu hiệu khâu huy động chè bán thành phẩm cao. Nhưng cách tốt nhất vẫn là xây dựng một số cơ sở sơ chế tại vùng nguyên liệu…Trong chế biến chè, giống chè là một trong những yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm. Hiện nay Việt Nam đã có được một số giống mới, năng suất cao nhưng vẫn cần được kiểm định thêm về chất lượng, nhất là những giống chè chưa thể hiện được tính ưu việt cần cân nhắc thận trọng trước khi trồng đại trà.
- Đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của các thị trường nhập khẩu:
Nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm có tính sáng tạo cao đáp ứng được nhu cầu ngày càng phức tạp của người tiêu dùng. Việc đưa ra những sản phẩm mới cũng là một trong các biện pháp ngăn chặn sự suy giảm tiêu thụ chè tại những thị trường khó tính.
- Củng cố và tiếp tục phát triển các thị trường nhập khẩu, lựa chọn chủng loại thích hợp để thâm nhập vào từng loại thị trường:
+ Củng cố và mở rộng thị trường nhập khẩu trực tiếp chè của Việt Nam như thị trường Trung Cận Đông. Hàng năm thị trường này có thể nhập khẩu tới 50 ngàn tấn chè đen.
+ Khôi phục lại thị trường Đông Âu và Nga hàng năm có thể nhập từ 30-50 nghàn tấn/năm.
+ Đối với thị trường Nhật Bản cần tăng cường mối quan hệ, hợp tác nhằm dành được hỗ trợ khoa học ở cấp nhà nước để đầu tư giống, công nghệ trồng chè và chế biến của nước bạn, đây là hình thức thâm nhập vào hệ thống phân phối cực kỳ phức tạp của thị trường này.
3.2 Các giải pháp nhằm giảm chi phí.
Quản lý chặt chẽ chi phí để sử dụng tiết kiệm các nguồn lực, hạ thấp giá thành nhằm đạt mục tiêu cuối cùng là tăng lợi nhuận. Điều này đặc biệt quan trọng khi mà sản phẩm của Tổng công ty đang khó tiêu thụ do giá thành sản xuất còn cao hơn một số đối thủ cạnh tranh. Trong khi đó Tổng công ty vẫn phải đảm bảo giá mua vào của nguyên liệu sao cho bà con trồng chè được ổn định, khuyến khích tăng sản lượng chè nguyên liệu hàng năm. Để giảm chi phí, Tổng công ty có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Giảm các chi phí quản lý không cần thiết, nếu làm được điều này Tổng công ty có thể tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn vì chi phí quản lý doanh nghiệp của Tổng công ty rất cao.
- Đầu tư đồng bộ hoá các dây truyền, cố gắng hiện đại hoá hoặc thay thế các dây chuyền chế biến cũ bằng các dây chuyền mới có năng suất cao hơn, lượng phế phẩm tạo ra cũng ít hơn tối đa hoá giá trị sản xuất. Đồng thời với việc đổi mới đó có thể giúp cho Tổng công ty có thể đa dạng hoá các loại sản phẩm chè, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thị trường.
- Rà soát lại các định mức Kinh tế- Kỹ thuật như các chỉ tiêu về than, điện, lao động cho 1tấn sản phẩm.
- Giảm lượng lao động gián tiếp, các chi phí văn phòng theo hướng định mức tiền lương, định mức chi phí văn phòng cho từng bộ phận.
III. Kiến nghị.
Để tạo điều kiện cho việc thực hiện những giải pháp trên nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty nói chung và hiệu quả vốn lưu động nói riêng, em xin đưa ra một số kiến nghị.
1. Kiến nghị đối với Nhà Nước.
- Nhà nước cần ban hành tiêu chuẩn chè Việt Nam được đưa ra thị trường( cả trong nước và xuất khẩu).
- Nhà nước cần đầu tư một trung tâm xác nhận chất lượng chè. Giao cho một cơ quan có đủ điều kiện làm việc này một cách công tâm, khách quan để tổ chức quản lý Trung tâm này. Hiệp hội Chè Việt Nam cũng là một cơ quan thích hợp để làm việc này.
- Việc ra đời quỹ Bảo hiểm xuất khẩu chè là rất tốt, Nhà nước cần tham gia một phần cho quỹ này, vì chính là lợi ích của Nhà nước, nhằm kích thích và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đóng bảo hiểm. Quỹ này lớn mạnh không chỉ có lợi cho doanh nghiệp mà có lơi cho sự ổn định của cả một ngành, nền kinh tế.
- Nhà nước cần quan tâm hơn nữa tới việc cấp vốn hàng năm cho toàn ngành Chè nói chung và Tổng công ty chè Việt Nam nói riêng. Đó cũng là Nhà nước hỗ trợ cho Tổng công ty thực hiên mục tiêu của Đảng và Nhà nước là “xoá đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi trọc”, tạo công ăn việc làm cho bà con dân tộc vùng núi.
- Đề nghị Nhà nước cho Tổng công ty và một số các công ty khác có đủ điều kiện về kho tàng, năng lực xuất khẩu được vay vốn với lãi suất bằng 0 để tạm trữ bước đầu khoảng 10.000 tấn chè thành phẩm trong thời gian khoảng 9 – 12 tháng để tạo điều kiện cho các đơn vị này có khả năng mua chè cho các đơn vị ổn định sản xuất.
- Đề nghị Nhà nước cho phê duyệt và cho triển khai ngay chương trình hỗ trợ xúc tiến thương mại để giúp Tổng công ty nhanh chóng thâm nhập, tìm kiếm, khai thác và mở rộng thị trường.
- Ngoài phần vốn hỗ trợ của Nhà nước, đề nghị Chính phủ cho Tổng công ty vay vốn với lãi suất ưu đãi và coi đó là một khoản đầu tư dài hạn cho chương trình xúc tiến thương mại, quảng cáo giới thiệu sản phẩm của Tổng công ty tại Nga.
- Đề nghị Nhà nước cấp vốn lưu động bổ xung cho Tổng công ty để tăng cường năng lực hoạt động kinh doanh của Tổng công ty đặc biệt là đưa Công ty Chè Ba Đình vào hoạt động có hiệu quả ngay từ đầu.
- Đề nghị Nhà nước cho dãn nợ và khoanh nợ các nhà máy chè được đầu tư bằng vốn ODA thuộc các đơn vị trong và ngoài Tổng công ty.
- Để tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp chè làm ăn ổn định lâu dài, giữ vững sản xuất và phát triển chè ở vùng sâu vùng xa đề nghị Nhà nước giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 28% xuống 20%.
- Đề nghị Nhà nước cho phép Tổng công ty vay nguồn vốn với lãi suất ưu đãi thông qua quỹ hỗ trợ phát triển, thông qua hình thức tín chấp mà không phải chịu thế chấp hoặc các điều kiện khác ràng buộc.
- Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các tỉnh, các địa phương có chè rà soát lại các nhà xưởng chế biến hiện có những cơ sở nào không đáp được tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp và chất lượng sản phẩm, không ký hợp đồng với bà con nông dân theo quyết định 80 của Chính phủ thì không cho hoạt động để tạo môi trường lành mạnh sản xuất và chế biến chè trong toàn ngành Chè Việt Nam.
2. Kiến nghị với các Cơ quan chủ quản.
Tổng công ty chè việt Nam là một Tổng công ty đặc thù chuyên sản xuất và chế biến chè ở các tỉnh trung du và miền núi, vùng sâu, vùng xa để phục vụ cho nội tiêu và xuất khẩu, trong đó xuất khẩu là chủ yếu. Trong điều kiện các tỉnh trung du, miền núi còn gặp nhiều khó khăn như hiện nay, đề nghị Chính phủ giữ Tổng công ty chè Việt Nam là Tổng công ty nhà nước để giúp Chính phủ giữ vững sự ổn định và đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển toàn ngành Chè Việt Nam.
Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát trển Nông thôn cho phép chuyển các đơn vị hạch toán độc lập thành đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Chè Việt Nam vì các lý do sau:
- Các công ty sản xuất chè nằm ở vùng sâu, vùng xa nên trình độ quản lý và lãnh đạo của cán bộ thường là yếu. Vì vậy, để công ty làm ăn có hiệu quả, Tổng công ty phải thường xuyên trực tiếp kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn, đôn đốc chỉ đạo sản xuất kinh doanh và quản lý.
- Trong tổ chức và cơ hoạt động hiện tại, nếu làm ăn có lãi hoặc vốn thừa, Tổng công ty không thể điều tiết cho nơi khó khăn hoặc đầu tư phát triển vùng chè mới, song nếu lỗ thì Tổng công ty phải gánh hậu quả, đâylà điều bất hợp lý.
Đề nghị Chính phủ và Bộ tạo điều kiện cho Tổng công ty tham gia phối hợp thực hiện các chương trình quốc gia triển khai ở trung du, miền núi để hỗ trợ cho người làm chè và Ngành chè phát triển.
3. Kiến nghị với các Ngành có liên quan.
Đề nghị Bộ Thương mại đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tiến hành đánh giá hoạt động của các cơ quan của mình ở nước ngoài, nếu thị trường nào không đạt tiêu chuẩn thì đại diện thương mại ở đó sẽ phải chịu trách nhiệm, trước hết là giải thích lý do và đề xuất các biện pháp phấn đấu đẩy mạnh xuất khẩu để đạt chỉ tiêu.
Đề nghị Bộ tài chính có những chính sách hỗ trợ cho Tổng công ty về vốn trong việc tuyên truyền quảng cáo thương hiệu VinaTea về lâu dài vì đây là một việc đầu tư mang tính chiến lược và lâu dài. Để tạo được một thương hiệu mà được mọi người chấp nhận thì vấn đề không phải trong ngày một ngày hai mà nó có thể phải mất nhiều năm và chi phí cho quảng cáo là rất lớn, do đó ta phải coi đây là một khoản đầu tư dài hạn cho tài sản vô hình, không thể hạch toán trong một năm được mà phải trong nhiều năm.
Đề nghị Bộ Khoa học - Công nghệ và Ytế ban hành những tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, những tiêu chuẩn về máy móc thiết bị để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời phải thực hiện kiểm tra định kỳ việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm sản phẩm chè trong thực tế, hiện nay công tác này còn chưa được chú ý.
Nếu chúng ta khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất thật nhiều hàng xuất khẩu bằng cách tạo ra thật nhiều ưu đãi nhưng lại làm không tốt công tác hải quan, để hàng mắc lại tại cửa khẩu thì khác nào việc cố đổ gạo ra khỏi bao nhưng lại thắt chặt miệng bao. Vì vậy, để khuyến khích xuất khẩu theo đúng nghĩa, cần có một số thay đổi trong lĩnh vực hải quan như: Đơn giản hoá các chứng từ và thủ tục xuất khẩu. Ban hành văn bản quy định chi tiết các chứng từ và thủ tục này để tránh việc nhân viên hải quan lợi dụng những thiếu sót nhỏ để sách nhiễu doanh nghiệp. Dựa vào ý kiến phản ánh của các doanh nghiệp, tiến hành thanh tra và kiên quyết xử lý các trường hợp tiêu cực.
kết luận
Tài chính là vấn đề muôn thủa đối với hầu hết các doanh nghiệp, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tồn vong hay phát triển của doanh nghiệp đó. Trong cơ chế thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một trong những biện pháp cần thiết để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đi vào guồng máy hoạt động. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động không chỉ mang lại hiệu quả đối với vốn kinh doanh mà còn có tác động thúc đẩy đến toàn bộ các hoạt động khác như Marketing, sản xuất, nhân sự...sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các bộ phận kinh doanh trong doanh nghiệp chính là hiệu quả cao nhất mà các doanh nghiệp mong muốn.
Nhìn chung giải pháp cho vấn đề tài chính, đặc biệt là vốn lưu động, rất muôn hình muôn vẻ, khó có thể đánh giá một cách tuyệt đối về hiệu quả. Do vậy những giải pháp trong phạm vi bài viết chỉ xin dừng lại ở ý nghĩa nghiên cứu, nhưng cũng hy vọng có thể mang lại cho Tổng công ty chè Việt nam một chút ý tưởng nào đó để hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động ở Tổng công ty. Chúc Tổng công ty sẽ đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày một tốt hơn.
Do điều kiện và thời gian có hạn, những phân tích và giải pháp trong luận văn khó tránh được những khiếm khuyết. Em rất mong sự đóng góp của thầy cô và các bạn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Vũ Duy Hào, giảng viên trường Đại học KTQD và các cô bác công tác tại Tổng công ty chè Việt Nam đã giúp em hoàn thành đề tài này.
Hà Nội, Ngày 15 tháng 04 năm 2003
Tài liệu tham khảo
Giáo trình tài chính doanh nghiệp
+ Trường Đại học Kinh tế quốc dân
+ Trường Đại học Tài chính - Kế toán
2. Phân tích tài chính doanh nghiệp
Josette Peryrard - NXB Thống kê 1997
3. Quản trị doanh nghiệp
Lê Văn Tâm - NXB Giáo dục 1998
4. Quản trị tài chính doanh nghiệp
Nguyễn Hải San - NXB Thống kê
5. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh
+ Trường Đại học Tài chính - Kế toán
+ Trường Đại học Kinh tế quốc dân
6. Giáo trình quản trị hoạt động thương mại.
7. Giáo trình quản trị sản xuất
8. Giáo trình kinh tế và tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp
9. Tạp chí tài chính doanh nghiệp 2000-2002
10. Tạp chí Ngân hàng - Tài Chính 2000-2002
Tạp chí thông tin tài chính số 22/2002, số 1/2000,
12. Cây chè Việt Nam- Nhà xuất bản Nông nghiệp.
13. Tài liệu từ Tổng công ty.
+ Báo cáo tổng kết của Tổng công ty năm 2000, 2001, 2002.
+ Bảng cân đối kế toán Tổng công ty năm 2000, 2001, 2002.
+ Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Tổng công ty năm 2000, 2001, 2002.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29689.doc