Kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển của nước nhà, trong đó kinh tế đối ngoại hay cụ thể hơn là hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có vai trò quan trọng hơn cả. Nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO, vai trò đó lại một lần nữa được khẳng định trong một loạt các chính sách khuyến kích của chính phủ trong thời gian qua. Sự phát triển của mỗi doanh nghiệp sẽ hợp thành sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà.
Trong quá trình nghiên cứu thực tế tại Công ty Cổ phần Xuất khẩu Thuỷ sản II Quảng Ninh, kết hợp với kiến thức đã được học tập tại trường. Với mong muốn giúp một phần nhỏ bé vào sự phát triển của công ty và xa hơn nữa là giúp ích cho sự phát triển kinh tế chung của đất nước, tôi đã cố gắng tìm hiểu, phân tích, đánh giá tình hình chung của công ty để từ đó mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào thị trường Mỹ nói riêng và thị trường xuất khẩu của công ty nói chung.
38 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động Xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Công ty Cổ phần Xuất khẩu Thuỷ Sản 2 Quảng Ninh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m giám đốc điều hành...
* Hội đồng quản trị (HĐQT): Quản trị công ty giữa 2 kì đại hội. Xác định và Quyết định chiến lược kế hoạch phát triển, sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm của công ty, bổ nhiệm bãi nhiệm cách chức giám đốc, kế toán trưởng hoặc đại diện cho công ty nếu HĐQT thấy cần thiết. Quyết định mức lương và lợi ích của các cán bộ quản lý...
* Ban kiểm soát: Do đại hội đồng bầu ra có quyền hạn và nghĩa vụ: kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các bảng tổng kết năm tài chính của công ty; kiểm tra các báo cáo tài chính trước khi đệ trình lên Hội đồng quản trị; kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh...
* Giám đốc (GĐ): Tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐQT và Đại hội đồng Cổ đông, kế hoạch đầu tư của công ty; trình HĐQT phê duyệt các báo cáo về trích lập và sử dụng các quỹ hàng năm của công ty, chuẩn bị báo cáo tài chính.... chịu trách nhiệm trước HĐQT về nhiệm vụ và quyền hạn được giao, quản lý trực tiếp các phòng ban( trừ ban kiểm soát), phân xưởng, các chi nhánh thành viên....
* Phó giám đốc kinh doanh: Chịu trách nhiệm điều hành và hướng dẫn đội ngũ nhân viên kinh doanh, lập kế hoạch, thu hút khách hàng mới và thiết lập quan hệ với các khách hàng để có lợi nhuận cao nhất....
* Phòng kế hoạch kinh doanh: Kiểm tra giám sát dây truyền sản xuất, các hồ sơ chứng từ, các hoạt động kinh doanh trong nước, soạn thảo các văn bản thuộc chức năng nhiệm vụ của phòng, lưu trữ bảo quản toàn bộ các văn bản, hồ sơ, tài liệu liên quan đến chức năng nhiệm vụ của phòng....
* Phòng sản xuất kinh doanh: Kiểm tra, giám sát quy trình chất lượng của hệ thống dây truyền máy móc, hồ sơ chứng từ và sản xuất kinh doanh hàng nội địa trong nước….Các tổ trực thuộc phòng sản xuất kinh doanh: thực hiện các nhiệm vụ được phân công cụ thể tại tổ của mình...
* Phó giám đốc tổ chức hành chính: Tham mưu cho GĐ về mặt tài chính, tổ chức của công ty. Xây dựng và thực hiện các chế độ chính như lương thưởng, chính sách xã hội và các chính sách khác cho người lao động, xây dựng và trình giám đốc các thông số tài chính trong công ty....
* Phòng kế toán tài vụ: Quản lý và giám sát mọi hoạt động về tài chính của công ty, lập các bản cân đối kế toán đệ trình lên PGĐ tổ chức hành chính, phối hợp với các phòng ban chức năng trong việc thực hiện mục tiêu chung của công ty....
* Phòng tổ chức hành chính: Lập kế hoạch và thực hiện công tác tuyển dụng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, tổ chức thực hiện các quy chế... cập nhật và phổ biến các quy định về pháp luật liên quan đến quyền hạn và nghĩa vụ của người sử dụng lao động..... Các ban trong tổ chức: lập các kế hoạch và kiểm tra giám sát, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được giao...
* Phân xưởng chế biến thuỷ sản: Thực hiện các nhiệm vụ sản xuất tại doanh nghiệp, giám sát các hoạt động tại các tổ trực thuộc nhằm tạo ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng và công ty.... Các tổ trực thuộc phân xưởng: thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được phân xưởng giao nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng....
* Các đơn vị trực thuộc. Chi nhánh thành viên: thực hiện các nhiệm vụ về kinh doanh, sản xuất theo đúng chức năng, nhiệm vụ quyền hạn đã được phân công ban đầu tại Công ty.
II- Các nguồn lực của công ty:
1- Vốn
* Bảng cơ cấu vốn của công ty
(Đơn vị tính: VNĐ)
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
So sánh2007/2006 (%)
So sánh2008/2007 (%)
Tổng vốn k.doanh
47.967.111.741
47.643.420.682
47.915.223.455
99
101
Chia theo t.chất vốn
* Vốn cố định
18.233.618.936
19.037.128.425
18.204.066.516
104
95,6
* Vốn lưu động
29.733.492.805
28.606.292.257
29.711.157.039
96,2
104
Chia theo sở hữu
* Vốn CSH
2.826.367.703
3.493.236.426
3.578.076.688
123,6
102,4
* Vốn vay
45.140.744.038
44.150.184.256
44.337.146.767
97,8
100,4
( Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ)
*Nhận xét:
- Về tổng vốn kinh doanh trong 3 năm có sự thay đổi không đáng kể.
- Năm 2007 vốn cố định tăng nhẹ so năm 2006( bằng 104%)song lại cao hơn năm 2008( bằng 105%)
- Vốn lưu động giảm nhẹ vào năm 2007( bằng 96,4% so năm 2006) rồi tăng trở lại vào năm 2008( bằng 104% so năm 2007)
- Vốn chủ sở hữu tăng đều qua các năm. Năm 2007 bằng 123,6% so năm 2006 và năm 2008 bằng 102,4% so năm 2007
- Vốn vay đều giảm so năm 2006 song không đều, giảm vào năm 2007(bằng 123,6% so năm 2006) song lại tăng nhẹ vào năm 2008( bằng 100,4% so năm 2007)
- Năm 2007 doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá với nguồn vốn kinh doanh của chủ sở hữu là 5,4 tỷ VNĐ song do năm 2006 công ty làm ăn thô lỗ để lại 1 khoản dư nợ sang năm 2007 nên nguồn vốn chủ sở hữu giảm đi chỉ còn gần 3,4 tỷ VNĐ
*Đánh giá: Cơ cấu vốn chia theo vốn chủ sở hữu dễ dàng cho ta thấy về tình hình nguồn vốn công ty có nhiều bất cập. Vốn đi vay quá cao trong khi vốn chủ sở hữu lại quá nhỏ bé( chỉ chiếm chưa tới 6,3%). Điều nay cho phép công ty có lợi thế là sẽ có thêm nhiều vốn để kinh doanh mở rộng hoạt động sản xuất, đồng thời mặt trái lại đặt công ty vào tình thế khó khăn nếu công ty hoạt động kém hiệu quả. Không chủ động về vốn, mắc một khoản lãi lớn cần trả vào mỗi kì, áp lực từ phía chủ nợ mỗi khi công ty làm ăn không suôn sẻ, chi phí giá thành tăng cao… là một số ít những trở ngại công ty có thể gặp phải từ cơ cấu vốn trên.
2- Nguồn nhân lực:
* Bảng cơ cấu lao động:
( Đơn vị tính: Người)
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
So sánh 2007/2006(%)
So sánh 2008/2007(%)
Tổng số lao động
400
410
560
103
137
Chia theo t.chất l.động
* Trực tiếp
370
375
505
101
135
* Gián tiếp
30
35
55
117
157
Chia theo giới tính
* Nam
20
20
20
100
100
* Nữ
380
390
540
103
138
Chia theo trình độ
* Đại hoc- cao đẳng
30
30
40
100
133
* Trung cấp- PTTH
360
370
500
103
135
* Lao động khác
10
10
20
100
200
( Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ)
* Nhận xét:
Trong 3 năm vừa qua số lượng lao động không ổn định thường xuyên có sự tăng giảm. Tổng số lao động năm 2007 thấp nhất trong 3 năm( bằng 93% so năm 2006 và 73% so năm 2008).
- Lao động trực tiếp tăng qua các năm song tăng mạnh nhất là vào năm 2008( bằng 135% so năm 2007) và áp đảo so lao động gián tiếp tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất tốt hơn, đáp ứng nhu cầu sản xuất. Cơ cấu này rất hợp lý trong hình thức sản xuất của công ty.
- Lao động gián tiếp tăng năm 2007( bằng 117% so năm 2006), năm 2008 tăng mạnh hơn (bằng 157% so năm 2007) cho thấy công ty đang dần chú trọng vào công tác quản lý, năng cao năng suất lao động, cải thiện tình hình khó khăn trong bước đầu công ty cổ phần hoá, số lao động có trình độ chuyên môn tăng lên phần nào cải thiện năng lực cạnh tranh của công ty do có nguồn tài nguyên chất xám giúp ích cho công cuộc hoạch định các chiến lược ngắn và dài hạn cho công ty.....
- Với đặc điểm ngành nghề sản xuất doanh nghiệp có lượng lao động nữ gần như áp đảo trong cả 3 năm và đều tăng qua các năm đặc biệt là vào năm 2008( bằng 138% so năm 2007), trong khi lượng lao động nam rất ổn định trong 3 năm đều như nhau. Cơ cấu trên có lợi thế là nguồn lao động khéo léo, thạo nghề, cẩn thận, tỷ mỉ song số lượng sẽ không ổn định do một số nguyên nhân khách quan mang đặc tính của riêng phái nữ như nghỉ đẻ, lấy chồng rồi không đi làm mà chuyển sang nghề khác, sức khoẻ yếu, không dồn hết thời gian công sức cho công việc vì còn phải lo cho gia đình….
- Lao động chủ yếu là lao động phổ thông làm các công việc không đòi hỏi trình độ chuyên môn cao và đều tăng qua các năm và tăng mạnh nhất vào năm 2008( bằng 135% so năm 2007). Lao động có trình độ làm các công tác văn phòng và quản lý chiếm 1 tỷ lệ khiêm tốn và chỉ tăng vào năm 2008( bằng 133% so năm 2007). Lao dộng khác như làm theo thời vụ khi có hợp đồng với số lượng đột biến chiếm tỉ lệ nhỏ và cũng khá ổn định nhờ công ty đã chủ động trong công tác quản lý công nhân tăng ca và tăng giờ làm mà không thuê thêm người nhằm giữ thế ổn định trong công tác quản lý nhân sự, tránh những biến động xảy ra trong việc thuê thêm nhân công.
3- Tình hình trang thiết bị kĩ thuật:
Công ty ngoài chế biến còn có thêm hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Trong khuôn khổ bản báo cáo tôi chỉ đề cập đến các máy móc trang thiết bị trong sản xuất, được thể hiện trong bảng sau:
*Bảng trang thiết bị kĩ thuật của công ty.
Tên trang thiết bị
Đơn vị tính
Số lượng
Năm s.xuất
Nứơc s.xuất
Công suất
Tình trạng hiện tại
Máy hút chân không
Chiếc
5
1990
Nga
1,5 KW
Quá cũ, hay bị hỏng hóc
Máy màng co
Chiếc
6
2001
Italia
5,5KW
Máy hoạt động tốt
Máy đóng đai
Chiếc
6
1997
Trung Quốc
1,6s/đai
Máy hoạt động chậm hay hỏng
Máy dò kim loại
Chiếc
4
2002
NHật Bản
80m/phút
Máy hoạt động tốt
Tủ cấp đông
Chiếc
7
2000
Nhật Bản
1000Kg/ mẻ
Hoạt động tốt
Máy cấp đông IQF
Chiếc
2
1996
Trung Quốc
500kg/h
Máy thường bị hỏng
Máy ép viên
Chiếc
1
2000
Trung Quốc
0,5tấn/h
Máy hoạt động bình thường
Hầm đông gió
Cái
1
2003
Châu Âu
900kg/mẻ
Hoạt động tốt
( Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ)
* Nhận xét:
Mặc dù doanh nghiệp đã tập trung đầu tư năng cấp nhà xưởng. Cơ sở vật chất kĩ thuật, đổi mới trang thiết bị công nghệ phù hợp cho việc sản xuất các mặt hàng cao cấp xuất khẩu, xây dựng hệ thống xử lý chất thải hợp vệ sinh an toàn thực phẩm… Tuy nhiên thiết bị máy móc của công ty vẫn rất lạc hậu, thiết bị phần lớn là cũ, hay hỏng hóc, thiếu đồng bộ nên hiệu quả sản xuất thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, làm chậm tiến độ làm việc của công nhân, gây khó khăn cho việc thực hiện hợp đồng với đối tác, tăng chí phí sửa chữa đại tu bảo dưỡng….
4. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
*Phân tích: Trong 3 năm trở lại đây( 2006, 2007, 2008). Kết quả hoạt động của doanh nghiệp có sự cải thiện đáng kể.
- Về nguồn vốn công ty vẫn giữ ở mức ổn định, năm 2007 ( bằng 99,3% so năm 2006), năm 2008 (bằng 100,6% so năm 2007). Năm 2006 doanh thu đạt cao nhất trong 3 năm, tiếp đến là năm 2008 (bằng 112,3% so năm 2007) sau là năm 2007 ( chỉ bằng 69,1% so năm 2006). Năm 2006 cũng là năm có tổng chi phí đạt mức cao nhất trong 3 năm, vượt cả mức doanh thu đạt được trong năm đó. Tổng chi phí năm 2008 thấp hơn( bằng 110,8% so năm 2007) và thấp nhất là năm 2007( bằng 67,4% so năm 2006)
- Lao động tăng qua các năm và nhiều nhất là năm 2008( bằng 136,6% so năm 2007) tiếp đến là năm 2007( bằng 102,5% so năm 2006) thấp nhất là năm 2006 với 400 công nhân viên. Năng suất lao động giảm qua các năm và mạnh nhất là năm 2007( chỉ bằng 67,4% so năm 2006) tiếp đến là năm 2008( bằng 82,3% so năm 2007) cao nhất là năm 2006. Thu nhập bình quân tăng đều qua các năm, mạnh nhất là năm 2007( bằng 116% so năm 2006) và tăng nhẹ vào năm 2007( bằng 103,4% so năm 2006).
- Các tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và vốn đều tăng. Số vòng quay của vốn tăng giảm không ổn định. Giảm 0,88 vòng vào năm 2007 so năm 2006 và tăng trở lại vào năm 2008( tăng 0,24 vòng so năm 2007)
Có được kết quả trên là do công ty đã có nhiều biện pháp hợp lý giảm thiểu chi phí, ổn định sản xuất kinh doanh, từ chỗ thua lỗ thường xuyên đã bắt đầu kinh doanh có lãi đời sống công nhân viên ngày càng được cải thiện và năng cao. Năm 2007 công ty gặp khó khăn theo tình hình chung của thế giới song công ty đã vững bước đi lên vượt qua khó khăn và bước đầu đã thu được những tín hiệu hết sức đáng mừng tạo dựng niềm tin trong nội bộ công ty từ đó cũng nâng cao uy tín với bạn hàng trong và ngoài nước.
Chương 2: Tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần xuất khẩu thuỷ sản 2 quảng ninh vào thị trường Mỹ
trong những năm gần đây.
1.Thực trạng xuất khẩu của công ty vào thị trường Mỹ trong 3 năm qua:
1.1 Tổng quan về thị trường Mỹ.
A. Giới thiệu chung về thị trường Mỹ
Mỹ là nước dân chủ hiện đại đầu tiên trên thế giới sau khi cắt đứt quan hệ phụ thuộc vào Anh( năm 1776) và thông qua hiến pháp( năm 1789). Trong thế kỉ 19, nhiều bang mới sáp nhập cùng 13 bang trước đó trở thành một đất nước trải rộng suốt vùng Bắc Mỹ và dành được nhiều quyền lợi ở nước ngoài. Chỉ có 2 sự kiện chấn động xảy ra trong lịch sử Hoa Kỳ là cuộc nội chiến(1861-1865) và cuộc đại khủng hoảng trong thập kỷ 30. Chiến thắng trong thế chiến thứ I và II, kết thúc chiến tranh lạnh năm 1991 Mỹ duy trì vị trí cường quốc số 1 trên thế giới. Nền kinh tế Mỹ luôn tăng trưởng ổn định, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát thấp, công nghiệp phát triển mạnh.
Dân số: 275,6 triệu( tháng7/2000)
Tiền tệ: 1USD= 100 xen
Kinh tế: Mỹ có nền kinh tế lớn, tiên tiến, đa dạng và mạnh về công nghiệp nhất trên thế giới, với GDP bình quân đầu người là 33.900USD. Trong nền kinh tế định hướng thị trường này, các cá nhân và các hãng tư nhân thực hiện phần lớn các quyết định kinh doanh, nhà nước mua phần lớn hàng hoá và dịch vụ cần thiết từ khu vực này. Các doanh nhân Mỹ năng động và linh hoạt hơn những đối tác Tây Âu và Nhật Bản trong việc đưa ra các quyết định đầu tư vốn, sa thải công nhân dư thừa và phát triển sản phẩm mới. Đồng thời họ cũng phải đối mặt với những cản trở lớn để gia nhập thị trường trong nước đầy tính cạnh tranh hơn các hãng nước ngoài tại thị trường Mỹ. Các công ty Mỹ luôn luôn hoặc cũng gần như đi đầu trong các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là máy tính và dược phẩm, hàng không và các thiết bị quân sự, mặc dù cũng có phần hạn chế sau Thế chiến thứ II. Sau năm 1975, trên thực tế phần tăng trong thu nhập chủ yếu thuộc về 20% các hộ gia đình giàu. Từ năm 1994-1999, sản lượng các ngành kinh tế tăng ổn định, mức lạm phát thấp, tỷ lệ thất nghiệp giảm tới 5%. Các vấn đề lớn như đầu tư không đủ trong lĩnh vực hạ tầng kinh tế, chi phí y tế cho người già tăng, thâm hụt lớn trong thương mại và thu nhập các hộ gia đình nghèo không tăng
GDP: 9.255 tỷ USD( năm 1999)
Xuất khẩu: 663 tỷ USD(FOB, 1998)
Nhập khẩu: 912 tỷ USD ( CIF, 1998)
Kiểu nhà nước: Cộng hoà liên bang, truyền thống dân chủ mạnh mẽ
B. Nhu cầu đối với thuỷ sản của thị trường Mỹ
Hiện nay Mỹ là nhà Nhập khẩu(NK) thuỷ sản lớn thứ ba trên thế giới, chỉ đứng sau EU và Nhật Bản. NK thuỷ sản của Mỹ đã tăng liên tục trong hơn thập kỉ qua, từ 5 tỷ USD năm 1990 lên 11,3 tỉ USD năm 2004, trong khi đó XK thuỷ sản của Mỹ hầu như không tăng trong cùng kỳ. Về triển vọng lâu dài, tăng trưởng của NK sẽ mạnh hơn nhiều so với XK. Vì vậy kể từ năm 1992, thâm hụt thương mại ngày càng tăng, năm 2003 đã đạt mức kỉ lục 7,8 tỉ USD. Mặc dù tiêu thụ thuỷ sản trên đầu người của Mỹ vẫn ổn định ở mức 16,3pao/ năm trong nhiều năm nay, nhưng theo dự đoán mức tiêu thụ sẽ tăng do sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng ngày càng rẻ. Hiện nay Mỹ tiêu thụ gần 12tỷ pao thuỷ sản/ năm. Đến năm 2020 dự tính 50% nguồn cung cấp cho thị trường Mỹ sẽ xuất phát từ nuôi trồng. Hiện tại 70% thuỷ sản tiêu thụ ở Mỹ là từ nguồn NK, trong đó có đến 40% là sản phẩm nuôi trồng. Sự tăng trưởng về kinh tế, dân số tăng lên và sự chuyển dịch dân số sẽ dẫn đến những thay đổi trên thị trường thuỷ sản Mỹ trong thập kỷ tới, nó sẽ tác động đến sự lựa chọn sản phẩm cho người tiêu dùng. Dự đoán tôm vẫn là mặt hàng dẫn đầu về tiêu thụ tại thị trường Mỹ.
Nuôi trồng thuỷ sản ở Mỹ được đánh giá là một lĩnh vực phát triển mạnh và mang đậm tính thương mại, họ chỉ nuôi những loài quý có nhu cầu cao và có lãi. Bên cạnh đó ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản của Mỹ phát triển mạnh và đạt trình độ và sinh lợi rất cao, có vai trò quyết định và mang lại hiệu quả cho cả ngành thuỷ sản nước này. Hiện Mỹ có khoảng 1500 cơ sở chế biến được trang bị máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Ngoài ra Mỹ sử dụng các nguyên liệu thủy sản trong nước và nhập khẩu để chế biến các loại thực phẩm rất đa dạng. Công nghiệp tập trung vào sản xuất ra ba dạng mặt hàng chính là các sản phẩm tươi, đông lạnh và đồ hộp. Họ không chỉ chế biến ra các sản phẩm thuỷ sản phục vụ người tiêu dùng mà còn chế biến thức ăn cho động vật nuôi, dầu cá và nhiều sản phẩm khác.
C. Xu hướng tiêu dùng:
Tôm đông lạnh nhập khẩu được người Mỹ ưu thích về hình thức và kích cỡ phổ biến. Người tiêu dùng thường mua tôm với nhiều kích cỡ khác nhau, thông dụng nhất là cỡ 26-30con/pound và 36- 40con/pound. Ngoài ra tôm sú, tôm nâu, tôm hùm cũng là những mặt hàng tiêu thụ nhiều ở Hoa Kì. Những năm qua, người tiêu dùng Hoa Kì ngày càng ưu chuộng sản phẩm tôm chế biến và tôm đông lạnh với số lượng ngày càng tăng cao qua các năm.
D. Những quy định, chế tài khi nhập khẩu thuỷ sản vào Hoa Kì
Theo luật, tất cả các loại thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu đều phải chịu sự điều tiết của các luật liên bang như: Luật về Thực phẩm, Dược phẩm, Bao bì và Nhãn hàng, và một số phần của Luật về Dịch vụ y tế. Ngoài ra còn có các quy định riêng của các Bộ. Ngoài hệ thống luật liên bang, mỗi bang hoặc khu hành chính đều có hệ thống pháp luật riêng. Pháp luật bang và khu hành chính không được trái với Hiến pháp của Liên bang. Bất cứ hàng hoá nào nhập khẩu vào Hoa Kì phải đảm bảo các tiêu chuẩn như các sản phẩm nội địa. Nhà xuất khẩu và chế biến đều phải tuân theo các quy định của Hoa Kì, cụ thể là theo Bộ luật Liên bang Hoa kì CFR để đảm bảo sản phẩm không có độc tố, an toàn trong sử dụng và được sản xuất trong điều kiện vệ sinh. Không phải mọi doanh nghiệp đều có thể đưa hàng vào Hoa Kì. Bô luật Liên bang Hoa Kỳ 21 CFR, quy định từ ngày 18/12/1997 chỉ các doanh nghiệp nước ngoài nào đã thực hiện kế hoạch HACCP có hiệu quả mới được đưa hàng thuỷ sản vào Hoa Kỳ.
HACCP ( hazard analysis control critical point- hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) là một kế hoạch quản lý tiếp cận mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng thực phẩm thông qua việc phân tích mối nguy và thực hiện các biện pháp kiểm soát tại các điểm kiểm soát tới hạn. Kế hoạch HACCP nhấn mạnh vai trò của nhà sản xuất, thường xuyên ngăn ngừa và xử lý kịp thời những mối nguy có thể xâm nhập vào sản phẩm từ khâu nguyên liệu tới sản phẩm cuối cùng. Các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản muốn xuất khẩu sang Hoa kì cần phải lập kế hoạch HACCP cho sản phẩm xuất khẩu của mình và gửi cho cơ quan FDA của Hoa Kì trước mỗi chuyến giao hàng thông qua nhà nhập khẩu.
E .Tình hình nhập khẩu thuỷ sản tại Mỹ hiện nay
Do suy thoái kinh tế thu nhập của người tiêu dùng thế giới giảm, nhu cầu tiêu thụ tôm thay đổi từ tôm cỡ lớn sang tôm cỡ nhỏ giá rẻ. Tình hình ảm đạm của nền kinh tế Mỹ khiến cho các nhà phân phối và thu mua thuỷ sản rất lo ngại. Nhu cầu đối với tôm và các sản phẩm thuỷ sản đều giảm vì người tiêu dùng phải chi tiêu nhiều hơn cho giá xăng, dầu tăng giá. Nền kinh tế suy thoái dẫn đến sự thay đổi trong thói quen người tiêu dùng. Theo khảo sát đối với 50.000 người tiêu dùng, khoảng 2/3 số người được hỏi đã giảm chi, và khoảng một nửa ít ăn hàng hơn trước. Khoảng 1/3 người tiêu dùng chuyển sang các mặt hàng giá rẻ hơn. Một cuộc khảo sát khác trên 47.000 người cho biết đa số họ giảm mua thuỷ sản và một số thực phẩm đông lạnh khác. Xu hướng này tiếp tục ảnh hưởng tới nhu cầu đối với tôm tại các nhà hàng, kênh tiêu thụ tôm chính tại Mỹ. Giá tôm sú giảm mạnh, thấp hơn hẳn mức bán năm 2006.
1.2. Thực trạng xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Xuất khẩu Thuỷ sản II Quảng Ninh vào thị trường Mỹ.
* Bảng tình hình xuất khẩu của công ty vào thị trường Mỹ
Chỉ tiờu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
So sỏnh 2007/2006(%)
So sỏnh 2008/2007(%)
Tổng kim ngạch xuất khẩu
107.408
70.096
83.320
65
119
K. Ngạch xuất khẩu vào Mỹ
19.187
16.220
17.998
85
111
Hình thức xuất khẩu
* Trực tiếp
0
0
0
* Gián tiếp
19.187
16.220
17.998
85
111
Chủng loại xuất khẩu
* Tôm
18.175
15.260
17.008
84
112
* Mực
1.012
960
990
95
103
( Đơn vị tính: Triệu VNĐ)
( Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ)
Nhìn vào bảng số liệu trên dễ thấy Mỹ là thị trường truyền thống lâu đời và là một trong 3 thị trường chính của công ty. Hàng năm kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ qua các năm luôn chiếm 1 tỷ lệ rất cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong 3 năm gần đây lượng kim ngạch xuất khẩu có nhiều biến đổi bất ổn định. Giảm mạnh vào năm 2007( chỉ bằng 85% so năm 2006) song đã có tín hiệu khả quan tăng nhẹ vào năm 2008( bằng 111% so năm 2007). Có những bất ổn trên có nguyên nhân từ cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới bắt đầu lan rộng mạnh mẽ vào năm 2007, làm thay đổi nhu cầu tiêu dùng của người dân nước này, khiến các nhà phân phối thuỷ sản ở nước này e dè hơn và ít nhập khẩu thuỷ sản hơn. Trong tình hình đó Công ty cũng chịu chung số phận của ngành. Lượng đơn đặt hàng, hợp đồng đều giảm khiến kim ngạch xuất khẩu năm 2007 giảm mạnh. Đến năm 2008 trong nửa đầu của năm tình hình không mấy khả quan, song nửa cuối năm tình hình đã có nhiều khởi sắc, các chính sách kích cầu tiêu dùng đã có tác dụng phần nào vào tâm lý người dân, khiến họ tiêu dùng nhiều hơn( trong đó có thuỷ sản). Km ngạch xuất khẩu năm 2008 qua đó cũng có sự tăng khả quan hơn.
A. Theo hình thức xuất khẩu
* Quy trình xuất khẩu
Quy trình xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá đều theo một sơ đồ chung, song tuỳ thuộc vào mặt hàng xuất, nhập hay loại sản phẩm mà có các quy định riêng kèm theo nó.
Sơ đồ quy trỡnh xuất nhập khẩu thủy sản
Công ty nhận sản xuất sản phẩm theo hợp đồng đã kí kết với đối tác. Do một phần còn hạn chế về năng lực công ty chỉ nhận xuất FOB cho phía đối tác nhằm tránh các rủi ro có thể gặp phải. Quy trình xuất khẩu được tóm tắt lại như sau:
Sau khi công ty sản xuất các sản phẩm đảm bảo theo yêu cầu đã kí kết với phía đối tác. Công ty gửi hồ sơ xin cấp phép xuất khẩu về cục Quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản (NAFIQAVED) . Trong thời hạn 5 ngày làm việc, NAFIQAVED có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thông báo kết quả cho phía công ty, trong thời hạn 15 kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, NAFIQAVED sẽ cấp giấy phép xuất khẩu (trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu dõ lý do. Sau khi được cấp phép hàng sẽ được chở tới cảng tập kết. Tại đây người đại diện cho công ty sẽ tiến hành làm các thủ tục Hải quan( nộp và xuất trình hồ sơ hải quan). Công chức hải quan tiến hành kiểm tra hồ sơ( trường hợp không chấp nhận đăng kí hồ sơ hải quan thì phải ghi rõ lý do không chấp nhận để người khai hải quan biết). Tùy theo quyết định của Chi cục trưởng Hải quan, hàng hoá sẽ có hình thức, biện pháp, cách thức kiểm tra phù hợp sau đó tiến hành đối chiếu giữa thực tế hàng hoá và hồ sơ hải quan. Hàng hoá sẽ được thông quan ngay sau khi người đại diện công ty có xác nhận của cơ quan hải quan trên tờ khai về kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá và hồ sơ hải quan, đồng thời nộp thuế theo quy định của pháp luật.
* Hợp đồng xuất khẩu: ( Theo điều kiện FOB INCOTERMS ( một cảng Việt Nam))
Thông tin chung về người bán và người mua(......)
Đã thoả thuận và kí hợp đồng với những điều kiện dưới đây:
1. Tên giao hàng:......
2. Số lượng:......
3. Quy cách sản phẩm:.......
4. Giá cả:.....
5. Thời gian giao hàng:.....
6. Bao bì, ký mã hàng:......
7. Giám định:......
8. Hun trùng:........( phải được xác nhận của Cục Bảo vệ thực vật nước Việt Nam)
9. Điều kiện xếp hàng và thưởng phạt:.....
10. Thanh toán:.....
11. Trường hợp bất khả kháng:....
12. Khiếu nại:....
13. Trọng tài:....
14. Các điều kiện khác:.......
Chữ kí của người bán và người mua.
* Hình thức xuất khẩu:
Do một số hạn chế về trình độ và điều kiện về nội tại, Công ty hiện vẫn chưa có kênh phân phối sản phẩm cho riêng mình. Hình thức xuất khẩu chỉ qua trung gian gián tiếp đến kí kết hợp đồng và phía công ty có nhiệm vụ đảm bảo làm theo hợp đồng đã được kí kết giữa 2 bên. Hình thức này tuy đảm bảo độ an toàn, tránh rủi ro cho phía công ty song về lâu dài lại là điều bất lợi. Về vi mô, Công ty sẽ không thể chủ động về lượng sản xuất mà luôn phụ thuộc vào đơn đặt hàng phía đối tác, cơ hội phát triển sang các thị trường xuất khẩu ít nhiều bị hạn chế. Lãi thu được từ sản phẩm sẽ thấp các công ty cùng ngành có các kênh phân phối tại nước ngoài, bán hàng trực tiếp, dẫn đến cơ hội cạnh tranh thấp hơn về giá, không có nhiều cơ hội quảng bá thương hiệu ra bạn bè thế giới thị trường sẽ thu hẹp hơn… Hinh thức xuất khẩu này cũng là thực tế chung của rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay do sự yếu kém về khâu tổ chức và quản lý. Trong thời cuộc hiện tại, nếu tình trạng này kéo dài trước hết chúng ta sẽ gặp khó khăn hơn khi cạnh tranh với các doanh nghiệp nước bạn, đội tàu và các hãng bảo hiểm trong nước sẽ khó phát triển mạnh và cơ hội nâng cao chuyên môn nghiệp vụ sẽ bị hạn chế….
B. Chủng loại xuất khẩu:
* Kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ theo chủng loại
Qua số liệu ở biểu trên dễ thấy tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty vào thị trường Mỹ song trong 3 năm qua kim ngạch xuất khẩu về mặt hàng này có sự biến động. Kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh vào năm 2007 (chỉ bằng 84% so năm 2006) và có tín hiệu tăng trở lại vào năm 2008( chiếm 112% so năm 2007) song vẫn ít hơn năm 2006. Có tình trạng này là do năm 2007 suy thoái kinh tế bùng phát mạnh mẽ và nhanh chóng lan rộng ra các nước ảnh hưởng tới tâm lý người dân, nhu cầu tiêu thụ thay đổi có chiều hướng sụt giảm. Người tiêu dùng lo ngại cho tình trạng khủng hoảng kéo dài đã hạn chế chi tiêu và sử dụng các sản phẩm thuỷ sản, các nhà phân phối là các đối tác của công ty lo ngại về tình trạng trên nên cũng hạn chế nhập khẩu sản phẩm tôm của công ty. Thêm nữa giá cả thuỷ sản trên thị trường Mỹ thời gian qua cũng có nhiều biến động, tăng giảm thất thường( đa phần là tăng) cũng ảnh hưởng đến triển vọng tiêu thụ thuỷ sản của nước này vào năm 2009. Lượng xuất khẩu mực chỉ chiếm 1 tỷ trọng rất nhỏ và hầu như không bị ảnh hưởng nhiều trong tình hình chung của ngành. Kim ngạch xuất khẩu khá ổn định, tăng giảm không đáng kể, do ở thị trường này không mấy ưu chuộng các sản phẩm về mực, hàng năm sản lượng mực được nhập khẩu vào Mỹ thấp và chủ yếu là chế phẩm mực ống nguyên con đông lạnh với giá bán thu được thấp hơn nhiều so tôm( gần bằng 1/3 so tôm) nên kim ngạch thu được cũng rất thấp.
3- Tổng hợp những thuận lợi và khó khăn của công ty hiện nay khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ
3.1- Thuận lợi
* Nguồn nguyên liệu:
Trong khi các doanh nghiệp khác cùng ngành lao đao vì giá nguyên liệu đầu vào tăng cao và còn phụ thuộc nhiều vào lượng đánh bắt tự nhiên, Công ty Cổ phần Xuất khẩu Thủy sản II Quảng Ninh có vùng nguyên liệu rộng lớn với khoảng 9.000 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản của huyện Yên Hưng và hàng trăm tàu thuyền đánh bắt của ngư dân với số lượng đánh bắt hàng năm 2000 đến 2500 tấn. Ngoài ra công ty đã xây dựng được quy trình liên hoàn( từ khâu tạo giống, nuôi trồng đến khâu thu mua chế biến và xuất khẩu thuỷ sản) nên chủ động hơn trong sản xuất và kiểm soát được chất lượng sản phẩm đầu vào, mô hình nuôi tôm công nghiệp của công ty ngay trong những năm đầu đã thu được kết quả hết sức khả quan, đảm bảo nguồn cung thường xuyên và ổn định cho sản xuất với chất lượng tốt.
* Nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực lao động dồi dào ở địa phương với tay nghề thành thạo, cơ cấu lao động hợp lý với bộ máy quản lý được tinh giảm tối đa song vẫn hoạt động rất tốt và linh hoạt. Lao động chủ yếu thuần nông và là người địa phương nên rất chăm chỉ và cẩn thận, khéo léo, điều kiện sinh hoạt thuận tiện. => có nguồn nhân công giá rẻ với chất lượng tốt=> giá thành phẩm thấp hơn.
* Chính sách của Nhà nước:
Nhà nước luôn khuyến khích xuất khẩu và không ngừng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chủ động trong hoạt động xuất khẩu của mình. Mối quan hệ ngày càng tốt đẹp của Việt Nam với Mỹ cùng những chính sách mở cửa nền kinh tế đã tạo động lực không nhỏ doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư khai thác mở rộng thị trường trên phạm vi quốc tế để tìm kiếm bạn hàng. Ngoài ra lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cũng luôn quan tâm, nâng đỡ cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà, luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển.
* Từ thị trường Mỹ:
Người dân Mỹ hạn chế sử dụng các sản phẩm thuỷ sản song lại tiêu dùng nhiều hơn các sản phẩm tôm đông lạnh cỡ nhỏ. Nhu cầu về các sản phẩm thuỷ sản ở thị trường này tuy hiện tại đang có chiều hướng giảm sút song nó vẫn rất lớn và đa dạng. Mỹ không những nhập khẩu để tiêu dùng ngay trong nước mà còn chế biến để xuất khẩu hoặc chế ra các sản phẩm khác phục vụ nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người dân trong nước. Do vậy họ nhập khẩu các mặt hàng thuỷ sản từ các chế phẩm mới qua sơ chế dưới dạng nguyên liệu đến các sản phẩm đã hoàn chỉnh có thể bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Đây là một cơ hội rất tốt nếu công ty biết tận dụng, song công ty cần chú ý nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành để cạnh tranh, nhằm thâm nhập vào thị trường này tốt hơn.
3.- Khú khăn
* Về thị trường tiờu thụ:
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới người dân các nước hạn chế chi tiêu, kéo theo sức mua giảm sút nên các nhà phân phối tại các thị trường này đã hạn chế nhập khẩu các mặt hàng, trong đó có thuỷ sản. Bên cạnh đó, Mỹ, một trong những thị trường lớn nhất của công ty là chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng nhiều nhất nên lượng xuất khẩu sang thị trường này giảm đi đáng kể. Ngoài ra công ty cũng gặp phải sự canh tranh gay gắt từ thị trường Thái Lan, ấn Độ, Inđônêxia vì họ luôn chào hàng với giá thấp hơn Việt Nam do chi phí sản xuất của họ thấp hơn. Nhà nước lới lỏng các chính sách cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trong đó có cả ngành Sản xuất và Xuất khẩu Thuỷ sản. Các doanh nghiệp đó họ có vốn lớn và đầu tư mạnh về trang thiết bị nên doanh nghiệp sẽ phải chịu thêm sự cạnh tranh từ chính các công ty trong nước có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động cùng ngành và cùng xuất khẩu thuỷ sản khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ…
* Về nội tại công ty:
Công ty mới thực hiện Cổ phần hóa bước đầu chuyển sang cơ chế mới nên còn nhiều bỡ ngỡ và thiếu thốn về nguồn vốn, nguồn nhân lực quản lý, trong những năm đầu doanh nghiệp chưa kiểm soát được chi phí, làm ăn thô lỗ hàng tỷ đồng, giám đốc công ty tham ô, bộ máy tổ chức có sự thay đổi lớn về cơ cấu nên không tránh khỏi những thiếu sót đáng tiếc…
* Về chất lượng sản phẩm:
Hiện chất lượng sản phẩm của công ty còn nhiều hạn chế, chủ yếu làm bằng sức người do máy móc trang thiết bị thiếu đồng bộ, nhiều cái đã quá cũ làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Nguồn nguyên liệu từ ngư dân chất lượng hạn chế do phương tiện đánh bắt còn thô sơ lạc hậu không thể tiến hành đánh bắt xa bờ. Khả năng chế biến các mặt hàng cao cấp còn kém, dù từ khi cổ phần hoá công ty đã tập trung nâng cấp máy móc trong thiết bị và mua mới nhiều máy móc hiện đại song do hạn chế về nhiều mặt như vốn và trình độ quản lý nên chất lượng sản phẩm vẫn chưa được cải thiện nhiều, chưa có điểm gì khác biệt nổi trội tạo dấu ấn cho các sản phẩm của công ty…
* Về hoạt động Marketing
Công ty hầu như chưa có hoạt động marketing trên thị trường nước ngoài. Đa phần là các bạn hàng truyền thống từ khi mới thành lập (song không nhiều) hoặc đối tác tự tìm đến kí kết hợp đồng giao dịch. Hiện công ty vẫn chưa có chi nhánh ở nước ngoài, chưa có văn phòng đại diện để thu thập, phân tích thông tin do đó việc mở rộng thị trường này còn hạn chế. Công ty mới Cổ phần hoá còn thiếu thốn về vốn và hạn chế về năng lực. Công ty chủ yếu chỉ nhận làm hợp đồng cho phía đối tác đến kí kết và giao hàng cho họ mà chưa có kênh phân phối, chưa kiểm soát được khi hàng ra nước ngoài. Để hạn chế chi phí công ty chưa có được trang website cho riêng mình nên bị hạn chế trong quảng bá được hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp đến với các đối tác tiềm năng và đối tác muốn giao dịch với công ty qua mạng là không thể thực hiện, dẫn đến công ty sẽ mất đi những cơ hội được hợp tác với các đối tác tiềm năng, lợi thế cạnh tranh bị giảm (nếu không muốn nói là rất thấp), cơ hội nhận được thêm nhiều hợp đồng cũng ít đi….
* Về nguyên vật liệu đầu vào
Trong những năm gần đây doanh nghiệp đã có hệ thống quy trình nuôi trồng tôm đạt chất lượng tốt cung cấp nguyên liệu thường xuyên và đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục đáp ứng yêu cầu về nguyên liệu cho sản xuất song số lượng còn hạn chế chủ yếu vẫn phải dựa vào nguồn cung ứng từ phía các ngư dân nên còn chưa chủ động về chất lượng nguyên liệu. Bên cạnh đó thời gian vừa qua do tình hình giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao và các chi phí để nuôi trồng tôm tại công ty tăng nhanh, nên giá thành nguyên liệu đầu vào dù đã cố gắng cắt giảm tối đa các chi phí nhưng vẫn còn cao, rất khó cạnh tranh với các sản phẩm thuỷ sản của các nước vốn có chi phí thấp hơn thuỷ sản của nước ta.
* Về thông tin thị trường xuất khẩu.
Công ty hầu như chưa biết nhiều về thị trường mình sẽ xuất khẩu nên sản phẩm làm ra nhiều khi bị phía đối tác trả lại do chất lượng còn chưa đảm bảo hoặc dư lượng các chất vượt quá mức giới hạn cho phép được nhập khẩu vào Mỹ, gây tổn thất không nhỏ cho doanh nghiệp. Chính vì còn nhiều hạn chế về thị trường xuất khẩu nên doanh nghiệp còn thụ động và bị phía đối tác nhiều khi ghìm giá và thoả thuận những điều khoản không có lợi cho công ty.
CHƯƠNG 3:
Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh Xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Công ty Cổ phần Xuất khẩu Thuỷ sản II Quảng ninh trong thời điểm hiện nay
Vào thời điểm hiện tại, việc xuất khẩu thuỷ sản gặp rất nhiều khó khăn, và đó cũng là tình hình chung của ngành hiện nay, để có thể thúc đẩy và từ đó đưa công ty nói riêng và đưa ngành thuỷ sản Việt Nam nói chung thoát khỏi tình trạng này, không thể chỉ có các biện pháp riêng lẻ cho mỗi công ty mà cần có các biện pháp mang tính tổng quát, thực hiện đồng bộ và mạnh mẽ cho toàn ngành. Trong khuân khổ bài viết có hạn tôi chỉ xin đưa ra các giải pháp về phía công ty và được trình bày dưới đây:
1- Nghiên cứu tìm hiểu thị trường
Trong thời địa bùng nổ công nghệ thông tin, thương trường được ví như ‘‘chiến trường không tiếng súng” việc hiểu biết các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hết sức quan trọng, nhiều khi nó là yếu tố sống còn quyết định đến sự tồn vong của cả một doanh nghiệp. Việc có được thông tin và phân tích tốt sẽ như kim chỉ nam cho doanh nghiệp đi đúng hướng và từ đó phát triển vươn lên. Thành công của nhiều doanh nghiệp nước ngoài khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam là những dẫn chứng cụ thể nhất cho việc họ đã nghiên cứu thị trường tốt, để từ đó nắm bắt và đáp ứng được nhu cầu của người Việt tạo dựng chỗ đứng trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên đối với Công ty Cổ phần Xuất khẩu Thủy sản II Quảng Ninh, hoạt động này còn chưa được chú trọng. Hàng năm công ty chỉ trích ra từ doanh thu khoảng từ 2->3% để chi cho việc nghiên cứu tìm hiểu thị trường, chi phí cho nghiên cứu thị trường Mỹ còn ít hơn rất nhiều. Những bài học đắt giá công ty gặp phải thời gian qua do thiếu hiểu biết về thị trường xuất khẩu là những dẫn chứng cơ bản nhất cho vai trò quan trọng của việc nghiên cứu tìm hiểu về thị trường xuất khẩu. Kim ngạch giảm sút, không chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bị đối tác ghìm giá và bất lợi trong việc thoả thuận kí kết hợp đồng, khi tình hình xuất khẩu gặp khó khăn công ty gần như không có biện pháp gì để đối phó dẫn đến tổn thất rất nhiều về phía công ty…trong thời gian tới công ty cần có các chính sách tìm hiểu nghiên cứu thị trường tốt hơn. Để làm được điều này với tình hình khó khăn về vốn như công ty không phải điều dễ dàng, việc nghiên cứu thị trường bằng phương pháp trực tiếp không hề khả thi vì sẽ cần chi phí rất lớn, để hạn chế chi phí đến mức thấp có thể chấp nhận được, công ty có thể áp dụng các biện pháp sau:
Thứ nhất: Tìm thông tin trên mạng điện tử, qua tạp chí thương mại và thư viện công cộng.
Thu thập thông tin: Ngày nay công nghệ thông tin phát triển, việc tìm kiếm thông tin trên mạng khá dễ dàng và mang lại hiệu quả khá tốt. Các website của chính phủ hay hiệp hội thuỷ sản Việt Nam luôn cập nhật các số liệu về tình hình xuất nhập khẩu, thông tin về thị trường, giá cả, quy chế, quy định của các nước, đối thủ cạnh tranh…. tại các thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam trên thế giới khá thường xuyên và số liệu có thể tin cậy.
Ngoài ra đọc tạp chí thương mại, báo, và tạp chí ngành luôn là cách tốt nhất để biết được về xu hướng của ngành và đi đúng trào lưu. Các tạp chí này thường đưa tin về các xu hướng và các vấn đề mấu chốt khác của ngành trước khi đưa chúng ra các báo thông thường. Công ty có thể có nhiều thông tin về đối thủ cạnh tranh, về thị trường mình xuất khẩu. Thêm vào đó các ấn phẩm thương mại thường viết các bài báo về số liệu nghiên cứu gần đây( để nhận số liệu về các xu hướng hay thậm chí còn thực hiện nghiên cứu thị trường độc quyền).
Thư viện là một nguồn tài liệu chưa được khai thác hết sức phong phú về các sự kiện và các số liệu, nghiên cứu về thị trường cụ thể, các bản tóm tắt về các chính sách của chính phủ cùng rất nhiều sách hướng dẫn về các vấn đề công ty đang quan tâm và gặp phải…Giải thích rõ ràng những thứ công ty cần và người thủ thư sẽ hưỡng dẫn cho mình tìm được những nguồn tài liệu phù hợp.
Xử lý thông tin: Có được thông tin chính xác là rất quan trọng, song việc xử lý những thông tin sao cho hiệu quả và đạt chất lượng cao không hề đơn giản. Công ty cần tập hợp nhiều số liệu và những phân tích nhận định sẵn có để nhằm đưa ra những cái chung nhất, giúp ích cho tình hình của công ty. Việc tiến hành xử lý thông tin có thể được áp dụng kết hợp theo 2 phương pháp là phương pháp chuyên gia và phương pháp trực cảm. Để có thể áp dụng theo những phương pháp này công ty cần có đội ngũ nhân viên chuyên về mảng này và có trình độ chuyên môn tốt, có năng lực. Hiện công ty vẫn chưa có bộ phận chuyên về marketing nghiên cứu thị trường lên nhân viên hiểu biết về thị trường và có khả năng như yêu cầu trên là không có. Trong thời gian tới công ty cần tiến hành đầu tư nghiên cứu thị trường, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên đáp ứng tốt nhu cầu công việc, khuyến khích họ phát huy khả năng trách nhiệm và có chế độ ưu đãi hợp lý.
Thứ hai: Sử dụng sinh viên
Công ty có thể cử người liên hệ với khoa Marketing của một trường cao đẳng hay đại học tại địa phương và đề nghị liệu có một số lớp hay một vài cá nhân sinh viên marketing quan tâm tới việc nghiên cứu tìm hiểu thị trường. Những dự án này thường được sinh viên rất ủng hộ để họ thu nhận được thêm kinh nghiệm đồng thời có được tín chỉ đặc biệt của khoá học. Ngoài việc tiết kiệm được chi phí, làm việc với sinh viên cũng có thể giúp công ty có thêm nhiều ý tưởng độc đáo sáng tạo về việc thiết kế hay thực hiện một cuộc nghiên cứu thị trường.
Thứ ba. Gọi điện đến hiệp hội doanh nghiệp thuỷ sản
Hiệp hội thuỷ sản thường xuyên thu thập các thông tin về ngành hàng và sẵn sàng cung cấp thông tin cho các thành viên của hiệp hội. Các cuộc khảo sát này thường tập trung vào vấn đề như chi phí cơ bản hoạt động công ty, các xu hướng phát triển của ngành thuỷ sản, tình hình xuất khẩu thuỷ sản tại các thị trường xuất khẩu của các thành viên trong hội v…..v..
Các báo cáo nghiên cứu này thường chỉ cung cấp cho các thành viên trong hội, do vậy công ty phải tham gia vào hội thì mới có những thông tin đó.
2- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về xuất khẩu cho nhân viên trong công ty:
Do đặc thù kinh doanh của công ty là xuất khẩu nên những hiểu biết về nghiệp vụ và thị trường xuất khẩu là rất quan trọng. Các cán bộ nhân viên kinh doanh phải là người có trình độ, kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương, biết phân tích, tổng hợp đánh giá tình hình kinh doanh trong nước và nước ngoài, đặc biệt là cần thông thạo ngoại ngữ. Ngoài ra họ còn cần thông thạo giao dịch buôn bán quốc tế, hiểu biết về thị trường xuất khẩu và cập nhật thường xuyên các thông tin về thị trường, vận dụng sáng tạo các quy chế để kịp thời đưa ra các quyết định nhằm ứng phó kịp thời với sự thay đổi của thị trường….
Xuất phát từ thực tại công ty và yêu cầu hiện nay, việc đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên đáp ứng được yêu cầu trên là rất cấp bách cần tiến hành ngay, thực hiện lâu dài và liên tục các biện pháp cụ thể như:
- Cần khuyến khích động viên các cán bộ nhân viên đi học thêm các lớp nghiệp vụ ngắn hạn về nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu tại các trường đào tạo về kinh tế có uy tín.
- Mở các lớp học thêm ngoài giờ làm ngay tại công ty cho công nhân viên rồi mời các giảng viên về kinh tế và ngoại ngữ tại các trường đại học cao đẳng về giảng dậy. Trong quá trình giảng phải kết hợp lý thuyết và thực tế cho người học dễ hiểu.
- Đến các trường đại học trong khối kinh tế tuyển dụng ngay tại trường những sinh viên xuất sắc có kiến thức và trình độ chuyên môn cao về làm cho công ty với mức ưu đãi hợp lý để họ yên tâm toàn tâm toàn ý cống hiến hết mình cho công ty.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công nhân viên được học tập và nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn, kể cả cung cấp kinh phí cho họ đi học rồi trừ dần vào lương của họ sau nay. Nhất là các cán bộ nhân viên tại phòng kinh doanh.
- Cử người đến các công ty có hoạt động kinh doanh xuất khẩu hiệu quả để học hỏi kinh nghiệm về vận dụng cho công ty
- Có các chính sách khen thưởng kịp thời và hợp lý cho các cá nhân hoàn thành xuất sắc công việc, có cống hiến nhất định cho công ty để mọi người thấy việc mình cố gắng sẽ thu đựơc lợi ích nhất định cho bản thân và gia đình từ đó sẽ có ý thức học hỏi, trau dồi kiến thức làm việc tốt hơn.
- Cử những người có trình độ cao kèm cặp nâng đỡ cho những người có trình độ kém hơn để họ cùng cố gắng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân.
3- Tăng cường vốn hiện có và sử dụng vốn có hiệu quả.
* Tăng cường vốn hiện có: Công ty mới cổ phần hoá nguồn vốn được tập trung ở mức cao, ngoài số vốn công ty sẵn có từ khi còn là công ty nhà nước, Công ty còn có thêm khoản vốn các cổ đông đóng cổ phần, công việc trước mắt là làm sao nguồn vốn đó được sử dụng mang lại nguồn lợi lớn nhất cho công ty. Với nguồn lực hiện có công ty có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Tận dụng triệt để các quỹ trong doanh nghiệp như: quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng khi mất việc…mỗi khi doanh nghiệp cần đến vốn kinh doanh vào một thời điểm nhất định và trong khoảng thời gian ngắn ( từ 1-> 6 tháng)
- Thực hiện việc trích lương vào đầu tháng song trả lương cho công nhân vào cuối tháng, số tiền lương chưa phải chi trả công ty có thể gửi ngân hàng lấy lãi hoặc đầu tư ngắn hạn vào một dự án kinh doanh nào đó với vòng đời quay vốn nhanh( chỉ trong vòng 1 tháng)
- Quản lý chặt chẽ vốn, chi tiêu hợp lý và chỉ đầu tư vào các dự án khả thi ít nhất phải thu lại được vốn. Thường xuyên kế toán chi tiết các khoản thu chi tránh tình trạng sử dụng vốn sai mục đích nhằm tránh thất thoát vốn.
- Đẩy mạnh việc thu hồi các khoản nợ khó đòi và các khoản nợ đã tới hạn từ khách hàng
* Sử dụng vốn hiệu qủa
- Trả tiền nhanh và đúng thời hạn cho các đối tác cung ứng nguyên liệu đầu vào nhằm tạo niềm tin, tín nhiệm nơi họ. Phía công ty sẽ được ưu tiên cung cấp sản phẩm đồng thời với mức gía ưu đãi hơn các mỗi khi công ty cần đến nguồn hàng của họ.
- Đẩy mạnh tiến độ hoàn thành hợp đồng xuất khẩu nhằm thu hồi vốn nhanh hơn, tránh để tình trạng bị chiếm dụng vốn.
- Hạn chế tối đa các chi phí phát sinh ở các khâu trong quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động, nâng cao tay nghề cho công nhân nhằm giảm tỷ lệ sai hỏng trong các khâu.
- Cần dần dần chấm dứt ngay tình trạng làm ăn kiểu quan liêu bao cấp như khi còn là công ty nhà nước trước đây, làm việc chỉ mang tính hình thức kém hiểu quả, không quan tâm đến lợi ích tập thể, còn nhiều cán bộ nhân viên bòn rút tiền của nhà nước…
- Phân bố cơ cấu vốn hợp lý, đảm bảo cho nguồn vốn cố định và vốn lưu động một tỷ lệ nhất định sao cho công ty thu được vốn nhanh nhất và hoạt động hiệu quả nhất.
- Có các biện pháp quản lý các chi phí một cách hợp lý nhất, giảm các chi phí ngoài luồng không đúng với mục đích kinh doanh.
- Tranh thủ các nguồn vốn vay ưu đãi từ phía nhà nước để trang bị thêm máy móc trang thiết bị cho công ty nhằm nâng cao năng xuất lao động, giảm tình trạng phải chờ đợi do máy móc cũ quá bị hỏng hóc.
4- Nâng cao hiệu quả thu mua và nuôi trồng thuỷ sản.
Công tác thu mua và nuôi trồng là một khâu hết sức quan trọng quyết định không nhỏ đến chất lượng và giá thành sản phẩm. Hơn hết là ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty. Để có nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng tốt, đảm bảo không còn cách nào khác ngoài việc công ty phải quan tâm và làm tốt ở khâu này. Để làm được điều này công ty có thể áp dụng một vài biện pháp sau:
* Nâng cao hiệu quả thu mua:
- Tạo uy tín và có các chính sách ưu đãi, tạo mối quan hệ đôi bên cùng có lợi với các đối tác cung cấp nguồn hàng, cho họ thấy được lợi ích thiết thực khi làm ăn cùng công ty để họ luôn cung cấp cho công ty các nguyên liệu đầu vào kịp thời và tốt nhất.
- Thiết lập mạng lưới thu mua cơ động đến tận cảng, tận nơi đánh bắt nuôi trồng nhằm đảm bảo đầu vào chất lượng tốt nhất với giá cả rẻ hơn. Bố trí các kho hàng tại các điểm thuận tiện cho việc thu mua nguyên liệu.
- Nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ thu mua, có các chính sách khuyến kích cho người thu mua hoàn thành tốt nhiệm vụ và có trách nhiệm với công việc được giao, tạo lợi ích cho công ty.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho công tác thu mua và bảo quản nguyên liệu đầu vào, các thiết bị kiểm nghiệm hàng hoá.
* Nâng cao hiệu quả nuôi trồng:
- Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên nuôi trồng, có chính sách ưu đãi khen thưởng cho các cá nhân làm tốt và thu được lợi ích thiết thực cho công ty, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho họ làm việc và cống hiến cho công ty.
- Loại trừ tận gốc chuyện lạm dụng thuốc kháng sinh và các loại hoá chất cấm trong quá trình nuôi tôm.
- Đảm bảo quy trình nuôi tôm hợp vệ sinh chất lượng đáp ứng đúng các tiêu chuẩn về thuỷ sản khi nhập khẩu vào Mỹ.
- Có các mức khoán sản phẩm để cán bộ nhân viên nuôi tôm cố gắng đạt được, và nếu mức sản lượng vượt qua mức khoán đó phía công ty sẽ tiến hành trích thưởng theo phần trăm doanh thu số sản lượng vượt chỉ tiêu để khuyến kích nhân viên nuôi tôm cố gắng hơn.
5- Quảng bá thương hiệu, marketing bán hàng
Do hạn chế về trình độ và nguồn vốn, công ty hiện chưa thể có kinh phí mở văn phòng đại diện của công ty tại thị trường Mỹ để tiện giao dịch và quảng bá hình ảnh trực tiếp đến người dân nước này, nên việc quảng bá thương hiệu và marketing bán hàng sẽ chỉ bằng hình thức gián tiếp, vì vậy hiệu quả không cao, song kinh phí thấp và công ty áp dụng được dễ dàng. Quý công ty có thể áp dụng một số cách sau:
- Đầu tư lập một Website nhằm:
+ Cơ hội quảng bá không giới hạn, công việc kinh doanh mở cửa 24h/1ngày.
+ Tiếc kiệm và tối ưu.
+ Đồng hành và vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh trong một môi trường kinh doanh năng động.
+ Có thêm hàng ngàn khách hàng mới, làm thoả mãn cả những khách hàng khó tính nhất.
+ Tạo ra được hành ảnh về một Doanh nghiệp được tổ chức khoa học và hiệu quả.
+ Phương tiện tốt nhất để công ty tiếp thị sản phẩm, hình ảnh của mình theo một hình thức mới đến với các khách hàng trên khắp thế giới.
- Cho đăng các mục quảng cáo nhỏ trên website của ngành thuỷ sản để tiện cho phía đối tác giao dịch và có thể biết đến công ty nhiều hơn.
- Tham gia vào các hội chợ hỗ trợ quảng bá hàng thuỷ sản của hội thuỷ sản Việt Nam trên đất Mỹ
6. Tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.
Với chất lượng hiện nay, hàng thuỷ sản có nhiều thuận lợi khi khai thác thị trường Mỹ. Tuy nhiên, quan trọng là cần duy trì được sự ổn định về chất lượng. Doanh nghiệp phải có tầm nhìn lâu dài, trong kinh doanh phải tuân thủ đúng luật pháp Mỹ, hàng hoá đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và tên gọi....mới có thể tồn tại và phát triển bền vững tại thị trường Mỹ. Để tăng tính cạnh tranh của sản phẩm của công ty trên đất Mỹ, tôi xin đưa ra một vài gợi ý sau:
Liên kết với các doanh nghiệp có lợi thế về nguồn vốn hay các doanh nghiệp sản xuất cùng ngành hay cùng tỉnh cùng địa phương nhằm tận dụng lợi thế của nhau trong sản xuất... để giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tăng cường kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua việc thiết lập các mối liên kết dọc trong cả chuỗi sản xuất nhằm hạn chế tối đa sản phẩm sai hỏng ảnh hưởng đến giá thành và năng xuất lao động.
Tổ chức thật chu đáo và bài bản việc thực hiện hợp đồng trên cơ sở tiếc kiệm tối đa các chi phí nhằm nâng cao lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh và từ đó giá thành sẽ được đảm bảo ổn định hơn
Hợp tác chặt chẽ với các nhà nhập khẩu Mỹ để tìm hiểu người tiêu dùng Mỹ. Tìm hiểu xem người Mỹ thích sản phẩm gì, chế biến thế nào, chất lượng ra sao…và yêu cầu bắt buộc khác là cần tìm hiểu kỹ luật pháp Mỹ về quy định bao bì, đóng gói.
Trên thực tế sẽ có không ít nhà nhập khẩu đưa ra các đề nghị để công ty vi phạm luật pháp Mỹ, công ty cần tỉnh táo với những đề nghị này và kiên quyết không thực hiện nó, bởi khi công ty phạm luật là công ty đã trao cho đối thủ cạnh tranh vũ khí để đánh bại chính công ty.
Kết luận
Kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển của nước nhà, trong đó kinh tế đối ngoại hay cụ thể hơn là hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có vai trò quan trọng hơn cả. Nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO, vai trò đó lại một lần nữa được khẳng định trong một loạt các chính sách khuyến kích của chính phủ trong thời gian qua. Sự phát triển của mỗi doanh nghiệp sẽ hợp thành sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà.
Trong quá trình nghiên cứu thực tế tại Công ty Cổ phần Xuất khẩu Thuỷ sản II Quảng Ninh, kết hợp với kiến thức đã được học tập tại trường. Với mong muốn giúp một phần nhỏ bé vào sự phát triển của công ty và xa hơn nữa là giúp ích cho sự phát triển kinh tế chung của đất nước, tôi đã cố gắng tìm hiểu, phân tích, đánh giá tình hình chung của công ty để từ đó mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào thị trường Mỹ nói riêng và thị trường xuất khẩu của công ty nói chung.
Trong thời gian thực tập tại công ty tôi đã nhận được sự giúp đỡ vô cùng tận tình của các anh chị, cô bác trong Công ty Cổ phần Xuất khẩu Thuỷ sản II Quảng Ninh cùng sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn- Th.s Nguyễn Thị Thu Hà đã giúp tôi hoàn thành bài viết này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu tham khảo:
Báo cáo tổng hợp cuối năm của công ty AQUAPEXCO năm 2006-2008
Luận văn tốt nghiệp khoá 7
“ Giáo trình thương mại” trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Tìm kiếm thông tin trên google.com.vn
Website của Bộ thuỷ sản Việt Nam
Tạp chí kinh tế và Thời báo Kinh tế Việt Nam
“ Giáo trình Ngoại thương” trường ĐH Kinh doanh cà Công nghệ Hà Nội
Mục lục
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31942.doc