Luận văn Một số giải pháp nhằm hòan thiện mô hình tổ chức và hoạt động giải quyết khiếu kiện hành chính ở nước taMỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH, LỊCH SỬ VÀ THỰC TRẠNG KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA 6
1.1 Khái lược lịch sử khiếu kiện hành chính và tổ chức giải quyết khiếu kiện hành chính ở nước ta 6
1.1.1. Thời phong kiến 6
1.1.2. Thời Ngụy quyền Sài Gòn 9
1.1.3 Ở miền Bắc sau 1954 và trên cả nước sau 1975 9
1.2. Khái niệm và tính chất của khiếu kiện hành chính 11
1.2.1. Khái niệm khiếu kiện hành chính 11
1.2.2. Tính chất của khiếu kiện hành chính 13
1.3. Phân loại khiếu kiện hành chính 15
1.4. Ý nghĩa của khiếu kiện hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở Việt Nam 17
1.5. Thực trạng khiếu kiện hành chính ở nước ta hiện nay 21
1.5.1. Thực trạng khiếu nại hành chính 21
1.5.2 Thực trạng khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án 25
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH , THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA 29
2.1. Cơ sở lý luận về tài phán hành chính 29
2.1.1. Khái niệm và tính chất cuả tài phán hành chính 29
2.1.2. Vai trò của tài phán hành chính 33
2.1.3 Mô hình tổ chức giải quyết khiếu kiện hành chính ở một số quốc gia 37
2.1.4. Các quan điểm và các nguyên tắc tổ chức và hoạt động tài phán hành chính ở nước ta 47
2.2. Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về tài phán hành chính ở Việt Nam 53
2.2.1. Thực trạng pháp luật về tài phán hành chính ở Việt Nam 53
2.2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về tài phán hành chính ở Việt Nam 68
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HÒAN THIỆN MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA 75
3.1. Mô hình tài phán hành chính thuộc Chính phủ 75
3.2. Vấn đề hòan thiện mô hình tài phán hành chính ở nước ta 78
3.2.1 Các quan điểm cần quán triệt 78
3.2.2. Mô hình tài phán hành chính được đề xuất 80
KẾT LUẬN 90
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
- Ñaûng coäng saûn Vieät Nam : Đảng CSVN
- Giải quyết khiếu nại : GQKN
- Hiệp định thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ : HĐTMVM
- Hành vi hành chính : HVHC
- Khiếu nại, tố cáo : KNTC
- Khiếu kiện hành chính : KKHC
- Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 : Luật 1998
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo ban hành ngày 15/6/2004 : Luật 2004
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo ban hành ngày 29/11/2005 : Luật 2005
- Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính : Pháp lệnh TTGQCVAHC
- Pháp lệnh quy định xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo cuả công dân ngày 27/11/1981
: Pháp lệnh 1981
- Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo ngày 02/5/1991 : Pháp lệnh 1991
- Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 21/5/1996 : Pháp lệnh 1996
- Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 28/12/1998 : Pháp lệnh 1998
- Quyết định hành chính : QĐHC
- Xử phạt vi phạm hành chính : XPVPHC
- Tài phán hành chính :TPHC
- Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh : TAND tp.HCM
- Tòa án nhân dân tối cao : TANDTC
- Tổ chức thương mại thế giới : WTO
- Uỷ ban nhân dân : UBND
- Xã hội chủ nghĩa : XHCN
MỞ ĐẦU
Nhà nước XHCN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân, quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân được Nhà nước bảo đảm. Công dân , tổ chức có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có căn cứ để cho rằng có QĐHC, HVHC của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Do vai trò , vị trí quan trọng của quyền khiếu nại trong đời sống chính trị, xã hội ngay từ khi ra đời, Đảng và Nhà nước ta đã chú ý đặc biệt đến công tác giải quyết khiếu nại của công dân, cơ quan, tổ chức, nên hoạt động giải quyết khiếu nại cuûa Nhà nước ta ngày càng được đổi mới và hoàn thiện. Điều này được phản ánh trước hết thông qua tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan thanh tra nhà nước. Trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, cùng với các cơ quan trong bộ máy nhà nước, hệ thống thanh tra nhà nước đã góp phần đáng kể trong việc giải quyết các khiếu nại hành chính. Bên cạnh đó, chúng ta vẫn phải thừa nhận một thực tế là trong nhiều lĩnh vực thuộc đời sống xã hội vẫn còn tình trạng thiếu dân chủ, kỷ cương lỏng lẻo, bộ máy nhà nước của chúng ta vẫn còn kồng kềnh gây lãng phí ngân quỹ nhà nước, việc giải quyết khiếu nại còn chậm, chồng chéo, trùng lắp, hiệu quả chưa cao.
Nhằm đổi mới tổ chức, hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính, cùng với việc tiếp tục trao quyền giải quyết các khiếu nại hành chính cho các cơ quan hành chính nhà nước, từ ngày 01/7/1996 hệ thống Tòa án nhân dân cũng được củng cố và trao thêm thẩm quyền giải quyết một số KKHC.
1. Lý do chọn đề tài
Qua giải quyết các KKHC, Tòa án đã góp phần tích cực vào việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện, tăng cường pháp chế XHCN và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Tuy nhiên, việc thiết lập hệ thống các cơ quan nhà nước để giải quyết các KKHC cũng đặt ra nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn cần nghiên cứu như:
- Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động giải quyết KKHC. Việc tổ chức hoạt động giải quyết KKHC cuả chúng ta có phù hợp với cơ sở lý luận này hay không?
- Các nước khác tổ chức hoạt động giải quyết KKHC ra sao, những ưu điểm và hạn chế của các mô hình này?
- Pháp luật của nhà nước ta quy định thế nào về mô hình giải quyết KKHC; Thực tế hoạt động giải quyết KKHC của chúng ta?
- Tại sao hoạt động giải quyết KKHC của Tòa án đã trải qua hơn 10 năm nhưng số lượng đơn khởi kiện vẫn ít, tỷ lệ các phán quyết hành chính được thi hành còn thấp. Trong khi đó số lượng đơn khiếu nại gửi đến các cơ quan hành chính vẫn còn nhiều. Đâu là nguyên nhân của tình trạng trên? Chúng ta phải làm gì để khắc phục ?
- Việc duy trì hai hệ thống giải quyết các tranh chấp hành chính như hiện nay có còn phù hợp hay không. Nếu còn phù hợp thì cần hoàn thiện như thế nào để các cơ quan này hoạt động có hiệu quả hơn? Nếu việc tổ chức mô hình giải quyết như hiện nay không còn phù hợp thì nên đổi mới như thế nào. Cơ sở lý luận và thực tiễn để đề ra mô hình mới?
Là người trực tiếp tham gia giải quyết các KKHC ngay từ khi Toà hành chính- Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh được thành lập, trên cơ sở các kiến thức tiếp thu được trong quá trình theo học khoá đào tạo cao học luật, tôi chọn đề tài “Đổi mới mô hình tổ chức giải quyết khiếu kiện hành chính ở nước ta hiện nay.” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
106 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1751 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hòan thiện mô hình tổ chức và hoạt động giải quyết khiếu kiện hành chính ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành chính. Như vậy, nhìn phiến diện quyền quyết định cuối cùng về tài phán hành chính tưởng như chỉ thuộc về cơ quan Tịa án nhưng thực chất chúng ta vẫn tồn tại song song hai hệ thống cơ quan nhà nước cùng cĩ chức năng giải quyết các KKHC. Việc tồn tại song song hai hệ thống cơ quan TPHC làm cho bộ máy nhà nước cồng kềnh, trùng lắp, lãng phí nhân, tài lực, trong nhiều trường hợp cịn tạo ra sự lẫn lộn, tranh chấp khơng cần thiết về thẩm quyền giải quyết giữa hai hệ thống cơ quan này.
2.2.3.2. Các hạn chế cuả mơ hình Tịa hành chính hiện hành
Việc pháp luật Việt Nam cho phép các cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối với các QĐHC, HVHC cuả cơ quan, cán bộ, cơng chức nhà nước ra trước Tồ án một bước phát triển đáng kể trong việc xây dựng nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghiã, là bằng chứng cụ thể cuả một xã hội dân chủ, với mục tiêu xây dựng một nền tư pháp vững mạnh, khơng ngừng bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp cuả cơng dân. Mặc dù từ năm 1996 đến nay, nhà nước ta liên tục cĩ các điều chỉnh về pháp luật để hoạt động giải quyết các vụ án hành chính cuả Tồ án phát huy được vai trị cuả mình, nhưng mơ hình tổ chức giải quyết các KHHCcuả Tồ án hiện hành vẫn cịn bộc lộ nhiều hạn chế.
Một là, pháp luật về khiếu nại khơng hạn chế quyền khởi kiện cuả các đương sự đối với QĐHC, HVHC nhưng pháp luật về tố tụng vụ án hành chính lại hạn chế quyền khởi kiện này cuả các đương sự. Điều này thể hiện sự khơng thống nhất giữa các văn bản pháp luật khác nhau về cùng một vấn đề cĩ liên quan, thể hiện sự vi phạm nguyên tắc pháp chế trong lĩnh vực ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cuả Nhà nước. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả và hạn chế vai trị cuả Tịa án trong việc giải quyết KKHC.
Hai là, tổ chức hệ thống Tịa án hiện hành, trong đĩ cĩ Tịa hành chính, tương ứng với cấp hành chính đã bộc lộ nhiều điểm khơng phù hợp với thực tiễn, cụ thể:
+ Mặc dù cách tổ chức này đã tạo những điều kiện thuận lợi trong việc phối hợp cơng tác giữa cơ quan Tịa án với chính quyền điạ phương cùng cấp, nhưng khi phát sinh vụ án hành chính mà bị đơn là chính cơ quan nhà nước hoặc những người cĩ thẩm quyền thì mối quan hệ nêu trên lại trở thành một áp lực cĩ khả năng làm ảnh hưởng đến tính độc lập xét xử cuả Tịa án.
+ Ngịai ra, khách thể cuả quản lý nhà nước là các hoạt động cuả các cá nhân, cơ quan, tổ chức, do vậy số lượng và tính chất cuả các vụ kiện ra Tịa hành chính phụ thuộc rất nhiều vào số lượng cơ quan, tổ chức, dân số cũng như tính chất cuả quan hệ hành chính bị khiếu kiện. Ở Việt Nam chúng ta hiện nay dù cùng đều là một đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc cấp huyện nhưng giữa tỉnh và thành phố hoặc giữa huyện với thị xã, quận, thậm chí giữa các quận, các thành phố trong cả nước cũng cĩ sự chênh lệnh rất lớn về dân số, số lượng các cơ quan, tổ chức; tính chất, mức độ phức tạp cuả khách thể quản lý nhà nước cũng khác nhau nhưng tổ chức cấp Tịa án ở các đơn vị này như nhau. Hệ quả là cùng là Tịa án nhân dân cấp tỉnh hoặc cấp huyện nhưng cĩ Tịa án thì thụ lý, giải quyết rất nhiều vụ án nhưng cĩ Tịa án thì rất ít. Nhiều Tịa án, nhất là Tịa án nhân dân cấp huyện các vùng nơng thơn, miền núi, từ ngày cĩ Tịa hành chính (1996) nhiều năm khơng hề thụ lý, giải quyết một vụ án hành chính nào[74-78].
Ba là, theo quy định cuả pháp luật hiện hành, ở các Tồ phúc thẩm Tịa án nhân dân tối cao và các Tịa án cấp huyện khơng tổ chức bộ phận chuyên trách để giải quyết các khiếu kiện hành chính nên khơng phát huy được tính chuyên nghiệp, chuyên sâu cuả nghề nghiệp và cơng việc cuả đội ngũ thẩm phán Tịa án. Đặc biệt với thẩm quyền cuả các Tồ phúc thẩm Tịa án nhân dân tối cao là giải quyết phúc thẩm các vụ án mà các Tịa chuyên trách cuả các Tịa án nhân dân cấp tỉnh đã xét xử thì mơ hình tổ chức các Tịa phúc thẩm Tịa án nhân dân tối cao như trên càng lộ rõ sự bất hợp lý cuả nĩ.
*
* *
KKHC là một thực tại khách quan của mọi quốc gia, TPHC chính là cơ chế để giải quyết các khiếu kiện này. Tùy theo điều kiện chính trị, kinh tế và xã hội cụ thể, mỗi quốc gia cĩ thể cĩ hình thức tổ chức họat động TPHC khác nhau, cách thức của nước này cĩ thể khơng phù hợp với nước khác. Ở nước ta, việc giải quyết KKHCđược pháp luật trao cho các cơ quan hành chính. Đối với một số khiếu kiện, pháp luật cho phép người dân được quyền lựa chọn hoặc khiếu nại theo thủ tục hành chính hoặc khởi kiện tại Tịa án. Với cơ chế này, thời gian qua chúng ta đã giải quyết được một phần lớn các khiếu kiện phát sinh. Tuy nhiên, trong việc giải quyết khiếu kiện của các cơ quan hành chính cũng như của Tịa án vẫn cịn bộc lộ các hạn chế cần phải được tiếp tục nghiên cứu để đổi mới.
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỊAN THIỆN MƠ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA
3.1. Mơ hình tài phán hành chính thuộc Chính phủ
Để khắc phục một phần nào các hạn chế cuả cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính hiện hành, thực hiện sự chỉ đạo cuả Thủ tướng Chính phủ, vưà qua Thanh tra Chính phủ đã cĩ đề án đề nghị thành lập hệ thống TPHC thuộc Chính phủ tại Việt Nam[14] .
Theo đề án này, một hệ thống cơ quan TPHC thuộc Chính phủ được tổ chức thành 3 cấp: TPHC trung ương- TPHC vùng- TPHC khu vực sẽ thay thế các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trong việc giải quyết các KKHC.
Cơ quan TPHC trung ương đứng đầu là Thủ tướng Chính phủ, cĩ thẩm quyền:
- Giải quyết các khiếu kiện đối với QĐHC, HVHC cuả bộ trường, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND cấp tỉnh.
- Tư vấn cho Chính phủ về những vấn đề trong quản lý, chỉ đạo, điều hành, khắc phục sơ hở, thiếu sĩt trong cơng tác quản lý, gĩp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.
- Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ xét xử cho cơ quan TPHC cấp dưới.
Cơ quan TPHC vùng được thành lập ở 3 miền Bắc, Trung, Nam cĩ thẩm quyền giải quyết khiếu kiện đối với QĐHC, HVHC cuả giám đốc sở hoặc tương đương thuộc các tỉnh trong khu vực (TPHC miền Bắc cịn cĩ thẩm quyền giải quyết khiếu kiện đối với QĐHC, HVHC cuả Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ). Tư vấn cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh khắc phục những sơ hở, thiếu sĩt trong hoạt động quản lý, điều hành đã được phát hiện qua hoạt động xét xử.
Cơ quan TPHC khu vực (từ 3 đến 5 huyện thành lập một cơ quan tài phán) cĩ thẩm quyền giải quyết khiếu kiện đối với QĐHC, HVHC cuả chủ tịch UBND cấp huyện, trưởng phịng thuộc UBND cấp huyện, chủ tịch UBND cấp xã. Tư vấn cho các sở, ngành, UBND cấp huyện khắc phục những sơ hở, thiếu sĩt trong hoạt động quản lý, điều hành đã được phát hiện qua hoạt động xét xử.
Để việc giải quyết KKHC được nhanh chĩng, chính xác, kịp thời phù hợp với tính chất, đặc điểm, nội dung cuả từng loại khiếu kiện, trong cơ quan TPHC sẽ cĩ những bộ phận chuyên biệt để giải quyết những khiếu kiện về thuế, sở hữu trí tuệ, đất đai…
Trường hợp khơng đồng ý với phán quyết cuả cơ quan TPHC, các đương sự cĩ quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án để xem xét theo thủ tục giám đốc.
Việc nghiên cứu, đề xuất mơ hình TPHC như trên cuả Thanh tra Chính phủ thể hiện được sự cố gắng cuả cơ quan này trong việc tìm tịi, để đổi mới, hịan thiện mơ hình giải quyết KKHC. Mơ hình tổ chức này phù hợp với vai trị, nhiệm vụ và quyền hạn cuả Chính phủ là tổ chức và lãnh đạo cơng tác giải quyết khiếu nại hành chính được Hiến pháp quy định, tạo ra được một cơ chế tài phán gắn liền với cơng tác quản lý, điều hành cuả Chính phủ cho phép duy trì và tăng cường kỷ cương hành chính, bảo đảm tính thống nhất, thơng suốt cuả hệ thống hành chính nhà nước. Do nằm trong hệ thống hành chính nên mơ hình TPHC này khơng chỉ cĩ quyền phán xét về tính hợp pháp cuả QĐHC, HVHC mà cịn cĩ điều kiện xem xét cả tính hợp lý cuả các QĐHC, HVHC bị khiếu kiện. Do nằm trong hệ thống hành chính nhà nước, TPHC sẽ cĩ mối quan hệ mật thiết với các cơ quan hành chính nhà nước đặc biệt là với Thủ tướng Chính phủ và quyền lực cuả Thủ tướng Chính phủ là điều kiện thuận lợi bảo đảm cho việc thực hiện các phán quyết cuả TPHC. Là một bộ phận cuả hệ thống hành chính nên ngồi việc xét xử các KKHC, TPHC cịn cĩ thể tham mưu, tư vấn cho thủ trưởng các cơ quan hành chính những vấn đề trong quản lý, chỉ đạo, điều hành, khắc phục sơ hở, thiếu sĩt trong cơng tác quản lý, gĩp phần nêng cao hiệu lực quản lý nhà nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, theo chúng tơi việc tổ chức mơ hình TPHC như trên vẫn cịn bộc lộ nhiều hạn chế:
Một là việc thành lập thêm hệ thống các cơ quan TPHC làm bộ máy hành chính nhà nước thêm cồng kềnh.
Hai là cơ quan TPHC được thành lập nhưng lại khơng thay thế việc GQKN cuả người cĩ thẩm quyền GQKN lần đầu, cũng khơng thay thế việc giải quyết vụ án hành chính cuả Tịa án mà là thêm một khâu mới trong quy trình giải quyết KKHC. Điều này làm quy trình giải quyết KKHC thêm phức tạp và do đĩ thời gian giải quyết khiếu kiện bị kéo dài thêm.
Ba là tại đề án ban sọan thảo chưa nêu ra được trường hợp quyết định giải quyết của TPHC bị Tịa án hủy bỏ thì KKHC được tiếp tục giải quyết ra sao? Theo chúng tơi chỉ cĩ thể cĩ hai cách giải quyết hoặc là đưa về TPHC giải quyết lại hoặc là người khiếu kiện cĩ quyền khởi kiện yêu cầu Tịa án trực tiếp giải quyết lại khiếu kiện ( Tương tự như quy định việc giải quyết lại tranh chấp kinh doanh thương mại sau khi cĩ Bản án của Tịa án hủy bỏ quyết định trọng tài -Khỏan 6 Điều 53 Pháp lệnh Trọng tài thương mại ngày 25/02/2003) và cho dù chọn cách nào trong hai cách nêu trên thì vụ việc cũng bị kéo dài, tốn rất nhiều thời gian, chi phí của nhà nước và các bên đương sự.
Bốn là quyền hành pháp và quyền tư pháp cuả Thủ tướng Chính phủ dễ bị lẫn lộn hoặc bị lạm dụng. Đặc biệt dưới quyền lực cao nhất thuộc về Thủ tướng Chính phủ, nguyên tắc độc lập xét xử cuả TPHC khĩ cĩ khả năng thực hiện.
3.2. Vấn đề hịan thiện mơ hình tài phán hành chính ở nước ta
Để khắc phục các hạn chế cuả mơ hình TPHC hiện hành ở nước ta, trên cơ sở lý luận và thực tiễn tổ chức và hoạt động TPHC, đặc biệt là việc nghiên cứu về mục đích, yêu cầu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động cuả TPHC với chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cuả Bộ chính trị trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, chúng tơi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hịan thiện mơ hình tổ chức và hoạt động giải quyết các KKHC ở nước ta.
3.2.1 Các quan điểm cần quán triệt
Cải cách mơ hình tổ chức tồ án để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong đĩ cĩ các KKHC là một nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta. Tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Bộ chính trị trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ ra một số phương hướng sau:
- Sẽ mở rộng thẩm quyền xét xử cuả Tịa án đối với các KKHC. Đổi mới mạnh mẽ thủ tục tố tụng hành chính; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng giữa cơng dân và cơ quan cơng quyền trước Tịa án.
- Xây dựng cơ chế bảo đảm mọi bản án cuả Tịa án cĩ hiệu lực pháp luật phải được thi hành, các cơ quan hành chính vi phạm bị xử lý theo phán quyết cuả Tịa án phải nghiêm chỉnh chấp hành .
- Tổ chức Tịa án theo thẩm quyền xét xử, khơng phụ thuộc vào đơn vị hành chính. Việc thành lập Tồ chuyên trách phải căn cứ vào thực tế xét xử cuả từng cấp Tịa án, từng khu vực…
Theo nguyên tắc Đảng lãnh đạo thì phương hướng cải cách tư pháp được xác định trong Nghị quyết số 49-NQ/TW là căn cứ quan trọng hàng đầu để nghiên cứu và tìm ra các giải pháp nhằm hịan thiện mơ hình tổ chức và hoạt động TPHC ở nước ta.
Dưới gĩc độ phát triển, đổi mới mơ hình tổ chức TPHC là xu hướng, là địi hỏi tất yếu của một xã hội dân chủ, một nhà nước văn minh nhưng đổi mới khơng đơn giản là tổ chức một mơ hình TPHC khác mà đổi mới cần phải được hiểu cả về nghĩa rộng lẫn nghĩa hẹp, cả về hình thức lẫn nội dung, cả về số lượng và chất lượng. Đổi mới khơng cĩ nghiã là bỏ cũ thay mới mà đổi mới phải được thực hiện trên cơ sở kế thừa cĩ chọn lọc các yếu tố cịn phù hợp của mơ hình cũ. Đổi mới phải bảo đảm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động chủ yếu cuả tài phán hành chính ở nước ta, đặc biệt là nguyên tắc độc lập xét xử, nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả; phát huy được vai trị cuả tài phán hành chính đối với nền hành chính quốc gia trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách hành chính, cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Bởi lẽ, các nguyên tắc trên là các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh tổ chức và họat động của TPHC ở nước ta.
Tùy theo quan điểm về TPHC cũng như các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội cụ thể các quốc gia trên thế giới đã lựa chọn cho mình một hình thức tổ chức TPHC phù hợp. Mỗi một hình thức tài phán ( thuộc chính phủ, thuộc Tịa án tư pháp hoặc độc lập) đều chứa đựng trong nĩ những yếu tố tích cực cùng các hạn chế. Đổi mới mơ hình TPHC phải đứng trên quan điểm khai thác triệt để ưu điểm cuả các mơ hình TPHC của các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt là các ưu điểm về mơ hình tổ chức cuả các nước phát triển (Mỹ, Pháp, Đức…) và các nước cĩ các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hố tương đối tương đồng với chúng ta (Trung quốc, Thái Lan….)[4,Tr12].
Như đã trình bày ở chương trước, các mơ hình tổ chức TPHC ở nước ta hiện nay vẫn chứa đựng trong nĩ nhiều yếu tố chưa phù hợp. Do vậy đổi mới mơ hình TPHC ở nước ta phải khắc phục được hoặc hạn chế đến mức thấp nhất các nhược điểm đã gặp cuả mơ hình TPHC hiện hành.
3.2.2. Mơ hình tài phán hành chính được đề xuất
3.2.2.1. Mơ hình tổ chức
Nhằm tăng cường tính chất chuyên mơn hĩa của họat động TPHC, trên cơ sở các nguyên tắc tổ chức và họat động của TPHC, các quan điểm về đổi mới và sự tiếp thu cĩ chọn lọc về mơ hình TPHC của một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới, chúng tơi đề nghị nên giao tịan bộ quyền TPHC cho ngành tịa án nhân dân đảm trách.
Giao tồn bộ quyền TPHC cho Tồ án vừa là biểu hiện cuả sự phát triển đúng quy luật về phân cơng lao động và chuyên mơn hố hoạt động xét xử; vừa khắc phục được các hạn chế cuả cơ chế giải quyết khiếu nại hiện hành cũng như các hạn chế cuả cơ chế TPHC thuộc Chính phủ[3] , như:
- Bảo đảm các tranh chấp phát sinh trong việc thực hiện các quan hệ pháp luật đều được giải quyết bởi cơ quan xét xử chuyên nghiệp cuả Nhà nước ( Tịa án);
- Bảo đảm sự tách bạch, rõ ràng về chức năng giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước (Quốc hội: Lập pháp, Chính phủ: Hành pháp, Tồ án: Tư pháp);
- Khơng làm tăng thêm số lượng các cơ quan hành chính nhà nước;
- Hạn chế sự lẫn lộn, lạm dụng quyền hành pháp cuả Thủ tướng chính phủ trong việc thực hiện quyền TPHC;
- Tạo điều kiện cho cơ quan hành chính nhà nước cĩ thời gian tập trung làm tốt chức năng quản lý, điều hành.
Một trong những vấn đề làm cho nhiều người lo ngại khi trao tồn bộ quyền giải quyết KKHC cho Tồ án đĩ là trong các khiếu kiện cĩ những khiếu kiện cĩ nội dung liên quan đến bí mật quốc gia hoặc bí mật về an ninh quốc phịng việc xét xử cơng khai cuả Tồ án cĩ thể khơng bảo đảm được các bí mật này. Theo chúng tơi vấn đề lo lắng trên cĩ thể giải quyết được bằng cách đưa vào thủ tục tố tụng hành chính quy định như: Việc tổ chức các phiên tồ khơng cơng khai, việc giữ bí mật cuả những người tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng khi tồ án giải quyết các KKHC liên quan đến các thơng tin thuộc về bí mật theo quy định cuả pháp luật.
Một vấn đề nưã cũng được đặt ra là: Liệu ngành Tồ án cĩ bảo đảm đủ các điều kiện về vật chất cũng như con người để đảm nhận giải quyết được tồn bộ các tranh chấp hành chính phát sinh khi cơ quan hành chính nhà nước khơng cịn thẩm quyền nhận và giải quyết các khiếu kiện này. Đặc biệt là việc tổ chức mơ hình giải quyết KKHC cuả Tồ án như thế nào để bảo đảm sự khách quan, vơ tư cuả Tồ án. Theo chúng tơi được biết, ngay từ khi được trao thẩm quyền giải quyết một số loại KKHC (1/7/1996) ngành Tồ án nhân dân đã chuẩn bị khá đầy đủ nguồn nhân lực cũng như cơ sở vật chất để tiếp nhận cơng việc mới này, ví dụ: Về nhân sự Tồ hành chính Tồ án nhân dân thành phố hiện nay cĩ 10 thẩm phán và 12 thư ký nghiệp vụ, các thẩm phán và thư ký này đều cĩ trình độ cử nhân luật và đều cĩ kinh nghiệm về chuyên mơn, nhưng trung bình mỗi năm Tồ hành chính – TAND.TPHCM chỉ giải quyết khoảng 100 vụ án hành chính các loại, số cịn lại là các loại án khác ( khoảng 800 vụ). Với đội ngũ cán bộ, cơng chức hiện cĩ cộng với số cán bộ mới được điều động từ bộ phận giải quyết khiếu nại các cơ quan hành chính chuyển qua (sau khi đã được đào tạo, bồi dưỡng và bố trí cơng việc theo các tiêu chuẩn chức danh cuả ngành tồ án), theo chúng tơi lực lượng cán bộ cuả Tồ án sẽ đủ sức đảm đương các nhiệm vụ được giao.
Về trụ sở và các phương tiện làm việc cuả Tồ án, chúng ta cũng cĩ thể xắp xếp được trên cơ sở tận dụng cơ sở vật chất hiện cĩ cuả ngành Tồ án và cuả các cơ quan hành chính nhà nước khác sau khi bố trí lại chức năng, nhiệm vụ phù hợp.
Theo chiến lược cải cách tư pháp từ nay đến năm 2020 cuả Bộ chính trị trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, trong thời gian sắp tới nếu chúng ta xắp xếp lại các Tồ án cấp huyện để thành lập các Tồ án sơ thẩm khu vực trên cơ sở dự tính lượng án sẽ thụ lý cuả mỗi điạ phương, với số lượng trụ sở dư ra sau khi thành lập các Tồ án khu vực thì việc bố trí trụ sở làm việc cho các Tồ hành chính là một vấn đề khơng quá khĩ khăn.
Về mơ hình tổ chức: Như chúng ta đã biết, việc tổ chức giải quyết KKHC hiện nay cuả ngành Tồ án cĩ nhiều điểm hạn chế như đã phân tích ở phần trên. Để khắc phục các hạn chế đĩ, chúng ta cần thay đổi mơ hình hiện nay bằng việc thành lập hệ thống Tịa hành chính độc lập thuộc Tịa án nhân dân, bao gồm: Tịa hành chính tối cao; Tịa hành chính vùng, miền và Tồ hành chính khu vực để giải quyết các KKHC., cụ thể:
+ Tịa hành chính tối cao: Là một Tịa chuyên trách thuộc TANDTC cĩ thẩm quyền xem xét lại các bản án, quyết định cĩ hiệu lực pháp luật cuả Tồ hành chính vùng và Tồ hành chính khu vực theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Pháp luật cuả hầu hết các quốc gia đều trao quyền giám đốc thẩm, tái thẩm cho TANDTC. Tuy nhiên, ở nước ta thẩm quyền này cuả TANDTC đã được trao cho các Tồ chuyên trách (Tồ hình sự, Tồ dân sự, Tồ kinh tế, Tồ hành chính, Tồ lao động) cuả TANDTC thực hiện. Do đĩ, cùng với việc tổ chức lại hệ thống Tồ hành chính cần phải bỏ quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm cuả Hội đồng thẩm phán TANDTC để Hội đồng thẩm phán tập trung vào việc hướng dẫn các Tịa án áp dụng thống nhất pháp luật.
+ Tịa hành chính vùng: Vị trí điạ lý, điều kiện tự nhiên, phong tục, tập quán sinh hoạt cuả vùng, miền, đặc biệt là lịch sử phát triển cuả đất nước đã tạo ra trên đất nước ta 3 vùng miền với nhiều yếu tố mang nét đặc trưng riêng trong một đại gia đình Việt Nam, tương ứng với 3 vị trí cụ thể trên bản đồ quốc gia: Miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Tại 3 vùng này, Tồ án nhân dân tối cao đã thành lập tại mỗi vùng 1 Tồ phúc thẩm để xét xử phúc thẩm tồn bộ các vụ án sơ thẩm cuả các Tồ án nhân dân cấp tỉnh trong vùng bị kháng cáo, kháng nghị. Căn cứ vào vị trí, điều kiện điạ lý, dân số và số lượng các cơ quan hành chính trong các vùng, miền này, căn cứ thực tế tổ chức các Tồ phúc thẩm cuả Tồ án nhân dân tối cao, theo chúng tơi, tại mỗi vùng, miền trên, chúng ta cũng tổ chức một Tồ hành chính vùng, miền (Tồ hành chính miền Bắc, Tồ hành chính miền Trung, Tồ hành chính miền Nam).
Tồ hành chính vùng, miền là tồ chuyên trách độc lập cĩ thẩm quyền giải quyết phúc thẩm những vụ án hành chính mà bản án, quyết định sơ thẩm cuả các Tồ hành chính khu vực thuộc vùng, miền đã giải quyết chưa cĩ hiệu lực pháp luật, bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục tố tụng.
+ Tịa hành chính khu vực: tuỳ thuộc vị trí điạ lý cuả các địa bàn cấp huyện; tùy thuộc số lượng quận, huyện, thành phố, thị xã, phường, xã, thị trấn; tùy theo dân số trong khu vực và số lượng, quy mơ các cơ quan, tổ chức trong khu vực, cĩ thể từ 8 đến 10 quận, huyện hoặc từ 10 đến 15 huyện thì thành lập một Tịa hành chính khu vực. Để để hạn chế sự phụ thuộc cuả thẩm phán và Tồ hành chính khu vực vào các cơ quan hành chính nhà nước, bảo đảm sự khách quan vơ tư cho cơ quan Tồ án, việc thành lập Tồ hành chính khu vực phải bảo đảm nguyên tắc khơng cĩ trường hợp lãnh thổ thuộc phạm vi thẩm quyền xét xử cuả Tịa hành chính khu vực trùng hịan tịan với lãnh thổ cuả một đơn vị hành chính cấp tỉnh. Tồ hành chính khu vực là tồ chuyên trách độc lập cĩ thẩm quyền:
- Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các khiếu kiện hành chính đối với các QĐHC, HVHC cuả cơ quan, cán bộ, cơng chức của cơ quan nhà nước cấp xã và cấp huyện thuộc khu vực.
- Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các khiếu kiện hành chính đối với các QĐHC, HVHC cuả cơ quan, cán bộ, cơng chức của cơ quan nhà nước cấp trung ương hoặc cấp tỉnh, thành phố nơi mà người khởi kiện cĩ trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi làm việc cùng lãnh thổ với Tịa hành chính khu vực đĩ.
Tồ hành chính các cấp cĩ con dấu riêng, được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động, trụ sở, trang thiết bị làm việc.
Bộ máy nhân sự cuả Tồ gồm chánh tồ, các phĩ chánh tồ, thẩm phán, thư ký và các nhân viên khác. Chánh Tịa, các phĩ chánh Tịa, thẩm phán Tịa hành chính các cấp do Chánh án Tịa án nhân dân tối cao bổ nhiệm.
Phiên tồ hành chính sơ thẩm cuả Tồ hành chính khu vực được tiến hành tại trụ sở cuả tồ.
Để tạo thuận lợi cho các đương sự khi tham dự phiên tịa cĩ thể đi về trong cùng một ngày, nên quy định phiên Tịa hành chính phúc thẩm được tiến hành tại trụ sở cuả Tồ hành chính vùng, miền, nếu khoảng cách từ tỉnh lỵ nơi người khởi kiện cĩ trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi làm việc đến tỉnh lỵ nơi đặt trụ sở cuả Tồ hành chính vùng, miền thuộc phạm vi bán kính l00km (đây là khoảng cách tối đa đủ để các đương sự cĩ thể tham dự phiên tồ và đi về trong cùng một ngày). Trường hợp khoảng cách lớn hơn, thì phiên Tịa hành chính phúc thẩm được tiến hành tại trụ sở cuả Tồ hành chính khu vực nơi người khởi kiện cĩ trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi làm việc.
3.2.2.2. Các giải pháp đồng bộ
Những nội dung dưới đây của mục này nằm ngịai phạm vi đề tài, nhưng là cần thiết vì việc thực hiện nĩ sẽ làm rõ các cơ sở pháp lý và tạo thêm các điều kiện vật chất bổ trợ cho họat động của mơ hình TPHC được đề xuất. Do đĩ, ở đây chúng tơi chỉ nêu các giải pháp mà khơng đi sâu phân tích.
1) Về thủ tục tố tụng
Mặc dù thủ tục tiền tố tụng cĩ những ưu điểm như đã phân tích ở phần trên nhưng bản thân thủ tục này cũng hàm chứa các yếu tố hạn chế làm ảnh hưởng đến quyền khởi kiện vụ án hành chính cuả các đương sự. Do đĩ, theo chúng tơi, khơng nên quy định thủ tục tiền tố tụng là một điều kiện bắt buộc phải thực hiện trước khi khởi kiện, mà chỉ quy định nĩ với tư cách là một điều khoản tuỳ nghi, tức là nên quy định người khởi kiện cĩ quyền thực hiện việc khiếu nại đến người, cơ quan cĩ QĐHC, HVHC bị khiếu kiện trước khi khởi kiện hoặc khởi kiện thẳng đến cơ quan TPHC mà khơng cần phải qua thủ tục khiếu nại. Điều này cịn cĩ ý nghĩa mở rộng quyền tự do, dân chủ - một yêu cầu chủ yếu của nhà nước pháp quyền, phù hợp với tiền lệ ( Trước đây , vào năm 1997 Chính phủ cũng từng cĩ Nghị định số 47-CP ngày 03/5/1997 về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do cơng chức, viên chức nhà nước, người cĩ thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra, tại Điều 3 Nghị định này cĩ quy định việc: Cơng dân cĩ quyền lựa chọn hoặc khởi kiện trực tiếp đến Tịa án để địi bồi thường hoặc khiếu nại đến cơ quan nhà nước, cơ quan đã tiến hành tố tụng để địi bồi thường trước khi quyết định việc khởi kiện) và phù hợp thơng lệ của một số quốc gia trong cùng khu vực (Trung Quốc [39,Tr123], Singapore [46,Tr37]…) .
Thủ tục tố tụng cuả tồ được thực hiện chủ yếu bằng hình thức văn bản (tố tụng viết), được tống đạt hoặc chuyển giao thơng qua bưu điện, cơ quan thi hành án hoặc thưà phát lại (nếu cĩ).
Cần bỏ quy định về việc việc khởi tố vụ án hành chính và quy định về tham gia phiên tồ hành chính cuả Viện kiểm sát, bởi lẽ việc quy định Viện kiểm sát nhân dân khởi tố vụ án hành chính, tham dự phiên tồ hành chính là một hình thức can thiệp cuả Nhà nước trong hoạt động tố tụng. Trong điều kiện hiện nay, với trình độ dân trí đã tương đối phát triển, cơng dân cĩ thể tự định đoạt được việc kiện và tham gia tố tụng cuả mình. Đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi thì người đại diện theo pháp luật cuả họ cũng cĩ thể tự định đoạt được việc kiện và tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho người mà họ đại diện. Do đĩ, sự can thiệp cuả Nhà nước trong hoạt động tố tụng như trên là một việc khơng cịn cần thiết.
2) Về cơ chế bảo đảm thực hiện phán quyết
Theo quy định cuả pháp luật hiện hành thì việc tổ chức cưỡng chế thi hành bản án, quyết định cuả Tồ án được trao cho nhiều cơ quan, như : phần dân sự tại bản án, quyết định cuả Tồ án do Cơ quan thi hành án dân sự thuộc Bộ tư pháp chiụ trách nhiệm tổ chức thi hành ; phần buộc chấp hành hình phạt tử hình tại bản án, quyết định cuả Tồ án do Tồ án đã xét xử sơ thẩm kết hợp với Viện kiểm sát, cơ quan cơng an tổ chức thi hành ; phần buộc chấp hành hình phạt tù khơng thời hạn, tù cĩ thời hạn do cơ quan cơng an chịu trách nhiệm tổ chức thi hành …; phần quyết định buộc cơ quan, người cĩ thẩm quyền trong cơ quan nhà nước khơng được tiếp tục thực hiện các hành vi hành chính trái pháp luật hoặc phải thực hiện cơng vụ, nhiệm vụ cuả bản án hành chính do thủ trưởng cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp theo dõi giám sát việc thi hành .
Theo chúng tơi, cơng tác tổ chức thi hành án cũng cần phải được chuyên nghiệp và chuyên mơn mơn hố, tức là cần phải thành lập một hệ thống cơ quan thi hành án chung, cĩ nhiệm vụ tổ chức thi hành thống nhất các bản án hình sự, dân sự, hành chính. Cơ quan thi hành án cĩ quyền thực hiện các biện pháp cần thiết theo quy định cuả pháp luật nhằm thực hiện phần phán quyết về hành chính trong bản án hành chính đã cĩ hiệu lực thi hành trong trường hợp các đương sự khơng tự nguyện thi hành. Trong thời gian chưa tổ chức được cơ quan thi hành án như trên thì tổ chức bộ phận thi hành án hành chính (phần phán quyết về hành chính trong bản án hành chính) thuộc Tồ hành chính khu vực để theo dõi và tổ chức thực hiện việc thi hành bản án hành chính. Ngồi ra, cơ quan thi hành án cịn cĩ thể đảm nhiệm thêm các nhiệm vụ như tống đạt các văn bản cuả Tồ án cho các đương sự và thi hành các quyết định khác cuả Tồ án nếu cĩ.
Quản lý nhà nước là chức năng riêng cĩ cuả bộ máy hành chính nhà nước. Tồ án khơng cĩ quyền làm thay các cơng việc này cuả bộ máy hành chính. Cho nên trường hợp các phán quyết hành chính cuả Tồ án khơng được các các cơ quan, người cĩ thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thi hành thì phán quyết đĩ sẽ trở thành vơ nghiã. Do đĩ, để bảo đảm bản án hành chính cuả Tồ án phải được chấp hành nghiêm chỉnh, cần bổ sung quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, cơng chức trong trường hợp cố tình khơng thi hành các bản án hành chính cĩ hiệu lực pháp luật hoặc quyết định cĩ hiệu lực thi hành cuả Tồ hành chính các cấp, trong đĩ bao gồm cả hình thức cách chức hoặc buộc thơi việc. Trong một chừng mực nhất định nào đĩ như: Việc cấp giấy phép, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… cĩ thể quy định trong thời gian chờ cơ quan nhà nước giải quyết cấp các lọai giấy tờ trên theo bản án của Tịa án, người yêu cầu cĩ quyền sử dụng bản án của Tịa án làm chứng thư thay thế.
3) Về cơng tác cán bộ
Để bảo đảm nâng yêu cầu về chuyên mơn đủ để giải quyết các khiếu kiện hành chính cĩ liên quan, phải xây dựng tiêu chuẩn bổ nhiệm thẩm phán Tịa hành chính các cấp theo hướng:
- Thẩm phán Tồ hành chính ngồi các tiêu chuẩn như tiêu chuẩn thẩm phán hiện hành cịn phải cĩ bằng cử nhân hành chính. Trường hợp khơng cĩ bằng cử nhân hành chính thì phải cĩ giấy chứng nhận đã hịan thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng về quản lý nhà nước cho chuyên viên (đối với thẩm phán Tồ hành chính khu vực), chuyên viên chính (đối với thẩm phán Tồ hành chính vùng, miền), chuyên viên cao cấp (đối với thẩm phán Tồ hành chính tối cao).
Thẩm phán khơng đơn thuần là một chức danh cơng vụ mà cịn là một nghề nghiệp chuyên mơn, nên thẩm phán Tịa án nĩi chung và thẩm phán Tịa hành chính nĩi riêng cần phải được bổ nhiệm vơ thời hạn.
Khi xét xử thẩm phán cĩ quyền ban hành bản án nhân danh Nhà nước cộng hồ xã hội chủ nghiã Việt Nam. Để bảo đảm sự tơn nghiêm và trân trọng cuả xã hội đối với thẩm phán, cần phải cĩ sự bảo hộ pháp lý cuả Nhà nước đối với thẩm phán bằng cách đưa vào luật quy định: Việc bắt giữ thẩm phán phải được sự phê chuẩn cuả Chành án Tịa án nhân dân tối cao, trừ trường hợp thẩm phán bị bắt giữ do phạm tội quả tang.
Hiện nay, việc đào tạo thẩm phán được Nhà nước giao cho Học viện tư pháp đảm nhiệm. Trong thời gian qua, Học viện tư pháp đã gĩp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ thẩm phán. Tuy nhiên, để đáp ứng các yêu cầu chuyên mơn cho đội ngũ thẩm phán cần phải củng cố, hịan thiện thêm chương trình đào tạo thẩm phán cuả Học viện tư pháp theo hướng đào tạo chung và đào tạo chuyên sâu theo từng loại thẩm phán chuyên trách. Định kỳ cĩ những khố bồi dưỡng nhằm cập nhật kiến thức về pháp luật và quản lý nhà nước và các kiến thức cĩ liên quan khác cho thẩm phán hành chính[11,Tr23].
Bảng lương hiện hành của cán bộ ngành Tịa án cịn nhiều nhiều bất cập, ví dụ: Cử nhân luật về cơng tác tại Tịa án nhân dân các cấp với chức danh Thư ký Tịa án được hưởng lương Thư ký Tịa án với bảng lương giống như bảng lương chuyên viên (bảng lương cuả các đối tượng đã tốt nghiệp đại học). Sau 5 năm cơng tác trong ngành Tịa án, sau khi đã tốt nghiệp khố đào tạo thẩm phán (1 năm) tại Học viện tư pháp (Tổng cộng tối thiểu là 6 năm kể từ khi tốt nghiệp đại học), thư ký Tịa án cĩ thể được bổ nhiệm làm thẩm phán Tịa án cấp huyện với mức lương và ngạch lương khơng thay đổi (lương cuả thẩm phán cấp huyện bằng bảng lương cuả Thư ký Tịa án và chung bảng lương với chuyên viên). Trước mắt, để bảo đảm nguyên tắc về tiền lương, cần phải xây dựng lại khung bảng lương cho thẩm phán và thư ký Tịa án theo hướng:
- Lương thư ký Tịa án cĩ bằng cử nhân luật bằng bảng lương ngạch chuyên viên.
- Lương thẩm phán cấp huyện phải cao hơn bảng lương Thư ký Tịa án.
- Lương thẩm phán cấp tỉnh phải cao hơn lương ngạch chuyên viên chính.
- Lương thẩm phán tối cao phải cao hơn lương ngạch chuyên viên cao cấp.
Về nguyên tắc, thu nhập cuả thẩm phán tối thiểu phải bảo đảm đạt mức trung bình khá so với mặt bằng thu nhập chung cuả dân cư.
4) Về chế độ trách nhiệm
Do tính chất đặc thù của cơng việc, thẩm phán hành chính được pháp luật trao quyền nhân danh nhà nước để giải quyết các tranh chấp hành chính. Phán quyết của Tịa án do thẩm phán cơng bố cĩ giá trị pháp lý cuối cùng, bắt buộc mọi người phải thực hiện nghiêm chỉnh. Do vậy, cần phải cĩ các quy định cụ thể về quy chế cơng vụ và chế độ trách nhiệm cá nhân của thẩm phán, tạo các hành lang pháp lý cho thẩm phán thực hiện cơng vụ và nâng cao được tinh thần trách nhiệm của thẩm phán đối với cơng vụ đĩ. Quy chế cơng vụ và chế độ trách nhiệm cuả thẩm phán khi thi hành cơng vụ nên theo hướng:
- Khi thi hành cơng vụ thẩm phán chỉ được quyền làm những gì mà pháp luật cĩ quy định.
- Thẩm phán cĩ thể bị miễn nhiệm, cách chức nếu vi phạm kỷ luật, năng lực chuyên mơn, đạo đức nghề nghiệp khơng bảo đảm.
- Tuỳ tính tính chất và mức độ vi phạm pháp luật, thẩm phán phải chiụ trách nhiệm theo quy định cuả Pháp lệnh cán bộ cơng chức, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định cuả pháp luật.
- Thẩm phán phải bồi hồn cho nhà nước các thiệt hại gây ra do lỗi cơng vụ theo quy định cuả pháp luật.
5) Về cơ chế giám sát
Để bảo đảm cĩ thể kiểm sĩat được sinh hoạt và bảo đảm sự an tồn, an tâm cơng tác cho thẩm phán cần xây dựng nhà ở cơng vụ hoặc quy hoạch các khu vực nhà ở dân cư theo hướng thẩm phán Tịa án được ở trong khu vực nhà ở tập trung (cĩ thể ở riêng hoặc ở cùng gia đình). Phải trang bị đồng phục cho cán bộ, cơng chức Tồ hành chính theo hướng: Thể hiện được sự tơn nghiêm của nghề nghiệp, màu sắc, kiểu dáng, phù hiệu phải đặc trưng , khơng nhầm lẫn với các ngành khác, đối tượng khác.
Ngồi ra, để Tồ án làm tốt hơn nưã vai trị tài phán hành chính theo chúng tơi cần phải tăng cường hơn nữa pháp chế XHCN, bảo đảm pháp luật phải được hiểu và áp dụng thống nhất trong tồn quốc, đặc biệt là giữa cơ quan hành chính với cơ quan Tịa án, giữa Tịa án cấp sơ thẩm với Tịa án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tránh trường hợp cùng một quy định nhưng mỗi cơ quan hiểu theo một hướng khác nhau.
Cần sưả đổi các quy định cuả luật theo hướng điều chỉnh trực tiếp các hành vi cụ thể, hạn chế trường hợp các bộ luật, luật hoặc nghị quyết cuả Quốc hội chưa thể thi hành được vì thiếu văn bản hướng dẫn.
Tăng cường hoạt động giải thích pháp luật cuả Uỷ ban thường vụ Quốc hội và hoạt động hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật cuả Hội đồng thẩm phán TANDTC.
Sưả đổi Hiến pháp năm 1992 theo hướng tách hoạt động lập hiến cuả Quốc hội ra khỏi hoạt động cuả Quốc hội hiện hành (bầu cử Quốc hội lập hiến để sưả đổi Hiến pháp trong trường hợp cần thiết) làm cơ sở cho việc thành lập Tồ bảo hiến để xét xử các văn bản quy phạm pháp luật vi hiến.
Cĩ quy định về chế độ trách nhiệm và chế tài đối với các trường hợp lạm dụng quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
Cần sớm nghiên cứu và ban hành các quy định để giải quyết các mối quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết khiếu kiện hành chính cuả Tịa án như: Quan hệ giữa lãnh đạo các cấp Đảng, chính quyền với Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, cũng như các quy định nhằm bảo đảm các nguyên tắc như: Đảng lãnh đạo; Tập trung dân chủ; Trong xét xử Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập, chỉ tuân theo pháp luật, mối quan hệ giữa các nguyên tắc và xử lý các tình huống để khơng phát sinh mâu thuẫn giữa các nguyên tắc này.
Khơi phục mơ hình thưà phát lại (Một tổ chức bổ trợ tư pháp tư đã từng được tổ chức tại miền Nam Việt Nam trước tháng 4/1975) để thực hiện các hoạt động bổ trợ tư pháp như: Hỗ trợ việc thi hành án; Chuyển giao các văn bản, tài liệu qua lại giữa Tịa án và các đương sự; Xác minh, thu thập chứng cứ theo yêu cầu cuả các đương sự .
Thành lập lực lượng cảnh sát tư pháp để bảo vệ, giữ trật tự phiên tồ và thi hành các quyết định cĩ liên quan cuả Tịa án.
Củng cố tổ chức giám định tư pháp, luật sư, cơng chứng, thi hành án dân sự…
Quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính, mức phạt và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động tố tụng cuả Tịa án.
KẾT LUẬN
Trong nhà nước pháp quyền, mối quan hệ giữa nhà nước và cơng dân là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, quyền tự do, dân chủ được mở rộng. Đổi mới mơ hình tổ chức giải quyết KKHC là một việc làm cần thiết nhằm đáp ứng các địi hỏi cuả cơng cuộc cải cách hành chính và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, là địi hỏi cuả nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. TPHC là phương thức hữu hiệu nhằm bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong nền hành chính quốc gia, là phương thức bảo vệ quyền, tự do, lợi ích hợp pháp cuả các cá nhân, cơ quan, tổ chức trước sự xâm hại từ phía các cơ quan, cán bộ, cơng chức nhà nước.
Trong sự nghiệp đổi mới cuả chúng ta hiện nay cải cách tư pháp là vấn đề hết sức bức xúc được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng. Cùng với sự thay đổi to lớn cuả đất nước trong những năm qua, chúng ta đã tiến hành cải cách tư pháp, bước đầu đã đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, pháp luật về TPHC và việc thực hiện pháp luật về TPHC ở nước ta hiện nay vẫn cịn bộc lộ nhiều hạn chế, thẩm quyền chưa rõ ràng, quyền hành pháp và tư pháp cịn lẫn lộn, chưa phát huy được tính chuyên mơn, chuyên nghiệp cuả nghề “thẩm phán”, chưa phát huy được hết vai trị cuả Tồ án trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cuả cơng dân. Vấn đề độc lập xét xử cuả Tồ án chưa thực sự được bảo đảm; các quy định về mối quan hệ giữa cơ quan Đảng, cơ quan hành chính nhà nước với sự độc lập xét xử cuả tồ án cịn chưa được cụ thể… nên cần phải được tiếp tục cải cách, đổi mới. Nhưng đổi mới khơng cĩ nghĩa là phủ định tịan bộ những gì đang cĩ mà đổi mới phải bảo đảm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động chủ yếu cuả TPHC, phải bảo đảm khai thác triệt để ưu điểm cuả các mơ hình TPHC của các quốc gia trên thế giới và phải khắc phục được hoặc hạn chế đến mức thấp nhất các nhược điểm đã gặp cuả mơ hình TPHC.
Giao tồn bộ quyền TPHC cho Tồ án sẽ khắc phục được các hạn chế cuả cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính hiện hành cũng như các hạn chế cuả cơ chế TPHC thuộc Chính phủ. Tuy nhiên, mơ hình tổ chức giải quyết KKHC hiện nay cuả ngành Tồ án cĩ nhiều điểm hạn chế. Để khắc phục các hạn chế đĩ, chúng ta cần thay đổi mơ hình hiện nay bằng việc thành lập hệ thống Tịa hành chính độc lập thuộc Tịa án nhân dân. Song song với nĩ, cần phải thực hiện đồng bộ với các giải pháp khác như: Cải tiến thủ tục tố tụng; Củng cố cơng tác thi hành án; Xây dựng tiêu chuẩn thẩm phán Tịa hành chính, quy chế cơng vụ, chế độ trách nhiệm, cơ chế giám sát, bảo hộ pháp lý và chế độ đãi ngộ cho thẩm phán; Củng cố, hồn thiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán hành chính…
Xã hội lịai người luơn vận động và phát triển, cĩ những cái hơm qua cịn phù hợp nhưng hơm nay đã trở thành lạc hậu. Do vậy, nghiên cứu KKHC và mơ hình tổ chức giải quyết KKHC phải được đặt dưới gĩc độ “liên tục phát triển” để tổ chức TPHC cuả Nhà nước ta luơn theo kịp và đáp ứng được các địi hỏi của xã hội, thực sự là một tổ chức nhà nước cuả dân, do dân và vì dân.
Bảng 1.1 Tổng hợp số liệu án hành chính thụ lý tại Tịa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trong 5 năm 2002-2006 [Nguồn báo cáo tổng kết họat động của TAND tp.HCM, 79-83]:
Thời gian
Loại
khiếu kiện
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng cộng
Số lượng
Tỷ lệ
Tổng số đơn kiện thụ lý
57
105
110
96
103
471
100%
Xử phạtVPHÚC và buộc tháo dỡ cơng trình xây dựng
15
34
19
73
51
192
40,76
Quản lý đất đai:
.Cấp GCNQSDĐ
.Giải quyết tranh chấp đất đai
.Đền bù, giải toả
38
2
33
3
68
7
43
18
81
6
46
29
16
4
7
5
44
8
2
34
247
27
131
89
52,44
Cấp, thu hồi giấy phép
1
1
3
5
1,06
Trưng dụng, trưng mua, tịch thu
1
4
1
6
1,27
Thu thuế, truy thu thuế
2
3
3
5
13
2,76
Thu phí, lệ phí
2
3
5
1,06
Buộc thơi việc
3
3
0,65
Bảng 2.1 Tổng hợp số liệu đơn khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1999 – 2005[82]
Nội dung
Số liệu
Tổng số đơn khiếu nại nhận được
108.426
Tổng số đơn thuộc thẩm quyền
74.527
Tổng số đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền đã giải quyết, trong đĩ:
-Khiếu nại đúng tồn bộ:
-Khiếu nại đúng một phần:
-Khiếu nại sai hịan tồn:
66.507 đơn, đạt tỷ lệ 89,2%
10.892 đơn, chiếm tỷ lệ 16,4%
9.589 đơn, chiếm tỷ lệ 14,4%
46.026 đơn, chiếm tỷ lệ 69,2%
Bảng 2.2 Tổng hợp số lượng các vụ án hành chính mà ngành Tịa án nhân dân đã thụ lý, giải quyết từ năm 2002 đến 2006[73-77]
Năm
Số lượng
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng cộng
Thụ lý
1.064
1.458
1.746
1.361
1.437
7.066
Giải quyết
770
1.247
1.524
1.201
1.269
6.011
Tỷ lệ giải quyết
72,37%
85,53%
87,29%
88,24%
88,31%
85,07%
Bảng 2.3 Tổng hợp số lượng khiếu kiện hành chính mà Tịa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý, giải quyết từ năm 2002- 2006 [79-83]
Năm
Số lượng
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng cộng
Thụ lý
57
105
110
96
103
471
Giải quyết
53
88
99
84
100
6.011
Tỷ lệ giải quyết
92,99%
83,81%
90%
87,5%
97,9%
85,07%
Số đơn kiện được Tịa án chấp nhận yêu cầu
3
6
8
5
7
29
Tỷ lệ yêu cầu được chấp nhận
5,26%
5,71%
7,27%
5,21%
6,8%
6,16%
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. SÁCH BÁO LÝ LUẬN:
Star Vietnam: “Báo cáo và khuyến nghị về việc thành lập cơ quan tài phán hành chính”, Văn bản gửi Thanh tra Chính phủ, Uỷ ban pháp luật Quốc hội, Ban Nội chính Trung ương, tháng 3/2006;
Star Vietnam: “Báo cáo và khuyến nghị về việc thành lập cơ quan tài phán hành chính”, Văn bản gửi Thanh tra Chính phủ, Uỷ ban pháp luật Quốc hội, Ban Nội chính Trung ương, tháng 9/2006;
Thanh tra Chính phủ: “Báo cáo đề dẫn Hội thảo khoa học về việc thành lập cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam”, Tài liệu tại Hội thảo về tài phán hành chính tại Việt Nam, TP Hồ Chí Minh, 3/2006;
Lê Cảm: “Các nguyên tắc cơ bản cuả cải cách tư pháp trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam”, Tạp chí Tịa án nhân dân số 1, tháng1/2006;
Lê Cảm: “Những vấn đề chủ yếu cuả cơng cuộc cải cách tư pháp trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 3, tháng 3/2006;
Học viện Hành chính quốc gia: “Cải cách nền hành chính quốc gia ở nước ta”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội- 1995;
Học viện hành chính quốc gia: “Chính trị học”, NXB Đại học quốc gia Hà Nội- 2001;
Đặng Văn Dỗn: “Một số suy nghĩ và kiến nghị nhằm đổi mới, nâng cao một bước cơng tác xét xử cuả các Tịa án nhân dân”, Tạp chí Tịa án nhân dân tháng 3/1996;
Nguyễn Đăng Dung: “Thể chế tư pháp trong nhà nước pháp quyền”, NXB Tư pháp, Hà Nội- 2004;
Lưu Tiến Dũng: “Tuyên bố Bắc Kinh về nguyên tắc độc lập tư pháp”, Tạp chí Tịa án nhân dân số 8, tháng 4/2006;
Lưu tiến Dũng: “Việc đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán trên thế giới”, Tạp chí Tịa án nhân dân tháng 2/1996;
Đặng Xuân Đào: “Một số vấn đề về vai trị của Tịa hành chính trong việc giám sát thực hiện quyền lực nhà nước”, tài liệu tại Hội thảo về tài phán hành chính tại Việt Nam, TP Hồ Chí Minh, 3/2006;
Star Vietnam: “Đánh giá tác động kinh tế của Hiệp định thương mại song phương”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội- 2003;
Thanh tra Chính phủ: “Đề án thành lập cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam”, tài liệu tại Hội thảo khoa học về Đề án thành lập cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam- TP Hồ Chí Minh, ngày 06/4/2007;
Bùi Xuân Đức: “Đổi mới và hồn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay”, NXB Tư pháp, Hà Nội- 2004;
Bùi Xuân Đức: “Tư pháp hành chính và vấn đề tổ chức tư pháp hành chính ở nước ta”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 1/1993;
Đồn Văn Khuy: “Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại trên điạ bàn thành phố”, Tạp chí Ssổ tay xây dựng Đảng, tháng 12/2004;
Edwin L. Felter- Thẩm phán Tịa hành chính bang Colorado, Denver, Hoa kỳ: “Cơ chế và thủ tục hành chính nhằm giải quyết các tranh chấp”, tài liệu tập huấn về Hiệp định thương mại Việt Mỹ, 11/2003;
Frederic Rodgers- Thẩm phán Tịa án bang Colorado, Hoa kỳ: “Xem xét lại theo thủ tục tư pháp các quyết định của cơ quan hành chính”, tài liệu tập huấn về Hiệp định thương mại Việt Mỹ 7/2002;
Trường Đại học luật Hà Nội: “Giáo trình luật kinh tế”, lưu hành nội bộ, Hà Nội- 1994;
Nguyễn Duy Gia: “Cải cách một bước bộ máy nhà nước ở nước ta hiện nay”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội- 1995;
Kattherine: “Tịa hành chính ở Pháp”, tài liệu tại Hội thảo về tài phán hành chính tại Việt Nam, TP Hồ Chí Minh, 3/2006;
Nguyễn Lân “Từ điển từ và ngữ Việt Nam”, NXB TP. Hồ Chí Minh, 2000;
Học viện Hành chính quốc gia- Khoa Khoa học hành chính: “Lịch sử hành chính nhà nước Việt Nam”, NXB Thống kê, 2003;
Học viện Hành chính quốc gia- Khoa Nhà nước và Pháp luật”: Luật hành chính và tài phán hành chính Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội- 2001;
Trường Đại học luật Hà Nội: “Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội- 1994 ;
Học viện hành chính quốc gia: “Lý luận chung về nhà nước và pháp luật”, NXB Đại học quốc gia Hà Nội - 2001;
Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán và các chức danh tư pháp khác: “Một số vấn đề cơ bản của luật hành chính v à xử lý vi phạm hành chính” (Lưu hành Nội bộ), Hà Nội- 1996;
Đào Trí Úc: “Ý kiến về Đề án xây dựng cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam hiện nay”, tài liệu tại Hội thảo khoa học về Đề án thành lập cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam- TP Hồ Chí Minh, 06/4/2007;
Học viện Hành chính quốc gia- Khoa Khoa học hành chính: “Quản lý và phát triển tổ chức hành chính nhà nước”, NXB Thống kê, Hà Nội - 2003;
Học viện hành chính quốc gia- Khoa Quản lý nhà nước về kinh tế: “Quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế”, NXB Đại học quốc gia Hà Nội- 2002;
Học viện hành chính quốc gia: “Quản lý học đại cương”, NXB Đại học quốc gia Hà Nội- 2001;
Học viện Hành chính quốc gia- Khoa Văn bản và Cơng nghệ hành chính: “Thủ tục hành chính”, NXB Đại học quốc gia Hà Nội- 2002;
Học viện Hành chính quốc gia: “Thiết lập tài phán hành chính ở nước ta”, NXB Giáo dục, Hà Nội- 1995;
Đinh Văn Mậu: “Giải quyết tranh chấp hành chính trong việc thực hiện quyền hành pháp và vấn đề tài phán hành chính”, tài liệu tại Hội thảo về tài phán hành chính tại Việt Nam, TP Hồ Chí Minh, 3/2006;
Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật: “Một số vấn đề về hồn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nước CHXHCN Việt Nam”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội- 2001;
Soren Haggroyh và một số tác giả: “Chính quyền địa phương Thụy Điển: truyền thống và cải cách”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội- 1997;
Phan Đăng Thanh và một số tác giả: “Mấy vấn đề về quản lý nhà nước và củng cố pháp quyền trong lịch sử Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội- 1998;
Phạm Hịang Thái, Đinh Văn Mậu: “Tài phán hành chính ở Việt Nam”, NXB TP Hồ Chí Minh- 1996;
Phạm văn Tuấn”: Một số ý kiến về dự thảo đề án thành lập cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam”, tài liệu tại Hội thảo về tài phán hành chính tại Việt Nam, TP Hồ Chí Minh, 6/4/2007;
Đào Trí Úc: “Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội- 1997;
Nguyễn Cửu Việt, Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội: “Giáo trình luật hành chính Việt Nam”, NXB Đại học quốc gia Hà Nội- 2005;
Thanh tra TP Hồ Chí Minh: “Từ thực trạng thực hiện Luật khiếu nại, tố cáo tại TP Hồ Chí Minh đề xuất một số vấn đề về sửa đổi Luật khiếu nại, tố cáo và xây dựng cơ chế giải quyết khiếu nại theo tài phán hành chính”, tham luận tại Hội thảo về tài phán hành chính tại Việt Nam, TP Hồ Chí Minh, 3/2006;
Tony Rodriguez: “Tồ hành chính ở Đức”, tài liệu tại Hội thảo về tài phán hành chính tại Việt Nam, TP Hồ Chí Minh, 3/2006;
Trần Văn Sơn: “Suy nghĩ về mơ hình cơ quan tài phán hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam”, tài liệu tại Hội thảo về tài phán hành chính tại Việt Nam, TP Hồ Chí Minh, 3/2006;
Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán và các chức danh tư pháp khác: “Tập bài giảng Luật tố tụng hành chính Việt Nam” (Lưu hành Nội bộ), Hà Nội- 1996;
Nguyễn Văn Thuận: “Mấy vấn đề về Đề án thành lập cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam”, tài liệu tại Hội thảo khoa học về Đề án thành lập cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam- TP Hồ Chí Minh, ngày 06/4/2007;
Vũ Thư: “Hai con đường giải quyết khiếu nại hành chính - Giải pháp lưạ chọn và triển vọng”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 6, tháng 6/1998;
II. VĂN KIỆN ĐẢNG VÀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT:
Bộ luật tố tụng hình sự ngày 26/11/2003;
Hiến pháp năm 1946;
Hiến pháp năm 1959;
Hiến pháp1980;
Hiến pháp 1992;
Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 (Luật 1998);
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo ban hành ngày 15/6/2004 (Luật 2004);
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo ban hành ngày 29/11/2005 (Luật 2005);
Luật tổ chức Tịa án nhân dân ban hành ngày 02/4/2002;
Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ngày 02/4/2002;
Nghị quyết Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ IV –“Văn kiện Đảng tịan tập” NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội- 2004;
Nghị quyết của Quốc hội số 51 ngày 25/12/2001 sưả đổi, bổ sung một số điều cuả Hiến pháp 1992;
Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về cải cách tư pháp;
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020;
Nghị quyết số 04/2006/NQHĐTP ngày 04/8/2006 cuả Hội đồng thẩm phán Tồ án nhân dân tối cao;
Nghị định số 47-CP ngày 03/5/1997 về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do cơng chức, viên chức nhà nước, người cĩ thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra;
Pháp lệnh quy định xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo cuả cơng dân ngày 27/11/1981 (Pháp lệnh 1981);
Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo ngày 02/5/1991;
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 21/5/1996 (Pháp lệnh 1996);
Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 28/12/1998 (Pháp lệnh 1998);
Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ban hành ngày 05/4/2006 (Pháp lệnh 2006);
Pháp lệnh về tổ chức Tịa án quân sự ban hành ngày 19/4/1993;
Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 14/01/2004;
Văn kiện Hội nghị lần thứ 8 ban chấp hành trung ương khố VII - Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội- 1995;
Văn kiện Đại hội Đảng Tồn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội- 2006;
III. TƯ LIỆU THỰC TIỄN:
Báo cáo tổng kết hoạt động của Tịa án nhân dân tối cao năm 2002;
Báo cáo tổng kết hoạt động của Tịa án nhân dân tối cao năm 2003;
Báo cáo tổng kết hoạt động của Tịa án nhân dân tối cao năm 2004;
Báo cáo tổng kết hoạt động của Tịa án nhân dân tối cao năm 2005;
Báo cáo tổng kết hoạt động của Tịa án nhân dân tối cao năm 2006;
Báo cáo tổng kết hoạt động của Tịa án nhân dân TP Hồ Chí Minh năm 2002;
Báo cáo tổng kết hoạt động của Tịa án nhân dân TP Hồ Chí Minh năm 2003;
Báo cáo tổng kết hoạt động của Tịa án nhân dân TP Hồ Chí Minh năm 2004;
Báo cáo tổng kết hoạt động của Tịa án nhân dân TP Hồ Chí Minh năm 2005;
Báo cáo tổng kết hoạt động của Tịa án nhân dân TP Hồ Chí Minh năm 2006;
Thanh tra thành phố Hồ Chí Minh: “Dự thảo Báo cáo tổng kết 7 năm (1999-2005) thi hành Luật khiếu nại, tố cáo”;
Thanh tra thành phố Hồ Chí Minh: “Dự thảo Báo cáo tình hình thực hiện Luật khiếu nại, tố cáo năm 2006”;
Đỗ Khắc Tuấn: “Hoạt động cuả Tồ hành chính - Tịa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trong 3 năm 2003-2005, những đề xuất, kiến nghị”, tài liệu tại Hội thảo về tài phán hành chính tại Việt Nam, TP Hồ Chí Minh, 3/2006;
Tồ hành chính- TANDTC: “Thực trạng tổ chức và hoạt động cuả Tồ hành chính trong hệ thống TAND, tư liệu tại Hội thảo khoa học về tài phán chính tại TP Hồ Chí Minh, ngày 06/4/2007.
Kinh nghiệm giải quyết khiếu kiện hành chính đơng người từ việc giải quyết các vụ án hành chính “ Khu cơng nghệ cao”, Tham luận cuả Tồ hành chính- Tồ án nhân dân TP Hồ Chí Minh tại Hội nghị sơ kết cơng tác 6 tháng đầu năm 2007.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvan_doimoikhieukien.doc