Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại ngân hàng đầu tư và phát triển Nghệ An

Kế toán cho vay là một trong những công cụ đắc lực để quản lý vốn tín dụng, tài sản lớn nhất của các Ngân hàng. Ngoài nhiệm vụ ghi chép, phản ánh để quản lý chặt chẽ tài sản, kế toán cho vay còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng Ngân hàng, tăng cường chế độ hạch toán kinh doanh trong ngành Ngân hàng nhằm góp phần tích cực làm cho ngân hàng thực hiện tốt nhiệm vụ làm trung gian tín dụng, trung gian thanh toán của các thành phần kinh tế. Luận văn tập trung giải quyết những nội dung chủ yếu sau: - Trình bày một số vấn đề có tính lý luận liên quan đến NHTM và kế toán cho vay. - Phân tích và nhân xét thực trạng về cho vay và kế toán cho vay tại Chi nhánh NHĐT&PT Nghệ An. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện nghiệp vụ cho vay và kể toán cho vay.

doc42 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1576 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại ngân hàng đầu tư và phát triển Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vay Ngân hàng. Mọi sự tranh chấp về các khoản cho vay hay trả nợ giữa Ngân hàng và người vay đều phải giải quyết trên cơ sở các chứng từ cho vay hợp lệ, hợp pháp. Chứng từ kế toán cho vay bao gồm nhiều loại để phục vụ cho công việc hạch toán và theo dõi thu hồi nợ. Chứng từ gốc: được lập ngay khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn thành, để làm căn cứ chứng minh một nghiệp vụ kinh tế phát sinh, gồm: + Giấy đề nghị vay vốn + HĐTD hoặc các khế ước vay vốn + Giấy nhận nợ + Các loại giấy tờ xác nhận tài sản thế chấp, cầm cố + …… Chứng từ ghi sổ gồm: + Giấy lĩnh tiền mặt( nếu cho vay bằng tiền mặt) + Nếu cho vay bằng chuyển khoản thì dùng chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt như: UNT, UNC, phiếu chuyển tiền…. Nếu Ngân hàng chủ động trích từ TKTG của người vay để thu nợ thì dùng phiếu chuyển khoản + Nếu ngân hàng thu lãi hàng tháng theo phương pháp tích số thì dùng bảng kê số dư để tính tích số +….. 1.3.2. Các TK sử dụng TK phản ánh nghiệp vụ cho vay thuộc tài sản có của ngân hàng, nó dùng để ghi chép, phản ánh toàn bộ số tiền cho vay của Ngân hàng đối với người đi vay, đồng thời cũng ghi chép, phản ánh số tiền người trả nợ Ngân hàng theo những kỳ hạn nợ nhất định. Các TK cho vay được căn cứ vào cơ chế nghiệp vụ tín dụng mà bố trí sắp xếp một cách thích hợp. Trong hệ thống TK hiện hành của các TCTD, các TK nội bảng phản ánh nghiệp vụ tín dụng được bố trí ở loại 2 “Hoạt động tín dụng” Số lượng TK bậc 2 dành cho hoạt động này bắt đầu từ TK 201 đến TK 293, các TK này dùng để hạch toán số tiền bằng VND hay bằng ngoại tệ( Tuỳ theo từng TK) mà các NHTM cho vay đối với từng loại khách hàng. Chẳng hạn như: TK 211: Cho vay ngắn hạn bằng VND TK 212: Cho vay trung hạn bằng VND TK 213: Cho vay dàI hạn bằng VND ………… Mỗi Tk cấp 2 đều phân loại TK cấp 3 theo từng loại nợ: nợ trong hạn và đã được gia hạn, nợ quá hạn đến 180 ngày, có khả năng thu hồi.v.v… Nội dung hạch toán: Bên nợ ghi: - Số tiền cho vay Bên có ghi: - Số tiền trả nợ - Số tiền chuyển sang nợ quá hạn Số dư nợ : - Phản ánh số tiền người vay còn đang nợ. Những năm gần đây, trong nền kinh tế thị trường nước ta, hoạt động tín dụng có nhiều rủi ro khách quan. Vì vậy để hạn chế những đột biến về kết quả kinh doanh tiền tệ, nhà nước cho phép trích lập khoản dự phòng cho các rủi ro này. Do đó trong các TK kế toán các nghiệp vụ tín dụng được bổ sung một TK dự phòng rủi ro. Đó là TK 209 – Dự phòng phải thu khó đòi. TK này phản ánh những khoản cho vay không có khả năng thu hồi vào cuối niên độ kế toán. Nội dung hạch toán TK 209: Bên có ghi: - Số dự phòng các khoản phải thu khó đòi, tính vào chi phí kinh doanh. Bên Nợ ghi: - Các khoản phải thu khó đòi không thu được, phải xoá nợ. - Kết chuyển số chênh lệch về dự phòng phải thu khó đòi đã lập, không sử dụng còn lại đến cuối niên độ kế toán lớn hơn số phải trích lập dự phòng cho niên độ sau. Số dư có: - Phản ánh số dự phòng phải thu khó đòi còn lại cuối kỳ. 1.3.3. Quy trình kế toán cho vay 1.3.3.1.Kế toán phát tiền vay(giải ngân) cho khách hàng. Để được vay vốn ở Ngân hàng, khách hàng phải nộp hồ sơ xin vay theo quy định của chế độ tín dụng cho Ngân hàng. Trong một khoảng thời gian nhất định, Ngân hàng phải có trách nhiệm xem xét bộ hồ sơ xin vay của khách hàng tiến hành thẩm định để ra quyết định duyệt cho vay. Nếu được Ngân hàng đồng ý cho vay, Ngân hàng và khách hàng sẽ ký kết với nhau một HĐTD, CBTD hoàn thiện hồ sơ vay vốn chuyển đến phòng kế toán. Kế toán sẽ mở TK thích hợp cho khách hàng, và căn cứ vào chứng từ như giấy lĩnh tiền mặt(nếu cho vay bằng tiền mặt) hoặc UNC(nếu cho vay bằng chuyển khoản), kế toán vào sổ chi tiết và nhập dữ liệu vào máy. Khi cho vay, kế toán viên ghi: Nợ: - TK cho vay của khách hàng Có: - TK thích hợp(TK tiền mặt, TKTG của khách hàng…) - TK thanh toán vốn giữa các Ngân hàng thích hợp(nếu cho vay bằng chuyển khoản thanh toán khác Ngân hàng) Sau khi hạch toán, kế toán sẽ lưu lại bản HĐTD gốc cùng các chứng từ khác trong hồ sơ vay vốn của khách hàng. Hồ sơ vay vốn của khách hàng phải được bảo lưu an toàn, thuận tiện cho quá trình theo dõi trả nợ và thu nợ khi đến hạn. Định kỳ (tháng, quý) kế toán cho vay tiến hành sao kê số dư các HĐTD để đối chiếu với số dư nợ TK cho vay. Nếu có chênh lệch thì phải tìm nguyên nhân để điều chỉnh sao cho tổng dư nợ trên HĐTD phải bằng tổng dư nợ của các TK cho vay tương ứng. 1.3.3.2. Kế toán giai đoạn thu nợ. Căn cứ vào hình thức trả nợ thực tế của khách hàng mà kế toán sẽ hạch toán theo từng trường hợp cụ thể: Trường hợp thu nợ gốc một lần theo kỳ hạn nợ: Theo quy chế tín dụng, đến hạn trả nợ khách hàng phải chủ động nộp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản để trả nợ Ngân hàng. Nếu khách hàng không chủ động trả nợ trong khi TKTG của khách hàng có đủ tiền để trả nợ thì kế toán chủ động lập phiếu chuyển khoản trích TKTG của người vay để thu hồi nợ. Kế toán hạch toán: Nợ: - TK tiền mặt( nếu thu bằng tiền mặt) - TKTG thanh toán (nếu khách hàng trả bằng chuyển khoản) Có: - TK cho vay của khách hàng Trường hợp thu nợ theo kế hoạch trả nợ trong kỳ: Đến kỳ hạn trả nợ khách hàng có thể trả bằng tiền mặt hoặc lập UNC yêu cầu Ngân hàng trích tiền từ TKTG thanh toán để trả nợ cho Ngân hàng. Kế toán hạch toán: Nợ: - TK tiền mặt tại quỹ( nếu khách hàng trả bằng tiền mặt) Hoặc TKTG thanh toán (nếu khách hàng trả bằng chuyển khoản) Có: - TK cho vay của khách hàng Đồng thời với việc hạch toán khi khách hàng trả hết nợ cho Ngân hàng kế toán cho vay sẽ rút bộ hồ sơ ra khỏi tập hồ sơ vay vốn và xoá nợ trên HĐTD bằng cách ghi số tiền đã thu nợ vào cột “Số tiền đã thu nợ”, sau đó thì rút số dư. Đối với những khoản vay có cầm cố thế chấp, hoặc cam kết bảo lãnh của các tổ chức thì kế toán sẽ hạch toán ngoại bảng để trả lại các giấy tờ. Kế toán ghi: Xuất “TK cam kết bảo lãnh” Hoặc Xuất “TK tài sản cầm cố thế chấp của Ngân hàng” 1.3.3.3. Kế toán chuyển nợ quá hạn Đến hạn trả nợ nếu khách hàng vay không có khả năng trả nợ và cũng không được gia hạn nợ thì kế toán Ngân hàng sẽ làm thủ tục chuyển toàn bộ dư nợ gốc kể cả phần dư nợ chưa theo hạn định sang nợ qúa hạn. Căn cứ vào số tiền quá hạn kế toán ghi: Nợ: - TK quá hạn thích hợp Có: - TK cho vay của khách hàng Sau khi hạch toán chuyển nợ quá hạn kế toán phải phối hợp với CBTD để đôn đốc người vay trả nợ quá hạn, đồng thời áp dụng lãi suất chế tài tín dụng(áp dụng lãi suất nợ quá hạn tối đa bằng 1,5 lần lãi suất nợ cho vay thông thường). Các chứng từ nợ quá hạn được lưu riêng trong bộ hồ sơ nợ quá hạn của khách hàng vay. Khi bên vay trả nợ, kế toán căn cứ vào chứng từ để hạch toán: Nợ: - TK tiền mặt(nếu trả bằng tiền mặt) - TKTG của người vay Có: - TK nợ quá hạn thích hợp Vì một lý do nào đó mà bên vay không có khả năng trả nợ thì Ngân hàng có thể tạm giữ tài sản của bên vay(tài sản do người vay cầm cố, thế chấp…) để xiết nợ. Trường hợp này kế toán sẽ lập chứng từ để hạch toán số tài sản xiết nợ vào TK ngoại bảng 995 “Tài sản gán xiết nợ chờ xử lý” Ghi Nhập: TK 995 1.3.3.4. Kế toán thu lãi cho vay Tính thu lãi cho vay theo phương pháp tính lãi đơn thì tiền lãi thu một lần khi thu nợ gốc. Còn theo nguyên tắc tính dồn tích thì hàng tháng Ngân hàng sẽ tính lãi để hạch toán vào TK “Tiền lãi tính dồn dự thu”, khi khách hàng trả nợ gốc và lãi sẽ tất toán TK này. Công thức tính lãi: Số tiền lãi= Số tiền vay(gốc)ẻLãi suất cho vayẻThời gian cho vay 30 ngày Hạch toán khi thu lãi cho vay: Nợ: TK tiền lãi tính dồn dự thu Có: TK thu nhập – thu lãi cho vay Khi khách hàng vay trả lãi kế toán sẽ hạch toán: Nợ: TK thích hợp(TK tiền mặt, TKTG…) Có: TK tiền lãi tính dồn dự thu Trường hợp số lãi phải thu đã được hạch toán vào TK “Tiền lãi tính dồn dự thu”. Đối với những khoản vay đã chuyển sang nợ quá hạn, nợ khó đòi thì kế toán lập phiếu chuyển khoản để ghi số thu đó và hạch toán: Nợ: TK thu nhập – Thu lãi cho vay Có: TK tiền lãi cộng dồn dự thu Đồng thời hạch toán ngoại bảng, ghi Nhập: TK “ Lãi cho vay chưa thu được”. Sau khi hạch toán ngoại bảng CBKT phối hợp với CBTD đôn đốc người vay tiếp tục trả lãi cho Ngân hàng. Khi người vay trả lãi, hạch toán: Nợ: TK tiền mặt(nếu trả bằng tiền mặt) TKTG(nếu trích từ TKTG) Có: TK thu lãi cho vay Ghi Xuất ngoại bảng: “Lãi cho vay chưa thu được”. Chương 2 thực trạng kế toán cho vay tại chi nhánh NHĐT&PT Nghệ An 2.1. Khái quát hoạt động kinh doanh của NHĐT&PT nghệ an 2.1.1 Sự hình thành và phát triển của chi nhánh NHĐT&PT Nghệ An. NHĐT&PT Nghệ An là một thành viên trong hệ thống NHĐT&PT Việt Nam. Cùng với sự ra đời của ngành, Chi nhánh NHĐT&PT Nghệ An được thành lập ngày 26/04/1957 với tên gọi lúc bấy giờ là Ngân hàng Kiến thiết Việt nam trực thuộc bộ tài chính theo Nghị định 177/TTg của Thủ tướng chính phủ. Từ khi thành lập Chi nhánh NHĐT&PT Nghệ An đã trải qua nhiều biến đổi để từng bước phù hợp với cơ chế mới và quá trình phát triển của nền kinh tế. Lịch sử của Chi nhánh NHĐT&PT Nghệ An đã trải qua 3 lần thay đổi tên gọi: Từ ngày 26/04/1957 – 23/06/1981 với tên gọi là ngân hàng Kiến thiết. Từ ngày24/06/1981 – 13/11/1990 theo Nghị định số 195 của Chính phủ Ngân hàng Kiến thiết được đổi tên thành Ngân hàng đầu tư và xây dựng. Đến năm 1990, do yêu cầu đòi hỏi của công cuộc đổi mới nền kinh tế nên ngân hàng cũng phải đổi mới, ngày 14/11/1990 Ngân hàng đầu tư và xây dựng được đổi tên thành NHĐT&PT nhằm từng bước chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Từ năm 1995 trở lại đây, nhờ đã chuyển hẳn sang kinh doanh đa năng tổng hợp theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, việc huy động vốn và đầu tư tín dụng đã tăng trưởng rõ rệt. Trong những năm gần đây thị phần tín dụng của Chi nhánh luôn chiếm từ 27% - 29% trên thị trường, điều này đã góp phần đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Nghệ An. Hiện nay nhìn lại 47 năm xây dựng và phát triển, Chi nhánh NHĐT&PT Nghệ An đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng cũng như qui mô, điều đó làm cho chúng ta thấy rõ sự trưởng thành phát triển và đổi mới của Chi nhánh nói riêng và của toàn hệ thống Ngân hàng nói chung. Với những thành tích đó, Chi nhánh NHĐT&PT Nghệ An đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng các danh hiệu: Huân chương lao động hạng nhì, huân chương lao động hạng ba. Nhiều năm liền là Đảng bộ vững mạnh công đoàn xuất sắc. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của chi nhánh NHĐT&PT Nghệ An: Mô hình tổ chức được xác lập trên nguyên tắc, điều hành trực tiếp thống nhất một đầu mối(Xem sơ đồ trang sau). Qua sơ đồ ta thấy tổ chức bộ máy của chi nhánh chia thành 3 khối hoạt động riêng, trong đó gồm 10 phòng ban và 5 chi nhánh khu vực trực thuộc Ban Giám đốc, mỗi phòng ban có chức năng nhiệm vụ riêng. Đồng thời tham mưu cho Giám đốc trong việc ra các quyết định kinh doanh. Với bộ máy gọn nhẹ, đội ngũ có trình độ, Chi nhánh đã đạt được những kết quả khả quan. Mô hình quản lý bộ máy của Chi nhánh được tổ chức phù hợp với sự gắn kết chặt chẽ khách hàng với Ngân hàng, phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh và thông tin kinh tế nhanh, chính xác và tiết kiệm lao động. 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đầu tư và phát triển Nghệ An. 2.2.1. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh Chi nhánh NHĐT&PT Nghệ An hoạt động trên địa bàn rộng lớn có rất nhiều thuận lợi về mặt tự nhiên và địa lý. Trong những năm qua Chi nhánh đã không ngừng phát triển, trụ vững và khẳng định vai trò, vị trí của mình trong vị trí mới.Tình hình hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng đạt được những kết quả khả quan, cụ thể: Bảng1: Kết quả hoạt động kinh doanh (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tổng tài sản 1.287.745 1.496.904 1.608.310 Tổng tài sản có sinh lời 1.208.000 1.305.000 1.453.000 Dư nợ tín dụng 1.193.730 1.218.313 1.265.762 Nợ quá hạn 46.091 26.199 8.444 Huy động vốn 1.228.532 1.425.077 1.490.068 LN trước thuế chưa trích DPRR 10.419 15.413 22.490 Thu lãi/ Tài sản có sinh lời 7,1% 9,7% 10,7% Lợi nhuận/ Tài sản có sinh lời 0,2% 0,32% 0,42% (Nguồn : Báo cáo tổng hợp cuối năm) Vậy qua đó ta thấy tổng tài sản của Chi nhánh ngày càng lớn, trong đó tổng tài sản có sinh lời chiếm tỷ trọng cao năm 2004 là 1.453.000 trđ tăng so với năm 2003 là 148.000 trđ. Điều đó chứng tỏ khả năng tìm kiếm lợi nhuận của Chi nhánh là rất cao. Năm 2004 tỷ trọng LN/ Tài sản có sinh lời chiếm tỷ trọng 0,42% tăng 0,1% so với năm 2003. Lợi nhuận trước thuế tương dối cao… Như vậy có thể nói tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong những năm qua rất là lành mạnh, đem lại hiệu quả cao cho việc đầu tư. 2.2.2. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn Huy động vốn Vốn huy động của Ngân hàng là giá trị tiền tệ mà các NHTM huy động được trên thị trường thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay và một số nguồn khác. Vốn huy động được của Ngân hàng là cơ sở cho mọi hoạt động kinh doanh của các NHTM, nhất là hoạt động tín dụng thì vốn huy động là nguồn chủ yếu. Việc sử dụng vốn huy động cho đúng chức năng, mục đích sẽ đảm bảo an toàn cho ngân hàng trong thanh toán. Chi nhánh NHĐT&PT Nghệ An bằng nỗ lực của mình qua phương châm tự cân đối tại chỗ, tập trung huy động ở mức cao nhất, thoát ly dần khỏi nguồn vốn hỗ trợ của NHTW và các tổ chức tín dụng khác trong và ngoài hệ thống. Đặc biệt chú trọng trong việc huy động tiền gửi của các tầng lớp dân cư trên địa bàn qua việc không ngừng đổi mới các hình thức huy động như trái phiếu, kỳ phiếu, tiết kiêm 1 đến 24 tháng, tiết kiệm thăng hoa, tiết kiệm dự thưởng, đổi mới phong cách và khả năng tiếp thị, tăng các loại hình dịch vụ, mở rộng mạng lưới huy động vốn tại trung tâm và các quầy đại diện. Thực hiện các biện pháp tối ưu để thu hút tiền gửi của các tổ chức kinh tế, phát triển đẩy mạnh các hình thức thanh toán để tạo sức hấp dẫn và gây lòng tin đối với khách hàng. Nhờ vậy kết quả huy động vốn không ngừng tăng trưởng qua các năm, cụ thể: Bảng 2 : Cơ cấu nguồn vốn huy động Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 SS 2003/2002 Năm 2004 SS 2004/2003 Số tiền Số tiền ± tuyệt đối ± % Số tiền ± tuyệt đối ± % Tổng nguồn vốn huy động 1.228.532 1.425.077 196.475 13,78 1490.068 64.991 4,36 1.Phân theo khách hàng - TG các TCKT - TG dân cư 219.585 1.008.947 207.908 1.217.169 11.677 208.222 5,62 17,1 306.414 1.183.654 98.506 33.515 32,1 -2,8 2. Phân theo thời gian - TG không kỳ hạn - TG có kỳ hạn 198.396 1.030.136 201.942 1.223.135 3546 192.999 1,76 15,8 288.032 1.202.036 86.090 21.099 29,9 1,75 3. Phân theo loại tiền - TG nội tệ - TG ngoại tệ 1.013.045 215.487 1.207.253 217.824 194.208 2337 16,1 1,07 1.210.890 279.178 3637 61.354 0,3 22 (Đơn vị : Triệu đồng) (Nguồn : Báo cáo tổng hợp cuối năm) Qua bảng số liệu bảng trên ta thấy tình hình huy động vốn của chi nhánh rất tốt có xu hướng ngày càng tăng. Tính đến ngày 31/12/2003 tổng nguồn vốn huy động là: 1.425.077trđ tăng 196.475trđ so với năm 2002 tương đương với 13,78%. Năm 2004 tổng nguốn vốn là 1490.068 trđ so với năm 2003 tăng 64.991 trđ tương đương với 4,36%. Sử dụng vốn Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động chính và chiếm tỷ trọng lớn từ 70% - 80% của các NHTM, và cũng là một hoạt động mang lại nhiều rủi ro. Để sử dụng vốn một cách đúng đắn và có hiệu quả, Chi nhánh NHĐT&PT Nghệ An không ngừng mở rộng và tìm kiếm khách hàng. Các trụ sở và quầy tiết kiệm đều đặt ở những địa điểm trung tâm để thuận lợi cho khách hàg giao dịch, và tìm đầu ra cho nguồn vốn, đảm bảo giám sát dự án đầu tư, tư vấn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và thu hồi vốn an toàn. Bảng 3: Hoạt động cho vay (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm2002 Năm2003 Năm 2004 %SS 03/04 Số tiền T.T (%) Số tiền T.T (%) Số tiền T.T (%) 1.Tổng doanh số cho vay 1.122759 100 1.112.702 100 1.212.193 100 8,2 - Cho vay ngắn hạn 973.595 86,7 1.012.365 91 1.070.949 88,3 5,5 -Cho vay trung, dài hạn 149.164 13,3 100.337 9 141.244 11,7 29 2. Doanh số thu nợ 884.008 1.045.877 1.136.552 8 - Doanh số thu nợ ngắn hạn 802.366 90,8 950.665 90,9 1.028.930 90,5 7,6 -Doanh số thu nợ trung, dài hạn 81.642 9,2 95.212 9,1 107.622 9,5 11,5 3. Tổng dư nợ 1.193.730 1.218.313 1.265.762 3,75 - Dư nợ ngắn hạn 573.083 48 623.413 51,2 654.231 51,7 4,7 - Dư nợ trung dài hạn 620.647 52 594.900 48,8 611.531 48,3 2,7 (Nguồn : Báo cáo tổng hợp cuối năm) Tổng doanh số cho vay năm 2004 là 1.212.193 trđ tăng 99.491 trđ (tăng 8,2%)so với năm 2003. Trong đó: Cho vay ngắn hạn là 1.070.949 trđ, tăng 58.584trđ(tăng 5,5%) so với 2003. Cho vay trung, dài hạn là 141244trđ, tăng 40.907trđ(tăng 23,96%) so với năm 2003 Doanh số thu nợ năm 2004 tăng so với năm 2003 là 90.675t trđ (tăng 8%)so với năm 2003. Doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2004 tăng so với năm 2003 là7,6% Doanh số thu nợ trung, dài hạn năm 2004 tăng 11,5% so với năm 2003. Tổng dư nợ năm 2004 là 1.265.762trđ tăng 47.449trđ(tăng 3,8%) so với năm 2003. Dư nợ ngắn hạn năm 2004 tăng so với năm 2003 khoảng 4,7%. Dư nợ trung, dài hạn năm 2004 so với năm 2003 tăng 16631trđ (tăng 2,7%). Tình hình nợ quá hạn. Nợ quá hạn là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng đó, tuy nhiên để đánh giá chính xác chất lượng tín dụng còn tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội mà tín dụng mang lại. Hiện nay tại các NHTM chất lượng tín dụng luôn được đặt lên vị trí hàng đầu. Tại chi nhánh NHĐT&PT Nghệ An vấn đề xử lý nợ quá hạn để nâng cao chất lượng tín dụng luôn được quan tâm. Điều đó được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4: Tình hình nợ quá hạn Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tổng dư nợ 1.193.730 1.218.313 1.265762 Tổng NQH 46.091 26.199 8.444 NQH thông thường 31.590 23.933 8.350 Nợ khoanh 5.964 94 94 Nợ chờ xử lý 8.537 2.172 - Tỷ lệ NQH 3,86% 2,15% 0,67% (Nguồn: Bảng báo cáo tổng hợp cuối năm) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh có xu hướng ngày càng giảm, năm 2003 giảm so với năm 2002 là 19892trđ. Đến năm 2004 số nợ quá hạn đã giảm một cách đáng kể, tỷ lệ NQH đạt ở mức thấp 0,67%( giảm –67,8%) so với năm 2003. Đây là một thành công lớn của chi nhánh trong việc đảm bảo chất lượng tín dụng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để đạt được kết quả như vậy, do Chi nhánh đã có nhiều biện pháp xử lý nợ hợp lý như: phát mại tài sản, thu nợ dần… 2.2.3 Một số hoạt động khác. Hoạt động thanh toán trong nước: Luôn đảm bảo an toàn, nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng và sử dụng linh hoạt nguồn vốn nội bộ. Từng bước chuyển sang giao dịch một cửa rút ngắn thới gian giao dịch với khách hàng. Riêng năm 2003 thu dịch vụ ròng đạt 2.900 trđ tăng 23% so với năm 2002, chiếm 19% chênh lệch thu chi của năm. Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ: Năm 2002 thành lập tổ chức thanh toán quốc tế đã được thực hiện trực tiếp nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu, nghiệp vụ chuyển tiền ngoại hối. Doanh thu dịch vụ thanh toán quốc tế tăng 98 trđ năm 2002 lên 230 trđ năm 2003. Hiện nay nghiệp vụ này đang có chiều hướng phát triển. Về chính sách khách hàng: Định hướng công tác phát triển khách hàng gắn liền với phát triển dịch vụ. Công tác huy động vốn có nhiều hình thức thay đổi đi liền với dịch vụ gửi một nơi rút nhiều nơi, khuyến mại, ưu tiên lãi suất trước hạn đối với kỳ phiếu nên số lượng khách hàng tăng lên. Thực hiện ưu đãi giảm lãi suất tiền vay đối với khách hàng truyền thống hoạt động vay trả tín nhiệm. Với thái độ phục vụ khách hàng của các cán bộ công nhân viên phải nhanh gọn, chính xác, làm “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi”. Như vậy để hướng tới xây dựng Ngân hàng theo quy mô hiện đại, ban lãnh đạo cùng tập thể CBCNV của Chi nhánh NHĐT&PT Nghệ An không ngừng phát huy truyền thống gắn hoạt động tín dụng với việc củng cố nguồn lực con người. Nói cụ thể hơn, trong những năm qua chi nhánh đã góp phần không nhỏ cho công cuộc đổi mới, đưa Ngân hàng vững bước vào tiến trình phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. 2.3 Thực trạng công tác kế toán cho vay tại Chi nhánh NHĐT&PT Nghệ An 2.3.1. Thủ tục lưu giữ và quản lý hồ sơ trong kế toán cho vay Chứng từ, hồ sơ kế toán trong Ngân hàng là những tài liệu minh chứng về mặt pháp lý sự phát sinh và sự hoàn thành một nghiệp vụ kinh tế, là căn cứ để vào các sổ sách kế toán và cũng là cơ sở để giải quyết tranh chấp kinh tế. Do các nghiệp vụ Ngân hàng nói chung và nghiệp vụ kế toán cho vay nói riêng tại chi nhánh diễn ra thường xuyên và có tính liên tục, cho nên chứng từ kế toán của Chi nhánh có khối lượng. Vì vậy việc lưu giữ quản lý hồ sơ khách hàng là rất quan trọng và cần thiết. Để thuận tiện và chính xác cho việc giao dịch với khách hàng, hồ sơ của khách hàng sẽ được kế toán để từng tập riêng theo mã số của khách hàng, và sẽ được xếp thứ tự một cách hợp lý và khoa học: Tập báo Nợ, báo Có của khách hàng, tập mẫu dấu chữ ký, tập TKTG của khách hàng, tập TK tiền vay kèm theo các bản HĐTD hoặc khế ước, tập bảo lãnh. Như vậy mỗi khi có khoản vay phát sinh và nhận được hồ sơ vay vốn do CBTD chuyển sang, kế toán giữ TK đó phải kiểm tra mẫu dấu chữ ký và nội dung chính ghi trong HĐTD. Sau đó kế toán tiến hành kiểm tra số dư Nợ - Có trên TK khách hàng, và xem số tiền khách hàng muốn vay ghi trên hợp đồng có quá so với số dư hiện có không, kế toán chỉ tiến hành giải ngân khi số tiền hạn mức vẫn còn đủ( việc kiểm tra này chỉ áp dụng đối với những khoản vay theo HĐTD hạn mức). Đối với những đơn vị chưa có TK tiền vay thì CBKT phải có trách nhiệm mở tài khoản cho vay thích hợp. Kế toán có nhiệm vụ lưu giữ bộ hồ sơ gốc đó của khách hàng để làm căn cứ phát tiền vay. Việc quản lý và theo dõi hồ sơ diễn ra đồng thời với việc quản lý và theo dõi HĐTD. Khi có khoản vay mới phát sinh thì kế toán phải in 2 sổ chi tiết, một để làm báo Nợ – Có trả cho kháhc hàng, một bản kế toán giữ để làm sổ cho Ngân hàng. Cuối tháng kế toán giữ TK sẽ tiến hành đối chiếu số dư trên hợp đồng hạn mức tín dụng với những số dư trên sổ chi tiết. Nếu không khớp đúng thì kế toán phải kiểm tra lại và điều chỉnh. Sau khi kết thúc trả nợ, CBKT và CBTD sẽ tiến hành tất toán HĐTD. HĐTD đã tất toán được đóng vào tập nhật ký chứng từ của ngày tất toán hoặc có thể đóng thành tập riêng kèm theo là các chứng từ thu nợ, hồ sơ của kế toán đơn vị vay vốn, kế hoạch vay, đơn xin gia hạn nợ(nếu có). 2.3.2. Quy trình hạch toán kế toán 2.3.2.1. Kế toán giai đoạn giải ngân. Căn cứ vào HĐTD đã được ký, kế toán kiểm tra các yếu tố ghi trong hợp đồng như ngày, tháng, năm, số tiền được duyệt vay, lãi suất… đã hợp lệ. Sau đó CBKT tiếp tục kiểm tra chứng từ gải ngân xem đã hợp lệ, hợp pháp chưa, Các yếu tố trên chứng từ đảm bảo đúng quy định như: Tên và TK đơn vị trả tiền, đơn vị hưởng, Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng, số tiền bằng số và bằng chữ…Sau đó tiến hành hạch toán. Đối với chứng từ lĩnh tiền mặt ghi : Nợ TK tiền vay của khách hàng Có TK tiền mặt Sau đó chuyển chứng từ sang quỹ để thủ quỹ chi tiền cho khách. Đối với chứng từ chuyển khoản ghi: Nợ TK tiền vay của khách hàng Có TKTG người thụ hưởng(nếu cùng NH; hoăc TK chuyển tiền thích hợp) Ví dụ: NHĐT&PT Nghệ An cho vay ngắn hạn = VND đối với công ty Cổ phần xây dựng công trình 484 là 800 triệu. Kế toán hạch toán: Nợ TK 21130062H Có TK 73010062K Đồng thời in một liên báo Nợ ký đóng dấu trả cho khách hàng để khách hàng theo dõi tại đơn vị. Sau khi giải ngân CBKT phải thường xuyên theo dõi để tính lãi, thu lãi, thu nợ đến hạn, hoặc thông báo cho đơn vị gia hạn hay chuyển quá hạn đối với các khoản vay không trả đúng hạn. 2.3.2.2. Kế toán giai đoạn thu nợ Đến hạn trả nợ, bên vay phải có trách nhiệm trả nợ cho Ngân hàng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản (tuỳ vào khả năng của khách hàng). Hạn trả nợ do Ngân hàng và bên vay vốn thoả thuận với nhau và được ghi rõ trong HĐTD. Việc trả nợ có thể là một hoặc nhiều lần trong mỗi kỳ hạn vay tuỳ thuộc vào phương thức vay vốn. CBKT phối hợp với CBTD đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, thường là thông báo trước 5 ngày cho khách hàng. Khi khách hàng trả nợ, tuỳ thuộc vào chứng từ trả nợ kế toán sẽ nhập dữ liệu vào máy tính và ghi: Nợ: TK thích hợp(TK tiền mặt, TKTG của khách hàng) Có: TK tiền vay của khách hàng Ví dụ: Công ty Xây dựng cầu đường Nghệ An trả cho NHĐT&PT Nghệ An một kỳ hạn nợ là 151 triệu đồng. Kế toán hạch toán: Nợ TK 73020019A Có TK 21130082B Sau mỗi lần thu nợ như vậy kế toán phải tiến hành theo dõi rút số dư trên HĐTD hoặc khế ước vay vốn, khi khách hàng trả hết nợ thì CBKT phối hợp với CBTD để đối chiếu kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí để tất toán khoản vay. 2.3.2.3. Kế toán giai đoạn thu lãi. Mọi khế ước vay vốn của khách hàng đều được mã hoá và quản lý bằng hệ thống máy tính, nên việc tính lãi được diễn ra nhanh chóng và thuận tiện. Theo quy định hiện hành việc tính lãi cho một khế ước tại Chi nhánh thường được tính vào ngày 26 tháng trước đến ngày 25 tháng sau, kế toán tiến hành in 2 liên phiếu tính lãi: 1 liên để làm chứng từ thu ở Ngân hàng, 1 liên trả cho khách hàng sau khi đã thu để khách hàng kiểm tra. Hàng tháng Ngân hàng sẽ tiến hành tính lãi theo định kỳ, và được tính theo công thức: Số dư nợ vay ẻ Số ngày chịu lãi ẻ Lãi suất Số lãi phải trả = 30 ngày Tuỳ thuộc vào đối tượng và thời hạn sẽ áp dụng mức lãi suất khác nhau. + Khi khách hàng trả lãi, kế toán hạch toán: Nợ: TK thích hợp(TK tiền mặt, TKTG của khách hàng) Có: TK thu lãi( chi tiết cho từng loại. ) Ví dụ: Ngắn hạn –702011001 Dài hạn – 702021001 + Nếu khách hàng chưa có tiền trả lãi mà khả năng sẽ thu được trong 3 tháng trở lại thì kế toán sẽ hạch toán vào “TK dự thu”: Nợ: TK Lãi dự thu mở cho từng khách hàng Có: TK thu lãi thích hợp Khi có tiền thu kế toán hạch toán: Nợ: TKTG khách hàng(hoặc TK tiền mặt) Có: TK dự thu( Số đã dự thu) + Nếu khách hàng không có khả năng trả lãi trong 90 ngày thì kế toán sẽ xuất bút toán dự thu đồng thời Nhập TK ngoại bảng “TK lãi chưa thu”. 2.3.2.4. Kế toán giai đoạn gia hạn nợ và chuyển nợ quá hạn. Gia hạn nợ là việc TCTD chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian ngoài thời hạn cho vay đã thoả thuận trong HĐTD, phù hợp với điều kiện và khả năng trả nợ của đơn vị. Chuyển nợ quá hạn: Để thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh thì CBTD và CBKT phải thường xuyên theo dõi việc thực hiện HĐTD của khách hàng. Qua các chứng từ, sổ sách… và thông qua hệ thống máy tính để thông báo cho khách hàng trả nợ cho Ngân hàng. Khi đến kỳ hạn trả nợ khách hàng không trả được nợ, Ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn. Theo khoản 2 Điều 13 Quy chế cho vay của TCTD ban hành quyết định số 1627/2001/QĐ - NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN quy định: “Khi đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi, nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn và không được điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi thì TCTD chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn”. Căn cứ vào đó CBTD sẽ lập một tờ trình chuyển nợ quá hạn chuyển cho phòng kế toán, CBKT có nhiệm vụ mở TK nợ quá hạn và khách hàng phải chịu mức lãi suất phạt nợ quá hạn. Kế toán sẽ chuyển toàn bộ số tiền quá hạn sang TK nợ quá hạn của khách hàng. Đồng thời kế toán phải ghi vào HĐTD phần theo dõi quá hạn số đã bị quá hạn, theo dõi trả nợ lãi quá hạn, và chuyển HĐTD(khế ước) sang tập nợ quá hạn. Khi đơn vị có tiền Ngân hàng tự trích thu nợ không cần ý kiến của đơn vị(nếu đơn vị có TKTG tại ngân hàng). Kế toán hạch toán: Nợ: TKTG của khách hàng Có: TK tiền vay quá hạn khách hàng Nếu đơn vị trả tiền mặt, kế toán hạch toán: Nợ: TK tiền mặt Có: TK tiền vay quá hạn khách hàng Đồng thời kế toán ghi vào phần theo dõi đã trả nợ, nếu hết dư nợ trên HĐTD kế toán tất toán khế có đính bút toán thu nợ, thu lãi để đóng nhật ký chứng từ theo dõi tại ngân hàng. Chương 3 Mốt số giảI pháp nhằm hoàn thiện kế toán cho vay tại chi nhánh NHĐT&PT Nghệ An 3.1 Đánh giá kết quả thực hiện kế toán cho vay tại NHĐT&PT Nghệ An 3.1.1 Những kết quả đạt được -Trong những năm qua, do được áp dụng các quy trình hoạt động theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 CBKT cũng như toàn thể nhân viên của chi nhánh đã được bồi dưỡng thêm kiến thức mới tạo điều kiện xử lý phát sinh các nghiệp vụ. Do đó mà doanh thu của Chi nhánh ngày càng tăng, có uy tín trên địa bàn. -Trước yêu cầu đổi mới của nền kinh tế Chi nhánh đã nhanh chóng ứng dụng tin học trong kế toán do đó mà toàn bộ hồ sơ của khách hàng được lưu giữ trong máy đảm bảo tính an toàn tiện lợi và chính xác, tránh được việc thất thoát tài sản. -Ngoài ra việc tổ chức bộ máy kế toán ở Chi nhánh cũng rất tốt đáp ứng yêu cầu nhanh gọn, chặt chẽ . -Tốc độ kế toán ở chi nhánh diễn ra nhanh chóng, chính xác và có thể kịp thời xử lý những khoản thất lạc, sai lầm. -Nhờ ứng dụng công nghệ tin học trong kế toán nên chất lượng kế toán được phản ánh chính xác và kịp thời đáp ứng được hiệu quả kinh doanh. 3.1.2 Những tồn tại Về phương thức cho vay vẫn còn hạn chế nhất là đối với bộ phận kinh tế ngoài quốc doanh. Giấy tờ thủ tục cho vay còn rườm rà, phức tạp điều này ảnh hưởng đến việc quản lý và lưu giữ hồ sơ của CBKT và cũng gây khó khãn cho khách hàng. Một số món vay của các doanh nghiệp đã được thực hiện chủ trương tạm khoanh, tạm hoãn trả nợ gốc và lãi đang hạch toán trên TK nợ quá hạn chưa được xử lý dứt điểm. Nợ quá hạn vẫn tiếp tục phát sinh. Sự phối hợp giữa CBTD với CBKT chưa được chặt chẽ trong vấn đề xử lý nợ quá hạn. Việc ứng dụng công nghệ tin học trong kế toán tuy đã được cải thiện song mức độ tự động hoá thấp và còn nhiều yếu kém và bất cập trong vấn đề xử lý các sự cố như về mã, đường truyền, mất điện…. Việc xây dựng các phần mềm kế toán như phần mềm gia hạn nợ, tự động chuyển nợ qua hạn… chưa được chú trọng. Tốc độ kế toán chưa đáp ứng kịp thời với yêu cầu đổi mới của Ngân hàng. Trình độ cán bộ chưa đồng đều, hoạt động marketing, quảng cáo, tư vấn còn hạn chế, nhiều DN nhất là DN tư nhân còn lúng túng trong thủ tục giao dịch với Ngân hàng, thiếu thông tin về hoạt động Ngân hàng, nhất là những thông tin mang tính cập nhật, thời sự như: cơ chế tín dụng, thủ tục vay vốn, lãi suất… Trong tín dụng đầu tư còn hạn chế bởi cơ chế nhưng công việc thẩm tra, xét duyệt của Chi nhánh chưa được chặt chẽ, chưa kiên quyết. 3.1.3 Nguyên nhân Những hạn chế ở trên xuất phát từ những nguyên nhân sau: Hiện nay nền kinh tế đang trong giai đoạn đổi mới, một số doanh nghiêp kinh daonh bị thua lỗ không đủ vốn để trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn. Do sự hiểu biết của người dân về dịch vụ ngân hàng còn thấp, khách hàng chưa thực sự tin tưởng vào Ngân hàng và ngại phải giao tiếp với Ngân hàng Việc xây dựng phần mềm ứng dụng chỉ mới tập trung vào một số nghiệp vụ ngân hàng cơ bản, việc nghiên cứu, ứng dụng tin học hoá một số nghiệp vụ ngân hàng còn chậm. Bên cạnh đó việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ Ngân hàng để đáp ứng với yêu cầu hoạt động của ngân hàng trong thời kỳ đổi mới chưa được quan tâm. 3.2 Phương hướng hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian tới Bước sang năm 2005 với tinh thần tiếp tục thực hiện theo đúng lộ trình trong mục tiêu phát triển của toàn hệ thống NHĐT&PT Việt nam từ năm 2001 đến 2005. Với định hướng phát triển chung của toàn ngành là: Tiến hành cơ cấu lại toàn diện gắn liền với phát triển vững chắc, giữ vững nhịp độ tăng trưởng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, hiệu quă an toàn hệ thống theo đòi hỏi cơ chế thị trường và lộ trình hội nhập để NHĐT&PT làm nòng cốt cho việc xây dựng tập đoàn tài chính đa năng, vững mạnh, hội nhập quốc tế và cùng các NHTM Nhà nước phát huy vai trò chủ đạo thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia, góp phần xây dựng phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế – xã hội theo đường lối đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trên tinh thần đó toàn Chi nhánh NHĐT&PT Nghệ An tập trung sức lực và trí tuệ để thực hiện dự án hiện đại hoá Ngân hàng và hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh sau: Mục tiêu tổng quát. Bám sát và nắm vững chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của NHĐT&PT Việt Nam cùng các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương để chỉ đạo sát và linh hoạt trong biện pháp thực hiện đảm bảo hoạt động kinh doanh đạt các chỉ tiêu lớn: Chỉ tiêu tăng trưởng Tổng tài sản tăng 20% Huy động vốn bình quân tăng 25% Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 20% Chỉ tiêu chất lượng và hiệu quả kinh doanh ROA tăng thêm 0,5% ROE đạt 12% Tỷ lệ nợ quá hạn(không tính nợ khoanh)< 2% Chênh lệch thu chi chưa trích DPRR tăng 15% Trên cơ sở các chỉ tiêu đã được xác định chi nhánh đề ra phương hướng hoạt động kinh doanh của mình trong thời gian tới: Công tác huy động vốn: Chi nhánh luôn tăng cường đẩy mạnh công tác huy động vốn. Cụ thể đó là thực hiện tốt các chính sách khách hàng, củng cố và mở rộng mạng lưới giao dịch, đổi mới và đa dạng các hình thức huy động(tiết kiệm, kỳ phiếu , trái phiếu, hay chứng chỉ tiền gửi…). Gắn huy động vốn với nâng cao các tiện ích phục vụ khách hàng gửi tiền ngày càng tốt hơn, tổ chức tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị kịp thời, có chính sách khuyến mãi với những khách hàng gửi tièn lớn và thường xuyên. Làm tốt công tác chính sách xã hội, qua đó kết hợp quảng cáo vị thế của chi nhánh nhằm thu hút khách hàng gửi tiền đông hơn… Công tác cho vay: Chi nhánh luôn coi trọng và tăng cường ccong tác thẩm định dự án, xác định thời gian cho vay ngắn hạn, trung dài hạn hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Bên cạnh đó Chi nhánh đẩy mạnh tín dụng thương mại bằng mở rộng khách hàng, tìm kiếm dự án mới cho vay xây dựng các khu chung cư, chú trọng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tham gia cho vay đồng tài trợ các dự án quan trọng có hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội địa phương theo Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ XV và sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Công tác kế toán: Hiện nay NHĐT&PT Nghệ An đã thực sự đổi mới, nhanh chóng đưa công tác kế toán mới vào sử dụng bằng việc thi hành một cách linh hoạt đúng đắn các nghị định, thông tư hướng dẫn ban hành cho công tác kế toán. Các nguyên tắc, chế độ, thể lệ của kế toán luôn được thực hiện đúng đảm bảo quá trình thanh toán kịp thời, thuận lợi và an toàn tài sản cho Ngân hàng. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại chi nhánh NHĐT&PT Nghệ An Kế toán cho vay là những nghiệp vụ quan trọng không những đối với quá trình kinh doanh của các NHTM mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế. Bổ sung và hàon thiện nghiệp vụ này là hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. 3.3.1 Về phương thức cho vay. Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của các NHTM. Để tăng thêm thu nhập, hạn chế rủi ro, các NHTM nói chung có xu hướng đa dạng hoá các hình thức cho vay đồng thời cũng phải đa dạng hoá các hình thức sử dụng vốn. Mỗi phương thức cho vay đều có ưu nhược điểm nhất địmh, mà ưu điểm của phương thức này có thể hạn chế được nhược điểm của phương thức khác. Hiện nay tại Chi nhánh NHĐT&PT Nghệ An chủ yếu sử dụng hai phương thức: Cho vay theo món và cho vay theo hạn mức tín dụng. Tuy nhiên mỗi lần cho vay theo hợp đồng hạn mức tín dụng thì khách hàng phải làm thủ tục giấy tờ rườm rà, phức tạp, mất nhiều thời gian và gây tốn kém. Do đó Ngân hàng cần phải luôn cải tiến quy trình nghiệp vụ đảm bảo tính chặt chẽ nhưng gọn nhẹ nhằm giảm bớt các thủ tục giấy tờ không cần thiết, giảm thời gian và chi phí cho khách hàng trong việc làm thủ tục. Ngoài ra Chi nhánh nên mở rộng hơn nữa các phương thức cho vay khác như: cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng, cho vay qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ… để thu hút khách hàng và tăng thu nhập cho ngân hàng. 3.3.2 Về chính sách lãi suất. Lãi suất luôn được khách hàng quan tâm nhất vì nó là một yếu tố quyết định mức phí, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận mang lại của dự án vay vốn. Nhưng lãi suất là yếu tố rất nhạy mà bất cứ NHTM nào cũng quan tâm theo dõi chặt chẽ. Không có một NHTM nào có thể dễ dàng dùng lãi suất để lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh, vì các NHTM khác cũng sẽ lập tức thay đổi lãi suất để giữ khách hàng của mình. Chính vì vậy Chi nhánh NHĐT&PT Nghệ An cũng cần phải có một chính sách lãi suất nói chung và lãi suất ưu đãi một cách linh hoạt và dựa trên một nguyên tắc nhất quán là lãi suất cho vay không thấp hơn lãi suất của các NHTM khác cùng hoạt động trên địa bàn. 3.3.3 Về chính sách tín dụng Chi nhánh NHĐT&PT Nghệ An nên tiếp tục đổi mới các chính sách tín dụng trên nguyên tắc ổn định phát triển kinh tế của tỉnh, vì hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và bản thân Ngân hàng, đảm bảo an toàn kinh doanh và hạn chế rỉu ro ở mức thấp nhất. Đổi mới cả về cơ cấu, chính sách khách hàng, nâng cao tỷ trọng vốn dài hạn. Hiện nay, việc nắm bắt thông tin đầy đủ, chính xác kịp thời của khách hàng vẫn chưa cao, điều này ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn cũng như cho vay của Ngân hàng. Đặc biệt là nhu cầu về cung – cầu vốn của các tổ chức kinh tế, vì vậy Ngân hàng cần tăng cường hơn trong hoạt động marketing. Đồng thời việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, thẩm định, phát hiện và ngăn ngừa rủi ro tiềm ẩn luôn được chi nhánh quan tâm. 3.3.4 Về hoạt động thu lãi đối với từng món vay. Hiện nay tại Chi nhánh NHĐT&PT Nghệ An đang áp dụng phương thức tính lãi định kỳ. Việc tính lãi như thế ít nhiều có ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị vay vốn. Hơn nữa đối với những khoản vay nhỏ thì việc thu lãi hàng tháng gây khó khăn cho người vay và làm cho khối lượng công việc của kế toán tăng lên không cần thiết. Như vậy Chi nhánh nên áp dụng các biện pháp như phạt tiền trả chậm để hạn chế “Lãi chưa thu” giảm thiệt hại cho ngân hàng và có tác dụng thúc đẩy khách hàng nhanh chóng trả nợ(cả gốc và lãi). Để đảm bảo tính phù hợp trong việc thu lãi tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn và hạn chế việc tăng chi phí cũng như giảm các thủ tục, giảm cường độ lao động cho CBKT, tôi xin đưa ra một số đề nghị: Đối với những doanh nghiệp, tổ chức , cá nhân có vòng quay vốn nhanh, tình hình tài chính lành mạnh, có thu nhập thường xuyên ổn định thì vẫn áp dụng tính và thu lãi hàng tháng. Còn đối với những đơn vị có tốc độ luân chuyển vốn chậm, sản xuất mang tính thời vụ thì Ngân hàng không nên áp dụng chính sách thu lãi hàng tháng nà nên thu vào ngày cuối kỳ hạn nợ của họ. Làm như vậy sẽ tạo được điều kiện cho khách hàng có thể trả được nợ đầy đủ, giảm sự phát sinh trên TK “Lãi chưa thu” và Chi nhánh cũng có thu nhập ổn định. Đối với những khoản vay có giá trị nhỏ, và có thời hạn ngắn(<9 tháng) thì Chi nhánh có thể quy định thu lãi vào ngày cuối cùng của kỳ hạn nợ khi thu gốc hoặc là định một kỳ hạn nhất định cho khách hàng (có thể là 3 tháng một lần). Như vậy không những làm giảm các chi phí, thủ tục hành chính không cần thiết, mà vẫn không ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng nói chung, của phòng kế toán nói riêng ngoài ra còn giúp khách hàng có thêm cơ hội trong kinh doanh. 3.3.5 Về hạch toán và thu nợ quá hạn NHNN nên xây dựng hệ thống TK phù hợp, thuận tiện cho việc theo dõi và hạch toán, tính toán thu lãi cho vay. Đặc biệt là việc chuyển nợ quá hạn nó không chỉ liên quan đến các tài khoản cho vay mà còn liên quan đến các TK lãi cộng dồn dự thu, lãi chưa thu ngoại bảng, bảng cân đối tài chính, các TK thu nhập, các TK trích lập dự phòng. Việc tính toán và hạch toán liên quan đến nhiều phòng ban và các bộ phận. Bên cạnh đó số dư trên mỗi TK nợ lại phải tách ra làm hai phần: Có tính và không tính phạt quá hạn. Điều đó làm cho sự phức tạp tăng lên nhiều lần khi TCTD thực hiện chính sách lãi suất có điều chỉnh trong HĐTD. Tức là việc chuyển nợ quá hạn có thể làm tăng khối lượng công việc và làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận của Ngân hàng.Vì vậy cần nghiên cứu để quy định việc hạch toán kế toán, theo dõi thống kê đơn giản, dễ làm, dễ hiểu, đỡ tốn giấy tờ và công sức của CBCNV, và cũng là tiết kiệm được chi phí cho khách hàng, tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Theo như số liệu đã nêu ở chương 2 thì số nợ quá hạn tại chi nhánh có xu hướng giảm mạnh. Tuy nhiên nợ quá hạn vẫn tiếp tục phát sinh. Một số món vay của các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng mới được đầu tư vào và một số doanh nghiệp đang họat động gặp nhiều khó khăn đã được dãn nợ nhưng do sản phẩm không tiêu thụ được nên không thực hiện đúng theo hợp đồng kinh tế. Điêù đó vừa ảnh hưởng đến việc thu nợ của Ngân hàng, vừa gây thiệt hại kinh tế cho doanh nghiệp vì bị chuyển sang nợ quá hạn thì doanh nghiệp bị tính mức lãi suất quá hạn. Vì vậy theo tôi việc điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ cần có những điều kiện nhất định, có các thủ tục và tuân theo quy trình chặt chẽ, để đảm bảo cho việc xử lý nợ quá hạn được chính xác, khách quan và thật sự cần thiết. 3.3.6 Đẩy mạnh công tác tiếp thị một cách thiết thực Có rất nhiều hình thức và phương pháp tiếp thị khác nhau, nhưng cần phải lựa chọn các hình thức phù hợp, hiệu quả đối với từng đối tượng, từng khu vực khách hàng. Hiện nay Chi nhánh mới chỉ quảng cáo thông qua các báo, tạp chí với số lượng thông tin vắn tắt, đối tượng người đọc bị giới hạn. Vì vậy việc áp dụng nhiều hình thức tiếp thị khác nhau theo từng đối tượng cụ thể là rất cần thiết. Cụ thể: Ngân hàng nên chủ động tìm dến khách hàng, khi Ngân hàng chủ động tìm đến mời chào khách hàng vay vốn thì Ngân hàng phải có được những thông tin trước hay nói cách khác đã chủ động thẩm định trước về khách hàng để lựa chọn. Điều đó sẽ tránh được sự phân tán vào các thông tin do khách hàng cung cấp và bị giới hạn bởi thời gian thẩm định trong trường hợp khách hàng chủ động tìm đến Ngân hàng. Mặt khác việc chủ động tìm đến khách hàng là một biện pháp tiếp thị hiệu quả (nhất là đối với những khách hàng mới thành lập, hoặc mới vay Ngân hàng lần đầu). Chi nhánh có thể tiếp thị dựa vào chính khách hàng của mình, thông qua việc cải tiến thủ tục, nhanh gọn về thời gian, thái độ phong cách giao tiếp hoà nhã gây ấn tượng tốt để khách hàng tự giới thiệu cho các bạn hàng của họ… Ngoài ra Chi nhánh nên đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Hiện nay tại Chi nhánh do có nhiều hạn chế nên vẫn chưa có máy rút tiền tự động, đây là một loại hình dịch vụ có tính tiện ích cao và đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Vậy Chi nhánh cần trang bị đầy đủ các máy rút tiền tự động. 3.3.7 Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ Muốn đổi mới hoạt động Ngân hàng thì phải đổi mới tư duy nhận thức của cán bộ Ngân hàng. Để hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng thì trình độ sự am hiểu nghề nghiệp, nhân cách của đội ngũ CBTD và CBKT cho vay có ý nghĩa hết sức quan trọng. Do đó cần nâng cao kiến thức về hoạt động Ngân hàng trong nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường, thông qua việc đổi mới, đào tạo lại, nâng cao tinh thần trách nhiệm tính chủ động của CBTD , CBKT trong việc cho vay, theo dõi, ghi chép và phản ánh đầy đủ. Đối với CBKT cho vay thì phải giỏi về nghiệp vụ chuyên môn, hiểu sâu về cả nghiệp vụ tín dụng, có phong cách giao dịch tốt, sử dụng thành thạo máy tính trong việc xử lý nghiệp vụ hàng ngày để có thể chủ động trong công việc của mình và phối hợp với CBTD trong việc cho vay, thu nợ, thu lãI góp phần giảm nợ quá hạn cho ngân hàng. Đồng thời CBKT cần có đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm trong công việc. Vì nghiệp vụ kế toán cho vay không chỉ là ghi chép phản ánh đầy đủ, chính xác nghiệp vụ phát sinh trong quá trình cho vay mà kế toán cho vay còn có trách nhiệm quản lý hồ sơ cho vay của khách hàng. Như vậy, kế toán cho vay làm nhiệm vụ quản lý một khối lượng tài sản lớn của Ngân hàng. Do đó nếu CBKT cho vay không có phẩm chất đạo đức tốt, không trung thực thì sẽ xảy ra việc thông đồng với khách hàng trong việc tính toán, thu nợ, thu lãi… gây khó khăn cho Chi nhánh ttrong quá trình giám sát việc sử dụng vốn làm thất thoát tài sản Ngân hàng. 3.3.8 áp dụng công nghệ tin học trong Ngân hàng Hiện đại hoá tin học Ngân hàng đang là vấn đề luôn được quan tâm của tất cả các Ngân hàng đặc biệt là các NHTM. Chi nhánh NHĐT&PT Nghệ An cũng như các Ngân hàng khác đang trong quá trình hoàn thiện và chỉnh sửa nên việc áp dụng tin học không tránh khỏi những sai sót nhất là đối với kế toán cho vay và thu nợ, thu lãi. Vì vậy đòi hỏi chi nhánh phải tiến hành nghiên cứu và lắp đặt những chương trình tiện ích trong kế toán cho vay để nâng cao hiệu quả này. Cụ thể: Chi nhánh nên hoàn chỉnh phần mềm gia hạn nợ, tự động thu nợ đến hạn, tự động chuyển nợ quá hạn đối với từng món vay khi đến hạn trả nợ, như vậy sẽ giúp cho CBKT theo dõi HĐTD được chặt chẽ hơn, chính xác hơn. Từ đó giúp cho việc thu nợ, thu lãi được dễ dàng hơn. Vì hiện nay việc tính lãi ở Chi nhánh vẫn mang tính thủ công và đối với những món vay của khách hàng là cá nhân khi bị chuyển sang nợ quá hạn thì rất khó hạch toán và tính toán. Chi nhánh nên đưa vào chương trình tính lãi bình quân để giúp cho lãnh đạo có được các số liệu lãi bình quân đầu vào, đầu ra nhằm thực hiện các chính sách lãi theo quy định của Nhà nước được thuận tiện hơn. Đưa vào chương trình thu nợ, thu lãi trực tiếp đối với những khách hàng có TK tiền gửi tại Chi nhánh. Bởi trước khi cho vay Chi nhánh đã thoả thuận với khách hàng là đến hạn trả nợ các kế toán viên sẽ tự động trích tiền trên tài khoản của khách hàng để thu nợ mà không cần có sự đồng ý của khách hàng vay vốn… 3.4 Một số kiến nghị 3.4.1 Kiến nghị đối với nhà nước Với tình kinh tế xã hội ngày càng phát triển và có tính cạnh tranh cao giữa các đơn vị kinh tế cũng như giữa các NHTM. Nhà nước cần tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh cho sự phát triển kinh tế, bởi luật pháp của nước ta chưa ổn định nên chưa tạo ra cơ sở vững chắc cho hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Bên cạnh đó thì hoạt động kinh doanh của các NHTM có nhiều rủi ro. Vậy Nhà nước tiếp tục sửa đổi và bổ sung các bộ luật hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng, đảm bảo sự bình đẳng, an toàn cho mọi tổ chức hoạt động dịch vụ Ngân hàng và tài chính trên lãnh thổ Việt Nam. 3.4.2 Kiến nghị đối với NHNN Hiện tại các NHTM còn chịu nhiều rủi ro lớn từ tính thiếu minh bạch của thông tin, của hệ thống pháp lý đặc biệt là các quy chế tài chính, kế toán, HĐTD và các chế tài kinh tế khác. Vì vậy, NHNN cần hỗ trợ các NHTM trong việc cung cấp thông tin. NHNN cần có biện pháp ổn định tiền tệ, xây dựng một chính sách tiền tệ hoàn chỉnh, phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế nước ta. Trong thời gian gần đây việc quy định dự trữ bắt buộc đối với các NHTM trong từng thời điểm đôi khi còn chưa phù hợp, gây khó khăn trong việc sử dụng vốn để cho vay. Lãi suất cho vay và huy động liên tục biến động làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các NHTM. Trước thực tế như vậy, NHNN cần có sự linh hoạt hơn khi sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ, cần gắn với thực tế để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Đồng thời NHNN cần phải quy định mức lãi suất phù hợp cho từng khoản vay. 3.4.3 Kiến nghị đối với NHĐT&PT Việt Nam Chi nhánh NHĐT&PT Nghệ An có mức huy động vốn tương đối cao nhưng chủ yếu vẫn là huy động từ dân cư nên chi phí huy động lớn, để đảm bảo cho việc sử dụng vốn có hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng, đề nghị NHĐT&PT Việt Nam cần có mức lãi suất khuyến khích cho chi nhánh, dành cho chi nhánh một phần nguồn vốn với lãi suất ưu đãi để phục vụ cho vay các chương trình mục tiêu của tỉnh và có điều kiện hạ lãi suất cho vay đối với khách hàng. Theo quy định đảm bảo tiền vay tuy có mở rộng đối tượng nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể cho từng loại nên khi thực hiện còn vướng mắc như thế chấp quyền sử dụng đất, Do đó NHĐT&PT Việt Nam cần phải nghiên cứu và đưa ra quy định cụ thể hơn. Về công nghệ thông tin Chi nhánh đã và đang áp dụng máy vi tính vào trong các nghiệp vụ nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đôi khi còn hay bị lỗi….Vậy đề nghị NHĐT&PT Việt Nam quan tâm giúp đỡ chi nhánh trong việc nâng cao công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động kinh doanh, đồng thời giúp chi nhánh nhanh chóng đưa các công nghệ mới như máy rút tiền tự động, áp dụng mô hình Ngân hàng mở cửa vào sử dụng. Kết luận Kế toán cho vay là một trong những công cụ đắc lực để quản lý vốn tín dụng, tài sản lớn nhất của các Ngân hàng. Ngoài nhiệm vụ ghi chép, phản ánh để quản lý chặt chẽ tài sản, kế toán cho vay còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng Ngân hàng, tăng cường chế độ hạch toán kinh doanh trong ngành Ngân hàng nhằm góp phần tích cực làm cho ngân hàng thực hiện tốt nhiệm vụ làm trung gian tín dụng, trung gian thanh toán của các thành phần kinh tế. Luận văn tập trung giải quyết những nội dung chủ yếu sau: Trình bày một số vấn đề có tính lý luận liên quan đến NHTM và kế toán cho vay. Phân tích và nhân xét thực trạng về cho vay và kế toán cho vay tại Chi nhánh NHĐT&PT Nghệ An. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện nghiệp vụ cho vay và kể toán cho vay. Trong quá trình hoàn thành luận văn tuy bản thân đã có nhiều cố gắng song do thời gian tìm hiểu và khả năng trình độ còn hạn chế nên chắc chắn bàI viết của em còn nhiều thiếu sot. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo PGS.TS. Mai Văn Bạn, các thầy cô giáo trong khoa TC_KT, các anh chị, cô chú cùng ban lãnh đạo Chi nhánh NHĐT&PT Nghệ An đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. Bảng ký hiệu các chữ viết tắt CCBNV CBKT CBTD DNNN NQH NHNN NHTM NHTW TK HĐTD TCTD TCKT TKTG Cán bộ công nhân viên Cán bộ kế toán Cán bộ tín dụng Doanh nghiệp nhà nước Nợ quá hạn Ngân hàng nhà nước Ngân hàng thương mại Ngân hàng trung ương Tài khoản Hợp đồng tín dụng Tổ chức tín dụng Tổ chức kinh tế Tài khoản tiền gửi Tài liệu tham khảo 1. Luật NHNN và luật các TCTD 2. Giáo trình kế toán Ngân hàng – Trương Thị Hồng – Trường ĐH Kinh tế quốc dân Báo cáo thống kê năm 2002, 2003, 2004 của NHĐT&PT Nghệ An Giáo trình Lý thuyết Tiền tệ – Tín dụng – Nhà xuất bản thống kê Tạp chí khoa học và đào tạo Ngân hàng Giáo trình kế toán thanh toán qua Ngân hàng –trường ĐH QL&KD HN Giáo trình Tín dụng Ngân hàng của TS Nguyễn Võ Ngoạn – trường ĐH QL&KD HN Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004 và phương hướng nhiệm vụ năm 2005 Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36269.doc
Tài liệu liên quan