Như vậy trong quá trình phân tích thực trạng kinh doanh của công ty TNHH TM & DV du lịch Long Huy và những kết quả kinh doanh trong mùa du lịch lễ hội mà công ty đã đạt được cho chúng ta thấy kinh doanh trong mùa du lịch lễ hội là một phần không thể thiếu trong kinh doanh du lịch của toàn công ty nói chung. Do đặc điểm của ngành du lịch là có tính thời vụ nên cần phải biết nắm bắt cơ hội, tìm hiểu những thay đổi của thị trường để thích ghi một cách nhanh chóng, kịp thời tránh bị lỗi thời, lạc hậu. Từ đó ban giám đốc đề ra sản phẩm mới, những giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ nhằm thu hút khách du lịch từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh cho toàn công ty. Bởi chỉ có nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình mới giúp công ty thu hút được nhiều khách hơn và cũng là vũ kí sắc bén giúp công ty tiến tới cạnh tranh và đứng vững trên thị trường.
77 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 722 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong mùa du lịch lễ hội tại công ty TNHH TM và dịch vụ du lịch Long Huy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gày
275,000
265,000
255,000
10
Đền Hùng
01 ngày
265,000
255,000
245,000
11
Hà Nội- Đền Dầm- Đền Đại Lộ- Đền Chử Đồng Tử- Bát Tràng
01 ngày
345,000
330,000
315,000
12
Chùa Dâu- Bút Tháp- Phật Tích
01 ngày
255,000
240,000
225,000
13
Bái Đính- Cố Đô Hoa Lư- Nhà thờ đá Phát Diệm
01 ngày
350,000
325,000
305,000
14
Bái Đính- Tràng An- Đền Đồng Bằng- Chùa Keo- Phủ Giầy- chùa Cổ Lễ
02 ngày
660,000
640,000
620,000
15
Đền Hùng- thành Cổ Loa- Đền Gióng
02 ngày
575,000
568,000
548,000
16
Đền Cửa ông- Đình Trà Cổ- Móng Cái
02 ngày
560,000
540,000
528,000
17
Chùa Hương- Đức thánh Cả- Mẫu Đầm Đa
02 ngày
590,000
578,000
568,000
18
Chùa Hương- Nhiếp Chính Ỷ Lan- bà chúa kho
02 ngày
598,000
588,000
578,000
19
Bắc Lệ- Động Tam thanh- Động Nhị Thanh- Kỳ Cùng- Mẫu Thượng Ngàn- Chợ Tân Thanh
02 ngày
569,000
545,000
528,000
20
Mai Châu- Đền Thác Bờ- Thuỷ điện Hoà Bình
02 ngày
742,000
726,000
689,000
21
Chùa Hương- Bái Đính- Đền Trần
02 ngày
660,000
645,000
630,000
22
Đền Hùng- Chùa Hương- Tuyết Sơn
3 ngày
935,000
910,000
888,000
23
Thành Cổ Quảng Trị- Huế- Chợ Đông Hà
3 ngày
1,640,000
1,598,000
1,500,000
24
Bắc Cạn- Cao Bằng- Lạng Sơn
4 ngày
1,698,000
1,653,000
1,598,000
Bảng giá trên áp dụng cho những đoàn khách đăng ký tour từ ngày 1/1/2009 đến ngày 28/2/2009.
Tuy nhiên do vào mùa du lịch lễ hội số lượng khách đi du lịch là rất đông, làm cho dịch vụ tại các khu du lịch quá tải. Các đơn vị cung cấp dịch vụ như xe, công ty cũng tăng cao, gây mất uy tín của công ty. Do đó công ty cần có những chính sách và quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ
2.3 Tình hình tài chính của công ty
2.3.1 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2006, 2007, 2008
Đối với bất kỳ một đơn vị kinh doanh nào hiệu quả kinh doanh cuối cùng luôn là vấn đề được quan tâm nhất. Bởi nó là những chỉ tiêu, co số về doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Nó phản ánh doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không, có tận dụng hết các nguồn lực trong doanh nghiệp hay không. Với báo cáo tài chính này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
2008/2007
+/-
%
1. Tổng doanh thu
Tr.đồng
3,766,861,163
3,806,818,137
6,382,045,879
2,575,227,742
168
2 Tổng chi phí
Tr.đồng
3,647,423,976
3,626,129,762
6,105,006,325
2,478,876,563
167,8
Giá vốn hàng bán
Tr.đồng
3,113,452,490
2,763,296,520
5,183,685,054
2,420,388,354
188
Tỷ trọng
%
85,4
76,2
84,9
97,6
Chi phí QLDN
Tr.đồng
508,235,785
515,181,176
847,227,104
332.045,928
164
Tỷ trọng
%
13,9
14,2
13,9
13,4
Chi phí lãi vay
Tr.đồng
25,735,701
38,942,639
74,094,167
35,151,528
113
Tỷ trọng
%
0,7
1,1
1,2
1,42
Chi phí khác
Tr.đồng
308,709,427
Tỷ trọng
%
8,5
3 Lợi nhuận trước thuế
Tr.đồng
119,437,187
180,688,375
277,039,554
96,351,179
153
4. Thuế TNDN (28%)
Tr.đồng
33,442,421
50,592,745
77,571,075
26,978,330,153
153
5. Lợi nhuận sau thuế
Tr.đồng
85,994,775
130,095,630
199,468,479
69,372,849
153
6. Tổng số khách
Khách
5230
4746
10893
6,147
229,5
7 Số lao động
Người
16
16
14
-2
8. Tổng quỹ lương
Tr.đồng
318,600,000
318,600,000
333,800,000
15,200,000
104,8
9. Tiền lương TB/tháng
Tr.đồng
1,659,000
1,659,000
1,987,000
328,000
119,8
(Nguồn: Bộ phận kế toán của công ty du lịch Long Huy)
Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy doanh thu của các năm đều tăng. Cụ thể:
- Doanh thu năm 2007/2006 tăng 101% tương ứng với số tiền là 39.956.974 đồng. Nhưng do chi phí lớn nên lợi nhuận của doanh nghiệp là 85.994.775 đồng.
-Số lượng khách cũng đều tăng qua các năm. Năm 2008 tăng 229,5% tương ứng với số khách là 6.147 khách.
Trong đó khách của bộ phận Inboud là 6.539 tăng 252,4% so với năm 2007
Khách của bộ phận Outbound là 148 tăng 132,6% so với năm 2007.
Từ số liệu trên cho thấy, Inbound là thế mạnh của công ty, nhưng công ty cũng cần quan tâm nhiều hơn đến mảng thị trường Outbound.
Bên cạnh về con số doanh thu đã đạt được thì bảng chi phí của công ty cũng có những thay đổi. Trong đó tổng chi phí của công ty năm 2008 tăng 168,9% so với năm 2007 tương ứng với số tiền là 2.489.876.253 triệu đồng. Chi phí quản lí doanh nghiệp cũng tăng 164% tương ứng với số tiền là 332.045.928 đồng.
Như vậy qua quá trình phân tích ta thấy mức độ tăng chi phí của công ty đã tăng tương ứng với mức doanh thu và lợi nhuận, cụ thể mức doanh thu đạt 168% trong khi đó mức tăng của chi phí cũng là 168%, đây là một kết quả chưa thật tốt bởi mục tiêu của bất kì một lĩnh vực kinh doanh nào cũng phải đảm bảo tăng doanh thu phải tăng nhanh hơn mức chi phí. Điều đó đặt ra với công ty là phải tìm cách giảm tối thiếu các khoản chi phí để có thể tăng lợi nhuận.
- Do tình hình sử dụng chi phí và mức độ doanh thu đã đạt được dẫn đến lợi nhuận của công ty có nhiều thay đổi. Đầu tiên đó là phải kể đến lợi nhuận trước thuế năm 2008 tăng 153% tăng 96.351.179 đồng so với năm 2007, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp nhà nước tăng 153%, tương ứng với số tiền là 26.978.330 đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 130.095.630 đồng năm 2007, và 199.468.479 đồng năm 2008 và lợi nhuận sau thuế 2008/2007 tăng 153% tương ứng với số tiền là 69.372.849 đồng.
- So với năm 2007 số lượng nhân viên trong công ty đã giảm đi 2 người. Từ 16 người năm 2007 giảm xuống còn 14 người năm 2008. Ta nhận thấy rằng số lượng nhân viên công ty còn tương đối ít nhưng năm 2008 công ty đã có mức doanh thu khá cao tăng 168% so với năm 2007, điều đó chứng tỏ năng lực làm việc cũng như năng suất lao động của nhân viên là khá cao. Với số lượng nhân viên như vậy năm 2009 có thể không đáp ứng được chiến lược phát triển của công ty. Vì vậy trong năm 2009 công ty cần bổ sung thêm nguồn nhân lực.
- Qua quá trình phân tích trên ta thấy công ty du lịch Long Huy đã có rất nhiều cố gắng để đạt được những thành công về doanh thu, lợi nhuận trong bối cảnh ngành kinh tế lữ hành đang phải cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Để có đựoc những thành công đó phải kể đến sự nỗ lực không nhỏ của cán bộ nhiên viên công ty, cũng như các kế hoạch, phương hướng mục tiêu đúng đắn và sáng suốt mà ban lãnh đạo doanh nghiệp đã đề ra. Từ những thành quả đạt được công ty đang có những kế hoạch phát triển bền vững trong tương lai.
2.3.2 Kết quả kinh doanh vào mùa du lịch lễ hội
Bảng kết quả kinh doanh vào mùa du lịch lễ hội năm 2006, 2007, 2008
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
2008/2007
+/-
%
Tổng doanh thu
3,766,861,163
3,806,818,137
6,382,045,879
2,575,227,742
168
Doanh thu vào mùa lễ hội
1,068,123,912
1,242,825,098
2,369,470,247
1,126,645,149
191
Tỷ trọng
28,4
32,6
37,2
43,7
Chi phí mùa lễ hội thu
1,009,734,635
1,172,499,557
2,066,818,242
893,318,685
176
Tỷ trọng
26,8
30,8
32.4
34.7
Lợi nhuận mùa lễ hội
58,389,259
70,325,541
122,652,005
42,326,464
174
Tỷ trọng
5,8
6
5.9
3,9
Tổng số khách
5,230
4,746
10,893
6,147
230
Số khách trong mùa DL lễ hội
1,578
1,459
3,972
2,513
272
Tỷ trọng
30, 2
30,7
36,5
Biểu đồ doanh thu mùa lễ hội
* Nhận xét:
Từ bảng doanh thu trên ta thấy doanh thu vào mùa lễ hội chiếm một tỷ trọng khoảng 1/3 trong tổng doanh thu toàn công ty.
- Năm 2006 doanh thu mùa lễ hội đạt 1.068.123.912 triệu đồng chiếm 28,4% tổng doanh thu.
+ Lợi nhuận vào mùa du lịch lễ hội chiếm 5,8 % tổng doanh thu tương ứng với số tiền là 58.389.259 đồng.
+ Lợi nhuận trong mùa du lịch lễ hội chiếm 5,8 % so với chi phí của mùa lễ hội.
+ Nhưng bên cạnh đó chi phí bỏ ra cũng khá lớn chiếm 26,8% so với tổng doanh thu, tương ứng với số tiền là 1.009.734.635 đồng.
+ Số khách đã tham gia chương trình du lịch của công ty là 1.578 người chiếm 30,2% tổng số khách của công ty,
- Năm 2007 doanh thu mùa lễ hội đạt 1.242.825.098 triệu đồng chiếm 32,6% tổng doanh thu.
+ Lợi nhuận vào mùa du lịch lễ hội năm 2007 chiếm 6% tổng doanh thu tương ứng với số tiền là 70.325.541 đồng.
+ Chi phí trong mùa lễ hội chiếm 30,8% so với tổng doanh thu, tương ứng với số tiền là 1.172.707.367 đồng.
+ Số khách du lịch mà công ty đã phục vụ trong mùa du lịch lễ hội là 1.459 người chiếm 30,7% tổng số khách của công ty.
- Năm 2008 doanh thu mùa lễ hội đạt 2.369.470.247 đồng chiếm 37,2% tổng doanh thu.
+ Lợi nhuận trong mùa du lịch lễ hội chiếm 5,9% tổng doanh thu tương ứng với số tiền là 122.605.383 đồng.
+ Lợi nhuận trong mùa du lịch lễ hội chiếm 6,9% so với tổng chi phí bỏ ra trong mùa du lịch lễ hội.
+ Chi phí trong mùa lễ hội chiếm 34,7% tổng doanh thu tương ứng với số tiền là 1.094.157.479 đồng.
+Số khách trong mùa du lịch lễ hội là 3.972 người chiếm 36,7% tổng số khách của công ty trong năm 2008.
- Năm 2008/2007 doanh thu trong mùa lễ hội cũng tăng 191% tương ứng với số tiền là 893.318.685 đồng.
+ Lợi nhuận năm 2008/2007 tăng 174% so với tổng doanh thu, tương ứng với số tiền là 42.487.652 đồng.
+ Chi phí năm 2008/2007 tăng 176% so với tổng doanh thu tương ứng với số tiền là 893.318.685 đồng.
+ Số lượng khách trong mùa du lịch lễ hội năm 2008 cũng tăng 40,9% tương ứng với số khách du lịch là 2.513 khách.
2.3.3 Đánh giá chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh.
2.3.3.1 Doanh thu mùa lễ hội/ chi phí mùa du lịch lễ hội.
Công thức:
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng chi phí= Doanh Thu /Chi Phí
Bảng 3: Chỉ tiêu doanh thu mùa lễ hội/ chi phí mùa lễ hội năm 2006,2007,2008
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2007/2006
Năm 2008/2007
+/-
%
+/-
%
Doanh thu mùa lễ hội
1,068,123,912
1,242,825,098
2,369,470,247
174,701,186
116.36
1,126,645,149
190.65
Chi phí mùa lễ hội
1,009,734,635
1,172,499,557
2,066,818,242
162,764,922
116.12
1,094,318,685
193.33
Doanh thu mùa lễ hội/chi phí mùa lễ hội
1.058
1.0599
1.146
0.001
0.0861
Chỉ tiêu này cho biết trong một thời kỳ nhất định doanh nghiệp bỏ ra một đồng chi phí bỏ ra thì thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu.
- Trong năm 2006, doanh nghiệp bỏ ra một đồng chi phí thì thu lại được 1,058 đồng doanh thu.
- Trong năm 2007, doanh nghiệp bỏ ra một đồng chi phí thì thu lại được 1,0599 đồng doanh thu.
- Trong năm 2008, doanh nghiệp bỏ ra một đồng chi phí thì thu lại được 1,146 đồng doanh thu.
Cùng với một đồng chi phí bỏ ra nhưng doanh thu của công ty đã tăng đều qua các năm. Nguyên nhân là do công ty đã có những chính sách sản phẩm kịp thời, chính sách giá linh hoạt....... để tăng doanh thu của công ty.
2.3.3.2 Doanh thu mùa lễ hội/ tổng doanh thu.
Công thức:
Chỉ tiêu về doanh thu= doanh thu mùa lễ hội/ tổng doanh thu
Bảng 4: Chỉ tiêu doanh thu mùa lễ hội/ tổng doanh thu năm 2006,2007,2008:
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2007/2006
Năm 2008/2007
+/-
%
+/-
%
Tổng doanh thu
3,766,861,163
3,806,818,137
6,382,045,879
39,956,974
101
2,575,227,742
168
Doanh thu mùa lễ hội
1,068,123,912
1,242,825,098
2,369,470,247
174,701,186
116
1,126,645,149
191
Doanh thu mùa lễ hội/ tổng doanh thu
0.28
0.33
0.37
0.05
0.04
Chỉ tiêu này cho biết doanh thu mùa lễ hội chiếm bao nhiêu phần trăm tổng doanh thu của cả năm.
- Năm 2006 doanh thu mùa lễ hội đạt 1.068.123.912 đồng chiếm 0,28% so với tổng doanh thu.
- Năm 2007 doanh thu mùa lễ hội đạt 1.242.825.098 đồng chiếm 0,33% so với tổng doanh thu.
- Năm 2008 doanh thu mùa lễ hội đạt 2.369.470.247 đồng chiếm 0,37% so với tổng doanh thu.
Với chỉ tiêu trên ta thấy doanh thu mùa lễ hội đều tăng qua các năm trung bình là 0,05% là do công ty đã có những, chính sách kịp thời như tiết kiệm chi phí, có chính sách quản lý hiệu quả, có nhưng chính sách sản phẩm kịp thời và chính sách giá linh hoạt để thu hút được khách du lịch đến với công ty.
Trong năm 2008, công ty đã biết khai thác những điểm du lịch mới đặc biệt là tham quan ngôi chùa Bái Đính (Ninh Bình) đang được xây dựng để chuẩn bị đón đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội,du khách còn có thể kết hợp với ngắm cảnh thiên nhiên, chèo thuyền sông nước ở khu dịch sinh thái Tràng An. Và du khách về Ninh Bình thăm lại cố đô Hoa Lư- kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam. Do thành phố Ninh Bình cách thành phố Hải Phòng không xa, giao thông lại thuận tiện nên Ninh Bình là điểm du lịch được nhiều du khách lựa chọn.
2.3.3.3 Lợi nhuận mùa lễ hội/tổng lợi nhuận.
Công thức:
Chỉ tiêu về lợi nhuận= lợi nhuận mùa lễ hội/ tổng lợi nhuận.
Bảng 5: Chỉ tiêu lợi nhuận mùa lễ hội/tổng lợi nhuận năm 2006, 2007, 2008:
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2007/2006
Năm 2008/2007
+/-
%
+/-
%
Tổng lợi nhuận
119,437,187
180,688,375
277,039,554
61,251,188
151
96,351,179
153
Lợi nhuận mùa lễ hội
58,389,259
70,325,541
122,652,005
11,936,282
120
52,326,464
174
Lợi nhuận mùa lễ hội/ tổng lợi nhuận
0.49
0.39
0.44
0.19
0.54
Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận mùa du lịch lễ hội chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng lợi nhuận của cả một năm.
- Năm 2006 lợi nhuận mùa lễ hội dạt 58.389.259 đồng chiếm 0,49% tổng lợi nhuận.
- Năm 2007 lợi nhuận mùa lễ hội đạt 120.117.731 đồng chiếm 0,39% tổng lợi nhuận.
- Năm 2008 lợi nhuận mùa lễ hội đạt 152.605.383 đồng chiếm 0,44% tổng lợi nhuận.
2.3.3.4 Lợi nhuận mùa lễ hội/chi phí mùa lễ hội.
Công thức:
Chỉ tiêu sử dụng chi phí= Lợi nhuận mùa lễ hội/chi phí mùa lễ hội.
Bảng 6: Chỉ tiêu lợi nhuận mùa lễ hội/ chi phí mùa lễ hội năm 2006, 2007, 2008
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2007/2006
Năm 2008/2007
+/-
%
+/-
%
Chi phí mùa lễ hội
1,009,734,635
1,172,499,557
2,066,818,242
162,764,922
116
894,318,685
176
Lợi nhuận mùa lễ hội
58,389,259
70,325,541
122,652,005
11,936,282
120
52,326,464
174
Lợi nhuận mùa lễ hội/ tổng lợi nhuận
0.058
0.060
0.059
0.073
0.059
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu lại được bao nhiêu lợi nhuận.
- Năm 2006 công ty bỏ ra một đồng chi phí thì thu lại được 0,058 đồng lợi nhuận
- Năm 2007 công ty bỏ ra một đồng chi phí thì thu lại được 0,060 đồng lợi nhuận.
- Năm 2008 công ty bỏ ra một đồng chi phí thì thu lại được 0,056 đồng lợi nhuận.
Nhìn vào bảng chỉ tiêu trên ta thấy lợi nhuận mùa lễ hội/ tổng lợi nhuận năm 2007 có tăng hơn năm 2006 là 0.002%, nhưng đến năm 2008 lại giảm hơn năm 2007 là 0,001 %. Tuy lợi nhuận năm 2008 tăng 174 % so với năm 2007 nhưng chi phí của năm 2008 cũng tăng hơn chi phí năm 2007 là 176%. Do đó lợi nhuận mùa lễ hội/ tổng lợi nhuận đã giảm xuống 0,001%. Ban lãnh đạo công ty cần có những giải pháp tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận.
2.3.3.5 Khách du lịch mùa lễ hội/ tổng số khách du lịch của công ty.
Công thức:
Chỉ tiêu khách du lịch= Khách du lịch mùa lễ hội/ tổng số khách
Bảng 7: Chỉ tiêu khách du lịch lễ hội/ tổng số khách năm 2006,2007,2008
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2007/2006
Năm 2008/2007
%
Tuyệt đối
%
Khách du lịch mùa lễ hội
1,578
1,459
3,972
-119
92
2,513
272
Tổng số kháh
5,230
4,746
10,893
-484
91
6,147
230
Khách du lịch mùa lễ hội/ tổng số khách
0.302
0.307
0.365
0.246
0.409
Chỉ tiêu này cho biết khách du lịch trong mùa lễ hội mà công ty đã phục vụ chiếm bao nhiêu phần trăm so với tổng số khách trong cả năm.
- Số lượng khách du lịch của công ty trong mùa lễ hội là 1.578 người chiếm 0,302% tổng số khách của công ty trong năm 2006
- Số lượng khách của công ty trong mùa lễ hội là 1.459 người chiếm 0,307% tổng số khách của công ty trong năm 2007.
- Số lượng khách của công ty trong mùa lễ hội là 3.972 người chiếm 0,365% tổng số khách của công ty trong năm 2008.
Nhìn vào bảng trên ta thấy số lượng khách trong mùa du lịch lễ hội/ tổng số khách đã tăng lên. Cụ thể năm 2007/2006 chỉ tăng lên 0,005%, nhưng đến năm 2008 đã tăng lên 0,058%. Do công ty có những chính sách giá linh hoạt, các sản phẩm du lịch phong phú, chất lượng phục vụ tốt nên ngày càng thu hút nhiều khách du lịch đến với công ty.
2.4 Đánh giá hiện trạng kinh doanh vào mùa du lịch lễ hội tại công ty du lịch Long Huy.
Từ năm 2006- 2008 doanh thu trong mùa du lịch lễ hội luôn chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn công ty và doanh thu vào mùa lễ hội đều tăng tương đối cao qua các năm.
Chi phí trong mùa du lịch lễ hội cũng khá lớn điều đó đã gây ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty.
Do đó kết quả kinh doanh du lịch vào mùa lễ hội của công ty đạt hiệu quả chưa cao. Do một số nguyên nhân sau:
- Nhân viên làm mảng du lịch còn ít chưa đáp ứng đủ nhu cầu của khách vào những ngày cao điểm như cuối tuần, ngày lễ.....
- Bộ phận điều hành chỉ có 2 người nên phải làm rất nhiều công việc vào những ngày đông khách: như đặt phòng khách sạn, đặt xe, đặt vé tàu, làm các hợp đồng dịch vụ, thanh lý hợp đồng
- Bộ phận Marketing còn tương đối ít người nên bộ phận hướng dẫn phải làm thêm công việc của bộ phận phòng Marketing như thường xuyên gọi điện hỏi thăm khách nhất là trưởng đoàn vì hướng dẫn viên là người trực tiếp tiếp xúc với đoàn khách, mọi vấn đề phát sinh trong chuyến đi đều phải liên lạc trao đổi với trưởng đoàn vì trưởng đoàn là người thay mặt đoàn giải quyết các vấn đề cho cả đoàn khách. Ngoài ra hướng dẫn viên còn phải đến các trường học, đơn vị hành chính giới thiệu các sản phẩm của công ty.
- Hiệu quả kinh doanh của công ty còn chưa cao điều đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
Như vậy trong quá trình phân tích và đánh giá thực trạng kinh doanh của công ty đã giúp chúng ta có được những thông tin chính xác về hoạt động kinh doanh của công ty, giúp ta hiểu được những thế mạnh cũng như những khó khăn hiện nay của công ty. Từ đó giúp ta có được những giải pháp phù hợp để giúp công ty vượt qua những khó khăn trước mắt cũng như có được những chiến lược phát triển lâu dài trong tương lai.
2.5 Các yếu tố tác động đến quản trị kinh doanh lữ hành của công ty du lịch Long Huy.
2.5.1 Mối quan hệ với nhà cung cấp dịch vụ công ty.
- Công ty du lịch Long Huy đã thành lập được 6 năm nên có mối quan hệ khá tốt với các nhà cung cấp dịch vụ (nhà hàng, vận chuyển, khách sạn......) ở các tỉnh trong cả nước.
Đây cũng là một điểm mạnh của công ty, do có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp dịch vụ nên các sản phẩm dịch vụ do các nhà cấp dịch vụ cung cấp luôn có mức giá ổn định, giá cả có sự ưu đãi và đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách du lịch.
- Công ty hàng năm đều có hợp đồng dịch vụ với các nhà cung cấp (như khu Resort Hoà Bình, công viên nước Hồ Tây, khách sạn Hữu Nghị- Móng Cái- Quảng Ninh, Nhà hàng New Centery Lạng Sơn.......) để hưởng mức giá ưu đãi và sự phục vụ chu đáo của nhà cung cấp dịch vụ và chứng minh sự chuyên nghiệp trong cách làm việc của công ty.
2.5.2 Tình hình các đối thủ cạnh tranh với công ty.
Thị trường du lịch Việt Nam hiện nay đang rất sôi động, vì vậy có rất nhiều công ty tham gia vào mảng thị trường này. Riêng ở thành phố Hải Phòng đã có hơn 100 công ty du lịch lớn nhỏ, điều này đã tạo cho công ty du lịch Long Huy nhiều đối thủ cạnh tranh như công ty du lịch Song Nguyễn, công ty du lịch Xuyên Á, công ty du lịch Hoàng Anh, Viet travel, công ty du lịch Hoa Phượng....
- Công ty Song Nguyễn là một trong những đối thủ cạnh tranh với công ty du lịch Long Huy. Công ty du lịch Song Nguyễn cũng có cùng thị trường mục tiêu là các cơ quan hành chính sự nghiệp, các trường học trên địa bàn Hải Phòng, cũng có các tour du lịch tương ứng với công ty du lịch Long Huy. Công ty du lịch Song Nguyễn hiện là công ty du lịch có tiềm lực lớn nhất trong các công ty du lịch hiện nay ở Hải Phòng.
Hiện nay hai công ty đang có sự cạnh tranh về giá cả các chương trình di lịch nhằm thu hút lượng khách của thị trường khách này về với công ty mình.
- Công ty cổ phần và dịch vụ Xuyên Á: được thành lập tháng 7/2005 có trụ sở tại 48 Trần Phú- Ngô Quyền- Hải Phòng. Công ty Xuyên Á ngoài kinh doanh du lịch ra còn kinh doanh thêm nhà hàng, khách sạn ở Cát Bà. Ngoài ra năm 2007 công ty Xuyên Á đóng cổ phần vào vận tải tàu Thống Nhất. Điều này chứng tỏ tiềm lực kinh tế của công ty là rất mạnh,lai là một công ty ra đởi trước nên là một đối thủ cạn tranh của công ty.
- Công ty du lịch có tiềm lực rất mạnh, có trụ sở tại số 83 Bạch Đằng- Ngô Quyền- Hải Phòng, công ty thành lập được khoảng 6 năm, ngoài kinh doanh du lịch còn kinh doanh các dịch vụ khác như : rượu, bia, rượu vang.
- Công ty cổ phần du lịch Hoa Phượng: trước năm 2006 thuộc công ty cổ phần khách sạn Đại Dương. Từ năm 2006 trở đi công ty Hoa Phượng tách ra khỏi công ty cổ phần khách sạn Đại Dương. Công ty Hoa Phượng có trụ sở tại số 2 Trần Quang Khải. Công ty Hoa Phượng cũng là công ty có uy tín trên thị trường du lịch, cũng có cùng thị trường khách như công ty Long Huy. Nên hai công ty cũng luôn có sự cạnh tranh về giá để thu hút lượng khách về với công ty mình.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG MÙA DU LỊCH LỄ HỘI TẠI
CÔNG TY TNHH TM & DV DU LỊCH LONG HUY
3.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển của công ty TNHH TM & DV du lịch Long Huy trong mùa du lịch lễ hội.
3.1.1 Phương hướng kinh doanh của công ty trong thời gian sắp tới.
Công ty TNHH TM & DV du lịch Long Huy thành lập năm 2003, từ đó cho đến nay, công ty đã không ngừng lớn mạnh và phát triển với những phương hướng kinh doanh có hiệu quả. Hiện nay công ty đã có uy tín rất lớn tại thị trường du lịch Hải Phòng và một số tỉnh lân cận như Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nội và có thể nói là một trong những con chim đầu đàn của ngành du lịch Hải Phòng để giữ vững những gì đã đạt được và luôn đưa ra những phương hướng mục tiêu cụ thể.
Đứng vững trên thị trường có tính cạnh tranh gay gắt như hiện nay công ty luôn giữ vững và đảm bảo chất lượng dịch vụ đối với khách hàng của mình. Công ty nhận định rằng khách hàng chủ yếu quan tâm đến các sản phẩm có chất lượng tốt và thường xuyên cải tiến chúng. Đó chính là chính sách và phương hướng theo sản phẩm của công ty. Công ty luôn chú trọng đổi mới các sản phẩm dịch vụ tạo ra cho du khách luôn có cảm giác thật mới lạ.
Đối với những đoàn khách đông công ty thường quay những hình ảnh trong suốt lịch trình sau đó in ra đĩa để tặng lại cho khách hàng làm kỷ niệm và luôn có logo của công ty Long Huy xuất hiện và in trong tâm trí khách hàng đó chính là định hướng mục tiêu sản phẩm của công ty. Chính những sản phẩm này một phần cũng đem lại sự hứng thú cho khách hàng và từ đó khách hàng luôn đề cao và tin tưởng vào những sản phẩm của công ty.
Định hướng khách hàng riêng phần quan điểm trái ngược với phương hướng sản phẩm. Công ty khẳng định rằng chìa khoá để đạt được những nhu cầu cần mong muốn của các thị trường mục tiêu và đảm bảo mức độ thoả mãn mong muốn bằng những phương thức hữu hiệu và hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh. Sự thành công của Marketing xuất phát từ một khái niệm cơ bản đó là sự trả lời của
khách hàng tiềm tàng cho các câu hỏi của các doanh nghiệp nên cung cấp sản phẩm gì, phân phối và định dạng như thế nào? Chính qua phương hướng theo khách hàng công ty chú trọng vào phát triển và đáp ứng những nhu cầu chính đáng của du khách, làm sao để chỉ tiếp xúc là khách hàng đã cảm thấy tin tưởng và đặt niềm tin vào công ty và tin vào các sản phẩm của mình.
Chính những định hướng đó của công ty làm sao để cho khách hàng chính là chìa khoá và khách hàng tiềm năng để đánh giá được hình ảnh của công ty. Thông qua khách hàng công ty mới biết được hình ảnh của công ty đang ở vị trí nào trên thị trường và qua đó khẳng định được những ưu thế so với đối thủ cạnh tranh.
3.1.2 Mục tiêu hoạt động kinh doanh công ty du lịch Long Huy vào mùa du lịch lễ hội.
Bảng 3.1: Kế hoạch hoạt động kinh doanh trong năm 2009 và kế hoạch kinh doanh trong mùa du lịch lễ hội trong những năm sắp tới.
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Thực hiện
So sánh 2009/2008
Mùa lễ hội
So sánh 2009/2008
2008
2009
+/-
%
2008
2009
+/-
%
1. Doanh thu
1000Đ
6,382,045,879
7,059,298,769
677,252,890
110,6
2,369,470,247
3,204,234,245
834,763,998
135,2
2. Chi phí
Tr.Đồng
6,105,006,325
5,934,866,775
-340,139,550
2,216,864,864
2,745,639,060
528,774,196
123,9
3. Lợi nhuận
Tr.Đồng
277,039,479
1,124,431,994
1,047,363,515
14.59
152,605,383
458,595,185
305,989,802
300,5
4. Số lao động
Người
14
17
3
121,4
14
17
3
121,4
5. Tổng số khách
Người
10,893
12,478
1,585
145,6
3,972
4,569
597
115
(Nguồn: Bộ phận kế toán công ty)
Qua bảng kế hoạch hoạt động kinh doanh trong năm 2009 và trong mùa du lịch lễ hội trên ta thấy công ty đặt ra mục tiêu phấn đấu cụ thể năm 2009 là:
+Tổng doanh thu đạt 7.059.298.769 đồng tăng 110,6% so với năm 2008 tương ứng với số tiền là 667.252.890 đồng.
+ Doanh thu trong mùa lễ hội cũng tăng 153,2% tương ứng với số tiền là 834,763,998 đồng.
+ Một trong những chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả hay không chính là lơi nhuận thu được. Chính vì vậy công ty đã đặt ra và cố gắng đạt tốc độ tăng lợi nhuận là 145,9% tương ứng với số tiền là 1,047,363,515 đồng.
+ Trong mùa du lịch lễ hội công ty cũng cố gắng đạt tốc độ tăng lợi nhuận là 300,5% tương ứng với số tiền 305.898.802 triệu đồng.
+ Để đạt được mục tiêu đề ra công ty cần mở rộng quy mô và tăng thêm số nhân viên thêm khoảng 121,4% tức là tăng thêm 3 nhân viên đặc biệt là hướng dẫn viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt.
+ Để có thể mở rộng quy mô kinh doanh công ty còn đầu tư thêm số vốn kinh doanh là tương ứng với số tiền 300.000.000 đồng vào các hoạt động quảng cáo nhằm thu hút khách.
+ Và công ty cố gắng phấn đấu trong năm 2009, tổng số lượng khách sẽ tăng lên 114,6% (tương ứng với 1,585 người), trong đó lượng khách của mùa du lịch lễ hội tăng lên 579 người chiếm 115%.
Để đạt được mục tiêu đề ra, trong thời gian tới lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên trong công ty không ngừng phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ. Công ty cần có kế hoạch mở rộng quy mô, tăng cường quảng bá, giới thiệu hình ảnh của công ty tới khách hàng cũng như đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới
3.2 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong mùa du lịch lễ hội.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là việc mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn đạt được. Vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì bản thân các doanh nghiệp phải chủ động sang tạo, hạn chế những khó khăn, phát triển những thuận lợi để tạo ra một môi trường kinh doanh có lợi cho mình.
3.2.1 Giải pháp về nhân sự.
- Nâng cao năng lực đội ngũ lao động, tạo động lực cho người lao động.
- Lao động sáng tạo của con người là nhân tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Mà đặc biệt là đội ngũ lao động trong du lịch đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của chương trình vì du lịch là ngành tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và là ngành tiêu dùng sản phẩm song song với quá trình sản xuất và không có phế phẩm. Do đó càng đòi hỏi đội ngũ nhân viên có trình độ cao, nắm bắt được nhu cầu, sở thích của khách. Đồng thời phải là người có kiến thức sâu rộng về mọi lĩnh vực kinh tế- văn hoá- chính trị- xã hội, phải biết tận dụng kiến thức đó vào bài thuyết minh của mình và các thông tin đưa ra trong bài thuyết minh của mình phải chính xác, được cập nhật thường xuyên.
+ Chỉ tiêu năng suất lao động= doanh thu/ tổng số lao động
= 3 204 234 245/ 17
= 188 484 367 đồng
Như vậy trong mùa du lịch lễ hội năm 2009 mỗi nhân viên trong công ty du lịch Long Huy sẽ phải tạo ra được 188.484.367 đồng doanh thu.
+ Chỉ tiêu sức sinh lời bình quân trong kỳ của một lao động
(II)= Lợi nhuận trong kỳ/ tổng số lao động
= 458 595 185/17
= 26 997 599 đồng.
Trong mùa du lịch lễ hội năm 2009 mỗi nhân viên trong công ty phải tạo ra được 26.997.599 đồng lợi nhuận
Như vậy so với năm 2008 năng suất lao động của mỗi nhân viên tăng lên 19.236.492 đồng doanh thu.
Chỉ tiêu sức sinh lời bình quân của mỗi lao động năm 2009 cũng tăng lên so với năm 2008 là 18.236.741 đồng lợi nhuận
- Hiện nay công ty du lịch Long Huy còn ít nhân viên nên cần phải có những biện pháp, phương hướng tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân sự. Trong sắp thời gian tới công ty cần tuyển thêm 3 nhân viên chủ yếu là hướng dẫn viên ( tuyển 2 nhân viên nam và 1 nhân viên nữ), có thể làm việc ở cả bộ phận thị trường và bộ phận hướng dẫn. Trong những ngày có khách thì hướng dẫn viên sẽ phụ trách dẫn đoàn đi tham quan, còn trong những ngày vắng khách hoặc vào những tháng không có khách thì hướng dẫn viên sẽ phải cùng kết hợp với bộ phận điều hành khai thác thị trường, giới thiệu chương trình với khách du lịch.
+ Đối với công tác tuyển dụng nhân sự:
Trong năm qua, việc kinh doanh chương trình du lịch ngày một phát triển, với lượng công việc ngày càng lớn khiến cho công ty thiếu nhân viên trầm trọng. Việc tuyển dụng thêm nhân sự để giúp cho công tác quản lý và tổ chức chương trình du lịch hiệu quả hơn. Để việc tuyển dụng có hiệu quả và tiết kiệm chi phí , công ty du lịch Long Huy có thể thực hiện tuyển dụng thông qua các bước như
Bước 1: Chuẩn bị và thông báo tuyển dụng (có thể tuyển ở trên báo, đài, internet và nhất là trên website của công ty) .
Bước 2: Thu nhận hồ sơ và sơ tuyển.
Bước 3: Ra quyết định tuyển dụng.
Trong từng bước tuyển dụng công ty cần phải thực hiện cẩn thận, kỹ lưỡng để có thể tuyển được những người có tài, có năng lực phù hợp với công việc đặt ra.
Trong công tác tuyển dụng công ty cần tuyển đúng số lượng, đúng vị trí. Điều này rất quan trọng giúp cho công ty đạt được mục tiêu đề ra.
Việc tuyển dụng còn đòi hỏi phải đúng chất lượng vì vậy công ty cần đề ra những tiêu chuẩn chung khi tuyển lao động như: sử dụng thành thạo ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Nhật đối với hướng dẫn viên), thành thạo vi tính, có sức khoẻ tốt, khả năng giao tiếp, am hiểu về văn hoá Việt Nam, hiểu biết về đặc điểm của cả nước. Đối với nhân viên bộ phận Outbound và Inbound cần có sự hiểu biết về đặt vé máy bay, các thủ tục làm visa, hộ chiếu
Công việc tuyển dụng đối với công ty là rất quan trọng. Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là những hoạt động nhằm trang bị và bổ sung cho đội ngũ lao động những kiến thức, những kỹ năng để hoàn thành tốt công việc của mình. Đồng thời việc đào tạo và phát triển nhân lực tạo ra cơ hội phát triển cho công ty và cho bản thân người lao động.
Công ty có thể tuyển nhân viên từ các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành du lịch có kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, hoặc tuyển thêm cộng tác viên là những sinh viên của các trường đại học hoặc nhân viên cũ đã chuyển sang đơn vị làm việc khác vừa tiết kiệm được chi phí lại có thêm nguồn nhân lực trong những ngày đông khách đi du lịch nhất là vào cuối tuần.
Công ty có thể bố trí những nhân viên cũ kèm cặp, hướng dẫn tại chỗ với những nhân viên mới để nhân viên mới có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường cũng như nhân viên của công ty.
Việc luân phiên thay đổi công việc cũng giúp cho nhân viên trong công ty nắm bắt được nhiều kỹ năng thực hiện công việc khác nhau, hiểu được cách thức phối hợp công việc của các bộ phận khác nhau trong công ty. Điều này cũng giúp cho các nhân viên trong công ty có thể học hỏi them các kỹ năng, tránh được tình trạng trì trệ, dễ dàng thích ứng với các công việc khác nhau.
Nhờ đó công ty có thể bố trí nhân viên linh hoạt hơn, phối hợp các bộ phận hiệu quả hơn.
Công ty cũng có thể liên kết với các trường học để bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên bằng cách mở các lớp học ngắn hạn hoặc gửi nhân viên đi học tại các trường.
3.2.2 Tìm hiểu nghiên cứu thị trường.
Do đặc điểm của du lịch lễ hội là diễn ra chủ yếu vào mùa xuân, sau Tết Nguyên Đán, nên việc tìm hiểu, nghiên cứu thị trường được diễn ra trước đó từ 1-2 tháng.
Bộ phận Marketing lên kế hoạch cụ thể cho từng tuần. Có thể kết hợp với bộ phận hướng dẫn đến các cơ quan hành chính, các trường học, các doanh nghiệp mang theo tập gấp, tờ rơi, các chương trình mới của mùa du lịch sắp tới để giới thiệu các chương trình du lịch của công ty. Tìm hiểu xem trong thời gian sắp tới các đơn vị có nhu cầu đi đâu, với số lượng bao nhiêu ngườii, đi bao nhiêu ngày, tìm hiểu nhu cầu của khách có thay đổi gì không, chỉ là đi du lịch lễ hội thuần tuý hay kết hợp với mục đích khác. Sau đó nhân viên công ty ghi lại những thông tin đó và tên, địa chỉ, điện thoại, email của khách hàng để tiện liên hệ .Trong trường hợp các đơn vị ở quá xa so với công ty thì nhân viên công ty có thể gọi điện thoại giới thiệu chương trình, gửi qua fax, email
Nghiên cứu thị trường còn diễn ra cả sau Tết Nguyên Đán khi mà các lễ hội đã bắt đầu diễn ra. Nên viêc nghiên cứu thị trường vẫn phải tiến hành.
3.2.3 Giải pháp về chính sách sản phẩm.
Trong năm 2008 vừa qua, phòng kinh doanh của công ty du lịch Long Huy đã khá thành công trong việc tạo sản phẩm mới và thu hút số lượng khách không ít.
Tuy nhiên, những tuyến điểm trong chương trình du lịch của công ty chưa mới mẻ đối với khách du lịch. Vì vậy trong giai đoạn kinh doanh tiếp theo công ty cần phải xây dựng các chương trình du lịch có các tuyến điểm mới mẻ, hấp dẫn, kích thích sự tìm tòi khám phá của khách, tạo ấn tượng cho khách. Đối với từng thời điểm, từng chương trình để đưa ra các sản phẩm cho phù hợp.
Mùa xuân ( mùa lễ hội) kết hợp các chương trình du xuân đầu năm kết hợp với hành hương lễ chùa ( do tôn giáo chủ yếu của người Việt Nam là phật giáo) và là thói quen của người Việt Nam là hay đi lễ chùa đầu năm để cầu may mắn cho cả một năm sắp tới. Có thể kết hợp các chương trình teambuiding để kết nối tinh thần tập thể, tạo không khí vui vẻ thoải mái cho chuyến du lịch.
Một trong những sản phẩm mới mà công ty đã và đang đưa ra và bán cho khách đó là chương trình du lịch tham quan du lịch chùa Bái Đính kết hợp với các điểm tham quan khác như Cố đô Hoa Lư- Đền Trần- chùa Cổ Lễ- Đền Đồng Bằng- chùa Keo- Tam Cốc Bích Động- Khu du lịch sinh thái Tràng An. Công ty cần tiếp tục duy trì sản phẩm mới này. Đồng thời phải có những chính sách khuyến hại hấp dẫn đối với khách hàng đăng kí trước Tết Nguyên Đán.
Ngoài ra còn tuỳ theo đối tượng khách để thiết kế các chương trình du lịch. Đối với đối tượng khách là thanh niên nên kết hợp các chương trình vui chơi giải trí và có thể thêm các chương trình du lịch mạo hiểm nhưng thời gian của chương trình du lịch chỉ kéo dài từ 1-3 ngày.
Đối với đoàn khách là cán bộ công nhân viên thì yêu cầu về chất lượng dịch vụ cao hơn và có độ dài tour từ 1-4 ngày.
Còn đối tượng khách là học sinh, sinh viên thì nên đưa ra các chương trình du lịch có sự học hỏi về các danh nhân văn hoá, các di tích lịch sử và có độ dài từ 1-2 ngày .
3.2.4 Chính sách giá:
Mặc dù hiện nay trên thị trường việc cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm và phương thức phục vụ phần nào thay thế cạnh tranh về giá cả nhưng không vì thế mà làm cho chính sách giá cả kém phần quan trọng, trong mục tiêu của chính sách giá là ổn định mức giá phù hợp sao cho khách hàng chấp nhận được mà doanh nghiệp vẫn có lợi nhuận.
Chính sách giá cũng là khâu quan trọng để tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đối với bất kỳ một loại hình kinh doanh nào. Do đó để định giá cho mỗi sản phẩm là rất cần thiết vì nó là yếu tố quyết định đến việc:
+ Thu hút thêm được nhiều khách du lịch.
+ Tạo lợi thế cạnh tranh tiêu thụ trên thị trường.
+ Tạo ra lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.
Với doanh nghiệp là như vậy, còn với khách nó là yếu tố quan trọng và đôi khi nó là yếu tố đầu tiên quyết định đến việc lựa chọn chương trình du lịch của khách. Do đó việc xây dựng giá bán phải dựa vào chi phí chương trình du lịch, giá thành, khả năng thanh toán của khách và đối thủ cạnh tranh.
Cần có chính sách giá mềm dẻo, linh hoạt. Với từng đối tượng khách mà đưa ra các mức giá khác nhau. Như đối tượng khách là học sinh thì đưa ra mức giá thấp hơn so với đối tượng khách là giáo viên, cán bộ nhân viên trong các cơ quan nhà nước, các công ty liên doanh.
Chính sách đưa ra phải ổn định, lâu dài, không nên có những thay đổi đột biến trong giá cả.
Hiện nay công ty áp dụng mức giá với trẻ em như sau:
+ Trẻ em dưới 4 tuổi được miễn phí.
+ Trẻ em từ 4- 10 tuổi tính bằng 75% giá người lớn.
+ Trên 10 tuổi tính bằng 100% giá người lớn.
Nhưng trên thị trường các đối thủ cạnh tranh đưa ra mức giá áp dụng với trẻ em thấp hơn mức giá ở công ty Long Huy. Vì vậy công ty cần thay đổi mức giá áp dụng với trẻ em như sau:
+ Trẻ em dưới 5 tuổi được miễn phí.
+ Trẻ em từ 5- 10 tuổi cao dưới 1m20 được tính bằng 50% giá người lớn.
+ Trẻ em từ 10-12 tuổi cao dưới 1m40 được tính bằng 75% giá người lớn.
+ Trên 13 tuổi tính bằng 100% giá người lớn.
Trong mùa du lịch lễ hội vừa qua, công ty cũng đã áp dụng chính sách giảm giá bán sản phẩm để thu hút khách nhất là những khách hàng quen cũ của công ty và cạnh tranh với một số công ty. Tuy nhiên việc giảm giá bán cũng đã không làm giảm đi chất lượng sản phẩm dịch vụ mà công ty đã bán cho khách.
Thực hiện những chính sách này góp phần nâng cao mối quan hệ thân thiết giữa công ty với khách hàng, tạo cho khách hàng cảm nhận được sự quan tâm chăm sóc và sự chu đáo cuả công ty với họ, sẽ làm cho họ có ấn tượng tốt đối với công ty, sẽ tạo cơ hội kí kết nhiều hợp đồng du lịch tiếp theo.
3.2.5 Quảng cáo:
Quảng cáo là một trong những cách thức giao tiếp mang tính phổ biến, mà các hãng dịch vụ sử dụng. Nó là một trong những phương cách quan trọng để tồn tại và phát triển.
Đối với công ty du lịch lữ hành, nó là cơ sở để đưa hình ảnh công ty đến với khách nhằm thu hút khách, giới thiệu sản phẩm mở rộng vùng ảnh hưởng của công ty. Đối với khách thì nó phần nào giúp khách cảm nhận được chất lượng sản phẩm trước khi tiêu dùng sản phẩm du lịch trong khi sản phẩm du lịch tồn tại một cách vô hình. Vì quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra cùng một lúc nên du khách chỉ có thể cảm nhận được khi đang sử dụng nó. Vì vậy quảng cáo sẽ giúp khách hàng phần nào cảm nhận được chất lượng của sản phẩm thông qua chính sách quảng cáo của công ty.
Chính vì vậy công ty cần lựa chọn cho mình một hình thức quảng cáo để có thể truyền tải và lưu giữ được thông tin nhiều nhất, lâu nhất và rẻ nhất như sử dụng các tập gấp, sách, tạp chí, internet..giới thiệu các chương trình của công ty chứ không giới thiệu về các tuyến điểm, các địa danh du lịch và pahỉ làm sao để khách hàng biết đến uy tín và thương hiệu của công ty du lịch trên thị trường.
Trong thời gian tới công ty cần tăng chi phí quảng cáo lên 1- 1,5% tổng doanh thu mùa lễ hội để thu hút thêm nhiều khách du lịch đến với công ty. Và phân bổ chi phí quảng cáo một cách hợp lý như nâng cấp Website, in cuốn sách mỏng, tập gấp, tờ rơi
Việc quảng cáo và giới thiệu về hình ảnh của công ty thông qua hướng dẫn viên cũng cần được khai thác. Trong khi thực hiện các chương trình du lịch, hướng dẫn viên có thể giới thiệu về hình ảnh của công ty thông qua đồng phục, cờ của hướng dẫn viên. Ngoài ra còn có thể phát cho mỗi khách hàng một chiếc mũ có in tên và logo của công ty cũng là một biện pháp quảng cáo hay và hữu hiệu đã được nhiều công ty áp dụng thành công, đã giúp quảng cáo hình ảnh và thương hiệu của công ty rất tốt, lưu lại hình ảnh của công ty trong long khách hàng lâu. Vì đó còn là những món quà lưu niệm công ty tặng cho khách hàng, ngoài tác dụng quảng cáo còn thể hiện sự quan tâm của công ty tới khách hàng.
3.2.6 Chính sách quan hệ đối tác:
Hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty du lịch Long Huy muốn phát triển được thì phải có sự tham gia đầy đủ của các nhà cung cấp. Bởi chính các đối tác cung cấp dịch vụ đảm bảo cung ứng những yếu tố đầu vào để công ty du lịch Long Huy liên kết các dịch vụ mang tính đơn lẻ của tửng nhà cung cấp dịch vụ thành dịch vụ mang tính trọn vẹn và làm tăng giá trị sử dụng của chúng để bán cho khách du lịch với mức giá gộp. Chương trình du lịch và mức giá gộp một mặt phải đáp ứng đúng mong muốn tiêu dùng của khách. Mặt khác phải đem lại các lợi ích cho khách ( chi phí thấp hơn, tiện lợi hơn). Do vậy nếu thiếu các nhà cung cấp dịch vụ đầu vào, số lượng và chất lượng bị hạn chế, mức giá cao thì công ty khó có thể phát triển hoặc không phát triển được. Nếu không có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp thì công ty không thể tổ chức được các chuyến du lịch. Vì các dịch vụ có trong chuyến du lịch không được thực hiện hoặc giá quá cao. Nhà cung cấp có thể tăng giá, cung cấp không thường xuyên, hoặc hạ thấp chất lượng sản phẩm dành cho công ty, gây ảnh hưởng đến chất lượng chương trình du lịch cũng như uy tín của công ty. Vì vậy có thể nhận thấy rằng việc quan hệ thân thiết, chặt chẽ với các đối tác của công ty là vô cùng quan trọng. Công ty cần thiết lập các mối quan hệ với các đối tác trên cơ sở tôn trọng, bình đẳng và cả hai bên cùng có lợi.
Do đó công ty cũng phải thường xuyên kí kết các hợp đồng dịch vụ với các nhà cung cấp để tránh tình trạng các nhà cung cấp tăng giá vào những ngày đông khách, không đảm bảo được chất lượng dịch vụ cho khách du lịch.
Trong trường hợp khi đã có hợp đồng với các nhà cung cấp, nhưng vào những ngày đông khách các nhà cung cấp vẫn tăng giá , không đảm bảo được chất lượng dịch vụ thì công ty căn cứ theo những điều thỏa thuận trong hợp đồng để có những biện pháp xử lý với nhà cung cấp.
3.2.7 Giải pháp về chi phí quản lý:
Để đạt được hiệu quả kinh doanh du lịch cần phải tối đa hoá doanh thu và tối thiểu hoá chi phí. Việc tiết kiệm chi phí không chỉ làm tăng hiệu quả kinh doanh mà còn cho phép công ty có thể chủ động trong hoạt động kinh doanh. Giảm chi phí tăng lợi nhuận là mục tiêu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn phấn đấu, đạt được.
Năm 2009 việc sử dụng chi phí như sau:
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng chi phí= doanh thu/ chi phí
=3 204 234 245/ 2 745 639 060 = 1,167
Chỉ tiêu này cho biết trong mùa du lịch lễ hội công ty bỏ ra một đồng chi phí thì thu về được 1,167 đồng doanh thu. Đây là kết quả mà công ty mong đợi trong thời gian sắp tới.
Trong năm vừa qua công ty du lịch Long Huy đã áp dụng một số biện pháp để giảm chi phí như thực hiện tiết kiệm điện, sử dụng nguồn nhân lực là cộng tác viên là sinh viên của ngành du lịch tại các trường đại học, cao đẳng, hay nhân viên cũ của công ty, điều này đã là giảm chi phí tuyển dụng cũng như đào tạo nhân viên do những nhân viên này có trình độ chuyên môn nhất định và chi phí tiền công trả cho sinh viên là không cao và hàng tháng công ty cũng tiết kiệm được khoản tiền lương trả cho những cộng tác viên này.
Tuy nhiên sử dụng các cộng tác viên là sinh viên cũng có còn nhiều mặt hạn chế như chưa kinh nghiệm trong việc dẫn tour nên công ty cũng thường xuyên bồi dưỡng đào tạo thêm cho sinh viên bằng những kinh nghiệm thực tế. Như khi công ty có đoàn khách đi tham quan thì công ty bố trí, sắp xếp cho những sinh viên này đi cùng với hướng dẫn viên công ty để học hỏi những kinh nghiệm thực tế, những công việc thực tế mà hướng dẫn viên phải làm khi dẫn đoàn đi tham quan du lịch. Đây cũng là một cách giảm chi phí đào tạo, mà hiệu quả đem lại rất cao.
3.2.8. Lập kế hoạch mục tiêu cụ thể.
3.2.8.1 Vượt chỉ tiêu hạn mức đề ra mỗi tuần.
Công ty đặt ra mục tiêu đối với từng nhân viên trong công ty hàng tháng, hàng tuần.
- Nhân viên trong bộ phận Marketing mỗi tuần phải ký được ít nhất là hai hợp đồng du lịch. Đối với bộ phận hướng dẫn một tuần phải kí được một hợp đồng du lịch.
- Nếu nhân viên ký được hợp đồng có tổng giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 50.000.000 đồng thì nhân viên đó sẽ được 1% tổng giá trị hợp đồng.
- Nếu nhân viên ký hợp đồng có tổng giá trị trên 50.000.000 đồng và nhỏ hơn 100.000.000 đồng thì nhân viên đó sẽ được 1,3% tổng giá trih hợp đồng.
- Nếu nhân viên ký được hợp đồng có tổng giá trị trên 100.000.000 đồng thì sẽ được 1,6% tổng giá trị hợp đồng.
3.2.8.2 Gia tăng sự nhận thức của khách hàng về sản phẩm dịch vụ.
Gia tăng sự nhận thức của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ:
- Ra nhập và tham dự vào các hiệp hội nhà nghề, hay các tổ chức mà khách hàng hiện đại và tiềm năng hay tham gia.
- Tích cực tham gia vào các hội chợ thương mại và hội thảo có sự góp mặt của khách hàng.
- Mua danh sách địa chỉ các hiệp hội, tổ chức và gửi thiệp mừng hay thư chào hàng, qua đó những khách hàng này sẽ giới thiệu thêm những khách hàng mới cho công ty.
3.3 Một số kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với nhà nước:
Bất cứ một doanh nghiệp lữ hành nào khi được thành lập và tham gia kinh doanh đều chụi sự chỉ đạo và quản lý của nhà nước. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cũng như tạo rào cản phát triển cho các doanh nghiệp lữ hành.
- Năm 2005 luật du lịch được ban hành nhằm quản lý các hoạt động liên quan đến du lịch một cách có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển hơn nữa và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, để Việt nam trở thành nước phát triển du lịch thì Nhà nước phải có nững cơ chế, chính sách hợp lý, cần phải tiếp tục sử đổi và bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh lữ hành.
- Phân định rõ chức năng, quyền hạn của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành theo hệ thống sản phẩm của hoạt động lữ hành. Kiểm tra việc thực hiện các văn bản pháp quy và xử lý nghiêm khắc việc vi phạm pháp luật là tạo điều kiện phát triển không chỉ đối với hoạt động lữ hành nói riêng mà còn cho toàn ngành du lịch nói chung. Đồng thời công bố trêm các phương tiện thông tin đại chúng danh sách các doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa, các doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế ở Việt Nam và các đại lý du lịch. Một mặt nhằm bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp kinh doanh đúng pháp luật. Mặt khác có cơ sở lựa chọn và yên tâm khi tiêu dung chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ở Việt Nam.
- Để ngành du lịch phát triển Nhà nước cần đẩy mạnh hợp tác với các nước bạn như các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Hàn Quốcnhà nước cần tăng
cường các chính sách ngoại giao, ký các hợp đồng song phương, đa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty lữ hành kinh doanh dịch vụ du lịch Outbound và Inbound như: Ký kết việc giảm visa hai chiều. ký kết các cam kết về đảm bảo an toàn cho khách du lịch.Với các chính sách ngoại giao thích hợp của Nhà Nước sẽ tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển.
- Các cơ quan hữu quan (ngoại giao, công an, hải quan, hàng không, bưu điện, văn hóa- thể thao, các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, và các làng nghề truyền thống.) cần có cơ chế phối hợp nhịp nhàng, hành động thống nhất tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, kinh doanh các chương trình du lịch Outbound. Bởi vì kinh doanh lữ hành quốc tế không thể có chất lượng sản phẩm cao khi mà một trong những dịch vụ này có chất lượng thấp.
- Tuyên truyền cho du lịch phải được tăng cường và đổi mới hơn nữa. Các phương tiện truyền thông đại chúng tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò tích cực của ngành du lịch đối với sựu phát triển của kin tế- xã hội trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Chỉ có nâng cao nhận thức và sự đồng bộ trong nhận thức của xã hội về vai trò tích cực của kinh doanh lữ hành đối với sự phát triển của ngành du lịch nói riêng và sự phát triển kinh tế- xã hội nói chung thì mới tạo ra sự phát triển về chất của ngành kinh doanh lữ hành trong thời gian tới.
3.3.2 Kiến nghị với thành phố Hải Phòng.
Hiện nay ngành kinh tế cuả thành phố Hải Phòng đang phát triển cùng với sự phát triển kimh tế trong cả nước, đi đôi cùng với sự tăng trưởng kinh tế thì đời sống của người dân được cải thiện. Chính vì vậy nhu cầu đi du lịch của người dân là rất lớn với cả người dân sống trong nội thành và người dân sống ở ngoại thành. Thêm vào đó có nhiều công ty du lịc được thành lập làm cho công tác kinh doanh không được thuận lợi. Nhiều công ty ra đời chỉ hoạt động theo mùa vụ du lịch, đến khi vắng khách họ lại chuyển sang lĩnh vự kinh doanh khác. Đôi khi dẫn đến việc phá giá trên thị trường làm cho các công ty du lịch khác khó có thể cạn tranh được.
Do đó sở du lịch Hải Phòng cần có những biện pháp năng động kết hợp cùng với các công ty lữ hành và cơ sở cung cấp dịch vụ để ổn định giá cả dịch vụ tránh tình trạng các cơ sở dịch vụ tăng giá vào những ngày cao điểm. Sở du lịch hải Phòng cần liên kết với các tỉnh và tổ chức các hội nghị, hội thảo nhằm nâng cao năng lực quản lý và giao lưu học hỏi lẫn nhau giữa các doanh nghiệp.
Ngoài ra sở du lịc cần kết hợp với Tổng cục du lịch và các địa phương khác mở lớp đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ về du lịch tạo điều kiện cho những người học du lịch có cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Thành phố cần kết hợp với các ban ngành địa phương bảo tồn nét văn hóa truyền thống để công ty có thể khai thác làm sản phẩm du lịch.
KẾT LUẬN
Như vậy trong quá trình phân tích thực trạng kinh doanh của công ty TNHH TM & DV du lịch Long Huy và những kết quả kinh doanh trong mùa du lịch lễ hội mà công ty đã đạt được cho chúng ta thấy kinh doanh trong mùa du lịch lễ hội là một phần không thể thiếu trong kinh doanh du lịch của toàn công ty nói chung. Do đặc điểm của ngành du lịch là có tính thời vụ nên cần phải biết nắm bắt cơ hội, tìm hiểu những thay đổi của thị trường để thích ghi một cách nhanh chóng, kịp thời tránh bị lỗi thời, lạc hậu. Từ đó ban giám đốc đề ra sản phẩm mới, những giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ nhằm thu hút khách du lịch từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh cho toàn công ty. Bởi chỉ có nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình mới giúp công ty thu hút được nhiều khách hơn và cũng là vũ kí sắc bén giúp công ty tiến tới cạnh tranh và đứng vững trên thị trường.
Với tất cả những thành quả trên cho phép chúng ta tin rằng trong một tương lai không xa công ty du lịch Long Huy sẽ kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn và tạo dựng được hình ảnh của mình tới du khách trong và ngoài nước.
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo- Thạc sĩ Nguyễn Thị Tình, các thầy cô trong ban quản trị kinh doanh và cán bộ nhân viên công ty du lịch Long Huy đã giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành- NXB Thống Kê- Trường Đại học kinh tế quốc dân.
2. Giáo trình kinh tế du lịch- NXB Lao động- Xã Hội- Trường Đại học kinh tế quốc dân.
3. Giáo trình nhập môn khoa học du lịch- NXB Đại học quốc gia Hà Nội- Trường đại học quốc gia Hà Nội.
4. Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp-
5. Báo cáo tài chính của công ty TNHH TM & DV du lịch Long Huy năm 2006, 2007, 2008
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 15.Nguyen Thi Kim Lien - Luan Van.doc