Sản phẩm rau an toàn và nền sản xuất sản phẩm an toàn đang là mục tiêu tiến tới của nền nông nghiệp Việt Nam. Thương hiệu cho sản phẩm rau an toàn không còn là một khái niệm mới ở thành phố Hà Nội. Hiện tại ở Hà Nội đã có 22 cửa hàng và một số siêu thị bày bán rau sạch. Nhưng để sản phẩm rau sạch đến được với đông đảo công chúng, người tiêu dùng cũng như để thương hiệu tồn tại và phát triển cần có chiến lược đầu tư lâu dài.
Nhận thức được tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu nông sản cũng như rau an toàn, trong quá trình thực tập em đã dành thời gian tìm hiểu về lĩnh vực này và lựa chọn viết đề tài chuyên đề tốt nghiệp. Mặc dù dành nhiều thời gian nghiên cứu, có vận dụng sự khảo sát điều tra thu thập số liệu và thông tin thực tế nhưng do phương pháp tiếp cận, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế lên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót.
111 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2260 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu rau an toàn có mã vạch tại xã Yên Mỹ huyện Thanh Trì – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Yên Mỹ lại không có khả năng đầu tư các phương tiện kiểm nghiệm nội vùng.
Thị trường rau an toàn không ổn định
Nhìn chung thị trường cho mặt hàng rau sạch, rau an toàn mới chỉ phát triển vài năm trở lại đây. Sức mua của các hộ gia đình tiêu dùng rau an toàn còn hạn hẹp. Nguyên nhân là giá rau còn cao và người dân chưa thực sự tin tưởng chất lượng của rau an toàn. Hệ thống các cửa hàng kinh doanh rau sạch thực sự ngày một giảm. Ở thời điểm năm 1999 – 2001 Hà nội có hơn 60 cửa hàng kinh doanh rau sạch, nhưng nay chỉ còn 22. Bên cạnh đó lại xuất hiện thêm các cửa hàng chưa đủ pháp nhân kinh doanh làm thị trường khó kiểm soát hơn.
Công nghiệp chế biến là đầu mối tiêu thụ rất lớn cho rau sạch xuất khẩu và kích thích sản xuất phát triển. Nhưng công nghệ chế biến ở Hà Nội nói riêng và cả nước còn rất hạn chế, mới chỉ đáp ứng được 3 % rau các loại. Do đó không thể tạo được nền tảng cho vùng chuyên canh trồng rau an toàn.
Thông tin thị trường còn chưa minh bạch
Thông tin thị trường chưa minh bạch là thực trạng chung của thị trường Việt Nam. Đặc biệt đối với các loại hàng hoá nông sản nói chung hay sản phẩm rau sạch nói chung, thông tin thị trường cập nhập thường xuyên và liên tục là rất hạn chế.
Hiện tại trong cả nước chưa có một kênh thông tin nào cung cấp thông tin về thị trường rau quả cho các đối tượng sản xuất – kinh doanh.
Công tác dự báo mức độ tăng trường của thị trường dựa trên phân tích đơn giản, chưa sát thực tế và nhìn chung không thể thu thập đầy đủ chi tiết thông tin cung cầu, giá cả của các sản phẩm rau, cũng như dự báo chính xác tổng cầu, thị phần chiếm lĩnh, xu hướng phát triển thị trường mới cho các loại sản phẩm rau sạch, rau an toàn.
Nguyên nhân chủ quan
Tập quán canh tác chậm chuyển đổi.
Với môt lực lượng lao động đã cao tuổi, tập quán canh tác lâu đời đã làm cho nông dân ở xã Yên Mỹ chưa sẵn sàng tiếp thu quy trình sản xuất mới. Số hộ được tham gia lớp đào tạo về rau an toàn theo phương pháp IPM chưa cao > 90% để được cấp giấy chứng nhận. Do đó việc tiếp thu kỹ thuật, công nghệ sản xuất mới vẫn gặp nhiều khó khăn.
Đặc biệt do giá bán rau sạch thấp mà chỉ phí sản xuất cao, tính về hiệu quả kinh tế chưa kích thích người dân hiểu sản xuất rau an toàn đúng tiêu chuẩn kỹ thuật mang lại lợi ích thiết thực và lợi nhuận cao cho họ. Vẫn còn tồn tại một số hộ xã viên, nông dân chưa áp dụng đúng các quy trình chăm sóc và thu hoạch sản phẩm. Còn sử dùng lượng đạm cao, phun thuốc đúng liều lượng quy định. Họ chỉ không sử dụng nữa khi bị lực lượng kiểm tra nội đồng bắt và phạt 200000 đồng / vụ vi phạm. Như vậy, hộ thực hiện do sợ chế tài xử phạt chứ chưa phải ý thức, tinh thần trách nhiệm cao.
Hạn chế tiếp cận thị trường.
Khả năng tiếp cận thị trường của các chủ thể sản xuất và kinh doanh rau sạch còn hạn chế, dẫn đến thiếu sự nhạy bén trong kinh doanh. Họ chưa thể nắm bắt thị trường cần những loại rau gì để cung ứng kịp thời. Những nghiên cứu về thu nhập, mức tiêu thụ rau sạch trung bình trong gia đình không được thực hiện đầy đủ và cập nhập chính xác. Do đó, công tác dự báo tổng cầu, cơ cấu sản phẩm… còn chưa chính xác. Mặt khác, do tính thời vụ, cơ cấu sản xuất và cơ cấu sản phẩm không thể chuyển đổi nhanh để thích ứng thị trường.
Hạn chế vai trò của HTX DV Yên Mỹ.
HTX Yên Mỹ chưa phát huy được vai trò của mình trong việc tìm đầu mối tiêu thụ rau an toàn. Một phần do lực lượng nhân sự của HTX còn mỏng mới chỉ có 4 – 6 người trong tổ tiêu thụ. Lực lượng này chủ yếu chưa được đào tạo bài bản về kiến thức kỹ thuật sản xuất và kiến thức thị trường. Công tác sự nghiệp chủ yếu dựa trên kinh nghiệm lâu năm.
Việc đầu tư truyền thông cho thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ còn hạn chế. Công tác truyền thông, tiếp thị thương hiệu chưa có một kế hoach, chiếnlược bài bản, thiết thực. Đây mới chỉ là việc tìm đầu mối cá nhân đơn lẻ tại các siêu thị, cửa hàng. Họ chưa thể đưa thương hiệu rau an toàn đến đông đảo công chúng biết đến và định vị thương hiệu.
Hướng hỗ trợ cho mô hình dự án chưa liên tục.
Hướng hỗ trợ cho mô hình sản xuất – tiêu thụ rau an toàn còn một số bất cập. Thủ tục pháp lý quy định những tiêu chuẩn rau sạch, rau an toàn còn là những dự thảo. Nhà nước mới chỉ quy định tạm thời tiêu chuẩn chất lương cho 22 / 35 loại rau, trong khi đó sản xuất và tiêu dùng rau sạch cần đa dạng sản phẩm hơn nhiều.
Việc hỗ trợ cho sản xuất – tiêu thụ rau an toàn Yên Mỹ mới dừng ở việc đầu tư kinh phí thực hiện dự án và hỗ trợ thiệt hại vùng sản xuất rau trận mưa đá ngày20 / 11. Trong khi đó hướng hỗ trợ chi phí quảng cáo, công tác truyền thông thương hiệu rất cần thiết, đặc biệt là hỗ trợ hoặc thiết lập cơ chế góp vốn trong dân, cơ chế mở thầu xây dựng đường liên xã, liên thôn cho xã Yên Mỹ phục vụ kênh phân phối rau.
Chưa có cơ chế thu hút tư thương kinh doanh rau an toàn Yên Mỹ.
Sự liên kết giữa các chủ thể: Hộ, HTX, tư nhân, các cơ quan chức năng còn yếu
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU RAU AN TOÀN Ở YÊN MỸ.
3.1.Phải thực hiện chíến lược kinh doanh, chiến lược Marketing mới
3.1.1.Thực hiện nghiên cứu thị trường theo phương châm: “bán cái mà thị trường cần chứ không bán cái mà mình có”.
Nhu cầu về rau trên địa bàn Hà Nội là rất lớn. Hiện tại các vùng trồng rau ở Hà Nội chỉ đáp ứng được 15- 20 % nhu cầu rau cho người tiêu dùng Hà Nội. Lượng rau còn lại phụ thuộc vào các vựa rau của các vùng lân cận như Xuân Mai, Thường Tín. Trong 4 Huyện ngoại thành thực hiện dự án sản xuất rau an toàn theo phương pháp IPM, Thanh Trì là huyện cung ứng rau cho phía Nam thành phố Hà Nội. Tại 3 xã vùng bãi sản xuất rau an toàn, hiện tại mới chỉ có Yên Mỹ đã xây dựng được thương hiệu rau an toàn gắn với mã số, mã vạch.
Hiện nay khó khăn cho phát triển thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ là không thể tìm kiếm được thị trường chất lượng cao. Khi đã đăng ký xong thương hiệu rau an toàn mà rau phần lớn tiêu thụ nội vùng và trong thị trường thu nhập trung bình thì không thể phát huy giá trị thương hiệu, không thể bù đắp chi phí xây dựng thương hiệu. Bản thân quy trình sản xuất – tiêu thụ quản lý tập trung theo phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM đã đẩy giá rau lên cao 15 – 20%so với thị trường rau thông thường. Nên đông đảo dân chúng có thu nhập trung bình không thể sẵn sàng tiêu dùng sản phẩm rau an toàn Yên Mỹ.
Để có thể thâm nhập thị trường rau chất lượng cao, HTX DVNN, những chủ thể tham gia kinh doanh rau an toàn thương hiệu Yên Mỹ phải đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường và thực hiện chiến lược Marketing - Mix cho thương hiệu. Chiến lược đó được thiết lập với những hợp phần:
Sơ đồ 4: Chiến lược Marketing – Mix cho thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ
Điều chỉnh
Nghiên cứu thị trường
Quyết định chiến lược Marketing
Quyết định về cơ cấu Marketing - Mix
Các loại sản phẩm
Khuyếch trương sản phẩm
Xác định giá cả
Hệ thống kênh phân phối
Quyết định về cơ cấu bộ phận thực hiện Marketing.
Đánh giá
Kiểm tra
Điều chỉnh
Nghiên cứu thị trường
Quyết định chiến lược Marketing
Quyết định về cơ cấu Marketing - Mix
Các loại sản phẩm
Khuyếch trương sản phẩm
Xác định giá cả
Hệ thống kênh phân phối
Quyết định về cơ cấu bộ phận thực hiện Marketing.
Đánh giá
Kiểm tra
Nghiên cứu thị trường.
Nắm bắt thị trường, nghiên cứu và dự báo chính xác thị trường tiêu thụ giúp HTX, cơ sở kinh doanh rau an toàn ở Yên Mỹ vạch định chiến lược đúng đắn trong hoạt động sản xuất – kinh doanh.
Nghiên cứu thị trường nhằm nghiên cứu khả năng thâm và mở rộng thị trường của rau an toàn Yên Mỹ. Công việc nghiên cứu thị trường bao gồm:
Nghiên cứu đời sống - thu nhập dân cư; phương thức kinh doanh hiện tại của chủ thể mà cơ sở muốn thâm nhập
Công chúng và khách hàng là lực lượng thị trường tiêu dùng sản phẩm rau an toàn thương hiệu Yên Mỹ. Nghiên cứu đời sống- thu nhập dân cư và cách thức kinh doanh chính là quá trình thực hiện điều tra thu thập thông tin về hộ tiêu dùng và đối tượng kinh doanh mong muốn xâm nhập và hợp tác kinh doanh.
HTX phải sử dụng đội ngũ nhân lực có kiến thức thị trường hoặc tuyển dụng nhân viên Marketing thực hiện điều tra. Có thể thiết lập những bảng hỏi phỏng vấn nhu cầu khách hàng về tiêu dùng sản phẩm rau hoặc sử dụng số liệu điều tra có sẵn để đánh giá qui mô thị trường hoặc áp dụng những nghiên cứu tư vấn của cơ quan chuyên môn để đánh giá thị trường.
Đối với sản phẩm rau an toàn Yên Mỹ, hiện chưa có một kết quả điều tra về thị trường. Do đó HTX phải thiết lập bộ phận nhân viên Marketing điều tra thị trường. Trước hết phải phân loại đối tượng điều tra hướng đến là ở khu chung cư, đô thị nội thành hay khu dân cư thị trấn thị tứ, khách hàng là nhân viên công sở hay chỉ đảm nhận công việc nội trợ,…
Với người tiêu dùng trực tiếp sản phẩm rau: Qua phỏng vấn điều tra phải nắm bắt được: cơ cấu gia đình, mức thu nhập của họ, nếp sống sinh hoạt; thị hiếu và thói quen tiêu dùng rau có gì đặc biệt Trong đó phải nắm bắt được thói quen mua sản phẩm rau hiện tại như: thường mua rau số lượng bao nhiêu một ngày, mua ở đâu, thích mua của ai bán?
Với chủ thể đang kinh doanh sản phẩm rau an toàn: Phải tìm hiểu cơ sở đang thực hiện kinh doanh với đầu mối cung cấp rau nào? Mức liên kết của họ ra sao? Đặc điểm đặc trưng của đối tượng đang cung ứng cho khách hàng? Chủ thể có cần một loại sản phẩm nào mình có thể cung ứng trong khi đối tượng hiện tại thì không? Mình có thể thâm nhập tiếp được không?
Nắm bắt được điều này là rất quan trọng, giúp cơ sở tìm ra điểm mà khách hàng đang mong muốn mà chưa được thoả mãn, cơ sở có thể đánh vào điểm chốt này nhằm: “ Thoả mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng vượt hơn đối thủ hiện tại”
Tiếp theo phải xác lập và đánh giá được cơ bản: Thị trường đang cần những loại rau gì nhất? Chất lượng của chúng là như thế nào? Thời gian và phương thức mua bán ra sao? Cơ sở có đáp ứng được điều này không? Và sẽ đáp ứng như thế nào?
Nghiên cứu cơ cấu tiêu dùng.
Nghiên cứu cơ cấu tiêu dùng là việc điều tra thu thập thông tin về tỷ lệ chi tiêu cho rau xanh hằng ngày trong mỗi gia đình là bao nhiêu. Kết hợp với số liệu điều tra về tổng dân cư và thu nhập bình quân trên tháng; mức tiêu dùng rau xanh một người / ngày…;từ đây có thể đo lường và dự báo tổng cầu tiêu dùng đạt được tại mỗi thị trường.
Cầu tổng quát của thị trường đang nghiên cứu
Cung tổng quát của thị trường đang nghiên cứu
Doanh số bán hiện tại trên thị trường
Phân đoạn thị trường mà cơ sở có thể tham gia
Xu hướng biến đổi trong tương lai của thị trường
- Thị trường có chịu ảnh hưởng của yếu tố chính trị, văn hoá, chính trị nào đặc biệt không?
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là một công việc khá quan trọng trong kinh doanh rau an toàn. Trong chiến lược cạnh tranh mới, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh không phải là để tìm cách “ngáng chân” đối thủ mà là xem xét phương thức kinh doanh, các hoạt động phân phối, xúc tiến thương mại và xúc tiến bán hàng của đối thủ để thiết lập một chiến lược riêng cho mình mà mục đích của công việc là xác lập kế hoạch Marketing nhằm “ vượt hơn đối thủ cạnh tranh”
Đây là một bước chuẩn bị cần thiết cho doanh nghiệp theo phương châm:
“ Biết mình biết ta” và căn cứ vào đánh giá cạnh tranh, cơ sở có thể xác định mình lên theo đuổi chiến lược sản phẩm nào, thị trường nào để giành thắng lợi.
Đối với sản phẩm rau sạch phải nghiên cứu kỹ lưỡng các đối thủ cạnh tranh cùng sản xuất sản phẩm sạch. Đối thủ cạnh tranh đang sản xuất sản phẩm sạch theo phương pháp nào. Rau an toàn Yên Mỹ là sản phẩm sản xuất theo phương pháp dịch hại tổng hợp IPM, sản phẩm cạnh tranh có thể là rau hữu cơ thương hiệu “5 Sao” hay rau sinh thái thương hiệu “ Bảo Hà”…Phải nghiên cứu kỹ lưỡng các đặc điểm của loại rau này để vạch định một chiến lược cạnh tranh phù hợp.Thông thường giá của loại sản phẩm hữu cơ và sinh thái đều cao hơn sản phẩm rau an toàn Yên Mỹ. Trên cơ sở những phân tích thực tế có thể áp dụng chính sách giá để cạnh tranh.
Xác lập lợi thế cạnh tranh.
Là công đoạn quan trọng nhằm xác định đối thủ cạnh tranh đang ở tầm nào và mình đang đứng ở vị thế nào trên thị trường so với đối thủ. Đây là bước phân tích xem thị trường còn những “mảng” trống nào đó để ta có thể thâm nhập hay không? Bước tiếp theo là chỉ ra những lợi thế cạnh tranh mà cơ sở vượt hơn đối thủ để bám sát vạch định chiến lược Marketing cho sản phẩm và cơ sở.
Đối với sản phẩm rau an toàn Yên Mỹ, lợi thế cạnh tranh là điều kiện thuận lợi, giá thành sản phẩm không quá cao. Tuy nhiên bao bì sản phẩm không đẹp và tiện dụng như bao bì của HTX Lĩnh Nam, rau Vân Nội…
Thiết lập thị trường mục tiêu cho từng loại khách hàng.
Phân đoạn thị trường mục tiêu. Đánh giá khách hàng và xây dựng phương án kinh doanh cho từng đối tượng khách hàng.
Dự báo đánh giá các thị phần có thể chiếm lĩnh.
thị phần nào có ưu thế nhất: Cửa hàng bán buôn, siêu thi, bếp ăn tập thể hay chợ đầu mối?
Đánh giá phản ứng của người tiêu dùng đối với giá trị sử dụng của sản phẩm.
3.1.2.Đổi mới phương thức bao gói sản phẩm, lo go, nhãn hiệu,…
Cách thức truyền thông thương hiệu là tổng thể các hoạt động, trong đó nhấn mạnh đặc biệt tới khẩu hiệu chiêu thị truyền thông thương hiệu như: Sohafarm - hạt dẻo hạt thơm, hạnh phúc đong đầy, như café Trung Nguyên – Khơi nguồn sáng tạo…Do đó để truyền thông thương hiệu rau an toàn, Yên Mỹ lên vận dụng cách thức này. Khẩu hiệu chiêu thị có tác dụng rất lớn đối với thương hiệu. Có thể vận dụng các khẩu hiệu hướng tới độ thoả mãn khách hàng: “ Rau Yên Mỹ - yên lòng người sử dụng , hay “ rau Yên Mỹ - thân thiết trong bữa cơm mỗi gia đình” , hay “ Rau Yên Mỹ - đẹp mắt, ngon cơm”…
Cần có kế hoạch đặt hàng sản xuất bao bì. Bao bì hướng tới lợi ích sử dụng cho người sử dụng. Lên sử dụng những bao bì đa dạng. Mỗi loại sản phẩm lên có những loại bao bì thích hợp riêng như: cho đậu, cải ăn lá mỏng dễ niêm phong; túi đựng cà chua, rau cải lên có quai xách tiện lợi, chắc chắn.
3.1.3.Xây dựng hệ thống kênh phân phối.
Đánh giá hiệu qủa các kênh hiện tại:
Kênh cấpI, được sử dụng cho phân đoạn khách hàng nội vùng nguyên liệu Có thể thấy việc xây dựng thương hiệu cho rau an toàn Yên Mỹ đã làm thay đổi thói quen tiêu dung rau của người dân Yên Mỹ. Người dân từ việc sử dụng rau thong thường, nay đã quen ăn rau an toàn Yên Mỹ và cảm nhận được ích lợi thiết thực của rau an toàn. Do đó cần tiếp tục phát triển kênh phân phối này.
Kênh phân phối này tỏ ra hiệu quả đối với cả khách hàng tiêu dùng gần xã như Tứ Hiêp, Ngũ Hiệp, Thị trấn Văn Điển… cần xây dựng và phát triển các mối quan hệ buôn bán trên kênh. Đảm bảo thống nhất từ đầu kênh và cuối kênh, hướng đến uy tín và mang lại lợi ích bền vững cho nhau.
Cần thu hút các chủ thể trên kênh này vào mạng lưới kênh phân phối đa cấp. Vì họ đã có kinh nghiệm giao dịch, quen các đầu mối và có uy tín với họ. Cơ chế vận động có hiệu quả là theo nhóm hợp tác, phân công trách nhiệm lẫn nhau.
Xây dựng hệ thống kênh phân phối đa cấp phục vụ nhu cầu tiêu thụ rau an toàn.
Để truyền thông thương hiệu rau an toàn đến đông đảo công chúng và khách hàng, không thể không xây dựng hệ thống kênh phân phối đa cấp. Các kênh đa cấp đảm bảo cung ứng tới khách hàng sản phẩm rau mọi lúc, mọi nơi. Hệ thống kênh phân phối đa cấp hướng tiếp cận những thị trường chất lượng cao, đảm bảo hiệu quả kinh doanh cũng như sự phát triển bền vững cho thương hiệu.
S ơ đ ồ5: Sơ đồ thiết lập hệ thống kênh phân phối về rau an toàn Yên Mỹ
Ngưòi tiêu dùng
(nội vùng)
Hộ sản xuất rau
Hộ sản xuất rau
Hộ bán lẻ
Ngưòi tiêu dùng
(gần vùng rau)
Hộ sản xuất rau
Người bán buôn
chợ đầu mối…
Ngưòi tiêu dùng
Tư thương
Hộ sản xuất rau
HTX DVNN
Siêu thị, cửa hàng bán lẻ
Ngưòi tiêu dùng
Chế độ hấp dẫn các cửa hàng kinh doanh rau an toàn
3.2.Nhóm giải pháp nhằm mở rộng diện tích vùng sản xuất và nâng cao chất lượng rau an toàn tại xã Yên Mỹ.
3.2.1.Giải pháp quy hoạch vùng sản xuất, quản lý các tổ sản xuất.
Quy hoạch vùng sản xuất rau là một công tác rất quan trọng. Quy hoạch vùng sản xuất để có thể thiết lập sơ đồ quản lý hoạt động sản xuất tập trung và thu gom rau sạch thống nhất. Quy hoạch sẽ kết nối khâu sản xuất và tiêu thụ dễ dàng hơn.
Theo kế hoạch của HTX Yên Mỹ với hơn 60 ha trồng rau an toàn, năm 2007 HTX vận động 427 hộ tham gia thực hiện quy trình sản xuất đồng nhất. Số hộ này được chia thành 26 nhóm, mỗi nhóm có khoảng 15 – 20 hộ. Mỗi nhóm này là một điểm trên sơ đồ quy hoạch. Mỗi nhóm đều có nhóm trưởng giám sát trực tiếp trên ruộng đồng và 1 tiểu ban chỉ đạo. Đứng đầu là các bí thư chi bộ, các lãnh đạo khu vực hành chính thôn, xóm. Những người đứng đầu này chính là đường dẫn liên lạc giữa trên sơ đồ vùng quy hoạch rau an toàn Yên Mỹ. Mỗi khu vực được thống kê đăng ký về diện tích sản xuất, để thiết lập cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm phù hợp.
Ngoài ra hệ thống đội trưởng các đội sản xuất và các thành viên trong mặt trận sẽ chỉ đạo, giám sát động viên xã viên thực hiện tốt công việc của mình. Việc phổ biến kế hoạch sẽ được thực hiện qua các nhóm trưởng, đội trưởng đội sản xuất. Họ là lực lượng tuyên truyền giải thích hộ xã viên thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, giúp đỡ hộ xã viên của nhóm.
Đây là cách thức làm việc hiệu quả, tiết kiệm thời gian và tăng cường sự phối hợp thống nhất giữa các thành viên trong HTX, tăng cường trách nhiệm hoàn thành công việc.
3.2.2.Tăng cường hệ thống nhà lưới và các biện pháp hạn chế rủi ro
Để chủ động trong khâu gieo trồng đảm bảo đúng thời vụ, chống che mưa, gió bão và phòng chống sâu bệnh thì cần phải có hệ thống nhà lưới, dàn hoặc vòm che cho rau.
Hiện tại ở vùng sản xuất rau Yên Mỹ mới có 1 ha nhà lưới cho trồng các loại rau ăn lá như: Cải, xà lách…không thể đáp ứng nhu cầu cho diện tích trồng rau an toàn lớn của xã. Do đó cần xây dựng hệ thống nhà lưới cho vùng sản xuất rau tập trung. Hệ thống nhà lưới cần có sự hỗ trợ về vốn lớn. Huyện và thành phố lên đầu tư hỗ trợ phần kinh phí: nhà lưới, đường ống dẫn nước, bơm tưới…
Khi thiết kế hệ thống nhà lưới phải bố trí cơ cấu sản xuất và sản phẩm hợp lý. Đặc biệt khai thác tối ưu để sản xuất những loại rau trái vụ để đa dạng cơ cấu sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Đối với những diện tích rau chưa đưa vào hệ thống nhà lưới, các hộ cần sử dụng màng phủ nông nghiệp, vòm hoặc dàn che tự tạo để che cho rau.
3.2.3.Giải pháp về tưới tiêu thuỷ lợi tự động và khoa học.
Công tác tưới tiêu đặc biệt quan trọng đối với sản xuất rau an toàn. Hiện tại việc tưới tiêu cho rau sử dụng tới 70% nước sông Hồng, 25 %nước hồ đầm tích thuỷ, chỉ có 5 % nước tưới từ giếng đào. Phương tiện tưới rất thô sơ mất nhiều sức lực của người lao động do xách tay và gánh nước.
Để có thể thực hiện tưới tiêu chủ động cần xây dựng tốt hệ thống thuỷ lợi. Có biện pháp cải tạo hệ thống kênh mương cũ, xây dựng thêm hệ thống dẫn nước đầm tích thuỷ khu phía Bắc cánh đồng lấy nước từ sông Đại Hà. Đặc biệt thiết lập đào các giếng khoan để lấy nước gần khu vực sản xuất để giảm chi phí tưới rau.
Khi xây dựng hệ thống nhà lưới, hệ thống tưới phun được thiết lập đồng bộ. Các hộ sẽ sử dụng phương pháp tưới phun mưa và tưới ngầm cho rau an toàn. Đây là những phương pháp tưới tiêu khoa học, tiết kiệm nước, giữ được kết cấu đất, phù hợp với loại rau ưa nhiệt ở nước ta.
3.2.4.Giải pháp về sử dụng phân bón, thuốc BVTV.
HTX DVNN Yên Mỹ trực tiếp thực hiện cung ứng phân bón, thuốc BVTV cho sản xuất rau. Chỉ lấy phân bón của hàng uy tín đúng tiêu chuẩn chất lượng. Tăng cường sử dụng 100 % vi sinh, khuyến khích các chế phẩm sinh học, thảo mộc, ký sinh thiên địch: tro bếp, bã đậu tương ủ hoại… Tổ chức tuyên truyền rỗng rãi về liều lượng sử dụng các loại này cho từng loại rau cụ thể.
HTX giao cho đội bảo vệ cùng các ông, bà đội trưởng, nhóm trưởng giám sát, phát hiện những trường hợp cố tình dùng phân tươi, thuốc BVTV ngoài luồng, dùng thuốc không đảm bảo thời gian cách ly để xử lý và thông báo trên loa đài nhằm ngăn chặn các trường hợp khác làm ảnh hưởng chất lượng rau quả trong toàn địa phương.
Các cán bộ Đảng viên gương mẫu thực hiện nghiêm túc việc chăm sóc phòng trừ sâu bệnh đúng quy trình kỹ thuật và thu hái đảm bảo thời gian cách ly với từng loại rau quả để bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng rau an toàn.
UBND xã Yên Mỹ cần quản lý và dẹp những chủ quán không đủ điều kiện kinh doanh thuốc BVTV.
3.2.5.Giám sát tiêu chuẩn kỹ thuật và giám sát chất lượng rau an toàn
Để đảm bảo chất lượng rau an toàn, phải thực hiện chặt chẽ khâu giám sát kỹ thuật sản xuất. Các cán bộ kỹ thuật chỉ đạo và giám sát thường xuyên trên đồng bãi. Các đội trưởng đội sản xuất kết hợp với cán bộ kỹ thuật chi cục theo dõi quy trình sản xuất rau an toàn phương pháp IPM. UBND, HTX Yên Mỹ thống nhất và có chế tài xử phạt nghiêm đối với những vụ vi phạm kỹ thuật sản xuất rau an toàn.
Công tác giám sát chất lượng rau trước khi đưa ra thị trường là rất quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng rau và thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ. Để có thể giám sát chất lượng cần thực hiện:
Phổ biến rộng rãi các tiêu chí xác nhận sản phẩm rau sạch để toàn thể nông dân tham gia sản xuất đều nhận biết được.
Xây dựng hương ước thôn xóm, trong đó có quy định về việc sản xuất rau an toàn. Để hộ biết rằng nếu vi phạm hương ước không chỉ phải chịu trách nhiệm về kinh tế do cơ quan chức năng xử lý mà còn phải chịu trách nhiệm trước cộng đồng.
Thành lập tổ tư vấn giám sát và kiểm tra chất lượng sản phẩm rau an toàn tại xã. Tổ này có khoảng 4 – 6 người chủ đạo lãnh đạo công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường, liên kết với khâu sản xuất, thu gom và đặc biệt kiểm tra kỹ sản phẩm ở khâu sơ chế đóng gói.
Tiến tới tiêu chuẩn hoá chất lượng cho sản phẩm rau an toàn, quản lý nghiêm ngặt chế độ đăng ký chất lượng.
3.3.Xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại phù hợp - hiệu quả.
3.3.1.Xúc tiến bán hàng cho từng kênh phân phối.
Xúc tiến bán hàng là một trong những công cụ quan trọng để thực hiện chiến lược Marketing thu hút các hoạt động nhằm mở rộng sự nhận biết, tư duy về sản phẩm rau an toàn. Xúc tíên bán hàng sẽ kích thích, thu hút các khách hàng tiềm năng có thể trở thành lực lượng khách hàng chính trong tương lai của cơ sở.
Xúc tiến bán đẩy mạnh hiệulực bán hàng, nâng cao chất lượng và uy tín về hình ảnh thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ trên thị trường.
Xúc tiến bán hàng là một hoạt động dễ về mặt lý thuyết, song thực tế để hiệu quả không phải điều đơn giản. Để có thể xúc tiến bán cần thực hiện tổng hợp các hoạt động như: Quảng cáo, chào hàng cá nhân, thiết lậpcơ chế khuyến mãi, xây dựng các mối quan hệ công chúng.
Để có thể chào hàng cá nhân hiệu quả, cần tổ chức được đội ngũ Marketing nhanh nhạy hoạt động thị trường, dễ nắm bắt yêu cầu khách hàng và biết cách thuyết phục khách hàng. Phương thức chiêu thị khách hàng phải phù hơp, đặc biệt là phải kiên nhẫn gây dựng mối quan hệ: “Đừng để khách hàng kiên quyết nói không lần đầu tiên, và nếu gặp phải sự từ chối hãy lưu lại ấn tượng tốt để khách hàng có thể nhớ tới”
Công việc chào hàng cá nhân phải chuẩn bị thật kỹ lượng:Mẫu rau chào hàng, bao bì sản phẩm, địa chỉ liên hệ giao dich: Gồm cả điạ chỉ mua hàng và điện thoại liên lạc với người phụ trách. Đẩy mạnh
Hàng mẫu dùng thử, xem thử
Tiếp thị Catalogue
Ấn phẩm kèm theo
Phim ảnh quảng cáo trên truyền hình
3.3.2.Lập kế hoạch quảng cáo: Coi trọng những ý tưởng mới - thiết thực.
Quảng cáo là công cụ với thương hiệu rau an toàn Yên mỹ. Do hạn chế về tiềm lực tài chính lên lựa chọn một chiếnlược quảng cáo hiệu quả thật không dễ dàng. HTX Yên Mỹ cần xác định lại ngân quỹ dành cho quảng cáo. Trên cơ sở ngân quỹ đó xác định phương tiện, hình thức quảng cáo.
Trong quảng cáo phải xác định rõ khẩu hiệu chiêu thị như: “ Rau Yên Mỹ - an lòng người sử dụng” hay “Đẹp mắt – ngon cơm”….Khẩu hiệu và cách thức chiêu thị phải gần gũi với công chúng, đặc biệt nhấn mạnh tới công dụng tiêu dùng rau an toàn, gợi những tình cảm thân thiết của khách hàng về những món rau ăn ngon, đảm bảo sức khoẻ…Nếu gắn kết được cảm xúc về rau sạch với những bữa cơm gia đình đầm ấm có nghĩa là quảng cáo đã thành công.
Có thể sử dụng các phương thức quảng cáo sau: Quảng cáo trên phương tiện truyền thông, quảng cáo trực tiếp, quảng cáo nơi công cộng; quảng cáo tại điểm bán hay kết hợp khuyến mãi kênh phân phối, khuyến mãi người mua, Marketing sự kiện và tài trợ, xây dựng quan hệ công chúng và kích thích bán hàng cá nhân. Tuy nhiên các chiến lược quảng cáo phải nhất quán, không được chồng chéo nhau. Lên chú ý quảng cáo truyền thông tivi và hình ảnh, trong đó lên tận dụng tối đa hình ảnh truyền thông “ bữa cơm gia đình đầm ấm”. Nổi bật cùng màu trắng trong của cơm dẻo, màu của thức ăn là màu xanh tươi mắt của đĩa rau xanh an toàn Yên Mỹ…
Quảng cáo lên chú trọng những ý tưởng sáng tạo mà hiệu quả. Có thể quảng cáo thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ hướng tới đối tượng khách hàng là các phụ nữ đang mang thai, phụ nữ sinh con nhỏ, những bà nội trợ chăm sóc trẻ nhỏ, những nhà mẫu giáo, nhà trẻ có bếp ăn tập thể, vì đây là đối tượng khách hàng rất cần sử dụng loại rau an toàn. Đối với từng nhóm khách hàng lên thiết kế hình ảnh và khẩu hiệu truyền thông phù hợp…Khi đánh trúng tâm điểm, hiệu quả quảng cáo thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ đến thật bất ngờ.
3.3.3.Tham gia hội trợ, triển lãm, tư vấn qua trung tâm tiếp thị nông sản
Tham gia hội chợ, triển lãm và tiếp thị nông sản không phải là một hình thức xa lạ với Yên Mỹ.Tuy nhiên quá trình tham gia trước đó do sự giúp đỡ và kế hoạch của Phòng Kế hoạch kinh tế & PTNT huyện. Để có thể tự mình tham gia các hội chợ triển lãm, cần xây dựng được nguồn tài chính dành chi phí thực hiện
3.3.4.Xây dựng các mối quan hệ công chúng với thương hiệu rau an toàn.
Xây dựng mối quan hệ công chúng là một chiến lược lâu dài và bền bỉ. Mục tiêu là tạo tình cảm thân thiết của công chúng và khách hàng đối với thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ. Cách thức xây dựng mối quan hệ công chúng rất đa dạng và không theo một chuẩn mực nào.
Để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với công chúng, HTX Yên Mỹ lên tăng cường tuyên truyền thương hiệu trong đông đảo nông dân, xã viên của xã. Làm sao để mỗi người dân Yên mỹ luôn tự hào mỗi khi nhắc tên thương hiệu rau Yên Mỹ, họ tự hào về vùng sản xuất và sản phẩm rau an toàn của họ. Làm sao để họ yêu mến thương hiệu như yêu gia đình, quê hương mình. Họ thân thuộc gắn bó, lấy rau thương hiệu Yên Mỹ là niềm tự hào cho “ văn hoá, tính cách, cho hình ảnh sản xuất nông nghiệp” của toàn xã. Đây là một tác động lan truyền cho thương hiệu. Vì khi người sản xuất tự hào về nó, họ sẽ kể chuyện, sẽ nói, sẽ truyền thông tới người tiêu dùng. Khi nông dân thấy tự hào về cánh đồng của mình, tự động sẽ kích thích sản xuất phát triển.
Một cách thức khác lên vận dụng để truyền thông thương hiệu là gây dựng tình cảm tự hào về quê hương bản quán của những người dân sinh ra tại xã nhưng nay đang công tác, làm việc tại nội thành hay những địa phương khác. Người nông dân vốn thật thà và thảo thơm. Khi có khách xa về luôn luôn thiết đãi những gì ngon và biếu tặng những món quà dân dã gọi là “ chút quà quê”. Hiện nay “ chút quà quê” cho khách phương xa là những túi rau an toàn tươi, ngon và đẹp mắt. Để họ mang về nội thành cho vào tủ lạnh ăn dần vì chất lượng đảm bảo tuyệt đối. Không ít những người ở nội thành ngày cuối tuần về quê để lấy rau an toàn Yên Mỹ ra ăn cả tuần cho gia đình.
Lên khai thác những đối tượng không phải là khách hàng này. Hãy chú ý tạo dựng mối quan hệ tự hào ở họ. Một khi họ đã tin tưởng sử dụng sản phẩm thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ, tất yếu họ sẽ kể và thuyết phục đồng nghiệp, người nội trợ cạnh nhà …sử dụng rau Yên Mỹ. Như vậy quan hệ công chúng và thương hiệu được thiết lập hiệu qủa và bền vững.
3.3.5.Đăng ký kênh: Thông tin về ngành nông nghiệp do Viện Kinh tế Nông nghiệp xây dựng - thuộc Bộ Nông nghiệp
Hiện nay Bộ NN & PTNT đang xây dựng chương trình đăng ký thông tin về ngành sản phẩm nông nghiệp rỗng rãi trên cả nước. Yên Mỹ lên tìm hiểu cụ thể chương trình này để có kế hoạch tham gia. Thủ tục đăng ký tham gia có thể tìm hiểu thông qua chỉ đạo của Sở Nông nghiệp, phòng Kế hoạch kinhtế & PTNT huyện Thanh Trì. Đây là một chương trình lớn và thiết thực, sẽ đăng tải thông tin chung về ngành, quản lý sản xuất – tiêu thụ, chỉ dẫn địa chỉ giao dịch cũng như các đặc điểm chung nhất về cơ sở đăng ký để chỉ dẫn quản lý và cung cấp thông tin cho người sử dụng.
Có thể đăng tải báo, tạp chí Nông nghiệp, đặc biệt các số báo: Phát triển và Hội nhập, chuyên mục: “Bản tin nông nghiệp” do Viện kinh tế Nông nghiệp, Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn …xây dựng. Nhằm đăng ký “điểm” cho thương hiệu trên sơ đồ chỉ dẫn địa lý của Thành phố và cả nước.
3.3.6.Thiết lập kênh thông tin bán hàng qua mạng Internet, lập Website riêng
Đây là một hình thức còn khá mới mẻ đối với nhiều mặt hàng nông sản. Tuy nhiên trong tương lai hình thức này sẽ phát triển nhanh chóng trở thành nơi giao dịch, ký kết hợp đồng tiêu thụ cho rau an toàn Yên Mỹ.
HTX Yên Mỹ có thể nghiên cứu học tập kinh nghiệm thiết lập trang Web của xã Quỳnh Lương - Quỳnh Lưu - Nghệ An. Tuy nhiên để có thể sử dụng hình thức này hiệu quả, nhất thiết phải có sự hỗ trợ của cấp trên.Kinh phí cho lập quản lý trang Web là rất lớn, việc đầu tư máy tính và đào tạo nhân lực biết về tin học và sử dụng giao dịch không phải một sớm một chiều.
3.4. Đào tạo - sử dụng nguồn nhân lực phục vụ chương trình xây dựng thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ.
3.4.1.Đào tạo cán bộ về kiến thức quản lý thị trường
Đội ngũ cán bộ này là một lực lượng quan trọng để quản lý và tổ chức tốt thương hiệu. Để xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ cao về sản xuất rau an toàn cần phải đào tạo một số cán bộ kỹ thuật chuyên trách về sản xuất, bảo quản và chế biến rau an toàn. Dự kiến trong cả vùng sản xuất rau an toàn cuả Huyện sẽ được đào tạo 12 cán bộ có trình độ đại học, trong đó xã Yên Mỹ có 2 người. Những cán bộ về công tác thị trường lên kết hợp gửi đào tạo tại các trường Kinh tế chuyên nghiệp, các lớp sơ cấp về kinh tế, thương mại thị trường…
Kinh phí đào tạo mỗi cán bộ kỹ thuật dự tính là 25 triệu đồng. Thành phố và huyện lên hỗ trợ 50% vốn, vốn tự có địa phương và người đi học tự đóng góp là 50%. Ưu tiên lực lượng trẻ nhiệt tình năng nổ trong công tác.
3.4.2.Tuyển mộ nhân viên Marketing.
Đây là đội ngũ thực hiện truyền thông thương hiệu rau an toàn. Hiện nay chưa có nhiều đội ngũ tham gia thực hiện bài bản cho thương hiệu rau. Lên vận dụng các kinh nghiệm tuyển mộ hợp đồng lao động của các dự án xây dựng thương hiệu đi trước như: xoài Cái Mơn, rau Bảo Hà, rau 5 sao…
Lên có chế độ trả lương hợp lý cho đội ngũ Marketing mình tuyển dụng với mức lương tối thiểu 1500000 – 2000000 đồng / tháng. Có chế độ đãi ngộ hay chế độ thưởng / hiệu quả công việc để kích thích họ làm việc. Đội ngũ Marketing được đào tào bài bản sẽ có cách thức thuyết phục và truyền thông thương hiệu.
3.4.3.Đào tạo nguồn nhân lực trẻ năng nổ - nhiệt tình.
Lực lượng lao động trẻ của xã chủ yếu là công nhân, họ không thể thiết tha gắn bó với đồng ruộng vất vả mà thu nhập thấp. Việc đào tạo đội ngũ nhân lực trẻ là rất khó khăn. Cách thức để đào tạo tốt nhất là gây dựng tình cảm gắn bó với quê hương, tạo việc làm cho đối tượng thanh niên không có việc làm trong những khâu vận chuyển, thu gom với mức lương hợp lý đảm bảo thu nhập cho họ.
HTX kêu gọi và có cơ chế khuyến khích về lương cho những bạn sinh viên học được đào tạo tại các trường kỹ thuật nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp về phục vụ quê hương.
3.5.Đẩy mạnh vai trò của HTX DVNN Yên Mỹ
3.5.1.Về tổ dịch vụ tiêu thụ
Có thể thấy HTX DVNN Yên Mỹ đóng vai trò rất quan trọng phát triển thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ. Để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của HTX trong phát triển thương hiệu cần:
Thành lập tổ tiêu thụ rau an toàn 6 – 8 người, mỗi người đảm nhận một đầu mối gồm 4 – 5 nhóm sản xuất thu gom sản phẩm để tiêu thụ. HTX duy trì hoạt động cửa hàng tại Trung tâm thương mại Thanh Trì. Từ đó giới thiệu sản phẩm đưa vào các bếp ăn tập thể: Phân Lân, Pin Văn Điển…
HTX phối hợp với các ngành, đoàn thể, hội phụ nữ, nông dân trong xã tạo ra một lực lượng có đẩy đủ yếu tố để vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm.
HTX tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao KHKT đưa giống mới chất lượng vào sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp có đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
HTX Yên Mỹ tăng cường công tác quảng bá giới thiệu sản phẩm trên đài phát thanh xã, đài báo của Huyện, các báo đài thành phố và tiến tới in tạp chí, đặc san rau an toàn thương hiệu Yên Mỹ tiếp thị cho khách hàng. Đối với những cán bộ tiêu thụ đi tiếp thị sản phẩm và tìm đầu mối tiêu thụ cần chuẩn bị thật chu đáo mẫu rau, được chuẩn bị ngôn ngữ, cách thức thuyết phục. Đặc biêt lên in cap, danh thiếp của người chủ nhiệm HTX về địa chỉ giao dịch, sô điện thoại liên hệ… với kỳ vọng lưu trong tâm trí người khách khi họ nhớ tới, họ dễ dàng liên lạc.
3.5.2.Hướng liên kết, hỗ trợ nhau trong kinh doanh.
Tiêu thụ rau an toàn Yên Mỹ là hoạt động nhằm nâng cao giá trị cho thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ. Để đẩy mạnh vai trò của HTX Yên Mỹ với hướng liên kết hỗ trợ trong kinh doanh cần phải:
HTX DVNN Yên Mỹ làm tốt công tác bao bì đóng gói sản phẩm sản phẩm. Họ làm cầu nối chịu trách nhiệm về tính pháp lý và cung cấp bao bì cho các tổ tiêu thụ thực hiện đóng gói sản phẩm rau thương hiệu Yên Mỹ cung ứng ra thị trường.
Đối với thói quen tiêu thụ của người dân Yên Mỹ không quen sử dụng túi đựng rau, bao bì khi mua bán sản phẩm. Không để điều này phá vỡ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm rau, cũng như ảnh hưởng đến khả năng truyền thông, định vị thương hiệu rau. HTX in bao bì, hỗ trợ cấp phát cho người nông dân để họ thực hiện việc đóng gói sản phẩm đúng quy trình. Khi người nông dân đã quen với bao gói và thương hiệu đã được truyền thông hiệu quả HTX sẽ hướng đến cung ứng dịch vụ bao gói cho người nông dân.
HTX đẩy mạnh các hoạt động liên kết, liên doanh, giới thiệu bán sản phẩm ở siêu thị, nhà hàng trong nội thành và một số địa điểm bán rau an toàn như:
Trung tâm thương mại Thanh Trì
Nhà máy Phân lân Văn Điển.
Liên doanh, liên kết mở cửa hàng tại khu Linh Đàm.
Bán buôn với chủ cửa hàng ở Số 3 Hàng Khoai.
Thông qua các hợp đồng kinh tế HTX ký hợp đồng tiêu thụ với tổ chức và cá nhân, tư thương có nhu cầu tiêu thụ rau an toàn. Đối với các tư nhân muốn tham gia kinh doanh, HTX có thể khuyến khích đẩy mạnh. HTX chuyển hướng sang hỗ trợ dịch vụ như cung cấp dịch vụ bao bì, dịch vụ nước, máy đóng tem, mã vạch, xưởng sơ chế …với giá hợp lý. HTX phối hợp hỗ trợ dịch vụ vận chuyển đưa sản phẩm rau an toàn thương hiệu tới tận nơi theo yêu cầu.
3.6.Thu hút mạnh mẽ vai trò của tư thương vào kinh doanh rau an toàn
3.6.1.Đảm bảo nguồn hàng ổn định, chất lượng cao
Đây là khâu có tính quyết định đến việc hình thành mối quan hệ kinh doanh lâu dài với nhau. Sản phẩm rau an toàn cũng như những sản phẩm nông nghiệp khác đều chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết và tính mùa vụ. Trong khi đó công việc kinh doanh là một công việc thực hiện liên tục. Do đó trong hợp đồng ký kết phải thoả thuận cung ứng đầy đủ, ổn định nguồn hàng có chất lượng cao cho tư thương kinh doanh, để họ yên tâm đầu tư vốn cho rau Yên Mỹ.
Lên lấy sản phẩm cà chua là bản lề sản phẩm tiêu thụ đặc trưng cho vùng sản xuất rau Yên Mỹ để kích thích tư thương.
3.6.2.Cơ chế khuyến khích.
Cơ chế khuyến khích là một trong những giải pháp thu hút tư thương vào kinh doanh rau an toàn Yên Mỹ. Nếu được thuyết phục kinh doanh rau mang lại lợi nhuận và thu nhập cao cho tư nhân, chắc chắn họ sẽ chú ý tới. Cơ chế hấp dẫn này có thể là giảm thuế kinh doanh cửa hàng nội vùng có thời hạn, hỗ trợ một phần chi phí thiết kế biển hiệu thương hiệu rau Yên mỹ.
Cơ chế khuyến khích có hiệu quả là giá rau an toàn theo phần trăm số lượng ký kết hợp đồng. Tổ chức tốt một số khâu vận chuyển rau an toàn đến nơi họ yêu cầu
3.6.3.Hướng hỗ trợ: Hạ tầng, dịch vụ thuê kho, 1 phần dịch vụ vận tải
Đây là hướng hỗ trợ rất cần thiết, vì đường vận chuyển rau từ cánh đồng đến xưởng sơ chế hay từ xưởng sơ chế đến nơi tiêu thụ vẫn chưa được bê tông hoá. Việc vận chuyển rau đi tiêu thụ đang gặp khó khăn do đường nhỏ, xấu không tiện cho xe tải tư nhân vào chở rau. Do đó phải hỗ trợ hạ tầng phục vụ công tác tiêu thụ rau an toàn Yên Mỹ.
Đường vận chuyển rau đi qua Tứ Hiệp và phường Yên Sở ( Hoàng Mai), cần hỗ trợ phí giao thông. Trong tương lai khi hệ thống đường sá của Huyện quy hoạch xây dựng xong sẽ mở ra hướng vận chuyển mới cho rau Yên Mỹ.
3.7.Giải pháp về vốn và sử dụng vốn.
3.7.1.Vốn tín dụng hỗ trợ của Nhà nước
Vốn nhà nước ở đây là vốn thành phố, vốn hỗ trợ của Huyện cũng như các tổ chức quản lý Nhà nước khác. Số vốn hỗ trợ này gồm:
Hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng công trình đầu mối của hệ thống thuỷ lợi tưới ngầm, khoan đào giếng, kênh dẫn nước tưới, các thiết bị lọc nước. Hỗ trợ 40% vốn xây dựng hệ thống nhà lưới, nhà xưởng sơ chế rau an toàn, bể rửa rau an toàn Yên Mỹ.
Hỗ trợ 60% kinh phí vốn lắp đặt hệ thống đường giao thông trục chính và trục nhánh. Hỗ trợ 50 % kinh phí giao thông nội đồng.
Hỗ trợ 60 % vốn xây dưng cửa hàng, kênh truyền thông, quảng cáo và bán sản phẩm thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ tới đông đảo công chúng.
Hỗ trợ 50% vốn cho đào tạo nhân lực và 100% vốn quản lý – xây dựng dự án thương hiệu rau an toàn. Tổng số vốn hỗ trợ là 260 triệu đồng.
Hỗ trợ thiệt hại, rủi ro sản xuất rau an toàn cho xã.
3.7.2.Huy động vốn trong dân
Đây là nguồn nội lực rất quan trọng của xã Yên Mỹ. Không thể cứ trông chờ mãi vào vốn hỗ trợ của Nhà nước. Nhưng do thu nhập thấp, vốn huy động trong dân năm 2005 - 2006 mới đáp ứng được 25,94% tổng nhu cầu vốn cho dự án. Trong đó:
Đóng góp xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật được 28,45 % tổng vốn.
Đóng góp vào đào tạo phát triển nguồn nhân lực được 33,2% dự án
Theo kế hoạch năm 2007 do mở rộng quy mô vùng dự án, nhu cầu vốn huy động đòi hỏi ngày càng nhiều, mà khả năng huy động hạn chế. Nhìn chung nguồn vốn này mới chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất trước mắt, không thể dùng để tích luỹ tái đầu tư theo chiều sâu được. Hiện tại mức phí dịch vụ mà HTX thu mới là 75000 đồng / hộ xã viên, không thể nâng cao hơn do người dân không nhiệt tình đóng góp. Như vậy rất khó huy động nguồn tiềm lực mạnh trong dân nội vùng.
3.7.3.Huy động vốn vay, liên kết , vốn tài trợ
Vốn vay thường là các khoản vay của Ngân hàng Chính sách, ngân hàng Nông nghiệp & PTNT chi nhánh Thanh Trì. Với mức lãi suất ưu đãi dành cho hộ nghèo là
Cần có cơ chế mới thu hút nguồn vốn đầu tư của tư nhân, vốn tài trợ của tổ chức sự nghiệp và tổ chức phi chính phủ khác. Đặc biệt trong quá trình Huỵện đang thực hiện nhanh đô thị hoá, sẽ thu hút được nhiều dự án cũng như các chủ đến đầu tư.
Nhìn chung các xã đã thành lập ban quản lý dự án, nhằm tổ chức sử dụng vốn đúng mục đích. Đầu tư một cách công khai theo phương châm: Dân biêt, dân bàn, dân đóng góp, dân kiểm tra, dân quản lý và hưởng lợi.
Nguồn vốn do huyện đầu tư cho hạng mục công trình cần được giải ngân dứt điểm và trọng điểm để đảm bảo thời gian thi công và đưa nhanh công trình vào sử dụng.
3.8.Giải pháp về cơ chế chính sách.
3.8.1.Xây dưng hoàn thiện pháp luật Sở hữu trí tuệ, những điều Luật về thương hiệu, nhãn hiệu…
Hoàn thiện hệ thống pháp luật để triển khai thực hiện đồng bộ và hiệu quả. Hiện nay pháp lý Việt Nam vẫn chưa có một khái niệm đầy đủ nào về thương hiệu nông sản và thương hiệu rau an toàn gắn mã vạch. Các tiêu chí về thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng còn gây nhiều tranh cãi… Do đó cần nhanh xây dựng những khái niệm pháp lý về thương hiệu nông sản, những đặc điểm và hệ thống nhận diện, tiêu chuẩn mã vạch… để chủ thể kinh doanh có định hướng phát triển thương hiệu.
Cần tổ chức tuyên truyền rộng rãi Luật Sở hữu trí tuệ để Luật ngày càng đi sâu vào cuộc sống doanh nhân, doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng.
Đặc biệt công bố rộng rãi khái niệm rau an toàn, rau sạch. Công bố tiêu chuẩn chất lượng rau an toàn. Quy định cách thức ghi tiêu chuẩn hoá chất lượng, cách thức dán nhãn, tem sản phẩm trước khi đưa ra tiêu thụ… nhận diện để người tiêu dùng để phân biệt lựa chọn rau an toàn.
3.8.2.Tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh
Môi trường kinh doanh lành mạnh là định hướng phát triển của cả nước trong hội nhập. Để tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh cho thương hiệu rau an toàn phát triển Nhà nước ban hành tiêu chuẩn chất lượng và kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các quy định. Hiện nay đội ngũ cán bộ thị trường còn rất mỏng. Đặc biệt là cán bộ chuyên trách giám sát tiêu chuẩn chất lượng rau an toàn là thiếu.
Cần có chế tài xử lý nghiêm và nặng với những vụ vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh rau an toàn không hợp lý. Cố tình làm sai, làm giả bao bì, mạo nhận xuất xứ tên gọi thương hiệu rau, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và gây thiệt hại đến uy tín của người sản xuất – cung ứng rau an toàn.
Với thói quen tiêu thụ rau hiện nay, để thiết lập được một thị trường rau lành mạnh, minh bạch và ổn định còn rất nhiều công việc phải làm. Đây đang là vấn đề làm đau đầu các cơ quan chức năng, và vẫn chưa thể có một giải pháp, chính sách nào hữu hiệu.
3.8.3.Xây dựng định hướng chung về phát triển thương hiệu nông sản. Hỗ trợ doanh nghiệp cơ sở trên con đường xây dựng thương hiệu thành công.
Nhà nước cần phổ biến định hướng phát triển thương hiệu nông sản nhằm – tôn tạo những giá trị chung của hàng hoá Việt. Đặc biệt là để tăng cường hệ thống nhận diện về một Việt Nam – giàu đặc sản nông sản trong lòng bạn bè thế giới. Xây dựng diện mạo Việt Nam bắt đầu từ nông nghiệp.
Nhà nước cần hỗ trợ tài chính và thông tin cho các doanh nghiệp, đặc biệt thông tin về đăng ký và bảo hộ thương hiệu trong nước và quốc tế. Cần tổ chức các lớp đào tạo và huấn luyện những kiến thức về quản trị thương hiệu cho cán bộ doanh nghiệp nông nghiệp.
Nhà nước thực hiện đồng bộ thị trường ở nông thôn, phát triển hệ thống kênh tiêu thụ phân phối ,để đảy nhanh sản xuất hàng hoá.
Nhà nước cùng với các doanh nghiệp trong nước tốt chức các chương trình “ Thương hiệu nông sản”.Và các chưong trình xúc tiến thương mại nhằm giúp các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản.
Xây dựng kênh thông tin liên ngành, xác lập những trung tâm tư vấn hỗ trợ xây dựng thương hiệu nông sản cho các chủ thể sản xuất – kinh doanh nông sản hàng hoá. Đẩy mạnh các chương trình trao tặng danh hiệu nhãn hiệu, thương hiệu mạnh để kích thích niềm tự hào và ý thức xây dựng thương hiệu đối với các chủ thể kinh doanh nông sản.
KẾT LUẬN
Sản phẩm rau an toàn và nền sản xuất sản phẩm an toàn đang là mục tiêu tiến tới của nền nông nghiệp Việt Nam. Thương hiệu cho sản phẩm rau an toàn không còn là một khái niệm mới ở thành phố Hà Nội. Hiện tại ở Hà Nội đã có 22 cửa hàng và một số siêu thị bày bán rau sạch. Nhưng để sản phẩm rau sạch đến được với đông đảo công chúng, người tiêu dùng cũng như để thương hiệu tồn tại và phát triển cần có chiến lược đầu tư lâu dài.
Nhận thức được tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu nông sản cũng như rau an toàn, trong quá trình thực tập em đã dành thời gian tìm hiểu về lĩnh vực này và lựa chọn viết đề tài chuyên đề tốt nghiệp. Mặc dù dành nhiều thời gian nghiên cứu, có vận dụng sự khảo sát điều tra thu thập số liệu và thông tin thực tế nhưng do phương pháp tiếp cận, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế lên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót.
Đề tài mới thực hiện ý tưởng tìm hiểu về một số lý luận chung nhất về thương hiệu nông sản, thương hiệu rau an toàn làm cơ sở tích luỹ kiến thức và lý luận
Vận dụng được các phương pháp điều tra thu thập số liệu, thông tin và sử dụng những kiến thức đã học để xem xét các vấn đề kinh tế thực tiễn.
Nghiên cứu tổng thể các hoạt động tổ chức - quản lý sản xuất – tiêu thụ rau an toàn của Yên Mỹ
Tìm hiểu được tổng hợp xây dựng và phát triển thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ. Đánh giá được một số chỉ tiêu hiệu quả mô hình.
Xác lập một số phương pháp Marketing truyền thông thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ.
Tuy nhiên:
Những kết luận, đánh giá là trên cơ sở tự tổng hợp, phân tích, chưa thể là kỹ năng thực hiện lên tầm nhìn và kết quả còn hạn chế.
Đề tài chưa thể thiết lập được một chiến lược Marketing hữu hiệu nhất để truyền thông phát triển thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ.
Chưa vạch định được phương thức xây dựng và phát triển thương hiệu rau an toàn cho Duyên Hà, Vạn Phúc.
KIẾN NGHỊ
Dựa trên những nghiên cứu của bản thân, em nhận thấy khó khăn nhất cho phát triển thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ hiện nay là ở: Chưa có cơ chế đầu tư đúng hướng của cơ quan cấp trên cho thương hiệu rau an toàn, HTX DVNN chưa năng động thích ứng với điều kiện thị trường và thói quen tiêu dùng sản phẩm rau hiên tại của đại bộ phận người dân.
Để giải quyết một nghịch lý: “ Người dân rất cần sử dụng và mong muốn sử dụng rau an toàn, trong khi rau an toàn lại khó tiêu thụ trên thị trường” cần có một cơ chế giải pháp tổng hợp. Trong đó, em hy vọng rằng, một số những nghiên cứu trong đề tài sẽ góp ích cho HTX cũng như những ai quan tâm đến phát triển thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ để xây dựng được một chiến lược truyền thông thương hiệu hữu hiệu nhất.
Mong rằng, Huyện Thanh Trì, phòng Kế hoạch Kinh tế & PTNT sẽ có những hỗ trợ cần thiết cho nông dân, HTX Yên Mỹ để việc xây dựng thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ mang lại hiệu qủa kinh tế thiết thực cho người dân trong xã, làm cơ sở phấn đấu và gây dựng hình ảnh cho các thương hiệu tiếp theo. Đặc biệt là các thương hiệu cho rau an toàn Duyên Hà, Vạn Phúc, cũng như việc xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng truyền thống như: bánh trưng làng Tranh Khúc xã Duyên Hà – Thanh Trì.
Cần nhanh chóng đầu tư phát triển thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ để thương hiệu thực sự làm “Yên lòng người sử dụng” và niềm tự hào về “một thương hiệu rau an toàn gắn mã vạch đầu tiên của Huyện Thanh Trì” .
MỤC LỤC
Trang
Phụ lục 1: Tổng hợp tiền hỗ trợ mô hình sản xuất rau an toàn có thương hiệu Yên Mỹ
Đơn vị: 1000đ
TT
Nội dung
Số tiền hỗ trợ
Mức hỗ trợ (%)
Tiền hỗ trợ
KH duyệt
Đã nhận đợt 1
Thanh toán đợt này
1
Hỗ trợ thiệt hại năng suất
33.688
59.535
4.927,5
33.688
2
Máy dán ny lon
2.000
50
1.500
1.000
3
Mua túi và in túi nylon
15.000
30
24.300
4.500
4
Mua giấy và mực in
19.148
30
18.600
0
5.580
5
Phô tô tài liệu
1.287,5
100
2.200
910,5
1.287,5
6
Hội nghị
2.500
100
2.500
0
2.500
Tổng cộng
73.623,5
108.635
5.838
48.555,5
Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh tế huyện Thanh Trì.
Phụ lục 2: Hệ thống mã số, mã vạch của thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ.
15
Bí xanh
015
893603275015C
Quả
16
Ngô nếp
016
893603275016C
20kg
17
-
017
893603275017C
1kg
18
Ngô ngọt
018
893603275018C
20kg
19
-
019
893603275019C
1kg
20
Bầu
020
893603275020C
20kg
21
-
021
893603275021C
Quă
22
Mướp
022
893603275022C
10kg
23
-
023
893603275023C
Aủa
24
Cà tím
024
893603275024C
10kg
25
-
025
893603275025C
1kg
26
-
026
893603275026C
0,5kg
27
Măng ngọt
027
893603275027C
20kg
28
-
028
893603275028C
Cây
29
Đu đủ
029
893603275029C
20kg
30
-
030
893603275030C
Quả
31
Chuối
031
893603275031C
20kg
32
-
032
893603275032C
1
33
Su hào
033
893603275033C
20
34
-
034
893603275034C
1
35
-
035
893603275035C
0,5
36
Củ cải
036
893603275036C
10
37
-
037
893603275037C
1
38
Bắp cải
038
893603275038C
10
39
-
039
893603275039C
Cây
40
Cải ngọt
040
893603275040C
10
41
-
041
893603275041C
1
42
-
042
893603275042C
0,5
43
Cải xanh
043
893603275043C
10
44
-
044
893603275044C
1
45
Rau rền
045
893603275045C
0,5
46
-
046
893603275046C
1
47
Rau bí
047
893603275047C
0,5
48
-
048
893603275048C
10
49
-
049
893603275049C
1
50
-
050
893603275050C
0,5
51
Súp lơ xanh
051
893603275051C
20cái
52
-
052
893603275052C
2cái
53
-
053
893603275053C
1cái
54
Súp lơ trắng
054
893603275054C
20cái
55
-
055
893603275055C
2cái
56
-
056
893603275056C
1cái
57
Khoai lang
057
893603275057C
-
58
Rau khác
058
893603275058C
-
59
Cải cúc
059
893603275059C
-
60
Xà lách
060
893603275060C
-
Phụ lục 1: Tổng hợp tiền hỗ trợ mô hình sản xuất rau an toàn có thương hiệu Yên Mỹ
Đơn vị: 1000đ
TT
Nội dung
Số tiền hỗ trợ
Mức hỗ trợ (%)
Tiền hỗ trợ
KH duyệt
Đã nhận đợt 1
Thanh toán đợt này
1
Hỗ trợ thiệt hại năng suất
33.688
59.535
4.927,5
33.688
2
Máy dán ny lon
2.000
50
1.500
1.000
3
Mua túi và in túi nylon
15.000
30
24.300
4.500
4
Mua giấy và mực in
19.148
30
18.600
0
5.580
5
Phô tô tài liệu
1.287,5
100
2.200
910,5
1.287,5
6
Hội nghị
2.500
100
2.500
0
2.500
Tổng cộng
73.623,5
108.635
5.838
48.555,5
Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh tế huyện Thanh Trì.
Phụ lục 2: Hệ thống mã số, mã vạch của thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ.
15
Bí xanh
015
893603275015C
Quả
16
Ngô nếp
016
893603275016C
20kg
17
-
017
893603275017C
1kg
18
Ngô ngọt
018
893603275018C
20kg
19
-
019
893603275019C
1kg
20
Bầu
020
893603275020C
20kg
21
-
021
893603275021C
Quă
22
Mướp
022
893603275022C
10kg
23
-
023
893603275023C
Aủa
24
Cà tím
024
893603275024C
10kg
25
-
025
893603275025C
1kg
26
-
026
893603275026C
0,5kg
27
Măng ngọt
027
893603275027C
20kg
28
-
028
893603275028C
Cây
29
Đu đủ
029
893603275029C
20kg
30
-
030
893603275030C
Quả
31
Chuối
031
893603275031C
20kg
32
-
032
893603275032C
1
33
Su hào
033
893603275033C
20
34
-
034
893603275034C
1
35
-
035
893603275035C
0,5
36
Củ cải
036
893603275036C
10
37
-
037
893603275037C
1
38
Bắp cải
038
893603275038C
10
39
-
039
893603275039C
Cây
40
Cải ngọt
040
893603275040C
10
41
-
041
893603275041C
1
42
-
042
893603275042C
0,5
43
Cải xanh
043
893603275043C
10
44
-
044
893603275044C
1
45
Rau rền
045
893603275045C
0,5
46
-
046
893603275046C
1
47
Rau bí
047
893603275047C
0,5
48
-
048
893603275048C
10
49
-
049
893603275049C
1
50
-
050
893603275050C
0,5
51
Súp lơ xanh
051
893603275051C
20cái
52
-
052
893603275052C
2cái
53
-
053
893603275053C
1cái
54
Súp lơ trắng
054
893603275054C
20cái
55
-
055
893603275055C
2cái
56
-
056
893603275056C
1cái
57
Khoai lang
057
893603275057C
-
58
Rau khác
058
893603275058C
-
59
Cải cúc
059
893603275059C
-
60
Xà lách
060
893603275060C
-
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32114.doc