Luận văn Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động quản lý sử dụng đất ở thành phố Hạ Long

Quản lý là hoạt động mang tính kinh tế – xã hội, người ta cần tính đến hiệu quả trong công tác quản lý. Mỗi một đô thị đều có những vấn đề phức tạp khác nhau trong công tác quản lý sử dụng đất đai và sẽ có những cách thức giải quyết khác nhau cho các mâu thuẫn về quan hệ đất đai đó. Song cho dù cách thức giải quyết nào cũng đều nhằm mang lại hiệu quả sử dụng đất lâu dài nhất. Và điều này còn phụ thuộc vào rất nhiều vào nhận thức, trình độ của các nhà quản lý đô thị. Nếu ta có cái nhìn sâu rộng, dự kiến được những biến động trong tương lai thì đó mới là cái nhìn đúng đắn nhằm đảm bảo cho việc phát triển bền vững của đô thị. Yêu cầu này hoàn toàn xuất phát từ thực tiễn, từ điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của đô thị.

doc82 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1619 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động quản lý sử dụng đất ở thành phố Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể, sò huyết... 236,42 ha. Diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất là xã Đại Yên 647,06 ha, Việt Hưng 227,01 ha, Hà Khánh 158,0 ha, còn lại ở một số phường, xã khác. 2. Đất lâm nghiệp có rừng Năm 2003 diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 5.153,36 ha chiếm 23,16% diện tích đất của thành phó, bao gồm các loại rừng: - Rừng tự nhiên: Diện tích 1.441,19 ha chiếm 27,97% diện tích đất lâm nghiệp có rừng - Rừng trồng: Diện tích đất có rừng trồng năm 2003 hiện có 3.711,38 ha chiếm 72,02% diện tích đất lâm nghiệp có rừng - Đấy ươm cây giống: hiện có 0,79 ha tại vườn ươm xã việt Hưng. 3. Đất chuyên dùng Hạ Long có diện tích đất chuyên dùng khá lớn 4.204,75 ha chiếm 19% diện tích của thành phố, được sử dụng vào các mục đích như sau: 3.1. Đất xây dựng: Diện tích đất xây dựng hiện có 923,97 ha chiếm 21,98% diện tích đất chuyên dùng, trong đó: + Đất xây dựng các trụ sở UBND, các cơ quan, đoàn thể, đơn vị hành chính sự nghiệp: 108,92 ha. + Đất cho sự nghiệp giáo dục đào tạo: 47,10 ha. + Đất cho sự nghiệp thể dục thể thao: 16,58 ha. +Đất cho sự nghiệp y tế: 17,67 ha. + Đất xây dựng cơ sở công nghiệp: 335,58 ha. + Đất cho phát triển du kịch: 257,85 ha. + Đất dành cho ngành thương mại: 88,10 ha. + Đất cho ngành bưu điện: 2,51 ha. + Đất dành cho các công trình công cộng phúc lợi xã hội: 49,66 ha. 3.2. Đất giao thông: Toàn thành phố hiện có 588,64 ha chiếm 14% diên tích đất chuyên dùng, bao gồm các loại đất sau: - Đường bộ: diện tích 537,37 ha, gồm: + Quốc lộ: 122,74 ha Quốc lộ 18A dài 47,8 km với diện tích 113,09 ha Quốc lộ 279 dài 9,15 km với diện tích 9,65 ha + Đường tỉnh gồm hai tuyến chính Đường 336 dài 10,5 km diện tích 21,01 ha Đường 337 dài 10,5 km diện tích 12,73 ha Hai tuyến còn lại dài 3,7 km diện tích 3,2 ha + Đường du lịch dài 14,84 km diện tích 36,9 ha + Đường trong khu dân cư: dài 352,84 km diện tích 246,2 ha + Đường liên khu, thôn dài 352,84 km diện tích 246,2 ha + Bến xe 0,5 ha - Đường sắt: Đường sắt quốc gia Kép - Hạ Long qua địa phận thành phố dài 14,5 km, diẹn tích 22,25 ha. Đường sắt ngành than dài 7,15 km diện tích 10,72 ha Ga gồm 2 ga chính là ga Đại Yên 2,9 ha và ga Ha Long (Giếng Đáy) 1,4 ha. - Các bến bãi, cụm cảng nhỏ đường thuỷ: Có tổng diện tích 13,5 ha bao gồm Bãi Cháy 10 ha, Hòn Gai 2,3 ha, Bạch Đằng 1,2 ha. 3.3. Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng Tổng diện tích đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng của thành phố có 695,42 ha chiếm 16,54% diện tích đất chuyên dùng, bao gồm: - Hệ thống kênh mương với diện tích 34,48 ha, trong đó kênh chính dài 8,76 km được kiên cố hoá có nhiệm vụ dẫn nước từ các hồ đạp đến hệ thống kênh nội đồng. Hệ thống kênh nội đồng có tổng chiều dài 32 km phục vụ tưới tiêu cho 602,4 ha đất anh tác cho 12 hợp tác xã nông nghiệp trong thành phố, toàn bộ hệ thống này là kênh đất chưa được kiên cố hoá. - Hệ thống đê điều: Toàn thành phố có 18 tuyến đê biển cấp địa phương tỏng chiều dài 12,52 ha có nhiệm vụ ngăn mặn, bảo vệ sản xuất đất nông nghiệp ở các phường, xã Đại Yên, Việt Hưng, Hà Phong với tổng diện tích 15,03 ha. - Các công trình không theo tuyến: Đây là diện tích của các hồ, đập thuỷ lợi với năng lực thiết kế của 8hồ đập hiện nay có sức chứa 4 triệu m3. Riêng hồ Yên Lập nằm trên địa giới của 3 huyện, thành phố với sức chứa 10 triệu m3, cấp nước tưới và sinh hoạt chính cho khu vực phía Tây thành phố. Tổng diện tích của các hồ, đập thuỷ lợi là 645,91 ha. 3.4. Đất di tích lịch sử văn hoá Diện tích đất di tích lịch sử văn hoá theo thống kê là 24,93 ha. Đây là các di tích nằm trong vùng đất liền của thành phố. Thực chất trên địa bàn thành phố Hạ Long còn có di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long với hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ với những hang động kỳ thú, thu hút du khách trong và ngoài nước. Diện tích được bảo vệ là 196,7 ha, trong đó khu vực I là 43,4 ha, khu vực II là 153,3 ha. 3.5. Đất quốc phòng, an ninh Hiện trạng đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh trên địa bàn thành phố Hạ Long là 1.208,61 ha chiếm 28,74% diện tích đất chuyên dùng. Trong đó đất dành cho an ninh 11,73 ha, đất phục vụ cho mục đích quốc phòng (gồm cả lực lượng vũ trang và bồ đội biên phòng) là 1.196,88 ha. Diện tích này chưa tính đến vị trí đóng quân trên đảo Hòn Rồng (vịnh Hạ Long) diện tích 185,5 ha. 3.6. Đất khai thác khoáng sản Theo số liệu thống kê năm 2003 diện tích đất khai thác khoáng sản của thành phố có 334,06 ha chiếm 7,95% diện tích đất chuyên dùng, được tập trung ở các phường, xã như Hà Khánh 160,8 ha, Hà Tu 75,75 ha, Hà Phong 69,28 ha, Việt Hưng 3,53 ha, Hà Lầm 0,7 ha. Đây là diện tích chiếm vị trí mặt bằng chưa kể khai thác hầm lò. 3.7. Đất làm nguyên vật liệu xây dựng Diện tích đất khai thác làm nguyên vật liệu xây dựng hiện có 79,28 ha chiếm 1,89% diẹn tích đất chuyên dùng, đây là diện tích đất khai thác sét làm gốm sứ, gtạch nung, ngói, đá vôi... phục vụ xây dựng phân bố ở các xã như sau: Đại Yên 26,68 ha, Việt Hưng 2,6 ha, Hà Khẩu 29,66 ha, Giếng Đáy 15,44 ha, Hà Phong 4,9 ha. 3.8. Đất nghĩa trang, nghĩa địa Đất nghĩa trang, nghĩa địa có diện tích 49,31 ha chiếm 1,17% diện tích đất chuyên dùng. 3.9. Đất chuyên dùng khác Đất chuyên dùng khác có diện tích 300,53 ha chiếm 7,15% diện tích đất chuyên dùng, đây là diện tích đất chôn cất rác thải sinh hoạt, bãi thải công nghiệp, hệ thống nước thải kho bãi, hành lang lưới điện, các di tích chưa được xếp hạng... 4. Đất ở Toàn thành phố hiện có 1.351,9 ha chiếm 6,08% diện tích đất tự nhiên toàn thành phố, bao gồm: 4.1. Đất ở đô thị Diện tích 1.197,25 ha chiếm 88,56% diện tích đất ở, đảm bảo sinh hoạt cho 175.367 người, 45.211 hộ dân, bình quân 68m2/người. 4.2. Đất ở nông thôn Có 17.491 người, 7.373 hộ dân với diện tích 154,65 ha, bình quân mỗi hộ có 353m2 đất ở. 5. Đất chưa sử dụng Đất chưa sử dụng của thành phố còn rất lớn 8.971,92 ha chiếm 40,32% diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất đồi núi chưa sử dụng 3.923,4 ha, đất có mặt nước chưa sử dụng 1.682,66 ha, đất bằng chưa sử dụng có 402,14 ha, sông suối 1.748,33 ha, núi đá không có rừng cây 537,07 ha và đất chưa sử dụng khác 678,32 ha. Trong đó có 5 phường, xã có diện tích đất chưa sử dụng từ trên 1.000 ha đến gần 1.700 ha là Đại Yên, Vệt Hưng, Hà Khánh, Hà Phong, Bãi Cháy. IV. Biến động đất đai Trong quá trình quản lý, khai thác sử dụng đất đai luôn có sự biến động do sự tác động của các yếu tố khách quan cũng như chủ quan của con người. 1. Biến động tổng quỹ đất đai Diện tích đất thành phố Hạ Long năm 1995 là 12.285,34 ha. Từ năm 1995 đến năm 2000 diện tích đất tăng lên 704,87 ha, nguyên nhân chính là do xác định lại ranh giới địa chính theo chỉ thị số 364/CT của Chính phủ. Từ năm 2000 đến năm 2003 diện tích đất của thành phố tiếp tục tăng thêm 9.259,79 ha là do sát nhập hai xã Đại Yên, Việt Hưng của huyện Hoành bồ với diện tích 7.875 ha. Còn lại 1.384,79 ha tăng lên là do san lấp mặt nước biển, khoanh định thêm các bãi bồi ven biển để mở rộng thêm quỹ đất xây dựng phát triển sau này. Như vậy năm 2003 diện tích đất thuộc thành phố Hạ Long có 22.250 ha. (Chi tiết xem bảng 4: Tình hình biến động sử dụng đất đai năm 1995- 2003 ở thành phố Hạ Long) 2. Biến động sử dụng các loại đất 2.1. Đất nông nghiệp Từ năm 1995 đến năm 2000 diện tích đất nông nghiệp tăng 126,64 ha, trong đó hầu hết các loại đất đều tăng. Từ năm 2000- 2003 diện tích đất nông nghiệp tiếp tục tăng nhiều do sát nhập 2 xã của huyện Hoành Bồ sang diện tích tăng thêm 1.581,32 ha, đến năm 2003 diện tích đất nông nghiệp là 2.568,07 ha, cả thời kỳ tăng 1.707,96 ha. Tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp tăng về mặt tổng số, nhưng biến động từng loại đất trong đó rất phức tạp. - Đất trồng cây hàng năm: Cả thời kỳ tăng 318,09 ha, trong đó đất lúa, lúa màu tăng 363,04 ha, đất trồng cây hàng năm khác giảm 4,95 ha do chuyển sang trồng lúa và đất chuyên dùng. - Đất vường tạp: Năm 1995 đất vườn tạp có 58,67 ha, đến năm 2000 là 207,39 ha tăng 148,72 ha do chuyển tách từ khuân viên đất ở sang đất vườn tạp. Tư năm 2000 đến năm 2003 đất vườn tạp được nhập thêm từ 2 xã Đại Yên, Việt Hưng sang 222,19 ha, cả thời kỳ đất vườn tạp tăng 370,91 ha. - Đất trồng cây lâu năm: Năm 1995 đất trồng cây lâu năm của thành phố có 37,38 ha, năm 2000 còn 30,65 ha do chuyển sang đất chuyên dùng. Năm 2001 đất trồng cây lâu năm tăng thêm 192,32 ha từ 2 xã Đại Yên, Việt Hưng đưa diện tích cây lâu năm của thành phố lên 222,97 ha vào năm 2003. - Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: Năm 1995 đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 487,6 ha đến năm 2000 còn 438,43 ha do chuyển 49,17 ha sang đất xây dựng đô thị mới. Năm 2001 chuyển thêm 882,54 ha từ 2 xã Đại Yên, Việt Hưng sang diện tích nuôi trồng thuỷ sản của thành phố lên 1.320,97 ha. 2.2. Đất lâm nghiệp có rừng - Rừng tự nhiên: Theo số liệu thống kê năm 1995 diện tích đất có rừng tự nhiên là 440,39 ha, do sự chăm sóc khoanh nuôi tái sinh rừng và thống kê thêm rừng ngập mặn nên năm 2000 diện tích rừng tự nhiên là 989,96 ha tăng lên 549,57 ha. Năm 2001 do chuyển thêm 451,23 ha đất rừng tự nhiên của 2 xã mới đưa diện tích rừng tự nhiên của thành phố năm 2003 là 441,19 ha. - Đất có rừng trồng: Từ năm 1995 đến năm 2000 đất có rừng trồng trên địa bàn thành phố giảm 244,29 ha một phần do khai thác chưa trồng lại, một phần do chuyển sang mục đích sử dụng khác, một phần do tách đất trống đồi núi trọc sang đất đồi núi chưa sử dụng. Từ năm 2000 đến 2003 đất có rừng trồng tăng 1.903,99 ha do trồng thêm rừng và chuyển từ Hoành Bồ sang đưa diện tích có rừng trồng năm 2003 lên 2.051,68 ha. 2.3. Đất chuyên dùng Từ năm 1995 đến năm 2000 diện tích đất chuyên dùng giảm 1.950,41 ha. Từ năm 2000 đến năm 2003 đất chuyên dùng tăng nhanh 1.539,01 ha cả thời kỳ đất chuyên dùng giảm 411,4 ha trong đó đất chuyên dùng có loại tăng có loại giảm, cụ thể: - Đất xây dựng: Từ năm 1995 đến năm 2003 đất xây dựng tăng 476,03 ha bình quân mỗi năm tăng 53 ha để xây dựng các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, văn hoá, giáo dục, thể thao và các công trình phúc lợi xã hội khác. - Đất giao thông: Từ năm 1995 đến năm 2000 tăng 82,39 ha, bình quân mỗi năm tăng 16,5 ha. Từ năm 2000 đến năm 2003 tăng 277,49 ha cả thời kỳ tăng 353,88 ha. - Đất thuỷ sản và mặt nước chuyên dùng: Năm 2003 tăng 633,58 ha so với năm 1995 do chuyển diện tích hồ Yên Lập sang địa giới hành chính của thành phố. - Đất di tích văn hoá: tăng cả thời kỳ 12,7 ha do việc khoanh định chỉ giới bảo vệ các di tích lịch sử hiện có đã được Nhà nước công nhận. (ở đây chưa tính đến diện tích vịnh Hạ Long) - Đất an ninh quốc phòng: tăng 149,76 ha do nhu cầu phát triển và củng cố quốc phòng, giải quyết an ninh, bảo vệ trật tự an toàn trên địa bàn. - Đất khai thác khoáng sản: Từ năm 1995 do chỉ tiêu thống kê nên tính cả phần đất có rừng và đất trống trên khu vực khai thác hầm lò, nên diện tích là 2.385,5 ha. Năm 2000 sau khi kiểm kê đất đai theo chỉ thị 24/TTG của Thủ tướng Chính phủ, đất đai khai thác khoáng sản thực tế chỉ có 226,45 ha, giảm 2.159,02 ha. Từ năm 2000 đến năm 2003 đất khai thác khoáng sản tăng 107,61 ha. Cả kỳ giảm 2.051,44 ha. - Đất làm nguyên vật liệu xây dựng: Cả thời kỳ giảm 126,96 ha do sau khi khai thác chuyển sang mục đích sử dụng khác, một phần chuyển sang đất chưa sử dụng. - Đất làm muối: Năm 1995 có 4,25 ha hiện nay đất này đã chuyển sang đất khu dân cư và trồng màu. - Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Năm 1995 có 145,7 ha đến năm 2003 diện tích đất chuyên dùng là 300,53 ha tăng 154,83 ha do xây dựng thêm các kho chứa vật liệu, các bãi thải công nghiệp, nơi chôn cất rác thải sinh hoạt và các mục đích chuyên dùng khác. 2.4. Đất ở Cả thời kỳ diện tích đất ở tăng 381,31 ha, bình quân mỗi năm tăng 42,37 ha. - Đất ở đô thị: Năm 1995 đất ở đô thị có 962,79 ha, năm 2003 là 1.197,25 ha tăng 234,46 ha, do chuyển từ đất ở nông thôn thành đất ở đô thị mới với diện tích ở mới 212,92 ha. - Đất ở nông thôn: Từ năm 1995 đến năm 2000 tăng 13,74 ha, từ năm 2000 đến năm 2003 chuyển 21,54 ha đất ở từ 2 xã Đại Yên, Việt Hưng. Như vậy cả thời kỳ đất ở nông thôn tăng 146,85 ha. 2.5. Đất chưa sử dụng Từ năm 1995 đến năm 2003 đất chưa sử dụng tăng 5.625,5 ha, tất cả các loại đất chưa sử dụng đều tăng, cụ thể với từng loại đất như sau: - Đất bằng chưa sử dụng: tăng 237,35 ha do chuyển từ 2 xã mới 148,12 ha và 89,23 ha từ đất sản xuất nguyên vật liệu xây dựng. - Đất đồi núi chưa sử dụng: tăng 2.599,61 ha do tách từ đất khai thác khoáng sản và đất lâm nghiệp sang 1.671,8 ha, còn lại là do chuyển từ 2 xã mới là 927,8 ha. - Đất có mặt nước chưa sử dụng: Từ năm 1995 có diện tích 1.277,02 ha, năm 2000 còn 165,98 ha giảm 1.111,04 ha do một phần chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản, còn chủ yếu là do nội dung thống kê đất đai heo chỉ thị 24/TTg đã tách phần mặt nước sang vùng biển. Từ năm 2000- 2003 diện tích đất có mặt nước chưa sử dụng tăng 1.516,68 ha do chuyển từ 2 xã mới sang 405,64 ha và trả lại phần mặt nước cũ theo 364/CT. Đến năm 2003 đất có mặt nước chưa sử dụng của thành phố là 1.682,66 ha. - Sông suối: cả thời kỳ tăng 256,46 ha do thay đổi địa giới hành chính 75,56 ha, do chuyển từ đất lâm nghiệp (sau khai thác) sang 180,81 ha. - Đất chưa sử dụng khác: từ năm 1995 đến năm 2000 giảm 9,6 ha, từ năm 2000 đến 2003 tăng 606,42 ha do thay đổi địa giới hành chính chuyển từ Đại Yên, Việt Hưng sang. Cả thời kỳ tăng 596,82 ha. V. Nhận xét chung về tình hình quản lý, sử dụng và biến động đất đai Từ khi có Luật đất đai năm 1993 đến nay, công tác quản lý Nhà nước về đất đai của thành phố có sự chuyển biến tích cực và đi vào nề nếp, hệ thống cán bộ địa chính từ thành phố đến các phường, xã được kiện toàn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Các nội dung quản lý Nhà nước về dất đai được triển khai đồng bộ, đạt được những kết quả khả quan, góp phần không nhỏ và tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển với tốc độ cao, đảm bảo giữa vững ổn định chính trị an toàn xã hội trên địa bàn thành phố nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung. Tuy nhiên việc theo dõi biến động sử dụng đất đai, cập nhật số liệu vào sổ sách cũng như chỉnh lý biến động trên bản đồ chưa được kịp thời, hạn chế trong việc sử dụng các loại tài liệu và bản đồ sẵn có. Trong thời kỳ thực hiện đẩy mạnh công nghiêph hoá hiện đại hoá đất nước theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI. Cùng với việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, tốc độ gia tăng dân số và đô thị hoá đã, đang và sẽ diễn ra với tốc độ nhanh, do đó nhu cầu đất đất đai giữa các ngành, các lĩnh vực là rất lớn. Trong khi đó diện tích có khả năng khai thác để đưa vào sử dụng rất hạn chế, nhất là về địa điểm địa hình của thành phố trong việc tạo dựng mặt bằng xây dựng. Nhìn chung tình hình sử dụng, biến động đất đai trong thời gian vừa qua đã phản ánh đúng thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đang trong thời kỳ phát triển. Việc sử dụng đất đai có nhiều tiến bộ, hiệu quả sử dụng đất đai được thể hiện hệ số sử dụng đất được nâng lên. Trong sản xuất nông nghiệp đang dần chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Về chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất theo hướng công nghiệp hoá. Tuy nhiên việc sử dụng đất vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là đất xây dựng chưa được sử dụng có hiệu quả, chưa thực sự tận dụng khai thác theo chiều sâu của các công trình. Nhiều dự án quy hoạch đã san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhưng chưa đưa vào sử dụng như một số đô thị mới, người sử dụng đất chưa thực hiện đúng tiến độ thời gian theo dự án. Việc xử lý hành chính các vi phạm pháp luật về đất đai, quản lý và sử dụng đất chưa được chặt chẽ nên vẫn còn tình trạng lấn chiếm đất công, mua bán chuyển nhượng đất trái pháp luật, xây dựng nhà trái phép diễn ra ở các địa phương. Việc chuyển mục đích sử dụng đất không tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai gây tình trạng giảm sút đất đai. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng chưa hợp lý nên dẫn đến tranh chấp, khiếu nại kéo dài. Công tác đăng ký thống kê đất đai chưa thực sự được quan tâm, ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Công tác quy hoạch chưa tiến hành động bộ, tuy đã xây dụng quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch không gian đô thị và quy hoạch chi tiết một số dự án nhưng chưa có sự thống nhất dẫn đến sự chồng chéo trong giao đất, quy hoạch chi tiết sử dụng đất đai của các phường, xã chưa được triển khai... gây khó khăn không nhỏ trong việc quản lý sử dụng đất đai. Những hạn chế và tồn tại trên là những thách thức lớn đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở thành phố Hạ Long trước những yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo con đường đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá. Phần 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý sử dụng đất đai ở thành phố Hạ Long I. Tiềm năng sử dụng đất đai 1. Khái quát về tiềm năng đất đai Để đánh giá đúng tiềm năng đất đai theo khả năng thích hợp với từng mục đích sử dụng phải đảm bảo kết hợp cả ba yếu tố: Tự nhiên- kinh tế - xã hội. Nó có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo ra những căn cứ khoa học cho việc xác định, định hướng sử dụng đất đai, nhằm khai thác sử dụng đất đai tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. Theo số liệu thống kê năm 2003, diện tích đất đai của thành phố Hạ Long có diện tích 22.250,0 ha, nằm bên vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới với diện tích 1.500 km2 gồm 19.000 hòn đảo lớn nhỏ chứa đựng những tiềm tàng và bí ẩn của thiên nhiên với vẻ đẹp nổi tiếng trong và ngoài nước, có môi trường sinh thái thuận lợi cho phát triển một trung tâm du lịch lớn của vùng và mang tầm cỡ quốc tế. Với lợi thế tiềm năng của biển, cho phép Hạ Long phát triển thành một thành phố công nghiệp cảng của vùng, trong đó cảng nước sâu Cái Lân là đầu mối chính. Là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Quảng Ninh, Hạ Long có đủ điều kiện phát triển thành trung tâm thương mại dịch vụ lớn trong vùng. Với địa hình đa dạng, có biển, có rừng, có đồng bằng, có nguồn tài nguyên phong phú, trong lòng đất có than, có sét... là những tiềm năng lớn của đất đai cho sự phát triển của thành phố mà không phải địa phương nào cũng có. Tuy nhiên đến hết năm 2003, diện tích đã đưa vào sử dụng của thành phố còn ở mức khiêm tốn, mới đạt được ở mức 59,7%, đây là tỷ lệ thấp. Trong khi đó diện tích chưa sử dụng cón rất lớn 8.971,92 ha chiếm 40,3% diện tích đất của thành phố, bao gồm: - Đất chưa sử dụng: 402,14 ha chiếm 4,48% đất chưa sử dụng - Đất đồi núi chưa sử dụng: 3.923,4 ha chiếm 43,74% đất chưa sử dụng - Đất mặt nước chưa sử dụng: 1682,66 ha chiếm 18,75% đất chưa sử dụng - Sông suối: 1.748,33 ha chiếm 19,48% đất chưa sử dụng - Núi đá không có rừng cây: 537,07 ha chiếm 5,99% đất chưa sử dụng - Đất chưa sử dụng khác: 678,32 ha chiếm 7,56% đất chưa sử dụng Đây là tiềm năng rất lớn để mở rộng diện tích trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản, san lấp tạo mặt bằng xây dựng các khu công nghiệp và đô thị. 2. Tiềm năng đất đai để phát triển các ngành 2.1. Phát triển công nghiệp Các chỉ tiêu chính để xác định mức độ thoả thuận đối với việc xây dựng phát triển công nghiệp gồm: Vị trí địa lý, địa hình, địa chất, nguồn nhiên liệu, điều kiện cơ sở hạ tầng, thị trường, người lao động, chính sách đầu tư... Căn cứ vào các yếu tố đã nêu về thực tế của thành phố và khả năng thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài. Thành phố cùng với tỉnh Quảng Ninh đã và đang xây dựng các khu công nghiệp tập trung như sau: - Khu công nghiệp cảng Cái Lân, đây là khu vực cảng và dịch vụ cảng đóng tàu và cung ứng tàu biển với tổng diện tích khoảng 600,0 ha. - Khu công nghiệp Bắc Cửa Lục, thuộc khu vực Làng Bang (Hoành Bồ) trong tương lai sẽ thuộc thành phố Hạ Long được xây dựng thành các khu công nghiệp xi măng lớn nhất cả nước. - Khu công nghiệp Hà Khánh được xây dựng nhà máy nhiệt điện phục vụ tại chỗ cho tỉnh và các khu vực phía Bắc, và tiêu thụ than nội địa, diện tích khoảng 350,0 ha. - Khu công nghiệp Đồng Đăng, diện tích 300- 400 ha. Các khu công nghiệp nêu trên đều có đủ mặt bằng xây dựng, thuận tiện giao thông, gần các khu nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. 2.2. Tiềm năng đất đai để phát triển du lịch Thiên nhiên đã tạo cho vùng biển Hạ Long một cảnh sắc trời biển tuyệt vời với hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ, có nhiều hang động kỳ thú, quây tụ thành hình vòng cung gần như song song với bờ, giữa các dãy đảo và đất liền có những vùng kín gió, sóng lặng, cảnh đẹp nổi tiếng tạo nên tiềm năng rất lớn thuận tiện cho phát triển du lịch, là một trong những khu vực có tiềm năng du lịch vào loại lớn nhất trong vùng và cả nước. Ngoài tiềm năng mà thiên nhiên đã ban tặng, đất đai có đủ điều kiện cho phép xây dựng cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, thuận tiện theo kế hoạch và dự án nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh Quảng Ninh được Chính phủ phê duyệt. Tất cả những yếu tố trên đã tạo nên sự đa dạng phong phú và làm nền tảng cho sự phát triển các ngành kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. 2.3. Tiềm năng đất đai phát triển nông nghiệp Thành phố Hạ Long có cơ cấu nông nghiệp chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu kinh tế (1,9%), đánh giá tiềm năng đất đai cho phát triển sản xuất nông nghiệp khi tiến trình đô thị hoá phát triển mạnh là rất cần thiết và cần được nghiên cứu. Việc đánh giá tiềm năng đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp phải đánh giá kỹ cả đất đang sử dụng vào sản xuất nông nghiệp và đất chưa sử dụng có khả năng đưa vào sản xuất nông nghiệp. Qua khảo sát cho thấy: - Bằng biện pháp thuỷ lợi (tưới tiêu chủ động) có thể chuyển khoảng 150, 0 ha đất 2 vụ lên sản xuất 3 vụ (theo thống kê chưa có đất 3 vụ nhưng điều tra thực tế lại có trên 90,0 ha đất đã được sản xuất 3 vụ). - Chuyển 150 ha đất 1 vụ sang sản xuất 2 vụ, vùng cao đưa thêm 1 vụ màu khoảng 50 ha, vùng thấp trũng có thể ghép thêm 1 vụ nuôi cá. - Đất trồng cây lâu năm, hàng năm khác: có khả năng phát triển trên đất vườn tạp và đất trồng lúa kém hiệu quả để trồng cây ăn quả, trồng hoa, cây cảnh diện tích khoảng 200,0 ha. - Chuyển diện tích lúa kém hiệu quả ở khe Cá (Hà Phong) sang trồng rau phục vụ đô thị. - Có thể mở rộng diện tích đất trồng trọt bằng cách phục hoá đất canh tác cũ với diện tích 20,0 ha. - Mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản thêm khoảng 100,0 ha, kết hợp bãi triều, cồn rạn nuôi nhuyễn thể với diện tích khoảng 200,0 ha, tận dụng nước biển nuôi cá lông bè, mở rộng làng chài (Hùng Thắng) lên khoảng 1.200 ô lồng. Tuy nhiên việc phát triển cần phải quan tâm đến các yếu tố bảo vệ môi trường và nhu cầu phát triển đô thị - công nghiệp - du lịch. 2.4. Tiềm năng đất đai phát triển lâm nghiệp Hiên trạng diện tích đất đồi núi chưa sử dụng của thành phố còn rất lớn 3.923,4 ha. Trong đó đất có khả năng phát triển trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng có thể đạt tới 3.500 ha căn cứ vào điều kiện thực tế về đất đai và định hướng phát triển có thể phân thành các vùng như sau: - Trồng rừng phòng hộ (RT2) tại khu vực sông Diễn Vọng với diện tích khoảng 1.300 ha. - Trồng rừng bảo hộ môi trường sinh thái mỏ (RT3) với diện tích khoảng 700 ha. - Trồng rừng phòng hộ ven biển (RT4) khoảng 150,0 ha - Trồng rừng sản xuất khu vực phía tây thành phố thuộc 2 xã Đại Yên,Việt Hưng khoảng 450 ha. - Trồng rừng phòng hộ hồ Yên Lập khoảng 900 ha. 2.5. Tiềm năng đất đai phát triển, xây dựng, mở rộng đô thị và các khu dân cư nông thôn. Trên cơ sở đánh giá quỹ đất đai của thành phố, thực trạng xây dựng và phát triển đô thị trong những năm vừa qua, căn cứ chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và thành phố. Đất đai để mở rộng các khu đô thị mới, các khu tái định cư, các khu dân cư nông thôn... đều đảm bảo về không gian. Tuy nhiên với điều kiện đặc thù về địa hình của thành phố, việc tạo lập mặt bằng để xây dựng đô thị, khu tái định cư rất tốn kém, phải san đồi, gạt núi, lấp biển, xây kè và gia cố nền đất với một khối lượng lớn, trên diện tích rộng mới đảm bảo nhu cầu phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Vì vậy cần có giải pháp hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả trong việc sử dụng đất, mặt khác cần có biện pháp nâng cao hệ số sử dụng đất, tận dụng không gian, xây dựng nhà cao tầng (theo kiến trúc) khai thác đất trong khu dân cư cũ để tự giãn, chuyển nhượng đất đai đúng chính sách, tránh thất thu ngân sách Nhà nước. II. Quan điểm khai thác sử dụng đất Đất đai là tiền đề cho mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, đảm bảo quốc phòng an ninh... Vì vậy, việc khai thác sử dụng đất phải luôn phù hợp và gắn liền với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Phải phát huy được nguồn lực, lợi thế của các địa phương trên cơ sở, điều kiện cụ thể của đất đai, đồng thời phải phù hợp với chiến lược phát triển chung của thành phố của tỉnh và vùng. Xuất phát từ những yêu cầu trên, quan điểm đất đai của thành phố là: - Khai thác triệt để quỹ đất hiện có, sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao bằng các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tận dụng không gian xây nhà cao tầng ở các đô thị và khu công nghiệp, du lịch. Đảm bảo nguyên tắc sử dụng đất đúng mục đích. - Dành quỹ đất thoả đáng, đúng vị trí cần thiết để xây dựng và phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, dịch vụ... khai thác tốt tiềm năng sẵn có của thành phố, hình thành các khu công nghiệp tập trung để sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, điện, nước... và các công trình phúc lợi xã hội. Phát triển công nghiệp trên cơ sở gắn kết sự hình thành và phát triển các khu đô thị mới, các vùng kinh tế tập trung tạo thành sự liên kết hài hoà giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn, giữa sản xuất và thị trường tiêu thụ. - Quy hoạch bố trí lại các khu đô thị, khu dân cư nông thôn hiện có, nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xứng đáng với nhu cầu phát triển của thành phố đô thị loại II, dành quỹ đất quy hoạch khu tái định cư đáp ứng nhu cầu ăn ở sinh hoạt của nhân dân khi trưng dụng đất cho các dự án phát triển. Chấm dứt tình trạng giao đất dân cư manh mún, không có quy hoạch. - Duy trì và bảo vệ quỹ đất nông nghiệp hợp lý, xây dựng bố trí sử dụng theo hướng phân vùng chuyên canh, sản xuất hàng hoá, gắn liền với thị trường và công nghiệp chế biến. Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất hợp lý. - Quản lý, bảo vệ và chăm sóc tốt vốn tài nguyên rừng hiện có. Tích cực khai thác đất chưa sử dụng để tái tạo, trồng rừng mới, tăng độ che phủ của rừng. Bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, bảo vệ nguồn nước, di sản thiên nhiên thế giới và các di tích lịch sử văn hoá khác... - Khai thác sử dụng đất đai cần phải coi trọng mục tiêu quốc phòng- an ninh. Dành quỹ đất đúng vị trí, địa điểm, thuận lợi đủ diện tích cho các lực lượng vũ trang, bồ đội biên phòng, công an sử dụng vào mục đích an ninh quốc gia theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. III. Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý sử dụng đất đai ở thành phố Hạ Long 1. Giải pháp về quản lý công tác lập và xét duyệt quy hoạch 1.1. Quy hoạch Trong thời kỳ thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX. Cùng với việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, tốc độ tăng dân số và đô thị hoá đã, đang và sẽ diễn ra với tốc độ tương đối nhanh, do đó nhu cầu về đất đai của các ngành, các lĩnh vực là rất lớn. Trong khi đó diện tích đất có khả năng khai thác để đưa vào sử dụng rất hạn chế, nhất là về đặc điểm địa hình của thành phố, trong việc tạo dựng mặt bằng xây dựng. Công tác quy hoạch chưa tiến hành đồng bộ- tuy đã xây dựng được quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội, quy hoạch không gian đô thị và quy hoạch chi tiết một số các dự án nhưng chưa có sự thống nhất dẫn đến sự chồng chéo trong giao đất, quy hoạch chi tiết sử dụng đất đai của các phường, xã chưa được triển khai... gây khó khăn không nhỏ trong việc quản lý sử dụng đất đai. Vì vậy, thành phố cần quan tâm hơn nữa việc quản lý công tác lập và xét duyệt quy hoạch. Quy hoạch của thành phố cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Quy hoạch phải có tính hệ thống: Quy hoạch phải mang tính liên ngành, có sự phối hợp chặt chẽ, hợp lý giữa các ngành, giữa các khu vực trong mối quan hệ sử dụng đất. - Quy hoạch phải có tính công khai, minh bạch: Lập quy hoạch đã khó, để quy hoạch đi vào cuộc sống, gắn liền với cuộc sống càng khó hơn. Quy hoạch luôn gắn liền với con người, phục vụ con người, vì vậy, quy hoạch phải được bắt đầu từ con người và kết thúc là con người. Người dân có nghĩa vụ phải tuân theo những quy định của pháp luật quy hoạch, thì người dân cũng phải có quyền tham gia hiến định, pháp định được thực thi trong một xã hội có nền văn minh pháp lý. Theo quy định của pháp luật, trước khi quy hoạch xây dựng đô thị có hiệu lực pháp lý, phương án quy hoạch xây dựng đô thị bắt buộc phải lấy ý kiến các cơ quan hữu quan, HĐND và nhân dân đô thị "Quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn khi nghiên cứu lập dự án phải công bố công khai và trưng cầu ý kiến của nhân dân và HĐND sống trên vùng quy hoạch. Sau đó khi đồ án quy hoạch xây dựng đô thị có hiệu lực pháp lý (sau khi được duyệt) bắt buộc phải công khai trước nhân dân cũng như cắm mốc công khai trên thực địa. Dự án quy hoạch xây dựng (cả quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải được công bố công khai và thường xuyên tại các cơ quan chính quyền các cấp và nơi công cộng trong vùng quy hoạch xây dựng để nhân dân thực hiện và kiểm tra việc thực hiện"- Trích hội thảo "Đền bù giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng ở Việt Nam". Vậy, làm thế nào để lấy ý kiến và đảm bảo việc tiếp nhận các ý kiến đóng góp của người dân đô thị. Đối với việc lấy ý kiến, cần đặt bản đồ không gian ở những nơi người dân thường xuyên lui tới như trụ sở tiếp dân, đồng thời có những cuộc lấy ý kiến được tổ chức ở cấp xã, phường hoặc đóng thành các cuốn sổ để người dân có thể xem khi cần... Các đồ án quy hoạch xây dựng được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, panô, biển quảng cáo... Tuy nhiên, vẫn có những địa phương không công bố quy hoạch xây dựng hoặc chậm công bố các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị. Thông tin về quy hoạch xây dựng lại bị "rò rỉ" và kết quả là phát sinh các "cò đất đai" trong quy hoạch xây dựng, trong đó "cò bay ra" từ các cơ quan Nhà nước... Điều này tất yếu sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến xã hội, gây mất lòng tin của người dân đối với các cơ quan Nhà nước. Pháp luật quy định công dân có quyền góp ý đối với dự án quy hoạch. Nhưng điều này chưa khả thi, bởi vì nhân dân thì có nhiều trình độ khác nhau, hầu như ít ai có kiến thức chuyên môn về quy hoạch xây dựng. Do đó, nói là người dân có quyền góp ý đối với dự án quy hoạch là rất khó. Nên, trước khi trưng cầu ý kiến của nhân dân thì các dự án quy hoạch phải được công bố rộng rãi trong nhân dân và phải được cán bộ có chuyên môn về quy hoạch xây dựng giải thích rõ về chính sách Nhà nước, ý tưởng, yêu cầu, mục đích của đồ án quy hoạch đó. Sau khi trưng cầu ý kiến của người dân thì phải có sự phản hồi từ phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, ý kiến nào chấp nhận, ý kiến nào không thể chấp nhận và phải giải thích rõ tại sao không thể chấp nhận. Có thế người dân mới cảm thấy sự đóng góp của mình là có tác dụng và từ đó phát huy quyền dân chủ trong nhân dân. Pháp luật cũng quy định công dân được quyền biết quy hoạch và phạm vi quy hoạch. Song không phải ai cũng hiểu về đồ án quy hoạch đó, do đó, cần phải có cán bộ chuyên môn có hiểu biết về quy hoạch xây dựng ở đó để khi người dân có thắc mắc thì có thể giải thích ngay. - Quy hoạch phải có tính linh hoạt: Quy hoạch phải lường trước được những biến động, những thay đổi trong mối quan hệ sử dụng đất. Trong quá trình thực hiện quy hoạch cần phải bổ sung, xem xét và điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tế phát sinh và phát triển đô thị mà trong quá trình quy hoạch chưa lường trước được và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. - Quy hoạch phải được đặt trong bối cảnh thực tế: Quy hoạch phải căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất, biến động đất và tiềm năng có thể khai thác sử dụng đất cho từng loại đất để lập quy hoạch cho hợp lý. 1.2. Huy động vốn để thực hiện quy hoạch Có thể huy động vốn để thực hiện quy hoạch từ các vốn chủ yếu sau: - Vốn ngân sách: Đầu tư cho các công trình thiết yếu, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các công trình mang tính quốc gia, vốn trồng mới và bảo vệ rừng, vốn 135, chương trình cấp thoat nước... - Vốn huy động của các doanh nghiệp - Vốn theo hình thức BOT - Vốn vay ưu đãi phát triển - Vốn phát triển cộng đồng - Vốn vay trực tiếp nước ngoài FDI, kể cả vốn ODA 1.3. Tổ chức thực hiện UBND Tỉnh và Sở Tài nguyên- Môi trường giao nhiệm vụ cho Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên- Môi trường nghiên cứu lập quy hoạch sử dụng đất đai Thành phố Hạ Long Sau khi quy hoạch được duyệt sẽ trình UBND Tỉnh phê duyệt, Thành phố sẽ giao cho các ban quản lý dự án thực hiện quy hoạch để thực hiện các nhiệm vụ như: - Xây dựng và tổng hợp kế hoạch hàng năm trình UBND Tỉnh, phối hợp với các Sở kế hoạch và đầu tư cho các dự án cơ sở. - Chỉ đạo và điều hành thực hiện dự án, kiểm tra và nghiệm thu các sự án cơ sở - Phổ biến rộng rãi phương án quy hoạch sử dụng đất cho mọi tầng lớp nhân dân, các tổ chức kinh tế trực tiếp và tham gia thực hiện quy hoạch. 2. Giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy năng lực đội ngũ cán bộ quản lý tài nguyên môi trường thành phố Hạ Long Trước xu thế phát triển kinh tế- xã hội và tốc độ đô thị hoá ngày càng cao trên địa bàn thành phố Hạ Long đang là đòi hỏi đối với bộ máy quản ký Nhà nước về đô thị phải được nâng cao để theo kịp tốc độ phát triển. Mặt khác thực hiện Luật đất đai năm 2003 và Thông tư số 15/7/2003 của Bộ nội vụ - Bộ tài nguyên môi trường về hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý Nhà nước về Tài nguyên môi trường ở địa phương, và Thông tư số 38 ngày 31/12/2004 hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của văn phòng đăng ký đất đai và tổ chức phát triển quỹ đất. Vì vậy, tổ chức bộ máy và năng lực đội ngũ cán bộ quản lý tài nguyên môi trường ở cấp thành phố, phường, xã cần có biện pháp kiện toàn tổ chức lại cho phù hợp, tăng cường đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. 2.1. Về tổ chức bộ máy Hiện tại thành phố đang có Phòng địa chính đô thị với chức năng tham mưu cho thành phố quản lý Nhà nước về đất đai, về quy hoạch xây dựng đô thị. Trong khi đó, về chỉ đạo ngành dọc, Sở TNMT phải chỉ đạo 2, 3 phòng cấp huyện (Phòng địa chính đô thị quản lý đất đai, Phòng kinh tế quản lý tài nguyên khoáng sản, Phòng giao thông công chính quản lý môi trường). Như vậy trái với nguyên tắc tổ chức: một phòng chịu sự chỉ đạo chuyên môn của nhiều Sở, chứ không phải một Sở lại chỉ đạo nhiều Phòng cấp huyện. Do đó thành phố nên tổ chức lại: Phòng địa chính đô thị dổi tên thành Phòng quản lý tài nguyên môi trường, thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ như hướng dẫn của Thông tư 01 ngày 15/7/2003 của Bộ TNMT đã hướng dẫn cụ thể như sau: a. Thực hiện chức năng là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, giúp UBND thành phố quản lý Nhà nước về TNMT đất, nước, khoáng sản. b. Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể: b1. Nghiên cứu dự thảo trình UBND thành phố ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các chính sách, chế độ, pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường. b2. Trình UBND thành phố về quy hoạch, kế hoạch về tài nguyên và môi trường và tổ chức thực hiện khi được xét duyệt. b3. Giúp UBND thành phố lập quy hoạch sử dụng đất đai, kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai và tổ chức kiểm tra việc thực hiện sau khi được duyệt b4. Thẩm định và trình UBND thành phố xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai phường, xã. Kiểm tra việc thực hiện sau khi xét duyệt. b5. Hướng dẫn thủ tục thẩm định hồ sơ trình UBND thành phố quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND thành phố và tốc chức thực hiện công khai trình tự giải quyết hồ sơ. b6. Quản lý theo dõi biến động đất đai và lập bản đồ địa chính cho phù hợp với hiện trạng sử dụng đất đai theo hướng dẫn của Sở TNMT. b7. Tổ chức thực hiện và hướng dẫn kiểm tra việc thống kê, kiểm kê, đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai. b8. Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng, bảo vệ tìa nguyên đất, nước, khoáng sản và công tác bảo vệ môi trường, phòng chống khắc phục suy thoái, ô nhiễm, sự cố môi trường, hậu quả thiên tai. b9. Lập báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai về hiện trạng môi trường theo định kỳ, thu thập quản lý lưu trữ tài liệu về TNMT. b10. Tổ chức các dịch vụ công trong lĩnh vực TNMT theo quy định của pháp luật. b11. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về TNMT. b12. Chủ động phối hợp với các cơ quan liên hữu quan trong việc kiển tra, thanh tra việc thi hành pháp luật, giúp UBND thành phố giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về TNMT theo quy định của pháp luật. b13. Quản lý, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phòng và cán bộ TNMT các phường, xã. 2.2. Về đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đào tạo bồi dưỡng cán bộ về kiến thức chuyên ngành với trình độ trung và đại học. Các lĩnh vực thiếu cán bộ có thể tuyển dụng cán bộ có trình độ tương ứng đã hoặc mới tốt nghiệp ra trường có đủ năng lực. Đội ngũ cán bộ quản lý tài nguyên môi trường là những cán bộ nghiệp vụ giúp UBND các cấp quản lý hành chính Nhà nước, do đó, cần tổ chức bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính thời gian từ 2, 3 tháng để mỗi cán bộ hiểu được trách nhiệm của mình, để có thái độ đúng mực, đồng thời nâng cao kiến thức hiểu biết, thực hiện nghiệp vụ hành chính một cách thông thạo, thực hiện tốt vai trò tham mưu của mình. Có thể lựa chọn cử đi bồi dưỡng từng đợt ở trường hành chính tỉnh 4, 5 đợt trong năm. 2.3. Rèn luyện cán bộ làm công tác quản lý TNMT Đây là cán bộ thường xuyên tiếp xúc với công dân, giải quyết các nghiệp vụ hành chính liên quan tới quyền lợi của công dân về môi trường dễ nẩy sinh tiêu cực, biểu hiện của quyền, hách dịch, gây khó dễ cho công dân cần có biện pháp giáo dục và ngăn chặn các hành vi thiếu cực bằng: - Công khai các thủ tục, tiêu chuẩn, chế độ, quy trình thời gian giải quyết các loại hồ sơ. - Lãnh đạo phòng TNMT và lãnh đạo UBND các phường, xã phối hợp chặt chẽ trong việc theo dõi đánh giá đội ngũ cán bộ của mình. Kiên quyết xử lý các đối tượng có thái độ không đúng, có hành vi tiêu cực. Đồng thời lựa chọn đề xuất khen thưởng kịp thời những cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện tốt nhiệm vụ đã giao để mọi người noi theo. 3. Giải pháp thực hiện các chính sách Để thực hiện tốt hoạt động quản lý sử dụng đất đai ở thành phố Hạ Long cần xây dựng thêm một số chính sách: 3.1. Chính sách sử dụng tiết kiệm đất - Ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng các loại đất phù hợp với quy định của Nhà nước và đặc điểm đất đai, lao động của thành phố - Chính sách về tận dụng không gian trong quy hoạch xây dựng công nghiệp và đô thị ở các khu tập trung dân cư... - Chính sách đầu tư đồng bộ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật giữa giao thông, thuỷ lợi, công trình công cộng... để tiết kiệm đất đai, tránh lãng phí lao động, tiền của và ảnh hưởng tới cảnh quan thành phố nhất là trong mùa du lịch. - Xây dựng và phát triển khu dân cư nông thôn theo hướng đô thị hoá tại chỗ, từng bước quy hoạch chuyển thành đô thị mới. 3.2. Giải pháp sử dụng đất nông nghiệp - Chính sách ưu tiên phát triển kinh tế nhiều thành phần - Chính sách bảo vệ người dân có việc làm ổn định, lâu dài - Chính sách đầu tư, khuyến khích người dân trồng lúa và phát triển nuôi trồng thuỷ sản (chương trình nuôi biển) - Chính sách đền bù hợp lý, thoả đáng theo quy định của Nhà nước khi chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào các mục đích khác bằng các biện pháp cụ thể như tiền đền bù đất được chuyển sang góp cổ phần với các đơn vị sử dụng đất, đào tạo nghề mới, hoặc sử dụng người lao động khi trưng dụng đất. 3.3. Chính sách và biện pháp sử dụng hợp lý các loại đất mang tính đặc thù - Chính sách ưu tiên dành đất cho các nhu cầu đặc biệt như quốc phòng, an ninh - Chính sách khuyến khích tiết kiệm đất xây dựng nghĩa địa, quy tập và quy họach nghĩa trang, nghĩa địa theo khu vực. 3.4. Chính sách áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ vào khai thác sử dụng đất - Khuyến khích việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới phù hợp với tính đa dạng sinh học trong phát triển nông nghiệp. - Có chính sách ưu tiên đón đầu các công nghệ tiên tiến, hiện đại đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị và công nghiệp. 3.5. Chính sách bảo vệ môi trường sinh thái - Xây dựng mức thuế hưởng thụ do môi trường đem lại để tăng vốn tái tạo, bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên - Xây dựng chính sách sử phạt các hành vi huỷ hoại đất đai, gây tác hại đến môi trường - Khi giao đất cho các dự án phát triển cần xây dựng phương án bảo vệ môi trường và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện - Xây dựng phương án bảo vệ môi trường chung của thành phố và di sản thiên nhiên thế giới khi công nghiệp và đô thị cùng phát triển mạnh - Có chính sách hưởng lợi và tiêu thụ sản phẩm cho các đơn vị, cá nhân nhận đất, khoán rừng để bảo vệ và phát triển vốn rừng làm tăng độ che phủ đất đai. 3.6. Chính sách tạo nguồn vốn từ đất - Xác định giá đất hợp lý nhằm tăng thu cho ngân sách, đảm bảo công bằng xã hội và kích thích sản xuất - Ban hành quy định về đấu giá quyền sử dụng đất để tạo vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật - Tiếp tục rà soát về đất đai của các tổ chức, có nhận thuê đất để tránh thất thu. Các tổ chức, cá nhân không phải thuê đất phải có kế hoạch sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, tránh lãng phí đất đai 4. Giải pháp hoàn thiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 4.1. Đối với phường, xã: - Tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ, các giải pháp cụ thể tại báo cáo số 181/BC-UB ngày 31/8/2004 của UBND Thành phố. - Đảng bộ, chính quyền phường, xã phải xác định việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ theo kế hoạch của Tỉnh và Thành phố là nhiệm vụ trọng tâm của cấp mình trong năm 2005; tiếp tục tuyên truyền mục đích ý nghĩa và tổ chức hướng dẫn cho công dân kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận QSDĐ để mọi người đồng hành thực hiện. - Kiện toàn Hội đồng đăng ký đất đai các phường, xã đảm bảo đúng số lượng, thành phần, xây dựng quy trình xét duyệt hồ sơ, công khai kết quả xét duyệt, công bố kết thúc công khai xét duyệt từng đợt, đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ; Chỉ đạo hội đồng đăng ký đất đai cấp mình thực hiện việc xét duyệt hồ sơ đều kỳ (2 tháng/kỳ) theo kế hoạch; cung cấp đủ hồ sơ chính xác về phòng Địa chính - Đô thị theo kế hoạch đề ra. Nếu phường, xã nào không thực hiện được chỉ tiêu trên Đ/C Bí thư, Đ/C Chủ tịch UBND Phường phải chịu trách nhiệm trước Thường trực Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố. - Xây dựng kế hoạch thực hiện việc cấp giấy từ tháng đầu năm 2005, đồng thời thực hiện tốt kế hoạch 849/KH-UB ngày 6/5/2004 "Về việc triển khai thi hành Luật đất đai năm 2003"; Số 843/KH-UB ngày 5/5/2004 của UBND Tỉnh "V/V kiểm tra thực hiện Quyết định số 273/TTg của Thủ tướng Chính phủ, kế hoạch số 05/KH-BCT của Bộ Chính trị"; Gồm các phần việc sau: + Hướng dẫn công dân kê khai đăng ký, lập hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. + UBND các phường, xã tăng cường đảm bảo độ chính xác các số liệu trong quá trình kiểm tra, xác nhận hiện trạng sử dụng đất: Tên người sử dụng đất, vị trí, loại đất và ranh giới sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất, tình trạng tranh chấp khiếu kiện, điều kiện phù hợp quy hoạch. Chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, lập biên bản xác định hiện trạng, đo vẽ sơ đồ thửa đất, chịu trách nhiệm về những điều mình xác định. + Trước ngày 20 hàng tháng báo cáo kết quả thực hiện về UBND Thành phố (Qua Phòng Địa chính đô thị thành phố). 4.2. Phòng Địa chính đô thị thành phố - Tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ giải pháp cụ thể tại báo cáo số 881/BC-UB ngày 31/8/2004 UBND Thành phố. - Căn cứ chính sách đất đai hiện hành: Thực hiện tốt chức năng tham mưu và đề xuất, hướng dẫn các phường, xã thực hiện: đảm bảo thật đơn giản, dễ hiểu để nhân dân thực hiện; xây dựng mối quan hệ công tác chặt chẽ giữa Phòng và UBND các phường, xã nhằm thống nhất nhận thức và đảm bảo thực hiện đúng quy trình cấp giấy chứng nhận QSDĐ (nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của các phường, xã, Phòng chỉ hướng dẫn thực hiện không làm thay); thực hiện chức năng thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (về tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ). Soạn thảo Quyết định cấp giấy chứng nhận trình UBND Thành phố duyệt cấp giấy chứng nhận QSDĐ. - Đề xuất biện pháp chấn chỉnh ngay công tác lập, hoàn thiện và quản lý hồ sơ địa chính từ các phường, xã đến Phòng địa chính đô thị đảm bảo đúng quy định, phục vụ trước mắt cho việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ và kiểm kê đất đai năm 2005. - Thực hiện tốt chức năng phó ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận QSDĐ của thành phố. Hàng tháng tổng hợp các báo cáo của các phường, xã đề xuất các biện pháp giải quyết các vướng mắc, đảm bảo thực hiện thắng lợi các kế hoạch đề ra của thành phố. - Bố trí, sắp xếp cán bộ hợp lý để nâng cao hiệu quả giải quyết công việc. - Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ địa chính các phường, xã. 4.3. Chi cục thuế thành phố Chịu trách nhiệm xác định các loại nghĩa vụ tài chính cụ thể đối với từng chủ sử dụng đất trên cơ sở các thông tin về địa chính do Phòng địa chính đô thị cung cấp và chịu trách nhiệm về độ chính xác, mức giá áp dụng và các tỷ lệ thu nộp theo quy định. 4.4. Phòng tài chính kế hoạch Có trách nhiệm đề xuất cung cấp đủ kinh phí cho các đơn vị theo tiến độ thực hiện kế hoạch. IV. Kiến nghị 1. Đề nghị UBND tỉnh, và các Sở ban ngành của tỉnh nghiên cứu ban hành bổ sung thêm những văn bản cụ thể hoá Luật đất đai năm 2003 và các quy định của pháp luật về quản lý đất đai. Vì các văn bản của tỉnh hiện nay không còn phù hợp với Luật đất đai năm 2003, chưa được điều chỉnh cho phù hợp về: quy định hạn mức sử dụng đất đai ở địa phương, đối tượng cho phép ghi nợ nghĩa vụ tài chính khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các trường hợp mất giấy tờ cũ xin cấp lại... 2. Trước yêu cầu về nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai năm 2005 và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước ở các cấp, nhất là các cấp cơ sở trong lĩnh vực quản lý TNMT đang bị coi nhẹ. Cần tăng cường thêm biên chế cán bộ làm công tác quản lý TNMT. 3. Kinh phí cấp cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mức tỉnh đang quy định không còn phù hợp, đề nghị UBND tỉnh xem xét điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế. 4. Đề nghị UBND tỉnh xem xét, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai ở thành phố Hạ Long, làm căn cứ, cơ sở cho công tác quản lý sử dụng đất đai ở thành phố. Kết luận Quản lý là hoạt động mang tính kinh tế – xã hội, người ta cần tính đến hiệu quả trong công tác quản lý. Mỗi một đô thị đều có những vấn đề phức tạp khác nhau trong công tác quản lý sử dụng đất đai và sẽ có những cách thức giải quyết khác nhau cho các mâu thuẫn về quan hệ đất đai đó. Song cho dù cách thức giải quyết nào cũng đều nhằm mang lại hiệu quả sử dụng đất lâu dài nhất. Và điều này còn phụ thuộc vào rất nhiều vào nhận thức, trình độ của các nhà quản lý đô thị. Nếu ta có cái nhìn sâu rộng, dự kiến được những biến động trong tương lai thì đó mới là cái nhìn đúng đắn nhằm đảm bảo cho việc phát triển bền vững của đô thị. Yêu cầu này hoàn toàn xuất phát từ thực tiễn, từ điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của đô thị. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở nước ta lâu nay thiên về mở mang phạm vi và quy mô đô thị hơn là theo định hướng kết hợp củng cố và phát triển kết hợp kiện toàn và phát triển. Bởi lẽ đó mà các đô thị luôn trong trạng thái dở dang. Chúng ta phải chờ đến một điểm hẹn nào đó thì mới kiện toàn. Các đô thị của ta không thiếu những ngôi nhà đẹp, những đoạn phố đẹp, cái chúng ta thiếu là trật tự. Trật tự kiến trúc mới quyết định vẻ đẹp của một đô thị và sự lành mạnh của nó. Quản lý công tác lập xét duyệt quy hoạch và lập kế hoach sử dụng đất tốt sẽ mang lại được vẻ đẹp vĩnh hằng đó cho đô thị. Điều này thì không thể phủ nhận được vai trò của các nhà quản lý đô thị. Thành phố Hạ Long cũng vậy, cần có những cách thức quản lý sử dụng đất đai sao cho hợp lý xứng đáng với thành phố đô thị loại II của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và của cả nước nói chung. UBND Thành phố cần có những giải pháp hữu hiệu về đào tạo nhân lực, hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước về địa chính, hoàn thiện khung pháp lý trình cấp cao hơn. Đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đảm bảo quyền lợi của công dân. Danh sách tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Quản lý đô thị- NXB Thống kê 2. Dự thảo Báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai thành phố Hạ Long thời kỳ 2004- 2010. 3. Dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2010. 4. Kỷ yếu hội thảo đền bù giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng ở Việt Nam- Hà Nội 12-13/9/2002 5. Báo cáo số 04/BC-UB về " Về công tác cấp giấy chứng nhận QSHN ở và QSDĐ ở năm 2004 và phương hướng nhiệm vụ năm 2005" của UBND thành phố Hạ Long. 6. Quyết định số 250/2003/QĐ- TTG ngày 20 tháng 11 năm 2003" Về nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung TP. Hạ Long đến năm 2020" đã được Chính phủ phê duyệt. 7. Văn kiện Đảng bộ thành phố Hạ Long lần thứ XXI 8. Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2000- 2010. 9. Luật đất đai năm 2003. 10. Tạp chí xây dựng. Nhận xét của viên giáo hướng dẫn ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Hà Nội, ngày ..... tháng ... năm 2005 Nhận xét của giáo viên phản biện ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Hà Nội, ngày …. tháng …năm 2005

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34135.doc
Tài liệu liên quan