Ngày nay trên thế giới, tiêu chí để đánh giá một nền kinh tế giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh hay không là dựa vào sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp y tế của quốc gia đó. Hai sự nghiệp này đều có tầm quan trọng ngang nhau, đồng thời cũng hỗ trợ cho nhau. Nếu phát triển giáo dục là cơ sở cho sự phát triển kinh tế được ổn định và lâu dài thì phát triển sự nghiệp y tế đóng góp phần không nhỏ vào sự phát triển đó.
Chi NSNN trong những năm qua đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của y tế, song song với việc quản lý chi NSNN nói chung và chi ngân sách cho y tế nói riêng phải hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất. Trong những năm tới, cùng với nhiệm vụ và mục tiêu mới của Đảng và Nhà nước tao sẽ càng chú trọng vấn đề chi NSNN cho sự nghiệp y tế. Chúng ta cần phải tăng cường quản lý kinh phí, đầu tư nhiều hơn nữa cho sự nghiệp y tế của cả nước nói chung và của Thành phố Hà Nội nói riêng. Có như vậy, đất nước ta mới có thể đẩy mạnh được tiến độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Do thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế có hạn, trình độ lý luận và hiểu biết thực tế còn hạn chế nên chắc chắn em sẽ không tránh khỏi sai sót khi hoàn thành luận văn này. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp phê bình của các Thầy, Cô giáo và các Cán bộ trong Sở Tài chính - Vật giá Hà Nội để em có thể hiểu và hoàn thiện bài luận văn của mình.
74 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảng:
Thứ nhất: Do tồn tại ngân sách cấp huyện nên kinh phí của các trung tâm y tế do ngân sách cấp huyện quản lý, kinh phí của các bệnh viện và trung tâm y tế chuyên khoa do ngân sách Thành phố quản lý nhưng được thông qua Sở y tế, Sở tài chính bàn giao toàn bộ kinh phí của các bệnh viện, trung tâm y tế chuyên khoa trực thuộc là các đơn vị dự toán cấp II của ngân sách thành phố. Sở Tài chính có trách nhiệm quản lý, kiểm tra tình hình cấp phát của Sở y tế cũng như việc sử dụng kinh phí tại các đơn vị trực thuộc.
Thứ hai : Ngân sách quận huyện trực tiếp quản lý của các trung tâm y quận huyện trên địa bàn. Các trung tâm y tế quận huyện là đơn vị dự toán cấp I của ngân sách quận huyện. Các bệnh viện mở tài khoản tại các kho bạc địa phương, rút kinh phí để phục vụ hoạt động của mình theo các khoản mục được phân bổ trong kế hoạch chi NS của UBND Thành phố đã phê duyệt theo hình thức quý, tháng.
Bắt đầu từ năm 1997, thực hiện quyết định của Chính phủ về việc cấp phát kinh phí y tế theo ngành. Các quận huyện không thực hiện chi NS quận huyện cho ngành y tế. UBND Thành phố giao cho Sở Tài chính và sở chủ quản thống nhất dự toán cho đơn vị thụ hưởng ngân sách và cấp trực tiếp bằng kinh phí uỷ quyền cho đơn vị thông qua ngân sách quận huyện. Đối với những chương trình mục tiêu việc quản lý, cấp phát kinh phí hiện nay vẫn chưa ổn định trước năm 1994 Bộ Y tế quản lý trực tiếp theo ngành dọc từ TW đến địa phương.
Từ năm 1994 theo quyết định 60/TTg của Thủ tướng chính phủ quyết định kinh phí chương trình mục tiêu vốn do NSTW chi nhưng Bộ tài chính cấp uỷ quyền qua Sở Tài chính để chuyển giao cho sở tài chính. Chi chương trình mục tiêu căn cứ vào nhiệm vụ của ngành đã được HĐND, UBND thành phố phê duyệt để tập trung chi NSNN vào các chương trình mục tiêu trọng điểm.
* Mô hình cấp phát kinh phí
Sở Tài chính vật giá cấp phát kinh phí cho các đơn vị dự toán thông qua hệ thống kho bạc nhà nước, dựa trên số dự toán được duyệt
- Đối với các bệnh viện, trung tâm chuyên khoa:
Việc cấp phát kinh phí cho Sở y tế, bệnh viện được thực hiện theo phương thức cấp phát HMKP theo dự toán NSNN đã được phê chuẩn chia làm 4 quý phân theo các khoản, hạng, mục, theo từng đối tượng chi.
Định kỳ, Sở Tài chính cấp hạn mức kinh phí cho các đơn vị dự toán (thông qua Sở Y tế), căn cứ vào hạn mức đó, đơn vị tới kho bạc rút tiền về để chi. Sở Tài chính kết hợp với Sở Y tế thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình chi tiêu của các đơn vị dự toán nhằm đảm bảo chi đúng mục đích và theo dự toán.
- Đối với các TTYT quận huyện(?????)
2.2.2. Quy trình quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế trên địa bạm thành phố Hà Nội .
2.2.2.1 Khâu lập dự toán.
Đây là khâu mở đầu của một chu trình ngân sách, nó đặt nền tảng cho các khâu tiếp theo. Lập dự toán ngân sách cho sự nghiệp y tế có vai trò quan trọng trong quá trình quản lý các khoản chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế. Muốn lập được phải dựa vào các căn cứ và phải có phương pháp lập cụ thể, đồng thời phải nắm được trình tự lập các khoản chi cho ngân sách nhà nước như thế nào.
* Căn cứ lập dự toán
Khi lập dự toán ngân sách phải dựa trên các căn cứ sau :
- Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo
- Dựa vào các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đặc biệt là các chỉ tiêu có liên quan đến việc cấp phát kinh phí cho sự nghiệp y tế kỳ kế hoạch.
- Dựa vào kết quả phân tích, đánh giá tình hình chi ngân sách cho sự nghiệp y tế các năm trước, đặc biệt là năm báo cáo.
- Dựa trên thực trạng của ngành y tế và khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng nhu cầu chi cho sự nghiệp y tế kỳ kế hoạch.
- Dựa trên các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức, các biến động về giá cả, và các nhân tố kinh tế - xã hội khác có liên quan đến y tế.
* Quy trình lập dự toán:
- Các đơn vị dự toán là đơn vị trực tiếp thụ hưởng ngân sách có trách nhiệm xây dựng dự toán năm kế hoạch của mình dựa trên những căn cứ nhất định gửi lên Sở Y tế xem xét.
- Sở Y tế tổng hợp kế hoạch thu - chi của toàn ngành ( gồm chi quản lý nhà nước và chi sự nghiệp y tế ). Sau đó, Sở Y tế gửi cả dự toán tổng hợp và chi tiết sang Sở Tài chính vật giá để Sở Tài chính vật giá bố trí kế hoạch thu chi vào khối hành chính sự nghiệp toàn thành phố và trình lên HĐND thành phố phê chuẩn.
- Căn cứ vào dự toán năm đã được HĐND thành phố phê duyệt, Sở Tài chính vật giá cùng với Sở Y tế tiến hành phân bổ dự toán thu chi cho từng đơn vị.
- Các đơn vị (gồm các bệnh viện, các đơn vị thuộc khối phòng bệnh và khối y tế cơ sở) căn cứ vào dự toán năm được duyệt để lập kế hoạch thu chi hàng quý gửi Sở Tài chính vật giá.
* Nôi dung dự toán: Dự toán được xây dựng gồm hai phần:
- Đánh giá tình hình thực hiện thu chi ngân sách của năm thực hiện (phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình thực hiện, những tồn tại để bổ sung, sửa đổi)
- Lập dự toán chi ngân sách cho năm kế hoạch được xác định theo mục lục ngân sách với những nội dung :
+ Kế hoạch chi ngân sách thường xuyên
+ Kế hoạch chi mua sắm sửa chữa nhỏ
Việc lập kế hoạch phải căn cứ vào mục đích, phương hướng chủ trương phát triển ngành y tế của Đảng, Nhà nước và của thành phố. Dự toán xác định bằng công thức :
Dự toán = Đối tượng x Mức chi x Thời gian chi
Việc lập dự toán chi mua sắm sữa chữa có định hướng đơn giá cụ thể, Sở Y tế có trách nhiệm tổng hợp kế hoạch ngân sách, chi NS chung của ngành gửi lên Sở tài chính vất giá và UBND thành phố. Sở tài chính vật giá phối hợp với Sở kế hoạch đầu tư tổng hợp cân đối số liệu dự toán chi tiêu của ngành y tế trình lên UBND thành phố phê duyệt làm cơ sở xây dựng kế hoạch trình lên Chính phủ quyết định. Chính phủ thông qua Bộ tài chính, Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch đầu tư và các bộ ngành có liên quan đến Chính phủ xem xét, phê chuẩn.
2.2.2.2. Chấp hành dự toán
2.2.2.2.1. Kiểm soát chi
- Căn cứ vào dự toán quý đã được phê duyệt và số cấp phát của Sở Tài chính vật giá cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách, hàng tháng, cán bộ Sở Tài chính vật giá kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu chi của các đơn vị xem có đúng với nội dung chi theo dự toán được duyệt hay không, có đảm bảo được chính xác chế độ tiêu chuẩn định mức của nhà nước hay không.
- Kiểm tra, xem xét việc mở sổ sách, chế độ ghi chép chứng từ và trên sổ sách kế toán có đúng không.
- Kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo kế toán theo mẫu biểu quy định, chế độ quản lý quỹ tiền lương của đơn vị theo biên chế, biến động tăng giảm tài sản cố định của đơn vị
- Đối với các khoản chi thường xuyên và chi nghiệp vụ, thực hiện cấp phát theo đúng dự toán đã được phê duyệt và thực tế chi phí cho từng hoạt động nghiệp vụ, đảm bảo cho đơn vị hoàn thành tốt công tác chuyên môn và đảm bảo kinh phí được sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ, có hiệu quả và tiết kiệm.
- Đối với các khoản chi mua sắm, sửa chữa, ngoài việc hướng dẫn các đơn vị thực hiện các qui định của nhà nước về mua sắm tài sản, cơ quan tài chính còn hướng dẫn các đơn vị thực hiện chỉ thị 21/CP-TTg của Thủ tướng chính phủ và thông tư 100/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc mua sắm tài sản, vật tư thiết bị sản xuất trong nước, cụ thể là thủ trưởng đơn vị được UBND thành phố uỷ quyền phải phê duyệt danh mục hàng hoá mua sắm, trong đó, ưu tiên mua sắm hàng hoá sản xuất hay lắp đặt trong nước.
2.2.2.2.2. Đánh giá khái quát chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong những năm qua, chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước (về số tuyệt đối). Kinh phí chi thường xuyên trong thực hiện các năm đều cao hơn kế hoạch và là nguồn kinh phí tương đối ổn định. Tỷ trọng chi ngân sách cho sự nghiệp y tế ngày càng được thành phố quan tâm và đầu tư xứng đáng, điều này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng số 6 : Chi ngân sách thành phố cho sự nghiệp y tế.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Chi cho sự nghiệp y tế:
- Tổng số
- Tỷ lệ % chi cho y tế so với tổng chi NSTP
121.065
4,76
133.655
4,82
163.977
4,90
( Nguồn số liệu : Sở Tài chính - Vật giá Hà Nội)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng chi NS cho sự nghiệp y tế ngày càng tăng lên, cụ thể là : Năm 2000, tổng chi NS cho sự nghiệp y tế là 121.065 triệu đồng chiếm 4,76% trong tổng chi NS thành phố; Năm 2001, tổng chi cho sự nghiệp y tế là 133.655 triệu đồng chiếm 4,82% tổng chi ngân sách thành phố; Đến năm 2002, con số này là 163.977 triệu đồng chiếm 4,90% trong tổng chi ngân sách thành phố.
Cũng qua bảng số liệu trên ta thấy, mức độ chi cho sự nghiệp y tế tăng lên nhiều về số tuyệt đối năm 2001 so với năm 2000 là 12.590 triệu đồng, năm 2002 so với năm 2001 là 30.322 triệu đồng; Tuy nhiên, về tỷ trọng chi cho sự nghiệp y tế trong tổng chi ngân sách thành phố lại tăng lên không nhiều: Năm 2001 tăng so với năm 2000 là 0,06% thì năm 2002 tăng so với năm 2001 là 0,08%. Điều này không có nghĩa là chi ngân sách thành phố không chú trọng đến chi cho sự nghiệp y tế mà ngược lại, sự nghiệp y tế luôn được các cấp uỷ đảng quan tâm nhưng tốc độ tăng chi giảm dần hoặc tăng chậm để phù hợp với chủ trương “giảm dần các khoản chi bao cấp, bao biện, chi có trọng tâm, trọng điểm và từng bước xã hội hoá hoạt động Y tế ”.
Ngoài các khoản chi do thành phố cấp thì NSTW cũng cấp kinh phí uỷ quyền, tổng số là 3.300 triệu đồng năm 2002 dành cho các chương trình y tế như : Phòng chống sốt rét và giun sán, phòng chống sốt xuất huyết, phòng chống bệnh phong, lao, HIV/AIDS, mù loà, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng v...v.
2.2.2.2.3. Đánh giá chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế theo nhóm chi chủ yếu
Chi ngân sách thành phố có nội dung rất đa dạng và phong phú. Trong tổng số chi ngân sách thành phố cho sự nghiệp y tế thì khối lượng và mức độ chi cho từng nội dung là khác nhau. Đồng thời, qua từng năm thì số chi cho từng nội dung có sự thay đổi để phù hợp với thực trạng của ngànhy tế và chủ trương của Đảng, của Nhà nước. Xét theo chức năng của ngành y tế thì chi NS thành phố cho sự nghiệp y tế gồm : Chi cho khám chữa bệnh, chi cho phòng bệnh, chi cho y tế xã, chi đào tạo, chi cho nghiên cứu khoa học và chi khác. Tuy nhiên, ở đây không đi sâu vào tiêu thức này mà đi sâu vào xem xét nội dung chi NS thành phố cho sự nghiệp y tế trên góc độ tài chính.
Đứng trên góc độ quản lý và xét theo đối tượng sử dụng kinh phí thì chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế gồm 4 nhóm chính là : Chi cho con người; chi cho nghiệp vụ chuyên môn; Chi về mua sắm, sửa chữa; Chi về quản lý hành chính và chi khác. Khối lượng và tỷ trọng của từng nhóm trong tổng chi ngân sách cho sự nghiệp y tế thể hiện ở bảng sau :
Bảng số 7 : Cơ cấu chi ngân sách cho thành phố qua 2 năm 2001 - 2002
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nội dung
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2001 so với năm 2002
Số kế hoạch
Số thực hiện
Số kế hoạch
Số thực hiện
Số tuyệt đối
Tỷ trọng %
Số tuyệt đối
Tỷ trọng%
Số tuyệt đối
Tỷ trọng %
Tổng chi
113.230
133.655
100,0
156.340
163.977
100,0
30.322
22,7
1. Nhóm chi cho con người
37.170
39.426
29,5
51.130
54.878
33,5
15.452
39,2
2. Nhóm chi cho CMNV
40.250
43.500
32,5
53.280
56.720
34,6
13.220
30,4
3. Chi về mua săm sửa chữa
11.250
14.660.
11,0
17.020
20.264
12,3
5.604
38,2
4. Chi QLHC
24.560
36.069
27,0
34.910
32.115
19,6
-3.954
-11,0
( Nguồn số liệu : Sở Y tế Hà Nội)
Để xét cụ thể hơn, ta đi vào nghiên cứu từng nhóm chi:
- Nhóm chi cho con người.
Đây là nhóm chi quan trọng nhất bởi đối tượng chi ở đây là con người, là thầy thuốc - nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Muốn cho người thầy thuốc, người cán bộ y tế chuyên tâm công tác, tận tình phục vụ người bệnh và chăm lo đến sức khoẻ nhân dân thì đòi hỏi cần phải quan tâm đầu tư cho con người, bằng cách tăng dần cả về số tuyệt đối và tỷ trọng cho nhóm chi con người.
Trong những năm qua, nhà nước đã quan tâm rất nhiều đến chế độ tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên nói chung và ngành y tế nói riêng, thể hiện ở chỗ nhà nước đã thực hiện tăng mức lương tối thiểu từ 144.000 đồng/ tháng lên 210.000 đồng/ tháng, do vậy mà thu nhập của cán bộ công nhân viên cũng tăng lên, thể hiện là năm 2001, nhóm chi cho con người là 15.452 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 29,5% thì năm 2002 là 54.878 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 33,5%, tăng so với năm 2001 là 15.452 triệu đồng trong khi số biên chế tăng lên chỉ có 71 người, điều này chứng tỏ thành phố ngày càng quan tâm đầu tư cho nhóm chi cho con người, góp phần nâng cao đời sống của các cán bộ y tế, tạo điều kiện để họ yên tâm trong công việc và nâng cao nghiệp vụ, thúc đẩy sự nghiệp y tế ngày càng phát triển. Để hiểu rõ vấn đề này, ta đi sâu vào nghiên cứu bảng số liệu sau :
Bảng số 8 : Chi NSTP cho nhóm chi con người qua 2 năm 2001 - 2002
Đơn vị tính : Triệu đồng
Nội dung
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2001 so với năm 2002
Số kế hoạch
Số thực hiện
Số kế hoạch
Số thực hiện
Số tuyệt đối
Tỷ trọng %
Số tuyệt đối
Tỷ trọng %
Số tuyệt đối
Tỷ trọng %
Tổng chi
37.170
39.426
100,0
51.130
54.878
100,0
15.452
39,2
- Lương
23.000
23.920
60,7
35.700
36.700
66,9
12.780
53,4
- Phụ cấp
1.250
1.500
3,8
2.200
2.270
66,9
12.780
51,3
-BHYT, BHXH
4.890
5.026
12,7
8.000
9.708
17,7
4.682
93,1
- Tiền thưởng
1.500
2.000
5,1
1.230
1.500
2,7
-500
-25,0
- Phúc lợi TT
6.530
6.980
17,7
4.000
4.700
8,6
-2.280
-32,7
( Nguồn số liệu : Sở Tài chính vật giá Hà Nội)
Qua bảng số 8 ta thấy, tình hình nhóm chi cho con người đã tăng lên: Năm 2001 là 39.426 triệu đồng thì năm 2002 là 54.878 triệu đồng với tốc độ tăng là 39,2%.
Sở dĩ nhóm này tăng là do các nhóm mục chi về lương, phụ cấp, các khoản đóng góp, tăng cao hơn so với số giảm của 2 mục chi là tiền thưởng và phúc lợi tập thể.
+ Tiền lương: Là mục chi chủ yếu của nhóm chi cho con người : Trong những năm qua, số chi cho tiền lương ngày càng gia tăng. Cụ thể, năm 2001 là 23.920 triệu đồng chiếm 60,7% tổng chi cho con người thì đến năm 2002, con số này là 36.700 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 66,9% trong tổng chi cho con người. Tổng quỹ lương tăng lên trong khi số biên chế tăng lên với tốc độ chậm hơn, điều này phản ánh thu nhập của các cán bộ y tế ngày càng tăng và là nguồn thu chủ yếu của họ.
Lương là biểu hiện giá cả sức lao động, vì vậy, muốn các cán bộ y tế cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp y tế thì phải chú trọng hơn nữa đến mục chi này.
+ Phụ cấp : Lĩnh vực y tế có đặc điểm là thời gian làm việc không hạn chế và quy định rõ ràng với từng người được, cán bộ y tế phải làm việc thường xuyên và tiếp xúc với các chất độc hại, công tác y tế phải liên quan đến tính mạng của con người.....Vì vậy, phụ cấp cho ngành y tế đòi hỏi ngày một được nâng lên để nâng cao trách nhiệm của đội ngũ y bác sỹ và đảm bảo công bằng trong từng lĩnh vực, tạo sự tận tâm làm việc của đội ngũ cán bộ y tế; trong 2 năm 2001 - 2002, số chi cho phụ cấp cũng đã tăng lên đáng kể: Năm 2001 là 1.500 triệu đồng chiếm 3,8% trong tổng chi cho con người, năm 2002 là 2.270 triệu đồng chiếm 4,1% trong tổng chi cho con người, tăng 770 triệu đồng so với năm 2001 về số tuyệt đối và tỷ trọng tăng là 51,3% so với 2001.
+ Các khoản đóng góp (BHYT, BHXH): Phản ánh kinh phí NSNN cấp cho đơn vị sử dụng lao động để nộp các quỹ. Khoản này tăng lên : Năm 2001 là 5.026 triệu đồng thì năm 2002 là 9.708 triệu đồng, năm 2002 tăng so với năm 2001 là 4.682 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 93,1%.
+ Tiền thưởng : Khoản chi này năm 2002 đã giảm so với năm 2001 là 500 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 25%. Tiền thưởng là động lực thúc đẩy cán bộ y tế hoạt động tích cực hơn và ngày càng nâng cao trách nhiệm, do đó, cần phải quan tâm chi nhiều hơn cho mục này.
+ Phúc lợi tập thể : Phản ánh các khoản chi có tính phúc lợi cho cán bộ viên chức nhà nước theo chế độ quy định của nhà nước hiện hành ( như chi tiền uống nước, tiền thuốc chữa bệnh thông thường của cơ quan, tiền nhà ở, tiền điện nước tập thể...).Trong những năm qua, với xu hướng xoá bỏ bao cấp và tiền lương là khoản thu nhập chủ yếu thì khoản chi cho phúc lợi tập thể cũng có xu hướng giảm, cụ thể là năm 2001 là 6.980 chiếm tỷ trọng 17,7% trong chi NS cho sự nghiệp y tế thì năm 2002, con số này là 4.700 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 8,6% trong tổng chi cho sự nghiệp y tế; Như vậy, phúc lợi tập thể năm 2002 giảm so với năm 2001 là 2.280 triệu đồng với tỷ trọng là 32,7%.
Đồng thời, cũng qua bảng trên ta thấy, số thực hiện luôn lớn hơn số chi định mức qua 2 năm, cụ thể là năm 2001, số định mức là 37.170 triệu đồng thì con số thực hiện là 39.426 triệu đồng; Năm 2002, số định mức là 51.130 triệu đồng thì số thực hiện là 54.875 triệu đồng, điều này chứng tỏ rằng, nhu cầu chi cho con người phục vụ cho sự nghiệp y tế luôn tăng lên và đã được đáp ứng, thể hiện qua sự tăng lên giữa số định mức và số thực chi
Để góp phần nâng cao hiệu quả của nhóm chi cho con người thì đòi hỏi nhà nước phải có chính sách về tiền lương, tiền thưởng hợp lý, đồng thời, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan tài chính, kho bạc, y tế để cán bộ y tế được hưởng mức lương hợp lý nhất, nhận được lương đầy đủ, kịp thời.
- Nhóm chi cho nghiệp vụ chuyên môn.
Đây là nhóm chi liên quan trực tiếp đến người bệnh, đáp ứng kinh phí cho khám chữa bệnh và phòng bệnh (như mua thuốc, phòng và chữa bệnh, hoá chất... Mua thiết bị y tế không phải là TSCĐ, trang phục, bảo hộ lao động của ngành y tế.
Trong những năm qua, do diễn biến phức tạp của bệnh dịch nên thành phố phải đối mặt với nguy cơ bệnh dịch cao; Nhưng được sự quan tâm của UBND, HĐND cùng các Sở ban ngành, kinh phí dành cho sự nghiệp y tế ngày càng tăng lên, đặc biệt là khoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn, thể hiện qua bảng sau :
Bảng số 9 : Tình hình chi cho nghiệp vụ chuyên môn SN y tế qua 2 năm 2001 - 2002.
Đơn vị tính : triệu đồng
Nội dung
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2001 so với năm 2002
Số kế hoạch
Số thực hiện
Số kế hoạch
Số thực hiện
Số tuyệt đối
Tỷ trọng %
Số tuyệt đối
Tỷ trọng %
Số tuyệt đối
Tỷ trọng %
Tổng chi
40.250
43.500
100,0
53.280
56.720
100
12.220
30,4
Trong đó
- Các TTYT TP và các BVCK
25.000
26.230
60,3
33.780
35.720
63,0
9.490
36,2
- Các TTYT quận huyện
15.250
17.270
39,7
19.500
21.000
37,0
3.730
21,6
( Nguồn số liệu : Sở tài chính vật giá Hà Nội)
Qua bảng số 9 ta thấy, số chi cho nghiệp vụ chuyên môn ngày càng tăng lên, cụ thể là : Năm 2001, tổng chi cho nghiệp vụ chuyên môn là 43.500 triệu đồng thì năm 2002 là 56.720 triệu đồng, tăng so với năm 2001 là 12.220 triệu đồng về số tuyệt đối với tốc độ tăng là 30,4%. Trong đó, chi cho chuyên môn nghiệp vụ ở các bệnh viện chuyên khoa, các trung tâm y tế thành phố năm 2001 là 26.230 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 60,3% tổng chi NVCM toàn thành phố, nhưng năm 2002, con số này đã tăng lên là 35.720 triệu đồng chiếm tỷ trọng 63%, tăng so với năm 2001 là 9.490 triệu đồng với tốc độ tăng là 36,2%; Còn đối với các TTYT quận, huyện, số chi cho nghiệp vụ chuyên môn năm 2001 là 17.270 triệu đồng chiếm tỷ trọng 39,7% trong tổng chi NS cho NVCM của sự nghiệp y tế thành phố, năm 2002 là 21.000 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 37% tăng so với năm 2001 là 3730 triệu đồng với tỷ trọng là 21,6% .
Như vậy, số chi cho NVCM ngày càng tăng lên cả về số tuyệt đối và tỷ trọng cũng như là số định mức và số thực hiện (chỉ xét năm 2002, số định mức là 53.280 triệu đồng thì số thực hiện là 56.720 triệu đồng, tăng hơn 3.440 triệu đồng), đặc biệt là đối với các TTYT quận, huyện, số chi đã tăng lên đáng kể, điều này chứng tỏ rằng thành phố luôn quan tâm đến sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, luôn có sự đầu tư đích đáng cho sự nghiệp quan trọng này, không chỉ ở các khu vực trung tâm thành phố mà các tuyến cơ sở cũng được đầu tư ngày càng nhiều, đảm bảo nhân dân ở toàn thành phố được hưởng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất, đồng thời góp phần rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, ngoại thành với nội thành, ít nhất là trong lĩnh vực y tế.
Chính vì điều này mà trong những năm vừa qua, đặc biệt là năm 2002, các TTYT quận huyện thuộc thành phố Hà Nội đã từng bước hoàn thiện mình về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị được trang bị hiện đại hơn, nghiệp vụ chuyên môn được nâng cao một cách rõ rệt, số bác sỹ có trình độ chuyên môn cao tăng lên, cán bộ công nhân viên ở đây làm việc có tinh thần trách nhiệm, phục vụ tận tình chu đáo đã tạo được sự tin tưởng ở nhân dân và thu hút được nhiều người dân đến khám chữa bệnh.
Số chi cho nghiệp vụ chuyên môn rất quan trọng, nó giúp cho hoạt động khám chữa bệnh mang lại hiệu quả cao nếu được đầu tư thích đáng; Như vậy, ngành y tế Hà Nội ít nhiều cũng đã đảm bảo được tính hiệu quả trong việc khám chữa bệnh cho nhân dân thành phố. Tuy nhiên, vẫn phải luôn quan tâm đặc biệt đến khoản chi này để duy trì tính hiệu quả hiện có và ngày càng hoàn thiện hơn.
- Nhóm chi về mua sắm sửa chữa:
Cơ sở vật chất kỹ thuật của bệnh viện, của các trung tâm phòng và khám chữa bệnh là một khâu quan trọng không thể thiếu được của toàn ngành y tế, nó quyết định chất lượng hoạt động của sự nghiệp y tế. Hàng năm, do sự xuống cấp tất yếu của cơ sở vật chất và do nhu cầu hoạt động mà cần phải có kinh phí để mua sắm, trang bị thêm hoặc sửa chữa để phục hồi lại giá trị sử dụng của những TSCĐ đã bị xuống cấp. Hàng năm, ngoài những nguồn vốn do huy động được từ tầng lớp nhân dân và sự tài trợ của các tổ chức, NSNN cũng dành một khoản để đầu tư cho việc mua sắm, sửa chữa TSCĐ. Số chi ngân sách cho nhóm chi này được thể hiện ở bảng sau:
Bảng số 10 :Tình hình chi cho mua sắm sửa chữa qua 2 năm 2001-2002
Đơn vị tính : triệu đồng
Nôi dung chi
Năm 2001
Năm 2002
2002 so với 2001
Số tuyệt đối
Tỷ trọng%
Số tuyệt đối
Tỷ trọng%
Số tuyệt đối
Tỷ trọng%
Tổng chi
14.660
100
20.264
100
5.604
38,2
1. Mua sắm
9.350
64
15.370
76
6.020
64,4
2. Sửa chữa
5.310
36
4.894
24
- 416
- 7,8
( Nguồn số liệu : Sở Y tế Hà Nội)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tình hình chi cho mua sắm sửa chữa ngày càng tăng lên. Năm 2001 tổng chi cho nhóm mục này là 14.660 triệu đồng chiếm tỷ trọng 11% trong tổng chi ngân sách cho sự nghiệp y tế thì năm 2002 lầ 20.264 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 12,3% tổng chi ngân sách cho sự nghiệp y tế, tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Tuy nhiên, chỉ có mua sắm tăng lên còn sửa chữa lại giảm xuống: Năm 2001, số mua sắm là 9.350 triệu đồng chiếm tỷ trọng 64% tổng chi cho mua sắm sửa chữa, năm 2002 là 15.370 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 76%. Số chi này đã góp phần vào việc trang bị thêm những thiết bị hiện đại cho ngành y tế Hà Nội, đảm bảo nhân dân thủ đô được hưởng công nghệ chăm sóc sức khoẻ hiện đại hơn, tiến tiến hơn, hiệu quả hơn ; Số sửa chữa năm 2001 là 5.310 chiếm tỷ trọng là 36% thì năm 2002 là 4.894 triệu đồng chiếm tỷ trọng 24% tổng chi cho MSSC, giảm so với năm 2001 là 416 triệu đồng, tốc độ giảm là 7,8%. Điều này không có nghĩa là sự quan tâm sửa chữa TSCĐ giảm xuống mà thành phố đã có sự đầu tư về cơ sở vật chất ban đầu cho các bệnh viện cũng như các TTYT rất kỹ lưỡng nên việc sửa chữa lại các TSCĐ giảm xuống là điều đáng mừng vì nó chứng minh một điều là cơ sở vật chất của các bệnh viện, các trung tâm y tế vẫn luôn đảm bảo chất lượng.
- Nhóm chi cho quản lý hành chính.
Đây là nhóm chi nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của bộ máy quản lý tại các cơ sở y tế và toàn ngành y tế. Nhóm chi này tuy không mang tính quyết định trực tiếp đến hiệu quả hoạt động nhưng nó không thể thiều được trong công tác của ngành, ảnh hưởng không ít đến các hoạt động phòng và khám bệnh. Nhóm chi này không nằm trong kế hoạch chi cụ thể, tuỳ theo yêu cầu của từng cơ sở, đơn vị y tế mà khoản chi này nhiều hay ít. Trong thời gian qua, nhóm chi này chiếm tương đối lớn trong tổng chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế, cụ thể được thể hiện ở bảng sau :
Bảng số 11 : Tình hình chi ngân sách cho QLHC qua 2 năm 2001-2002
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nội dung
Năm 2001
Năm 2002
2002 so với 2001
Số tuyệt đối
Tỷ trọng%
Số tuyệt đối
Tỷ trọng%
Số tuyệt đối
Tỷ trọng%
Tổng chi QLHC
36.069
100
32.115
100
- 3954
-11
1. Công tác phí
9.250
26
6.000
19
- 3.250
-35
2. Hội nghị phí
10.120
28
12.000
37
+1.880
+19
3. Công vụ phí
16.699
46
14.115
44
- 2.584
- 15
( Nguồn số liệu: Sở Tài chính Hà Nội)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, số chi cho QLHC giảm dần từ năm 2001 so với năm 2002, cụ thể là : Năm2001 là 36.069 triệu đồng chiếm tỷ trọng 27% trong tổng chi NS cho sự nghiệp y tế thì năm 2002 là 32.115 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 19,6% (giảm cả về số tuyệt đối và tỷ trọng)
+ Công tác phí : Giảm 3.250 triệu so với năm 2001. Mục này bao gồm: Phụ cấp đi đường, phụ cấp lưu trú. Khoản này nhìn chung đã quản lý tốt và sát sao, đảm bảo tính tiết kiệm- hiệu quả.
+ Hội nghị phí : Khoản này tăng hơn so với năm 2001, cụ thể là 1.880 tương ứng với 19%. Khoản chi này phụ thuộc vào số lần hội nghị và quy định hội nghị nhưng cũng đòi hỏi phải thật tiết kiệm và hiệu quả. Thực tế cho thấy, số chi này đã tăng lên 1.880 triệu đồng, con số này không phải là nhỏ. Tuy nhiên, khoản chi này cũng cần phải được ưu tiên kinh phí cho tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên môn nhằm nâng cao công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
+ Công vụ phí : Là khoản chi nhằm đảm bảo công tác hành chính của bệnh viện, TTYT bao gồm các mẫu biểu in ấn, văn phòng phẩm, điện nước. Khoản chi này chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi quản lý hành chính, tuy nhiên con số này năm 2002 cũng đã giảm so với năm 2001, nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu phát triển, góp phần hoàn thiện cơ sở vật chất của ngành y tế thủ đô
Như vậy: Qua nghiên cứu cơ cấu chi ngân sách thành phố Hà Nội cho sự nghiệp y tế, ta thấy rằng, trong 4 nhóm chi thì nhóm chi cho nghiệp vụ chuyên môn vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất 34,6% tổng chi ngân sách cho sự nghiệp y tế, sau đó là nhóm chi cho con người tỷ trọng là 33,5%, nhóm chi cho QLHC chiếm tỷ trọng 19,6% và cuối cùng là nhóm chi cho mua sắm sửa chữa chiếm 12,3% trong tổng chi NS cho sự nghiệp y tế.
Điều này chứng tỏ là đối với sự nghiệp y tế, thành phố đã có sự đầu tư quan tâm đúng mức và đạt được hiệu quả cao.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, mức độ chi cho cán bộ công nhân viên ngành y tế là còn thấp để đảm bảo chủ trương “lương là nguồn thu nhập chủ yếu của các cán bộ công nhân viên”, thể hiện là hệ số lương dành cho y sỹ mới ra trường là 1,57, bác sỹ mới ra trường là 1,91; Nếu nhân với định mức lương tối thiểu 210.000 đồng thì rõ ràng là mức lương quá thấp. Mới đây, Nhà nước đã tăng mức lương từ 210.000 đồng/tháng lên 290.000 đồng/tháng. Điều này chứng tỏ nhà nước đã và đang từng bước thực hiện những giải pháp cần thiết để tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên.
Mặc dù vậy, tình hình chi cho QLHC vẫn còn chưa hợp lý giữa các mục trong chi QLHC, tình hình quản lý việc sử dụng kinh phí tại các đơn vị của các cơ quan có thẩm quyền là chưa sát sao, thể hiện ở chỗ, nhiều bệnh viện đã thu viện phí không đúng với mức quy định, sử dụng các nguồn kinh phí lãng phí không đem lại hiệu quả cần phải đạt được .
2.2.2.3. Khâu quyết toán
Để đánh giá việc sử dụng kinh phí đã cấp phát, vào ngày 15 cuối quý, Sở y tế có thể phối hợp với Sở Tài chính kiểm tra tình hình thực hiện quyết toán kinh phí quý trước và cấp kinh phí quý sau. Mỗi năm, đơn vị thụ hưởng ngân sách có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán cho ngân sách năm của đơn vị mình để gửi lên Sở Y tế đồng thời gửi Sở Tài chính vật giá.
Tài liệu quyết toán gồm :
- Bảng cân đối tài khoản
- Tổng hợp kinh phí và quyết toán kinh phí
+ Chi tiết kinh phí hoạt động đề nghị quyết toán
+ chi tiết kinh phí dự án đề nghị quyết toán
+ Bảng đối chiếu hạn mức kinh phí
- Báo cáo tình hình tăng giảm tài sản
- Báo cáo kết quả hoạt động sự nghiệp có thu
- Thuyết minh báo cáo tài chính
- Biên bản thẩm tra quyết toán nội bộ.
Việc duyệt quyết toán được tiến hành như sau :
- Các đơn vị phải báo cáo quyết toán của đơn vị mình gửi lên cơ quan dự toán cấp I hoặc cơ quan tài chính theo đúng biểu mẫu báo cáo để cơ quan cấp trên có cơ sở tiến hành kiểm tra quyết toán. Thời gian gửi không chậm quá 45 ngày đến 60 ngày sau khi kết thúc năm báo cáo.
- Cơ quan dự toán cấp I kết hợp với cơ quan Tài chính tiến hành kiểm tra quyết toán tại đơn vị cơ sở nhằm xác định tính chính xác của số liệu báo cáo quyết toán, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ chi tiêu theo đúng chế độ chính sách, đúng định mức của nhà nước.
Những trường hợp chi sai, vi phạm chế độ chính sách tài chính phải được xuất toán, thu hồi về ngân sách hoặc khấu trừ vào ngân sách năm sau, thời gian duyệt tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo quyết toán. Các đơn vị dự toán cấp I thông báo cho các đơn vị quyết toán cấp II biết kết quả duyệt quyết toán. Sau khi duyệt quyết toán, đơn vị duyệt quyết toán có trách nhiệm tổng hợp quyết toán gửi lên Sở Tài chính vật giá.
2.3.3. Những tồn tại và khó khăn trong quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế thành phố Hà Nội.
Trong những năm qua, mặc dù ngành y tế Hà Nội đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân cũng như trong quá trình quản lý sử dụng các nguồn kinh phí dành cho sự nghiệp y tế nhưng vẫn còn một số tồn tại sau:
- Việc lập dự toán chưa xây dựng trên cơ sở kế hoạch tập trung dài hạn, việc xác định nhiệm vụ và dự toán ngân sách hàng năm còn bị xé lẻ, chưa theo sát mục tiêu cụ thể dẫn đến hiệu quả chưa cao; Công tác lập dự toán chưa xuất phát hoàn toàn từ yêu cầu cụ thể của ngành mà dàn trải và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Nguồn thu mức tăng giá cả, kế hoạch còn định lượng chưa rõ ràng, chi tiết chưa theo mục đích sử dụng cuối cùng nên việc kiểm tra, giám sát gặp khó khăn, xảy ra tình trạng lãng phí, hiệu qủa thấp.
- Định mức chi ngân sách theo đầu dân chỉ có tác dụng phân bố ngân sách, không thể làm căn cứ cấp phát cho các đơn vị được bởi khi xác định số lần khám chữa bệnh còn có một số bệnh nhân vãng lai ở một số nơi khác trong cả nước đến khám chữa bệnh. Bởi với cơ sở lập kế hoạch chưa vững chắc, thiếu căn cứ chính xác, chưa phù hợp với tình hình thực tế
- Việc hạch toán trên sổ sách kế toán ở một số đơn vị chưa đáp ứng được yêu cầu về hạch toán kế toán đối với kế toán TCNN, nhất là về tính minh bạch và công khai. Vẫn còn tình trạng một số đơn vị còn nhiều sổ sách kế toán cùng phản ánh việc ghi chép các khoản chi ngân sách cho hoạt động y tế.
- Một số nguồn thu chưa được phản ánh vào trong sổ sách kế toán như hiện tượng dấu số thu của bệnh viện khi thu viện phí từ việc khám chữa bệnh theo yêu cầu, vẫn con tình trạng hạch toán sai mục, tiểu mục.
- Do sự nghiệp y tế được đầu tư nhiều nguồn nên khó khăn trong công tác quản lý, nhất là trong hạch toán, do đó vẫn con tình trạng hạch toán chi cho từng nguồn chưa rõ ràng, nhất là nguồn kinh phí do NSTW cấp và nguồn kinh phí do NSĐP cấp.
- Trong quá trình sử dụng nguồn kinh phí cho sự nghiệp y tế vẫn còn nhiều tồn tại. Vốn đầu tư XDCB còn thất thoạt lớn; Dùng vốn NS mua trang thiết bị kém chất lượng mà đơn giá lại báo hơn giá trị thực tế của trang thiết bị gây lãng phí và thất thoát, ảnh hưởng xấu đến việc chẩn đoán và điều trị bệnh cho bệnh nhân.
- Trong quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế vẫn còn có những tồn tại như: Quá trình lập kế hoạch các chương trình thường chậm, nhất là về thủ tục trong kế hoạch chi tiêu tài chính. Ngoài ra, các thủ tục về xây dựng cơ bản và thanh quyết toán còn thiếu và chậm nên ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân.
- Các chế độ chính sách đối với các cán bộ y tế còn nhiều bất cập, chưa có một cơ chế chính sách hoàn chỉnh, thống nhất mà còn mang tính chất chắp vá, không cụ thể, thiếu sự thống nhất trong các văn bản pháp qui của các bộ.
- Việc thực hiện xã hội hoá y tế còn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện, đặc biệt là đa dạng hoá các hình thức khám chữa bệnh còn nhiều bất cập cả về chính sách và cả trong nhận thức của nhân dân.
Những tồn tại trên cần phải có những giải pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. NHỮNG MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH Y TẾ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1.1. Những mục tiêu cơ bản
* Mục tiêu tổng quan
Tập trung chỉ đạo lãnh đạo, đầu tư phát triển cả lĩnh vực y tế chuyên sâu và phổ cập. Chú trọng đạo tạo cán bộ chuyên môn và cán bộ quản lý. Nhanh chóng ứng dụng khoa học kỹ thuật và thành tựu công nghệ tiên tiến để đột phá phát triển chuyên môn kỹ thuật mới. Phát huy tiềm năng của thủ đô, triển khai mạnh mẽ xã hội hoá nhằm thu hút nguồn lực mở rộng các loại hình dịch vụ y tế, cung ứng thuốc chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của nhân dân đi đôi với việc tổ chức tốt khám chữa bệnh.
* Mục tiêu cụ thể.
- Giám sát phát hiện và xử lý kịp thời dịch bệnh không để bùng phát, nhất là các dịch bệnh nguy hiểm như tả, thương hàn, nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới y tế dự phòng ở cơ sở.
- Thực hiện có hiệu quả các chương trình y tế, tích cực thu hút nguồn lực cho đầu tư phát triển sự nghiệp y tế nhằm làm giảm, gánh nặng ngân sách, nhất là thu hút nguồn hợp tác và viện trợ nước ngoài. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá y tế, từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý mô hình bệnh viện bán công, khoa bán công, giường bệnh xã hội hoá. Khuyến khích các loại hình cung cấo dịch vụ sức khoẻ phát triển.
- Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh phục vụ người bệnh và chăm sóc sức khoẻ ở cơ sở y tế Hà Nội .Đẩy mạnh kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền dân tộc trong chuẩn đoán và điều trị bệnh tật.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ thuốc có chất lượng, tổ chức thiệc hiện đấu thầu,chào hàng, cạnh tranh mua thuốc theo qui định.Thực hiện sử dụng thuốc hợp lý, an toàn hiệu quả. Đẩy mạnh thực hiện chương trình thuốc quốc gia phục vụ nhân dân Thủ Đô. Tiếp tục triển khai nâng cấp khoa dược cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ.Thực hiện chuẩn y tế cơ sở, các doanh nghiệp đã được cổ phần hoá tăng cường hoạt động, đúng luật, đúng điều lệ.
- Một số chỉ tiêu cơ bản
- Tỷ lệ trẻ em < 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ
99,4%
- Tỷ suất chết trẻ < 1 tuổi/ 1000 trẻ sinh ra sống
9%
- Tỷ suất chết trẻ < 5 tuổi/ 1000 trẻ sinh ra sống
10,8%
- Tỷ lệ trẻ mới sinh cân nặng < 2500 gr
5,22%
- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng < 5 tuổi
14,5%
3.1.2. Những định hướng phát triển cơ bản của ngành y tế Hà Nội trong thời gian tới
* Về đào tạo phát triển nguồn nhân lực và tổ chức y tế
Triển khai qui hoạch các cơ sở khám chữa bệnh về số lượng, mức độ và qui mô hiện đại theo qui hoạch tổng thể hệ thống khám chữa bệnh của ngành. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo và cán bộ trẻ có năng lực trình độ chuyên môn tay nghề cao. Thực hiện chuẩn hoá số lượng, chất lượng cán bộ y tế, sử dụng đúng chuyên ngành được đào tạo và hiệu quả công tác của các cán bộ trên cương vị trách nhiệm được đảm nhiệm. Thiết lập chương trình gửi cán bộ ra nước ngoài đào tạo trên cơ sở học bổng từ Quỹ phát triển nhân tài của UBND thành phố.
* Về kinh tế y tế.
Thực tế cho thấy nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất cho sự nghiệp y tế rất lớn, Thành phố đã quan tâm rất nhiều, tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu hiện đại hoá về trang thiết bị. Vì vậy phải có nhiều giải pháp về kinh tế y tế. Bên cạnh nguồn ngân sách cấp, các đơn vị cần tích cực, chủ động cùng với Sở tìm thêm các nguồn khác như : Xã hội hoá, đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế về y tế, vận động ODA...; Đầu tư phát triển kỹ thuật chuyên sâu, y tế phổ cập, y tế dự phòng. Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư, thường xuyên đảm bảo duy tu, bảo dưỡng trang thiết bị.
* Về kỹ thuật và thông tin y tế.
Triển khai các hoạt động hợp tác khoa học kỹ thuật về y tế với các bệnh viện đầu ngành trung ương, các nước và các tổ chức quốc tế. Đẩy mạnh ứng dụng tin học vào hoạt động nghiệp vụ chuyên môn và quản lý ngành. Tổ chức thực hiện tốt các đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố, cấp ngành và cấp cơ sở, ứng dụng ngay kết quả nghiên cứu vào hoạt động khám, điều trị, dự phòng và quản lý.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
3.2.1. Đổi mới chính sách viện phí theo hướng “ Tính đủ, tính đúng viện phí, thu theo đối tượng, kết hợp miễn phí cho người nghèo và trợ phí cho người quá nghèo”.
Tính đủ viện phí là ngoài các khoản thu quy định tại thông tư 14/TTLB hướng dẫn việc thu một phần viện phí (các yếu tố được tính trong viện phí mới có tiền thuốc, dịch truyền, máu, hoá chất, xét nghiệm, phim Xquang, vật liệu tiêu hao thiết yếu và dịch vụ khám chữa bệnh) phải cộng thêm các khoản thu từ: Khấu hao TSCĐ, chi phí mua sắm sửa chữa thường xuyên, nghiên cứu khoa học, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị lớn.
Về phương thức thu. Thực hiện thu đủ viện phí đối với nhóm người giàu; thu một phần viện phí đối với nhóm người không giàu, không nghèo; thu một phần viện phí hoặc miễn phí cho nhóm người nghèo; trợ phí cho nhóm người quá nghèo ( nuôi ăn trong thời gian điều trị )
Việc giảm phí và miễn phí cho người nghèo có thể thông qua việc cấp thẻ BHYT hoặc cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí khám chữa bệnh thanh toán theo phương thức thực chi. Đồng thời để trợ giúp chính sách này phải thực hiện phân tuyến kĩ thuật. Để có mức thu phí ở từng tuyến cho phù hợp với đầu tư trang thiết bị và trình độ theo hướng nâng phí đối với bệnh viện tuyến trên, giảm phí đối với bệnh viện tuyến dưới để khuyến khích người bệnh đến khám, chữa ở tuyến Y tế cơ sở, góp phần giảm tải vốn với bệnh viện tuyến trên. Làm như vậy sẽ tiết kiệm được các chi phí xã hội, thu được viện phí của người giàu, góp phần thực hiện chủ chương giảm phí cho người không giàu, miễn phí cho người nghèo và trợ phí cho người quá nghèo
3.2.2. Kết hợp chặt chẽ giữa nguồn ngân sách nhà nước với các nguồn tài chính khác cung cấp cho hoạt động Y tế tạo nên nguồn lực tổng hợp phục vụ tốt cho hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân .
Vấn đề ở đây là xác định hoạt động Y tế nào cần sự tài trợ toàn bộ của NSNN, dịch vụ Y tế nào người sử dụng phải trả tiền, trả tiền toàn bộ hay được Nhà nước tài trợ một phần. Trên cơ sở đó xác định nội dung của khoản mục Y tế mà nguồn NSNN phải cấp kinh phí
Trong các hoạt động Y tế như khám chữa bệnh, phòng bệnh, nghiên cứu khoa học Y dược, đào tạo... Thì hoạt động khám chữa bệnh có đặc điểm liên quan trực tiếp đến từng người bệnh. Người sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh thấy ngay được tính hữu ích và cấp thiết của dịch vụ đó nên sẵn sàng trả tiền. Hoạt dộng khám chữa bệnh có thị trường có khả năng thanh toán cao vì vậy khu vực tư nhân muốn đâù tư vào hoạt động này để thu lời. Do đó nguồn NSNN có thể không cần thiết đầu tư nhiều mà chỉ cần đầu tư trong một trừng mực nhất định mang tính tài trợ gián tiếp cho người nghèo.
3.2.3. Kiện toàn công tác tài chính - kế toán và công tác đào tạo cán bộ Tài chính trong ngành y tế
Để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp y tế mà đặc biệt là nguồn vốn tư ngân sách nhà nước thì đòi hỏi phải kiện toàn bộ máy quản lý tài chính ngành y tế để đảm bảo tính đồng bộ, giảm thiểu những sai sót trong việc hạch toán kế toán các khoản thu chi trong các đơn vị y tế
- Củng cố phòng kế toán tài vụ trong Sở Y tế, trong các đơn vị y tế để đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính của ngành trên địa bàn thành phố, phải sắp xếp các cán bộ tài chính kế toán có trình độ, năng lực phù hợp với công việc cần gánh vác và phải có sự phối hợp học hỏi về chuyên môn nghiệp vụ kế toán giữa các cán bộ kế toán, giữa các phòng kế toán với nhau.
- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, trình độ khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý cho đội ngũ cán bộ, nhân viên kế toán. Tổ chức trang bị và ứng dụng phương tiện kỹ thuật ghi chép, tính toán thông tin hiện đại trong công tác kế toán.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành chế độ, chính sách, thể lệ về tài chính kế toán, việc chấp hành các tiêu chuẩn định mức trong tính toán.
3.2.4. Tăng cường kiểm tra, thanh tra tình hình sử dụng kinh phí từ NSNN cho sự nghiệp y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thông qua việc kiểm tra việc chấp hành các định mức chi tiêu về sự nghiệp y tế, kiểm tra tính mục đích trong việc sử dụng các khoản chi. Tăng cường kiểm tra giám sát của Hội đồng tư vấn kỹ thuật thiết bị y tế đối với việc mua sắm các thiết bị chuyên dụng có kỹ thuật cao để đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý cho các thiết bị được mua sắm.
Kiểm tra đánh giá hiệu quả hoạt động thực tế của các đơn vị cơ quan sử dụng NS thông qua các chỉ tiêu đặc trưng cho hoạt động của mỗi đơn vị (như số lần khám chữa bệnh, số lần điều trị nội trú, số bệnh nhân nhập viện và ra viện) để lấy đó làm căn cứ chính xác cho việc điều chỉnh mức phân phối NS và xác định thực trạng hiệu quả sử dụng nguồn NSNN, tìm ra nguyên nhân của tình hình để có biện pháp tác động cao hơn nữa hiệu quả sử dụng NS dành cho y tế
Thực hiện kiểm tra toàn bộ các cơ sở y tế về tình trạng trang thiết bị y tế, trình độ chuyên môn của y, bác sỹ, hiệu quả hoạt động thực tế trong những năm qua, chất lượng phục vụ, nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong vùng, trên cơ sở đó có kế hoạch đầu tư, đào tạo đội ngũ Y, bác sỹ đủ trình độ chuyên môn....
Như vậy, phải xây dựng được hệ thống kiểm soát nội bộ ở từng đơn vị mạnh, phải có đội ngũ thanh tra tài chính, thanh tra nhà nước về y tế với đầy đủ các chuyên ngành...
3.2.5. Tăng cường hơn nữa việc thực hiện quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế.
Đòi hỏi phải tăng cường quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế trong cả ba khâu là lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán NSNN. Phải phát huy và củng cố những mặt đã làm được và những mặt chưa làm được trong việc quản lý chi trong ba khâu.
- Trong khâu lập dự toán : Đòi hỏi Sở Y tế phải xây dựng được các định mức về chi tiêu sát với thực tế và được các đơn vị thống nhất áp dụng. Các đơn vị dự toán phải lập dự toán dựa vào những căn cứ theo quy định và Sở Y tế phải tổng hợp được chính xác kế hoạch thu chi của các đơn vị, kết hợp chặt chẽ với Sở Tài chính vật giá trong việc phân bổ dự toán để dự toán được xây dựng vừa khoa học, vừa mang tính thực tiễn cao. Dự toán phải được xây dựng rõ ràng, chi tiết theo chương, loại, khoản mục, tiểu mục và được lập đúng trình tự, phương pháp quy định.
- Trong khâu cấp phát và kiểm tra, giám sát :
Cần phải cấp phát đầy đủ, nhanh gọn, kịp thời nhưng phải tuân theo đúng nguyên tắc cấp phát.
Với mô hình cấp phát hiện nay, bên cạnh những ưu điểm là đã góp phần tạo điều kiện đầu tư ngân sách cho hoạt động khám chữa bệnh một cách linh động và có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho Sở Y tế nắm được ngân sách của ngành mình, do đó, có kế hoạch kinh phí cho các hoạt động của ngành cũng như sắp xếp kinh phí cho các chương trình mục tiêu, thì vẫn tồn tại những nhược điểm : Trên thực tế, kinh phí của các bệnh viện vẫn chưa được đầy đủ, kinh phí cấp qua sở chủ quản còn có nhiều sự điều chuyển giữa các bệnh viện một cách chưa hợp lý. Việc kiểm tra, giám sát của Sở Tài chính chưa sát sao. Việc cấp phát kinh phí cơ quan ở cấp quận huyện phải tự cân đối ngân sách cấp mình đảm bảo nguồn kinh phí cho tất cả các ngành, đơn vị trên địa bàn. Cho nên trong những thời điểm ngân sách căng thẳng thì dẫn đến tình trạng cắt bớt ngân sách ngành này bù đắp cho ngành khác, kinh phí không được đáp ứng kịp thời, dẫn đến sự hạn chế chất lượng của ngành. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý ngân sách theo ngành từ TW đến địa phương chưa đồng bộ, còn chắp vá, công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan tài chính đối với việc sử dụng kinh phí ở các đơn vị còn thiếu chặt chẽ, tiến hành chưa được thường xuyên, liên tục, chủ yếu tập trung vào lúc quyết toán nên chưa đánh giá chính xác hiệu quả quản lý sử dụng kinh phí ở các cơ sở y tế.
Để khắc phục những hạn chế này, có thể thay đổi mô quản lý cấp phát: Sở Tài chính vật giá trực tiếp cấp phát kinh phí cho các bệnh viện, trung tâm y tế (các đơn vị dự toán cấp II); Sở Y tế giữ vai trò chỉ đạo chuyên môn đối với các đơn vị này; Sở Y tế vẫn phối hợp cùng Sở Tài chính để kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí của các đơn vị cơ sở bởi Sở Y tế là đơn vị nắm rõ nhất những hoạt động của ngành y tế trên địa bàn mình, từ đó giúp cơ quan tài chính có thể xác định được các dự toán chi của các đơn vị dự toán cấp II có đúng với định hướng phát triển của ngành y tế hay không. Đồng thời, trong quá trình sử dụng kinh phí, các đơn vị này có thực hiện đúng dự toán được giao hay không, chi có đảm bảo phục vụ cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, phục vụ cho nghiệp vụ chuyên môn hay không.
- Trong khâu quyết toán: Đòi hỏi các cơ quan đơn vị phải quyết toán theo số thực chi chứ không quyết toán theo số cấp phát. Việc quyết toán phải dựa vào dự toán và phải chi tiết tới mục và tiểu mục. Khi quyết toán đòi hỏi Sở tài chính khi xét duyệt quyết toán phải kiên quyết xuất toán những khoản chi không hợp lý, chưa có mục đích rõ ràng và có thể trừ vào hạng mức kinh phí của năm sau những khoản chi hợp lý, hợp lệ nhưng không được bố trí trong hạn mức kinh phí năm quyết toán.
Trong khâu quyết toán đòi hỏi phải nâng cao vai trò, trách nhiệm và tính hợp pháp của công tác thanh tra, kiểm toán, quyết toán. Số liệu kiểm toán, thanh tra phải được pháp luật và cơ quan nhà nước công nhận.
3.2.6. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá hoạt động y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội
Xãc hội hóa hoạt động y tế là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào việc phát triển sự nghiệp y tế nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về y tế trong sự phát triển về vật chất và tinh thần của nhân dân.
Xã hội hoá hoạt động y tế bao gồm: Đa dạng hoá hình thức cung cấp dịch vụ y tế (nhà nước, tập thể, dân lập, tư nhân...) trong đó, y tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Cho phép nhiều lực lượng hiểu biết và kinh nghiệm nghề nghiệp tham gia dịch vụ chăm sóc sức khoẻ dưới sự quản lý của nhà nước, nhằm cung cấp các dịch vụ y tế ngày càng thuận tiện hơn cho người dân; Thành lập các phòng khám chữa bệnh nhân đạo. Mở rộng các phòng khám tư nhân, quầy thuốc, các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà, tủ thuốc tại các trạm y tế xã phục vụ sức khoẻ cộng đồng.
Để đẩy mạnh công tác xã hội hoá hoạt động y tế có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Đa dạng hoá các loại hình phục vụ, chăm sóc sức khỏe, cho phép thành lập các bệnh viện bán công, bệnh viện tư nhân, bệnh viện liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài, các xí nghiệp dược phẩm tư nhân hoặc cổ phần.
- Tổ chức tốt việc khám chữa bệnh cho người nghèo. Nhà nước tài trợ một phần đồng thời khuyến khích Hội chữ thập đỏ, các hội từ thiện, tổ chức quần chúng, tổ chức kinh tế của nhà nước và nhân dân đóng góp để xây dựng các quỹ trợ giúp cho người nghèo được khám chữa bệnh, mua BHYT cho các gia đình có công với nước và cho người nghèo.
- Nâng cao chất lượng mạng lưới y tế ở cơ sở, huy động sự đóng góp cả về nhân lực, vật lực, tài lực của nhân dân để phát triển mạng lưới y tế cơ sở, thu hút lực lượng ngoài công lập tham gia vào các chương trình y tế cơ sở, làm cộng tác viên của mạng lưới y tế địa phương; Đào tạo y sỹ, y tá, dược sỹ và có chính sách động viên họ về công tác tại các cơ sở y tế xã.
Tuy nhiên, cần thiết lập khung pháp luật cho hệ thống y tế tư nhân và nhà nước, đưa ra các tiêu chuẩn tối thiểu về chất lượng dịch vụ, ban hành luật và các qui chế để quản lý các hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ công cộng và tư nhân, áp dụng vào thực tiễn các luật và qui chế này thông qua một hệ thống thanh tra và giám sát thường xuyên.
3.2.7. Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu
Trên đây là một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế . Những giải pháp này đòi hỏi phải được thực hiện một cách đồng bộ trong cả quá trình phân phối và sử dụng NSNN dành cho hoạt động y tế mới phát huy được tác dụng và sức mạnh tổng hợp của nó.
Tóm lại: Chương ba của luận văn nêu ra một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế. Những giải pháp này được xây dựng xuất phát từ những tồn tại trong quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế, nó dựa trên một số yều cầu nhất định và dựa trên những mục tiêu và định hướng cơ bản của ngành y tế Hà Nội trong thời gian tới. Muốn những giải pháp này phát huy tác dụng thì đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ và đặt trong những điềukiện nhất định cả trong quá trình phân phối và quá trình sử dụng NSNN dành cho sự nghiệp y tế.
KẾT LUẬN
Ngày nay trên thế giới, tiêu chí để đánh giá một nền kinh tế giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh hay không là dựa vào sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp y tế của quốc gia đó. Hai sự nghiệp này đều có tầm quan trọng ngang nhau, đồng thời cũng hỗ trợ cho nhau. Nếu phát triển giáo dục là cơ sở cho sự phát triển kinh tế được ổn định và lâu dài thì phát triển sự nghiệp y tế đóng góp phần không nhỏ vào sự phát triển đó.
Chi NSNN trong những năm qua đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của y tế, song song với việc quản lý chi NSNN nói chung và chi ngân sách cho y tế nói riêng phải hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất. Trong những năm tới, cùng với nhiệm vụ và mục tiêu mới của Đảng và Nhà nước tao sẽ càng chú trọng vấn đề chi NSNN cho sự nghiệp y tế. Chúng ta cần phải tăng cường quản lý kinh phí, đầu tư nhiều hơn nữa cho sự nghiệp y tế của cả nước nói chung và của Thành phố Hà Nội nói riêng. Có như vậy, đất nước ta mới có thể đẩy mạnh được tiến độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Do thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế có hạn, trình độ lý luận và hiểu biết thực tế còn hạn chế nên chắc chắn em sẽ không tránh khỏi sai sót khi hoàn thành luận văn này. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp phê bình của các Thầy, Cô giáo và các Cán bộ trong Sở Tài chính - Vật giá Hà Nội để em có thể hiểu và hoàn thiện bài luận văn của mình.
Em xin chân thành cám ơn!
Sinh viên thực hiện
Đỗ Diệu Linh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo công tác tổng kết ngành y tế Hà Nội năm 2002- Sở Y tế HN
2. Báo sức khoẻ và đời sống- các số năm 2002
3. Giáo trình quản lý Tài chính nhà nước - Học viện Tài chính
4. Hướng dẫn thi hành luật NSNN
5. Luật ngân sách nhà nước
6. Niên giám thống kê năm 2002 - cục thống kê Hà Nội
7. Quyết toán sự nghiệp y tế năm 2002- Sở Tài chính vật giá Hà Nội
8. Văn kiện Đại hội Đảng IX
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37129.doc