MỞ ĐẦU
1-Đặt vấn đề:
Trang trại là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình nông dân, được hình thành và phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Hay nói một cách khác trang trại được hình thành từ cơ sở của các hộ tiểu nông sau khi phá bỏ cái vỏ bọc sản xuất tự túc, tự cấp khép kín vươn lên sản xuất nhiều nông sản hàng hóa, tiếp cận với thị trường, từng bước thích nghi với nền kinh tế cạnh tranh. Trải qua hàng mấy thế kỷ đến nay, kinh tế trang trại gia đình tiếp tục phát triển từ những nước tư bản công nghiệp lâu đời đến các nước đang phát triển, các nước công nghiệp mới và đi vào các nước xã hội chủ nghĩa với cơ cấu và qui mô sản xuất khác nhau. Ngày nay loại hình trang trại gia đình đã khẳng định là loại hình có qui mô hiệu quả nhất trong sản xuất nông nghiệp thay thế dạng nông hộ phân tán và xí nghiệp tư bản qui mô lớn.
Ở nước ta, trang trại đã hình thành và phát triển từ rất sớm nhưng có những giai đoạn việc phát triển loại hình kinh tế này chưa được coi trọng. Tuy nhiên từ khi có chủ trương đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp theo nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chính sách khuyến khích phát triển nên số lượng trang trại tăng lên nhanh chóng, hình thức tổ chức sản xuất và cơ cấu thành phần chủ trang trại cũng ngày càng đa dạng.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến nay cả nước có khoảng 120.000 trang trại, bình quân mỗi năm số trang trại tăng gần 6%, diện tích đất sử dụng trên 900.000 ha, đa số trang trại là quy mô nhỏ. Các trang trại chuyên trồng cây nông nghiệp chiếm 55,3%, chăn nuôi gia súc, gia cầm chiếm 10,3 %, lâm nghiệp chiếm 2,2%, nuôi trồng thuỷ sản chiếm 27,3% và sản xuất kinh doanh tổng hợp chiếm 4,9%. Hàng năm, các trang trại tạo khoảng 30 vạn việc làm thường xuyên và 6 triệu ngày công lao động thời vụ, đóng góp cho nền kinh tế trên 12.000 tỷ đồng giá trị sản lượng. Việc phát triển nhanh cả số lượng lẫn chất lượng trang trại đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Kinh tế trang trại ở tỉnh Bến Tre, cũng như các địa phương khác trong cả nước,đã và đang từng bước khẳng định vai trò – vị trí của nó trong sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, do việc phát triển kinh tế trang trại ở Bến Tre thời gian qua mang tính tự phát nên tính bền vững không cao, đa số trang trại gặp khó khăn trong tổ chức liên kết sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, tìm kiếm thị trường, định hướng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Những vấn đề vướng mắc cần nhanh chóng giải quyết để phát triển kinh tế trang trại, đặc biệt là trang trại chăn nuôi, trong giai đoạn hiện nay ở Bến Tre là:
[1] Các loại hình trang trại phát triển một cách tự phát, thiếu qui hoạch, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Việc sử dụng khai thác nguồn tài nguyên chưa hiệu quả, chưa quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng hóa sinh học.
[2] Năng lực chuyên môn, tay nghề, trình độ quản lý, khả năng tiếp cận thị trường, tiếp thu – vận dụng kiến thức khoa học kỹ thuật còn yếu, kiến thức về pháp luật, đặc biệt là về các chủ trương chính sách phát triển kinh tế trang trại của các chủ trang trại còn hạn chế.
[3] Chất lượng sản phẩm hàng hóa của trang trại chưa cao, chủ yếu dưới dạng nông sản thô; sản phẩm tiêu thụ khó khăn. Nhiều chủ trang trại chưa nắm được nhu cầu của thị trường nên sảu xuất còn thụ động, hiệu quả thấp. Tuy nhiên đa số trang trại còn e ngại trong việc mở rộng sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả của kinh tế trang trại trong nông nghiệp nông thôn tỉnh Bến Tre có so sánh với hiệu quả kinh tế hộ để góp phần nghiên cứu tìm phương án giải quyết những vướng mắc, tồn đọng từ đó khẳng định tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế trang trại trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
Đề tài: Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bến Tre
2-Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng phát triển của kinh tế trang trại tỉnh Bến Tre trong bối cảnh kinh tế xã hội của cả nước và với xu hướng toàn cầu hóa có so sánh với hiệu quả kinh tế trang trại với kinh tế hộ từ đó rút ra nhận định về những thành tựu, hạn chế và tiềm năng phát triển.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của trang trại chăn nuôi tỉnh Bến Tre.
- Trên cơ sở lý thuyết, thực tiễn kiến nghị, đề xuất các giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi.
3-Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Là các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu của loại hình trang trại chăn nuôi tại Bến Tre.
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung vào phân tích, định lượng các yếu tố tác động đến doanh thu của trang trại và nông hộ để so sánh đối chiếu. Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển trang trại căn cứ trên kết quả định lượng các yếu tố tác động thông qua việc chạy mô hình hồi quy trong phạm vi số liệu trang trại chăn nuôi và nông hộ tỉnh Bến Tre.
- Địa bàn khảo sát: đề tài chỉ tập trung phân tích đánh giá số liệu thống kê, số liệu điều tra thu thập của tỉnh Bến Tre có so sánh với số liệu chung của cả nước.
4-Phương pháp nghiên cứu:
Thu thập, thống kê, tổng hợp tài liệu, số liệu lịch sử. Điều tra trực tiếp, khảo sát thực tế. Thống kê mô tả, ứng dụng mô hình kinh tế lượng. Phân tích, đối chiếu, so sánh.
5-Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Việc vận dụng những lý thuyết về sản xuất nông nghiệp và kinh tế phát triển để xác định những yếu tố đặc trưng của kinh tế trang trại và với biện pháp thu thập số liệu thực tế đã chứng minh được sự tập trung quy mô của những yếu tố này ở kinh tế trang trại có sự khác biệt rõ rệt so với kinh tế nông hộ.
- Vận dụng những lý thuyết về sản xuất nông nghiệp và kinh tế phát triển để xác định những yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất của kinh tế trang trại, lượng hoá tác động của các yếu tố này lên hiệu quả kinh tế của trang trại.
- Áp dụng mô hình kinh tế lượng để chứng minh được những yếu tố ảnh hưởng và mức độ tác động của chúng đến lợi nhuận trang trại và thu nhập lao động gia đình từ đó có thể đề xuất các chính sách ưu tiên và các giải pháp huy động hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Bến Tre.
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1920 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ang trại cao hơn nông hộ là 2,34 lần. Thu nhập lao
động gia đình của trang trại cao hơn nông hộ 2,30 lần. Tuy nhiên, kết quả tính toán cho
thấy tỉ suất lợi nhuận của trang trại thấp hơn nông hộ (35,15% so với 39,72%). Điều
này có thể được giải thích là do thời gian thu thập số liệu điều tra các tác nhân như tình
hình kinh tế biến động, dịch bệnh xảy ra (giá thức ăn tăng, giá heo hạ, heo không xuất
chuồng được do không có thị trường tiêu thụ…) làm cho lợi nhuận của trang trại giảm
xuống vì chí phí vốn cố định cao hơn. Tình trạng này dẫn đến kết quả là tỉ suất lợi
nhuận của trang trại thấp hơn so với nông hộ, hay nói một cách khác kinh tế trang trại
chăn nuôi ở Bến Tre chưa hiệu quả hơn kinh tế nông hộ. Vấn đề này sẽ được thảo luận
sâu hơn trong phần phân tích kết quả hồi qui.
Bảng 2.8. So sánh một số chỉ tiêu khu vực điều tra với số liệu chung của cả nước (tính
bình quân cho một trang trại)
Số liệu điều tra nông
thôn 2006 Chỉ tiêu ĐVT
Chung Bến Tre
Tính toán từ
dữ liệu thu
thập
Diện tích đất nông nghiệp sử
dụng
Ha 10,56 2,97 8,35
Qui mô đàn Con 76 91,74
Số lao động thuê mướn bình
quân
Lao động 2,9 0,9 1,42
Vốn sản xuất kinh doanh Triệu
đồng
257,8 251 184,41
Kết quả sản xuất kinh doanh Triệu
đồng
292,6 191 241,57
Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả, năm 2008 và số liệu của Sở Nông nghiệp và PTNT Bến
Tre, số liệu tính toán của GSO - Báo cáo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy
sản năm 2006.
Các chỉ tiêu cơ bản của mẫu điều tra cao hơn số liệu bình quân của trang trại
tỉnh Bến Tre nhưng thấp hơn so với số liệu của cả nước từ 1,21 (Kết quả sản xuất kinh
doanh) đến 2,04 lần (lao động thuê mướn bình quân).
2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh
nông nghiệp trong khu vực điều tra:
Để xem xét ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng cho kinh tế trang trại ta có thể mô
hình hoá mối quan hệ đó bằng mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là lợi nhuận và 7
biến độc lập (Phân loại hộ / trang trại, Giới tính, Qui mô đàn gia súc, Diện tích đấrt
nông nghiệp, Tổng vốn đầu tư cố định, Kiến thức nông nghiệp, loại hình sản xuất).
* Phương pháp: ứng dụng phần mềm SPSS 16 để ước lượng mô hình hồi quy
tuyến tính đa biến với phương pháp nhập biến Stepwise.
Kết quả ứng dụng mô hình kinh tế lượng với 170 mẫu quan sát, biến phụ thuộc
là thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp năm 2007 của các trang
trại/hộ chăn nuôi ở Bến Tre như sau:
Bảng 2.9 : Kết quả hồi qui với biến phụ thuộc LnY ( thu nhập)
Biến độc lập (X i-n)
Hệ số hồi
qui hiệu
chỉnh
Thống
kê t
Mức ý
nghĩa
Sig.
Độ
chấp
nhận
VIF
Hằng số 3,016 21.454 0.000
X1 (Phân loại hộ / trang trại) -0,097 -2,692 0,008 0,770 1,299
X2 (Giới tính) 0,611 0,542
X3 (ln qui mô đàn gia súc) 0,685 14,766 0,000 0,462 2,167
X4 (ln diện tích đất nông nghiệp) -1,609 0,110
X5 (ln tổng vốn đầu tư cố định) 0,298 7,119 0,000 0,567 1,763
X6 (ln kiến thức nông nghiệp) 0,093 2,829 0,005
X7: (loại hình sản xuất – chăn
nuôi/kinh doanh tổng hợp) 0,073 2,236 0,027 0,932 1,073
R2 hiệu chỉnh = 0,832
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra tháng 2 năm 2008 bằng phần mềm SPSS 16
Như vậy, mô hình kinh tế với biến phụ thuộc là thu nhập từ hoạt động chăn nuôi
- sản xuất kinh doanh nông nghiệp là:
LnY = 3,016 – 0,097 X1+ 0, 685 X3 + 0, 298 X5 + 0, 093 X6 + 0, 073X7
Hay:
Y (thu nhập) = 20,41. X1-0,097. X30,685 .X50, 298. X60, 093. X70, 073
Với giá trị R2 hiệu chỉnh = 0,529 mô hình cho biết có 83,20% thay đổi doanh
thu từ hoạt động chăn nuôi - sản xuất kinh doanh nông nghiệp được giải thích bởi qui
mô đàn gia súc, tổng vốn đầu tư cố định, kiến thức nông nghiệp và loại hình sản xuất
của hộ/trang trại ; 16,80% được giải thích bởi các biến khác chưa đưa vào mô hình.
Với mức ý nghĩa của kiểm định t của 4 biến độc lập khá nhỏ (Sig từ 0,000 –
0,027) cho thấy thu nhập của chủ hộ/trang trại phụ thuộc khá chặt chẽ vào qui mô đàn
gia súc, tổng vốn đầu tư cố định, kiến thức nông nghiệp và loại hình sản xuất của
hộ/trang trại.
Độ chấp nhận của các biến khá cao (từ 0,462 – 0,932), hệ số phóng đại phương
sai VIF của các biến <10 (nằm trong khoảng 1,073 - 2,167) nên có thể kết luận không
có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.
Xét tác động của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc ta có:
-Về phân loại hộ / trang trại: với giả định các yếu tố khác không đổi nếu hình
thức tổ chức sản xuất kinh doanh là trang trại thì thu nhập giảm so với nông hộ là
9,24%.
-Về qui mô đàn: trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì khi qui mô đàn
tăng 1% thu nhập sẽ tăng thêm 0,685%.
-Về vốn đầu tư tài sản cố định: thu nhập sẽ tăng thêm 0,298% khi vốn đầu tư tài
sản cố định tăng 1% với giả định các yếu tố khác không đổi.
-Về kiến thức nông nghiệp: với giả định các yếu tố khác không đổi thu nhập sẽ
tăng thêm 0,093% khi kiến thức nông nghiệp tăng 1 đơn vị.
-Về loại hình sản xuất: với giả định các yếu tố khác không đổi nếu trang trại/hộ
đang sản xuất kinh doanh tổng hợp thì thu nhập cao hơn so với trang trại/hộ chăn nuôi
7,57%.
Nhận xét chung:
Dựa trên số liệu điều tra thực tế, bằng việc sử dụng mô hình kinh tế lượng để
nghiên cứu mối quan hệ giữa thu nhập trang trại/hộ chăn nuôi với các nhân tố ảnh
hưởng đã cho thấy một số vấn đề như sau:
- Trong 7 biến đưa vào mô hình có 4 biến độc lập (qui mô đàn gia súc, tổng vốn
đầu tư cố định, kiến thức nông nghiệp, loại hình sản xuất) là phù hợp với kỳ vọng giả
định của mô hình lý thuyết, phù hợp với các lý thuyết kinh tế phát triển và kinh nghiệm
phát triển kinh tế trang trại trên thế giới. Các biến độc lập này có ảnh hưởng đến thu
nhập của trang trại/hộ chăn nuôi, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này
không giống nhau. Yếu tố qui mô đàn, là điều kiện để hình thành trang trại chăn nuôi,
có tác động mạnh nhất. Yếu tố quan trọng thứ hai là vốn đầu tư tài sản cố định. Trang
trại kinh doanh tổng hợp cho kết quả sản xuất tốt hơn trang trại chăn nuôi thuần, điều
này cho thấy trong bối cảnh suy giảm của ngành hàng chăn nuôi, các trang trại chuyên
môn hóa cao sẽ gặp rủi ro nhiều hơn so với các trang trại tổng hợp (nhờ nhiều ngành
hàng nên chia xẻ được rủi ro nhiều hơn).
- Mô hình cho thấy thu nhập của trang trại/hộ chăn nuôi gần như không có quan
hệ gì với tỉ lệ tăng qui mô diện tích đất đai và giới tính. Sở dĩ như vậy là do hình thức
trang trại/hộ được lựa chọn điều tra là trang trại/hộ chăn nuôi – thu nhập chủ yếu có
được từ hoạt động sản xuất kinh doanh chăn nuôi do vậy thu nhập không phụ thuộc
nhiều vào qui mô diện tích đất nông nghiệp. Trong hoạt động sản xuất chăn nuôi, kể cả
chăn nuôi gia đình và trang trại, phụ nữ thường đóng vai trò chính trong việc chăm sóc
– nuôi dưỡng đàn gia súc, gia cầm. Theo số liệu thống kê thu thập được từ hoạt động
khuyến nông tỉnh Bến Tre các năm qua cho thấy tỉ lệ phụ nữ tham gia các lớp tập huấn
kỹ thuật chăn nuôi khá cao so với các lớp tập huấn trồng trọt, cơ khí nông
nghiệp…(42,6% so với 18,25%). Cá biệt có những lớp do Hội liên hiệp phụ nữ liên kết
với Trung tâm Khuyến nông tổ chức, số phụ nữ tham gia lên đến trên 90%. Do vậy đối
với nông hộ/trang trại chăn nuôi yếu tố giới tính của chủ trang trại là nam không có tác
động lớn đến sự biến động về thu nhập của hộ/trang trại.
- Một vấn đề quan trọng cần lưu ý của kết quả hồi qui là hình thức tổ chức sản
xuất kinh doanh trong nông nghiệp lại có tương quan nghịch với thu nhập. Như vậy
trên thực tế kinh tế trang trại trong phạm vi ngành chăn nuôi ở Bến Tre chưa có sự tiến
bộ so với kinh tế nông hộ. Điều này có thể giải thích như sau:
* Kinh tế trang trại chăn nuôi ở Bến Tre chỉ đang ở thời kỳ tích nguồn lực sản
xuất theo kiểu cộng gộp đơn giản, chưa có sự đầu tư thay đổi công nghệ sản xuất nên
chưa tạo ra được sự thay đổi về hiệu quả sản xuất cũng như tạo ra được tính kinh tế
nhờ quy mô (econonmy of scale) như lý thuyết đã chỉ ra: Trang trại - đặc biệt là trang
trại chăn nuôi - ở Bến Tre mới được hình thành, theo số liệu của Tổng cục Thống kê từ
cuộc Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thủy sản ngày 01 tháng 10 năm 2001
toàn tỉnh có 637 trang trại trong đó chỉ có 8 trang trại chăn nuôi, đến năm 2007 con số
này lên đến 463 trang trại. Các trang trại này phát triển từ kinh tế nông hộ với phương
thức chăn nuôi tập trung bán thâm canh nên chưa có cơ sở vật chất, chuồng trại, máy
móc hiện đại...
* Do tổ chức sản xuất vẫn còn manh mún, rời rạc, chưa liên kết chặt chẽ với thị
trường nên trang trại chưa tận dụng được lợi thế sản xuất với quy mô sản phẩm lớn: tất
cả các hộ/trang trại được phỏng vấn đều bán heo cho thương lái. Tỉnh không có cơ sở
chế biến sản phẩm chăn nuôi, khu công nghiệp của tỉnh chưa phát triển, không có trang
trại nào ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các công ty, siêu thị…
* Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, hoặc gặp các vấn đề khó khăn của thị trường,
dịch bệnh (điều này xảy ra trên thực tế từ năm 2005 đến nay, do bệnh lở mồm long
móng, tai xanh, v.v.), trang trại sẽ thua lỗ nhiều hơn là nông hộ vì chi phí vốn cố định
cao hơn: Năm 2007 là năm đầu tiên sau khi nước ta gia nhập tổ chức Thương mại thế
giới WTO, khó khăn – thách thức đối với nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi
nói riêng là không thể tránh khỏi. Trong năm 2007, ngoài việc đối đầu với dịch bệnh
xảy ra liên tục (dịch lở mồm long móng, heo tai xanh…), giá cả không ổn định (giá con
giống cao trong khi giá heo hơi thấp do ảnh hưởng bệnh heo không xuất chuồng được,
giá thức ăn chăn nuôi tăng cao…) người chăn nuôi còn phải cạnh tranh không cân sức
với sản phẩm gia súc – gia cầm nhập ồ ạt từ nước ngoài. Nguyên nhân là do Bộ Tài
chính đã giảm thuế nhập khẩu thịt gia súc, gia cầm sớm hơn 4 năm – 6 năm so với lộ
trình đã cam kết với Thương mại thế giới WTO.
Hộp 1- Ngành chăn nuôi kêu cứu
“Trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO: không đếm hết những hội nghị cấp
trung ương, cấp địa phương mổ xẻ nguy cơ các ngành “hot” như ngân hàng, tài
chính, bán lẻ… sẽ bị nước ngoài thôn tính. Không có hội nghị nào nói về khả năng
mất thị phần thịt vào tay nông dân ngoại. 2 năm sau khi vào WTO, các ngành “hot”
trên vẫn thuộc top “thu nhập cao”, nhà nhà vẫn đổ tiền đầu tư bất chấp nỗi lo sợ
“họ nuốt chửng ta đến nơi rồi”. Chỉ có ngành chăn nuôi đang “chết” từng ngày vì
khó cạnh tranh với thịt ngoại, riêng thị phần gà đã bị thịt ngoại “ngoạm” đến 30%,
sản lượng nhập thịt lợn cũng tăng tới 20 lần... Người chăn nuôi đang quay lưng lại
với nghề dù nhu cầu tiêu thụ thịt của 86.25 triệu người mỗi ngày càng một “nở”
thêm. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 6 tháng đầu năm, sản lượng
thịt trong nước chỉ tăng 0.03% - gần như bằng 0. Ước tính cả năm 2008 sẽ phải
nhập 200.000 tấn thịt mới đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước. Chuyện gì đang
xảy ra ở đất nước có tới 60 triệu dân làm nông nghiệp?”
Theo Báo điện tử của Báo Kinh tế Nông thôn
* Tiêu chí phân loại trang trại và nông hộ đã lạc hậu, không phù hợp cho các số
liệu kinh tế năm 2007-2008: Số liệu nghiên cứu cho thấy các nông hộ đôi khi có qui
mô sản xuất lớn tương đương với trang trại (theo kết quả thống kê mô tả về doanh thu,
chi phí, lợi nhuận… của nông hộ và trang trại). Điều này cho thấy các tiêu chí của
trang trại không còn phù hợp nữa.
Việc mô hình hóa các yếu tố tác động giúp ta đo lường được mức độ tác động
của chúng lên lợi nhuận – thu nhập lao động gia đình, từ đó có thể hỗ trợ cho các nhà
hoạch định chính sách ở địa phương trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân
vay vốn để phát triển qui mô đàn gia súc, đầu tư xây dựng tài sản cố định. Bên cạnh đó
cần phải có chính sách, biện pháp để nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn,
tay nghề của chủ trang trại; tăng cường sự liên kết trong sản xuất – kinh doanh.
CHƯƠNG III. HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP
3.1.Cơ sở của việc xây dựng giải pháp
3.1.1.Tính tất yếu của việc phát triển mô hình kinh tế trang trại
- Cơ sở lý thuyết và thực tế đã chứng minh kinh tế trang trại, đặc biệt là kinh tế
trang trại gia đình là loại hình tổ chức sản xuất hiệu quả nhất trong sản xuất nông
nghiệp, phù hợp với quy luật phát triển kinh tế và xu thế phát triển nông nghiệp mà thế
giới đã và đang trải qua. Nông nghiệp Việt Nam phát triển phải tuân theo quy luật phát
triển của nông nghiệp thế giới là điều tất yếu.
- Kinh tế trang trại hình thành và phát triển trên nền tảng kinh tế hộ gia đình sản
xuất hàng hóa với quy mô lớn. Kinh tế trang trại phát triển gắn liền với sự tích tụ tập
trung các yếu tố sản xuất kinh doanh (đất đai; lao động; tư liệu sản xuất – vốn, khoa
học, kỹ thuật , công nghệ) để nâng cao năng lực sản xuất và sản xuất ra nhiều sản phẩm
hàng hóa với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng
cao của thị trường. Hay nói một cách khác kinh tế trang trại thúc đẩy quá trình sản xuất
hàng hóa trong nông nghiệp, là chìa khóa để phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Sau khi gia nhập WTO và thực hiện những cam kết trong nông nghiệp, nông
nghiệp Việt Nam sẽ còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nếu vẫn còn duy trì sự phát
triển trên nền tảng kinh tế nông hộ. Những khó khăn, thách thức đó là:
* Không đủ sức cạnh tranh với nông sản các nước trong khu vực và các nước
phát triển trên thế giới: do quy mô sản xuất nhỏ không khác thác được hiệu quả sản
xuất theo quy mô, khó ứng dụng công nghệ mới trong nông nghiệp.
* Khó tiêu thụ sản phẩm trên thị trường thế giới: do quy mô sản xuất nhỏ, phân
tán nên việc áp dụng quy trình kỹ thuật không đồng bộ và không đồng nhất giữa các cơ
sở sản xuất nên không tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn đáp ứng tiêu chuẩn kỹ
thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng sản phẩm…
* Khó nâng cao năng suất lao động trong khu vực nông nghiệp.
Như vậy, để nâng cao sức cạnh tranh và thu nhập cho nông dân sau khi hội nhập
kinh tế quốc tế tất yếu phải đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại.
3.1.2. Quan điểm và định hướng phát triển kinh tế trang trại
- Khoán 10, chỉ thị 100, Nghị quyết TW 5 khóa VII và Luật đất đai năm 1993 đã
đặt nền tảng cho sự phát triển kinh tế trang trại trên cơ sở giải phóng sức sản xuất trong
nông nghiệp – cho phép hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ và phát triển với
quy mô sản xuất lớn hơn.
- Phát triển kinh tế trang trại là chủ trương nhất quán và lâu dài của Đảng và
Nhà nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Trong những năm qua kể từ khi có Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02 tháng 02 năm
2000 của Chính phủ về phát triển kinh tế trang trại và các văn bản hướng dẫn thực hiện
Nghị quyết của Chính phủ, các tỉnh, thành phố trong cả nước đã xây dựng quy hoạch
phát triển kinh tế trang trại, ban hành chính sách cụ thể nhằm khuyến khích phát triển
kinh tế trang trại.
Hộp 2- Phát triển kinh tế trang trại Bến Tre
Thực hiện Nghị quyết 03 của Chính phủ, Chỉ thị 08 của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bến
Tre đã xây dựng và triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế trang trại đến năm 2010,
ban hành Qui định trình tự, thủ tục và thu hồi giấy chứng nhận kinh tế trang trại và
Chính sách ưu đãi phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh đã thúc đẩy kinh tế hộ
phát triển mạnh, số hộ đạt tiêu chí kinh tế trang trại ngày càng tăng; toàn tỉnh hiện có
trên 3.308 hộ đạt tiêu chí trang trại, tập trung vào các lĩnh vực: trồng cây ăn trái, sản
xuất giống hoa kiểng, nuôi thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm, kinh doanh tổng
hợp; trong đó có nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao, nhất là các trang trại trồng
cây ăn trái, chăn nuôi bò, dê và kinh doanh tổng hợp.
(Theo Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế-xã hội giai đoạn 2001-2005,
Phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2006-2010 của tỉnh Bến Tre)
- Nghị quyết 26 – NQ/TW hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành trung ương khóa X
tiếp tục khẳng định chủ trương hỗ trợ phát triển kinh tế hộ theo hướng gia trại, trang
trại có quy mô phù hợp sản xuất hàng hóa lớn.
3.2. Nội dung các giải pháp:
Từ cơ sở lý thuyết đã đề cập kết hợp với kết quả phân tích thống kê mô tả số
liệu điều tra và ứng dụng mô hình kinh tế lượng, đề tài đề xuất những giải pháp phát
triển trang trại chăn nuôi tỉnh Bến Tre như sau:
3.2.1. Các vấn đề cụ thể cần xem xét sau kết quả phân tích, đánh giá:
- Về tiêu chí phân loại trang trại: kết quả thống kê mô tả, phân tích đánh giá số
liệu điều tra cho thấy tiêu chí phân loại trang trại chăn nuôi đã lạc hậu so với tình hình
phát triển kinh tế nên không thể hiện được sự khác biệt giữa kinh tế trang trại và kinh
tế nông hộ.
-Về qui mô đàn: đây là yếu tố tác động chính đến thu nhập – lợi nhuận của trang
trại chăn nuôi cần được quan tâm. Qua kết quả khảo sát cho thấy đa số trang trại/nông
hộ không phát triển qui mô đàn là do e ngại thị trường sản phẩm chăn nuôi không ổn
định, nhiều rủi ro, giá thành sản phẩm chăn nuôi cao không đủ sức cạnh tranh. Ngoài
ra, một trong những nguyên nhân quan trọng khiến họ không an tâm đầu tư phát triển
qui mô đàn là chưa tìm được biện pháp hữu hiệu để xử lý môi trường trong chăn nuôi
để đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật về khâu xử lý phân, nước thải, mùi như Nhà nước
quy định.
- Vốn đầu tư: kết quả ước lượng của mô hình cho thấy vốn đầu tư tài sản cố định
có tác động tích cực đến lợi nhuận – thu nhập của trang trại. Tuy nhiên, trang trại còn
gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn do thủ tục rườm rà, thời gian vay vốn ngắn và
lãi suất quá cao, khi vay vốn ngân hàng đòi hỏi phải có tài sản thế chấp nhưng việc
định giá tài sản không đúng với giá trị thực tế vì thế số vốn vay được thấp. Tỉ lệ trang
trại được cấp giấy chứng nhập còn rất thấp (có 10,54% trang trại được cấp giấy chứng
nhận trong tổng số các trang trại được điều tra so với tỉ lệ 8,22% của cả tỉnh) .
- Kiến thức nông nghiệp, trình độ quản lý và tay nghề của lao động: đa số chủ
trang trại là nông dân, trình độ quản lý - chuyên môn – tin học thấp (chỉ có 14,04% chủ
trang trại đã qua đào tạo tay nghề). Do vậy họ thường lúng túng trước cơ chế thị
trường, việc điều hành tổ chức sản xuất – kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên
kết quả sản xuất chưa cao và thiếu bền vững. Lực lượng lao động làm thuê chủ yếu là
lao động phổ thông không có trình độ chuyên môn.
- Thiếu quy hoạch lâu dài cho khu chăn nuôi tập trung, chăn nuôi trang trại dẫn
đến tình trạng là các trang trại xây dựng một cách tùy tiện, ảnh hưởng môi trường sinh
thái.
3.2.2. Gợi ý giải pháp:
* Tiêu chí định lượng phân loại hộ/trang trại: Các tiêu chí phân loại hộ/trang
trại của ngành chăn nuôi hiện nay đã không còn phù hợp cần phải có tiêu chí mới phù
hợp hơn để chỉ thị đặc trưng của trang trại và thể hiện sự khác biệt so với nông hộ.
* Đối với việc phát triển quy mô đàn:
- Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung (theo Thông tư hướng dẫn lập quy hoạch
phát triển kinh tế trang trại số 61/2000/TT/BNN-KH ngày 06/06/2000 của Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn): Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh cần sớm
xây dựng quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung cụ thể cho từng địa bàn trong tỉnh
Khuyến khích chuyển đổi diện tích đất canh tác kém hiệu quả sang chăn nuôi tập trung
quy mô lớn. Hình thức chăn nuôi tập trung, liên kết nhiều trang trại sẽ thuận lợi hơn
trong việc kêu gọi, thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng (đường, điện, hệ thống kênh mương, xử
lý môi trường trong chăn nuôi...), áp dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến một cách đồng
bộ, thực hiện chăn nuôi theo chu trình khép kín từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, dễ
dàng khống chế dịch bệnh… tạo điều kiện cho chủ trang trại yên tâm phát triển quy mô
đàn.
- Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận trang trại: Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở
Tài nguyên môi trường và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phải tạo điều kiện
để chủ hộ/trang trại tiếp cận - ứng dụng thành quả nghiên cứu của dự án Khí sinh học
vào sản xuất. Hỗ trợ nông dân xây dựng công trình khí sinh học tương ứng với qui mô
chăn nuôi để giải quyết ô nhiễm môi trường nhằm đạt tiêu chuẩn quy định về cấp giấy
chứng nhận trang trại. Khi được cấp giấy chứng nhận trang trại sẽ có điều kiện hưởng
được những chính sách ưu đãi trong quá trình sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho họ
yên tâm tăng quy mô đàn.
- Nâng cao chất lượng con giống: chất lượng con giống là yếu tố tiên quyết
trong phát triển đàn gia súc, quyết định sự thành công trong ngành chăn nuôi nói chung
và chăn nuôi heo nói riêng. Chủ trang trại không thể phát triển quy mô đàn nếu không
tìm được con giống chất lượng cao. Vì thế việc quản lý, nâng cao chất lượng con giống
là công tác cấp bách cần được triển khai thực hiện. Trước mắt, tiếp tục đầu tư cơ sở
vật chất – kỹ thuật để Trung tâm giống gia súc – gia cầm tỉnh hoàn thiện hệ thống quản
lý con giống. Đảm bảo thực hiện Chương trình giống và nuôi giữ giống gốc để chọn
lọc, đánh giá và bình tuyển giống trước khi đưa ra sản xuất đại trà. Tăng cường công
tác quản lý chất lượng con giống đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống heo trên
địa bàn tỉnh; yêu cầu các cơ sở này phải có sổ sách theo dõi - quản lý lưu giữ số liệu
về con giống, từng bước áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý con giống.
- Thực hành quy trình chăn nuôi tốt: Hướng dẫn trang trại/người chăn nuôi thực
hành Quy trình "Thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn (VIETGAHP)" ban
hành kèm theo Quyết định số 1506/QĐ-BNN-KHCN ngày 15 tháng 5 năm 2008 của
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
* Đối với việc tăng cường vốn đầu tư tài sản cố định, thay đổi công nghệ:
- Đảm bảo chủ trang trại chăn nuôi được vay vốn tại các tổ chức tín dụng (hệ
thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Phát triển, Ngân
hàng Chính sách... ) để đầu tư sản xuất kinh doanh bình đẳng như các thành phần kinh
tế khác. Chủ trang trại được vay vốn tín dụng thương mại theo quy định tại Quyết định
số 423/2000/QĐ-NHNN1 ngày 22 tháng 9 năm 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước về chính sách tín dụng ngân hàng đối với kinh tế trang trại và Quyết định số
312/2003/QĐ-NHNN ngày 4 tháng 4 năm 2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
hướng dẫn bổ sung về cho vay không phải bảo đảm bằng tài sản theo Nghị quyết số
02/2003/NQ-CP của Chính phủ. Chủ trang trại được vay vốn tín dụng đầu tư từ Quỹ hỗ
trợ phát triển quy định tại Quyết định số 02/2000/QĐ-TTg ngày 02 tháng 01 năm 2001
của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đầu tư từ Quỹ hỗ trợ phát triển đối với
các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và các dự án sản xuất nông nghiệp. Tạo
điều kiện cho trang trại tiếp cận các nguồn vốn vay chính thức, tăng tỉ lệ vốn vay chính
thức trong cơ cấu vốn vay đầu tư phát triển sản xuất của trang trại.
- Phòng chính sách của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn hỗ trợ trang trại
xây dựng dự án khả thi để vay vốn đầu tư thuộc các chương trình dự án (chương trình
giải quyết việc làm, chương trình xóa đói, giảm nghèo, chương trình mục tiêu quốc
gia...).
- Tăng cường mức hỗ trợ cho trang trại nuôi heo sinh sản từ 50% lãi suất tiền
vay ngân hàng trong 2 năm (đối với phần chi phí đầu tư xây dựng chuồng trại đúng quy
trình kỹ thuật của ngành nông nghiệp) lên 3 năm. Thời gian vay vốn từ 10 – 15 năm.
* Đối với kiến thức nông nghiệp: Đào tạo nâng cao tri thức và kỹ năng sản xuất
nông nghiệp cho chủ trang trại để họ có thể quản lý tốt trang trại của mình. Hoạt động
khuyến nông là cách tốt nhất để thực hiện điều này.
- Nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật, quản lý, năng lực thị trường và kiến
thức về hội nhập kinh tế quốc tế - đặc biệt là về Hiệp định vệ sinh an toàn thực phẩm:
Đầu tư hơn nữa cho công tác nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa
học về giống vật nuôi, biện pháp giảm giá thành sản phẩm chăn nuôi, xúc tiến thương
mại. Từ đó xây dựng các chương trình giáo dục, đào tạo và các chương trình tập huấn
kỹ năng (quản lý kinh tế, kiến thức pháp luật, tin học…) cho chủ trang trại. Đưa nội
dung đào tạo bồi dưỡng chủ trang trại vào chương trình khuyến nông, chương trình
mục tiêu quốc gia về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn.
- Khuyến khích các chủ trang trại góp vốn vào Quỹ hổ trợ phát triển nghiên cứu
và triển khai khoa học công nghệ để áp dụng vào trang trại.
- Hiện nay hoạt động khuyến nông cho trang trại chưa được chú trọng đúng
mức, mặc dù hàng năm có tổ chức một số lớp tập huấn chuyên đề trang trại nhưng chủ
yếu chỉ để phổ biến chính sách, quy định, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận trang trại.
Các nội dung khác liên quan đến nâng cao năng lực chuyên môn, trình độ quản
lý…hầu như chưa được đề cập đến. Do vậy, Trung tâm Khuyến nông tỉnh cần sớm
hình thành bộ phận chuyên trách công tác khuyến nông phát triển trang trại và xem đây
là nhiệm vụ trọng tâm. Xây dựng, phát triển và hoàn thiện mạng lưới khuyến nông đến
tận xã - ấp. Phát huy thành quả của Dự án Tăng cường năng lực khuyến nông (2007 –
2009), duy trì hoạt động mạng lưới khuyến nông viên xã phục vụ phát triển kinh tế
trang trại.
- Tổ chức nghiên cứu, dự báo và khuyến cáo về thị trường tiêu thụ nông sản
trong và ngoài nước. Xây dựng kênh cung cấp thông tin thị trường giúp trang trại định
hướng sản xuất theo thị trường. Tạo điều kiện cho các chủ trang trại tiếp cận và tham
gia các chương trình, dự án hợp tác, hội chợ triển lãm trong và ngoài nước.
* Các giải pháp khác:
- Trong điều kiện nguồn lực cho phép (vốn, đất đai, lao động, kiến thức nông
nghiệp…) cần khuyến khích chủ trang trại đa dạng hóa loại hình sản xuất kinh doanh
để giảm thiểu rủi ro trong sản xuất.
- Tạo điều kiện cho trang trại, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp hợp tác,
liên kết dưới nhiều hình thức: Gia tăng hình thức hợp đồng hai chiều, nhất là khâu cung
ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm mà Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chính
phủ đã cho cơ chế. Khuyến khích các hình thức liên kết giữa các trang trại trong khâu
sơ chế nông sản để nâng sức cạnh tranh, tránh bị ép giá, trong đó phải đặc biệt quan
tâm đến các hình thức liên kết như các tổ, nhóm liên kết sản xuất, hợp tác xã.
- Do đặc thù của sản xuất nông nghiệp thường hay gặp rủi ro do thiên tai, dịch
bệnh, vì vậy cần khuyến khích phát triển loại hình kinh doanh cung cấp dịch vụ bảo
hiểm rủi ro về giá nông sản, dịch bệnh cho chủ trang trại theo nguyên tắc thỏa thuận, tự
nguyện, cùng có lợi.
KẾT LUẬN
Thực tiễn phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam cũng như ở Bến Tre phù hợp
với qui luật phát triển mà các nhà khoa học – kinh tế đã đúc kết, phù hợp với xu thế
phát triển trang trại trên thế giới, phù hợp với xu thế tất yếu của sản xuất nông nghiệp
hàng hóa. Cơ sở lý luận mà đề tài đã đề cập cũng như kết quả thống kê mô tả và phân
tích đánh giá số liệu điều tra cho thấy hiệu quả và vai trò của kinh tế trang trại trong
quá trình tăng trưởng và phát triển nông nghiệp nông thôn, cải thiện và nâng cao đời
sống nông dân.
Tuy nhiên, để trang trại thực sự phát huy hiệu quả, tác động tích cực đến việc
thúc đẩy sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, là tiên phong trong
tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn cần phải có quan
điểm và chính sách thích hợp. Chính phủ cần có những chính sách đồng bộ để tạo môi
trường thuận lợi cho kinh tế nông hộ phát triển theo mô hình kinh tế trang trại, tạo điều
kiện cho kinh tế trang trại phát huy tiềm năng, nguồn lực sẳn có. Ủy ban nhân dân các
địa phương phải tăng cường chỉ đạo, kiểm tra đối với kinh tế trang trại, đảm bảo trang
trại quyền được hưởng đầy đủ các chính sách và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
Kinh tế trang trại là nhân tố mới để phát triển nông nghiệp - nông thôn theo
hướng sản xuất hàng hoá. Đối với ngành chăn nuôi việc phát triển bền vững mô hình
chăn nuôi trang trại, tập trung là xu thế tất yếu khi nước ta chính thức tham gia Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO). Việc tổ chức chăn nuôi theo mô hình trang trại tập trung
sẽ tạo điều kiện tăng năng suất, cải tiến chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm, giảm
giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường
sinh thái. Vì thế, hơn lúc nào hết, Nhà nước cần tiếp sức cho khu vực kinh tế này.
Những chính sách thông thoáng, phù hợp về vốn, đầu tư, thị trường... cho chăn nuôi
trang trại sẽ là những giải pháp thiết thực, là nguồn lực để ngành chăn nuôi nước ta nói
chung và ngành chăn nuôi tỉnh Bến Tre nói riêng vượt qua thách thức, phát triển bền
vững trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Báo cáo phương hướng, nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 ngày 10 tháng 4 năm 2006.
2- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001), Báo cáo tổng hợp nghiên cứu phân
tích chính sách nông nghiệp Việt Nam trong khuôn khổ WTO.
3-Cục Thống kê Bến Tre (2007), Niên giám thống kê năm 2007.
4- Damodar N. Gujarati, Kinh tế lượng cơ sở, Hào Thi và Thục Đoan dịch
5- GSO (2001), Báo cáo kết quả điều tra nông thôn năm 2001.
6- GSO (2007), Báo cáo sơ bộ kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy
sản năm 2006.
7-Đinh Phi Hổ (2003), Kinh tế nông nghiệp - Lý thuyết và thực tiễn, Nxb Thống kê.
8- Đinh Phi Hổ (2005), Kinh tế trang trại nhìn từ góc độ kinh tế học, Tạp chí kinh tế
phát triển, số tháng 9/2005.
9- Đinh Phi Hổ, Lê Thị Ngọc Uyển, Lê Thị Thanh Tùng (2006) Kinh tế phát triển - Lý
thuyết và thực tiễn, Nxb Thống kê.
10-Võ Thị Thanh Hương (2007), Kinh tế trang trại tỉnh Bình Dương-Hiệu quả kinh tế
và giải pháp phát triển.
11-Ngân hàng Thế giới (2005), Việt Nam – Thúc đẩy công cuộc phát triển nông thôn –
Từ Viễn cảnh tới Hành động.
12-Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre (2005, 2006, 2007), Báo cáo tình
hình phát triển kinh tế trang trại.
13-Trần Trác (chủ biên) (2000), Tư liệu về kinh tế trang trại, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
14-Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh (2007), ảnh hưởng của việc gia nhập tổ
chức thương mại thế giới (WTO) đối với nền kinh tế Việt Nam, Nxb Tổng hợp Tp. Hồ
Chí Minh.
15-Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre (2007), Báo cáo Tình hình thực hiện Nghị quyết
HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội năm 2007 và nhiệm vụ, giải pháp thực hiện
năm 2008.
16-www.agroviet.gov.vn
17-www.bentre.gov.vn
PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH
Tóm tắt kết quả mô hình - Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square
Std. Error of the
Estimate
1 .875a .766 .764 .36700
2 .904b .817 .815 .32529
3 .908c .825 .822 .31905
4 .912d .832 .828 .31324
5 .915e .837 .832 .30951
Hệ số hồi quy của các biến độc lập - Coefficients
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients Collinearity Statistics
M
odel
B Std. Error Beta
t
Sig.
Tolerance VIF
5 (Constant) 3.016 .141 21.454 .000
Ln qui mô đàn .530 .036 .685 14.766 .000 .462 2.167
Ln vốn cố định .281 .039 .298 7.119 .000 .567 1.763
Ln KTNN .116 .041 .093 2.829 .005 .923 1.083
Phân loại hộ/tr. trại -.142 .053 -.097 -2.692 .008 .770 1.299
Loại hình sản xuất .113 .050 .073 2.236 .027 .932 1.073
Coefficient Correlationsa
Model lnqmd lnvcd lnKTNN phan loai loaihinhsanxuat
lnqmd 1.000 -.592 -.106 -.365 -.206
lnvcd -.592 1.000 -.070 .007 .072
lnKTNN -.106 -.070 1.000 -.058 -.069
phan loai ho/trang trai -.365 .007 -.058 1.000 .012
Correlations
loaihinhsanxuat -.206 .072 -.069 .012 1.000
lnqmd .001 .000 .000 .000 .000
lnvcd .000 .002 .000 1.393E-5 .000
lnKTNN .000 .000 .002 .000 .000
phan loai ho/trang trai .000 1.393E-5 .000 .003 3.195E-5
5
Covariances
loaihinhsanxuat .000 .000 .000 3.195E-5 .003
PHỤ LỤC 2
Đồ thị 1. Mối tương quan giữa thu nhập (doanh thu) và qui mô đàn
Đồ thị 2. Mối tương quan giữa tỉ suất lợi nhuận và qui mô đàn
PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM
Đề tài:
Một số giải pháp phát triển
kinh tế trang trại tỉnh Bến Tre
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN
NÔNG HỘ, TRANG TRẠI CHĂN NUÔI TỈNH BẾN TRE
NĂM 2008
Mẫu điều tra số:_________; Ngày____/____/2007
Huyện:___________________________________
Xó/Thị trấn:_______________________________
Ấp:______________________________________
Dạng hộ: Trang trại Nụng hộ
(Đánh dấu x vào dạng hộ/trang trại được phỏng vấn)
Họ và tên Điều tra viên______________________
Bến Tre, tháng 4 năm 2008
BẢNG CÂU HỎI
Ngày phỏng vấn: ____________
Tên chủ hộ / trang trại: _____________________________ Nam Nữ
Tuổi: ____________________
Địa chỉ: ___________________
Điện thoại: _________________
PHẦN I : THÔNG TIN CHUNG
Câu 1. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết trình độ học vấn của chủ hộ / trang trại:
Lớp_____________________________________________________________________
Câu 2. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết trình độ chuyên môn của chủ hộ/trang trại:
Chưa qua đào tạo
Sơ cấp
Trung cấp, cao đẳng
Đại học trở lên
Câu 3. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết số năm hoạt động kinh doanh của hộ / trang trại:______năm
Lưu ý đối với điều tra viên:
- Đối với nông hộ chỉ hỏi câu hỏi 4a.
- Đối với trang trại hỏi cả câu 4a, 4b, 4c; câu 5a và 5b.
Câu 4a. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết loại hình hoạt động kinh doanh của hộ / trang trại:
Trồng trọt
Chăn nuôi
Sản xuất kinh doanh tổng hợp
Câu 4b. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết trang trại đã được cấp giấy chứng nhận chưa?
Được Chưa được Đang chờ
Nếu trả lời CHƯA hỏi tiếp câu 5, nếu ĐƯỢC hỏi câu 6.
Câu 4c. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết lý do tại sao chưa được cấp giấy chứng nhận?
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
Câu 5a. Ông/Bà quản lý trang trại theo hình thức nào?
Trực tiếp quản lý
Thuê người quản lý
Câu 5b. Trình độ của người quản lý trang trại (nếu có)
Chưa qua đào tạo
Sơ cấp
Trung cấp, cao đẳng
Đại học trở lên
Câu 6. Gia đình/Trang trại của Ông/Bà có bao nhiêu công đất (1.000 m2)? __________ công
Câu 7. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết nguồn gốc đất của gia đình/trang trại là từ đâu?
Đất chuyển nhượng _________ công
Đất có sẳn của gia đình _________ công
Đất thuê mướn _________ công
Câu 8.Trang trại Ông/Bà có bao nhiêu diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản? __________công
Câu 9. Ông/Bà vui lòng cho biết tình hình lao động của các thành viên trong hộ/trang trại
9a.Tình hình tình hình lao động của các thành viên trong hộ Số người
-Lao động chính (từ 15 đến 60 tuổi) ___________
-Lao động phụ (dưới 15, trên 60 tuổi)
-Số người cần phải nuôi dưỡng trong hộ (trẻ em, người già...không thể làm việc
được)
___________
___________
9b.Tình hình tình hình lao động của các thành viên trong trang trại
-Lao động gia đình
-Lao động thuê mướn thường xuyên
- Lao động thuê mướn thời vụ
___________
___________
___________
Câu 10. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết đối với lao động thuê mướn thường xuyên Ông/Bà có ký hợp
đồng không?
3 tháng 6 tháng 12 tháng Không ký hợp đồng
Câu 11. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết lao động thuê mướn tại trang trại có nguồn gốc từ đâu?
dân địa phương _________người từ nơi khác đến _________người
Câu 12. Ông/Bà có gặp khó khăn trong việc thuê mướn lao động hay không?
Có Không
Nếu có, đó là những khó khăn gì và vào thời điểm nào trong năm:
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
Câu 13. (dành cho trang trại) Xin Ông/Bà vui lòng cho biết một số thông tin cơ bản về lao động thuê
mướn thường xuyên tại trang trại
TT Giới tính Tuổi Trình độ văn hóa Trình độ chuyên môn
1
2
3
Câu 14. (dành cho nông hộ) Xin Ông/Bà vui lòng cho biết một số thông tin cơ bản về lao động tại nông
hộ:
TT Giới tính Tuổi Trình độ văn hóa Trình độ chuyên môn
1
2
3
Câu 15.
Câu 15a. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết một số
thông tin về đất đai của hộ/trang trại?
Câu 15b. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết đất đai của
hộ/trang trại Ông/Bà đã có sổ đỏ chưa?
Loại đất Công Đã có Chưa có Đang chờ
Đất thổ cư
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất khác
Câu 16. Đối với đất trồng cây hằng năm xin Ông / Bà vui lòng cho biết các thông tin sau:
Diện tích (công) Loại cây trồng (năm 2007) Sở hữu Thuê
Số năm kinh nghiệm sản xuất
của chủ hộ/trang trại
Cây lúa
Rau màu
Cây hằng năm chủ yếu khác
(kể ra)..................................
.............................................
Câu 17. Đối với đất trồng cây lâu năm xin Ông / Bà vui lòng cho biết các thông tin sau:
Diện tích (công) Loại cây trồng Sở hữu Thuê
Số năm kinh nghiệm sản xuất
của chủ hộ/trang trại
Cây ..........................
Cây ...........................
Cây ...........................
Cây ...........................
Cây ...........................
Câu 18. Đối với chăn nuôi / nuôi trồng thủy sản xin Ông / Bà vui lòng cho biết các thông tin sau:
Tên vật nuôi Số lượng (con hoặc kg) Số năm kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ/trang trại
Heo
Bò
Dê
Gia cầm
Thủy sản
Câu 19. Xin Ông / Bà vui lòng cho biết các hạng mục xây dựng chính trong nông hộ/trang trại?
Hạng mục Diện tích
(m2)
Năm xây
dựng
Giá trị năm xây
dựng (1.000đ)
Giá trị ước tính hiện
nay (1.000đ)
Thời gian
khấu hao
Nhà lưới
Hệ thống tưới
phun
Cơ sở chế biến
Sân phơi
Chuồng trại
Hầm Biogaz
Nhà kho
Khác (kể ra)
1-
2-
Câu 20. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết thông tin về các loại máy móc thiết bị có trong nông hộ/trang
trại?
Loại máy móc, thiết
bị
Số
lượng
Năm mua Giá trị năm mua
(1.000đ)
Giá trị ước tính
hiện nay (1.000đ)
Thời gian
khấu hao
Máy bơm nước
Máy phát điện
Máy cày
Máy gặt
Máy chế biến hàng
nông sản
Máy chế biến TAGS
Xe tải các loại
Khác (kể ra)
1-
2-
PHẦN 2: THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NĂM 2007
Câu 21. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết thông tin sau đây về các loại vật nuôi tại hộ/trang trại cho đến
năm 2007
Loại vật nuôi Hạng mục Heo Bò Dê Gia cầm
Tổng đàn
1-Heo:
Heo đực giống
Nái đẻ và nuôi con
Nái chờ phối và nái chửa
Heo hậu bị
Heo thịt
Heo cách ly
2-Bò
Bò đực
Bò cái mang thai và nuôi con
Bò cái tơ
Bò thịt
3-Dê
Dê đực
Dê nái mang thai và nuôi con
Dê cái tơ
Dê thịt
4-Gia cầm
Gà hướng trứng
Gà hướng thịt
Câu 22. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết thông tin về chi phí đầu tư cho các loại vật nuôi sau đây (nếu
Ông/Bà có nuôi)
Đơn vị tính 1.000đ
Loại vật nuôi Hạng mục Heo Bò Dê Gia cầm
1-Chi phí con giống
Đực giống
Cái giống
Thịt
2-Chi phí vận chuyển con giống
3-Chi phí khác
Câu 23. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết thông tin về chi phí, doanh thu từ các loại vật nuôi sau đây (nếu
Ông/Bà có nuôi)
Đơn vị tính 1.000đ
Loại vật nuôi Hạng mục Heo Bò Dê Gia cầm
1- Chi phí
Chi phí thức ăn
Chi phí thuốc thú y, sát trùng chuồng
trại
Chi phí tu bổ, bảo trì máy móc-
chuồng trại hằng năm
Chi phí bổ sung đàn
Chi phí mua vật rẻ tiền mau hỏng
Chi phí lao động:
Lương công nhân/tháng
Lương quản lý/tháng
Lao động công nhật/ngày
Chi phí điện, nước
Chi phí khác
Thuế
2-Doanh thu
* Sản lượng
Bán làm con giống
Bán thịt
Trứng
Sản phẩm phụ
* Đơn giá
Bán làm con giống
Bán thịt
Trứng
Sản phẩm phụ
* Doanh thu
Bán làm con giống
Bán thịt
Trứng
Sản phẩm phụ
Câu 24. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết những khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm
của các loại vật nuôi trên? (Lưu ý: có thể có nhiều chọn lựa)
Giá cả không ổn định Giá thấp Giá thức ăn, thuốc TY cao
Thiếu vốn Thiếu nguồn tiêu thụ Thiếu kiến thức kỹ thuật
Thiếu lao động Thiếu thông tin thị trường Thiếu đất
Thiếu nguồn nước Đất bạc màu Thiên tai, sâu bệnh
Môi trường ô nhiễm Khác .............................................................................................
Câu 25. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết thông tin về các hoạt động sản xuất kinh doanh khác (nếu có)
của gia đình/trang trại Ông/Bà trong năm 2007?
Loại hình hoạt động
kinh doanh
Số năm kinh nghiệm Chi phí trong năm
(1.000đ)
Doanh thu trong năm
(1.000đ)
Câu 26. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết những khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh? (Lưu ý:
có thể có nhiều chọn lựa)
Giá cả không ổn định Giá thấp Chính sách nông nghiệp không phù hợp
Thiếu vốn Thiếu nguồn tiêu thụ Thiếu kiến thức kỹ thuật
Thiếu lao động Thiếu thông tin thị trường Thiếu mặt bằng
Khác .............................................................................................
Câu 27. Theo Ông/Bà những chính sách nông nghiệp nào sau đây gây trở ngại cho quá trình phát triển
sản xuất kinh doanh nông sản?
Hạn điền Tiêu thụ sản phẩm Bình ổn giá
Khác.............................................................................................
Câu 28. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết đối với diện tích vượt hạn điền địa phương đang thực hiện chính
sách gì:
Thu thuế đất Không thu Khác.......................................................................
Câu 29. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết Ông/Bà có dự định phát triển đàn hoặc mở rộng qui mô/loại
hình chăn nuôi khác trong những năm tới không?
Có Không có
Câu 30. Nếu có, xin Ông/Bà vui lòng cho biết những thông tin sau đây:
Loại vật sẽ nuôi (kể ra) 1.............................. 2.............................. 3.............................
Qui mô (số đầu con)
Ứng dụng giống và qui trình
kỹ thuật mới
Có Không Có Không Có Không
Lý do dự định nuôi loại vật
nuôi này
Truyền thống gia đình
Giá cả ổn định
Thích đi tiên phong
Xu hướng hội nhập, mở cửa
Chính sách ưu đãi của tỉnh
Đón đầu sự phát
triển của ngành công
nghiệp chế biến trong
tỉnh
Học theo người lân
cận
Chuyển giao khoa
học kỹ thuật kịp thời
(khuyến nông)
Lý do khác.............
...................................
Câu 31. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết trong năm 2007 ngoài nguồn thu nhập có được từ việc trực tiếp
sản xuất kinh doanh nông nghiệp, các thành viên khác trong gia đình còn có nguồn thu nhập nào khác
sau đây không?
Nguồn thu nhập Số tiền
(1.000đ)
Từ lương
Tiền công làm thuê trong nông nghiệp
Tiền công cho thuê/vận hành máy móc thiết bị trong nông nghiệp
Cho thuê (nhà cửa, tài sản)
Làm bán thời gian ở các cơ sở dịch vụ, thủ công nghiệp...
Hoạt động khác
PHẦN III: THÔNG TIN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN
XUẤT NĂM 2007
* NGUỒN VỐN CHO SẢN XUẤT, KINH DOANH:
Câu 32. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết hộ/trang trại có vay vốn từ hệ thống ngân hàng nhà nước và các
quỹ dự án để sản xuất kinh doanh không? Có Không
Câu 33. Nếu không xin Ông/Bà vui lòng cho biết lý do tại sao:
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
Câu 34. Nếu có xin Ông/Bà vui lòng cho biết các thông tin sau đây:
Mục đích vay Nơi vay
Số tiền
vay
(1.000đ)
Lãi suất
(%/tháng)
Thời gian
vay
(tháng)
Số tiền phải
trả trong
năm 2007
Số tiền
còn nợ
Trồng trọt
-
-
-
Chăn nuôi
-
-
-
Nuôi trồng
thủy sản
Lĩnh vực khác
Câu 35. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết những khó khăn gặp phải khi vay tiền từ các tổ chức trên? (Lưu
ý: có thể có nhiều chọn lựa)
Thời hạn vay ngắn Lãi suất cao Thủ tục rườm rà
Đi lại nhiều lần Phải có tài sản thế chấp Mất nhiều thời gian
Lý do khác
Câu 36. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết hộ/trang trại có vay tiền từ các nguồn vay khác (vay bạn bè-bà
con, vay nóng trên thị trường) để sản xuất kinh doanh không?
Có Không
Câu 37. Nếu không xin Ông/Bà vui lòng cho biết lý do tại sao:
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
Câu 38. Nếu có xin Ông/Bà vui lòng cho biết các thông tin sau đây:
Mục đích vay Nơi vay
Số tiền
vay
(1.000đ)
Lãi suất
(%/tháng)
Thời gian
vay
(tháng)
Số tiền phải
trả trong
năm 2007
Số tiền
còn nợ
Trồng trọt
-
-
-
Chăn nuôi
-
-
-
Trồng trọt
Nuôi trồng
thủy sản
Lĩnh vực khác
Câu 39. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết gia đình/trang trại Ông/Bà có từng được hưởng chính sách hỗ
trợ sản xuất từ nhà nước hoặc các tổ chức nào khác không?
Có Không
Câu 40. Nếu có xin Ông/Bà vui lòng cho biết các thông tin sau đây:
Tên tổ chức Mục đích sử dụng Thời điểm
Số tiền vay/hỗ
trợ (1.000đ)
Lãi suất
(%/tháng)
Thời hạn vay
(tháng)
Trồng trọt
Chăn nuôi
Kinh doanh
khác
* KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP
Câu 41. Xin vui lòng cho biết gia đình/trang trại Ông/Bà nắm bắt, học hỏi thông tin kỹ thuật sản xuất
nông nghiệp từ những nguồn nào? (Lưu ý: có thể có nhiều chọn lựa)
Tự học hỏi và tích lũy kinh nghiệm Bạn bè, nông dân trong vùng
Cán bộ nông nghiệp Cán bộ khuyến nông / khuyến nông viên
Các đoàn thể, tổ chức Phát thanh, truyền hình, sách báo
Các điểm trình diễn Công ty kinh doanh vật tư-sản phẩm nông nghiệp
Nguồn khác (kể ra).......................................................................................................................
Câu 42. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết Ông/Bà có bao giờ tiếp xúc, học hỏi kỹ thuật sản xuất và quản lý
sản xuất từ Cán bộ khuyến nông / khuyến nông viên không?
Có Không
Câu 43. Nếu có xin Ông/Bà vui lòng cho biết mức độ tiếp xúc với Cán bộ khuyến nông / khuyến nông
viên?
Hàng tuần Hàng tháng Hàng quý Hàng năm
Câu 44. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết lần tiếp xúc với Cán bộ khuyến nông / khuyến nông gần đây
nhất là lúc nào?
tuần trước tháng trước ba tháng trước không nhớ rõ
Câu 45. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết thông tin và hình thức truyền đạt nào sau đây được Cán bộ
khuyến nông / khuyến nông viên giới thiệu và hướng dẫn cho Ông/Bà?
Hình thức truyền đạt Thông tin
Tọa đàm
Huấn luyện, hội thảo
Tiếp xúc tại nhà
Tiếp xúc tại điểm trình diễn, đồng ruộng
Hình thức khác.........................................
Khuyến cáo kỹ thuật
Khuyến cáo chọn qui trình kỹ thuật
Khuyến cáo kỹ năng quản lý sản xuất
Khuyến cáo, giới thiệu giống mới
Các vấn đề về vệ sinh môi trường, nông sản an
toàn VSTP
Câu 46. Khi được giới thiệu, hướng dẫn thông tin, kỹ thuật mới Ông/Bà có cảm thấy chúng có ích cho
việc sản xuất của mình không?
Rất có ích Có ích Bình thường Không có ích Không biết
Câu 47. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết mức độ áp dụng thông tin, kỹ thuật được khuyến cáo?
Rất nhiều Khá nhiều Ít Không áp dụng
Câu 48. Ông/Bà thu được lợi ích gì từ việc áp dụng thông tin, kỹ thuật được khuyến cáo (nếu có)
Năng suất cao hơn
Chất lượng nông sản tăng
Chi phí sản xuất giảm
Giá bán nông sản cao hơn
Hiểu biết thêm về chính sách
Hiểu biết thêm về thị trường
Giảm ô nhiễm môi trường
Lợi ích khác...................................................
Câu 49. Khi áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới Ông/Bà có được nhận hỗ trợ về vốn, vật tư hay con giống
không?
Có Không
Câu 50. Nếu có, xin Ông/Bà vui lòng cho biết từ nguồn nào?
Các chương trình, dự án phát triển Trung tâm Khuyến nông
Sở nông nghiệp và PTNT Công ty kinh doanh
Nguồn khác (ghi rõ) __________________________________________________________
Câu 51. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết hình thức hỗ trợ vốn nào là thích hợp nhất?
Hỗ trợ không thu hồi một phần giá trị con giống, vật tư
Cho vay với lãi suất thấp
Không cần hỗ trợ
Hình thức khác (ghi rõ) _______________________________________________________
Câu 52. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết Ông/Bà có tham gia sinh hoạt CLB Nông dân, hợp tác xã sản xuất,
tổ nông dân liên kết sản xuất không?
Có Không
Câu 53. Ông/Bà có theo dõi các chương trình về nông nghiệp trên truyền hình, đài phát thanh không?
Có Không
Câu 54. Ông/Bà có đọc sách, báo về nông nghiệp không?
Có Không
Câu 55. Ông/Bà có đọc các trang Web trên Internet về nông nghiệp không?
Có Không
* TIÊU THỤ SẢN PHẨM
Câu 56. Sản phẩm của Ông/Bà được tiêu thụ chủ yếu ở đâu?
Trong tỉnh Ngoài tỉnh
Xuất khẩu Không biết
Câu 57. Ai là người thu mua sản phẩm của Ông/Bà? (có thể có nhiều lựa chọn)
Thương lái địa phương Hợp tác xã
Thương lái từ tỉnh khác đến Công ty, cơ sở chế biến nông súc sản
Khác _____________________________________________________________
Câu 58. Các công ty, cơ sở chế biến nông sản có ký hợp đồng để tiêu thụ sản phẩm của Ông/Bà không?
Có Không
Câu 59. Ông/Bà có muốn ký hợp đồng để tiêu thụ sản phẩm với các công ty, cơ sở chế biến nông sản
không?
Rất muốn Cũng muốn
Chưa biết Không muốn
* LIÊN KẾT, HỢP TÁC TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH
Câu 60. Ông/Bà có tham gia liên kết, hợp tác trong sản xuất với các tổ chức khác không?
Hộ nông dân khác Hợp tác xã
Trang trại khác Công ty kinh doanh nông sản, vật tư nông nghiệp
Khác (ghi rõ) _________________________________________________
Xin chân thành cám ơn sự hợp tác và đóng góp quí báu của quí Ông/ Bà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- PHAT TRIEN_TRANG TRAI_CHAN NUOI.pdf