Luận văn Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam trong điều kiện hội nhập vào tổ chức thương mại thế giới - WTO

Như vậy cà phê là một loại cây có giá trị kinh tế cao và sản xuất chủ yếu để xuất khẩu là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Với những thành tựu mà ngành cà phê đã đem lại cho đất nước chúng ta không thể phủ nhận vai trò của nó. Ngành cà phê không chỉ đóng góp một giá trị không nhỏ vào GDP, còn tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động mà còn góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế.

doc52 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2020 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam trong điều kiện hội nhập vào tổ chức thương mại thế giới - WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i giảm nhẹ vào giữa tháng 10, từ đầu tháng 11 đến nay, giá cà phê xuất khẩu Việt Nam đã tăng khoảng 40 USD/tấn. Hiện nay, giá cà phê xuất khẩu 5% đen và vỡ hoại 2 giao dịch ở mức 1.425 - 1.430 USD/tấn. Như vây, giá xuất khẩu cà phê của nước ta đã bám sát thế giới hiện chỉ thấp hơn 20USD/tấn so với giá giao dịch tại thị trường London, so với mức chênh lệch có lúc lên đến trên 400USD/tấn hồi tháng 8 trên thị trường nội địa, giá thu mua cà phê nhìn chung vẫn ổn định. Do vậy, năm 2006 kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 950 triệu USD. Đó là một trong những thành công lớn nhất của cà phê xuất khẩu Việt Nam. 2.1.2. Cơ cấu cà phê, chủng loại xuất khẩu của Việt Nam Về cơ cấu cà phê xuất khẩu Việt Nam thì cà phê vối (Robusta) chiếm tỷ trọng quá lớn - nước ta là nước có khối lượng cà phê Robusta xuất khẩu lớn nhất thế giới với 98% tổng khối lượng xuất khẩu. Trong khi đó, trên thị trường thế giới, khối lượng cà phê chè (Arabica) chiếm khoảng 65% còn cà phê Robusta chỉ chiếm 35%. Về giá cả, cà phê Arabica thường có giá trị cao hơn nhiều so với cà phê Robusta, thông thường gấp từ 2,25 lần. Sự chênh lệch về giá cả cà phê Arabica và cà phê Robusta ngày càng cao: năm 1995, giá cà phê Arabica là 3.240USD/tấn còn cà phê Robusta là 2.820USD/tấn (gấp 1,15 lần ) thì đến năm 1999, giá tương ứng là 1.628USD/tấn và 624USD/tấn (gấp 2,61 lần). Thời giá tháng 7/2005, trong khi giá cà phê Arabica là 2.681USD/tấn thì giá của cà phê Robusta là 1.112USD/tấn, tức gấp 2,41 lần. Về cơ cấu chủng loại cà phê xuất khẩu, cho tới nay, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê nhân, thô, chiếm tới 95% khối lượng cà phê xuất khẩu. Cà phê nhân thường có giá trị xuất khẩu không cao (cà phê qua chế biến có giá trị gia tăng và lợi nhuận rất cao). Ví dụ, năm 2001 trong lúc giá xuất khẩu cà phê nhân chỉ có khoảng 437 USD/tấn thì giá xuất khẩu cà phê hoà tan là 3.461 USD/tấn gấp 8 lần, trong khi giá thành của 1 tấn cà phê hoà tan là 1.331USD (tỷ lệ 2,6 nhân bằng 1hoà tan). Cà phê rang xay cũng vậy, giá xuất khẩu cao gấp 4,38 lần so với giá cà phê nhân , trong khi tỷ lệ chế biến qui đổi rất thấp (1 rang xay bằng 1,19 nhân). 2.1.3. Thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam Hiện nay, bạn hàng chủ yếu của cà phê Việt Nam vẫn là Mỹ (chiếm tỷ trọng trên 20% lượng xuất khẩu), và Châu Âu chiếm 40% (riêng Đức chiếm 11,2%) còn lại là các thị trường khác (trong đó Nhật Bản vẫn nằm trong số 10 bạn hàng lớn nhất nhưng tỷ trọng tương đối nhỏ - khoảng trên 3% nên khủng hoảng kinh tế tại nước này không ảnh hưởng gì đến tiến độ xuất khẩu cà phê Việt Nam. Năm 2002 thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam tăng từ 61 lên 64 nước. Và hiện nay, vào tháng 11/2006 vừa qua, khi nước ta gia nhập vào WTO thì cơ hội đó sẽ mở ra cho cà phê Việt Nam với 150 thị trường xuất khẩu. Hiện nay, cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị cao đứng thứ 2 sau gạo, giá trị cà phê xuất khẩu thường chiếm gần 10% tổng kim ngach xuất khẩu hàng năm. Niên vụ 2005/2006 Việt Nam đã xuất khẩu cà phê của mình đi 73 nước, trong đó 10 nhập khẩu cà phê hàng đầu - đó cũng chính là thị trường chính xuất khẩu cà phê của Việt Nam bao gồm: Bảng 6: 10 nước nhập khẩu cà phê Việt Nam lớn nhất niên vụ 2005/2006 STT Tên nước Số lượng (tấn) Gía trị ( triệu USD) Tỷ phần so với tổng xuất khẩu (%) 1 Mỹ 177.700 97,5 21,6% 2 Đức 92.100 76,1 11,2% 3 Tây Ban Nha 63.900 53,8 7,77% 4 Italia 62.600 54,2 7,612% 5 Anh 46.400 36,7 5,642% 6 Nhật Bản 29.400 25,9 3,575% 7 Pháp 27.500 22,7 3,344% 8 Thuỵ Sỹ 27.100 19,5 3,295% 9 Bỉ 23.400 19,3 2,845% 10 Hàn Quốc 23.000 18,2 2,797% Nguồn: Xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam 20năm đổi mới XB:Thống kê Hà Nội - 2006 2.1.4. Hoạt động Marketing cà phê xuất khẩu Việt Nam hiện nay Marketing là hoạt động tiếp thị và bán hàng là một trong những khâu quan trọng nhất của các sản phẩm, nó được coi là khâu then chốt, khâu kết thúc của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp cà phê Việt Nam rất chú trọng đến hoạt động này vì điều đó nó khẳng định doanh nghiệp cà phê đó có làm ăn có lãi hay không. Sơ đồ 1: Ra quyết định kinh doanh của doanh nghiệp cà phê Thị trường tiêu thụ thế giới Theo dõi và khuyếch trương bán (quảng cáo sp, thương hiệu cà phê của DN mình) QĐịnh mặt hàng( cà phê hoà tan, cà phê nhân Ấn định loại sp cà phê Định sức bán( sức cạnh tranh của cà phê VN) Giao tiếp thương mại(tìm đối tác nhập) Chọn thị trường đích và mục tiêu Định giá bán (có sự thông qua giá cà phê thế giới) Định kênh phân phối +- Với cà phê Việt Nam, sản xuất ra chủ yếu là dùng cho xuất khẩu, mà xuất khẩu chủ yếu lại là cà phê chỉ qua chế biến sơ: cà phê nhân, cà phê thô. Chính vì vậy, hoạt động Marketing chủ yếu là hoạt động của doanh nghiệp thu mua cà phê của hộ gia đình, chủ trang trại (có thể là cà phê chưa qua chế biến hoặc đã qua chế biến sơ). Sau đó các doanh nghiệp này tiến hành chế biến tiếp cho đạt tiêu chuẩn Việt Nam. Nhìn vào sơ đồ trên chung ta có thể thấy rõ hoạt động Marketing của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê diễn ra một cách rất linh hoạt và có trình tự. Đó là các khâu từ định giá, kênh phân phối, mặt hàng xuất khẩu…cho đến quảng bá, tìm đối tác, để xuất cà phê ra thị trường tiêu thụ - đó cũng là một thành công mang tính chiến lược của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Vịêt Nam. Để xuất khẩu ra thị trường thế giới, hoạt động Marketing của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê dẫ diễn ra theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2: Hoạt động Marketing của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê ra thị trường thế giới Nông dân Các cơ sở chế biến xay xát Doanh nghiệp XK cà phê DN chế biến cà phê trong nước Doanh nghiệp XK cà phê trong Hiệp hội Người bán buôn Đại lý Ngưòi bán lẻ Người tiêu dùng Doanh nghiệp XK cà phê ngoài Hiệp hội Thị trường thế giới 90% 10% Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy:Việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam do hầu hết các doanh nghiệp trong Hiệp hội cà phê - ca cao xuất khẩu (chiếm tới 79%) và còn lại là do các doanh nghiệp ngoài Hiệp hội đảm nhận. Mặt khác, tiêu dùng cà phê trong nước của nước ta còn quá ít. Trong khi sản lượng cà phê Việt Nam hàng năm là 700.000 - 800.000 tấn thì lượng cà phê tiêu thụ nội địa chỉ đạt ở mức xấp xỉ 10%. Theo Hiệp hội cà phê thế giới, tiêu dùng nội địa cà phê của Việt Nam hiện chỉ đạt gần 3,6% thấp nhất trong số các nước xuất khẩu cà phê. Mức chênh lệch ngày càng khập khiễng nếu so với sản lượng tiêu dùng nội địa trung bình của các nước thành viên Hiệp hội cà phê thế giới là 25,61%. 2.2. Kết quả đạt được của xuất khẩu cà phê Việt Nam Cà phê Việt Nam đang đứng vị trí thứ 2 về lượng xuất khẩu chỉ sau Brazil (nhưng đứng thứ nhất về xuất khẩu cà phê Robusta). Diện tích, sản lượng, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê cuả không ngừng tăng lên. Chỉ trong thời kỳ từ 1994 - 2004, tốc độ bình quân hàng năm đạt được như sau: Về diện tích đạt: 15,04%, về sản lượng đạt: 16,58% với sản lượng xuất khẩu đạt: 43% và kim ngạch xuất khẩu đạt : 10,94%. Đặc biệt, về doanh số xuất khẩu cà phê qua một số năm như sau: Từ năm 1998 - 2000, dù giá cà phê xuất khẩu giảm do lượng tăng nên doanh số vẫn dữ mức cao: năm 1998 là 593,8 triệu USD; 1999 là 585,3 triệu USD. Vào năm 2000 giá cà phê giảm sút lớn nhưng nhờ lượng tăng 72% nên doanh số vẫn đạt 500 triệu USD; năm 2002 do mất mùa giá cà phê thế giới giảm mạnh nên đạt: 322 triệu USD. Đến niên vụ 2004/2005 đạt 641 triệu USD; niên vụ 2005/2006 đạt 735,5 triệu USD vừa qua năm 2006 doanh số đạt mức cao: 950 triệu USD. 3. Đánh giá kết quả và những vấn đề đặt ra cho ngành cà phê xuất khẩu của Việt Nam. 3.1. Đánh giá kết quả đạt được và sự thành công của thương hiệu cà phê Trung Nguyên - G7 Việt Nam 3.1.1. Đánh giá chung về kết quả đã đạt được Với những thành tựu về sản xuất và xuất khẩu mà ngành cà phê đã mang lại cho đất nước những đóng góp đáng kể vừa giải quyết việc làm, tăng thu nhập của người dân mà còn đóng góp vào tăng trưởng nền kinh tế quốc gia. Trồng cà phê ở Việt Nam tạo việc làm cho hơn 600 nghìn người nông dân vùng trung du, miền núi và số người có cuộc sống liên quan đến cà phê là trên 1 triệu người. Cà phê chiếm 8% giá trị sản lượng nông nghiệp, 25% giá trị xuất khẩu nông sản của đất nước. Với sản phẩm chủ yếu hiện nay có cà phê Robusta và cà phê Arabica. Trong đó thì cà phê chè có giá trị xuất khẩu cao đã được mở rộng ra các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay là đầu tư của nông dân đối với các yếu tố đầu vào như phân bón, tưới tiêu quá cao với mong muốn đạt được năng suất cao đã làm giảm hiệu quả đầu tư và nâng cao giá thành sản xuất. Nên sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới không cao (cụ thể giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam trên thế giới thường thấp hơn trên các sàn giao dịch ở London, NewYork từ 30 - 40USD/tấn). Và sản xuất chủ yếu thực hiện ở các hộ nông dân và chủ trang trại nhỏ. 3.1.2. Đánh giá khả năng cạnh trạnh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới - Về giá thành: Hầu hết sản phẩm cà phê xuất khẩu của ta đều thấp hơn giá của các sản phẩm cà phê cùng loại ở các nước trong khu vực và thế giới. Hiện nay cà phê Việt Nam(đã qua sơ chế) có giá 750 - 800USD/tấn, trong khi đó của Ấn Độ là 1.412USD/tấn cà phê chè; 962,9USD/tấn cà phê vối; của Colombia là 2.118USD/tấn cà phê chè và của Inđônêxia là 921,9USD/tấn cà phê vối. - Về chất lượng: Đã đạt được tiêu chuẩn theo hệ thống quản lý tiêu chuẩn nhưng so với các nước khác trên thế giới thì vẫn chưa bằng. - Về mẫu mã: Đã phong phú nhưng chưa bằng các nước trong khu vực và trên thế giới vì chúng ta xuất khẩu chủ yếu là cà phê nhân. -Về bao bì: Cà phê là một trong 2 trong 10 sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhưng chưa có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. -Về điều kiện mua bán: Chưa đa dạng và thuận tiện như các nước trong khu vực mà thậm chí việc thanh toán của Việt Nam với một số nước còn gặp nhiều khó khăn. 3.1.3. Sự thành công của thương hiệu cà phê Trung Nguyên - G7 Việt Nam. Ngày nay, nếu đi trên các đường phố các bạn sẽ bắt gặp rất nhiều quán cà phê Trung Nguyên và nó luôn có phong cách riêng. Nhiều chuyên gia kinh tế đã công nhận cà phê Trung Nguyên là một thành công kỳ diệu của việc xây dựng thương hiệu tại Việt Nam. Chỉ trong vài năm từ 1999 là một xưởng sản xuất nhỏ tại Buôn Mê Thuật, hiện nay Trung Ngưyên đã khẳng định sự có mặt của mình khắp mọi miền đất nước. Thế mới biết Trung Nguyên, một thương hiệu mới xuất hiện mà có sức hấp dẫn biết dường nào. Đến năm 2001, đã có trên 400 quán cà phê trong cả nước bởi vì ông chủ Trung Nguyên – Đặng Lê Nguyên Vũ rất biết chiều lòng khách hàng khi đã biết khám phá và trình làng trên 30 loại cà phê có những hương vị độc đáo riêng. Với tính đa dạng của sản phẩm đã tạo cho người thưởng thức có dịp làm quen với nhiều cà phê độc đáo, rất riêng chỉ tìm thấy ở Trung Nguyên. Không chỉ dừng lại ở đó, vào năm 2002 tại Tokyo, quán cà phê Trung Nguyên lần đầu tiên xuất hiện. Ở đây cà phê Trung Nguyên có sức cạnh tranh lớn, mỗi tách cà phê chính hiệu của Trung Nguyên cao hơn cà phê của Nhật 25% và cao hơn cả tập đoàn cà phê Mỹ Sarrbucks đầy uy lực 50%. Đặc biệt cà phê Trung Nguyên thực sự bước vào hành lang Đông Tây mà bước đột phá ngoạn mục là G7. Đó chính là mũi tên nhằm hướng vào G7, những quốc gia giàu có, phát triển nhất thế giới và chiếm lĩnh được thị trường của các đại gia lừng danh thế giới này. Cà phê Trung Nguyên sẽ làm cho vị thế cà phê Việt Nam trở nên vững chắc, tạo lập một thế đứng cho cà phê Việt trên thị trường quốc tế rộng lớn, đầy tiềm năng. Đến nay, cà phê Trung Nguyên đã có vị thế ở thị trường Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Séc… Cà phê hột Trung Nguyên cũng đã hiện diện đầy sức thu hút tại Đức, Canada, Australia và nhiều quốc gia khác. Hy vọng rằng với kinh nghiệm ngành cà phê Brazil và sự thành công của thương hiệu cà phê Trung Nguyên – G7 thì cà phê Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế cuả mình trên trường quốc tế. Hiện nay, Trung Nguyên là thương hiệu duy nhất của Việt Nam được cấp chứng chỉ Eurograp quốc tế về thực hành nông nghiệp tốt và chất lượng cà phê ngon. Theo Tổng giảm đốc ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho biết 8 bí quyết dẫn đến thành công là: Luôn lấy sự hài lòng của người tiêu dùng làm trọng tâm cho mọi hoạt động. Khơi nguồn sáng tạo - chính là logo của cà phê Trung Nguyên. Phát triển và bảo vệ thương hiệu. Xây dựng phong cách Trung Nguyên đậm nét đặc trưng văn hoá Tây Nguyên và dân tộc. Gây dựng sự thành công cùng đối tác. Phát triển nguồn nhân lực mạnh. Và luôn tích cực góp phần xây dựng cộng đồng. Sự thành công của Trung Nguyên là bài học cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam xây dựng được thương hiệu cũng như xác định được chiến lược phát triển của mình trong tương lai. 3.2. Những vấn đề còn tồn tại của ngành cà phê Việt Nam: Một là, với diện tích và sản lượng liên tục tăng, bản kế hoạch đầu tiên về cà phê xây dựng năm 1980 đạt mục tiêu cho ngành cà phê Việt Nam chỉ có 180.000 ha với sản lượng 200.000 tấn qua điều chỉnh tăng lên 350.000 ha với 450.000 tấn. Nhưng theo con số điều tra thực tế vào năm 2000 cho thấy diện tích cà phê cả nước đã tăng lên đến 520.000 ha với sản lượng 900.000 tấn. Đây là con số gây bất ngờ và bất lợi cho ngành cà phê Việt Nam. Trong hiện tượng đó thì với giá trị mà ngành cà phê mang lại nhà nước ta đã có những chương trình đầu tư thí điểm trồng cà phê làm cho diện tích cà phê tăng lên nhưng không cho hiệu quả vì không phù hợp với đặc tính sinh học của cây cà phê. Hai là, song song với đó là sự đầu tư qúa mức của người sản xuất đã khiến cho năng suất cà phê tăng rất nhanh, nhiều nơi đạt 4 tấn/ha như vậy vườn cà phê đã bị khai thác quá mức. Nhưng cùng với sự tăng nhanh về sản lượng và diện tích thì chất lượng cà phê chưa đồng đều và chưa cao nên giá cà phê của nước ta thấp hơn các nước xuất khẩu cà phê khác trên thị trường thế giới. Cơ sở vật chất kĩ thuật từ sản xuất đến chế biến chưa đồng bộ và được đầu tư cũng như thống nhất trong thực hiện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam. Với cơ cấu chủng loại cà phê xuất khẩu chưa hợp lý, đa dạng. Trong cơ cấu cà phê xuất khẩu, cà phê Robusta chiếm tỉ trọng quá lớn (Việt Nam là nước có khối lượng xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất) tổng khối lượng xuất khẩu, so với 65% khối lượng cà phê Arabica và 35% cà phê Robusta trên thị trường thế giới. Trong khi đó, giá cà phê Arabica lại gấp 2 – 2,5 lần so với cà phê Robusta (7/2005: Arabica - 2.681 USD/tấn; Robusta – 1.112 USD/tấn gấp 2,41 lần). Ba là, vấn đề thương hiệu của cà phê Việt Nam chưa được quan tâm thích đáng. Mà “thương hiệu” thực sự là một tài sản vô cùng to lớn và trong đó sản phẩm là “trái tim” của giá trị thương hiệu. Nhưng thương hiệu cà phê Việt Nam chưa được đánh giá cao trên thị trường thế giới - trừ thương hiệu cà phê Trung Nguyên vì nước ta chủ yếu là xuất khẩu cà phê nhân có giá trị rất thấp. Mặt khác, vấn đề xây dựng và quảng bá thương hiệu thì được doanh nghiệp cà phê Việt Nam thực hiện chưa tốt, chưa có được chiến lược quảng bá thực sự có hiệu quả. Chính vì vậy hiện nay trên thế giới chỉ biết đến nước ta là nước có sản lượng xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới chứ chưa thật sự biết đến những thương hiệu cà phê Việt Nam. Bốn là, đến nay thì Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu cà phê nhân, chiếm 95% khối lượng xuất khẩu, còn cà phê hoà tan sản xuất chủ yếu là tiêu dùng trong nước (2.200 tấn) một công tác rất quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp xuất khẩu nào đó là công tác xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu nhưng hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhận thức một cách đầy đủ giá trị to lớn của thương hiệu trong khi các sản phẩm bột ở thị trường trong nước, hiện tượng bán hàng giả dưới tên các thương hiệu nổi tiếng có xu hướng tăng lên. Thương hiệu cà phê của chúng ta chưa được người tiêu dùng trên thế giới đón nhận mà chỉ được bán cà phê ở “ngoài chợ” hoặc “quanh chợ” nên gây thiệt hại cho giá cà phê Việt Nam. Năm là, ở trong nước thì việc tiêu thụ cà phê Việt Nam còn quá ít, theo số liệu thống kê được mỗi người Bắc Âu uống 10 kg cà phê nhân/năm, Tây Âu là 5 - 6 kg. Trong đó, người Việt Nam chỉ mới tiêu thụ khoảng 500 gr. Mỗi sự thành công của một doanh nghiệp xuất khẩu không chỉ ở thị trường quốc tế mà còn phải khai thác được thị trường tiềm năng nội địa. Theo một số nghiên cứu gần đây được WB đưa ra cho thấy tiềm năng của thị trượng nội địa có thể tiêu thụ tới 70.000 tấn/ năm. Mà theo Hiệp hội cà phê thế giới, tiêu dùng nội địa của cà phê Việt Nam chỉ đạt 3,6%, thấp nhất trong số các nước sản xuất cà phê so với các nước thành viên Hiệp hội cà phê thế giới là 25,16%. Cụ thể với nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới thì cũng là nước có lượng tiệu thụ nội địa cao nhất khoảng 600.000tân/năm, với lượng tiêu thụ cà phê bình quân đầu người đạt 4,7kg/năm. Sáu là, vấn để từ phía chính phủ Việt Nam chưa thực sự có một chiến lược hoàn thiện. Các chính sách của các cơ quan chức năng ban hành còn thiếu tính linh hoạt như: Chính sách về tỷ giá hối đoái, chính sách về tín dụng ưu đãi của nhà nước hiện nay có nhiều điều khoản ưu đãi đối với tất cả tác nhân tham gia kênh sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê như: lãi suất thấp, khoanh nợ, giãn nợ… nhưng tất cả các yếu tố để tiếp cận với chính sách đầu tư chưa tốt. Những quy định về vốn vay hiện nay chủ yếu quan tâm đến giá trị tài sản thế chấp hơn là khả năng sinh lợi của dự án vay. Hơn nữa, việc quy định lượng tiền vay không vượt quá một tỷ lệ % nhất định của giá trị tài sản cũng gây nhiều khó khăn cho người có nhu cầu vốn. Hiện nay, thiếu tài sản thế chấp là cản trở lớn nhất đối với những người trồng cà phê nghèo và các doanh nghiệp quy mô nhỏ. 3.3. Nguyên nhân của những vấn đề trên Từ thực trạng trên cho thấy tốc độ tăng bình quân/năm về diện tích, sản lượng sản xuất và sản lượng xuất khẩu cà phê tăng khá nhanh, nhưng kim ngạch xuất khẩu lại tăng với tốc độ thấp hơn, do nhưng nguyên nhân cơ bản sau đây: 3.3.1. Những nguyên nhân chủ quan Một là, với tâm lý của người dân Việt Nam là khi một mặt hàng nào đó kinh doanh có hiệuquả thì mọi người sẽ đầu tư vào đó. Điều đó cũng đã xảy ra đối với ngành cà phê, khi cà phê có giá trị xuất khẩu cao thì nhà nước ta không có qui hoạch trong việc trồng cà phê để xảy ra diện tích nhiều nơi tăng do nhiều người dân đổ xô đi mua đất để lập trang trại trồng cà phê nhất vào thời điểm 1989 - 1992. Dẫn đến sản lượng vượt lên cao quá qua tầm kiểm soát của Hiệp hội cà phê - ca cao, hậu quả làm cho giá cà phê sụt giảm mạnh nên rất nhiều người dân rơi vào tình trạng thua lỗ rồi hàng loạt hiện tượng xảy ra như: Nhiều người nông dân đã trặt cây cà phê đi để thay vào đó là các cây khác như cây điều, tiêu, cây ăn quả… Hai là, chất lượng cà phê nhân của ta không đồng đều, không cao do khâu chăm sóc, vun trồng… làm cho năng suất cà phê không cao và khi thu hoạch lại thu hái đồng loạt nên lẫn rất nhiều quả xanh. Sau khi thu hoạch thì thiếu cơ sở vật chất về sân phơi, chủ yếu là phơi sân bằng đất nên rất dễ lẫn đất vào trong sản phẩm. Hơn nữa thì không có lò sấy đạt tiêu chuẩn chỉ dựa vào ánh nắng mặt trời nên khi vào mùa mưa thì lại sấy hạt trong các lò thủ công làm cho nhiều hạt chưa khô tới độ, có hạt còn bị ẩm rất dễ bị mốc. Công nghệ chế biến cà phê của nước ta chưa hiện đại, hệ thống thiết bị chưa đồng bộ, hầu hết là hoạt động tác chế lại cà phê của dân. Mặt khác phương pháp chế biến cà phê mà hiện nay sử dụng rộng rãi là phương pháp chế biến khô. Chính vì thế nên chất lượng cà phê nước ta không cao thường xuất khẩu với giá thấp hơn cà phê của Brazil và Inđônêxia. Ba là, trong cơ cấu cà phê xuất khẩu, cà phê Robusta chiếm tỷ trọng quá lớn (nước ta có khối lượng xuất khẩu lớn nhất thế giới) với 95% tổng khối lượng xuất khẩu. Trong khi đó, trên thị trường cà phê thế giới, khối lượng cà phê chè Arabica lại chiếm ưu thế chiếm tới 65%. Mặt khác, giá cà phê Arabica thường có giá cao hơn rất nhiều so cà phê vối Robusta, thông thường gấp từ 2 - 2,5 lần. Sự chênh lệch này lại ngày càng cao cụ thể: năm 1999 giá cà phê Arabica là 1.628 USD/tấn còn giá cà phê Robusta chỉ là 624USD/tấn (gấp 2,61lần). Đến đầu tháng 7 năm 2005, thì giá tương ứng là 6.681USD/tấn và 1.112USD/tấn (tức gấp 2.41 lần). Thứ tư, về cơ cấu chủng loại cà phê xuất khẩu. Cho tới nay,Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê nhân, chiếm tới 95% khối lượng xuất khẩu. Cà phê nhân thường có giá trị không cao. Cà phê qua chế biến có giá trị gia tăng và lợi nhuận rất cao. Ví dụ, năm 2001 trong lúc giá xuất khẩu cà phê nhân chỉ có khoảng 437 USD/tấn thì giá xuất khẩu cà phê hoà tan là 3.461USD/tấn. Tuy nhiên, lượng xuât khẩu của ta không tăng được vì ta không có thị trương rộng lớn, chưa đủ sức để cạnh tranh được với các hãng cà phê nổi tiếng thế giới. Cà phê hoà tan của ta hiện nay sản xuất chủ yếu tiêu dùng ở trong nước (trừ cà phê hoà tan G7 - Trung Nguyên). Thứ năm, công tác xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, khai thác, bán hàng…còn nhiều hạn chế, chịu thua thiệt trong xuất khẩu. Ta thường bán cà phê nguyên liệu cho một số nước trung gian, họ tái xuất hoặc chế biến rồi xuất khẩu. Thương hiệu của ta chưa được bạn hàng và người tiêu dùng trên thế giới ghi nhận và thường chỉ thực hiện việc bán cà phê ở “ngoài chợ” hoặc “quanh chợ” với những thua thiệt về giá cà phê Việt Nam cũng chỉ mới được tham gia vào thị trường kỳ hạn. Mua bán cà phê trực tiếp với London - trung tâm mua bán cà phê Robusta thế giới ( hiện nay có 8 doanh nghiệp cà phê tham gia vào thị trường kỳ hạn). Khi “vào chợ” ngay lập tức cà phê xuất khẩu của ta đã được nâng giá, chỉ trừ lùi từ 80 đến 100USD/tấn, trong khi trước đây bán “quanh chợ” bị trừ lùi tới 320USD/tấn. 3.3.2. Những nguyên nhân khách quan Trước tiên, phải đề cập đến do các chính sách của các cơ quan chức năng ban hành còn thiếu linh hoạt: chính sách về tỷ giá hối đoái, các chính sách tín dụng ưu đãi của nhà nước. Các chinh sách còn gây khó khăn cho người dân, như lượng tiền vay không vượt quá một tỷ lệ % nhất định của giá trị tài sản bên cạnh đó các thủ tục hành chính của các ngân hàng chưa thông thoáng… Nhà nước chưa có chính sách khuyến khích, hỗ trợ thoả đáng (vốn, công nghệ…) để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cho mình. Một nguyên nhân khách quan nữa dẫn đến thị trường tiêu thụ nội địa thấp là các doanh nghiệp xuất khẩu chưa chú trọng đến thị trường tiềm năng trong nước. Chính vì vậy trong số nước xuất khẩu cà phê lớn nhất trên thế giới thì Việt Nam được coi là nước có tiêu thụ cà phê thấp nhất. Như vậy, từ những vấn đề còn tồn tại và những mặt đã đạt được của nghành cà phê Việt Nam đòi hỏi các doanh nghiệp từ sản xuất đến xuất khẩu cà phê cần đưa ra được những phương hướng và giải pháp để tiến hành cải thiện đưa ngành cà phê Việt Nam phát triển ngày càng bền vững, có đủ sức cạnh tranh. Đặc biệt khi Việt Nam chúng ta đã là thành viên chính thức của đại gia đình WTO thì đây là một yêu cầu cần thiết. Chương III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP WTO I. Cơ hội, yêu cầu và thách thức của xuất khẩu cà phê Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO 1. Cơ hội của cà phê xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO Khi chúng ta gia nhập WTO thì bên cạnh những thách thức thì vận hội đem lại cho Việt Nam nhiều thuận lợi như cánh cửa ra thế giới đã mở rộng cho thị trường xuất khẩu, đẩy nhanh chuyển giao và liên kết công nghệ… Việt Nam đã từng bước mở rộng được quan hệ với các đối tác, do đó mở rộng được thị trường. Đến nay, nước ta đã có quan hệ thương mại với hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ và những sản phẩm hàng hoá nông sản, hàng công nghệ với số lượng lớn mà nền kinh tế nước ra sản xuất ra đã có thị trường tiêu thụ rộng rãi . Riêng đối với cà phê Việt Nam, mỗi năm chúng ta xuất hơn 1 triệu tấn hạt. Tiếp theo, chúng ta hoàn thiện thể chế của nền kinh tế thị trường, thu hút nguồn vốn công nghệ, kinh nghiêm tổ chức quản lý để nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế. Cà phê hiện là một ngành xuất khẩu quan trọng vì nó đem lại giá trị xuất khẩu lớn thứ 2 sau gạo trong xuất khẩu nông sản Việt Nam và việc hội nhập WTO sẽ tạo ra thị trường rộng lớn để tiêu thụ cà phê. Đồng thời, hệ thống cơ sở vật chất chế biến cà phê và mạng lưới tiêu thụ cà phê cũng sẽ được phát triển mạnh mẽ trong quá trình hội nhập. Quan trọng hơn là qua hội nhập, đội ngũ các nhà kinh doanh đã có bước tiến lớn trong hiểu biết thị trường cà phê thế giới, trong buôn bán cà phê trên thương trường toàn cầu. Đặc biệt, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam ngày càng được mở rộng thông qua thương hiệu cà phê Việt Nam, thương hiệu cà phê Trung Nguyên... dần vượt ra khỏi biên giới quốc gia được khẳng định trên thị trường thế giới góp phần nâng cao vị thế của đất nước Việt Nam. 2. Yêu cầu và thách thức cho cà phê Việt Nam trong WTO 2.1. Yêu cầu cho cà phê Đối với sản phẩm cà phê Việt Nam, khi hội nhập WTO thì vấn đề hàng rào phi thuế quan lại là vấn đề lớn nhất. Và cà phê Việt Nam muốn xuất được vào trong thị trường WTO thì phải đảm bảo được tiêu chuẩn của nó. Vậy, yêu cầu hội nhập đối với sản phẩm cà phê Việt Nam phải đạt được tiêu chuẩn Việt Nam 4913: 2001 (TCVN 4913:2001) về yêu cầu kỹ thuật đối với cà phê nhân (Arabica và Robusta) - để có thể xuất khẩu ra thị trường thế giới đó là: 1- Phân loại chất lượng: cà phê được phân thành 6 hạng chất lượng (hạng đặc biệt, hạng1, hạng 2, hạng 3, hạng 4, hạng 5). 2 - Màu sắc: màu kỹ thuật đối với mỗi loại cà phê nhân sống. 3 - Mùi: mùi tự nhiên của cà phê nhân sống, không có mùi khác lạ. 4 - Độ ẩm: độ ẩm của cà phê khi giao nộp trong lãnh thổ Việt Nam tối đa là 13% theo TCVN 6536:1999 (ISO 1447). 5 - Tỷ lệ lẫn cà phê các loại. Bảng 1: Tỷ lệ lẫn cà phê khác loại cho phép trong các hạng cà phê Loại cà phê Hạng đặc biệt và hạng 1 Hạng 2 Hạng 3 và 4 Cà phê chè Không được lẫn Rvà C Được lẫn R: ≤1% Được lẫn R: ≤5% Được lẫn C: ≤0,5% Được lẫn C: ≤1% Cà phê vối Được lẫn C:≤0,5% Được lẫn C: ≤1% Được lẫn C: ≤5% Được lẫn A:≤3% Được lẫnA: ≤5% Được lẫn A: ≤5% Ghi chú: A: cà phê chè (Arabica) R: cà phê vối (Robusta) C: cà phê mít (Chari) 2.2. Thách thức cho cà phê Việt Nam Ngoài những cơ hội do hội nhập kinh tế mang lại, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cà phê còn rất nhiều điều phải làm và trước mắt là những thách thức không nhỏ đòi hỏi các doanh nghiệp của ngành cà phê Việt Nam phải vượt qua đối với quá trình hội nhập là: Những chính sách thuế của các nước nhập khẩu cà phê chính bất lợi với Việt Nam. Việt Nam không nằm trong số nước được ưu tiên về thuế quan đối với sản phẩm cà phê hoà tan khi tham gia vào thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản và EU. Các nước này thuế nhập khẩu gần như bằng 0% đối với hầu hết các nước xuất khẩu cà phê ở Châu Mỹ. Trong khi đó mức thuế này hiện đang áp dụng với Việt Nam là từ 2,6% đến 3,1%. Bên cạnh đó, nhiều nước sử dụng hàng rào phi thuế quan như là biện pháp bảo hộ ngành công nghiệp chế biến cà phê trong nước như hạn ngạch nhập khẩu và thuế tiêu thụ cao. Đây sẽ là những rào cản rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập trực tiếp vào các thị trường này và buộc phải xuất khẩu qua các công ty trung gian ở các nước được hưởng mức thuế quan ưu đãi hơn. Hệ thống kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm Hoạt động kiểm tra, giám sát chất lượng hàng hoá, xuất sứ tại thị trường trong nước chưa được chú trọng đúng mức. Mặc dù ở các nước có mức tiêu thụ cà phê lớn đã coi trọng vấn đề kiểm tra, giám sát chất lượng, xuất sứ và thương hiệu của hàng hoá thì công tác này ở Việt Nam mới được chú trọng trong vài năm trở lại đây và chủ yếu tập trung ở các mặt hàng như: rau, thịt…Trong khi đó, hoạt động này chưa được chú trọng đối với ngành cà phê từ sản xuất đến xuất khẩu. Trong khi các sản phẩm cà phê bột ở thị trường trong nước, hiện tượng bán hàng giả dưới tên các thương hiệu nổi tiếng có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây. Điều này tạo nên những bất lợi đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ do chi phí bảo vệ thương hiệu hàng hoá vượt quá sức của họ. Các doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm và kỹ năng tham gia thương mại thế giới. Hầu hết các doanh nghiệp chỉ thực sự thực hiện các giao dịch kinh tế quốc tế trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Do đó, nhiều chủ doanh nghiệp thiếu những kỹ năng cơ bản khai thác, xử lý tin tức và đàm phán thương mại. Hơn nữa, sự phát triển rầm rộ của các doanh nghiệp tham gia chế biến và xuất khẩu cà phê chủ yếu trong giai đoạn giá cà phê thế giới cao nên những kỹ năng này chưa được chú trọng đúng mức. Do thời gian kinh doanh ngắn nên lượng vốn và kinh nghiệm tích luỹ chưa cao. Nhà nước chưa có chính sách khuyến khích, hỗ trợ thoả đáng về : vốn, công nghệ … Nhà nước chưa có chính sách hợp lý để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng những “thương hiệu” mạnh mang tính bền vững, mặt khác cho tới nay đất nước ta đã trải qua 20 năm đổi mới. Nhưng hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhận thức được đầy đủ về giá trị to lớn của “thương hiệu” nó là một tài sản hết sức to lớn, là phương tiện bảo vệ và thể hiện thành quả của doanh nghiệp, nó mang lại sự ổn định và phát triển của thị phấn và lợi nhuận. Họ đầu tư công sức, tiền bạc để tạo dựng và phát triển thương hiệu. Trước rất nhiều vấn đề đặt ra nêu trên đòi hỏi nhà nước, doanh nghiệp cá nhân tổ chức sản xuất, chế biến xuất khẩu cà phê cần có những chính sách, chiến lược mới phù hợp để biến những thách thức trên trở thành điểm mạnh của cà phê Việt Nam trong WTO. II. Phương thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam trong điều kiện WTO. Có thể nói rằng chuẩn mực cho ngành cà phê Việt Nam nếu cần điều chỉnh thì nên đi vào sâu hơn để có thể khai thác lợi thế so sánh cũng như là chuyên môn hoá vào từng khâu của quá trình từ sản xuất cho đến tiêu thụ. Cần có sự khoanh vùng sản xuất, trồng cà phê, dẫn tới qui mô hoá trên cả nước, cân đối giữa việc trồng 2 loại cà phê chè Arabica và cà phê vối Robusta . Đồng thời, ngành cà phê Việt Nam cần chuyển hướng sang đầu tư cho việc chế biến cà phê thành phẩm (cà phê hoà tan, cà phê hữu cơ...) để có thể nâng cao giá trị . Về hướng đầu tư của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê thì phải có lãi họ mới đầu tư. Chính vì vậy cần phải ổn định giá cà phê cho cả người sản xuất cũng như doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu để tránh tình trạng vào niên vụ được mùa người trồng thì lo vì cà phê mất giá, còn người mua lại mừng vì mua được giá rẻ. Hay khi giá cà phê tăng dẫn đến tình trạng ngược lại, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu sẽ phải mua cà phê với giá cà phê cao hơn - tức chi phí đầu vào tăng - lợi nhuận sẽ giảm. Vậy quyết định của người trồng cà phê ra sao? Còn quyết định của các doanh nghiệp kia thế nào? Chúng ta sẽ đi xem xét các quyết định đó qua sự phân tích vĩ mô ở các sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Quyết định của người trồng cà phê sản lượng (tấn) Qmax Y1 Y2 A B D Giá(USD) SLượng Q1 Q2 P1 P2 yếu tố đầu vào của việc trồng cà phê a. quyết định của người trồng cà phê b. Thị trường cà phê sau khi có quyết định của người trồng hình a. Q1 Quyết định của người trồng cà phê thì sẽ đầu tư để tăng năng suất bằng cách tăng các yếu tố đầu vào (như phân bón, chọn giống tốt… ) để mong sản lượng tăng lên, nhưng họ cũng sẽ không dừng ở đó mà có thể họ vẫn tiếp tục đầu tư cho đế khi sản lượng không tăng được nữa tức sản lượng lớn nhất tại Qmax - vì tại Qmax (như hình a ở trên) người trồng cà phê sẽ thu được nguồn lợi tối đa. Vì quyết định đó của người trồng cà phê làm cho sản lượng cà phê trên thị trường tăng từ Q1 đến Q2 (hình b) nên làm giá cà phê sẽ giảm từ P1 xuống P2 và các doanh nghiệp chế biến sẽ có nhu cầu tăng lên bằng các họ sẽ mua nhiều - theo qui luất cầu “giá giảm thì lượng mua tăng”. Nhưng nếu đổi ngược lại khi giá cà phê giảm thì các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu sẽ quyết định cung cà phê của doanh nghiệp mình thế nào. Vì mỗi nhà cung ứng cà phê xuất khẩu có đặc trưng riêng biệt về sản phẩm nên doanh nghiệp của họ sẽ là từng nhà độc quyền trong việc cung ứng cà phê của doanh nghiệp mình. Nhìn vào đồ thị dưới đây ta thấy rằng quyết định sản xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê là họ sẽ xem xét giữa chi phí cận biên - MC khi mua thêm nguyên liệu đầu vào và doanh thu cận biên - MR đem lại của nguyên liệu đầu vào - đối với các doanh nghiệp mua cà phê của người nông dân về chế biến đem xuất khẩu. Sơ đồ 2: Quyết định cung của doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cà phê Việt Nam A P1 P2 B D MC MR Sán lượng(tấn) Giá(USD) D: đường cầu của thị trường với sản phẩm cà phê MC: chi phí DN bỏ ra để sx thêm một tấn cà phê MR: doanh thu nhập được của một tấn cà phê DN sản xuất thêm. P1:giá cả đầu vào P2:giá DN bán cho người tiêu dùng. Và doanh nghiệp cà phê sẽ tiếp tục mua thêm cho tới khi MR = MC vì tại đó lợi nhuận của doanh nghiệp đạt max là diện tích hình ABP1P2. Từ việc xem xét các quyết định trên chúng em có thể đưa ra một vài phương hướng sau cùng với việc dựa trên phân tích nhu cầu và xu hướng của thị trường trong nước cũng như xuất phát từ khả năng của ngành cà phê Việt Nam sẽ được thực hiện như: Phương án I: chủ động sử dụng nguồn vốn đầu tư trong nước, với các huy động vốn từ ngân sách, vốn trong nhân dân ngoài ra tranh thủ một phần vốn nước ngoài với phương án này thì tăng cường đầu tư vào chiều sâu thâm canh, chuyên môn hoá. Đồng thời hỗ trợ các hộ định canh định cư, xóa đói giảm nghèo… Phương án II: dựa trên cơ sở phương án I và sự hợp tác đầu tư rất lớn từ các tổ chức quốc tế và ngoài nước. Theo 2 phương án trên thì sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam đến 2010 sẽ phát triển theo phương hướng sau: Diện tích cà phê mở rộng theo hướng đi vào chuyên canh + Phương án I: 350.000ha trong đó cà phê chè là: 100.000 ha, vối là: 250.000 ha. + Phương án II: 450.000 - 500.000ha vào năm 2010 trong đó cà phê vối là: 350.000 - 400.000ha còn cà phê vối là: 100.000 ha. Năng suất và sản lượng: Hiện tại thì năng suất cà phê Việt Nam khoảng từ 14 - 16 tạ/ha thuộc loại cao nhất thế giới và sẽ tiếp tục tăng vào các năm tới, theo dự kiến đến 2010, năng suất cà phê bình quân của cả nước là 20 tạ/ha. Với việc mở rộng diện tích và tăng suất thì đến năm 2010 sản lượng cà phê Việt Nam sẽ tiếp tục tăng. + Phương án I: Sản lượng đạt mức 431.000 tấn trong đó cà phê vối: 321.000 tấn, chè: 110.000 tấn. + Phương án II: Theo qui hoạch nông nghiệp - Vinacafe thì đến năm 2010 sản lượng sẽ lên mức 600.000 tấn, trong đó vối: 490.000 tấn , còn chè: 110.000 tấn. Trên cơ sở định hướng về năng suất và sản lượng thì xác định chi phí đầu tư hợp lý để cho hiệu quả kinh tế cao mà tránh được tình trạng khai thác quá mức sản lượng cà phê. Phải xác định được mối tương quan giữa hiệu quả kinh tế với mức độ đầu tư chi phí hợp lý - theo hình a sơ đồ 3. Chế biến cà phê : Tập trung nhập cũng như nghiên cứu chế tạo các thiết bị chế biến dây chuyền đồng bộ: máy xay sát tười với công suất 300kg/h của các hộ gia đình cùng với đó là dây chuyền đồng bộ hiện đại có công suất từ 500 - 2000 kg/h (xưởng sát khô, đánh bóng và phân loại) cho các nơi sản xuất với qui mô diện tích 2000 - 5000 ha. Song song với đó là đầu tư xây dựng sân phơi xi măng và kho chứa sản phẩm đúng quy cách. Cà phê Việt Nam hướng tới chế biến cà phê hoà tan, mở rộng liên doanh liên kết với nước ngoài để mở rộng và hoàn thiện nhà máy cà phê hoà tan Biên Hoà, đưa công suất lên 3000 tấn/năm. Bảng 7: Dự kiến đầu tư vào chế biến cà phê (giai đoạn 1999 - 2010) Hạng mục Đơn vị tính Số lượng Đơn vị giá USD 1. Máy sát tươi CS Cái 2.090 300 2. Máy sát khô 500kg/h Xưởng 390 4.000 3. Máy sát khô liên hoàn 800kg/h Cái 230 200.000 4. Máy sát khô liên hoàn 2000kg/h Xưởng 11 500.000 5. Kho chứa sản phẩm Cái 20 150.000 6. Xưởng sửa chữa Xưởng 1 100.000 7. Sân phơi Ha 1.200 5.000 8. Phòng KSC Phòng 24 30.000 Nguồn: Vụ Kế hoạch Bộ Thương Mại Việt Nam Về cơ cấu và chủng loại cà phê xuất khẩu thì nước ta nên ngày càng hướng tới việc sản xuất cà phê thành phẩm có giá trị cao. Như vậy ngành cà phê cần phải có hướng chiến lược, đầu tư vào các thiết bị cho việc chế biến…Như việc xuất khẩu cà phê rang hay cà phê hoà tan sẽ góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu - vì giá trị sản phẩm sẽ tăng lên qua các khâu chế biến. Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu Theo dự báo thì nhu cầu tiêu thụ trong nước sẽ tăng còn lượng xuất khẩu sẽ có xu hướng tăng chậm hơn. Tuy nhiên, khối lượng cà phê chế biến với chất lượng cao và hướng tới xuất khẩu cà phê hoà tan. Dự kiến đến năm 2010 xuất khẩu 420.000 tấn với kim ngạch trên 600 - 700USD. Theo ICO, Việt Nam trong tương lai tiếp tục đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê, đứng đầu khu vực Châu Á Thái Bình Dương và các nước xuất khẩu cà phê vối Rusbuta. Thị trường và giá cả Tiếp tục khôi phục và củng cố những thị trường truyền thống như: Mỹ, Đức, Bỉ, các nước EU. Và đặc biệt, khi gia nhập WTO sẽ mở rộng thị trường thành viên.Còn về giá cà phê là đồ uống được tiêu thụ nhiều thứ 2 trên thế giới (xấp xỉ 1/3 dân số thế giới) thường xuyên uống cà phê. Những năm tới giá cà phê sẽ tăng, đặc biệt là giá cà phê Arabica khiến cho giá cà phê trong nước và xuất khẩu cũng tăng mạnh. Theo vụ Châu Âu, dự báo trong thời gian tới có thể giá cà phê tiếp tục tăng lên trên dưới mức 1.880 USD/tấn đối với cà phê Arabica và 1.650 USD/tấn đối với cà phê Robusta. Như vậy, việc sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam đã trải qua rất nhiều biến động do ảnh hưởng của thiên nhiên (hạn hán, lũ lụt…) hay ảnh hưởng của yếu tố trên thị trường (giá cả, cung - cầu…). Tuy nhiên với phương hướng phát triển trên ngành cà phê Việt Nam hướng phát triển bền vững và liên tục là 1 trong 10 sản phẩm mặt hàng xuất khẩu chủ lực hiện nay và trong tương lai. III. Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam trong điều kiện WTO. Để phát triển ngành cà phê Việt Nam trong điều kiện WTO như phưong hướng đã xác định ở trên cần có những giải pháp sau: Điều chỉnh qui hoạch ngành cà phê Nghị quyết 09/2000 của Thủ Tướng chính phủ xác định quy hoạch và định hướng phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2010 là diện tích 60 vạn ha, sản lượng 90 vạn tấn. Hiện nay hầu hết cà phê được trồng trong Tổng công ty cà phê Việt Nam và các hộ gia đình quy mô vườn 0,5 - 1ha đang ở độ tuổi sung sức cho năng suất cao tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và một số tỉnh miền núi phía Bắc. Như vậy, phải thâm canh tăng suất và duy trì môi trường sinh thái bền vững cho cây cà phê. Tức phải ngăn chăn sự đầu tư và khai thác quá mức của người dân đối với vườn cà phê như sử dụng phân bón hoá học nhiều, lạm dụng chất kích thích tăng trưởng… Đặc biệt tránh tình trạng trồng cà phê ồ ạt không có quy hoạch vượt ra ngoài sự kiểm soát của ngành cà phê Việt Nam như trong giai đoạn 1989 - 1992. Trong công tác quy hoạch đối với ngành cà phê thì phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Đây là yêu cầu bức thiết đối với ngành cà phê hiện nay. Đối với ngành cà phê Việt Nam đổi mới theo giải pháp: - Giảm bớt diện tích trồng cà phê Rusbuta, chuyển diện tích cà phê kém phát triển không hiệu quả sang các cây có giá trị kinh tế cao như: cao su, hồ tiêu, cây ăn quả,… thậm chỉ cả loại cây hàng năm. - Mở rộng diện tích Arabica ở những nơi có điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai thuận lợi. Để đảm bảo mục tiêu cuối cùng là giữ được tổng diện tích cà phê không đổi ở mức như hiện nay, từ 450.000ha - 500.000ha. Chính phủ đã phê duyệt dự án phát triển cây cà phê chè 40.000ha trong 15 năm (1997 - 2010) bằng vốn trong nước và vốn vay ưu đãi của quỹ phát triển Pháp (CFD). - Với cơ cấu chủng loại cà phê cần thay đổi, trong đó cà phê Robusta 350.000 - 400.000 ha (giảm 100.000 - 150.000ha), còn cà phê Arabica (100.000ha tăng 60.000 ha so với kế hoạch cũ trồng 40.000 ha bằng vay vốn của cơ quan phát triển Pháp. - Với tổng sản lượng cà phê đảm bảo mức 600.000 tấn tức là 10 triệu bao hiện nay vậy là giảm 5 triệu bao và đó là cà phê Robusta. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng là phù hợp với nông nghiệp Việt Nam cũng như thì trường cà phê thế giới. Tuy nhiên để có thể thực hiện được chiến lược này cần phải đòi hỏi sự đầu tư vốn và sự chuyển giao kỹ thuật đầy đủ của chính phủ. 2. Sản xuất cà phê chất lượng cao, cà phê hữu cơ, cà phê đặc biệt hướng tới xây dựng một ngành cà phê phát triển bền vững Bắt đầu từ khâu kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, thu hái sản phẩm căn cứ vào những tồn tại trong sản xuất của ngành cà phê cần quan tâm đến giải quyết những vấn đề sau: + Không đẩy cà phê lên mức tối đa bằng cách bỏ cây che bóng, lạm dụng phân hoá học và nước tưới. + Trong quá trình sản xuất, chế biến cần quan tâm bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Để đảm bảo 2 yêu cầu trên cần những giải pháp: - Thiết kế vườn cây đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất sự sói mòn đất. - Vườn cà phê phải trồng cây che bóng kết hợp với yêu cầu đa dạng hoá sản phẩm. - Tăng cường việc sản xuất và bón phân hữu cơ bằng cách kết hợp chăn nuôi và trồng trọt như:nuôi bò sữa với trồng cà phê. - Chú ý khâu tỉa cành tạo hình cho cây cà phê. - Tăng cường từ gốc, phủ đất giữ ẩm trong mùa khô, sử dụng một lượng nước tưới thích hợp và cho kết quả cao nhất. - Thu hoạch phải hái qủa tầm chín, không hái quả xanh hoặc để quả chín nẫu, khô, rụng. - Chế biến cần quan tâm sử lý nước thải và chất thải rắn không để ô nhiễm môi trường và tận dụng được chất thải cũng như nước thải. Để thực hiện tất cả những giải pháp đã nêu trên cần tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến cho bà con nông dân. Song song với đó là phải không ngừng tuyển chọn và phát triển những giống cà phê có chất lượng cao, cà phê Robusta có bộ giống:13/8, 14/8, 2/3, 17/12 và 11/3A4. Hiện nay có bổ sung thêm 6 dòng vô tính :V4/55, NG13/8, N17/12,A1/20,và TH2/3. Đối với cà phê Arabica bên cạnh sử dụng giống thuần chủng Catimor thì cần tăng nhanh các giống mới:TN1, TN2, TN3, TN4, TN5, TN6. Ngoài các giống trên cần trồng thêm các giống cà phê thuần chủng như: Buorbon, TH1, Mundo, Novo, Typical. Hướng tới sản xuất cà phê hữu cơ, khuyến khích nông dân sản xuất mặt hàng này, đồng thời phải cấp chứng chỉ cà phê hữu cơ và thị trường tiêu thụ làm sao cho thuận lợi và có hiệu quả cho người dân. Với điều kiện của Việt Nam có khả năng sản xuất cà phê thơm ngon cần phải tổ chức sản xuất và chế biến tốt 3. Nâng cao công nghệ chế biến cà phê. Trong những năm gần đây công nghiệp sơ chế cà phê ở Việt Nam đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, để có chất lượng cà phê cao hơn thì phải đầu tư đẩy mạnh phát triển công nghệ chế biến cà phê đây là một nhiệm vụ rất quan trọng của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngành cà phê. Phải sử dụng thêm công nghệ chế biến ướt, khô, hệ thống sấy, say xát, đánh bóng, sân phơi, nhà kho… trang bị đầy đủ các phong kiểm tra chất lượng sản phẩm ( KSC). Đồng thời hường tới mở rộng quy mô và nâng cấp nhà máy cà phê hoà tan tại Biên Hoà, cần phải liên doanh liên kết với nước ngoài để đưa công suất lên 3000 tấn/ năm. Ngoài ra, xây thêm một số nhà máy thành phẩm khác khi thị trường mở rộng và Tổng công ty Việt Nam phải sớm thành lập cơ khí thiết bị chế biến cà phê để sản xuất và cung ứng các máy móc, thiết bị chuyên dùng cho công nghiệp chế biến. 4. Đăng kí thương hiệu và xây dựng chợ giao dịch cho cà phê xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện WTO. 4.1. Đăng kí thương hiệu cho cà phê xuất khẩu Việt Nam Để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê, góp phần phát triển các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cà phê Việt Nam thì việc xây dựng, đăng kí bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho sản phẩm cà phê là việc làm cần thiết.Từ đó mà các doanh nghiệp có thể khai thác được lợi thế so sánh từ chính thương hiệu này, đồng thời thương hiệu này còn để phân biệt với sản phẩm cà phê của các doanh nghiệp cũng như là các quốc gia khác nhau. 4.2. Xây dựng chợ giao dịch và tổ chức xuất khẩu Xây dựng chợ và sàn giao dịch cà phê là phương án triển khai dự án của Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam. Với mục đích sẽ trở thành một trung tâm thu mua cà phê một mối để giảm chi phí đầu vào đối với doanh nghiệp xuất - vừa ổn định giá cà phê cho cả người trồng, đồng thời là nơi giao dịch và tiêu thụ cà phê trên cả nước. Chợ giao dịch là nơi cung cấp thông tin tập trung cho các thương nhân có tham gia sản xuất, kinh doanh cà phê, là nơi hỗ trợ nông dân làm quen với phương thức mua bán, tập quán giao dịch cà phê trên thị trường thế giới, hỗ trợ khuyến nông, tài chính, ngân hàng…Từ đó giúp cho việc tổ chức xuất khẩu diễn ra nhanh chóng hơn. 5. Mở rộng thị trường cho cà phê Việt Nam ở nước ngoài, đẩy mạnh tiêu thụ cà phê ở thị trưòng nội địa 5.1. Mở rộng thị trường cho cà phê Việt Nam ở nước ngoài Trước hết, phải xúc tiến công tác thương mại, tìm kiếm thị trường là yêu cầu bức thiết của ngành cà phê Việt Nam. Trước hết là công tác xây dựng thương hiệu, để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê trên thị trường quốc tế. Với các sản phẩm tiêu dùng trong đó có “đồ uống” thương hiệu được xem như là vũ khí cạnh tranh trên thương trường, giúp định hướng cho người tiêu dùng chon lựa sản phẩm. Thương hiệu là sức mạnh, là lợi thế so sánh và được dùng để cạnh tranh trực tiếp giữa các sản phẩm cùng loại với nhau nhờ đó có thể mở rộng thị trường. Thực tế cho thấy, các sản phẩm hàng hoá nói chung và “đồ uống” nói riêng nếu xây dựng được thương hiệu kết hợp với bản sắc văn hoá, thì thương hiệu đó sẽ có được một sức sống lâu bền trong lòng người tiêu dùng. Song song với việc tạo và xây dựng thương hiệu thì phải đảm bảo uy tín với khách hàng, tuân thủ phương thức buôn bán quốc tế… Đồng thời các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cũng cần thực đúng quy ước quốc tế, hợp đồng xuất, phối hợp, hỗ trợ nhau trong kinh doanh. 5.2. Đẩy mạnh tiêu thụ cà phê ở thị trường nội địa Ngày nay, khi mà nền kinh tế phát triển thì cùng với tập quán uống trà từ lâu đời nên việc uống cà phê được quan tâm đặc biệt là giới trẻ ngày nay. Đây là một dấu hiệu mà ngành cà phê cần khai thác.Vậy cần có các chính sách để khuyến khích tiêu thụ trơng nước bằng các biện pháp khuyến mại, chế biến được nhiều loại cà phê đáp ứng được nhu cầu và khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Tạo ra những thương hiệu cà phê Việt Nam mang bản sắc văn hoá Việt Nam mà lại gần gũi với người tiêu dùng. Một trong những bí quyết thành công để phát triển tiêu thụ thị trường trong nước nên thường xuyên nghiên cứu khả năng thanh toán của người tiêu dùng để từ đó tung ra thị trường những hàng hoá vừa với túi tiền của đại đa số khách hàng. 6. Tăng cường vai trò của nhà nước đối với sản xuất và xuất khẩu cà phê trong điều kiện hội nhập WTO Ngoài việc nhà nước có chính sách hỗ trợ về vốn, công nghệ đối với sản xuất và xuất khẩu cà phê. Tức là phải tạo ra chính sách thông thoáng đối với sản xuất và xuất khẩu cà phê. Chinh phủ cần xây dựng mội trường pháp lý rõ ràng, minh bạch, ổn định, nhất quán trong quyết định và thực thi các chính sách, cơ chế điều hành liên quan đến sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu nhất là các cơ sở về chi phí đầu vào: máy móc, thiết bị, cung cấp dịch vụ… Nhà nước phải hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu cà phê bằng việc nhà nước nên giao cho các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài có thu nhập và cung cấp định hướng về tình hình tiêu thụ cà phê, giá cà phê, các đối thủ cạnh tranh các điều kiện xâm nhập thị trường…Và hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong công tác triển lãm, quảng bá sản phẩm trên thị trường quốc tế. Đồng thời với đó là thực hiện chiến lược đào tạo nhân lực dài hạn cho ngành cà phê tạo ra những nhà kinh doanh giỏi chuyên môn, có khả năng phán đoán, có tầm nhìn xa trông rộng để có thể kịp thời xử lý thông tin, dự báo được sự biến động của thị trường. KẾT LUẬN Như vậy cà phê là một loại cây có giá trị kinh tế cao và sản xuất chủ yếu để xuất khẩu là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Với những thành tựu mà ngành cà phê đã đem lại cho đất nước chúng ta không thể phủ nhận vai trò của nó. Ngành cà phê không chỉ đóng góp một giá trị không nhỏ vào GDP, còn tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động mà còn góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế. Khi Việt Nam chúng ta gia nhập WTO, với những thành tựu mà ngành cà phê đạt được là nền tảng giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh. Tuy nhiên với yêu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập thì các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều thách thức của quá trình hội nhập, cần phải hiểu luật chơi tức là không chỉ nâng cao chất lượng hàng hoá của mình, tạo uy tín đối với khách hàng mà còn đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng thương hiệu. Bởi trong hội nhập kinh tế quốc tế thưong hiệu là một tài sản có giá trị to lớn và trong đó sản phẩm là “trái tim” của giá trị thương hiệu. Với bước tiến của nền kinh tế đất nước, ngành cà phê Việt Nam tiếp tục phát triển theo hướng ngày càng bền vững hơn. Sản phẩm cà phê thơm ngon mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam không chỉ có mặt ở nhiều nước trên thế giới mà còn chiếm lĩnh thị trường nội địa. Cà phê sẽ tiếp tục là một trong mười mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay và trong nhiều năm tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Marketing . 2. Giáo trình Quản trị kinh doanh quốc tế. 3. Giáo trình Kinh tế nông nghiệp – NXB ĐH KTQD. 4. Tạp chí Thị trường giá cả bao gồm các số: a. Tháng 6/2006 “Một số giải pháp chủ yếu nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả ngành cà phê Việt Nam” - PGS.TS. Phạm Văn Khôi. b. Tháng 4/2006 bài viết: “Mấy vấn đề nâng cao giá trị cà phê xuất khẩu của Việt Nam” - TS. Nguyễn Thế Phán. 5. Tạp chí nghiên cứu và phát triển Tháng 12/2006: “WTO với vấn đề nông phẩm” - PGS.TS. Nguyễn Phú Tụ. 6. Vũ Trí Tuệ: “Tác động của toàn cầu hoá kinh tế và thách thức đối với ngành cà phê” - Thương mại (số 17/2006) 7. Hoàng Lan: “Cà phê Việt Nam những vấn đề cần cải thiện” - Thương mại số 32/442/2006. 8. “Kinh nghiệm nâng cao sức cạnh tranh của ngành cà phê Brazil” - Vũ Trí Tuệ - Thương mại số 23/433/2006. 9. Những vấn đền kinh tế thế giới tháng 3(83)2003: “Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê trên thế giới” - TS.Nguyễn Hữu Khải/ĐH Ngoại Thương. 10. Các tin bài trên trang web: - Hiệp hội Cà phê- Ca cao Việt Nam. Htm. - Vicofa. Org.vn - Intimex - New và Intimexco.com - VNExpress.net và Trungnguyên.com 11. Kinh tế và dự báo: “Cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế” - Vũ Trí Tuệ số 5/2006.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31881.doc
Tài liệu liên quan