Để tránh được nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các nước trên thế giới, để có thể thực hiện hội nhập kinh tế trong điều kiện mới thành công và chủ động hơn, Đảng và nhà nước ta đã xác định con đường ngắn nhất, thích hợp nhất là thực hiện quá trình CNH- HĐH toàn diện. Một trong những nội dung cơ bản và quan trọng của CNH- HĐH đã được thực hiện phổ biến trong thời gian qua và sẽ được tiếp tục thực hiện trong thời gian tới ở nước ta là tiến hành xây dựng một CCKT hợp lý, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực. Cùng với xu thế chung của cả nước, thực hiện chủ trương, đường lối chính sách của TW, của tỉnh, Đảng bộ và nhân dân thị xã Uông Bí thời gian qua đã tích cực thực hiện nhiệm vụ chuyển dịch CCKT, coi nhiệm vụ này là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm phát triển kinh tế thị xã. Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp thực hiện chuyển dịch CCKT tại thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2005- 2010” , luận văn đã rút ra được một số kết luận mang tính tổng kết như sau:
Thứ nhất, luận văn đã xác lập cơ sở lý luận nghiên cứu về quá trình chuyển dịch CCKT thông qua việc làm rõ quá trình chuyển dịch CCKT ở thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh và khẳng định đây là hiện tượng kinh tế khách quan, phản ánh sự phát triển về lượng cũng như về chất của các ngành kinh tế. Luận văn cũng nhấn mạnh sự chuyển dịch CCKT không diễn ra một cách nhanh chóng mà phát triển dần dần từ thấp đến cao và vận động theo các quy luật riêng của nó. Để các ngành kinh tế phát triển nhanh cần phải đẩy mạnh quá trình chuyển dịch CCKT, đây là một yêu cầu đòi hỏi rất bức thiết trong tình hình đổi mới kinh tế hiện nay.
Thứ hai, luận văn đã phân tích được tình hình chuyển dịch CCKT ở thị xã trong thời gian qua và đưa ra nhận định: các ngành kinh tế của thị xã đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, trong nội bộ ngành, sự chuyển dịch cơ cấu cũng diễn ra theo chiều hướng tích cực. Cơ cấu thành phần và cơ cấu lãnh thổ cũng chuyển dịch khá hợp lý, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đã được khuyến khích phát triển bình đẳng, các vùng lãnh thổ phát triển toàn diện và bước đầu đã khai thác được hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
Thứ ba, luận văn cũng đã làm rõ: những thành tích và kết quả đạt được nói trên mới chỉ là khởi đầu, nếu so với yêu cầu đặt ra của sự phát triển kinh tế ở thị xã Uông Bí thì những kết quả đó còn thấp và chưa đạt được yêu cầu đặt ra. Điều này được thể hiện một bộ phận dân cư vẫn chưa thoát khỏi tình trạng thuần nông thu nhập thấp. Bằng các số liệu có căn cứ, luận văn cũng đã chỉ rõ trong nội bộ ngành nông nghiệp tỷ lệ cơ cấu ngành trồng trọt vẫn cao so với ngành chăn nuôi, cơ cấu tỷ lệ trồng cây lúa cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ cơ cấu trồng màu, rau, quả, thực phẩm, cây công nghiệp và cây ăn quả. Số liệu cũng đã chỉ rõ quá trình chuyển dịch CCKT ở thị xã là đúng hướng nhưng diễn ra còn chậm.
Thứ tư, định hướng chuyển dịch CCKT của thị xã thể hiện rõ sự chuyển dịch CCKT theo hướng đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế trên cơ sở khai thác có hiệu quả các tiềm năng của các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế. Đến năm 2005, CCKT của các ngành ở thị xã Uông Bí sẽ đạt theo thứ tự ngành nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ như sau 4,74% : 71,07% : 24,19% và tương tự cho năm 2010 2,92% : 71,63% : 25,45% (gắn với từng ngành).
Cuối cùng, luận văn cũng đưa ra được một số giải pháp chủ yếu để chuyển dịch CCKT của thị xã Uông Bí như: quy hoạch và bố trí các cụm kinh tế; đẩy mạnh phát triển kinh tế; tăng cường cơ sở hạ tầng; áp dụng tiến bộ KHKT; cơ chế quản lý và chính sách. Tập hợp các giải pháp mà chuyên đề đã đưa ra để tạo điều kiện và hành lang pháp lý thuận lợi cho việc khai thác các tiềm năng nội sinh lẫn ngoại sinh nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch CCKT của thị xã. Chắc chắn trong quá trình chuyển dịch sẽ nảy sinh những vấn đề mới cần giải quyết, khi đó cần phải bổ sung thêm các giải pháp mới để có thể tiếp tục đưa kinh tế của thị xã Uông Bí phát triển.
84 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp thực hiện chuyển dịch CCKT tại thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2005-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tâm để đưa kinh tế của tỉnh phát triển cao hơn, hợp lý hơn. Là một thị xã nằm trong tỉnh Quảng Ninh, thị xã Uông Bí cũng chịu ảnh hưởng từ bối cảnh phát triển chung của tỉnh và của cả nước.
2. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh và thị xã Uông Bí đến năm 2010.
2.1. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh.
Hướng chiến lược phát triển của tỉnh đến năm 2010 và những năm tiếp theo là tập trung khai thác các lợi thế về vị trí, tiềm năng kinh tế để phát triển với tốc đọ nhanh và bền vững cả về chính trị, kinh tế, văn hoá, an ninh, quốc phòng và môi trường sinh thái. Đảm bảo thực sự trở thành một địa bàn động lực kinh tế và phát triển năng động gắn kết với các địa phương trong vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ. Xây dựng một CCKT hợp lý, có hiệu quả cao, trọng tâm là phát triển các lĩnh vực kinh tế có thế mạnh như công nghiệp, du lịch, kinh tế biển, cảng biển, kinh tế cửa khẩu. Gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trước mắt, trong giai đoạn 2001-2005, tập trung sức, huy động mọi nguồn lực bên trong và khai thác các nguồn đầu tư bên ngoài để đẩy mạnh sự nghiệp CNH- HĐH trên địa bàn tỉnh, phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.
2.2. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của thị xã Uông Bí.
Từ nay đến 2010, phương hướng phát triển chung của thị xã Uông Bí là phát triển toàn diện các ngành kinh tế song song với công bằng xã hội, tăng cường chuyển dịch CCKT, xoá đói giảm nghèo, giảm khoảng cánh chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, phát triển đồng đều trên cơ sở thế mạnh của từng vùng, quan tâm tới giải quyết việc làm là mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Giải quyết việc làm đồng thời phải gắn kiền với nâng cao năng suất lao động, nâng cao mức sống và phúc lợi xã hội của nhân dân. Trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực, từng bước phát triển các ngành, các sản phẩm xuất khẩu, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu trong cả nông, lâm, thuỷ sản cũng như công nghiệp, dịch vụ, khuyến khích các ngành công nghiệp xuất khẩu như may mặc, da giầy, điện tử, cơ khí, trong mối liên kết với các trung tâm lớn ở Hà Nội- Hải Phòng- Hạ Long.
3. Căn cứ xác định phương hướng, mục tiêu chuyển dịch CCKT trong thời gian tới của thị xã Uông Bí.
3.1. Những dự báo về nguồn lực.
Từ năm 2001 đến năm 2004 tổng vốn đầu tư trên địa bàn thị xã đã tăng rõ rệt, từ 268.700 tr.đ (2001) lên 441.465 tr.đ (2004). Dự kiến năm 2005 tổng vốn đầu tư xã hội của thị xã Uông Bí có thể đạt tới 492.113tr.đ và sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong những năm tiếp theo. Đặc biệt, vốn đầu tư FDI vào thị xã dự tính cũng sẽ tăng lên do sức thu hút mạnh mẽ của các khu công nghiệp trên địa bàn. Sự gia tăng của nguồn vốn đầu tư xã hội là một điều kiện thuận lợi cho các ngành, các thành phần, các vùng kinh tế của thị xã khai thác phát triển, đẩy mạnh chuyển dịch CCKT. Ngoài những thuận lợi về vốn thì lao động cũng được coi là một điều kiện tốt cho quá trình chuyển dịch CCKT của thị xã trong tương lai. Thị xã Uông Bí có đặc điểm là dân số trẻ, tỷ lệ lao động chiếm phần đông trong dân số, năm 2004 đạt 61,3%. Thị xã dự kiến đến 2005, lực lượng lao động của thị xã có thể đạt đến con số 61.302 người. Cùng với một đội ngũ lao động dồi dào, vấn đề chất lượng nguồn lao động trên địa bàn cũng được đảm bảo. Thị xã có lợi thế là nơi tập trung khá nhiều các trường đào tạo của cả TW, tỉnh và địa phương và một loạt các trung tâm đào tạo nên trình độ và tay nghề của đội ngũ lao động cơ bản đáp ứng được yêu cầu sử dụng. Sự phát triển cả về số lượng và chất lượng nguồn lao động cho phép thị xã có thể đạt được các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế nhờ vào nguồn lực này. Nhưng bên cạnh đó, sức ép từ qui mô dân số và sự gia tăng lao động nhanh chóng cũng đặt ra nhiều vấn đề kinh tế xã hội khó khăn cho thị xã. Do đó việc xem xét mức độ ảnh hưởng của hai yếu tố này cần phải nhìn từ cả hai phía, bao gồm cả những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực, có như thế chính sách chuyển dịch đưa ra mới thực sự có kết quả. Bên cạnh đó, trong những năm tới, do yêu cầu của quá trình phát triển và hội nhập, tỉnh Quảng Ninh càng giữ một vị trí quan trọng trong việc phát triển KTXH của miền Bắc và của cả nước, thị xã Uông Bí là một thị xã công nghiệp sôi động của tỉnh Quảng Ninh nên vị trí KTXH của thị xã được nâng lên một tầm cao mới. Đây là một yếu tố thuận lợi cho quá trình chuyển dịch CCKT của thị xã. Thêm nữa các điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu, tài nguyên… sẽ phát huy được nhiều tác dụng hơn dưới sự tác động của KHKT. Vì thế, những năm tới, chuyển dịch CCKT của thị xã sẽ có thêm những điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện.
3.2. Sự thay đổi của thị trường.
Trong những năm tới, thị trường tiêu thụ hàng hoá trên địa bàn thị xã Uông Bí sẽ có nhiều thay đổi, nhất là những thị trường tiêu thụ hàng thực phẩm chế biến chất lượng cao: trái cây xuất khẩu, thuỷ sản đóng hộp…, thị trường tiêu thụ hàng điện tử, điện lạnh dân dụng, thiết bị có hàm lượng kỹ thuật cao phục vụ sản xuất. Sự thay đổi sẽ diễn ra trên 3 mặt chủ yếu. Thứ nhất, phạm vi thị trường được mở rộng. Thị trường nội thị phát triển mạnh với mạng lưới chợ, trung tâm thương mại được xây dựng mới. Thị trường bên ngoài thị xã cũng phát triển rộng ra các huyện, thị trong tỉnh, tỉnh bạn và ra nước ngoài. Thứ hai, nhu cầu của nhân dân thị xã không ngừng tăng cao do thu nhập được cải thiện. Dự báo trong những năm tới, nhu cầu tiêu dùng của nhân dân thị xã không chỉ dừng lại ở những mặt hàng tiêu dùng hiện có mà sẽ hướng tới những loại hàng hoá tiêu dùng cao cấp hơn. Thứ ba, thị xã Uông Bí có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự mở rộng và phát triển của thị trường. Với vị trí nằm sát quốc lộ 18A, 18B,10, với hệ thống sông thuận tiện cho giao thông đường thuỷ, mạng lưới giao thông nội thị và kết cấu hạ tầng tương đối phát triển, thị trường tiêu thụ hàng hoá của thị xã trong thời gian tới tất yếu sẽ có sự thay đổi tích cực, phong phú và rộng mở hơn. Vì thế, để xây dựng một chính sách chuyển dịch CCKT phù hợp trong thời gian tới, không thể không xem xét những biến động khách quan của thị trường.
3.3. Tiến bộ KHCN.
Những năm tiếp theo được dự báo là những năm có nhiều đổi mới và phát triển về KHCN. Các nghiên cứu khoa học sẽ mở rộng và chuyên sâu vào nhiều lĩnh vực, các phát minh mới sẽ có nhiều tác động tích cực và hiệu quả hơn đến đời sống và sản xuất. Cùng với xu hướng mở cửa, việc tiếp nhận và giao lưu công nghệ tiên tiến từ nước ngoài là điều hoàn toàn có thể thực hiện được với Quảng Ninh nói chung và thị xã Uông Bí nói riêng. Sự nâng cao về trình độ lao động của thị xã thời gian qua, sự phát triển đồng bộ và qui củ của mạng lưới trường đào tạo trên địa bàn thị xã cộng với những lợi thế nhất định về thu hút vốn sẽ khiến công tác tiếp nhận, ứng dụng và nghiên cứu KHCN trên địa bàn thị xã diễn ra mạnh mẽ, góp phần hiện đại hoá và phát triển sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, cũng rất cần sự quan tâm của lãnh đạo thị xã để công tác ứng dụng và phát triển KHCN được thực hiện đúng hướng, tránh tình trạng tiếp nhận công nghệ không chọn lọc, công nghệ gây ô nhiễm môi trường làm cản trở quá trình phát triển KTXH của thị xã Uông Bí.
3.4. Những dự báo về các chỉ tiêu tăng trưởng và tăng trưởng của các ngành.
3.4.1. Phương pháp dự báo áp dụng trong điều kiện của thị xã Uông Bí.
Đề tài sẽ tiến hành dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã Uông Bí giai đoạn 2005- 2010 theo phương pháp xây dựng các kịch bản. Dựa theo từng kịch bản, một tốc độ tăng trưởng kinh tế được giả định. Dựa trên tốc độ tăng trưởng này, các nhu cầu về nguồn lực được tính toán. Nhu cầu về nguồn lực sau đó được so sánh với nguồn cung và tốc độ tăng trưởng của mỗi kịch bản là khả thi nếu sự cân đối cung cầu về các nguồn lực phát triển được đảm bảo.
3.4.2. Xây dựng các kịch bản tăng trưởng kinh tế của thị xã Uông Bí.
3.4.2.1. Kịch bản thứ nhất.
Theo kịch bản này thì từ nay đến 2010, nền kinh tế thị xã cũng như của tỉnh, của cả nước không có gì thay đổi đột biến. Thị xã tiếp tục nỗ lực phát huy nội lực, cải thiện thêm môi trường đầu tư, kiểm soát tốt các biến động về giá cả, thị trường. Hệ thống hành chính Nhà nước và các chính sách chưa được cải tiến đồng bộ, chính quyền địa phương chưa được quyền chủ động rộng rãi trong các vấn đề liên quan đến thu hút đầu tư, bao gồm đầu tư trực tiếp và gián tiếp, tăng các nguồn thu cho ngân sách nên tốc độ tăng các nguồn đầu tư vào nền kinh tế thị xã tuy vẫn tăng nhưng có xu hướng giảm dần về tốc độ và tổng đầu tư kể cả đầu tư nước ngoài đạt khoảng 38%. Do đầu tư theo chiều sau thay đổi công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài thị xã nên suất đầu tư trên một lao động ở hầu hết các ngành đều tăng. Với việc tiếp tục phát triển theo hướng thâm dụng vốn, trong khi khả năng tăng năng suất và nâng hiệu quả sử dụng nguồn lực chưa cao, hệ số ICOR trong 6 năm tới sẽ ở mức k = 4, kinh tế sẽ tăng trưởng với tốc độ bình quân 9,5%/năm trong giai đoạn 2005- 2010.
3.4.2.2. Kịch bản thứ hai.
Kịch bản này về cơ bản dựa theo kịch bản thứ nhất. Tuy nhiên khác với kịch bản thứ nhất, theo kịch bản này thị xã có cố gắng hơn trong việc phát huy nội lực, cải thiện thêm môi trường đầu tư, giữ vững tình hình giá cả và kiểm soát tốt các biến động của thị trường. Theo kịch bản này thì tỷ lệ đầu tư đạt khoảng 42%, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005- 2010 là 10,5% với hệ số ICOR ở mức k =4.
3.4.2.3. Kịch bản thứ ba.
Việt Nam sẽ có những thay đổi đột phá về chính sách vĩ mô và quan hệ thương mại quốc tế. Do nền kinh tế Việt Nam đã từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, chính sách đầu tư đã được điều chỉnh trong các năm gần đây và tiếp tục được điều chỉnh trong các năm tới theo hướng tích cực. Theo đó đã có sự phân quyền nhất định cho chính quyền địa phương trong việc cấp giấy phép và quản lý đầu tư, trong việc điều chỉnh giá thuê đất cho các nhà đầu tư, trong việc đa dạng hoá các hình thức đầu tư và huy động vốn, khu vực kinh tế Nhà nước sẽ có một bộ phận không nhỏ được cổ phần hoá sẽ tạo cơ hội cho thị xã thu hút thêm vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước từ việc bán cổ phần để đầu tư lại cho nền kinh tế thị xã. Ngân sách Nhà nước thị xã cũng sẽ được tăng hơn theo tỷ lệ do tổng nguồn thu tăng về số lượng tuyệt đối và có thể trong giai đoạn sau này TW sẽ tăng tỷ lệ để lại từ các nguồn thu cao hơn. Như vậy nhịp độ đầu tư vào nền kinh tế thị xã sẽ tiếp tục tăng mà chủ yếu là tăng từ khu vực đầu tư nước ngoài và khu vực tư nhân. Do chính sách cải cách khu vực kinh tế Nhà nước được đẩy mạnh, chính sách đất đai thay đổi, chính sách tài chính ngân hàng, thuế khuyến khích ở một số lĩnh vực thuộc các ngành công nghiệp sẽ cho phép thu hút đầu tư tư nhân vào các khu vực này. Trong điều kiện đó đầu tư của tư nhân sẽ tăng cao hơn.
Mặt khác về chính sách đối ngoại, mở rộng thị trường quốc tế, Việt Nam sẽ có nhiều những bước đột phá như thực hiện Hiệp định thương mại song phương với Mỹ và kí kết Hiệp định thương mại với các nước phát triển khác, hàng xuất khẩu của Quảng Ninh cũng như của thị xã Uông Bí có cơ hội xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường các nước. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển hài hoà của cả ba khu vực: nhà nước, tư nhân và nước ngoài thì tiêu dùng của dân cư sẽ tăng đều và ổn định ở mức cao, giá cả được kiểm soát. Tổng hợp từ các yếu tố trên theo kịch bản này thì tỷ lệ đầu tư có thể đạt 48%, ICOR sẽ ở mức k =4. Như vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thị xã giai đoạn 2005- 2010 sẽ đạt 12%/năm.
Theo kịch bản phát triển này thì cơ sở hạ tầng của thị xã sẽ được cải thiện hơn, chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp, dịch vụ và hỗ trợ xuất nhập khẩu có hiệu quả sẽ thu hút khu vực tư nhân phát triển mạnh, ổn định và mang tính bền vững hơn. Do đó nền kinh tế thị xã sẽ phát triển theo cơ cấu hợp lý hơn, phát triển bền vững theo chiều sâu, đồng thời tỷ trọng các ngành dịch vụ và công nghiệp sẽ cao hơn nhiều so với kịch bản thứ nhất.
3.4.3. Kiểm định tính khả thi của từng phương án tăng trưởng kinh tế.
Từ số liệu về VA (Y) và tổng đầu tư xã hội ( I ) của thị xã Uông Bí giai đoạn 2001- 2004, dùng phương pháp ngoại suy để dự báo VA và I của thị xã Uông Bí từ 2005- 2010. Tiếp đó tính toán tỷ lệ đầu tư của từng năm theo công thức: i = I/Y, có được itb= = 0,393 (39,3%).
So sánh từng tỷ lệ i của mỗi phương án với itb, thấy:
i1 = 38% < itb = 39,3%.
i2 = 42% > itb = 39,3%.
i3 = 48% > itb = 39,3%.
Phương án 1 thoả mãn được về nhu cầu đầu tư, nhưng tốc độ tăng trưởng trung bình thấp hơn nhiều so với mức 11,51%/năm của giai đoạn 2001- 2004.
Phương án 2 với tốc độ tăng trưởng 10,5%/năm bình quân giai đoạn 2005- 2010 là khả thi nhất với tỷ lệ đầu tư trong 6 năm tới vào khoảng 42%. Nhu cầu đầu tư này hoàn toàn có khả năng được đáp ứng từ các nguồn vốn và lao động.
Phương án 3 với tốc độ tăng trưởng 12%/năm bình quân giai đoạn 2005- 2010 là một tốc độ tăng trưởng cao, lớn hơn so với mức 11,51% của giai đoạn trước. Tốc độ tăng trưởng này đòi hỏi nhu cầu đầu tư cao cũng như khả năng cải thiện đáng kể về hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Với tỷ lệ đầu tư là 48%, sẽ có phần lớn được đáp ứng bởi vốn, phần còn lại sẽ được đóng góp bởi lao động và khoa học công nghệ cùng các yếu tố khác.
3.4.4. Lựa chọn phương án tăng trưởng kinh tế của thị xã Uông Bí.
Phương án tăng trưởng với tốc độ bình quân 12%/năm trong giai đoạn 2005- 2010 được lựa chọn. Phần xây dựng và phân tích kịch bản ở trên cho thấy đây là phương án tăng trưởng cao. Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng này, thị xã không những phải khai thác tối đa các nguồn lực về lao động và vốn đầu tư, mà hiệu quả sử dụng các nguồn lực và môi trường chính sách vĩ mô cũng phải được cải thiện. Hơn nữa cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế của thị xã phải được chuyển dịch theo hướng gia tăng tốc độ, tỷ trọng và năng lực sản xuất của các ngành chủ lực bao gồm các ngành công nghiệp chế biến có lợi thế so sánh, hướng vào xuất khẩu, các ngành dịch vụ cao cấp và đặc biệt là du lịch.
Cụ thể, tốc độ tăng trưởng của thị xã Uông Bí giai đoạn 2005- 2010 ở mức 12%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng 11,51%/năm của thị xã giai đoạn 2001- 2004. Để đạt được tốc độ tăng trưởng đó, thị xã phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường xuất khẩu, khai thông các thị trường trong nước bao gồm thị trường hàng hoá, thị trường địa ốc, thị trường vốn; bảo đảm quyền tự chủ về ngân sách cho thị xã, bảo đảm sự phát triển của các dịch vụ cơ sở hạ tầng cơ bản, tổ chức xắp xếp và đổi mới để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, cải cách hành chính, hình thành các chương trình mục tiêu đối với các ngành và lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng với tốc độ cao. Chỉ khi thực hiện triệt để và thành công các giải pháp kinh tế này thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã Uông Bí mới có thể duy trì và tạo tiền đề cho bước phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.
Về cơ cấu các khu vực kinh tế, động lực thúc đẩy sự phát triển của thị xã luôn là công nghiệp và dịch vụ. Hai khu vực này tác động qua lại lẫn nhau trong suốt quá trình phát triển. Khu vực nông nghiệp sẽ giảm tỷ trọng liên tục và phát triển theo hướng phù hợp với đặc điểm đô thị sinh thái, gắn với xây dựng nông thôn mới và phát huy tiềm năng của địa phương. Theo đó, tỷ trọng công nghiệp trong tổng GTSX đạt 70- 72%, dịch vụ khoảng 26%, nông nghiệp từ 3- 4% vào 2010.
Mục tiêu tăng trưởng của kịch bản 3 được lựa chọn hoàn toàn phù hợp với mục tiêu tăng trưởng đặt ra của thị xã. Vì thế, những năm tới thị xã có thể hướng tới mục tiêu này để thực hiện phát triển và chuyển dịch CCKT.
II. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu chuyển dịch CCKT ở thị xã Uông Bí từ nay đến 2010.
1. Các quan điểm chuyển dịch CCKT của thị xã Uông Bí.
Chuyển dịch CCKT gắn liền với xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Thị xã Uông Bí đã xác định yếu tố thị trường và nhu cầu thị trường đã trở thành yếu tố khởi đầu của các hoạt động kinh doanh. Phạm vi thị trường thời gian qua đã được mở rộng. Trong thời gian tới, thị xã xác định con đường CNH – HĐH của địa phương phải gắn với việc phát triển kinh tế thị trường và hình thành thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nhờ đó, sản xuất mới phát triển mạnh, tốc độ chuyển dịch CCKT mới được cải thiện rõ rệt hơn.
Chuyển dịch CCKT nhanh và hiệu quả. Chuyển dịch CCKT nhanh đồng nghĩa với việc xu hướng tăng hoặc giảm trong cơ cấu của từng ngành, từng thành phần hay sự cải thiện vị trí và bộ mặt kinh tế của từng vùng phải được diễn ra rõ nét, đúng yêu cầu và đảm bảo về mặt tốc độ. Chuyển dịch hiệu quả là cần đảm bảo kết quả của chuyển dịch CCKT phải có những tác động tích cực lên các mặt KTXH của thị xã như: tăng trưởng, ngân sách, xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập… Một cơ cấu chuyển dịch nhanh nhưng không hiệu quả là một CCKT mất cân đối. Vì thế những năm tới cần phải quán triệt quan điểm này trong thực hiện chuyển dịch.
Chuyển dịch CCKT phải được thực hiện trên cơ sở phát huy các lợi thế sẵn có của địa phương và hạn chế các bất lợi so sánh. Các lợi thế của thị xã có thể kể đến như: tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử phục vụ du lịch, tiềm năng về đất đai, lao động dồi dào, tài nguyên phong phú, chất lượng cao. Những lợi thế này phải được khai thác hiệu quả, phát huy tác dụng tích cực đối với quá trình phát triển kinh tế. Đồng thời thị xã cũng cần phải hạn chế các bất lợi về thời tiết, địa hình, trình độ dân trí ở những vùng khó khăn, tệ nạn xã hội đối với sự phát triển toàn diện của địa phương.
Quan điểm về CCKT mở trong chuyển dịch CCKT. Để tận dụng những lợi thế mở ra do qui mô thị trường thị xã cần phải tiến hành CNH hướng về xuất khẩu. Việc đẩy mạnh xuất khẩu, lấy xuất khẩu làm đòn bẩy để phát triển kinh tế sẽ làm kinh tế thị xã phát triển sôi động hơn và nhanh hơn.
Phát triển và chuyển dịch CCKT phải gắn với bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh, quốc phòng của thị xã.
2. Phương hướng, mục tiêu chuyển dịch CCKT ở thị xã Uông Bí.
2.1. Phương hướng, mục tiêu chuyển dịch CCKT ngành.
Căn cứ vào các đặc điểm tự nhiên, căn cứ vào các tiềm năng về nguồn lực cũng như vào kết quả phát triển 4 năm qua, áp dụng các phương pháp dự báo dựa vào tốc độ tăng trưởng trung bình, thị xã Uông Bí đã đưa ra một số dự kiến chuyển dịch như sau:
Bảng 16: Dự kiến cơ cấu giá trị và kết quả sản xuất các ngành kinh tế
của thị xã Uông Bí đến năm 2010 (Tính theo giá cố định năm 1994).
Ngành sản xuất
TH năm 2004
2005
2010
G. trị
(Tr.đồng)
Cơ cấu
(%)
G.trị (Tr.đồng)
Cơ cấu
(%)
G. trị
(Tr.đồng)
Cơ cấu
(%)
Tổng GTSX
1.688.665
100
1.853.715
100
3.699.583
100
Công nghiệp
1.202.329
71,20
1.317.518
71,07
2.650.005
71,63
Nông nghiệp
84.771
5,02
87.864
4,74
107.926
2,92
Dịch vụ
401.565
23,78
448.333
24,19
941.652
25,45
Nguồn: Số liệu phòng Thống kê thị xã.
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh qua các năm, đến năm 2010 đạt tỷ trọng 71,63% và tỷ trọng dịch vụ đạt 25,45%. Riêng nông nghiệp tỷ trọng ngành giảm từ 5,02% năm 2004 xuống còn 2,92% năm 2010, nhưng giá trị sản xuất tăng từ 84.771 triệu đồng năm 2004 lên 107.926 triệu đồng vào năm 2010. Cơ cấu này thể hiện thị xã Uông Bí đã và đang phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ.
2.1.1. Ngành nông nghiệp.
Cần khai thác tối đa tiềm năng sẵn có về đất đai, lao động, vốn và các nguồn lực khác để đẩy mạnh phát triển sản xuất. Trên cơ sở chuyển đổi mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo bước chuyển biến tích cực từ nền nông nghiệp mang tính tự cấp, tự túc, độc canh, năng suất thấp, sang sản xuất hàng hoá để có giá trị sản xuất trong nông nghiệp ngày càng tăng cao. Phát triển kinh tế nông, lâm, thuỷ sản gắn với công nghiệp chế biến. Trên cơ sở quỹ đất hiện có và dựa vào qui hoạch tổng thể về nông nghiệp những năm tới, thị xã Uông Bí đã dự kiến diện tích gieo trồng một số cây trồng chính như sau:
Đối với cây lúa giảm cả về diện tích và cơ cấu diện tích trong tổng diện tích gieo trồng hàng năm từ 74,32% (năm 2004) xuống 72,67% (năm 2005) và 60% (năm 2010). Chuyển một phần diện tích canh tác trên cao khó khăn về công tác thuỷ lợi sang trồng cây công nghiệp ngắn ngày và cây khác hoặc một phần diện tích chuyển sang trồng rau, đậu thực phẩm có giá trị kinh tế cao.
Đối với cây màu lương thực: Diện tích trồng ngô vẫn giữ nguyên nhưng thay thế giống mới có năng suất cao, giảm diện tích trồng khoai và bỏ hẳn diện tích trồng sắn sang trồng cây khác có giá trị kinh tế cao hơn.
Cây rau, quả thực phẩm tăng cả về diện tích và cơ cấu diện tích trong tổng diện tích gieo trồng hàng năm (tăng từ 12,49% năm 2004 lên 13,29% năm 2005 và 25,83% năm 2010). Diện tích trồng rau, đậu năm 2010 đạt 1.295ha, với cơ cấu 50% rau ăn lá (su hào, bắp cải, rau muống, rau cải các loại, rau xà lách...), 40% rau ăn thân quả (đậu đỗ, cà chua, dưa, bì...), 10% rau củ và lá khác (hành, tỏi, súp lơ, cà rốt...) đã hình thành vành đai trồng rau, đậu chạy dọc theo phía nam đường 18A.
2.1.2. Ngành công nghiệp.
Khôi phục, củng cố và ổn định công nghiệp theo hướng tổ chức lại sản xuất, kêu gọi đầu tư, cải tiến công nghệ nhằm tăng hiệu quả trong sản xuất.
Khuyến khích và kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, nhằm đa dạng hoá các sản phẩm công nghiệp, giải quyết việc làm tạo ra sự cân đối trong phát triển giữa công nghiệp lớn và công nghiệp quy mô vừa và nhỏ.
Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các ngành khai thác tài nguyên tại chỗ nhằm phục vụ cho nhu cầu xây dựng trong và ngoài thị xã, tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động như công nghiệp may, da giày, khai thác và phát triển ngành nghề, thủ công phục vụ dân sinh, mỹ nghệ, phục vụ du lịch...
Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và dịch vụ quy mô nhỏ phục vụ cho các nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, nhu cầu cho nông, lâm, ngư nghiệp... tiến tới vươn ra thị trường bên ngoài thị xã.
Trên cơ sở tiềm năng, điều kiện cụ thể của địa phương dự kiến đến năm 2010 ngành công nghiệp, xây dựng phát triển với cơ cấu như bảng 17. Qua bảng 17 cho thấy ngành khai thác, sản xuất vật liệu vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhưng giảm dần qua các năm (Năm 2004 tỷ trọng chiếm 54,14%, năm 2005 tỷ trọng chiếm 53,69%, năm 2010 tỷ trọng chiếm 49,18%). Ngành chế biến chiếm tỷ trọng đứng thứ 2 và tăng dần qua các năm (năm 2004 chiếm tỷ trọng 23,42%, năm 2005 chiếm tỷ trọng 25,04%, năm 2010 chiếm tỷ trọng 29,77%). Riêng ngành điện, nước tỷ trọng vẫn giữ ổn định từ 21,05- 22,27%.
Bảng 17: Dự kiến cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp của thị xã Uông Bí đến năm 2010 (Theo giá cố định năm 1994)
Danh mục
TH 2004
2005
2010
Giá trị (tr.đ)
Cơ cấu (%)
Giá trị (tr.đ)
Cơ cấu (%)
Giá trị (tr.đ)
Cơ cấu (%)
Giá trị SX CN
1.202.329
100
1.317.518
100
2.650.005
100
Ngành khai thác
650.941
54,14
707.424
53,69
1.303.389
49,18
Ngành chế biến
281.585
23,42
329.825
25,04
788.996
29,77
Ngành điện, nước
269.803
22,44
280.269
21,27
557.620
21,05
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu phòng Thống kê thị xã.
2.1.3. Ngành dịch vụ.
Khuyến khích các hoạt động dịch vụ theo hướng tạo nhiều công ăn việc làm cho nhân dân thị xã.
Dịch vụ - thương mại cần được chú ý phát triển đảm bảo sự lưu thông hàng hoá giữa các xã, phường. Chú ý tới việc cung cấp các hàng hoá, dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân, đồng thời khai thông luồng hàng hướng tới các thị trường trong và ngoài tỉnh đảm bảo tiêu thụ các hàng hoá và dịch vụ của thị xã. Từng bước hình thành trung tâm thương mại. Tổ chức và quản lý tốt hoạt động các chợ.
Xuất nhập khẩu: bên cạnh nguồn xuất khẩu hiện tại, hướng tới cần đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, bằng cách phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất hàng xuất khẩu, liên kết với các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu của tỉnh và Trung ương.
Bảng 18: Dự kiến cơ cấu giá trị sản xuất ngành dịch vụ của thị xã
Uông Bí đến năm 2010 (Theo giá cố định năm 1994).
Năm
Ngành
TH 2004
2005
2010
G. trị
(tr. đồng)
Cơ cấu
(%)
G. trị
(tr. đồng)
Cơ cấu
(%)
G. trị
(tr. đồng)
Cơ cấu
(%)
Dịch vụ
401.565
100
448.333
100
941.652
100
- Dịch vụ sản xuất
124.485
31
156.917
35
470.826
50
- Dịch vụ đời sống
277.080
69
291.416
65
470.826
50
Nguồn: Từ số liệu phòng Thống kê thị xã.
Phát triển các dịch vụ tài chính, ngân hàng nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã có điều kiện tiếp cận nguồn vốn thuận lợi trong các hoạt động thanh toán. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng cũng cần phải chú ý tới việc tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn để có thể thực hiện tốt mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của dân cư.
Với phương hướng như trên và từ các đặc điểm, điều kiện cụ thể của địa phương dự kiến những năm tiếp theo ngành dịch vụ, thương mại phát triển với cơ cấu như sau:
Trong đó dịch vụ sản xuất có cơ cấu tăng dần qua các năm (từ 31% năm 2004, lên 35% năm 2005, và đạt 50% năm 2010). Ngược lại ngành dịch vụ đời sống giảm dần (từ 69% năm 2004 xuống còn 50% năm 2010).
2.2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.
Kinh tế Nhà nước vẫn tập trung đầu tư, phát triển trong những ngành, những lĩnh vực kinh tế trọng yếu của nền kinh tế quốc dân như kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, hệ thống tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, những cơ sở sản xuất và kinh doanh thương mại, dịch vụ quan trọng... Thị xã có chính sách tạo điều kiện cho kinh tế Nhà nước thực sự trở thành đòn bẩy để đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội của thị xã, mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển. Về mặt số lượng và tỷ lệ, khu vực kinh tế Nhà nước giảm song về chất lượng được đổi mới và nâng cao đáng kể.
Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước sẽ được khuyến khích phát triển mạnh mẽ và dần dần chiếm tỷ trọng chủ yếu trong GTSX của nền kinh tế thị xã. Để cho kinh tế ngoài Nhà nước có thể tham gia hội nhập kinh tế, trong những năm tới, thị xã nên có chính sách hỗ trợ thoả đáng cho sự phát triển của hệ thống kinh tế này, đặc biệt có thể giúp họ có điều kiện mở rộng thêm qui mô, đổi mới kỹ thuật và công nghệ sản xuất, tăng cường năng lực quản lý. Chỉ có như vậy khu vực kinh tế này mới có khả năng sản xuất ra các loại sản phẩm có chất lượng tốt, có thể cạnh tranh được với các sản phẩm khác.
2.3. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ.
Trong những năm tới, thị xã cần tiếp tục phát triển một số địa bàn kinh tế trọng điểm của địa phương làm cơ sở và động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của các khu vực khác trong toàn thị xã. Việc xác định các địa bàn trọng điểm này phải rất thận trọng, việc ưu tiên tập trung nguồn lực phát triển phải được dựa trên cơ sở qui hoạch và chiến lược phát triển vùng phải có căn cứ khoa học được phê duyệt. Cơ cấu ngành kinh tế nội bộ các địa bàn kinh tế trọng điểm phải tiếp cận được mục tiêu cơ cấu của nền kinh tế và trên thực tế phải là bộ phận tiên phong thực hiện chiến lược và chính sách cơ cấu của thị xã.
Thị xã cũng coi trọng qui hoạch phát triển các vùng, địa bàn trong toàn thị xã để hướng tới phát triển một cách toàn diện. Theo đó cần xây dựng mới và hoàn thiện qui hoạch, chiến lược phát triển các vùng trên. Tuy không có vị trí là địa bàn kinh tế trọng điểm song các khu vực này vẫn có các lợi thế cần khai thác và vẫn có yêu cầu phát triển. Đối với từng khu vực kinh tế trọng điểm, từng vùng lãnh thổ của thị xã sẽ chú trọng phát triển các khu công nghiệp để làm hạt nhân phát triển và chuyển dịch CCKT vùng, địa phương. Nghiên cứu kinh nghiệm của các địa phương bạn để xây dựng các khu kinh tế mở thu hút đầu tư nước ngoài.
III. Các giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch CCKT ở thị xã Uông Bí.
Xuất phát từ những hạn chế trong quá trình chuyển dịch CCKT của thị xã Uông Bí thời gian qua, đề tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện quá trình chuyển dịch những năm tới được thành công hơn.
1. Các giải pháp về quy hoạch và bố trí các cụm kinh tế.
1.1. Vùng thấp:
Vùng phát triển đô thị bao gồm xã Phương Nam, Phương Đông, phường Yên Thanh, một phần của phường Quang Trung, Thanh Sơn, Trưng Vương, Nam Khê. Hướng bố trí CCKT vùng này là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Định hướng phát triển kinh tế là từng bước nâng cấp, phát triển các khu đô thị một cách toàn diện về kết cấu hạ tầng bao gồm đường giao thông nội thị, hệ thống cấp nước và thoát nước, các công trình dịch vụ công cộng, thương mại, giáo dục, y tế, văn hoá, hệ thống cây xanh... kết hợp với phát triển nông nghiệp, thuỷ sản, đây là vùng tập trung thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Về nông nghiệp cần tập trung cho phát triển thâm canh trồng lúa và rau, quả thực phẩm, trồng hoa, cây cảnh ven trục đường 18A, chăn nuôi lợn, gia cầm, phát triển vùng nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả kinh tế cao, phục vụ cho xuất khẩu.
1.2. Vùng cao:
Là vùng đồi núi, chủ yếu thuộc địa bàn xã Thượng Yên Công, một phần của xã Phương Đông, phường Vàng Danh, Bắc Sơn, Thanh Sơn. Vùng này có diện tích rừng núi lớn, có vùng lúa ven đường 18B và diện tích có thể trồng màu, trồng cây ăn quả lớn, có rừng đặc dụng và khu du lịch Yên Tử. Hướng bố trí CCKT của vùng là lâm nghiệp, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch. Tập trung sản xuất trồng màu, trồng rừng, trồng cây ăn quả, chăn nuôi lợn, gà, đại gia súc, theo hướng nông, lâm kết hợp. Phát triển du lịch và dịch vụ cùng với việc phát triển công nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng và các ngành công nghiệp khác.
2. Giải pháp về đẩy mạnh phát triển kinh tế.
2.1. Phát triển ngành nông, lâm, thuỷ sản.
Về sản xuất lương thực: Đưa giống lúa mới có năng suất cao vào sản xuất đại trà, cấy trên diện tích canh tác là 1776 ha với năng suất bình quân từ 41,2 tạ/ha (2004) lên 53 tạ/ha (2010). Xây dựng xã Phương Nam thành khu vực trồng lúa điển hình của Thị xã. Đồng thời tập trung phát triển 180 ha ngô Đông xuân, đưa năng suất bình quân từ 21 tạ/ha (2004) lên 30 tạ/ha (2010), giảm dần diện tích trồng khoai lang, đưa diện tích gieo trồng khoai lang từ 231 ha (2004) xuống còn 130ha (2010), bỏ hẳn diện tích trồng sắn để chuyển sang trồng cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn.
Về trồng cây công nghiệp ngắn ngày: Cần đưa các giống cây có giá trị kinh tế cao như lạc, đậu tương... có khả năng phát triển và mở rộng trên những khu đất cao, lưng đồi và khu đất dốc ở khu vực xã Thượng Yên Công, Phương Đông, phường Vàng Danh, Bắc Sơn.
Rau quả: Cần bố trí 400 ha diện tích canh tác của phường Quang Trung, Yên Thanh, Nam Khê chuyên trồng rau, quả và xây dựng khu vực này thành vùng chuyên canh tập trung gồm các chủng loại rau, quả sản xuất rau sạch, chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu về rau, quả đối với người dân thành thị và khu công nghiệp. Trong quá trình canh tác cần áp dụng KHKT như luân canh, xen canh, gối vụ, chăm bón và gieo trồng theo phương pháp khoa học để đảm bảo sản lượng rau sạch, cung cấp đủ cho thị trường nội thị và cung cấp cho thành phố Hạ Long và các vùng lân cận.
Cây ăn quả: Cần nhân rộng và bố trí sản xuất tập trung các trang trại với hình thức canh tác vườn rừng, vườn đồi. Đồng thời chăm sóc trên 100ha cây ăn quả hiện có của các hộ gia đình, thay thế và cải tạo những vườn đồi có cây trồng đã cỗi hoặc giá trị kinh tế thấp bằng những loại giống cây mới có năng suất và giá trị kinh tế cao như: cam, quýt, xoài, vải, nhãn... Gắn kết với công nghiệp chế biến để tạo ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Về chăn nuôi: Phát triển ngành chăn nuôi toàn diện, chuyển chăn nuôi tận dụng sang chăn nuôi thâm canh, bán thâm canh. Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ chăn nuôi. Tận dụng tiềm năng về đồi rừng để chăn nuôi đàn trâu, bò và phát triển đàn dê, phát triển mạnh chăn nuôi lợn hướng nạc, chăn nuôi theo vùng tập trung, hình thức chăn nuôi hộ gia đình, trang trại có quy mô lớn. Chăn nuôi gia cầm theo hướng phát triển mạnh mẽ các trang trại, trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi trong chuồng và thả vườn. Phát triển chăn nuôi gà công nghiệp lấy thịt, trứng ở các hộ và các trang trại. Nhà nước có trách nhiệm đầu tư hoặc xây dựng, liên doanh liên kết để có nhà máy chế biến sản phẩm chăn nuôi.
Về nuôi trồng thuỷ sản: Hiện tại thị xã có trên 1000 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. Song không đáp ứng được nhu cầu của nhân dân ngày càng tăng về thuỷ sản. Do đó, cần chuyển một phần diện tích đất trũng, khó khăn trong việc cấy lúa sang diện tích 1 lúa 1 cá hoặc sang diện tích chuyên nuôi trồng thuỷ sản. Phấn đấu đến năm 2010 đạt 1.200 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản, sản lượng đánh bắt, nuôi trồng đạt 800 tấn tôm, cá các loại .
Phát triển lâm nghiệp, tập trung chăm sóc, khoanh nuôi bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng kết hợp với kinh tế bảo vệ cảnh quan môi trường, kết hợp thăm quan, du lịch di tích lịch sử và sinh thái.
2.2. Phát triển ngành công nghiệp.
Trên cơ sở thực trạng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã có, cần xây dựng thêm các khu công nghiệp mới. Trên cơ sở các chính sách ưu đãi của thị xã để thu hút vốn của các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư, liên doanh, liên kết sản xuất. Xây dựng các khu công nghiệp tập trung tại khu công nghiệp Chạp Khê (phường Nam Khê) và khu Dốc Đỏ (xã Phương Đông), khu Yên Thanh (phường Yên Thanh). Phát triển các làng nghề thủ công, ngành nghề mới, từng bước công nghiệp hoá, ứng dụng công nghệ tiên tiến đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng, xuất khẩu sản phẩm đặc biệt của các làng nghề truyền thống và các làng nghề làm vệ tinh cho các khu công nghiệp. Khôi phục và phát triển các ngành nghề phục vụ cho sản xuất nông, lâm, thuỷ sản của hộ gia đình như cơ khí nhỏ, sản xuất và sửa chữa công cụ, cải tiến một số công cụ cầm tay để tạo ra năng suất lao động cao hơn. Đưa cơ giới nhỏ vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đặc biệt là khâu làm đất phù hợp với địa hình, đất đai như máy cày, máy bừa, máy tuốt lúa, máy chế biến nông, lâm sản, máy móc vận chuyển... có công suất nhỏ phù hợp thực tế và nguồn nguyên liệu tại chỗ, khai thác hợp lý các nguồn vật liệu xây dựng mà thị xã có ưu thế như: khai thác đá, sản xuất gạch, cát, sỏi, cung cấp cho nhu cầu xây dựng ngày càng tăng.
Quy hoạch và cấp giấy phép đối với các cơ sở sản xuất vật liệu tại chỗ như: khai thác đá, sản xuất gạch, ngói, cát, sỏi... có chính sách ưu đãi như: giảm hoặc miễn thuế tài nguyên hoặc một số loại phí, lệ phí...
2.3. Phát triển ngành dịch vụ.
2.3.1. Về dịch vụ thương mại:
Cần xây dựng chợ đầu mối tại trung tâm thương mại, dịch vụ Cầu Sến (điểm giao lưu giữa đường 10 và đường 18A), củng cố, nâng cấp chợ Trung tâm thị xã và xây dựng mới 3 chợ xã, phường là: Thượng Yên Công, xã Phương Đông và xã Phương Nam. Dịch vụ, thương mại cần được chú ý phát triển đảm bảo sự lưu thông hàng hoá giữa các xã, phường và khai thông luồng hàng hướng tới thị trường trong tỉnh và ngoài tỉnh, đảm bảo tiêu thụ các hàng hoá và dịch vụ của thị xã.
Khuyến khích các nhà buôn chuyên về một số mặt hàng nhất định, tạo điều kiện cho họ tổ chức thu gom nông sản như: rau quả, sản phẩm gia súc thông qua kí kết hợp đồng với hộ hoặc nhóm hộ nông dân để tiêu thụ sản phẩm giải quyết dịch vụ đầu ra cho sản xuất.
Hệ thống dịch vụ sản xuất cần được giữ vững và củng cố như mạng lưới vật tư nông nghiệp để cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y, giống cây trồng, vật nuôi...
Cần phát triển mạnh hệ thống khuyến nông cơ sở để phổ biến kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho người dân, đồng thời xây dựng các mô hình trình diễn ứng dụng vừa dễ làm, dễ hiểu và đạt hiệu quả cao.
2.3.2. Về dịch vụ du lịch:
Đây là một ngành đang được thị xã quan tâm đầu tư phát triển. Trên cơ sở các tiềm năng du lịch sẵn có cần có hướng tăng cường hợp tác với các cơ quan, đơn vị kinh doanh dịch vụ, du lịch trong và ngoài tỉnh tạo điều kiện đầu tư, bảo tồn, tôn tạo hệ thống các di tích, danh thắng, khôi phục các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể các điểm du lịch tạo thành các tuyến du lịch chung của tỉnh và tỉnh ngoài từ đó khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch đảm bảo tăng nguồn thu cho ngân sách thị xã.
3. Giải pháp về tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng.
3.1. Về giao thông:
Phối hợp với các cơ sở kinh tế Trung ương và Tỉnh đầu tư nâng cấp các tuyến đường trục đi cảng Điền Công, cảng Bạch Thái Bưởi, đường vào khu du lịch Lựng Xanh, đường từ cầu Hai Thanh vào khu dân cư Bắc Sơn, mở rộng và bê tông hoá các tuyến đường liên xã, phường, đường nội bộ xã, phường, trung tâm thương mại để lưu thông hàng hoá trong nội thị xã và các vùng phụ cận khác. Xây dựng thêm một số cầu qua kênh, suối như: cầu qua sông Vàng Danh, cầu Phong Thái qua kênh Phương Nam. Đầu tư nâng cấp hệ thống cảng sông phục vụ cho nhu cầu vận chuyển than, vận chuyển hàng hoá ngoại thị xã: cảng Điền Công, cảng bạch Thái Bưởi, cảng Bến Dừa, tạo điều kiện phát triển ngành nghề vận chuyển đường sông, giải quyết đầu ra cho các hoạt động sản xuất khác.
3.2. Hệ thống cấp điện.
Cần nâng cấp và xây dựng mới 50 km lưới điện hạ thế đã xuống cấp, lắp thêm 15 trạm biến thế mới để đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt phục vụ đời sống nhân dân.
3.3. Hệ thống cấp nước sinh hoạt.
Cần thực hiện xây dựng hoàn chỉnh nhà máy nước pôlivôn với công suất 3000m3/ngày đêm đã được UBND tỉnh phê duyệt. Lắp đặt thêm hệ thống ống dẫn nước sinh hoạt tới các vùng tập trung dân cư, nhất là khu dân cư vùng ven bãi triều phường Yên Thanh, xã Phương Nam, Phương Đông để cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư khu vực này, đến năm 2010 cung cấp đảm bảo 95% nước sạch cho nhân dân thị xã.
3.4. Y tế, giáo dục.
Cần nâng cấp và sửa chữa 4 trạm y tế, tăng cường cơ sở vật chất cho 10 trạm y tế để đảm bảo khám và chữa bệnh cho nhân dân. Cần được nâng cấp và cao tầng hoá 8 trường tiểu học và 4 trường trung học cơ sở.
4. Giải pháp về phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ.
Cần có sự phối hợp và tạo điều kiện cho các hoat động nghiên cứu khoa học - công nghệ và ứng dụng của các cơ sở nghiên cứu thuộc hệ thống các trường đào tạo của Trung ương và của tỉnh cũng như của các doanh nghiệp trên địa bàn nhằm thực hiện chuyển giao công nghệ, xúc tiến việc ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chú trọng việc ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển nông, lâm, thuỷ sản. Đặc biệt chú trọng đến những ứng dụng công nghệ mới trong phát triển nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp là dịch vụ tại chỗ và cho các thành phố lớn như: Hải Phòng, Hạ Long nhằm cung cấp thực phẩm và rau quả sạch, tiến tới thâm nhập và chiếm lĩnh các thị trường này.
Khuyến khích và tạo điều kiện ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ cao trong các hoạt động công nghiệp chế tác, nhất là đối với khu công nghiệp mới: Chạp Khê, Yên Thanh. ứng dụng trang bị những công nghệ hiện đại và phù hợp trong hoạt động kinh doanh dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch khu di tích lịch sử Yên Tử, Hồ Yên Trung, Lựng Xanh...
5. Giải pháp về một số cơ chế quản lý và chính sách.
5.1. Về chính sách huy động vốn sản xuất.
Tranh thủ triệt để các nguồn vốn viện trợ của nước ngoài thông qua các chương trình và dự án nhà nước về xoá đói, giảm nghèo, y tế, giáo dục, nước sạch, vệ sinh môi trường... đảm bảo có hiệu quả các chương trình của dự án đó.
Tăng cường quản lí đất đai, đặc biệt là đất đô thị, phối hợp với tỉnh tạo điều kiện có thể huy động được vốn đầu tư phát triển trên cơ sở thu tiền sử dụng đất để đầu tư xây dựng.
Khuyến khích phát triển các dịch vụ tài chính, ngân hàng nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động thanh toán, quỹ tín dụng nhân dân ở các xã, phường huy động nguồn vốn ở các tổ chức đoàn thể xã hội... xoá bỏ tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn.
Cải cách hệ thống hành chính một cách mạnh mẽ và tích cực hơn nữa nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Cần phải có các chính sách ưu đãi hấp dẫn để các nhà đầu tư tham gia và yên tâm đầu tư trên địa bàn, khuyến khích họ đầu tư vào các lĩnh vực địa phương có thế mạnh.
Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng các hình thức bán trả góp các máy móc, vật tư, thiết bị nông nghiệp cho nông dân, ứng vốn cho dân vay sản xuất nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến và ngành nghề ở nông thôn.
5.2. Chính sách về đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Xây dựng hệ thống chính sách và cơ chế sử dụng nhân tài, nhân lực được đào tạo. Cần có quy chế về sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo để giảm lãng phí “chất xám”. Trả lương, tiền công theo kết quả công việc, trả thù lao thích đáng cho những sáng kiến có giá trị kinh tế - xã hội.
Mở rộng quy mô giáo dục - đào tạo đối với nguồn nhân lực chưa qua đào tạo. Cần có sự phối hợp với các trường dạy nghề trên địa bàn thị xã để đào tạo nghề cho lực lượng lao động. Có thể đào tạo qua các trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm của nhà nước, của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, các tổ chức xã hội hay đào tạo nghề tư nhân dưới hình thức dân gian như: thợ cả, thợ phụ kèm người học nghề, cha chú anh em họ hàng truyền nghề cho nhau...
Mở các lớp ngắn ngày chuyển giao KHKT về vật nuôi, cây trồng cho dân cư, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ xã, phường, thôn, khu...
5.3. Về chính sách ruộng đất.
Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa sở hữu toàn dân về đất đai với quyền sử dụng đất của tập thể và cá nhân. Để giải quyết vấn đề này cần phải giao đất đai cho người trực tiếp sản xuất để họ có quyền sử dụng, chuyển đổi, cho thuê, thừa kế, thế chấp hoặc góp vốn liên doanh.
Đẩy nhanh việc tích tụ, tập trung ruộng đất trong nông nghiệp, nông thôn của thị xã kèm theo việc chống tình trạng bần cùng hoá một bộ phận nông dân do mất ruộng đất gây ra. Tích tụ, tập trung ruộng đất sẽ dẫn đến một bộ phận nông dân sẽ bị bần cùng hoá. Đây là mặt trái của quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất, để giải quyết vấn đề này cần tăng cường đầu tư phát triển ngành nghề và dịch vụ sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn, nhằm tạo ra sự chuyển dịch tích cực của quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp, nông thôn, để giải quyết tận gốc tình trạng bần cùng hoá do quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất gây ra.
5.4. Chính sách về thị trường.
Mở rộng thị trường là điều kiện đẩy nhanh quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Bởi vì có mở rộng ra bên ngoài thị trường mới tiêu thụ được sản phẩm, để tiêu thụ được sản phẩm phải nghiên cứu dự báo nhu cầu thị trường, về dung lượng thị trường, giá cả và thói quen của người tiêu dùng. Đồng thời phát triển rộng rãi các hoạt động tiếp thị, thúc đẩy phát triển các quan hệ kinh tế thị trường. Chủ yếu là thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường đất đai và các yếu tố sản xuất khác.
Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng công nghiệp. Ngành công nghiệp của thị xã phát triển, nhất là công nghiệp chế biến, nên cần phải tìm đầu ra cho các sản phẩm ngành công nghiệp này. Do vậy không những mở rộng thị trường trong nước mà còn phải mở rộng thị trường quốc tế. Để mở rộng ra thị trường quốc tế cần phải tạo điều kiện cho các công ty nước ngoài đầu tư vào vùng cần được khuyến khích để sản xuất hàng xuất khẩu. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ nhận gia công hàng cho nước ngoài tiến tới nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. Trong khi mở rộng thị trường quốc tế cũng cần phải sản xuất hàng công nghiệp chế biến đa dạng về chất lượng, mẫu mã chủng loại để đáp ứng nhu cầu thị trường trong khu vực bằng uy tín, chất lượng, giá cả.
5.5. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển.
Thời gian tới, thị xã nên có những cơ chế tăng khả năng tiếp nhận thông tin của các thành phần, có thêm nhiều cải cách hành chính mạnh dạn hơn để các thành phần có khả năng phát triển sản xuất kinh doanh và tự mở rộng qui mô của mình. Điều quan trọng là thị xã cần phải có những qui hoạch tổng thể cũng như chi tiết nhằm định hướng cho các thành phần phát triển một cách thuận lợi và hiệu quả nhất trong bối cảnh thực tế của địa phương.
Trên đây chỉ là các nhóm giải pháp được đề ra cho những bước đi ban đầu của quá trình chuyển dịch CCKT ở thị xã Uông Bí. Trong các giải pháp đã nêu thì có thể coi nhóm giải pháp về cơ chế chính sách và qui hoạch có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch CCKT những năm tới của thị xã. Những bước tiếp theo của quá trình trên, chắc chắn sẽ cần phải bổ sung các giải pháp khác để tiếp tục thúc đẩy tiến trình chuyển dịch CCKT phức tạp này.
Lời kết.
Để tránh được nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các nước trên thế giới, để có thể thực hiện hội nhập kinh tế trong điều kiện mới thành công và chủ động hơn, Đảng và nhà nước ta đã xác định con đường ngắn nhất, thích hợp nhất là thực hiện quá trình CNH- HĐH toàn diện. Một trong những nội dung cơ bản và quan trọng của CNH- HĐH đã được thực hiện phổ biến trong thời gian qua và sẽ được tiếp tục thực hiện trong thời gian tới ở nước ta là tiến hành xây dựng một CCKT hợp lý, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực. Cùng với xu thế chung của cả nước, thực hiện chủ trương, đường lối chính sách của TW, của tỉnh, Đảng bộ và nhân dân thị xã Uông Bí thời gian qua đã tích cực thực hiện nhiệm vụ chuyển dịch CCKT, coi nhiệm vụ này là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm phát triển kinh tế thị xã. Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp thực hiện chuyển dịch CCKT tại thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2005- 2010” , luận văn đã rút ra được một số kết luận mang tính tổng kết như sau:
Thứ nhất, luận văn đã xác lập cơ sở lý luận nghiên cứu về quá trình chuyển dịch CCKT thông qua việc làm rõ quá trình chuyển dịch CCKT ở thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh và khẳng định đây là hiện tượng kinh tế khách quan, phản ánh sự phát triển về lượng cũng như về chất của các ngành kinh tế. Luận văn cũng nhấn mạnh sự chuyển dịch CCKT không diễn ra một cách nhanh chóng mà phát triển dần dần từ thấp đến cao và vận động theo các quy luật riêng của nó. Để các ngành kinh tế phát triển nhanh cần phải đẩy mạnh quá trình chuyển dịch CCKT, đây là một yêu cầu đòi hỏi rất bức thiết trong tình hình đổi mới kinh tế hiện nay.
Thứ hai, luận văn đã phân tích được tình hình chuyển dịch CCKT ở thị xã trong thời gian qua và đưa ra nhận định: các ngành kinh tế của thị xã đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, trong nội bộ ngành, sự chuyển dịch cơ cấu cũng diễn ra theo chiều hướng tích cực. Cơ cấu thành phần và cơ cấu lãnh thổ cũng chuyển dịch khá hợp lý, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đã được khuyến khích phát triển bình đẳng, các vùng lãnh thổ phát triển toàn diện và bước đầu đã khai thác được hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
Thứ ba, luận văn cũng đã làm rõ: những thành tích và kết quả đạt được nói trên mới chỉ là khởi đầu, nếu so với yêu cầu đặt ra của sự phát triển kinh tế ở thị xã Uông Bí thì những kết quả đó còn thấp và chưa đạt được yêu cầu đặt ra. Điều này được thể hiện một bộ phận dân cư vẫn chưa thoát khỏi tình trạng thuần nông thu nhập thấp. Bằng các số liệu có căn cứ, luận văn cũng đã chỉ rõ trong nội bộ ngành nông nghiệp tỷ lệ cơ cấu ngành trồng trọt vẫn cao so với ngành chăn nuôi, cơ cấu tỷ lệ trồng cây lúa cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ cơ cấu trồng màu, rau, quả, thực phẩm, cây công nghiệp và cây ăn quả... Số liệu cũng đã chỉ rõ quá trình chuyển dịch CCKT ở thị xã là đúng hướng nhưng diễn ra còn chậm.
Thứ tư, định hướng chuyển dịch CCKT của thị xã thể hiện rõ sự chuyển dịch CCKT theo hướng đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế trên cơ sở khai thác có hiệu quả các tiềm năng của các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế. Đến năm 2005, CCKT của các ngành ở thị xã Uông Bí sẽ đạt theo thứ tự ngành nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ như sau 4,74% : 71,07% : 24,19% và tương tự cho năm 2010 2,92% : 71,63% : 25,45% (gắn với từng ngành).
Cuối cùng, luận văn cũng đưa ra được một số giải pháp chủ yếu để chuyển dịch CCKT của thị xã Uông Bí như: quy hoạch và bố trí các cụm kinh tế; đẩy mạnh phát triển kinh tế; tăng cường cơ sở hạ tầng; áp dụng tiến bộ KHKT; cơ chế quản lý và chính sách. Tập hợp các giải pháp mà chuyên đề đã đưa ra để tạo điều kiện và hành lang pháp lý thuận lợi cho việc khai thác các tiềm năng nội sinh lẫn ngoại sinh nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch CCKT của thị xã. Chắc chắn trong quá trình chuyển dịch sẽ nảy sinh những vấn đề mới cần giải quyết, khi đó cần phải bổ sung thêm các giải pháp mới để có thể tiếp tục đưa kinh tế của thị xã Uông Bí phát triển.
Danh mục các chữ viết tắt.
TT
Chữ viết tắt
Nguyên nghĩa
1
CCKT
Cơ cấu kinh tế
2
CNH- HĐH
Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá
3
CN- TTCN
Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp
4
ĐVT
Đơn vị tính
5
GTGT
Giá trị gia tăng
6
GTSX
Giá trị sản xuất
7
GTSL
Giá trị sản lượng
8
KHKT
Khoa học kỹ thuật
Mục lục.
Lời mở đầu 1
Chương 1: Sự cần thiết phải đẩy mạnh chuyển dịch CCKT trên địa bàn thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 3
I. Những vấn đề lý luận về CCKT và chuyển dịch CCKT 3
II. Một số lý thuyết về chuyển dịch CCKT 13
III. Sự cần thiết phải thực hiện chuyển dịch CCKT trên địa bàn thị xã Uông Bí 17
IV. Kinh nghiệm chuyển dịch CCKT của thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh 19
1. Những thành công trong quá trình chuyển dịch CCKT tại thị xã Cẩm Phả 19
2. Các biện pháp chuyển dịch CCKT đã được thực hiện tại thị xã Cẩm Phả 21
3. Bài học kinh nghiệm từ thực tế của thị xã Cẩm Phả 22
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch CCKT ở thị xã Uông Bí 23
I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Uông Bí, Quảng Ninh 23
II. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế xã hội của thị xã Uông Bí
giai đoạn 2001- 2004 30
III. Đánh giá thực trạng chuyển dịch CCKT tại thị xã Uông Bí, Quảng Ninh 33
1. Chuyển dịch CCKT chung 33
2. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế ở thị xã Uông Bí 39
3. Đánh giá tác động của chuyển dịch CCKT đến sự phát triển kinh tế xã hội
của thị xã Uông Bí 48
IV. Các biện pháp chuyển dịch CCKT đã được thực hiện trong thời gian qua
ở thị xã Uông Bí 52
V. Những kết luận rút ra từ thực trạng chuyển dịch CCKT ở thị xã Uông Bí
giai đoạn 2001- 2004 55
Chương 3: Phương hướng, giải pháp chuyển dịch CCKT tại thị xã Uông Bí,
tỉnh Quảng Ninh từ 2005 – 2010 58
I. Một số căn cứ để lựa chọn phương hướng, giải pháp 58
II. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu chuyển dịch CCKT ở thị xã Uông Bí
đến 2010 65
III. Các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện chuyển dịch CCKT ở thị xã Uông Bí
giai đoạn 2005- 2010 71
Lời kết 79
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28154.doc