Nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô là loại hình bảo hiểm tự nguyện đã được triển khai từ rất nhiều năm tại công ty bảo hiểm Hà Nội, và nó là nghiệp vụ mang lại doanh thu cao nhất cho Công ty. Tuy nhiên, tong thực tế triển khai nghiệp vụ còn gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp. Để nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô có thể tiếp tục phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt thì bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực không ngừng của từng cán bộ công nhân viên cần phải liên tục đổi mới, hoàn thiện các quy tắc của nghiệp vụ và công ty cần có một chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp với tình hình thực tế.
Trong phạm vi đề tài này, em đã cố gắng tìm hiểu, phân tích những vấn đề thiết thực, những tồn tại của tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô tại công ty bảo hiểm Hà Nội. Từ đó em đã đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao công tác của nghiệp vụ, hy vọng những ý kiên này sẽ góp phần làm cho nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô ngày càng phát triển.
98 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1468 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số kiến nghị nhằm nâng cao công tác bảo hiểm vật chất xe ôtô tại công ty bảo hiểm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hư: bằng lái xe, giấy đăng ký tiêu chuẩn kỹ thuật... và luôn nhắc nhở giải thích cho các chủ xe hiểu rõ hơn quyền lợi của mình khi tham gia bảo hiểm. Chính vì vậy khi có tai nạn xảy ra thì họ cũng đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ đòi bồi thường, do đó công tác giải quyết bồi thường của công ty bảo hiểm Hà Nội cũng được tiến hành nhanh chóng.
Do tinh thần trách nhiệm, năng lực của cán bộ nhân viên, khả năng tài chính của công ty ngày càng cao.
Thứ 3: Nhìn chung tổng số tiền bồi thường tai nạn hàng năm tăng lên, năm 1997 số tiền bồi thường là 11.550 triệu đồng, năm 1998 số tiền bồi thường là 11.825 triệu đồng, năm 1999 số tiền bồi thường là 11.385,6 triệu đồng, năm 2000 số tiền bồi thường là 13.186,8 triệu đồng và năm 2001 số tiền bồi thường là 14.646,7 triệu đồng. Số tiền bồi thường trên đã thực sự góp phần giúp đỡ cho các chủ xe khắc phục được hậu quả xảy ra khi gặp tai nạn, phần nào ổn định sản xuất kinh doanh cho các chủ xe ô tô tham gia bảo hiểm.
Nhìn vào chỉ tiêu số tiền bồi thường bình quân 1 vụ ta thấy số tiền bồi thường bình quân 1 vụ tăng dần qua các năm điều này chứng minh các vụ tai nạn giao thông đường bộ có xu hướng ngày càng tăng và mức độ nghiêm trọng ngày càng cao ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của các chủ xe. Nguyên do là:
Đường xá giao thông trong địa bàn Hà Nội chật hẹp, với lưu lượng các loại phương tiện giao thông (xe máy, xe đạp, ô tô, xích lô...) ngày càng gia tăng, trong khi đó nhiều loại xe nhất là xe của các công ty taxi hay phóng nhanh vượt ẩu để tranh giành khách nên dẫn tới tai nạn ngày càng tăng.
Do cơ cấu xe tham gia bảo hiểm toàn bộ tăng nhanh chóng qua các năm. Vì thế số tiền bảo hiểm bình quân tăng nhanh dẫn đến số tiền bồi thường bình quân 1 vụ tai nạn tăng qua các năm.
Tóm lại, công tác bồi thường tại công ty bảo hiểm Hà Nội đã đạt được kết quả như sau:
Rất nhiều hồ sơ đã được giải quyết trong thời hạn ngắn nhất để hạn chế đi lại nhiều lần, giảm chi phí và phiền hà cho các chủ xe.
Việc tổ chức, xét duyệt, trả tiền bồi thường đã được củng cố và cải tiến.
Tuy nhiên, trong công tác bồi thường vẫn còn nhiều tồn đọng.
Việc hướng dẫn thủ tục ban đầu cho 1 số hồ sơ chưa được chu đáo, do vậy phải hướng dẫn nhiều lần, khách hàng phải đi lại nhiều lần, ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Một số khâu trong công tác bồi thường đôi lúc còn chậm, dẫn đến việc giải quyết một số hồ sơ bồi thường không đảm bảo thời gian như trong quy định.
Một vài vụ việc tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ nhân viên chưa được tốt gây cảm giác khó chịu cho khách hàng, điều này sẽ làm cho khách hàng có thể không tái tục tại công ty mà chuyển sang bảo hiểm tại công ty khác.
4. Tình hình trục lợi bảo hiểm vật chất thân xe ôtô tại công ty Bảo Việt Hà Nội.
Trục lợi bảo hiểm là hành vi cố tình gian dối, lừa đảo có thể chủ định ngay từ đầu khi tham gia bảo hiểm hoặc phát sinh sau khi xảy ra rủi ro cho đối tượng bảo hiểm nhằm chiếm đoạt số tiền từ công ty bảo hiểm mà đáng lý họ không được hưởng.
Trong vài năm qua công tác kiểm tra, pháp chế đã có những chuyển biến đáng khích lệ. Dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc, cán bộ công nhân viên phòng kiểm tra nội bộ đã thực sự phát huy vai trò là công cụ quản lý, đã phát hiện ra nhiều vụ gian lận bảo hiểm với số tiền khá lớn được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 8: Tình hình giải quyết hồ sơ khiếu nại nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại công ty bảo hiểm Hà Nội giai đoạn 1997-2001.
Năm
Chỉ tiêu
đơn vị
1997
1998
1999
2000
2001
1. Số vụ khiếu nại
Vụ
3.670
3.743
3.700
4.145
4.572
2. Số vụ bồi thường
Vụ
3.655
3.725
3.680
4.122
4.560
3. Số vụ nghi ngờ
Vụ
95
107
110
115
121
4. Số vụ gian lận phát hiện
Vụ
15
18
20
23
28
5. Số tiền bồi thường
Tr.đ
11.550
11.825
11.386
13.187
14.647
6. Số tiền từ chối bồi thường
Tr.đ
68
73
75
80
89
7. Tỷ lệ số vụ gian lận đã phát hiện so với số vụ nghi ngờ gian lận
%
15,79
16,82
18,18
20,00
23,14
(Nguồn: Phòng giám định và bồi thường công ty bảo hiểm Hà Nội)
Qua bảng số liệu ta thấy, số vụ nghi ngờ qua các năm nhìn chung là tăng, chứng tỏ hành vi gian lận ngày càng tăng. Năm 1997 là 95 vụ, sang năm 1998 là 107 vụ, năm 1999 số vụ tăng lên 110 bằng 102,22%, năm 2000 số vụ nghi ngờ là 115 năm 2001 là 121 vụ bằng 105,22% năm 2000.
Ta thấy số vụ nghi ngờ gian lận ngày càng tăng, số vụ gian lận phát hiện cũng tăng như năm 1997 là 15 vụ đến năm 2001 là chứng tỏ hành vi gian lận của người tham gia bảo hiểm ngày càng gia tăng. Do đó công ty cần có những biện pháp hạn chế tình trạng trục lợi bảo hiểm.
Tỷ lệ số vụ gian lận đã phát hiện so với số vụ nghi ngờ gian lận qua các năm đều tăng, năm 1997 là 15,79% đến năm 2001 là 23,14%. Chỉ tiêu này qua các năm đều tăng. Tuy nhiên tỷ lệ % số vụ gian lận đã phát hiện so với số vụ nghi ngờ còn rất thấp, điều đó chứng tỏ rằng công tác giám định có cố gắng nhưng trình độ nghiệp vụ của các giám định còn rất hạn chế.
Các hình thức trục lợi trong bảo hiểm vật chất xe ô tô.
Hợp lý hoá ngày và hiệu lực bảo hiểm.
Để bù đắp những thiệt hại do tai nạn gây ra không nằm trong thời hạn bảo hiểm, các khách hàng đã sử dụng triệt để mối quan hệ, hối lộ cán bộ chức năng để thay đổi ngày giờ xảy ra tai nạn, hay thông đồng lừa dối đại lý bán lẻ của công ty bảo hiểm nhằm hợp lý hoá tổn thất do tai nạn gây ra nằm trong thời hạn bảo hiểm. Trường hợp này xảy ra nhiều ở Bảo Việt Hà Nội tiêu biểu như vụ việc sau:
Ngày 12/ 03/ 2000 ô tô mang biển số 20 A- 6485 của xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng công trình thông tin đã gây tai nạn Thuận Thành, Phổ Yên, Bắc Thái, thiệt hại 53 triệu đồng.
Trong hồ sơ yêu cầu bồi thường có hợp đồng bảo hiểm thời hạn từ 08/ 03/ 2000đến 08/03/2001. Nhận thấy ngày mua bảo hiểm gần với ngàyxảy ra tai nạn nên công ty đã nghi ngờ và cho điều tra.
Sau khi xác minh thanh tra kết luận: Vụ tai nạn xảy ra sáng 12/ 03/ 2000 mua bảo hiểm chiều 12/ 03/ 2000 nhưng đã có sự thông đồng giữa người bán bảo hiểm và khách hàng để ghi lùi ngày bảo hiểm. Công ty từ chối bồi thường 53 triệu đồng.
Vụ 2: 8h ngày 10/ 06/1999 xe ô tô biển số 29 H-18 của Chu kim Lượng đã gây ra tai nạn với xe 29H-2619 tại Km 40+600 đến Km Sai Hồ- Lạng Sơn thiệt hại 2 bên tự chịu. Trong đó xe 29H- 185 thiệt hại thân vỏ 43.05 triệu đồng. Hồ sơ của cảnh sát Chi Lăng xác nhận tai nạn xảy ra vào 14h ngày 11/06/1999, giấy chứng nhận bảo hiểm có hiệu lực từ 15h ngày 10/06/1999.
Sau khi điều tra xác minh, giám đinh viên và cán bộ thanh tra của công ty kết luận tai nạn xảy ra vào 8h ngày 10/06/1999. Để chuyển tổn thất sang nhà bảo hiểm nhằm đảm bảo nguồn tài chính của mình chủ xe đã đề nghị công an Chi Lăng ghi thời gian tai nạn là 14h ngày 11/06/1999. Trường hợp này là hình thức trục lợi ghi lùi ngày xảy ra tai nạn. Công ty từ chối bồi thường 43.05 tr. đồng.
Hành vi trục lợi ngày một gia tăng, gây khó khăn không nhỏ trong việc giải quyết bồi thường của công ty (do hành vi này thường có sự thông đồng của khách hàng với cảnh sát giao thông hoặc với chính những cán bộ trong ngành Bảo hiểm).
Lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần:
Trường hợp này thường xảy ra đối với khách hàng mua bảo hiểm trùng tức mua bảo hiểm ở hơn 1 công ty và không thông báo điều này khi họ gặp tai nạn để hòng đói bồi thường ở tất cả những công ty mua bảo hiểm. Hoăc hình thức này còn sự thông đồng của người thứ 3, cả hai cùng lập hợp sơ và cùng quy lỗi toàn bộ thuộc về mỗi xe để được công ty bảo hiểm cho họ.
Hai xe đâm nhau, một xe đã được xe khác bồi thường nhưng vẫn tiếp tục khiếu nại bồi thường thân xe với công ty bảo hiểm.
VD: Xe mang biển số 29k-9840 xảy ra tai nạn ngày 02/ 04/1998, làm một người bị thương, 3 ô tô bị hỏng do chủ xe Mai Văn Hoà tham gia bảo hiểm tại Bảo việt Hà Nội. Trường hợp này cả 3 xe đã thông đồng quy lỗi cho mỗi xe tham gia bảo hiểm tại Bảo Việt Hà Nội. Trong khi đó cả 3 xe cùng có lỗi. Sau khi xem xét, xác minh công ty chỉ bồi thường đúng với nguyên tắc và lỗi của xe có bảo hiểm.
Thay đổi tình tiết vụ tai nạn
Tại công ty Bảo hiểm Hà Nội, trục lợi theo hình thức này thường xảy ra trong những trường hợp .
- Vi phạm luật lệ giao thông
Bằng lái không có, hết hiệu lực hoặc không phù hợp với loại xe được lái.
Giấy phép lưu hành không hợp lệ hoặc quá hạn.
Xe chở quá trọng tải, quá số khách quy định.
Tuy nhiên trong thời giai thực tập tại công ty Bảo Hiểm Hà Nội, em thấy rất nhiều trường hợp bị từ chối bồi thường đa phần là do chủ xe chưa hiểu biết hết quy tắc bảo hiểm. Do vậy vẫn chưa thể kết luận là chủ xe có hành vi trục lợi bảo hiểm bởi vì chủ xe nghĩ là khi đã tham gia bảo hiểm thì khi gặp phải rủi ro là được bồi thường mà không để ý đến các điều kiện loại trừ khác.
VD: Ngày 20/ 10/2000 xe ô tô biển kiểm soát 29H-5380 do ông Phạm Hải Nam điều khiển gây tai nạn tại Km 0+730 quốc lộ 5A làm hư hỏng 15 tấn tôn sòng, 11 trụ bê tông của dải phân cách đường 5 A, thiệt hại mà chủ xe phải đền bù là 13.025.380đ. Sau khi xem xét hồ sơ nhận thấy tại thời điểm tai nạn, giấy phép lái xe của lái xe Phạm Hải Nam đã hết giá trị sử dụng từ 11/04/2000. Công ty đã chối số tiền bồi thường 13.025.380đ.
Những trường hợp tương tự như trên công ty đều hỗ trợ, trợ giúp chủ xe trong việc giải quyết bồi thường nhân đạo.
Bên cạnh đó công ty cũng đã phát hiện những hành vi trục lợi của các chủ xe.
VD: Ngày 15/11/99 tại đường Nam Thăng Long, Từ Liêm, Hà Nội xe ô tô biển kiểm soát 29K-8006 do lái xe Nguyễn Đức Quân điều khiển đâm vào xe biển kiểm soát 32-948S1, lái xe 29K-8006 là người có lỗi. Hậu quả lái xe máy bị thương, xe bị hỏng. Số tiền bồi thường trách nhiệm dân sự là 9,7 Tr.đ.
Sau khi xem xét hồ sơ thấy lái xe Quân tại thời điểm xảy ra tai nạn không có bằng lái. Kết hợp với công văn số 2597/1998/QĐ-Bộ giao thông vận tải thì bằng lái xe là chứng chỉ duy nhất điều khiển xe cơ giới. Công ty đã từ chối bồi thường 9,7 triệu đồng.
Lập hồ sơ và hiện trường giả.
Trường hợp này thường gắn liền với hình thức thay đổi biển số xe không bị tai nạn đã mua bảo hiểm và xe bị tai nạn chưa mua bảo hiểm để khám nghiệm hoặc đưa xe từ nơi bị tai nạn đến nơi khác để lập biên bản. Số tiền hòng trục lợi trong những trường hợp này thường lớn, thủ đoạn của hành vi gian lận tinh vi, chặt chẽ khiến các công ty giám định phải khó khăn hơn.
VD: Ngày 15/02/2000 chủ xe ô tô biển kiểm soát 2L-8254 thông báo có xảy ra tai nạn tại Phủ lý (tự gây) hư hỏng toàn bộ xe, thiệt hại 44.120.000đ. Sau khi đã tiến hành xác minh, cán bộ công ty đã được nhân chứng cung cấp sáng ngày 12/02/2000 khoảng 5 giờ sáng có thấy xe 29L-8254 xảy ra tai nạn tại km 2, quốc lộ 1A, xe tự đâm vào vỉa ba toa. Xét thấy giấy chứng nhận bảo hiểm có hiệu lực từ 8h30 ngày 11/02/2000 công ty đã từ chối số tiền bồi thường trên.
Khai tăng tiền bồi thường.
Những hình thức trục lợi đã nêu trên chủ yếu là những trường hợp chủ xe tìm cách hợp lý hoá vụ tai nạn để thu tiền bất chính. Song phổ biến hiện nay, tồn tại trong những chứng từ gửi công ty bảo hiểm là người được bảo hiểm thường khai tăng số tiền tổn thất không đúng thực tế rủi ro xảy ra.
Ví dụ: ngày 20/06/96 xe 31A-2004 của tổng công ty điện lực Việt Nam gây ra tai nạn tại quốc lộ 2 Vĩnh Phúc. Nguyên nhân do 2 xe đi cùng chiều đâm nhau, thiệt hại thân vỏ sữa chữa hết 16,7 triệu đồng. Thanh tra xuống xưởng sửa chữa xác minh kết luận, chi phí sửa chữa hết 9,1 triệu đồng, công ty đã từ chối bồi thường phần vượt quá.
Vấn đề hạn chế sử dụng xe cũ (xe đã chạy trên 20 năm và xe cải hoán từ 15 năm trở lên) vận tải hành khách liên tỉnh theo Quyết định 890/1999/QĐ/GTVT ngày 12/04/1999 của Bộ Giao Thông Vận Tải sẽ triển khai thực hiện mạnh trong năm tới. Các Công ty cần chú ý khả năng gian lận bằng cách phá huỷ (hình thức phổ biến là lật đèo, cháy). Có thể hạn chế bằng một số biện pháp:
- Giám định đánh giá giá trị thực tế trước khi nhận bảo hiểm.
- Không nhận bảo hiểm tổn thất toàn bộ với tỷ lệ giảm phí 15%.
- Nhận bảo hiểm dưới giá trị.
- Không nhận bảo hiểm vật chất (khi phát hiện ý đồ gian lận rõ ràng).
Công ty đã có các trường hợp tổn thất toàn bộ đối với xe cũ bằng các hình thức lật đèo, cháy xe cần đặc biệt chú ý đến hiện tượng này và áp dụng các biện pháp hạn chế trên.
Những hình thức trục lợi và những ví dụ trên chỉ là một phần của những vụ gian lận chưa được đã được khám phá. Còn rất nhiều vụ gian lận chưa được phát hiện và xử lý kịp thời. Bên cạnh đó ngày càng xuất hiện những thủ đoạn mới trong trục lợi bảo hiểm, đòi hỏi sự đầu tư trang bị kỹ thuật cũng như trình độ của giám định viên trong công ty.
Hành vi trục lợi bảo hiểm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến kết qủa kinh doanh của công ty mà còn giảm sút uy tín của công ty bảo hiểm trên thị trường.
5. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất.
Đề phòng và hạn chế tổn thất là khâu không thể thiếu được trong bất kỳ một nghệp vụ bảo hiểm nào. Nó đặc biệt quan trọng và cần thiết đối với nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói chung, xe ô tô nói riêng. Vì nó không chỉ mang lại lợi ích cho các chủ xe, công ty bảo hiểm mà cho cả toàn xã hội.
Nắm bắt được ý nghĩa đó, theo chỉ đạo của công ty bảo hiểm Hà Nội đã cử cán bộ xuống các đơn vị tham gia bảo hiểm để kiểm tra, đề xuất kiến nghị về công tác an toàn giao thông, đồng thời kiểm tra kỹ lưỡng chiếc xe tham gia bảo hiểm trước khi cấp đơn.
Trong những năm gần đây, công ty bảo hiểm Hà Nội đã phối hợp cùng các ngành các cấp có liên quan làm các đường lánh nạn ở một số đoạn đường nguy hiểm, xây dựng bổ sung khép kín cọc tiêu, biển báo, áp phích tại các đầu mối giao thông hoặc xây các tường chắn phòng vệ ở những đường cua hay xảy ra tai nạn. Và trên hết, công ty đã cùng các ban ngành chức năng làm công tác tuyên truyền luật lệ an toàn giao thông rộng rãi trong quần chúng nhân dân qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Bên cạnh đó, công ty còn tổ chức hội nghị khách hàng nhằm khuyến khích, giáo dục cho các chủ xe có ý thức trách nhiệm hơn, trong khi vận hành xe của mình.
Ngoài ra, công ty bảo hiểm Hà Nội đã chi kinh phí để xuất bản các tài liệu về an toàn giao thông, tài trợ cho các hội nghị về an toàn giao thông, thi tay lái giỏi hay tổ chức tuần lễ an toàn giao thông hàng năm.
Để đánh giá kết quả công tác đề phòng và hạn chế tổn thất của công ty bảo hiểm Hà Nội giai đoạn 1997-2001 ta xem bảng 9
Bảng 9: Tình hình đề phòng hạn chế tổn thất của công ty bảo hiểm Hà Nội giai đoạn 1997 - 2001
Năm
Chỉ tiêu
đơn vị
1997
1998
1999
2000
2001
1.Chi phí đề phòng và hạn chế tổn thất
Tr.đ
1680
1720
1598,4
1758,2
1926,8
2.Tổng chi bồi thường
Tr.đ
11550
11825
11385
13186
14646
3.Lợi nhuận nghiệp vụ
Tr.đ
4074
4067
3746
3186,9
3580
4.Lợi nhuận nghiệp vụ/ chi phí đề phòng hạn chế tổn thất
đ/đ
2.425
2,363
2,3435
1,8125
1,858
(Nguồn báo cáo tổng kết cuối năm công ty bảo hiểm Hà Nội)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: tổng chi đề phòng và hạn chế tổn thất qua 5 năm có xu hướng tăng. Năm 1997 là 1680 tr.đ đến năm 1996 là 1720 tr.đ, tuy chi đề phòng và hạn chế tổn thất tăng nhưng chi bồi thường vẫn không giảm. Kết qủa chi đề phòng và hạn chế tổn thất nhìn chung giảm, từ 2,425 đ/đ xuống 1,858 đ/đ nghĩa là cứ 1 đồng chi đề phòng và hạn chế tổn thất góp phần tại ra 1,858 1 đồng lợi nhuận. Chứng tỏ kết qủa đề phòng và hạn chế tổn thất có sự giảm sút.
Tóm lại từ 1997 đến năm 2001 công tác đề phòng và hạn chế tổn thất của công ty chưa thật sự tốt. Kết qủa của công tác này đang có xu hướng giảm sút và đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho kết qủa kinh doanh nghiệp vụ bị giảm sút. Vì vậy công ty bảo hiểm Hà Nội cần có những biện pháp hữu hiệu hơn để nâng cao kết qủa kinh doanh của nghiệp vụ này.
6. Công tác tuyên truyền quảng cáo.
Trong điều kiện kinh tế thị trường đối với những chiến dịch cạnh tranh đầy quyết liệt, các chính sách truyền thông trong đó có tuyên truyền quảng cáo đã được coi là vũ khí sắc bén để mỗi công ty bảo hiểm giành khách hàng về phía mình.
Nhận thức được vấn đề đó, trong những năm qua nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô đã đóng góp một tỷ lệ không nhỏ cho chi phí quảng cáo chung của Công ty, nhằm hỗ trợ tích cực cho khâu khai thác và nâng cao uy tín của công ty về các sản phẩm bảo hiểm nói chung và bảo hiểm vật chất xe ôtô nói riêng.
Để đánh giá xem xét tác động cụ thể của công tác tuyên truyền quảng cáo đối với doanh thu nghiệp vụ trong thời gian qua chúng ta sẽ xem xét số liệu sau:
Bảng 10: Công tác tuyên truyền quảng cáo nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô tại công ty bảo hiểm Hà Nội giai đoạn 1997 - 2001
Năm
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
2001
1. Doanh thu phí bảo hiểm (tr.đ)
21.000
21.500
19.980
21.978
22.743
2. Chi phí tuyên truyền quảng cáo (tr.đ)
250
255
260
290
332
3. Tốc độ tăng của chi phí tuyên truyền quảng cáo (%)
-
102
101,96
111,54
114,13
4. Tốc độ tăng của doanh thu (%)
-
102,38
9,93
110
103,48
5. Doanh thu/chi phí (đ/đ)
84,0
84,313
76,846
75,786
68,50
(Nguồn báo cáo tổng kết cuối năm công ty bảo hiểm Hà Nộ)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy:
Năm 1997 chi phí cho tuyên truyền quảng cáo là 250 tr.đ, đến năm 1998 chi phí tăng 255 tr.đ tức là tăng 102% nhưng chỉ tiêu kết qủa tuyên truyền quảng cáo tăng không dáng kể 84,3137đ/đ so với năm 1997 là 84 đ/đ.
Tuy nhiên đến năm 1999 - 2001 chi phí tuyên truyền quảng cáo vẫn tăng nhanh nhưng kết quả tuyên truyền quảng cáo lại có xu hướng giảm. Năm 1999, 1đồng chi phí tuyên truyền quảng cáo tham gia tạo ra 76,846 đồng doanh thu, doanh thu của nghiệp vụ lại giảm xuống còn 19.980 triệu đồng. Tốc độ phát triển của chi phí tuyên truyền quảng cáo lớn hơn tốc độ phát triển của doanh thu nên đã làm cho hiệu quả tuyên truyền quảng cáo giảm. ảnh hưởng tuyên truyền quảng cáo của những năm trước đã làm cho doanh thu của nghiệp vụ tăng lên 22.743 triệu đồng.
Nhìn chung qua 5 năm công tác tuyên truyền quảng cáo của công ty vẫn có hiệu quả nhưng hiệu quả đó ngày càng có xu hướng giảm sút. Nguyên nhân có thể nói do công ty chưa quảng cáo sâu rộng tới quần chúng nhân dân đơn vị sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là chưa chú ý tới các hình thức quảng cáo bằng truyền hình, đài, báo chí...
7. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô tại công ty bảo hiểm Hà Nội giai đoạn 1997 - 2001.
Kết quả kinh doanh nói chung và kết quả kinh doanh bảo hiểm nói riêng được thể hiện ở 2 chỉ tiêu: doanh thu và lợi nhuận nghiệp vụ.
Kết quả kinh doanh là một số tuyệt đối phản ánh cụ thể kết quả của nghiệp vụ mang lại từ khâu khai thác đến khâu bồi thường. Nó có ý nghĩa rất lớn trong việc mở tông và hoàn thiện nghiệp vụ. Trong lĩnh vực bảo hiểm thì kết quả kinh doanh được xác định là số chênh lệch giữa tổng số thu và tổng số chi. Cụ thể:
-
-
-
-
=
Kết quả Tổng phí Chi Chi ĐP Chi Chi
kinh doanh thu được BT và HCTT hoa hồng quản lý
Là những đơn vị hoạt động kinh doanh mang tính dịch vụ cho nên kết qủa kinh doanh của công ty bảo hiểm là thước đo sự phát triển của bản thân công ty và phản ánh trình độ sử dụng chi phí trong việc tạo ra những kết quả kinh doanh nhất định, nhằm đạt được mục tiêu kinh tế xã hội.
Các chỉ tiêu kết qủa kinh doanh chỉ được xác đinh bằng tỷ lệ so sánh giữa kết quả với chi phí trong lĩnh vực bảo hiểm. Nếu lấy mỗi chỉ tiêu phản ánh chi phí sẽ được một chỉ tiêu kết qủa kinh doanh.
Kết qủa kinh doanh của công ty bảo hiểm luôn gắn với những mục tiêu kinh tế xã hội. Trước hết là những mục tiêu của công ty sau đó là của ngành bảo hiểm và của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Cho nên khi đánh giá kết qủa kinh doanh của một công ty bảo hiểm chúng ta không chỉ xét trên góc độ kinh tế mà còn phải xét trên góc độ phục vụ xã hội.
ở phần trên chúng ta đã phân tích kết qủa của tất cả các khâu công việc của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô vì vậy để đánh giá kết quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô, chúng ta quan sát bảng 11
Bảng 11: Bảng tổng hợp tình hình kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại công ty bảo hiểm Hà Nội giai đoạn 1997-2001.
Năm
Chỉ tiêu
đơn vị
1997
1998
1999
2000
2001
1. Tổng phí thu
Tr.đ
21.000
21.500
19.980
21.978
22.743
2. Tổng chi
Tr.đ
16.926
17.435,6
16.523,4
18.791,1
20.550,9
- Chi bồi thường
Tr.đ
11.550
11.825
11.385,6
13.186,8
14.646,7
- Chi hoa hồng
Tr.đ
966
1.032
919
1.019
1.008
- Chi quản lý
Tr.đ
677,04
697,424
660,936
657,688
664,192
- Chi lương
Tr.đ
366
366,5
399,7
395,6
407,7
- Chi ĐP và HCTT
Tr.đ
1680
1720
1598,4
1.785,24
1.926,8
- Chi khai thác
Tr.đ
546
580,5
529,47
564,83
582,13
- Chi TTQC
Tr.đ
250
255
260
290
332
- Chi giám định
Tr.đ
584,64
598,256
547,12
614,62
676,269
- Chi khác
Tr.đ
306,32
360,92
223,17
312,42
307,11
3. Lợi nhuận
Tr.đ
4.074
4.064,4
3.746
3.186,9
3.580,2
4. Lợi nhuận / tổng chi
đ/đ
0,2407
0,2331
0,2267
0,1696
0,1742
5. Doanh thu / tổng chi
đ/đ
1,2407
1,2331
1,2267
1,1696
1,1742
6. Tốc độ tăng của lợi nhuận
%
-
99,76
92,17
85,07
112,34
7. Tốc độ tăng của doanh thu
%
-
102,38
92,93
110
103,48
8. Tốc độ tăng của chi phí
%
-
103,01
94,77
113,72
109,37
(Nguồn báo cáo tổng kết cuối năm-công ty bảo hiểm Hà Nội)
Qua bảng trên ta thấy doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô của công ty bảo hiểm Hà Nội đạt được khá cao. Năm 1997, 1998 thì doanh thu tăng nhưng đến năm 1999 doanh thu lại giảm. Doanh thu giảm là do năm 1999 được coi là lần mở cửa thứ 3 của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Nhà nước đã cho phép nhiều công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam. Ngoài ra các công ty bảo hiểm trong nước đã bắt đầu hoạt động ổn định và dần dần chiếm lĩnh thị trường trong nước. Để đánh giá kết quả và kết qủa kinh doanh nghiệp vụ ta sẽ đi sâu vào từng chỉ tiêu qua từng năm để phân tích.
Năm 1997 tổng phí thu được là 21.000 triệu đồng, tổng chi là 16.926 triệu đồng, lợi nhuận thu được 4.074 triệu đồng. Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng chi của nghiệp vụ là 0,2407 đồng lợi nhuận.
Năm 1998 lợi nhuận có giảm nhưng không đáng kể, trong khi đó lợi nhuận/ tổng chi cũng giảm và bằng 0,2331 đ/đ nghĩa là cứ 1 đ chi phí bỏ ra tạo ra được 0,2331 đồng lợi nhuận. Ta thấy tổng chi tăng, tốc độ phát triển của tổng chi là 103,01% so với năm 1997. tổng chi tăng do chi bồi thường, chi hoa hồng và các khoản chi khác đều tăng.
Sang năm 1999 doanh thu phí giảm một cách nhanh chóng, đạt được 19.980 triệu đồng bằng 92,93% so với năm 1998. Do đó lợi nhuận và tỷ lệ lợi nhuận trên tổng chi cũng giảm.
Năm 2000, công ty đã cố gắng rất nhiều trong khâu khai thác thêm được một số lượng ô tô khá lớn do đó đã làm cho doanh thu năm 2000 tăng lên 21.978 triệu đồng bằng 110% so với năm 1999. Tuy nhiên lợi nhuận và tỷ lệ lợi nhuận trên tổng chi giảm mạnh và chỉ đạt được 3.186,9 triệu đồng. Lợi nhuận và tỷ lệ lợi nhuận / tổng chi là 0,1696 đ/đ, hoạt động kinh doanh của công ty cũng không kết qủa bằng những năm trước.
Đến năm 2001 doanh thu có tăng so với năm 2000 và thu được 22.743 triệu đồng và lợi nhuận cũng tăng so với năm 2000 đạt 112,34%. Tốc độ phát triển của chi phí giảm so với năm 2000. Kết qủa kinh doanh của nghiệp vụ đã có xu hướng tăng. Tuy nhiên ta thấy tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của doanh thu là 103,4%. Tốc độ phát triển của chi phí cao có thể là do một số nguyên nhân sau:
Qua bảng cho thấy chi bồi thường cao và tăng qua các năm. Điều này có thể là do trong năm đã có nhiều vụ tổng thất xảy ra và mức độ nghiêm trọng ngày càng gia tăng. Chi phí đề phòng và hạn chế tổn thất qua các năm tăng nhưng kết qủa của công tác này lại có chiều hướng giảm sút.
Chi tuyên truyền quảng cáo tăng qua các năm nhưng nhìn chung kết qủa lại có chiều hướng giảm
Chi quản lý, chi phí khai thác, chi giám định cũng tương đối lớn và nhình chung đều tăng những kết qủa lại giảm, phải chăng do công ty sử dụng các khoản chi này tương đối lãng phí, không kết qủa.
Chi hoa hồng, chi lương đều tăng. Chi hoa hồng năm 1997 là 966 triệu đồng đến năm 2001 là 1008 triệu đồng, còn chi lương năm 1997 là 336 triệu đồg đến năm 2001 là 407,4 triệu đồng. Công ty tăng hoa hồng, lương một mặt nhằm ổn định, nâng cao mức sống cho cán bộ, công nhân viên, đại lý để họ yêu tâm phấn khởi trong công việc và tạo điều kiện tiên quyết cho thái độ tận tình của họ đối với khách hàng. Mặt khác việc tăng lương sẽ giúp cho công ty giữ chân được những người giỏi và lôi kéo được thêm nhiều người có năng lực khác. Đồng thời đảm bảo lòng trung thành của họ đối với công ty.
Nhìn chung, qua 5 năm doanh thu, chi phí đều tăng nhưng lợi nhuận lại giảm, trong đó tốc độ tăng của tổng chi lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu, tốc độ tăng của doanh thu nhìn chung lớn hơn tốc độ tăng của lợi nhuận do đó kết qủa kinh doanh của nghiệp vụ giảm sút theo chiều hướng xấu. Cho nên trong thời gian tới công ty nên hợp lý hoá các khoản chi để giảm thiểu chi phí nhằm nâng cao kết qủa của nghiệp vụ trong điều kiện mà hoạt động kinh doanh có sự cạnh tranh gay gắt.
Tóm lại, trong thời gian qua việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại công ty bảo hiểm Hà Nội đã được tiến hành một cách nhịp nhàng từ khâu khai thác đến khâu bồi thường, đều có kế hoạch tỷ mỹ sát với thực tế. Trong khâu khai thác đã tận dụng triệt để mạng lưới cộng tác viên và cùng với sự giúp đỡ của phòng cảnh sát giao thông nên nghiệp vụ này được tiến hành thuận lợi, khắc phục khó khăn trong cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt, các chỉ tiêu về doanh thu đều được cán bộ công ty thực hiện đúng kế hoạch. Ngoài ra công tác tổ chức của công ty bảo hiểm Hà Nội đã được sắp xếp một cách hợp lý phát huy được hết khả năng hiện có của các cán bộ nghiệp vụ, tạo mọi điều kiện thuận lợi phục vụ khách hàng. Từ đó tạo ra uy tín cần thiết để có thể vận động được thêm số đầu xe tham gia bảo hiểm tại công ty bảo hiểm Hà Nội.
Bên cạnh đó cũng còn một số tồn tại:
Thiếu chiến lược khai thác và tư duy, biện pháp tiếp thị.
Việc tổ chức quản lý, bám giữ khách hàng chưa tốt. Viêc phân công theo dõi hợp đồng bảo hiểm để tái tục kịp thời chưa được chú ý đúng mức.
Chưa tổ chức được công tác khai thác, tận thu và chưa mở rộng được nhiều khách hàng mới.
Chưa chú ý tổng hợp tình hình thị trường tổng hợp, phân tích biện pháp của đối thủ cạnh tranh để chủ động đề xuất với lãnh đạo công ty để có phương án đối phó.
Việc phối hợp khai thác nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô giữa các công ty bảo hiểm trong hệ thống Bảo Việt và giữa các phòng trong công ty bảo hiểm Hà Nội còn yếu, vẫn còn tình trạng cạnh trạnh nội bộ.
Công tác giám định bồi thường còn gặp nhiều lúng túng, cán bộ giám định trình độ am hiểu kỹ thuật xe ô tô vẫn chưa nhiều.
Công tác tuyên truyền chưa thực sự sâu sát với quần chúng, nhất là với các chủ xe tư nhân.
Để khắc phục được điều này cần có sự kết hợp với nhiều cơ quan, sự chỉ đạo đúng đắn hơn nữa của lãnh đạo và sự nổ lực không ngừng của cán bộ công nhân viên toàn công ty bảo hiểm. Tin chắc rằng trong những năm tới kết
Phần III
Một số kiến nghị nhằm nâng cao công tác bảo hiểm vật chất xe ôtô tại công ty bảo hiểm Hà Nội.
Sau một thời gian thực tập tại công ty bảo hiểm Hà Nội, được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ phòng bảo hiểm phi hàng hải em đã hoàn thành chuyên đề thực tập bảo hiểm vật chất xe ôtô. Bản thân em cũng có điều kiện củng cố và nâng cao kiến thức nghiệp vụ đã được học trong nhà trường. Qua phần lý luận đã được nghiên cứu ở trường, kết hợp với việc trải qua thực tế bằng việc nghiên cứu cụ thể, đi sâu vào công tác khai thác nghiệp vụ, em xin đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao công tác bảo hiểm vật chất xe ôtô tại công ty bảo hiểm Hà Nội.
Một số kiến nghị nhằm nâng cao kết quả của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô.
1. Đối với Nhà nước.
Nhà nước cần tạo hành lang pháp lý để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty bảo hiểm.
Trong công cuộc đổi mới và phát triển của đất nước, các ngành các lĩnh vực hoạt động đều có đóng góp nhất định và luôn tự cải tiến để vươn tới sự hoàn thiện.
Bảo hiểm là ngành dịch vụ, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Bảo hiểm không chỉ thực hiện việc huy động vốn cho nền kinh tế mà điều quan trọng là góp phần đảm bảo ổn định tài chính cho các cá nhân, gia đình, cho mọi tổ chức và doanh nghiệp để khôi phục đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngày nay bảo hiểm không còn xa lạ mà đã len lỏi đến mọi làng quê, mọi cơ quan doanh nghiệp và đã thâm nhập vào mọi hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội. Kinh tế càng phát triển, đời sống càng cao thì nhu cầu bảo hiểm càng lớn, càng xuất hiện nhiều nghiệp vụ mới và đòi hỏi tính cạnh tranh nâng cao.
Với hoạt động thu phí và bồi thường, nó liên quan đến lợi ích của người được bảo hiểm, trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống của họ đặc biệt là những lúc gặp khó khăn.
Với những lý do trên đòi hỏi ngành kinh doanh bảo hiểm phải có sự cạnh tranh lành mạnh để có thể phát triển và hoàn thành tốt vai trò của mình đối với khách hàng cũng như đối với hệ thống tài chính quốc gia.
Trong nền kinh tế thị trường có sự can thiệp của Nhà nước thì hoạt động của Nhà nước được thông qua bằng các công cụ tài chính và hệ thống pháp luật. Thành công của Nhà nước trước hết được quy định bởi các công cụ tài chính mạnh, kết qủa và hệ thống pháp luật mang tính khả thi cao.
Hiện nay, chưa có một môi trường cạnh tranh hoàn hảo cho các hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Ngày 09/12/2000 tại kỳ họp thứ 8 khóa X luật kinh doanh bảo hiểm đã được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam thông qua và đến ngày 1 tháng 4 năm 2001 luật kinh doanh bảo hiểm đã chính thức được áp dụng. Vì luật mới được ban hành và đi vào hoạt động cho nên Nhà nước cần quản lý chặt chẽ để các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động theo đúng luật kinh doanh bảo hiểm thì mới có thể tạo ra một môi trường pháp lý phù hợp, thông thoáng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động và phát triển lành mạnh, vững chắc. Các văn bản ban hành, đặc biệt là luật kinh doanh bảo hiểm phải giải quyết được các vấn đề sau:
- Đảm bảo được sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với nhau. Qua đó cần thiết phải tạo được sự cạnh tranh để phát triển ngành bảo hiểm, tránh sự phá sản của các công ty bảo hiểm và xu hướng độc quyền. Trong lĩnh vực bảo hiểm vật chất xe ôtô cần quy định mức phí sàn - mức phí thấp nhất mà các doanh nghiệp bảo hiểm có thể hạ.
- Các doanh nghiệp bảo hiểm mới ra đời cũng cần có sự ưu tiên riêng về các vấn đề: thị trường tài chính và đặc biệt trong việc đóng góp các khoản thuế cho Nhà nước. Nhà nước cần có các văn bản pháp luật quy định về việc xử lý kỷ luật thích đáng đối với các hành vi phi kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm hạ gục đối thủ cạnh tranh của mình. Có như vậy mới khuyến khích được sự cạnh tranh giữ các doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Đối với bản thân công ty bảo hiểm Hà Nội.
2.1 Về công tác khai thác.
- Luôn bám sát khách hàng, đặc biệt là những khách hàng truyền thống để tái tục thu phí kịp thời.
Công tác khai thác sẽ quyết định đến kết quả kinh doanh của nghiệp vụ. Chi phí cho việc ký kết hợp đồng mới cao hơn chi phí cho việc tái tục hợp đồng. Do vậy, song song với việc ký kết hợp đồng mới thì cần phải tiến hành lưu trữ các thông tin của hợp đồng đã được ký kết và các thông tin có liên quan về phía chủ xe, tạo điều kiện cho việc tái tục hợp đồng sau này được dễ dàng hơn.
Hiện nay do sự có mặt của nhiều công ty bảo hiểm trên địa bàn Hà Nội chắc chắn thị trường ngày càng bị thu hẹp nếu không chú trọng đến việc bán sát khách hàng, ghi nhớ chính xác ngày tháng hết hạn hợp đồng bảo hiểm để có thể tái tục hợp đồng một cách kịp thời. Đối với những chủ xe đã tham gia bảo hiểm tại công ty nếu chưa một lần khiếu nại bồi thường thì khi tái tục hợp đồng có thể tính toán để giảm phí.
Phương pháp này có tính khả thi cao ở chỗ: chi phí cho việc lưu trữ thông tin về khách hàng là tương đối thấp, do đó hoàn toàn có thể tiến hành được.
- Cần nắm vững số lượng xe lưu hành và các chủ xe đang có xe hoạt động.
Trước tiên muốn khai thác tốt phải nắm được tương đối chính xác số xe đang hoạt động và làm ăn khá để qua đó ta mới thấy được thị trường để khai thác và có địa chỉ tốt để cho các đơn vị khai thác làm tốt khâu này. Để làm được điều này, công ty phải tập trung bán giữ và khai thác triệt để những điểm đầu mối: điểm đăng kí xe, khám xe, nộp thuế.... quan hệ với các đơn vị phòng cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội... Sau đó sàng lọc các chủ xe tham gia tại Công ty. Còn lại các chủ xe khác kể cả các chủ xe tham gia bảo hiểm ở các công ty bảo hiểm ngoài hệ thống Bảo Việt sẽ là mục tiêu khai thác của Công ty.
- Phân địa bàn cho từng cán bộ tiện việc theo dõi giám sát, chăm sóc khách hàng.
- Công ty nên tuyển dụng các nhân viên trong tương lai phải có trình độ chuyên môn thích hợp chứ không đơn giản chỉ là bán bảo hiểm. Sở dĩ như vậy là hiện nay nhiều nhân viên khai thác không đáp ứng được yêu cầu. Khi chủ xe đề nghị giải thích các thắc mắc thì lại giải thích sai, không đầy đủ, không rõ ràng, nhiều khi không kiểm tra hoặc tư vấn cho các chủ xe những giấy tờ cần thiết. Do đó, khi chủ xe yêu cầu bồi thường sẽ không được chấp nhận làm cho họ mất lòng tin vào công ty và ảnh hưởng đến uy tín của Công ty.
- Công ty nên tổ chức khoá học ngắn ngày do các chuyên gia trong lĩnh vực xe ôtô giảng dạy cho nhân viên của Công ty. Điều đó sẽ giúp cho các nhân viên khai thác có được sự đánh giá tương đối chính xác giá trị của xe tham gia bảo hiểm.
- Sử dụng đòn bẩy kinh tế, khuyến khích vật chất đối với nhân viên khai thác, có chính sách khen thưởng kịp thời cho những đại lý, cộng tác viên có những hợp đồng lớn, có chất lượng phát huy được hết năng lực của các nhân viên này. Cụ thể:
+ Trích một tỷ lệ % nhất định trên tổng số phí thu vượt kế hoạch, trong những trường hợp cụ thể cần lập danh sách gửi lên hội đồng thi đua của công ty để đề nghị khen thưởng.
+ Đối với đội ngũ cán bộ đại lý, cộng tác viên ngoài số hoa hồng phải thanh toán cần khuyến khích họ khai thác thận trọng hơn, không chạy theo doanh thu để khai thác bừa bãi hay đánh giá không chính xác giá trị xe tham gia bảo hiểm cũng như cấu kết với chủ xe gian lận bảo hiểm. Bên cạnh đó, cần kiên quyết trong việc quy trách nhiệm vật chất cũng như huỷ bỏ hợp đồng đại lý nếu phát hiện những gian lận về việc sử dụng và quản lý ấn chỉ, thanh toán quyết toán phí, cấu kết với chủ xe nhằm trục lợi bảo hiểm.
+ Để đảm bảo sự công bằng tránh mất đoàn kết nội bộ giữa những nhân viên khai thác, công ty nên có chính sách (trích % hoa hồng) khác nhau đối với nhân viên đi khai thác bên ngoài và nhân viên bán bảo hiểm tại văn phòng Công ty.
+ Để hỗ trợ cho Công ty hoàn thành kế hoạch, công ty nên tổ chức thi đua vào những ngày lễ lớn.
- Mạnh dạn áp dụng mềm dẻo và linh hoạt chính sách khách hàng như giảm phí, tặng quà cho khách hàng lớn của Công ty, xem xét mở rộng phạm vi bảo hiểm hoặc giảm mức khấu trừ nếu có thể. Có chính sách ưu đãi đặc biệt với các khách hàng truyền thống để giữ được nguồn phí thu ổn định từ các khách hàng này.
- Công ty cần mở rộng và đẩy mạnh các kênh khai thác bảo hiểm trong đó chú trọng kênh bán lẻ và khai thác trong dân cư. Để làm được điều này, công ty cần có chiến lược sử dụng đại lý, xây dựng hệ thống đại lý bảo hiểm phi nhân thọ chuyên nghiệp trên cơ sở tuyển dụng, đào tạo và sắp xếp, sử dụng các đại lý đã có.
- Cần phải chú ý tổng hợp thị trường, phân tích biện pháp triển khai nghiệp vụ của đối thủ cạnh tranh từ đó đề xuất với lãnh đạo công ty để có được phương thức đối phó. Trong nền kinh tế thị trường cũng như cạnh tranh với những công ty khác là vô cùng khó khăn. Vì vậy công ty cần phải xây dựng chiến lược Marketing hoàn chỉnh để phục vụ cho công tác khai thác thu hút nhiều khách hàng nhất, mang lại kết qủa kinh doanh cao nhất.
2.2 Về công tác giám định.
Một trong những nguyên nhân làm tồn đọng hồ sơ tai nạn, làm cho số tiền bồi thường tăng lên, việc giải quyết các vụ tai nạn để bồi thường không chính xác kịp thời đó là số vụ tai nạn xảy ra không được trực tiếp giám định. Việc xác định thiệt hại của các vụ tai nạn của các chủ xe phụ thuộc vào hồ sơ giải quyết tai nạn của công an. Những tài liệu đó nhiều khi được lập rất sơ sài, không đủ cơ sở để tính toán bồi thường, cho nên làm mất nhiều thời gian cho việc kết thúc hồ sơ bồi thường và nhiều khi không chính xác.
Để việc bồi thường đúng, chính xác, kịp thời thì việc giám định cũng phải chính xác và muốn giám định chính xác công ty phải có những giám định viên am hiểu kĩ thuật xe ôtô đánh giá trực tiếp tổn thất khi xảy ra tai nạn. Để làm được điều đó trong thời gian tới công ty bảo hiểm Hà Nội cần làm tốt những vấn đề sau:
- Giám định viên cần phối hợp hơn nữa với chủ xe (lái xe) và cảnh sát giao thông để có thể nắm bắt được thông tin khi có thiệt hại xảy ra. Giám định viên cần tham gia giám định trực tiếp tất cả các vụ tai nạn thuộc trách nhiệm bảo hiểm giúp cho việc đánh giá thiệt hại đảm bảo tính chính xác cao.
- Nên sử dụng đội ngũ cộng tác viên là những kỹ sư giỏi hoặc những chuyên gia về kỹ thuật xe ôtô, trong công tác giám định thiệt hại vật chất xe ôtô tai do tai nạn gây ra. Điều này sẽ giúp cho công ty khắc phục được tình trạng thiếu cán bộ giám định am hiểu kỹ thuật xe ôtô và giúp cung cấp hồ sơ hoàn chỉnh cho việc bồi thường được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, kịp thời, chính xác.
- Công ty bảo hiểm Hà Nội cần bồi dưỡng thêm về kỹ thuật xe ôtô cho các cán bộ giám định hoặc cử các cán bộ giám định đi đào tạo bồi dưỡng về kỹ thuật.
- Công ty nên trang bị thêm những thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác giám định: máy ảnh, phương tiện đi lại thuận lợi...
- Công tác giám định đòi hỏi người giám định viên phải thường xuyên đi lại, có mặt kịp thời để làm công việc của mình vì vậy công ty cần phải có những chính sách đãi ngộ thoả đáng để có thể khuyến khích cán bộ giám định làm tốt công tác của họ.
- Bản thân giám định viên phải luôn coi trọng đạo đức nghề nghiệp.
2.3 Về công tác bồi thường.
Tiến hành rà soát, cải tiến lại các khâu bồi thường, đề ra các biện pháp hợp lý hoá trong giải quyết bồi thường. Như đã đề cập ở phần trước, bồi thường là khâu cuối cùng để hoàn thành hồ sơ nghiệp vụ. Các chủ xe thực sự thấy được lợi ích của việc tham gia bảo hiểm vật chất xe ôtô chỉ khi được giải quyết bồi thường một cách thuận lợi và điều này làm họ luôn cảm thấy việc tham gia bảo hiểm thực sự là một giải pháp để giải quyết sự cố, khắc phục thiệt hại một cách nhanh chóng và tiết kiệm nhất. Khi các chủ xe đã đặt lòng tin vào bảo hiểm, điều đó sẽ rất có lợi cho việc khai thác và mở rộng thị trường. Từ đó góp phần rất lớn đến sự thành công hay thất bại của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô nói riêng và của công ty nói chung. Để làm được điều này công ty cần:
- Đơn giản hoá thủ tục một cách tối ưu, rút ngắn thời gian bồi thường.
- Nâng cao tăng dần bồi thường hồ sơ tại chỗ.
- Hướng dẫn tư vấn cho khách hàng để họ hiểu và thiết lập hồ sơ khi tai nạn xảy ra.
- Công ty cần liên doanh, liên kết với các xưởng sửa chữa xe ôtô lớn, có uy tín hoặc các công ty, phòng trực thuộc ví dụ: công ty có thể mở một xưởng sửa chữa riêng tạo thành hệ thống xưởng sửa chữa của Bảo Việt, góp phần nhanh chóng khôi phục lại phương tiện cho chủ xe, vừa tránh được những tiêu cực vừa giảm giá thành sửa chữa mà lại thu được nguồn lợi cho Công ty.
- Công ty kiện toàn bộ máy các phòng ban, chấn chỉnh công tác đào tạo, quản lý nâng cao trách nhiệm của các trưởng phòng-> giải quyết bồi thường nhanh chóng kịp thời.
2.4 Về công tác tuyên truyền quảng cáo.
Việc cung cấp và truyền tin về một sản phẩm, về đặc điểm, lợi ích của nó tới người tiêu thụ, tới người sử dụng cuối cùng là rất quan trọng. Vì thế tổ chức tốt việc tuyên truyền quảng cáo sẽ có tác dụng giúp cho mọi người hiểu rõ được sự cần thiết của bảo hiểm. Biện pháp để thực hiện tốt công tác tuyên truyền quảng cáo là:
- Thông qua hệ thống thông tin đại chúng như hệ thống truyền thanh, truyền hình, báo chí, phim ảnh, áp phích... để các cơ quan đơn vị và toàn thể nhân dân thấy được lợi ích của việc tham gia bảo hiểm vật chất xe ôtô.
- Cần xây dựng những biển panô, áp phích ở những nút điểm giao thông như: các ngã ba, ngã tư hay trên đường quốc lộ.
- Thông qua việc giải quyết bồi thường tai nạn xe ôtô, các cán bộ giám định bồi thường cần tận dụng tranh thủ những cơ hội để giải thích cho các chủ xe, lái xe biết được những lợi ích khi tham gia bảo hiểm vật chất xe ôtô.
2.5 Về công tác đề phòng và hạn chế tổn thất.
Đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau, công tác đề phòng và hạn chế tổn thất có những phương pháp khác nhau. Trong nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô muốn giảm số vụ tai nạn giao thông xảy ra hàng năm công ty bảo hiểm đã thực hiện những biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất.
- Tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về luật an toàn giao thông bằng càc hình thức panô, áp phích và trên các phương tiện thông tin.
- Công ty phải phối hợp chặt chẽ với các ngành giao thông, công an tăng cường hệ thống biển báo xây dựng thêm những đường lánh nạn.
- Công ty phải tuyên truyền, động viên phong trào giữ gìn an toàn giao thông, khen thưởng kịp thời các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đề phòng và hạn chế tổn thất.
- Công ty hỗ trợ kinh phí cùng với sở giao thông công chính thành phố để tổ chức thi lái xe an toàn, giáo dục tập huấn cho lái xe, phổ biến kinh nghiệm xử lý một số vụ tai nạn điển hình, cách hạn chế tổn thất khi tai nạn xảy ra. Công ty bảo hiểm hỗ trợ kinh phí để giúp cho các chủ xe, các đơn vị giám định xe định kỳ để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.
Chính qua những phong trào thi đua, tập huấn, phát động dài ngày đã góp phần nâng cao tay nghề, ý thức chấp hành luật lệ giao thông, đảm bảo hệ số an toàn cao của các loại xe và góp phần không nhỏ trong công tác đề phòng và hạn chế tổn thất.
2.6 Về tình trạng trục lợi trong bảo hiểm vật chất xe ôtô.
Hiện tượng gian lận trong bảo hiểm ngày càng gia tăng, có nhiều vụ trục lợi rất tinh vi và mang tính tội phạm cao vẫn chưa bị phát hiện. Với mục tiêu kết qủa kinh doanh và lành mạnh hoá xã hội các công ty bảo hiểm cần phải làm:
- Tuân thủ nghiêm chỉnh quy trình khai thác bảo hiểm. Khi bán bảo hiểm các nhân viên phải kiểm tra xe, giấy tờ xe, bằng lái, tình trạng kỹ thuật xe và giá trị của xe. Giấy chứng nhận bảo hiểm thì phải ghi cả ngày, giờ bắt đầu và hết hiệu lực của bảo hiểm, nghiêm cấm bán bảo hiểm lùi ngày.
- Tăng cường khâu tuyển chọn và đào tạo đại lý, cộng tác viên. Tuyển chọn đại lý, cộng tác viên có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, tổ chức cho họ tham gia các lớp đào tạo, hướng dẫn về khai thác nghiệp vụ. Định kỳ tổ chức các lớp tập huấn, đồng thời cũng tổ chức các đợt kiểm tra công việc, trình độ của đại lý, cộng tác viên để đảm bảo nắm bắt được công việc của họ, giúp họ tiến hành công việc ngày càng tốt hơn, góp phần hạn chế sai sót hoặc cố tình làm sai của đại lý, cộng tác viên.
- Công ty phải chú trọng đến công tác giám định, bồi thường kịp thời phát hiện nhanh xử lý ngay từ đầu để hạn chế tổn thất các vụ trục lợi phát sinh. Công ty cần tuyển chọn những giám định viên có năng lực trình độ vững vàng, trung thực, giữ vững lập trường của mình trong điều tra khám nghiệm hiện trường. Tránh tình trạng giám định viên bị chủ xe (lái xe) mua chuộc để khai báo tăng số tiền sửa chữa hay khai tăng mức độ thiệt hại để hòng kiếm lời một cách bất chính.
Trường hợp có dấu hiệu gian lận bảo hiểm thì ngoài việc giám định độc lập có thể nhờ công an điều tra xác minh. Tuyệt đối không để cho khách hàng biết trước kế hoạch điều tra xác minh của công ty nhằm tránh phản ứng từ phía khách hàng chuẩn bị trước để đối phó. Đối với công tác bồi thường phải đối chiếu với biên bản giám định để giải quyết đúng và để tránh trường hợp chủ xe khiếu nại những sửa chữa không liên quan đến tổn thất. Xác minh giá trị xe, giá sửa chữa từng bộ phận phù hợp với giá cả tại địa phương tránh trường hợp đòi sửa chữa bằng mức mua mới.
- Tăng cường mối quan hệ với các ngành có liên quan, đặc biệt là cảnh sát giao thông, các trạm đăng kiểm, có mối quan hệ tốt và lâu dài với một số xưởng sửa chữa tránh hiện tượng khai tăng tiền đòi bồi thường. Cập nhật các trường hợp trong trục lợi bảo hiểm xe cơ giới để cán bộ công ty biết mà phòng ngừa.
2.7 Một số kiến nghị khác.
- Công ty cần phải tạo ra những khách hàng “nòng cốt” của mình. Đây là những khách hàng đến với công ty từ rất sớm và trung thành theo thời gian, được công ty ưu đãi trong dịch vụ. Từ số này sẽ nảy nở dần sang số khách hàng khác.
- Mở rộng thị phần vừa là mục tiêu trước mắt, vừa là mục tiêu lâu dài. Mở rộng được thị phần mới có thể tính đến tăng doanh thu và tiếp đến các mục tiêu khác.
- Công ty cần chú trọng công tác quản trị nhân lực. Xây dựng chiến lược đào tạo và đào tạo lại cán bộ, chú trọng đến kiến thức tiếp thị, quản lý, ngoại ngữ, tài chính, chuyên môn kỹ thuật, sự yêu nghề, gắn bó với công việc và có đạo đức nghề nghiệp.
- Tiếp tục đổi mới chính sách tiền lương, tiền thưởng để thực sự là động lực kinh tế trong hoạt động kinh doanh, chú trọng các cá nhân có thành tích cao trong khai thác. Đảm bảo và tiếp tục nâng cao đời sống cán bộ nhân viên.
- Chú trọng đầu tư và áp dụng công nghệ mới trong kinh doanh bảo hiểm để theo kịp sự phát triển của thị trường trong nước và khu vực.
- Trong tương lai, nếu có điều kiện nên thành lập bộ phận hay dịch vụ sửa chữa phục hồi các xe bị tai nạn mà công ty bảo hiểm Hà Nội nhận bảo hiểm. Khi tai nạn xảy ra công ty có thể nhanh chóng đưa xe vào xưởng sửa chữa, đảm bảo thời gian, chi phí và có thể tránh được việc các chủ xe cấu kết với xưởng để trục lợi. Hơn nữa các nhân viên sửa chữa cũng chính là các chuyên gia về ôtô, khi cần thiết họ có thể giúp cho nhân viên khai thác xác định đúng giá trị bảo hiểm và trực tiếp tham gia giám định. Ngoài ra, dịch vụ sửa chữa này tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho công ty vì có thể sửa chữa thêm những xe bị tai nạn theo yêu cầu của khách hàng.
- Thường xuyên mở các hội thi về luật an toàn giao thông hay hội thi giữ xe tốt, lái xe an toàn. Tặng thưởng cho các chủ xe nhiều năm không có tai nạn xảy ra nhằm mục đích khuyến khích, cũng nhằm đề phòng và hạn chế tổn thất.
- Hàng năm, nên có hội nghị khách hàng để lắng nghe rút kinh nghiệm những ý kiến của khách hàng và có những chính sách ưu đãi trong việc giải quyết bồi thường đối với khách hàng có nhiều xe tham gia bảo hiểm.
Từ năm 2001, công ty đã tổ chức trực 24/24 để kịp thời hỗ trợ cho các chủ xe khi bị tai nạn giao thông, cứu trợ miễn phí đối với chủ xe tham gia bảo hiểm tại Bảo Việt, xảy ra ở bán kính 80 km.
Trên đây là những đề xuất mà em đã rút ra từ quá trình thực tập tại phòng phi hàng hải của công ty bảo hiểm Hà Nội. Em hi vọng rằng trong thời gian tới, bảo hiểm Hà Nội sẽ có được những hướng đi thích hợp để có thể nâng cao hơn nữa công tác bảo hiểm vật chất xe ôtô, để nó trở thành một nghiệp vụ mang lại doanh thu và kết qủa cao nhất cho Công ty.
Kết luận
Nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô là loại hình bảo hiểm tự nguyện đã được triển khai từ rất nhiều năm tại công ty bảo hiểm Hà Nội, và nó là nghiệp vụ mang lại doanh thu cao nhất cho Công ty. Tuy nhiên, tong thực tế triển khai nghiệp vụ còn gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp. Để nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô có thể tiếp tục phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt thì bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực không ngừng của từng cán bộ công nhân viên cần phải liên tục đổi mới, hoàn thiện các quy tắc của nghiệp vụ và công ty cần có một chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp với tình hình thực tế.
Trong phạm vi đề tài này, em đã cố gắng tìm hiểu, phân tích những vấn đề thiết thực, những tồn tại của tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô tại công ty bảo hiểm Hà Nội. Từ đó em đã đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao công tác của nghiệp vụ, hy vọng những ý kiên này sẽ góp phần làm cho nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô ngày càng phát triển.
Do thời gian và sự hiểu biết còn hạn chế, nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót những hạn chế nhất định về lý luận thực tiễn cũng như phương pháp trình bày cùng kiến nghị đề ra. Em xin chân thành cảm ơn tất cả những ý kiến đóng góp và chỉ bảo của các thầy cô giáo và càc cô, các chú trong phòng bảo hiểm phi hàng hải để em có điều kiện hoàn thiện luận văn của mình.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình kinh tế bảo hiểm -Nhà xuất bản thống kê - Năm 2000.
2. Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm - Nhà xuất bản giáo dục -
Năm 1998.
3. Giáo trình thống kê bảo hiểm - Nhà xuất bản thống kê - Năm 1999.
4. Bảo hiểm nguyên tắc và thực hành - Nhà xuất bản tài chính.
5. Tạp chí bảo hiểm.
6. Quy tắc bảo hiểm xe ôtô - Tổng công ty bảo hiểm Việt nam - Năm 2000.
7. Báo cáo tổng kết cuối năm - Công ty bảo hiểm Hà Nội - Năm 2001.
8. Hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới - Bảo Việt Hà Nội.
Mục lục
Trang
Danhmục
Bảng Trang
Bảng 1: Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạngiao thông của
xe ôtô ......................................................................................... 4
Bảng 2: Biểu phí bảo hiểm vật chất xe ôtô của Bộ tài chính.................... 17
Bảng 3: Biểu phí bảo hiểm vật chất xe ôtô không tính khấu hao thay
mới .. .......................................................................................... 18
Bảng 4: Mức miễn thường và tỷ lệ giảm phí ........................................... 19
Bảng 5: Tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô tại
Công ty bảo hiểm Hà Nội giai đoạn 1997- 2001......................... 43
Bảng 6: Tình hình giám định nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô tại
Công ty bảo hiểm Hà Nội giai đoạn 1997-2001......................... 49
Bảng 7: Tình hình giải quyết bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe
ôtô tại Công ty bảo hiểm Hà Nội giai đoạn 1997-2001.............. 53
Bảng 8: Tình hình giải quyết hồ sơ khiếu nại nghiệp vụ bảo hiểm vật
chất xe ôtô tại Công ty bảo hiểm Hà Nội giai đoạn 1997-2001... 56
Bảng 9: Tình hình đề phòng và hạn chế tổn thất của Công ty bảo hiểm
Hà Nội giai đoạn 1997-2001....................................................... 62
Bảng 10: Công tác tuyên truyền quảng cáo nghiệp vụ bảo hiểm vật chất
xe ôtô tại Công ty bảo hiểm Hà Nội giai đoạn 1997-2001......... 63
Bảng 11: Bảng tổng hợp tình hình kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm
vật chất xe ôtô tại Công ty bảo hiểm Hà Nội
giai đoạn 1997-2001................................................................... 66
Sơ đồ
Sơ đồ 1: Sơ đồ mô hình tổ chức của Công ty bảo hiểm Hà Nội................ 34
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33845.doc