Vốn là một trong những nhân tố cần thiết đối với sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp trong quá trình phát triển và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì vốn và các biện pháp thu hồi vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động và sử dụng vốn ngày càng trở nên quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex là công ty cổ phần vì vậy phần lớn vốn kinh doanh của công ty là do các cổ đông đóng góp như vậy công ty phải tự hoạt động độc lập, tự sản xuất kinh doanh để thu được lợi nhuận và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của công ty, để làm được điều đó công ty đã phải cố gắng rất nhiều.
62 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 838 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty thiết bị xăng dầu Petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
còn 5 đơn vị trực thuộc:
-Xí nghiệp cơ khí và xây lắp xăng dầu.
- Cửa hàng bán lẻ số 1 Vĩnh Ngọc.
- Cửa hàng bán lẻ số 2 Yên Viên.
- Cửa hàng bán lẻ số 6 Ngọc Khánh.
-Cửa hàng xăng dầu số 4 Sài Đồng.
Mỗi phòng ban nghiệp vụ đều có chức năng nhiệm vụ liên quan song tất cả đều tập trung vào việc tham mưu, giúp việc cho giám đốc điều hành hiệu quả công tác sản xuất kinh doanh tức là hoạt độngkinh doanh của công ty phải mang lại được lợi nhuận và hoàn thành nhiệm vụ nộp ngân sách nhà nước.
2.2. Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
2.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty.
Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty là quá trình xem xét, đối chiếu, so sánh số liệu về tài chính hiện hành với quá khứ. Thông qua đó có thể tiềm năng hiệu quả kinh doanh cũng như những dủi do trong tương laivà triển vọng của công ty.
Đối với nhà DN mối quan tâm hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuậnvà khả năng trả nợ. Ngoài ra các nhà D N còn quan tâm đến nhiều mục tiêukhác nhau: Tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp nhiều hàng hoá và dịch vụ chi phí thấp, đóng góp phúc lợi xã hộiTuy nhiên một D N chỉ có thể thực hiện các mục tiêu này nếu đáp ứng hai thử thách sống còn là: Kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ . do đó ta đi vào đánh giá tình hình tài chính của công ty thông qua bảng cân đối kế toán năm 2003 và một số chỉ tiêu thanh toán nợ .
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Từ 01 tháng 01 năm 2003 đến ngày 31 tháng 12 năm 2003
Đơn vị tính: Đồng VN
Tên chỉ tiêu
Mã số
Số đầu năm
Số cuối kỳ
Tài sản
A.SLĐ và ĐTNH
100
21.480.119.962
51.026.890.836
I.Tiền
110
2.133.298.430
1.056.371.343
1.Tiền mặt tại quỹ(cả ngân phiếu)
111
142.205.837
242.965.307
2.Tiền gửi ngân hàng
112
1.991.092.593
813.408.036
3.Tiền đang chuyển
113
II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
120
III.Các khoản phải thu
130
2.965.325.892
37.331.137.833
1.Phải thu của khách hàng
131
1.658.573.079
10.429.879.669
2.Trả trước cho người bán
132
2.516.148
25.190.205.184
3.Thuế GTGT được khấu trừ
133
179.739.718
37.632.972
4.Phải thu nội bộ
134
5.Các khoản phải thu khác
138
1.673.420.008
6.Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
139
IV.Hàng tồn kho
140
16.327.165.374
12.352.263.665
1.Hàng mua đang đi trên đường
141
2.Nguyên liệu vật liệu tồn kho
142
5.001.233.808
2.729.650.013
3.Công cụ dụng cụ trong kho
143
137.577.273
167.827.226
4.Chi phí sản xuất KD dở dang
144
2.809.109.360
391.605.054
5.Thành phẩm tồn kho
145
140.356.188
104.018.947
6.Hàng tồn kho
146
8.485.242.775
9.153.011.616
7.Hàng gửi đi bán
147
54.000.000
63.200.000
8.dự phòng giảm giá hàng tồn kho
149
-300.354.030
-257.049.191
V. SLĐ khác
150
54.330.266
287.11.995
1. Tạm ứng
151
31.242.866
62.241.452
2. Chi phí trả trước
152
23.087.400
224.876.543
3. Chi phí chờ kết chuyển
153
4. Tài sản chờ sử lý
154
5. Các khoản ký cược, ký quỹ ngắn hạn
155
VI. Chi sự nghiệp
160
1. Chi sự nghiệp năm trước
161
2. Chi sự nghiệp năm nay
162
B. TSCĐ và ĐTDH
200
5.505.666.866
6.319.400.469
I. TSCĐ
210
5.185.666.866
6.319.400.200
1. TSCĐ HàNG HOá
211
4.891.290.207
5.853.058.946
- Nguyên giá
212
9.338.138.687
10.707.536.667
- Giá trị hao mòn luỹ kế
213
-4.446.848.480
-4.854.477.721
2. TSCĐ đi thuê tài chính
214
- Nguyên giá
215
- Giá trị hao mòn luỹ kế
216
3. TSCĐ vô hình
217
294.376.659
466.341.274
- Nguyên giá
218
402.011.659
667.149.259
- Giá trị hao mòn luỹ kế
219
-107.635.000
-200.807.985
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn.
220
III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
230
320.074.637
32.278.249
Tổng cộng tài sản.
250
26.985.861.465
57.378.569.305
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả
300
14.186.593.820
44.209.857.060
I. Nợ ngắn hạn
310
13.406.833.820
44.121.093.913
1.Vay ngắn hạn
311
6.169.997.000
29.518.845.742
2. Nợ dài hạn đến hạn trả
312
3. Phải trả cho người bán
313
1.955.747.752
5.215.421.618
4.Người mua trả tiền trước
314
2.385.005.206
7.610.088.507
5.Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước
315
18.230.515
49.044.094
6. Phải trả cán bộ công nhân viên
316
699.475.386
222.924.244
7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ
317
947.909.044
595.875.514
8. Các khoản phải trả và nộp khác
318
1.230.468.917
908.894.194
II Nợ dài hạn
320
III. Nợ khác
330
779.760.000
88.763.147
1. Chi phí phải trả
331
39.500.000
63.683.147
2. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
332
740.260.000
25.080.000
B. Nguồn vốn CHS
400
12.799.267.645
13.168.712.245
I. Nguồn vốn quỹ
410
12.702.363.645
13.047.706.045
1. Nguồn vốn kinh doanh
411
10.109.203.056
11.373.069.247
- Vốn góp của cổ đông
10.000.000.000
10.000.000.000
-Vốn từ nguồn khác
90.203.056
73.702.500
2. Chênh lệch tỷ giá
413
3. Quỹ đầu tư phát triển
414
4. Quỹ dự phòng tài chính
415
50.000.000
5. Lợi nhuận chưa phân phối
416
2.612.160.589
1.624.636.798
6. Nguồn vốn đầu tư XDCB
417
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác
420
96.904.000
121.006.200
1. Quỹ dự phòng trợ cấp việc làm
421
2. Quỹ khen thưởng phúc lợi
422
96.904.000
121.006.200
Tổng cộng nguồn vốn
430
26.985.861.465
57.378.569.305
2.2.1.1 Thực trạng tài chính.
Qua bảng phân tích ta thấy cả hai phần TSLĐ và đầu tư ngắn hạn tăng lên với số tuyệt đối là 29.546.770.874 đồng tương ứng với tỉ lệ 237,552% còn TSCĐ và đầu tư dài hạn tăng lên với số tương ứng là 845.936.966 tương ứng tỷ lệ là 115,36% so với đầu năm. Tuy nhiên, xét về tốc độ TSLĐ tăng nhanh hơn TSCĐ do vậy tỷ trọng của TSLĐ trong TSCĐ giảm xuống. Để thấy được kết cấu vốn của công ty có phù hợp với yêu cầu kinh doanh và khả năng tăng hay không ta xét cụ thể từng loại như sau.
Đối với TSCĐ ta có thể khẳng định cơ sở vật chất nói chung và may móc thiết bị nói riêng ngày càng thể hiện được năng lực sản xuất và hướng phát triển lâu dài của công ty. Thực tế cho thấy đến cuối năm công ty đã đầu tư thêm 1.132.733.354 đ, tuy nhiên TSCĐ tăng lên cơ sở sản xuất được mở rộng cũng chưa khẳng định được giá trị hiệu quả của nguồn TSCĐ tăng lên này nếu như số tài sản tăng thêm là máy móc thiết bị lạc hậu, kém hiệu quả hoặc tỷ trọng tăng lên của nó không hợp lý, không cần thiết đối với nhu cầu của công ty.
Xét đến phần TSLĐ ta thấy năm 2003 công ty có đầu tư thêm 29.456.770.874đ tăng lên 237,55% so với đầu năm. Đây là yếu tố hạn chế khả năng sinh lợi của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Việc tăng lên của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn cho thấy công ty không có biện pháp tốt và nỗ lực trong khâu thu hồi vốn nợ. Trong nền kinh tế thị trường thì đó là điều tất yếu xảy ra đối với các doanh nghiệp. Để hiểu rõ điêù này ta cần đi sâu phân tích TSLĐ.:
-Vốn bằng tiền: giảm là do tiền mặt giảm 1.076.927.087đ đồng thời tiền gửi ngân hàng cũng giảm đi cụ thể là 1.177.684.557đ. điều này gây ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh toán tức thời của công ty.
-Chỉ tiều đầu tư tài chính ngân hàng cho thấy công ty chưa dám mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực mới. điều này làm giảm đáng kể lợi nhuận của công ty.
-Các khoản phải thu cuối năm của công ty tăng 34.365.811.941đ so với đầu năm chứng tỏ công ty vẫn chưa có biện pháp thích hợp trong việc thu hồi các khoản nợ, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Mặc dù vẫn biết rằng trong nền kinh tế thị trường việc khách hàng trả chậm là điều tất yếu, nhưng nếu công ty không có biện pháp thu hồi nợ phải thu đến hạn thì e rằng việc thanh toán bằng tiền mặt của công ty rất khó khăn.
- Hàng tồn kho của công ty cuối năm 2003 giảm 3.974.901.709đ so với đầu năm. Điều này phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của công ty được tiến hành liên tục và khả quan. Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán, giá trị hàng tồn kho của công ty chủ yếu là nguyên vật liệu và hàng hoá tồn kho. Do vậy công ty cần phải có chiến dịch quảng cáo và các hình thức thích hợp khác để tung sản phẩm ra thị trường và được thị trường chấp nhận càng nhanh càng tốt. Đồng thời cũng cần phải có kế hoạch cân đối trong sản xuất nhằm giảm tối đa hàng tồn kho.
Như vậy qua phân tích trên ta thấy các loại tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có mức biến động tương đối. Tuy vậy vẫn phải chú ý đến khoản phải thu, khoản này quá lớn sẽ làm hạn chế mức sinh lời của tài sản lưu động.
Bên cạnh việc phân tích cơ cấu tài sản ta cũng phải phân tích cơ cấu nguồn vốn để đánh giá khả năng tài trợ về mặt tài chính của công ty cũng như mức độ độc lập, tự chủ trogn kinh doanh hoặc những khó khăn mà công ty vướng mắc.
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán ta tiến hành lập bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn ( nguồn hình thành tài sản ).
Bảng phân tích nguồn vốn
Đơn vị tính : đồng Việt Nam.
Chỉ tiêu
Đầu năm
Cuối năm
Cuối năm so với đầu năm
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
A. Nợ phải trả
14.186.593.820
52,57
44.209.857.060
77,04
30.023.263.240
311,6
I. Nợ ngắn hạn
13.406.833.820
49,68
44.121.093.913
76,89
30.714..260.093
329,09
II.Nợ dài hạn
-
-
-
-
-
-
B.Nguồn vốn chủ sở hữu
12.799.267.645
47,42
13.168.712.245
22,95
369.444.600
102,88
I.Nguồn vốn – quỹ
12.702.363.645
47,07
13.047.706.045
22,73
345.324.400
102,71
II. Nguồn kinh phí
-
-
-
-
-
-
Tổng cộng nguồn vốn
26.985.861.465
100
57.378.569.305
100
30.392.707.840
212,62
Qua bảng phân tích ta thấy cả 2 phần TSLĐ và đầu tư ngắn hạn tăng lên với số tuyệt đối là 29.546.770.874 đ tương ứng với tỷ lệ 237,55% còn TSCĐ và đầu tư dài hạn tăng lên với số tương ứng là 845.936.966 tương ứng với tỉ lệ 115,36% so với đầu năm. tuy nhiên , xét về tốc độ TSLĐ tăng nhanh hơn TSLĐ do vậy tỷ trọng của TSLĐ trong tổng số tài sản tăng nhanh và ngược lại tỷ trọng của TSLĐ lại giảm xuống. Để thấy được kết cấu với của công ty có phù hợp với yêu cầu kinh doanh và khả năng tăng hay không ta xét cụ thể từng loại như sau:
Đối với TSLĐ ta có thể khẳng định cơ số vật chất nói chung và máy móc thiết bị nói riêng ngày càng thể hiện được năng lực sản xuất và hướng phát triển lâu dài của công ty. Thực tế cho thấy đến cuối năm công ty đã đầu tư thêm 1.132.733.354, tuy nhiên TSLĐ tăng lên cơ sở sản xuất được mở rộng cũng chưa thể khẳng định được giá trị hiệu quả của nguồn TSLĐ tăng thêm này nếu như số tài sản tăng thêm là những máy móc thiết bị lạc hậu, kém hiệu quả hoặc tỷ trọng tăng lên nó không hợp lý, không cần thiết đối với nhu cầu của công ty.
Xét đến phần TSLĐ ta thấy năm 2003 công ty có đầu tư thêm 29.456.770.874 đ tăng lên 237,55% so với đầu năm . Đấy là yếu tố hạn chế khả năng sinh lợi của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Việc tăng lên của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn cho thấy công ty đã không có biện pháp tốt và nỗ lực trong khâu thu hồi nợ. Trong nền kinh tế thị trường thì đó là điều tất yễu xảy ra với hầu hết các doanh nghiệp. Để hiểu rõ điều này ta cần đi xâu phân tích TSLĐ:
- Vốn bằng tiền: giảm là do tiền mặt giảm 1.076.927.087 đồng , đồng thời tiền gửi ngân hàng cũng giảm cụ thể là 1.177.684.557 đồng. Điều này gây ảnh hưởng xấu với khả năng thanh toán tức thời của công ty.
- Các khoản phải thu cuối năm của công ty tăng 34.365.811.941 đồng so với đầu năm chứng tỏ công ty vẫn chưa có biện pháp thích hợp trong việc thu hồi các khoản nợ, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Mặc dù vẫn biết rằng trong nền kinh tế thị trường việc khách hàng trả chậm là điều tất yếu, nhưng nếu công ty không có biện pháp thu hồi nợ phải thu đến hạn thì e rằng việc thanh toán bằng tiền mặt của công ty rất khó khăn.
- Hàng tồn kho của công ty cuối năm 2003 giảm 3.974.901.709 đồng so với đầu năm. Điều này phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của công ty được tiến hành liên tục và khả quan. Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán, giá trị hàng tồn kho của công ty chủ yếu là nguyên vật liệu và hàng hoá tồn kho. Do vậy công ty phải có chiến dịch quảng cáo và các hình thức thích hợp khác để tung sản phẩm ra thị trường và được thị trường chấp nhận càng nhanh càng tốt. Đồng thời cũng cần phải có kế hoạch cân đối trong sản xuất nhằm giảm tối đa hàng tồn kho. Như vạy qua phân tích trên ta thấy các loại tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có mức biến động tương đối. Tuy vậy vẫn phải chú ý đến khoản phải thu, khoản này qua lớn xẽ làm hạn chế mức sinh lợi của tài sản lưu động.
Bên cạnh việc phân tích cơ cấu tài sản ta cũng phải phân tích cơ cấu nguồn vốn để đánh giá khả năng tài trợ về tài chính của công ty cũng như mức độ độc lập, tự chủ trong kinh doanh hoặc những khó khăn mà công ty vướng mắc.
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán ta tiến hành lập bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn (nguồn hình thành tài sản).
Bảng phân tích nguồn vốn
Chỉ tiêu
Đầu năm
Cuối năm
Cuối năm so với đầu năm
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
A. Nợ phải trả
14.186.593.820
52,57
44.209.857.060
77,04
30.023.263.240
311,6
I. Nợ ngắn hạn
13.406.833.820
49,68
44.121.093.913
76,89
30.714..260.093
329,09
II.Nợ dài hạn
-
-
-
-
-
-
B.Nguồn vốn chủ sở hữu
12.799.267.645
47,42
13.168.712.245
22,95
369.444.600
102,88
I.Nguồn vốn – quỹ
12.702.363.645
47,07
13.047.706.045
22,73
345.324.400
102,71
II. Nguồn kinh phí
-
-
-
-
-
-
Tổng cộng nguồn vốn
26.985.861.465
100
57.378.569.305
100
30.392.707.840
212,62
Qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn ta thấy nguồn vốn của công ty cuối kỳ so với đầu năm tăng 30.392.707.840 đồng do những nguyên nhân sau:
-Nợ phải trả cuối kỳ so với đầu năm tăng 30.023.263.240 đồng, chủ yếu là do các khoản phải trả cho ngươi bán tăng 3.259.673.63 đồng (5.215.421.618-1.955.747.752). Như vậy công ty đã chiếm dung vốn cua doanh nghiệp khác qua việc mua hàng hoá, nguyên vật liệu chưa thanh toán để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh. Các khoản phải tra, phải nộp khác đã giảm từ 1.230.468.917 (đầu năm) xuống con 908.894.194 (cuối năm)
-Nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm 2003 tăng lên 369.444.600 đồng (chiếm 102,88%) người so với đầu năm 2003. Điều này thể hiện khả năng tự trả nợa tăng lên, tình hình tài chính của cộng ty có khả quan hơn. Nhưng tỷ suất tài trợ cua công ty lại nhỏ (chiếm 47,07%). Do đó tỷ trọng nguồn vốn cua công ty có khả quan hơn. Nhưng tỷ suất tài trợ của công t y lại nhỏ (chiếm 47,07% so với đầu năm và chiếm 22,95% vào thời điểm cuối năm 2003). Do đó tỷ trọng vốn của công ty dù có tăng lên nhưng vẫn chưa cải thiện được hoạt động tài chính của mình.
Sở dĩ như vậy là do công ty là một doanh nghiệp nhà nước luôn đòi hỏi một lượng vốn lớn, nhưng ngân sách nhà nước cấp cho công ty lại quá eo hẹp, khả năng tự bổ sung không cao. Do vậy nhu cầu vốn của công ty thì phần vốn chủ sở hữu là quá nhỏ. Để tồn tại và phát triển với số vốn qúa ít ỏi này công ty đã buộc phải huy động vốn từ các nguông va y ngân hàng và các đối tượng khác để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh trong cơ chế thi trường. Thực tế cho thấy các khoản nợ phải trả cho công ty chiếm một tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu nguồn vốn (đầu năm chiếm 52,57% giá trị vốn, cuối năm chiếm 77,04% giá trị ). Như vậy tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2003 khoản phải trả cho công ty tăng thêm 30.023.263.240 đồng chiếm 311,63% so với đầu năm. Điều này chứng tỏ khả năng độc lập về tài chính của công ty là rất kém, nó ảnh hưởng trưc tiếp đối khả năng thanh toán của công ty mà từ sẽ phân tích cụ thể ở phần sau.
2.2.1.2.Khả năng thanh toán.
Tình hình tài chính cảu doanh nghiệp còn thể hiện khá rõ nét qua khả năng thanh toán. Nếu công ty có đủ khả năng thanh toán thì tình tài chính sẽ khả quan và ngược lại. Do vậy khi xem xét tình hình tài chính ta không thể không xem xét khả năng thanh toán. Sau đây chúng ta xem xét khả năng thanh toán của công ty thông qua hai chit tiêu tỷ suất thanh toán hiện thời và tỷ suất thanh toán tức thời:
Tỷ suất thanh toán hiện thời =
Tỷ suất thanh toán hiện thời đầu năm 2001 = =1,41
Tỷ suất thanh toán hiện thời cuối năm 2001 = =1,21
Ta thấy rõ khả năng thanh toán hiện thời năm 2001 à khá tốt công ty có kảh năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính của công ty là binh thường.
Tỷ suất thanh toán hiện thời đầu năm 2003 ==1,6
Tỷ suất thanh toán hiện thời cuối năm 2001= =1,15
Khả năng thanh toán năm 2003 cũng rất bình thường. Ngoài ra ta còn có thể xem xét khả năng thanh toán khả năng của công ty thông qua bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán.
Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán
Chỉ tiêu
Đầu năm
Cuối năm
A.Nhu cầu thanh toán
10.073.919.569
35.915.129.892
1.Vay ngấn hạn
6.169.997.000
29.518.845.742
2.Phải trả người bán
1.955747.752
5.215.421.618
3.Phải nộp ngân sách
18.230.515
49.044.094
4. Phải trả côg nhân viên
699.475.385
222.924.244
5.Phải trả, phải nộp khác
1.230.468.917
908.894.194
6. Vay dài hạn
B. Khả năng thanh toán
25.462.488.266
50.801.742.498
1. Vốn vay bằng tiền
6.169.997.000
1.118.342.000
2.Các khoản phải thu
2.965.325.892
37.331.137.833
3, Đầu tư ngắn hạn
4.Hàng tồn kho
16.327.165.374
12.352.263.665
HK=
HK đâu năm 2003 = = 2,52
HK cuối năm 2003= =1,41
Ta thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp là tương đối khả quan vì doanh nghiệp không những đáp ứng được nhu cầu thanh toán mà còn có khả năng mở rộng quy mô sản xuất.
Muốn biết thêm về tình hình tình hình tài chính của công ty ta phân tích tỷ suất thanh toán tức thời.
Tỷ suất thanh toán tức thời =
Tỷ suất thanh toán tức thời đầu năm 2001 = =0,11
Tỷ suất thanh toán tức thời cuối năm 2001 ==0,074
Tỷ suất thanh toán tức thời đầu năm 2003 = =0,16
Tỷ suất thanh toán tức thời cuối năm 2003 ==0,02
Qua số liêu trên ta thấy tình hình tài chính của công ty rõ ràng dang gặp khó khăn cả năm 2001 và năm 2003. Việc thanh toán công nợ đối với công ty là hết sức khó khăn.
2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty
Thông qua bảng báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2001-2002-2003 ta thấy công ty vẫn hoạt động tương đối có hiệu quả. Điều này có thể do nhiều lý do khác nhau cả về chủ quan lẫn khách quan. ở đây chúng ta sẽ phân tích một trong những yếu tố chủ quan, quan trong là xem công ty đã dùng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh ra sao thông qua chỉ tiêu sau:
2.2.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất:
Có hai thước đo về hiệu quả sử dụn vốn sản xuất
Hiệu quả sử dụng TSCĐ =
Hiệu suất sử dụng VLĐ =
Dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta có:
Hiệu quả sử dụng TSCĐ năm 2001 = = 10,3
Hiệu quả sử dụng TSCĐ năm 2002 = =11,4
So với năm 2003
Hiệu quả sử dụng TSCĐ năm 2003 = =7,78
Năm 2001, một đồng nguyên giá trị tài sản cố định làm ra được 10,3 đồng doanh thu, nhưng đến năm 2002 con số này đã đạt 11,4 đồng, tăng lên 1,1 đồng lợi nhuận trên một đồng nguyên giá tài sản cố định. Có được kết quả như vậy là do công ty cố gắng, tích cực tìm hướng đi dúng đắn và phù hợp nhất để sử dụng có hiệu quả tài sản cố định. Nhưng sang đến năm 2003 kết quả đó giảm xuống chỉ còn 7,78 đồng lợi nhuận điều đó chứng tỏ công ty đã không sử dụng hiệu quả tài sản cố định năm 2003. Bên cạnh việc nghiên cứu hiệu quả sử dụng tài sản cố định, ta còn nghiện cứu cộng ty đã sử dụng tài sản lưu động ra sao:
Hiệu quả sử dụng VLĐ năm 2001 = =5,9
Hiệu quả sử dụng VLĐ năm 2002 = =4,9
Hiệu quả sử dụng VLĐ năm 2003 = = 1,6
Năm 2001 một đồng VLĐ làm ra 5,9 đồng doanh thu, nhưng đếm năm 2002 con số này giảm xuống còn 4,9 đồng, sang đến năm 2003 con số này tiếp tục giảm xuống chỉ còn 1,6 đồng doanh thu. Công ty cần phải đây nhanh sự luân chuyển của vốn lưu động ở các khâu, tránh sự ứ đọng vốn lai ở các công trình thi công và các thiết bị sản xuất ra chưa tiêu thụ được, đồng thời tăng khả năng xâm nhập thi trường nhằm đưa ra nhiều chủng loại hàng hoá cung cấp đầy đủ nhu cầu sử dụng của khách hàng.
2.2.2.2. Khả năng sinh lời của vốn sản xuất.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng. Vì vậy khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn thông qua chỉ tiêu về khả năng sinh lời của vốn sản xuất sẽ cho ta thấy một đồng vốn được công ty đem vào sản xuất sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Hệ số sinh lời của vốn sản xuất =
Hệ số sinh lời vốn sản xuất năm 2001= =0,2
Hệ số sinh lời vốn sản xuất năm 2002==0,3
Hệ số sinh lời vốn sản xuất năm 2003==0,1
Qua số liệu tính toán ở trên ta thấy kảh năng sinh lời vốn sản xuất của công ty năm 2001 là tương đối cao với một đồng vốn bỏ vào sản xuất công ty tao ra được 0,2 đồng lợi nhuận. Đến năm 2002 đã tăng lên, một đồng vốn bỏ vào sản xuất công ty đã tạo ra được 0,3 đồng lợi nhuận. Điều đó chứng tỏ công ty đã làm ăn có lai trong hai năm 2001, 2002. Năm 2003 công ty chỉ tạo ra được 0,1 đồng lợi nhuận điều đó chứng tỏ công ty làm ăn chưa có hiệu quả và vì vậ lợi nhuận thu được chưa cao.
Do đó ta có thể thấy được hệ số sinh lợi của vốn cố định và vốn lưu động trong ba năm 2001-2002-2003.
Hệ số sinh lời vốn cố định =
Hệ số sinh lời vốn cố định năm 2001= =0,8
Hệ số sinh lời vốn cố định năm 2002==1,5
Hệ số sinh lời vốn cố định năm 2003==0,9
Hệ số sinh lời vốn lưu động =
Hệ số sinh lời vốn lưu động năm 2001= =0,3
Hệ số sinh lời vốn lưu động năm 2002= =0,4
Hệ số sinh lời vốn lưu động năm 2003 = =0,1
Số liêu qua hai năm 2001 – 2002 cho thấy công ty cũng đã nâng cao được hệ số sinh lời vốn cả về vốn lưu đông và vốn cố định tăng đều qua hai năm. Điều đó chứng tổ doanh nghiệp đã biết cách sử dụng vốn có hiêu quả, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng lên. Nhưng sang đến năm 2003 ta thấy con số con số nay đã giảm xuống như vậy là năm 2003 doanh nghiệp sử dụng vốn chưa hiệu quả.
2.2.2.3. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vân động không ngừng thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất (dự trữb - sản xuất – tiêu thụ). Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiêu quả vốn công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petroconex là doanh nghiệp kinh doanh thương mại chuyển kinh doanh sản xuất và lăp rap, lắp đặt các loại vật tư xăng dầu chính vì vậy ma tốc độ luân chuyển của vốn lưu động ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Để đánh giá được tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty là nhanh hay chậm, hiêu quả hay không hiệu quả dựa vào chỉ tiêu:
Số vòng quay của vốn lưu động (hệ số luân chuyển) =
Số vòng quay của vốn lưu độngnăm 2001= =7,04
Số vòng quay của vốn lưu độngnăm 2002= =5,4
Số vòng quay của vốn lưu độngnăm 2003= =2,3
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động cảu công ty trong 3 năm có nhiều biến đổi đáng kể. Năm 2001 số vòng quay đạt 7 vòng nhưng sang đến năm 2002 – 2003 số vòng quay này giảm mạnh xuống 5,4 vòng (2002) và 2,3 vòng (2003). Như vậy công ty đã sử dụng vốn không có hiệu quả nguyên nhân là do công ty còn để lượng vốn ứ đọng lại nhiều ở các công trình dở dang, hàng tồn kho còn nhiều.
Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm 2003= =156,5 ngày
Như vậy trong năm 2003, phải mất 156,5 ngày công ty mới thực hiện được một vòng luân chuyển.
Bên cạnh đó có thể thấy được có tiết kiệm vốn hay không thông qua việc xác định chỉ tiêu sau:
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động =
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động năm 2001= =0,1
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động năm 2002= =0,2
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động năm 2003= =0,4
Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiếp kiệm được càng nhiều. Qua số liệu tính toán ỏ trên ta thấy hệ số đảm nhiệm vốn lưu động 3 năm 2001 - 2002 – 2003 là khá thấp nghĩa là công ty đã tiết kiệm được vốn và sử dụng vốn có hiệu quả đặc biệt là năm 2001 để có một đồng luân chuyển vốn lưu động công ty chỉ mất 0,1 đồng vốn lưu động.
2.3 Đánh giá tổng quát về hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô tương đối lớn. Tình hình tài chính của công ty khá ổn định, nguồn vốn được bảo toàn và phát triển. Thông qua các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn đã nghiên cứu ở trên ta thấy công ty hoạt động tương đối hiệu quả, lợi nhuận thu được ngày càng cao biểu hiện ở hai năm 2001 và năm 2002, doanh thu ngày càng tăng. Điều đó chứng tỏ công ty sử dụng vốn có hiệu quả, thu nhập cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng cao. Có được kết quả như vậy là nhờ sự năng động và cố gắng hết mình của công ty kể từ khi chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thi trường và gần đây là cổ phần hoá. Công ty đã tận dụng đượ lợi thế cảu mình là một doanh nghiệp cổ phần lên đã huy động được tối đa nguồn vốn góp cảu các cổ đông và nguồn vốn nhàn rối trong cán bộ nhân viên trong công ty mở rộng liên doanh liên kết, đẩy mạnh công tác quyết toán, thu hồi nhanh, giảm thiểu các công trình dở dang để tạo điều kiện quay vòng vốn nhanh. Bên cạnh đó công ty cũng đã chú trọng công việc quản lý vốn cố định và vốn lưu động. Trong việc quản lý vốn cố định, công ty đã có quy chế rõ ràng và công khai tài sản cố định được giao cho từng bộ phân quản lý, có chế độ thưởng nếu quản lý, sử dụng tốt và phạt khi sảy ra hư hỏng. Tài sản cố định đều được ghi sổ và theo dõi chặt chẽ về giá trị còn lại, giá trị hao mon, công suất sử dụng, hàng ngày đều có báo cáo về tình hình hoạt đọng và quản lý.
Về vốn lưu động, công ty đã xác định số vốn lưu động cần thiết cho từng giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty huy đông nguồn vốn này có hiệu quả từ việc vay Ngân hàng, tiền ứng trước của khách hàng, các khoản phải trả nhưng chưa tới hạn trả.
Nhưng sang đến năm 2003 thì kết quả đó không được duy trì lợi nhuận thu được thấp hơn so với 2 năm trước do đó doanh thu cũng đã giảm xuống. Nguyên nhân a do năm 2003 công ty đã để vốn ứ đọng lại ở các công trình, các loại thiết bị sản xuất ra tiêu thu chận, tốc độ luân chuyển về vốn lưu động còn chận, hàng tồn kho nhiều.
2.3.1. Những thành tựu cơ bản và nguyên nhân.
Từ khi thành lập đên nay, công ty đã trải qua nhiêu giai đoạn khác nhau của nền kinh tế và gặp rất nhiều khó khăn. Tuy gặp nhiều khó khăn như vậy song công ty đã không ngừng đổi mới cơ sở vật chất cơ cấu tổ chức điều hành phù hợp với sự biến động của nền kinh tế và đặc biệt là sự lãnh đạo của ban giám đốc công ty cũng như sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ công nhân viên. Công ty đạt được một số thành tựu đáng kể:
Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đã có kết quả theo chiều hướng tốt. Lợi nhuận thu được tương đối cao. Thị phần của công ty ngày càng được mở rộng, không chỉ đơn thuần ở thị trường miền Bắc mà còn xâm nhập vào thị trường ở miền Trung và miền Nam. Chính nhờ vào việc làm ăn có hiệu quả đã tạo điều kiện cho công ty hoàn thành tốt nghĩa vụ với nhà nước. Điều đó chứng tỏ công ty đã tìm được cho mình hướng đi đúng và có hiệu quả biểu hiện lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2002 tăng so với năm 2001 là 2.169.078.112 đồng, năm 2003 tăng so với năm 2002 là 192.951.980 đồng. Lợi nhuận tăng lên đã làm cho thu nhập bình quân của người lao động trong công ty đa tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ thu nhập bình quân năm 2002 so với năm 2001 tăng 308.060 đồng, năm 2003 tăng 67.481 đồng so với năm 2002. công ty cũng đã hạn chế bớt được tình trạng ứ đọng vốn ở các công trình thi công, đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển vốn lưu động và vốn cố định, giảm thiểu hàng tồn kho. Bên cạnh đó công ty đã tạo được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường, tạo được uy tính và lòng tin đối với khách hàng.
Có được kết quả đó là công ty đã cố gắng, tích cực tìm hướng đi đúng đắn và phù hợp nhất cho công ty. Mặt khác nhờ chính sách tài chính ngân hàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty được ưu tiên vay vốn tính toán, huy động và sử dụng vốn vó hiệu quả.
Kết quả đạt được trong thời gian qua của công ty
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
KH
TH
Chênh lệch
KH
TH
Chênh lệch
KH
TH
Chênh lệch
1. Doanh thu
82162523257
106153477029
23990953772
98670127
106102690328
7432563306
72365616736
83210256315
10844631579
2. Nộp ngân sách
2938174016
3496725257
558578241
3050160589
3169355482
119194900
1958966956
2741546325
782579369
3. Thu nhập bình quân đầu người
1086900
1259175
172275
1244682
1567060
322378
1298431
1634541
336110
2.3.2. Những hạn chế đáng lưu ý và nguyên nhân
Tuy đã đạt được nhiều thành tựu song công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế
Do hoạt động trong cơ chế bao cấp nhiều năm đã hạn chế tính đăng động của đội ngũ cán bộ công nhan viên. Trong khi đó thị trường truyền thống ngày càng có khả năng bị co hẹp và bị các thành phần kinh tế khác cạnh tranh quyết liệt. Tỷ trọng vốn lưu động và vốn cố định cảu công ty không cân đối do trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cần nhiều kho bãi để dự trữ hàng hoá nên công ty phải xây dựng nhiều nhà kho dẫ đến tình trạnh hiện nay vốn cố định chiếm tỷ trọng cao hơn nửa công ty cũng chưa có kế hoạch sử dụng hợp lý tài sản cố định.
Công ty cũng chưa chú trọng đến công tác Marketting, tuyên truyền quảng cáo mở thêm các dịch vụ tiếp nhận và uỷ thác, mở rộng quy mô cửa hàng kinh doanh.
Công ty vẫn còn vốn ứ đọng quá lâu ở cac công trình thi công, chưa đẩy nhanh dược tốc độ luân chuyển vốn lưu động và vốn cố định. Nợ phải trả còn khá cao, hàng tồn còn chiến tỉ trọng lớn trong tổng số nguồn vốn.
Nguyên nhân của những hạn chế trên của công ty là do trước đây khi còng trong thời kỳ bao cấp công ty vẫn được bao cấp toàn bộ không phải lo tình trạng thiếu vốn,làm cho công ty không phát huy được hết khả năng của mình, trì trệ. Từ năm 2001 công ty chuyển sang cơ chế cổ phần hoá, cũng có nghĩa là công ty phải tự mình hoạt động sản xuất kinh doanh và phải tự lo một phần vốn sản xuất và vì mới bước sang cổ phần nên công ty vẫn còn bỡ ngỡ và gặp rất nhiều khó khăn.
CHƯƠNG 3 :
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Ở CÔNG TY THIẾT BỊ XĂNG DẦU PETROLI MEX .
3.1 . Phương hướng sản xuất của công ty trong những năm tới :
Trong những năm qua mặc dù phải đứng trước sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường song công ty cổ phần thiết bị săng dầu Petrolimex không ngừng đạt được kế hoạch đề ra mà còn vượt chỉ tiêu rất lớn .
Do vậy trong ngững năm sắp tới để giữ vững và phát triển hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh của mình công ty đã đề ra những phương hướng và mục tiêu cụ thể .
- Trong những năm tới công ty phấn đấu tạo việc làm ổn định cho công công nhân viên đồng thời đảm bảo tăng mức thu nhập của mỗi cán bộ công nhân viên gop phần nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho cán bộ công nhân viên .
- Phân bố tăng vòng quay vốn lưu động nhằm giảm được lượng tài sản lưu động .
- Cố gắng tăng tài sản cố định .
- Chú trọng đến công tác Marketing , tuyên truyền quảng cáo mở thêm các dịch vụ tiếp nhận và uỷ thác , mở rộng quy mô và cửa hàng kinh doanh thiết bị
- Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh , từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật , cải thiện điều kiện làm việc , đảm bảo vệ sinh môi trường .
- Tăng cường mở rộng liên doanh liên kết , hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để mở rộng sản xuất , mở rộng thị trường . Tìm kiếm , ký kết các hợp đồng mua bán hàng hoá dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh .
- Thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách của nhà nước , thu nộp ngân sách nhà nước đầy đủ , đúng thời hạn quy định , đảm bảo chính sách xã hội đối với cán bộ công nhân viên trong công ty .
- Đào tạo các cán bộ quản lý có trình độ từ đại học trở nên .
- Chỉ tiêu kế hoạch năm nay sễ chú trọng các chỉ tiêu chất lượng và bám sát mục tiêu của sản xuất kinh doanh . Cụ thể như sau :
Mục tiêu của công ty trong ba năm tới
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1. Tổng doanh thu
96 620 232 282
102 293 550 491
115 460 913 255
2. Chi phí
67 034319 412
68 579 219 927
83 499 586 036
3. Lợi nhuận trước thuế
1 586 546 325
2 466 958 615
2 960 331 709
4.Nộp ngân sách
3 530 118 898
4 036 667 141
4 202 267 390
5.Trả cổ tức
960 258 240
1 020 733 379
1 210 927 219
6. Số lao động
134 532 000
136 294 286
140 395 485 000
7. Lương bq / đồng / người / tháng
1 350 000 000
1 420 210 832
1 542 530 118
Công ty xác định ngoài hoạt động kinh doanh cần phải tiến hành sản xuất các mặt hàng chuyên dụng cho ngành xăng dầu và phân phối trong vài năm tới tỷ trọng sản xuất và kinh doanh ngang bằng nhau . Tiến tới sản xuất sẽ là chủ yếu trong kết quả sản xuất kinh doanh , tạo thế chủ động vững chắc cho hoạt động của công ty .
Phấn đấu đưa công ty ngày càng phát triển mạnh , tốc độ tăng trưởng về doanh thu từ 10 % đến 15 % , nộp ngân sách tăng từ 8 % đến 10 % , thu nhập bình quân của người lao động tăng 15 % đến 20 % .
3.2. Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Qua xem xét tình hình sử dụng cũng như hiệu quả sử dụng vốn của công ty Cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex trong những năm vừa qua cho thấy . Mặc dù hoạt động trong điều kiện gặp nhiều khó khăn nhưng do sự cố gắng của ban lãnh đạo công ty và toàn thể cán bộ công nhân viên trong việc tổ chức hoạt động kinh doanh nên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ . Hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi và được mở rộng , đã đóng góp đáng kể trong ngân sách nhà nước , đồng thời đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao . Tuy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng công ty vẫn còn bộc lộ một số vấn đề tồn tại trong quá trình kinh doanh nhất là quá trình sử dụng vốn . Để góp phần giải quyết một số vấn đề tồn tại của công ty nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của công ty , em xin đề xuất một số giải pháp sau :
3.2.1. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn
Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn là vấn đề rất quan trọng , nó quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hay thấp . Trong cơ chế hoá tập trung , tính hiệu quả của sản xuất kinh doanh hầu như không được quan tâm tới , các chỉ tiêu sản xuất được ra quyết định từ trên xuống . Công ty vừa là người thực hiện vừa là người đề ra kế hoạch vì vậy buộc công ty phải tính toán đến hiệu quả sản xuất kinh doanh để có thể tồn tại . Để nâng cao được chất lượng và hiệu quả kinh doanh thì trước tiên phải nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn . Quản lý vốn tốt sẽ đảm bảo nhu cầu vốn được đáp ứng thường xuyên cho sản xuất kinh doanh đồng thời sử dụng vốn cao và đảm bảo khả năng sinh lời cao .
Việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn cho kinh doanh đang là mục tiêu vươn tới của Công ty hiện nay và trong những năm sắp tới , bởi nớ góp phần làm lành mạnh hoạt động tài chính của công ty . Để đạt được mục tiêu này , Công ty cần tổ chức và quản lý tốt quá trình kinh doanh nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh được tiến hành thông suốt điều đặn , nhịp nhàng giữa các khâu thu mua dự trữ và sự dụng đảm bảo chặt chẽ giữa các bộ phận của Công ty .
Cơ cấu vốn hợp lý sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh thông thường việc nâng cao hiệu quả sử dụng từng loại vốn , tránh tình trạng ứ đọng vốn cố định trong khi vốn lưu động lại thiếu hụt và ngược lại . Thực tế trong tổng tài sản của Công ty đầu năm 2003 tài sản cố định và đầu tư dài hạn có giá trị là
5 505 741 503 đồng chiếm 20,4 % tổng tài sản trong khi đó tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 21 480 119 962 đồng chiếm 79,59 % tổng giá trị tài sản . Con số cuối năm (Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm 88,93 % tổng giá trị tài sản , tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm 11,06 % tổng giá trị tài sản ) cho thấy cơ cấu tài sản của công ty đã biến đổi theo hướng tích cực. Tuy nhiên , sự biến động đó là quá nhỏ . Để thấy được cơ cấu vốn ta lập bảng phân tích sau :
Chỉ tiêu
Số đầu năm (%)
Số cuối năm (%)
1. Tài sản cố định
20,4
11,06
2. Tài sản lưu động
79,59
88,93
- Vốn bằng tiền
7,9
0,43
- Khoản phải thu
10,98
65,06
- Hàng tồn kho
60,5
21,53
- Tài sản lưu động khác
0,2
0,5
Nhìn vào bảng phân tích, ta thấy cơ cấu vốn của công ty có nhiều hướng tích cực , cụ thể là tài sản cố định giảm xuống và tài sản lưu động tăng lên . Tuy nhiên , đi sâu vào phân tích thì cơ cấu tài sản lưu động có nhiều điểm bắt hợp lý : Mặc dù tổng tài sản lưu động cuối năm đã tâng lên so với đầu năm nhưng vốn bằng tiến là quá nhỏ thậm chí về cuối năm lại giảm xuống rất mạnh (đầu năm chiếm 7,9 % ,cuối năm giảm xuống còn 0,43 %) gấy khó khăn trong việc thanh toán của công ty . Bên cạnh đó , khoản phải thu chiếm tỉ trọng lớn trong tài sản lưu động cụ thể là đầu năm chỉ có 10,98 % nhưng cuối năm đã tăng lên tới 65,06 % . Đây là điều không tốt bởi nó thể hiện khả năng thu hồi nợ của công ty là rất kém , nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tài chính của công ty. Ngoài ra, vấn đề hàng tồn kho cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn nhưng chủ yếu là nguyên vật liệu và hàng hoá tồn kho.
3.2.1.1. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản cố định.
- Tài sản cố định hiện nay của công ty có rất nhiều loại. Chính vì vậy, công ty cần phải phân loại tài sản cố định rõ ràng để xác định mức độ hao mòn của từng loại và từ đó tiến hành trích khấu hao cho hợp lý. Đồng thời xác định được giá trị thực tại của tài sản cố định đang tham gia vào quá trình sản xuất, tiến hành thanh lý những tài sản đã quá cũ, không còn sử dụng được để hiệu quả sử dụng vốn cố định được nâng cao.
- Ngoài việc nghiên cứu nhằm xác định các tài sản cố định không còn hiệu quả sử dụng để thanh lý, nhượng bán giúp thu hồi vốn nhanh cho công ty, vẫn nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định theo cách sau:
+ Khai thác tối đa năng lực sản xuất của tài sản cố định hiện có .
+ Thực hiện việc bảo quản và quản lý tốt tài sản cố định hiện có, chống hư hỏng lãng phí vốn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với công ty.
+ Lựa chọn tỷ lệ khấu hao hợp lý, đảm bảo khai thác tối đa năng suất của máy, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho công ty.
+ Tất cả cán bộ công nhân viên làm việc trong công ty phải có trách nhiệm bảo vệ tài sản chung tránh tình trạng làm hư hỏng máy móc thiết bị, mất mát vật tư, sản phẩm dụng cụ hành chính hoặc các thiết bị văn phòng. Người lao động được giao quản lý sử dụng các thiết bị vật tư, công cụ sản xuất phải có trách nhiệm trực tiếp đối với các loại tài sản đó. Nếu để người khác xâm phạm hoặc làm hư hỏng thì phải bồi thường.
3.2.2.2. Quản lý và tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Với đặc thù của công ty là kinh doanh xuất khẩu các loại vật tư thiết bị, sửa chữa lắp đặt, thi công các công trình dầu khí xăng dầu đòi hỏi phải có một lượng vốn lưu động khá lớn. Do vậy công ty cần phải sử dụng nguồn vốn lưu động của mình một cách hợp lý nhất. Để sử dụng hiệu quả vốn lưu động phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng tiết kiệm và tăng tốc độ lưu chuyển của vốn lưu động.
Qua phân tích ở trên ta thấy tài sản lưu động của công ty biến động theo chiều hướng xấu. Do vậy, công ty cần tăng cường các biện pháp quản lý và sử dụng tài sản lưu động hợp lý như sau:
* Xác đinh đúng nhu cầu vốn cần thiết cho từng thời kỳ sản xuất kinh doanh.
- Thực chất nếu không tính đúng, tính đủ việc cung ứng và dự trữ vật tư vốn lưu động không đầy đủ sẽ dẫn tới tình trạng thiếu vốn, công ty sẽ gặp nhiều khó khăn sản xuất bị đình trệ, khả năng thanh toán bị giảm sút. Nhưng nếu thừa sẽ gây lãng phí và làm giảm tốc độ luân chuyển vốn. Muốn vậy dự án sản xuất phải được nghiên cứu, xem xét một cách cụ thể. Việc lập dự toán s kinh doanh phải được đảm bảo tính hợp lý chính xác Với điều kiện kinh tế thị trường hiện nay cũng như nhu cầu của khách hàng. Từ đó có biện pháp dự trù đảm bảo nhu cầu vốn lưu động phù hợp, có như vậy công ty mới có khả năng tránh khỏi tình trạng thiếu hụt hay thừa vốn.
* Cải thiện tỷ suất thanh toán nhanh:
- Cải thiện tỷ suất thanh toán nhanh giúp công ty chủ động trong việc chi tiêu thường xuyên, không phải vay các khoản vốn ngắn hạn không cần thiết với lãi suất cao. Để làm được điều này trước hết công ty phải tăng thêm lượng vốn bằng tiền bằng cách tích cực thu hồi công nợ, giảm bớt lượng dự trữ hàng tồn kho không cần thiết cụ thể là:
+ Trong khi vốn bằng tiền thiếu nghiêm trọng công ty vẫn có thể cho khách hàng chiếm dụng vốn. Để không bị khách hàng chiếm dụng vốn nhằm tiết kiệm vốn lưu thông, công ty nền có chế độ khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh bằng cách sử dụng hệ thống chiết khấu mua hàng, bán hàng, hỗ trợ vận chuyển.
+ Đối với các khoản phải thu đã đến hạn và chuẩn bị đến hạn công ty phải theo dõi chặt chẽ thường xuyên.
+ Lập kế hoạch cân đối trong sản xuất cụ thể và chi tiết, xác định rõ nhu cầu sản xuất trong thời gian tới để có mức dự trữ phù hợp vào giải phóng số tài sản dự trữ thừa sử dụng vào mục đích kinh doanh khác có hiệu quả hơn.
* Tập hợp tốt công tác quản lý dự trữ, mua sắm, sử dụng vật tư.
Việc thực hiện mua sắm vật tư do phòng kế hoạch vật tư tính toán và quyết định mua bao nhiêu, mua cái gì Vì vậy, để quản lý tốt hơn việc mua sắm, sử dụng và dự trữ vật tư đồng thời giải phóng vật tư tồn đọng lâu ngày không cần dùng nhằm giải phóng nguồn vốn phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh của công ty, công ty cần phải chú ý tới một số biện pháp sau:
- Đối với vật tư tồn đọng lâu ngày, kém phẩm chất, không phù hợp với tiêu chuẩn sản xuất cần nhanh chóng giải phóng thu hồi vốn càng nhanh càng tốt để lâu gây thiệt hại cho công ty và tốc độ lân chuyển vốn chậm.
- Đồng thời kiểm kê đánh giá lại vật tư hàng tồn định kỳ hàng tháng, hàng quý tư đó xác định được mức dự trữ hợp lý cho từng loại vật tư nhất là nguyên vật liệu phụ bởi những thứ này rất nhiều và để rải rác ở các nơi nên việc bảo quản, kiểm kê rất khó khăn. Vì vậy, công ty phải tìm các biện pháp hạn chế tối thiểu lượng dự trữ vật tư này, sắp xếp phân loại rõ ràng để tiện quản lý.
- Thực hiện tiêu chuẩn hoá sản phẩm , chuyên môn hoá sản xuất vì thực chất nó ảnht hưởng đến chiều hướng phát triển của vốn dự trữ sản xuất. Tiêu chuẩn hoá sản phẩm thì giảm bớt được công việc phải làm do đó có thể tiếp nhận nhiều vật liệu hơn qua đó rút ngắn được chu kỳ mua sắm. Chuyên môn hoá sản xuất thì củng cố được mối quan hệ với các đơn vị cung ứng. Tận dụng vật liệu trong nước từ nguồn hàng gần nhất, mua sắm làm nhiều lần với số lượng mỗi đợt hợp lý sẽ có thể giảm được lượng dự trữ vật tư trong kho và giảm giá thành vật tư.
Trên đây là những biện pháp giúp cho công ty có thể tiết kiệm được vật tư thừa trong sản xuất, tránh thất thoát hư hỏng, đó cũng là một trong những giải pháp quan trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty. Việc giảm chi phí giá thành sản phẩm sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính cho công ty.
* Lựa chọn và sử dụng hợp lý các nguồn vốn:
Như đã phân tích ở những phần trên ta thấy công ty chưa sử dụng hợp lý các nguồn vốn đó là do nguồn vốn chủ sở hữu quá ít, chỉ đủ trang trải một phần nhỏ nhu cầu tài sản của công ty. Vì vậy, công ty cần phải huy động vốn từ các nguồn vay ngân hàng, nguồn chiếm dụng trong vốn thanh toán. Trong đó có những khoản vay nợ hợp pháp như: Khoản vay ngân hàng chưa đến hạn thanh toán, khoản phải trả người cung cấp trong thời hạn và khoản ứng trước của khách hàng Đối với nguồn vay này, công ty cần sử dụng triệt để và đảm bảo chắc chắn khả năng thanh toán. Như vậy, công ty sẽ vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, vừa giữ uy tín tăng khả năng trong thời gian tới.
* Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong tất cả các khâu từ dự trữ đến tiêu thụ, điều chỉnh lại cơ cấu vốn lưu động:
Để thực hiện việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong khâu dự trữ công ty cần phải đảm bảo chặt chẽ quy định rõ ràng với đối tác trong việc ký kết hợp đồng cung cấp hàng cho khâu dự trữ, đồng thời phải xác định trước về mặt giá cả, chọn nguồn cung cấp, địa điểm cung cấp, phương tiện vận chuyển, cước phí vận chuyển bốc dỡ. Cần có biện pháp kịp thời đối với cán bộ làm công tác cung ứng nếu tìm được nguồn cung ứng hàng với giá thấp nhưng vẫn đảm bảo về mặt chất lượng. Bên cạnh đó cần sử lý kịp thời gắn trách nhiệm về vật chất với kết quả công việc của cán bộ làm công tác cung ứng. Công tác quản lý hàng tồn kho trong nội bộ công ty cũng nên tổ chức theo hướng hợp lý, cụ thể: nên giao cho các cửa hàng, chi nhánh quản lý nhằm đảm bảo cho quá trình cung cấp nhanh kịp thời và đơn giản trong quá trình quyết toán hàng tồn kho. Công tác quyết toán hàng tồn kho cũng nên thực hiện theo từng đơn đặt hàng để có biện pháp khắc phục kịp thời, đồng thời phải quyết toán cho từng đơn vị, chi nhánh kinh doanh nhằm xác định rõ trách nhiệm và nguyên nhân.
Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong khâu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá đồng nghĩa với việc rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trước tình hình thực tế của công ty là hàng tồn kho và hàng gửi bán chiếm tỷ lệ cao trong tổng số tài khoản lưu động dự trữ. Vậy vấn đề cấp bách đặt ra là tìm mọi biện pháp thích hợp cho tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá trên thị trường công ty cần phải tổ chức đội ngũ cán bộ có năng lực và có khả năng hiểu biết đặc biệt về thị trường tiêu thụ, am hiểu khách hàng, tiếp thu chọn lọc ý kiến của khách hàng, phản ánh thực chất tình hình với công ty và công ty đưa ra biện pháp cải thiện nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và nhu cầu của thị trường.
Củng cố phát triển mạnh hệ thống tổ chức bán lẻ, chú trọng bố trí sử dụng lao động hợp lý cho việc bán lẻ, cải tạo nâng cấp mạng lưới kho tàng, cửa hàng đẩy mạnh công tác bán lẻ chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số hàng bán ra của công ty.
Tóm lại, quản lý hàng từ khâu dự trữ đến khâu tiêu thụ trong công ty có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty đặc biệt là vốn lưu động. Vì vậy, đối với công ty Cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex đề ra các biện pháp quản lý chặt chẽ và có hiệu quả hàng từ khâu dự trữ đến khâu tiêu thụ là rất cần thiết nhằm tăng vòng quay vốn lưu động nâng cao hiệu quả sử dụng.
3.2.2. Đa dạng hoá các kênh huy động vốn.
- Thực hiện tái đầu tư, mở rộng quy mô kinh doanh từ lợi nhuận để lại.
- Lập kế hoạch cơ bản và kế hoạch sửa chữa lớn các tài sản cố định để xin duyệt và xin cấp kinh phí để vay ưu đãi hoặc xin được sử dụng các quỹ khấu hao và tái đầu tư.
- Thực hiện vay ngân hàng hàng tháng để bổ sung vốn lưu động. Mục tiêu của công ty trong những năm sắp tới là mạnh dạn vay vốn ngắn hạn ở ngân hàng để đầu tư và mua nguyên vật liệu. Nếu làm được điều này thì chắc chắn lợi nhuận sẽ cao hơn.
- Kêu gọi thêm nhà đầu tư góp vốn, huy động thêm vốn góp của các cổ đông và các nguồn vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên trong công ty, mở rộng liên doanh liên kết, đẩy mạnh công tác quyết toán, thu hồi vốn nhanh, giảm thiểu các công trình dở dang tạo điều kiện quay vòng vốn nhanh.
3.2.3.Xử lý nợ đọng.
Như chúng ta đã biết, do đặc thù kinh doanh nên tồn tại lớn nhất của công ty là giải quyết những khoản nợ đọng và hàng tồn kho chính những yếu điểm này đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Ta thấy năm 2002 khoản phải thu là 2.965.325.8920 đồng chiếm 10,98% tổng tài sản cố định, năm 2003 khoản phải thu của công ty là 37.331.137.833 đồng chiếm 65,06% tổng tài sản cố định. Như vậy số khoản phải thu ngày càng tăng lên trong khi công ty ngày càng có nhu cầu về vốn đầu tư. Để giải quyết vấn đề này công ty cần thực hiện những công việc sau:
- Thống kê lại trường hợp nợ của khách hàng để nhằm phân biệt xem khoản phải thu đó có đòi được hay không và tìm nguyên nhân dẫn tới nợ đọng.
- Ngay từ khi ký hợp đồng với khách hàng cũng như khả năng thanh toán trước với khách hàng công ty phải thoả thuận hình thực thức thanh toán và thời hạn thanh toán phải được ghi rõ trong hợp đồng.
- Công ty phải kết hợp chặt chẽ với các cơ quan pháp luật để xử lý các đối tượng thanh toán nợ chậm.
3.2.3. Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên
Công ty cần bổ túc đào tạo đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao do đặc điểm của công ty là sản phẩm được sử dụng trong môi trường dễ cháy nổ đòi hỏi độ chính xác kỹ thuật cao công ty cần quan tâm đào tạo bồi dưỡng huấn luyện đội ngũ kỹ sư cơ điện luôn sẵn sàng và có khả năng giải quyết nhanh chuẩn xác từ việc tư vấn lắp đặt thiết bị đến việc lắp đặt bảo hành hoặc sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị.
Song song với việc nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân thì công ty cũng cần phải tạo động lực về tinh thần trong lao động, có biện pháp thưởng phạt phân minh. Vấn đề lao động không chỉ dừng lại ở chỗ khai thác tối đa năng lực của con người mà cần chú ý tới các yếu tố tâm sinh lý chi phối thái độ của người lao động, phải tạo ra những điều kiện thuận lợi làm giảm độ căng thẳng mệt mỏi tạo không khí thoải mái nơi làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Khuyến khích vật chất, tinh thần đối với người lao động. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý có trình độ từ Đại học trở lên.
Làm tốt được công tác này sẽ tạo điều kiện cho công ty sản xuất được những sản phẩm chất lượng ngày càng cao thu hút được nhiều khách hàng đến với mình do đó doanh thu của công ty cũng tăng lên, lợi nhuận làm ra ngày càng cao góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
KẾT LUẬN
Vốn là một trong những nhân tố cần thiết đối với sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp trong quá trình phát triển và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì vốn và các biện pháp thu hồi vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động và sử dụng vốn ngày càng trở nên quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex là công ty cổ phần vì vậy phần lớn vốn kinh doanh của công ty là do các cổ đông đóng góp như vậy công ty phải tự hoạt động độc lập, tự sản xuất kinh doanh để thu được lợi nhuận và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của công ty, để làm được điều đó công ty đã phải cố gắng rất nhiều.
Thông qua phân tích tình hình tài chính và hiệu quả sử dụng vốn của công ty ta thấy rằng công ty là một đơn vị sản xuất đã có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm các biện pháp để đạt hiệu quả kinh tế và kết quả thu được rất khả quan. Tuy nhiên để tồn tại được và phát triển như ngày nay thì trong những năm tới công ty phải cố gằng rất nhiều trong việc duy trì sản xuất.
Chính vì vậy mục tiêu trong những năm tiếp theo của công ty là đẩy mạnh các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Sau thời gian thực tập em thấy rằng giữa lý thuyết và thực tế có một khoảng cách nhất định. Tuy nhiên với sự năng động, điều kiện tự có của mình và sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của giảng viên TS. Đinh Quang Ty cùng với cán bộ phòng kế toán công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex em đã hoàn thành xong bản luận văn này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NH403.doc