MS: LVVH-PPDH028
SỐ TRANG: 49
NGÀNH: VĂN HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN HỌC
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2008
CẤU TRÚC LUẬN VĂN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3. Lịch sử vấn đề
4. Đóng góp của luận văn
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Cấu trúc của luận văn
CHƯƠNG 1: DẠY ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH THCS
1.1. Bản chất của dạy đọc - hiểu
1.1.1. Đọc - hiểu và hoạt động tiếp nhận văn học trong nhà trường
1.1.2. Dạy học theo hướng đọc - hiểu là phương pháp dạy học tích hợp
1.1.3. Dạy học theo hướng đọc - hiểu là phương pháp dạy học tích cực
1.2. Dạy đọc - hiểu và một số khuynh hướng dạy học khác
1.2.1. Một số khuynh hướng dạy Văn
1.2.2. Sự khác biệt giữa dạy đọc - hiểu và giảng văn
CHƯƠNG 2: DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 9 THEO HƯỚNG ĐỌC - HIỂU
2.1. Sơ lược chương trình dạy đọc - hiểu văn bản truyện ngắn cấp THCS
2.2. Dạy đọc - hiểu với văn bản là truyện ngắn
2.2.1. Đặc trưng cơ bản của thể loại truyện
2.2.2. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu thể loại truyện ngắn hiện đại
2.3. Các thao tác cơ bản của việc dạy đọc - hiểu truyện ngắn hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 9
2.3.1. Tìm hiểu yếu tố ngoài văn bản (tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm)
2.3.2. Tìm hiểu các yếu tố trong văn bản
2.4. Thiết kế các hoạt động dạy đọc - hiểu cho từng văn bản trong chương trình Ngữ văn 9
2.4.1. Văn bản Làng (trích) - tác giả Kim Lân
2.4.2. Văn bản Lặng lẽ SaPa (trích) - tác giả Nguyễn Thành Long
2.4.3. Văn bản Chiếc lược ngà (trích) - tác giả Nguyễn Quang Sáng
2.4.4. Văn bản Những ngôi sao xa xôi (trích) - tác giả Lê Minh Khuê
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM
3.1. Nhiệm vụ của thực nghiệm
3.2. Yêu cầu chọn đối tượng thực nghiệm
3.3. Tổ chức thực nghiệm
3.3.1. Giao nhiệm vụ thực nghiệm
3.3.2. Theo dõi tiến trình giờ dạy tác phẩm thực nghiệm
3.4. Nhận xét kết quả thực nghiệm
3.4.1. Nhận xét quá trình chuẩn bị và giảng dạy của GV
3.4.2. Nhận xét quá trình học tập của lớp thực nghiệm
3.4.3. Kết quả thực nghiệm
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
49 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5497 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số thể nghiệm trong giảng dạy truyện ngắn hiện đại Việt Nam ở chương trình ngữ văn 9 bậc trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của ba". Đối với
trẻ nhỏ nhận được quà là một niềm vui lớn. Ông đã mang niềm vui đến cho Thu. Chiếc
lược đã trở thành vật quý giá, thiêng liêng với ông Sáu. Nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa
đựng biết bao tình cảm yêu mến, nhớ thương mong đợi của người cha đối với đứa con xa
cách.
Nhưng một cảnh đau lòng lại đến với cha con ông Sáu. Ông đã hy sinh khi chưa kịp trao
cây lược vào tay đứa con gái. Nhưng trong lúc lâm chung, bằng ánh mắt và cử chỉ, ông
đã nhờ bác Ba trao cây lược cho Thu. Như vậy, trong bất kì lúc nào, hoàn cảnh nào ông
cũng hướng về đứa con yêu quý của mình.
Xây dựng nhân vật ông Sáu, tác giả đã khẳng định một tình cảm cha con thắm thiết sâu
nặng và thấm thía những đau thương trắc trở do chiến tranh gây ra cho bao người, bao gia
đình.
Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại:
Truyện Làng: Kim Lân rất tinh tế khi dùng đoạn đối thoại và độc thoại nội tâm để biểu
hiện những cung bậc tâm trạng nhân vật ông Hai sau khi nghe tin làng theo Việt gian. Đó
là tâm trạng rối bời, nửa tin nửa ngờ xen lẫn sự tủi hổ, nhục nhã:
"Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len
lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm, chơi sụi với nhau.
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian
đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…
Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
- Chúng bây ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian
bán nước để nhục nhã thế này."
Ngôn ngữ độc thoại của ông Hai đã thể hiện được nội tâm sâu sắc của nhân vật: "…đi
đâu bây giờ? Biết đâu người ta chứa bố con ông mà đi bây giờ?..."; "Mà cho dầu vì chính
sách cụ Hồ người ta chẳng đuổi đi nữa, thì mình cũng chẳng còn mặt mũi nào đi đến
đâu?".
Ngôn ngữ của nhân vật ông Hai là ngôn ngữ khẩu ngữ, quần chúng làm hiện lên hình ảnh
của một người nông dân Bắc bộ hiền lành, chân chất, nồng nhiệt giàu lòng yêu nước, yêu
làng.
Ngôi kể:
Ngôi kể có tác dụng dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện nh? giới thiệu nhân vật và tình
huống, tả người và tả cảnh vật, đưa ra những nhận xét, đánh giá về những điều được kể.
Giáo viên cho các em xác định ngôi kể:
Truyện Làng: dùng cách kể ở ngôi thứ ba nhưng truyện được trần thuật chủ yếu theo
điểm nhìn của nhân vật ông Hai
Truyện Chiếc lược ngà: dùng cách kể ở ngôi thứ ba. Người kể chuyện trong vai một
người bạn thân thiết của ông Sáu không chỉ là người chứng kiến khách quan kể lại mà
còn bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với các nhân vật.
Truyện Lặng lẽ Sa Pa: mặc dù không sử dụng cách kể từ ngôi thứ nhất (ngôi ba) nhưng
truyện lại được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn và ý nghĩ của nhân vật ông họa sĩ. Nhân
vật chính - anh thanh niên thể hiện ra rõ nét và đáng mến hơn.
Truyện Những ngôi sao xa xôi: truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất và người kể
truyện cũng là nhân vật chính. Sự lựa chọn ngôi kể như vậy phù hợp với nội dung tác
phẩm và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm
xúc và suy nghĩ của nhân vật.
Ngôi kể là một trong những đặc trưng nổi bật của truyện ngắn. Sử dụng ngôi kể phù hợp
sẽ góp phần tạo nên thành công của tác phẩm.
2.3.2.4. Bước khái quát hóa nghệ thuật
Trong bước này, giáo viên cần giúp học sinh khái quát hóa được những điểm đặc sắc về
nghệ thuật của tác phẩm. Từ đó thấy được sự thành công và những thủ pháp nghệ thuật
độc đáo thể hiện tài năng của tác giả. Đây cũng là bước khá quan trọng bởi mục đích của
việc làm này là rèn luyện năng lực khái quát hóa nghệ thuật cho học sinh, từng bước giúp
các em nâng cao hiểu biết về cái nhìn nghệ thuật riêng của từng tác giả, dần dần làm
phong phú kiến thức văn học cho các em.
Ngoài nghệ thuật sáng tạo trong việc xây dựng tình huống truyện đặc sắc, cần cho học
sinh rút ra nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc, tinh tế, ngôn ngữ nhân vật giàu
tính khẩu ngữ; cách trần thuật linh hoạt, tự nhiên…. Vì v?y, sau khi phn tích xong truyện
Làng của Kim Lân, giáo viên cho học sinh tổng hợp những đặc điểm nổi bật về nghệ
thuật của tác phẩm. Từ đó, cần chốt lại một số nét về nghệ thuật chủ yếu và rút ra chủ đề
của tác phẩm.
2.4. Thiết kế các hoạt động dạy đọc - hiểu cho từng văn bản trong chương trình Ngữ
văn 9
Trước khi thiết kế cụ thể các tác phẩm truyện, GV cần định hướng những hoạt động cơ
bản như sau:
A/- CHUẨN BỊ Ở NHÀ:
GV chuẩn bị cho HS một số câu hỏi để HS soạn nhằm kiểm tra việc đọc - hiểu văn bản.
GV yêu cầu HS đọc ít nhất từ 2 - 3 lần trong một tác phẩm.
+ Lần 1: đọc để nắm được nội dung khái quát.
+ Lần 2: sau khi đọc, các em sẽ nắm được nội dung, các phần trong văn bản. Trong
quá trình đọc lần 2, HS sẽ lấy bút chì gạch dưới những chi tiết, sự kiện liên quan đến
phần bài học cần phân tích.
HS chuẩn bị bài soạn ở nhà theo yêu cầu, gợi ý của GV và kết hợp các câu hỏi
trong SGK vào vở bài soạn.
GV kiểm tra việc đọc - hiểu văn bản của HS tại lớp bằng nhiều hình thức khác
nhau (vấn đáp, thảo luận, cảm nhận…).
Đối với truyện, GV hướng HS trong phần đọc - hiểu là:
+ Nắm được nội dung chính của truyện.
+ Diễn biến truyện (những sự việc chính).
+ Nhân vật nào là trọng tâm.
+ Truyện có gì đặc sắc về nghệ thuật.
" Tùy theo từng bài, GV sẽ nêu thêm một số câu hỏi thích hợp, kết hợp với câu hỏi
trong SGK.
B/- HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu yếu tố ngoài văn bản * HS đọc, tìm hiểu
yếu tố ngoài văn bản:
- Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu thông tin ở tiểu dẫn: tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh sáng
tác, thể loại…
- Gợi ý HS trình bày hiểu biết của mình về vấn đề liên quan.
- Chốt vấn đề, bổ sung kiến thức (nếu cần). - Đọc, nắm bắt tóm tắt những
thông tin chính ở tiểu dẫn, tri thức đọc - hiểu.
- Trình bày kết quả.
- Đưa ra vấn đề còn thắc mắc trong lúc chuẩn bị bài.
- Ghi chép bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu văn bản * HS đọc và tìm hiểu văn
bản:
1. Bước 1: Tiếp cận - Nhận biết
- Hướng dẫn HS đọc văn bản.
- Hướng dẫn nhận biết cách kết cấu văn bản.
- Đưa câu hỏi tìm bố cục. - Đọc văn bản.
- Phát biểu những hiểu biết về kết cấu văn bản.
- Tìm bố cục văn bản.
- Câu hỏi tìm ý chính mỗi phần.
- Hỏi HS về từ khó (từ ít phổ biến)
- GV gọi HS tóm tắt nội dung chính: mở đầu - diễn biến - kết thúc. - Tìm ý
chính mỗi phần.
- Trình bày thông tin, trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
- Tóm tắt truyện nội dung chính của văn bản.
2. Bước 2: Phân tích - đánh giá
- Hướng dẫn HS tìm hiểu những nội dung, sự kiện, quá trình hoạt động của nhân
vật, tính cách được miêu tả qua tác phẩm. - Đọc, trao đổi, phát biểu ý kiến về
vấn đề GV hướng dẫn, gợi ý.
- Yêu cầu HS tìm những chi tiết, yếu tố chính, điểm sáng thẩm mĩ.
- Yêu cầu, gợi ý HS đưa ra nhận xét về nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa từng phần.
- Nêu vấn đề, tổ chức thảo luận nhóm (nếu cần).
- Chọn chi tiết hay để giảng hoặc phân tích một tình tiết (vấn đề), gợi ý HS phát
biểu cảm nhận.
- Tóm lại vấn đề chủ yếu. - Đọc văn bản, phát hiện chi tiết nội dung và
nghệ thuật.
- Đánh giá nội dung tư tưởng, nghệ thuật, ý nghĩa.
- Suy nghĩ, thảo luận nhóm.
- Cảm nhận, phát biểu cảm xúc trước một chi tiết hay.
- Ghi chép bài học.
* Hoạt động 3: Tổng hợp
- Đưa ra câu hỏi, tổng kết về nội dung, nghệ thuật, giá trị văn bản, tác giả (đóng
góp, phong cách…).
- Gợi ý so sánh mở rộng vấn đề (thể loại, tác giả…).
- Tổng hợp ý kiến của HS, rút ra vấn đề cơ bản cần ghi nhớ. - Vận dụng tri
thức, trình bày những nhận định suy nghĩ về bài học.
- Ghi bài.
- Liên tưởng, khắc sâu kiến thức.
2.4.1. Văn bản Làng (trích) - tác giả Kim Lân
LÀNG (Kim Lân)
A/- CHUẨN BỊ Ở NHÀ:
GV hướng dẫn HS đọc phần văn bản chữ to trong SGK.
Đọc và tóm tắt những nội dung chính trong văn bản (có mấy sự việc xảy ra)?
Gạch dưới những chi tiết chính trong từng sự việc đó.
Nhân vật chính trong truyện là ai? Có điều gì đặc biệt? Tìm những chi tiết thể
hiện cụ thể.
Truyện hay là nhờ tình huống nào? Cảm nhận của em về nhân vật ra sao?
" HS trả lời các câu hỏi trên kết hợp với câu hỏi trong SGK.
B/- HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HOẠT ĐỘNG 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các yếu tố ngoài văn bản
* Tác giả: Kim Lân
- Một vài nét chính - đề tài nhà văn thường viết?
- GV có thể diễn giải thêm HS nắm được phong cách nhà văn. - HS
dựa vào phần tiểu dẫn SGK nêu được những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp văn
chương phong cách nhà văn. Đề tài: nông thôn và cảnh sinh hoạt của người nông dân.
* Hoàn cảnh sáng tác
- Xem năm sáng tác của văn bản thời kỳ kháng chiến chống Pháp? Mỹ?
- Năm 1948 chống Pháp
* Xuất xứ: Xem trích từ đâu?
* Thể loại:
- Viết theo thể nào?
==> GV chốt lại và bổ sung thêm kiến thức (nếu cần).
- Truyện ngắn
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về cách tổ chức, kết cấu của văn bản: Đọc -
hiểu văn bản
Bước 1:
- HS đọc văn bản: GV gọi một HS đọc đoạn đầu của văn bản từ "……" nhằm thể
hiện nội dung chính của truyện GV gọi HS tóm tắt ngắn gọn nội dung các phần và các
sự việc chính.
- HS trả lời các câu hỏi.
" Mở đầu truyện là gì?
" Diễn biến thế nào?
" Kết thúc ra sao?
- HS tóm tắt nội dung từng phần HS chia bố cục văn bản.
- HS sẽ tóm tắt nội dung của văn bản theo các câu hỏi đã nêu.
- Ông Hai rất tự hào về làng… sau đó phải đi tản cư.
- Ông nghe tin làng Dầu theo việt gian, ông đau khổ, xấu hổ, tủi nhục cuộc đấu
tranh nội tâm gay gắt.
- Tin làng Dầu được cải chính, ông vui mừng khoe: Tây đốt làng, đốt nhà ông nhẵn.
* Trong quá trình đọc kết hợp giải thích một số từ ngữ khó, từ ngữ ít phổ biến. Tóm
tắt truyện.
GV cho HS nhận xét về kết cấu của văn bản, về cốt truyện (Làng). - Làng: có cốt
truyện tâm lý chú ý đến tình huống bên
- Tác giả tạo nên sự kịch tính của câu chuyện như thế nào?
Định hướng trong phần phân tích tác phẩm, hệ thống nhân vật, tính cách, điểm nhìn của
tác giả. trong của nhân vật qua diễn biến tâm lý của ông Hai.
Bước 2: Phân tích - đánh giá
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu những sự kiện, hoạt động liên quan đến tính cách
nhân vật ông Hai: khi nghe tin làng theo Việt gian (trạng thái). - Tìm chi tiết
liên quan (nét mặt, cử chỉ "cổ họng nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân, người lặng đi,
tưởng chừng như không thở được nữa" và cúi gầm mặt xuống mà đi).
- Diễn biến tâm trạng ông Hai (buồn, đau khổ, có một cuộc đấu tranh nội tâm) được
miêu tả qua những yếu tố nào? - HS phát hiện chi tiết qua ngôn ngữ, cử chỉ,
lời nói, tâm trạng…
nêu cụ thể chi tiết
- GV đặt câu hỏi kiểm tra cảm nhận của HS về nhân vật qua diễn biến tâm lý.
- đau khổ, xấu hổ… trước hung tin
- GV cho HS phân tích tiếp sự việc khác (khi nghe tin làng được cải chính) -
"Chúng nó ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống việt gian
bán nước nhực nhã thế này?".
- GV đặt câu hỏi gợi ý: Tâm trạng nhân vật có thay đổi không? Tìm chi tiết thể
hiện. Ông còn nói "làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù".
- HS phát hiện chi tiết qua văn bản (gạch trong SGK)
- Vì sao có sự thay đổi đó? Từ đó, chúng ta hiểu được tình cảm gì của ông Hai GV
gợi ý HS: HS thảo luận nhóm để trình bày những cảm nhận của mình về nhân vật. -
HS thảo luận và cảm nhận được tình yêu nước bao trùm lên tình yêu làng của
nhân vật…
- GV chốt lại nội dung chủ yếu liên quan đến nhân vật ông Hai (làng và nước là
một: yêu làng luôn gắn liền với yêu nước).
HOẠT ĐỘNG 3: Tổng hợp
- Điều gì ở nhân vật ông Hai làm em cảm động nhất? Vì sao? - HS nêu cảm
nhận về nhân vật.
- Theo em, tình huống truyện có gì đặc biệt không? Điều này có góp phần làm nên
thành công của tác phẩm không? - HS phát biểu theo nhiều góc độ cảm nhận
khác nhau liên quan đến nghệ thuật của truyện.
2.4.2. Văn bản Lặng lẽ SaPa (trích) - tác giả Nguyễn Thành Long
LẶNG LẼ SAPA (Nguyễn Thành Long)
A/- CHUẨN BỊ Ở NHÀ:
GV hướng dẫn HS đọc phần văn bản trong SGK.
Đọc và tóm tắt những nội dung chính trong văn bản.
HS trả lời theo hệ thống câu hỏi.
+ Truyện viết về ai?
+ Viết về những sự việc gì?
+ Gạch dưới những sự việc chính đó?
+ Em có nhận xét gì về tình huống truyện này so với truyện Làng?
+ Cảm nhận của em về nhân vật chính của truyện?
" HS trả lời các câu hỏi kết hợp với câu hỏi trong SGK.
B/- HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HOẠT ĐỘNG 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các yếu tố ngoài văn bản
* Tác giả: Nguyễn Thành Long
- Một vài nét chính - đề tài nhà văn thường viết.
- GV diễn giải thêm để HS nắm được phong cách nhà văn. - HS dựa vào
phần tiểu dẫn SGK nêu những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp văn chương phong cách
nhà văn.
- Chuyên viết về truyện ngắn và bút ký.
* Hoàn cảnh sáng tác
- Năm sáng tác của văn bản thời kỳ kháng chiến chống Pháp? Mỹ?
* Xuất xứ:
- Trích từ đâu?
* Thể loại:
- Viết theo thể nào?
==> GV chốt lại và bổ sung thêm kiến thức (nếu cần).
- Năm 1972 khi tác giả đi công tác tại Lào Cai.
- Truyện "Giữa trong xanh".
- Truyện ngắn.
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về cách tổ chức, kết cấu của văn bản: Đọc -
hiểu văn bản
Bước 1:
- HS đọc văn bản: Đọc theo từng phần thể hiện nội dung chính của truyện GV gọi
HS tóm tắt ngắn gọn nội dung các phần và các sự việc chính.
GV có thể kiểm tra việc đọc của HS bằng hệ thống câu hỏi:
" Truyện gồm có mấy nhân vật? Nhân vật nào là chính? Anh ta làm công việc gì? Ở
đâu? Tinh thần làm việc như thế nào?
- HS tóm tắt nội dung chính từng phần.
" Nhân vật chính này đã để lại cho em ấn tượng gì sâu sắc?
- Chia bố cục văn bản. - Chia bố cục:
+ Phần 1: Giới thiệu cuộc gặp gỡ của các nhân vật: anh thanh niên, bác lái xe, cô kỹ
sư trẻ, ông họa sĩ già.
+ Phần 2: Cuộc trò chuyện của họ.
+ Phần 3: Cuộc chia tay.
- HS trả lời các câu hỏi:
" Mở đầu truyện là gì?
" Diễn biến như thế nào?
" Kết thúc ra sao? - HS sẽ tóm tắt nội dung của văn bản theo các câu hỏi
đã nêu.
- Trong quá trình đọc kết hợp giải thích một số từ ngữ khó hay từ ngữ ít phổ biến.
Tóm tắt truyện.
- GV cho HS nhận xét về kết cấu truyện (Lặng lẽ SaPa) về cốt truyện, hệ thống
nhân vật, tính cách… định hướng trong phần phân tích tác phẩm.
" Trình tự câu chuyện ra sao? - HS nêu nhận xét (cá nhân)
" Cốt truyện đơn giản
" Các nhân vật được sắp xếp khéo léo nổi bật nhân vật chính qua điểm nhìn của
các nhân vật khác.
Các nhân vật có quan hệ với nhau như thế nào?
Bước 2: Phân tích - đánh giá
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu những sự kiện, hoạt động của nhân vật, tính cách
nhân vật…
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tính cách của nhân vật chính (anh thanh niên).
- Nhân vật được tác giả miêu tả qua những yếu tố nào? - HS phát biểu
qua suy nghĩ, nhận xét.
- GV cho HS tìm hiểu qua phần đọc - gạch chi tiết trong SGK.
- GV tổng hợp ý kiến của HS. - Hoàn cảnh làm việc đặc biệt: trên đỉnh núi
Yên Sơn cao 2600 m; quanh năm chỉ có sương mù, cây cối…
- GV cho HS trình bày nhận định của mình về nhân vật chính (công việc, tình cảm,
phẩm chất). - Công việc: công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu; rất yêu công
việc, có tinh thần trách nhiệm cao, không ngại gian khổ.
- Quan hệ đối với mọi người xung quanh: cởi mở, nhân hậu.
HS lần lượt phát hiện chi tiết.
- HS nêu nhận xét của mình về nhân vật.
rút ra được tính cách nhân vật.
- Ngoài ra, truyện còn đề cập đến một số nhân vật phụ khác. - HS phát hiện
và trả lời (cô kỹ sư, ông họa sĩ, bác lái xe).
" Bác họa sĩ: say mê nghệ thuật "trước khi về hưu vẫn muốn tìm đề tài để vẽ".
" Cô kỹ sư trẻ: sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì, lương hướng ra sao.
" Ông kỹ sư ở vườn su hào…
" Anh cán bộ vẽ bản đồ sét…
==> Đều là những con người khát khao được cống hiến cho đất nước.
- Các nhân vật này được miêu tả như thế nào? - Miêu tả qua cái nhìn và suy
nghĩ, không miêu tả trực tiếp như nhân vật chính.
- Cách miêu tả trên có tác dụng như thế nào? - HS nhận xét cách miêu tả
nhân vật của nhà văn nét đẹp về nhân vật ông họa sĩ.
- Tương tự GV đặt câu hỏi phát vấn HS về nhân vật cô kỹ sư nông nghiệp, ông kỹ
sư vườn rau… - HS nêu nhận xét của mình về nét riêng của mỗi nhân vật (cô kỹ sư
trẻ khát khao được cống hiến, ông kỹ sư vườn rau say mê nghiên cứu khoa học…).
- Những nét riêng của mỗi nhân vật đã thể hiện vẻ đẹp chung gì của con người?
- HS trả lời bằng cảm nhận riêng của mình (tính cách, tâm hồn, lối sống,
phẩm chất…)
- GV tổng hợp ý kiến của HS nâng lên thành chủ đề tác phẩm. - Ở họ
mỗi người một công việc riêng, một tính cách riêng nhưng giống nhau đều là những con
người khát khao cống hiến.
HOẠT ĐỘNG 3: Tổng hợp: GV nêu câu hỏi xoay quanh nội dung và nghệ thuật của
truyện
- Giải thích ý nghĩa nhan đề "Lặng lẽ SaPa".
- Từ ý nghĩa nhan đề em hiểu thế nào về hình ảnh những con người nơi đây?
- HS giải thích bằng cảm nhận qua bài giảng (nội dung, chủ đề tác phẩm).
- HS phát biểu cảm nhận.
- Điểm đặc sắc về nghệ thuật của truyện? - HS có thể nêu những mặt
thành công của nhà văn về cốt truyện, xây dựng nhân vật…)
- Truyện dễ đi vào lòng người đọc là nhờ những yếu tố nào? - Yếu tố nghệ
thuật.
- Ý nghĩa của cảnh tự nhiên với sự phát triển của truyện như thế nào?
- GV chốt ý chính về nội dung và nghệ thuật. - HS phát hiện chi tiết từ SGK.
Chất trữ tình của truyện.
- HS đọc lại ghi nhớ.
2.4.3. Văn bản Chiếc lược ngà (trích) - tác giả Nguyễn Quang Sáng
CHIẾC LƯỢC NGÀ (Nguyễn Quang Sáng)
A/- CHUẨN BỊ Ở NHÀ:
GV hướng dẫn HS đọc phần văn bản trong SGK.
+ Truyện có những nhân vật nào? Quan hệ ra sao?
+ Truyện kể về điều gì?
Tóm tắt nội dung từng đoạn trong văn bản.
+ Hãy gạch dưới những chi tiết thể hiện tính cách của từng nhân vật?
+ Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của tác giả?
+ Cảm nhận bước đầu của em về tác phẩm?
" HS kết hợp SGK để soạn bài.
B/- HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HOẠT ĐỘNG 1: GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu những yếu tố ngoài văn bản
* Tác giả: HS nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn chương, đề tài thể hiện.
- GV chốt ý phong cách nhà văn. - HS dựa vào tiểu dẫn nêu những nét
chính về cuộc đời, sự nghiệp văn chương, đề tài.
- Viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau
hòa bình.
* Hoàn cảnh sáng tác: Tác giả viết khi nào?
* GV yêu cầu HS cho biết thể loại. - HS xem năm sáng tác.
viết trong kháng chiến chống Mỹ.
- Truyện ngắn.
HOẠT ĐỘNG 2: GV hướng dẫn HS đọc - tìm hiểu văn bản
Bước 1:
- Gọi HS đọc văn bản theo từng phần nội dung văn bản - tóm tắt nội dung từng
phần và chia bố cục văn bản.
- HS tóm tắt nội dung chính từng phần.
- Chia bố cục:
+ Đoạn 1: Lúc mới gặp cha.
+ Đoạn 2: Những ngày ở nhà.
+ Đoạn 3: Lúc anh Sáu ra đi.
- GV hướng dẫn HS tóm lại toàn bộ sự việc chính. GV đặt câu hỏi giúp HS nắm
được nội dung truyện:
Truyện có những nhân vật nào? Nói về điều gì?
+ Anh Sáu ra đi lúc Thu bao nhiêu tuổi?
+ Sau bao nhiêu năm anh mới gặp lại con?
+ Thái độ của Thu đối với cha như thế nào? Vì sao Thu lại đối xử với cha như thế?
+ Khi nghe ngoại giải thích, Thu nhận cha như thế nào trước lúc ra đi?
- HS trả lời các câu hỏi gợi ý này sẽ tóm tắt được nội dung cốt truyện.
- HS trả lời câu hỏi:
" Mở đầu thế nào?
" Diễn biến ra sao?
" Kết thúc thế nào?
Tóm tắt truyện. - HS trả lời theo câu hỏi tóm tắt nội dung truyện.
" Anh Sáu vừa gặp con.
" Những ngày anh ở nhà.
" Lúc anh ra đi.
Bước 2: Phân tích - đánh giá
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách tổ chức, kết cấu truyện.
- Tình huống truyện được xây dựng thế nào? Cốt truyện ra sao?
Định hướng phân tích - HS dựa vào nội dung truyện trả lời:
" bất ngờ, tự nhiên, hợp lý
" đơn giản
- câu chuyện diễn ra xoay quanh những nhân vật nào?
- Tác giả xây dựng nhân vật người con (bé Thu) theo diễn biến nào? (mới gặp -
những ngày ở nhà xa cha). - Cha (anh Sáu)
- Con (bé Thu)
- Diễn biến tâm lý của bé Thu được thể hiện qua thái độ và hành động của Thu đối
với anh Sáu qua hai giai đoạn.
" Trước khi nhận anh Sáu là cha: ngơ ngác, lạ lùng, mặt tái đi, kêu thét lên "Má!
Má!".
" Những ngày ở nhà: bé Thu thờ ơ, lạnh lùng, bướng bỉnh: cơm xôi không nhờ anh
Sáu chắt; hất tung trứng cá ra khỏi chén; anh Sáu đánh Thu chèo xuồng qua nhà Ngoại.
Ương ngạnh, bướng bỉnh.
- Qua đó, em hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật bé Thu HS thảo luận nhóm.
GV đúc kết ý ==> chuyển sang nhân vật người cha.
Tính cách nhân vật anh Sáu phát triển và thay đổi như thế nào đối với con? -
HS: ương ngạnh, đáng thương, yêu thương cha mãnh liệt…
- HS tìm và gạch dưới các chi tiết SGK.
+ Khi vừa gặp con
+ Những ngày ở nhà
+ Khi lên đường
+ Lúc ở chiến khu + Buồn, hụt hẫng khi thấy con sợ hãi bỏ đi (dẫn
chứng).
+ Cố gần gũi, vỗ về con, mong con gọi tiếng Ba (dẫn chứng).
+ Anh sung sướng khi Thu nhận cha (dẫn chứng).
+ Ông luôn nhớ con và làm chiếc lược bằng ngà cho con (dẫn chứng).
- GV đúc kết các chi tiết và diễn giảng.
- GV đặt câu hỏi HS trình bày cảm nhận của mình về nhân vật Anh Sáu.
- GV đặt câu hỏi nâng cao cảm xúc HS - Hiểu gì về cuộc sống con người trong
chiến tranh? Thái độ ra sao?
Câu hỏi thảo luận. HS trình bày cảm nhận:
+ Yêu thương con sâu sắc
+ Người cha đáng kính
+ Một người cán bộ cách mạng hy sinh vì đất nước…
+ Mất mát, hy sinh…
+ Căm ghét chiến tranh.
HOẠT ĐỘNG 3: Tổng hợp
- Chi tiết trong tác phẩm làm em xúc động nhất?
- Em có thích câu chuyện này không? Tại sao?
- Tình huống bất ngờ
- Miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật thành công.
- Em hiểu thế nào về ý nghĩa nhan đề "Chiếc lược ngà"?
HS giải thích qua cảm nhận, GV chốt ý thành chủ đề tác phẩm. - Ngôn ngữ tự
nhiên - màu sắc Nam Bộ.
- Cuộc sống tình cảm người trong chính trị.
- Tình phụ tử thiêng liêng.
2.4.4. Văn bản Những ngôi sao xa xôi (trích) - tác giả Lê Minh Khuê
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI (Lê Minh Khuê)
A/- CHUẨN BỊ Ở NHÀ:
GV hướng dẫn HS đọc phần văn bản trong SGK và tóm tắt những nội dung chính theo
từng phần của văn bản.
+ Truyện kể về những nhân vật nào? Kể về điều gì? Nhân vật nào là chính?
+ Tìm những chi tiết thể hiện tính cách của mỗi nhân vật?
+ Nhân vật chính được tác giả miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về tính cách,
hành động của nhân vật?
+ Những thành công tiêu biểu về nghệ thuật?
" HS kết hợp SGK để soạn bài.
B/- HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HOẠT ĐỘNG 1: Đọc - tìm hiểu yếu tố ngoài văn bản
- GV hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu về tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, -
HS đọc và dựa vào tiểu dẫn nêu những nét chính về cuộc đời, sự
thể loại.
- GV chốt ý phong cách nhà văn.Hoàn cảnh sáng tác: tác giả viết khi nào? nghiệp
văn chương, đề tài.
- HS xem năm sáng tác
viết trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
- GV yêu cầu HS cho biết thể loại - Truyện ngắn
HOẠT ĐỘNG 2: GV hướng dẫn HS đọc - tìm hiểu văn bản
Bước 1: Văn bản dài GV gọi HS đọc văn bản theo từng phần nội dung văn bản và tóm
tắt nội dung chính chia bố cục văn bản
- HS tóm tắt nội dung chính từng phần chia bố cục
- GV hướng dẫn HS tóm lại toàn bộ nội dung, sự việc chính bằng các câu hỏi gợi ý.
" Truyện có những nhân vật nào?
" Kể về điều gì?
" Công việc đó ra sao? Tinh thần và thái độ họ làm việc như thế nào?
" Nhân vật nào em thích nhất?
" Em hãy kể một vài nét về nhân vật này?
" Trở về đời thường tình cảm họ ra sao?
" Nho, Thao, Phương Định.
" Làm công việc phá bom.
" Cực kì nguy hiểm; bất chấp gian khổ, rất dũng cảm.
" Phương Định.
" Hoàn thành nhiệm vụ; họ lạc quan yêu đời, yêu quê hương…
- HS trả lời câu hỏi:
" Mở đầu thế nào?
" Diễn biến ra sao?
" Kết thúc thế nào?
Tóm tắt truyện HS trả lời các câu hỏi Tóm tắt nội dung truyện
" Kể về ba cô gái thanh niên thuộc tổ trinh sát mặt đường.
" Sự dũng cảm của họ trong một lần phá bom.
" Sau trận chiến họ trở về với cuộc sống đời thường.
Bước 2: Phân tích - đánh giá
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách tổ chức, kết cấu truyện.
- GV cho HS nhận xét về ngôi kể trong truyện này? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy
có tác dụng như thế nào? - HS phát biểu
" Trần thuật ngôi thứ nhất, người kể chuyện cũng là nhân vật chính.
Tác dụng: tạo điều kiện thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, những
cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật.
- Truyện xoay quanh những nhân vật nào? Nhân vật chính là ai?
- Tác giả miêu tả các cô gái có những nét chung nào? - Phương Định, Nho,
Thao
- Phương Định (nhân vật chính)
- HS đọc văn bản và tìm những nét chung (tuổi đời còn rất trẻ, cùng chung tổ trinh
sát có hoàn cảnh sống
chiến đấu giống nhau, tinh thần dũng cảm, có trách nhiệm đối với công việc).
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu những nét riêng về tính cách, ngoại hình của nhân
vật? - HS xác định một số chi tiết tiêu biểu của từng nhân vật.
a) Nhân vật chị Thao
" Em hiểu gì về nhân vật chị Thao?
" Đội trưởng, linh hồn của tổ trinh sát; sợ máu, thích thêu từng trải, bình tĩnh, nữ
tính.
b) Nhân vật Nho
" Nét đáng yêu của Nho được miêu tả như thế nào?
" Trẻ trung, cổ tròn… mát mẻ như một que kem trắng hồn nhiên đáng yêu.
c) Nhân vật Phương Định
" Nhân vật Phương Định được tác giả giới thiệu như thế nào?
" Em hãy nhận xét về nhân vật này?
" Tỉ mỉ, cụ thể hơn (quê: Hà Nội; mái tóc: dài, cổ, mắt có cái nhìn xa xăm; cá tính:
thích hát, không vồn vã).
" Nhạy cảm, hồn nhiên, mơ mộng, kín đáo.
" Trong cuộc sống thường nhật là như thế, còn trong công việc của " HS tìm
chi tiết (đến gần quả bom; không sợ… không đi khom; cẩn
mình, Phương Định biểu hiện ra sao (phá bom)? thận bỏ gói thuốc… khỏa đất… chạy
lại chỗ núp; …liệu mìn có nổ không?)
" Nêu suy nghĩ của em về những hành động của Phương Định? " Dũng
cảm, ý thức trách nhiệm, sẵn sàng hi sinh.
- GV cho HS thảo luận nhóm từ các nhân vật trên, nêu cảm nhận của em về thế hệ
trẻ VN thời kỳ chống Mỹ? - HS thảo luận nhóm
" Các nhóm trình bày ý kiến của nhóm, tổ.
- GV chốt lại các ý chính xoáy vào chủ đề tác phẩm.
" Tư tưởng chủ đạo của tác phẩm? - Trẻ, dũng cảm, có tinh thần trách
nhiệm, sẵn sàng hi sinh vì đất nước…
HOẠT ĐỘNG 3: Tổng hợp
- GV gọi HS giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm.
- GV nâng cao cảm nhận của HS về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
" Từ ý nghĩa nhan đề của truyện, theo em nhà văn đã thể hiện được vẻ đẹp gì của
những cô gái thanh niên xung phong? Qua đó, em có suy nghĩ gì về họ?.
" Truyện viết có thực tế không? Điều gì làm cho em ấn tượng nhất? - HS
giải thích qua sự hiểu biết, cảm nhận riêng cá nhân (tác giả đã mượn hình ảnh những ngôi
sao luôn tỏa sáng trên bầu trời, hay đó chính là hình ảnh đẹp tỏa sáng của những cô gái từ
những điều xa xôi của đất nước như Phương Định, Nho, chị Thao phải rời quê vào tận
Trường Sơn để tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mĩ. Điều kiện sống, chiến đấu, làm
việc cực kì khó khăn nguy hiểm thế mà họ vẫn lạc quan, yêu đời, hoàn thành tốt
- nhiệm vụ. Phẩm chất yêu nước, tinh thần chiến đấu, sẵn sàng hi sinh của
họ luôn tỏa sáng, cao đẹp như những vì sao sáng trên bầu trời).
HS phát biểu (ngôi kể, lời kể, miêu tả, xây dựng tính cách nhân vật…)
- GV chốt lại ý chính và HS đọc phần ghi nhớ.
Chương 3: THỰC NGHIỆM
3.1. Nhiệm vụ của thực nghiệm
Thực nghiệm nhằm kiểm chứng, đánh giá chất lượng và hiệu quả của phương pháp dạy
đọc - hiểu và khả năng thích ứng của HS với phương pháp dạy học này, đồng thời nhận
xét tính ứng dụng của đề tài có ý nghĩa thực tiễn như thế nào trong giai đoạn dạy học hiện
nay.
3.2. Yêu cầu chọn đối tượng thực nghiệm
Chọn địa bàn thực nghiệm:
Hiện nay, phương pháp dạy học đọc - hiểu đã được vận dụng một cách chính thức trong
nhà trường phổ thông. Đó là một điều thuận lợi cho việc thực nghiệm.
Chúng tôi chọn trường THCS Lam Sơn (nơi đang công tác) vì muốn có một sự đánh giá
trên diện rộng với nhiều loại đối tượng học sinh để kết quả mang tính khách quan và
thuyết phục hơn, vì đây là trường tập trung đủ thành phần học sinh (Lam Sơn là trường
công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính, điểm đầu vào thấp - hệ bán công - nhưng
một số học sinh có điểm xét tuyển hệ công lập đã tự nguyện vào học nên trường có hai
đối tượng giỏi, khá rất rõ rệt và được chia lớp theo hai đối tượng này).
Bài dạy thực nghiệm (4 bài của lớp 9)
¢ Bài 13: Làng (trích) - tác giả Kim Lân - trang 162 (tập I)
¢ Bài 14: Lặng lẽ SaPa (trích) - tác giả Nguyễn Thành Long - trang 180 (tập I)
¢ Bài 15: Chiếc lược ngà (trích) - tác giả Nguyễn Quang Sáng - trang 195 (tập I)
¢ Bài 28: Những ngôi sao xa xôi (trích) - tác giả Lê Minh Khuê - trang 113 (tập II)
Chọn giáo viên thực nghiệm:
Chọn ngẫu nhiên trong số những giáo viên đang dạy khối 9 với yêu cầu có ít nhất từ ba
năm kinh nghiệm giảng dạy trở lên. Với yêu cầu này chúng tôi đã chọn được các giáo
viên sau: cô Bùi Thị Hoài Hương, cô Phạm Thị Vụ, cô Trần Nguyệt Trinh, thầy Nguyễn
Thành Phương.
Chọn học sinh thực nghiệm:
Chúng tôi chọn học sinh lớp 9T1, 9A1, 9A3, 9A4, 9A7, 9A8. Học sinh lớp 9T1, 9A1 là
HS giỏi. Học sinh lớp 9A3, 9A4 là HS khá. Còn lớp 9A7, 9A8 là HS trung bình.
Kế hoạch thực nghiệm:
Thực nghiệm tiến hành trong năm học 2007-2008 theo phân phối chương trình và qui
trình gồm năm bước:
" Bước 1: gặp gỡ giáo viên dạy thực nghiệm: nêu nhiệm vụ, giao tài liệu thực
nghiệm.
" Bước 2: giáo viên cả hai lớp (thực nghiệm và đối chứng) tiến hành dạy các tác
phẩm thực nghiệm. Chúng tôi dự giờ các tiết dạy ở lớp thực nghiệm.
" Bước 3: kiểm tra chất lượng học sinh sau mỗi tiết học (kể cả các lớp không dạy
thực nghiệm).
" Bước 4: thống kê, phân tích và xử lý kết quả thực nghiệm.
" Bước 5: nhận xét về kết quả thực nghiệm sư phạm.
3.3. Tổ chức thực nghiệm
3.3.1. Giao nhiệm vụ thực nghiệm
Sau khi đã thống nhất kế hoạch thực nghiệm, chúng tôi gởi những bản thiết kế các hoạt
động dạy đọc - hiểu cho giáo viên dạy thực nghiệm nghiên cứu, trao đổi để thống nhất
kiến thức, cách thức triển khai bài dạy. Đặc biệt, cần nhấn mạnh phương pháp đọc - hiểu
trong giờ học. Chúng tôi cũng thống nhất và biên soạn, cung cấp cho giáo viên những câu
hỏi kiểm tra của cả bốn bài dạy thực nghiệm. Các lớp thực nghiệm làm kiểm tra khoảng
15 phút sau cuối mỗi bài học chung một hệ thống câu hỏi. Bài kiểm tra này có thể lấy làm
cột điểm kiểm tra 15 phút trong kết quả học tập của học sinh.
3.3.2. Theo dõi tiến trình giờ dạy tác phẩm thực nghiệm
Trong những tiết dạy thực nghiệm, ngoài dự giờ và ghi nhận lại tiến trình của giờ dạy
bằng các biên bản dự giờ với các nhận xét và thông tin cơ bản như: không khí lớp học, số
câu hỏi của giáo viên nêu, số học sinh phát biểu, chất lượng phát biểu, thái độ học tập của
học sinh, chúng tôi đã tiến hành ghi hình hai tiết dạy văn bản Chiếc lược ngà (Nguyễn
Quang Sáng); Làng (Kim Lân) và hai bài còn lại soạn giảng bằng giáo án điện tử là Lặng
lẽ SaPa (Nguyễn Thành Long); Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê).
Sau mỗi tiết dạy thực nghiệm đều có trao đổi, góp ý rút kinh nghiệm với nhau giữa các
giáo viên dạy thực nghiệm.
3.4. Nhận xét kết quả thực nghiệm
3.4.1. Nhận xét quá trình chuẩn bị và giảng dạy của GV
GV dạy đúng đặc trưng bộ môn, biết cách dẫn dắt HS tìm ý. GV thành công trong việc
vận dụng phương pháp dạy đọc - hiểu, gợi được không khí tranh luận, kích thích được
khả năng tư duy của HS, giảm bớt được việc đọc - chép.
Tuy nhiên, hoạt động thảo luận đòi hỏi GV phải bản lĩnh, xử lý tình huống khéo léo để
hoạt động thảo luận có chất lượng và tránh mất thời gian. GV cần đầu tư chuẩn bị một số
câu hỏi kiểm tra việc đọc ở nhà của HS, các câu hỏi gợi ý và phương án trả lời để dẫn dắt
HS hiểu tác phẩm.
3.4.2. Nhận xét quá trình học tập của lớp thực nghiệm
Qua các tiết dạy, chúng tôi nhận thấy sự chuẩn bị ở nhà của HS rất tốt (thể hiện qua phát
biểu của HS), giờ học phát huy được khả năng tự làm việc, tranh luận, thảo luận, trao đổi
nhóm, tự ghi bài. HS học tập tích cực, hứng thú trong giờ học, phát biểu của HS thể hiện
cảm xúc riêng của cá nhân.
Trong quá trình kiểm tra phần đọc, một số HS chưa có kỹ năng tóm tắt tác phẩm, khâu
chuẩn bị ở nhà chưa được quan tâm đúng mức, một số câu hỏi về nghệ thuật của tác
phẩm các em còn lúng túng, trả lời chưa sâu. Ngoài ra, trong quá trình thảo luận, không
khí lớp sôi nổi nhưng còn ồn.
Qua những tiết dự giờ, chúng tôi nhận thấy HS hoàn toàn có khả năng tự lực tìm hiểu nội
dung, tìm kiếm tri thức với sự dẫn dắt của GV, đặc biệt đa số HS đều có khả năng trình
bày quan điểm của mình trước lớp. Có thể thấy cách dạy học này đã giúp HS từng bước
rèn luyện khả năng tự học, biết tự khẳng định mình. Kết quả rõ nét nhất có thể thấy ở dạy
học theo hướng đọc - hiểu.
3.4.3. Kết quả thực nghiệm
Bảng 3.1. Bài Làng - Kim Lân
Lớp Số bài KT Xếp loại
Giỏi (9 - 10) Khá (7 - 8) TB (5 - 6) Yếu (3 - 4) Kém (0 - 2)
SL % SL % SL % SL % SL %
9T1 49 18 36.7 26 53.1 5 10.2 / / / /
9A1 52 20 38.5 26 50.0 6 11.5 / / / /
9A3 48 12 25.0 21 43.8 12 25.0 3 6.3 / /
9A4 52 14 26.9 26 50.0 8 15.4 4 7.7 / /
9A7 47 4 8.5 28 59.6 10 21.3 5 10.6 / /
9A8 45 3 6.7 27 60.0 10 22.2 5 11.1 / /
TC 293 71 24.2 154 52.6 51 17.4 17 5.8 / /
Bảng 3.2. Tổng hợp so sánh kết quả giữa
lớp thực nghiệm và lớp không thực nghiệm
Xếp loại Thực nghiệm
(293 bài) Không thực nghiệm
(271 bài) Tỉ lệ đạt được
của thực nghiệm
SL % SL % Tăng >
Giảm < SL %
Giỏi 71 24.2 65 23.7 > 6 0.5
Khá 154 52.6 128 46.7 > 26 5.9
TB 51 17.4 54 19.7 < 3 2.3
Yếu 17 5.8 27 9.9 < 10 4.1
Kém / / / / / / /
Bảng 3.3. Bài Lặng lẽ SaPa - Nguyễn Thành Long
Lớp Số bài KT Xếp loại
Giỏi (9 - 10) Khá (7 - 8) TB (5 - 6) Yếu (3 - 4) Kém (0 - 2)
SL % SL % SL % SL % SL %
9T1 49 20 40.8 25 51.0 4 8.2 / / / /
9A1 52 22 42.3 25 48.1 5 9.6 / / / /
9A3 48 13 27.1 23 47.9 12 25.0 / / / /
9A4 52 10 19.2 27 51.9 13 25.0 2 3.9 / /
9A7 47 3 6.4 26 55.3 16 34.0 2 4.3 / /
9A8 45 6 13.3 24 53.3 12 26.7 3 6.7 / /
TC 293 74 25.3 150 51.2 62 21.2 7 2.4 / /
Bảng 3.4. Tổng hợp so sánh kết quả giữa
lớp thực nghiệm và lớp không thực nghiệm
Xếp loại Thực nghiệm
(293 bài) Không thực nghiệm
(274 bài) Tỉ lệ đạt được
của thực nghiệm
SL % SL % Tăng >
Giảm < SL %
Giỏi 74 25.3 57 20.8 > 17 4.5
Khá 150 51.2 157 50.0 > 13 1.2
TB 62 21.2 68 24.8 < 6 3.6
Yếu 7 2.4 12 4.4 < 5 2.0
Kém / / / / / / /
Bảng 3.5. Bài Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng
Lớp Số bài KT Xếp loại
Giỏi (9 - 10) Khá (7 - 8) TB (5 - 6) Yếu (3 - 4) Kém (0 - 2)
SL % SL % SL % SL % SL %
9T1 49 23 46.9 22 44.9 4 8.2 / / / /
9A1 52 27 51.9 22 42.3 3 5.8 / / / /
9A3 48 14 29.2 22 45.8 12 25.0 / / / /
9A4 52 24 46.2 18 34.6 10 19.2 / / / /
9A7 47 7 14.9 28 59.6 9 19.2 3 6.4 / /
9A8 45 8 17.8 26 57.8 7 15.6 4 8.9 / /
TC 293 103 35.2 138 47.1 45 15.4 7 2.4 / /
Bảng 3.6. Tổng hợp so sánh kết quả giữa
lớp thực nghiệm và lớp không thực nghiệm
Xếp loại Thực nghiệm
(293 bài) Không thực nghiệm
(274 bài) Tỉ lệ đạt được
của thực nghiệm
SL % SL % Tăng >
Giảm < SL %
Giỏi 103 35.2 96 35.0 > 7 0.2
Khá 138 47.1 109 39.8 > 29 7.3
TB 45 15.4 60 21.9 < 15 6.5
Yếu 7 2.4 9 3.2 < 2 0.8
Kém / / / / / / /
Bảng 3.7. Bài Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê
Lớp Số bài KT Xếp loại
Giỏi (9 - 10) Khá (7 - 8) TB (5 - 6) Yếu (3 - 4) Kém (0 - 2)
SL % SL % SL % SL % SL %
9T1 49 10 20.4 35 71.4 4 8.2 / / / /
9A1 52 12 23.1 32 61.5 8 15.4 / / / /
9A3 48 9 18.8 27 56.3 10 20.8 2 4.2 / /
9A4 52 7 13.5 31 59.6 9 17.3 5 9.6 / /
9A7 47 4 8.5 27 57.5 10 25.5 6 12.8 / /
9A8 45 5 11.1 15 33.3 18 40.0 7 15.6 / /
TC 293 47 16.0 167 57.0 59 20.1 20 6.8 / /
Bảng 3.8. Tổng hợp so sánh kết quả giữa
lớp thực nghiệm và lớp không thực nghiệm
Xếp loại Thực nghiệm
(293 bài) Không thực nghiệm
(274 bài) Tỉ lệ đạt được
của thực nghiệm
SL % SL % Tăng >
Giảm < SL %
Giỏi 47 16.0 41 15.0 > 7 1.4
Khá 167 57.0 150 54.7 > 14 1.3
TB 59 20.1 61 22.3 < 2 2.2
Yếu 20 6.8 22 8 < 2 1.2
Kém / / / / / / /
Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả 4 bài của
lớp thực nghiệm và lớp không thực nghiệm
Đối tượng Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
Thực nghiệm
(1172 bài) 295 26.2 609 52.0 217 18.5 51 4.4 / /
Không
thực nghiệm
(1096 bài) 259 23.6 524 47.8 243 22.2 70 6.4 / /
Bảng 3.10. Tổng hợp so sánh kết quả giữa 4 bài
của lớp thực nghiệm và lớp không thực nghiệm
Xếp loại Thực nghiệm
(1172 bài) Không thực nghiệm
(1096 bài) Tỉ lệ đạt được
của thực nghiệm
SL % SL % Tăng >
Giảm < SL %
Giỏi 295 26.2 259 23.6 > 36 2.6
Khá 609 52.0 524 47.8 > 85 4.2
TB 217 18.5 243 22.2 < 26 3.7
Yếu 51 4.4 70 6.4 < 19 2.0
Kém / / / / / / /
Bảng 3.11. Xếp loại đánh giá kết quả 4 bài của
lớp thực nghiệm và lớp không thực nghiệm
Đối tượng Đạt loại khá giỏi Đạt từ TB trở lên Loại yếu kém
SL % SL % SL %
Thực nghiệm
(1172 bài) 904 77.1 1121 95.6 51 4.4
Không
thực nghiệm
(1096 bài) 783 71.4 1026 93.6 70 6.4
Nhận xét đánh giá:
Kết quả khảo sát cho thấy kết quả qua đánh giá HS bài dạy thực nghiệm cao hơn các lớp
không dạy thực nghiệm.
Tỉ lệ bài đạt điểm kiểm tra khá giỏi là 77.1%, bài từ trung bình trở lên là 95.6%, bài yếu
kém là 4.4%. Trong khi đó, tỉ lệ khá giỏi của các lớp không dạy thực nghiệm là 71.4%,
bài đạt tỉ lệ trung bình trở lên là 93.6%, tỉ lệ yếu kém là 6.4%.
Kết quả thực nghiệm cho thấy dạy truyện ngắn hiện đại VN theo hướng đọc - hiểu cho
kết quả cao hơn. Bài dạy theo hướng đọc - hiểu đã phát huy được tính chủ động tích cực
sáng tạo của học sinh, nâng cao hiệu quả của giờ giảng văn ở trường trung học cơ sở. Các
em về nhà chuẩn bị kỹ những câu hỏi trong sách giáo khoa, khi giáo viên đặt câu hỏi thảo
luận thì tích cực thảo luận nhóm và chủ động giơ tay phát biểu ý kiến của mình làm cho
giờ học sôi nổi, tích cực và đảm bảo thời gian như qui định. Tuy nhiên, đối với những lớp
trung bình yếu, học sinh còn thụ động, giải quyết vấn đề chưa sâu và chưa triệt để. Giáo
viên phải gợi ý thêm, mất thời gian.
Nhìn chung, dạy truyện ngắn hiện đại VN theo phương pháp đọc - hiểu đã đáp ứng được
yêu cầu đề ra và phát huy được tính tích cực, năng động, sáng tạo của học sinh, đáp ứng
được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở bộ môn Ngữ văn.
KẾT LUẬN
Phương pháp dạy đọc - hiểu văn bản ở trường THCS có vị trí quan trọng đặc biệt và có
nhiệm vụ khá nặng nề trong hoạt động dạy - học môn Ngữ Văn. Dạy văn học là truyền
thụ cái đẹp thẩm mỹ, uốn nắn nhân cách làm người… cho đối tượng là học sinh sắp bước
vào đời. Để có một bài giảng đạt yêu cầu, người giáo viên phải nắm được những việc làm
cụ thể khi chuẩn bị một tiết dạy.
Tuy nhiên, một bài giảng thành công còn lệ thuộc bởi nhiều yếu tố khác như phương
pháp tiếp cận, truyền thụ tác phẩm; năng lực sư phạm của người thầy…
Trong những thể loại văn học, truyện ngắn chiếm một vị trí khá đặc biệt. Truyện ngắn là
một thể loại khó viết, là thử thách nghệ thuật đối với nhà văn, đòi hỏi người viết phải lựa
chọn, dồn nén chi tiết, sự kiện để tập trung thể hiện một khoảnh khắc nào đó của đời
sống. Truyện ngắn mang rất rõ cái chất của người viết, là điều kiện rất tốt để nhà văn bộc
lộ rõ chủ đề mà mình theo đuổi. Một truyện ngắn hay là truyện ngắn trong đó người đọc
bắt gặp vẻ đẹp lung linh, tiềm ẩn những tư tưởng triết lý nhân văn về cuộc sống, con
người và những giá trị thẩm mỹ sâu sắc. Là một thể loại tự sự, truyện ngắn khác với các
thể loại khác ở dung lượng, ở tính chất. Người giáo viên phải nắm thật chắc những đặc
trưng của thể loại này, đồng thời kết hợp với những yêu cầu cụ thể về mặt phương pháp
của một tiết dạy đọc - hiểu để có một bài giảng tương đối hoàn chỉnh về nội dung cũng
như phương pháp.
Trong quá trình thực hiện bài giảng, giáo viên phải kết hợp với các phương pháp giảng
dạy một cách hiệu quả. Hiện nay, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ nặng
nề và khó khăn của giáo viên và học sinh, nhất là ở bộ môn Ngữ văn. Kinh nghiệm giảng
dạy thực tế trong những năm qua cho thấy rằng để đạt hiệu quả giáo dục tốt nhất nên vận
dụng linh hoạt cả phương pháp dạy truyền thống (thuyết giảng) đã tồn tại bao lâu nay với
vấn đề đổi mới phương pháp hiện nay nhằm phát huy tính chủ động tích cực của học
sinh, giúp học sinh chủ động, sáng tạo trong giờ học.
Phương pháp dạy đọc - hiểu là phương pháp dạy học mà giáo viên sẽ tổ chức hướng dẫn
cho học sinh bám sát vào những yếu tố trong văn bản, tìm hiểu các yếu tố ngoài văn bản
cũng như thao tác liên hệ so sánh giúp cho học sinh tự khám phá vấn đề. Trong phương
pháp này học sinh là trung tâm của quá trình giảng dạy, học sinh tự mình tìm tòi phát
hiện vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn
cho học sinh tự đi tìm kiến thức chứ không phải truyền thụ thông tin như các phương
pháp dạy truyền thống nữa.
Phương pháp dạy đọc - hiểu được vận dụng dựa trên đặc trưng bộ môn và đặc điểm tiếp
nhận của đối tượng học sinh. Sử dụng phương pháp dạy đọc - hiểu vào giảng dạy các tác
phẩm văn chương trong chương trình Ngữ văn sẽ góp phần phát huy được tính tích cực
chủ động sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên, khi giảng dạy theo hướng này giáo viên cần
lưu ý một vài khó khăn, nếu GV không đủ bản lĩnh tiết dạy sẽ khó thành công. Phương
pháp dạy đọc - hiểu chủ yếu tổ chức hướng dẫn cho học sinh tìm kiếm kiến thức dưới
hình thức câu hỏi, thảo luận nhóm, và phát biểu ý kiến nên giờ dạy khó chủ động về thời
gian. Học sinh có thể có nhiều ý kiến bất ngờ, giáo viên phải khéo léo hướng dẫn học
sinh vào những điểm mấu chốt. Đồng thời, phương pháp dạy đọc - hiểu rất chú trọng hoạt
động của học sinh nên bản thân học sinh phải có sự tìm hiểu và chuẩn bị bài trước ở nhà.
Học sinh có thể chuẩn bị dựa vào những câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài hay hệ
thống câu hỏi giáo viên cho trước.
Qua việc vận dụng phương pháp dạy đọc - hiểu vào dạy học tác phẩm văn chương, chúng
tôi xin có một số ý kiến nhận xét:
Những thuận lợi và khó khăn khi giảng dạy truyện hiện đại:
* Thuận lợi:
+ Nội dung các truyện rất gần gũi đối với đời sống, xã hội nên các em dễ dàng tiếp
thu, cảm thụ, nắm bắt tác phẩm. Đó là tình cảm cha con trong hoàn cảnh éo le trắc trở do
chiến tranh gây ra. Đó là lòng yêu làng, yêu nước thiết tha. Đó là lòng dũng cảm, vượt
qua mọi nguy hiểm, khó khăn quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ vẫn hồn nhiên yêu đời của
các cô gái thanh niên xung phong. Đó là niềm đam mê với công việc, đi bất cứ nơi đâu
khi Tổ Quốc cần để lao động xây dựng đất nước…
+ Ba trong bốn truyện xây dựng được tình huống đặc sắc, tạo sự cuốn hút, lôi cuốn
học sinh.
+ Độ dài của các truyện vừa phải, dung lượng kiến thức đáp ứng được sự tiếp thu
của học sinh.
* Khó khăn:
+ Có truyện so với hoàn cảnh thực tế hiện nay và lứa tuổi các em khó có thể hình
dung, khái quát hết nội dung cần chuyển tải.
VD: Truyện Những ngôi sao xa xôi: thời lượng có hạn, tranh ảnh hạn chế, giáo viên chỉ
có thể cung cấp những lượng kiến thức cơ bản về cảnh phá bom của Phương Định và các
em rất khó hình dung hết được các khốc liệt của chiến tranh hay cảnh phá bom của
Phương Định bởi lẽ các em được sinh ra và lớn lên trong cuộc sống hòa bình.
+ Các truyện được học thường dài nên các em chỉ được tìm hiểu ở các đoạn trích.
Mặc dù giáo viên có tóm tắt các đoạn bị lược bỏ nhưng cá em vẫn khó nắm bắt khái quát
nội dung toàn tác phẩm nếu như không chịu khó tìm tòi, đọc lại tác phẩm.
+ Mặc dù đây là những đoạn trích nhưng vẫn dài so với 90 phút tìm hiểu trên lớp.
Do vậy đòi hỏi các em phải đọc kỹ tác phẩm ở nhà mới có thể tiếp thu bài trên lớp tốt
hơn. Nhưng đối với học sinh lớp thường, các em chưa chủ động soạn bài ở nhà, thậm chí
có soạn chỉ là đối phó. Có những em chưa một lần đọc tác phẩm trước khi đến lớp mà
thời gian đọc trên lớp không có nhiều nên những đối tượng học sinh trên khó có thể tiếp
thu tốt bài học.
Từ đó, chúng tôi xin kiến nghị như sau:
+ Cần cung cấp cho giáo viên thêm những tư liệu, hình ảnh phục vụ cho các bài dạy
này (tư liệu về chiến tranh, một số tranh ảnh minh họa phù hợp với tác phẩm) nhằm giúp
tiết học sinh động, hứng thú hơn.
+ Khi ra đề kiểm tra, tránh chỉ yêu cầu học sinh tái hiện kiến thức mà cần yêu cầu
học sinh có sự suy luận và những phát hiện mới. Có như vậy, giáo viên mới mạnh dạn sử
dụng phương pháp dạy học mới vào tiết dạy của mình và học sinh mới phát huy được
tính tích cực sáng tạo.
Trong quá trình viết luận văn, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do còn hạn hẹp về nhận
thức, thời gian, điều kiện nghiên cứu nên không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót
có nhiều điểm ở phần thiết kế từng bài giảng còn phải suy nghĩ và bàn luận thêm. Luận
văn đã cố gắng vận dụng lý thuyết để thiết kế các truyện, trích đoạn truyện ngắn nhưng
dù sao từ lý thuyết đến thực tế vẫn có những khoảng cách. Đồng thời trong thẩm định
cũng như giảng dạy văn chương, một tác phẩm, một vấn đề có thể có nhiều cách cảm
nhận, phân tích khác nhau, bằng nhiều phương pháp khác nhau, vì vậy, luận văn này đề
nghị một số hướng, một số cách giảng dạy tác phẩm truyện ngắn HĐVN theo hướng đọc
- hiểu. Chúng tôi không dám nói đây là một cách tiếp cận duy nhất mà còn có nhiều cách,
nhiều hướng tiếp cận khác nữa. Trên cơ sở tiếp thu thành tựu của những người đi trước,
luận văn này là những suy nghĩ, thể nghiệm của người viết về vấn đề đã nêu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn An (Chủ biên - 1996), Lý luận dạy học, Trường ĐHSP.
2. Nguyễn Đức Ân (2000), Đổi mới dạy học tác phẩm văn chương ở trường THPT,
Trường ĐHSP Tp.HCM.
3. Nguyễn Bá (Chủ biên - 1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo Dục - Hà
Nội.
4. Bộ GD&ĐT (2005), Tài liệu BDGV dạy SGK lớp 9 môn Ngữ văn, Hà Nội.
5. Bộ GD&ĐT (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp
10 THPT, Ngữ văn nâng cao, Hà Nội.
6. Bộ GD&ĐT (2008), Tài liệu tập huấn GV cốt cán môn Ngữ văn THCS, Hà Nội.
7. Nguyễn Viết Chữ (2003), Phương pháp dạy học tác phẩm văn học theo loại thể,
Nxb Hà Nội.
8. Trần Thanh Đạm, Trần Đăng Mạnh, Phương Lưu, Môn Văn và Tiếng Việt (Tài
liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên).
9. Trần Thanh Đạm, Huỳnh Ly, Hoàng Như Mai, Phan Sĩ Tân, Đàm Gia Cẩn
(1971), Vấn đề giảng dạy văn học theo loại thể, Nxb Giáo dục.
10. Nguyễn Văn Đường (2003), "Tích hợp trong giảng dạy Ngữ văn bậc THCS", (Hội
thảo khoa học những nhà nghiên cứu Ngữ văn trẻ), tr.338, Đại học Sư phạm Hà Nội.
11. Nguyễn Văn Đường (chủ biên - 2005), Thiết kế bài giảng Ngữ văn THCS lớp 9
(tập 1), Nxb Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Đường (chủ biên - 2005), Thiết kế bài giảng Ngữ văn THCS lớp 9
(tập 2), Nxb Hà Nội.
13. G.N PÔXPÊLÔP (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo Dục Hà Nội.
14. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển văn học, Nxb Giáo
dục Hà Nội.
15. Hoàng Ngọc Hiến (1999), Văn học và học văn, Nxb Văn học Hà Nội.
16. Nguyễn Thanh Hùng (2000), Hiểu văn dạy văn, Nxb Giáo Dục Hà Nội.
17. Nguyễn Thanh Hùng, Đọc và tiếp nhận văn chương, Nxb Giáo dục.
18. Phạm Thị Thu Hương, "Một số nguyên tắc vận dụng thi pháp thể loại vào việc
dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường THPT" (Nội san), tr. 1-2, Đại học Sư phạm
Hà Nội.
19. Phùng Ngọc Kiếm (1998), Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945 - 1975,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
20. Phan Trọng Luận, Văn chương bạn đọc sáng tạo.
21. Phan Trọng Luận, Xã hội Văn học nhà trường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
22. Phan Trọng Luận, Văn học giáo dục thế kỉ XXI, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
23. Phan Trọng Luận (1996), Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ
thông, Nxb Giáo Dục Hà Nội.
24. Phan Trọng Luận, Lê Chí Viễn, Phùng Văn Tửu (1995), Môn Văn và Tiếng Việt
(sách bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên), Nxb Giáo Dục Hà Nội.
25. Phan Trọng Luận (chủ biên - 1999), Phương pháp dạy học văn, Nxb Giáo Dục Hà
Nội.
26. M. BAKHTIN (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Giáo Dục Hà Nội.
27. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn,
Nxb Giáo Dục Hà Nội.
28. Nguyễn Đăng Mạnh (1999), Những bài giảng về tác giả văn học, Nxb Giáo Dục
Hà Nội.
29. Phùng Quí Nhâm (2003), Văn học và văn hóa từ một góc nhìn, Nxb Văn học.
30. Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) và nhiều tác giả (2005), Ngữ văn 6 tập I (tái
bản lần thứ 3), Nxb Giáo dục.
31. Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) và nhiều tác giả (2005), Ngữ văn 9 tập I, Nxb
Giáo dục.
32. Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) và nhiều tác giả (2005), Ngữ văn 9 tập II, Nxb
Giáo dục.
33. Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) và nhiều tác giả (2005), Ngữ văn 9 tập I - Sách
giáo viên, Nxb Giáo dục.
34. Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) và nhiều tác giả (2005), Ngữ văn 9 tập II -
Sách giáo viên, Nxb Giáo dục.
35. Nguyễn Huy Quát, Hoàng Hữu Bồi, Một số đề về phương pháp dạy học văn trong
nhà trường, Nxb Giáo dục.
36. Trần Đình Sử (2001), Đọc văn, học văn, Nxb Giáo Dục Hà Nội.
37. Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam (1987), Lý luận văn học, Nxb
Giáo Dục Hà Nội.
38. Đỗ Ngọc Thống, Đổi mới việc dạy và học môn Ngữ văn ở trung học cơ sở, Nxb
Giáo dục.
39. Nguyễn Thị Thuận (2008), "Vận dụng phương pháp giảng bình trong giờ dạy đọc
- hiểu văn bản", Thế giới trong ta (CĐ 79 - 80), tr. 54 - 55.
40. Trương Thị Bích Thủy (2006), "Tổ chức hoạt động dạy - học văn bản nghị luận
Việt Nam (thế kỉ XX) theo đặc trưng loại thể", Bình luận văn học niên giám 2006, Nxb
Văn hóa Sài Gòn.
41. Từ điển văn học (1983), Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội.
42. Lê Trí Viễn (1982), Suy nghĩ về việc làm trong giảng văn, Tập san người giáo
viên.
43. Luật Giáo dục và Nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thực hành (2005), Nxb
Hà Nội.
44. View Full Version (2007), "Kiến thức và kỹ năng cần thiết để hiểu và cảm thụ các
bài văn hay", tr. 1, Nxb Trẻ.
PHỤ LỤC
(Đính kèm phim, giáo án điện tử)
Giới thiệu các slide tiêu biểu trong giáo án điện tử:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHPPDH028.PDF