Luận văn Một số vấn đề về đảm bảo khả năng thanh toán của công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex Petrolimex Joint-Stock Insurance Company (PJICO)

Việc trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và việc xác định biên khả năng thanh toán tối thiểu không chỉ có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp bảo hiểm mà còn đối với các cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Các quy định của nhà nước về vấn đề này chính là khung pháp lý để các doanh nghiệp bảo hiểm dựa vào đó để điều chỉnh hoạt động kinh doanh. Để các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh thì không thể không kể đến vai trò của các phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ và các phương pháp xác định biên khả năng thanh toán. Các phương pháp này phải xác định được những số liệu phù hợp với từng doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Trên cơ sở những số liệu đó, hiệu quả của hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp đạt được sẽ cao hơn. Thực tế ở Việt Nam hiện nay, các phương pháp này đang trong giai đoạn hoàn thiện, vẫn còn tồn tại các quan điểm khác nhau về vấn đề này, nhiều vấn đề đang được thảo luận để làm rõ. Hy vọng đề tài này sẽ làm rõ được một số vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Đề tài này có thể hoàn thành là do có sự hướng dẫn tận tình của chủ nhiệm bộ môn Kinh tế bảo hiểm TS – Nguyễn Văn Định và sự giúp đỡ nhiệt tình của trưởng phòng bảo hiểm phi hàng hải công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex Phùng Duy Thăng. Song do gặp phải hạn chế về mặt kiến thức, tài liệu và thời gian nên không tránh khỏi những sai sót đáng tiếc trong quá trình thực hiện đề tài.

doc72 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số vấn đề về đảm bảo khả năng thanh toán của công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex Petrolimex Joint-Stock Insurance Company (PJICO), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch hàng. Công ty sẽ xúc tiến mạnh mẽ các chương trình cụ thể để phát triển doanh thu từng nghiệp vụ bảo hiểm, đặc biệt là tập trung phát triển các nhóm khách hàng: Khai thác các đầu mối XNK và các tổng công ty có kim ngạch XNK lớn; phát triển đội tầu PJICO (mục tiêu tăng thêm 10-15 tầu); tăng cường khai thác bảo hiểm cháy năm 2003 đối với khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ; tập trung khai thác các dự án của ngành giao thông, điện lực, dệt may, xi măng, giấy, thép... - Đẩy mạnh công tác đầu tư: + Sang năm 2003 sẽ xúc tiến đầu tư vào một số dự án khả thi: Liên doanh xây dựng khách sạn tại Hạ Long; góp vốn vào công ty cổ phần đầu tư và phát triển đường cao tốc của Bộ Giao thông vận tải; tham gia mua cổ phần của một số công ty cổ phần hoá trong ngành xăng dầu, tiếp tục đầu tư trên thị trường chứng khoán. + Nghiên cứu thành lập công ty bất động sản PJICO, góp vốn xây dựng chung cư tại khu đô thị mới Yên hoà, kinh doanh bất động sản tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. + Đầu tư lợi thế thương mại của khu đất Khánh hoà, hoàn thành việc huy động vốn để tăng vốn điều lệ, tiếp tục thu hồi hết nợ còn tồn động trong những năm trước. - Về hoạt động xây dựng cơ bản: Xúc tiến việc xây dựng trụ sở PJICO tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh để hoàn thành vào năm 2004, xây dựng trụ sở PJICO Cần Thơ, PJICO Quảng Ninh, PJICO Huế. Đầu tư đất cho một số chi nhánh chưa có trụ sở như PJICO Đồng Nai, PJICO Thái Nguyên… - Phát triển hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin trong công ty, coi đây là nhân tố quan trọng nâng cao chất lượng quản lý, điều hành và giải quyết công việc, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, cải tiến phong cách làm việc và nâng cao năng suất lao động, thực hành tiết kiệm chi phí hành chính… - Tổ chức tốt đại hội cổ đông vào tháng 4/2003 (đề ra chiến lược phát triển, sửa đổi điều lệ công ty, quyết định nhân sự nhiệm kỳ III). - Kiện toàn một bước công tác tổ chức bộ máy và cán bộ lãnh đạo xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch quy hoạch và đào tạo cán bộ cho giai đoạn 2003-2005. - Kiện toàn một bước công tác giám định, bồi thường để nâng cao chất lượng dịch vụ chung, tăng cường công tác phòng chống trục lợi bảo hiểm, đảm bảo tỷ lệ bồi thường chung dưới 50%. - Phát triển hệ thống tổng đại lý, đại lý chuyên nghiệp. II/- Vấn đề trích lập dự phòng nghiệp vụ của công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) trong năm tài chính 2002 1/- Các loại dự phòng nghiệp vụ được trích lập Căn cứ vào Nghị định 43/2001/NĐ-CP và Thông tư 72/2001/TT-BTC, vào cuối mỗi niên độ kế toán, công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex đều trích lập cả ba loại dự phòng nghiệp vụ theo quy định đó là : -Dự phòng phí chưa được hưởng (Dự phòng phí) -Dự phòng bồi thường cho các khiếu nại chưa giải quyết (Dự phòng bồi thường). -Dự phòng bồi thường chi các giao động lớn về tổn thất (Dự phòng giao động lớn). Quỹ dự phòng nghiệp vụ của PJICO tăng không ngừng về quy mô theo thời gian, được thể hiện qua bảng số liệu sau. Bảng 05 : Quỹ dự phòng nghiệp vụ của PJICO giai đoạn 1998 – 2002 Năm Dự phòng 1998 1999 2000 2001 2002 Dự phòng phí 25700 22100 28700 35100 45700 Dự phòng bồi thường 17700 33800 47000 56200 73000 Dự phòng giao động lớn 7200 12400 16500 21000 27400 tổng cộng : 50600 68000 92200 112300 146100 Đơn vị : triệu VNĐ (Nguồn:Phòng tổng hợp) Nhận xét : Năm 1998, tổng dự phòng nghiệp vụ của PJICO mới đạt mức 50600 triệu VNĐ, nhưng đến năm 1999 con số tương ứng là 68000 triệu VNĐ tăng 43,4%. Trong các năm 2000, 2001 do tỷ lệ tăng trưởng phí bảo hiểm thấp nên tỷ lệ tăng trưởng quy mô dự phòng nghiệp vụ của PJICO thấp, lần lượt là: 35,6% và 22%. Đặc biệt, trong năm 2002, do tỷ lệ tăng trưởng phí bảo hiểm cao nên tổng dự phòng nghiệp vụ của PJICO đạt mức 146100 triệu VNĐ tăng 30%. 2/- Phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ được áp dụng 2.1- Dự phòng phí chưa được hưởng (Dự phòng phí) Dự phòng phí là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập nhằm thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo. Phương pháp trích lập dự phòng phí được PJICO áp dụng là phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm : -Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ, đường biển, đường sắt và đường hàng không: Bằng 17% của tổng phí bảo hiểm giữ lại thuộc năm tài chính của các nghiệp vụ này. -Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm khác: Bằng 40% của tổng phí bảo hiểm giữ lại thuộc năm tài chính của các nghiệp vụ này. Theo phương pháp này thì mức dự phòng phí mà PJICO cần phải trích lập trong năm 2002 như sau : Bảng 06 : Mức trích lập dự phòng phí của PJICO trong năm tài chính 2002 Đơn vị : triệu VNĐ Nghiệp vụ bảo hiểm Phí bảo hiểm thực giữ lại Kỳ trước chuyển sang Trích trong kỳ NVBH hàng hoá vận chuyển 22740 2527 1340 NVBH khác 106460 32570 9260 tổng cộng : 129200 35100 10600 (Nguồn:Phòng tổng hợp) Nhận xét: Phương pháp này có ưu điểm là tính toán đơn giản, khối lượng khối lượng công việc phải thực hiện ít, nên được hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam sử dụng. Tuy nhiên, phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm chưa loại trừ được phần phí của những hợp đồng mà vào thời điểm kết thúc năm tài chính đã hết hiệu lực. Đó là những hợp đồng có thời hạn nửa năm được ký kết vào nửa đầu của năm (01/01- 30/06); những hợp đồng có thời hạn ba tháng được ký kết vào quý I, II, III; những hợp đồng có thời hạn tháng được ký kết vào các tháng trước tháng cuối của năm tài chính... Bên cạnh đó, phương pháp này chỉ cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm trích lập hợp lý dự phòng phí khi phí bảo hiểm thu được trong năm chính đều đặn theo thời gian.Ta cũng biết rằng, hầu hết các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ đều là các hợp đồng ngắn hạn, thời gian có hiệu lực của hợp đồng thường dưới một năm. Như vậy, đối với các nghiệp vụ bảo hiểm khác ngoài nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá vận chuyển, nếu các hợp đồng bảo hiểm chủ yếu được ký kết vào đầu năm thì mức dự phòng phí trích lập sẽ không tương xứng với phần hiệu lực còn lại của hợp đồng bảo hiểm ở năm tài chính tiếp theo, tức là dự phòng phí trích lập cao hơn mức cần thiết. Ngược lại, nếu các hợp đồng bảo hiểm chủ yếu được ký kết vào cuối năm thì mức dự phòng phí trích lập cũng sẽ không tương xứng với phần hiệu lực còn lại của hợp đồng bảo hiểm ở năm tài chính tiếp theo, tức là mức dự phòng phí trích lập thấp hơn mức cần thiết. Tóm lại, nếu áp dụng phương pháp này thì có thể dẫn đến mức dự phòng phí được trích lập không hợp lý. 2.2/- Dự phòng bồi thường cho các khiếu nại chưa giải quyết (Dự phòng bồi thường) Thông thường dự phòng bồi thường thường được sử dụng để thanh toán cho các tổn thất phát sinh trong những trường hợp sau: a) Các tổn thất đã khiếu nại, thuộc trách nhiệm bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đã xác định được tổng số tiền phải bồi thường nhưng đến cuối năm tài chính vẫn chưa thực hiện chi trả. b) Các tổn thất đã khiếu nại, thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng doanh nghiệp bảo hiểm chưa xác định được tổng số tiền phải bồi thường. c) Các tổn thất đã phát sinh, thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng chưa khiếu nại và cần được doanh nghiệp bảo hiểm ước tính. Tình hình trích lập dự phòng bồi thường tại PJICO trong năm 2002 như sau: +Kỳ trước chuyển sang: 56200 triệu VNĐ. +Phải trích trong kỳ: 16800 triệu VNĐ. +Dư cuối kỳ: 73000 triệu VNĐ. -Dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa giải quyết ở PJICO được trích lập theo phương pháp từng hồ sơ. Theo phương pháp này, mức trích lập được tính trên cơ sở thống kê số tiền bồi thường cho từng hố sơ đã khiếu nại doanh nghiệp bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết. Như vậy, theo số liệu thống kê, mức dự phòng bồi thường được trích lập cho các các tổn thất đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa giải quyết tại PJICO năm 2002 là: 6300 triệu VNĐ. -Dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng chưa khiếu nại ở PJICO tính theo phương pháp thống kê. Theo phương pháp này, mức dự phòng bồi thường được trích lập cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng chưa khiếu nại dựa trên tình hình bồi thường cho các tổn thất này của các năm tài chính liên tiếp trước đó. Như vậy, theo số liệu thồng kê, mức dự phòng bồi thường được trích lập cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng chưa khiếu nại mà PJICO cần trích lập trong năm 2002 là: 10500 triệu VNĐ. Nhận xét : Mặc dù Thông tư 72/2001/TT-BTC có đưa ra phương pháp trích lập dự phòng bồi thường và cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có thể lựa chọn phương pháp trích lập phù hợp, nhưng vẫn còn những điểm chưa rõ ràng. Nên trong thực tế, vẫn tồn tại những quan điểm chưa thống nhất giữa các doanh nghiệp bảo hiểm, giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với các cơ quan điều chỉnh hoạt động bảo hiểm. Có thể chia các vấn đề còn tranh cãi trên trên thành hai quan điểm chủ yếu sau: -Thứ nhất, mức dự phòng bồi thường chỉ được coi là trích lập hợp lý khi đủ để thanh toán cho các tổn thất trong các trường hợp a, b và c. -Thứ hai, mức dự phòng bồi thường chỉ cần trích lập đủ để thanh toán cho các tổn thất trong trường hợp b và c. Theo chế độ kế toán trước đây (ban hành kèm theo Quyết định 1269 TC/QĐ/CĐKT và Thông tư 179/1998/TT-BTC) các khoản chi phí ngay cả khi mới phát sinh như chi bồi thường, chi hoa hồng, chi giám định... và dự phòng nghiệp vụ được tính vào chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và được theo dõi tổng hợp ở bên nợ tài khoản TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm gốc. Nhưng khi tính kết quả kinh doanh hay lợi nhuận trước thuế, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải kết chuyển phần đã thực chi (đã thanh toán) và dự phòng nghiệp vụ. Phần chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (không bao gồm dự phòng nghiệp vụ) phát sinh nhưng chưa thanh toán (bao gồm cả những khoản bồi thường còn phải trả, chưa thanh toán) được coi là chi phí kinh doanh bảo hiểm dở dang và được kết chuyển sang tài khoản TK 154 – Chi phí kinh doanh dở dang. Với phương pháp hạch toán như trên, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ khi trích lập dự phòng bồi thường phải đủ lớn để thanh toán cho các tổn thất phát sinh trong tất cả các trương hợp a, b và c nghĩa là phải tính cả phần dự phòng để bồi thường cho các tổn thất phải trả, khi đó đang được theo dõi ở bên có trên tài khoản TK 331 – Phải trả người bán. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm không tính phần dự phòng bồi thường này để kết chuyển khi tính kết quả kinh doanh thì một mặt doanh nghiệp sẽ không đủ khả năng để thanh toán cho các tổn thất còn phải trả, mặt khác nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí sẽ không được đảm bảo vì phần chi bồi thường phát sinh chưa thanh toán đã bị loại bỏ được chuyển thành chi phí kinh doanh dở dang. Phần chi bồi thường phát sinh chưa thanh toán được chuyển thành chi phí kinh doanh dở dang này phải được thay thế bởi dự phòng bồi thường cho các tổn thất trong trường hợp a. Tuy nhiên, chưa hẳn phần dự phòng bồi thường này đúng bằng chi bồi thường chưa thanh toán được kết chuyển thành chi phí kinh doanh dở dang vì điều này còn phụ thuộc vào phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ mà doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng. Như vậy, từ năm 2001 trở về trước, việc trích lập dự phòng bồi thường theo quan điểm thứ nhất là đúng, đảm bảo cho doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trích lập dự phòng bồi thường một cách hợp lý, kết quả kinh doanh được xác định chính xác. Nếu theo quan điểm thứ nhất thì dự phòng bồi thường của PJICO cần trích lập để thanh toán cho các tổn thất phát sinh trong cả trường hợp a, b và c. Vậy mức dự phòng bồi thường mà PJICO cần trích lập trong năm tài chính 2002 là 16800 triệu VNĐ. Đây là mức dự phòng bồi thường mà thức tế PJICO đã trích lập. Từ năm 2002, khi các doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp bảo hiểm sửa đổi theo Nghị định 150/2001/NĐ-CP thì việc trích lập dự phòng bồi thường theo quan điểm trên không còn phù hợp nữa nhất là khi hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành. Theo Nghị định 43/2001/NĐ-CP và Thông tư 72/2001/TT-BTC doanh thu và chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm được quy định như sau : -Doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong ký sau khi đã trừ đi các khoản phải chi giảm thu phát sinh trong kỳ. -Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ sau khi trừ đi các khoản phải thu giảm chi phát sinh trong kỳ. Với quy định về doanh thu và chi phí của hoạt động kinh doanh bảo hiểm như trên nên trong chế độ kế toán doanh nghiệp bảo hiểm sửa đổi, phần chi phí bồi thường chưa thanh toán không còn được kết chuyển thành chi phí kinh doanh dở dang, mà được kết chuyển hoàn toàn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ vì chi phí kinh doanh hiện nay là chi phí phát sinh chứ không phải là chi phí thực chi như thời điểm trước năm 2001. Tài khoản TK 154 – Chi phí kinh doanh dở dang chỉ còn sử dụng để phản ánh chi phí trực tiếp kinh doanh hoạt động bảo hiểm và hoạt động kinh doanh khác chưa có doanh thu trong năm. Do vậy, khi tính dự phòng bồi thường, nếu doanh nghiệp bảo hiểm trích lập cả phần dự phòng cho các tổn thất còn phải trả trong trường hợp a thì sẽ làm tăng chi phí kinh doanh và việc xác định kết quả kinh doanh không còn chính xác vì đã tính trùng phần chi bồi thường chưa thanh toán. Trong trường hợp này, việc trích lập dự phòng bồi thường theo quan điểm thứ hai là đúng, dự phòng bồi thường chỉ cần trích lập cho các tổn thất trong trường hợp b và c. Phần chi bồi thường cho các tổn thất trong trường hợp a vì đã thực sự được tính vào chi phí kinh doanh nên không được kết chuyển thành chi phí kinh doanh dở dang. Nếu theo quan điểm thứ hai, thì mức dự phòng bồi thường mà PJICO trích lập chỉ cần đủ để thanh toán cho các tổn thất phát sinh trong trường hợp b và c. Như vậy, mức dự phòng bồi thường mà PJICO cần trích lập trong năm tài chính 2002 là: 10500 triệu VNĐ thay vì 16800 triệu VNĐ nếu theo quan điểm thứ nhất. Đây là mức dự phòng bồi thường mà PJICO đáng ra phải trích lập khi áp dụng chế độ kế toán sửa đổi. Ta dễ dàng nhận thấy chênh lệch dự phòng bồi thường theo quan điểm thứ nhất và thứ hai là khá lớn (đúng bằng mức dự phòng bồi thường cho các tổn thất phát sinh trong trường hợp a) là 6300 triệu VNĐ. Do đó kết quả kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế đã xác định trong năm 2002 của PJICO không còn được chính xác nữa. Cụ thể, kết quả kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế của PJICO đều tăng lên. 2.3/-Dự phòng bồi thường cho các giao động lớn về tổn thất (Dự phòng giao động lớn) Theo quy định của Luật Kinh Doanh Bảo hiểm thì dự phòng giao động lớn của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được tính theo phương pháp thống kê, cụ thể như sau : Dự phòng Tổng bồi thường cho các giao động lớn bồi thường về tổn thất cuối năm tài chính cho các của 3 năm tài chính trước liên tiếp giao động = lớn về 3 tổn thất -Trường hợp dự phòng bồi thường cho các giao động lớn về tổn thất trung bình tính theo công thức trên cao hơn tổng bồi thường cho các giao động lớn về tổn thất của năm tài chính trước liền kề thì dự phòng bồi thường cho các giao động lớn về tổn thất lấy bằng dự phòng bồi thường cho các giao động lớn về tổn thất trung bình. -Trường hợp dự phòng bồi thường cho các giao động lớn về tổn thất trung bình tính theo công thức trên thấp hơn hoặc bằng tổng bồi thường cho các giao động lớn về tổn thất của năm tài chính trước liền kề thì dự phòng bồi thường cho các giao động lớn về tổn thất được tính theo công thức : Dự phòng Dự phòng bồi Dự phòng bồi Tỷ lệ phần trăm bồi thường thường cho thường cho tăng trưởng phí cho các = các giao động + các giao động x BH phải thu giao động lớn về tổn thất lớn về tổn thất phát sinh trong lớn về của năm tài chính của năm tài chính năm tài chính tổn thất trước liền kề trước liền kề từ các HĐBH đã giao kết Tình hình trích lập dự phòng giao động lớn tại PJICO trong năm 2002 như sau: +Kỳ trước chuyển sang: 21000 triệu VNĐ. +Trích trong kỳ: 9300 triệu VNĐ. +Chi trong kỳ: 3100 triệu VNĐ. +Dư cuối kỳ: 27400 triệu VNĐ. Dự phòng cho các giao động lớn về tổn thất ở PJICO được trích lập theo phương pháp thống kê. Theo phương pháp này, mức dự phòng giao động lớn được trích lập trong năm tại chính dựa trên tình hình bồi thường cho các tổn thất này trong các năm tài chính liên tiếp trước đó. Theo số liệu thống kê, mức dự phòng giao động lớn được trích lập trong năm 2002 tại PJICO là: 9300 triệu VNĐ. Nhận xét: Để xác định được một cách chính xác hơn mức dự phòng giao động lớn được trích lập tức là xác định một cách chính xác hơn tình hình bồi thườngcho các giao động lớn trung bình, ta có thể lấy số liệu bồi thường của cả một giai đoạn trước đó. Tuy nhiên, đối với một số doanh nghiệp mới thành lập, do chưa có số liệu thồng kê về tình hình bồi thưòng giao động lớn, vì thế việc tính toán mức dự phòng giao động lớn trở nên khó khăn. Nhưng đối với các doanh nghiệp đã có kinh nghiêm hoạt động trên thị trường thì việc lấy số liệu thống kê của cả một giai đoạn là hết sức cần thiết. Tuy công việc này có làm tăng chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm, nhưng rất cần thiết vì sẽ đảm bảo mức dự phòng giao động lớn được trích lập một cách chính xác phù hợp với các yêu cầu của thực tế. III/- Vấn đề xác định biên khả năng thanh toán của công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) 1/- Phương pháp xác định biên khả năng thanh toán được áp dụng bảng cân đối kế toán của pjico năm 2002 Đơn vị : triệu VNĐ tài sản nguồn vốn Đầu kỳ Cuối kỳ Đầu kỳ Cuối kỳ I. TSLĐ và đầu tư NH 126882 179558 I. Nợ phải trả 135216 215846 1.Tiền -Tiền mặt -Tiền gửi ngân hàng 2.Đầu tư tài chính NH -Đầu tư CK NH -Đầu tư NH khác 3.Các khoản phải thu -Phải thu của khách hàng * HĐ BH gốc * HĐ nhận tái BH * HĐ nhượng tái BH -Doanh thu chưa thanh toán -Các khoản phải thanh toán -DP phải thu khó đòi 4.Hàng tồn kho -Nguyên vật liệu tồn kho -Công cụ, dụng cụ tồn kho -CP KD dở dang *Hoạt động BH gốc *Hoạt động nhận tái BH 5.TSLĐ khác -Tạm ứng -CP trả trước 20144 4756 15388 37430 5420 32010 52604 50496 43660 1926 4910 -4124 10794 -4562 9294 894 612 7788 7788 0 4978 4978 0 36244 8294 27950 52204 9200 43004 81520 70856 55986 3248 11622 -2216 14200 -1320 14302 1398 222 12682 12206 476 3056 2862 194 1.Nợ NH -Phải trả cho người bán *HĐ BH gốc *HĐ nhận tái BH *HĐ nhượng tái BH -Các khoản ĐC DT chưa TT -Thuế và các khoản phải nộp -Phải trả CNV -Phải trả khác 2.Dự phòng nghiệp vụ -Dư phòng phí -Dự phòng bồi thường -Dự phòng giao động lớn 3.Nợ DH 48918 43366 8286 0 35038 -6580 5624 5026 1482 112300 35100 56200 21000 3998 67458 60218 14982 3926 44310 -10327 7138 6960 5406 146100 45700 73000 27400 1897 II. TSCĐ và đầu tư DH 80056 111290 II. Nguồn vốn chủ sở hữu 62226 75002 1.TSCĐ -Nguyên giá -Giá trị hao mòn luỹ kế 2.Đầu tư tài chính DH -Đầu tư CK DH -Góp vốn liên doanh -Đầu tư DH khác 3.CP XD cơ bản dở dang 4.Các khoản ký quỹ DH 28038 35534 -7496 48312 12100 32740 3542 2410 4000 33396 42692 -9296 64264 17120 40602 3542 7150 9480 1.Nguồn vốn kinh doanh 2.Các quỹ -Chênh lệch tỷ giá -Quỹ dự trữ bắt buộc -Quỹ dự phòng tài chính -Quỹ DP trợ cấp mất việc -Quỹ khen thưởng -Quỹ phúc lợi 3.LN chưa phân phối 52286 4488 1028 1530 892 446 116 478 5450 61560 6532 1642 2130 1148 674 486 652 6910 tổng cộng: 197442 290848 tổng cộng: 197442 290848 Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, thì biên khả năng thanh toán và biên khả năng thanh toán tối thiểu của PJICO tại thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ theo quy định của Luật Kinh Doanh Bảo hiểm là : Bảng 07 : Biên khả năng thanh toán và biên khả năng thanh toán tối thiểu của PJICO theo Luật Kinh Doanh Bảo hiểm Đơn vị : triệu VNĐ Chỉ tiêu Công thức tính Đầu kỳ Cuối kỳ Biên khả năng thanh toán (1) Tài sản – Nợ phải trả 197442-135216 = 62216 290848-215846 = 75002 Biên khả năng TT tối thiểu (2) 20% x Tổng phí thực giữ lại 20% x 97100 = 19420 20% x 129200 = 25840 (1) : (2) Tài sản – Nợ phải trả 20% x Tổng phí thực 62216 = = 3,2 19420 75002 = = 2,9 25840 Nhận xét : -Cả đầu kỳ và cuối kỳ, PJICO đều có biên khả năng thanh toán lớn hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định của Luât Kinh Doanh Bảo hiểm. -Song khả năng thanh toán cuối kỳ nhỉ gấp 2,9 lần biên khả năng thanh toán tối thiểu trong khi đầu kỳ con số này là 3,2 lần. -Nếu so sánh khả năng thanh toán đầu kỳ và cuối kỳ của PJICO, thì khả năng thanh toán cuối kỳ có phần giảm sút. 2/- Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán Việc xác định biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có thể áp dụng kinh nghiệm xác định biên khả năng thanh toán tối thiểu của một số nước trên thế giới, đó là phương pháp xác định dựa vào phí bảo hiểm và dựa vào mức bồi thường. Tuy nhiên, để có thể áp dụng các phương pháp này đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam cần phải có những điều chỉnh để phù hợp với các đặc điểm của các doanh nghiệp bảo hiểm và thị trường bảo hiểm trong nước. Đối với phương pháp dựa vào phí bảo hiểm cần có các sự điều chỉnh như: quy định một số đơn vị giữ lại của tổng phí thực giữ lại là bao nhiêu, quy định tỷ lệ áp dụng với phần đầu tiên và phần còn lại của tổng phí thực giữ lại là bao nhiêu... Đối với phương pháp dựa vào mức bồi thường cũng cần có sự điều chỉnh tương tự : quy định một số đơn vị đầu tiên của tổng bồi thường trung bình ba năm trước liên tiếp là bao nhiêu, tỷ lệ áp dụng đối với phần đâu tiên và phần còn lại của tổng bồi thường trung bình ba năm trước liên tiếp là bao nhiêu... Để có thể đưa ra những con số chính xác phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động kinh doanh ở Việt Nam cần có những nghiên cứu sâu hơn. Ngoài ra căn cứ vào bảng cân đối kế toán, ta còn tính được các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của PJICO. Bảng 08 : Các chỉ tiêu khả năng thanh toán của PJICO trong năm tài chính 2002 Chỉ tiêu Công thức Đầu kỳ Cuối kỳ H1 Khả năng thanh toán = Nợ phải trả 197442 = = 1,46 135216 290848 = = 1,35 215846 H2 Vốn bằng tiền + Đầu tư NH = Nợ ngắn hạn 57574 = = 1,17 48918 88448 = = 1,31 67485 H3 Vốn bằng tiền = Nợ ngắn hạn 20144 = = 0,41 48918 75002 = = 0,54 67485 Trong đó : H1 : Chỉ tiêu khả năng thanh toán chung. H2 : Chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn. H3 : Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh. Nhân xét : Các chỉ tiêu khả năng thanh toán của PJICO cuối kỳ so với đầu kỳ: -Chỉ tiêu khả năng thanh toán chung giảm từ 1,46 xuống còn 1,35 nhưng đều lớn hơn 1. -Chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện tại tăng từ 1,17 lên 1,31 nhưng đều lớn hơn 1. -Đặc biệt chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh cuối kỳ đã lớn hơn 0,5 phản ánh lượng tiền mặt tại quỹ đã tăng lên so với đầu kỳ. Ngoài ra, số tiền ký quỹ của PJICO tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VIETCOMBANK) là 5500 triệu VNĐ bằng 10% vốn điều lệ. Quỹ dự trữ bắt buộc tính đến thời điểm năm 2002 đạt 2130 triệu VNĐ bằng 3,87% vốn điều lệ. Trong năm tới, PJICO phấn đấu trích lập đủ quỹ dự trữ bắt buộc theo quy định của Luật Kinh Doanh Bảo hiểm Việt Nam. phần iii : một số nhận xét và kiến nghị I/- Về việc trích lập dự phòng nghiệp vụ của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ 1/-Dự phòng phí chưa được hưởng (Dự phòng phí) Mặc dù Bộ Tài chính cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm có thể lựa chọn phương pháp trích lập dự phòng phí phù hợp, song các doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ta hiện nay chủ yếu lựa chọn một trong những phương pháp được hướng dẫn trong Thông tư 71/2001/TT-BTC như phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm, phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm (hệ số 1/8, 1/24 hoặc 1/365). Vấn đề cần quan tâm là, đối với mỗi nghiệp vụ bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ cần lựa chọn một phương pháp trích lập dự phòng phí cụ thể mà không phải kết hợp kết quả của hai hay nhiều phương pháp. Nếu trong phương pháp mà doanh nghiệp bảo hiểm lựa chọn có nhược điểm thì việc chỉ lựa chọn một phương pháp có đảm bảo mức dự phòng phí được trích lập là hợp lý hay không. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm chọn phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm, theo quy định của Luật Kinh Doanh Bảo hiểm: -Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường hàng không thì dự phòng phí bằng 17% tổng phí bảo hiểm giữ lại của năm tài chính của các nghiệp vụ đó. -Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm khác dự phòng phí bằng 40% tổng phí bảo hiểm giữ lại của năm tài chính của các nghiệp vụ đó. Phương pháp này có ưu điểm là tính toán đơn giản khối lượng công việc phải thực hiện ít, nên được hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam sử dụng. Tuy nhiên, phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm chưa loại trừ được phần phí của những hợp đồng mà vào thời điểm kết thúc năm tài chính đã hết hiệu lực. Đó là những hợp đồng có thời hạn nửa năm được ký kết vào nửa đầu của năm (01/01- 30/06); những hợp đồng có thời hạn ba tháng được ký kết vào quý I, II, III; những hợp đồng có thời hạn tháng được ký kết vào các tháng trước tháng cuối của năm tài chính. Bên cạnh đó, phương pháp này chỉ cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm trích lập hợp lý dự phòng phí khi phí bảo hiểm thu được trong năm chính đều đặn theo thời gian. Ta cũng biết rằng, hầu hết các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ đều là các hợp đồng ngắn hạn, thời gian có hiệu lực của hợp đồng thường dưới một năm. Như vậy, đối với các nghiệp vụ bảo hiểm khác ngoài nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá vận chuyển, nếu các hợp đồng bảo hiểm chủ yếu được ký kết vào đầu năm thì mức dự phòng phí trích lập sẽ không tương xứng phần hiệu lực còn lại của hợp đồng bảo hiểm ở năm tài chính tiếp theo, tức là dự phòng phí trích lập cao hơn mức cần thiết. Ngược lại, nếu các hợp đồng bảo hiểm chủ yếu được ký kết vào cuối năm thì mức dự phòng phí trích lập cũng sẽ không tương xứng với phần hiệu lực còn lại của hợp đồng bảo hiểm ở năm tài chính tiếp theo, tức là dự phòng phí trích lập thấp hơn mức cần thiết. Tóm lại, nếu áp dụng phương pháp trích lập này thì có thể dẫn đến mức dự phòng phí trích lập không hợp lý. Nếu mức dự phòng phí được trích lập cao hơn mức cần thiết thì sẽ làm giảm thu nhập chụi thuế của doanh nghiệp, đây là điều mà doanh nghiệp mong muốn. Nếu mức dự phòng phí được trích lập không đủ, thấp hơn mức cần thiết thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm. Nếu chọn phương pháp trích lập theo hệ số thời hạn của hợp đồng bảo hiểm, theo quy định của Luật Kinh Doanh Bảo hiểm: -Đối với nghiệp vụ hàng hoá vận chuyển, doanh nghiệp bảo hiểm có thể áp dụng phương pháp trích lập hệ số 1/8. -Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm khác có thời hạn đến một năm, có thể áp dụng phương pháp trích lập theo hệ số 1/24 hoặc 1/365. Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm đó là tính không đều đặn theo thời gian của việc thu phí bảo hiểm. Do đó, khi phí bảo hiểm thu được tập trung phần lớn vào đầu năm hoặc cuối năm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn đảm bảo mức dự phòng phí hợp lý vì mức này được điều chỉnh theo các hệ số của 1/8 (3/8, 5/8, 7/8) hoặc 1/24 (3/24, 5/24, ... , 23/24). Phương pháp này được các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở các nước tiên tiến áp dụng phổ biến, nhất là các nước ở khối EU với mục đích nhằm bổ sung cho kết quả của các phương pháp khác. Mục đích của việc hoàn thiện phương pháp trích lập dự phòng phí là nhằm khắc phục những hạn chế của các phương pháp trên, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm trích lập mức dự phòng phí hợp lý hơn, tạo thuận lợi cho công tác giám sát của cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tạo điều kiện để thúc đẩy thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển. Để đạt được mục đích này, Bộ Tài chính cần quy định các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phải sử dụng hai phương pháp trích lập dự phòng phí, trong đó có một phương pháp bắt buộc. Kết quả của phương pháp bắt buộc được coi là mức dự phòng phí tối thiểu đối với các doanh nghiệp bảo hiểm. Kết quả nào cao hơn chính là mức dự phòng phí mà doanh nghiệp bảo hiểm cần phải trích lập. Đồng thời các phương pháp này cũng phải dựa trên nguyên tắc mức dự phòng phí đủ để thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tài chính tiếp theo. Chẳng hạn, đối với các nghiệp vụ bảo hiểm ngoài nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá vận chuyển, Bộ Tài chính có thể quy định phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm là bắt buộc. Nhiều nước trên thế giới đã có những quy định tương tự, như ở Pháp quy định dự phòng phí tối thiểu là 36% tổng phí thực giữ lại của các nghiệp vụ đó. Chính vì vậy, để có được mức dự phòng phí hợp lý, doanh nghiệp bảo hiểm có thể kết hợp phương pháp trích lập theo tỷ lệ (phương pháp tối thiểu, bắt buộc) với một phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm. Việc kết hợp các kết quả của các phương pháp như trên, một mặt sẽ đảm bảo mức dự phòng phí được trích lập của các doanh nghiệp bảo hiểm hợp lý không quá nhỏ cũng không quá lớn hơn mức cần thiết vì mức dự phòng phí ít nhất cũng phải bằng mức tối thiểu tính theo phương pháp bắt buộc. Mặt khác các cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng không phải lo ngại trước nguy cơ mức dự phòng phí được trích lập quá lớn làm giảm thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Tức là doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm vốn có của mình đối với nhà nước. Đối với PJICO, để trích lập được mức dự phòng phí hợp lý, phải kết hợp phương pháp trích lập theo tỷ lệ và phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm. Trong đó kết quả của phương pháp trích lập theo tỷ lệ được coi là mức dự phòng phí tối thiểu mà PJICO cần phải trích lập. Mức dự phòng phí mà PJICO cần phải trích lập là mức dự phòng phí tối thiểu nếu kết quả của phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm nhỏ hơn mức dự phòng phí tối thiểu. Mức dự phòng phí mà PJICO cần phải trích lập là kết quả của phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm nếu trường hợp ngược lại xảy ra. Vấn đề đặt ra là ở Việt Nam, tỷ lệ này là bao nhiêu thì hợp lý. Tỷ lệ này phải là tỷ lệ trung bình dựa trên kết quả tính toán về cơ cấu phí của nhiều nghiệp vụ bảo hiểm. Đồng thời, để đảm bảo độ chính xác cao, khi áp dụng phương pháp bắt buộc này phải loại trừ phần phí của những hợp đồng bảo hiểm hết hiệu lực vào 31/12 của năm tài chính hiện tại. 2/-Dự phòng bồi thường cho các khiếu nại chưa giải quyết (Dự phòng bồi thường) Dự phòng bồi thường là khoản dự phòng sử dụng để bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa giải quyết. Thông thường dự phòng bồi thường thường được sử dụng để thanh toán trong những trường hợp sau: a) Các tổn thất đã khiếu nại, thuộc trách nhiệm bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đã xác định được tổng số tiền phải bồi thường nhưng đến cuối năm tài chính vẫn chưa thực hiện chi trả. b) Các tổn thất đã khiếu nại, thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng doanh nghiệp bảo hiểm chưa xác định được tổng số tiền phải bồi thường. c) Các tổn thất đã phát sinh, thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng chưa khiếu nại và cần được doanh nghiệp bảo hiểm ước tính. Mặc dù Thông tư 72/2001/TT-BTC có đưa ra phương pháp trích lập dự phòng bồi thường và cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có thể lựa chọn phương pháp trích lập phù hợp, nhưng vẫn còn những điểm chưa rõ ràng. Nên trong thực tế, vẫn tồn tại những quan điểm chưa thống nhất giữa các doanh nghiệp bảo hiểm, giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với các cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm . Có thể chia các vấn đề còn tranh cãi trên thành hai quan điểm chủ yếu sau: -Thứ nhất, mức dự phòng bồi thường chỉ được coi là trích lập hợp lý khi đủ để thanh toán cho các tổn thất trong các trường hợp a, b và c. -Thứ hai, mức dự phòng bồi thường chỉ cần trích lập đủ để thanh toán cho các tổn thất trong trường hợp b và c. Theo chế độ kế toán trước đây (ban hành kèm theo Quyết định 1269 TC/QĐ/CĐKT và Thông tư 179/1998/TT-BTC) thì các khoản chi phí ngay cả khi mới phát sinh như chi bồi thường, chi hoa hồng, chi giám định... và dự phòng nghiệp vụ được tính vào chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và được theo dõi tổng hợp ở bên nợ tài khoản TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm gốc. Nhưng khi tính kết quả kinh doanh hay lợi nhuận trước thuế, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải kết chuyển phần đã thực chi (đã thanh toán) và dự phòng nghiệp vụ. Phần chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (không bao gồm dự phòng nghiệp vụ) phát sinh nhưng chưa thanh toán (bao gồm cả những khoản bồi thường còn phải trả, chưa thanh toán) sẽ được coi là chi phí kinh doanh bảo hiểm dở dang và được kết chuyển sang tài khoản TK 154 – Chi phí kinh doanh dở dang. Với phương pháp hạch toán như trên, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ khi trích lập dự phòng bồi thường phải đảm bảo mức dự phòng bồi thường được trích lập đủ lớn để thanh toán cho các tổn thất phát sinh trong tất cả các trường hợp a, b và c nghĩa là phải tính cả phần dự phòng để bồi thường cho các tổn thất phải trả, khi đó đang được theo dõi ở bên có trên tài khoản TK 331 – Phải trả người bán. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm không tính phần dự phòng bồi thường này để kết chuyển khi tính kết quả kinh doanh thì một mặt doanh nghiệp sẽ không đủ khả năng để thanh toán cho các tổn thất còn phải trả, mặt khác nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí sẽ không được đảm bảo vì phần chi bồi thường phát sinh chưa thanh toán đã bị loại bỏ được chuyển thành chi phí kinh doanh dở dang. Phần chi bồi thường phát sinh chưa thanh toán được chuyển thành chi phí kinh doanh dở dang này phải được thay thế bởi dự phòng bồi thường cho các tổn thất trong trường hợp a. Tuy nhiên, chưa hẳn phần dự phòng bồi thường này đúng bằng chi bồi thường chưa thanh toán được kết chuyển thành chi phí kinh doanh dở dang vì điều này còn phụ thuộc vào phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ mà doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng. Như vậy, từ năm 2001 trở về trước, việc trích lập dự phòng bồi thường theo quan điểm thứ nhất là đúng, đảm bảo cho doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trích lập dự phòng bồi thường hợp lý, kết quả kinh doanh được xác định chính xác. Từ năm 2002, khi các doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp bảo hiểm sửa đổi theo Nghị định 150/2001/NĐ-CP thì việc trích lập dự phòng bồi thường theo quan điểm trên không còn phù hợp nữa nhất là khi hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành. Theo Nghị định 43/2001/NĐ-CP và Thông tư 72/2001/TT-BTC doanh thu và chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm được quy định như sau : -Doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ đi các khoản phải chi giảm thu phát sinh trong kỳ. -Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ sau khi trừ đi các khoản phải thu giảm chi phát sinh trong kỳ. Với quy định về doanh thu và chi phí của hoạt động kinh doanh bảo hiểm như trên, nên trong chế độ kế toán doanh nghiệp bảo hiểm sửa đổi, phần chi phí bồi thường chưa thanh toán không còn được kế chuyển thành chi phí kinh doanh dở dang, mà được kết chuyển hoàn toàn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Vì chi phí kinh doanh hiện nay là chi phí phát sinh chứ không phải là chi phí thực chi như trước năm 2001. Tài khoản TK 154 - Chi phí kinh doanh dở dang chỉ còn sử dụng để phản ánh chi phí trực tiếp kinh doanh hoạt động bảo hiểm và hoạt động kinh doanh khác chưa có doanh thu trong năm. Do vậy, khi trích lập dự phòng bồi thường, nếu doanh nghiệp bảo hiểm trích lập cả phần dự phòng cho các tổn thất còn phải trả trong trường hợp a thì sẽ làm tăng chi phí kinh doanh và việc xác định kết quả kinh doanh không còn chính xác vì đã tính trùng phần chi bồi thường chưa thanh toán. Trong trường hợp này việc trích lập dự phòng bồi thường theo quan điểm thứ hai là đúng, dự phòng bồi thường chỉ cần trích lập cho các tổn thất trong trường hợp b và c. Phần chi bồi thường cho các tổn thất trong trường hợp a vì đã thực sự tính vào chi phí kinh doanh nên không được kết chuyển thành chi phí kinh doanh dở dang nữa. Nếu theo quan điểm thứ nhất thì dự phòng bồi thường của PJICO cần trích lập để thanh toán cho các tổn thất phát sinh trong cả trường hợp a, b và c. Vậy mức dự phòng bồi thường mà PJICO cần trích lập trong năm tài chính 2002 là 16800 triệu VNĐ. Đây là mức dự phòng bồi thường mà thức tế PJICO đã trích lập. Nếu theo quan điểm thứ hai, thì mức dự phòng bồi thường mà PJICO trích lập chỉ cần đủ để thanh toán cho các tổn thất phát sinh trong trường hợp b và c. Như vậy, mức dự phòng bồi thường mà PJICO cần trích lập trong năm tài chính 2002 là: 10500 triệu VNĐ thay vì 16800 triệu VNĐ nếu theo quan điểm thứ nhất. Đây là mức dự phòng bồi thường mà PJICO đáng ra phải trích lập khi áp dụng chế độ kế toán sửa đổi. Những quan điểm trên đã làm rõ bản chất của dự phòng bồi thường chính là khoản nợ của doanh nghiệp bảo hiểm đối với khách hàng tham gia bảo hiểm. Song những vấn đề trên mới chỉ đề cập tới dự phòng bồi thường thuần, tức là dự phòng bồi thường đủ để thanh toán cho những tổn thất đã xảy ra trong năm tài chính nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết, chứ chưa tính đến các chi phí quản lý đối với các tổn thất đó. Ngay cả các phương pháp trích lập dự phòng bồi thường mà trong Thông tư 72/2001/TT-BTC đưa ra như phương pháp thống kê, phương pháp từng hồ sơ... cũng bỏ qua điều này. Như vậy, có thể cần bổ sung thêm một khoản định mức chi cho việc quản lý các tổn thất đang xử lý và khai báo muộn. Có như vậy việc trích lập dự phòng bồi thường mới hợp lý về mặt kỹ thuật vì phần chi phí quản lý này cũng đã được tính vào phí bảo hiểm. Một số nước phát triển quy định khoản chi phí quản lý bằng 5% tổng chi bồi thường tính trên cơ sở các hồ sơ cụ thể và ước tính chi cho các tổn thất khai báo muộn. Do đó, mức dự phòng bồi thường được trích lập trong trường hợp này sẽ bằng tổng số tiền bồi thường các tổn thất đã xảy ra nhưng đến cuối năm tài chính chưa thanh toán và phần chi phí quản lý tính theo một tỷ lệ nào đó trên tổng số tiền bồi thường. Với quy định này, mức dự phòng bồi thường mà PJICO cần phải trích lập trong năm tà chính 2002 là: 16800 + 16800 x 0,05 = 17640 triệu VNĐ nếu theo quan điểm thứ nhất. 10500 + 10500 x 0,05 = 11025 triệu VNĐ nếu theo quan điểm thứ hai. Ngoài ra, khi tính dự phòng bồi thường còn phải cân nhắc tới ảnh hưởng của các yếu tố khác như : ảnh hưởng của lạm phát trong giai đoạn từ khi xử lý hồ sơ đến ngày thanh toán cuối cùng, ảnh hưởng của sự thay đổi những quy định pháp luật có xu hướng làm tăng số tiền bồi thường, ảnh hưởng của các chi phí liên quan trực tiếp đến tổn thất... Nhớ rằng, dự phòng bồi thường không chỉ là các khoản tiền bồi thường phải trả cho khách hàng tham gia bảo hiểm, cho người thứ ba, cho người thụ hưởng mà còn là các chi phí chắc chắn phải trả cho các giám định viên, luật sư... Tuy nhiên, khi xem xét đến các yếu tố này sẽ làm cho công việc trích lập dự phòng nghiệp vụ trở lên phức tạp, làm tăng chi phí kinh doanh. Đây là điều mà doanh nghiệp không mong muốn. Thiết nghĩ, ta cũng chỉ nên dừng lại ở việc quy định chi phí quản lý bằng một tỷ lệ nào đó trên tổng số tiền bồi thường của các hồ sơ cụ thể và ước tính chi cho các tổn thất khai báo muộn. 3/- Dự phòng bồi thường cho các giao động lớn về tổn thất (Dự phòng giao động lớn) Theo quy định của Luật Kinh Doanh Bảo hiểm thì dự phòng giao động lớn của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được tính theo phương pháp thống kê, cụ thể như sau : Dự phòng Tổng bồi thường cho các giao động lớn bồi thường về tổn thất cuối năm tài chính cho các của 3 năm tài chính trước liên tiếp giao động lớn = về tổn thất 3 trung bình -Trường hợp dự phòng bồi thường cho các giao động lớn về tổn thất trung bình tính theo công thức trên cao hơn tổng bồi thường cho các giao động lớn về tổn thất của năm tài chính trước liền kề thì dự phòng bồi thường cho các giao động lớn về tổn thất lấy bằng dự phòng bồi thường cho các giao động lớn về tổn thất trung bình. -Trường hợp dự phòng bồi thường cho các giao động lớn về tổn thất trung bình tính theo công thức trên thấp hơn hoặc bằng hơn tổng bồi thường cho các giaođộng lớn về tổn thất của năm tài chính trước liền kề thì dự phòng bồi thường cho các giao động lớn về tổn thất tính theo công thức: Dự phòng Dự phòng bồi Dự phòng bồi Tỷ lệ phần trăm bồi thường thường cho thường cho tăng trưởng phí cho các = các giao động + các giao động x BH phải thu giao động lớn về tổn thất lớn về tổn thất phát sinh trong lớn về của năm tài chính của năm tài chính năm tài chính tổn thất trước liền kề trước liền kề từ các HĐBH đã giao kết Để có thể xác định được mức dự phòng bồi thường chính xác hơn, thay vì tổng bồi thường cho các giao động lớn về tổn thất của 3 năm tài chính trước liên tiếp, ta có thể lấy số liệu của 5 năm liên tiếp trước đó: Dự phòng Tổng bồi thường cho các giao động lớn bồi thường về tổn thất cuối năm tài chính cho các của 5 năm tài chính trước liên tiếp giao động lớn = về tổn thất 5 trung bình -Trường hợp dự phòng bồi thường cho các giao động lớn về tổn thất trung bình tính theo công thức trên cao hơn tổng bồi thường cho các giao động lớn về tổn thất của năm tài chính trước liền kề thì dự phòng bồi thường cho các giao động lớn về tổn thất lấy bằng dự phòng bồi thường cho các giao động lớn về tổn thất trung bình. -Trường hợp dự phòng bồi thường cho các giao động lớn về tổn thất trung bình tính theo công thức trên thấp hơn hoặc bằng hơn tổng bồi thường cho các giaođộng lớn về tổn thất của năm tài chính trước liền kề thì dự phòng bồi thường cho các giao động lớn về tổn thất tính theo công thức: Dự phòng Dự phòng bồi Dự phòng bồi Tỷ lệ phần trăm bồi thường thường cho thường cho tăng trưởng phí cho các = các giao động + các giao động x BH phải thu giao động lớn về tổn thất lớn về tổn thất phát sinh trong lớn về của năm tài chính của năm tài chính năm tài chính tổn thất trước liền kề trước liền kề từ các HĐBH đã giao kết Nhận xét: Để xác định được một cách chính xác hơn mức dự phòng giao động lớn được trích lập tức là xác định một cách chính xác hơn tình hình bồi thường trung bình, ta có thể lấy số liệu bồi thường của cả một giai đoạn trước đó. Giai đoạn này có thể là 5 năm hoặc hơn. Tuy nhiên, đối với một số doanh nghiệp mới thành lập, do chưa có số liệu thống kê tình hình bồi thường giao động lớn, vì thế việc tính toán mức trích lập dự phòng giao động lớn trở nên khó khăn. Nhưng đối với các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm hoạt động trên thị trường thì việc lấy số liệu thống kê của cả một giai đoạn là hết sức cần thiết. Tuy công việc này có làm tăng chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm, nhưng rất cần thiết vì sẽ đảm bảo mức dự phòng giao động lớn được trích lập một cách chính xác phù hợp với các yêu cầu của thực tế. PJICO đã đi vào hoạt động được 8 năm, nên số liệu thống kê về tình hình công ty nói chung về tình hình bồi thường giao động lớn cũng đã có sẵn. Nếu áp dụng quy định mới này, thì dự phòng bồi thường cho các giao động lớn về tổn thất trung bình ở PJICO trong 5 năm tài chính liên tiếp trước là: 9700 triệu VNĐ. Mức này lớn hơn mức bồi thường cho các giao động lớn về tổn thất của năm tài chính trước liền kề. Do đó, đây là mức dự phòng bồi thường mà PJICO cần phải trích lập trong năm tài chính 2002 nếu áp dụng quy định mới này. II/- Về việc xác định biên khả năng thanh toán tối thiểu 1/- Cơ sở để xác định biên khả năng thanh toán tối thiểu Luật Kinh Doanh Bảo hiểm quy định biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ bằng 20% phí thực giữ lại tại thời điểm xác định biên khả năng thanh toán. Theo kinh nghiệm xác định biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở một số nước phát triển, nên quy định tỷ lệ 20% chỉ đối với một số đơn vị đầu tiên của tổng phí bảo hiểm (ở Việt Nam có thể là 100 tỷ, 200 tỷ, 300 tỷ VNĐ...), phần còn lại quy định tỷ lệ thấp hơn 20% (ở Việt Nam có thể là 17%, 18%, 19%...). Dễ nhận thấy, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có quy mô nhỏ ứng với doanh thu phí bảo hiểm thấp hơn một mức nhất định thì tỷ lệ quy định là 20% có thể là hợp lý. Song đối với các doanh nghiệp bảo hiểm có quy mô lớn ứng với doanh thu phí bảo hiểm cao hơn một mức nhất định thì phần phí bảo hiểm cao hơn một mức nhất định chỉ cần quy định tỷ lệ thấp hơn 20% thì trách nhiệm thanh toán vẫn nằm trong khả năng tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. Với quy định như trên, các doanh nghiệp bảo hiểm có quy mô lớn ứng với doanh thu phí cao được trao thêm tính chủ động trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động đầu tư. Các doanh nghiệp bảo hiểm có thể đầu tư vào một số lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao mà trước đó bị hạn chế hoặc bị cấm. Mặt khác, các quy định này cũng kích thích quá trình sát nhập giữa các doanh nghiệp bảo hiểm để hình thành nên các tập đoàn tài chính trong khu vực và trên thế giới. Đây là xu hướng chung của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thế giới. 2/- Phương pháp xác định biên khả năng thanh toán tối thiểu Tuy nhiên, để có thể áp dụng kinh nghiệm xác định biên khả năng thanh toán tối thiểu của một số nước trên thế giới để xác định biên khả năng thanh toán tối thiểu của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam, cần phải có những thay đổi để phù hợp với các đặc điểm của các doanh nghiệp và thị trường bảo hiểm. Đối với phương pháp dựa vào phí bảo hiểm cần có sự điều chỉnh như: quy định một số đơn vị giữ lại của tổng phí thực giữ lại là bao nhiêu, quy định tỷ lệ áp dụng với phần đầu tiên và phần còn lại của tổng phí thực giữ lại là bao nhiêu... Đối với phương pháp dựa vào mức bồi thường cũng cần có sự điều chỉnh tương tự : quy định một số đơn vị đầu tiên của tổng bồi thường trung bình ba năm trước liên tiếp là bao nhiêu, tỷ lệ áp dụng đối với phần đâu tiên và phần còn lại của tổng bồi thường trung bình ba năm trước liên tiếp là bao nhiêu... Để xác định một số đơn vị đầu tiên của tổng phí thực giữ lại là bao nhiêu ta có thể lấy tổng phí thực trung bình của 5 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đứng đầu tại thời điểm cụ thể. ở Việt Nam, tổng phí thực giữ lại của 5 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đứng đầu trong năm 2002 khoảng 2500 tỷ VNĐ. Như vậy, có thể lấy mức trên là 500 tỷ VNĐ. Hiện nay Luật Kinh Doanh Bảo hiểm quy định, biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ bằng 20% tổng phí thực giữ lại tại thời điểm xác định biên khả năng thanh toán. Ta có thể quy định tỷ lệ 20% với mức tối thiểu của tổng phí thực giữ lại được xác định ở trên, phần còn lại quy định tỷ lệ 18%. Như vậy, nếu theo quy định này, biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ bằng 20% của 500 tỷ VNĐ đầu tiên phần còn lại của tổng phí thực giữ lại áp dụng với tỷ lệ 18%. Với quy định này, các doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu phí lớn như Bảo Việt, PVIC sẽ có lợi vì biên khả năng thanh toán tối thiểu được xác định theo cách này sẽ thấp hơn nếu được xác định theo quy định của Luật Kinh Doanh Bảo hiểm. Điều này cũng khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm khác tăng vốn pháp định để mở rộng hoạt động kinh doanh, từ đó làm tăng doanh thu phí bảo hiểm. Do tổng phí thực giữ lại của PJICO trong năm 2002 xấp xỉ 150 tỷ VNĐ, nên việc xác định biên khả năng thanh toán tối thiểu của PJICO không có gì thay đổi. Nếu các quy định này được sửa đổi theo hướng liến nghị trên, để có lợi PJICO ngay từ bây giờ phải có chương trình hành động cụ thể để mở rộng hoạt động kinh doanh và tăng doanh thu phí bảo hiểm. Để đạt được mục đích này, PJICO cần phải thực hiện kết hợp các biẹn pháp sau: -Tăng vốn điều lệ. -Mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm bảo hiểm. -Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. -Thực hiện các chương trình quảng cáo, khuyến mại,... kết luận Việc trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và việc xác định biên khả năng thanh toán tối thiểu không chỉ có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp bảo hiểm mà còn đối với các cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Các quy định của nhà nước về vấn đề này chính là khung pháp lý để các doanh nghiệp bảo hiểm dựa vào đó để điều chỉnh hoạt động kinh doanh. Để các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh thì không thể không kể đến vai trò của các phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ và các phương pháp xác định biên khả năng thanh toán. Các phương pháp này phải xác định được những số liệu phù hợp với từng doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Trên cơ sở những số liệu đó, hiệu quả của hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp đạt được sẽ cao hơn. Thực tế ở Việt Nam hiện nay, các phương pháp này đang trong giai đoạn hoàn thiện, vẫn còn tồn tại các quan điểm khác nhau về vấn đề này, nhiều vấn đề đang được thảo luận để làm rõ. Hy vọng đề tài này sẽ làm rõ được một số vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Đề tài này có thể hoàn thành là do có sự hướng dẫn tận tình của chủ nhiệm bộ môn Kinh tế bảo hiểm TS – Nguyễn Văn Định và sự giúp đỡ nhiệt tình của trưởng phòng bảo hiểm phi hàng hải công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex Phùng Duy Thăng. Song do gặp phải hạn chế về mặt kiến thức, tài liệu và thời gian nên không tránh khỏi những sai sót đáng tiếc trong quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cám ơn mọi sự góp ý ! Hà Nội 5 /2003 tài liệu tham khảo Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm Chủ biên : PGS-TS Hồ Sĩ Sà NXB Thống Kê - năm 2003. Giáo trình kinh tế bảo hiểm Chủ biên : PGS-TS Hồ Sĩ Sà NXB Thống Kê - năm 2001. Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành NXB Chính trị quốc gia - năm 2001. Bảo hiểm nguyên tắc và thực hành TS D. Blank NXB Tài Chính - năm 2000. Tạp chí bảo hiểm (Bảo Việt) Số 1, 2, 3, 4 - năm 2002.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37141.doc
Tài liệu liên quan