MỤC LỤC
Dẫn nhập
0.1. Lí do chọn đề tài
0.2. Phạm vi nghiên cứu
0.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
0.3.1. Mục đích nghiên cứu
0.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
0.4. Lịch sử vấn đề
0.4.1. Nghiên cứu về phương ngữ Nam Bộ
0.4.2. Nghiên cứu định danh trong tiếng Việt và trong PNNB
0.5. Phương pháp nghiên cứu
0.6. Bố cục luận văn
Chương một: Một số vấn đề về Nam Bộ và định danh
1.1. Một số vấn đề chung về Nam Bộ
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1.1. Địa hình, đất đai
1.1.1.2. Khí hậu, thuỷ văn
1.1.1.3. Sông rạch
1.1.1.4. Đảo, bờ biển và rừng
1.1.1.5. Hệ quả
1.1.2. Đặc điểm xã hội
1.1.2.1. Nguồn gốc dân cư
1.1.2.2. Đời sống và tổ chức xã hội
1.1.3. Đặc trưng văn hoá Nam Bộ
1.1.3.1. Văn hoá và các thành tố văn hoá
1.1.3.2. Đặc trưng văn hoá Nam Bộ
1.1.3.3. Sự biến đổi và giao thoa văn hoá ở Nam Bộ
1.1.4. Phương ngữ và phương ngữ Nam Bộ
1.1.4.1. Kh.niệm PN; từ đ.phương, phân vùng, xác định vùng PNNB
1.1.4.2. Đặc điểm phương ngữ Nam Bộ
1.1.4.3. Sự tiếp xúc ngôn ngữ ở Nam Bộ
1.2. Định danh từ vựng
1.2.1. Khái niệm định danh
1.2.2. Định danh từ vựng
1.2.3. Đặc trưng văn hoá trong định danh
1.3. Tiểu kết
Chương hai: Hệ thống từ ngữ gọi tên riêng
2.1. Địa danh
2.1.1. Nguồn gốc
2.1.2. Cấu tạo
2.1.3. Phương thức biểu thị
2.1.4. Ngữ nghĩa
2.2. Nhân danh
2.2.1. Nguồn gốc
2.2.2. Cấu tạo
2.2.3. Phương thức biểu thị
2.2.4. Ngữ nghĩa
2.3. Tiểu kết
Chương ba: Hệ thống từ ngữ gọi tên chung
3.1. Định danh động vật
3.1.1. Nguồn gốc
3.1.2. Cấu tạo
3.1.3. Phương thức biểu thị
3.1.4. Ngữ nghĩa
3.2. Định danh thực vật
3.2.1. Nguồn gốc
3.2.2. Cấu tạo
3.2.3. Phương thức biểu thị
3.2.4. Ngữ nghĩa
3.3. Định danh công cụ, phương tiện sản xuất và sinh hoạt
3.3.1. Nguồn gốc
3.3.2. Cấu tạo
3.3.3. Phương thức biểu thị
3.3.4. Ngữ nghĩa
3.4. Định danh đơn vị đo lường dân gian
3.4.1. Nguồn gốc
3.4.2. Cấu tạo
3.4.3. Phương thức biểu thị
3.4.4. Ngữ nghĩa
3.5. Định danh về sông nước và hoạt động trên sông nước 3.5.1. Nguồn gốc 0
3.5.1. Nguồn gốc
3.5.2. Cấu tạo
3.5.3. Phương thức biểu thị
3.5.4. Ngữ nghĩa
3.6. Định danh những sản phẩm được chế biến từ nông sản, thuỷ sản
3.6.1. Nguồn gốc
3.6.2. Cấu tạo
3.6.3. Phương thức biểu thị
3.6.4. Ngữ nghĩa
3.7. Tiểu kết
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DẪN NHẬP
0.1. Lí do chọn đề tài
0.1.1. Nam Bộ là một vùng đất mới của người Việt ở phương nam. Do có thuận lợi về điều kiện tự nhiên nên Nam Bộ có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế. Tính cách, tâm hồn, nếp sinh hoạt của con người ở đây cũng có những nét rất riêng so với cội nguồn. Đó là những con người bộc trực, thẳng thắn, yêu ghét hết mình và vẫn giữ được đức cần cù, chịu khó, lòng yêu nước, thương nòi vốn có của dân tộc. Một miền đất giàu có, trù phú với mênh mang sông nước và những con người nhân hậu là sức lôi cuốn những ai yêu quý và quan tâm đến cuộc sống con người nơi đây.
0.1.2. Phương ngữ Nam Bộ (PNNB), từ địa phương Nam Bộ không những phản ánh cách phân cắt hiện thực của người Nam Bộ mà nó còn mang những nét văn hoá rất đặc trưng của vùng đất mới. Đây là nguồn đề tài hấp dẫn cho các nhà văn hoá học, ngôn ngữ học Nghiên cứu định danh trong ngôn ngữ chính là nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hoá, ngôn ngữ và tư duy. Mối quan hệ này thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau trong ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Trong đó, cấp độ từ vựng là rõ ràng nhất.
Định danh có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc sống con người. Nếu đối tượng xung quanh con người không có tên gọi thì con người sẽ mất phương hướng, ảnh hưởng đến giao tiếp và tư duy. “Mất cái tên gọi con người sẽ mất một trong những khả năng định hướng trong thế giới quanh mình” [9; 167]. Định danh từ vựng trong PNNB là một vấn đề khá thú vị và chưa được các nhà Việt ngữ học quan tâm. Qua việc nghiên cứu về đặc điểm định danh từ vựng, đề tài thử góp phần lí giải một phần đặc điểm của PNNB. Đồng thời, qua đó hiểu thêm về môi trường tự nhiên, xã hội, thấy được nét độc đáo về văn hoá của miền đất tận cùng Tổ quốc này.
0.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về định danh từ vựng, luận văn tập trung nghiên cứu về hệ thống từ ngữ gọi tên riêng (như: địa danh, nhân danh), hệ thống từ ngữ gọi tên chung (như: những sản phẩm được chế biến từ nông sản, thuỷ sản; các loại động thực vật; những công cụ, phương tiện lao động và sinh hoạt của con người; những đơn vị đo lường dân gian và nhóm từ liên quan đến sông nước) sau khi tìm hiểu về những vấn đề chung về Nam Bộ và về định danh. Như vậy, đối tượng khảo sát của chúng tôi bao gồm từ và ngữ định danh. Luận văn cũng chỉ nghiên cứu phương thức định danh trực tiếp, không có điều kiện nghiên cứu phương thức gián tiếp.
Sở dĩ chúng tôi giới hạn như vậy vì một mặt, bản thân không đủ năng lực, khuôn khổ luận văn không cho phép; mặt khác, chỉ khảo sát hệ thống từ ngữ nói trên bởi vì những từ ngữ này được sử dụng nhiều trong đời sống cộng đồng người dân Nam Bộ, gắn bó với môi trường tự nhiên, thể hiện được đặc trưng văn hoá Nam Bộ.
0.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
0.3.1. Mục đích nghiên cứu: Từ kết quả nghiên cứu tiếng nói của người Nam Bộ thông qua các tài liệu có được của các tác giả đi trước, qua thực tiễn lời ăn tiếng nói hằng ngày của người dân địa phương, luận văn nhằm tìm hiểu về định danh từ vựng của PNNB, đưa ra những nhận xét bước đầu về những đặc điểm có tính quy luật trong việc định danh hiện thực của tiếng nói Nam Bộ. Đó cũng chính là đặc điểm ngôn ngữ – văn hoá của vùng đất này.
0.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn đặt ra những nhiệm vụ sau:
+ Tìm hiểu về đặc điểm về tự nhiên và xã hội của Nam Bộ.
+ Tìm hiểu đặc trưng văn hoá của Nam Bộ.
+ Nêu lên những đặc điểm của PNNB.
+ Nghiên cứu về sự tri nhận hiện thực qua việc định danh từ ngữ trong PNNB.
0.4. Lịch sử vấn đề
0.4.1. Nghiên cứu về phương ngữ Nam Bộ
Nghiên cứu PNNB có các tác giả tiêu biểu:
- Hoàng Thị Châu (1989) nghiên cứu PNNB trong phương ngữ Nam (như cách chia vùng của tác giả) và với công trình Tiếng Việt trên các miền đất nước của mình. Bà chú ý đặc biệt đến vấn đề ngữ âm: “Tác giả . dựa vào những phương pháp của ngôn ngữ học và phương ngữ học để miêu tả, phân tích, giới thiệu với bạn đọc những biến thể địa phương của tiếng Việt, lí giải các nguyên nhân xã hội và các quy luật biến đổi ngữ âm đã tạo ra sự đa dạng đó” [8; 5,6]. Tác giả cho rằng đây là sự khác biệt đáng tin cậy và thể hiện lịch sử phát triển của tiếng Việt. Tuy nhiên, vì ranh giới phân vùng của tác giả về phương ngữ Nam quá rộng, do đó có một số vấn đề về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, tác giả đã có những nhận xét không chỉ dành riêng cho PNNB.
- Nguyễn Văn Ái (1994): Do cách phân vùng của tác giả khác với Hoàng Thị Châu - hẹp hơn về phạm vi địa lí, do đó ông miêu tả đặc trưng ngôn ngữ vùng này cụ thể hơn. Cách xác định vùng PNNB của tác giả trùng khớp với ranh giới địa lí hiện nay. Đây cũng là quan điểm phân vùng của tác giả luận văn. Các công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Ái về PNNB khá nhiều. Tuy nhiên, cuốn được giới nghiên cứu nhắc đến nhiều hơn là Từ điển phương ngữ Nam Bộ.
- Trần Thị Ngọc Lang (1995): Công trình khoa học (PTS) của bà nghiên cứu tương đối toàn diện về PNNB. Từ công trình này, tác giả đã cho xuất bản cuốn Phương ngữ Nam Bộ – những khác biệt về từ vựng – ngữ nghĩa so với phương ngữ Bắc Bộ. Ngoài ra, bà còn có nhiều bài viết khác về PNNB, trong đó đáng chú ý là bài viết Điểm khác biệt về ngữ pháp của phương ngữ Nam Bộ (so sánh với Bắc Bộ) (Tạp chí Ngôn ngữ số 2/ 2002).
- Hồ Lê (1992) cùng với nhóm tác giả của mình (Huỳnh Lứa, Thạch Phương, Nguyễn Quang Vinh) nghiên cứu PNNB dưới góc nhìn văn hoá trong Văn hoá dân gian người Việt ở Nam Bộ.
- Cao Xuân Hạo (2001) lại đặc biệt quan tâm tới hệ thống âm vị của các phương ngữ. Ông đối chiếu hệ thống âm vị của PNNB với phương ngữ Hà Nội, Nam Trung Bộ, cả phát âm cổ để tìm ra nét khu biệt của hệ thống âm vị trong phương ngữ này. Đây là ý kiến của ông trong bài viết “Hai vấn đề âm vị học của phương ngữ Nam Bộ” in trong Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm ngữ pháp ngữ nghĩa.
- Bùi Khánh Thế (2001) và nhóm cộng tác trong Mấy vấn đề về tiếng Việt hiện đại đã dành một số trang nghiên cứu đặc điểm ngữ âm của PNNB qua đặc điểm ngữ âm tiếng Sài Gòn mà tác giả cho đó là tiếng Nam Bộ chuẩn.
- Huỳnh Công Tín (1999) nghiên cứu về ngữ âm PNNB với luận án tiến sĩ Hệ thống ngữ âm tiếng Sài Gòn (So sánh với phương ngữ Hà Nội và một số phương ngữ khác ở Việt Nam). Ngoài ra, anh cũng có một số bài viết về ngôn từ của PNNB, cách diễn đạt của người dân vùng ĐBSCL.
0.4.2. Nghiên cứu định danh trong tiếng Việt và trong phương ngữ Nam Bộ
- Nguyễn Đức Tồn (2002): Trong công tình Tìm hiểu đặc trưng văn hoá dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác) của mình, ông đã đưa ra một số vấn đề về lí thuyết định danh ngôn ngữ; tìm hiểu đặc điểm dân tộc của định danh động vật, thực vật, bộ phận cơ thể người so sánh với ngôn ngữ khác, đặc biệt là tiếng Nga. Đây là một công trình nghiên cứu theo hướng lí thuyết thuộc về lĩnh vực tâm lí – ngôn ngữ học tộc người – một lĩnh vực khá mới mẻ đối với ngành ngôn ngữ học Việt Nam.
Trước đó, ông cũng đã có một bài viết Đặc trưng dân tộc của tư duy ngôn ngữ qua hiện tượng từ đồng nghĩa (Tạp chí Ngôn ngữ số 3/ 1993) ít nhiều liên quan đến lĩnh vực này.
- Đỗ Hữu Châu (1998, 1999) trong Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt đã dành nhiều trang nói về chức năng định danh của tín hiệu ngôn ngữ. Ông khẳng định vai trò quan trọng của định danh trong giao tiếp và tư duy của con người, miêu tả một cách cụ thể và thuyết phục quá trình định danh trong tiếng Việt. Tuy nhiên, ông chỉ thừa nhận định danh ở cấp độ từ, không thừa nhận định danh ở cấp độ cụm từ (trừ cụm từ ở dạng định danh hóa) và câu. Ông cho cụm từ tự do chỉ có chức năng biểu vật.
- Lí Toàn Thắng (2002, 2005): Một phần quan trọng trong cuốn Mấy vấn đề Việt ngữ học và ngôn ngữ học đại cương và đặc biệt là cuốn Ngôn ngữ học tri nhận: Từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt của ông là công trình về đại cương ngôn ngữ học tâm lí và ngôn ngữ học tri nhận. Phần này liên quan đến lí thuyết về định danh, về sự phân cắt hiện thực của con người.
- Lê Trung Hoa (2002, 2003) đặc biệt chú ý đến mảng địa danh, nhân danh. Các cuốn sách đáng chú ý về hai mảng này là: Họ và tên người Việt Nam, Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ và tiếng Việt văn học, Từ điển địa danh Thành phố Sài Gòn – Hồ Chí Minh.
- Trịnh Sâm (2002): Cuốn sách Đi tìm bản sắc tiếng Việt của ông là tập hợp những bài viết về tiếng Việt. Trong đó, PNNB và định danh là hai vấn đề có liên quan đến đề tài khảo sát ở đây. Ngoài ra, bản sắc văn hoá Việt được ông tìm hiểu qua ngôn ngữ địa phương Nam Bộ. Ông gợi ra một số vấn đề thú vị liên quan đến định danh trong bài viết “Về cơ chế ngữ nghĩa – tâm lí trong tổ hợp song tiết chính phụ tiếng Việt”.
- Nguyễn Thuý Khanh (1994): Với các bài viết về định danh động vật ở tiếng Việt và tiếng Việt so sánh với tiếng Nga, tác giả đã cho người đọc nắm được khá cụ thể và sâu sắc về một lĩnh vực của định danh trong tiếng Việt. Đó là các bài viết: Đặc điểm định danh tên gọi động vật trong tiếng Việt, Một vài nhận xét về thành ngữ so sánh có tên động vật tiếng Việt, Đặc điểm định danh của trường tên gọi động vật tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt .
Trong luận văn của mình, chúng tôi muốn khẳng định lại những thành tựu của các công trình đi trước. Tuy nhiên, trước những vấn đề còn tranh cãi, chúng tôi cũng chọn cho mình một quan niệm mà theo chúng tôi là có tính thuyết phục và được nhiều người đồng tình hơn. Chẳng hạn như phân vùng PNNB theo sự phân vùng địa lí như hiện nay, quan điểm võ đoán và phi võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ. Đồng thời, chúng tôi đi sâu vào định danh từ vựng trong PNNB – vấn đề mà các tác giả đi trước chưa quan tâm nhiều.
0.5. Phương pháp nghiên cứu
0.5.1. Đề tài tham khảo các tài liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực như: tự nhiên, lịch sử, văn hoá, xã hội, kinh tế của đồng bằng Nam Bộ; liên quan đến các lĩnh vực ngôn ngữ học như từ vựng học, ngôn ngữ học tri nhận, ngữ pháp học, phong cách học, ngữ dụng học; đến các tài liệu nghiên cứu về tiếng Việt nói chung, PNNB nói riêng của các nhà ngôn ngữ học uy tín.
0.5.2. Phương pháp chủ yếu sử dụng để thực hiện đề tài là phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp thống kê – phân loại, phương pháp so sánh - đối chiếu, phương pháp miêu tả:
- Vấn đề định danh từ vựng có liên quan đến nhiều ngành khoa học khác nhau như: văn hoá học, tâm lí học, xã hội học, dân tộc học v.v. Do đó, khi thực hiện đề tài, chúng tôi vừa phải có sự vận dụng tổng hợp kiến thức các chuyên ngành, vừa sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành để có thể tìm hiểu đặc điểm định danh từ vựng trong PNNB một cách toàn diện và sâu sắc.
- Tiến hành tập hợp ngữ liệu thu thập được qua các tài liệu khoa học, qua điền dã để làm căn cứ triển khai đề tài hoặc minh hoạ cho các luận điểm. Thống kê, phân loại ngữ liệu, tư liệu.
- So sánh các ngữ liệu, số liệu từ vựng đã thống kê được giữa các vùng phương ngữ khác, đối chiếu với các thời kì khác nhau trong PNNB.
- Miêu tả những ngữ liệu minh hoạ cho những nhận xét bước đầu về định danh các trường từ vựng trong PNNB.
Các phương pháp trên chúng tôi không thực hiện riêng lẻ, biệt lập mà phối hợp với nhau trong suốt quá trình nghiên cứu.
0.6. Bố cục luận văn
Ngoài phần dẫn nhập, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm ba chương. Thứ tự tên các chương như sau: Một số vấn đề về Nam Bộ và định danh, Hệ thống từ ngữ gọi tên riêng, Hệ thống từ ngữ gọi tên chung.
Ở chương một, luận văn trình bày các vấn đề về đặc điểm tự nhiên như địa hình, đất đai, khí hậu, thuỷ văn, hệ thống sông rạch, đảo, bờ biển và rừng. Đây là điều kiện để tạo nên những ưu thế cũng như hạn chế về môi trường ở vùng đất mới. Nó tác động, chi phối đến đời sống sinh hoạt, đến tâm hồn, tính cách của con người nơi đây. Ở chương này, luận văn cũng trình bày một số vấn đề về nguồn gốc dân cư, cách tổ chức xã hội rất riêng của Nam Bộ; phác hoạ đôi nét về đặc trưng và sự giao thoa văn hoá ở Nam Bộ. Những điều này, không thể không liên quan tới đặc điểm ngôn ngữ của người Việt ở phương nam.
Luận văn cũng đồng quan điểm với các tác giả đi trước về khái niệm phương ngữ, từ địa phương. Chúng tôi cố gắng trình bày một cách ngắn gọn về việc phân vùng phương ngữ trong tiếng Việt, đưa ra quan niệm mà chúng tôi cho là hợp lí trong việc xác định ranh giới vùng PNNB để tiện cho việc nghiên cứu.
Luận văn trình bày cơ sở lí luận về định danh, dẫn ra những khái niệm về định danh, định danh từ vựng. Đây là những quan niệm của những nhà ngôn ngữ học có uy tín và được nhiều người thừa nhận. Bên cạnh đó, chương này còn quan tâm đến các nội dung như quy trình định danh, một số đặc điểm trong định danh từ vựng, đặc trưng văn hoá trong định danh. Ở đây, chúng tôi cũng chọn cho mình một quan niệm về cơ sở định danh (võ đoán và phi võ đoán) trước những quan niệm trái chiều nhau.
Phương ngữ và định danh là hai vấn đề có tính chất cơ sở có thể coi là điểm xuất phát làm định hướng cho việc triển khai đề tài ở chương hai và ba.
Nhìn chung, nội dung chương một không mới. Tuy nhiên, chúng tôi cố gắng trình bày ngắn gọn, hệ thống, chọn lọc những ý cơ bản và chỉ nhấn mạnh đến những vấn đề phục vụ cho mục đích của đề tài. Mặt khác, chương này cũng có một vài ý kiến nhỏ được nhìn nhận theo quan điểm riêng của tác giả luận văn.
Đóng góp chủ yếu của luận văn tập trung ở chương thứ hai và thứ ba. Ở hai chương này, chúng tôi tập trung trình bày những vấn đề như: đặc điểm nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo, đặc điểm về phương thức biểu thị, đặc điểm ngữ nghĩa trong định danh từ vựng. Luận văn lần lượt trình bày các đối tượng định danh mà chúng tôi cho là mang dấu ấn rất nhiều của ngôn ngữ vùng đất Nam Bộ.
105 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2085 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số vấn đề về Nam Bộ và định danh, hệ thống từ ngữ gọi tên riêng, hệ thống từ ngữ gọi tên chung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là phương thức ghép thường thấy không chỉ ở những từ ngữ chỉ công cụ, phương tiện trong PNNB. Tên công cụ, phương tiện chỉ có một dạng ghép chính phụ một bậc: ghe cửa, ghe bầu, đục vũm, câu cắm...). Yếu tố sau sẽ bổ sung cho yếu tố trước chỉ loại lớn.
Đây là từ ngữ thường có lí do, tức có cơ sở định danh.
* Mô hình dạng khái quát của cấu tạo tên ghép chính phụ:
Yếu tố chỉ loại + Yếu tố phân biệt
Ví dụ:
xuồng ba lá xuồng ba lá
lưới chụp lưới chụp
phảng cổ cò phảng cổ cò
ghe đuôi tôm then trỗ ghe đuôi tôm then trỗ
* Từ loại của yếu tố ghép trong 64 tên gọi ghép xác định được từ loại:
- Danh + danh: 31/ 64 (chiếm 48,4 %): phảng cổ cò, nơm tre, ghe nan....
- Danh + động: 21/ 64 (chiếm 32,8 %): lưới giăng, ghe chiến, cần vụt...
- Danh + tính: 8/ 64 (chiếm 12,5 %): ghe son, ghe trường đà...
- Danh + số + danh 4/ 64 (chiếm 6,2 %): xuồng ba lá, ghe tam bản...
Hai loại đầu chiếm tỉ lệ cao hơn. Chứng tỏ, khi định danh công cụ, phương tiện, người Nam Bộ thường liên tưởng đến sự vật khác hoặc hoạt động của chúng.
3.3.3. Phương thức biểu thị
a) Dựa vào đặc điểm của đối tượng định danh
Có thể hình dung qua mô hình sau:
Yếu tố chỉ loại + Yếu tố phân biệt (đặc điểm của công cụ, phương tiện)
Tính theo chiều giảm dần:
- Hình dạng: Hình dạng của công cụ, phương tiện được so sánh với hình dạng của sự vật khác. Ví dụ, ghe bản lồng hay ghe lồng (thuyền hơi to, mui bầu), ghe bầu (thuyền có chiều rộng ở phần lái, bầu bụng), ghe lườn (thuyền độc mộc, thân nhỏ và dài, giống cái lườn ghe khác), ghe mỏ vạch hay ghe vạch (thuyền mũi cao, đóng theo dáng mỏ vạch của thợ may), vỏ lải (xuồng nhỏ và dài như con lải), phảng cổ cò, cưa lá liễu, đèn ống khói, đèn con cóc (đèn cóc)...
- Cấu tạo: ghe tam bản (được đóng bằng 5-7 miếng ván ghép lại), ghe đuôi tôm then trỗ (ghe có bàn đọ, bánh lái nằm trong, giống cái đuôi con tôm, hai bên hông ghe có then ló ra), ghe giàn (thuyền có dựng thêm giàn cao để chở nhiều hàng), xuồng ba lá (xuồng đóng ba tấm ván ghép lại), xuồng be chín (xuồng đóng ghép bằng chín miếng ván), xuồng be tám (xuồng đóng ghép bằng tám miếng ván), ghe be (kê thêm ván hai bên mạn - hai đôi be - để chở được nhiều hơn), ghe lái ngoài (ghe có bánh lái nằm khơi ra ngoài), xuồng năm lá, xuồng gắn đuôi tôm...
- Công dụng: ghe cào (ghe trang bị thêm lưới và hai càng để cào tôm, cá ven biển), ghe câu (để đi câu cá), ghe lưới (để đi đánh lưới), ghe vợi (ghe dùng chở vợi hàng cho ghe lớn), ghe hầu hay ghe diệu (thuyền sơn son, thếp vàng, dùng cho quan lại phong kiến, người giàu đi chơi), ghe chiến (ghe đánh giặc), ghe sai (ghe nhỏ nhẹ chèo, để đi việc quan)...
- Cách thức hoạt động hoặc sử dụng: bẫy đạp, lưới giăng, lưới chụp, lưới kéo, câu giăng, câu cắm, câu nhấp, câu thả, câu viền, xà-búp phóng, thụt...
- Nguồn gốc: ghe Nam Vang, ghe Cần Đước, xuồng Tiều…
- Vật liệu, nguyên liệu: ghe nan (ghe bằng nan tre), đèn khí đá, nơm tre...
- Môi trường: ghe cửa (chạy bằng buồm ở vùng cửa sông hoặc ven biển)...
- Kích thước: ghe trường đà (ghe bầu lớn)...
- Màu sắc: ghe son (ghe sơn đỏ)...
Như vậy, khi tri nhận các công cụ, phương tiện lao động sản xuất và sinh hoạt, người Nam Bộ thường “để tâm” đến hình dáng, cấu tạo, công dụng và cách thức hoạt động của chúng để đặt tên.
Phương thức này chiếm 100/140 (tỉ lệ 71%).
* Trong các loại phương tiện kể trên thì ghe là loại có tên gọi nhiều nhất. Đây cũng là loại phương tiện phổ biến và rất đặc trưng ở Nam Bộ. Ta thấy, cách tri nhận để định danh sự vật này của người dân địa phương cũng rất phong phú, đa dạng:
STT
Đặc điểm của đối tượng được tri nhận
Tên ghe
1
Hình dáng
Ghe bản lồng (ghe lồng), ghe bầu, ghe lườn, ghe mỏ vạch (ghe vạch)...
2
Cấu tạo
Ghe tam bản, ghe đuôi tôm then trỗ, ghe giàn, ghe be, ghe lái ngoài...
3
Công dụng
Ghe cào, ghe câu, ghe lưới, ghe vợi, ghe hầu, ghe chiến, ghe sai...
4
Kích thước
Ghe trường đà, ghe bầu lớn...
5
Nguồn gốc
Ghe Nam Vang, ghe Cần Đước...
6
Vật liệu
Ghe nan...
7
Môi trường hoạt động
Ghe cửa...
8
Màu sắc
Ghe son...
b) Tạo những tên đơn hoặc ghép thêm yếu tố võ đoán (hoặc chưa rõ lí do) theo phương thức cấu tạo từ để tạo tên ghép
Ví dụ: chà, lọp, câu, bung, se, thụt, cào, xom, xơm; câu thược... Số lượng loại này không lớn.
c) Vay mượn
Tên công cụ, phương tiện vay mượn chủ yếu là từ ngôn ngữ Khơme.
3.3.4. Ngữ nghĩa
- Trong ba mảng công cụ và phương tiện nói trên thì hệ thống từ ngữ gọi
tên phương tiện đi lại bằng đường thủy và đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản là nhiều nhất 98/ 140 (chiếm 70%). Điều này chứng tỏ con người quan tâm tới lĩnh vực nào nhiều thì tên gọi cũng xuất hiện nhiều và cũng chứng tỏ người Nam Bộ sinh sống làm ăn chủ yếu liên quan đến môi trường sông nước. Thuyền bè là phương tiện phục vụ cho việc đi lại, vận tải và hành nghề của bà con. Đây là phương tiện chủ yếu. Vì thế, số lượng từ ngữ định danh về phương tiện di chuyển trên sông nước khá nhiều (57 tên); trong khi đó phương tiện trên cạn chỉ có 3: xe bù ệt, xe lôi, xế nổ. Ghe không chỉ là phương tiện giao thông phục vụ cho việc đi lại trên sông biển, ghe còn là phương tiện vận tải chuyên chở hàng hoá.... Do đó, ghe có nhiều tiểu loại nhất. Theo thống kê của chúng tôi thì loại này có tới 43/ 57 các loại phương tiện trên nước (chiếm 75%).
Số lượng từ ngữ chỉ các phương tiện trên sông nước chiếm đa số cho ta biết được môi trường sinh sống của con người. Đó là môi trường thích hợp với các phương tiện đi lại trên nước “nhà cửa bám vào bờ sông, bờ rạch, nếu trước nhà là bãi bùn kéo dài với dừa nước và rặng bần thì luôn luôn có đào mương nhỏ, xẻ ngang bãi để xuồng vào đậu sát bên nhà” [56; 31]. Ghe thuyền không chỉ là phương tiện làm ăn, đi lại của người dân nơi đây mà nó còn là phương tiện chuyển tải những giá trị văn hoá tinh thần của họ. Nhiều câu ca dao Nam Bộ có hình ảnh của những phương tiện này (ví dụ: “Chèo ghe đi bán cá vồ, Nước chảy ồ ồ chẳng có ai mua” hay “Chiều chiều con nước lên cao, Thuyền anh cặp bến cắm sào thăm em” v.v.).
- Trong công cuộc khai phá vùng đất mới và để thích ứng với địa hình thiên nhiên hoang sơ buổi đầu, cha ông ta đã sáng tạo ra những công cụ thô sơ để kiếm sống và tồn tại. Công cụ lao động, phương tiện sinh hoạt của nghề nông không chỉ phản ánh trí thông minh của những con người trụ lại vững vàng trên vùng đất mỡ màu nhưng cũng không ít nghiệt ngã này mà còn phản ánh một thời kì canh tác nông nghiệp chủ yếu là thủ công của người nông dân. Mặt khác, chúng ta cũng thấy được nỗi gian nan vất vả, “tắm lửa, ngủ nước” một thời của cha ông thuở ấy.
Hàng loạt tên gọi về những phương tiện trên sông nước, tên gọi công cụ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp... cho ta thấy được nét riêng của văn hoá sông nước, của văn hoá nông nghiệp nơi đây.
- Xét về cấu trúc thành tố trong tổ hợp định danh, chúng ta thấy rằng loại danh từ và động từ của yếu tố ghép thường được sử dụng nhiều hơn. Điều này cho thấy tri nhận của người Nam Bộ nghiêng về hình thức bề ngoài của đối tượng định danh mà liên tưởng đến hình thức bề ngoài của sự vật khác xung quanh. Ví dụ: động vật như cò, cóc, lải, tôm... (trong phảng cổ cò, đèn cóc, xuồng đuôi tôm...); thực vật như: tre (trong nơm tre); vật khác như: chông, đá, nan... (trong cần chông, đèn khí đá, ghe nan... ) và đó là động tác chủ yếu của công việc, là hoạt động chính trong quá trình lao động như: cắm, gặt... (trong câu cắm, cần gặt...).
- Các công cụ, phương tiện là những từ đơn thường võ đoán, từ ghép có lí do tương đối. Những yếu tố ghép thêm làm định ngữ, mang nghĩa cụ thể, bổ nghĩa cho yếu tố chung đứng trước.
2.2.6. ĐỊNH DANH ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG DÂN GIAN
Hệ thống danh từ chỉ các đơn vị đo lường khá phong phú: cân (kilôgam), yến, tạ, tấn, mét, thước, tấc, sào, mẫu, lít, giây, phút, buổi v.v. Các đơn vị này dùng định giá khối lượng, định giá số lượng… Có loại chính xác, có loại phỏng chừng.
Người Nam Bộ cũng sử dụng hệ thống các danh từ chỉ đơn vị như trên của ngôn ngữ toàn dân để giao tiếp. Đặc biệt, đối với những người bình dân Nam Bộ lại có một hệ thống các từ đơn vị khác về cân, đo, đong, đếm mà những vùng khác trên đất nước ta không có.
* Nguồn ngữ liệu: tài liệu [2], [24] và qua điền dã.
* Số lượng đơn vị đưa vào khảo sát: 22.
3.4.1. Nguồn gốc
a) Thuần Việt
- Toàn dân: yến, tạ, cân, lít, chục, tấn, thước, tấc, sào, mẫu, giây, phút, buổi...
- Nam Bộ: giạ, táo, háp, đàm, lố, hú, tầm, công, khảm.
b) Vay mượn
- Hán Việt: thiên...
- Thuật ngữ quốc tế: lít, kilôgam, mét...
3.4.2. Cấu tạo
- Các đơn vị đo lường dân gian ở đây được cấu tạo theo kiểu từ đơn và hầu hết đơn tiết.
- Về mặt từ loại, có hai trường hợp đặc biệt: hú (động từ), bán bụng (động từ), còn lại là danh từ.
3.4.3. Phương thức biểu thị
Phương thức tạo những đơn vị ngôn ngữ cân, đo, đong, đếm riêng ở Nam Bộ có thể chia làm hai loại: thêm nghĩa vào các đơn vị có sẵn trong từ toàn dân và loại sáng tạo thêm từ hoàn toàn mới.
a) Thêm nghĩa vào các đơn vị đã có sẵn trong từ toàn dân. Các danh từ chỉ đơn vị cân, đong, đếm trong từ toàn dân như: yến, tạ, cân (tên gọi thông thường của kilôgam), lít, chục, thiên.
Chúng ta có bảng so sánh sau:
Đơn vị
Giá trị
Chục
Thiên
Cân
Yến
Tạ
Lít
Toàn dân
10 đv
1000 đv
1 kg
10 kg
100 kg
1/1000m3
Nam Bộ
Nghĩa 1
10 đv
1000 đv
100kg(gạo)
1/1000m3
Nghĩa 2
12,14,16,18 v
100 đv
0,6 kg
6 kg
60kg(lúa)
0, 75kg
b) Sáng tạo từ chỉ đơn vị hoàn toàn mới, chỉ có trong PNNB, không có trong kho từ toàn dân. Đó là những từ chúng tôi thống kê được sau đây: giạ, táo, háp, đàm, lố, hú, tầm, công, khảm.
Ngoài ra, người Nam Bộ cũng sáng tạo các đơn vị đo lường phỏng chừng. Đó là đơn vị “đong” khối lượng khá ngộ nghĩnh: bán bụng.
* Chúng ta tạm chia các đơn vị đo lường trong PNNB thành các nhóm sau:
Đơn vị đo: tầm, hú, công, khảm…
Đơn vị đếm: chục, lố, thiên…
Đơn vị cân, đong: cân, lít, yến, táo, giạ, tạ, đàm, háp…
3.4.4. Ngữ nghĩa
a) Các đơn vị đo lường vị đã có sẵn trong từ toàn dân như: yến, tạ, cân, lít, chục, thiên được dùng với nghĩa:
- Cân: từ chỉ đơn vị khối lượng, bằng 1000 gram.
- Yến: danh từ đơn vị chỉ khối lượng, tương đương 10 kilôgam.
- Tạ: danh từ chỉ khối lượng, tương đương 100 kilôgam.
- Lít: danh từ chỉ đơn vị, dùng để đo dung tích, bằng một phần nghìn mét khối.
- Chục: danh từ đơn vị chỉ số lượng, gộp chung 10 đơn vị làm một.
- Thiên: danh từ đơn vị chỉ số lượng, bằng 1000 đơn vị.
Trên cơ sở các từ đã có trong vốn từ toàn dân này, người Nam Bộ đã mở rộng thêm nghĩa mới. Cụ thể:
Chục: là danh từ đơn vị chỉ số lượng gộp chung không ổn định, bằng 12, 14, 16, 18 đơn vị tuỳ theo. Nếu chục được dùng với nghĩa là gộp chung 10 đơn vị làm một thì người Nam Bộ gọi là chục tròn đầu; nếu chục được hiểu với số lượng là 12 (như ở Đồng Tháp chẳng hạn), là14 (như ở Bến Tre, Long An chẳng hạn), là 16 (như ở Kiên Giang chẳng hạn) v.v. gọi là chục có đầu (hoặc đủ đầu). Như vậy, chục có đầu là ngoài 10 ra, người mua còn được chầu thêm 2, 4, 6, 8 tuỳ theo khi mua hàng nông sản (thường là trái cây). Cũng tuỳ loại nông sản để có số lượng chầu thêm, chẳng hạn, xoài khi mua được chầu thêm 4 trái; hoặc số lượng chầu tuỳ vào thời điểm, ví dụ quả thơm “khi bán về trước ngày Đoan Ngọ thì mua 10 quả, có lệ chầu thêm 1 quả, chỉ tính giá 10 quả thôi; sau ngày Đoan Ngo thì chầu thêm 3 quả” [24; 167]. Cũng có khi tuỳ loại lớn bé để định số lượng chầu. Ở các sạp trái cây miệt Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, chúng ta có thể bắt gặp kiểu thỏa thuận giữa sách với chủ sạp, họ giao kèo rõ ràng: chục bao nhiêu trái.
Thiên, từ này cũng được người Nam Bộ dùng theo từng trường hợp. Đối với những sự vật như gạch, bánh tráng… thì được dùng theo nghĩa 1000 đơn vị; còn đối với lúa gạo chẳng hạn thì sử dụng với nghĩa 100 đơn vị (ví dụ, một thiên lúa bằng 100 giạ)…
Lít được chuyển từ danh từ đơn vị dùng để định lượng (đong) những chất lỏng như xăng, dầu, rượu… sang đơn vị định lượng chất rắn như lúa gạo chẳng hạn; tức là từ đơn vị đo dung tích sang đơn vị đo khối lượng. Ví dụ, ta có thể nghe một câu như: “Chị bán cho tui một lít gạo”. Một lít gạo tương đương ba phần tư kilôgam (tức cũng bằng 0,75 kilôgam).
Tạ chỉ có 60 kilôgam. Tuy nhiên, mỗi đối tượng được định lượng mỗi khác:
lúa là 60 (hoặc 68 kilôgam), gạo là 100 kilôgam. Sở dĩ có sự khác nhau này là do gạo và lúa dùng chung một cỡ bao tải (bao gai).
Khác với bốn đơn vị trên, yến, cân lại chỉ được hiểu một nghĩa, không có cách hiểu thứ hai – cách hiểu chung của từ toàn dân. Người Nam Bộ mượn hình thức của từ chỉ đơn vị toàn dân và cho nó một nghĩa hoàn toàn mới, Theo cách dùng của người Nam Bộ thì yến chỉ bằng 6 kilôgam, cân được hiểu là 0,6 kilôgam. Kilôgam người Nam Bộ nói gọn là “kí”.
b) Nghĩa của các đơn vị hoàn toàn mới, chỉ có trong phương ngữ Nam Bộ
- Giạ: là danh từ đơn vị đo dung tích (đong), dụng cụ đong là một cái thùng thường làm bằng sắt, chỉ dùng để định lượng lúa gạo. Một giạ bằng 40 lít, tương đương 32 (xê xích từ 30 đến 32 nhưng thường là 32) kilôgam gạo và 20 (xê xích từ 18 đến 22, tính tròn là 20) kilôgam lúa.
- Táo (có nơi gọi là vuông): cũng là danh từ chỉ đơn vị dùng để đo dung tích (đong), chỉ định lượng lúa gạo. Một táo bằng 20 lít, tức bằng nửa giạ.
- Đàm: danh từ đơn vị dùng để đo khối lượng, một đàm bằng 10 tạ.
- Háp: là đơn vị dùng để đo khối lượng, một háp bằng 10 đàm.
Háp và đàm thường dùng nhiều ở vùng Cà Mau, Bạc Liêu trước kia, nay ít dùng.
- Lố: (có nét nghĩa đồng nghĩa với tá trong từ toàn dân): là từ chỉ số lượng gộp 10 hoặc 12 đơn vị. Người Nam Bộ chỉ dùng lố trong trường hợp đối với những tập hợp sự vật như chén, li (cốc), viết (bút)…Ví dụ, ở Nam Bộ có thể nói: “Em vừa mua một lố li”, chứ không nói “Em vừa mua một tá li”.
- Hú: là danh từ đơn vị dùng để chỉ chiều dài (đơn vị đo). Một hú dài khoảng 200 mét. Lấy âm thanh (tiếng hú gọi nhau) của người đi đường để cấu tạo từ.
- Tầm: cũng là danh từ đơn vị dùng đo chiều dài nhưng không xác định, có
tầm cắt (gặt), có tầm phát (phát cỏ); một tầm xê xích từ 2,5 đến 3 mét, tuỳ theo sự thỏa thuận. Để đo ruộng đất, người Nam Bộ dùng cây tầm làm phương tiện.
- Công: là danh từ đơn vị đo diện tích ruộng vườn. Mỗi công là 12 tầm. Ở Nam Bộ người địa phương quan niệm có hai loại công, công tầm lớn và công tầm nhỏ. Công tầm nhỏ có diện tích 625 mét vuông, còn công tầm lớn là 1000 mét vuông (cũng có nơi quan niệm tầm nhỏ 714 hay1000 mét vuông, tầm lớn 1250 hay1296 mét vuông v.v.). “Công” được chuyển nghĩa từ “ngày công” (một ngày công của một người nông dân phát cỏ ruộng, dùng phảng để phát). Đây là một hiện tượng chuyển nghĩa quen thuộc trong tiếng Việt.
-Khảm: là đơn vị đo diện tích, một khảm bằng một sào…
c) Bảng giá trị cân, đong theo cách tính của người Nam Bộ:
Đơn vị
Giá
trị (NB)
Cân (1kg)
Lít (1/1000m3)
Yến (10kg)
Táo
Giạ
Tạ (100kg)
Đàm
Háp
Khối lượng
(kg)
0,6 kg
0,75kg (gạo)
6kg
khoảng 15kg
20kg (lúa),
32kg (gạo)
60kg (lúa)
100kg (gạo)
600kg
6000kg
Dunglượng
(lít)
1,2 lít
¾ lít
20 lít
40lít
Quan sát bảng trên, ta thấy: cân: 0,6 kg, yến: 6 kg, tạ: 60 kg, đàm: 600 kg và háp: 6000 kg. Có thể đặt câu hỏi về con số 6 mà người Nam Bộ hay sử dụng trong cách cân, đong của mình. Liệu có phải đó là con số “đẹp” trong tâm thức của người Nam Bộ hay đơn giản chỉ là con số tiện lợi trong sinh hoạt hằng ngày của người dân ở đây? Lí do thứ hai có lẽ thuyết phục hơn. Trường hợp tất cả những “chục có đầu” đều là các con số chẵn (12, 14, 16, 18) mà không là những số lẻ – số tốt theo quan niệm của người Việt? “Tư duy số lẻ là nét đặc thù của văn hoá nông nghiệp trọng tĩnh phương Nam” [89; 120]. Thực ra, các số này vẫn là số lẻ vì 12 là 1+2 = 3, 14 là 1+4 = 5, 16 là 1+6 = 7, 18 là 1+8 = 9.
d) Đơn vị đo lường phỏng chừng bình dị.
- Ở Nam Bộ, bán bụng chỉ được dùng ở những miệt vườn, vùng trồng cây trái. Có thể, trước đây, trái cây nhiều, những vườn trái cây rộng mênh mông, ai ghé qua, muốn ăn trái gì và ăn bao nhiêu tùy thích, không phải trả tiền. Nhưng sau này, du khách thăm thú cảnh đẹp, dạo mát trong vườn cây trái sum sê, ăn trái cây thoả thích xong, ra về có thể đưa cho chủ nhà một chút tiền, bao nhiêu tùy hỉ. Gọi là đưa cho có vậy. Cách bán trái cây kiểu ấy gọi là “bán bụng”. Bán bụng, vật đo lường, định lượng là ... bụng người, sản phẩm được bán là lượng trái cây được chứa đầy trong bụng khi đã ăn no.
- Hú đường: quãng đường trong không gian còn nghe được tiếng hú. Đây là đơn vị đo chiều dài độc đáo, thích hợp với môi trường rừng núi hoang vu. Tương tự như cách đo chiều dài đường đi bằng “quăng dao” ở miền núi phía Bắc.
Nhìn chung, đơn vị đo lường ở Nam Bộ hết sức linh hoạt, độ xê xích khá rộng. Điều này vừa thể hiện được sự hào phóng, tính “đại khái” của con người sống trong một vùng đất có nhiều ưu đãi của thiên nhiên.
Những từ làm đơn vị đo lường dân gian trong PNNB khá phong phú. Phần lớn đó là những đơn vị dùng để định lượng lúa gạo, cây trái, ruộng đất. Những từ này cũng phản ánh phần nào nét văn hoá rất riêng của vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Những danh từ chỉ đơn vị trên của PNNB làm giàu thêm tiếng Việt toàn dân.
3.5. ĐỊNH DANH VỀ SÔNG NƯỚC VÀ HOẠT ĐỘNG TRÊN SÔNG NƯỚC
Nam Bộ là vùng có đất hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt, có Đồng Tháp Mười mênh mang nước, có diện tích bờ biển và rừng ngập mặn rộng lớn... tạo nên một hệ thống giao thông thiết yếu đối với đời sống kinh tế, xã hội và cả đời sống văn hoá, tinh thần của người dân địa phương nơi đây. Một hệ thống từ ngữ liên quan đến sông nước ra đời, phản ánh cuộc sống của con người và một vùng đất có những điều kiện thiên nhiên đặc trưng này.
* Nguồn ngữ liệu lấy từ tài liệu [2], [14], [15], [48] và điền dã.
* Số lượng đơn vị đưa vào khảo sát: 60 tên gọi. Cụ thể:
- Những từ chung cho các phương ngữ, Nam Bộ vẫn đang sử dụng (8): sông, lạch, kinh, mương, ao, đầm...; kéo, bơi...
- Chỉ vùng nước, đường nước, dòng nước (19): bàu, đìa, rạch, khém, xẽo (cựa gà), rỏng, tắt, con lươn, búng, bùng binh, giáp nước, vàm, vũng, lung, láng, bưng, biền, trấp...
- Chỉ sự vận động của dòng nước, sự thay đổi của con nước (18): nước lên, nước xuống, nước đứng, nước lớn, nước rong (rông), nước ròng, nước giựt, ròng sát, ròng cạn, ròng rặc (hay ròng kiệt), nước kém, nước nhửng, nước ương, nước nổi, nước nhảy, nước bò, nước quay...
- Màu nước (1): nước son...
- Chỉ sự vận động của con người trên sông nước (14): cạy, bát (hay quát), nạy, lội, chèo (gồm: chèo liệc, chèo lạu, chèo bán, chèo rà, chèo mái dài, chèo mái cuốc, chèo mái một, chèo đưa linh)...
3.5.1. Nguồn gốc
a) Thuần Việt: Từ ngữ về sông nước đa số là thuần Việt, chiếm 94 %.
b) Vay mượn: Khơme: vàm, bưng (piam, bâng “hồ to”), Mã Lai: cù lao (pulaw)...
3.5.2. Cấu tạo
a) Tên đơn
Từ đơn tiết (tỉ lệ 47%- 28/ 60): lạch, kinh, mương, bàu, đìa, rạch, khém, rỏng, tắt, búng, vàm, vũng, lung, láng, bưng, biền, trấp...
b) Tên ghép
Từ ghép (tỉ lệ 53 %) theo kiểu ghép chính phụ: con lươn; chèo liệc, chèo lạu, chèo bán, chèo rà, chèo mái dài, chèo mái cuốc, chèo mái một, chèo đưa linh; nước lên, nước xuống, nước đứng, nước lớn, nước rong (rông), nước ròng, nước giựt, ròng sát, ròng cạn, ròng rặc (hay ròng kiệt), nước kém, nước nhửng, nước ương, nước lớn, nước quay, nước son...
* Mô hình tên ghép chính phụ:
Yếu tố chỉ loại
Yếu tố phân biệt
Bậc 1
Bậc 2
Ví dụ: con lươn con lươn
nước ròng sát nước ròng sát
* Từ loại trong các thành tố của từ ghép: Trong 26 tên ghép xác định được từ loại của các thành tố, chúng tôi thấy:
- Danh – động: 8/ 26 (chiếm 31 %): nước quay, nước lên, nước đứng, nước rong, nước ròng, nước giựt, nước nhảy, nước bò...
- Danh – tính: 7/ 26 (chiếm 27 %): nước lớn, nước kém, nước nhửng, nước ương, nước nổi, nước son...
- Động – tính: 5/ 26 (chiếm 19 %): ròng sát, ròng sạn, ròng kiệt, ròng rặc, chèo mái dài...
- Động – động: 3/ 26 (chiếm 12%): chèo rà, chèo mái cuốc, chèo đưa linh...
- Danh – danh: 2/ 26 (chiếm 7,7%): con lươn, cựa gà...
- Tính – danh: 1/ 26 (chiếm 3,8 %): giáp nước...
Như vậy, người Nam Bộ khi định danh thường chú ý đến tính chất và vận động của con nước nhiều hơn.
3.5.3. Phương thức biểu thị
a) Dựa vào đặc điểm của đối tượng để định danh
Có thể hình dung qua mô hình sau:
Yếu tố chỉ loại + Yếu tố phân biệt (đặc điểm của đối tượng)
- Tính chất của con nước, dòng nước, sự vận động của dòng nước, tinh chất của động tác: 21/ 60 – 35% (nước lớn, ròng sát, ròng cạn, ròng rặc, ròng kiệt, nước kém, nước ương, nước nổi, nước nhửng, nước quay, nước lên, nước xuống, nước rong, nước giựt, nước đứng, nước nhảy, nước bò; chèo bán, chèo mái dài, chèo mái một...). Người Nam Bộ phân biệt mực nước, sự vận động của con nước:
Lên
(+)
Nước nhảy (“17 nước nhảy khỏi bờ”), nước bò, nước lớn, nước lên, nước lũ, nước nổi...
Dừng
(0)
Nước đứng, nước nhửng, nước ương (nước dừng lại), nước quay (dừng lại để đổi chiều) ...
Xuống
(-)
Nước giựt (rút nhanh, bất ngờ), nước kém, nước ròng – ròng cạn (có thể xắn quần lội qua, đi xuồng phải chống sào), ròng sát (nước rút xuống sát đáy sông), ròng rặc hay ròng kiệt (nước rất ít, chỉ còn một đường tim nhỏ giữa lòng sông)...
- Hình thức: 2/ 60 – 3,3% (con lươn, chèo đưa linh).
- Hoạt động: 2/ 60 – 3,3% (chèo rà, chèo mái cuốc).
- Màu sắc: 1/ 60 – 1,6% (nước son).
Rõ ràng, khi tri giác để định danh sự vật, hoạt động liên quan đến sông nước, người Nam Bộ đã chú trọng đến tính chất và sự vận động của con nước, dòng nước. Do vậy, những cái tên chỉ vật vô tri ấy trở nên sinh động, có hồn, gần gũi với đời sống sông nước và giàu chất Nam Bộ hơn.
b) Tạo những tên đơn hoặc ghép thêm yếu tố võ đoán (hoặc chưa rõ lí do) theo phương thức cấu tạo từ để tạo tên ghép
Ví dụ: cạy, bát, chèo liệc, chèo lạu, lạch, kinh, mương, bàu, đìa, rạch, khém, rỏng, tắt, búng, bùng binh, vàm, vũng, lung, láng, bưng, biền, trấp...
c) Vay mượn
Vay mượn không nhiều của Khơme và Malaixia...
3.5.4. Ngữ nghĩa
- Chúng tôi căn cứ vào hình thức bên trong của từ, tức là ý nghĩa của các thành tố của từ để khảo sát. Thấy rằng, những nghĩa tố chỉ tính chất, sự vận động của con nước, dòng nước trong các từ ghép chiếm đa số. Hệ thống từ đơn đa số không có lí do, các từ ghép hầu như đều có lí do. Các yếu tố phụ trong từ ghép chính phụ nhằm cụ thể hoá cho yếu tố chỉ loại lớn đứng trước.
Nhóm từ chỉ sự vận động, tính chất của con nước, dòng nước, địa hình liên quan đến nước có mặt trong PNNB khá phong phú và sinh động phản ánh một vùng quê sông nước nơi đây.
Người Nam Bộ phân biệt con nước, mực nước theo thời gian: hằng năm có nước lũ, nước nổi; hằng tháng có nước rong (nước thuỷ triều lên, khoảng 15, 30 âm lịch), nước kém (thuỷ triều xuống, khoảng 7 -> 10, 20 -> 25 âm lịch); hằng ngày có nước lớn (nước lên), nước đứng (nước dừng lại, không lên không xuống), nước ròng (nước xuống).
- Xuất hiện hiện tượng đồng nghĩa trong nhóm từ này: ròng rặc – ròng kiệt, xẽo – cựa gà v.v.
3.6. ĐỊNH DANH NHỮNG SẢN PHẨM ĐƯỢC CHẾ BIẾN TỪ NÔNG SẢN, THUỶ SẢN
Có một nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với nhiều loại lâm sản, thuỷ sản, nông sản quý hiếm cộng với sự khéo léo của mình, người Nam Bộ đã chế biến ra nhiều loại sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống của con người. Các sản phẩm ấy không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao, có mùi vị thơm ngon, có màu sắc hấp dẫn mà nó còn có tính thẩm mĩ trong cách trình bày. Vẻ đẹp của sản phẩm ấy thể hiện cả trong tên gọi của nó. Bởi vậy, tên những sản phẩm này là một nguồn ngữ liệu đáng được nghiên cứu.
* Nguồn ngữ liệu từ tài liệu [2], [65], [74] và điền dã.
* Số lượng đơn vị khảo sát: 90 tên gọi (trong đó, bánh kẹo: 61, mắm: 6, khô: 3, món ăn: 20). Cụ thể:
- Bánh kẹo (61):
+ Bánh bao ngọt, bánh bao nhân thịt, bánh bao chỉ, bánh bẻng, bánh bò, bánh bò bông, bánh bò trong, bánh cam, bánh căng, bánh chuối, bánh cồng, bánh cúng, bánh dừa, bánh đuông, bánh gai, bánh gói, bánh ít (bánh ếch), bánh ít ngọt, bánh ít trắng, bánh ít trần, bánh ít vặn, bánh kẹp, bánh khọt, bánh lọt, bánh neo (bánh quai chèo), bánh nhúng, bánh ố, bánh phồng, bánh phồng khoai, bánh tằm, bánh tai heo, bánh tai yến, bánh tàn ong, bánh tét, bánh thuẫn, bánh tiêu, bánh tráng, bánh tráng nhúng, bánh ú, bánh ướt, bánh vòng, bánh xèo, bánh xếp, bánh bông lan, bánh bèo, bánh ghế, bánh giá, bánh hỏi, bánh cà na, bánh gia, bánh mè lấu...
+ kẹo thèo lèo, kẹo dừa, mè xửng (mè thửng)...
- Mắm (6): mắm bồ hóc, mắm sặc rằn, mắm cá linh; nước mắm cốt nhĩ, nước mắm hòn, nước mắm tàu (nước tương)...
- Khô (3): khô khoai, khô đuối, khô cá lóc...
- Món ăn (20): cá lóc nướng trui, dưa điên điển, kho quẹt, bún nước lèo, canh chua, bổi, bún tàu, hoành thánh, hủ tíu, mắm phệt, tàu thưng, lẩu, lạp xưởng, dầu cháo quẩy, cháo quẩy, tả pín lù (tạp pí lù), xôi vị, xu xoa, phá lấu...
3.6.1. Nguồn gốc
a) Thuần Việt
Đa số tên chỉ sản phẩm có nguồn gốc là từ thuần Việt: 78/ 90 (tỉ lệ 87%).
b) Vay mượn
- Hoa: Vay mượn tên các sản phẩm đặc biệt là các món ăn, chủ yếu người Nam Bộ mượn từ tiếng Hoa như: tàu thưng (âm Phúc Kiến), hoành thánh, hủ tíu (cốc điều), lẩu (lô), lạp xưởng (lạp trường), cháo quẩy (du chá quỷ), tả pín lù (tạp bỉnh lô), thèo lèo (trà liệu), phá lấu...
- Khơme: mắm bò hóc, bánh cà na...
3.6.2. Cấu tạo
a) Tên đơn
Loại từ đơn rất hiếm trong tên chỉ sản phẩm. Chỉ có vài trường hợp: bổi (món nhậu), khô (chỉ các loại cá khô, thịt khô nói chung)...
b) Tên ghép
* Mô hình tên ghép chính phụ:
Yếu tố chỉ loại (bánh, kẹo, mắm, khô, món...)
Yếu tố phân biệt (theo đặc trưng)
Bậc 1
Bậc 2
Ví dụ: khô khoai
bánh ít ngọt
* Ghép thêm các yếu tố phụ để cụ thể hoá loại chung, phân biệt các loại
sản phẩm. Có khi phải phân biệt đến bậc 2.
Ghép bậc 2, loại này có 11/ 90 tên gọi (12%). Ví dụ :
Bánh ít – ngọt Bánh bao – chỉ
- trắng - ngọt
- trần Bánh bò – bông
- vặn - trong
* Từ loại của các thành tố trong tên ghép: Trong 41 tên ghép, xác định từ loại của các từ tố, thì:
-Danh – danh: 21/ 41 (chiếm 51 %): khô khoai, bánh tai yến, kẹo dừa...
-Danh – tính: 14/ 41 (chiếm 34 %): bánh ít trắng, bánh ướt, dưa chua...
-Danh – động: 6/ 41 (chiếm 14 %): bánh tét, bánh nhúng, bánh kẹp...
Rõ ràng, khi định danh, người Nam bộ liên tưởng đến sự vật khác nhiều hơn.
3.6.3. Phương thức biểu thị
a) Dựa vào đặc điểm của đối tượng định danh
Mô hình:
Yếu tố chỉ loại + Đặc điểm của đối tượng
Theo trình tự từ cao xuống thấp:
- Hình thức, hình dáng: 13/ 90 – tỉ lệ 14% (bánh vòng, bánh bao chỉ, bánh
cồng, bánh ít vặn, bánh quai chèo, bánh phồng, bánh tàn ong, bánh ú, bánh ít trần, bánh tằm... ).
- Nguyên liệu: 9/ 90 – tỉ lệ 10% (bánh chuối, bánh dừa, bánh phồng khoai, bánh phồng tôm, kẹo dừa...).
- Tính chất, đặc điểm: 8/ 90 – tỉ lệ 9% (bánh bò trong, bánh ướt, bánh hỏi...).
- Quá trình chế biến, động tác: 7/ 90 – tỉ lệ 7,7% (bánh lọt, bánh nhúng, bánh tráng, bánh tráng nhúng, bánh xếp, bánh gói, bánh tét...).
- Màu sắc: 3/ 90 – tỉ lệ 3,3% (bánh bò bông, bánh cam, bánh ít trắng...)
- Âm thanh: 2/ 90 – tỉ lệ 2,2% (bánh xèo, bánh khọt...)
- Vị: 1/ 90 – tỉ lệ 1,1% (bánh ít ngọt...)
Những trường hợp sau không có lí do hoặc chúng tôi chưa tìm được lí do: bánh ít, bánh bẻng, bánh căng, bánh ổ, bánh tai heo, bánh tai yến, bánh thuẫn, bánh tiêu, bánh trớn, bánh ỷ, bánh bông lan, bánh bèo, kẹo thèo lèo, hoành thánh, hủ tiếu...
Về tri nhận trong đặt tên cho các sản phẩm chế biến, người Việt ở Nam Bộ đã chú ý nhiều hơn đến đặc điểm hình thức/ hình dạng và nguyên liệu để làm ra sản phẩm. Sự tri nhận này cũng có sự khác nhau giữa người Nam Bộ và Bắc Bộ. Ví dụ:
STT
BẮC BỘ
ĐẶC ĐIỂM
NAM BỘ
ĐẶC ĐIỂM
1
Bánh tai tượng
Hình thức (Hán)
Bánh tai heo
Hình thức (Việt)
2
Bánh chưng
Mục đích (?)
Bánh tét
Động tác (ĐT)
3
Bánh đa
Liên hệ lá đa (DT)
Bánh tráng
Quy trình (ĐT)
4
Bánh đa nem
Mục đích (DT)
Bánh tráng nhúng
Công dụng (ĐT)
5
Bánh cuốn
Động tác (ĐT)
Bánh ướt
Tính chất (TT)
6
Bánh khoái
(?)
Bánh xèo
Âm thanh (TT)
7
Chè đậu xanh
Nguyên liệu (DT)
Tàu thưng
(Hoa)
Phương thức biểu thị dựa vào đặc điểm của sản phẩm chiếm 47,7% (43/90).
b) Tạo những tên đơn hoặc ghép thêm yếu tố võ đoán (hoặc chưa rõ lí do) theo phương thức cấu tạo từ để tạo tên ghép
Ví dụ: bánh sùng, bánh ổ, thèo lèo, xu xoa, hủ tíu, bánh quế, bánh căng, bổi...
c) Vay mượn
Tên các sản phẩm chế biến thường được vay mượn từ ngôn ngữ của người
Khơme, đặc biệt là của người Hoa.
3.6.4. Ngữ nghĩa
- Tên các sản phẩm từ nông sản, thuỷ sản phản ánh đời sống ẩm thực tinh tế của người Nam Bộ; phản ánh nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, quý giá đặc trưng của vùng; phản ánh sự đoàn kết chung sống của các dân tộc anh em:
Kinh, Khơme, Hoa... trên vùng đất này.
- Tên còn thể hiện phương thức chế biến, nguyên liệu chế biến, sự khéo léo của người Nam Bộ mà đặc biệt là phụ nữ.
- Nghĩa tố chính trong yếu tố của tên ghép chính phụ hoặc tên đơn thường võ đoán (bánh, kẹo... ) nhưng cũng có khi có lí do (khô khoai, khô cá lóc...). Nghĩa tố của các yếu tố phụ thường là hình thức/ hình dạng: hình thức của chính đối tượng (bánh vòng, bánh ú...) hoặc liên hệ đến các sự vật quen thuộc khác (bánh tai heo, bánh quai chèo...).
3.7. Tiểu kết
1- Trong hệ thống từ ngữ gọi tên chung thì từ thuần Việt chiếm tỉ lệ khá cao (trung bình khoảng trên 80%). Có mượn của Khơme, Hán - Việt, Hoa... nhưng không đáng kể và cũng không đồng đều (ví dụ, từ ngữ chỉ công cụ và phương tiện vay mượn của người Khơme nhiều nhất, nhưng tên chỉ những sản phẩm chế biến thì lại mượn của người Hoa nhiều hơn...). Từ vay mượn phần lớn là từ đơn và là danh từ. “Danh từ dùng để gọi tên sự vật. Khi cái vật ấy mới đưa đến, địa phương không có tên gọi thì dĩ nhiên người ta sẽ gọi bằng cái tên vay mượn” [8; 104].
2- Từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng, hoạt động trong hệ thống này phần nhiều là từ ghép, và hầu hết là ghép chính phụ, có loại hơn 98% (trừ đơn vị đo lường – loại này đa số là từ đơn). Nhiều từ được cấu tạo ở dạng ghép chính phụ hai bậc (riêng tên đơn và tên ghép trong nhóm từ ngữ liên quan đến sông nước có tỉ lệ gần ngang nhau). Từ đơn đa số không lí do hoặc chưa tìm thấy lí do; ghép đa số có lí do. Từ loại danh từ trong các thành tố ghép chiếm đa số.
3- Phương thức dựa vào đặc điểm đối tượng để đặt tên chiếm ưu thế. Chủ yếu dựa vào đặc điểm về hình thức/ hình dạng, màu sắc (ngoài đặc điểm này, nhóm từ chỉ sản phẩm chế biến còn được tri giác ở mặt nguyên liệu; từ ngữ sông nước lại chú ý đến tính chất và hoạt động của dòng nước, con nước; từ chỉ công cụ - phương tiện đi lại thêm công dụng).
Mặc dù có tên gọi dùng lại của tiếng Việt toàn dân nhưng nhìn chung rất nhiều nhóm từ ngữ về tên chỉ sự vật chung được người Nam Bộ sáng tạo thêm (nhiều nhất là nhóm từ ngữ gọi tên động vật, thực vật, đơn vị đo lường)
4- Nghĩa tố phụ trong tên ghép chính phụ mang nghĩa bổ sung cho yếu tố chính về hình thức, hình dáng, màu sắc bên ngoài của đối tượng. Có trường hợp đồng nghĩa của tên gọi, tức là một đối tượng nhưng có hai tên (một tên trong ngôn ngữ toàn dân, một tên trong PNNB hoặc hai tên đều trong PNNB).
5- Những sự vật được định danh là những sự vật liên quan đến đời sống sông nước, môi trường nông nghiệp, mang dấu ấn văn hoá Nam Bộ.
Những cái tên chỉ sự vật chung phản ánh cuộc sống đủ đầy về vật chất, phong phú về tinh thần của người dân địa phương. Đó là những cái tên bình dị, mộc mạc, sống động đã biểu hiện tâm hồn, tính cách của con người đặt tên cho nó. Đúng như nhà báo Nguyễn Quang viết: “những từ gọi tên trái cây, sản phẩm riêng của một miền đất nước mà các miền khác không thể có được như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, thơm, rạch, xáng, bà ba, xà lỏn v.v. Những từ này đi vào ngôn ngữ chung sẽ mãi mãi giữ nguyên cái ấn tượng, cái phong vị riêng và cả màu sắc biểu cảm riêng của chúng y như buổi ban đầu chúng ta được biết đến” [66; 107].
KẾT LUẬN
Mục đích đề ra của luận văn ở phần dẫn nhập là tìm hiểu về đặc điểm định danh từ vựng trong PNNB, đưa ra nhận xét bước đầu về những đặc điểm có tính quy luật trong định danh, chủ yếu là định danh sự vật của người Nam Bộ. Đến đây, chúng tôi có thể đưa ra một số nhận xét khái quát:
1- Người dân Nam Bộ sống trong một môi trường thiên nhiên nhiều ưu đãi (tuy không phải không có những khắc nghiệt). Đó là một môi trường cơ bản là sông nước. Nơi đây có bạt ngàn rừng nguyên sinh, rừng ngập mặn, nhiều tài nguyên về lâm sản, thuỷ hải sản, nhiều sản vật quý hiếm... Nông dân là thành phần chủ yếu của cư dân nơi đây. Nghề nghiệp phổ biến là nông nghiệp. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân Nam Bộ có những điểm khác so với vùng khác của đất nước. Tâm hồn, tính cách con người phương nam cũng mang những nét rất riêng.
2- Xuất phát từ cơ sở lí luận của định danh, xuất phát từ hiện thực đời sống của PNNB, luận văn cố gắng tìm hiểu về những vấn đề liên quan tới định danh trong một số nhóm từ ngữ mang dấu ấn rất riêng của phương ngữ này. Luận văn tìm hiểu đặc điểm của PNNB, văn hoá Nam Bộ thông qua tìm hiểu đặc điểm tri nhận sự vật của người Việt ở Nam Bộ. Những khác biệt trong định danh giữa phương ngữ Bắc Bộ và PNNB chỉ có thể lí giải được bằng nguyên nhân tâm lí - xã hội, điều kiện địa lí tự nhiên và nguyên nhân ngôn ngữ học.
Nghiên cứu định danh từ vựng chủ yếu nghiên cứu về xu hướng gọi tên, về đặc điểm cấu tạo, phương thức biểu thị của tên gọi và ngữ nghĩa của tên gọi.
Mối quan hệ giữa hiện thực và nghĩa mà từ biểu hiện là quan hệ có lí do và không lí do. Lí do khách quan thường thấy trong từ ghép. Lí do chủ quan thường xuất hiện trong các từ ngữ chỉ sự vật đơn lẻ, cá thể.
3- Do gốc rễ cư dân là lưu dân đến từ miền Bắc, miền Trung cho nên trong tiếng nói của người Nam Bộ còn lưu giữa nhiều dấu ấn của ngôn ngữ cội nguồn. Trong tiếng nói của họ còn có vốn từ ngữ mà chính họ sáng tạo ra hoặc vay mượn từ ngôn ngữ của dân tộc Khơme, Hoa, Chăm... anh em. Trong đó, vay mượn tiếng Khơme là nhiều nhất. Điều này phù hợp với sự phân bố dân cư trong vùng: người Khơme đông thứ hai sau người Việt. Tỉ lệ từ Hán Việt trong các tên gọi chỉ sự vật cá thể, đơn lẻ như tên khai sinh của người, các yếu tố Hán trong cấu tạo địa danh còn in đậm trong văn hoá Việt nói chung. Chọn nghĩa tốt đẹp của chữ để đặt tên được người dân địa phương rất chú trọng. Sự sáng tạo và vay mượn này góp phần làm phong phú, đa dạng thêm tiếng Việt toàn dân.
4- Những từ ngữ gọi tên sự vật chung ở Nam Bộ chủ yếu được cấu tạo theo kiểu ghép, cơ bản là ghép chính phụ và có những loại ghép hai bậc. Từ loại trong các yếu tố ghép chủ yếu là danh từ. Điều này chứng tỏ, khi tri nhận sự vật để đặt tên, người Nam Bộ thường hay liên hệ đến sự vật khác.
Tên riêng có xu hướng đa tiết hoá. Nếu yếu tố 3 trong địa danh chiếm tỉ lệ cao thì từ dùng làm tên đệm của tên khai sinh rất phong phú.
Nếu những từ chỉ địa hình tự nhiên như giồng, cù lao, xẽo... xuất hiện nhiều trong địa danh thì “thứ”, út lại được người Nam Bộ thường dùng trong xưng hô hằng ngày.
5- Phương thức định danh trong PNNB nhìn chung giống phương thức định danh trong tiếng Việt toàn dân. Đó là phương thức ghép các yếu tố, vay mượn ngôn ngữ khác, dựa vào đặc điểm của đối tượng v.v. Tuy nhiên, điểm khác biệt, độc đáo trong định danh của PNNB là tên gọi sự vật mang đặc trưng vùng sông nước phong phú hơn, cách tri nhận của người phương nam chú ý đến hình thức, hình dạng, màu sắc, hoạt động... bên ngoài của đối tượng nhiều hơn. Ngoài ra, người Việt ở Nam Bộ còn chú ý đến đặc điểm mang tính đặc trưng của đối tượng (như: cấu tạo, công dụng trong tên phương tiện và công cụ sinh hoạt, sản xuất; nguyên liệu chế biến trong tên sản phẩm; tính chất dòng nước, con nước trong những cái tên liên quan đến sông nước...). Người Nam Bộ tạo ra những cái tên bằng cách thêm nghĩa cho từ toàn dân, hoặc đặt ra một cái tên khác với từ toàn dân (dẫn đến hiện tượng đồng nghĩa). Đặc biệt, có cách tạo ra tên mới bằng việc lấy âm thanh, công cụ, ngày công lao động... để tạo tên (như trong đơn vị đo lường) v.v.
6- Qua những tên riêng và tên chung, chúng ta có thể thấy phần nào hình bóng con người, cuộc sống, môi trường thiên nhiên, văn hoá và cả ngôn ngữ của vùng đất phương nam thân yêu của Tổ quốc.
Thiên nhiên chính là nhân tố làm cho vốn ngôn ngữ Nam Bộ thêm phong phú. Những cái tên về sự vật, hiện tượng tồn tại trong thiên nhiên, gần gũi với con người đã mang hơi thở của vùng đất mới lạ này.
Chủ nhân của vùng đất này là những con người trọng tình, trọng nghĩa. Cũng như người Việt nói chung, người Nam Bộ cần cù lao động, sống bình dị. Điều bình dị thể hiện từ những cái tên chỉ công cụ lao động hằng ngày hay những sản vật địa phương. Con người luôn lạc quan tin tưởng vào cuộc sống, luôn ước mong có được một cuộc sống tốt đẹp nhất. Những khát vọng chính đáng ấy được gửi gắm trong những tên người, tên đất.
7- Hiện nay, sự ảnh hưởng, giao thoa văn hoá, ngôn ngữ giữa các dân tộc anh em sống trên vùng đất phương nam, giữa các vùng miền khác nhau trên đất nước Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ là điều không thể chối cãi.
Từ địa phương không xuất hiện thêm mà có xu hướng hợp nhất vào ngôn ngữ toàn dân. Việc nghiên cứu từ địa phương đang là việc làm cấp thiết và nhiều ý nghĩa giúp phát hiện những điểm mạnh của từng phương ngữ, đưa phương ngữ xích lại ngôn ngữ toàn dân theo con đường ngắn nhất. Thực tế cho thấy, nhiều từ ngữ Nam Bộ đã nhập vào hệ thống từ vựng toàn dân và được sử dụng khá rộng rãi. Ví dụ: chìm xuồng, đồ lô, hàng xịn, mì chiên giòn, bột ngọt, mì gói, đậu bắp...
Luận văn mong được đóng góp một phần nhỏ cho việc nghiên cứu phương ngữ tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay.
* Hướng nghiên cứu tiếp sau của luận văn:
- Định danh thuộc vấn đề của ngôn ngữ học tri nhận, mà ngôn ngữ học tri nhận là một trường phái còn mới mẻ. Ngôn ngữ học tri nhận “là một trường phái mới của ngôn ngữ học hiện đại, tiến hành nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở vốn kinh nghiệm và sự cảm thụ của con người về thế giới khách quan cũng như cái cách mà con người tri giác và ý niệm hoá các sự vật và sự tình của thế giới khách quan đó” [78; 15,16]. Nghiên cứu định danh trong tiếng Việt nói chung và định danh trong PNNB nói riêng còn rất nhiều điều để các nhà ngôn ngữ học quan tâm. Đối tượng để định danh có nhiều: sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất, đặc điểm... Trong đó, định danh sự vật chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong từ vựng của ngôn ngữ toàn dân và của PNNB.
- Luận văn này của chúng tôi đi theo hướng mở. Tức là chúng tôi đã đặt ra một phạm vi nghiên cứu khá rộng. Nhưng do điều kiện thời gian, do khuôn khổ luận văn và do năng lực người của nghiên cứu nên chúng tôi chỉ mới giới hạn để thực hiện được một phần nhỏ trong định danh ở cấp độ từ vựng, riêng các thành ngữ, quán ngữ và những phần còn lại của cấp độ này thuộc một số lĩnh vực của hiện thực như nhóm từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người, từ ngữ chỉ không gian, thời gian và một số từ loại khác chỉ hoạt động, tính chất, trạng thái... mang những nét rất đặc trưng về sự tri nhận trong định danh thì chúng tôi còn để ngỏ. Hi vọng phần còn lại này sẽ được chúng tôi tiếp tục hoàn thành vào thời gian tới, trong khuôn khổ một luận án mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Đào Duy Anh (1996), Từ điển Hán Việt, NXB KHXH.
2- Nguyễn Văn Ái (1994), Từ điển phương ngữ Nam Bộ, NXB tp H CM.
3- Nguyễn Văn Âu (1993), Điạ danh Việt Nam, NXB GD.
4- Nguyễn Văn Âu (2000), Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam, ĐHQG.
5- Lâm Uyên Ba (2003), Từ chỉ quan hệ thân tộc của tiếng Tiều được sử dụng
trong tiếng Việt ở địa phương cực Tây Nam Bộ, Ngôn ngữ & đời sống, số 8.
6- Nguyễn Tài Cẩn (1997), Ngữ pháp tiếng Việt. Tiếng –Từ ghép – Đoản ngữ,
NXB ĐH & THCN, HN.
7- Chafe, Wallce L. (1999), Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ (Nguyễn Văn Lai
dịch), NXB GD.
8- Hoàng Thị Châu (1989), Tiếng Việt trên các miền đất nước, NXB KHXH, HN.
9- Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, NXB GD.
10- Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB GD.
11- Đỗ Hữu Châu (2000), Tìm hiểu văn hoá qua ngôn ngữ, Ngôn ngữ số 10.
12- Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2 - Ngữ dụng học, NXB GD.
13- Nguyễn Văn Chiến (2004), Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hoá Việt, NXB
KHXH, HN.
14- Huình Tịnh Paulus Của (1895), Đại Nam quốc âm tự vị (tập 1), Sài Gòn.
15- Huình Tịnh Paulus Của (1895), Đại Nam quốc âm tự vị (tập 2), Sài Gòn.
16- Hải Dân (1982), Yếu tố CÀ trong phương ngữ Nam Bộ, Ngôn ngữ số phụ 1.
17- Hồng Dân (1981), “Từ ngữ phương ngôn và vấn đề chuẩn hoá từ vựng tiếng Việt”, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, NXB KHXH, HN.
18- Lý Tống Dịch (2003), Những điều lí thú xung quanh vấn đề họ tên, (Nghiêm
Việt Minh dịch) NXB VH TT, HN.
19- Trần Trí Dõi (2001), Ngôn ngữ và sự phát triển văn hoá xã hội, NXB VHTT.
20- Nguyễn Dược, Trung Hải (2003), Sổ tay địa danh Việt Nam, NXB GD.
21- Nguyễn Đức Dương (1974), Về hiện tượng kiểu “ổng”, “chỉ”, “ngoải”, Ngôn
ngữ số 1.
22- Nguyễn Đình Đầu (1994), Tổng kết nghiên cứu Địa bạ Nam kì lục tỉnh, NXB
tp HCM.
23- Lê Văn Đức (1970), Việt Nam tự điển, Sài Gòn, Khai Trí.
24- Trịnh Hoài Đức (1998), Gia Định thành thông chí (Đỗ Mộng Khương,
Nguyễn Ngọc Tính dịch; Đào Duy Anh hiệu đính và chú thích), NXB GD.
25- Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếngViệt, NXB GD.
26- Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, NXB GD.
27- Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ. NXB ĐHQG, HN.
28- Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết
(2000), Dẫn luận ngôn ngữ học. NXB GD.
29- Cao Xuân Hạo (1998), Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa,
NXB GD.
30- Cao Xuân Hạo (2001), Tiếng Việt, Văn Việt, Người Việt, NXB Trẻ.
31- Lê Trung Hoa (1983), Tìm hiểu ý nghĩa và nguồn gốc một số thành tố chung
trong địa danh Nam Bộ, Văn nghệ tp HCM, số 276 (13/5).
32- Lê Trung Hoa (2005), Họ và tên người Việt Nam, NXB KHXH.
33- Lê Trung Hoa (2002), Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ và tiếng Việt văn
học, NXB KHXH.
34- Lê Trung Hoa (2004), Nguồn gốc và ý nghĩa một số địa danh miền Đông Nam
Bộ, Ngôn ngữ số 9.
35- Lê Trung Hoa (chủ biên) (2003), Từ điển địa danh Thành phố Sài Gòn – Hồ
Chí Minh, NXB Trẻ.
36- Lê Trung Hoa (2004), Những nét đặc thù của địa hình chính Nam Bộ, Ngôn
ngữ số 12.
37- Nguyễn Quang Hồng (1982), Các lớp từ địa phương và chức năng của chúng
trong ngôn ngữ văn hoá tiếng Việt, Kỉ yếu Hội nghị khoa học, HN.
38- Hội văn nghệ dân gian Việt Nam và Trường đại học Cần Thơ (2004), Tìm
hiểu đặc trưng di sản văn hoá văn nghệ dân gian Nam Bộ, NXB KHXH, HN.
39- Lê Đình Khẩn (2002), Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt, NXB ĐHQG tp HCM.
40- Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội – Những vấn đề cơ bản,
NXB KHXH.
41- Nguyễn Thuý Khanh (1994), Một vài nhận xét về thành ngữ so sánh có tên gọi
động vật tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 3.
42- Nguyễn Thuý Khanh (1994), Đặc điểm định danh tên gọi động vật trong tiếng
Việt, Văn hoá dân gian, số 1.
43- Nguyễn Thuý Khanh (1994), Đặc điểm định danh của trường tên gọi động vật
tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 2.
44- Khoa Ngữ văn (ĐH Cần Thơ) (1999), Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu
Long, NXB GD.
45- Nguyễn Lân (1989), Từ điển thành ngữ Việt Nam, NXB V.hoá, HN.
46- Lado Robert (2002), Ngôn ngữ qua các nền văn hoá, NXB ĐHQG HN.
47- Nguyễn Lai (1993), “Về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá”, Việt Nam –
những vấn đề ngôn ngữ và văn hoá, HN.
48- Trần Thị Ngọc Lang (1995), Phương ngữ Nam Bộ (những khác biệt về từ vựng –
ngữ nghĩa giữa phương ngữ Nam Bộ và phương ngữ Bắc Bộ), NXB KHXH, HN.
49- Trần Thị Ngọc Lang (2002), Điểm khác biệt về ngữ pháp của phương ngữ
Nam Bộ (so sánh với Bác Bộ), Ngôn ngữ số 2.
50- Langacker, Ronald W. (1991). Khái niệm, hình ảnh và biểu tượng cơ sở ngữ
pháp nhận thức (Bản dịch của Hội ngôn ngữ tp HCM, TT nghiên cứu, tư
vấn về tiếng Việt và dịch thuật), Mouton de Gruyter Berlin –New York.
51- Hồ Lê (1976), Vấn đề cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại, NXB KHXH, HN.
52- Hồ Lê, Thạch Phương, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh (1992), Văn hoá dân
gian người Việt ở Nam Bộ, NXB KHXH, HN.
53- Lê-nin (1975), Bút kí triết học, tập 29, NXB Sự thật.
54- Vương Lộc (2001), Từ điển từ cổ, NXB Đà Nẵng –Trung tâm Từ điển học.
55- Mác, Ăng-ghen, Lê-nin bàn về ngôn ngữ, NXB Sự thật, H. 1962.
56- Sơn Nam (1993), Đồng bằng sông Cửu Long – nét sinh hoạt xưa, NXB tp HCM.
57- Sơn Nam (1997), Hồi kí Sơn Nam từ U Minh đến Cần Thơ, NXB Trẻ tp HCM.
58- Sơn Nam, Đất Gia Định xưa, NXB tp HCM, 1984.
59- Nhiều tác giả (1999), Nam Bộ xưa và nay, NXB tp HCM – T/c Xưa & nay.
60- Nhiều tác giả (2002), Nam Bộ: đất và người, NXB Trẻ.
61- Nhiều tác giả (2000), Văn hoá Nam Bộ trong không gian xã hội Đông Nam Á,
NXB ĐHQG tp HCM.
62- Bùi Mạnh Nhị (1984), Một số đặc điểm ngôn ngữ của ca dao – dân ca Nam
Bộ, Ngôn ngữ số 1.
63- Nguyễn Tri Niên (1982), Một số ý kiến về những hiện tượng tương ứng về từ
vựng giữa phương ngữ với ngôn ngữ toàn dân, Kỉ yếu Hội nghị khoa học HN.
64- Ovtsareko, V. M, Thuật ngữ, tên gọi phân tiết tính và định nghĩa định danh
(Tài liệu đánh máy).
65- Hoàng Phê (chủ biên) (1995), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
66- Nguyễn Quang (1980), Việc chọn và giải thích từ ngữ miền Nam trong một
quyển từ điển tiếng Việt loại phổ thông, Ngôn ngữ số 1.
67- Nguyễn Thanh Quang (2003), Đặc điểm ngôn ngữ và văn hoá Việt ở ĐBSCL,
Luận văn Thạc sĩ Lí luận ngôn ngữ, tp HCM.
68- Phan Quang (1999), Phan Quang tuyển tập, tập 1, NXB Văn học.
69- Trần Chấn Quế - Châu Nguyệt Trân (2002), 80 phương pháp đặt tên (biên
dịch Nguyễn Kim Ngân), NXB tp HCM.
70- Huỳnh Kim Quy (1978), “Từ mượn gốc Khơme và Quảng Đông, Triều Châu
trong phương ngữ Nam Bộ” - Nghiên cứu một số đặc điểm của phương ngữ Nam Bộ – Tư liệu của Ban Ngữ Văn, Viện KHXH tại thành phố HCM).
71- Rozdextvenxki, IU. V. (1998), Những bài giảng ngôn ngữ học đại cương,
NXB GD.
72- Trịnh Sâm (2002), Đi tìm bản sắc tiếng Việt, NXB Trẻ.
73- Saussure, F –D - (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, NXB KHXH, HN.
74- Vương Hồng Sển (1991), Từ vị tiếng nói miền Nam, NXB Trẻ Tp HCM.
75- Trương Văn Sinh (1976), Điểm qua tình hình nghiên cứu phương ngôn tiếng
Việt trong thời gian qua, Ngôn ngữ số 3.
76- Hồ Bá Thâm (2003), Văn hoá Nam Bộ vấn đề và phát triển, NXB VH TT.
77- Lý Toàn Thắng (2002), Mấy vấn đề Việt ngữ học và ngôn ngữ học đại cương,
NXB KHXH.
78- Lý Toàn Thắng (2005), Ngôn ngữ học tri nhận: Từ lí thuyết đại cương đến
thực tiễn tiếng Việt, NXB KHXH.
79- Phạm Tất Thắng (2004), Sự khác biệt giữa tên riêng và tên chung, Ngôn ngữ
& đời sống, số 6.
80- Nguyễn Văn Thạc (2004), Tiếp xúc học và từ điển học, Ngôn ngữ số 4.
81- Đào Thản (2001), Một sợi rơm vàng, NXB Trẻ.
82- Nguyễn Kim Thản (1964), Thử bàn về một vài đặc điểm trong phương ngôn
Nam Bộ, Văn học số 8.
83- Nguyễn Kim Thản (1993), “Sự phản ánh một nét văn hoá vật chất của người
Việt vào ngôn ngữ”, Việt Nam – những vấn đề ngôn ngữ và văn hoá, HN.
84- Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Văn Tu (1982), Tiếng Việt
trên đường phát triển, NXB KHXH, HN.
85- Nguyễn Phương Thảo (1997), Văn hoá dân gian Nam Bộ, những phác thảo, NXB
GD, HN.
86- Bùi Khánh Thế (1988), “Từ tiếng Sài Gòn đến tiếng nói thành phố Hồ Chí
Minh” – Địa chí văn hoá thành phố Hồ Chí Minh (tập 2), NXB tp HCM.
87- Bùi Khánh Thế (chủ nhiệm) và nhóm tác giả (2001), Mấy vấn đề về tiếng Việt
hiện đại, NXB ĐHQG Tp HCM.
88- Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB GD.
89- Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB tp HCM.
90- Trần Ngọc Thêm (1976), Về lịch sử hiện đại và tương lai của tên riêng người
Việt, Dân tộc học, số 3.
91- Ca Văn Thỉnh (1983), Hào khí Đồng Nai, NXB tp HCM.
92- Thịnh Ngô Đức chủ biên (1993), Văn hóa vùng và phân vùng văn hoá ở Việt
Nam, NXB KHXH, HN.
93- Đoàn Thiện Thuật (1980), Ngữ âm tiếng Việt, NXB ĐH & THCN, HN.
94- Ngô Thị Bích Tiên (1968), Nhìn qua việc dùng từ địa phương miền Nam trong một số
tác phẩm văn học gần đây, Nghiên cứu ngôn ngữ học, tập 1, NXB KHXH, HN.
95- Huỳnh Công Tín (1996). Hiện tượng biến âm trong phương ngữ Nam Bộ,
Ngôn ngữ & đời sống, số 2.
96- Huỳnh Công Tín (1997), Về một số hiện tượng ngôn từ của phương ngữ Nam
Bộ trong tiến trình chuẩn hoá Tiếng Việt, Ngữ học trẻ.
97- Huỳnh Công Tín (2000), Ấn tượng sông nước qua cách diễn đạt của người dân
vùng ĐBSCL, Ngữ học trẻ.
98- Nguyễn Đức Tồn (2002), Tìm hiểu đặc trưng văn hoá dân tộc của ngôn ngữ và tư
duy ở người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác), NXB ĐHQG HN.
99- Bùi Minh Toán (1999), Từ trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt, NXB GD.
100- Bùi Đức Tịnh (1999), Lược khảo nguồn gốc địa danh Nam Bộ, NXB Văn
nghệ tp Hồ Chí Minh.
101- Bùi Đức Tịnh (2003), Ngữ pháp Việt Nam giản dị và thực dụng, NXB VHTT.
102- Lê Ngọc Trà (2001), Văn hoá Việt Nam – Đặc trưng và cách tiếp cận, NXB GD.
103- Nguyễn Thế Truyền (1999), Cách xưng hô của người Nam Bộ, Ngôn ngữ &
đời sống, số 10.
104- Nguyễn Thế Truyền (2002), Người Nam Bộ xài từ, Ngôn ngữ & đời sống, số 12.
105- Nguyễn Văn Tu (1978), Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, NXB ĐH& THCN.
106- Hoàng Tuệ (1984), Cuộc sống ở trong ngôn ngữ, NXB Tp Mới, Hội Nhà văn.
107- Hồ Xuân Tuyên (2000), Cách xưng hô bằng tên thứ của người Nam Bộ, Văn
nghệ Trẻ số 32 (6/8).
108- Hồ Xuân Tuyên (2000), Hai trong một, Văn nghệ Trẻ số 28 (9/7).
109- Hồ Xuân Tuyên (2002), Một số kiểu rút gọn xét ở góc độ từ ngữ, Ngôn ngữ
& đời sống, số 12.
110- Hồ Xuân Tuyên (2004), Ngôn ngữ vùng sông nước qua một cuốn sách, Ngôn
ngữ & đời sống, số 3.
111- Uỷ ban KHXH VN (1983), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB KHXH, HN.
112- Viện KHXH tại tp HCM (1982), Một số vấn đề KHXH về ĐBSCL, NXB KHXH.
113- Viện Ngôn ngữ học – Hội Ngôn ngữ tp HCM (2001), Hoàng Tuệ tuyển tập
ngôn ngữ học, NXB ĐHQG tp HCM.
114- Viện Ngôn ngữ (2004), Những vấn đề ngôn ngữ học, Hội nghị khoa học
2002, NXB KHXH.
115- Viện Ngôn ngữ học (2000), Ngôn ngữ dẫn luận vào việc nghiên cứu tiếng
nói, Trường ĐH KHXH và NV tp HCM.
116- Viện Văn hoá (1984), Mấy vấn đề văn hoá ĐBSCL, NXB Văn hoá.
117- Trần Quốc Vượng (2001), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB GD.
118- Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học,
NXBGD.
119- Nguyễn Như Ý(chủ biên), Hoàng Văn Hành, Lê Xuân Thại, Nguyễn Văn
Khang, Phạm Xuân Thành (1998), Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt, NXB GD.
120- Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đặng Ngọc Lệ, Phạm Xuân Thành (1999). Từ
điển đối chiếu địa phương, NXB GD.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vh12.doc