Kinh tế trang trại ở các huyện ngoại thành Hà Nội mặc dù mới ra đời nhưng những năm gần đây đã có bước phát triển nhất định về số lượng, phương thức sản xuất. Qua kết quả điều tra cho thấy kinh tế trang trại hình thành và phát triển ở ngoại thành Hà Nội với nhiều loại hinhf và quy mô khác nhau. Do địa hình và đặc điểm của từng huyện khác nhau nên loại hình phát triển kinh tế trang trại ở từng huyện cũng khác nhau. ở huyện Thanh Trì thì phát triển chủ yếu là trang trại thuỷ sản, còn huyện Sóc Sơn do địa bàn huyện có nhiều đồi núi cho nên loại hình phát triển trang trại chủ yếu là trang trại lâm nghiệp và trồng cây ăn quả. Về loạinhình phát triển ở các huyện ngoại thành chủ yếu là mô hình trang trại gia đình, song trên thực tế là đạt hiệu quả kinh tế khá cao. Doanh thu bình quân một trang trại ở các huyện ngoại thành Hà Nội 167,7 triệu đồng và thu nhập bình quân đạt 73,58 triệu đồng. Song vẫn chưa đầu tư dúng mức và còn một số hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại.
78 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 779 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số vấn đề về phát triển kinh tế trang trại trong nông nghiệp ngoại thành Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dài. tính trung toàn bộ 175 trang trại khảo sát giá trị sản xuất của ngành trồng trọt chiếm 9,36%, ngành chăn nuôi (bao gồm cả nuôi trông thuỷ sản) chiếm 87, 49%, ngành sản xuất kinh doanh dịch vụ khác chiếm 3,14%. Tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm phần lớn bình quân giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 160,13 triệu đồng. Đa số các chủ trang trại kể cả các trang trại có phương hướng sản xuất kinh doanh chính là ngành trồng trọt cũng đất đaiều chăn nuôi gia súc, gia cầm thêm, nhằm tận dụng tối đa tài nguyên và tăng thu nhập. Ngành trồng trọt thu hút phần lớn vốn đầu tư cũng như diện tích đất đai và sức lao động nhưng nhìn chung các trang trại trồng trọt phần lớn hiện nay có giá trị sản phẩm hàng hoá thấp hoặc chưa có thu (Đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản) giá trị sản xuất bình quân ngành trồng trọt đạt 17,1296triệu đồng.
Huyện Thanh Trì có mức tổng thu cao nhất đạt 18308,5 triệu đồng trong đó giá trị sản xuất của ngành nuôi trồng thuỷ sản chiếm 87,32% khoảng 15986,982 triệu đồng. Giá trị sản xuất của cả ngành chăn nuôi cuỉa huyện Thanh Trì đạt 17326,9 triệu đồng chiếm 61,83% tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi và chiếm 94,64% giá trị sản xuất của huyện.
Huyện ngoại thành Sóc Sơn qua quá trình khảo sát thì có đến 16/26 trang trại có hướng sản xuất kinh doanh và trồng trọt nhưng gúa trị sản xuất của ngành trồng trọt chỉ chiếm 26,73% giá trị sản xuất của huyện. Trong khi đó loại ngành chăn nuôi chỉ chiếm 11/26 trang trại nhưng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm 68,29% đạt khoảng 57,88 triệu đồng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của huyện (Xem biểu số 13).
Biểu số 13: giá trị sản xuất của trang trại.
Đơn vị : triệu đồng.
Huyện
Số thư tự khảo sát
Giá trị sản xuất
Phân theo nhóm ngành
Tổng
Trồng trọt
Chăn nuôi
KDDVkhác
1. Sóc Sơn
26
589
1504,9
109,7
2203,6
2.Đông Anh
23
303,1
4828,1
45,6
5176,8
3.Gia lâm
20
287,08
1789,57
497,5
2547,15
4.Từ Liêm
35
1189,9
2573,1
0
3763
5.Thanh Trì
71
628,6
17326,9
353
18308,5
Tổng
175
2997,68
28022,57
1005,8
32026,05
Bình quân
17,13
160,13
5,75
2. Chi phí sản xuất của trang trại.
Biểu số 14 :Chi phí sản xuất của trang trại.
Đơn vị : triệu đồng.
Huyện
Số thư tự khảo sát
Chi phí sản xuất
Phân theo nhóm ngành
Tổng
Trồng trọt
Chăn nuôi
KDDVkhác
1. Sóc Sơn
26
8005
1093,1
0
1893,6
2.Đông Anh
23
182
3927,2
28,9
4168,1
3.Gia lâm
20
164,84
1135,6
442,44
1742,9
4.Từ Liêm
35
593,3
1927,8
0
2521,1
5.Thanh Trì
71
415,69
13111,3
247
14104
Tổng
175
2156,36
21252
718,34
24399,7
Chi phí bình quân 1 trang trại khảo sát được là 139,43triệu đồng trong đó bao gồn cả chi phí nguyên vật liệu, thuê máy móc , khấu hao TSCD ... và cho phí lao động thuê ngoài kể cả phí lao động của chủ trang trại. Chi phí cho ngành trồng trọt bình quân là 12,32 triệu đồng, ngành chăn nuôi là 132 triệu đồng và ngành sản xuất kinh doanh là 4,11 triệu đồng. Nhìn chung qua số liệu điều tra về chi phí của các trang trại ta thấy không có gì đặc biệt những ngành có chi phí đầu tư nhiều hơn đều cho giá trị sản xuất cao hơn.
3. Giá trị sản phẩm hàng hoá.
Sản xuất hàng hoá là đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại vì vậy để xem xét trình độ sản xuất hàng hoá của trang trại có thể sử dụng hai chỉ tiêu: Quy mô giá trị sản phẩm hàng hoá và tỷ suất giá trị sản phẩm hàng hoá.
3.1. Quy mô giá trị sản phẩm hàng hoá.
Bình quân một trang trại sản xuất có mức giá trị sản phẩm hàng hoá đạt 167,70 triệu đồng /năm bao gồm trồng trọt 15,15 triệu đồng, chăn nuôi ( bao gồm cả nuôi trồng thuỷ sản) 146,80 triệu đồng. Kinh doanh dịch vụ khác 5,75 triệu đồng. Mức tổng giá trị sản phẩm hàng hoá có mức chânh lậch gần 9 lần giữa huyện thấp nhất - huyện Gia lâm (1986,9 triệu đồng ) và huyện cao nhất - huyện Thanh Trì (17362,8 triệu đồng). các hộ sản xuất kinh doanh chăn nuôi từ lợn, nuôi trồng thuỷ sản có quy mô sản phẩm hàng hoá cao, lớn hơn nhiều so với mức giá trị SPHH bình quân chung ( xem biểu số 15).
Biểu số 15: Giá trị sản phẩm hàng hoá của trang trại.
Đơn vị : triệu đồng.
Huyện
Số thư tự khảo sát
Chi phí sản xuất
Phân theo nhóm ngành
Tổng
Trồng trọt
Chăn nuôi
KDDVkhác
1. Sóc Sơn
26
536
1354,4
109,7
2000,1
2.Đông Anh
23
273,2
4221,2
45,6
4540
3.Gia lâm
20
279,85
1209,55
497,5
1986,9
4.Từ Liêm
35
1129,2
2327,8
0
3475
5.Thanh Trì
71
433,4
16577,4
353
17363,8
Tổng
175
2651,65
25690,35
1005,8
29347,8
3.2. Tỷ suất hàng hoá.
Qua khảo sát nhận thấy các trang trại không chỉ có quy mô giá trị sản phẩm hàng hoá lớn mà tỷ suất sản phẩm hàng hoá cao. Tính bình quâ chung các hộ khảo sát tỷ suất sản phẩm hàng hoá đạt 91,64%, nhìn chung các trang trại tại 5 huyện ngopại thành đều có tỷ suất này từ 77% trở lên. Đạt cao nhất là huyện Thanh trì 94,84% và thấp nhất là huyện Gia lâm 77,19%.
4. Thu nhập và việc làm của người lao động trong trang trại.
Thu nhập của trang trại là phần lớn còn lại khi lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí sản xuất bao gồm chi phí vật chất , chi phí kinh doanh và các loại chi phí khác. Hay đơn giản hơn là lấy tổng giá trị sản xuất trừ đi tổng chi phí sản xuất. Kết quả tính toán cho thấy thu nhập bình quân cua một trang trại đạt 73,58 triệu đồng/năm cao hơn hẳn thu nhập của hộ nông dân bình thường các trang trại ở huyện Thanh trì có mức nhập cao nhất, với tổng thu là 4204,5 triệu đồng bình quân một trang trại 59,22triệu đồng, thấp nhất là huyện Sóc Sơn 310 triệu đồng bình quân một trang trại 11,92 triệu đồng. Hai huyện Đông Anh và Gia lâm có mức thu nhập bình quân một trang trại là 43,36 triệu đồng qua đây chúng ta thấy thu nhập của các trang trại ngoại thành Hà Nội là tương đối cao (xem biểu số 16).
Biểu số 16: Thu nhập của các chủ trang trại.
Đơn vị : triệu đồng.
Huyện
Số thư tự khảo sát
Chi phí sản xuất
Phân theo nhóm ngành
Tổng
Trồng trọt
Chăn nuôi
KDDVkhác
1. Sóc Sơn
26
211,5
411,8
109,7
310
2.Đông Anh
23
121,1
900,9
16,7
038,7
3.Gia lâm
20
122,2
653,95
55,06
831,23
4.Từ Liêm
35
596,6
654,3
0
1241,9
5.Thanh Trì
71
212,91
38885,6
106
4204,5
Tổng
175
841,31
6506,57
287,46
7626,33
Trong cơ cấu tổng thu nhập của cả 5 huyện thì phần lớn thu từ ngành chăn nuôi (bao gồm cả nuôi trồng thuỷ sản) khoảng 6506,57 triệu đồng chiếm 85,32% thu từ trồng trọt 841,3 triệu đồng chiếm 11,03% và thu từ các ngành kinh doanh khác khoảng 3,65%.
Từ việc đầu tư phát triển kinh tế theo hướng phát triển kinh tế trang trại, các chủ trang trại đã biến các vùng đất hoang hoá, khô cằn hoặc vùng ngập quanh năm thành những vùng kinh tế trù phú,mang đậm tính chất hàng hoá quy mô lớn, đầu tư cao, tạo thêm nhiều việc làm, tăng của cải vật chất cho xã hội, tăng thu nhập và cải thiện đời sống, vật chất, tinh thần cho các hộ nông dân trong vùng. Trước hết là biến các hộ nông dân bình thường thành các chủ trang trại giầu có, thu nhập tăng nhanh. Ngoài ra xã hội còn thu được lợi ích về tài nguyên và môi trường do các trang trại trồng cây lâu năm, cây Lâm nghiệp ở những vùng đất xấu đây là hiệu quả xã hội khó xác định được chính xác.
5. Những nhận xét đánh giá chung.
Qua khảo sát và nghiên cứu thực trạng kinh tế trang trại ngoại thành Hà Nội,có thể rút ra một số nhận xét, đánh giá như sau:
5.1. Các loại hình kinh tế trang trại đa dạng và phòng phú:
Các loại hình sản xuất kinh doanh của các trang trại ngoại thành Hà Nội rất đa dạng và phong phú bao gồm trồng trọt, chăn nuôi đến Lâm nghiệp và thuỷ sản. Trong các trang trại ở ngoại thành Hà Nội hầu hết các nghành sản xuất trong nông nghiệp đều được phát triển. Đây là một đặc điểm về hướng sản xuất của các trang trại ngoại thành Hà Nội. Đặc điểm này cũng có nghĩa là các trang trại Hà Nội không đi theo một hướng chuyên sâu rõ nétnhư các vùng chuyên môn hoá cao ở các địa phương khác. ở ngay từng trang trại của cácún bộ đương chức mua đất, thuê người làm công và một số trang trại chăn nuôi phát triển theo hướng chuyên môn hoá còn lại là phần nhiều các trang trại đều chưa thể hiện rõ nét chuyên môn hoá trong sản xuất kinh doanh. Tính đa dạng phong phú của các trang trại Hà Nội đôi khi còn mang dáng dấp của sự phát triển phân tán và đan xen hỗn tạp.
5.2. Qui mô sản xuất của trang trại nhỏ.
Qui mô của các trang trại Hà Nội nhỏ hơn các trang trại ở các vùng khác về tất cả các mặt: qui mô diện tích đất, qui mô về số đầu gia súc, qui mô vốn và giá trị sản lượng hàng hoá bán ra. Tình hình đầu tư và trang bị các yếu tố thuộc về tư liệu sản xuất và hệ thống vật chất kỹ thuật cho sản xuất ở các trang trại còn ở mức thấp. Các cộng cụ sản xuất chủ yếu là thủ công, trình độ sản xuất còn mang nặng tính chất sản xuất của các nông hộ, một đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại khã với kinh tế nông hộ là ở trình độ tổ chức sản xuất theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá chứ không phải chỉ ở qui mô sản xuất hay sản phẩm sản xuất ra.
Trình độ sản xuất của các trang trại càng chứng tỏ thêm rằng sự định hình của các trang trại ngoại thành chư thật Hà Nội chưa thật rõ nét và từ đây đặt ra vấn đề làm sao để việc phát triển của các trang trại ngoại thành Hà Nội trong những năm tới phải có phương hướng rõ ràng, tạo điều kiện cho các trang trại nâng cao trình độ tổ chức sản xuất và định hình phương hướng sản xuất kinh doanh.
5.3. việc đáp ứng nhu cầu thị trường và hoạt động tiếp thị của các trang trại hơn hẳn so với các nông hộ song cũng còn nhiều hạn chế đặt ra:
Cũng như các hộ sản xuất hàng hoá, các trang trại ở Hà Nội cũng phát triển sản xuất xá sản phẩm hàng hoá hướng tới thị trường. Phần lớn các sản phẩm các trang trại sản xuất ra đều trở thành sản phẩm hàng hoá và phục vụ trực tiếp cho tiêu dùng, trực tiếp cho thị trường. Hiện nay phần lớn các trang trại trồng trọt đang trong giai đoạn đầu tư kiến thiết, cơ phải các sản phẩm của các trang trại sản xuất ra chưa nhiều và đang trực tiếp cho các chủ trang trại tự tiêu thụ trên thị trường. Vấn đề đặt ra là trong tương lai, khi thị trường Hà Nội trở thành một thị trường cao cấp ổn định, các nguồn cung cấp hàng hoá tiêu dùng đều phải được thể hiện nguồn gốc rõ ràng với chất lượng cao. Trong khi đó các trang trại hiện sản xuất đang còn phân tán, manh mún, sản xuất đa dạng, chất lượng chũng loại sản phẩm không đồng đều, thậm chí một số giống cây ăn quả không phải là sản phẩm cao cấp đã và sẽ rất khó có thể tiêu thụ trên thị trường Hà Nội. Hầu hết các trang trại sản xuất hiện chỉ nhìn vào sự tiêu thụ tự do trên thị trường, chưa thiết lập được sự hợp tác liên kết với nhau trong việc tiêu thụ sản phẩm, muốn thực hiện được điều đó, bản thân các trang trại phải xác định được phương hướng phát triển ổn định. Sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo chất lượng thích ứng và được thị trường chấp nhận, trên cơ sở đó sẽ xác lập dàn mối quan hệ hợp tác, kết hợp giữa các trang trại với nhauvà giữa các trang trại với các ưcơ sở tiêu thụnông sản phẩm để thực hiện các phương thức và quan hệ
Bao tiêu sản phẩm, đảm bảo điều kiện cho trang trại phát triển sản xuất kinh doanh một cách ổn định.
Các trang trại ngoại thành có thuận lợi rát lớn là gần thị trường tiêu thụ và là khu vực nội thành. Song trong xu thế phát triển của giao thông và giao lưu văn hoá, ưu thế trên sẽ mât dần và thay vào đó là sự các sản phẩm của các vùng khác có nhiều lợi thế hơn về tiềm năng và các điều kiện tự nhiên khác của sản xuất, chính vì vậy, vấn đề nghiên cứu thị trường tiêu thụ và tính các về sản phẩm để tìm ra hướng đi phù hợp cho phát triển kinh tế trang trại ngoại thành ngay trong bước là điều hết sức quan trọng. Chúng ta nhận thức rằng thị trường Hà Nội là một thị trường cạnh tranh gay gắt và là sự lựa chọn hết sức khắt khe.
5.4. Trình độ kỹ thuật sản xuất và tổ chức quản lý sản xuất.
Kinh doanh của các chủ trang trại còn nhiều hạn chế chưa phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường: đại bộ phận chủ trang trại phát triển sản xuất là nhờ học hỏi những người xung quanh mà thực chất là làm theo nhiều trang trại phát triển sản xuất một cách mò mẫm, không ít trường hợp sản phẩm làm ra chất lượng thấp, không tiêu thụ được, một số trường hợp phải phá bỏ vườn cây do chất lượng cây giống quá kém và chủ trang trại chưa hiểu biết kỹ thuật gieo trồng chăm sóc. Từ đây, đặt ra một vấn đề cần thiết được quan tâm đó là vấn đề đào tạo chuyên môn và chuyển giao công nghệ trồng trọt chăn nuôi cho các chủ trang trại, đồng thời cũng cần bồi dưỡng kiến thức kinh doanh trong cơ chế thị trường cho các chủ trang trại.
5.5. Về đất đai:
Quỹ đất của các trang trại hầu hết đã được giao theo quy định hiện hành của nhà nước với nguồn gốc rất đa dạng. Tuy nhiên nguồn gốc và phương thức quản lý sản xuất đất chưa được giao rất khác nhau và nhất là nhận thầu của HTX nhận thầu của lâm trường và của chủ dự án đang làm cho các chủ trang trại chưa thực sự yên tâm bỏ vốn đầu tư để khai thác hiệu quả quỹ đất này. Ngoài ra hề thống khuyến nông cũng cần được mở rộng hơn nữa và nội dung hoạt động cần được đổi mới theo phương hướng gắn phổ biến kiến thức kinh doanh cho các chủ hộ sản xuất và các chủ trang trại.
5.6. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất nông nghiệp còn nhiều yếu kém, đặc biệt là huyện Sóc Sơn địa bàn rộng, các hộ sản xuất phân tán, giao thông kém. Về vấn đề này nhà nước cần có chủ trương hỗ trợ để từng bước cũng cố và xây dựng hệ thống cơ cấu hạ tầng nông thôn đưa khoa học công nghệ vào sản xuất của hộ, trang trại.
Phần III
Phương hướng và giải pháp để phát triển kinh tế trang trại trong thời gian tới.
I. Phương hướng phát triển của mô hình kinh tế trang trại .
1. Phương hướng phát triển của mô hình kinh tế trang trại ở nước ta trong những năm tới.
1.1. Những quan điểm cơ bản về phát triển kinh tế trang trại.
1.1.1. Kinh tế trang trại là một trong những hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá ở nước ta trong những năm tới .
- Kinh tế trang trại là một trong những hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với những đặc điểm sản xuất nông nghiệp. đặc biệt là đất đai và sinh học.
- Kinh tế trang trại là một trong những hình thức tổ chức sản xuất mà người chủ phần lớn vừa phải quản lý vừa phải lao động. Quyền lợi của hộ gắn liền với thành quả mà hộ làm ra. Bởi vậy nó cho phép huy động và sử dụng các nguồn lực đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả.
- ở nước ta kinh tế trang trại tuiy mới phát triển những đã thể hiện rõ tính hơn hẳn so với kinh tế hộ, điều này đã chứng tỏ kinh tế trang trại đang tự khẳng định mình. Nó là hình thức tổ chức sản xuất thích hợp để chuyển nền nông nghiệp trong tình trạng lạc hậu, tự cấp, tự túc, sang sản xuất hàng hoá.
- Nâng cao năng suất lao động nhằm tăng thu nhập và lợi nhuận các trang trại phải đổi mới thường xuyên công cụ và công nghệ sản xuất. Như vậy kinh tế trang trại tạo động lực môi sinh thúc đẩy nông nghiệp nông thôn nước ta đi vào công nghiệp hoá hiện đại hoá.
1.1.2. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế.
Thực hiện đa dạng hoá các loại hình ở nước ta trong những năm tới, cần phải phát triển kinh tế trang trại gia đình bởi vì:
- Trang trại gia đình dựa trên cơ sở các nguồn lực, đặc biệt là sức lao động gia đình là chủ yếu, do vậy trang trại gia đình đã được thừa kế nhuãng ưu việt của kinh tế hộ gia đình trong nông nghiệp.
- Trang trại gia đình hình thành từ hộ gia đình thông qua tích tụ và tập trung các nguồn lực sử dụng đặc biệt là sự tích luỹ kinh nghiệm sản xuất, sự say mê với nghệ nông của những người nông dân tiên tiến ... vì vậy nó có cơ sở kinh tế xã hội vững chắc.
- Sự phát triển kinh tế trang trại theo hướng gia đình là chủ yếu cho phép quá trình chuuyển nông nghiệp sang quá trình sản xuất hàng hoá diễn ra một cách nhanh chóng. Vì vậy nó thúc đẩy các hộ tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá.
- Phát triển trang trại gia đình là hình thức thích hợp để tạo việc làm, thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động nông thôn, giải quyết ván đề đói nghèo chính từ nông nghiệp, giải pháp mang tính khả thi nhất trong điều kiện nước ta hiện nay.
Bên cạnh phát triển kinh tế trang trại gia đình quan điểm này cho rằng Đảng và Nhà nước cần có chính sách khuyến nông phát triển các trang trại tư nhân với quy mô lớn ở các vùng hoang hoá, vùng đất trống đồi núi trọc để tận dụng vào sản xuất Nông-Lâm nghiệp, đồng thời góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động ở nông thôn.
1.1.3.Phát triển đa dạng các loại hình kinh doanh của chủ trang trại theo hướng tập trung hoá, chuyên môn hoá, phát huy lợi thế so sánh ở mỗi vùng đất nước:
Từng vùng sinh thái ở nước ta hiện nay có thế mạnh riêng, vì vậy hướng kinh doanh chính của trang trại sẽ rất đa dạng, tính đa dạng của các loại hình trang trại không chỉ biểu hiện ở những phương hướng kinh doanh khác nhau khi sử dụng các yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra của trang trại. Hơn nữa, đối với từng trang trại cụ thể bên cạnh hướng kinh doanh chính theo quy hoạch vùng, việc lựa chọn hướng kinh doanh bổ sung đa dạng cũng là yếu tố tạo nên tính đa dạng về loại hình sản xuất kinh doanh của trang trại.
1.1.4. Phát triển kinh tế trang trại trên mọi vùng đất nước, trong những năm trước mắt tập trung ở các vùng trung du, miền núi và những vùng có diện tích đất Nông-Lâm-Ngư nghiệp bình quân nhân khẩu cao:
Trong một vài năm tới, sự đầu tư ngày càng tăng của nhà nước cho nông nghiệp nông thôn và với sự nỗ lực cao của nông dân sản xuất nông nghiệp nước ta sẽ có bước phát triển đáng kể so với hiện nay, nhưng vẫn chưa trở thành nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất nông nghiệp tuy tăng năng suất lao động còn thấp, thu nhập do khu vực này mang lại chưa cao, song nó vẫn là nơi giải quyết việc làm và thu nhập cho đại bộ phận lao động nông thôn. điều này có nghĩa là, trong một vài năm tới ở những vùng đất chật người đông, khả năng tập trung ruộng đất vào một bộ phận nông dân có điều kiện và kinh nghiệp sản xuất để hình thành kinh tế trang trại sẽ diễn ra rất khó khăn. Theo quan điểm này cho rằng trước mắt cần phải tập trugn phát triển mạnh kinh tế trang trại ở trung du, mìn núi và những vùng có diện tich đất nông nghiệp bình quân nhân khẩu tương đối cao. Như vậy, chúng ta có thể khai thác thêm đất đai, Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, làm cho quy mô đất nông nghiệp tăng lên thu hút kinh doanh và giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập cho một bộ phận lao động đang dư thừa trong nông thôn, góp phần làm tăng khối lượng các loại nông sản hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.đồng thời việc phát triển kinh tế trang trại ở các vùng hoang hoá , vùng đồi núi sẽ góp phần đáng kể vào việc tăng cường an ninh quốc phòng của đất nước và bảo vệ môi trường sinh thái.
1.1.5. Phát huy nội lực trong nông nghiệp, nông thôn, tạo bước phát triển của kinh tế trang trại nhằm thu hút các nguồn lực từ bên ngoài cho phát triển kinh tế trang trại:
Các nguồn lực trong nông nghiệp nông thôn nước ta vẫn còn lơn, ngoài tiềm năng dồi dào của nguồn lao động, tiềm năng về đất đai, vốn, kinh nghiệm sản xuất... vẫn có thể khai thác để phát triển kinh tế trang trại.
Trên thực tế, sự phát triển nông nghiệp nói chung, kinh tế trang trại nói riêng những năm qua chủ yếu là khai thác các nguồn lực từ nông nghiệp, ở các địa phương, trang trại được hình thành từ sự tích cóp ban đầu với nguồn vốn ít ỏi qua nhiều năm khai thác, tích luỹ đã hình thành. Vì vậy phát triển nội lực đã tạo ra bước chuyển biến mới sự phát triển nông nghiệp nông thôn.
Tuy nhiên theo quan điểm này thì khai thác nội lực trong nông nghiệp, nông thôn, gắn với tăng cường sức mạnh của nội lực, trong đó đặc biệt chú ý một số vấn đề sau:
- Khai thác nguồn lực lao động phải gắn với quá trình phân công lao động xã hội, phải nâng cao chất lượng nguồn lao động và có chính sách khuyến khích những nguồn lực mới trong nông nghiệp.
- Khai thác đất đai phải gắn với bồi dưỡng và bảo vệ đất đai, tránh làm cho đất bị suy kiệt, lưu ý đến vốn để môi sinh, môi trường.
- Cần có quan điểm nuôi dưỡng nguồn thu, tránh gây tâm lý không tốt khi ban hành các chính sách không phù hợp.
- Phát huy nội lực của nông nghiệp để phát triển kinh tế trang trại không chỉ nhắm khai thác các nguồn lực của bản thân nông nghiệp, mà còn tạo sức hút đầu tư của các ngành, các lĩnh vực vào phát triển kinh tế trang trại.
1.1.6. Phát triển kinh tế trang trại có sự quản lý của nhà nước.
Sự phát triển kinh tế trang trại ở nước ta trong những năm qua còn mang nặng tính tự phát, phân tán, thiếu hẳn hướng dẫn và giúp đỡ của nhà nước, bới vậy các trang trại không gặp ít khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là tìm kiếm vốn đầu tư, ững dụng khoa học- công nghệ, nâng cao trình độ quản lý và chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Do đó, nếu thừa nhận kinh tế trang trại là một trong những hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yéu của nước ta trong tương lai thì chúng ta phải công nhận nó về mặt pháp lý và phải có cơ chế quản lý và chính sách thoả đáng, nhất là phải có văn bản pháp quy dưới hình thức nghị định của chính phủ về phát triển kinh tế trang trại, trong đó khẳng định kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất phù hợp và có những chính sách khuyến khích kinh tế trang trại phát triển như chính sách đất đai, tài chính, thuế, khoa học và công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, đào tạo bồi dưỡng đối với chủ trang trại.
1.2. Phương hướng chung về phát triển kinh tế trang trại.
Từ những quan điểm trên để thực hiện được đường lối đổi mới kinh tế nói chung, đổi mới nông nghiệp nói riêng, cho đến nay Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ cho việc phát triển nông nghiệp nông thôn.
Hội nghị TW 5 khoá VII Đảng ta đã đề ra chủ trương khuyến khích xây dựng các nông trại” ... khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các loại giống mới có hiệu quả kinh tế cao. Khuyến khích khai thác đồi núi trọc, bãi bồi ven biển, nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt ngoài khơi, xây dựng các Nông- lâm - ngư trại với quy mô thích hợp...”.
Trong nghị quyết hội nghị TW4 khoá VIII, phương hướng khuyến khích phát triển, kinh tế trang trại đã được xác định rõ thêm”... Kinh tế trang trại với các hình thức sở hữu khác nhau (sở hữu nhà nước, tập thể, tư nhân). Được phát triển chủ yếu để trồng cây dài ngày, chăn nuôi đại gia súc ở những nới có nhiều ruộng đất,khuyến khích việc khai thác đất đai vào mục đích này”.
Nghị quyêt 06 - NQ\TW của Bộ chính trị ngày 10/11/1998 đã chỉ rõ ở nông thôn hiện nay đang phát triển mặt hàng trang trại nông nghiệp, phổ biến là trang trại gia đình, thực chất là kinh tế hộ sản xuất hàng hoá quy mô lớn hơn, sử dụng lao động, tiền vốn của giúp đỡ là chủ yếu để sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Một bộ phận trang trại ngoài lao động của gia đình, có thêm lao động để sản xuất kinh doanh, quy mô diện tích đất canh tác xoay quanh mức hạn điền ở từng vùng theo quy định của pháp luật. Nhà nước có chính sách phát triển hình thức trang trại gia đình như các loại hình sản xuất khác của kinh tế hộ gia đình”.
Nghị quyết số 03-2000 NQ/CP về kinh tế trang trại nêu rõ những quan điểm chính gồm:
- Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, được Nhà nước khuyến khích nhằm phát triển và bảo hộ, phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụngcó hiệu quả đất đai, vốn kỹ thuật, kinh nghiệm để mở rộng qui mô và nâng cao hiệu quả sản xuất Nông-Lâm-Ngư nghiệp góp phần tạo việc làm, tăng thêm thu nhập, xoá đói giảm nghèo, phân bổ lại dân cư, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mới.
Phát triển kinh tế trang trại được Nhà nước hỗ trợ về vốn, khoa học công nghệ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kết cấu hạ tầng và tăng cường công tác quản lý nhà nước.
Như vậy, với các chủ trương trên, phương hướng về phát triển kinh tế trang trại ở nước ta trong thời gian tới là:
+ Trước hết cần làm rõ khái niệm, nhận dạng dược các loại hình kinh tế trang trại đang hình thành và phát triển ở các địa phương để áp dụng các chính sách phù hợp. Có thể xác định trên cả nước có 2 loại hình trang trại được quan tâmlà trang trại gia đình thực chất là kinh tế hộ sản xuất hàng hoá qui mô lớn hơn so với hộ gia đình. Trang trại tư nhân là trang trại đã đủ điều kiện đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần.
+ Rà soát lại qui hoạch phát triển sản xuất Nông-Lâm-Ngư nghiệp của các tỉnh, thành phố, xác định các vùng phát triển trang trại chủ yếu là các vùng đất trống, đồi núi trọc ở trung du và miền núi, biên giới, hải đảo, đất hoang hoá, ao hồ, bãi bồi ven sông, ven biển, mặt nước eo vịnh đầm phà có thể sử dụng trong nông nghiệp tập trung hướng trong 5-10 năm tới, khai thác đưa vào sử dụng trong nông nghiệp khoảng 1 triệu ha, trồng và khoanh nuôi tái sinh 2 triệu ha rừng sản xuất.
+ Xác định phương hướng phát triển các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với lợi thế đất đai, khí hậu của mỗi vùng có tính đến khả năng tiêu thụ sản phẩm, ở vùng đông dân hướng vào kinh doanh các loại sản phẩm có gía trị cao, yêu cầu ít đất, gắn với công nghiệp chế biến, thương mại và dịch vụ ( làm giống, hoa cây cảnh).
+ Các địa phương rà soát lại các trang trại tiện có, xúc tiến nhanh việc cấp giấy chứng nhận theo chính sách đất đai nên trong nghị quyết của Chính phủ và hướng dẫn của Cục địa chính.
+ Hộ gia đình, cá nhân đã được nhà nước giao đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất vượt mức trước ngày01/01/1999 để phát triển trang trại thì được tiếp tục sử dụng và chuyển sang thuê đất phần vượt hạn mức theo qui định của pháp luật và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất phát triển trang trại nhưng chưa được giao, chưa được thuê hoặc đã chuyển nhượng quyền sử dụngđất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước ngày ban hành Nghị quyết 03/2000/NQ-CP của Chính phủ, sử dụng đất đúng mục đích và không có tranh chấp thì được xét để giao, chp thuê và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ trang trại.
+ Các địa phương có kế hoạch bố trí vốn để hỗ trợ các trang trại để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở chế biến, cung cấp thông tin.
+ Trang trại được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước từ quỹ hỗ trợ đầu tư để trồng rừng, trồng cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản chăn nuôi đại gia súc.
+ Khuyến khích phát triển trang trại gia đình ở các vùng các miền, cán bộ, đảng viên có gia đình làm nông nghiệp được làm trang trại như các hộ nông dân khác.
+ Nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi phát triển các trang trại gia đình, chủ trang trại trực tiếp sản xuất và quản lý, hướng vào khai thác có hiệu quả đất trống đồi núi trọc , diện tích mặt nước và đất còn hoang hoá để phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp hàng hoá. Tuỳ theo quỹ đất ở từng địa phương có mức giao thích hợp cho các hộ gia đình nông dân lập trang trại sản xuất Nông, lâm, ngư nghiệp xoay quanh mức hạn điền trước hết phải ưu tiên giao đất cho các hộ nông dân sinh sống tại địa phương, sau đó đến các hộ nông dân không có đất hoặc ít đất từ các vùng khác đến đăng ký để nhận đất sản xuất.
+ Các đối tượng khác nếu có vốn, có nguyện vọng đầu tư sản xuất kinh doanh nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp được thuê đất trống đồi núi trọc, đất hoang hoá, mặt nước chưa sử dụng để lập trang trại sản xuất. Nừu làm quy mô lớn phải có dự án, chính quyền kiểm soát thông qua việc cấp giấy cho thuê đất và quản lý việc sử dụng đất đai, chuyển sang kinh doanh theo lập công ty.
+ Đối với vùng đồng bằng khuyến khích các trang trại sử dụng ít đất như trang trại chăn nuôi, nông trại chế biến nông sản, thực phẩm, thúc ăn gia súc...
+ Thực hiện miễn thúe thu nhập đối với thời gian tối đa nếu chủ trang trại đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh ở những địa bàn đất trống, dồi núi trọc, bãi bồi, đâm phá ven biển theo nghị định 51/1999/NDCP, ngày 18/7/1999 của Bộ tài chính đã dự thảo và bổ sung sửa đổi nghị định số 30/1998/N D - CP, ngày 15/3/1998 quy định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định đối tương nộp thuế là những hộ làm kinh tế trang trại đã sản xuất kinh doanh ổn định có giá trị hàng hoá, có lãi lớn, giảm thấp nhất mức thuế suất được nông dân đồng tình và có khả năng thực hiện.
2. Phương hướng phát triển kinh tế trang trại ở ngoại thành Hà Nội.
Trong những năm tới, để góp phần đưa nông nghiệp ngoại thành Hà Nội phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, kinh tế ngoại thành Hà Nội cần được phát triển theo hướng cụ thể sau.
2.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại cần hướng tới gắn kết sản xuất, tiêu thụ theo chương trình khép kín.
Xu thế gắn chặt sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của trang trại là xu thế phổ biến ở các nước trên thế giới. Xu thế nàu đã bắt đầu thể hiện ở một số trang trại thuộcmột vài lĩnh vực sản xuất kinh doanh ở ngoại thành Hà Nội. Đây là một xu thế tất yếu trong các nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá. Nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trước hết các trang trại không thể đí theo xu thế này, bởi vì để đi lên sản xuất hàng hoá thì sản xuất và tiêu thụ nông sản phẩm phải gắn liền với nhau trong một chu trình ăn khớp và khép kín chứ không thể tách rời 2 khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, việc tiêu thụ được thực hiện một cách ngẫu nhiên hay bấp bênh như ở phần lớn các trang trại ngoại thành Hà Nội hiện nay. Để đạt được điều đó, nền sản xuất phải đương đầu tư và trang bị một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật mới đảm bảo cho sản phẩm làm ra có chất lượng cao và ổn định, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. điều này không thể đạt được đối với kiểu sản phẩm tiểu nông phân tán mà chỉ có thể được đối với phương thức sản xuất của kinh tế trang trại thực thụ với quy mô nhất định và mức vốn đầu tư thoả đáng. Điều này đã bắt đầu được chứng minh ở một số trang trại chuyên môn hoá của ngoại thành Hà Nội mà sản xuất gắn liền với các cơ sở bao tiêu thụ sản phẩm như một số trang trại trồng cây ăn quả ở Minh Chí - Sóc Sơn , một số trang trại trống rau sạch, trang trại chăn nuôi bò sữa ở Gia lâm và các trang trại chăn nuôi gà công nghiệp ở huyện Đông Anh.
2.2. Các trang trại ngoại thành Hà Nội phải đi vào khai thác thế mạnh mang tính đặc thù của Hà Nội.
Chúng ta phải thừa nhận rằng điều kiện sản xuất nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội thua kém nhiều so với các vùng lân cận. Những ưu thế về cự ly đến thị trường nội thành sẽ mất dần cùng với sự phát triển của hệ thống giao thông nông thôn và hệ thống thông tin thị trường.
Do vậy về các được với các trang trại ở các vùng lân cận trong việc chiếm lĩnh thị trường thì trang trại ngoại thành Hà Nội phải phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng khai thác các lợi thế đặc thù của mình. Đó là các trang trại ngoại thành có thể cần phải tính đến 2 lợi thế cơ bản của các trang trại ngoại ô là sản phẩm độc đáo và chất lượng sản phẩm được kiểm soát. Đây là hai lợi thế mà các vùng khác họ có thể có được. Về sản phẩm đặc thù độc đáo của Hà Nội có thể kể đến các sản phẩm hoa cây cảnh, của các vùng hoa truyền thống và một số sản phẩm chăn nuôi đặc sản... những sản phẩm độc đáo này cần được khai thác tối đa. Lợi thế thứ 2, có năng lớn hơn đó là lợi thế về chất lượng sản phẩm thực phẩm tươi sống được kiểm soát. Do yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm và an toàn cuộc sống, các sản phẩm đưa vào tiêu thụ trên thị trường phải có chất lượng tốt và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Để đáp ứng được yêu cầu này, việc sản xuất các sản phẩm phải được kiểm soát để đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy trình kỹ thuật phù hợp với yêu cầu vệ sinh và an toàn thực phẩm. Đây chính là một lợi thế mà các chủ trang trại lớn ở khu vực ngoại thành có thể khai thác để nâng cao khả năng cạnh tranh các sản phẩm trên thị trường.
2.3. Các trang trại ngoại thành phải phát triển theo hướng quy mô nhỏ nhưng năng lực sản xuất lớn.
Về lâu dài phải thừa nhận một thực tế là quy mô diện tích đất của các trang trại ngoại thành Hà Nội sẽ thấp hơn các vùng khác. việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trong các trang trại ở đây theo hướng mở rộng diện tích ruộng đất là hết sức hạn chế và trong nhièu trưòng hợp là không thể thực hiện được. Do vậy các trang trại ngoại thành không có con đường nào khác là mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh theo chiều sâu, tức là nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh trong điều kiện có hạn.
Để phát triển theo hướng này các trang trại ngoại thành Hà Nội cần đầu tư nâng cao trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, các chủ trang trại ơhải được trang bị những kiến thức cần thiết vầ kỹ thuật và tổ chức, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cần được tăng cường trong các trang trại, hệ thống thông tin thị trường và hệ thống tổ chức tiếp thị cần được phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn... chỉ tiêu cơ sở đó các trang trại mới có điều kiện để có thể phát triển sản xuất lao động theo chiều sâu trên cơ sở nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của mình.
2.4. Phát triển kinh tế trang trại ngoại thành Hà Nội cần gắn liền với phát triển các hình thức liên kết kinh tế giữa các trang trại, tạo cơ sở cho các trang trại nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Hiện nay hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại ngoại thành chủ yếu được tiến hành một cách riêng rẽ, sự liên kết và hợp tác giữa các trang trại hầu như chưa có: trong những năm tới, với các hướng phát triển nêu ở trên đã nảy sinh nhu cầu liên kết và hợp tác giữa các trang trại. Hơn nữa sự cạnh tranh ngày càng gia tăng trong kinh doanh nông nghiệp cũng đặt ra yêu cầu hợp tác giữa các trang trại ngoại thành sẽ gặp nhiều khó khăn và ách tắc trong phát triển sản xuất kinh doanh nếu thiếu sự liên kết hợp tác giữa các trang trại với nhau.
Do vậy, cần phải phát triển các hình thức liên kết, hợp tác đa dạng giữa các trang trại tuỳ theo điều kiện từng vùng và đặc biệt hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại. Cần lưu ý rằng sự liên kết, hợp tác ở đây là hoàn toàn tự nguyện và do bản thân các trang trại tự quyết định, sự tác động của phía cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương chỉ là sự hướng dẫn và hỗ trợ về một số điều kiện nào đó, tuyệt đối tránh sự chỉ đạo gò ép của cơ chế cũ trước đây.
Để phát triển các hình thức liên kết, hợp tác giữa các trang trại, ngoài việc hướng dẫn còn có sự trợ giúp nhất định về kỹ thuật, tín dụng... để thúc đẩy các hình thức liên kết hợp tác ra đời.
2.5. Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, nghề rừng và các thành phần kinh tế tập trang trại trong đó trang trại gia đình là chủ yếu.
II. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại ở ngoại thành Hà Nội.
1. Giải pháp về đất đai.
Cần được tiếp tục việc giao đất nông nghiệp theo nghị định 64ộCP (1994) của chính phủ và giao đất Lâm nghiệp theo nghị định 02ộCP (1994) để tạo điều kiện cho nông dân, chủ trang trại yên tâm đầu tư sản xuất, thúc đẩy quá trình tập trung tập trung đất để phát triển kinh tế trang trại. Do điều kiện chậm có quy hoạch chi tiết xây dựng thủ đô, cho nên việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị kéo dài, làm chop bà con nông dân không yên tâm sản xuất. Đến nay quy hoạch tổng thể đã được phên chuẩn, quy hoạch chi tiết trên cơ bản đã hoàn thành, ở nơi nào có đủ điều kiện giao đất thì khẩn trương việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kịp thời cho các hộ nông dân. Trên cơ sở đó các hộ nông dân mới mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi, xây dựng hệ thống chuông trại, xây dựng khu vực lán trại để bảo vệ, trông nom vật nuôi. Xây dựng cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng cho các trang trại. Đối với huyện Sóc Sơn diện tích đất nông nghiệp chưa sử dụng tương đối lớn với 2436 ha nằm ở 9 xã phía Băchính sách, xã Minh Trí còn 32,72% tổng quỹ đất của xã, xã Bắc Sơn còn 23,89%; xã Hồng Kỳ còn 17,15%... có khả năng khai phá cần giao đất cho hộ nông dân tuỳ theo quỹ đất cụ thể mà giao đất theo mức tối đa. Khong nên xé lẻ quỹ đất mà mức tối thiểu đất đồi trọc được giao phải từ 2 ha trở nên sử dụng có hiệu quả. Nếu nhiều có nhu cầu nhưng quỹ đất không đáp ứng được thì cần nghiên cứu và kiếm giải pháp thích hợp như thuê đất, đấu thầu có thời hạn.
2. Giải pháp về vốn.
Hầu hết những hộ nông dân phát triển kinh tế trang trại hiện nay đang có nhu cầu về vốn. Qua điều tra cho thấy số vốn mới đáp ứng được trên 50% nhu cầu của các chủ trang trại. Nhìn chung những hộ nông dân phát triển kinh tế trang trại là những hộ có nguồn vốn tự có tương đối lớn và nhất là những người từ nội thành có ý chí làm giàu bằng kinh tế trang trại là những người nhiều vốn. Tuy nhiên vốn tự có chưa đủ đảm bảo để phát triển trang trại với quy mô lớn mà ngoài vốn tự có các tang trại cần vay thêm để bổ xung vốn cho các trang trại được hoạt động được thuận lợi và có hiệu quả. Hiện nay các trang trại vay vốn chủ yếu từ những người thân. Sự hỗ trợ của Nhà nước còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu của các trang trại. Cần tạo điều kiện để các trang trại vay vốn một cách thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại.
Nhà nước cần thực hiện cơ chế cho các chủ trang trại vay thoe dự án đầu tư đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt. Thời gian vay vốn phải phù hợp với chu kyd kinh doanh của từng loại cây, con. Nhà nước cần tăng thêm vốn đàu tư cho vay trung hạn và dài hạn để đáp ứng nhu cầu kinh tế trang trại.
Nhà nước cần hỗ trợ một phần như trợ giúp kỹ thuật, huy động nguồn lực các trang trại với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làmẩ.
Về chính sách tín dụng phải được ưu đãi với kinh tế trang trại, nên tăng vốn công khai, bình dẳng hợp pháp.
3. Giải pháp về lao động.
Để đảm bảo hoạt động của sản xuất kinh doanh của các trang trại, nguồn lao động có vai trò hết sức to lớn, trong quá trình sản xuất kinh doanh cùng với xu hướng sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế thị trường, lực lượng lao động ở kinh tế trang trại gồm ố lượng và cả chất lượng của cả các thành viên trang trại và lao động làm thuê.
Trong các trang trại, có trang trại sử dụng lao động gia đình là chính, có trang trại phải thuê lao động thời vụ hoặc thuê lao động thường xuyên từ 1-2 lao động và có trang trại thuê lao động là chủ yếu. Nên việc thuê mướn lao động ở các trang trại cần được xem nó là công việc bình thường. Các trang trại thuê lao động chính là góp phần giải quyết việc làm, thu hút lao động nhàn rỗi vào sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động.
Hiện nay việc thuê lao động thông qua thoả thuận miệng không chỉ đối với lao động thời vụ mà cả lao động thường xuyên. Tiến tới cần hướng dẫn các trang trại ký kết hợp đồng lao động trước hết là lao động thường xuyên. Cần sớm ban hành quy chế sử dụng lao động và có ký kết hợp đồng giữa chủ trang trại với người lao động làm thuê nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và người thuê mướn lao động. Trong khi chưa có quy chế sử dụng lao động thuê mướn, căm cứ vào điều kiện cụ thể của Hà Nội cần có sự nghiên cứu và đề xuất hướng giải quyết trước mắt đẻ đảm bảo quyền lợi cho người lao động làm thuê, nhất là trách nhiệm chủ trang trại bảo hộ lao động khi gặp tai nạn rủi ro trong lúc làm việc. Chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm hướng dẫn các chủ trang trại thực hiện tốt bộ luật lao động, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi thiếu lành mạnh trong việc sử dụng lao động của các chủ trang trại.
4. Giải pháp về thị trường và phát triển công nghiệp chế biến.
Hiện nay trên các vùng của cả nước đang hình thành vùng nguyên liệu tập trung. Trong các vùng đó hạt nhân trung tâm là hệ thống các nhà máy chế biến (gồm sơ chế và tinh chế). Các nhà máy đã góp phần ổn định thị trường, ổn định vùng nguyên liệu. Tuy nhiên công nghiệp chế biến mới chỉ chú trọng ở sản phẩm cao su, cà phê, hạt điều... mà chưa quan tâm đến việc chế biến rau quả.
Trong khi các trang trại ngoại thành Hà Nội phần lớn sản xuất thực phẩm, những loại vật tư đầu vào như giống hoa, giống rau, giống quả các loại, giống vạt nuôi... Nhà nước cần nắm cây, con giống quả có chất lượng cao và giá bán ổn định để hỗ trợ các trang trại và các yếu tố đầu vào khác đảm bảo đủ số lượng và chất lượng cũng như giá cả hợp lý và cung ứng kịp thời vụ. Đối với chăn nuôi yêu cầu nguồn thức ăn rất lớn về số lượng, chất lượng thức ăn và giá cả. Những năm gần đây nguồn thức ăn phần lớn các Công ty liên doanh nước ngoài chi phối số lượng chất lượng và giá cả thức ăn. Nhìn chung chi phí các yếu tố đầu vào cho nông nghiệp co xu hướng tăng lên nhưng sản phẩm đầu ra đang bị ách tắc và khó tiêu thụ sản phẩm. Khi các trang trại sản xuất ra với một lượng nông sản hàng hoá lớn nhưng phương thức têu thụ sản phẩm theo kiểu sản xuất lớn, nên đòi hỏi các trang trại chế biến sản phẩm chăn nuôi phải có công nghệ phù hợp đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu. Để làm được điều này cần có sự tác động và hỗ trợ của nhà nước.
Nhà nước nên thực hiện một số biện pháp chủ yếu sau để giúp cho trang trại tiêu thụ được sản phẩm, hạn chế được thua thiệt do giá xuống thấp và ứ đọng sản phẩm.
- Tổ chức hình thành các hợp tác xã tiêu thụ, dịch vụ cung ứng vật tư, thực hiện liên kết, liên doanh các trang trại trong việc tiêu thụ sản phẩm.
- Các doanh nghiệp nhà nước hình thành các mạng lưới mua bán trực tiếp sản phẩm đến từng trang trại, hạn chế tư thương ép giá sản phẩm.
- Nhà nước cho phép một số trang trại lớn có điều kiện về vốn, có kinh nghiệm kinh doanh thương nghiệp được trực tiếp xuất khẩu sản phẩm của họ đồng thời mua gom sản phẩm từ những trang trại khác và dân chúng trong vùng.
5. Giải pháp về khoa học và công nghệ.
Ngày nay khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp nâng cao hiệu quả và năng suất lao động. Khoa học và công nghệ ở đây được hiểu cả về trong sản xuất và giống cây trồng, vật nuôi. Đây là một yêu cầu không thể thiếu được đối với sản xuất, nông lâm ngư ngiệp của kinh tế trang trại có tỷ suất hàng hoá lớn hơn hẳn hộ nông dân. Để thực hiện giải pháp này Nhà nước cần:
- Khuyến khích nghiên cứu, triển khai ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, tăng năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm nhằm khắc phục mục tiêu chiến lược xuất khẩu của đất nước.
- Khuyến khích hộ, trang trại sử dụng máy móc, giảm nhẹ sức lao động, sức người tăng chất lượng hạ giá thành bằng cách như: mua trả góp không lãi hoặc được nhà nước trợ giá tuỳ theo từng loại máy móc, công cụ.
6. Giải pháp về đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn.
Theo nguyên lý chung, ở đâu có đường giao thông thuận lợi, có điện phát triển thì ở đó kinh tế phát triển. Do nguồn vốn có hạn cho nên trước mắt cần lựa chọn đầu tư xây dựng các trung tâm, cụm kinh tế - văn hoá của từng huyện, ưu tiên huyện khó khăn trước. Các cụm kinh tế văn hoá này gồm 2 - 4 xã gần nhau được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các công trình như đường giao thông, điện sinh hoạt và sản xuất, nước sạch, chợ nông thôn, trường học trạm xá... Các cụm văn hoá kinh tế này là sự khởi điểm thực hiện đô thị hoá này là sự khởi đầu của đô thị hoá nông thôn. Mặt khác các trung tâm này còn là thị trường gắn với người sản xuất với người tiêu dùng, gắn thị trường khu vực với thị trường bên ngoài.
Cùng với việc xây dựng các cụm kinh tế văn hoá, cần hỗ trợ nâng cấp và hoàn thiện các tuyến đường giao thông liên thôn, liên xã. Sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước có tính chất khởi đầu trên cơ sở đó tập trung huy động nguồn nội lực, nguồn vốn đầu tư nước ngoài tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
7. Nâng cao trình độ dân trí và trình độ chuyên môn cho chủ trang trại.
Như đã trình bày ở trên, kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp phát triển cao hơn hẳn kinh tế hộ, sự phát triển của nó gắn chặt với sự phát triển của khu vực nông thôn. Tuy nhiên đề cập đến sự phát triển của kinh tế trang trại không thể không đề cập đến bàn tay khối óc của người chủ trang trại, nó đòi hỏi người chủ trang trại phải có một sự nhận thức sâu sắc, một tầm nhìn chiến lược đối với từng bước phát triển của trang trại. Bên cạnh đó cũng phải đề cập đến vai trò của người lao động trong sản xuất của trang trại nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung. Thực tế cho thấy trình độ dân trí của người dân ở vùng nông thôn thường thấp hơn vùng thành thị bởi phần lớn người dân không có điều kiện học tập. Diều đó ảnh hưởng đáng kể đến việc đến sự nhìn nhận vấn đề phát triển kinh tế văn hoá xã hội ở khu vực nông thôn.
Vậy nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ tích cực cho việc nâng cao trình độ dân trí ở vùng nông thôn, đối với chủ trang trại phải nâng cao trình độ chuyên môn cho họ bằng cách: hình thành các lớp học hướng dẫn chủ trang trại về kỹ thuật sản xuất nôg - lâm - ngư nghiệp, kết hợp với hệ thống truyền thanh truyền hình mở các lớp đào tạo từ xa về việc tìm hiểu thị trường, về hướng dẫn thực hiện hệ thống các chính sách, chủ trương của nhà nước trong sản xuất nông nghiệp. Thực hiện được điều này chắc chắn trang trại sẽ có bước phát triển cao hơn.
8. Giải pháp về thuế.
Chính sách thuế đối với lĩnh vực nông nghiệp nói chung, kinh tế trang trại nói riêng nếu được quy định hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển và kích thích các trang trại phát triển sản xuất hàng hoá trong điều kiện nền kinh tế thị trường.
- Giảm mức thuế từ 10% xuống còn 3% để hạn chế chuyển nhượng không làm thủ tục ở các cơ quan nhà nươchính sách có thẩm quyền.
- Đối với các trang trại thuê đất vượt hạn điền: đề nghị nhà nước miễn toàn bộ tiền thuế đất ở những vùng khó khăn, giảm mức tiền thuê đất ở các vùng khác vì mức trả tiền thuê đất hiẹn thời cao. Theo quy định các trang trại tiêu thụ sản phẩm của mình qua hình thức chế biến phải nộp thuế giá trị gia tăng theo thuế suất 10%. Để khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến nông thôn, đề nghị giữ mức thuế suất đối với các trang trại phát triển sản xuất có gắn với chế biến như mức doanh thu 1 - 2% trước đây.
9. Giả pháp về chế biến sản phẩm.
Hiện nay ở ngoại thành Hà Nội cũng như ở nhiều nơi khác tuyệt đại bộ phận nông sản chưa được sơ chế hay chế biến trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Kỹ thuật bảo quản trong các nông hộ và trang trại cũng thô sơ nhiều loại sản phẩm giảm chất lượng rất nhiều sau khi thu hoạch bởi vì đặc điểm của sản phẩm nông nghiệp là mau ươn, chóng thối. Do đó làm giảm đáng kể hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại.
Trong những năm tới cùng với sự phát triển của sản xuất của các trang trại và sự nâng cao nhu cầu của người tiêu dùng thì yêu cầu chế biến và bảo quản nông sản càng trở nên cần thiết.
Do vậy trong những năm tới Hà Nội cần chú trọng phát triển công nghiệp sơ chế và chế biến nông sản phẩm ở những cụ thể. Mặt khác cần chú trọng vấn đề bảo quản nông sản và hạn chế hao hụt sản phẩm sau khi thu hoạch ở các trang trại. Cần có sự liên kết chặt chẽ từ trung ương đến địa phương và các trang trại. Nhà nước phải hình thành những trung tâm kiểm dịch thuốc bảo vệ thực vật, kiểm tra thức ăn gia súc, gia cầm... bên cạnh đó phải có hệ thống luật pháp đồng bộ, hoàn chỉnh và nghiêm minh để xét xử những kẻ cố tình làm trái pháp luật tạo điều kiện cho người chủ trang trại yên tâm sản xuất.
Kết luận và kiến nghị.
Sự hình thành và phát triển của kinh tế trang trại là biểu hiện của mô hình mới nảy sinh trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Nó mang tính quy luật chuyển từ sản xuất tự cung, tự cấp của gia đình sang sản xuất chuyên môn hoá quy mô lớn của trang trại.
Kinh tế trang trại ở các huyện ngoại thành Hà Nội mặc dù mới ra đời nhưng những năm gần đây đã có bước phát triển nhất định về số lượng, phương thức sản xuất. Qua kết quả điều tra cho thấy kinh tế trang trại hình thành và phát triển ở ngoại thành Hà Nội với nhiều loại hinhf và quy mô khác nhau. Do địa hình và đặc điểm của từng huyện khác nhau nên loại hình phát triển kinh tế trang trại ở từng huyện cũng khác nhau. ở huyện Thanh Trì thì phát triển chủ yếu là trang trại thuỷ sản, còn huyện Sóc Sơn do địa bàn huyện có nhiều đồi núi cho nên loại hình phát triển trang trại chủ yếu là trang trại lâm nghiệp và trồng cây ăn quả. Về loạinhình phát triển ở các huyện ngoại thành chủ yếu là mô hình trang trại gia đình, song trên thực tế là đạt hiệu quả kinh tế khá cao. Doanh thu bình quân một trang trại ở các huyện ngoại thành Hà Nội 167,7 triệu đồng và thu nhập bình quân đạt 73,58 triệu đồng. Song vẫn chưa đầu tư dúng mức và còn một số hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại.
Trong thời gian tới để kinh tế trang trại ở ngoại thành Hà Nội cũng như trong phạm vi cả nước tiếp tục phát triển em có một số kiến nghị sau:
- Đất đai: những vùng đất trống đồi núi trọc, đất hoang hoá ven sông, ven biển những năm trước mắt không nên áp dụng mức hạn điền.
- Tiếp tục quy hoạch những vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn từ đó có chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản với quy mô phù hợp cũng như ưu tiên đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn.
- Hỗ trợ cho nông dân áp dụng cac máy móc vào sản xuất nông nghiệp dưới hình thức trợ giá, vay không lãi, trả góp không lãi.
- Tạo điều kiện cho kinh tế hợp tác hình thành và phát triển để làm tốt dịch vụ đầu vào, đầu ra trên cơ sở đó tạo điều kiện cho kinh tế hộ đi vào sản xuất chuyên môn hoá.
- Kinh tế trang trại là một vấn đề mới và lớn do kinh phí, thời gian, lực lượng có hạn nên kết quả còn nhiều hạn chế, đề nghị tiếp tục nghiên cứu tổng kết trên phạm vi cả nước.
Danh mục tài liệu tham khảo.
1. Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam. NXB chính trị quốc gia Hà Nội năm 2000.
2. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về tiếp tục đổi mới về phát triển nông nghiệp - nông thôn. NXB nông thôn, NXB nông nghiệp Hà Nội 1993.
3. Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới và Châu á NXB thống kê - Hà Nội 1993.
4. Trang trại gia đình ở Việt Nam và thế giới. NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội 1995.
5. Phát triển kinh tế nông thôn NXB Khoa học xã hội - Hà Nội 1997.
6. Báo cáo thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở ngoại thành Hà Nội 1999.
7. Một số báo cáo của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn về tình hình phát triển kinh tế trang trại ở ngoại thành Hà Nội.
8. Giáo trình kinh tế nông nghiệp. NXB nông nghiệp - Hà Nội 1996.
Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số tạp chí và báo như:
- Tạp chí nghiên cứu kinh tế.
- Tạp chí kinh tế phát triển.
- Tạp chí kinh tế và dự báo.
- Tạp chí kinh tế nông nghiệp.
- Báo Nông nghiệp Việt Nam.
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV573.doc