Luận văn Một số vấn đề về thừa kế theo di chúc tại tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

MỤC LỤC PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ 2 PHẦN 2: QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU VÀ THU THẬP THÔNG TIN 4 1: Khỏi quỏt chung về quỏ trỡnh tỡm hiểu và thu thập thụng tin 4 2: Phương pháp thu thập và nguồn thu thập thông tin 5 3: Kết quả của quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin 6 PHẦN 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHIA THỪA KẾ CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 8 1: Thực tiễn công tác giải quyết tranh chấp chia thừa kế tại toà án nhân dân thành phố Hà Nội 8 2. Công tác giải quyết tranh chấp chia thừa kế của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội và những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn giải quyết tranh chấp 15 PHẦN 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo thống kê tháng của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội. 2. Báo cáo thống kê quý của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội. 3. Báo cáo hội đồng nhân dân thành phố hàng năm của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội. 4. Các văn bản hướng dẫn luật dân sự. 5. Luật dân sự năm 2005. 6. Sổ thụ lý các vụ án về dân sự các năm của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội.

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3706 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Một số vấn đề về thừa kế theo di chúc tại tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ 2 PHẦN 2: QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU VÀ THU THẬP THÔNG TIN 4 1: Khỏi quỏt chung về quỏ trỡnh tỡm hiểu và thu thập thụng tin 4 2: Phương pháp thu thập và nguồn thu thập thông tin 5 3: Kết quả của quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin 6 PHẦN 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHIA THỪA KẾ CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 8 1: Thực tiễn công tác giải quyết tranh chấp chia thừa kế tại toà án nhân dân thành phố Hà Nội 8 2. Công tác giải quyết tranh chấp chia thừa kế của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội và những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn giải quyết tranh chấp 15 PHẦN 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 PHẦN 1 GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ Pháp luật Việt Nam quy định tũa ỏn nhõn dõn là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử, luật tổ chức tũa ỏn nhõn dõn cũng quy định thẩm quyền xét xử của các cơ quan tũa ỏn (tũa ỏn nhõn dõn tỉnh, tũa ỏn nhõn dõn huyện....). Theo đó tũa ỏn nhõn dõn tỉnh cú thẩm quyền xột xử phỳc thẩm cỏc bản ỏn do tũa ỏn nhõn dõn huyện xột xử có khỏng cỏo, khỏng nghị. Với mong muốn tỡm hiểu rừ hơn về việc xét xử các vụ án chia thừa kế nói chung và các vụ án chia thừa kế theo di chúc nói riờng tại cỏc bản ỏn của tũa ỏn nhõn dõn thành phố Hà Nội – chủ yếu là cỏc bản ỏn phỳc thẩm, em đó chọn đề tài “ Một số vấn đề về thừa kế theo di chúc tại địa phương” tại tũa ỏn nhõn dõn thành phố Hà Nội. Chuyờn đề được viết dựa trờn những kiến thức mà em đó tiếp thu được tại trường đại học luật Hà Nội, quá trỡnh tỡm hiểu, nghiờn cứu cỏc bản ỏn đó xột xử, quỏ trỡnh thụ lý, nghiờn cứu cỏc hồ sơ và xét xử tại tũa ỏn nhõn dõn thành phố Hà Nội. Với các phương pháp thống kê, so sánh dữ liệu, phõn tớch tổng hợp ....em đó phõn tớch, làm rừ cỏc vấn đề, các căn cứ theo pháp luật về thừa kế theo di chúc và chia tài sản theo các di chúc đó. Đồng thời chỉ ra những vấn đề cần giải quyết tại địa phương, với hi vọng khắc phục được những hạn chế này trong thời gian tới. Mặc dù đó cú nhiều cố gắng nhưng do thời gian thực tập ngắn, giữa lý thuyết được học tại nhà trường và thực tiễn xét xử có nhiều điểm khác nhau và do quá trỡnh nhận thức của bản thõn cũn hạn chế nờn bản bỏo cỏo thực tập chắc chắn khụng trỏnh khỏi những thiếu sót nhất định.... do đó em rất mong sự thụng cảm, giúp đỡ của quý thầy cô và cỏc bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viờn thực hiện Nguyễn Cụng Huy PHẦN 2 QUÁ TRèNH TèM HIỂU VÀ THU THẬP THễNG TIN Khỏi quỏt chung về quỏ trỡnh tỡm hiểu và thu thập thụng tin. Nhận thức rõ về tầm quan trọng của khâu tìm hiểu và thu thập thông tin đối với việc viết chuyên đề thực tập, coi đây là bước khởi đầu đi tìm những chất liệu cho việc tạo nên một sản phẩm và sản phẩm muốn có được kết quả tốt thì trước tiên phải chú trọng vào việc tìm cho nó những chất liệu phù hợp nhất. Công việc này không phải là đơn giản mà nó đòi hỏi phải có những định hướng, những yêu cầu cụ thể đặt ra ngay từ khi bắt tay vào công việc thì mới tránh khỏi những sai lầm cũng như thiếu sót làm ảnh hưởng tới chất lượng của việc viết chuyên đề sau này. Được sự giúp đỡ của cơ quan nơi thực tập, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cán bộ toà án nhân dân thành phố Hà Nội, các thẩm phán, thư ký nên trong quá trình thực tập cũng như trong quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin em gặp rất nhiều thuận lợi. Để có được một cái nhìn tương đối khái quát về vấn đề mà mình chọn làm đề tài viết báo cáo thực tập, cụ thể ở đây là đề tài :"Một số vấn đề thừa kế theo di chúc tại địa phương" thì công việc đầu tiên là tiếp xúc với hồ sơ các vụ tranh chấp đất đai mà toà án đã giải quyết trong một vài năm trở lại đây. Việc nghiên cứu các hồ sơ cũ đòi hỏi phải thật cẩn thận, xem xét mọi góc độ, mọi khía cạnh để rút ra được những nhận xét, những ý kiến, những đánh giá của chính mình qua đó nắm rõ được bản chất của từng vụ án. Công việc này không phải là dễ dàng nhất là trong điều kiện công tác lưu trữ hồ sơ ở Toà án nhân dân thành phố Hà Nội còn nặng tính thủ công nhưng không phải vì thế mà việc xem xét hồ sơ bị xem nhẹ. Trên cơ sở tìm hiểu từng vụ án cụ thể, bước đầu đã cho em có được cái nhìn tương đối về diễn biến của tình hình tranh chấp đất đai tại địa phương. Đó chính là nền tảng cơ bản để có được bước đi đúng hướng ở giai đoạn tiếp theo. Những thông tin thu được sau quá trình tiếp xúc với hồ sơ và các sổ thụ lý mới chỉ là cái khung cơ bản mà còn thiếu những yếu tố thực tiễn để cho việc nhìn nhận, đánh giá được toàn diện hơn. Để đạt được điều này, việc trực tiếp tham dự vào quá trình giải quyết từng vụ án cụ thể đã cho phép em thu được những thông tin hết sức bổ ích cho việc viết chuyên đề. Cũng rất may là trong suốt quá trình thực tập em đã có dịp trực tiếp xem xét Toà án thụ lý và giải quyết một số vụ về chia tài sản thừa kế. Mặc dù chưa phải là nhiều nhưng những gì học hỏi được từ thực tiễn là rất lớn. Được sự giúp đỡ của thẩm phán phụ trách em được tạo điều kiện tiếp xúc với hồ sơ vụ án ngay từ đầu, được tham dự vào các buổi làm việc trực tiếp với các đương sự, được tham dự định giá tài sản, tham dự các phiên hoà giải cũng như các phiên toà xét xử. Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho việc viết chuyên đề thực tập của mình thì việc tìm hiểu và thu thập thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua sách vở và báo chí cũng được chú trọng đến. Kết hợp với việc tiếp thu những ý kiến đóng góp về kinh nghiệm thực tiễn của các thẩm phán, thư ký- là những người trực tiếp giải quyết chia thừa kế. Phương pháp thu thập và nguồn thu thập thông tin Phương pháp thu thập thông tin Phương pháp thu thập thông tin là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả của quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin. Lựa chọn những phương pháp đúng đắn, khoa học, thích hợp với từng hoạt động cụ thể sẽ giúp cho những thông tin thu được có được tính khách quan, trung thực và toàn diện. Ngược lại, nếu sử dụng những phương pháp sai lầm sẽ dẫn tới những thông tin thu được không phản ánh đúng bản chất của sự việc mà chúng ta xem xét. Trên cơ sở của phương pháp luận triết học Mac- lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận chung về nhà nước và pháp luật em đã sử dụng và kết hợp nhiều phương pháp khác nhau trong mỗi hoạt động thực tiễn của mình để việc thu thập thông tin đạt kết quả tốt. Các phương pháp được sử dụng như sau: phương pháp quan sát kết hợp với phương pháp phân tích khi trực tiếp tham dự những hoạt động tố tụng cụ thể của cơ quan thực tập. Phương pháp thống kê tổng hợp và phương pháp so sánh lại được dùng trong quá trình xem xét sổ thụ lý, nghiên cứu các hồ sơ vụ án...đối với từng hoạt động cụ thể có những phương pháp thích hợp nhưng việc áp dụng nó không cứng nhắc mà đòi hỏi cần phải kết hợp với những phương pháp khác để hỗ trợ cho việc tìm hiểu và thu thập thông tin. Nguồn thu thập thông tin Lần đầu tiên tiếp xúc với công tác thực tiễn nên những thông tin thu nhận được là rất lớn và bổ ích nhưng để phục vụ cho việc viết chuyên đề thực tập thì không phải mọi thông tin thu được đều có thể sử dụng mà cần phải có sự chọn lọc cho phù hợp với đề tài. Chính vì vậy xác định được đúng nguồn sẽ mang lại hiệu quả cho công tác thu thập thông tin, tránh được những nhầm lẫn cũng như thiếu sót không đáng có. Những thông tin, số liệu trong chuyên đề này được em rút ra từ những nguồn chủ yếu sau: _ Sổ thụ lý dân sự các năm : 2006,2007, 2008 _ Hồ sơ về các vụ thừa kế theo di chúc _ Báo cáo hội đồng nhân dân thành phố của toà án nhân dân thành phố Hà Nội. _ Các hoạt động cụ thể khác: Tiếp công dân, tham dự phiên hoà giải, tham dự phiên toà.... 3. Kết quả của quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin Sau một thời gian làm việc với tinh thần nghiêm túc xem khâu thu thập thông tin, số liệu là tiền đề quan trọng để có thể tìm hiểu, nhìn nhận một cách sâu sắc, toàn diện về tình hình giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội, kết quả thu được là rất tốt và được thể hiện ngắn gọn ở bảng số liệu sau: Đơn vị: vụ Năm Thụ lý Tạm đình chỉ Hoà giải thành Xét xử phúc thẩm Kháng cáo 2006 8 0 3 5 3 2007 10 2 4 4 2 2008 4 1 1 2 0 PHẦN 3 THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHIA THỪA KẾ CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1. Thực tiễn công tác giải quyết tranh chấp chia thừa kế tại toà án nhân dân thành phố Hà Nội. Do trình độ hiểu biết pháp luật con hạn chế, vì vậy đa số các di chúc được lập theo hình thức miệng hoặc không để lại di chúc. Mặc dù vấn đề về tranh chấp chia thừa kế đã được các văn bản luật và văn bản dưới luật quy định một cách khá cụ thể và chi tiết, tuy nhiên trong thực tế nhiều khi các cơ quan chức năng cũng đã lúng túng trước các vụ việc thực tế xẩy ra do các sự việc này thường rất phức tạp, nhiều khi nó không trùng khớp với các quy định của pháp luật. Sau đây em xin được đưa ra một ví dụ về vụ án tranh chấp thừa kế theo di chúc điển hình: Trong đơn khởi kiện ngày 15/1/2007 bổ sung ngày 18/1/2007 và các ý kiến tiếp theo nguyên đơn là chị Hoàng Thị Vân trình bày chị là cháu họ của ông Nguyễn Tống Hiệu. Ông Hiệu là anh họ của mẹ đẻ chị, ông Hiệu có vợ là bà Nguyễn Thị Sáng. Giữa ông Hiệu và bà Sáng không có con đẻ, con nuôi. Ông Hiệu chết ngày 18/9/2004 Bà Sáng chết ngày 07/7/2006 Ông Hiệu bà Sáng chết để lại duy nhất là căn nhà cấp 4 diện tích 22,8m2 tại 48 tổ 27 Khương Thượng - Đông Đa ( nay là 18 ngách 354/159 Trường Chinh – Khương Thượng - Đống Đa). Căn nhà này hiện do anh Nguyễn Đình Tuấn, ông Nguyễn Đình Yên tức Phú quản lý. Anh Tuấn, ông Yên quản lý nhà từ sau khi bà Sáng mất. Trước khi bà Sáng mất có giao cho chị một chìa khoá nhà. Quá trình quản lý nhà anh Tuấn, ông Phú không sửa chữa cải tạo gì về nhà, chỉ quét vôi lại nhà. Trước khi ông Hiệu bà Sáng mất chị được biết ông bà đã lập di chúc có sự chứng nhận của Uỷ ban nhân dân phường Khương Thượng về việc ông Hiệu, bà Sáng giao cho anh Tuấn quản lý, sử dụng toàn bộ căn nhà trên. Di chúc lập ngày 25/3/2004. Về biên bản họp họ tộc nội ngoại lập ngày 8/8/2004 ông Sáng, bà Hiệu giao lại toàn bộ nhà cho ông Nguyễn Đình Yên (tức Phú) và vợ là bà Trần Thị Dung thì chị không được biết. Sau khi ông Hiệu mất, do bà Sáng không hài lòng về việc chăm sóc của anh Tuấn và gia đình nên bà Sáng đã làm đơn ra Uỷ ban nhân dân phường Khương Thượng xin sửa lại di chúc, Uỷ ban đã mời 03 lần nhưng anh Tuấn không ra phường để làm việc. Đầu năm 2005, bà Sáng đi khám bệnh biết mình bị ung thư không sống được lâu nên ngày 12/5/2005 bà Sáng đã lập di chúc cho chị hưởng toàn bộ di sản của bà là 1/2 căn nhà có diện tích 22,8m2 tại 48 tổ 27 Khương Thượng - Đống Đa - Hà Nội. Bản di chúc này được Uỷ ban nhân dân phường Khương Thượng chứng thực ngày 25/5/2005, từ đó cho đến ngày chết bà Sáng không lập di chúc nào khác. Khi còn sống ông Hiệu, bà Sáng không vay nợ ai, cũng không cho ai vay nợ ngoài khoản nợ 4.000.000đ bà Sáng vay của anh Tuấn đi mổ mắt. Số tiền này chị Vân đã tự nguyện trả cho anh Tuấn và không yêu cầu Toà án xem xét giải quyết. Trước khi bà Sáng chết phải nằm viện mọi chi phí, ăn uống do chị bỏ ra cùng với lương hưu của bà Sáng. Việc ma chay của bà Sáng do các cháu bà là các anh Nguyễn Văn Tạ, anh Nguyễn Văn Bẩy, anh Nguyễn Văn Sáu tổ chức, mọi chi phí do chị bỏ ra cùng tiền lương hưu của bà Sáng và tiền phúng viếng. Chị đề nghị Toà án không xem xét khoản chi phí ma chay này. Nay chị đề nghị Toà án giải quyết theo pháp luật đảm bảo quyền lợi cho chị theo di chúc bà Nguyễn Thị Sáng lập ngày 12/5/2005 buộc anh Tuấn, ông Yên (tức Phú) bà Dung trả lại cho chị 1/2 nhà tại 18 ngách 354/159 Trường Chinh - Khương Thượng - Đống Đa - Hà Nội. Tại bản tự khai ngày 09/3/2007 và các ý kiến tiếp theo bị đơn anh Nguyễn Đình Tuấn trình bày: anh là cháu họ của ông Nguyễn Tống Hiệu. Ông Hiệu là em ruột của bà nội anh, ông Hiệu có một đời vợ duy nhất là bà Nguyễn Thị Sáng, giữa ông Hiệu và bà Sáng không có con đẻ, con nuôi. Ông Hiệu chết ngày 18/9/2004. Bà Sáng chết ngày 07/7/2006. Trước khi ông Hiệu mất ngày 25/3/2004 ông Hiệu và bà Sáng đã lập di chúc cho anh quản lý sử dụng toàn bộ căn nhà cấp 4 diện tích 22,8m2 tại số 48 tổ 27 Khương Thượng - Đống Đa (nay là số 18 ngách 354/159 Trường Chinh - Khương Thượng - Đống Đa) là tài sản duy nhất của ông Sáng, bà Hiệu di chúc này có sự chứng thực của Uỷ ban nhân dân phường Khương Thượng. Ngoài bản di chúc trên còn có biên bản họp họ tộc nội ngoại lập ngày 08/8/2004 với nội dung ông bà cho bố mẹ anh là ông Nguyễn Đình Yên (tức Phú) và bà Trần Thị Dung mảnh đất số 64 cấp ngày 12/01/1999, có sự chứng kiến của họ tộc nội ngoại. Sau khi ông Hiệu chết, gia đình anh vẫn quan tâm chăm sóc đến bà Sáng, nhưng bà Sáng lạnh nhạt không bằng lòng với gia đình anh. Nên bà Sáng đã sửa đổi lại di chúc, khi bà Sáng còn sống Uỷ ban nhân dân phường Khương Thượng đã mời anh đến để làm việc về thay đổi nội dung di chúc của bà Sáng, lần đầu tiên anh ra Uỷ ban nhân dân phường, trong lúc chờ làm việc giữa anh và bà Sáng xẩy ra cãi nhau anh không nhất trí với quan điểm của bà Sáng nên đã bỏ về. Còn 2 lần sau anh không ra Uỷ ban nữa mặc dù có được mời, do vậy sau này anh không được biết về bản di chúc bà Sáng lập ngày 12/5/2004 với nội dung bà Sáng cho chị Vân 1/2 căn nhà là di sản của bà để lại. Sau khi bà Sáng mất Uỷ ban phường Khương Thượng có mời anh ra hoà giải với chị Vân nhưng cuộc hoà giải không có kết quả. Ngoài bản di chúc ngày 25/3/2004, biên bản họp họ tộc nội ngoại ngày 08/8/2004 và bản di chúc của chị Vân ngày 12/5/2005 thì ông Hiệu và bà Sáng không lập bản di chúc nào khác. Căn nhà số 48 tổ 27 Khương Thượng - Đống Đa số mới là 18 ngách 354/159 đường Trường Chinh - Khương Thượng - Đống Đa - Hà Nội là tài sản duy nhất của ông Hiệu, bà Sáng để lại đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số 0105170003 ngày 12/01/1999 đứng tên ông Nguyễn Tống Hiệu và bà Nguyễn Thị Sáng, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở trên hiện do anh đang quản lý. Khi ông Hiệu chết việc chi phí mai táng do bố anh là ông Nguyễn Đình Yên lo liệu chu đáo còn việc bà Sáng, ốm đau, đi viện dưỡng lão, chữa bệnh, ma chay, mai táng anh và bố mẹ anh không được biết và cũng không có đóng góp gì. Khi còn sống ông Hiệu bà Sáng không nợ ai, chỉ có bà Sáng nợ anh 4.000.000đồng tiền bà vay đi mổ mắt, nay chị Vân đã trả cho anh nên anh không yêu cầu Toà án xem xét, giải quyết. Sau khi bà Sáng chết, anh và bố anh là ông Yên quản lý căn nhà trên, không có sửa chữa cải tạo gì nhà, chỉ quét vôi, do vậy anh không yêu cầu giải quyết về việc cải tạo, sửa chữa nhà. Nay anh đề nghị Toà án giải quyết trên cơ sở pháp luật đảm bảo quyền lợi cho anh theo bản di chúc ông Sáng, bà Hiệu lập ngày 25/3/2004. * Tại đơn yêu cầu ngày 02/6/2007 và các ý kiến tiếp theo người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án là ông Nguyễn Đình Yên (tức Phú) và bà Trần Thị Dung có yêu cầu độc lập đề nghị: Ông Nguyễn Đình Yên (tức Phú) là chồng bà Trần Thị Dung, ông bà là bố mẹ đẻ của anh Nguyễn Đình Tuấn. Ông Nguyễn Đình Yên gọi ông Nguyễn Tống Hiệu là cậu ruột, ông Yên, bà Dung cùng thống nhất và nhất trí với lời trình bày của anh Nguyễn Đình Tuấn. Về biên bản họp họ nội ngoại ngày 08/8/2004 được lập thành 01 bản viết tay có chữ ký của ông Hiệu, bà Sáng. Sau đó ông Yên đã cho đánh máy thành 5 bản. Tại các bản đánh máy chỉ có chữ ký của ông Hiệu không có chữ ký của bà Sáng, theo ông Yên căn nhà 48 tổ 27 Khương Thượng - Đống Đa (số mới 18 ngách 354/159 Trường Chinh - Khương Thượng - Đống Đa) là tài sản chung của ông Hiệu bà Sáng nên chỉ cần bà Sáng có chữ ký tại bản viết tay còn bản đánh máy thì chỉ cần ông Hiệu ký là đã thể hiện ý chí của bà Sáng. Nay ông Yên (tức Phú), bà Dung đề nghị Toà xem xét bảo vệ quyền lợi cho ông, bà theo nội dung biên bản họp họ tộc nội ngoại ngày 8/8/2004. Tại phiên toà hôm nay chị Hoàng Thị Thanh Vân vẫn giữ nguyên các lời trình bày về đề nghị của mình. Anh Nguyễn Đình Tuấn vẫn giữ nguyên quan điểm nguyện vọng của mình, anh nhất trí bản di chúc của chị Vân có giá trị và đề nghị Hội đồng xét xử xem xét công bảo quản nhà của gia đình anh để chia cho anh bằng hiện vật toàn bộ nhà, anh sẽ có trách nhiệm thanh toán cho chị Vân bằng tiền phần chị Vân được hưởng của bà Sáng. Quá trình quản lý nhà gia đình anh có quét lại vôi nhà ngoài ra không tu sửa gì, anh không yêu cầu Toà giải quyết nhưng đề nghị xem xét công bảo quản nhà. Ông Nguyễn Đình Yên (tức Phú) và bà Trần Thị Dung vẫn giữ nguyên các lời trình bày trước đây và nhất trí với lời trình bầy của anh Tuấn. Ông Yên bà Dung cũng nhất trí bản di chúc của anh Tuấn có giá trị và đề nghị Hội đồng xét xử xem xet "Biên bản họp họ nội ngoại" ngày 8/8/2004 để đảm bảo quyền lợi cho ông bà. Tại phiên toà hôm nay luật sư Đặng Thế Lợi bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho anh Nguyễn Đình Tuấn xin vắng mặt và gửi tới Hội đồng xét xử bản luận cứ bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho anh Nguyễn Đình Tuấn và đề nghị Hội đồng xét xử xem xét biên bản họp họ nội ngoại ngày 8/8/2004 có phải là bản di chúc hay không ? và xem xét yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn theo bản di chúc của bà Sáng sửa đổi ngày 12/5/2005 đề nghị chia cho chị Vân bằng giá trị, còn hiện vật nhà và đất chia cho gia đình anh Nguyễn Đình Tuấn luật sư cũng đề nghị Hội đồng xét xử xem xét đến công bảo quản căn nhà của gia đình anh Tuấn. Anh Nguyễn Đình Tuấn nhất trí với bản luận cứ của Luật sư và việc luật sư xin vắng mặt tại phiên toà, anh khẳng định tự bảo vệ quyền lợi của mình và đề nghị Hội đồng xét xử tiến hành xét xử vắng mặt luật sư. Với nội dung trên: Căn cứ điều :_ 631, 633, 634, 635, 645, 646, 648, 649, 650, 652, 653, 656, 662, 664, 684 - Bộ luật dân sự . - Điều 80, 127, 128, 131, 243, khoản 1 điều 245 Bộ luật tố tụng dân sự. - Nghị định 70/CP ngày 12/6/1997 về chế độ lệ phí, án phí tại Toà án. Toà án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm vụ án như sau: 1. Chấp nhận yêu cầu của chị Hoàng Thị Thanh Vân xin chia di sản thừa kế theo di chúc của bà Nguyễn Thị Sáng lập ngày 12/5/2005 đối với anh Nguyễn Đình Tuấn. 2. Xác định di chúc bà Nguyễn Thị Sáng cho chị Hoàng Thị Thanh Vân hưởng thừa kế lập ngày 12/5/2005 Uỷ ban nhân dân phường Khương Thượng xác nhận ngày 25/5/2005 và phần di chúc không bị sửa đổi của bản di chúc ông Nguyễn Tống Hiệu và bà Nguyễn Thị Sáng cho anh Nguyễn Đình Tuấn hưởng thừa kế lập ngày 25/3/2004 Uỷ ban nhân dân phường Khương Thượng xác nhận ngày 29/3/2004 là di chúc hợp pháp. Xác định "biên bản họp họ nội ngoại" lập ngày 08/8/2004 không phải là di chúc hợp pháp. 3. Xác định thời điểm mở thừa kế của ông Nguyễn Tống Hiệu là ngay 18/9/2004. Thời điểm mở thừa kế của bà Nguyễn Thị Sáng là ngày 7/7/2006. 4. Xác định căn nhà tại 48 tổ 27 (số mới 18 ngách 354/159 - Trường Chinh - Khương Thượng - Đống Đa - Hà Nội), diện tích mặt bằng 3,6m x 6,35m = 22,8m2 có giá trị 207.480.000đồng là di sản của bà Nguyễn Thị Sáng và ông Nguyễn Tống Hiệu (giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số 0105170003 ngày 12/1/1999 do Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp) 5. Anh Nguyễn Đình Tuấn và chị Hoàng Thị Thanh Vân mỗi người được hưởng thừa kế theo di chúc trị giá 1/2 căn nhà chia hiện vật cụ thể như sau: + Chia cho anh Nguyễn Đình Tuấn quản lý sử dụng 1/2 diện tích nhà đất đứng từ cửa nhìn vào phía tay trái có diện tích mặt bằng: 3,6m x 3,17m = 11,4m2 trị giá 103.740.000đồng. + Chia cho chị Hoàng Thị Thanh Vân 1/2 diện tích nhà đất đứng từ cửa nhìn vào phía tay phải có diện tích mặt bằng 3,6m x 3,17 = 11,4m2 trị giá 103.740.000đ. Các bên có quyền xây ngăn riêng biệt phần diện tích nhà đất được chia, bên nào xây thì chịu phí tổn và được sở hữu nguyên vật liệu xây dựng. Các đương sự có trách nhiệm hoàn tất thủ tục về nhà đất tại cơ quan có thẩm quyền. Bác yêu cầu của ông Nguyễn Đình Yên (tức Phú) bà Trần Thị Dung đề nghị chia di sản của cụ Sáng, cụ Hiệu theo biên bản họp họ nội ngoại ngày 8/8/2004. Bác yêu cầu của ông Yên (tức Phú) bà Dung, anh Tuấn về yêu cầu xem xét công bảo quản căn nhà. 2. Công tác giải quyết tranh chấp chia thừa kế của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội và những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn giải quyết tranh chấp. Trước thực trạng tranh chấp chia thừa kế hiện nay, toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã nhân thức rõ trách nhiệm của mình với tư cách là người thay mặt nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp một cách công bằng và thoả đáng nhất. Để nhân dân có thể tin tưởng vào những phán quyết của mình các thẩm phán, thư ký phụ trách giải quyết tranh chấp chia thừa kế không ngừng học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm thực tế để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Ngay từ khi mới tiếp xúc với vụ án, việc tìm hiểu những vấn đề của sự việc được chú trọng nhằm tìm ra bản chất, nguyên nhân của tranh chấp để có hướng đi đúng đắn trong quá trình giải quyết. Do trình độ hiểu biết pháp luật của người dân còn hạn chế nên trong quá trình giải quyết vụ án gặp rất nhiều khó khăn. Đòi hỏi người thẩm phán phải là người kiên trì, nhẫn nại trong việc tiếp xúc với các đương sự tạo tâm lý tin tưởng, thoải mái để giải quyết vụ án được thuận lợi. Trên thực tế có những vụ nguyên đơn tới toà làm thủ tục khởi kiện nhưng sau khi được cán bộ tiếp dân giải thích rõ những quy định của pháp luật hiện hành, phân tích bản chất của quan hệ đang tranh chấp thì họ đã hiểu ra vấn đề và rút đơn khởi kiện. Đối với những vụ việc có đầy đủ căn cứ để thụ lý giải quyết thì cán bộ toà án tận tình giúp đỡ các đương sự về mặt pháp lý, tạo điều kiện để giải quyết tranh chấp được tiến hành nhanh chóng. Công tác hoà giải được chú trọng đã nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp chia thừa kế giúp giảm bớt những chi phí tốn kém trong quá trình kiện tụng kéo dài mà vẫn giữ được mối quan hệ tốt giữa các bên tranh chấp. Năm 2006 Toà án giải quyết 8 vụ tranh chấp về chia thừa kế thì 3 vụ đã tiến hành hoà giải thành chiếm 37,5% tổng số vụ án giải quyết. Năm 2007 giải quyết 10 vụ thì 4 vụ hoà giải thành chiếm 40%. Đầu năm 2008 giải quyết 4 vụ thì 1 vụ hoà giải thành chiếm 25%. Phần lớn những tranh chấp hoà giải thành là do đã biết khai thác triệt để yếu tố tình cảm trong quá trình hoà giải dựa trên những quy định cụ thể của pháp luật mà các thẩm phán phụ trách đã thành công trong việc giúp đỡ các đương sự tự thoả thuận với nhau. Đối với loại vụ việc tranh chấp phức tạp như là tranh chấp chia thừa kế thì đây thực sự là kết quả đáng khích lệ. PHẦN 4 NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ Chia thừa kế là một vấn đề phức tạp đối với nhân dân cũng như đối với những người ban hành và thực thi pháp luật, đặc biệt trong điều kiện phát triển kinh tế như hiện nay, đang đặt ra cho toàn xã hội chúng ta những vấn đề đòi hỏi phải có những giải pháp, những hướng đi đúng đắn để làm sao giải quyết được tốt nhất và đúng pháp luật trong lĩnh vực này. Để làm được điều đó trước mắt chúng ta cần nghiên cứu hoàn thiện và làm tốt công tác giải quyết tranh chấp chia thừa kế. Đó chính là mục tiêu chúng ta hướng tới. Với một địa bàn là thủ đô của đất nước trong một vài năm trở lại đây tình hình tranh chấp chia thừa kế diễn biến tương đối phức tạp, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của mình trong công tác giải quyết tranh chấp chia thừa kế. Góp phần cùng với các ngành các cấp, các cơ quan chức năng giảm thiểu những tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp chia thừa kế cần tập trung giải quyết tốt những vấn đề sau: Một là: Tổ chức tốt công tác tiếp dân, bồi dưỡng cán bộ có đủ năng lục về trình độ chuyên môn cũng như cách ứng xử nhẹ nhàng, cởi mở tạo tâm lý tin tưởng ở người dân khi họ tới làm việc. Bởi do chưa hiểu biết đầy đủ về pháp luật nói chung cũng như pháp luật về thừa kế theo di chúc nói riêng nên họ còn nhiều lúng túng khi làm việc với cơ quan pháp luật. Công tác tiếp dân được tổ chức tốt sẽ giúp cho việc giải quyết tranh chấp về sau được tiến hành thuận lợi, dễ dàng hơn. Hai là: Trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp luôn phải quán triệt nguyên tắc "kiên trì giúp đỡ các đương sự để họ tự thoả thuận với nhau". Trên thực tế Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã làm rất tốt công việc này. Điển hình như năm 2007 số vụ tranh chấp chia thừa kế hoà giải thành chiếm 40%. Trước diễn biến tình hình tranh chấp chia thừa kế có xu hướng ngày càng phức tạp như hiện nay thì việc tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới phát sinh tranh chấp của từng vụ án là rất cần thiết để từ đó có những phương pháp thích hợp trong công tác hoà giải. Ba là: Toà án phối hợp với các cấp, các ngành trong việc nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật nói chung và pháp luật về thừa kế theo di chúc nói riêng cho người dân để họ có thể nắm bắt được các quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ về thừa kế. Đây là một trong những hình thức tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật đem lại hiệu quả cao. Qua đó có thể giảm thiểu những tranh chấp phát sinh do sự thiếu hiểu biết về pháp luật. Bốn là: Việc xây dựng và hoàn thiện những chính sách, pháp luật về thừa kế theo di chúc cần phải được chú trọng nhằm tạo ra những cơ sở pháp lý quan trọng trong công tác quản lý cũng như bảo vệ quyền và lợi ích của người liên quan. Trên đây là một số ý kiến đóng góp của em để góp phần nhỏ bé của mình vào công tác giải quyết tranh chấp chia thừa kế ở địa phương nói riêng cũng như trong cả nước nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo thống kê tháng của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội. Báo cáo thống kê quý của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội. Báo cáo hội đồng nhân dân thành phố hàng năm của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội. Các văn bản hướng dẫn luật dân sự. Luật dân sự năm 2005. Sổ thụ lý các vụ án về dân sự các năm của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchia_thua_ke_2842.doc
Tài liệu liên quan