Luận văn Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại TNHH Vật Tư Tổng Hợp Đoàn Kết

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, kế toán được các nhà kinh tế, kinh doanh quan niệm như một nghệ thuật ghi chép, phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế – tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp cung cấp thôg tin cần thiết phục vụ việc đưa ra quyết định phù hợp với mục đích từng đối tượng sử dụng thông tin. Trong thực tế với vai trò là một công cụ nhạy bén của các công tác quản lý kinh tế thì hạch toán kế toán đăc biẹt là hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành luôn được Doanh nghiệp quan tâm, cải tiến và đòi hỏi hoàn thiện ngày càng cao để tìm ra phương pháp quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tốt nhất nhằm tiét kiệm chi phí nâng cao hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp. Qua quá trình thực tập tại Cty TNHH Vật Tư Tổng Hợp Đoàn Kết, được sự quan tâm chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô, các cô chú trong phòng kế toán đã giúp em nắm bắt, thâm nhập thực tế củng cố và hoàn thiện lý luận tiếp thu trong nhà trường, tạo điều kiện cho em đi sâu nghiên cứu tình hình thực tế công tác kế toán tại công ty. Và em đã hoàn thành “Một số giả pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Cty TNHH Vật Tư Tổng Hợp Đoàn Kết”.

doc84 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại TNHH Vật Tư Tổng Hợp Đoàn Kết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n xuất theo từng sản phẩm đã xác định và phản ánh chi phí phát sinh có liên quan đến sản phẩm đó theo từng khoản mục chi phí. 2.2.2.1 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chi phí vật tư trực tiếp là các chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu và động lực tiêu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm của Cty TNHH Vật Tư Tổng Hợp Đoàn Kết. - Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu của Doanh nghiệp, là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên sản phẩm, chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành. Tại Cty TNHH Vật Tư Tổng Hợp Đoàn Kết nguyên vật liệu chính bao gồm: Tôn các loại, sắt thép phế liệu... - Nguyên vật liệu phụ: ở công ty nguyên vật liệu phụ chiếm một tỷ trọng nhỏ nhưng lại là những vật liệu không thể thiếu và nó làm tăng giá trị sản phẩm như: Sơn, dầu - Nhiên liệu bao gồm: điện, than - Nguyên vật liệu trực tiếp là cơ sở cấu thành nên sản phẩm, nó chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Chính vì vậy các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được quản lý chặt chẽ. Cụ thể căn cứ vào lệnh sản xuất của phòng kế hoạch và định mức sử dụng nguyên vật liệu cho phép để tiến hành xuất kho nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất sản phẩm. - Trong chi phí nguyên vật liệu ngoài sử dụng TK621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán còn sử dụng TK152 – Nguyên liệu, vật liệu. Đối với những vật liệu mua ngoài không nhập kho mà dùng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm khi đó phát sinh thuế VAT đầu vào được khấu trừ, kế toán sử dụng TK133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. Việc tính trị giá vật liệu mua ngoài nhập kho Giá vật liệu nhập kho = Giá gốc ghi trên hoá đơn (chưa có VAT) + Chi phí khác có liên quan Đối với vật liệu thuê ngoài gia công chế biến Giá vật liệu nhập kho = Trị giá gốc vật liệu xuất thuê gia công + Chi phí gia công và chi phí khác có liên quan Đối với vật liệu xuất kho: được quản lý chặt chẽ theo nguyên tắc tất cả các nhu cầu sử dụng phải xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất, cụ thể là kế hoạch sản xuất trong tháng. Khi có nhu cầu phát sinh, tổ trưởng tổ sản xuất xuống kho lĩnh vật tư theo phiếu xuất vật tư do phòng kinh doanh lập căn cứ vào định mức vật tư của Kế hoạch vật tư. Phiếu xuất vật tư được lập thành 3 liên, một liên lưu lại phòng kinh doanh, một liên chuyển sang phòng kế toán, một liên giao cho thủ kho. Thủ kho căn cứ vào số lượng ghi trên phiếu xuất vật tư để xuất kho, trên phiếu xuất vật tư có ghi rõ đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo mẫu sau: Bảng 1: Đơn vị: Cty TNHH VTTH Đoàn Kết 1011 Ngô Gia Tự - Đức Giang – Long Biên - HN Mẫu số 02 – Vật tư GĐ số 1141/TC/CĐKT Ngày 1/11- 95 của BTC Phiếu xuất kho Số 03 Ngày 15 tháng 4 năm 2006 Đơn vị nhận hàng: PX cắt Lý do xuất : Sản xuất thép U và V Xuất tại kho : Tôn STT Tên Vật Tư Đơn vị tính Số Lượng Đơn giá Thành tiền 1 Tôn 5 ly tấm 100 200.000 20.000.000 2 Tôn 8 ly tấm 50 250.000 12.500.000 ... Cộng 150 32.500.000 Cộng thành tiền (Viết bằng chữ): Ba mươi hai triệu năm trăm nghìn đồng Thủ trưởng đơn vị Kê toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho Kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK621 : 32.500.000 Có TK152 : 32.500.000 Dựa vào những phiếu này kế toán vào sổ chi tiết cho TK621 ở tháng 4 năm 2006 Sổ chi tiết TK621 Tháng 4 năm 2006 Tên tài khoản: Chi phí NL,VL trực tiếp Tên sản phẩm dịch vụ: U, V và T (Thép) Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Ghi Nợ TK621 Số Ngày Tổng số tiền Chia ra U V T 3/4 01 3/4 Xuất săt để đúc 152 140700000 xxx xxx 140700000 15/4 03 15/4 Xuất tôn để sx 152 32500000 20000000 12500000 xxx 20/4 04 20/4 Xuất tôn để sx 152 198500000 110500000 88000000 xxx 21/4 05 21/5 Xuất vl phụ 152 3550000 550000 500000 2500000 26/4 06 26/4 Xuất nhiên liệu 152 1605000 350000 255000 1000000 Cộng phát sinh 376855000 131400000 101255000 144200000 Ghi có TK621 154 376855000 131400000 101255000 144200000 Do đặc điểm của công ty số lần xuất kho và nhập kho trong tháng không nhiều lắm, không liên tục nên công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền trước mỗi lần xuất để xác định trị giá nguyên vật liệu xuất kho. Công thức xác định Trị giá thực tế Vật liệu xuất kho = Đơn giá thực tế bình quân xuất kho x Khối lượng vật liệu xuất kho Đơn giá vật liệu xuất kho được tính tại thời điểm xuất kho. Đơn giá thực tế bình quân xuất kho = Trị giá NVL tồn kho đầu kỳ Số lượng NVL tồn kho đầu kỳ + + Trị giá NVL nhập kho trong kỳ Số lượng NVL nhập kho trong kỳ Ví dụ trong tháng 3 năm 2006 căn cứ vào chứng từ nhập, xuất NVL kế toán có số liệu về tôn 5 ly như sau: Số lượng tồn đầu kỳ :200 tấm trị giá :39.000.000 Nhập ngày 8 tháng 4 :30 tấm trị giá : 7.650.000 Nhập ngày 19 tháng 4 :20 tấm trị giá : 5.000.000 Xuất kho ngày 20 tháng 3 50 tấm Đơn giá bình quân của tôn 5 ly trước ngày 20 tháng 3 = 39.000.000 +7.650.000 + 5.000.000 200 + 30 + 20 = 206.600/1tấm 5 ly Trị giá xuất kho ngày 20 tháng 4 = 206.600 x 50 tấm = 10.330.000 đ Hàng ngày từ các chứng từ gốc kế toán tiến hành phân bổ tổng hợp để ghi vào sổ thẻ chi tiết để quản lý. Bảng 2: Bảng phân bổ chi phí nguyên liệu chính (TK1521 – NL chính) tháng 4/2006 Tên SP Tên PX Thép U Thép V Thép kiện cán nóng Phục vụ PX PX cắt 130.500.000 100.500.000 xxxx 3.000.000 PX uốn xxxx xxxx xxxx 2.350.000 PX Đúc xxxx xxxx 140.700.000 1.000.000 Cộng 130.500.000 100.500.000 140.700.000 6.350.000 Bảng 3: Bảng phân bổ vật liệu phụ (TK1522 – Vật liệu phụ) tháng 4 năm 2006 Tên PX Tên SP Thép U Thép V Thép kiện cán nóng Phục vụ sản xuất PX cắt xxxx xxxx xxxx 1.500.000 PX uốn 550.000 500.000 xxxx 2.000.000 PX Đúc xxxx xxxx 2500.000 1.100.000 Cộng 550.000 500.000 2.500.000 3.100.000 Bảng 4: Bảng phân bổ nhiên liệu (TK1523 – nhiên liệu) tháng 4 năm 2006 Tên SP Tên PX Thép U Thép V Thép kiện cán nóng phục vụ sản xuất PX cắt 200.000 125.000 xxxx 98.000 PX uốn 150.000 130.000 xxxx 75.000 PX Đúc xxxx xxxx 1.000.000 100.000 Cộng 350.000 255.000 1.000.000 273.000 Bảng 5: Bảng phân bổ NVL xuất dùng tháng 4 năm 2006 TK ghi có TK ghi nợ Tk152 -VL chính Tk152 -VL phụ Tk152 –Nhiên liệu Cộng có TK 152 1. TK621 371.700.000 3.550.000 1.605.000 376.855.000 Thép U 130.500.000 550.000 350.000 131.400.000 Thép V 100.500.000 500.000 255.000 101.255.000 Thép kiện cán nóng 140.700.000 2.500.000 1.000.000 144.200.000 2. TK627 6.350.000 3.100.000 273.000 9.723.000 Cộng nợ các TK 378.050.000 6.650.000 1.878.000 386.578.000 Căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu kế toán lập chứng từ ghi sổ Bảng 6: Đơn vị: Cty TNHH VTTH Đoàn Kết 1011 Ngô Gia Tự - Đức Giang – Long Biên – HN Chứng từ ghi sổ Số 01 ngày 30 tháng 4 năm 2006 Chứng từ Trích yếu SHTK Số Ngày tháng Nợ Có Số tiền 30/4 Chi phí NVL chính trực tiếp 621 1521 371.700.000 Chi phí NVL phụ trực tiếp 621 1522 3.550.000 chi phí nhiên liệu trực tiếp 621 1523 1.605.000 Cộng 376.855.000 kèm theo bảng phân bổ NVL tháng 4 năm 2006 Người lập Kế toán trưởng Bảng 7: Đơn vị: Cty TNHH VTTH Đoàn Kết 1011 Ngô Gia Tự - Đức Giang – Long Biên – HN Sổ cái TK621 Tháng 4 năm 2006 Chứng từ GS Trích yếu TK đối ứng Số tiền Số Ngày tháng Nợ Có 01 30/4 Chi phí NVL trực tiếp 1521,1522,1523 376.855.000 02 30/4 Kết chuyển phí NVL trực tiếp 154 376.855.000 Cộng 376.855.000 376.855.000 Người lập 2.2.2.2 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp Tiền lương luôn là vấn đề được xã hội quan tâm chú ý bởi ý nghĩa kinh tế và xã hội to lớn của nó. Tiền lương cũng là một vấn đề hết sức quan trọng, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của từng doanh nghiệp. Một chính sách tiền lương hợp lý là cơ sở, đòn bẩy cho sự phát triển của Doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tiền lương là một phần không nhỏ của chi phí sản xuất. Nếu Doanh nghiệp vận dụng chế độ tiền lương hợp lý sẽ tạo động lực tăng năng suất lao động. Đối với người lao động, tiền lương có một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó là nguồn thu nhập chủ yếu giúp họ đảm bao cuộc sống của bản thân và gia đình. Do đó tiền lương có thể là động lực thúc đẩy người lao động tăng năng suất lao động nếu họ được trả đúng theo sức lao động của họ đóng góp, nhưng nó cũng có thể làm giảm năng suất lao động khiến cho quá trình sản xuất chậm lại, không đạt hiệu quả nếu tiền lương được trả thấp hơn sức lao động mà người lao động bỏ ra. ở toàn bộ nền kinh tế tiền lương là sự cụ thể hơn của quá trình phân phối của cải vật chất do chính người lao động làm ra. Vì vậy xây dựng thang lương, bảng lương, lựa chọn các hình thức trả lương hợp lý để sao cho tiền lương vừa là khoán thu nhập để người lao động đảm bảo nhu cầu cả vật chất lẫn tinh thần, đồng thời làm cho tiền lương trở thành động lực thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn, có tinh thần trách nhiệm hơn với công việc thực sự là việc làm cần thiết Tại Cty TNHH Vật Tư Tổng Hợp Đoàn Kết Tiền lương được tính như sau: Hiện tại Doanh nghiệp đang trả lương theo 2 hình thức đó là lương thời gian và lương theo sản phẩm. Đối với lao động gián tiếp thì Doanh nghiệp trả lương thời gian còn đối với lao động trực tiếp thì Doanh nghiệp trả lương theo sản phẩm Cách tính lương của Cty TNHH Vật Tư Tổng Hợp Đoàn Kết * Lương thời gian = 1 ngày công x số ngày làm việc trong tháng * Lương sản phẩm: Theo hình thức này tiền lương trả cho người lao động tính theo số lượng, chất lượng của sản phẩm hoàn thành hoặc khối lượng công việcđã làm việc xong và nghiệm thu. Công ty áp dụng hình thức trả lương theo khối lượng công việc và cơ sở hạch toán tiền lương là các hợp đồng giao khoán, biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành. Ngoài ra tuỳ theo tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, nếu công ty đạt được doanh thu theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra thì các cán bộ công nhân viên trong công ty sẽ được thưởng thêm do làm có năng suất Lương sản phẩm = đơn giá từng loại sản phẩm x số lượng sản phẩm nghiệm thu Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành thường xuyên liên tục công ty luôn có chế độ thù lao thích hợp cho người lao động, tạo điều kiện cho người lao động yên tâm công tác. Ngoài tiền lương người lao động còn được hưởng một số nguồn thu nhập khác như trợ cấp khác như trợ cấp bảo hiểm xã hội, tiền thưởng an toàn lao động đối với công nhân sản xuất, tiền thưởng tăng doanh thu đối với nhân viên phòng kinh doanh, tiền ăn ca Như vậy căn cứ vào bảng chấm công, bảng đơn giá tiền lương cuối tháng kế toán phân xưởng tiến hành ghi vào bảng thanh toán tiền lương cho công nhân sản xuất từng phân xưởng Bảng 8: Bảng thanh toán lương tháng 4 năm 2006 Stt Họ Tên Chức vụ ngày lv Đơn giá ngày Số lượng Đơn giá Tiền lương PC điện thoại PC đi lại Thưởng an toàn Tổng lĩnh 1 Nguyễn Ngọc Hùng Giám Đốc 26 40000 1040000 200000 300000 1540000 2 Hoàng Thái Học PGĐ 26 35000 910000 200000 200000 1310000 3 Nguyễn Đức Thôn KTT 26 20000 520000 150000 200000 870000 4 Nguyễn Thanh Tâm PX Cắt 163 4000 652000 150000 802000 5 Ngô Ngọc Lam PX Uốn 116 6000 696000 150000 846000 6 Phạm Thế Duyệt PX Đúc 8 90000 720000 150000 870000 7 Nguyễn Thị Bình PXCắt 170 4000 680000 150000 830000 8 Châu Bá Phát PX Đúc 7 90000 630000 150000 780000 9 Nguyễn Ngọc Nại PX Đúc 7 90000 630000 150000 780000 10 ............................. ............ ........ .......  .......  .......  ..........  ..........  ...........  ...........  ..........  Bảng 9: Bảng phân bổ nhân công trực tiếp cho từng sản phẩm tháng 4 năm 2006 STT TK ghi Nợ TK ghi có TK334 TK338 Cộng TK3382 TK3383 TK3384 Cộng TK338 1 TK622 39900000 798000 5985000 798000 7581000 47481000 Thép U 12500000 250000 1875000 250000 2375000 14875000 Thép V 17500000 350000 2625000 350000 3325000 20825000 Thép kiện cán nóng 9900000 198000 1485000 198000 1881000 11781000 2 TK627 3750000 75000 562500 75000 712500 4462500 3 TK641 24800000 496000 3720000 496000 4712000 29512000 4 TK642 30000000 600000 4500000 600000 5700000 35700000 Căn cứ vào bảng tiền lương kế toán lập sổ chi tiết TK622 Sổ chi tiết TK622 Tháng 4 năm 2006 Tên tài khoản: Chi phí NC trực tiếp Tên sản phẩm dịch vụ: U, V và T (Thép) Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Ghi Nợ TK622 Số Ngày Tổng số tiền Chia ra U V T 30/4 02 30/4 Phải trả cho cnsx 334 39900000 12500000 17500000 9900000 30/4 02 30/4 Các khoản trích theo lương 338 7581000 2375000 3325000 1881000 KPCĐ 338..2 798000 250000 350000 198000 BHXH 338.3 1875000 1875000 2625000 1485000 BHYT 338.4 798000 250000 350000 198000 30/4 34 30/4 Ghi có TK622 154 47481000 14875000 20825000 11781000 Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, kế toán lập chứng từ ghi sổ Bảng 10: Đơn vị: Cty TNHH VTTH Đoàn Kết 1011 Ngô Gia Tự - Đức Giang – Long Biên – HN Chứng từ ghi sổ ngày 30 tháng 4 năm 2006 Số 33 Chứng từ Trích yếu SHTK Số tiền Số Ngày tháng Nợ Có 33 30/4 Lương trả CN 622 334 39900000 Trích KPCĐ 622 3382 798000 Trích BHXH 622 3383 1875000 Trích BHYT 622 3384 798000 Cộng 47481000 Kèm theo bảng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp của tháng 4 năm 2006 Người lập Kế toán trưởng Bảng 11: Đơn vị: Cty TNHH VTTH Đoàn Kết 1011 Ngô Gia Tự - Đức Giang – Long Biên – HN Sổ cái TK622 Tháng 4 năm 2006 Chứng từ GS Trích yếu TK đối ứng Số tiền Số Ngày tháng Nợ Có 33 30/4 Chi phí NC trực tiếp 334, 338 47481000 34 30/4 Kết chuyển phí NC trực tiếp 154 47481000 Cộng 47481000 47481000 Người lập 2.2.2.3 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là chi phí sản xuất chung cho hoạt động sản xuất của các phân xưởng như chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ dịch vụ quản lý, khấu hao TSCĐ thuộc phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền. 2.2.2.3.1 Hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng Là những khoản chi phí về lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng và các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ với tiền lương nhân viên phân xưởng phát sinh tập hợp vào TK6271. Hàng tháng, trên cơ sở chứng từ về lao động tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng bao gồm lương chính, lương phụ và các khoản có tính chất lương. Căn cứ vào tiền lương phải trả theo tỷ lệ quy định để tính ra các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ. Cuối tháng căn cứ vào số liệu tập hợp trong bảng phân bổ tiền lương hàng tháng, kế toán lập bảng tổng hợp chi phí nhân viên phân xưởng. Trong tháng 4 năm 2006, có chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng được kế toán ghi: Nợ TK6271 : 3500000 Có TK334 : 3500000 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên phân xưởng. Nợ TK6271 : 665000 Có TK338 : 665000 Có TK3382 : 70000 Có TK3383 : 525000 Có TK3384 : 70000 2.2.2.3.2 Hạch toán chi phí Vật liệu Chi phí vật liệu tại phân xưởng là chi phí vật liệu xuất dùng chung cho toàn phân xưởng dùng để sửa chữa, bảo dững máy móc thiết bị như dầu dầu công nghiệp, mỡ bôi trơn.... các chi phí vật liệu quản lý phân xưởng như: giấy, bút và đồ dùng văn phòng... Chi phí vật liệu cho quản lý phân xưởng được tập hợp vào TK6272 Căn cứ vào số liệu trên bảng phân bổ vật liệu tháng 4 năm 2006 kế toán hạch toán như sau Nợ TK6272 : 9.723.000 Có TK1521 : 6350000 Có TK1522 : 3100000 Có TK1523 : 273000 2.2.2.3.3 Hạch toán chi phí dụng cụ sản xuất Tại công ty, dụng cụ sản xuất có giá trị nhỏ với nhiều chủng loại phong phú và đa dạng. Vì vậy khi xuất dụng cụ dùng vho sản xuất sản phẩm, kế toán tiến hành phân bổ một lần toàn bộ ghí trị dụng cụ trực tiếp cho sản phẩm. Chi phí dụng cụ xuất dùng cho toàn bộ phân xưởng: Găng tay, Quần áo bảo hộ, mũ, khẩu trang bóng đèn quạt.... Chi phí dụng cụ sản xuất phân xưởng được tạp hợp vào TK6273. Căn cứ vào số liệu phân bổ công cụ, dụng cụ, kế toán ghi: Nợ TK6273 : 2700000 Có TK1523 : 2700000 2.2.2.3.4 Hạch toán chi phí KHTSCĐ TSCĐ ở công ty phần lớn là các tài sản có giá trị tương đối lớn như: phân xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải... được trang bị thêm bằngvốn góp thêm của các thành viên của công ty. Tuy nhiên TSCĐ của Doanh nghiệp ít có biến động lớn. Hàng tháng, kế toán căn cứ vào tỉ lệ kháu hao cấp trên tuyệt đối với từng loại TSCĐ để tính mức khấu hao bình quân tháng Mức khấu hao bình quân tháng = Nguyên giá TSCĐ x Tỉ lệ khấu hao 12 tháng Cuối tháng, căn cứ vào nơi sử dụng TSCĐ, kế toán tiến hành tính lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ thuộc khoản mục TSCĐ dùng tại phân xưởng. Chi phí khấu hao tài sản cố định được tập hợp vào TK6274 Tình hình chi phí khấu hao TSCĐ tháng 4 năm 2006 Bảng 12: Bảng tính phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 4 năm 2006 Chi tiêu Toàn DN Nơi sử dụng TK627 TK641 TK642 Nguyên giá Số khấu hao 1. nhà xởng 1987500000 56928000 15698000 19865000 21365000 2. Máy móc thiệt bị 2365984500 108347900 75689000 0 32658900 3. Phơng tiện vận tải 1560000500 137700000 29850000 56500000 51350000 4. Dụng cụ quản lý 26500000 9454700 0 5756000 3698700 5. TSCĐ khác 43000000 8182000 4532000 0 3650000 Cộng 5982985000 320612600 125769000 82121000 112722600 2.2.2.3.5 Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho các phân sản xuất của Doanh nghiệp được tính vào chi phí sản xuất chung để phân bổ chi phí sản xuất của công ty là các khoản: điện, nước, điện thoại, vệ sinh môi trường... Các khoản thanh toán này bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng. Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài được tập hợp vào TK6277. Trong tháng, kế toán căn cứ vào sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng để tính tổng chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh trong tháng, cuối quý kế toán lập bảng tổng hợp phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài cho các đối tượng chịu tập hợp chi phí. Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh trong tháng 4 năm 2006. Tiền điện sản xuất: 2750000 Tiền điện thoại : 1250000 Tiền nước : 856000 Các chi phí khác: 2150000 Kế toán tiến hành định khoản. Nợ TK6277 : 7006000 Có TK331 : 7006000 2.2.2.3.6 Hạch toán chi phí khác bằng tiền Là những chi phí còn lại ngoài các khoản chi phí kể trên như chi phí vận chuyển vận chuyển vật liệu, máy móc thiệt bị, chi phí tiếp khách của các phân xưởng. Các khoản chi phí bằng tiền trong tháng được tập hợp vào TK6278 “chi phí khác bằng tiền” của công ty trong tháng 4 năm 2006. “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung: Để tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung. Căn cứ vào các hoá đơn chứng từ kế toán lập sổ chi tiết TK627 Sổ chi tiết TK627 Tháng 4 năm 2006 Tên tài khoản: Chi phí NC trực tiếp Tên sản phẩm dịch vụ: U, V và T (Thép) Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Ghi Nợ TK627 Số Ngày Tổng số tiền Chia ra U V T 30/4 75 30/4 Xuất kho cc,dc 152 2700000 30/4 76 30/4 Xuất kho vật liệu 152 9723000 30/4 77 30/4 Lương 334 3500000 30/4 77 30/4 Các khoản trích 338 665000 30/4 78 30/4 KH TSCĐ 214 125769000 30/4 79 30/4 CP DV mua ngoài 331 7006000 30/4 80 30/4 CP khác = tiền 111 2345000 30/4 81 30/4 Ghi có TK627 154 151708000 Bảng 13: Đơn vị: Cty TNHH VTTH Đoàn Kết 1011 Ngô Gia Tự - Đức Giang – Long Biên – HN Chứng từ ghi sổ ngày 30 tháng 4 năm 2006 Số 34 Chứng từ Trích yếu SHTK Số tiền Số Ngày tháng Nợ Có 33 30/4 Tiền lương NV PX 6271 334 3500000 Trích các khoản trích 6271 338 665000 Chi phí Vật liệu 6272 152 9723000 Chi phí cc, dc 6273 153 2700000 KH TSCĐ 6274 214 125769000 Chi phí DV mua ngoài 6277 331 7006000 Chi phí khác bằng tiền 6278 111 2345000 Cộng 151708000 Kèm theo bảng tổng hợp chi phí chung tháng 4 năm 2006 Người lập Kế toán trưởng Bảng 14: Đơn vị: Cty TNHH VTTH Đoàn Kết 1011 Ngô Gia Tự - Đức Giang – Long Biên – HN Sổ cái TK627 Tháng 4 năm 2006 Chứng từ Trích yếu TK đối ứng Số tiền Số Ngày tháng Nợ Có 75 30/4 Tiền lương NV PX 334,338 4165000 76 30/4 Chi phí Vật liệu 152 9723000 77 30/4 Chi phí cc, dc 153 2700000 78 30/4 KH TSCĐ 214 125769000 79 30/4 Chi phí DV mua ngoài 331 7006000 80 30/4 Chi phí khác bằng tiền 111 2345000 81 30/4 Kết chuyển chi phí sxc 154 151708000 Cộng 151708000 151708000 Người lập Sau đó kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng sản xuất đó là phân bổ chi phí sản xuất chung cho thep U và thep V còn thep đúc cán nóng Doanh nghiệp tập hợp riêng. VD: Tổng chi phi sản xuất chung là: 151708000 trong đó chi phí sản xuất chung của phân xưởng đúc tập hợp được là: 68750000 còn lại là của thep U và thép V là: 82958000 Tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung của công ty là phân bổ theo tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp. Hệ số phân bổ = Tổng chi phí sản xuất chung của thép U và V Tổng tiền lương CNSX trực tiếp của thép U và V VD: Công thức phân bổ chi phí sản xuất chung tính cho thep U Hệ số phân bổ = Tổng chi phí sản xuất chung của thép U và V Tổng tiền lương CNSX trực tiếp của thép U và V x Tiền lương CNSX TT của thép U Hệ số phân bổ tháng 4 năm 2006 = 82958000 12500000 + 17500000 = 2,7653 Bảng 15: Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm Đối tượng phân bổ Tiền lương CNSXTT Hệ số phân bổ Thành tiền 1. Thép U 12500000 2,7653 34565800 2. Thép V 17500000 2,7653 48392200 3. Thép kiện cán nóng 9900000 xxxx 68750000 Cộng 39900000 151708000 2.2.2.3.7 Tập hợp chi phí sản xuất toàn Doanh nghiệp Sau khi đã tập hợp chi phí sản xuất theo khoản mục: CFNVLTT, CFNCTT, CFSXC, kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí đã tập hợp được trên để tập hợp chi phí toàn Doanh nghiệp. Dựa vào bảng phân bổ CFNVLTT, CFNCTT, CFSXC kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm. Bảng 16 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất Đối tợng PB TK621 TK622 TK627 Cộng Thép U 131400000 14875000 34565800 180840800 Thép V 101255000 20825000 48392200 170472200 Thép kiện cán nóng 144200000 11781000 68750000 224731000 Cộng 376855000 47481000 151708000 576044000 Bảng 17: Đơn vị: Cty TNHH VTTH Đoàn Kết 1011 Ngô Gia Tự - Đức Giang – Long Biên – HN Chứng từ ghi sổ ngày 30 tháng 4 năm 2006 Số 34 Chứng từ Trích yếu SHTK Số tiền Số Ngày tháng Nợ Có 1 30/4 K/C CFNVL TT 154 621 376855000 2 30/4 K/C CFNC TT 154 622 47481000 3 30/4 K/C CFSXC 154 627 151708000 Cộng 576.044.000 Kèm theo bảng tổng hợp chi phí chung tháng 4 năm 2006 Người lập Kế toán trưởng 2.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Để đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, công ty phải tiến hành kiểm kê xác định chính xác số lượng bán thành phẩm còn lại, xác định số sản phẩm làm dở thực tế hiện đang còn tồn ở các phân xưởng sản xuất và tổng hợp cho từng loại sản phẩm riêng biệt Hiện nay, Doanh nghiệp đang áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính. Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí chi phí chế biến được tính hết cho thành phẩm. Do vậy trong sản phẩm dở dang chi bao gồm nguyên vật liệu chính. CF SPDD Ckỳ = Toàn bộ gtrị vật liệu xuất dùng trong kỳ Số lượng TP + Số lượng SPDD Ckỳ x Số lượng SPDD Ckỳ Bảng 18: Bảng tổng hợp giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ STT Tên sản phẩm Giá trị SP DD Ckỳ 1 Thép U 18245330 2 Thép V 22137000 3 Thép kiện cán nóng 15620750 Cộng 56033080 2.2.4 Phương pháp tính giấ thành tại Cty TNHH Vật Tư Tổng Hợp Đoàn Kết. 2.2.4.1 Đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất và nhập kho thành phẩm. Cụ thể là Thép U, Thép V, Thép kiện cán nóng. Kỳ tính gía là: hàng tháng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và căn cứ vào số lượng từng loại sản phẩm đã sản xuất để tính giá thành cho từng loại sản phẩm trong tháng. Chi phí sản xuất đã được tập hợp có liên quan đến những sản phẩm đã sản xuất ra để tính giá thành và khối lượng sản phẩm dở dang cuói kỳ. Chính vì vậy để tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành nhập kho trong tháng thì ta phải đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 2.2.4.2 Phương pháp tính giá thành Sau khi xác định được giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang để tính gía thành. Vì số lượng mặt hàng của công ty ít, nhưng lại sản xuất với khối lượng lớn cho nên kế toán áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn. Kế toán căn cứ vào số liệu chi phí sản xuất trong tháng theo từng khoản mục và giá trị sản phẩm dở dang đầu tháng để xác định giá thành và sản phẩm theo công thức Giá thành SP = Chi phí SPDD Đkì + Chi phí SXPS trong kỳ - Chi phí SPDD Ckì Số lượng sản phẩm hoàn thành Bảng 19: Bảng tổng hợp giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ STT Tên sản phẩm Giá trị SPDD 1 Thép U 16532000 2 Thép V 23542000 3 Thép kiện cán nóng 14652000 Cộng 54726000 Căn cứ vào bảng tổng hợp giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ, và số liệu chi phí đã tập hợp được trong kỳ, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp giá thành sản phẩm toàn doanh nghiệp Bảng 20: Bảng tổng hợp giá thành sản phẩm toàn Doanh nghiệp Tên sản phẩm SPDD ĐKỳ CP P/S TK SPDD CKỳ SGiá thành SP Thép U 16532000 180840800 18245330 179127470 Thép V 23542000 170472200 22137000 171877200 Thép kiện cán nóng 14652000 224731000 15620750 223762250 Cộng 54726000 576044000 56033080 574736920 Kế toán thống kê số thành phẩm trong tháng Bảng 21: Bảng tổng hợp sản phẩm hoàn thành nhập kho tháng 4 năm 2006 Tên sản phẩm Thép U Thép V Thép kiện cán nóng Số lượng 12000 15500 7000 Bảng 22: Sổ chi tiết TK154 Tháng 4 năm 2006 Tên tài khoản: chi phí sản xuất kinh doanh dở dnag Tên sản phẩm dịch vụ: U, V và T (Thép) Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Ghi Nợ TK154 Số Ngày Tổng số tiền Chia ra U V T Số dư đầu kỳ 54726000 16532000 23542000 14652000 30/4 02 30/4 K/c NVL trực tiếp 621 376855000 131400000 101255000 144200000 30/4 34 30/4 K/c NC trực tiếp 622 47481000 1487500 20825000 11781000 30/4 81 30/4 K/c chi phí SXC 627 151708000 34565800 48392200 68750000 30/4 Cộng phát sinh 576044000 180840800 170472200 224731000 30/4 Ghi có TK154 574736920 179127470 171877200 223762250 30/4 Dư cuối kỳ 56033080 18245330 22137000 15620750 Bảng 23: Sổ Cái TK154 Tháng 4 năm 2006 Chứng từ Trích yếu TK đối ứng Số tiền Số Ngày tháng Nợ Có 1 30/4 K/c CFSX CF NVL TT 621 376.855.000 CF NC TT 622 47481000 CF SXC 627 151708000 Nhập kho TP 574736920 Cộng phát sinh 576044000 574736920 Bảng 24: Sổ Cái TK155 Tháng 4 năm 2006 Chứng từ Trích yếu TK đối ứng Số tiền Số Ngày tháng Nợ Có Số dư đầu kỳ 100000000 1 30/4 Nhập kho TP 574736920 Cộng phát sinh 576044000 Số dư cuối kỳ 676044000 Chương III Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại CTy TNHH Vật Tư Tổng Hợp Đoàn Kết Nhân xét chung về Cty TNHH Vật Tư Tổng Hợp Đoàn Kết Cty TNHH Vật Tư Tổng Hợp Đoàn Kết được thành lập ngày 27 tháng 11 năm 2000 nhưng mới chính thức bổ xung thêm hoạt động sản xuất từ ngày 31 tháng 01 năm 2004. Mới đi vào hoạt động sản xuất được hơn 2 năm quy mô sản xuất và thị trường của Công ty không ngừng được mở rộng, sản phẩm của Công ty đã thực sự cạnh tranh và giữ được vị trí trên thưong trường. Khi thành lập Công ty với số vốn hoạt động kinh doanh là 2.000.000.000 đ và khi đăng ký bổ xung thêm ngành nghề sản xuất thì số vốn bổ xung để phục vụ sản xuất là 1.000.000.000 đ, với số vốn phục vụ sản xuất ít ỏi đó nên vốn lưu động chủ yếu là đi vay mượn, nên quy mô sản xuất còn nhỏ, sức sản xuất còn yếu đồng thời cán bộ công nhân viện ít và trình độ chưa cao. Trước những khó khăn đó, được sự giúp đỡ của nhiều cơ quan nhà nước và một số cá nhân khác cùng với sự nỗ lực của bản thân Công ty đã từng bước củng cố, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và trình độ của cán bộ công nhân viên không những được nâng cao mà còn năng nổ, sáng tạo trong mọi lĩnh vực. Bên cạnh đó máy móc thiết bị, thiết bị, phương tiện vận tải được bảo dưỡng thay thế định kỳ theo đúng quy định của của nhà sản xuất. Số lượng lao động biến động lớn, trình độ tay nghề được nâng cao rõ rệt. Và có được kết quả như ngày nay là nhờ vào sự nhạy bén linh hoạt trong công tác quản lý kinh tế. Công ty đã có những bước đi đúng đắn, hoà nhập bước đi của mình với nhịp điệu phát triển của nền kinh tế đất nước, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và không ngừng nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Sắt thép là một mặt hàng rất quan trọng trong ngành xây dựng và một số ngành khác nhất là trong thời gian gần đây điều kiện kinh tế phát triển đòi hỏi chất lượng công trình càng cao. Vì vậy sắt thép trong xây dựng ngày càng được tiêu thụ mạnh, nhưng không phải vì thế mà bất cứ Doanh nghiệp nào sản xuất kinh doanh đều thu được lợi nhuận cao. Bởi trước những nhu cầu lớn của thị trường có rất nhiều Doanh nghiệp tham gia vào thị trường này. Cty TNHH Vật Tư Tổng Hợp Đoàn Kết là một Doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường này bước đầu công ty cũng không tránh khỏi những sai xót nhưng do sự cố gắng của cán bộ công nhân viên nên Doanh nghiệp đã dần dần thu được những kết quả đáng trân trọng và khen ngợi. Sản phẩm của công ty ngày càng được nhiều người tiêu dùng quan tâm không chi bởi chất lượng sản phẩm mà còn vì giá cả hợp lý. Điều đó phải kể đến sự cố gắng nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong công ty. 3.1 Nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Cty TNHH Vật Tư Tổng Hợp Đoàn Kết Dưới góc độ là một sinh viên thực tập, lần đầu tiên được làm quen với thực tế, em xin mạnh dạn đưa ra một số đánh giá về ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại cần tiếp tục hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Cty TNHH Vật Tư Tổng Hợp Đoàn Kết 3.1.1 Ưu điểm trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công ty, phòng tài chính – Kế toán có những thay đổi tiến bộ trong công tác tổ chức và nghiệp vụ chuyên môn của tập thể cán bộ công nhân viên. Bộ máy của công ty được tổ chức hợp lý phù hợp với yêu cầu công việc, phù hợp với năng lực chuyên môn của từng cán bộ trong phòng. Hiện nay với yêu cầu nâng cao của công tác kế toán, phòng kế toán đã thường xuyên chú trọng đến công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, tất cả các cán bộ đều có trình độ đại học. Đó klà điều kiện kết sức thuận lợi cùng với bộ máy gọn nhẹ, sự phân nhiệm rõ ràng cho từng người đã tạo ra sự ăn khớp nhịp nhàng giữa các phần hành kế toán liên quan đã cung cấp số liệu cụ thể chi tiết chính xác và tổng hợp cho nhau một cách đầy đủ kịp thời nhằm thực hiện tốt nhất công tác kế toán Công tác kế toán tâp hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xét riêng trong thời gian qua có nhiều tiến bộ. Tại Cty TNHH Vật Tư Tổng Hợp Đoàn Kết, do nhận thức được tính cấp bách, sự cần thiết và tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành mà không ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm trong điều kiện kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, nên công tác quản lý chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm rát được quan tâm chú ý và nhận được sự chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo. Cụ thể kế toán đã thực sự được coi trọng là một trong những công cụ quản lý quan trọng trong quản lí tài chính. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tập hợp trực tiếp cho việc giám sát thực hiện kế hoạch chi phí giá thành được chính xác, cung cấp thông tin kịp thời giúp cho cấp quản lý đưa ra quyết định đúng đắn để đìều độ sản xuất, lựa chọn cơ cấu sản phẩm thích hợp. Bên cạnh đó việc tập hợp chi phí theo từng khoản mục chi phí phản ánh đầy đủ các chi phí cấu thành nên sản phẩm giúp cho việc phân tích các yếu tố chi phí được chính xác để từ đó có phương hướng biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Về hệ thống sổ sách ở công ty đươc thực hiện tốt: Công ty đã sử dụng đầy đủ hệ thống sổ sách, chứng từ theo theo quy định của chế độ kế toán do Nhà nước ban hành và đảm bảo phù hợp với các hoạt động của công ty, tạo được mối quan hệ mật thiết với nhau giữa các bộ phận kế toán trong hệ thống kế toán của Công ty. Về tổ chức công tác hạch toán ban đầu về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện tốt. Sử dụng các mẫu thẻ, sổ chi tiết rõ ràng giúp cho việc hạch toán được nhanh chóng, chính xác đảm bảo tập hợp chi phí đủ, đúng đối tượng theo từng khoản mục một chách chính xác rõ ràng, dễ kiểm tra đối chiếu và được chi tiết với từng loại sản phẩm. Có thể nói công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã tiến hành có khoa học, đảm bảo tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty. VD: + Về việc xuất dùng nguyên vật liệu Doanh nghiệp tính theo phương pháp bình quân gia quyền tại thời điểm xuất đã tạo điều kiện cho việc phản ánh kịp thời giá trị vật liệu xuất dùng, và phản ánh chính xác giá trị của nó. Với phương pháp bình quân gia quyền tại thời điểm xuất này có ưu điểm nữa là công việc tính toán được giãn ra không dồn vào cuối kỳ như phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. Với những Ưu điểm trên công tác quản lý chi phí giá thành càng được phát huy nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Doanh nghiệp. Tuy nhiên để đáp ứng ngày càng tốt hơn vai trò của kế toán trong việc quản lý thì kế toán Công ty cần phải tiếp tục hoàn thiện những điểm được coi là chưa hợp lý, chưa hoàn thiện. 3.1.2 Những vấn đề còn tồn tại cần hoàn thiện trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm 3.1.2.1 Về hình thức kế toán và trình tự ghi sổ Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ” hình thức này phù hợp với quy mô và loại hình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Tuy nhiên, Doanh nghiệp lại không sử dụng “Sổ đăng ký chứng từ” và thời hạn quy định lập chứng từ ghi sổ lại quá dài so với khối lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty. Do thời hạn lập chứng từ ghi sổ dài cho nên việc tổng hợp số liệu lập báo cáo là khó khăn và các chứng từ ghi sổ thường không kèm theo chứng từ gốc. Những vấn đề trên đã ảnh hưởng đến công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng và công tác kế toán của Doanh nghiệp nói chung. Việc tập hợp số liệu thường bị dồn vào cuối tháng, đó là nhược điểm của hình thức này, ảnh hưởng đến việc lập và nộp báo cáo tài chính. Về sổ kế toán, các mẫu biểu thiết kế chưa khoa học, việc ghi chép trùng lặp như các bảng tổng hợp và phân bổ CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC. Việc sử dụng tài khoản kế toán đôi chỗ còn chưa hợp lý làm ảnh hưởng đến sự chính sác của việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong kỳ. 3.1.2.2 Về việc tổngt hợp chi phí sản xuất Việc tổng hợp chi phí sản xuất của Doanh nghiệp nói chung là hợp lý rõ ràng nhưng đi sâu vào nghiên cứu từng mặt vẫn có những vấn đề cần phải xem xét và khắc phục. - Về việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiế:p về phần này thì Doanh nghiệp không có vấn đề gì - Về việc hạch toán chi phí sản xuất chung: + Tại công ty việc xuất dùng công cụ dụng cụ sản xuất được phân bổ một lần toàn bộ giá trị công cụ dụng cụ sản xuất trực tiếp cho sản xuất sản phẩm trong kỳ chịu. Cách phân bổ này đơn giản cho kế toán nhưng điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, phản ánh không chính xác giá thành sản phẩm của kỳ đó và các kỳ liên quan. + Công ty không tiến hành trích trước các khoản như tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp sản xuất, chi phí sửa chữa TSCĐ theo kế hoạch, chi phí thiệt hại về ngừng sản xuất...Khi phát sinh chi phí, kế toán ghi trực tiếp vào TK627 sẽ làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, và ảnh hưỏng đến giá thành sản phẩm. 3.1.2.3 Về phương pháp tính giá thành sản phẩm Hiện nay Doanh nghiệp đang áp dụng kỳ tính giá thành sản phẩm là hàng tháng vào thời điểm mỗi tháng. Bởi vậy đối với mỗi sản phẩm hoàn thành và tiêu thụ trong tháng được phòng kinh doanh ước tính chi phí sản xuất và tính ra giá bán phù hợp lý, - Việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính của Doanh nghiệp là một điều hợp lý vì các loại nguyên vật liệu chính được bỏ ngay từ đầu quy trình sản xuất mà sản phẩm của Doanh nghiệp thì chiếm tới 80% giá trị sản phẩm. - Về phần kế toán máy: Do đội ngũ cán bộ còn hạn chế về trình độ tin học hoá và Doanh nghiệp chưa đưa các phần mềm tin học vào áp dụng cho Doanh nghiệp để làm tăng tính đầy đủ và kịp thời của kế toán 3.2 Một số ý kién đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Cty TNHH Vật Tư Tổng Hợp Đoàn Kết Qua nhận xét sơ bộ về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Cty TNHH Vật Tư Tổng Hợp Đoàn Kết. Bên cạnh những mặt tích cực, trong qúa trình hạch toán vẫn không tránh khỏi những vấn đề không hợp lý và chưa thật tối ưu. Do vậy em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp để công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của Doanh nghiệp được tốt hơn. Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng như để hoàn thiện công tác kế toán nói chung, muốn có tính khả thi thì trước hét phải có những yêu cầu sau: Hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tôn trọng cơ chế tài chính tôn trọng chế độ kế toán. Mặc dù việc tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị kinh tế cụ thể được phép áp dụng và cải biến chứ không bắt bựôc phải dập khuân hoàn toàn theo chế độ nhưng trong khuôn khổ nhất định vẫn phải tô trọng chế độ tài chính. Hoàn thiện phải dựa trên cơ sở phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Hệ thống kế toán ban hành la một bản thiết kế tổng hợp, khi áp dụng Doanh nghiệp được quyền sử dụng để phù hợp với hoạt động của Công ty trong một phạm vi nhất định nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tiết kiệm chi phí vì mục đích của các Doanh nghiệp là kinh doanh có lãi đem lại hiệu quả cao. Trên cơ sở yêu cầu của việc hoàn thiện em xin đưa ra một số ý kiến đóng góp cần khắc phục những tồn tại trong việc hạch toán và quản lý kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Cty TNHH Vật Tư Tổng Hợp Đoàn Kết - ý kiến thứ nhất: Về hình thức kế toán và trình tự ghi sổ Muốn thực hiện tốt công tác kế toán chi phí sản xuất là tính giá thành sản phẩm nói riêng, công tác kế toán nói chung thì việc quy định hình thức kế toán và trình tự ghi sổ khoa học hợp lý là rát cần thiết. Cty TNHH Vật Tư Tổng Hợp Đoàn Kết đang áp dụng hình thức “Chứng từ ghi sổ”, hình thức này rất phù hợp với quy mô và loại hình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp, phù hợp với trình độ nhân viên kế toán. Tuy nhiên qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu em thấy có một số điểm cần sửa đổi và bổ sung: Về thời hạn lập chứng từ ghi sổ: sau mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán phải lập một chứng từ ghi sổ nhưng do đặc thù riêng của mình, Doanh nghiệp nên quy định thời hạn lập chứng từ là 10 ngày lập một lần vì nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Doanh nghiệp không nhiều. Việc quy định lập chứng từ ghi sổ là hàng tháng là chưa phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu về cập nhật các thông tin kinh tế làm cho công việc dòn vào cuối tháng. Như vậy các chứng từ ban đầu về tập hợp chi phí sản xuất sau khi được kiểm tra chỉnh lý sẽ làm cơ sở để ghi vào các sổ chi tiết và lập chứng từ ghi sổ theo định kỳ 10 ngày và được đính kèm vào chứng từ ghi sổ để chuyển cho kế toán tổng hợp. Về sổ kế toán: hiện này Doanh nghiệp không sử dụng sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ nên việc ghi chép sổ kế toán tổng hợp mới chỉ thực hiện được việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung kinh tế trên sổ Cái mà chưa phản ánh các nghiệp vụ này theo trình tự thời gian và chưa thực hiện được việc quản lý chứng từ ghi sổ. Vì vậy Doanh nghiệp nên sử dụng sổ đăng ký chứng từ ghi sổ để ghi chép các chứng từ ghi sổ theo trình tự thời gian nhằm lưu trữ và quản lý các chứng từ ghi sổ, hạn chế việc ghi sổ trùng lặp. Số liệu trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ là căn cứ để đối chiếu với số liệu trên Bảng cân đối phát sinh. Kế toán căn cứ vào số liệu trên Bảng tổng hợp chi tiết để lập báo cáo kế toán. ý kiến thứ 2: Về việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất ở Doanh nghiệp phần cán bộ công nhân viên phục vụ sản xuất thì công nhân trực tiếp sản xuất chiếm phần lớn, do vậy những đợt nghỉ phép hàng loạt mà công nhân nghỉ trong năm là tương đối cao như nghỉ vào mùa hè, nghỉ sau tết mà Công ty không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Như vậy nếu tháng nào mà công nhân nghỉ phép nhiều, việc không trích trước tiền lương nghỉ phép này sẽ làm cho chi phí nhân công trực tiếp của tháng đó tăng lên, làm giá thành tăng lên và không ổn định. Để giá thành sản phẩm được ổn định, theo em Doanh nghiệp nên trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Mặc dù việc trích trước lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất là không bắt buộc nhưng hết sức cần thiết đối với mọi doanh nghiệp vì nó góp phần không nhỏ trong việc ổn định chi phí tính giá thành sản phẩm. Hàng tháng, Doanh nghiệp nên trích trước số tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp sản xuất theo công thức sau: Số tiền trích trước tiền lương nghỉ phép hàng tháng = Tiền lương thực tế phải trả CNSX TT trong tháng x Tỷ lệ trích trước Trong đó tỷ lệ trích trước do Doanh nghiệp tính toán, xem xét nhằm đưa ra được tỷ lệ phù hợp với điều kiện sản xuất của mình. Căn cứ vào số người nghỉ phép để tính qũy lương dành cho thời gian nghỉ phép. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất để hàng tháng phân bổ như sau: Đối với công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK622: Có TK 335: Hàng tháng, khi phát sinh thực tế chi phí nghỉ phép của công nhân, kế toán ghi: Nợ TK335: Có TK334: ý kiến thứ 3: Về việc tập hợp chi phí sản xuất chung - Việc phân bổ dụng cụ sản xuất: Tại Doanh nghiệp tất cả các dụng cụ sản xuất khi xuất dùng đều được phân bổ một lần cho chi phí sản xuất trong kỳ chịu. Trường hợp này chỉ phù hợp với những dụng cụ nhỏ, thời gian sử dụng ngắn và nếu dụng cụ sản xuất có gí trị lớn thời gian sử dụng dài thì sẽ ảnh hưởng đến tính ổn định của giá thành sản phẩm . Theo em Doanh nghiệp cần xem xét lại vấn đề này, phải tuỳ theo đặc điểm tính chất gía trị sử dụng và thời gian sử dụng của từng loại công cụ dụng cụ rồi tiến hành phân nhóm để thuận lợi cho việc phân bổ chính xác vào đối tượng sử dụng một lần hay nhiều lần. + Đối với dụng cụ sản xuất phân bổ 1 lần (phân bổ ngay 100% giá trị) Khi xuất dùng công cụ dụng cụ, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho để tính gía thực tế xuất dùng, phân bổ ngay một lần (toàn bộ giá trị) vào chi phí sản xuất trong kỳ. kế toán ghi: Nợ TK6273: Có TK153: Phương pháp này được áp dụng đối với những công cụ dụng cụ có gía trị nhỏ thời gian sử dụng ngắn. + Đối với những công cụ dụng cụ cần phân bổ nhiều lần (phân bổ nhiều kỳ) Ngoài TK142 “chi phí trả trước” được sử dụng để hạch toán những công cụ dụng cụ xuát dùng có gí trị liên quan đến kết quả hoạt động dưới một niên độ. Doanh nghiệp nên mở thêm TK242 “Chi phí trả trước dài hạn” để hạch toán những công cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị liên quan đến trên một niên độ. Sau đó căn cứ vào giá trị thực tế xuất dùng công cụ dụng cụ, kế toán tiến hành phân bổ dần giá trị thực tế vào từng kỳ hạch toán và tính như sau: Giá trị CCDC xuất dùng phân bổ cho từng kỳ = Giá trị thực tế CCDC xuất dùng Số kỳ sử dụng Trường hợp CCDC chỉ phân bổ 2 lần thì khi xuất dùng tiến hành phân bổ ngay 50% giá trị thực tế CCDC xuất dùng vào chi phí SXDK và khi báo hỏng sẽ tiến hành phân bổ nốt giá trị còn lại. Phương pháp hạch toán: căn cứ vàogiá trị thực tế xuất dùng Nợ TK142: Nợ TK242: Nợ TK627: Có TK153: Giá trị CCDC phân bổ dần trong kỳ Nợ TK6273: Có TK142, 242: - Về việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ sản xuất, chi phí ngừng sản xuất theo kế hoạch: Hàng tháng khi tiến hành trích trước theo kế hoạch kế toán ghi: Nợ TK627: Có TK335: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ khi phát sinh kế toán ghi: Nợ TK335 Có TK111.112.152.331.2413 ý kiến thứ 4: Về việc áp dụng kế toán trên máy vi tính Hiện nay Doanh nghiệp mọi công việc thống kê, kế toán đều thực hiện một cách thủ công. Trong khi đó, do đặc điểm sản xuất của công ty các nghiệp vụ hạch toán chi phí sản xuất phát sinh thường xuyên liên tục nên sổ sách ghi chép, lưu trữ phản ánh nhiều, mỗi khi cần sổ sách chứng từ từ những kỳ trước thì việc tìm sổ sách rất mất thời gian, chưa khoa học. Để đảm bảo tính kịp thời, nhanh chóng, phục vụ cho công tác lưu trữ có hệ thống các thông tin trong kế toán. Bên cạnh đó cung với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật việc ứng dụng tin học vào công tác kế toán là một yếu tố. Vì vậy theo em công ty nên trang bị máy vi tính cho phòng tài vụ với các phần mềm kế toán đang được sử dụng phổ biến như: MISA, ACSOFT, FAST... Góp phần thúc đẩy tiến trình tin học hoá nền kế toán. Đồng thời ở trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh thì thông tin kế toán cung cấp cần phải chính xác kịp thời đầy đủ và được sử lý nhanh chóng. Các phần mềm kế toán đã huy động phải ưu việt, đáp ứng được các yêu cầu sử dụng như dễ sử dụng, an toàn, bảo mật, giảm thiểu các theo tác thủ công. Tuy nhiên để thực hiện trong công tác tin học hoa công tác kế toán cần phải có những điều kiện nhất định - Công ty cần phải trang bị lại hệ thống máy vi tính lắp đặt theo mạng, chia các phần hành cho các máy trạm. - Có khoản chi phí để nhận được sự cung cấp phần mềm, cài đặt và hướng dẫn sử dụng. - Có đội ngũ nhân viên kế toán đủ trình độ để có thể tiếp thu thực hiện công tác kế toán trên máy vi tính. Nhìn chung những điều kiện trên công ty có thể đáp ứng một khoản chi phí đầu tư tuy khá lớn song sẽ giúp cho công việc kế toán được đơn giản gọn nhẹ hơn, đảm bảo tính chính xác nhanh chóng đặc biệt trong khâu kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. ý kiến thứ 5: Phương hướng hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Việc hạ giá thành sản phẩm sản xuất không chỉ là nhiệm vụ của phòng kế toán mà còn là tất cả các phòng ban trong Doanh nghiệp. Giá thành sản phẩm của công ty được cấu thành bởi 3 yếu tố chi phí sản xuất chính. Vì vậy có 3 phương án để hạ giá thành sản phẩm. - Phương án 1: Hạ thấp chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp. + Trong chi chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp thì chi phí NVL chính chiếm một tỷ trọng rất lớn. Chính vì vậy công ty cần phải tìm kiếm trên thị trường để làm sao hạ bớt chi phí thu mua NVL nhằm hạ thấp chi phí về NVL xuất dùng. + Tiết kiệm NVL trong sản xuất - Phương án 2: Hạ thấp chi phí nhân công trực tiếp. + Chi phí nhân công trực tiếp là một trong những 3 chi phí khá lớn trong qúa trính sản xuất sản phẩm, để hạ được khoản chi phí này. Công ty nên sắp xếp lực lượng lao động trực tiếp sản xuất sao cho phù hợp để tránh khỏi trường hợp máy ngừng hoạt động do thiếu công nhân vận hành hay hoạt động chưa dứng với tiềm năng máy móc. + Không ngừng đào tạo công nhân kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động. + kết hợp với hình thức khen thưởng, động viên và luôn chăm lo đến đời sống người lao động. - Phương án 3: Hạ thấp chi phí sản xuất chung + Chi phí nhân viên phân xưởng: chi phí này có thể giảm bớt bằng cách cắt giảm biên chế không cần thiết. + Công ty nên cắt giảm một số chi phí quản lý như chi phí cho các hội họp trong phân xưởng. + Chi phí khấu hao TSCĐ: chi phí này chiếm một tỷ lệ lớn trong chi phí sản xuất chung. Vì vậy đây là vấn đề cần quan tâm của ban lãnh đạo công ty là phải làm thế nào đưa ra phương pháp tính khấu hao cho phù hợp với điều kiện sản xuất đẻ ổn định cách tính giá. + Chi phí sửa chữa TSCĐ: Công ty nên thường xuyên duy tu bảo dưỡng nâng cấp máy móc tránh tình trạng máy hư hỏng nặng mới đem đi sửa chữa dẫn đến chi phí sửa chữa lớn, tốn nhiều thời gian và hoạt động sản xuất bị đình trệ sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới giá thành sản phẩm. Kết luận Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, kế toán được các nhà kinh tế, kinh doanh quan niệm như một nghệ thuật ghi chép, phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế – tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp cung cấp thôg tin cần thiết phục vụ việc đưa ra quyết định phù hợp với mục đích từng đối tượng sử dụng thông tin. Trong thực tế với vai trò là một công cụ nhạy bén của các công tác quản lý kinh tế thì hạch toán kế toán đăc biẹt là hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành luôn được Doanh nghiệp quan tâm, cải tiến và đòi hỏi hoàn thiện ngày càng cao để tìm ra phương pháp quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tốt nhất nhằm tiét kiệm chi phí nâng cao hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp. Qua quá trình thực tập tại Cty TNHH Vật Tư Tổng Hợp Đoàn Kết, được sự quan tâm chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô, các cô chú trong phòng kế toán đã giúp em nắm bắt, thâm nhập thực tế củng cố và hoàn thiện lý luận tiếp thu trong nhà trường, tạo điều kiện cho em đi sâu nghiên cứu tình hình thực tế công tác kế toán tại công ty. Và em đã hoàn thành “Một số giả pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Cty TNHH Vật Tư Tổng Hợp Đoàn Kết”. Là một sinh viên thực tập, em đã tìm hiểu, nghiên cứu nhận xét, đánh giá chung và mạnh dạn đưa ra những mặt tồn tại tại côntg ty và đề xuất những ý kiến với nguyện vọng để công ty tham khảo nhằm hoàn thiện hơn nữa trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Do hạn chế về mặt thời gian, sự hiểu biết và kinh nghiệm còn có hạn nên trong bài luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu xót, Vì vậy em kính mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thày cô, cô chú, anh chị để em được tiến bộ hơn. Hà nội, ngày 10 tháng 07 năm 2006

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32559.doc
Tài liệu liên quan