1.Giới thiệu đề tài nghiên cứu.
Ngày nay, có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất các hàng hoá thiết yếu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Khi khách hàng muốn thoả mãn bất kỳ một hàng hoá gì ví dụ như quần áo, họ có nhiều chủng loại và nhiều thương hiệu để chọn lựa. Sự đa dạng này làm cho tăng thêm nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, khi doanh nghiệp muốn giới thiệu một loại sản phẩm mới vào thị trường hiện tại và để đạt được thị phần, doanh nghiệp cần phải đưa ra sản phẩm có sự khác biệt so với các sản phẩm hiện có hoặc tạo ra một sản phẩm mà khách hàng cảm nhận là có sự khác biệt so với các sản phẩm khác, bởi vì mỗi sản phẩm tạo ra cảm giác khác nhau cho khách hàng khi họ sử dụng.
Các doanh nghiệp đang cạnh tranh để mở rộng tối đa thị phần của họ trên thị trường hiện tại. nên các công cụ truyền thông tiếp thị vì thế mà rất cần thiết và quan trọng, đó là cách mà các doanh nghiệp thể hiện trong việc giành lấy khách hàng, tăng sự nhận biết của nhãn hiệu, đẩy mạnh hình ảnh thương hiệu và xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Trong tiếp thị, thương hiệu thường cung cấp những điểm khác biệt chính giữa các đối thủ cạnh tranh với nhau đưa đến cho khách hàng và đó cũng được hiểu là những nhân tố thành công chính của các doanh nghiệp, đặc biệt trong thời kỳ toàn cầu hóa.
Theo như George E.Belch1, trước khi bắt đầu thực hiện một chíến dịch tiếp thị, một điều rất quan trọng là các doanh nghiệp phải biết sơ bộ về diện mạo khách hàng, cái mà sẽ giúp các doanh nghiệp đạt được thị trường mục tiêu. Một vài đặc điểm này có thể là: những khách hàng này nghĩ như thế nào? Họ cần cái gì? Nếu họ bị tác động bởi môi trường sống của họ, những động cơ mà họ quyết định mua các sản phẩm khác nhau. Toàn bộ các diện mạo và đặc tính này chính là hành vi tiêu dùng của khách hàng.
Hành vi tiêu dùng của khách hàng có thể định nghiã: “Hành vi người tiêu dùng là sự tương tác năng động của các yếu tố ảnh hưởng, nhận thức, hành vi và môi trường mà qua sự thay đổi đó con người thay đổi cuộc sống của họ2”.
Theo Klaus G.Gurnet and Jerry C.Olson, có 3 khái niệm rất quan trọng trong định nghĩa này3.
Thứ nhất là “năng động”, nó có nghĩa là hành vi tiêu dùng của khách hàng là luôn luôn thay đổi. vì thế các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu ý kiến của khách hàng mục tiêu của mình một cách thường xuyên bởi vì qua thời gian thì các thông tin chung về khách hàng thay đổi.
Thứ hai là “sự tương tác” là các diện mạo cái mà cần thiết phải nghiên cứu trong hành vi tiêu dùng của khách hàng, có thể thấy một vài diện mạo: Khách hàng nghĩ cái gì? Những thứ mà khách hàng muốn hoặc những sự kiện môi trường nào có ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng.
Thứ ba là “sự thay đổi” là sự thay đổi của con người.
Ví dụ: khách hàng thường thì sẽ bị thuyết phục bởi các lý lẻ logic hoặc các cảm nhận hoặc bị hấp dẫn bởi các vật tượng trưng cụ thể. Khi hiểu được những thông điệp này sẽ giúp các doanh nghiệp thực hiện được các chiến lược tiếp thị phù hợp.
1 Advertising and promotion :An integrated marketing comunication perspective. E. Belch (1997) pg. 237
2 Peter D. Bennett, Dictionary of Marketing Terms ( American Marketing Association, 1989) p. 40
3 Consumer behaviour and marketing strategy, European Edition 1999. Paul Peter, C. Olson and G.Grunert.
Mặt khác, quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc độ cao và các quốc gia trên thế giới đều không muốn tự cô lập mình với nền kinh tế thế giới. Vì vậy, các quốc gia ngày nay đều cố gắng mở cửa để hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, khi các quốc gia mở cửa và hội nhập với thị trường quốc tế, các doanh ngiệp trong nước luôn luôn phải đối đầu với mức độ cạnh tranh gay gắt hơn. lý do là có nhiều hàng hóa được nhập khẩu hoặc đầu tư của nước ngoài cùng tham gia vào thị trường do không có sự can thiệp của hàng rào thế quan. Ngành hàng quần áo thời trang trong nước cũng không nằm ngoài xu thế đó, ngày càng nhiều các thương hiệu thời trang quốc tế đã có mặt tại Việt Nam. Ngoài sức mạnh về tài chính và công nghệ, các nhãn hàng thời trang quốc tế còn có thế mạnh về thương hiệu và đặc biệt là hằng năm họ dành rất nhiều ngân sách cho các hoạt động tiếp thị trong đó có nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của khách hàng. Do đó, các doanh nghiệp trong nước thường phải nổ lực hơn trong công việc kinh doanh của mình. Một trong các vấn đề các doanh nghiệp kể cả trong nước và nước ngoài quan tâm là khách hàng sẽ chọn sản phẩm quần áo thương hiệu nào? Tại sao họ chọn mua? Hay là những yếu tố chính nào tác động vào hành vi mua hàng quần áo thời trang của người tiêu dùng.
Vấn đề xem xét những yếu tố nào tác động ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng đã được nhiều nhà nghiên cứu hàn lâm và ứng dụng về tiếp thị trên thế giới quan tâm và tập trung nghiên cứu trong nhiều năm qua. Tuy nhiên đối với lĩnh vực quần áo có rất ít nghiên cứu. đặc biệt là nghiên cứu các yếu tố nào tác động ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng quần áo thời trang của phụ nữ Việt Nam. Chính vì lý do đó, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài:
“Một số yếu tố chính ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng quần áo thời trang nữ - khu vực Tp.HCM”.
2.Mục tiêu nghiên cứu.
Như đã đề cập trên đây, Các yếu tố chính ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng quần áo thời trang của phụ nữ có tầm quan trọng đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng quần áo thời trang cho phụ nữ, bởi vì thị trường Tp.HCM được xem là thị trường lớn nhất và có sức tiêu thụ cao nhất của nước ta. Các yếu tố này sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng trong xây dựng, định vị thương hiệu của mình trên thị trường. Đồng thời góp phần giúp các nhà quản trị tiếp thị có thêm cơ sở để xây dựng, định vị và quảng bá các thương hiệu của mình trên một thị trường khá năng động như thị trường Tp.HCM hiện nay. Cụ thể là:
-
Kiểm định tác động của các yếu tố môi trường (văn hoá, xã hội), yếu tố cá nhân và các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng quần áo thời trang của phụ nữ.
-
So sánh sự khác nhau của các yếu tố chính trên giữa những khách hàng có đặc điểm khác nhau (về độ tuổi, trình độ và thu nhập) trong hành vi tiêu dùng quần áo thời trang của họ.
-
Từ kết quả phân tích, tác giả sẽ đưa ra các đề xuất cho các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng quần áo thời trang tại Việt Nam.
Khái niệm “quần áo thời trang” và “phụ nữ” sử dụng trong nghiên cứu này được hiểu như sau:
-
Hàng (sản phẩm) “quần áo thời trang” là các sản phẩm quần áo được sản xuất trong nước hay ngoài nước. Có thể do doanh nghiệp Việt Nam hay doanh nghiệp tại nước ngoài đầu tư sản xuất. Có nguồn gốc nhãn hiệu rỏ ràng, được phép phân phối và kinh doanh tại Việt Nam.
-
Khái niệm về “phụ nữ” trong nghiên cứu này được hiểu là công dân Việt Nam, giới tính nữ, có độ tuổi từ 18-45. Các độ tuổi nhỏ hơn 18 và lớn hơn 45 không được đề cập trong nghiên cứu này.
3.Phạm vi và phương pháp nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu này chỉ tập trung vào nghiên cứu các yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng quần áo thời trang của phụ nữ từ 18 đến 45 tuổi, nghiên cứu tập trung vào các khía cạnh về khách hàng, để hiểu khách hàng. Chính vì thế, một số yếu tố khác sẽ không được đề cập trong luận văn này như Quảng cáo, chiến lược về giá, chiến lược về sản phẩm, Nghiên cứu này được thực hiện tại Tp.HCM bằng phương pháp định lượng thông kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng tại các cửa hàng kinh doanh quần áo thời trang với các câu hỏi chi tiết (phần phụ lục).
4.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu này đem lại một số ý nghĩa về thực tiễn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng quần áo thời trang tại Việt Nam, các doanh nghiệp quảng cáo và nghiên cứu thị trường, cụ thể như sau:
Một là, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh quần áo thời trang hiểu biết hơn nữa về các yếu tố chính tác động đến hành vi tiêu dùng của khách hàng nữ đối với sản phẩm quần áo thời trang như yếu tố văn hoá, yếu xã hội, yếu tố cá nhân và yếu tố tâm lý trong quyết định mua hàng. Điều này sẽ góp một phần tạo cơ sở cho việc hoạch định các chương trình xây dựng, quảng bá thương hiệu, đặc biệt là định vị thương hiệu trên thị trường có hiệu quả hơn để làm tăng khả năng cạnh tranh thương hiệu, xây dựng các chiến lược tiếp thị dài hạn, ngắn hạn, các chương trình thu hút khách hàng và thoả mãn tối đa lợi ích của khách hàng.
Hai là, kết quả nghiên cứu giúp cho các doanh nghiệp quảng cáo và nghiên cứu thị trường nắm bắt được vai trò của các yếu tố trên. Từ đó các doanh nghiệp trong ngành này có thể thực hiện các dự án nghiên cứu thị trường và cách thức xây dựng các chương trình quảng cáo, khuyến mại đúng hướng và có hiệu quả để tăng giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp khách hàng.
Ba là, kết quả nghiên cứu này giúp cho bản thân tác giả hiểu sâu sắc hơn các cơ sở lý luận về tiếp thị. Hiểu rỏ ràng hơn về vai trò các yếu tố như văn hoá, xã hội, cá nhân và yếu tố tâm lý trong quyết định mua hàng của khách hàng đối với ngành hàng thời trang dành cho phụ nữ. Mặt khác cũng góp phần giúp tác giả có thêm kiến thức về khách hàng nhằm phục vụ cho công việc hằng này của mình.
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3125 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số yếu tố chính ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng quần áo thời trang nữ - Khu vực thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần áo
thời trang của phụ nữ giữa các đối tượng có thu nhập khác nhau.
3.6 Đề xuất một số giải pháp cho các doanh nghiệp kinh doanh quần áo
thời trang tại Tp.Hồ Chí Minh.
Qua việc phân tích một số yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng
quần áo thời trang của phụ nữ, nghiên cứ này đã chỉ ra rằng, quyết định mua
quần áo thời trang của phụ nữ bị tác động ảnh hưởng mạnh nhất là nhóm nhân
tố tâm lý của khách hàng thể hiện qua một số đặc điểm là nhu cầu, nhận thức,
niềm tin,… Hai yếu tố còn lại là yếu tố môi trường và yếu tố cá nhân cũng có
tác động ảnh hưởng đến hành vi mua quần áo của phụ nữ nhưng với mức độ
thấp hơn (hệ số Beta nhỏ hơn).
Như vậy, để nắm được các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua
quần áo thời trang của phụ nữ thì các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh quần
áo thời trang cần tâm trung vào yếu tố tâm lý của khách hàng khi họ đi mua
sắm. Cụ thể có 3 vấn đề chính cần phải tập trung.
• Kỹ năng bán hàng của nhân viên bán hàng.
• Các kế hoạch Marketing của doanh nghiệp.
• Hệ thống phân phối của doanh nghiệp.
47
3.6.1 Xây dựng và đào tạo kỷ năng bán hàng cho nhân viên.
Đội ngũ nhân viên bán hàng là vô cùng quan trọng đối với một doanh
nghiệp, đây là ngũ thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, là cổng thông tin
xác thực và đúng nhất, có nhiệm vụ truyền tải thông tin từ công ty đến
khách hàng và ngược lại. Theo như kết quả khảo sát hầu hết các phụ nữ khi
đến các cửa hàng mua sắm, họ xem nhân viên bán hàng như chuyên gia
giúp họ lựa chọn sản phẩm. Do đó việc xây dựng và đào tạo đội ngũ nhân
viên bán hàng là rất cần thiết và quan trọng. Bên cạn tài ăn nói lanh lợi và
thân thiện, cộng với khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng, các nhân viên
bán hàng còn phải học hỏi và trao dồi để có được các điều kiện như sau:
- Duy trì một thái độ tích cực cho bản thân cũng như cho công việc. Nếu
công việc không tiến triển theo ý muốn, đừng than vãn mà hãy đứng lên
và sửa sai.
- Biết tổ chức sắp xếp một gian hàng sao cho đem lại doanh thu bán hàng
cao nhất.
- Luôn có nhiều phương án tiếp cận với từng đối tượng khách hàng khác
nhau, tuỳ thuộc vào tâm lý và thái độ của khách hàng khi họ đi mua sắm.
- Phải luôn nhớ rằng khi đi mua hàng, khách hàng luôn ở thế “phòng thủ” vì
họ thiếu niềm tin. Nhân viên bán hàng cần tạo dấu ấn cá nhân bằng cách
trả lời rõ ràng và chi tiết mọi thắc mắc của khách hàng. Ngoài ra, nhân
viên bán hàng cần nắm bắt những điều khiến khách hàng bất an để đưa ra
lời khuyên giúp xóa tan chúng.
- Luôn có đầy đủ hình ảnh và thông tin về các sản phẩm để khi gặp khách
hàng cần tư vấn thì nói phải có hình ảnh và thông tin cụ thể mới tạo cho
khách hàng niềm tin.
48
- Đặt những câu hỏi mở, không nên đặt những câu hỏi mà câu trả lời là
“không”. Điều này sẽ giúp cho khách hàng tự khám phá và sẽ thấy thích
thú trước khi họ quyết định mua hàng
- Luôn biết rõ số lượng hàng trong kho. Nếu có sản phẩm nào đã bán hết,
cần hướng khách hàng sang một sản phẩm tương tự.
- Giới thiệu thêm về những sản phẩm sắp hết mùa với những khuyến mãi
hấp dẫn để thu hút khách hàng.
- Hiểu rõ sản phẩm, giá niêm yết, cách sử dụng, những đặc điểm khác biệt
nổi trội so với các sản phẩm tương tự khác. Hãy đề cập sản phẩm mới
trước khi khách hàng hỏi.
- Cảm ơn khách hàng sau khi kết thúc quá trình bán hàng, cho dù khách
hàng có mua hay không đều phải thực hiện.
3.6.2 Xây dựng các chương trình Marketing.
• Quảng Cáo.
Việc quảng cáo là rất cần thiết để tuyên truyền và giới thiệu về
hình ảnh, lĩnh vực hoạt động, các kết quả và sự đóng góp cho xã hội
của thương hiệu. Vì vậy các doanh nghiệp cần tập trung đẩy mạnh
quảng cáo. Thực hiện việc quảng cáo với các phương thức: Quảng cáo
ngoài trời (Panô, bảng hiệu), Quảng cáo trên báo chí, Quảng cáo trên
truyền hình, Quảng cáo trên Radio, Trên Internet, và các loại quảng
cáo khác... Bên cạnh việc đa dạng hóa các phương thức quảng cáo
như trên, các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến nội dung quảng
cáo. Nội dung quảng cáo phải mang tính hiện đại, hấp dẫn người xem,
tác động trực tiếp, kích thích và để lại ấn tượng sâu sắc cho khách
hàng. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên xây dựng và đưa vào trong
nội dung quảng cáo thông điệp mà mình muốn chuyển tải, thông qua
đó, giúp khách hàng dễ dàng liên tưởng đến thương hiệu.
49
Tùy theo từng thời kỳ, các doanh nghiệp nên tung ra quảng cáo
có điểm nhấn về một hay một số sản phẩm, dịch vụ trọng tâm nào đó,
hướng vào đối tượng khách hàng cụ thể, và điều này sẽ giúp khách
hàng nhớ ngay đến thương hiệu khi có nhu cầu. Hiện nay, các hình
thức quảng cáo trên truyền hình, báo là phổ biến và chi phí cao.
Quảng cáo trên Internet vừa rẻ và sẽ trở nên thông dụng trong tương
lai. Quảng cáo panô, Radio và Báo sẽ trở nên ít thông dụng. các doanh
nghiệp nên xây dựng bộ phim giới thiệu về thương hiệu với các nỗ lực
và thành công đạt được cũng như chuyển tải thông điệp của mình đến
khách hàng nhằm tạo ra một hình ảnh đẹp về thương hiệu trong lòng
người tiêu dùng.
• Khuyến mại
Khuyến mại được xem là công cụ hữu ích trong việc tăng doanh
số và thu hút khách hàng mới. Vì vậy, các doanh nghiệp nên xây dựng
cho mình một chiến lược khuyến mãi có hệ thống và độc đáo, mang
dấu ấn riêng cho nhãn hàng của mìnnh, không nên chạy theo và bắt
chước các thương hiệu khác và làm không có hệ thống, kế họach.
Các doanh nghiệp không nên tập trung khuyến mại vào cuối năm
mà nên chia đều trong suốt cả năm nhằm thu hút và giữ được một
lượng khách hàng ổn định. Tùy thuộc vào điều kiện của từng giai
đoạn mà có hình thức khuyến mại phù hợp.
• Quan hệ khách hàng (PR)
Công việc quan hệ khách hàng sẽ được tất cả cán bộ công nhân
viên và lãnh đạo của các doanh nghiệp thực hiện. Qua PR sẽ chuyển
tải những thông tin, những điều tốt về thương hiệu của mình cho
người tiêu dùng. Mỗi thành viên của công ty đều phải làm tốt công
50
việc PR của mình. Qua các kỹ năng tiếp xúc và tư vấn khách hàng,
đặc biệt là đội ngũ nhân viên bán hàng trực tiếp tại các cửa hàng và
trung tâm thương mại sẽ chuyển tải những thông tin về thương hiệu,
khuyến khích người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng sản phẩm của
công ty.
Thông qua các mối quan hệ của cán bộ công nhân viên với khách
hàng, họ sẽ đưa những thông tin tới cho khách hàng, và qua đó lại tiếp
nhận các thông tin phản hồi. Qua các tin phản hồi (dù tốt hay xấu)
lãnh đạo của thương hiệu và những người có liên quan sẽ giải quyết
các vấn đề phát sinh liên quan. Từ đó, có thể phân ra các nhóm và các
cấp thực hiện PR như sau :
Đối với Nhóm truyền thông (Đài Truyền hình, phát thanh, Báo
chí) : Các cấp quản lý nhãn hiệu cần có mối quan hệ tốt với nhóm này.
Qua mối quan hệ sẽ được ưu ái mời tham gia các chương trình hay,
hoặc nhóm này sẽ cho lời khuyên về những chương trình mà các
doanh nghiệp dự tính tài trợ. Qua sự hợp tác với nhóm truyền thông,
có thể sẽ biết được những tin tốt và xấu về thương hiệu để kịp thời
giải quyết.
Nhóm chính trị : Trong các mối quan hệ với các chính khách, với
cương vị là thủ trưởng của doanh nghiệp hoặc Giám đốc nhãn hàng sẽ
dễ dàng thực hiện hơn là các cấp khác. các doanh nghiệp có thể giúp
đỡ các cơ quan, ban, ngành đoàn thể v.v.., hỗ trợ một số chương trình
từ thiện, hoặc họp mặt để tạo các mối quan hệ. Từ đó nhờ nhóm này
truyền các thông tin về thương hiệu của mình với khách hàng. Qua
giao thiệp với nhóm này các doanh nghiệp sẽ gây dựng được lòng tin
đối với những chính khách, họ có thể giới thiệu với đồng nghiệp,
51
những người có uy tín mà theo nghiên cứu ở trên họ là những người
rất quan trọng trong hành vi tiêu dùng quần áo thời trang của phụ nữ.
Nhóm nhà đầu tư : Qua việc tạo lập mối quan hệ với các nhà đầu
tư có thể giới thiệu và đưa thông tin đến với họ một cách nhanh nhất.
Qua các nhà đầu tư cổ phiếu, thông tin của thương hiệu luôn là tin
"nóng" trên thị trường chứng khoán.
Nhóm phóng viên : cần có mối quan hệ tốt để những phóng viên
báo, đài đưa tin tức cho thương hiệu. Thông qua việc gửi các “Thông
cáo báo chí” các phóng viên sẽ biên tập và đưa tin cho thương hiệu
của mình.
Nhóm các công ty quảng cáo : tạo mối quan hệ với nhóm này, họ
sẽ lan truyền cho các đơn vị khác biết về doanh nghiệp của mình, họ
sẽ mời tham gia nhiều chương trình có lợi về quảng bá hình ảnh..
Để thực hiện tốt công việc quan hệ khách hàng thì yêu cầu mỗi
con người thực hiện phải có nhiệt tình và năng khiếu nói chuyện trước
công chúng. các doanh nghiệp cần ban hành quy chế giao tiếp khách
hàng và đào tạo các kỹ năng năng giao tiếp cho nhân viên và lãnh đạo.
Thông thường các vị lãnh đạo sẽ làm tốt công việc PR hơn các nhân
viên nghiệp vụ. Chi phí thực hiện quan hệ khách hàng không như
quảng cáo, PR sẽ chiếm một tỷ trọng chi phí rất thấp khoảng 5%-10%
trong tổng ngân sách của Marketing. Sau khi doanh nghiệp đã thực
hiện các công việc quảng cáo rầm rộ về hoạt động của mình, các
doanh nghiệp không thể tiếp tục chi các khỏan chi lớn cho quảng cáo,
mà phải biết sử dụng một số biện pháp thay thế với hiệu quả tương
đương mà chi phí thấp. Khi đó, các doanh nghiệp sử dụng công cụ để
đưa hình ảnh doanh nghiệp đến công chúng. Trong thời gian tới, các
52
doanh nghiệp sẽ dùng PR nhiều hơn để xây dựng thương hiệu vì so
sánh với quảng cáo thì PR rẻ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, đối với các
doanh nghiệp chưa có thương hiệu thì quảng cáo vẫn là ưu tiên hàng
đầu.
3.6.3 Xây dựng và phát triển hệ thống kênh phân phối.
Trong chiến lược marketing và xây dựng hình ảnh của một
thương hiệu thì hệ thống phân phối đóng vai trò là khâu cuối cùng và
điểm để thể hiện tòan bộ giá trị hình ảnh, phong cách, chất lượng sản
phẩm của một thương hiệu, đặc biệt đó là thương hiệu về thời trang.
Các doanh nghiệp nên tạo lập mối quan hệ tốt với lãnh đạo của
các trung tâm thương mại có uy tín ở Việt Nam như Diamond,
Vincom, Parkson, Zen Plaza và phải có gian hàng trong các trung tâm
này. Khi có được gian hàng tại các trung tâm này, ngòai vấn đề doanh
số bán hàng sẽ rất cao mà còn giúp cho thương hiệu của mình khẳng
định được hình ảnh và vị trí của thương hiệu trên thị trường.
Trong xu thế hội nhập, Việt Nam sẽ đi theo một số nước về hình
thức kinh doanh đặc biệt là bán lẻ về thời trang. Ngày càng nhiều
trung tâm thương mại mọc lên và đây là cơ hội tốt để thay đổi hình
ảnh thương hiệu của mình trong tâm trí của khách hàng.
Bên cạnh việc tranh thủ tìm kiếm các vị trí tốt tại các trung tâm
thương mại, các tuyến đường trọng điểm của TP.HCM, Hà Nội và
một số thành phố khác phải có cửa hàng. Bởi vì các con đường này sẽ
giúp cho thương hiệu của các doanh nghiệp có được đẳng cấp của
thương hiệu và dể dàng chuyển tải thông tin đến người tiêu dùng một
cách nhanh nhất.
53
Theo như kết quả nghiên cứu hành vi của phụ nữ về việc mua
sắm quần áo thời trang được trình bày ở trên, hầu hết các phụ nữ tin
rằng hàng được bán tại các trung tâm thương mại lớn hoặc cửa hàng
chính của công ty là hàng có chất lượng và họ sẽ mua hàng tại đó.
Đối với hình ảnh trưng bày, hình ảnh sản phẩm cần phải đồng
nhất tại các khu vực nhằm tạo sự khác biệt và phong cách riêng của
thương hiệu. cần có những qui định cụ thể về diện tích tối thiểu cho
một gian hàng, các tiêu chuẩn trưng bày tại các cửa hàng, các tiêu
chuẩn khác,..
3.6.4 Thực hiện chương trình khách hàng trung thành
Một thương hiệu mạnh luôn có những chương trình tưởng
thưởng cho khách hàng trung thành và khuyến khích họ tiếp tục duy
trì điều đó. Tuy nhiên, cần thiết phải xem xét rất nhiều chiến lược
khác nhau khi áp dụng cho các chương trình khách hàng trung thành
và đâu là chương trình phù hợp nhất.
Lợi ích của việc tạo lập khách hàng trung thành là quá rõ ràng
đối với một thương hiệu. Chi phí để lôi kéo một khách hàng mới
thông thường gấp 6 lần để giữ chân một khách hàng đã có. Khách
hàng trung thành cũng rất quan trọng vì một lý do nữa là họ sẽ giúp
doanh nghiệp có được sự ổn định về doanh thu, thị phần, lợi nhuận.
Họ là những khách hàng sẽ bảo vệ thương hiệu và tiếp tục ủng hộ sản
phẩm của thương hiệu, họ cũng sẵn lòng bỏ qua nếu đôi lúc phạm sai
sót. Chỉ với những điều trên đã đủ cho thấy vai trò quan trọng và cần
thiết của việc tạo lập lòng trung thành của khách hàng đối với thương
hiệu. Chương trình khách hàng trung thành cần được đánh giá dựa
trên những giá trị nó đem đến cho khách hàng và cho thương hiệu,
54
cũng như nó tác động đến hình ảnh của thương hiệu hiện có. Tạo dựng
khách hàng trung thành bằng cách đem lại cho họ nhiều ưu đãi hơn so
với thông thường. Tuy nhiên việc định vị một chương trình khách
hàng trung thành không chỉ tập trung vào việc ưu đãi thường xuyên
cho họ, vì đôi khi nó sẽ tác động ngược lại đến giá trị thương hiệu do
khách hàng quá chú trọng đến những ưu đãi mà doanh nghiệp dành
cho họ. Nó có thể làm giảm đi những giá trị cảm tính của thương hiệu
và mối quan hệ với khách hàng. Thay vì vậy, chương trình khách hàng
trung thành có thể thêm vào hay nhấn mạnh sự khác biệt bằng cách
tập trung vào việc lôi cuốn khách hàng. Ví dụ, về mặt tâm lý một
thương hiệu có thể tổ chức một sự kiện lớn có sự tham gia và hướng
dẫn của các chuyên gia hàng đầu và mời những khách hàng trung
thành tham gia. Những sự kiện như vậy không chỉ trau dồi cho nhân
viên mà còn giúp xây dựng thương hiệu trong lòng khách hàng.
Chương trình khách hàng trung thành phải đủ dài hạn để có thể
đảm bảo mang đến giá trị cho thương hiệu. Khi tung ra chiến dịch
khách hàng trung thành, doanh nghiệp đang thiết lập mối quan hệ tạo
giá trị và được đánh giá cao từ phía khách hàng. Nếu như doanh
nghiệp chấm dứt nó quá sớm sẽ tạo ra những suy nghĩ tiêu cực từ phía
khách hàng: “À, anh nghĩ tôi không quan trọng đối với thương hiệu
của anh hay sao?” hay tệ hơn: “Tôi không đem lại lợi nhuận cho anh
nên hắt hủi tôi”. Trước khi kết thúc chương trình khách hàng trung
thành, tốt nhất nên tìm ra phương pháp làm cách nào để vẫn giữ được
khách hàng trung thành. Hãy tìm hiểu xem khách hàng muốn gắn bó
với thương hiệu như thế nào và họ có muốn duy trì chương trình hay
không. Nếu khách hàng cảm thấy họ hài lòng và tiết kiệm một khoản
lớn khi trở thành khách hàng trung thành của thương hiệu, họ cũng sẽ
55
sẵn sàng đóng góp một khoản nhỏ hơn chi phí để duy trì chương trình,
chi phí này không nhất thiết là tiền.
Và vì nhiều lý do nữa, sự hấp dẫn từ chương trình khách hàng
trung thành sẽ giúp thương hiệu hạn chế tác động tiêu cực đến giá trị
thương hiệu, bên cạnh đó đem lại sự tin cậy và những lợi ích thuyết
phục cho khách hàng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Chương
trình khách hàng trung thành có thể xây dựng hoặc tác động xấu đến
thương hiệu là tùy thuộc vào phương thức thực hiện. Không phải tất
cả các chương trình đều thành công, nhưng nếu đi đúng định hướng,
sẽ tạo lập được những khách hàng trung thành với thương hiệu. Chỉ có
khách hàng trung thành mới có thể giúp thương hiệu phát triển.
56
Tổng kết chương 3
Chương 3 đã trình bày kết quả kiểm định các thang đo, mô hình nghiên
cứu, phân tích các yếu tố môi trường, yếu tố cá nhân, yếu tố tâm lý và quyết
định mua hàng quần áo thời trang của khách hàng. Kết quả phân tích yếu tố
khám phá (EFA) cho thấy rằng thang đo yếu tố môi trường gồm 3 biến quan
sát, thang đo yếu tố cá nhân gồm 2 biến quan sát, thang đo về yếu tố tâm lý
gồm 3 biến quan sát và thang đo quyết định mua hàng gồm 4 biến quan sát.
Các thang đo này được kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha,
kết quả biến quan sát CDM_4 không đạt được độ tin cậy nên đã bị loại ra cho
các phân tích tiếp theo, các biến quan sát còn lại đều đạt yêu cầu (> 0.6).
Sau khi kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích yếu tố khám
phá EFA, tác giả đã tiến hành phân tích hồi qui, kết quả phân tích hồi qui cho
thấy, 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng được ra từ EFA đều tác động đến hành vi tiêu
dùng hay quyết định mua quần áo thời trang của phụ nữ. Trong đó yếu tố tâm
lý là yếu tố có hệ số Beta lớn nhất nên có ảnh hưởng mạnh nhất đến hành vi
tiêu dùng quần áo thời trang của phụ nữ. Do vậy, đây là yếu tố mà các doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh quần áo thời trang ở Việt Nam cần ưu tiên trong
việc lập các chiến lược Marketing nhằm định vị thương hiệu và thu hút khách
hàng đến với thương hiệu của mình. Trong chương này, tác giả cũng tiến hành
kiểm định T-test với độ tin cậy 95% và ANOVA để xem xét ảnh hưởng của
các yếu tố cá nhân như độ tuổi, trình độ học vấn và thu nhập vào các biến
định lượng của mô hình nghiên cứu. Kết quả phân tích cho thấy rằng các yếu
tố này có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng quần áo thời trang của phụ nữ.
Tuy nhiên, chưa có thể kết luận là có sự khác biệt theo độ tuổi, trình độ học
vấn và thu nhập. Căn cứ vào kết quả phân tích và kiểm định các giả thuyết và
mô hình nghiên cứu, tác giả đã đưa ra đề xuất một số giải pháp cho các doanh
nghiệp kinh doanh quần áo thời trang tại Việt Nam.
57
Phần kết luận.
Mục đích chính của luận văn này là đi nghiên cứu kiểm định các yếu tố
chính nào có ảnh hưởng đến hành vi mua sắm quần áo thời trang của phụ nữ
tại khu vực Tp.HCM. đồng thời xem xét các yếu tố này có sự khác biệt với
nhau hay không theo độ tuổi, trình độ và thu nhập trong tiến trình quyết định
mua hàng của khách hàng. Theo như lý thuyết về hành vi tiêu dùng của khách
hàng thì khách hàng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính: Yếu tố văn hóa, yếu
tố xã hội, yếu tố cá nhân và yếu tố tâm lý của khách hàng. Sản phẩm được
chọn nghiên cứu là quần áo thời trang phụ nữ là một chủng loại sản phẩm
được xếp vào loại hàng hoá tiêu dùng nên tiến trình để đưa đến quyết định
mua hàng cũng đơn giản hơn và mức độ cân nhắc cũng ít hơn so với quyết
định mua một chiếc xe hơi hay các loại bất động sản,… Theo nhiều nhà
nghiên cứu (G. Armstrong, Engel) yếu tố văn hoá và yếu tố xã hội được giải
thích là có tính tương đồng của một nhóm yếu tố được gọi là nhóm yếu tố môi
trường. vì thế, có ba nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách
hàng đó là: nhóm yếu tố môi trường, nhóm yếu tố cá nhân và nhóm yếu tố
tâm lý.
Nghiên cứu này được tiến hành thông qua hai gia đoạn chính: (1) nghiên
cứu sơ bộ định tính nhằm xây dựng bản câu hỏi thăm dò ý kiến khách hàng;
(2) nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu thăm dò, cũng
như ước lượng và kiểm định mô hình.
Nghiên cứu định tính nhằm mục đích hiệu chỉnh, bổ sung thang đo các
khái niệm nghiên cứu, xây dựng bảng câu hỏi thăm dò ý kiến khách hàng cho
phù hợp với điều kiện của Tp.HCM nói chung và thị trường quần áo thời
trang nói riêng. Từ mục tiêu nghiên cứu đã xác định, cơ sở lý thuyết, tác giả
đã xây dựng bảng câu hỏi thăm dò ý kiến khách hàng sơ bộ lần 1.
58
Tuy nhiên, bảng câu hỏi sơ bộ lần 1 chắc chắn chưa phù hợp. Vì vậy,
bước tiếp là nghiên cứu định tính với việc khảo sát 20 khách hàng tại
Tp.HCM. Sau khi thực hiện nghiên cứu định tính, tác giả xây dựng được bản
câu hỏi thăm dò ý kiến khách hàng sơ bộ lần 2 và sử dụng bảng câu hỏi này
để thăm dò thử 50 khách hàng để tiếp tục hiệu chỉnh. Kết quả của bước này là
xây dựng được một bảng câu hỏi thăm dò chính thức dùng cho nghiên cứu
định lượng.
Trong phần kết luận này, tác giả sẽ trình bày kết quả chính và đóng góp
của nghiên cứu này, những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.
1. Kết quả chính và đóng góp của đề tài nghiên cứu.
Một là, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp cho các doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh quần áo thời trang hiểu biết hơn nữa về các yếu tố chính tác
động đến hành vi tiêu dùng của khách hàng nữ đối với sản phẩm quần áo thời
trang như nhóm yếu tố về môi trường ; nhóm yếu tố cá nhân và nhóm yếu tố
tâm lý là một trong 3 nhóm yếu tố có tác động ảnh hưởng mạnh nhất.
Qua việc khảo sát này cho thấy rằng các doanh nghiệp kinh doanh quần
áo thời trang cần thiết phải hiểu rỏ được khách hàng mục tiêu của mình, lối
sống phong cách của khách hàng mục tiêu, xây dựng đội ngũ nhân viên bán
hàng am hiểu về sản phẩm, luôn luôn nghiên cứu các chương trình khuyến
mãi thích hợp, đặc biệt lưu tâm các chương trình của các đối thủ cạnh tranh vì
đại đa số khách hàng đồng ý rằng họ sẳn sàng từ bỏ thương hiệu đang sử dụng
sang sử dụng một thương hiệu quần áo khác khi biết có chương trình khuyến
mãi hấp dẫn và thu hút hơn.
Một khía cạnh mà các doanh nghiệp kinh doanh quần áo thời trang cần
phải quan tâm nữa đó là hình ảnh thương hiệu và nơi phân phối, một tỷ lệ lớn
khách hàng được hỏi thì họ cho rằng quần áo được bán tại các cửa hiệu của
59
doanh nghiệp hoặc trung tâm thương mại lớn là hàng có độ tin tưởng cao và
có chất lượng.
Với kết quả đóng góp của nghiên cứu này sẽ góp một phần tạo cơ sở cho
việc hoạch định các chương trình xây dựng và quảng bá thương hiệu, đặc biệt
là định vị thương hiệu trên thị trường có hiệu quả hơn để làm tăng khả năng
cạnh tranh của các doanh nghiệp, xây dựng các chiến lược tiếp thị dài hạn,
ngắn hạn, các chương trình thu hút khách hàng và thoả mãn tối đa lợi ích của
khách hàng.
Hai là, kết quả nghiên cứu đã giúp cho các công ty quảng cáo và nghiên
cứu thị trường có được một khảo sát sơ bộ về ngành hàng quần áo thời trang
mà hiện nay tại thị trường Việt Nam rất ít doanh nghiệp dành ngân sách cho
họat động nghiên cứu thị trường. Với kết quả này các doanh nghiệp trong
ngành này có thể thực hiện các dự án nghiên cứu thị trường tiếp theo để bổ
sung và hòan chỉnh dự án nghiên cứu, đồng thời có thể dựa vào kết quả
nghiên cứu để xây dựng các chương trình thu hút khách hàng, quảng cáo,
khuyến mại đúng hướng và có hiệu quả để tăng giá trị thương hiệu của các
doanh nghiệp khách hàng trong ngành hàng quần áo tại Tp.HCM nói riêng và
Việt Nam nói chung.
Ba là, đây là kết quả quan trọng nhất, nghiên cứu này giúp cho bản thân
tác giả hiểu sâu sắc hơn các cơ sở lý luận về tiếp thị. Hiểu rỏ ràng hơn về vai
trò các nhóm yếu tố môi trường, cá nhân và tâm lý trong quyết định mua hàng
của khách hàng đối với ngành hàng thời trang dành cho phụ nữ. Cụ thể hơn là
hiểu sâu sắc các yếu tố về gia đình, nghề nghiệp, lối sống, niềm tin, nhận
thức, kiến thức của khách hàng là rất quan trọng, nó có tác động ảnh hưởng
rất lớn đến hành vi mua hàng của khách hàng. Mặt khác cũng góp phần giúp
tác giả có thêm kiến thức về hành vi tiêu dùng của khách hàng nhằm phục vụ
cho công việc hằng này.
60
2. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.
Cũng như bất kỳ một luận văn hay dự án nghiên cứu nào đều có những
mặt hạn chế, đối với luận văn này có một số hạn chế như sau:
Một là, các thang đo lường các khái niệm nghiên cứu tác giả chỉ dựa vào
các lý thuyết đã có để xây dựng. Tuy nhiên, với trình độ và khả năng có hạn
của tác giả, chắc chắn thang đo lường này cần thiết phải được xem xét thêm
và thực hiện trên nhiều nghiên cứu nữa thì mới khẳng định được độ tin cậy
của thang đo.
Hai là, nghiên cứu này chỉ thực hiện tại thị trường Tp.HCM và tại các
cửa hàng bán quần áo thời trang với số lượng mẫu chỉ có 150 mẫu, rất có thể
kết quả này sẽ không đại diện được cho toàn thị trường mà cần thiết phải có
những nghiên cứu tiếp theo tại các thị trường khác cũng như tại các khu vực
khác. Đặc biệt đối với Việt Nam họat động kinh doanh buôn bán truyền thống
như chợ còn chiếm đại đa số.
Ba là, nghiên cứu này chỉ tập trung vào nghiên cứu các yếu tố chính ảnh
hưởng đến hành vi tiêu dùng quần áo thời trang của phụ nữ từ 18 đến 45 tuổi,
nghiên cứu tập trung vào các khía cạnh về khách hàng, để hiểu khách hàng.
Chính vì thế, một số yếu tố khác sẽ không được đề cập trong luận văn này
như quảng cáo, chiến lược về giá, chiến lược về sản phẩm,… đôi lúc các yếu
tố này cũng góp phần không kém quan trọng trong quyết định mua quần áo
của khách hàng ví dụ giá cả và các thành phần hổn hợp của tiếp thị. Vấn đề
này cho ra một hướng nghiên cứu tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Phần tài liệu tiếng Việt.
1. Dương Hữu Hạnh, (2006). Quản trị marketing trong thị trường tòan
cầu, NXB Lao Động – Xã Hội.
2. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, (2007). Nghiên cứu thị
trường, NXB Đại Học Quốc Gia Tp.HCM.
3. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, (2007). Nghiên cứu khoa
học Marketing, NXB Đại Học Quốc Gia Tp.HCM.
4. Hòang Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2005). Phân tích dữ liệu
nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê.
Phần tài liệu tiếng Anh.
5. Evelina Arvidsson, Cecilie Lindström, Eva-Lena Andersson, (2006).
Coca-Cola or Pepsi-that is the Question - A study about different factors
affecting consumer preferences. Master’s thesis - International Marketing
Strategy.
6. Paul Peter, C. Olson and G.Grunert (1999). Consumer behaviour and
marketing strategy, European Edition.
7. Philip Kotler and Gary Armstrong. Principles of Marketing- Chapter 5,
Eight Edition.
8. Sara Pérez, Bárbara Martínez, (2008). consumer behaviour. Master’s
thesis – Marketing.
9. Srungaram Narsimha Vamshi Krishna (2007). Assessing Youth’s Buying
Behaviour towards Sports Shoes (A Case Study of Nike). Master of
Science in International Marketing.
10. Siwon Cho (2001). Influence of Consumer Age and Clothing Type of
Salesperson on - Consumer Satisfaction with Salesperson’s Performance.
Master of science in clothing and textiles.
Phụ lục 1.
Dàn bài khảo sát định tính.
1. Khi quyết định mua quần áo mới, chị có quan tâm đến các loại quần áo
tạo cho chị sự trẻ trung hay không?
□ Có quan tâm □ Không quan tâm
2. Khi quyết định mua quần áo mới, chị có mua quần áo giống nhóm người
mà chị thích không? vì sao?
3. Trước khi chị dự định mua quần áo mới chị có tham khảo ý kiến của gia
đình chị không? Theo chị ý kiến của gia đình có quan trọng hay không?
4. Chị có nghỉ rằng, nếu chị là người có địa vị xã hội ví dụ như Giám Đốc
của một công ty, chị sẽ mua quần áo đắt tiền không? Vì sao?
5. Chị có cho rằng lối sống hay hình ảnh của cá nhân mình được thể hiện
qua phong cách ăn mặc quần áo hay không? Vì sao?
6. Khi chị đi mua quần áo thì chị thích nhân viên bán hàng giới thiệu lợi ích
của sản phẩm hay chị thích tự chọn lựa một mình.
7. Chị có quan tâm đến các chương trình khuyến mãi của các nhãn hành thời
trang không? Chị có mua quần áo của thương hiệu khác ngoài thương
hiệu mà chị thường sử dụng khi chị biết họ có chương trình khuyến mãi
hấp dẫn không?
8. Chị thường mua quần áo mới ở đâu? Theo chị mua quần áo ở các cửa
hiệu đại lý thì chị có yên tâm về chất lượng không?
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của chị!
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
Tác giả đã tiến hành khảo sát định tính bằng phương pháp thảo luận với
20 khách hàng tại Tp.Hồ Chí Minh. Việc khảo sát này cho phép tác giả có thể
định hình thang đo của mình để tiến hành khảo sát định lượng và kiểm định
các thang đo cũng như mô hình nghiên cứu thông qua phân tích hồi qui đa
biến. Kết quả khảo sát định tính cũng nhằm mục đích kiểm tra các giả thuyết
đặt ra cho quá trình nghiên cứu có phù hợp hay không? Về sự tác động ảnh
hưởng của các nhóm yếu tố môi trường, nhóm yếu tố cá nhân và nhóm yếu tố
tâm lý đến hành vi mua hàng của khách hàng nữ tại khu vực Tp.HCM.
Kết quả khảo sát định tính cho thấy rằng, hầu hết tất cả người tiêu dùng
đều quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua quần áo của họ như
sự trẻ trung của sản phẩm, tham khảo ý kiến gia đình, mua quần áo theo địa vị
và hoàn cảnh của họ. Đại đa số người tiêu dùng khi được hỏi đều thừa nhận
rằng quần áo thời trang đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thể hiện cá
tính, hình ảnh của cá nhân mình đối với cộng đồng. cụ thể như sau:
1. Có 16/20 người được hỏi cho rằng họ rất quan tâm đến việc mua
quần áo vì họ cho rằng để được trẻ trung hơn phải mua quần áo
trẻ hơn tuổi của mình khoảng 5 tuổi và đó cũng là lý do họ
thường mua quần áo mới và họ nghĩ đại đa số phụ nữ đều nghĩ
như vậy.
2. Có 12/20 người đồng ý là họ mua quần áo là có nhìn vào hình
ảnh và quần áo của nhóm người mà họ thích ví dụ như một
doanh nhân, một ca sỹ, một diễn viên,…
3. Có 11/20 người cho rằng họ thường xuyên hỏi ý kiến gia đình
của họ, đặc biệt các khách hàng có gia đình thì họ cho rằng họ
luôn luôn tham khảo ý kiến của chồng họ trước khi họ đi mua
quần áo bởi vì họ cho rằng người đầu tiên nhận xét về quần áo
mới của họ chính là chồng của mình, nếu bị chồng chê là không
đẹp thì chắc chắn họ sẽ không sử dụng quần áo đó nữa.
4. Có 15/20 người cho rằng nếu họ có địa vị xã hội ví dụ như Giám
đốc của một công ty họ sẵn sàng bỏ tiền để mua quần áo đắt tiền
vì họ cho rằng đều đó nhằm đánh bóng hình ảnh của cá nhân họ
và thể hiện địa vị của họ ngoài xã hội.
5. Tương tự cũng có 15/20 người khách hàng cho rằng lối sống của
họ được thể hiện qua phong cách ăn mặt quần áo. Họ đều cho
rằng, trong xã hội hiện nay “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” vẫn còn giá
trị, tuy nhiên vẻ bề ngoài rất quan trọng trong tất cả các cuộc tiếp
xúc, trong cuộc sống hiện đại không đủ thời gian để thể hiện bản
chất thật của mình mà cần phải thể hiện ngay ở bên ngoài.
6. 13/20 khách hàng cho rằng họ cần nhân viên bán hàng hiểu về
sản phẩm để tư vấn giúp họ khi họ đi mua sắm và họ sẽ không
mua được gì nếu chưa hiểu về sản phẩm và họ cho rằng trong
nền kinh tế hiện nay người tư vấn rất quan trọng, thỉnh thoảng họ
cũng hỏi nhân viên bán hàng với màu da của mình thì phù hợp
màu nào và không phù hợp màu sắc nào.
7. 14/20 người trả lời là rất quan tâm đến chương trình khuyến mãi
của các nhãn hàng thời trang nhưng chỉ có 10/14 người này đồng
ý là họ có thể mua thương hiệu khách với thương hiệu họ thường
sử dụng nếu biết có chương trình khuyến mãi hấp dẫn hơn.
8. 8/20 khách hàng trả lời là họ thường mua quần áo ở các siêu thị
và trung tâm thương mại, 6/20 trả lời họ thường mua ở cửa hàng
của các công ty và 6/20 trả lời là họ mua ở nhiều nơi nếu thuận
lợi cho họ. Điều này cho thấy một tỷ lệ lớn khách hàng thường
mua ở các cử hàng của công ty và trung tâm lớn vì họ tin là hàng
ở đây đúng chất lượng và an toàn.
Từ kết quả này, tác giả sử dụng làm cơ sở cho việc xây dựng thang đo sơ bộ
để khảo sát thử 50 khách hàng để kiểm tra và hoàn chỉnh bảng câu hỏi cho
nghiên cứu định lượng chính thức với kích thước mẫu là 150 mẫu.
Phụ lục 2
BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC
Bảng câu hỏi số: .................... phỏng vấn viên:............................................
..........................................................................
Phỏng vấn vào ngày ..... tháng ....... năm 2008.
Chúng tôi đang tiến hành một cuộc nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
tiêu dùng quần áo thời trang nữ tại khu vực Tp.HCM. Rất mong quí khách dành
chút thời gian quí báu của mình giúp chúng tôi trả lời các câu hỏi như sau:
Xin vui lòng chú ý:
“Quần áo thời trang” là các sản phẩm quần áo được sản xuất trong nước hay ngoài
nước. Có thể do doanh nghiệp Việt Nam hay doanh nghiệp tại nước ngoài đầu tư
sản xuất. Có nguồn gốc nhãn hiệu rỏ ràng, được phép phân phối và kinh doanh tại
Việt Nam.
Chị có phải là người quyết định chính trong việc mua sắm quần áo cho mình hay
không?
Có : Tiếp tục
Không : Ngưng
Độ tuổi của chị có nằm trong khỏang từ 18 tuổi đến 45 tuổi hay không?
Có : Tiếp tục
Không : Ngưng
Chị hoặc chồng, con, bố, mẹ có làm việc trong các lĩnh vực sau đây không?
Sản xuất, kinh doanh quần áo : ngưng
Làm việc trong doanh nghiệp nghiên cứu thị trường : ngưng
Làm việc trong lĩnh vực báo chí về thời trang : ngưng.
Không làm việc trong các lĩnh vực trên : tiếp tục
Chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình theo các phát biểu dưới đây và
đánh vào số thích hợp theo qui ước.
1. Hòan tòan phản đối
2. Phản đối
3. Trung hòa
4. Đồng ý
5. Hoàn tòan đồng ý
1 Tôi mong muốn sự trẻ trung nên thường xuyên mua quần áo mới.
1 2 3 4 5 6 7
2 Tôi thường mua quần áo thời trang giống với nhóm người mà tôi thích.
1 2 3 4 5 6 7
3
Ý kiến của chồng (con, gia đình,..) tôi là
rất quan trọng khi tôi chọn mua quần áo
cho mình.
1 2 3 4 5 6 7
4 Tôi sẽ mua toàn bộ là quần áo thời trang đắt tiền nếu tôi là Giám đốc
1 2 3 4 5 6 7
5 Tôi cho rằng lối sống được thể hiện qua phong cách mặc quần áo.
1 2 3 4 5 6 7
6
Nhân viên bán hàng hiểu rỏ về sản
phẩm sẽ giúp tôi dể dàng trong việc lựa
chọn khi mua quần áo.
1 2 3 4 5 6 7
7
Tôi sẽ mua hàng của thương hiệu khác
nếu tôi biết có các chương trình khuyến
mãi hấp dẫn hơn thương hiệu tôi đang
sử dụng.
1 2 3 4 5 6 7
8
Tôi tin rằng quần áo được bán ở các cửa
hiệu của doanh nghiệp hoặc các trung
tâm lớn là hàng đảm bảo chất lượng.
1 2 3 4 5 6 7
9 Tôi sẽ tiếp tục mua quần áo mới và có tham khảo ý kiến gia đình
1 2 3 4 5 6 7
10
Tôi sẽ mua quần áo mới phù hợp với
địa vị và lối sống của tôi
1 2 3 4 5 6 7
11 Tôi sẽ mua quần áo mới khi biết có chương trình khuyến mãi hấp dẫn
1 2 3 4 5 6 7
12
Tôi sẽ mua quần áo mới tại các cửa hiệu
chính của doanh nghiệp hoặc trung tâm
thời trang lớn.
1 2 3 4 5 6 7
Cuối cùng xin chị vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân, đánh vào ô thích hợp.
16. Xin vui lòng cho biết chị thuộc nhóm tuổi nào sau đây
18- 34 1
35-45 2
17. Xin vui lòng cho biết trình độ học vấn của chị
Dưới đại học 1
Từ đại học trở lên 2
18. Xin vui lòng cho biết mức thu nhập hằng tháng của chị
Nhỏ hơn 5 triệu 1
Từ 5 triệu trở lên 2
19. Xin vui lòng cho biết họ và tên: ..............................................................................
Địa chỉ: ......................................................................điện thoại ......................................
Xin trân trọng cảm ơn sự hổ trợ của chị.
Phụ lục 3
Kết quả phân tích thống kê mẫu theo độ tuổi, trình độ, thu nhập
Statistics
Tuoi Trinhdo Thunhap
Valid 150 150 150 N
Missing 0 0 0
Median 1.0000 1.0000 1.0000
Mode 1.00 1.00 1.00
Std. Deviation .39095 .49805 .46804
Minimum 1.00 1.00 1.00
Maximum 2.00 2.00 2.00
Frequency Table
Tuoi
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Tuoi tu 18-34 122 81.3 81.3 81.3
Tuoi tu 35-45 28 18.7 18.7 100.0
Valid
Total 150 100.0 100.0
Trinhdo
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Trinh do duoi DH 84 56.0 56.0 56.0
Trinh do tu DH tro len 66 44.0 44.0 100.0
Valid
Total 150 100.0 100.0
Thunhap
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Thu nhap duoi 5 trieu 102 68.0 68.0 68.0
Thu nhap 5 trieu tro len 48 32.0 32.0 100.0
Valid
Total 150 100.0 100.0
Phụ lục 4
Kiểm định độ tin cậy của các thang đo
Scale: Thang đo yếu tố môi trường
Case Processing Summary
N %
Valid 150 100.0
Excludeda 0 .0
Cases
Total 150 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha
Cronbach's Alpha Based on
Standardized Items N of Items
.847 .846 3
Item Statistics
Mean Std. Deviation N
EFI_1 4.7600 1.35943 150
EFI_2 4.8533 1.38732 150
EFI_3 4.9467 1.34007 150
Inter-Item Correlation Matrix
EFI_1 EFI_2 EFI_3
EFI_1 1.000 .615 .538
EFI_2 .615 1.000 .790
EFI_3 .538 .790 1.000
Summary Item Statistics
Mean Minimum Maximum Range
Maximum /
Minimum Variance N of Items
Item Means 4.853 4.760 4.947 .187 1.039 .009 3
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item
Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Squared Multiple
Correlation
Cronbach's Alpha
if Item Deleted
EFI_1 9.8000 6.658 .610 .385 .882
EFI_2 9.7067 5.605 .800 .675 .700
EFI_3 9.6133 6.091 .740 .628 .761
Scale Statistics
Mean Variance Std. Deviation N of Items
14.5600 12.785 3.57561 3
Scale: Thang đo yếu tố cá nhân
Case Processing Summary
N %
Valid 150 100.0
Excludeda 0 .0
Cases
Total 150 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha
Cronbach's Alpha Based on
Standardized Items N of Items
.841 .841 2
Item Statistics
Mean Std. Deviation N
IFI_1 5.2867 1.29706 150
IFI_2 5.0400 1.35548 150
Inter-Item Correlation Matrix
IFI_1 IFI_2
IFI_1 1.000 .726
IFI_2 .726 1.000
Summary Item Statistics
Mean Minimum Maximum Range
Maximum /
Minimum Variance N of Items
Item Means 5.163 5.040 5.287 .247 1.049 .030 2
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item
Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Squared Multiple
Correlation
Cronbach's Alpha
if Item Deleted
IFI_1 5.0400 1.837 .726 .528 .a
IFI_2 5.2867 1.682 .726 .528 .a
a. The value is negative due to a negative average covariance among items. This violates reliability model
assumptions. You may want to check item codings.
Scale Statistics
Mean Variance Std. Deviation N of Items
10.3267 6.074 2.46450 2
Scale: Thang đo về yếu tố tâm lý
Case Processing Summary
N %
Valid 150 100.0
Excludeda 0 .0
Cases
Total 150 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha
Cronbach's Alpha Based on
Standardized Items N of Items
.721 .714 3
Item Statistics
Mean Std. Deviation N
PFI_1 5.3333 1.36429 150
PFI_2 5.1600 1.40507 150
PFI_3 5.2333 1.21189 150
Inter-Item Correlation Matrix
PFI_1 PFI_2 PFI_3
PFI_1 1.000 .697 .265
PFI_2 .697 1.000 .400
PFI_3 .265 .400 1.000
Summary Item Statistics
Mean Minimum Maximum Range
Maximum /
Minimum Variance N of Items
Item Means 5.242 5.160 5.333 .173 1.034 .008 3
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item
Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Squared Multiple
Correlation
Cronbach's Alpha
if Item Deleted
PFI_1 10.3933 4.804 .593 .486 .567
PFI_2 10.5667 4.207 .700 .535 .417
PFI_3 10.4933 6.507 .362 .160 .821
Scale Statistics
Mean Variance Std. Deviation N of Items
15.7267 10.213 3.19584 3
Scale: Thang đo về quyết định mua hàng
Case Processing Summary
N %
Valid 150 100.0
Excludeda 0 .0
Cases
Total 150 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha
Cronbach's Alpha Based on
Standardized Items N of Items
.713 .667 4
Item Statistics
Mean Std. Deviation N
CDM_1 4.5600 1.57787 150
CDM_2 4.6067 1.36542 150
CDM_3 4.7533 1.30016 150
CDM_4 3.6600 .87339 150
Inter-Item Correlation Matrix
CDM_1 CDM_2 CDM_3 CDM_4
CDM_1 1.000 .586 .552 -.041
CDM_2 .586 1.000 .841 .039
CDM_3 .552 .841 1.000 .026
CDM_4 -.041 .039 .026 1.000
Summary Item Statistics
Mean Minimum Maximum Range
Maximum /
Minimum Variance N of Items
Item Means 4.395 3.660 4.753 1.093 1.299 .247 4
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item
Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Squared Multiple
Correlation
Cronbach's Alpha
if Item Deleted
CDM_1 13.0200 7.456 .543 .359 .631
CDM_2 12.9733 7.154 .767 .729 .464
CDM_3 12.8267 7.621 .740 .713 .493
CDM_4 13.9200 13.819 .006 .008 .844
Scale Statistics
Mean Variance Std. Deviation N of Items
17.5800 14.621 3.82375 4
Phụ lục 5
Kết quả phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập (EFA)
Correlation Matrix
EFI_1 EFI_2 EFI_3 IFI_1 IFI_2 PFI_1 PFI_2 PFI_3
EFI_1 1.000 .615 .538 .237 .355 .192 .235 .303
EFI_2 .615 1.000 .790 .270 .389 .260 .470 .320
EFI_3 .538 .790 1.000 .291 .419 .359 .450 .276
IFI_1 .237 .270 .291 1.000 .726 .564 .509 .525
IFI_2 .355 .389 .419 .726 1.000 .740 .666 .485
PFI_1 .192 .260 .359 .564 .740 1.000 .697 .265
PFI_2 .235 .470 .450 .509 .666 .697 1.000 .400
Correlation
PFI_3 .303 .320 .276 .525 .485 .265 .400 1.000
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .792
Approx. Chi-Square 681.074
df 28
Bartlett's Test of Sphericity
Sig. .000
Communalities
Initial Extraction
EFI_1 1.000 .663
EFI_2 1.000 .854
EFI_3 1.000 .780
IFI_1 1.000 .700
IFI_2 1.000 .831
PFI_1 1.000 .716
PFI_2 1.000 .677
PFI_3 1.000 .384
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Total Variance Explained
Initial Eigenvalues
Extraction Sums of Squared
Loadings
Rotation Sums of Squared
Loadings Com
pone
nt Total
% of
Variance
Cumulativ
e % Total
% of
Variance
Cumulativ
e % Total
% of
Variance
Cumulativ
e %
1 4.132 51.648 51.648 4.132 51.648 51.648 3.211 40.139 40.139
2 1.474 18.423 70.071 1.474 18.423 70.071 2.395 29.933 70.071
3 .838 10.470 80.542
4 .530 6.628 87.170
5 .396 4.949 92.118
6 .273 3.410 95.529
7 .195 2.436 97.964
8 .163 2.036 100.000
Extraction Method: Principal
Component Analysis.
Component Matrixa
Component
1 2
IFI_2 .854 -.321
PFI_2 .792
PFI_1 .736 -.418
IFI_1 .731 -.406
EFI_3 .710 .526
EFI_2 .703 .600
PFI_3 .608
EFI_1 .575 .576
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. 2 components extracted.
Rotated Component Matrixa
Component
1 2
IFI_2 .879
PFI_1 .841
IFI_1 .830
PFI_2 .771
PFI_3 .562
EFI_2 .899
EFI_3 .843
EFI_1 .805
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 3 iterations.
Component Transformation Matrix
Component 1 2
1 .808 .589
2 -.589 .808
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
Phụ lục 6
Kết quả phân tích nhân tố khám phá các biến phụ thuộc (EFA)
Descriptive Statistics
Mean Std. Deviation Analysis N
CDM_1 4.5600 1.57787 150
CDM_2 4.6067 1.36542 150
CDM_3 4.7533 1.30016 150
Correlation Matrix
CDM_1 CDM_2 CDM_3
CDM_1 1.000 .586 .552
CDM_2 .586 1.000 .841
Correlation
CDM_3 .552 .841 1.000
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .667
Approx. Chi-Square 245.334
df 3
Bartlett's Test of Sphericity
Sig. .000
Communalities
Initial Extraction
CDM_1 1.000 .625
CDM_2 1.000 .863
CDM_3 1.000 .840
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Total Variance Explained
Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Component Total
% of
Variance
Cumulative
% Total
% of
Variance
Cumulative
%
1 2.328 77.610 77.610 2.328 77.610 77.610
2 .514 17.130 94.740
3 .158 5.260 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Component Matrixa
Component
1
CDM_1 .791
CDM_2 .929
CDM_3 .917
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. 1 components extracted.
Component Score Coefficient Matrix
Component
1
CDM_1 .340
CDM_2 .399
CDM_3 .394
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
Component Scores.
Component Score Covariance Matrix
Component 1
1 1.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
Component Scores.
Phụ lục 7
Kết quả phân tích hồi qui
Variables Entered/Removedb,c
Model Variables Entered Variables Removed Method
1 PFI, EFI, IFIa . Enter
a. All requested variables entered.
b. Dependent Variable: CDM
c. Linear Regression through the Origin
Model Summaryc,d
Change Statistics
Model R R Squareb
Adjusted R
Square
Std. Error of
the Estimate
R Square
Change
F
Change df1 df2
Sig. F
Change
1 .958a .918 .916 1.38794 .918 549.396 3 147 .000
a. Predictors: PFI, EFI, IFI
b. For regression through the origin (the no-intercept model), R Square measures the proportion of the
variability in the dependent variable about the origin explained by regression. This CANNOT be compared to R
Square for models which include an intercept.
c. Dependent Variable: CDM
d. Linear Regression through the Origin
ANOVAc,d
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Regression 3175.043 3 1058.348 549.396 .000a
Residual 283.179 147 1.926
1
Total 3458.222b 150
a. Predictors: PFI, EFI, IFI
b. This total sum of squares is not corrected for the constant because the constant is zero for regression
through the origin.
c. Dependent Variable: CDM
d. Linear Regression through the Origin
Coefficientsa,b
Unstandardized Coefficients
Standardized
Coefficients
Model B Std. Error Beta t Sig.
EFI .109 .100 .113 1.093 .276
IFI .140 .149 .155 .938 .350
1
PFI .623 .164 .694 3.787 .000
a. Dependent Variable: CDM
b. Linear Regression through the Origin
Residuals Statisticsa,b
Minimum Maximum Mean Std. Deviation N
Predicted Value 1.2614 6.1038 4.5176 .87370 150
Std. Predicted Value -3.727 1.815 .000 1.000 150
Standard Error of Predicted
Value
.082 .520 .184 .069 150
Adjusted Predicted Value 1.1843 6.1418 4.5143 .88503 150
Residual -4.68847 5.73861 .12240 1.37312 150
Std. Residual -3.378 4.135 .088 .989 150
Stud. Residual -3.417 4.162 .089 1.000 150
Deleted Residual -4.79694 5.81574 .12572 1.40273 150
Stud. Deleted Residual -3.549 4.417 .090 1.014 150
Mahal. Distance .530 21.037 3.000 2.758 150
Cook's Distance .000 .104 .007 .017 150
Centered Leverage Value .004 .140 .020 .018 150
a. Dependent Variable: CDM
b. Linear Regression through the Origin
Phụ lục 8
Kết quả phân tích T-test
Group Statistics
Tuoi N Mean Std. Deviation Std. Error Mean
Tuoi tu 18-34 122 4.8579 1.18214 .10703 EFI
Tuoi tu 35-45 28 4.8333 1.25544 .23726
Tuoi tu 18-34 122 5.1680 1.25080 .11324 IFI
Tuoi tu 35-45 28 5.1429 1.16950 .22101
Tuoi tu 18-34 122 5.2240 1.09212 .09888 PFI
Tuoi tu 35-45 28 5.3214 .95358 .18021
Tuoi tu 18-34 122 4.6694 1.29383 .11714 CDM
Tuoi tu 35-45 28 4.5119 .97492 .18424
Independent Samples Test
Levene's Test
for Equality of
Variances t-test for Equality of Means
95% Confidence
Interval of the
Difference
F Sig. t df
Sig. (2-
tailed)
Mean
Difference
Std. Error
Difference Lower Upper
Equal variances assumed .501 .480 .098 148 .922 .02459 .25059 -.47061 .51979EFI
Equal variances not
assumed
.094 38.749 .925 .02459 .26028 -.50198 .55116
Equal variances assumed .010 .922 .097 148 .923 .02518 .25908 -.48680 .53715IFI
Equal variances not
assumed
.101 42.386 .920 .02518 .24834 -.47585 .52620
Equal variances assumed .212 .646 -.435 148 .664 -.09738 .22384 -.53972 .34495PFI
Equal variances not
assumed
-.474 44.797 .638 -.09738 .20555 -.51144 .31667
Equal variances assumed 1.950 .165 .605 148 .546 .15749 .26021 -.35672 .67171CDM
Equal variances not
assumed
.721 51.367 .474 .15749 .21833 -.28074 .59573
Group Statistics
Trinhdo N Mean Std. Deviation Std. Error Mean
Trinh do duoi DH 84 4.9484 1.10795 .12089EFI
Trinh do tu DH tro len 66 4.7323 1.28930 .15870
Trinh do duoi DH 84 5.2857 1.14409 .12483IFI
Trinh do tu DH tro len 66 5.0076 1.32866 .16355
Trinh do duoi DH 84 5.3016 .96889 .10571PFI
Trinh do tu DH tro len 66 5.1667 1.17996 .14524
Trinh do duoi DH 84 4.6944 1.19482 .13037CDM
Trinh do tu DH tro len 66 4.5707 1.29926 .15993
Independent Samples Test
Levene's Test
for Equality of
Variances t-test for Equality of Means
95% Confidence
Interval of the
Difference
F Sig. t df
Sig. (2-
tailed)
Mean
Difference
Std. Error
Difference Lower Upper
Equal variances
assumed
3.777 .054 1.103 148 .272 .21609 .19591 -.17104 .60322
EFI
Equal variances not
assumed
1.083
128.44
8
.281 .21609 .19950 -.17864 .61082
Equal variances
assumed
.568 .452 1.376 148 .171 .27814 .20209 -.12121 .67748
IFI
Equal variances not
assumed
1.352
128.61
3
.179 .27814 .20574 -.12894 .68522
Equal variances
assumed
1.475 .226 .769 148 .443 .13492 .17547 -.21182 .48166
PFI
Equal variances not
assumed
.751
124.70
3
.454 .13492 .17964 -.22062 .49046
Equal variances
assumed
.785 .377 .606 148 .546 .12374 .20426 -.27990 .52737
CD
M
Equal variances not
assumed
.600
133.81
2
.550 .12374 .20633 -.28435 .53183
Phụ lục 9
Kết quả phân tích One_way ANOVA
Descriptives
95% Confidence Interval
for Mean
N Mean
Std.
Deviation
Std.
Error
Lower
Bound
Upper
Bound Minimum Maximum
Thu nhap duoi 5 trieu 102 5.0098 1.09349 .10827 4.7950 5.2246 2.33 7.00
Thu nhap 5 trieu tro len 48 4.5208 1.32962 .19191 4.1348 4.9069 1.00 7.00
EFI
Total 150 4.8533 1.19187 .09732 4.6610 5.0456 1.00 7.00
Thu nhap duoi 5 trieu 102 5.2500 1.10523 .10943 5.0329 5.4671 2.50 7.00
Thu nhap 5 trieu tro len 48 4.9792 1.46214 .21104 4.5546 5.4037 1.00 7.00
IFI
Total 150 5.1633 1.23225 .10061 4.9645 5.3621 1.00 7.00
Thu nhap duoi 5 trieu 102 5.3562 .92426 .09152 5.1747 5.5378 3.00 7.00
Thu nhap 5 trieu tro len 48 5.0000 1.29374 .18674 4.6243 5.3757 1.33 7.00
PFI
Total 150 5.2422 1.06528 .08698 5.0703 5.4141 1.33 7.00
Thu nhap duoi 5 trieu 102 4.6503 1.17863 .11670 4.4188 4.8818 1.00 7.00
Thu nhap 5 trieu tro len 48 4.6181 1.37177 .19800 4.2197 5.0164 1.00 7.00
CDM
Total 150 4.6400 1.23913 .10117 4.4401 4.8399 1.00 7.00
Test of Homogeneity of Variances
Levene Statistic df1 df2 Sig.
EFI 2.820 1 148 .095
IFI 2.502 1 148 .116
PFI 4.766 1 148 .031
CDM 1.120 1 148 .292
ANOVA
Sum of
Squares df Mean Square F Sig.
(Combined) 7.804 1 7.804 5.666 .019
Unweighted 7.804 1 7.804 5.666 .019
Between
Groups Linear Term
Weighted 7.804 1 7.804 5.666 .019
Within Groups 203.858 148 1.377
EFI
Total 211.662 149
(Combined) 2.394 1 2.394 1.583 .210
Unweighted 2.394 1 2.394 1.583 .210
Between
Groups Linear Term
Weighted 2.394 1 2.394 1.583 .210
Within Groups 223.854 148 1.513
IFI
Total 226.248 149
(Combined) 4.142 1 4.142 3.716 .056
Unweighted 4.142 1 4.142 3.716 .056
Between
Groups Linear Term
Weighted 4.142 1 4.142 3.716 .056
Within Groups 164.947 148 1.115
PFI
Total 169.088 149
(Combined) .034 1 .034 .022 .882
Unweighted .034 1 .034 .022 .882
Between
Groups Linear Term
Weighted .034 1 .034 .022 .882
Within Groups 228.748 148 1.546
CDM
Total 228.782 149
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV Nguyen Ngoc Thanh QTKD K14.pdf