MỤC LỤC
Mục Trang
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại .11.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại 11.1.2. Một số hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng thương mại 1
1.1.2.1.Hoạt động huy động vốn .1
1.1.2.2.Hoạt động cho vay 2
1.1.2.3.Hoạt động thanh toán quốc tế .3
1.1.2.4.Hoạt động kinh doanh ngọai tệ, kinh doanh nguồn vốn .3
1.1.2.5.Hoạt động bảo lãnh .3
1.1.2.6.Hoạt động chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá 4
1.1.2.7.Hoạt động cung cấp dịch vụ 4
1.1.2.8.Hoạt động thuê mua tài chính .5
1.1.2.9.Hoạt động đầu tư .5
1.1.3. Nhận xét 5
1.2. Rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng .6
1.2.1. Khái niệm về rủi ro .6
1.2.2. Xác định các loại rủi ro liên quan đến hoạt động cấp tín dụng .6
1.2.2.1.Rủi ro tín dụng 6
1.2.2.2.Rủi ro về lãi suất .7
1.2.2.3.Rủi ro về tỷ giá 8
1.2.2.4.Các rủi ro khác 8
1.2.2.5.Các tổn thất từ các rủi ro liên quan đến hoạt động cấp tín dụng
của ngân hàng .9
1.2.3. Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 10
1.2.3.1.Sự cần thiết của hoạt động quản lý rủi ro trong ngân hàng 10
1.2.3.2.Hoạt động quản lý rủi ro ngân hàng 12
1.3. Nâng cao trình độ quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại
Việt Nam để chuẩn bị hội nhập .13
1.3.1. Yêu cầu quản lý an toàn đối với các hoạt động ngân hàng Việt
Nam để chuẩn bị gia nhập WTO 131.3.2. Hiệp ước Basel II – Áp dụng và triển khai tại Việt Nam 14
1.3.2.1.Giới thiệu:
1.3.2.2.Áp dụng và triển khai tại Việt Nam 15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ ÁP LỰC TỪ QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
2.1. Thực trạng, đặc thù của các Ngân hàng thương mại Việt Nam .16
2.1.1. Đánh giá mức độ cạnh tranh của Ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập .16
2.1.1.1.Sức mạnh tài chính 16
2.1.1.2.Cơ cấu tổ chức vận hành .17
2.1.1.3.Trình độ kinh doanh 18
2.1.1.4.Khả năng quản lý và điều hành .18
2.1.1.5.Mức độ minh bạch tình hình kinh doanh và tài chính 19
2.1.1.6.Trình độ công nghệ thông tin 19
2.1.1.7.Quản lý rủi ro yếu kém .20
2.1.2. Hạn chế và thách thức thường gặp của thị trường Việt Nam ảnhhưởng đến sự an toàn trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại22
2.1.2.1.Hoạt động định hướng của Nhà Nước còn yếu .22
2.1.2.2.Thông tin số liệu thống kê ngành nghề không tin cậy 23
2.1.2.3.Lịch sử của số liệu ngắn ngủi .24
2.1.2.4.Trình độ quản lý doanh nghiệp kém .24
2.1.2.5.Sức cạnh tranh và khả năng thích ứng với sự thay đổi của các doanh nghiệp kém . 24
2.1.2.6.Thông tin của các cá nhân và doanh nghiệp chưa được tập trung và chia sẻ một cách hiệu quả cho việc đánh giá uy tín tín dụng của khách hàng tín dụng 25
2.2. Hiện trạng về quản trị hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng của một số ngân hàng thương mại Việt Nam và thế giới
2.2.1. Thực trạng của một số ngân hàng thương mại Việt Nam .26
2.2.1.1.Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) .26
2.2.1.2.Ngân hàng TMCP Sài Gòn .29
2.2.1.3.Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam 32
2.2.2. Khoảng cách trình độ quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam và các ngân hàng ở các nước
phát triển .37
2.2.2.1.Ngân hàng Hongkong and Shanghai Banking Corporation
(HSBC) .37
2.2.2.2.Ngân hàng United Overseas Bank (UOB) 40
CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
3.1. Xác định nguồn gốc phát sinh rủi ro tín dụng .44
3.2. Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro tín dụng 45
3.2.1. Nguyên tắc 45
3.2.2. Xác lập hệ thống quản lý rủi ro tín dụng tối ưu 46
3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống quản lý rủi ro tín dụng của các
ngân hàng thương mại Việt Nam .47
3.3.1. Mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng .48
3.3.1.1.Tất cả mục tiêu hoạt động của ngân hàng cần phải đo lường
được, đặc biệt là mức độ rủi ro từ hoạt động tín dụng .48
3.3.1.2.Chất lượng cao nhất của dư nợ tín dụng (nội và ngoại bảng)
là một thành phần quan trọng của “Mục tiêu quản lý rủi ro”
trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại .49
3.3.2. Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng 50
3.3.3. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng 52
3.3.4. Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro tín dụng có hiệu lực 56
3.3.4.1.Bộ phận quản lý tín dụng 58
3.3.4.2.Bộ phận kiểm soát nội bộ 61
3.4. Giám sát và quản lý rủi ro 62
3.4.1. Nhận biết rủi ro trong hoạt động tín dụng và xác định biện pháp
hạn chế rủi ro 62
3.4.2. Đo lường rủi ro .64
3.4.3. Giám sát và quản lý rủi ro trước cho vay 69
3.4.3.1.Sự quan trọng của công tác hoạch định kinh doanh và nghiên
cứu thị trường 69
3.4.3.2.Chức năng thẩm định tín dụng cần được tách biệt 72
3.4.3.3.Phê duyệt tín dụng tập trung .73
3.4.4. Quản lý và giám sát rủi ro tín dụng trong và sau cho vay 74
3.4.4.1.Kiểm tra và lưu trữ hồ sơ tín dụng 74
3.4.4.2.Kiểm tra sau cho vay, một công tác cần tuân thủ tuyệt đối 75
3.4.4.3.Đo lường mức độ tập trung/phân tán trong danh mục các khoản cấp tín dụng
3.4.5. Phòng ngừa từ xa 76
3.5. Đào tạo nguồn nhân lực quản lý rủi ro tín dụng trong xu thế hộp nhập 77
PHẦN KẾT LUẬN
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính thiết thực của đề tài
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại là một trong những hoạt
động truyền thống và quan trọng, hoạt động này ngoài việc mang lại lợi nhuận từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động, các chi phí hoạt động . thì cũng là một trong những nhân tố góp phần để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động này cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro, có thể gây tổn thất lớn cho ngân hàng nếu xảy ra việc khách hàng không trả nợ cho ngân hàng. Chỉ cần một khách hàng mất khả năng trả nợ thì bao nhiêu công sức, lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị xóa bỏ một cách nhanh chóng, nếu đây là khoản vay lớn thì nó còn có thể ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính và danh tiếng của ngân hàng.
Các ngân hàng thương mại Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh về cả số lượng và quy mô hoạt động, sức cạnh tranh trên thị trường tài chính Việt Nam giữa các ngân hàng ngày càng mạnh mẽ tạo ra áp lực rất lớn cho các ngân hàng thương mại trong quá trình kinh doanh. Có những ngân hàng thương mại đã tận dụng được cơ hội là người đi trước để khẳng định thương hiệu, chiếm thị phần lớn và đang từng bước hoàn thiện tổ chức, khả năng kinh doanh, phương thức quản lý rủi ro ., ví dụ: Ngân hàng Ngoại thương Việt nam, Ngân hàng TMCP Á Châu (thành lập năm 1993), Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín (thành lập năm 1991), Ngân hàng TMCP Đông Á (thành lập năm 1992) Trong khi đó, không ít các ngân hàng chỉ mới trong giai đoạn bắt đầu phát triển với quy mô hoạt động được mở rộng nhanh chóng để giành thị phần và khẳng định tên tuổi, ví dụ: Ngân hàng TMCP Nam Á, Ngân hàng TMCP Sài gòn, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương, Ngân hàng TMCP Quốc Tế
Việt Nam, Ngân hàng TMCP Phương Đông . Đối với tất cả các ngân hàng dù là đang trong hoàn thiện tổ chức hay đang trong giai đoạn tìm cách mở rộng mạnh thị phần thì quản lý rủi ro là một công tác cực kỳ quan trọng và quản lý rủi ro tín dụng là một thành phần cần được lưu ý nhất vì hoạt động tín dụng hàm chứa rất nhiều rủi ro, có thể gây ra tổn thất lớn cho Ngân hàng về tài chính và uy tín. Cũng do quản lý không tốt rủi ro trong hoạt động tín dụng mà một số ngân hàng dù có bề dày hoạt động đã lâu nhưng vẫn gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh và phải xử lý rất nhiều những khoản nợ xấu, ví dụ: Ngân hàng TMCP Phương Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Gia Định, Ngân hàng TMCP Tân Việt . Chính vì vậy, việc xây dựng một hệ thống quản lý tín dụng hiệu quả cho ngân hàng thương mại là một công tác rất thiết thực nhằm giúp cho các ngân hàng có thể có khả năng phòng chống rủi ro trong hoạt động tín dụng mà nguyên nhân của nó ngày càng trở nên đa dạng và khó lường.
Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ còn gia tăng mạnh khi Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới với những chính sách thoáng hơn để đón các quyết định đầu tư tại Việt Nam của các tổ chức tài chính nước ngoài vốn có tiềm lực tài chính, thương hiệu mạnh và kinh nghiệm quản lý và kinh doanh hơn hẳn các ngân hàng trong nước. Chính yếu tố cạnh tranh sẽ vô tình đẩy các ngân hàng thương mại vào việc hạ bớt chuẩn về yêu cầu an toàn đối với khách hàng của mình nhằm duy trì thị phần, do vậy làm tăng mức độ rủi ro cho ngân hàng. Chính vì vậy, hệ thống quản lý rủi ro của các ngân hàng thương cũng có những điều chỉnh tích cực nhằm ngăn chặn và khai khác tiềm năng lợi nhuận khai thác từ cơ hội hội nhập quốc tế.
Xuất phát từ các yêu cầu trên, tôi chọn đề tài “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM”, qua đó hy vọng những kiến
thức thực tế của mình trong quá trình kinh doanh trực tiếp tại ngân hàng và những kiến thức nghiên cứu được sẽ có ích khi đưa ra được một mô hình quản lý tín dụng an toàn, hiệu quả và phù hợp các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn cần phải phát triển mạnh mẽ để hội nhập với các nước trên thế giới.
2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tập trung vào các nội dung:
- Nghiên cứu một cách khoa học những lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng, rủi ro ngân hàng, rủi ro tín dụng, hệ thống quản lý rủi ro tín dụng, tầm quan trọng và sự cần thiết xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng an toàn, hiệu quả, phù hợp với tình hình hiện tại và các biến động của tương lai.
- Tìm hiểu thực trạng về mức độ, phương pháp quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam; mức độ phù hợp và an toàn của các hệ thống quản lý rủi ro tín dụng này; thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện và khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh mới.
- Đưa ra các đề xuất, giải pháp để khắc phục mặt hạn chế, khó khăn, không hiệu quả của các hệ thống quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam nhằm nâng cao tính an toàn, hiệu quả.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện có sử dụng phương pháp duy vật biện chứng,
phương pháp so sánh phân tích và phương pháp thống kê để xác định bản chất của vấn đề cần nghiên cứu từ đó có thể đưa ra các biện pháp, đề xuất điều chỉnh và xây dựng.
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1501 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng của hệ thống quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n dụng mà một cán bộ tín dụng có thể quản lý
o Xem xét định kỳ khoản cấp tín dụng
- Các quy định cho từng loại cấp tín dụng:
Ví dụ:
o Cho vay mua nhà
o Cho vay dựa trên các khoản phải thu
o Cho vay cầm cố hàng tồn kho
o Cho vay tài trợ LC
o Mở LC
o Bảo lãnh….
- Các quy định về Giám sát, Kiểm Tra, Đánh Giá chất lượng hoạt động tín dụng
o Kiểm tra hồ sơ tín dụng
o Kiểm tra kho hàng cầm cố
o Đánh giá lại tài sản đảm bảo theo định kỳ
o Phỏng vấn khách hàng để phát hiện tiêu cực
o Kỷ luật sai phạm
o Xây dựng và phổ biến bài học kinh nghiệm
o Thử khủng hoảng
o Đánh giá chất lượng danh mục tín dụng
o Công khai thông tin
Tại đa số các ngân hàng thương mại Việt Nam, hệ thống các quy trình quy định liên quan đến hoạt động tín dụng là quá nhiều, ngay cả các quy định của Ngân hàng Nhà Nước cũng vậy. Việc ban hành, điều chỉnh liên tục các quy trình quy định của các ngân hàng thương mại đã làm cho các nhân sự tham gia trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng khó có thể nắm vững được toàn bộ các chính sách, quy định, quy trình của ngân hàng dẫn tới việc rất dễ xảy ra vi phạm gây tổn thất cho ngân hàng. Việc chồng chéo, phân tán, khó hiểu của các quy chế, quy định, quy trình của các ngân hàng thương mại ngoài việc gây khó khăn cho công tác triển khai hoạt động tín dụng còn gây khó khăn cho quá trình rà soát nhằm bít kín các lỗ hổng gây ra rủi ro. Trước thực tế này, các ngân hàng thương mại Việt Nam cần mau chóng tập hợp các quy chế, quy định, quy trình của mình thành một bộ cẩm nang có bố cục, nội dung được tập hợp rõ ràng (ví dụ: HSBC, UOB đều có cẩm nang tín dụng của mình mang tính ổn định rất cao, khoản 5 năm mới thay
đổi một lần). Tại Việt Nam, do các chính sách của Nhà Nước thay đổi liên tục nên chúng ta cần tận dụng sự tiện dụng của hệ thống tin học để thiết lập bảng cẩm nang điện tử với khả năng cập nhật trực tuyến phục vụ cho các nhân sự hoạt động lĩnh vực tín dụng.
Trong các quy chế quy định tín dụng của ngân hàng Việt Nam thì các mảng sau đây chưa được hướng dẫn và tuân thủ tốt:
Sở trường trong hoạt động tín dụng của ngân hàng
Quản lý, bàn giao hồ sơ tín dụng
Bàn giao khách hàng
Kiểm tra vốn vay
Tiêu chuẩn các báo cáo tài chính của khách hàng
Thủ tục phê duyệt mở thư tín dụng
Thủ tục chiết khấu bộ chứng từ theo thư tín dụng
Phỏng vấn khách hàng để phát hiện tiêu cực
Kỷ luật sai phạm
Xây dựng và phổ biến bài học kinh nghiệm
Thử khủng hoảng
Đánh giá chất lượng danh mục tín dụng
Công khai thông tin
Chính những yếu kém, thiếu sót trong hệ thống chính sách tín dụng của các ngân hàng
thương mại là một trong những nguyên nhân chủ yếu phát sinh ra các tồn tại, yếu kém của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Các ngân hàng cần tiến hành ngay các hành
động nhằm khắc phục tình trạng này:
) Qua tìm hiểu hoạt động hiện tại của các ngân hàng Việt Nam, một nguyên nhân lớn phát sinh ra nợ quá hạn là do sự yếu kém trong công tác bàn giao hồ sơ khách hàng khi có nhân viên chuyển công tác, nghỉ việc. Do thủ tục pháp lý cho việc bàn giao không chặt chẽ, những cán bộ nhận bàn giao thường sao lãng việc giám sát khách hàng của cán bộ trước để lại. Hậu quả là nợ quá hạn phát sinh do khách hàng không nhận được sự giám sát, hỗ trợ kịp thời của ngân hàng.
) Quản lý hồ sơ tín dụng không có hệ thống, không an toàn dễ dàng gây ra các tổn thất cho ngân hàng cũng như làm giảm ý thức của nhân viên trong công tác phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng.
) Việc thực hiện công tác kiểm tra vốn vay cũng vậy, do quy định hướng dẫn không rõ nên các cán bộ thường có những nhận xét chung chung không phản ảnh tình trạng kinh doanh thực tế của khách hàng (ví dụ nhận xét “tình hình
kinh doanh bình thường” mà không có số liệu chứng minh số thực hiện so sánh với số kế hoạch).
) Thực trạng báo cáo tài chính kém chính xác của khách hàng tín dụng đã được đề cập ở chương II. Để có thể giảm thiểu rủi ro do việc thẩm định dựa trên các số liệu có chất lượng kém, các ngân hàng thương mại cần có những quy định về việc kiểm toán số liệu tài chính để đảm bảo mức độ chính xác của nguồn số liệu từ khách hàng.
) Ngân hàng Nhà Nước đã có những quy định rất rõ về việc cho vay khách hàng như quy định 1627, tuy nhiên đối với việc mở thư tín dụng thì quy định rất sơ sài không nhấn mạnh mức độ rủi ro và các biện pháp cần áp dụng để giảm thiểu rủi ro cho hoạt động cấp tín dụng này. Theo các thông lệ quốc tế, do thư tín dụng là một bảo lãnh của ngân hàng cho nghĩa vụ thanh toán của khách hàng đối với bên thứ ba, chính vì vậy mức độ rủi ro tín dụng của việc mở thư tín dụng không hủy ngang cũng rất cao nếu không được thẩm định tốt. Như vậy, yêu cầu thẩm định các khoản mở thư tín dụng phải tương tự như thẩm định các khoản cho vay.
) Hiện nay, các ngân hàng đang áp dụng một hệ thống phê duyệt các khoản chiết khấu thư tín dụng cực kỳ lỏng lẻo không cần xem xét đến tình hình tài chính của khách hàng cũng như không đánh giá mức độ rủi ro của các ngân hàng phát hành thư tín dụng trong nghiệp vụ này. Các ngân hàng hiện nay đánh giá các ngân hàng phát hành theo cảm tính mà không dựa trên các nguồn thông tin đáng tin cậy. Như chúng ta đã biết, rủi ro lớn nhất trong nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hợp lệ theo thư tín dụng là việc ngân hàng phát hành từ chối thanh toán, trường hợp này rất dễ xảy ra đối với các ngân hàng phát hành kém uy tín. Để đảm bảo an toàn trong nghiệp vụ chiết khấu chứng từ theo LC, các ngân hàng cần xem xét và duy trì hạn mức giao dịch cho từng ngân hàng trên thế giới để đảm bảo có thể quản lý rủi ro cho loại nghiệp vụ này.
) Công tác giám sát đạo đức của nhân viên tín dụng chưa được quan tâm đúng mức, đây là một công tác mà ngân hàng phải thực hiện thường xuyên do tình trạng lợi dụng ngân hàng để thu lợi cá nhân đang rất phổ biến gây mất uy tín, gây ra rủi ro cho ngân hàng. Chính vì vậy, các quy định về phỏng vấn khách hàng, kỷ luật sai phạm là rất quan trọng trong việc phòng chống rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
) Để có thể tránh các rủi ro đã gặp phải, công tác xây dựng và phổ biến bài học kinh nghiệm cho toàn thể nhân viên liên quan đến hoạt động tín dụng là rất cần thiết.
3.3.4 Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro tín dụng có hiệu lực
Cơ cấu tổ chức là cơ sở để Hội đồng quản trị của ngân hàng có thể triển khai chiến lược quản lý rủi ro tín dụng của mình. Cơ cấu tổ chức của một ngân hàng ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của công tác quản lý tín
dụng:
Quản lý rủi ro tín dụng
Tiếp thị (Thu hút khách hàng)
Phát triển kinh doanh
(Bán các sản phẩm
Tín dụng của Ngân hàng)
Phục vụ khách hàng
Gìn giữ khách hàng
(Chất lượng dịch vụ cao nhất)
HỖ TRỢ CỦA HỘI SỞ
KIỂM SOÁT NỘI BỘVÀ BỘ PHẬN Chuyên mQônUhẢoNá! LÝ TrNácDhỤnNhiGệm độc lập!
Bộ phận Tạo doanh thu tín dụng Bộ phận Quản lý rủi ro tín dụng
•Thu hút khách hàng qua thương hiệu,
phát triển sản phẩm
•Thiết lập & duy trì quan hệ với khách hàng
•Chịu trách nhiệm tạo ra doanh thu
•Sự khác biệt về chất lượng dịch vụ
•Xác định các rủi ro
•Theo dõi và kiểm soát rủi ro
•Các ủy ban để đặt ra lập và triển khai
chiến lược quản lý rủi ro
Nhìn chung hoạt động kinh doanh tín dụng của một ngân hàng thương mại cần
được triển khai bởi hai bộ phận song song là Bộ phận tạo doanh thu và Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng. Sự tồn tại độc lập và hỗ trợ lẫn nhau của hai bộ phận này
đảm bảo cho hoạt động tín dụng của ngân hàng được cân bằng, an toàn, phát triển mạnh mẽ, tổ chức như vậy là dựa trên nguyên tắc “Phân tách người/bộ phận chấp nhận rủi ro và người/bộ phận kiểm soát rủi ro” và đảm bảo các tiêu chí sau:
Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng: Cân bằng rủi ro và lợi nhuận từ hoạt
động tín dụng
Hướng tới khách hàng tín dụng bằng chất lượng dịch vụ
Phân công trách nhiệm rõ ràng để đạt các mục tiêu tín dụng của ngân hàng
Phân công trách nhiệm để quản lý chặt chẽ hoạt động tín dụng
Vai trò và nhiệm vụ của mỗi thành viên phải rõ ràng trong hoạt động tín dụng
Quản lý hoạt động tín dụng theo mục tiêu
Quản lý thông tin tốt để có quyết định liên quan đến tín dụng nhanh và an toàn
Khả thi và dễ triển khai các hoạt động phát triển sản phẩm thị trường/sản phẩm tín dụng và quản lý rủi ro
3.3.4.1Bộ phận quản lý tín dụng (QLTD):
Để có thể có một cơ cấu tổ chức thõa mãn các yêu cầu cho công tác quản lý rủi ro tín dụng, các ngân hàng thương mại cần hình thành bộ phận Quản Lý Tín Dụng tại ngân hàng của mình với các chức năng sau:
QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG
• Định kỳ lập Báo cáo phân tích về tình hình đầu tư tín dụng, chất lượng tín dụng, biến động của nợ xấu và mức độ hợp lý của việc trích dự phòng cho những khoản nợ xấu.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
• Đảm bảo QLTD hoạt động hiệu quả như một chức năng khách quan đánh giá rủi ro và chất lượng thẩm định Hồ sơ TD trước khi phê duyệt; kiểm tra lại hoạt động tín dụng, đảm bảo sự cân bằng giữa chất lượng tín dụng và tăng trưởng kinh doanh, tránh các khả năng xung đột về lợi ích trong các quyết định về tín dụng.
• Tổ chức thực hiện văn hoá ứng xử với rủi ro tại các chi nhánh thông qua việc giám sát việc thực hiện các quy định về trách nhiệm của các nhân viên kinh doanh cũng như việc tuân thủ các hành vi ứng xử trong quan hệ tín dụng.
ĐỊNH HƯỚNG CHO VAY
• Chủ động định kỳ rà soát lại cơ cấu dư nợ để tìm ra các hoạt động tín dụng và các ngành kinh tế có dư nợ tiềm ẩn những rủi ro và làm giảm uy tín của ngân hàng.
XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG
• Tham gia xây dựng và duy trì một Chính sách tín dụng năng động với những tiêu chuẩn tín dụng cao nhất có thể áp dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đảm bảo các chính sách này đề cập đầy đủ đến các khía cạnh rủi ro và lợi nhuận. Các chính sách tín dụng phải hợp lý, phù hợp với thực tế của khu vực và bảo vệ được quyền lợi lâu dài của ngân hàng mà không kìm hãm tăng trưởng kinh doanh.
• Đưa ra các tiêu chí đảm bảo tín dụng áp dụng cho từng sản phẩm nhằm phân tích rủi ro và đánh giá cơ cấu của các sản phẩm trong ngân hàng.
• Rà soát việc quản lý đối với các Quy trình Thủ tục tín dụng để đảm bảo quy trình có đầy đủ các điểm kiểm soát. Rà soát Hồ sơ Đảm bảo tiền vay do Pháp chế lập ra, và cùng với bộ phận kinh doanh góp ý kiến nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của Ngân hàng trong tất cả các văn bản pháp lý.
• Hàng tháng có báo cáo về việc giám sát việc thực hiện các quy trình, chính sách của các chi nhánh.
ĐA DẠNG HOÁ RỦI RO TÍN DỤNG
• Đặt mục tiêu đa dạng hoá danh mục tín dụng và phân tán rủi ro của các khoản vay, quản lý thận trọng mức độ tập trung theo các ngành kinh tế, các khu vực địa lý, các loại tiền tệ và các khách hàng lớn.
TÁI THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT
• Thực hiện việc tái thẩm định một cách độc lập, cẩn thận, khách quan và phê duyệt khoản vay thuộc thẩm quyền của mình.
GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
• Phối hợp với các Giám đốc chi nhánh và các Trưởng phòng kinh doanh đặt ra các tiêu chuẩn về tín dụng và đánh giá thẩm định tín dụng, hướng dẫn các cán bộ kinh doanh đưa ra các tờ trình tín dụng có chất lượng cao.
• Duy trì cho điểm hệ số tín nhiệm để đánh giá được chất lượng các khoản vay một cách thường xuyên và theo dõi những biến động về rủi ro tín dụng của tổng dư nợ.
• Lập các báo cáo kiểm tra: báo cáo phân tích chất lượng tín dụng định kỳ, báo cáo bất thường, báo cáo những khoản tín dụng chủ yếu, báo cáo về xu hướng phát triển và các báo cáo mang tính phân tích.
• Thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên để phát hiện sớm các khoản vay có vấn đề và kịp thời đưa ra những biện pháp phù hợp; mức độ kiểm tra giám sát tuỳ thuộc vào quy mô của khoản vay.
QUẢN LÝ CÁC KHOẢN VAY CÓ VẤN ĐỀ
• Thực hiện các biện pháp sớm phát hiện các khoản vay có vấn đề.
• Đưa ra các quyết sách để thu hồi, tái cơ cấu khoản vay, chỉ đạo tiến hành các thủ tục pháp lý khi cần thiết để thu hồi khoản vay, giảm đến mức tối đa rủi ro cho ngân hàng.
CẢI TIẾN QUY TRÌNH TÍN DỤNG
• Triển khai thử nghiệm áp dụng những quy trình tín dụng mới nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả và tốc độ ra quyết đinh cho vay.
• Thông qua việc rà soát các khoản vay xấu và các khoản vay có vấn đề để xác định các điểm yếu trong quá trình phê duyệt và giám sát khoản vay, kiến nghị cải tiến quy trình cho phù hợp.
Như đã trình bày ở chương II, một số ngân hàng như Sacombank, Ngân hàng
TMCP Phương Đông, Ngân hàng TMCP Quân Đội… đã đang triển khai mô hình tổ chức có sự tách biệt riêng của bộ phận Quản lý tín dụng. Tuy nhiên, tại các ngân hàng này, việc triển khai nữa vời dẫn tới bộ phận quản lý tín dụng bị vô hiệu hoá tác dụng. Cá biệt như ngân hàng Sacombank, bộ phận quản lý tín
dụng trở thành bộ phận giải ngân thu nợ, lưu giữ hồ sơ tín dụng….Nguyên nhân của việc triển khai không triệt để được bộ phận quản lý tín dụng tại các ngân hàng này là do các nguyên do sau:
- Không hiểu hết sự cần thiết và quan trọng của bộ phận quản lý tín dụng
(Sacombank, Ngân hàng Quân Đội);
- Không có nhân sự thích hợp;
- Không đủ kiên quyết trong việc thay đổi quy trình tín dụng đang hiện hữu
(Sacombank);
- Không giao đủ quyền hạn cho bộ phận quản lý tín dụng (Ngân hàng
TMCP Phương Đông, Techcombank).
Với các lý do trên, hoạt động của bộ phận Quản lý tín dụng không phát huy được tính tích cực chủ động, chức năng quản lý rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại Việt Nam, mặc dù thời gian gần đây hầu hết các ngân hàng đều sử dụng các tổ chức tư vấn nước ngoài nhằm tìm đến một mô hình tổ chức mang lại mức độ an toàn cao nhất cho hoạt động tín dụng, đồng thời đáp ứng được nhu cầu phát triển mạnh mẽ của các ngân hàng. Tính tập trung hoá cao độ trong công tác phê duyệt tín dụng, giám sát tín dụng là một trong những yêu cầu quan trọng nhất trong các mô hình hiện đại nhằm có thể đo lường rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng một các an toàn và hiệu quả nhất.
Dưới đây là một mô hình tổ chức được các hầu hết các chuyên gia nước ngoài
đề xuất cho các ngân hàng Việt Nam:
các khối hỗ trợ
Đại hội Cổ đông
Ban Kiểm soát
Hội đồng Quản trị
ALCO CrCO OrCO SaCO Tổng Giám đốc
Quản lý TD PT k.hàng DN PT k. hàng CN Khối chi nhánh Khối ngân quỹ
công nghệ, thông tin
tài chính kế toán
tái thẩm định phê duyệt
marketing quản lý kd
phát triển sản phẩm
phát triển chi nhánh
quản lý
Thanh khoản
quan hệ
công chúng
kế hoạch phát triển
đánh giá
đảm bảo
pt k_hàng
& cho vay
marketing sản phẩm
quản lý
chất lượng
giao dịch tiền tệ
quản lý
hành chính
quản lý, pt
nhân lực
giám sát tín dụng
hỗ trợ
tín dụng
Phát triển
Kinh doanh
dịch vụ
khách hàng
Kinh doanh
Ngoại tệ
pháp chế
kiểm soát nội bộ
xử lý nợ
dịch vụ
hỗ trợ tm
giám sát
cho vay cá nhân
Dịch vụ
dự án, hợp vốn, định chế tchính ngân hàng đại lý
thẻ và
các dv
cho vay dnghiệp
hỗ trợ
tín dụng
hỗ trợ
tổng hợp
Mô hình quản lý tập trung cao độ hoạt động phê duyệt tín dụng và giám sát tín dụng này đang được triển khai rất thành công tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam và hiện nay, Ngân hàng Standard Chartered Bank cũng đang chuẩn bị đề xuất Ngân hàng Á Châu áp dụng mô hình đang rất thành công này của họ.
3.3.4.2Bộ phận Kiểm Soát Nội Bộ:
Kiểm soát nội bộ càng ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong công tác quản lý rủi ro của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng. Trước đây và hiện tại, đa số các bộ phận kiểm soát nội bộ của các ngân hàng Việt Nam hoạt động trên cơ sở kiểm tra tất cả các hồ sơ tín dụng và các giao dịch khác của ngân hàng nhằm tìm ra các sai sót trong các giao dịch từ đó đánh giá, khiển trách các cá nhân, bộ phận liên quan để ngăn ngừa tái phạm. Tuy nhiên, theo cơ cấu tổ chức hiện đại, đối với hoạt động tín dụng thì bộ phận quản lý tín dụng sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra tính chính xác, tuân thủ trong các hồ sơ tín dụng sau khi được phê duyệt còn bộ phận kiểm soát nội bộ sẽ kiểm tra mức độ hiệu quả, tuân thủ của bộ phận quản lý tín dụng bằng các kiểm tra chọn mẫu và dựa trên các kết quả của hoạt động tín dụng.
Một việc nữa mà Kiểm Soát Nội Bộ sẽ thiết lập và giám sát để đảm bảo giảm thiểu tối đa rủi ro cho ngân hàng, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng, đó là đảm bảo tính tuân thủ được xuyên suốt trong toàn hệ thống. Bộ Phận Quản Lý Tín Dụng và Kiểm Soát Nội Bộ của ngân hàng phải thiết lập yêu cầu tuân thủ cao nhất để tránh được các tổn thất (tiền và uy tín) do các rủi ro không lường trước được.
3.4 Giám sát và quản lý rủi ro
3.4.1 Nhận biết rủi ro trong hoạt động tín dụng và xác định biện pháp hạn chế rủi ro:
Hệ thống lý rủi ro tín dụng hiện tại tại các ngân hàng của chúng ta đang được xây dựng dựa trên các quy chế, quy định của Ngân Hàng Nhà Nước cộng với những kinh nghiệm của các thành viên của ngân hàng để đưa ra các quy chế, quy định, quy trình, chính sách của riêng ngân hàng mình nhằm ngăn chặn các nguy cơ gây tổn thất cho ngân hàng mình. Mặc dù vậy, tại sao các ngân hàng như Ngân hàng Vietcombank, Incombank với hệ thống quy chế, quy định khổng lồ của mình vẫn phải gánh chịu các tổn thất rất lớn trong những năm qua, phát sinh từ những khoản cấp tín dụng nội và ngoại bảng. Nguyên nhân chủ yếu là do môi trường kinh doanh của chúng ta luôn thay đổi, những chủ thể tham gia vào một khoản cấp tín dụng của ngân hàng thay đổi rất nhanh về cách suy nghĩ, cách hành xử của mình, vì vậy, hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng luôn đảm bảo việc xác định các loại rủi ro có thể xảy ra cho hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại, bao gồm các loại rủi ro truyền thống và các loại rủi ro mà ngân hàng có thể dự đoán dựa trên sự biến đổi của thị trường. Một trong các công cụ hữu hiệu để nhận biết và đưa ra các biện pháp hạn chế rủi ro là sử dụng Ma trận xác định rủi ro ngân hàng.
Ma trận xác định rủi ro ngân hàng là công cụ để những người chịu trách nhiệm trong hệ thống quản lý rủi ro tín dụng xác định và phòng chống rủi ro. Việc sử dụng công cụ này rất hữu hiệu khi có thể lên danh sách các loại rủi ro, xác định mức độ ảnh hưởng, tần suất xuất hiện rủi ro, mức độ ưu tiên xử lý, phương pháp xử lý.
Stt
Mô tả rủi ro
Xác suất xảy ra
(điểm từ 1-10)
Mức độ ảnh hưởng
(điểm từ 1-10)
1
Tài sản đảm bảo bị cháy
3
10
2
Giá tài sản đảm bảo giảm mạnh
6
5
3
Khách hàng lừa đảo
1
10
4
Mất hồ sơ tín dụng
1
10
5
Khách hàng phá sản
3
10
- Trước hết ta phải lên danh sách được các loại rủi ro theo bảng sau (ví dụ):
- Sau đó, chúng ta đưa từng loại rủi ro đưa vào ma trận sau:
Ma Trận Quản Lý Rủi Ro
Mức độ ảnh hưởng
Cần phương án dự phòng
Cần phương án dự phòng
Cực kỳ ưu tiên
Cực kỳ ưu tiên
Cần phương án dự phòng
Cần phương án dự phòng
Ưu tiên xử lý
& quản lý
Cực kỳ ưu tiên
Đánh giá
định kỳ
Quan tâm thường xuyên
Quan tâm thường xuyên
Quan tâm thường xuyên
Xác suất xảy
ra
Giải thích thêm:
Cần phương án dự phòng: Cần các kế hoạch khắc phục sự cố được chuẩn bị kỹ càng và được kiểm tra thử.
Đánh giá định kỳ: Thu thập thông tin định kỳ để đảm bảo rủi ro trong phạm vi cho phép.
Quan tâm thường xuyên: Cần sự quan tâm thường xuyên và cẩn thận bằng một hệ thống quản lý nội bộ để giảm thiểu khả năng xảy ra các kết quả không mong muốn.
Ưu tiên xử lý: Các rủi ro loại này cần được quan tâm bởi ban điều hành cấp cao để giảm thiểu khả năng xảy ra và giảm thiểu tổn thất nếu có xảy ra.
Cực kỳ ưu tiên: cần được quan tâm bởi ban điều hành cấp cao và hội đồng quản trị. Nếu có thể được thì không tiến hành/triển khai các hoạt động, dịch vụ tín dụng chứa đựng các rủi ro loại này.
- Dựa trên các chiến lược xử lý được định hướng như trên chúng ta đưa ra biện pháp cụ thể để quản lý rủi ro này và phân công nhân sự có trình độ, quyền hạn phù hợp để xử lý:
Rủi ro
Mức ảnh hưởng
Khả năng xảy ra
Mức độ quản lý hiện tại
Hành động cần thiết
Người
chịu trách nhiệm
Ngày xem xét lại
1
Tài sản đảm bảo bị cháy
10
3
Yếu
Tất cả các tài sản đảm bảo bằng vật
A. Linh
20/12/05
chất phải được mua bảo hiểm
2
Mất hồ sơ tín dụng
10
1
Tốt
Duy trì sổ theo dõi hồ sơ, tủ hồ sơ được Trưởng phòng khoá trước khi về
A. Hải
20/12/05
3
(1 đến 10)
(1 đến
10)
Mạnh, tốt, yếu, tệ
Rõ ràng việc quản lý rủi ro theo hệ thống được xác định, giám sát liên tục như
trên sẽ giúp cho các nhà quản lý ngân hàng không bỏ qua hoặc quên những rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tất cả các rủi ro đều phải có người quản lý, rà soát thực trạng, các biến đổi và đề xuất biện pháp xử lý. Theo kinh nghiệm quản lý rủi ro thì các rủi ro cần được phân công để quản lý rất chi tiết để có thể tiến hành rà soát liên tục:
Loại rủi ro:
Người chịu trách nhiệm: I. Mô tả rủi ro
A. Mô tả ngắn gọn.
B. Dư nợ tín dụng trung bình của các khoản cấp tín dụng có liên quan đến rủi ro này. C. Tổng dư nợ tín dụng của các khoản cấp tín dụng có liên quan đến rủi ro này.
II. Mô tả về các biện pháp quản lý rủi ro đang áp dụng
III. Các biện pháp khác được thảo luận
IV. Những thay đổi của rủi ro vượt quá khả năng quản lý theo các biện pháp hiện tại cần có sự điều chỉnh
V. Nhu cầu đào tạo
VI. Những chính sách và quy trình đề xuất cho sự thay đổi trong các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng
VII. Kết luận về biện pháp quản lý loại rủi ro này sau khi được rà soát
N
Ngoài ra, việc xác định các hành động cần thiết cụ thể theo định hướng chuẩn
mực sẽ giúp cho các nhà quản lý cấp cao có thể giao việc cho các cấp dưới, nói cách khác là ngân hàng có thể sử dụng tất cả các nguồn lực nhân sự của mình vào công tác quản lý rủi ro.
3.4.2 Đo lường rủi ro:
Như đã đề cập ở các phần trước, hoạt động hoạch định phát triển kinh doanh tín dụng của các ngân hàng cần được xem xét một cách đầy đủ các tổn thất có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng ảnh hưởng đến danh mục tín dụng . Ở
trên đã xem xét về việc xác định các rủi ro liên quan đến hoạt động tín dụng, phân công trách nhiệm để có thể quản lý giảm thiểu các tổn thất do các rủi ro này gây ra, tuy nhiên, tổn thất vẫn có thể xảy ra cho ngân hàng, đặc biệt là khi ngân hàng chấp nhận cung cấp cho thị trường các sản phẩm có mức rủi ro cao để thu được tỷ lệ lợi nhuận cao hơn, ví dụ: sản phẩm thẻ tín dụng tín chấp. Vì các lý do này mà công tác Đo lượng rủi ro trong hệ thống quản lý tín dụng và một yêu cầu tất yếu để có thể xác định các mức độ rủi ro của các sản phẩm tín dụng, xác định giá bán của sản phẩm tín dụng (lãi suất, phí), xác định cơ cấu danh mục tín dụng hợp lý đảm bảo an toàn cho ngân hàng và mang lại mức lợi nhuận cao nhất.
Thông thường các ngân hàng ở các nước dùng bảng RAROC (Risk Adjusted Return On Capital - Lợi nhuận đã được điều chỉnh theo rủi ro trên vốn) để lên kế hoạch kinh doanh dựa trên việc tính toán trước các tham số Khả năng vỡ nợ của khoản vay (POD- Possibility of Default), Tỷ lệ mất mát khi vỡ nợ (LGD- Loss Given Default), Tổng dư nợ tín dụng nội và ngoại bảng bị ảnh hưởng khi vỡ nợ (EAD- Exposures at Default). Mức độ đánh giá danh mục của các ngân hàng thương mại ở các nước tiên tiến thường nghiêm khắc hơn những quy định chung của Ngân hàng trung ương rất nhiều (dựa trên cơ sở dữ liệu phong phú và phương pháp tính toán khoa học) để dự phòng đầy đủ cho tất cả các rủi ro có thể xảy ra đối với danh mục tín dụng. Ngoài ra, mức độ đánh giá nghiêm khắc sẽ nâng cao ý thức tuân thủ, ý thức kinh doanh an toàn của các đơn vị kinh doanh.
Để có các chỉ số Khả năng vỡ nợ của khoản vay (POD- Possibility of Default), Tỷ lệ mất mát khi vỡ nợ (LGD- Loss Given Default) đạt đến mức chính xác cao nhất, các ngân hàng thương mại cần huy động tối đa nguồn dữ liệu tín dụng quá khứ của mình, dữ liệu tín dụng được chia sẻ từ các ngân hàng bạn, dữ liệu của các công ty xếp hạng doanh nghiệp chuyên nghiệp làm cơ sở cho các bài toán tính toán xác suất thông kê để tìm ra đặc tính chung và các tham số về rủi ro chung nhất của từng nhóm sản phẩm tín dụng (nội và ngoại bảng) của ngân hàng mình.
MẪU KHUNG XẾP HẠNG RAROC
Xếp
hạng
Lãi suất
PoD
EAD
LGD
Dự phòng
Các khoản dự trù cho
rủi ro không lường trước được
Tỷ lệ lợi
nhuận
Trên giá
vốn gốc+các
chi phí
khác
% theo
giới hạn cho phép
theo quy
định của pháp luật
VND
hay tương
đương
VND
hay tương
đương
VND hay
tương
đương
VND
hay tương
đương
VND, %
vốn
1
+0,5%
5%
<75%
<10%
PoD x
EAD x
LGD
1% EAD
2
+1%
11%
<70%
<20%
PoD x
EAD x
LGD
2% EAD
3
+1,5%
18%
<65%
<30%
PoD x
EAD x
LGD
3% EAD
4
+2%
26%
<55%
<40%
PoD x
EAD x
LGD
4% EAD
5
+2,5%
35%
<50%
<50%
PoD x
EAD x
LGD
5% EAD
6
+3%
45%
<45%
<60%
PoD x
EAD x
LGD
6% EAD
7
+3,5%
56%
<40%
<70%
PoD x
EAD x
LGD
7% EAD
Ngoài ra, để có các chỉ số chính xác gắn liền với tính bất ổn của môi trường kinh tế xung
quanh các khách hàng sử dụng các sản phẩm tín dụng của ngân hàng, sử dụng phép thử
khủng khoảng là một công cụ cần áp dụng.
Đồng thời với các công cụ trên, một hệ thống đánh giá khách hàng cần được xây dụng một cách hoàn chỉnh nhằm thống nhất các tiêu chuẩn đánh giá của nội bộ ngân hàng trong việc tính các chỉ số đo lường rủi ro tín dụng cũng như đóng vai trò là bản hướng dẫn đánh giá khách hàng trong quá trình thẩm định và tái thẩm định khách hàng. Các chỉ tiêu đánh giá khách hàng được chia làm 2 nhóm chỉ tiêu:
- Nhóm các chỉ tiêu định lượng;
- Nhóm các chỉ tiêu định tính.
Hiện nay, chỉ có một số ngân hàng như ACB, Sacombank, Kỹ Thương, Quốc Tế là đang áp dụng triệt để Hệ thống đánh giá khách hàng tín dụng trong công tác thẩm định/tái thẩm định. Tuy nhiên, các ngân hàng này vẫn chưa sử dụng công cụ này để tính toán các tham số để đo lường rủi ro và đánh giá chất lượng danh mục tín dụng của mình.
Theo kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới thì 6 yếu tố sau đây cần được đưa vào trong hệ thống đánh giá khách hàng của ngân hàng thương mại:
Khả năng trả nợ: khả năng khách hàng tạo ra thu nhập và dòng tiền đủ để trả
nợ tín dụng sau khi đã đảm bảo trang trải các chi phí. Đây là một yếu tố rất quan trọng.
Tình hình tài chính: tình trạng tự chủ tài chính của khách hàng, cũng như các tài sản sở hữu có thể bán.
Khả năng quản lý (đối với doanh nghiệp)/trình độ học vấn (khách hàng cá nhân).
Tài sản đảm bảo.
Mức độ hợp lý trong cấu trúc của khoản vay.
Tình hình của ngành và của nền kinh tế: thực trạng và những biến động tiềm
ẩn ảnh hưởng tới khách hàng
Qua nghiên cứu tìm hiểu thực tế Hệ thống đánh giá khách hàng của các ngân hàng
thương mại đang được áp dụng thì các yếu tố 1 và 6 không được chú trọng đúng mức mặc dù các ngân hàng cũng có quan tâm. Đó là do, các thông tin về dòng tiền của doanh nghiệp và tình hình tài chính là rất thiếu và không chính xác (điều này đã được xem xét
trong phần trước nêu lên các hạn chế của nền kinh tế Việt Nam).
Dưới đây là một ví dụ của Hệ thống đánh giá khách hàng doanh nghiệp được Ngân hàng Quốc tế sử dụng, trong đó chúng ta thấy, dòng tiền đã không được nhắc tới trong tất cả các chỉ số đánh giá:
Doanh Nghiệp ABC
SII
CHØ 1IªU
2004
A
NHUM CH 1IêU 1 I CHdNH
22400
I
KHA NANG 1HANH 1DAN
1
KHA NANG 1HANH 1DAN NG¾N HAN
3400
2
KHA NANG 1HANH 1DAN NHANH
1400
II
CAC CHØ 1IªU HDA1 téNG
3
VßNG qUAT CAC kHDAN PHAI 1HU
5400
4
VßNG qUAT HANG 1åN kHD
1400
5
VßNG qUAT VL§
1400
6
HI_U qUA Sö DôNG 1AI SAN
5400
III
KHA NANG 1ù 1AI 1kî (%i
7
VCN CHñ Sd H÷U / IæNG 1AI SAN
1400
IV
KHA NANG SINH _êI (%i
8
ICC té 1ANG 1k NG DDANH 1HU
1400
9
ICC té 1ANG 1k dNG _îI NHUËN
1400
10
BIªN _îI NHUËN kßNG
1400
11
Iû SUÊ1 _îI NHUËN 1kªN IAI SAN ROA
1400
12
Iû SUÊ1 _îI NHUËN 1kªN VCN ROE
1400
B
NHUM CH 1IêU PHI 1 I CHdNH
30400
1
IkIÓN V9NG 1ANG 1k dNG CñA NGANH
5400
2
KHA NANG CANH 1kANH 1kªN 1HÞ 1k -
êNG
5400
3
MCI qUAN H_ VdI NHA CUNG CÊP
5400
4
CHA1 _ îNG BAD CAD 1AI CHÝNH
5400
5
KINH NGHI_M qUAN _ý CñA téI NGò
_·NH tAD
5400
6
UT 1ÝN CñA CHñ DDANH NGHI_P 1kªN 1HÞ
1k êNG
5400
C
NHUM CH 1IêU UT 1dN C A V I ICID
21400
1
Iû Nî GCC GIA HAN (%i
6400
2
Iû _·I qUA HAN (%i
1400
3
Iû D Nî CO 1AI SAN tAM BAD (%i
5400
4
VßNG qUAT VCN 1ÝN DôNG NG¾N HAN
1AI VIB
1400
5
MøC té qUAN H_ 1ÝN DôNG VdI VIB (%i
2400
6
Iû CHUTÓN DDANH 1HU qUA VIB (%i
3400
7
Iû IS§B CO 1ÝNH 1HANH kHDAN CAD
3400
D
I M 1H NG/PH 1
5400
I
I M 1H NG
15400
1
Iû GI IS§B/IæNG D Nî>100%
5400
2
C«NG 1AC qUAN 1kÞ tIÒU HANH 1C1
5400
3
CO MÆ1 HANG tA1 1IªU CHUÈN HANG VN
CHÊ1 _ îNG CAD
5400
II
§IÓM PHA1
(10400i
1
Nî qUA HAN
(5400i
2
SC _ÇN GIA HAN Nî GCC
(5400i
3
Sö DôNG VCN VAT SAI MôC tÝCH
-
IæNG tIÓM
78400
X P H NG
4
3.4.3 Giám sát và quản lý rủi ro trước cho vay:
Theo nguyên tắc của quản lý rủi ro tín dụng thì hoạt động quản lý rủi ro tín dụng bắt đầu từ giai đoạn tiếp thị khách hàng.
3.4.3.1Sự quan trọng của công tác Hoạch định kinh doanh và nghiên cứu thị
trường
Đối các ngân hàng thương mại ở các nước tiên tiến, công tác hoạch định kinh doanh hiện đang được cực kỳ chú trọng vì nó có vai trò quyết định trong định hướng kinh doanh của ngân hàng (một trong những ngành có mức độ rủi ro cao nhất), đảm bảo ngân hàng có thể phát triển một cách bền vững và an toàn. Do quy mô các ngân hàng là rất lớn nên chiến lược kinh doanh tồi sẽ mang đến hậu quả không lường cho ngân hàng. Tuy nhiên, hiện tại công tác hoạch định kinh doanh đang chiếm một tỷ lệ nguồn lực tương đối ít trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. Để có thể phát triển với quy mô lớn hơn việc phân bổ nguồn lực trong hoạt động tín dụng cần được điều chỉnh.
Sự khác biệt về mức độ phân chia nguồn lực
trong hoạt động cấp tín dụng
Các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hoạch định (10%)
Xử lý hồ sơ (80%)
Giám sát khoản vay
(10%)
- Định nghĩa thị trường
mục tiêu
- Thiết kế sản phẩm
- Xác minh dữ liệu khách
hàng cung cấp
- Phân tích phương án tín dụng và xác định cơ cấu tài trợ
- Lập tờ trình tín dụng
- Xem xét lại hạn mức hàng năm
- Giám sát, đánh giá
khoản tín dụng
- Xử lý các dầu hiệu bất thường
Các ngân hàng thương mại ở các nước tiên tiến
Hoạch định (35%)
Xử lý hồ sơ (30%)
Giám sát khoản vay
(35%)
- Xác lập các chiến lược
kinh doanh
- Định nghĩa thị trường mục tiêu
- Xác định các rủi ro có thể
quản lý và chấp nhận được
- Kế hoạch quản lý danh mục tín dụng
- Xác minh dữ liệu khách
hàng cung cấp
- Phân tích phương án tín dụng và xác định cơ cấu tài trợ
- Lập tờ trình tín dụng
- Xem xét lại hạn mức hàng năm
- Phân tích danh mục tín dụng và các khoản tín dụng đặc biệt
-Điều chỉnh danh mục tín dụng cho an toàn và hiệu quả
- Giám sát, đánh giá
khoản tín dụng
- Xử lý các dầu hiệu bất thường
Ngoài ra, để có thể quản lý rủi ro tín dụng một cách hiệu quả, các ngân
hàng thương mại cần áp dụng rất nghiêm túc công tác xem xét và rà soát liên tục chiến lược kinh doanh, quy trình, nhân viên của mình để có thể
phát hiện ngay các khiếm khuyết sai sót của chiến lược kinh doanh, quy trình, nhân viên để có những điều chỉnh kịp thời tránh các rủi ro có thể xảy ra mà không quản lý được đồng thời đảm bảo có kết quả kinh doanh tốt nhất. Đây là công việc cực kỳ quan trọng mà các ngân hàng thương mại Việt Nam còn sao lãng vì rơi vào vụ việc cụ thể quá nhiều mà không có những giải pháp tổng thể. Nhiều ngân hàng vì thiếu sự rà soát cần thiết
đối với mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng đã nuôi dưỡng các nguy cơ gây tổn thất rất lớn cho ngân hàng mình.
Một minh chứng cho thấy việc thiếu công tác rà soát điều chỉnh trong hoạt động tín dụng làm tăng mức độ rủi ro cho ngân hàng là việc gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn của các ngân hàng tại Hà Nội. Đến hết tháng 10/2005, các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội có tổng dư nợ cho vay là 101.183 tỷ đồng, tăng 22% so với đầu năm, tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn đã tăng lên 4% so với mức 1,4% của đầu năm. Nguyên nhân của tình trạng trên là các ngân hàng đang tranh giành thị phần để đạt thành tích lợi nhuận cao trong khi không các hoạt động nghiên cứu thị trường, hoạt động hoạch định nên đã cho vay tràn lan, không có định hướng, không đúng sở trường của mình. Hậu quả là ngân hàng đã cho vay các khách hàng có hiệu quả kinh doanh hoặc thu nhập không ổn định, tình hình tài chính bấp bênh, vốn chủ sở hữu thấp. Trước tình hình, để đảm bảo phát triển kinh doanh an toàn các ngân hàng cần nghiêm túc xem lại chiến lược kinh doanh của mình đặc biệt là đối với hoạt động tín dụng.
Các ngân hàng thương mại cần phải rà soát, đánh giá, nâng cấp hoạt động tín dụng của mình
Hoạt động nghiên cứu thị trường, ngành nghề của khách hàng vay chưa được các ngân hàng thương mại Việt Nam triển khai hiệu quả. Trong các buổi trao đổi với các ngân hàng thương mại Việt Nam, các chuyên gia quản lý ngân hàng của nước ngoài đều nhấn mạnh yêu cầu nâng cao chất
lượng của hoạt động nghiên cứu thị trường và ngành nghề hoạt động của khách hàng nhằm giảm thiểu được rủi ro do các biến động ảnh hưởng tới khả năng khách hàng thực hiện các cam kết trong hợp đồng tín dụng.
3.4.3.2Chức năng Thẩm định tín dụng cần được tách biệt
Tại rất nhiều các ngân hàng hoạt động tiếp thị và thẩm định khách hàng được cùng một cán bộ phụ trách (ở một số ngân hàng gọi là Cán bộ tín dụng, một số ngân hàng gọi là Cán bộ quan hệ khách hàng) ví dụ: ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng Nam Á, Ngân hàng Bắc Á, Ngân hàng Đông Á. Do không có sự tách biệt giữa công tác phát triển khách hàng và công tác thẩm định cùng với áp lực chỉ tiêu kinh doanh, các cán bộ tín dụng thường có xu hướng bỏ qua các mặt khiếm khuyết của khách hàng tín dụng, tô hồng khách hàng để được phê duyệt cấp tín dụng để đạt được chỉ tiêu kinh doanh. Đó là chưa nói đến việc rất dễ xảy ra tiêu cực trong công tác cấp tín dụng cho khách hàng. Dựa trên nguyên nhân này, các ngân hàng thương mại ngay lập tức cần tách biệt công tác tiếp thị khách hàng và thẩm định khách hàng để đảm bảo tránh duy trì các mầm móng phát sinh rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng.
Trong các buổi đào tạo về thẩm định tín dụng, cũng như trong công tác tín dụng thực tế thì câu hỏi rất thường xuyên được đặt ra là “làm cách nào để biết báo cáo tài chính của khách hàng có chính xác hay không?”. Cũng trên thực trạng đó mà trong quy trình thẩm định tín dụng của mình các ngân hàng lớn trên thế giới đều có một công đoạn gọi là “Kiểm tra mức độ giả tạo trong báo cáo tài chính” của khách hàng. Hiện tại, mối liên hệ giữa ngân hàng và các công ty kiểm toán trong việc xác định mức độ tin cậy của số liệu do khách hàng là còn chưa chặt chẽ. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, yêu cầu phải nộp báo cáo tài chính được kiểm toán cho ngân hàng là một yêu cầu tương đối khó thực hiện vì hiện nay mặc dù biết là cần thiết, là hữu ích nhưng do cạnh tranh thu hút khách hàng, các ngân hàng cũng không kiên quyết yêu cầu khách hàng thực hiện. Để xử lý thực trạng này, trong thời gian trước mắt, đối những khoản cấp tín dụng lớn thì bộ phận thẩm định của ngân hàng có thể trực tiếp xuống thăm khách hàng và xem sổ sách của khách hàng để đánh giá mức độ tin cậy của số liệu khắc phục yếu kém chung của các doanh nghiệp Việt Nam trong công tác tài chính kế toán.
Tóm lại, tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc trong thẩm định đánh giá khách hàng là một trong những vấn đề then chốt đảm bảo cung cấp đúng sản phẩm tín dụng cho đúng đối tượng phù hợp với cơ cấu danh mục tín dụng đã được hoạch định, tránh các hiện tượng tiêu cực, phản ánh đúng thực trạng của khách hàng.
3.4.3.3 Phê duyệt tín dụng tập trung
Hiện nay, việc ủy quyền phê duyệt tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam được chia làm 2 trường phái. Một trường phái giao hạn mức phê duyệt tương đối lớn các giám đốc các chi nhánh (có họp Hội đồng tín dụng của chi nhánh) và một trường phái là giao một hạn mức rất nhỏ cho các giám đốc chi nhánh (ví dụ khoảng 300.000.000đ) còn lại đều phải tập trung để được tái thẩm định và phê duyệt tại Hội sở.
Các ngân hàng đang thực hiện theo trường phái 1 là các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam và một số ngân hàng cổ phần như: ngân hàng Eximbank, Ngân hàng Hàng Hải, Ngân hàng Sacombank. Các ngân hàng áp dụng theo trường phái ủy quyền phê duyệt 2 là các ngân hàng: ACB, Ngân hàng Quốc Tế, Ngân hàng TMCP Sài Gòn. Tuy trường phái ủy quyền phê duyệt tín dụng 2 (tập trung) đòi hỏi sự đầu tư lớn về nhân lực tại Hội sở cho việc triển khai phê duyệt tín dụng kịp thời, phương thức phê duyệt tập trung này sẽ đảm bảo chất lượng tín dụng cao hơn hẳn, đặc biệt là trong bối cảnh các chi nhánh ngân hàng phải tham gia kinh doanh với tinh thần cạnh tranh rất cao để đạt được chỉ tiêu kinh doanh. Đồng thời, do thông tin cũng được tập trung, nên Hội sở có thể chia sẻ rất nhiều thông tin, kinh nghiệm cho các chi nhánh nhằm nâng cao trình độ phát triển, nhìn nhận, thẩm định khách hàng.
Ngoài ra, qua tìm hiểu thực tế tại các ngân hàng Việt Nam sử dụng trường phái ủy quyền phê duyệt tín dụng thứ nhất thì các Hội đồng tín dụng cấp chi nhánh thường không phát huy vai trò đưa ra ý kiến độc lập của mình, chỉ mang tính hình thức.
3.4.4 Quản lý và giám sát rủi ro tín dụng trong và sau cho vay
3.4.4.1Kiểm tra và lưu giữ hồ sơ tín dụng
Tuân thủ trong công tác kiểm tra tính đầy đủ hồ sơ khi giải ngân là hết sức quan trọng. Trên thực tế, có rất nhiều khoản vay, do sơ xuất trong việc kiểm tra tính xác thực của mục đích giải ngân của khách hàng đã gây ra các khoản tín dụng xấu. Công tác này cần được một bộ phận độc lập thực hiện để đảm bảo có tính kiểm tra chéo chứ không được để cán bộ tín dụng đảm nhiệm (bộ phận này được gọi là bộ phận Giao dịch tín dụng hay Hỗ trợ tín dụng). Nếu được tổ chức tốt và có cơ chế hoạt động rõ ràng thì bộ phận Giao dịch tín dụng/Hỗ trợ tín dụng sẽ có khả năng rà soát một cách chặt chẽ 100% hồ sơ tín dụng trước khi giải ngân để giảm thiểu tối đa các sai phạm, sai sót có thể gây tổn thất cho ngân hàng.
Trong thực tế, Ngân hàng TMCP Quốc Tế đang là một trong những ngân
hàng đang cố gắng triển khai một cách triệt để bộ phận này và trong thời gian qua, chất lượng các khoản cấp tín dụng đã được nâng lên thấy rõ khi
các cán bộ kinh doanh đều nhận thức được rằng các hồ sơ tín dụng của họ
sẽ được kiểm tra chặt chẽ trước khi giải ngân.
Ngoài ra, duy trì một hệ thống lưu trữ hồ sơ tín dụng tập trung, an toàn, khoa học giúp cho việc quản lý khách hàng, khoản tín dụng được tốt hơn. Nguy cơ mất mát hồ sơ tín dụng là một rủi ro rất nguy hiểm cho ngân hàng cả về tài chính và uy tín. Rất nhiều các ngân hàng thương mại hiện không tổ chức lưu giữ hồ sơ tín dụng tập trung mà mỗi cán bộ kinh doanh đều giữ hồ sơ tín dụng của mình. Đây là cách làm cần thay đổi ngay để đảm bảo an toàn tín dụng.
3.4.4.2Kiểm tra sau cho vay một công tác cần tuân thủ tuyệt đối:
Các ngân hàng cần có các biện pháp quy định chặt chẽ và những chế tài nghiêm khắc áp dụng trong các trường hợp không tuân thủ yêu cầu kiểm tra sử dụng vốn vay. Có quản lý chặt khâu này thì ngân hàng mới đảm bảo khách hàng của mình sử dụng hiệu quả khoản cấp tín dụng cũng như đảm bảo cập nhật được liên tục các thông tin biến động của khách hàng tín dụng. Trên thực tế, công tác này được rất nhiều nhân viên ngân hàng thực hiện qua loa mang tính chất đối phó, chưa có sự quan tâm đúng mức (một số ngân hàng như ACB, Sacombank đang thực hiện tốt công tác này). Vì vậy, các ngân hàng cần có một quy định thật cụ thể đối với công tác này như quy định tần suất kiểm tra, nội dung kiểm tra, phương pháp kiểm tra…có như vậy mới đảm bảo nhân viên của ngân hàng tuân thủ thực hiện cũng như biết các kiểm tra một cách hiệu quả.
Để đảm bảo việc hoàn tất các điều kiện, điều khoản khách hàng đã cam kết thực hiện hay bổ sung, bộ phận Giao dịch tín dụng/Hỗ trợ tín dụng của ngân hàng cần duy trì một hệ thống theo dõi tập trung và chặt chẽ các điều kiện/điều khoản cam kết của khách hàng. Theo khảo sát thực tế tại đa số các ngân hàng thì việc giám sát các điều kiện/điều khoản cam kết của khách hàng do từng cán bộ tín dụng/Quan hệ khách hàng quản lý nên khó đảm bảo việc thực hiện đầy đủ do thiếu sự giám sát. Rất nhiều trường hợp các sai sót chỉ bị phát hiện khi có đợt kiểm tra của Thanh tra Ngân hàng Nhà Nước.
3.4.4.3Đo lường mức độ tập trung/phân tán trong danh mục các khoản cấp tín dụng
Phân tích Cơ cấu dư nợ tín dụng nội và ngoại bảng ngoài việc phục vụ yêu cầu làm cơ sở dữ liệu cho các hoạt động đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng, công tác này là một trong những công tác quan trọng để đảm bảo chắc chắn là ngân hàng đang đi đúng hướng “kinh doanh tín dụng được hoạch định nhằm mang lại hiệu quả cao nhất với mức rủi ro đã được tính toán trước”. Như đã đề cập ở chương trước, rất nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam hiện không thể lên được cơ cấu dư nợ của mình do không quan tâm đến công tác này hoặc trình độ công nghệ tin học không cho phép. Về mặt công nghệ tin học chúng ta hoàn toàn có thể vượt qua bằng cách tập hợp thông tin bằng văn bản…nhằm có thể vẽ lên một bức tranh tổng thể của ngân hàng. Ví dụ về cơ cấu dư nợ của Ngân hàng TMCP Quốc tế tại khu vực phía Nam (xem cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành kinh doanh và tài sản đảm bảo), bộ phận tập hợp dữ liệu đã phải thu thập thông tin trong gần 1 tháng mới hoàn thành. Điều này cho thấy sự quan tâm đến công tác này trước đây là rất yếu và đây cũng là thực trạng chung. Để thực hiện tốt công tác này thì ngoài việc nâng cấp công nghệ tin học thì ban điều hành của các ngân hàng cần có các quy định, hướng dẫn nhằm triển khai một cách hiệu quả.
Sau đây là 5 nguyên tắc cơ bản cần áp dụng để có thể rà soát và điều chỉnh cơ cấu dư nợ tín dụng an toàn, hiệu quả:
Thu thập thông tin và xác định được danh mục tín dụng;
Vượt qua những hạn chế về thông tin để xây dựng các mô hình đánh giá nội bộ;
Thử nghiệm danh mục tín dụng với các cơ cấu mô phỏng khác nhau để
xác định được chi phí cơ hội;
Đánh giá các ngành ưu tiên ở thời điểm hiện tại với các xu hướng mang tính ngắn hạn/trung hạn/dài hạn trong tương lai.
Gắn kết các ngành ưu tiên với những hiểu biết về các khách hàng và sự
tin cậy về các khách hàng.
3.4.5 Phòng ngừa từ xa
Qua tìm hiểu thực tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, các thông tin bất thường về các khoản tín dụng hiện đang được chuyển tải rất chậm về cho các cấp lãnh đạo cao cấp của ngân hàng để có thể có những chỉ đạo, giải pháp hợp lý nhất nhằm ngăn chặn tổn thất xảy ra. Ngoài nguyên nhân là tính
tuân thủ của nhân viên kém thì phía ngân hàng cũng chưa có cơ chế khen ngợi những thành viên có những báo cáo về thông tin bất thường nhanh chóng để nhận được sự hỗ trợ kịp thời của hệ thống ngăn chặn tổn thất của Ngân hàng. Nếu làm được như vậy, thì chắc chắn sẽ tạo ra một văn hoá báo cáo bất thường kịp thời phục vụ hiệu quả công tác phòng ngừa từ xa.
Công tác khảo sát ý kiến khách hàng tín dụng theo định kỳ là một công tác rất hữu ích mà hiện nay hầu như không có ngân hàng thương mại nào của chúng ta triển khai. Việc công khai quy định về việc khảo sát ý kiến khách hàng tín dụng cần được thực hiện để đảm bảo:
o Phát hiện kịp thời các tiêu cực trong công tác cấp tín dụng và chất lượng phục vụ;
o Các cán bộ tín dụng ý thức được rằng các hành động tiêu cực của họ sẽ
rất dễ bị phát hiện.
Nếu làm tốt công tác này, chắc chắn rằng hiện tượng tiêu cực của cán bộ ngân hàng sẽ được giảm thiểu (theo khảo sát thực tế thì hiện tượng tiêu cực xuất hiện trong hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam, đây là một thực tế rất đáng buồn gây ảnh hưởng đến uy tín của ngành ngân hàng)
3.5 Đào tạo nguồn nhân lực quản lý rủi ro tín dụng trong xu thế hội nhập
Đây là vấn đề chúng ta xem xét cuối cùng nhưng trên thực tế đây là yêu cầu quyết định sự thành bại của một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Hạn chế của cán bộ về khả năng, kiến thức sẽ làm cho hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trở nên không hiệu quả, làm rối loạn cho hệ thống.
Toàn bộ các thành viên của ngân hàng liên quan đến hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng đều phải được trang bị đầy đủ các kiến thức về quản lý kinh doanh hoạt động tín dụng, hoạt động quản lý rủi ro tín dụng, ngay cả các thành viên Hội Đồng Quản Trị cũng phải hiểu và biết các vận dụng. Có như vậy thì hệ thống quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng với sức mạnh tập thể sẽ mang lại sự ổn định, an toàn và hiệu quả cao nhất cho ngân hàng.
Dựa trên các khảo sát thực tế, 60% các cán bộ tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam có hiểu biết rất mơ hồ về các nguyên tắc, quy định tín dụng của Ngân hàng Nhà Nước và của chính ngân hàng mình, họ đang giải quyết các hồ sơ tín dụng theo kinh nghiệm được chuyển giao và theo suy luận của riêng mình. Đây là một thực trạng rất đáng lo ngại mà lãnh đạo các ngân hàng thương mại cần đặc biệt lưu ý vì sản phẩm tín dụng của ngân hàng là một loại sản phẩm đặc biệt có đặc tính pháp lý rất cao. Công tác tập huấn cán bộ tín dụng về các quy chế, quy định, quy trình tín dụng cần được quan tâm một cách đúng mức. Hiện nay, hai ngân hàng TMCP là Á Châu và Sài Gòn Thương Tín có các chương trình đào tạo cán bộ tương đối tốt và có tính cập nhật cao. Điều đó đã thể hiện qua chất lượng ngày càng cao của các khoản cấp tín dụng của hai ngân hàng này.
Mặc dù chi phí đào tạo thường xuyên các cán bộ tham gia trong hoạt động tín dụng là rất tốn kém về mặt tài chính và thời gian, các ngân hàng bắt buộc phải thực hiện một cách tích cực và liên tục. Đây chính là một yếu tố quyết định sự thành công của hệ thống quản lý rủi ro tín dụng của mỗi ngân hàng thương mại. Lý tưởng nhất là mỗi ngân hàng thành lập được cho mình một Trung Tâm Đào Tạo Nội Bộ để có thể triển khai hiệu quả công tác đào tạo cán bộ.
PHẦN KẾT LUẬN
Các ngân hàng thương mại luôn đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong xu thế hội nhập quốc tế. Nghiên cứu rủi ro trong hoạt động tín dụng và hệ thống quản lý rủi ro tín dụng là một đề tài thú vị và có tính thực tiễn cao. Trên thực tế, ngân hàng là một loài hình doanh nghiệp đặc biệt mang tính xã hội cao, sự bất ổn của một ngân hàng thương mại có thể gây ra sự bất ổn dây chuyền cho toàn bộ hệ thống ngân hàng của một quốc gia và xa hơn nữa là sự bất ổn này còn có thể gây ra khủng hoảng kinh tế nếu như Ngân hàng trung ương không có các biện pháp xử lý hiệu quả, kịp thời. Nội dung của luận văn được chia làm ba chương được sắp xếp có hệ thống để có thể:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về rủi ro trong hoạt động tín dụng, các phương pháp, biện pháp đo lường và quản lý rủi ro tín dụng;
- Phân tích thực trạng hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế Việt Nam có những đặc thù và hạn chế riêng;
- Xem xét và phân tích các kinh nghiệm và hệ thống quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng trên thế giới;
- Từ đó, đề xuất các biện pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại.
Do kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực ngân hàng còn nhiều hạn chế, tác giả không thể tránh khỏi các thiếu sót khi thực hiện luận văn. Đây là một đề tài rất thực tiễn đòi hỏi sự tìm tòi học hỏi và áp dụng thực tiễn liên tục nhằm mang lại sự ổn định và an toàn cho hoạt động thường ngày của các ngân hàng thương mại, và một trong những vấn đề mà bản thân tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu là “Các phương pháp và công cụ đo lường rủi ro trong danh mục đầu tư tín dụng của ngân hàng thương mại”. Vấn đề này không lạ, không mới với các ngân hàng của các nước tiên tiến trên thế giới nhưng đối với các ngân hàng của chúng ta thì việc hiểu và áp dụng vẫn chưa được các ngân hàng quan tâm đúng mức.
Xin chân thành cám ơn Quý Thầy Cô Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy và hướng dẫn trong suốt khóa học với rất nhiều các kiến thức, thông tin bổ ích, thiết thực. Cám ơn Thầy Nguyễn Văn Sĩ người đã hết lòng giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cám ơn!
Tài Liệu Tham Khảo
Tiếng Việt
1. Trần Huy Hoàng (12/2003), “Quản trị ngân hàng thương mại”, NXB Thống Kê.
2. Nguyễn Đăng Dờn (chủ biên), Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, Trầm Xuân Hương, Nguyễn Quốc Anh (2000), “Tín Dụng Ngân Hàng”, Nhà xuất bản Thống Kê.
3. Viện Nghiên Cứu Khoa Học Ngân hàng (2003), “Những thách thức của ngân hàng thương mại Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế”, Nhà xuất bản Thống kê.
4. Nguyễn Minh Kiều (01/2005), “Tài Liệu Giảng Dạy Cao Học: Môn Nghiệp Vụ
Ngân Hàng”, Trường Đại Học Kinh Tế.
5. Trần Ngọc Thơ (2005), “Kinh tế Việt Nam Trên Đường Hội Nhập”, NXB Thống
Kê.
6. Frederic S. Mishkin (1992), “Tiền Tệ Ngân Hàng và Thị Trường Tài Chính”, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật (1994).
7. Hồ Diệu (2002), “Quản trị ngân hàng”.
8. Trần Đức Hạnh, Võ Thanh Thu, Đoàn Thị Hồng Vân, Phan Minh Tân, Trương Trọng Nghĩa, Nguyễn Thế Thanh, Lê Nguyễn Hải Đăng,Nguyễn Quốc Huy, Nguyễn Thị Tường Vi (2004), “Những kiến thức cơ bản về chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”, Viện Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh.
9. Lê Khắc Triết (2005), “Đổi mới và phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam thực trạng và giải pháp”, NXB Lao Động.
10. Banking Training Center (2002), “Quản trị rủi ro trong ngân hàng”, Tài liệu đào tạo.
11. Bank Training Center (2003), “Quản lý khoản vay & Thu hồi nợ” – Tài liệu đào tạo.
12. Bank Training Center (2005), “Quản lý khoản vay và Danh Mục Khoản Vay”, Tài liệu đào tạo.
13. Thời báo Ngân hàng số 80 ngày 7/10/2005.
14. Tạp chí ngân hàng, số chuyên đề 2005.
15. “Tạp chí Thông Tin Thương Mại các số tháng 09-10/2005”, Bộ Thương Mại- Trung Tâm Thông Tin Thương Mại.
16. Huỳnh Thế Du, “Bài Viết: Thành Công và Thất Bại của các Mô hình xử lý nợ
xấu”, (15/11/2004), Tài liệu Fullbright.
Tiếng Anh
17. FTMS Training Systems (Vietnam) Ltd. (06/2005), “Internal Audit Best Practice”
18. George H. Hempel, Donald G. Simonson, Alan b. Coleman (1994), “Bank
Management: Text and Case (fourth edition)”,
19. Mark R. Greene/Oscar N. Serbein, “Risk Management: Text and Cases 2nd
Edition”, Reston Publishing Company.
20. Hongkong & Shanghai Banking Corporation Annual Report 2004.
21. United Overseas Bank’s Overseas Operation Manual (2000).
22. Basel Committee, Chairman: Roger Cole – Federal Reserve Board, Washinton, D.C (09/2000), “Principles for the Management of Credit Risk”.
23. “Model Loan Grading Procedures” – Study Material of Basel Committee.
24. ‘The Journal of Lending and Credit Risk Magement “ (12/97, 02/98, 11/98).
25. Basel Committee (01/1991), “Measuring and Controlling Large Credit Exposure”.
26. Basel Committee, revision 05/2005, “Studies on the Validation of Internal Rating
Systems” .
27. Basel Committee 07/1999, “Best Practices for Credit Risk Disclosure”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nang cao CL QLRR TD-NHVN.doc