Khả năng tài chính bao giờ cũng là điều kiện trước tiên cho mọi hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Do vậy, bất kỳ chủ thể nào muốn vay vốn tại ngân hàng thấy khả năng tài chính của mình, kết hợp với xem xét mục đính vay và thẩm định hiệu quả của dự án sản xuất kinh doanh của khách hàng, ngân hàng có thể xác định được khả năng trả nợ và nguồn trả nợ của khách hàng trong tương lai. Tất cả những khía cạnh đó đều được thể hiện đầy đủ trong nội dung của công tác phân tích tài chính khách hàng tại ngân hàng khi thẩm định và quyết định cho vay.
Mặt khác, cho vay là một nghiệp vụ chứa đựng rất nhiều rủi ro và rủi ro tín dụng từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh của hoạt động kinh doanh ngân hàng mà một trong những biện pháp bắt buộc để hạn chế là tiến hành phân tích tài chính khách hàng trước khi quyết định cho vay và trong suốt quá trình sử dụng vốn vay, cho nên phân tích tài chính khách hàng tại ngân hàng đã không chỉ trở thành yêu cầu tự thân của mỗi ngân hàng mà còn là đòi hỏi của Ngân hàng Nhà nước và toàn xã hội đối với ngân hàng thương mại.
83 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh chợ Mơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạt động tài chính. Tới năm 2003, hoạt động đầu tư mang dấu âm chứng tỏ Tổng công ty vẫn đang tập trung vào đầu tư lớn. Tuy thu nhập sau thuế của năm 2003 nhỏ hơn nhiều so với năm 2002 nhưng ngân lưu ròng năm 2003 vẫn mang dấu dương +26878 là do tăng khoản phải trả dài hạn;
Tóm lại, qua phân tích ở trên ta thấy tình hình tài chính của Tổng công ty phát triển nhà và đô thị được phản ánh là tốt và kinh doanh có lãi. Hoạt động có hiệu quả, tự chủ tài chính tốt, rủi ro tín dụng ở mức trung bình. Hoạt động kinh doanh của Tổng công ty đang có chiều hướng được cải thiện, khả năng thanh toán đảm bảo, thu nhập năm 2003 chưa cao là do những nguyên nhân về yếu tố chi phí đầu vào và các chi phí phát sinh cao đồng thời do những biến động trên thị trường do đó gây ảnh hưởng xấu đến tình hình hoạt động của Tổng công ty.
Qua tình hình phân tích trên, NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ có thể chấp nhận cho Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị vay nợ.
2.3. Đánh giá hoạt động phân tích tài chính khách hàng của Ngân hàng khi cho vay vốn
2.3.1. Những kết quả đạt được
Thực trạng hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ được thể hiện qua hai mặt: tình hình sử dụng vốn và tình hình nợ quá hạn. Hai mặt này có mối liên hệ chặt chẽ với hoạt động phân tích tài chính khách hàng tại ngân hàng bởi để đi đến quyết định cho vay cuối cùng NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ phải tiến hành theo một quy trình thẩm định tín dụng hết sức nghiêm ngặt và chặt chẽ, trong đó hoạt động phân tích tài chính khách hàng có ý nghĩa quan trọng. Hơn nữa để có thể thu hồi cả gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng thì việc tính toán nguồn trả nợ, phân tích dự đoán tiếp các chỉ tiêu tài chính đặc trưng trước khi cho vay là không thể thiếu. Do đó, để xem xét tác động của hoạt động phân tích tài chính với thực trạng hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ ta phải phân tích tình hình sử dụng vốn và nợ quá hạn của ngân hàng trong mối liên hệ với hiệu quả của hoạt động phân tích tài chính khách hàng. Tính chất khả quan hay không của hoạt động tín dụng sẽ thể hiện rõ nét nhất hiệu quả hoạt động phân tích tài chính khách hàng. Sau đây là những phân tích:
Tình hình hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ:
Để hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ trong thời gian qua, chúng ta xem xét bảng tình hình sử dụng vốn:
Bảng 2.10: Tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT Chợ Mơ
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
2003/2002
Doanh số cho vay
27370
477060
17,4 lần
Doanh số cho vay nội tệ
24562
430339
17.5 lần
Doanh số cho vay ngoại tệ
8208
46721
5,7 lần
Doanh số thu nợ
11212
338647
30,2 lần
Doanh số thu nợ nội tệ
10012
317073
31,67 lần
Doanh số thu nợ ngoại tệ
1200
21574
17,98 lần
Tổng dư nợ
16158
154571
9,6 lần
Dư nợ nội tệ
14550
129425
8,9 lần
Dư nợ ngoại tệ
1608
25146
15,6 lần
(Theo báo cáo kết quả hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ)
Biểu 2.1: Biểu đồ sử dụng vốn
Từ biểu đồ ta nhận thấy tình hình sử dụng vốn qua hai năm đi vào hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ có dấu hiệu đáng mừng. Doanh số cho vay năm 2003 đạt 477068 triệu đồng tăng so với năm 2001 là 449690 triệu đồng hay 17,4 lần. Công tác thu hồi vốn được thực hiện song song vì mục tiêu của công tác tín dụng là an toàn vốn và có lợi nhuận. Cho vay phải thu hồi cả gốc và lãi. Năm 2003 doanh số thu nợ đạt 338647 triệu đồng tăng 30,2 lần so với năm 2002.
Có được sự tăng trưởng dư nợ tín dụng như vậy là nhờ NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ đã làm tốt công tác tiếp thị nhờ vậy đã thu hút được nhiều khách hàng mới mặc dù mới đi vào hoạt động được hai năm. Cụ thể, trong năm 2003 đã thu hút thêm được các khách hàng lớn: là Tổng công ty lắp máy Việt Nam, Công ty thực phẩm Miền bắc, Tổng công ty phát triển nhà và đô thị.
Do mới đi vào hoạt động nên trong doanh số cho vay, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay trung và dài hạn, chiếm tỷ trọng 7,17%. Đây là một thách thức đặt ra cho ngân hàng vì cho vay dài hạn ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận cao hơn vì thế đòi hỏi ngân hàng cần phải nắm bắt được các khách hàng và tăng cường giám sát hoạt động cho vay để nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn từ đó nâng cao cho vay dài hạn và trung hạn.
Doanh thu nợ so với doanh số cho vay năm 2003 là 70,98% con số này tương đối cao như vậy, NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ đã làm tốt hoạt động thẩm định tín dụng và quyết định cho vay - trong đó có hoạt động thẩm định tài chính khách hàng.
* Nợ quá hạn
Bảng 2.11. Tình hình nợ quá hạn được thể hiện ở bảng sau:
Chỉ tiêu
2002
2003
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
So với 2002
Số tiền
Tỷ trọng
Tổng dư nợ
16158
100%
154571
100%
138413
856,6%
Nợ luân chuyển bình thường
15624,8
96,7%
152020,6
98,35%
+136395
872,9%
Nợ khoanh
158,3
0,98%
772,9
0,5%
+614,6
388,2%
Nợ quá hạn
374,9
2,23%
1777,5
1,15%
+1402,6
374,1
(Theo số liệu tại NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ)
Qua bảng trên ta có thể thấy tỷ trọng nợ quá hạn so với tổng dư nợ của NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ năm 2003 giảm so với năm 2002 từ 2,23% xuống còn 1,15% tuy nhiên do Tổng dư nợ của năm 2002 (Chi nhánh mới đi vào hoạt động) rất nhỏ, năm 2003 tăng 856,6%. Do vậy tuy tỷ trọng nợ quá hạn nhỏ nhưng do Tổng dư nợ năm 2003 lớn vì vậy thành tiền thì nợ quá hạn vẫn tăng. Tỷ trọng nợ khoanh năm 2003 cũng giảm so với năm 2002 từ 0,98% xuống 0,5% tuy nhiên giống như đã đề cập ở trên vì năm 2003 Tổng dư nợ là 138413 nên thành tiền nợ khoanh năm 2003 tăng so với năm 2002. Về tỷ trọng so với Tổng dư nợ thì nợ khoanh và nợ quá hạn đều giảm đây là một dấu hiệu đáng mừng cho công tác thẩm định tín dụng trong đó có thẩm định tài chính khách hàng ngày càng được chú trọng hoàn thiện và đem lại kết quả đánh giá chính xác hơn.
Có được kết quả như trên là nhờ:
Trong thời gian qua NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ đã chú trọng việc hoàn thiện cả về phương pháp luận và thực tiễn quy trình nghiệp vụ tín dụng, từ đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.
NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ luôn chăm lo bồi dưỡng nghiệp vụ cho Cán bộ Tín dụng. NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ đã cử nhiều cán bộ đi học nâng cao trình độ nghiệp vụ tại các trường đại học, mở nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức, tổ chức đào tạo theo chương trình dự án quốc tế, bồi dưỡng kiến thức tổ chức đào tạo theo dự án quốc tế.
Quan tâm nâng cao cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thẩm định định kỳ NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ tập hợp các nhu cầu về bổ sung và hiện đại hoá trang thiết bị của các phòng để có kế hoạch đáp ứng kịp thời. Cán bộ thẩm định của NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ hiện được trang bị khá đầy đủ các thiết bị các thiết bị thông tin cần thiết. Ngoài ra các tài liệu báo chí chuyên ngành của NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ đặt đầy đủ phục vụ nhu cầu cập nhật thông tin cho các cán bộ ngân hàng. Trong môi trường điều kiện vật chất thuận lợi đó càng cho phép nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định tín dụng nói chung và thẩm định tài chính khách hàng nói riêng. Quan tâm nâng cao cơ sở vật chất phục vụ công tác thẩm định
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân
Việc tính toán toán đánh giá các chỉ tiêu tài chính của NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Mơ là dựa vào so sánh xu hướng biến động qua ba năm từ đó nhận xét tình hình tài chính của khách hàng để ra quyết định cho vay. Nhưng việc đưa ra kết luận cho vay chỉ dựa vào sự phân tích mà đưa ra quyết định điều này có thể dẫn đến việc đánh giá của ngân hàng chưa có sự phân tích kỹ lưỡng vì chỉ so sánh với bình quân của ngành mới có thể cho nhận xét đúng về mức độ phát triển, tình hình doanh nghiệp như vậy là tốt hay xấu so với mức chung các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề.
Mặc dù trong quy định cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ có yêu cầu khách hàng phải nộp báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhưng trên thực tế, có rất ít doanh nghiệp nộp, đơn cử ở đây Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị cũng không nộp cho ngân hàng. ý thức khách hàng chỉ là một phần nguyên nhân, mà phần còn lại là do trong quá trình phân tích tài chính khách hàng NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ chủ yếu chỉ phân tích trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh còn báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì không mấy khi sử dụng đến. Trong thực tế, một doanh nghiệp có báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán cho thấy doanh nghiệp làm ăn có lãi thì chưa chắc đã trả được nợ đúng hạn vì vào thời điểm ấy luân chuyển tiền tệ sẽ giúp ngân hàng nhìn nhận được vấn đề này, như vậy phân tích này là rất cần thiết cho kết luận đánh giá của ngân hàng. Vậy có thể nói đây là một thiếu sót không chỉ của NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ mà là hầu như các ngân hàng ở Việt Nam nói chung.
Thông tin đóng vai trò quan trọng trong hoạt động phân tích tài chính khách hàng, điều này là hiển nhiên. Thông tin thu thập càng nhiều thì càng tăng tính chính xác cho việc đánh giá, kết luận. Tuy nhiên, trên thực tế phân tích NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ mới chỉ tìm kiếm thêm từ điều tra trực tiếp là rất ít nếu không nói là hầu như không. Có một nguồn nữa là thông tin lấy từ trung tâm CIC - NHNN nhưng trên thực tế NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ cũng ít khi tra cứu, chỉ trường hợp nào thấy dư nợ tín dụng quá lớn mới xem xét trong khi lẽ ra, đây phải là việc làm thường xuyên.
Mặc dù những chỉ tiêu trên đã phản ánh khá khái quát tình hình tài chính khách hàng nhưng do kết quả phân tích cho thấy tình hình tài chính của Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà và đô thị là tốt nhưng để quyết định cho vay thì cần phải phân tích thêm một số chỉ tiêu sau để làm rõ hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp đó là khả năng trả lãi vay.
Chưa có sự phân công rõ ràng theo hướng chuyên môn hoá đối với từng cán bộ tín dụng từ thực tế hiện nay đòi hỏi, công tác chuyên môn hoá đối với từng cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm phụ trách việc phân tích tài chính đối với một hoặc một nhóm khách hàng, một số khách hàng, một số loại hình kinh doanh bởi vì không phải cán bộ tín dụng nào cũng có khả năng hiểu biết sâu sắc tất cả các ngành nghề kinh doanh hoặc hoạt động tài chính của tất cả các loại hình kinh doanh, mỗi ngành nghề kinh doanh đều có những thuận lợi và khó khăn riêng, và đều có những đặc thù riêng. Nếu thực hiện phân công theo loại hình kinh doanh hoặc ngành nghề kinh doanh như vậy sẽ giúp cho các cán bộ tín dụng có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về từng ngành nghề vay vốn tại ngân hàng sẽ được nâng cao chất lượng mà cả quá trình thẩm định cho vay, theo dõi sau khi cho vay và mở rộng quan hệ với khách hàng cũng sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn. Ngoài ra, lãnh đạo quản lý cũng dễ dàng hơn.
Nhưng thực tế chi nhánh hiện nay chưa có một sự phân công rõ ràng nào đối với từng cán bộ tín dụng. Tất nhiên có cán bộ tín dụng có kinh nghiệm lâu năm, có cán bộ tín dụng còn rất trẻ, có cán bộ tín dụng có kiến thức cập nhật mới nhưng không có sự phân công cho phù hợp, bất kỳ cán bộ tín dụng nào cũng có thể làm việc với một loại hình doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh mà không có sự cân nhắc, chọn lựa.
Còn thiếu những văn bản cụ thể hướng dẫn công tác phân tích đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp xếp hạng doanh nghiệp. Hiện nay ngân hàng chưa có văn bản cụ thể nào quy định về quy trình phân tích đánh giá tình hình tài chính khách hàng vay vốn, do đó mà trong quá trình phân tích tài chính đối với khách hàng vay vốn, chủ yếu các cán bộ tín dụng dựa vào kinh nghiệm, những hiểu biết về kiến thức và thực tiễn để tiến hành phân tích, đánh giá, điều này một phần làm tăng thêm độ không chính xác và không thống nhất, đồng đều trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và rủi ro xảy ra ở trong vài món vay nào đó.
Tính trung thực của các báo cáo tài chính của khách hàng có quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh lớn hoặc các doanh nghiệp Nhà nước là có độ tin tưởng cao hơn, nội dung đầy đủ hơn chi tiết do hoạt động của các loại hình này được quản lý khá chặt chẽ bởi một hệ thống các quy chế quản lý tài chính.
Chương III
Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Mơ
3.1. Phương hướng hoạt động cho vay của ngân hàng trong thời gian tới
NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ vừa tròn hai tuổi, hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn như tìm kiếm khách hàng, tìm hiểu thị trường và chịu nhiều áp lực về cạnh tranh của các ngân hàng thương mại khác là một tất yếu. Những kết quả thu được cũng đáng kể, những thuận lợi cũng nhiều nhưng những khó khăn trước mắt cũng rất lớn, còn nhiều việc mà chi nhánh cần phải tiếp tục hoàn thành trong thời gian tới, trong đó có hoạt động cho vay. Căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ chung của NHNo&PTNT Việt Nam và NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long. NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ đề ra những định hướng kinh doanh năm 2004, căn cứ vào tình hình hiện tại và kết quả đã đạt được, đối với công tác cho vay, phương hướng và mục tiêu nhiệm vụ đề ra năm 2004 là:
Tổng nguồn vốn huy động: 200 tỷ đồng (bao gồm ngoại tệ)
Tổng dư nợ: 185 tỷ đồng (bao gồm ngoại tệ)
Tỷ lệ nợ quá hạn : Dưới 0,3%
Kết quả tài chính đảm bảo chi đủ lương theo quy định và có tích luỹ.
Để đạt được mục tiêu đề ra năm 2004 trong hoạt động cho vay, chi nhánh sẽ thực hiện các giải pháp sau:
Tiếp cận và tăng số lượng khách hàng mới có nguồn thu lớn và tương đối ổn định. Để thực hiện mục tiêu này cần phải có một chính sách tiếp thị đúng mức.
Tiếp tục mở tộng cho vay các thành phần ngoài quốc doanh cùng với sự giúp đỡ của Trung tâm điều hành, Chi nhánh đã và đang tìm ra hướng kinh doanh mới mang tính đột phá, đó là tiếp tục tìm kiếm tiếp nhận để được phục vụ các dự án có vốn đầu tư nước ngoài để từ đó tạo lập nguồn vốn rẻ.
Quản lý tín dụng: xuất phát từ đặc điểm Chi nhánh mới ra đời, các khách hàng hầu hết đã có quan hệ tín dụng với một hay nhiều ngân hàng khác, cán bộ tín dụng lại mới, chưa có kinh nghiệm thực tiễn, việc quản lý tín dụng được quan tâm hàng đầu nhằm đảm bảo hiệu quả, an toàn vốn vay. Vì thế, chi nhánh phải tiến hành phân tích thị trường, phân loại khách hàng từ đó lựa chọn xác định mục tiêu khách hàng có khả năng lên kế hoạch tiếp thị thu hút khách hàng đặt quan hệ tín dụng.
Năm 2004, Chi nhánh luôn bám sát định hướng phát triển kinh doanh của ngành từ đó xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp, tạo hướng đi đúng cho chi nhánh ngay từ giai đoạn đầu bởi vì giai đoạn đầu cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển sau này của chi nhánh. Chi nhánh phải tạo được những mối quan hệ tốt với khách hàng và tăng cường uy tín trên thương trường, nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác. Do đó, việc tăng trưởng dư nợ được xây dựng trên cơ sở an toàn hiệu quả và vững chãi.
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng vay vốn:
Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng là hai mặt thống nhất biện chứng của hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại. Nếu ngân hàng chỉ chú trọng đến chất lượng tín dụng mà coi nhẹ việc mở rộng tín dụng thì sẽ nhanh chóng bị các ngân hàng khác cạnh tranh, chiếm ưu thế, thị phần bị giảm sút dần dần mất đi vị thế của mình. Quan trọng hơn, không tăng trưởng dư nợ tín dụng đồng nghĩa với việc ngân hàng không có đủ lợi nhuận để trang trải chi phí kinh doanh và trả lãi tiền gửi cho khách hàng. Nhưng nếu ngân hàng chỉ coi trọng tăng trưởng tín dụng mà coi nhẹ việc nâng cao chất lượng tín dụng, cho vay tràn lan, không kiểm tra giám sát. Cho vay những khách hàng không có khả năng sử dụng vốn vay hiệu quả, không có khả năng trả nợ vay hoặc khách hàng vay vốn với mục đích đầu cơ trục lợi, sử dụng vốn vay sai mục đích, cố tình không trả nợ vay, từ đó nhất thiết phải kết hợp cả hai mặt: tăng trưởng dư nợ và nâng cao chất lượng tín dụng nhưng nâng cao chất lượng tín dụng luôn phải thực hiện đầu tiên vì chỉ có số lượng không có chất lượng thì việc đầu tư của ngân hàng sẽ tăng độ rủi ro.
Nâng cao chất lượng tín dụng bao gồm việc ngân hàng phải giảm thiểu rủi ro tín dụng mà để làm được như vậy phải hạn chế và giảm thiểu những nguy cơ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Muốn vậy, ngân hàng phải chọn lựa được những khách hàng tốt, có tình hình và khả năng tài chính lành mạnh đồng thời có sự kiểm tra giám sát các món vay chặt chẽ, khoa học. Việc tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động phân tích khách hàng sẽ góp phần quan trọng trong việc giúp ngân hàng đạt được mục tiêu đó.
3.2.1. Đối với việc thu thập thông tin:
Thông tin kinh tế luôn có vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiếp cận và bám sát thông tin để thúc đẩy kinh doanh phát triển, ngược lại xa rời thông tin hay tiếp cận với những thông tin không cập nhật có thể làm kinh doanh đình trệ, thua lỗ. Thông tin tín dụng càng quan trọng hơn nữa vì nguyên liệu và sản phẩm kinh doanh của ngân hàng là đồng tiền, đây là đối tượng dễ bị tác động nhất và chịu tác động của nhiều nhân tố trong nền kinh tế, do vậy việc thu thập thông tin chính xác, đầy đủ đối với các doanh nghiệp sản xuất khác đã quan trọng thì đối với ngân hàng còn quan trọng hơn gấp nhiều lần.
Hiện nay, theo “Quy trình cho vay” mà NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ đang sử dụng đã quy định khá đầy đủ các nguồn và nội dung thông tin cần thu thập để làm căn cứ kiểm tra tình hình tài chính của khách hàng trước khi đưa ra quyết định cho vay, nhưng vẫn cần phải lưu ý một số điểm sau:
Thứ nhất, do chế độ kế toán - thống kê của nước ta chưa hoàn chỉnh nên độ chính xác và phù hợp của các thông tin còn hạn chế, ngân hàng phải tự tìm biện pháp khắc phục.
Ví dụ 1: Việc xác định các khoản “nợ phải trả” của các DNQD hết sức khó khăn vì nợ lẫn nhau giữa các DNQD và với ngân hàng, nay ngân hàng lại phải xác định lại tình hình các khoản nợ cũ và cộng thêm các khoản vay của các ngân hàng khác nhau mới nắm bắt được chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp tư nhân và hộ sản xuất nơi mà pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước không được thực hiện hoặc thực hiện mang tính hình thức thì việc nắm tình hình tài chính của họ còn khó khăn hơn nữa. Trong khi, các khoản “nợ phải trả” này ảnh hưởng tới tỷ lệ về khả năng thanh toán của doanh nghiệp theo hướng nghịch biến.
Vì vậy để khắc phục tình trạng trên ngân hàng cần phải yêu cầu các doanh nghiệp lập một tờ trình riêng, chi tiết về các khoản “nợ phải trả” để xem xét theo các tiêu thức: chủ thể nào, ngày phát sinh khoản nợ, lý do nợ, đã trả thì vào khi nào, còn dư nợ lại là bao nhiêu, việc thanh toán các khoản nợ của khách hàng phải được lập thành những bảng biểu riêng cho từng chủ thể, có như vậy mới đảm bảo được tính chính xác của các khoản nợ của khách hàng, tránh trường hợp khách hàng vay nợ của chủ thể này để trả cho chủ thể khác. Lúc đó nếu quyết định cho vay, ngân hàng sẽ chịu tác động của nhiều yếu tố rủi ro hơn.
Ví dụ 2: Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên BCKQKD và lợi nhuận chưa phân phối trên BCĐKT tuy có liên hệ mật thiết với nhau nhưng không thống nhất, vì:
BCKQKD có tính chất thời kỳ còn BCĐKT có tính chất thời điểm.
Có thể lợi nhuận sau thuế dương nhưng lợi nhuận chưa phân phối lại âm do doanh nghiệp dùng lợi nhuận sau thuế để chi trả cho các mục đích khác nhau như chi trả lãi cho các nhà đầu tư.
Các khoản chi phí trả trước của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng tới lợi nhuận sau thuế trên BCKQKD :
Nếu trong năm, doanh nghiệp có một khoản chi phí trả trước thì LNST trên thực tế sẽ nhỏ hơn nhiều so với LNST trên BCKQKD, nếu LNST trên BCKQKD là âm thì trên thực tế doanh nghiệp bị lỗ rất nhiều.
Năm tiếp theo, số lãi thực sẽ cao hơn so với BCKQKD, do một phần lỗ treo của các năm trước được kết chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh (nếu năm trước LNST âm).
Như vậy, khi xem xét chỉ tiêu LNST trên doanh số bán hàng hay chỉ tiêu LNST trên VCSH, ngân hàng cần chú trọng xem xét thêm các yếu tố có ảnh hưởng gián tiếp đến LNST của doanh nghiệp để nhìn nhận đúng hơn về thực lực tài chính của doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng.
Bên cạnh những biện pháp tự khắc phục, ngân hàng phải thường xuyên cập nhật những thay đổi trong hệ thống chuẩn mực kế toán nước ta tới đội ngũ cán bộ tín dụng, đặc biệt là những thay đổi có liên quan tới các tỷ lệ và chỉ tiêu mà ngân hàng đang sử dụng để phân tích tài chính khách hàng.
Thứ hai, ngân hàng vẫn chưa quy định cụ thể các báo cáo tài chính được kiểm toán bởi cơ quan kiểm toán độc lập, có uy tín, một báo cáo tài chính được kiểm toán sẽ cho độ chính xác cao hơn. Do vậy, ngân hàng nên yêu cầu điều kiện này trước khi nghiên cứu các bước tiếp theo.
Tuy nhiên việc sử dụng dịch vụ kiểm toán độc lập không đơn giản do chi phí cho mỗi lần kiểm toán là cao, vì vậy để giữ khách hàng, ngân hàng nên xem xét độ tin cậy của thông tin dựa vào uy tín của doanh nghiệp có quan hệ với ngân hàng, có nợ quá hạn không, nếu có thì số lượng và thời gian nợ quá hạn như thế nào nhưng việc dựa trên uy tín này chưa phải là tối ưu, ngân hàng vẫn phải kiểm tra và củng cố lòng tin. Còn các trường hợp khác ngân hàng phải tự kiểm tra báo cáo tài chính bằng nhiều phương pháp khác nhau như:
So sánh đối chiếu thông tin với số liệu của Trung tâm thông tin tín dụng NHNN - CIC.
Kiểm tra dựa trên tính logic cũng như mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trình bày trong báo cáo tài chính.
Kiểm tra đối chiếu với sổ sách kế toán thống kê của doanh nghiệp.
Đặc biệt hiện nay, NHNN đang có mạng thông tin phòng ngừa rủi ro thực hiện khá hiệu quả và đã tư vấn, giúp đỡ cho khách hàng vay vốn trong việc lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh, vì vậy ngân hàng cần phải kết hợp giữa việc lấy thông tin từ trung tâm này và từ trung tâm CIC của NHNN vì hiện nay các thông tin do CIC cung cấp cũng là từ các tổ chức tín dụng khác cung cấp nên đều không đầy đủ và thiếu đi tính thời sự, vì vậy cần phải lựa chọn những thông tin cần thiết chính xác từ hai trung tâm này.
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải đối chiếu với thông tin của các cơ quan tài chính khác nhằm tránh tình trạng có một số doanh nghiệp cung cấp thông tin không thống nhất cho các bên có liên quan với mục đích trục lợi, gây thiệt hại cho những người sử dụng thông tin, trong đó có ngân hàng.
Thứ ba, ngân hàng cần phải thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong ngân hàng không chỉ nhằm vào phía đơn thuần là kiểm tra khách hàng mà quan trọng hơn là kiểm tra, thanh lọc những cán bộ tín dụng thông đồng với khách hàng nhằm mục đích chiếm dụng vốn và tài sản của ngân hàng nên đã thu thập thông tin qua loa, đại khái, phân tích sơ sài hay cố tình tiếp nhận thông tin không trung thực, đầy đủ nhanh chóng có được quyết định cho vay.
Thứ tư, ngân hàng nên mở sổ theo dõi với từng khách hàng vay vốn về tất cả các lĩnh vực có liên quan đến điều kiện và tình hình sản xuất kinh doanh của người vay, từ đó sẽ giúp ngân hàng dễ dàng trong quản lý hơn và sẽ giảm thời gian trong việc kiểm tra các thông tin khi khách hàng xin vay lần sau.
Khách hàng vay vốn của ngân hàng ngày càng phong phú và đa dạng không chỉ tập trung vào các doanh nghiệp mà còn các hộ kinh doanh, cá nhân nhưng việc phân tích khách hàng vay vốn đối với mỗi nhóm khách hàng có khác nhau ví dụ: từ khi Luật Doanh nghiệp đi vào thực thi, có hiệu lực, các loại hình doanh nghiệp đa dạng ra đời, rất nhiều các công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập. Phần lớn những công ty này đều có quy mô nhỏ, thời gian, ngành nghề kinh doanh phong phú, các báo cáo tài chính có thể còn nhiều thiếu sót, đơn giản, sơ sài, trong đó các công ty liên doanh hoặc công ty có 100% vốn nước ngoài, các công ty Nhà nước có thời gian hoạt động dài, quy mô kinh doanh lớn, các báo cáo tài chính phức tạp.
3.2.2. Đối với hoạt động phân tích các thông tin và ra quyết định
Về các chỉ tiêu tài chính đang phân tích, ngân hàng cần phải chú ý một số điểm sau:
Đối với tỷ lệ hiện hành:
Để sử dụng tốt tỷ lệ này, ngân hàng nên loại trừ ra khỏi tử số các khoản hàng tồn kho ứ đọng, kém phẩm chất, các khoản nợ phải thu khó đòi, các chứng khoán giảm giá.
Trường hợp các doanh nghiệp lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán đúng và đầy đủ thì không có gì khó khăn gì cho việc xác định chỉ tiêu tài chính này. Nhưng thực tế cho thấy, chỉ có một phần các khoản dự phòng được lập và phản ánh trên BCĐKT của doanh nghiệp.
Theo thông tư số 64 TC/TCDN ngày 15/9/1997 của Bộ tài chính hướng dẫn về chế độ trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng công nợ khó đòi, dự phòng giảm giá các chứng khoán tại DNNN, thì chỉ có một bộ phận khoản phải thu quá hạn được lập dự phòng, đó là các khoản nợ phải thu từ hai năm trở lên, đã đòi nhiều lần nhưng chưa thu hồi được, mới được lập dự phòng. Và mức lập dự phòng không vượt quá 20% tổng dư nợ phải thu của doanh nghiệp tại 31/12 hàng năm và phải đảm bảo doanh nghiệp không lỗ. Như vậy, rõ ràng có một bộ phận các khoản phải thu khó đòi sẽ không được lập dự phòng. Đồng thời quy định trên chỉ được áp dụng cho các DNNN còn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại chưa được thực hiện.
Trong khi chưa có quy định mới về vấn đề trên, khi thẩm định, ngân hàng có thể yêu cầu các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, phản ánh đầy đủ các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng
phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá chứng khoán. Như vậy, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích tài chính khách hàng một cách chính xác hơn và tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Đối với chỉ tiêu “chu kỳ thu hồi vốn trung bình” và chỉ tiêu “vòng quay hàng hoá” ngân hàng nên quy định cách tính tiền bán hàng trung bình một ngày và giá trị trung bình vật tư, hàng tồn kho theo số bình quân thứ tự thời gian sẽ chính xác hơn.
Đối với các tỷ lệ đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp có liên quan tới LNST, khi tính toán ngân hàng cần phải phân tích các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp tới LNST như đã trình bày ở phần thu thập thông tin phía trên.
Riêng đối với tỷ lệ khả năng sinh lời của tài sản, xin trình bày một số điểm cần chú ý sau:
Phần tử nên thay bằng “lợi nhuận trước thuế và lãi vay”, có như thế mới thể hiện được hiệu quả xã hội của đồng vốn sản xuất, không phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Lúc đó, chỉ tiêu này sẽ phản ánh hiệu quả sản xuất khách quan hơn.
Khi đó, chỉ tiêu này cho biết trong kỳ kinh doanh một đồng vốn nói chung tạo ra bao nhiêu đồng lãi hoạt động biểu hiện năng lực của doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn sản xuất để tạo ra lợi nhuận, trong đó, một phần dùng để trả lãi vay, một phần nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngân sách và phần còn lại là lãi ròng tích của doanh nghiệp.
Với ý nghĩa trên, ngân hàng cần quan tâm đến chỉ tiêu này khi thẩm định. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt và bắt buộc phải cao hơn lãi vay.
Về việc xác định “lợi nhuận trước thuế và lãi vay”:
Chỉ tiêu “lợi nhuận trước thuế và lãi vay” là một chỉ tiêu không có trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu “lợi nhuận trước thuế” trong bảng “Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh” là chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận trước thuế và sau khi trả lãi tiền vay. Do đó, để xác định được phần tử số của công thức, Ngân hàng buộc phải lấy lợi nhuận trước thuế cộng với chi phí trả lãi tiền vay. Trong khi chi phí trả lãi tiền vay được gộp chung với chi phí quản lý doanh nghiệp phản ánh trong bảng “Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh”.
Như vậy, để biết chi phí trả lãi tiền vay, ngân hàng cần yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp thêm thông tin này bằng cách: sau chỉ tiêu “Chi phí quản lý doanh nghiệp” trong BCKQKD, bổ sung thêm chỉ tiêu trong đó là “chi phí lãi vay”, việc này đối với các doanh nghiệp không phải là điều khó khăn vì các doanh nghiệp đều tổ chức kế toán chi tiết và trong điều kiện sử dụng máy vi tính trong công tác hoạch toán kế toán.
Đối với chỉ tiêu lợi nhuận ròng:
LN = ồD- ồC- ồT
Chỉ tiêu này có nhược điểm là được tính toán trên cơ sở mức chi phí cũng như đơn giá hiện nay đã không tính đến sự thay đổi của môi trường kinh doanh và đồng tiền thanh toán. Do vậy, ngân hàng nên dần dần loại bỏ đi chỉ tiêu này và thay vào đó, tập trung vào tính toán chỉ tiêu NPV.
Để đánh giá khả năng hoàn vốn vay: Ngân hàng chỉ sử dụng chỉ tiêu: thời gian hoàn vốn vay mà không xem xét tới chỉ tiêu Thời gian hoàn vốn đầu tư. Trong đó, công thức tính thời gian hoàn vốn đầu tư như sau:
Trong đó, ồV là tổng vốn đầu tư
T là thời gian thu hồi vốn đầu tư
Cho nên, có thể nói: hiệu quả của hoạt động đầu tư gần như đã bị xem nhẹ so với vấn đề thu hồi vốn của ngân hàng, làm cho việc thẩm định, xem xét dự án phần nào đã giảm đi tính khách quan, trong khi thực tế Thời gian hoàn vốn đầu tư của chủ dự án có đạt được tiêu chuẩn đủ ngắn thì khả năng hoàn trả vốn vay đầy đủ, đúng hạn mới chắc chắn.
Do vậy bên cạnh chỉ tiêu thời gian hoàn trả vốn vay, ngân hàng cũng phải nghiên cứu chỉ tiêu thời gian hoàn trả vốn đầu tư và phải so sánh sự hợp lý giữa hai chỉ tiêu này. Trong đó, Thời gian hoàn trả vốn đầu tư luôn phải dài hơn Thời gian hoàn trả vốn vay, vì về nguyên tắc chủ dự án phải hoàn trả hết các dự án tạo ra; nếu ngược lại thì chắc chắn có sự gian lận của chủ dự án hoặc sự tính toán sai lầm của ngân hàng về các nguồn trả nợ của doanh nghiệp
Từ những thông tin về tình hình và khả năng tài chính của khách hàng hiện tại, dự đoán nhu cầu tài chính của khách hàng trong tương lai để đi đến quyết định tài trợ hay không tài trợ cho doanh nghiệp vay.
Quyết định này phải đảm bảo nguyên tắc lấy dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả làm căn cứ cho vay và quyền tự chủ, chịu trách nhiệm của Giám đốc ngân hàng. Trên thực tế cho thấy, khoản vay chỉ được cấp trên cơ sở dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì chưa đủ mà còn cần phải thể hiện được trách nhiệm vật chất của cán bộ tín dụng thẩm định và Giám đốc ngân hàng quyết định cho vay, khi đó tính chất kinh tế - xã hội và tính chất pháp lý của tín dụng ngân hàng mới được bảo đảm.
Tuy nhiên, khi đặt ra vấn đề trách nhiệm vật chất nếu rủi ro xảy ra thì chắc chắn tín dụng sẽ bị co cụm lại và vấn đề bảo đảm tín dụng sẽ được đặt ra một cách khắc nghiệt. Dẫn đến, khối lượng tín dụng không thể vượt qua giá trị tài sản thế chấp, cầm cố. Hiện nay, theo quy định: giá trị tài sản thế chấp, cầm cố phải lớn hơn giá trị khoản vay ít nhất từ 20% trở lên.
Tài sản thế chấp, cầm cố được trong nền kinh tế chủ yếu là giá trị của tài sản đã được tích luỹ trong doanh nghiệp như máy móc, nhà xưởng, nguyên liệu. Như vậy, một doanh nghiệp không thể vay một số tiền nhều hơn giá trị của mình. Trong khi đó nhu cầu vay vốn lưu động của một doanh nghiệp là lớn hơn nhiều lần bản thân vốn tự có của doanh nghiệp. Sự biến tướng của việc gia tăng tín dụng dùng chính tài sản tạo ra vốn vay để đảm bảo cho nợ vay.. tất cả những biến tướng này mang rủi ro đến cho ngân hàng và đặc biệt là rủi ro rất lớn nếu xảy ra vốn được tập trung vào một khách hàng quá nhiều.
Để giải quyết nhược điểm trên, ngân hàng nên mở rộng phương thức chiết khấu thương phiếu cho các doanh nghiệp, phương thức này có một số những ưu điểm sau:
Hàng hoá đã được sản xuất và bán được thực sự.
Việc bán chịu cho phép hai bên tiến hành ngay khi có cơ hội vì nó không đòi hỏi phải thanh toán ngay.
Đến hạn thương phiếu phải được thanh toán ngay không được trì hoãn nếu trì hoãn có nghĩa là doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng phá sản.
Với những ưu điểm này, khi ngân hàng chiết khấu các thương phiếu, việc thu hồi vốn trở nên dễ dàng hơn là cho vay theo hình thức ứng trước như hiện nay. Hơn nữa, việc chiết khấu thương phiếu không đòi hỏi phải có tài sản đảm bảo. Thương phiếu là một công cụ trên thị trường tiền tệ, nên khi cần, ngân hàng có thể tái chiết khấu ở NHNN hoặc ở các ngân hàng khác. Trong cho vay chiết khấu những tiêu cực gần như không xảy ra vì đây là một nghiệp vụ mua bán các công cụ tài chính.
Trở lại vấn đề quyết định cho vay, thực tế cho thấy: việc cho vay không đánh giá được khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ tạo ra từ vốn vay là nguyên nhân quan trọng dẫn đến rủi ro tín dụng hiện nay. Khi cho vay để sản xuất hoặc cung cấp một dịch vụ thì trước hết cán bộ tín dụng và Giám đốc ngân hàng phải quyết định xem liệu rằng sản phẩm hoặc dịch vụ sản xuất ra có được thị trường chấp nhận không và nếu có thì ở mức giá nào. Khi xác định được một sản phẩm, dịch vụ được thị trường chấp nhận, thì lúc đó quyết định cho vay mới được đưa ra, ngược lại thì không cho phép đưa ra một quyết định nào cả.
Cuối cùng, ngân hàng cũng nên ưu tiên cho các lĩnh vực ngành nghề thuộc tiểu thủ công nghiệp, điện nước, xây dựng nhà ở, đường xá… đây là những lĩnh vực có khả năng mở rộng sản xuất trong tương lai. Ngoài ra, những doanh nghiệp sản xuất chuyên môn hoá vào một mặt hàng thì cũng ít gặp rủi ro hơn so với những doanh nghiệp đa dạng hoá sản phẩm, vì vậy khi quyết định cho vay, ngân hàng cũng nên ưu tiên cho những doanh nghiệp sản xuất chuyên môn hoá và ngăn không cho những khách hàng cũ của mình được sử dụng vốn vay vào việc mở rộng sản xuất một cách tràn lan tuỳ tiện ra nhiều ngành nghề quá trái ngược với nhau.
3.2.3. Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành đối với từng ngành nghề lĩnh vực
Hiện nay, mặc dù cán bộ tín dụng của chi nhánh được cung cấp nhiều tài liệu về phân tích tài chính khách hàng để tham khảo, song nhiều khi giữa các tài liệu lại không có sự thống nhất về tên gọi cho việc tính toán cùng một chỉ tiêu, thậm chí về một nội dung của chỉ tiêu, điều này gây lúng túng cho cán bộ tín dụng đặc biệt là cán bộ tín dụng còn ít kinh nghiệm khi lựa chọn các chỉ tiêu để phân tích.Ví dụ: Hệ số thanh toán tức thời có tài liệu tính bằng công thức = Vốn bằng tiền/ Nợ đến hạn, có tài liệu tính bằng = Vốn bằng tiền/ Nợ ngắn hạn. Mặt khác chi nhánh vẫn áp dụng về các tiêu chuẩn tài chính cho mọi loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh như sau:
Hệ số thanh toán ngắn hạn lớn hơn 1
Hệ số thanh nhanh lớn hơn hoặc bằng 1
Hệ số thanh toán tức thời lớn hơn 0,5
Điều này không chính xác đối với tất cả các doanh nghiệp. Do đó, để nâng cao chất lượng phân tích đánh giá tài chính đối với doanh nghiệp vay vốn, chi nhánh cần sớm xây dựng một hệ thống chỉ tiêu tài chính chuẩn mực làm cơ sở cho các cán bộ tín dụng trong quá trình làm việc.
3.2.4. Nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng
Ngày nay, vấn đề này không chỉ của riêng chi nhánh mà là vấn đề bức xúc của toàn ngành kinh tế trên toàn cầu. Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ, trong xu hướng toàn cầu hoá, mở của thông thương với quốc tế, nhân tố con người đang trở nên vô cùng quan trọng.
Để thực hiện được giải pháp này, chi nhánh đã và đang từng bước nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng. Hiện nay, các cán bộ tín dụng tại chi nhánh có hai thế hệ rõ rệt: một là lớp trẻ mới công tác được vài năm, kinh nghiệm chưa nhiều, hai là cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn cao vì vậy để giảm thiểu độ chênh lệch đó chi nhánh nên khuyến khích việc học thêm ở ngoài giờ bằng nhiều hình thức khác nhau: tăng lương trợ cấp cao hơn cho việc đi học thêm ngoài các chỉ tiêu của chi nhánh để vừa phục vụ tốt cho công việc của cán bộ, vừa đem lại sự thịnh vượng, thắng thế trong cạnh tranh và phát triển của ngân hàng như ngoại ngữ, tin học.
Có những chính sách thưởng phạt công bằng nghiêm minh: mục đích của chính sách này là gắn kết trách nhiệm của cán bộ tín dụng với hoạt động thẩm định phân tích khách hàng. Theo đó, ngân hàng nên định kỳ tổ chức hội nghị tổng kết tình hình đánh giá rút kinh nghiệm về công tác thẩm định nói chung và phân tích tài chính khách hàng nói riêng.
3.2.5.Tăng thêm các chỉ tiêu trong phân tích khách hàng
Mặc dù đối với ngân hàng một số chỉ tiêu như hệ số khả năng thanh toán, hệ số vốn chủ sở hữu trong tổng tài sản là những chỉ tiêu chính, chủ yếu và vô cùng quan trọng đối với ngân hàng. Nhưng bên cạnh đó, các loại phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, các chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho, vòng quay vốn lưu động cũng nên đưa vào sử dụng. Các chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, vòng quay vốn lưu động, hiệu suất sử dụng tổng tài sản cũng nên đưa vào sử dụng. Các chỉ tiêu này mặc dù không phải là mối quan tâm hàng đầu của ngân hàng nhưng thông qua việc tính toán và phân tích nó một phần sẽ giải trình nhiều hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp nó sẽ bổ sung, kết hợp các chỉ tiêu chính, đặc biệt với báo cáo lưu chuyển tiền tệ để phản ánh một bức tranh toàn diện về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thí dụ nếu vốn lưu động thường xuyên lớn hơn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên thì chứng tỏ nợ ngắn hạn tài trợ cho các khoản khác ngoài tài sản lưu động và các khoản phải thu. Tức là, nếu phần này lớn thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp có thể chưa tốt.
Tuy nhiên, trong một báo cáo thẩm định có rất nhiều phần thẩm định khác nhau như: thẩm định tư cách pháp nhân, thẩm định phương án vay vốn , thẩm định tài sản đảm bảo. Nếu khâu phân tích tài chính quá đi sâu hoặc quá dài dòng thì có thể gây thừa và lặp, chồng chéo. Với những doanh nghiệp có quy mô lớn, phức tạp các báo cáo tài chính cũng phức tạp và sáng tỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, với những doanh nghiệp có báo cáo tài chính đơn giản thì chỉ cần sử dụng các chỉ tiêu tài chính chủ yếu mà ngân hàng quan tâm, không gây chồng chéo, trùng lắp mà không nêu bật được vấn đề cần quan tâm..
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo phản ánh toàn diện tình hình tài chính của khách hàng, nhưng vẫn chưa được chú trọng nhiều.
3.2.6. Lập quỹ hỗ trợ cho công tác phân tích khách hàng
Hiện nay, chưa có một ngân hàng nào lập quỹ hỗ trợ cho quá trình thẩm định tín dụng khách hàng của cán bộ tín dụng bởi việc thẩm định tài chính khách hàng chủ yếu chỉ dựa vào những giấy tờ, báo cáo tài chính mà khách hàng nộp, từ trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước CIC và linh cảm, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng đúc kết lại. Việc điều tra tận cơ sở sản xuất kinh doanh hay phỏng vấn khách hàng diễn ra còn lẻ tẻ, mang tính hình thức chưa thực sự khai thác tiềm năng nguồn này. Thông tin từ điều tra thực tế có ý nghĩa quan trọng giúp cán bộ tín dụng loại trừ những báo cáo tài chính "ma". Hơn nữa thu thập thông tin thực tế còn rất quan trọng trong giai đoạn phân tích trong cho vay vì có theo sát thực tế khách hàng cán bộ tín dụng mới nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh thực diễn ra, thấy được doanh nghiệp sử dụng vốn vay có đúng mục đích và hiệu quả. Vì lẽ đó, nguồn thông tin này cần được chú trọng khai thác. Và để tạo điều kiện cũng như khuyến khích các cán bộ tín dụng tích cực xuống cơ sở điều tra, phỏng vấn trực tiếp thì Chi nhánh nên xem xét thành lập quỹ riêng hỗ trợ kinh phí điều tra trực tiếp cho cán bộ tín dụng của Chi nhánh.
3.3. Kiến nghị với cơ quan hữu quan
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
* Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng CIC
Trong mối quan hệ của ngân hàng và khách hàng, ngân hàng luôn có thông tin về khách hàng. Việc nắm bắt thông tin về khách hàng giúp cho ngân hàng hạn chế rủi ro. Nhận thức được vai trò và yêu cầu thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại, kiến nghị xin đề cập tới nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC)
Để nâng cao hơn chất lượng hoạt động của CIC có thể xem xét thực hiện một số biện pháp sau:
Từng bước hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động
Tuyển chọn và nâng cao trình độ của cán bộ và đào tạo các cán bộ của CIC. Chế độ hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng.
Xây dựng các văn bản đủ hiệu lực, quy định cụ thể về tác nghiệp như nguồn cung cấp thông tin, người sử dụng thông tin, các chỉ tiêu thu thập, quy trình thu thập, các tiêu thức phân tích đánh giá.
* Xây dựng các chỉ tiêu trung bình ngành
Các chỉ tiêu trung bình ngành là một căn cứ quan trọng làm tiêu chuẩn cho kết quả cuối cùng của công tác phân tích đánh giá tình hình tài chính, nó giúp cho cán bộ tín dụng không làm theo cảm tính, kinh nghiệm mà không có căn cứ cụ thể. Do đó, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước xây dựng hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành cho toàn bộ các ngành ngân hàng Việt Nam áp dụng, không gây ra sai lệch giữa các ngân hàng trong hệ thống hoặc giữa các chi nhánh trong cùng ngân hàng, giải pháp có thể là:
Ngân hàng Nhà nước cùng các cơ quan hữu quan cùng phối hợp để đưa ra các chỉ tiêu trung bình ngành.
Trong trường hợp chưa đủ điều kiện để có các chỉ tiêu trung bình ngành sử dụng cho toàn quốc thì bản thân Ngân hàng Nhà nước có thể tự nghiên cứu, cùng với sự đóng góp của các ngân hàng thương mại để đưa ra hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành.
* Ban hành văn bản quy định về quy trình phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại ngân hàng thương mại
Hiện nay, đã có quy trình thẩm định cụ thể hướng dẫn đến từng ngân hàng thương mại nhưng chưa có một văn bản hướng dẫn nào về quy trình phân tích đánh giá tài chính khách hàng nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Vì phân tích tài chính doanh nghiệp là khâu quyết định cho vay hay không cho vay, khâu lớn trong quy trình thẩm định cho vay, một khâu phức tạp đòi hỏi tốn nhiều thời gian và công sức. Do đó, cần có văn bản hướng dẫn sơ bộ từ Ngân hàng Nhà nước, sau đó sẽ có hướng dẫn cụ thể của từng ngân hàng thương mại. Trình tự có thể qua các khâu như sau:
Tiếp nhận hồ sơ
Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Thuyết minh báo cáo tài chính
Biên bản kiểm tra, kiểm soát và phương hướng hoạt động kỳ tiếp theo.
Kiểm tra tính chính xác, độ trung thực của hồ sơ kinh tế
Tiến hành phân tích:
Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn trong doanh nghiệp
Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Trong giai đoạn đất nước đang chuyển mình hội nhập với khu vực và quốc tế hiện nay, không chỉ riêng cán bộ ngân hàng mà tất cả mọi người, những ai muốn theo kịp sự phát triển của xã hội và làm việc có hiệu quả đều phải không ngừng trau dồi và trang bị kiến thức mới. Nhận thức được vấn đề này, Ban lãnh đạo ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam xem xét và thực hiện chương trình cử cán bộ đi học nâng cao trình độ và trang bị mới về kiến thức. Tuy nhiên, các chỉ tiêu nằm trong chương trình vẫn còn nhỏ so với nhu cầu hiện tại. Do đó, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét và thực hiện chương trình cử cán bộ đi học nâng cao trình độ và trang bị mới về kiến thức. Tuy nhiên các chỉ tiêu nằm trong chương trình vẫn còn rất nhỏ so với nhu cầu hiện tại. Do vậy, kiến nghị với ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tăng thêm chỉ tiêu cử cán bộ đi học nói chung và đối với NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ nói riêng. Vì điều kiện mới thành lập, trình độ và kinh nghiệm của cán bộ vẫn còn chưa đều cho nên cần phải được cử đi học để tạo thêm mặt bằng cơ bản cho phòng nói chung. Ngoài ra, kiến thức về ngoại ngữ và tin học không phải là yếu tố quyết định nhưng lại là rất cần thiết cho công việc, nó nâng cao hiệu quả mà việc đi học không ảnh hưởng đến công việc, đề nghị ban lãnh đạo xem xét thời gian cử đi học mà không ảnh hưởng đến công việc.
Kết luận
Khả năng tài chính bao giờ cũng là điều kiện trước tiên cho mọi hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Do vậy, bất kỳ chủ thể nào muốn vay vốn tại ngân hàng thấy khả năng tài chính của mình, kết hợp với xem xét mục đính vay và thẩm định hiệu quả của dự án sản xuất kinh doanh của khách hàng, ngân hàng có thể xác định được khả năng trả nợ và nguồn trả nợ của khách hàng trong tương lai. Tất cả những khía cạnh đó đều được thể hiện đầy đủ trong nội dung của công tác phân tích tài chính khách hàng tại ngân hàng khi thẩm định và quyết định cho vay.
Mặt khác, cho vay là một nghiệp vụ chứa đựng rất nhiều rủi ro và rủi ro tín dụng từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh của hoạt động kinh doanh ngân hàng mà một trong những biện pháp bắt buộc để hạn chế là tiến hành phân tích tài chính khách hàng trước khi quyết định cho vay và trong suốt quá trình sử dụng vốn vay, cho nên phân tích tài chính khách hàng tại ngân hàng đã không chỉ trở thành yêu cầu tự thân của mỗi ngân hàng mà còn là đòi hỏi của Ngân hàng Nhà nước và toàn xã hội đối với ngân hàng thương mại.
Qua khảo sát thực tế tại NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ, em đã chọn đề tài: “Nâng cao phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ ”, đề tài gồm ba chương: Chương I: Lý thuyết trực tiếp liên quan tới hoạt động phân tích tài chính khách hàng tại ngân hàng thương mại nói chung, Chương II: Thực trạng hoạt động phân tích tài chính tại NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ nói riêng và Chương III: Một số những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng tại NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ.
Tóm lại, hoạt động kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Một trong những con đường để nâng cao chất lượng của mối quan hệ đó và phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng là nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng, vì vậy đề tài hoạt động phân tích tài chính khách hàng sẽ luôn có ý nghĩa thiết thực và mang tính thời sự.
Tài liệu tham khảo
TS. Lưu thị Hương, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB. Giáo dục, 2002
PTS. Vũ Duy Hào - Đàm Văn Huệ, Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB. Thống kê, 1998.
TS. Phan Thị Thu Hà - TS. Nguyễn Thị Thu Thảo, Ngân hàng thương mại quản trị và nghiệp vụ, NXB. Thông kê, 2002.
Feredric S. Miskin, Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính, NXB. Khoa học và kỹ thuật, 1994.
TS. Hồ Diệu, Giáo trình tín dụng Ngân hàng, học viện Ngân hàng, NXB. Thống kê, 2001.
TS. Nguyễn Văn Công, Lập đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp, NXB. Tài chính, 1997.
Các văn bản pháp luật liên quan.
Các tạp chí Ngân hàng, Tài chính năm 2001, 2002, 2003.
Các tạp chí Kế toán, kiểm toán năm 2001, 2002, 2003.
10. Luận văn khoá 40, 41 khoa Ngân hàng – Tài chính, ĐHKTQD.
11. Các văn bản quy định, hướng dẫn liên quan đến quy chế cho vay của NHNo&PTNT.
Phụ lục i: Báo cáo tài chính của Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị :
Kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Mã
2001
2002
2003
Tổng doanh thu
01
356421
608816
813259
Trong đó: Doanh thu hàng xuất nhập khẩu
02
Cáckhoản giảm trừ
03
1280
4312
401346
+Giảm giá hàng bán
05
45
54
361176
+Hàng bán bị trả lại
06
1134
4225
40170
+Thuế TTĐB, thuế xuất nhập khẩu phải nộp
07
1
2
Doanh thu thuần
10
355141
604503
812857
Giá vốn hàng bán
11
274207
292201
744989
Lợi nhuận gộp
20
80934
312302
67868
Chi phí bán hàng
21
61654
315
38313
Chi phí quản lý doanh nghiệp
22
8680
28469
29376
Lợi nhuận từ HĐKD
30
10600
283517
9932
lợi nhuận khác
50
9564
8646
29791
Tổng lợi nhuận trước thuế
60
20164
292163
39724
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
70
5105
4155
9743
Lợi nhuận sau thuế
80
15058
288007
29981
(Theo số liệu tại NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ)
Bảng cân đối kế toán
Tài sản
Mã
2001
2002
2003
436391
831901
1128010
A.tài sản lưu động và đầu tư
ngắn hạn
100
315779
703027
997489
I. Tiền
110
128985
165983
192861
1.Tiền mặt tại quỹ
111
7101
10360
192861
2. Tiền gửi Ngân hàng
112
121883
155622
8966
3. Tiền đang chuyển
113
183894
II. Các khoản đầu tư tài chính NH
120
15
15
15
1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
121
2. Đầu tư ngắn hạn khác
128
15
15
15
3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
129
III. Các khoản phải thu
130
123190
443468
610495
1. Phải thu của khách hàng
131
67074
242221
344020
2. Trả trước người bán
132
49081
172911
239434
3. Thuế GTGT được khấu trừ
133
186099
1074
402
4. Phải thu nội bộ
134
3745
25648
25498
5. Các khoản phải thu khác
138
3127
1647
1175
6. Dự phòng giảm giá các khoản phải thu khó đòi
139
(35031)
(35031)
(35031)
IV. Hàng tồn kho
140
58985
82454
204466
1. Hàng mua đang đi trên đường
141
2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho
142
352
693
178754
3. Công cụ dụng cụ trong kho
143
42
20
47
4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
145
58443
81311
204000
5. Thành phẩm tồn kho
146
58
6. Hàng gửi bán
147
87
283
239651
7. Dự phòng giảmgiá hàng tồn kho
146
V. Chi phí sự nghiệp
160
1. Chi phí sự nghiệp năm trước
161
2. Chi phí sự nghiệp năm nay
162
VI. Tài sản lưu động khác
150
4603
11105
-10348
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
200
120612
128874
130521
I. Tài sản cố định
210
65914
72107
85120
1. Tài sản cố định hữu hình
211
Nguyên giá
212
70902
79676
97790
Hao mòn (luỹ kế)
213
(4988)
(7569)
(12670)
2. Tài sản cố định thuê tài chính
214
Nguyên giá
215
Hao mòn (luỹ kế)
216
3. Tài sản cố định vô hình
217
Nguyên giá
218
Hao mòn (luỹ kế)
219
III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
220
17
17
17
1. Đầu tư chứng khoán dài hạn
221
2. Vốn góp liên doanh
222
3. Các khoản đầu tư dài hạn khác
228
4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
229
III. Chi phí xây dựng dở dang
230
23054681
56751
45384
IV Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn
240
Tổng tài sản
250
141104
231546
453154
Nguồn vốn
260
436391
831901
1128010
A. Nợ phải trả
300
287591
390830
679831
I. Nợ ngắn hạn
310
80975
103041
146115
1. Vay ngắn hạn
311
3186
2949
5524
2. Nợ dài hạn đến hạn trả
312
3. Phải trả người bán
313
15421
24109
35215
4. Người mua trả tiền trước
314
14937
10853
22166
5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
315
18571
17626
12848
6. Phải trả công nhân viên
316
3731
13473
21830
7. Phải trả trong các đơn vị nội bộ
317
11024
38857
35597
8. Các khoản phải trả, phải nộp khác
318
4166
2112
4830
II.Nợ dài hạn
320
1988
1. Vay dài hạn
321
1988
2. Nợ dài hạn khác
322
III. Nợ khác
330
204627
287788
533715
1. Chi phí phải trả
332
2004527
287622
533602
2. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
333
100
102
107
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
148800
441071
448179
I. Nguồn vốn, quỹ
410
145502
433517
448179
1. Nguồn vốn kinh doanh
411
72977
101778
120775
2. Quỹ đầu tư phát triển
414
9872
235
240014
3. Quỹ dự phòng tài chính
415
3115
31635
34481
4. Nguồn vốn xây dựng cơ bản
417
59536
65064
43384
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác
420
3297
7554
9524
1. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc
421
1552
5288
6711
2. Quỹ khen thưởng và phúc lợi
422
1737
2257
2804
3. Quỹ quản lý của cấp trên
423
4. Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước
424
8217
8217
8217
Tổng nguồn vốn
430
141104
231546
453154
(Theo số liệu tại NHNo&PTNT chi nhánh chợ Mơ)
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33825.doc