Luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu của đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình

PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Xã hội hoá giáo dục đào tạo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong tiến trình hội nhập, là yếu tố quan trọng thúc đẩy giáo dục đào tạo đổi mới và phát triển. Sự tham gia của xã hội vào hoạt động của các cơ sở đào tạo không những giúp cho giáo dục đào tạo gắn với nhu cầu thực tiễn xã hội, mà còn tự kiểm định được toàn bộ hoạt động của mình dựa vào việc khai thác nguồn lực tiềm năng đa phương từ các tổ chức, cá nhân trong xã hội để phát triển. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, yếu tố thị trường sức lao động có tính quyết định đến hoạt động giáo dục đào tạo. Thị trường sức lao động sẽ góp phần quan trọng đến sự phát triển nhanh, chậm, tiến bộ, lạc hậu, thậm chí đến sự tồn tại của cơ sở đào tạo thông qua sự đòi hỏi về tính phù hợp cả về số lượng lẫn chất lượng của tổ chức đào tạo. Cơ sở đào tạo buộc mình phải luôn gắn kết mật thiết với nhu cầu và những biến đổi của thị trường lao động, ngược lại thị trường lao động cũng phải gắn kết với cơ sở đào tạo. Trong điều kiện nguồn kinh phí ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, kinh phí của các cơ sở đào tạo ngoài nguồn ngân sách nhà nước cấp, phần còn lại là nguồn thu học phí, từ đóng góp của người học, từ các dịch vụ giáo dục đào tạo khác. Để giáo dục đào tạo thực sự trở thành vị trí chiến lược, quốc sách hàng đầu, thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đòi hỏi phải có nguồn lực tài chính đủ mạnh, được ưu tiên bố trí thoả đáng, đúng mức và hợp lý. Quảng Bình là tỉnh kinh tế phát triển chậm, hàng năm phải nhận trợ cấp từ Trung ương gần 60% để cân đối ngân sách. Việc đầu tư cho giáo dục đào tạo đã được tỉnh hết sức quan tâm, tuy nhiên so với yêu cầu của sự phát triển và nhu cầu học tập của xã hội thì ngân sách tỉnh chỉ đáp ứng được một phần các điều kiện tối thiểu, cần thiết cho quá trình học tập. Trong những năm qua, thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001 – 2010 của Chính phủ, tỉnh Quảng Bình đã nỗ lực cải cách trong lĩnh vực tài chính công, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính nhằm huy động tối đa và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH –HĐH, các cơ sở đào tạo thành phố Đồng Hới đã không ngừng vận động, chuyển đổi cơ chế, khai thác nguồn thu hợp lý, sử dụng nguồn thu hiệu quả, cung cấp dịch vụ chất lượng cao. Cơ chế tự chủ tài chính ra đời từ năm 2002 với Nghị định số 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ là bước đột phá, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) và được phát triển cả quy mô và đối tượng áp dụng bằng Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, tuy nhiên quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc, hạn chế, chậm được tháo gỡ, hiệu quá sử dụng nguồn thu tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo tự chủ tài chính còn chưa cao. Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu của đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình” làm Luận văn Thạc sĩ của mình. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN 2.1.Mục tiêu chung Nghiên cứu các giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả, đúng mục đích nguồn thu từ hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng của các đơn vị đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. 2.2.Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan để vận dụng nghiên cứu hiệu quả sử dụng nguồn thu của đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính. - Phân tích đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới. - Nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu từ hoạt động đào tạo trong thực hiện cơ chế huy động các nguồn lực tài chính để phát triển. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1.Đối tượng nghiên cứu Các nội dung cơ bản về hiệu quả sử dụng nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi không gian Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả sử dụng nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính. Trong quá trình thực hiện, tác giả tiến hành thu thập và phân tích số liệu của 5 đơn vị hoạt động đào tạo, tự chủ tài chính tại thành phố Đồng Hới, gồm: Trường Trung cấp Kỹ thuật Công Nông nghiệp, Trường Trung cấp Kinh tế, Trường Trung cấp nghề, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp. + Phạm vi thời gian Các tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài chủ yếu được thu thập trong thời gian từ năm 2004 -2008. Kết hợp giữa các định hướng, cơ chế chính sách của nhà nước và thực tiễn nghiên cứu trên cơ sở luận chứng khoa học để làm căn cứ đề xuất các giải pháp phù hợp đối với các đơn vị sự nghiệp đào tạo thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. 4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Chương 1: Tổng quan lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu Chương 2: Đặc điểm cơ bản của các đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Chương 3: Hiệu quả sử dụng nguồn thu của đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Chương 4: Định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu từ hoạt động đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

doc154 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1850 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu của đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. nhằm đảm bảo cho các nhu cầu vật chất phục vụ cho hoạt động quản lý hành chính của cơ sở đào tạo. Trong thời gian qua, nhóm chi này có xu hướng giảm, song tỷ trọng đó trên thực tế còn cao hơn nhiều so với kế hoạch mà nhà nước đặt ra. Giảm nhóm chi QLHC là yêu cầu cần đặt ra đối với các cơ sở đào tạo trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Vì vậy phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm đối với nhóm chi này, vì nó không quyết định trực tiếp đến chất lượng đào tạo, mặt khác đây cũng là nhóm chi dễ dẫn đến lãng phí nhất. Để thực hiện giảm nhóm chi QLHC, một mặt phải tinh giản bộ máy quản lý, mặt khác phải quản lý chặt chẽ các khoản chi theo hướng tiết kiệm, sử dụng tài sản công đúng mục đích và nên giữ mức 8% là hợp lý. * Tăng nhóm chi mua sắm sửa chữa Mức độ của các khoản chi này phụ thuộc vào thực trạng nhà cửa, trang thiết bị của cơ sở đào tạo và chính sách chế độ của nhà nước trong từng thời kỳ. Cũng như nhóm chi giảng dạy và học tập, nhóm chi này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, từ khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, mức độ đầu tư của NSNN dần giảm xuống trong lúc hệ thống trường lớp còn chưa đầy đủ, trang thiết bị ở một số cơ sở đào tạo còn lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của việc “học đi đôi với hành”. Học sinh học tập và nghiên cứu chính vẫn là lý thuyết, cho nên khi ra trường gặp không ít khó khăn với công việc thực tế. Để duy trì và không ngừng tăng cường chất lượng đào tạo cần phân bổ nguồn tài chính đảm bảo cho các khoản mua sắm, sửa chữa trang thiết bị học tập và nâng cấp phòng học tại cơ sở đào tạo đảm bảo mức 22% so với chi thường xuyên. Tăng thêm đầu tư qua các chương trình, dự án phát triển nghề để trang bị thiết bị hiện đại; thông qua nguồn thu của đơn vị để mua sắm đầu tư một số thiết bị chuyên ngành đòi hỏi hàm lượng tri thức cao để thực hành nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng công nghệ mới... 4.2.7. Đa dạng hoá các nguồn vốn cho hoạt động đào tạo Mặc dù nguồn kinh phí chi giáo dục đào tạo trong những năm gần đây có tăng, nhưng mức tăng không đáng kể so với yêu cầu đổi mới và phát triển. Mặt khác, do nền kinh tế nước ta khó khăn, NSNN nói chung, ngân sách tỉnh nói riêng còn nhiều eo hẹp và trở nên “quá tải” nếu như phải cáng đáng tất cả các nhu cầu chi tiêu của hoạt động đào tạo. Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính là nhà nước đã giao trách nhiệm cho các cơ sở đào tạo chủ động huy động nguồn thu, có các giải pháp về chi tiêu phù hợp để tăng trưởng và phát triển hoạt động đào tạo của mình. Thực tế cho thấy, hiệu quả đào tạo không những chỉ đem lại lợi ích quốc gia cho cộng đồng mà còn đem lại cho cả các cơ sở sử dụng nguồn lao động có đào tạo và ngay cả chính bản thân người được đào tạo. Vì vây, xã hội hoá công tác đào tạo là thực sự cần thiết, huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong xã hội là hết sức quan trọng, khai thác triệt để các nguồn thu theo đúng chính sách cơ chế tự chủ tài chính sẽ tạo điều kiện tăng thu, giảm gánh nặng cho NSNN. Việc huy động thêm nguồn tài chính ngoài NSNN cho đào tạo cần được thực hiện qua các con đường sau: - Mở rộng việc thu học phí Học phí là khoản đóng góp bắt buộc của mỗi học sinh theo học. Đó là các chi phí phải trả khi được hưởng lợi từ các dịch vụ công cộng mà nhà nước cung ứng. Thu học phí không những có ý nghĩa về mặt kinh tế, hỗ trợ nguồn vốn cho NSNN mà còn có ý nghĩa chính trị xã hội, tạo ra tính tự giác cho mỗi học sinh theo học trong việc đóng góp cho quá trình đào tạo. Sở dĩ mở rộng việc thu học phí từ người học xuất phát từ các lý do: Đảm bảo công bằng xã hội, tỉ lệ thu hồi chi phí cao sẽ hướng các trường mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo để thu hút lượng học sinh vào học, các học sinh theo học ở các cơ sở đào tạo sẽ thu lượm, tích lũy được họcn thức căn bản, thiết thực, giúp người học có khả năng tăng nguồn thu nhập trong tương lai, khi đó học chia sẻ kinh phí cho chính bản thân mình. Tuy nhiên, tăng thu bằng việc mở rộng thu học phí từ người học phải có giới hạn và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh KT-XH của địa phương,từng đối tượng, tránh việc tăng mức học phí quá cao, gây khó khăn cho những người theo học, điều này càng gây ra hậu quả nặng nề cho xã hội. -Tăng nguồn thu từ các hoạt động liên kết đào tạo và các hoạt động khác Các cơ sở đào tạo tự chủ tài chính khai thác nguồn thu bằng các hình thức liên kết đào tạo theo nhu cầu của xã hội, liên kết mở những ngành nghề mà xã hội cần, người học có nhu cầu theo học, phù hợp với yêu cầu phát triển KT -XH của tỉnh. Thực hiện tự chủ tài chính, nhà nước giảm dần bao cấp từ ngân sách, trong lúc đó yêu cầu nguồn nhân lực qua đào tạo đòi hỏi ngày càng tăng, vì vậy liên kết đào tạo để tạo ra nguồn nhân lực và tăng nguồn thu cho đơn vị là rất cần thiết. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo mang tính chất dạy nghề có thể tự tạo thêm nguồn thu bằng cách mở xưởng sửa chữa, lắp ráp... tại đơn vị, vừa giúp học sinh củng cố kiến thức trong thực tế, có kỹ năng thực hành khi ra trường, vừa tạo điều kiện tăng nguồn thu cho đơn vị. Các cơ sở đào tạo tăng cường đào tạo, đào tạo lại cán bộ công nhân lao động trong các cơ quan, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh đáp ứng năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với điều kiện phát triển KT -XH và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Trong quá trình đào tạo cần phải quy định tỷ lệ đóng góp phù hợp đối với các đơn vị sử dụng lao động đặt hàng đào tạo. Tạo điều kiện để thu hút vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua các dự án đầu tư để bổ sung khoản chi cho đào tạo. Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học, vừa tạo ra những sản phẩm trí tuệ phục vụ cho xã hội, vừa tăng nguồn thu tại các cơ sở đào tạo. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong suốt quá trình phát triển của đất nước. Phát triển con người là mục tiêu và cũng là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình thực hiện sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, quê hương. Sự phát triển KT -XH phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều điều kiện nhưng chủ yếu nhất, quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người, đặc biệt là những con người có phẩm chất, có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi...thì càng không thể thiếu được. Từ việc nghiên cứu thực trạng hiệu quả sử dụng nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Luận văn đã khái quát được một số vấn đề liên quan đến quá trình sử dụng nguồn kinh phí cho hoạt động đào tạo trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Nếu như Nghị định số 10/2002/NĐ-CP là nơi khơi thông nhận thức, hình thành tư duy và bắt đầu tiếp cận cơ chế tài chính mới thì Nghị định số 43/2006/NĐ-CP khẳng định tính ưu việt của cơ chế tự chủ tài chính, đó là cơ chế thực sự có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế . Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, mở rộng quy mô trường lớp, hướng ngành nghề đào tạo vào thị trường, chính sách đãi ngộ người lao động, nâng cao chất lượng đào tạo... là mục tiêu của các cơ sở đào tạo trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ. Quá trình thực hiện mục tiêu đó còn có nhiều khó khăn, cản trở, là giai đoạn giao thời giữa bao cấp với tự chủ, vì vậy giữa chủ trương, cơ chế chính sách và thực tiễn còn thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất. Mặc dù đã mang lại những kết quả nhất định trong thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, lúng túng trong thực hiện do nhiều nguyên nhân vừa khách quan vừa chủ quan. Qua phân tích, đánh giá, Luận văn đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp để góp phần cùng các đơn vị đào tạo tự chủ tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu từ hoạt động đào tạo của đơn vị mình. Các giải pháp (tăng cường củng cố trường, lớp; nâng cao chất lượng đào tạo; đầu tư trang thiết bị; hệ thống thông tin về thị trường lao động; chính sách đãi ngộ, thu hút giáo viên, học sinh; đổi mới cơ cấu chi hoạt động đào tạo; đa dạng hoá nguồn vốn) không tách rời nhau mà là một hệ thống chỉnh thể, đồng bộ làm tiền đề, điều kiện cho nhau. Trong đó đặc biệt nhóm 4.2.6; 4.27 là nhóm giải pháp tác động trực tiếp, tích cực tới quá trình đào tạo và có ý nghĩa góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong xu thế phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong quá trình thực hiện CNH -HĐH. 2. KIẾN NGHỊ Để các giải pháp có ý nghĩa thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu của các đơn vị đào tạo, xin kiến nghị một số vấn đề sau: 2.1. Đối với Nhà nước Thực hiện cơ chế tự chủ, thực tế cho thấy, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp khi vận hành cơ chế chưa thực sự được trao đầy đủ quyền tự quyết định về tổ chức, biên chế. Để có cơ sở quản lý về tài chính tự chủ và hiệu quả đòi hỏi phải có hệ thống đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật. Hiện nay hệ thống các văn bản quy định về tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật chưa đồng bộ, còn lạc hậu, chậm sửa đổi. Cần phải có cơ chế quản lý mới để không tạo ra sự chia cắt nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Về các nguồn tự chủ trong liên doanh, liên kết, vay vốn, góp vốn, mua sắm tài sản, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, … hệ thống các văn bản hướng dẫn, sự phối hợp trong vận hành quản lý giữa các cơ quan tài chính, kho bạc, ngân hàng cần phải thực hiện đồng bộ, phối hợp chặt chẽ để giúp các đơn vị giải quyết khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đào tạo của mình. Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, nhà nước giao cho các đơn vị tự cân đối nguồn thu thì cần phải giao cho họ tự chủ về mức thu. Đối với các lĩnh vực về tư vấn, đào tạo và nghiên cứu khoa học thì phải coi đó là một dịch vụ để các trường tự khai thác và quản lý các nguồn thu này. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng Cổ phần hoá hoặc chuyển đổi thành các Công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động theo Luật doanh nghiệp. 2.2. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo Cần ban hành các tiêu chí làm căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính. Việc đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị hiện nay dựa theo cơ chế kế hoạch hoá, nên chưa phản ánh đúng bản chất, chưa đáp ứng đúng mục tiêu của đổi mới. Vì thế, Bộ cần phải thể chế hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập của ngành theo Nghị định số 43/2006/NĐ -CP để việc giao quyền tự chủ về tài chính đồng bộ với chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, bộ máy, biên chế, nhiệm vụ. 2.3. Đối với Tỉnh Quảng Bình Chủ trương về chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển ngành nghề phục vụ sự nghiệp CNH -HĐH phải gắn với chính sách đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các cơ sở đào tạo để mở rộng quy mô, đổi mới trang thiết bị phục vụ giảng dạy, đặc biệt là thiết bị dạy nghề. Điều chỉnh mức học phí kịp thời, xây dựng mức học phí đảm bảo phù hợp cho từng loại trình độ, từng loại đối tượng, từng loại ngành nghề đào tạo. Thúc đẩy lộ trình sáp nhập và phê duyệt đề án nâng cấp Trường Trung cấp kỹ thuật Công Nông nghiệp và Trường Trung cấp Kinh tế thành Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật để tập trung nguồn lực, chuyển hệ thống dạy nghề với hai cấp trình độ đào tạo sang hệ thống dạy nghề với ba cấp trình độ đào tạo: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề, coi trọng dạy nghề trình độ cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Chỉ đạo các ngành chức năng quản lý, giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện từ khâu quy hoạch đào tạo, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực cho các vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế công nghiệp, các ngành mũi nhọn, các doanh nghiệp sản xuất...; quá trình phân bổ ngân sách đến tổ chức và kết quả thực hiện cụ thể cho từng hoạt động Giáo dục & Đào tạo. 2.4. Đối với các ngành - Sở giáo dục & Đào tạo quản lý kế hoạch đào tạo, kiểm tra đối chiếu định mức tiêu chuẩn quy định của nhà nước cho từng loại trình độ và loại ngành nghề đào tạo để có kiến nghị về chính sách đầu tư thích đáng cho từng cơ sở đào tạo. Chỉ đạo các cơ sở thực hiện quy trình kiểm định chất lượng theo quy định của nhà nước để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo ở địa phương. Phân quyền một cách triệt để cho các cơ sở đào tạo. -Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm cân đối và bố trí kế hoạch hàng năm về chỉ tiêu đào tạo trên cơ sở thống nhất với Sở giáo dục & Đào tạo và Sở Lao động Thương binh - Xã hội đối với lĩnh vực đào tạo nghề theo quy chế hiện hành. Ngân sách nhà nước đầu tư cho đào tạo được giao trực tiếp cho các cơ sở đào tạo và được cụ thể hoá cho từng loại ngành nghề và theo từng chương trình đào tạo (dài hạn, ngắn hạn). - Sở Tài chính có trách nhiệm bố trí và đảm bảo NSNN cho đào tạo theo kế hoạch được duyệt. Cần phải xem xét mức hỗ trợ hợp lý từ NSNN đối với đơn vị đào tạo tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 43/2006 /NĐ-CP đối với các khoản bổ sung chi thường xuyên, chi đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo. Thường xuyên tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lý tài chính cho đội ngũ kế toán và cán bộ quản lý, đặc biệt là công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị. Các cơ quan quản lý nhà nước: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục & Đào tạo, Sở Lao động Thương binh -Xã hội có kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quản lý NSNN, để nguồn thu và nhiệm vụ chi đáp ứng tích cực vào quá trình đào tạo góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, địa phương. 2.5. Đối với các cơ sở đào tạo Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải năng động, sáng tạo, bứt phá tìm kiếm thêm thị trường, phải tạo dựng thương hiệu, hình ảnh về đơn vị mình bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ. Mở rộng quy mô các ngành nghề đào tạo hướng đến lợi ích của xã hội và lợi ích của người học. Có chính sách thu hút cán bộ giảng dạy thông qua các chính sách ưu đãi về thu nhập, về cơ hội học tập, cơ hội thăng tiến...Thường xuyên cập nhật kiến thức, không ngừng đào tạo cán bộ giảng dạy nâng cao trình độ, tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là trong đào tạo nghề. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ mang tính chi tiết, đảm bảo tính công khai, dân chủ và công bằng, xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của từng người lao động, chú trọng giải pháp chi trả thu nhập theo hiệu quả công việc, khuyến khích, hấp dẫn, thu hút người có năng lực, có trình độ. Phải xây dựng được chiến lược tài chính hợp lý cho đầu tư cơ sở vật chất trong ngắn hạn và dài hạn, có giải pháp huy động, thu hút nguồn lực tài chính từ nguồn dự án, viện trợ trong và ngoài nước để tăng trưởng và phát triển. Tạo sự gắn kết giữa các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, đào tạo những nghề phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Nên đào tạo theo mô hình, học lý thuyết ở các Trường và gửi học sinh thực tập trên các thiết bị đang sử dụng của doanh nghiệp, giúp người học nâng cao được kỹ năng nghề, tiếp thu bài nhanh hơn, cơ sở đào tạo giảm đầu tư mua sắm thiết bị, doanh nghiệp sử dụng được học sinh học nghề để tạo ra sản phẩm mới và có thể lựa chọn được những lao động có kỹ thuật tương lai cho doanh nghiệp. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính (2002), Thông tư số 25/2002/TT-BTC, Hà Nội. 2. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 71/2006//TT-BTC, Hà Nội. 3. Bộ Tài chính (2006), Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, Hà Nội. 4. Bộ Tài chính - Bộ GD&ĐT- Bộ Nội vụ, Thông tư liên tịch số 21/2003/TTLT/BTC-BGD&ĐT-BNV, Hà Nội. 5. Cục Thống kê Quảng Bình (2007), Niên giám thống kê năm 2006, Quảng Bình. 6. Cục Thống kê Quảng Bình (2008), Niên giám thống kê năm 2007, Quảng Bình 7. Cục Thống kê Quảng Bình (2009), Niên giám thống kê năm 2008, Quảng Bình 8. Chính phủ (2002), Nghị định số 10/2002/ NĐ -CP, Hà Nội. 9. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ -CP, Hà Nội. 10. TS. Phan Đức Dũng (2008), Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội. 11. GS.TS.Ngô Đình Giao (1997), Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp, Nhà xuất bản khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 12. PGS.TS Hoàng Hữu Hoà (2001), Phân tích số liệu thống kê (dùng cho cao học), Trường Đại học Kinh tế Huế. 13. PGS.TS Hoàng Hữu Hoà (2001), Tập bài giảng về phương pháp nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Kinh tế Huế. 14. Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật Ngân sách nhà nước, Hà Nội. 15. Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, Hà Nội. 16. Sở Giáo dục - Đào tạo, Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực giai đoạn 2001-2010, Quảng Bình. 17. Sở Giáo dục đào tạo (2005), Thông báo duyệt quyết toán năm 2004, Quảng Bình. 18. Sở Giáo dục đào tạo (2006), Thông báo duyệt quyết toán năm 2005, Quảng Bình. 19. Sở Giáo dục đào tạo (2007), Thông báo duyệt quyết toán năm 2006, Quảng Bình. 20.Sở Giáo dục đào tạo (2008), Thông báo duyệt quyết toán năm 2007, Quảng Bình. 21.Sở Giáo dục đào tạo (2009), Thông báo duyệt quyết toán năm 2008, Quảng Bình. 22. Sở Tài chính (2005), Quyết toán ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Bình năm 2004, Quảng Bình. 23. Sở Tài chính (2006), Quyết toán ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Bình năm 2005, Quảng Bình. 24. Sở Tài chính (2007), Quyết toán ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Bình năm 2006, Quảng Bình. 25. Sở Tài chính (2008), Quyết toán ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Bình năm 2007, Quảng Bình. 26. Sở Tài chính (2009), Quyết toán ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Bình năm 200, Quảng Bình. 27. Sở Tài chính (2007), Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, Quảng Bình. 28. Tỉnh uỷ Quảng Bình (2004), Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 10/8/2004, Quảng Bình. 29. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, Quyết định 3272/QĐ-UBND ngày 15/12/2008, Quảng Bình. 30. Quảng Bình, Trang thông tin điện tử (www.quangbinh) 31. http//.www.taichinhvietnam.com 32. http//.www.infotv.vn PHỤ LỤC Phụ lục1: Nguồn kinh phí hoạt động đào tạo giai đoạn 2004-2008 của các đơn vị tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Năm Trung tâm GDTX Trường Trung cấp KT CNN Trường Trung cấp Kinh tế Trường Trung cấp nghề Trung tâm KTTH -HN Tổng cộng Tổng số Nguồn KP XDCB Nguồn hoạt động TX Tổng số Nguồn KP XDCB Nguồn hoạt động TX Tổng số Nguồn KP XDCB Nguồn hoạt động TX Tổng số Nguồn KP XDCB Nguồn hoạt động TX Tổng số Nguồn KP XDCB Nguồn hoạt động TX Tổng số Nguồn KP XDCB Nguồn hoạt động TX 2004 2.987 - 2.987 8.777 1.239 7.538 2.574 - 2.574 2.765 2.015 750 1.773 1.273 500 18.876 4.527 14.349 NS 188 - 188 3.384 1.239 2.145 1.015 - 1.015 2.515 2.015 500 1.582 1.273 309 8.684 4.527 4.157 HP 2.799 - 2.799 5.393 - 5.393 1.502 - 1.502 250 - 250 184 - 184 10.128 - 10.128 Kh¸c 0 - - - - - 57 - 57 - - - 7 - 7 64 - 64 2005 2.720 - 2.720 13.603 3.282 10.321 3.581 200 3.381 3.656 2.518 1.138 1.102 392 710 24.662 6.392 18.270 NS 432 - 432 5.694 3.282 2.412 1.371 200 1.171 3.356 2.518 838 770 392 378 11.623 6.392 5.231 HP 2.288 - 2.288 7.909 - 7.909 2.132 - 2.132 300 - 300 332 - 332 12.961 - 12.961 Kh¸c 0 - - - - - 78 - 78 - - - - - - 78 - 78 2006 1.753 - 1.753 19.986 10.779 9.207 3.903 502 3.401 7.785 6.550 1.235 2.115 1.189 926 35.542 19.020 16.522 NS 482 - 482 11.164 8.094 3.070 1.969 502 1.467 7.403 6.550 853 1.638 1.189 449 22.656 16.335 6.321 HP 1.271 - 1.271 8.794 2.685 6.109 1.753 - 1.753 316 - 316 446 - 446 12.580 2.685 9.895 Kh¸c 0 - - 28 - 28 181 - 181 66 - 66 31 - 31 306 - 306 2007 2.392 - 2.392 14.586 2.295 12.291 4.745 400 4.345 6.126 3.960 2.166 2.643 1.563 1.080 30.492 8.218 22.274 NS 569 - 569 5.523 2.295 3.228 2.256 400 1.856 5.038 3.960 1.078 2.110 1.563 547 15.496 8.218 7.278 HP 1.823 - 1.823 9.027 - 9.027 2.333 - 2.333 972 - 972 511 - 511 14.666 - 14.666 Kh¸c 0 - - 36 - 36 156 - 156 116 - 116 22 - 22 330 - 330 2008 2.751 - 2.751 19.234 4.611 14.623 6.419 1.777 4.642 8.985 6.200 2.785 4.568 3.299 1.269 41.956 15.887 26.069 NS 654 - 654 8.323 4.611 3.712 3.966 1.777 2.189 7.437 6.200 1.237 3.955 3.299 656 24.336 15.887 8.449 HP 2.096 - 2.096 10.832 10.832 2.453 - 2.453 1.263 - 1.263 588 - 588 17.233 - 17.233 Kh¸c - - - 78 - 78 - - - 285 - 285 25 - 25 388 - 388 Nguồn Sở Tài chính Quảng Bình Phô lôc 2: Nguồn kinh phí chi hoạt động của đơn vị đào tạo thành phố Đồng Hới giai đoạn 2004-2008 §VT: triÖu ®ång ChØ tiªu 2004 2005 2006 2007 2008 Chênh lệch 05/04 Chênh lệch 06/05 Chênh lệch 07/06 Chênh lệch 08/07 Số chênh lệch bình quân Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Nguồn kinh phí 15.968 20.109 31.338 25.625 35.155 4.141 2,5 11.229 3,0 -5.713 1,82 9.530 2,66 4.797 2,5 1. Ng©n s¸ch nhµ níc 9.276 11.553 21.829 14.689 23.810 2.277 1,25 10.276 1,89 -7.140 0,67 9.121 1,62 3.634 1,36 - Chi về vốn 4509 6.392 16.006 7.818 15.887 1.883 1,42 9.614 2,50 -8.188 0,49 8.069 2,03 2.845 1,61 - Bổ sung chi TX 4.767 5.161 5.823 6.871 7.923 394 1,08 662 1,13 1.048 1,18 1.052 1,15 789 1,14 2. Thu từ hoạt động SN 6.692 8.556 9.509 10.936 11.345 1.864 1,28 953 1,11 1.427 1,15 409 1,04 1.163 1,14 - Chi về vốn 2.733 37 0 2.733 -2.696 0,01 -37 - Bổ sung chi TX 6.692 8.556 6.776 10.899 11345 1.864 1,28 -1.780 0,79 4.123 1,61 446 1,04 1.163 1,18 3. Tỷ trọng chi từ NSNN /Tổng chi 58,0 57,0 70,0 57,0 68,0 55,0 49,0 92,0 63,0 25,0 37,0 96,0 61,0 76,0 54,0 4. Tỷ trọng chi từ nguồn thu/Tổng chi 72,1 74,1 43,6 74,5 47,6 81,9 102,7 9,3 58,8 -20,0 170,9 4,5 64,0 32,0 84,3 Nguồn Sở Tài chính Quảng Bình Phụ lục 2.1: Cơ cấu chi tại đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới giai đoạn 2004-2008 §VT: TriÖu ®ång ChØ tiªu 2004 2005 2006 2007 2008 Chênh lệch 05/04 Chênh lệch 06/05 Chênh lệch 07/06 Chênh lệch 08/07 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tæng chi 15.968 20.109 31.338 25.625 35.155 4.141 1,26 11.229 1,56 -5.713 0,82 9.530 1,37 1. Chi vÒ vèn 4.509 6.392 18.739 7.855 15.887 1.883 1,42 12.347 2,93 -10.884 0,42 8.032 2,02 - Chi XDCB 2.907 3.193 11.877 5.711 9.715 286 1,10 8.684 3,72 -6.166 0,48 4.004 1,70 - Chi mua s¾m vµ söa ch÷a 1.602 3.199 6.862 2.144 6.172 1.597 2,00 3.663 2,15 -4.718 0,31 4.028 2,88 2. Chi thường xuyªn 11.459 13.717 12.599 17.770 19.268 2.258 1,20 -1.118 0,92 5.171 1,41 1.498 1,08 - Chi cho con người 3.770 5.077 5.998 7.662 8.851 1.307 1,35 921 1,18 1.664 1,28 1.189 1,16 - Chi cho gi¶ng d¹y, häc tËp 3.555 3.417 2.282 3.018 3.198 -138 0,96 -1.135 0,67 736 1,32 180 1,06 - Chi qu¶n lý hµnh chÝnh 2.176 2.478 2.740 4.038 4.276 302 1,14 262 1,11 1.298 1,47 238 1,06 - Chi mua s¾m söa ch÷a 1.958 2.745 1.579 3.052 2.943 787 1,40 -1.166 0,58 1.473 1,93 -109 0,96 3. Tỷ trọng chi về vốn/ Tổng chi 28,2 31,8 59,8 30,7 45,2 45,5 112,6 110,0 188,1 190,5 51,3 84,3 147,4 4. Tỷ trọng chi TX/ Tổng chi 71,8 68,2 40,2 69,3 54,8 54,5 95,1 -10,0 58,9 -90,5 172,5 15,7 79,0 Nguồn Sở Tài chính Quảng Bình Phụ lục 2.2.1: Chi tiết cơ cấu nguồn kinh phí chi đào tạo năm 2004 §VT: triÖu ®ång Néi dung Trung tâm GDTX Trường Trung cấp KT CNN Trường Trung cấp Kinh tế Trường Trung cấp nghề Trung tâm Kỹ thuật TH-HN Tæng céng Tæng sè Ng©n s¸ch Thu sù nghiÖp Tæng sè Ng©n s¸ch Thu sù nghiÖp Tæng sè Ng©n s¸ch Thu sù nghiÖp Tæng sè Ng©n s¸ch Thu sù nghiÖp Tæng sè Ng©n s¸ch Thu sù nghiÖp Tæng sè Ng©n s¸ch Thu sù nghiÖp Tæng chi 2.662 188 2.474 6.338 3.774 2.564 2.359 1.014 1.345 2.836 2.718 118 1.773 1.582 191 15.968 9.276 6.692 1. Chi vÒ vèn - - - 1.221 1.221 - - - - 2.015 2.015 - 1.273 1.273 0 4.509 4.509 - - Chi XDCB - - - 1.221 1.221 - - - - 500 500 - 1.186 1.186 2.907 2.907 - - Chi mua s¾m vµ söa ch÷a - - - - - - - - - 1.515 1.515 - 87 87 1.602 1.602 - 2. Chi thường xuyªn 2.662 188 2.474 5.117 2.553 2.564 2.359 1.014 1.345 821 703 118 500 309 191 11.459 4.767 6.692 Chi cho con người 345 188 157 2.056 843 1.213 920 719 201 187 187 - 262 248 14 3.770 2.185 1.585 Chi gi¶ng d¹y HT 1.670 - 1.670 997 472 525 611 92 519 204 132 72 73 16 57 3.555 712 2.843 Chi QLHC 584 - 584 688 688 570 570 228 182 46 106 45 61 2.176 915 1.261 Chi MSSC 63 - 63 1.376 550 826 258 203 55 202 202 - 59 - 59 1.958 955 1.003 Nguồn Sở Tài chính Quảng Bình Phụ lục 2.2.2: Chi tiết cơ cấu nguồn kinh phí chi đào tạo năm 2005 §VT: triÖu ®ång Néi dung Trung tâm GDTX Trường Trung cấp KT CNN Trường Trung cấp Kinh tế Trường Trung cấp nghề Trung tâm Kỹ thuật TH-HN Tæng céng Tæng sè Ng©n s¸ch Thu sù nghiÖp Tæng sè Ng©n s¸ch Thu sù nghiÖp Tæng sè Ng©n s¸ch Thu sù nghiÖp Tæng sè Ng©n s¸ch Thu sù nghiÖp Tæng sè Ng©n s¸ch Thu sù nghiÖp Tæng sè Ng©n s¸ch Thu sù nghiÖp Tæng chi 2.435 432 2.003 10.116 5.623 4.493 2.904 1.371 1.533 3.600 3.357 243 1.054 770 284 20.109 11.553 8.556 1. Chi vÒ vèn - - - 3282 3282 - 200 200 - 2518 2518 - 392 392 - 6392 6392 - - Chi XDCB - - - 1639 1639 - 200 200 - 1000 1000 - 354 354 - 3193 3193 - - Chi mua s¾m vµ söa ch÷a - - - 1643 1643 - - - - 1518 1518 - 38 38 - 3199 3199 - 2. Chi thường xuyªn 2.435 432 2.003 6.834 2.341 4.493 2.704 1.171 1.533 1.082 839 243 662 378 284 13.717 5.161 8.556 Chi cho con người 391 189 202 2.762 1.250 1.512 1.251 867 384 325 323 2 348 319 29 5.077 2.948 2.129 Chi gi¶ng d¹y HT 1.292 - 1.292 1.103 403 700 674 73 601 227 147 80 121 15 106 3.417 638 2.779 Chi QLHC 471 - 471 957 291 666 689 217 472 205 167 38 156 44 112 2.478 719 1.759 Chi MSSC 281 243 38 2.012 397 1.615 90 14 76 325 202 123 37 37 2.745 856 1.889 Nguồn Sở Tài chính Quảng Bình Phụ lục 2.2.3: Chi tiết cơ cấu nguồn kinh phí chi đào tạo năm 2006 §VT: triÖu ®ång Néi dung Trung tâm GDTX Trường Trung cấp KT CNN Trường Trung cấp Kinh tế Trường Trung cấp nghề Trung tâm Kỹ thuật TH-HN Tæng céng Tæng sè Ng©n s¸ch Thu sù nghiÖp Tæng sè Ng©n s¸ch Thu sù nghiÖp Tæng sè Ng©n s¸ch Thu sù nghiÖp Tæng sè Ng©n s¸ch Thu sù nghiÖp Tæng sè Ng©n s¸ch Thu sù nghiÖp Tæng sè Ng©n s¸ch Thu sù nghiÖp Tæng chi 1.511 482 1.029 17.439 10.748 6.691 2.732 1.693 1.039 7.676 7.404 272 1.980 1.502 478 31.338 21.829 9.509 1. Chi vÒ vèn - - - 10.779 8.094 2.685 309 309 - 6.550 6.550 - 1.101 1.053 48 18.739 16.006 2.733 - Chi XDCB - - - 6.876 4.191 2.685 187 187 - 4.050 4.050 - 764 716 48 11.877 9.144 2.733 - Chi mua s¾m vµ söa ch÷a - - - 3.903 3.903 - 122 122 - 2.500 2.500 - 337 337 - 6.862 6.862 - 2. Chi thường xuyªn 1.511 482 1.029 6.660 2.654 4.006 2.423 1.384 1.039 1.126 854 272 879 449 430 12.599 5.823 6.776 Chi cho con người 485 205 280 3.251 1.342 1.909 1.355 1.054 301 447 426 21 460 398 62 5.998 3.425 2.573 Chi gi¶ng d¹y HT 315 277 38 1.183 657 526 340 125 215 283 155 128 161 13 148 2.282 1.227 1.055 Chi QLHC 659 - 659 1.085 352 733 528 199 329 232 159 73 236 38 198 2.740 748 1.992 Chi MSSC 52 - 52 1.141 303 838 200 6 194 164 114 50 22 22 1.579 423 1.156 Nguồn Sở Tài chính Quảng Bình Phụ lục 2.2.4: Chi tiết cơ cấu nguồn kinh phí chi đào tạo năm 2007 §VT: triÖu ®ång Néi dung Trung tâm GDTX Trường Trung cấp KT CNN Trường Trung cấp Kinh tế Trường Trung cấp nghề Trung tâm Kỹ thuật TH-HN Tæng céng Tæng sè Ng©n s¸ch Thu sù nghiÖp Tæng sè Ng©n s¸ch Thu sù nghiÖp Tæng sè Ng©n s¸ch Thu sù nghiÖp Tæng sè Ng©n s¸ch Thu sù nghiÖp Tæng sè Ng©n s¸ch Thu sù nghiÖp Tæng sè Ng©n s¸ch Thu sù nghiÖp Tæng chi 2.218 569 1.649 10.870 5.223 5.647 3.884 1.749 2.135 6.126 5.038 1.088 2.527 2.110 417 25.625 14.689 10.936 1. Chi vÒ vèn - - - 2295 2295 - - - - 3960 3960 - 1600 1563 37 7855 7818 37 - Chi XDCB - - - 1.817 1817 - - - - 2530 2530 - 1364 1327 37 5.711 5.674 37 - Chi mua s¾m vµ söa ch÷a - - - 478 478 - - - - 1430 1430 - 236 236 2.144 2.144 - 2. Chi thường xuyªn 2.218 569 1.649 8.575 2.928 5.647 3.884 1.749 2.135 2.166 1.078 1.088 927 547 380 17.770 6.871 10.899 Chi cho con người 693 292 401 3.990 1.589 2.401 1.708 1.322 386 730 621 109 541 493 48 7.662 4.317 3.345 Chi gi¶ng d¹y HT 682 277 405 1.382 566 816 397 158 239 445 154 291 112 12 100 3.018 1.167 1.851 Chi QLHC 481 - 481 1.348 375 973 1.385 260 1.125 623 253 370 201 42 159 4.038 930 3.108 Chi MSSC 362 - 362 1.855 398 1.457 394 9 385 368 50 318 73 - 73 3.052 457 2.595 Nguồn Sở Tài chính Quảng Bình Phụ lục 2.2.5: Chi tiết cơ cấu nguồn kinh phí chi đào tạo năm 2008 §VT: triÖu ®ång Néi dung Trung tâm GDTX Trường Trung cấp KT CNN Trường Trung cấp Kinh tế Trường Trung cấp nghề Trung tâm Kỹ thuật TH-HN Tæng céng Tæng sè Ng©n s¸ch Thu sù nghiÖp Tæng sè Ng©n s¸ch Thu sù nghiÖp Tæng sè Ng©n s¸ch Thu sù nghiÖp Tæng sè Ng©n s¸ch Thu sù nghiÖp Tæng sè Ng©n s¸ch Thu sù nghiÖp Tæng sè Ng©n s¸ch Thu sù nghiÖp Tæng chi 2.440 641 1.799 14.041 7.812 6.230 5.579 3.966 1.613 8.684 7.437 1.247 4.411 3.955 456 35.155 23.810 11.345 1. Chi vÒ vèn - - - 4.611 4.611 - 1.777 1.777 - 6.200 6.200 - 3.299 3.299 - 15.887 15.887 - - Chi XDCB - - - 1.930 1.930 - 825 825 - 5.100 5.100 - 1.860 1.860 - 9.715 9.715 - - Chi mua s¾m vµ söa ch÷a - - - 2.681 2.681 - 952 952 - 1.100 1.100 - 1.439 1.439 - 6.172 6.172 - 2. Chi thường xuyªn 2.440 641 1.799 9.430 3.201 6.230 3.802 2.189 1.613 2.484 1.237 1.247 1.112 656 456 19.268 7.923 11.345 Chi cho con người 797 336 461 4.389 1.748 2.641 1.706 1.320 386 1.311 996 315 648 592 56 8.851 4.991 3.859 Chi gi¶ng d¹y HT 750 305 445 1.520 623 898 407 158 249 387 101 286 134 14 120 3.198 1.201 1.998 Chi QLHC 495 - 495 1.481 413 1.068 1.526 651 875 532 40 492 242 50 192 4.276 1.154 3.122 Chi MSSC 398 - 398 2.041 418 1.623 163 60 103 254 100 154 88 - 88 2.943 578 2.365 Nguồn Sở Tài chính Quảng Bình Phô lôc sè 3: Tỉnh hình chi hoạt động đào tạo thành phố Đồng Hới ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Số BQ (±) A. Tổng chi NSNN cho GD &ĐT 55.962 63.487 110.367 111.433 120.348 92.319 - Tốc độ tăng chi cho GD&ĐT (%) 1,13 1,74 1,01 1,08 1,2 - % so với NSNN 10,21 9,74 12,5 12,07 12,4 11,4 B Tổng chi NSNN cho đào tạo tại TP Đồng Hới 16.788 25.454 40.771 31.719 40.113 30.969 - Tốc độ tăng chi cho GD&ĐT tại TP ĐH 1,52 1,60 0,78 1,26 1,3 - % so với NS GD &ĐT 30,0 40,1 36,9 28,5 33,3 33,8 Nguồn Sở Tài chính Quảng Bình Phô lôc sè 4: Tình hình thực hiện chi cho con người tại các cơ sở đào tạo thành phố Đồng Hới - Quảng Bình ĐVT: Triệu đồng ChØ tiªu Giai ®o¹n 2004 - 2008 Sè b×nh qu©n (±) 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng chi thường xuyên 11.459 13.717 12.599 17.770 19.268 14.963 1. Chi cho con người 3.770 5.077 5.998 7.662 8.851 6.272 - So sánh thực hiện năm sau/năm trước 1.307 921 1.664 1.189 1.270 - Tốc độ tăng chi cho cá nhân (%) 1,35 1,18 1,28 1,16 1,24 2. Tỷ trọng chi con người so với tổng chi thường xuyên (%) 32,9 37,0 47,6 43,1 45,9 41,3 Nguồn Sở Tài chính Quảng Bình Phô lôc sè 5: Tình hình chi cho giảng dạy học tập của các đơn vị đào tạo thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ĐVT: Triệu đồng ChØ tiªu Giai ®o¹n 2004 - 2008 Sè b×nh qu©n (±) 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng chi thường xuyên 11.459 13.717 12.599 17.770 19.268 14.963 1. Chi giảng dạy, học tập 3.555 3.417 2.282 3.018 3.198 3.094 2, Mức tăng năm sau so với năm trước - -138 -1.135 736 180 -89 3. So sánh thực hiện năm sau/năm trước (%) - 0,96 0,67 1,32 1,06 1,00 4. Tỷ trọng chi giảng dạy, học tập so với tổng chi thường xuyên (%) 31,0 24,9 18,1 17,0 16,6 21,5 Nguồn điều tra của tác giả Phô lôc sè 6: Chi quản lý hành chính ở các đơn vị đào tạo thành phố Đồng Hới ĐVT: Triệu đồng ChØ tiªu Giai ®o¹n 2004 - 2008 Sè b×nh qu©n (±) 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng chi thường xuyên 11.459 13.717 12.599 17.770 19.268 14.963 1. Chi quản lý hành chính 2.176 2.478 2.740 4.038 4.276 3.142 2. Mức tăng năm sau so với năm trước - 302 262 1.298 238 525 3. So sánh thực hiện năm sau/năm trước (%) - 1,14 1,11 1,47 1,06 1,19 4. Tỷ trọng chi quản lý hành chính so với tổng chi thường xuyên (%) 19 18,1 21,7 22,7 22,2 20,7 Nguồn Sở Tài chính Quảng Bình Phô lôc sè 7: Tình hình thực hiện quản lý mua sắm sửa chữa ở các đơn vị đào tạo thành phố Đồng Hới ĐVT: Triệu đồng ChØ tiªu Giai ®o¹n 2004 - 2008 Sè BQ (±) 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng chi thường xuyên 11.459 13.717 12.599 17.770 19.268 14.963 1. Chi mua sắm sửa chữa 1.958 2.745 1.579 3.052 2.943 2.455 - Mức tăng năm sau so với năm trước - 787 -1.166 1.473 -109 246 - So sánh năm sau/năm trước (%) - 140,2 57,5 193,3 96,4 121,9 2. Tỷ trọng chi quản lý hành chính so với tổng chi thường xuyên (%) 17,1 20,0 12,5 17,2 15,3 16,4 Nguồn Sở Tài chính Quảng Bình Phụ lục 8: Quy mô đào tạo các trường chuyên nghiệp thành phố Đồng Hới Trình độ Số lượng học sinh đào tạo giai đoạn 2004-2008 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 Tổng cộng Quy mô Nhập trường Ra trường Quy mô Nhập trường Ra trường Quy mô Nhập trường Ra trường Quy mô Nhập trường Ra trường Quy mô Nhập trường Ra trường 1. Công nhân kỹ thuật 2.162 2.162 1.901 2.058 2.058 1.896 1.735 1.735 1.704 1.950 1.950 1.786 7.905 7.895 7.287 2. Trung cấp 2.003 1.105 898 2.147 1.049 1.050 2.317 1.281 1.281 2.313 1.307 1.305 8.780 4.742 4.534 3. Đại học 2.490 717 458 3.089 588 240 4.075 531 635 4.251 1.060 487 13.905 2.896 1.820 + VHVL 2.145 549 458 2.056 425 240 2.303 411 465 2.283 776 487 8.787 2.161 1.650 + Từ xa 345 168 1.033 163 0 1.772 120 170 1.968 284 0 5.118 735 170 4. Nghề phổ thông 802 802 802 663 663 663 414 414 414 723 723 723 2.602 2.602 2.602 Tổng cộng 7.457 4.786 4.059 7.957 4.358 3.849 8.541 3.961 4.034 9.237 5.040 4.301 33.192 18.135 16.243 Nguồn Sở Tài chính Quảng Bình Phụ lục 8.1: Quy mô đào tạo các trường chuyên nghiệp thành phố Đồng Hới ĐVT: Học sinh TT Tên Trường Trình độ đào tạo Ngành đào tạo Số lượng đào tạo giai đoạn 2004-2008 Số lượng học sinh ra trường giai đoạn 2004-2008 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 Cộng Trường Trung cấp nghề Trung cấp Dịch vụ chế biến 210 105 109 154 171 35 94 75 375 Ngành kỹ thuật xây dựng 180 295 361 389 44 201 98 263 606 Cộng 390 400 470 543 215 236 192 338 981 Nguồn Sở Giáo dục& Đào Tạo Phụ lục số 8.2: Quy mô đào tạo các trường chuyên nghiệp thành phố Đồng Hới ĐVT: Học sinh TT Tên Trường Trình độ đào tạo Ngành đào tạo Số lượng đào tạo giai đoạn 2004-2008 Số lượng học sinh ra trường giai đoạn 2004-2008 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 Cộng Tổng số 3.003 3.030 2.822 2.825 2.092 2.328 2.260 2.174 8.854 Trung cấp 955 1.057 1.097 1.006 305 517 556 519 1.897 Trung cấp Kỹ thuật CNN Điện 350 372 352 327 145 153 162 147 607 Cơ khí động lực 72 69 83 65 34 32 41 32 139 Tin học 95 82 76 68 43 41 36 34 154 Xây dựng 53 101 105 98 53 49 51 153 Giao thông 52 105 99 85 51 47 45 143 Lâm nghiệp 85 90 82 81 40 45 42 40 167 Chăn nuôi, thú y 91 87 102 86 43 41 49 39 172 Trồng trọt 52 52 52 Kiểm lâm 105 112 103 98 101 78 92 271 Quản lý ruộng đất 39 61 27 39 39 Điện tử viễn thông 34 71 0 Công nhân KT 2.048 1.973 1.725 1.819 1.787 1.811 1.704 1.655 6.957 Máy công trình 150 175 115 120 100 148 162 123 533 Làm vườn 120 101 80 62 117 98 75 59 349 Nuôi cá nước ngọt 37 64 65 64 32 57 61 30 180 Giao thông nông thôn 45 41 95 42 39 56 137 Chăn nuôi-thú y 125 97 42 62 117 92 40 29 278 Cơ khí nông, ngư nghiệp 64 47 64 59 45 51 155 Lái xe 1.616 1.427 1.335 1.352 1.421 1.315 1.282 1.307 5.325 Đại học Đại học các ngành: Kỹ thuật, kinh tế, sư phạm 416 361 422 480 179 50 130 48 407 Nguồn Sở Giáo dục& Đào tạo Phụ lục số 8.3: Quy mô đào tạo các trường chuyên nghiệp thành phố Đồng Hới ĐVT: Học sinh TT Tên Trường Trình độ đào tạo Ngành đào tạo Số lượng HS đào tạo giai đoạn 2004-2008 Số lượng học sinh ra trường giai đoạn 2004-2008 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 Cộng Tổng số 658 690 750 764 378 297 533 448 1656 Trung cấp Kinh tế Trung cấp Kế toán doanh nghiệp 228 270 350 265 157 98 304 207 766 Kế toán quản trị 218 220 200 202 113 95 125 82 415 Kế toán tin học 212 200 200 199 108 104 104 81 397 Kế toán hành chính SN 45 33 33 Kế toán DN vừa và nhỏ 53 45 45 Đại học Ngành kinh tế 365 253 253 512 159 59 194 412 Nguồn Sở Giáo dục& Đào tạo Phụ lục số 8.4: Quy mô đào tạo các trường chuyên nghiệp thành phố Đồng Hới ĐVT: Học sinh TT Tên Trường Trình độ đào tạo Ngành đào tạo Số lượng đào tạo giai đoạn 2004-2008 Số lượng học sinh ra trường giai đoạn 2004-2008 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 Cộng Tổng số 1823 2560 3400 3390 234 275 398 376 1283 ĐH hệ VLVH 1364 1442 1628 1291 120 190 228 245 783 Trung tâm GDTX tỉnh Nông học 304 289 230 51 155 206 Kế toán tài chính 552 613 612 584 100 171 271 Luật 80 116 110 110 80 80 Thủy lợi 42 40 40 Xây dựng 181 169 186 175 39 39 Nuôi trồng thủy sản 78 75 79 73 73 Lâm nghiệp 75 75 75 74 74 74 Quản trị thương mại 52 52 140 123 0 Quản trị văn hóa 53 52 52 0 Cầu đường 21 67 0 Quản lý đất đai 39 38 0 Quản lý kinh tế 84 68 0 ĐH hệ từ xa 345 1033 1772 1968 0 0 170 0 170 Kế toán 345 627 826 925 170 170 ĐHSP Mầm non 181 434 531 0 ĐHSP Tiểu học 225 512 512 0 Bồi dưỡng NH 114 85 0 131 114 85 0 131 330 Tiếng Anh 85 131 85 131 216 Kế toán trưởng 114 114 114 Nguồn Sở Giáo dục& Đào tạo Phụ lục số 8.5: Quy mô đào tạo các trường chuyên nghiệp thành phố Đồng Hới ĐVT: Học sinh TT Tên Trường Trình độ đào tạo Ngành đào tạo Số lượng HS đào tạo giai đoạn 2004-2008 Số lượng học sinh ra trường giai đoạn 2004-2008 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 Cộng Tổng số 802 663 414 723 802 663 414 723 2602 Trung tâm KTTH -HN Nghề PT cho HS PTTH 0 Các nghề điện, nấu ăn, tin học, may, thêu, làm vườn, trồng rừng, sửa chữa xe máy 802 663 414 723 802 663 414 723 2602 0 Nguồn Sở Giáo dục & Đào tạo Phụ lục 9 : Tổng hợp quy mô đào tạo các trường chuyên nghiệp thành phố Đồng Hới ĐVT: Học sinh TT Tên Trường Số lượng học sinh đào tạo giai đoạn 2004-2008 Số lượng học sinh ra trường giai đoạn 2004-2008 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 Cộng 1 Trung cấp nghề tỉnh 390 400 470 543 215 236 192 338 981 2 Trung cấp Kỹ thuật CNN 3.419 3.391 3.254 3.305 2.271 2.378 2.440 2.222 9.311 3 Trung cấp Kinh tế 1.023 943 1.003 1.276 537 297 592 642 2.068 4 Trung tâm GDTX tỉnh 1.823 2.560 3.400 3.390 234 275 398 376 1.283 5 Trung tâm KTTH -HN 802 663 414 723 802 663 414 723 2.602 Cộng 7.457 7.957 8.541 9.237 4.059 3.849 4.034 4.301 16.245 Nguồn Sở Giáo dục & Đào tạo LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa được sử dụng và công bố ở bất cứ luận văn nào khác. Luận văn đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu trách nhiệm về những lời cam đoan của mình. Tác giả Luận văn Lê Thị Tuyển LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp mà bản thân tôi hoàn thành là sản phẩm của sự kết hợp giữa tâm, trí, lực của thầy cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và cá nhân tôi. Một chặng đường học tập, nghiên cứu với bao vất vả, khó khăn nhưng đầy niềm vui, niềm hạnh phúc. Ở đó, tôi đã nhận được niềm động viên, khích lệ và sự giúp đỡ vô cùng quý báu. Trước hết, cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Toàn người đã định hướng và giúp tôi phát triển ý tưởng sáng tạo trong quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp của mình. Xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo, Phòng quản lý Khoa học - Đối ngoại Trường Đại học Kinh tế Huế; tập thể Lãnh đạo, cán bộ công chức Sở Tài chính Quảng Bình; Sở Giáo dục - Đào tạo, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trường Trung cấp Kinh tế, Trường Trung cấp nghề, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp Đồng Hới, Trường Trung cấp Kỹ thuật Công Nông nghiệp tỉnh Quảng Bình đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu, thu thập số liệu để hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè là điểm tựa tinh thần giúp tôi vượt lên khó khăn để hoàn thành khóa học. Đề tài nghiên cứu những vấn đề còn mới, tôi đã nỗ lực tìm tòi, học hỏi với một niềm say mê và đã đưa ra kết quả nghiên cứu bước đầu của mình. Không thể tránh khỏi những khiếm khuyết bởi đề tài như là sự mở đầu, khai thông cho những ý tưởng sáng tạo vẫn còn phải tiếp tục. Kính mong sự góp ý quý báu của quý thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè để vấn đề nghiên cứu của luận văn đi vào thực tiễn cuộc sống. Tác giả Lê Thị Tuyển TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ - Học viên thực hiện: Lê Thị Tuyển - Lớp Cao học QTKD Khóa VII (2006-2009), Trường ĐH Kinh tế Huế - Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Văn Toàn 1.Tên đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu của đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình” 2. Tính cấp thiết của đề tài: Quảng Bình là tỉnh kinh tế phát triển chậm, hàng năm nhận trợ cấp từ Trung ương gần 60% để cân đối ngân sách. Việc đầu tư cho giáo dục đào tạo được tỉnh hết sức quan tâm, nhưng so với yêu cầu của sự phát triển thì chỉ đáp ứng được một phần các điều kiện tối thiểu, cần thiết cho quá trình học tập. Để giảm gánh nặng cho NSNN, cơ chế tự chủ tài chính ra đời đã tạo bước chuyển mới, phù hợp nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tuy nhiên quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc, chậm được tháo gỡ, hiệu quả sử dụng nguồn thu tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính chưa cao. 3. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp thống kê tổng hợp, phương pháp liên hệ so sánh kết hợp với điều tra nghiên cứu thực tiễn, phương pháp chuyên khảo. 4. Kết cấu đề tài: - Phần mở đầu - Chương 1: Tổng quan lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu - Chương 2: Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu - Chương 3: Hiệu quả sử dụng nguồn thu của đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình - Chương 4: Định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu của đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình 5. Kết quả nghiên cứu của đề tài - Khái quát những vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng nguồn thu của đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính. - Phân tích tình hình sử dụng nguồn thu của đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình để đánh giá hiệu quả mang lại từ việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nhiệm vụ phát triển KT -XH của tỉnh. - Xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu, đề tài đề xuất phương hướng, giải pháp để tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn thu trong hoạt động đào tạo nhằm tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ sự nghiệp CNH -HĐH đất nước, địa phương. DANH MỤC CÁC BẢNG MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Tóm lược luận văn iii Danh mục các bảng iv Mục lục vi PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN 2 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN 4 Chương 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN THU CỦA ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO, TỰ CHỦ TÀI CHÍNH 5 1.1. TỔNG QUAN LÝ LUẬN 5 1.1.1. Vấn đề tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp 5 1.1.1.1. Đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính 6 1.1.1.2. Đơn vị sự nghiệp đào tạo tự chủ tài chính 8 1.1.1.3. Nguồn tài chính trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo tự chủ tài chính 9 1.1.1.4. Các khoản chi trong đơn vị sự nghiệp đào tạo 11 1.1.2. Hiệu quả sử dụng nguồn thu trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính 13 1.1.2.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả 13 1.1.2.2. Phân loại hiệu quả 15 1.1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu hiệu quả 16 1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn thu trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo 19 1.1.3.1. Hệ thống chỉ tiêu tổng hợp 20 1.1.3.2. Hệ thống chỉ tiêu chi tiết 21 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 23 1.2.1. Một số quy định của Nhà nước về tự chủ tài chính và sử dụng nguồn thu trong các đơn vị sự nghiệp hiện nay 23 1.2.2. Tình hình thực hiện và hiệu quả sử dụng nguồn thu tại các đơn vị sự nghiệp công lập, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình 25 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO, TỰ CHỦ TÀI CHÍNH,THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI 29 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO, TỰ CHỦ TÀI CHÍNH, THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH 29 2.1.1. Tình hình phát triển các đơn vị sự nghiệp đào tạo 29 2.1.2. Một số đặc điểm cơ bản của các đơn vị đào tạo 33 2.1.2.1. Đặc điểm về ngành nghề và sản phẩm đào tạo 33 2.1.2.2. Đặc điểm về cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính 34 2.1.2.3. Đặc điểm về đội ngũ 38 2.1.3. Khái quát về các đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính chọn nghiên cứu thực tế 40 2.1.3.1. Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Bình 40 2.1.3.2. Trường Trung cấp Kỹ thuật Công nông nghiệp Quảng Bình 40 2.1.3.3. Trường Trung học Kinh tế Quảng Bình 42 2.1.2.4. Trường Trung cấp nghề Quảng Bình 42 2.1.3.5. Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp thành phố Đồng Hới 43 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44 2.2.1. Phân loại và lựa chọn đơn vị nghiên cứu 44 2.2.2. Phương pháp chung 44 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 44 2.2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu 44 2.2.3.2. Phương pháp phân tích, đánh giá 45 Chương 3: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN THU CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO, TỰ CHỦ TÀI CHÍNH, THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI TỈNH QUẢNG BÌNH 48 3.1. NGUỒN KINH PHÍ CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO, TỰ CHỦ TÀI CHÍNH 48 3.1.1. Đánh giá nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp đào tạo 48 3.1.2. Nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp đào tạo 51 3.2. PHÂN TICH CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO 59 3.2.1. Tình hình chung về chi phí hoạt động đào tạo 60 3.2.1.1. Nguồn chi hoạt động đào tạo 60 3.2.1.2. Cơ cấu chi hoạt động đào tạo 62 3.2.2. Đối với chi về vốn 64 3.2.3. Đối với chi thường xuyên 66 3.2.3.1. Đối với nhóm chi con người 67 3.2.3.2. Chi giảng dạy học tập 69 3.2.3.3. Chi quản lý hành chính 71 3.2.3.4. Chi mua sắm sửa chữa 73 3.3. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN THU CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO 76 3.3.1. Tăng thu nhập cho người lao động 76 3.3.2. Tăng năng lực đào tạo và mức độ hoàn thành kế hoạch của đơn vị 81 3.3.3. Sử dụng hiệu quả nguồn thu làm thay đổi cơ cấu ngành đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động ở địa phương 89 3.3.4. Hiệu quả sử dụng nguồn thu là tăng nhanh đầu tư trang thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo 90 3.3.5. Đánh giá chung 93 Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN THU CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO, TỰ CHỦ TÀI CHÍNH, THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH 97 4.1. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN THU CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO, TỰ CHỦ TÀI CHÍNH, THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI TỈNH QUẢNG BÌNH 98 4.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình 98 4.1.2. Định hướng phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Bình 99 4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN THU CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO, TỰ CHỦ TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH 101 4.2.1. Quy hoạch, củng cố, phát triển trường lớp, xác định quy mô và cơ cấu ngành nghề đào tạo đảm bảo phù hợp, cân đối 101 4.2.2. Nâng cao chất lượng đào tạo, sử dụng lao động qua đào tạo hợp lý 102 4.2.3. Đầu tư chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất trường lớp, thiết bị dạy học 103 4.2.4. Xây dựng hệ thống thông tin chính xác và kịp thời về nhu cầu nhân lực của thị trường lao động phục vụ cho quá trình CNH- HĐH 103 4.2.5. Chính sách ưu đãi đội ngũ giáo viên, học sinh, sinh viên 104 4.2.6. Đổi mới cơ cấu chi cho sự nghiệp đào tạo, đặc biệt là cơ cấu chi thường xuyên 106 4.2.7. Đa dạng hóa các nguồn vốn cho hoạt động đào tạo 109 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 112 1. KẾT LUẬN 112 2. KIẾN NGHỊ 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc06 Nng cao hi7879u qu7843 s7917 d7909ng ngu7891n thu c7911a 273417.doc
Tài liệu liên quan