Luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học tế bào (Sinh học 10)

Các lớp Tn và ĐC đều được kiểm tra cùng một đề. Các bài kiểm tra của lớp Tn và ĐC đều được chấm theo thang điểm 10 và chấm cùng một biểu điểm. Sau khi Tn chúng tôi đã kiểm tra độ bền kiến thức của HS bằng 02 bài báo cáo thu hoạch sau bài thực hành và 01 bài kiểm tra 20 phút bằng các câu trắc nghiệm khách quan. Để đánh giá chất lượng lĩnh hội, vận dụng tri thức, tôi tập trung quan tâm tới 3 tiêu chí, tương ứng với các câu hỏi, bài tập trong các đề kiểm tra như sau: - Tiêu chí cơ bản: Phản ánh mức độ nắm vững qui trình, cách bố trí Tn, các khái niệm, các quá trình và các qui luật SH. Tiêu chí này xác định HS có đạt được yêu cầu nhận thức cốt lõi, phân biệt được với các vấn đề tương tự hay không. - Tiêu chí vận dụng: Đánh giá mức độ hiểu sâu, rộng, toàn diện kiến thức, biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các tri thức học được để giải quyết vấn đề. Nếu đạt được cả 2 tiêu chí trên, có thể đạt được 8 điểm. - Tiêu chí nâng cao: Khả năng vận dụng kiến thức đã học giải thích các hiện tượng tương tự trong tự nhiên, khả năng sử dụng các Tn để nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo và thiết kế các Tn tương tự. Tiêu chí này nh ằm phân loại HS có năng lực nhận thức cao. Đạt tiêu chí này, có nghĩa HS đã nắm hoàn chỉnh vấn đề và đạt điểm 9 - 10.

pdf106 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3172 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học tế bào (Sinh học 10), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gợi ý giúp HS tái hiện những kinh nghiệm, kiến thức đã có để có thể giải thích được hiện tượng bằng cách đưa ra hệ thống các câu hỏi. + GV hướng dẫn HS giải thích cơ chế của hiện tượng thông qua việc trả lời hệ thống câu hỏi mang tính định hướng để đi đến kết luận. Để phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong quá trình nhận thức GV cần trình bày TN như một quá trình nghiên cứu và tổ chức cho HS tham gia một cách tích cực vào quá trình này. Có thể có hai dạng câu hỏi với mục đích khác nhau: + Câu hỏi dự đoán hiện tượng xảy ra khi nêu điều kiện giả định trước, sau đó tiến hành TN để kiểm chứng những dự đoán của HS. + Câu hỏi yêu cầu HS giải thích hiện tượng đã được quan sát và tự rút ra kết luận. Khi sử dụng TN, bài tập TN có tính chất nêu vấn đề với mục đích giúp HS lĩnh hội tri thức mới GV cần chú ý: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 + Các TN, bài tập TN nêu vấn đề thường đặt vào vị trí trung tâm của bài học, giúp HS lĩnh hội những vấn đề then chốt nhất. + Tốc độ TN phải đủ chậm để HS có điều kiện quan sát và ghi nhớ thông tin. + Phải tạo được hứng thú học tập và phải đảm bảo tính vừa sức. + Lựa chọn dụng cụ, phương án TN trực quan nhất, đơn giản nhất và tiết kiệm nhất. + Không phải nội dung nào, bài học nào cũng có thể sử dụng TN. Sau đây là một số TN, bài tập TN tế bào được thiết kế để sử dụng trong khâu nghiên cứu tài liệu mới: ● Ví dụ 1, dạy mục “Cấu trúc của prôtêin” (Bài 5) GV có thể thiết kế một bài tập TN như sau: + Lấy một ít lòng trắng trứng, cho vào nước và đun nóng. + Đun nóng nước gạch cua. Hiện tượng gì sẽ xảy ra? Giải thích hiện tượng đó? Bài tập TN này nhằm giúp HS biết các yếu tố gây biến tính prôtêin GV có thể đưa ra hệ thống câu hỏi định hướng như sau: Câu hỏi 1: Lòng trắng trứng, gạch cua có bản chất là gì? Câu hỏi 2: Ở nhiệt độ thường, lòng trắng trứng và nước gạch cua có bị vón cục lại không? Câu hỏi 3: Nhiệt độ có vai trò gì trong các hiện tượng trên? ● Ví dụ 2, dạy mục “Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ” (Bài 7) GV có thể thiết kế và biểu diễn TN sau: + Lấy một củ khoai lang đã gọt vỏ, cắt thành các khối lập phương với các cạnh có độ dài khác nhau (1 cm, 2cm, 3cm). + Cho các khối khoai lang vừa cắt vào dung dịch Iốt khoảng 2 đến 3 phút sau thì vớt ra. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 + Tiếp tục cắt các khối khoai lang thành 4 phần bằng nhau để quan sát diện tích khoai lang bị bắt màu. Câu hỏi: Câu hỏi 1. So sánh tỉ lệ V S (diện tích bề mặt/thể tích) giữa các khối khoai lang? Câu hỏi 2. So sánh diện tích bị bắt màu giữa các khối khoai lang? Câu hỏi 3. Tìm mối quan hệ giữa tỉ lệ V S với sự bắt màu của các khối khoai lang? Câu hỏi 4. Tương tự như vậy, tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với tế bào nhân thực. Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho các tế bào nhân sơ? ● Ví dụ 3, dạy mục “Cấu tạo của tế bào nhân sơ” ( Bài 7) GV có thể sử dụng TN như sau: Có các vi khuẩn hình cầu, hình que, hình sợi. Người ta loại bỏ thành tế bào của các vi khuẩn này rồi cho vào dung dịch có nồng độ các chất tương đương với nồng độ các chất tan có trong tế bào. CH 1. Dự đoán hình dạng của tế bào sau khi ngâm? CH 2. Kết quả đó cho phép rút ra kết luận gì? ● Ví dụ 4, dạy mục “Nhân tế bào” (Bài 8) GV mô tả TN: Một nhà khoa học đã tiến hành phá hủy nhân tế bào trứng loài ếch A. Sau đó lấy tế bào sinh dưỡng loài ếch B cấy vào trứng (đã mất nhân) của loài A. Câu hỏi 1. Theo em, nhà khoa học sẽ nhận được các con ếch con có đặc điểm của loài nào? Câu hỏi 2. TN này cho phép rút ra kết luận gì về nhân tế bào? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 ● Ví dụ 5, khi dạy bài 10 Tế bào nhân thực. GV hướng dẫn HS vào nội dung bài mới bằng việc giới thiệu một TN được miêu tả như sau: TN lai (dung hợp) tế bào chuột với tế bào người. Câu hỏi. Hãy dự đoán sự phân bố prôtêin ở tế bào lai nào là đúng? Giải thích? ● Ví dụ 6, dạy mục “Vận chuyển thụ động” ( Bài 11) - GV tiến hành biểu diễn TN: + Mở nắp lọ nước hoa. + Nhỏ một vài giọt mực vào cốc nước lọc. Sau đó đặt câu hỏi: Câu hỏi 1. Hiện tượng gì đã xảy ra? Câu hỏi 2. Hiện tượng đó là hiện tượng khuếch tán. Vậy thế nào là hiện tượng khuếch tán? Do đâu có sự khuếch tán? Câu hỏi 3. Hiện tượng trên xảy ra đối với màng sinh chất của tế bào thì được gọi là vận chuyển thụ động. Vậy thế nào là vận chuyển thụ động? Vận chuyển thụ động diễn ra theo nguyên lí nào? - Kết thúc phần này, GV có thể ra bài tập về nhà cho HS: Thiết kế TN: + Lấy một miếng da ếch sống, bịt kín miệng một phễu thủy tinh sao cho mặt trong úp vào miệng phễu. Tế bào lai Tế bào người Tế bào chuột Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 + Đặt úp miệng phễu đã bịt kín vào một chậu thủy tinh chứa nước. + Rót mực vào ống phễu. + Theo dõi màu nước trong chậu. Từ TN trên, hãy giải thích một số hiện tượng sau: Hiện tượng 1. Tại sao khi ngâm sấu với đường, sau một thời gian cả nước và sấu đều có vị ngọt, chua? Hiện tượng 2 . Tại sao rau muống chẻ ngâm vào nước sẽ bị cong lại theo một chiều nhất định? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm Kiểm tra tính hiệu quả và tính khả thi của các phương án đã đề xuất. 3.2. Nội dung thực nghiệm Chúng tôi đã tiến hành dạy 0 3 bài thuộc phần Sinh học tế bào (SH 10) THPT- Ban khoa học cơ bản bằng giáo án được thiết kế theo các phương pháp mà đề tài đã đề xuất. Tiến hành đánh giá HS các lớp thực nghiệm qua 01 bài kiểm tra 20 phút và các bài thu hoạch sau thực hành của HS. Quá trình dạy - học được tiến hành theo qui trình như đã nêu ở trên . Bảng 3.1. Các bài dạy thực nghiệm STT Tên bài dạy 1 Bài 11. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất 2 Bài 12. Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh. 3 Bài 15. Thực hành: Một số thí nghiệm về enzim. 3.3. Phương pháp thực nghiệm 3.3.1. Chọn trường, lớp thực nghiệm Chúng tôi đã tiến hành Tn ở 02 trường THPT của tỉnh Thái Nguyên là: - Trường THPT Bình Yên – Định Hóa. - Trường THPT Dương Tự Minh – TP Thái Nguyên. Dựa vào kết quả học tập, kết quả khảo sát và phân loại học sinh, chúng tôi chọn mỗi trường 04 lớp (02 lớp Tn và 02 lớp ĐC) tư ơng đối đồng đều nhau về số lượng cũng như chất lượng HS. Trong quá trình Tn chúng tôi đã trao đổi với với GV bộ môn các trường để thảo luận và thống nhất nội dung cũng như phương pháp dạy. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 3.3.2. Bố trí thực nghiệm Các lớp tham gia trong đợt thí nghiệm được chia thành 2 nhóm: các lớp dạy thực nghiệm (Tn) và các lớp đối chứng (ĐC). Ở các lớp dạy Tn, chúng tôi sử dụng các giáo án được thiết kế theo hướng cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng của các Tn trong quá trình dạy học phần SH tế bào (SH 10). Ở các lớp ĐC, chúng tôi sử dụng các giáo án đ ược thiết kế theo đúng nội dung và qui trình trong SGK. Các lớp Tn và các lớp ĐC đều do cùng một GV dạy, đảm bảo sự đồng đều về các mặt: thời gian, nội dung kiến thức . 3.3.3. Kiểm tra đánh giá Các lớp Tn và ĐC đều được kiểm tra cùng một đề. Các bài kiểm tra của lớp Tn và ĐC đều được chấm theo thang điểm 10 và chấm cùng một biểu điểm. Sau khi Tn chúng tôi đã kiểm tra độ bền kiến thức của HS bằng 0 2 bài báo cáo thu hoạch sau bài thực hành và 01 bài kiểm tra 20 phút bằng các câu trắc nghiệm khách quan. Để đánh giá chất lượng lĩnh hội, vận dụng tri thức, tôi tập trung quan tâm tới 3 tiêu chí, tương ứng với các câu hỏi, bài tập trong các đề kiểm tra như sau: - Tiêu chí cơ bản: Phản ánh mức độ nắm vững qui trình, cách bố trí Tn, các khái niệm, các quá trình và các qu i luật SH. Tiêu chí này xác định HS có đạt được yêu cầu nhận thức cốt lõi, phân biệt được với các vấn đề tương tự hay không. - Tiêu chí vận dụng: Đánh giá mứ c độ hiểu sâu, rộng, toàn diện kiến thức, biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các tri thức học được để giải quyết vấn đề. Nếu đạt được cả 2 tiêu chí trên, có thể đạt được 8 điểm. - Tiêu chí nâng cao: Khả năng vận dụng kiến thức đã học giải thích các hiện tượng tương tự trong tự nhiên, khả năng sử dụng các Tn để nghiên cứu, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 tìm tòi sáng tạo và thiết kế các Tn tương tự. Tiêu chí này nhằm phân loại HS có năng lực nhận thức cao. Đạt tiêu chí này, có nghĩa HS đã nắm hoàn chỉnh vấn đề và đạt điểm 9 - 10. 3.3.3. Phương pháp phân tích kết quả Tn Kết quả Tn được phân tích để rút ra các kết luận khoa học mang tính khách quan. Phân tích số liệu thu được từ Tn bằng phần mềm Microsoft excel. Lập bảng phân phối thực nghiệm; Tính giá trị trung bình và phương sai của mỗi mẫu. So sánh giá trị trung bình để đánh giá khả năng hiểu bài và khả năng hệ thống hoá kiến thức của các lớp T n so với các lớp ĐC, đồng thời phân tích phương sai để khẳng định nguồn ảnh hưởng đến kết quả học tập ở các lớp Tn và lớp ĐC. Tính giá trị trung bình ( X ) và phương sai (S2) Giá trị trung bình và phương sai của mỗi mẫu được tính một cách nhanh chóng và chính xác bởi hàm fx trên thanh công cụ của phần mềm Excel. Các bước thực hiện như sau : 1. Nhập điểm vào bảng số Excel. 2. Đặt con trỏ ở ô muốn ghi kết quả. 3. Gọi lệnh fx trên thanh công cụ. 4. Chọn lệnh tính trung bình (AVERAGE) để tính X , hoặc chọn lệnh tính phương sai (VAR). Với qui trình này, máy tính sẽ đưa ra bảng kết quả so sánh. So sánh giá trị trung bình và kiểm định bằng giả thuyết H0 với tiêu chuẩn U của phân bố tiêu chuẩn Qui trình xử l í số liệu trên máy vi tính như sau: 1. Nhập số liệu vào bảng tính Excel. 2. Gọi lệnh phân tích dữ liệu (Data analysis) trên thanh công cụ. 3. Chọn lệnh kiểm định: z-test (U-test). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 4. Khai báo điểm của các lớp Tn vào khung Variable 1 range. 5. Khai báo điểm của các lớp ĐC vào khung Variable 2 range. 6. Ghi số 0 vào khung giả thuyết sự khác biệt của giá trị trung bình Ho. 7. Khai báo phương sai mẫu Tn và ĐC vào khung Variable 1 range và khung Variable 2 range. 8. Chọn một ô (cell) bất kỳ làm vùng khai báo kết quả (Output). Phân tích phương sai (Analysis of Variance = ANOVA) Với cách tổ chức Tn như trên, các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của HS như năng lực GV, khả năng học tập môn SH của HS ở các lớp ĐC và các lớp Tn coi như là tương đương vì các lớp T n được chọn ngẫu nhiên và với số lượng HS tham gia tương đối lớn. Giữa lớp Tn và lớp ĐC chỉ khác nhau về việc có hay không sự cải tiến các Tn trong quá trình dạy học. Phân tích phương sai để khẳng định nguồn ảnh hưởng đến kết quả học tập của HS. Qui trình xử l í số liệu như sau: 1. Nhập số liệu vào bảng tính Excel. 2. Gọi lệnh phân tích dữ liệu (lệnh Menu Tools và chọn Data analysis). 3. Chọn lệnh: một nhân tố (Single Factor) . 4. Khai báo vùng dữ liệu (Input): bảng điểm của các lớp ĐC và Tn. 5. Khai báo vùng đặt kết quả phân tích (Ouput). Với qui trình xử l í số liệu như trên sẽ được bảng phân tích phương sai (xem phụ lục 8.2). Chọn lớp Tn và lớp đối chứng có trình độ tương đương nhau và xử lí số liệu thu được trong nghiên cứu bằng phần mềm Excel, giúp cho việc nghiên cứu tiến hành nhanh chóng, chính xác và khách quan . 3.4. Kết quả Tn sư phạm Kết quả Tn được trình bày trong các bảng sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 Bảng 3.2. Tần số điểm các bài kiểm tra sau Tn Bảng 3.3. Bảng tần suất điểm các bài kiểm tra sau Tn Lần kiểm tra Phương án xi n 2 3 4 5 6 7 8 9 10 X S2 1 ĐC 178 4 10 15 52 46 31 15 5 0 5.71 2.17 Tn 180 0 0 1 10 40 65 53 10 1 7.07 1.06 2 ĐC 178 2 7 21 47 39 38 19 5 0 5.85 2.14 Tn 180 0 0 2 20 30 49 60 17 2 7.13 1.50 3 ĐC 178 0 8 17 56 43 33 16 5 0 5.81 1.86 Tn 180 0 0 0 18 27 57 46 27 5 7.29 1.57 Tổng ĐC 534 6 25 53 155 128 102 50 15 0 5.79 2.06 Tn 540 0 0 3 48 97 171 159 54 8 7.16 1.40 Lần kiểm tra Phương án xi n 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 ĐC 178 2.25 5.62 8.43 29.21 25.84 17.42 8.43 2.81 0 Tn 180 0 0 0.56 5.56 22.22 36.11 29.44 5.56 0.56 2 ĐC 178 1.12 3.93 11.80 26.40 21.91 21.35 10.67 2.81 0 Tn 180 0 0 1.11 11.11 16.67 27.22 33.33 9.44 1.11 3 ĐC 178 0 4.49 9.55 31.46 24.16 18.54 8.99 2.81 0 Tn 180 0 0 0 10 15 31.67 25.56 15 2.78 Tổng ĐC 534 1.12 4.68 9.93 29.03 23.97 19.10 9.36 2.81 0 Tn 540 0 0 0.56 8.89 17.96 31.67 29.44 10.00 1.48 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67 Từ số liệu trong bảng 3.2 và bảng 3.4 chúng tôi nhận thấy : - Giá trị trung bình điểm trắc nghiệm của lớp Tn cao hơn so với lớp ĐC. - Giá trị điểm trung bình của lớp thực nghiệm có sự tịnh tiến tăng dần từ bài kiểm tra số 1 đến bài kiểm tra số 3. Từ hai điều trên cho phép rút ra kết luận: HS ở các lớp dạy Tn có khả nắm vững kiến thức hơn, tiến hành TN, giải thích kết quả TN linh hoạt, sáng tạo hơn. Điều đó cho thấy việc cải tiến các TN theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng trong dạy học phần Sinh học tế bào (SH 10) đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học. - Phương sai của lớp Tn nhỏ hơn so với lớp ĐC cho thấy điểm trắc nghiệm ở các lớp Tn tập trung hơn so với các lớp ĐC. Từ các bảng số liệu trên ta có biểu đồ tần suất tổng hợp của 3 bài kiểm tra ở hai khối lớp Tn và ĐC: 0 5 10 15 20 25 30 35 fi 2 3 4 5 6 7 8 9 10 xi ĐC Tn Hình 3.1 Biểu đồ tần suất tổng hợp của 3 bài kiểm tra khối lớp Tn và ĐC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 68 Trên hình 3.1 chúng ta nhận thấy giá trị mod điểm trắ c nghiệm của các lớp Tn là: modTn = 7, của các lớp ĐC là: modĐC = 5. Từ g iá trị mod trở xuống (điểm 5 đến điểm 2), tần suất điểm của các lớp ĐC cao hơn so với các lớp Tn. Ngược lại từ giá trị mod trở lên tần suất điểm số của các lớp Tn cao hơn tần suất điểm của các lớp ĐC. Điều này cho phép dự đoán kết quả các bài trắc nghiệm ở lớp Tn cao hơn so với kết quả của lớp ĐC. Từ số liệu của bảng 3.3 lập bảng tần suất hội tụ tiến để so sánh tần suất bài đạt điểm xi trở lên ở các lớp Tn và ĐC. Bảng 3.4. Bảng tần suất hội tụ tiến điểm của các bài kiểm tra Số liệu bảng 3.4 cho biết tỉ lệ phần trăm các bài đạt từ giá trị từ xi trở lên. Ví dụ tần suất từ điểm 6 trở lên ở các lớp ĐC trong bài kiểm tra số 1 là 54.44% còn ở các lớp Tn là 93.89%. Như vậy, số điểm từ 6 trở lên ở các lớp Tn nhiều hơn so với ở các lớp ĐC. Lần kiểm tra Phương án xi n 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 ĐC 178 100 97.75 92.14 83.71 54.49 28.65 11.24 2.81 0 Tn 180 100 100 100 99.44 93.89 71.67 35.56 6.11 0.56 2 ĐC 178 100 98.88 94.94 83.15 56.74 34.83 13.48 2.81 0 Tn 180 100 100 100 98.89 87.78 71.11 43.59 10.56 1.11 3 ĐC 178 100 100 95.51 85.96 54.49 30.34 11.80 2.81 0 Tn 180 100 100 100 100 90.00 75.00 43.33 17.78 2.78 Tổng ĐC 534 100 98.88 94.19 84.27 55.24 31.27 12.17 2.81 0 Tn 540 100 100 100 99.44 90.56 72.59 40.93 11.48 1.48 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 69 Từ số liệu của bảng 3.4. vẽ đồ thị tần suất hội tụ tiến của điểm các bài trắc nghiệm, hình 3.2 0 20 40 60 80 100 120 2 3 4 5 6 7 8 9 10 xi fi ĐC Tn Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn đường tần suất hội tụ tiến tổng hợp của 3 bài kiểm tra ở khối lớp Tn và ĐC Trong hình 3.2, đường hội tụ tiến tần suất điểm của các lớp T n nằm về bên phải so với đường hội tụ tiến tần suất điểm của lớp ĐC. Như vậy kết quả điểm số bài trắc nghiệm của các lớp Tn cao hơn so với lớp ĐC. Để khẳng định điều này chúng tôi tiến hành so sánh giá trị trung bình và phân tích phương sai kết quả điểm trắc nghiệm của các lớp Tn và các lớp ĐC. Giả thuyết H0 đặt ra là : “Không có sự khác nhau giữa kết quả học tập của các lớp Tn và các lớp ĐC”. Dùng tiêu chuẩn U để kiểm định giả thuyết H0, kết quả kiểm định thể hiện ở bảng 3.5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 70 Bảng 3.5. Kiểm định X điểm trắc nghiệm Kiểm định X của hai mẫu (U-Test: Two Sample for Means) ĐC Tn Mean ( X TN và X ĐC) 5.8 7.2 Known Variance (Phương sai) 2.1 1.4 Observations (Số quan sát) 534 540 Hypothesized Mean Difference (giả thuyết H0) 0 Z (Trị số z = U) -16.9 P(Z<=z) one-tail (Xác suất 1 chiều của z) 0 z Critical one-tai (Trị số z tiêu chuẩn theo XS 0,05 tính toán) 1.64 P(Z<=z) two-tail (Xác xuất 2 chiều của trị số z tính toán) 0 z Critical two-tail (Trị số z tiêu chuẩn SX 0,05 hai chiều) 1.96 H0 bị bác bỏ vì giá trị tuyệt đối của z (U) > 1,96 Kết quả phân tích số liệu ở bảng 3.6 cho thấy : X TN > X ĐC ( X TN = 7.2 ; X ĐC = 5.8). Trị số tuyệt đối của U = 16.9 giả thuyết H0 bị bác bỏ vì giá trị tuyệt đối của trị số U > 1,96 (trị số z tiêu chuẩn),với xác xuất (P) là 1,64 >0,05. Như vậy, sự khác biệt của X TN và XĐC có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy là 95%. Chúng tôi đã tiến hành phân tích phương sai, để kh ẳng định kết luận này. Đặt giả thuyết HA là: "dạy học Sinh học tế bào bằng cải tiến cách làm và sử dụng thí nghiệm không có tác động gì tới mức độ hiểu bài của HS ở các lớp TN so với lớp ĐC”. Kết quả phân tích phương sai thể hiện trong bảng 3.7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 71 Bảng 3.7. Phân tích phương sai điểm trắc nghiệm PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI MỘT NHÂN TỐ (ANOVA: Single Factor) Tổng hợp (SUMMARY) Nhóm (Groups) Số lượng (Count) Tổng (Sum) Trung bình (Average) Phương sai (Variance) ĐC 534 3087 5.8 2.1 Tn 540 3869 7.2 1.4 Phân tích phương sai (ANOVA) Nguồn biến động (Source of Variation) Tổng biến động (SS) Bậc tự do (df) Phương sai (MS) FA Xác suấtFA (P-value) F crit Giữa các nhóm (Between Groups) 497.26 1 497.26 292.25 0 3.85 Trong nhóm (Within Groups) 1820.6 1070 1.70 Trong bảng 3.5, phần tổng hợp (Summary) cho thấy số bài trắc nghiệm (Count), trị số trung bình (Average), phương sai (Variance). Bảng phân tích phương sai (ANOVA) cho biết trị số F A = 292.25 > F crit (tiêu chuẩn) = 3,85, nên giả thuyết H A bị bác bỏ, tức là hai PPDH khác nhau đã ảnh hưởng đến chất lượng học tập của HS. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 72 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Thực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: - Trên cơ sở phân tích nội dung SGK, SGV, sách tham khảo, nghiên cứu thực trạng, tác giả đã đưa ra cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm đồng thời đưa ra quy trình cải tiến cách làm, cách sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học tế bào (SH 10). Trên cơ sở phân tích và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học tế bào (SH 10) tạo ra nền tảng để nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học nói riêng và dạy học nói chung. - Tác giả đã chứng minh được tính hiệu quả của các phương án đề xuất thông qua đánh giá thực nghiệm sư phạm, kết quả thực nghiệm cho phép áp dụng rộng rãi các phương án cải tiến mà tảc giả đưa ra vào dạy học ở các trường THPT. 2. Kiến nghị - Cần tăng cường trang bị thiết bị thí nghiệm, cơ sở hạ tầng cho các trường phổ thông đặc biệt là phòng thí nghiệm, phòng bộ môn. - Duy trì việc tự làm đồ dùng, phát kiến cải tiến TN của GV trên tất cả các môn học ở cấp học phổ thông. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001), Lí luận dạy học Sinh học phần đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. Đinh Quang Báo (1991) “Sử dụng phương tiện trực quan đơn giản, rẻ tiền nhưng có hiệu quả trong môn Sinh KTNN ở trường phổ thông”, Tạp chí giáo dục, Số 156/1991,48-50. 3. Nguyễn Trọng Bé (2007) “Cải tiến, thiết kế và lắp ráp bộ thí nghiệm dạy học phần dòng điện xoay chiều lớp 12” Tạp chí giáo dục, Số 156/2007,38-39. 4. Võ Chấp (1971), Hoàn thiện phương tiện giảng dạy trực quan trong chương trình hóa vô cơ của trường phổ thông, Luận án PTS (bản tiếng Việt). 5. Võ Chấp (1979), Một vài kinh nghiệm bước đầu về việc sử dụng các phương tiện dạy học nhằm phát huy tính tích cực, độc lập và chủ động của HS trong quá trình học tập, Báo cáo tại Hội nghị khoa học về thiết bị dạy học, Viện Khoa học Giáo dục. 6. A.N.Lêonchép (1989), Hoạt động, ý thức, nhân cách, NXB Giáo dục. 7. Hoàng Thị Chiên (2004) “Sử dụng phương tiện trực quan rèn luyện ngôn ngữ Hóa học cho học sinh trung dạy học ở trường phổ thông” Tạp chí giáo dục, Số 93, 24-25. 8. Đặng Trần Chiến (2007), “Cải tiến thí nghiệm dùng tia nước trong dạy học bài Chuyển động của vật bị ném”- Vật lí 10 (nâng cao), Tạp chí giáo dục, Số 157, 34-35. 9. Nguyễn Phúc Chỉnh (2005), Đại cương phương pháp dạy HS học, Bài giảng. 10. Nguyễn Cương (1995), Phương tiện kĩ thuật và đồ dùng dạy học, Giáo trình đại học, Bộ GD&ĐT. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74 11. Huỳnh Trọng Dương (2006) “Bài tập thí nghiệm Vật lí với việc phát huy tính tích cực nhận thức cho học sinh trung học cơ sở” Tạp chí giáo dục, Số 152,31-32. 12. Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Tư (1995), “Về công tác thiết bị trường học giai đoạn hiện nay”, NCGD, Số 21/1995, 6-7. 13. Mai Khắc Dũng (2005), “Tiến hành một số thí nghiệm trong dạy học phần “từ trường” – Vật lí 11 trung học phổ thông”, Nghiên cứu giáo dục , Số 106/2005,29-30. 14. Nguyễn Thành Đạt, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Xuân Viết (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kì III (2004-2007) môn Sinh học, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội. 15. Trần Quốc Đắc (1992), Hoàn thiện hệ thống thí nghiệm Hóa học để nâng cao chất lượng dạy học ở trường PTCS Việt Nam, Luận án PTS, Trường Đại học Nông nghiệp I. 16. Cao Cự Giác (2006) “Sử dụng các hình vẽ mô phỏng thí nghiệm để thiết kế bài tập Hóa học thực nghiệm” Tạp chí giáo dục, Số 139, 37-38. 17. Tô Xuân Giáp (1998), Phương tiện dạy học, Nxb GD. 18. Tô Xuân Giáp (1992), Phương tiện dạy học – Hướng dẫn chế tạo và sử dụng, Nxb Đại học & Giáo dục chuyên nghiệp. 19. Nguyễn Văn Hộ, Hà Thị Đức (2002), Giáo dục học đại cương, Nxb Giáo dục. 20. Nguyễn Vinh Hiển (2003), Tích cực hóa các hoạt động quan sát, thí nghiệm trong dạy học Sinh học 6, Luận án TS giáo dục. 21. Nguyễn Ngọc Hưng, Trần Ngọc Chất (2008) “Chế tạo và sử dụng thiết bị thí nghiệm sự tán sắc ánh sáng [lớp 12] theo phương pháp thực nghiệm” Tạp chí giáo dục, Số 191,45-46. 22. Hoàng Thị Kim Huyền (2005), “xây dựng cấu trúc bài thực hành dạy học Sinh học nhằm nâng cao chất lượng bài thực hành và bồi dưỡng năng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75 lực tự học cho sinh viên trường đại học sư phạm” Tạp chí giáo dục, Số 113, 37-38. 23. Phan Thị Minh Khuê, Đào Đại Thắng, Huỳnh Thị Thúy Diễm (2000), Lí luận dạy học Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ. 24. V.I. Lênin (1963), Bút kí triết học, Nxb Sự thật. 25. Cao Xuân Nguyên (1984), Một số phương tiện kĩ thuật dạy học, Nxb Giáo dục. 26. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lí luận dạy học Hóa học , tập I, Nxb Giáo dục. 27. Trần Doãn Quới (1978), Sử dụng đồ dùng dạy học, vấn đề chủ yếu, khoa học và khẩn cấp của công tác đồ dùng dạy học, Báo cáo Hội nghị thiết bị dạy học và trường sở, Viện Khoa học & Giáo dục. 28. Phạm Xuân Quế, Nguyễn Thành Chung (2006), “Thiết kế, chế tạo bộ thí nghiệm ghép nối với máy vi tính và phần mềm hỗ trợ khảo sát dao động điều hòa [Vật lí 12]” Tạp chí giáo dục, Số 135, 37-38. 29. Vũ Trọng Rỹ (1955), Một số vấn đề lí luận về phương tiện dạy học, Viện Khoa học & Giáo dục. 30. Vũ Trọng Rỹ (1994), “Phương tiện dạy học với việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông”, Tạp chí giáo dục, Số 45/1994, 38-41. 31. Vũ Trọng Rỹ (1990), “Các phương tiện kĩ thuật dạy học trong nhà trường phổ thông tương lai”, Tạp chí giáo dục, Số 21/1990, 11-18. 32. M.H. Sacmaep (1976), Các vấn đề lí luận dạy học của việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật dạy học ở trường trung học, Tài liệu dịch, Công ty Thiết bị thí nghiệm. 33. Dương Tiến Sỹ (2007), “Sử dụng thí nghiệm ảo để tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Sinh học 6” Tạp chí giáo dục, Số 172/2007, 32-33. 34. Vũ Văn Tảo, Trần Văn Hà (1996), Dạy học giải quyết vấn đề, Trường Cán bộ quản lí Trung ương I. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76 35. Nguyễn Mạnh Thảo, Ngô Thị Bình (2008) “Thiết kế chế tạo bộ thí nghiệm phục vụ việc dạy và học phần dòng điện trong chân không (Vật lí lớp 11)” Tạp chí giáo dục, Số 190/2008, 37-38. 36. Nguyễn Đức Thành (2006), Chuyên đề “Tổ chức hoạt động học tập trong dạy học Sinh học ở trường THPT”, Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội. 37. Nguyễn Thị Thắng (2006), “Một số kinh nghiệm thực hiện thành công thực hành thí nghiệm trong bài 26 và 44 - Sinh học 8” Tạp chí giáo dục, Số 129/2006, 41-42. 38. Nguyễn Đức Thâm (1995), Vấn đề tổ chức cho học sinh hoạt động nhận thức trong các giờ học Vật lí ở trường PTTH, Kỉ yếu Hội thảo khoa học về đổi mới phương pháp dạy học các môn KHTN theo hướng hoạt động hóa người học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học quốc gia Hà Nội. 39. Đặng Thị Thu Thủy (2006) “Thiết kế và sử dụng thiết bị dạy học môn toán góp phần tích cực hóa hoạt động họ c tập của học sinh trung học cơ sở” Tạp chí giáo dục, Số 147/2006, 31-32. 40. Phạm Minh Tiến (1999), Nghiên cứu sử dụng phương tiện trực quan theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong giờ học ở trường THPT, Luận án tiến sĩ. 41. Thái Duy Tuyên (1978), Những vấn đề lí luận về thiết bị nhà trường, Báo cáo Hội nghị thiết bị dạy học và trưởng sở, Viện KHGD. 42. Thái Duy Tuyên (1992), Một số vấn đề hiện đại lí luận dạy học, Viện Khoa học giáo dục. 43. Từ điển Sư phạm, Tập I, Nxb Đại học sư phạm, 1960. 44. Nguyễn Hữu Vui, Nguyễn Ngọc Long (2005), Giáo trình triết, Nxb Chính trị Quốc gia. 45. Quốc Hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật Giáo dục 2005. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 PHỤ LỤC Phụ lục số 1 Bài kiểm tra trong thực nghiệm Thời gian làm bài 20 phút Hãy khoanh tròn vào đáp đúng hoặc đúng nhất. 1. Trong cơ thể sống, những nguyên tố nào là phổ biến? A/ C, H, O, N, Ca, P. B/ C, H, N, Ca, K, S. C/ C, H, O, N, K, P. D/ O, N, C, Cl, Mg, S. 2. Trong phân tử ADN, liên kết phốtphođieste giữa các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn là liên kết: A. Giữa bazơ nitơ của nuclêôtit này với đường C5H10O4 của nuclêôtit kế tiếp. B. Giữa bazơ nitơ của nuclêôtit này với axit phôtphoric của nuclêôtit kế tiếp. C. Giữa bazơ nitơ của nuclêôtit này với bazơ nitơ của nuclêôtit kế tiếp. D. Giữa đường C5H10O4 của nuclêôtit này với phân tử axit phôtphoric của nuclêôtit kế tiếp. 3. Các nuclêôtit cấu tạo nên ADN giống nhau ở: A. Thành phần bazơ nitơ B. Đường C5H10O4 C. Axit H3PO4 D. Cả B và C E. Cả A, B, C đúng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78 4. Nguyên tắc bổ sung là nguyên tắc: A. X liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô A liên kết với G bằng 2 liên kết hiđrô B. A liên kết với T bằng 3 liên kết hiđrô G liên kết với X bằng 2 liên kết hiđrô C. A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô D. A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô G liên kết với X bằng 2 liên kết hiđrô 5. Thành phần bazơ nitơ trong ARN là: A. A, U, G, X B. A, T, G, X C. A, T, G D. T, G, X 6. Prôtêin có chức năng? A. Tham gia vào thành phần kháng thể B. Tham gia vào thành phần ho ocmôn C. Tham gia vào thành phần cấu tạo tế bào D. Tham gia vào thành phần các enzim E. Tất cả các phương án trên. 7. Cấu trúc phân tử prôtêin có thể bị biến tính bởi A. Liên kết phân cực của các phân tử H2O B. Nhiệt độ C. Sự có mặt của CO2 D. Tất cả đều sai 8. Thành tế bào vi khuẩn có cấu tạo từ: A. Lớp kép phôtpholipit và prôtêin. B. Peptiđôglican C. Xenlulozơ D. Kitin Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79 E. Hêmixenlulozơ 9. Vật chất di truyền ở tế bào vi khuẩn là A. ADN dạng thẳng kết hợp với histôn B. ADN trần, dạng vòng C. ARN D. Plasmit 10. Thành tế bào vi khuẩn có chức năng: A. Bảo vệ tế bào. B. Giữ ổn định hình dạng tế bào vi khuẩn C. Thực hiện trao đổi chất giữa tế bào vi khuẩn và môi trường D. Cả A và B 11. Vi khuẩn có kích thước nhỏ giúp: i. Đó là kết quả của CLTN. ii. Tế bào nhỏ có tỉ lệ V S lớn giúp trao đổi chất với môi trường thuận lợi iii. Tế bào nhỏ giúp vận chuyển nhanh chóng các chất trong tế bào. iiii. Tế bào nhỏ dễ biến đổi hình dạng. iiiii. Tế bào nhỏ có khả năng phân chia nhanh. Tổ hợp đúng là: A. i, ii, iii, iiii. B. i, ii, iii, iiiii. C. ii, iii, iiii, iiiii. D. i, ii, iiii, iiiii. 12. Nhân tế bào có chức năng: A. Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào B. Mang thông tin di truyền C. Tổng hợp prôtêin D. Cả A và B E. Cả B và C Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80 13. Ribôxôm hay gặp ở tế bào chuyên sản xuất: A. Lipit B. Prôtêin C. Glucôzơ D. Tất cả đều đúng 14. Tế bào nhân sơ được phân biệt với tế bào nhân thực bởi: A. Có hay không có ribôxôm B. Có hay không có thành tế bào C. Có hay không có màng nhân D. Có hay không có lông và roi. 15. Một gen có chiều dài 5100Å. Tổng số nuclêôtit của gen là: A. 2400 B. 1200 C. 3000 D. 1500 16. Một gen có 3000 nuclêôtit, và 3900 liên kết hiđrô, số lượng từng loại nuclêôtit của gen là A. A=T=600; G=X=900. B. A=T=900; G=X=600. C. A=T=800; G=X=700. D. A=T=500; G=X=1000. 17. Khi cho tế bào biểu bì vảy hành vào dung dịch ưu trương sẽ xảy ra hiện tượng gì? A. Phản co nguyên sinh B. Co nguyên sinh C. Cả A và B đều đúng D. Tất cả đều sai 18. Hiện tượng co nguyên sinh xảy ra do? A. Nước từ bên ngoài đi vào trong tế bào B. Các chất tan từ trong tế bào bị rút ra khỏi tế bào. C. Nước trong tế bào bị hút ra ngoài dung dịch ưu trương, làm cho màng tế bào tách khỏi thành tế bào và co dần lại D. Tất cả đều sai 19. Sử dụng tế bào biểu bì vảy hành đã xử lí ở câu 17, nhỏ thêm dung dịch nước cất vào thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? A. Phản co nguyên sinh B. Co nguyên sinh C. Cả A và B D.Tất cả đều sai Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81 20. Nghiên cứu hiện tượng co và phản co nguyên sinh nhằm mục đích: A. Chứng minh cơ chế vận chuyển thụ động các chất qua màng tế bào. B. Chứng minh cơ chế vận chuyển chủ động các chất qua màng tế bào. C. Chứng minh sự vận chuyển các chất chỉ diễn ra khi có sự khác nhau về nồng độ các chất hai bên màng tế bào. D. Chứng minh cơ chế vận chuyển chủ động của tế bào. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82 Phụ lục số 2 MỘT SỐ MẪU GIÁO ÁN SỬ DỤNG TRONG DẠY THỰC NGHIỆM Giáo án số 1. Bài 11. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất I. Mục tiêu - HS giải thích được các kiểu vận chuyển các chất qua màng tế bào và hiện tượng nhập bào và xuất bào. - HS thiết kế được thí nghiệm đơn giản giải thích các hiện tượng vận chuyển các chất qua màng tế bào. - HS trình bày được ý nghĩa của vận chuyển các chất qua màng sinh chất. II. Phương pháp dạy học Hỏi đáp, thảo luận nhóm, tìm tòi bộ phận. III. phương tiện dạy học SGK, SGV Sinh học 10. IV. Chuẩn bị - HS đọc bài trước khi đến lớp - GV chuẩn bị: 01 lọ nước hoa, cốc nước trong, lọ mực, ống hút. V. Tiến trình bài giảng TG Nội dung Hoạt động của GV và HS 2’ A. Ổn định tổ chức lớp GV Kiểm tra sĩ số Lớp…………… vắng…….. 3’ B. Kiểm tra bài cũ GV Trình bày cấu trúc và chức năng của màng sinh chất ? 10’ C. Bài mới I. Vận chuyển thụ động: GV. tiến hành biểu diễn TN: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83 1. Khái niệm: Vận chuyển thụ động là vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không cần tiêu tốn năng lượng. Nguyên lí vận chuyển thụ động là sự khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. - Thẩm thấu : Nước từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao, nước đi từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp. - Thẩm tách: các chất hoà tan từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. + Mở nắp lọ nước hoa. + Nhỏ một vài giọt mực vào cốc nước lọc. Sau đó đặt câu hỏi: 1. Hiện tượng gì đã xảy ra? 2. Hiện tượng đó là hiện tượng khuếch tán. Vậy thế nào là hiện tượng khuếch tán? Do đâu có sự khuếch tán? 3. Hiện tượng trên xảy ra đối với màng sinh chất của tế b ào th ì được gọi là vận chuyển thụ động. Vậy thế nào là vận chuyển thụ động? Vận chuyển thụ động diễn ra theo nguyên lí nào? HS. Nghiên cứu SGK, quan sát TN và trả lời câu hỏi. GV. Nhận xét và hoàn thiện khái niệm GV. Thế nào là hiện tượng thẩm thấu, thẩm tách? HS. Hoạt động nhóm trả lời câu hỏi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84 15’ 2. Các kiểu vận chuyển qua màng theo cơ chế thụ động - Khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit kép gồm các chất không phân cực và các c hất có kích thước nhỏ như CO2, O2… - Khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng gồm các chất phân cực có kích thước lớn (Gluxit). - Khuếch tán qua kênh prôtêin đặc hiệu theo cơ chế thẩm thấu (các phân tử nước). 3. Các yếu tố ảnh h ưởng đến tốc độ khuếch tán qua màng - Nhiệt độ môi trường - Sự chênh lệch nồng độ các chất trong và ngoài màng - Bản chất của chất vận chuyển II. Vận chuyển chủ động: 1. Khái niệm Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng tế bào từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược dốc nồng độ) và có sự tiêu tón năng lượng. GV. Tốc độ khuếch tán của các chất phụ thuộc vào yếu tố nào ? HS: Nhiệt độ môi trường, nồng độ các chất, bản chất cấu tạo của các chất. GV: Trong thực tế có một số chất (urê) trong nước tiểu cao gấp 10 lần trong máu nhưng vẫn khôn g vận chuyển từ thận vào máu, mà có sự vận chuyển ngược lại. GV. Quá trình vận chuyển chủ động cần điều kiện gì ? Thế nào là vận chuyển chủ động ? HS: là quá trình cần tiêu tốn năng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85 10’ 2. Cơ chế - ATP + prôtein đặc chủng cho từng loại cơ chất. - Prôtein biến đổi chất để đưa ra ngoài tế bào hay đưa vào bên trong tế bào. III. Nhập bào và xuất bào 1. Nhập bào Là tế bào đưa các chất vào bên trong bằng cách biến dạng màng sinh chất. - Thực bào: TBĐV “ăn” các hợp chất có kích thước lớn nhờ các enzim phân huỷ. - Ẩm bào: đưa các giọt dịch vào tế bào. 2. Xuất bào Các chất thải trong túi kết hợp với màng sinh chất đẩy ra ngoài tế bào. lượng. GV. Tại sao trong tế bào cần có sự vận chuyển chủ động ? HS: Đảm bảo cho các quá trình sống diễn ra bình thường. GV. hướng dẫn HS quan sát hình vẽ 11.2 SGK HS. Nhận xét và thảo luận. GV. Hãy mô tả cách lấy thức ăn và tiêu hoá của động vật nguyên sinh? GV. Hiện tượng xuất bào là gì ? HS. Thảo luận và trả lời. C. Củng cố Lấy ví dụ về các hiện tượng vận chuyển các chất qua màng tế bào? Nêu ý nghĩa của việc vận chuyển các chất qua màng sinh chất? E. Dặn dò Xem lại bài, trả lời câu hỏi cuối bài, đọc bài mới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86 Giáo án số 2 Bài 12. Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh I. Mục tiêu - HS biết cách làm tiêu bản tạm thời để quan sát hình dạng tế bào dưới KHV. Vẽ sơ đồ hình dạng tế bào đã quan sát được dưới kính hiển vi. - HS có thể làm được TN đơn giản quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh ở tế bào thực vật. - Rèn cho SH tính cẩn thận, tỉ mỉ trong thao tác TN. II. Phương pháp Phương pháp thực hành, hỏi đáp. III. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của GV - Mẫu vật: 2 lá thài lài tía, 1 củ hành tây, 1 củ hành tía. - Dụng cụ, hóa chất: + KHV quang học vật kính 10, 40 và thị kính 10, 15: 01 cái. + Lưỡi dao cạo râu 01 cái (hoặc kim mũi mác). + Phiến kính (lam kính) sạch, khô : 02 cái. + Lá kính (lamen) sạch, khô: 02 cái. + Ống nhỏ giọt: 01 ống. + Giấy thấm: 02 tờ (5100cm). + Nước cất: 10 đến 20 ml. + Dung dịch muối hoặc đường loãng 10 – 20ml sử dụng nồng độ muối 5%, 10%, 15% hoặc nồng độ đường 5%, 10%, 15%, 20% 2. Chuẩn bị của HS - Đọc trước bài. - Mẫu vật: lá thài lài tía, củ hành tây, củ hành tía. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87 IV. Tiến trình bài giảng TG Nội dung Hoạt động của GV và HS 2’ A. Ổn định tổ chức GV. Kiểm tra sĩ số Lớp …………….. vắng………… 3’ B. Kiểm tra bài cũ GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 30’ C. Bài mới I. Quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh ở tế bào biểu bì lá cây. - Bước 1. Làm tiêu bản (1) Nhỏ lên lam kính một giọt nước cất: (2) Tách lớp biểu bì lá thài lài tía. (3) Đặt lớp biểu bì vừa tách lên phiến kính đã có sẵn một giọt nước. (4) Đặt lá kính lên lam kính . (5) Thấm hút phần nước dư: Dùng giấy thấm (giấy thấm đã cắt thành góc nhọn khoảng 450), đặt góc nhọn của giấy vào cạnh lá kính để cho giấy hút hết phần nước dư thừa. GV chia lớp thành 4 nhóm: + Phân dụng cụ, hóa chất cho mỗi nhóm. GV. Em hãy trình bày cách tiến hành TN. HS. Nghiên cứu SGK trả lời. GV. Bổ sung hoàn chỉnh Bước 1. Tiến hành với cả 2 TN để đối chứng, 1 mẫu nhỏ nước cất, 1 mẫu nhỏ dung dịch xanhmêtylen. Bước 5. Không nhấc lam kính ra mà vẫn để trên bàn KHV và thực hiện tiếp các thao tác gây co và phản co nguyên sinh. GV. Yêu cầu HS tiến hành TN HS. Tiến hành TN theo yêu cầu của GV. Uốn nắn giúp đỡ HS thực hiện thao tác. HS. Vẽ lại tế bào thường, tế bào khí khổng trước và sau khi nhỏ dung dịch ưu trương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88 5’ - Bước 2: Chuẩn bị lên tiêu bản (6) Chuẩn bị KHV (7) Đưa mẫu lên KHV - Bước 3: Quan sát tiêu bản (8) Cố định mẫu trên KHV (9) Quan sát mẫu vật ở vật kính ×10 (10) Quan sát mẫu vật ở vật kính ×40 - Bước 4: Phân biệt các tế bào dưới KHV (11) Quan sát kĩ các tế bào quan sát được tế bào kh í khổng với tế bào biểu bì. Xem lúc này tế bào khí khổng đóng hay mở? Vẽ lại hình dạng tế bào ra giấy. - Bước 5: Gây co và phản co nguyên sinh (12) Nhỏ dung dịch gây co nguyên sinh hay không? II. TN phản co nguyên sinh và việc đóng mở của khí khổng Tiến theo bước 5 của TN co nguyên sinh để nguyên tiêu bản trên KHV thêm thao tác gây phản co nguyên sinh GV. Kiểm tra kết quả ngay trên KHV. GV. Nhận xét và đưa ra câu hỏi: + Khí khổng lúc nhỏ dung dịch ưu trương đóng hay mở? + Tế bào có gì khác so với lúc bình thường? +Nếu thay đổi nồng độ dung dịch muối hoặc đường thì tốc độ co nguyên sinh sẽ như thế nào? HS. Thảo luận và trả lời + Tế bào nhìn rõ. + Khí khổng đóng. + Dung dịch muối (đường) ưu trương hơn đã hút nước của tế bào là cho màng tế bào tách khỏi thành tế bào và dần co lại. GV. Yêu cầu HS để nguyên mẫu vật trên KHV và tiến hành gây co và phản co nguyên sinh GV. Đưa ra câu hỏi: + Khí khổng lúc nhỏ dung dịch nhược Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 (13) Theo dõi sự thay đổi của các tế bào, quan sát các tế bào biểu bì khác nhau kể từ sau khi nhỏ dung dịch muối hoặc đường để thấy quá trình co nguyên sinh diễn ra như thế nào (chú ý cả tế bào biểu bì và tế bào khí khổng). (14) Nhỏ nước để gây phản ứng co nguyên sinh: Sau khi vẽ xong tế bào đang bị co nguyên sinh, tiếp tục dùng ống nhỏ giọt, nhỏ một giọt nước cất vào rìa của lam kính (giống bước 12 nhưng thay bằng nước). Đặt tiêu bản lên bàn kính và quan sát, vẽ các tế bào quan sát được dưới KHV vào vở. Lưu ý: theo dõi xem tốc độ phản co nguyên sinh của các tế bào có đều nhau không? Và có phải tất cả các tế bào đều phản co nguyên sinh đóng hay mở? + Tế bào có gì khác so với lúc bình thường? HS. Quan sát và trả lời câu hỏi + Khí khổng mở + Dung dịch nước nhược trương hơn đã làm cho nước đi vào tế bào, tế bào trở lại trạng thái bình thường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90 V. Thu hoạch GV yêu cầu HS viết thu hoạch theo mẫu sau: Nhóm: ………Lớp: ……………….. Tên bài: ……………………………………………………………………… 1. Hoàn thành nội dung theo bảng sau: Loại tế bào Mô tả hình dạng tế bào khi cho vào dung dịch ưu trương, nhược trương Lá thài lài Củ hành tía Củ hành tây 2. Giải thích tại sao tế bào lại có sự biến đổi hình dạng như vậy? …………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………... VI. Củng cố, dặn dò - Khi cho cành củi khô vào nước, hiện tương gì xảy ra, giải thích? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 Giáo án số 3 Bài 15. Thực hành: Một số thí nghiệm về enzim Thí nghiệm với enzim catalaza I. Mục tiêu Sau khi thực hành bài này, HS phải: - Biết cách bố trí TN và tự đánh giá, giải thích được các mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường lên hoạt tính của enzim. - Biết cách bố trí TN tách chiết ADN để quan sát. - Rèn luyện tư duy phân tích - tổng hợp, kĩ năng làm TN, hợp tác nhóm và làm việc độc lập của HS. - Tự tiến hành TN theo qui trình đã cho trong SGK. II. Phương pháp Phương pháp thực hành, hỏi đáp. III. Chuẩn bị TN 1. Chuẩn bị của GV - Mẫu vật + Dứa tươi: 1 quả khoảng 300g (không quá xanh, không quá chín) + Gan gà tươi: 1 bộ (hoặc gan lợn 100g) + Củ khoai tây sống (φ≈5 cm): 2 củ. + Củ khoai tây đã luộc chín (φ≈5 cm): 1 củ. - Dụng cụ, hóa chất + Ống nghiệm (1-1,5 × 10-15 cm): 4 ống, thước chia vạch đến mm. + Cốc thủy tinh 250 ml: 1 cái. + Máy xay sinh tố (hoặc cối, chày sứ): 1 cái. + Dao, miếng lót để cắt: 1 cái. + Phễu (hoặc lưới lọc): 1 cái. + Que tre (0,5 × 10 cm): 1 cái. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 + Cồn 70 - 900: 50 ml. + Nước cất: 500 ml. + Chất tẩy rửa (nước rửa bát): 10 ml. - Dụng cụ và hóa chất + Dao, miếng lót để cắt: 1 cái. + Ống nhỏ giọt: 1 ống. + Dung dịch H2O2: 20 ml. + Nước đá: 1 kg. 2. Chuẩn bị của HS - Đọc trước bài - Mẫu vật: khoai tây, gan lợn, gan gà IV. Tiến trình bài giảng TG Nội dung Hoạt động của GV và HS 1’ A. Ổn định tổ chức GV. Kiểm tra sĩ số Lớp …………….. vắng………… 2’ B. Kiểm tra bài cũ GV. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 7’ C. Bài mới I. TN với enzim catalaza - Củ khoai tây sống được cắt thành lát mỏng khoảng 5mm, chuẩn bị 8 lát và thực hiện: + 01 lát ở nhiệt độ phòng. + 01 lát ướp đá. + 01 lát ngâm ở nhiệt độ 150C trong vòng 15 phút. + 01 lát ngâm ở nhiệt độ 300C trong vòng 15 phút. GV. Em hãy trình bày cách tiến hành TN? HS. Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi GV. Bổ sung, hoàn chỉnh và giới thiệu dụng cụ, hóa chất, mẫu vật sử dụng trong TN. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 + 01 lát ngâm ở nhiệt độ 450C trong vòng 15 phút. Củ khoai tây chín cắt thành lát mỏng: + 0 1 lát kho ai tay ch ín, để nguội và để ở nhiệt độ phòng. - Sau 15 phút vớt các lát khoai tây và để theo trìn h tự lên khay sau đó nhỏ ngay 1 hoặc một số giọt nước ôxi già vào miếng khoai tây. - Kết quả và nhận xét Hỏi. Tại sao lại để lát khoai tây ở các mức nhiệt độ khác nhau? HS. Để tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ lên hoạt tính của enzim và nhiệt độ thích hợp cho enzim hoạt động. HS. Tiến hành các bước theo hướng dẫn GV. Quan sát, uốn nắn những thao tác chưa chuẩn. GV. Yêu cầu HS quan sát tất cả các hiện tượng xảy ra, ghi lại và giải thích. HS. Quan sát, ghi lại và giải thích 30’ II. Thí nghiệm dùng enzim trong quả dứa tươi tách chiết ADN - Bước 1: Nghiền mẫu vật. (1) Loại bỏ lớp màng bao bọc gan (2) Thái nhỏ gan (3) Nghiền gan (4) Lọc dịch nghiền - Bước 2: Tách ADN ra khỏi tế bào và nhân tế bào (5) Cho dịch lọc gan vào ống nghiệm (6) Cho nước rửa bát vào ống GV. Để tiến hành tách chiết ADN ta phải làm như thế nào? HS. HS nghiên cứu SGK và nêu các bước tiến hành theo SGK. GV. Chuẩn bị dung dịch và thứ tự đổ các dung dịch là + Dùng thước đo ống nghiệm 1 từ đáy lên 4 cm, đánh dấu vào đó và đổ dịch nghiền gan đến vạch đánh dấu. + Dùng thước đo ống nghiệm 2 và 3 từ đáy lên 0,6 cm, đánh dấu tại đó. Ống 2 đổ nước rửa bát, ống 3 đổ nước dứa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94 nghiệm . (7) Khuấy dung dịch trong ống nghiệm (8) Chuẩn bị nước cốt dứa (9) Cho nước cốt dứa vào ống nghiệm - Bước 3: Kết tủa ADN trong dịch tế bào bằng cồn. (10) Cho cồn vào ống nghiệm - Bước 4: Tách ADN ra khỏi lớp cồn. (11) Tách ADN ra khỏi lớp cồn. Kết quả và nhận xét nghiền. + Dùng thước đo ống nghiệm 4 từ đáy lên 5 cm, đánh dấu tại vị trí đó, ống nghiệm này sẽ chứa cồn 70-900. Như vậy trình tự TN là : rót dịch nghiền gan vào ống 1  rót ống 2 vào ống 1 (khuấy nhẹ, để yên trong 15 phút)  rót ống nghiệm 3 vào ống nghiệm 1 (khuấy nhẹ, để yên trong 10 phút)  rót ống nghiệm 4 vào ống nghiệm 1 (để yên 10 phút). HS. Tiến hành TN theo hướng dẫn GV. Quan sát và chỉnh sửa những sai sót. GV. Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả của nhóm đã làm. HS. Trình bày kết quả mà nhóm đã làm GV. Nhận xét. V. Thu hoạch GV yêu cầu HS viết thu hoạch theo mẫu sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95 Nhóm: ………Lớp: ……………….. Tên bài: ……………………………………………………………………… Thí nghiệm 1. Thí nghiệm với enzim catalaza 1. Hoàn thành nội dung theo bảng sau: Mẫu vật Lượng bọt khí thoát ra Không xuất hiện bọt khí Có xuất hiện bọt khí Số lượng nhiều Số lượng ít Lát khoai tây ở nhiệt độ phòng Lát khoai tây ướp đá Lát khoai tây ở 150 Lát khoai tây ở 300 Lát khoai tây ở 450 Lát khoai tây chín 2. Giải thích các hiện tượng trên? ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Thí nghiệm 1. Thí nghiệm dùng enzim trong quả dứa tươi để tách chiết ADN. Hoàn thành nội dung theo bảng sau: Mẫu vật Kết quả của TN và nhận xét Gan gà Gan lợn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96 Phụ lục số 3 MẪU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRONG THỰC NGHIỆM Phiếu điều tra thực trạng Phiếu điều tra thực trạng nhận thức của GV về việc sử dụng TN trong quá trình dạy học. Để có cơ sở đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TN thực hành trong dạy học ở các trường phổ thông hiện nay, xin đồng chí vui lòng trao đổi một số ý kiến. Cảm ơn sự cộng tác của đồng chí! 1. Sơ lược về bản thân: - Họ và tên: ……………………………- Nơi công tác: ……….………. - Trình độ đào tạo: ……………………….. - Số năm dạy học: ……….. 1. Xin đồng chí cho biết ý kiến của mình về vấn đề sử dụng TN trong quá trình giảng dạy môn SH (xin đồng chí đánh  vào mục đồng ý) Rất cần thiết  Cần thiết  Không cần thiết  Tại vì: - Kích thích được hứng thú học tập của HS  - Phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS trong quá trình dạy học  - Đảm bảo kiến thức vững, chắc  - Chuẩn bị công phu, mất nhiều thời gian  - Hiệu quả bài dạy không cao  - Không thi cử  3. Mức độ sử dụng thí nghiệm như thế nào? Sử dụng thường xuyên  Thỉnh thoảng  Không sử dụng  Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 4. Xin đồng chí trao đổi một số vấn đề a. Xin đồng chí vui lòng cho biết đồng chí đã thực hiện bao nhiêu % số tiết có sử dụng thí nghiệm theo qui định của chương trình? b. Đồng chí thường sử dụng thí nghiệm trong khâu nào của quá trình dạy học? Khâu nghiên cứu tài liệu mới  Khâu ôn tập củng cố kiến thức  Khâu kiểm tra đánh giá  c. Thí nghiệm được đồng chí sử dụng với mục đích gì? Thông báo kiến thức mới  Minh hoạ cho kiến thức lí thuyết  Củng cố, mở rộng tri thức  Kiểm tra, đánh giá tri thức  d. Không khí của tiết học có tiến hành thí nghiệm như thế nào? Rất thích thú  Bình thường  Không thích thú  e. Đồng chí đánh giá như thế nào về mức độ nhận thức của HS? Tích cực hơn  Bình thường  Hạn chế  f. Đồng chí cho biết khi sử dụng thí nghiệm đồng chí thường căn cứ vào những yêu cầu nào sau đây: Mục đích bài dạy  Nội dung bài dạy  Đặc điểm nhận thức của HS  Đặc điểm đồ dùng dạy học  Khả năng thành thạo của GV  Sử dụng theo ý thích của mình  g. Trong quá trình giảng dạy, đồng chí đã bao giờ cải tiến thí nghiệm chưa? Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Không bao giờ  Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98 5. Để giúp cho việc thực hiện thuận lợi, đạt hiệu quả cao, đồng chí có những ý kiến gì? a. Tình hình đồ dùng dạy học hiện nay Đủ  Tạm được  Thiếu  Quá thiếu  b. Chất lượng đồ đung thí nghiệm hiện nay Tốt  Không đảm bảo  Lạc hậu  Hư hỏng  Không đồng bộ  Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 Phiếu điều tra thực trạng Phiếu điều tra thực trạng thái độ và kết quả học tập của HS đối với môn Sinh học Hãy đánh dấu  vào ý mà em đồng ý 1. Lí do em thích học môn Sinh học là: Thầy, cô dạy dễ hiểu, hấp dẫn  Được quan sát, được làm TN  Thầy (cô) vui tính, yêu quý HS  Lí do khác .............................................................................................. 2. Hãy sắp xếp các bước tiến hành TN co và phản co nguyên sinh theo thứ tự đúng. A. Quan sát tiêu bản. B. Gây co và phản co nguyên sinh. C. Chuẩn bị lên KHV. D. Làm tiêu bản. E. Phân biệt các tế bào dưới KHV. 3. Mô tả và giải thích sự thay đổi hình dạng tế bào biểu bì lá thài lài tía sau khi cho vào dung dịch ưu trương và nhược trương? ………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1LV09_SP HoangVietcuongV.pdf
Tài liệu liên quan