Luận văn Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty đầu tư xây dựng và phát triển công nghệ

Bất cứ một công ty nào hoạt động trên thị trường đều có sự tác động của yếu tố môi trường trong đó sự tác động của các tổ chức kinh tế khác đến hoạt động của Công ty là lớn vì vậy phải quan tâm và xây dựng mối quan hệ này sao cho tốt đẹp. Đối với các doanh nghiệp cùng ngành cần tiến hành liên kết hợp tác để cùng tiến hành các công trình lớn. Hiện nay đối với các công trình lớn thì ngoài bên chủ thi công chính còn có các công ty xây dựng nhỏ hơn cùng thi công các công trình này do bên thi công chính tiến hành mời đấu thầu một số hạng mục công trình thuộc phạm vi một công trình lớn. Do vậy việc liên kết hợp tác với các tổ chức kinh tế khác sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho Công ty có thể được các doanh nghiệp cùng ngành gửi văn bản trực tiếp để kêu gọi mời thầu khi năng lực của công ty này không đủ khả năng bao thầu tất cả các hạng mục. Tạo mối quan hệ tốt với nhà cung ứng, sản xuất sẽ tạo được sự hợp tác vui vẻ cũng như sự giúp đỡ trong trường hợp mà Công ty gặp khó khăn, rủi ro Quan hệ tốt với nhà cung ứng, thực hiện và khai thác chính sách giá bán của họ. Công ty nên tận dụng thi công nhiều công trình một lúc để mua một khối lượng lớn nguyên vật liệu để được hưởng chiết khấu hoặc có thể để tồn kho hoặc có thể tích trữ nguyên vật liệu nếu có lợi làm giảm giá nguyên vật liệu.

doc96 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1679 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty đầu tư xây dựng và phát triển công nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a là để đạt được một 100 đồng doanh thu thì công ty HACINCO phải bỏ ra một khoản chi phí là nhỏ hơn so với Công ty ICD, như vậy tình hình quản lý và sử dụng chi phí của Công ty HACINCO là tốt hơn. Nhưng nhìn chung thì tỷ suất chi phí của các công ty này đều giảm chứng tỏ các công ty này cũng quan tâm và chú trọng đến hoạt động sử dụng chi phí của công ty mình nhưng tốc độ giảm tỷ suất chi phí nhanh phải kể đến HACC giảm 2,4 % nhờ đó mà lợi nhuận của HACC tăng lên đáng kể vào năm 2005 đạt trên 21 tỷ đồng và bên cạnh đó thì đối thủ VINACONEX cũng không chịu kém cạnh với lợi nhuận đạt trên 16 tỷ đồng tốc độ tăng lợi nhuận của công ty này là cao đạt trên 50 %. Còn công ty 247 tuy có sự phát triển nhưng tỷ suất chi phí còn cao và tỷ suất lợi nhuận trong năm 2005 của Công ty này lại giảm từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty 247 trong hiện tại vì vậy công ty này phải rất cố găng thì mới phát triển tốt và có khả năng cạnh tranh được với các đối thủ mạnh hơn . Tình hình hiện nay Công ty ICD cũng tương tự công ty 247 tỷ suất lợi nhuận tăng nhưng không cao và không thể đuổi kịp và so sánh được với các công ty lớn này về tốc độ tăng trưởng cũng như khả năng cạnh tranh vì vậy côngt y ICD đang tìm biện pháp để đưa Công ty ra khỏi tình trạng sút kém hiện nay. 2.3.3 Nhận xét chung về khả năng cạnh tranh của Công ty 2.3.3.1 Những thành công Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Lãnh đạo UBND thành phố và Bộ giáo dục và đào tạo cùng ban lãnh đạo Công ty từ dó giúp Công ty nắm bắt được yêu cầu của khách hàng và nhu cầu thực tế nhanh hơn để kịp thời đua ra những kế hoạch thích hợp tạo ra sự phát triển cho Công ty trong hiện tại và tương lai Đối với khách hàng, Công ty đã tạo dựng được uy tín riêng cho mình qua các công trình xây dựng đạt chất lượng cao, tạo được lòng tin đối với các chủ đầu tư;tù đó góp phần nâng cao hiệu quả dản xuất kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Thương hiệu, uy tín của Công ty đã có vị trí và ngày càng được khẳng định trên thị trường, Công ty đã được tặng thưởng các giải thưởng về công trình chất lượng tiêu chuẩn. Các cán bộ quản lý của Công ty đều là những kỹ sư, kiến trúc sư, cử nhân có trình độ cao, có kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công xây lắp các công trình; Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty có phẩm chất chính trị vững vàng, có tri thức và kinh nghiệm thực tế và không ngừng nâng cao khả năng chuyên môn, có khả năng đảm đương được các dự án có quy mô trong hoạt động xây dựng của thủ đô và cả nước. Đây luôn được Công ty coi là một mũi nhọn tạo ra sự cạnh tranh cho chính Công ty. Công ty đã và đang tiến hành xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 trên các lĩnh vực thi công xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý đầu tư thí nghiệm vật liệu xây dựng ...Để bắt kịp với xu thế hội nhập của nền kinh tế thì các tiêu chuẩn về ISO và các tiêu chuẩn về hcất lượng khác luôn được Công ty chú trọng. 2.3.3.2 Những tồn tại Trang thiết bị của Công ty còn chưa đồng bộ, các máy móc thiết bị chuyên dùng để thi công các dự án lớn còn thiếu. Việc sử dụng lao động lao động thời vụ cũng gây không ít khó khăn do phần lớn lao động thời vụ là lao động phổ thông, không qua đào tạo cơ bản vì vậy tay nghề yếu. Nguồn vốn của Công ty còn hạn chế, cơ cấu nguồn vốn còn nhiều bất cập, nợ ngắn hạn của Công ty là tương đối cao tuy vẫn đảm bảo nhưng có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty khi mà các khoản nợ này chủ yếu từ ngân hàng. Cơ chế cho vay của các tổ chức tín dụng hiện nay mâu thuẫn với thực tế khả năng thu hồi vốn từ các công trình đầu tư xây dựng. Thời gian được các tổ chức tín dụng cho vay từ 7-10 năm, thực tế khai thác các công trình xây dựng chỉ có thể hồi vốn sau 15 đến 20 năm do vậy khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp là rất khó khăn. Các công trình có nguồn gốc vốn thanh toán từ ngân sách thường rất chậm trễ trong việc giải ngân, cũng đẩy Công ty vào tình trạng mất cân đối vốn gây khó khăn cho Công ty khi tiến hành sản xuất kinh doanh tiếp theo. Nguyên nhân của những tồn tại: Do quá trình mua sắm trang thiết bị của Công ty còn không được quan tâm, cán bộ tham gia mua sắm thiết bị thiếu hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ, chi phí mà Công ty bỏ ra để giám định các thiết bị không nhiều, thông thường phải thuê chuyên gia nhưng Công ty sử dụng nhân viên trong chính Công ty để tiến hành mua lên hiệu quả không cao dẫn đến thiết bị mua hiện đại, giá cao nhưng lại không phù hợp. Do Công ty hiện nay trong quá trình kinh doanh vẫn thiếu vốn nên phải đi vay các tổ chức tín dụng dẫn đến giá thành xây dựng của Công ty còn cao hơn so với đối thủ. Ngoài ra tình hình sử dụng vốn của Công ty vẫn chưa hiệu quả còn nhiều bất cập và lãng phí, cán bộ quản lý vốn trình độ còn thấp, còn chưa quản lý chặt chẽ lượng vốn sử dụng gây khó khăn cho Công ty. Do chủ yếu Công ty tiến hành xây dựng những công trình có vốn ngân sách lên tiến trình giải ngân rất chậm từ đó cũng gây khó khăn cho Công ty trong quá trình thanh quyết toán các công trình . Chương 3 Một số biện pháp năng cao khả năng cạnh tranh của công ty Đầu tư xây dựng và phát triển công nghệ Định hướng phát triển của Công ty Đầu tư xây dựng và phát triển công nghệ. 3.1.1 Định hướng phát triển của ngành xây dựng Trong 5 năm vừa qua ngành xây dựng là một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất hiện nay ở nước ta. Có được tốc độ phát triển nhanh như vậy là do sự phát nhanh của nền kinh tế nên đòi hỏi phải có hệ thống cơ sở hạ tầng tốt hơn để đáp ứng kịp với nhu cầu ngày càng tăng của thị trường và nền kinh tế phát triển dẫn đến đầu tư cho ngành xây dựng cũng nhiều hơn nên có thể nói ngành xây dựng nước ta sẽ còn có tốc độ phát triển nhanh hơn nữa vào các năm tiếp theo. Trong đó tốc độ phát triển nhanh nhất trong ngành xây dựng có lẽ là xây dựng các khu đô thị. Phát triển đô thị: Từng bước xây dựng và hoàn chỉnh đô thị trong cả nước, mục tiêu này, cần kêu gọi viện trợ cho các chương trình, dự án tăng cường năng lực khảo sát đầu tư, lập quy hoạch xây dựng đô thị và khu chung cư. Để có được hệ thống các thành phố và đô thị hiện đại thì mục tiêu đến năm 2010 tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng 43 – 44% bảo đảm diện tích nhà ở đến năm 2010 đạt mức bình quân 14 – 15 m2 sàn/ người. Đến năm 2010 phấn đấu 100% đô thị loại 3 trở lên, 50% số đô thị loại 4 và tất cả các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải. Hàng năm, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, của doanh nghiệp và của người dân dành cho xây dựng rất lớn, chiếm từ 20 – 25 % GDP nên việc xây mới cũng như sửa chữa các công trình xây dựng hiện nay là rất lớn và có xu hướng tăng thêm trong các năm tới khi mà nước ta hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thì nhu cầu về phát triển cơ sở hạ tầng là rất lớn. Để đạt được kế hoạch trên thì ngành xây dựng có một nhiệm vụ hết sức quan trọng và nặng nề đòi hỏi phải có sự cố gắng hơn nữa, như vậy cơ hội cho các công ty xây dựng là rất lớn. Phát triển cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị: Mục tiêu đến năm 2010 phấn đấu 90% dân đô thị được cấp nước sạch với lượng nước 100 – 120 lít/người/ngày đêm. Các thị trấn phấn đấu 80% dân số được cấp nước sạch với lượng nước 80 – 100lít/người/ngày đêm. Hiện tổng công suất cấp nước đạt khoảng 3,5 triệu m3/ngày; đến năm 2010 dự kiến đạt khoảng 6,5 triệu m3/ngày, nhu cầu vốn khoảng 2,6 tỷ USD; đến năm 2020 dự kiến đạt tổng công suất 13,5 triệu m3/ ngày; nhu cầu vốn khoảng 5,5 tỷ USD. Vì vậy việc triển khai các chương trình, dự án cấp nước các thành phố lớn, các khu đô thị mới và khu công nghiệp cần khẩn trương tiến hành các công tác chuẩn bị đầu tư. Do nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế nên nhu cầu xây dựng cũng tăng cao, việc phải tiến hành cải tạo và xây mới các hệ thống cơ sở hạ tầng như cấp thoát nước cũng nhờ đó mà tăng theo tạo có hội cho các công ty xây dựng. 3,1.2 Phương hướng phát triển của công ty Đầu tư xây dựng và phát triển công nghệ 3.1.2.1 Mục tiêu cơ bản của Công ty Củng cố phát triển đa dạng sản phẩm và loại hình kinh doanh trên cơ sở chuyên môn hoá cao từng bộ phận sản xuất kinh doanh và chuyên nghiệp hoá từng bộ phận quản lý. Xây dựng Công ty lớn mạnh toàn diện đặc biệt là mảng kinh doanh xây lắp với sự tăng trưởng bình quân 15%/ năm. Nhiệm vụ chiến lược của Công ty là: Kế thừa truyền thống qua 12 năm của Công ty Đầu tư Xây dựng và phát triển công nghệ (ICD), phát huy thế mạnh, uy tín đã được thị trường ghi nhận. Tập trung xây dựng các đơn vị xây lắp chuyên nghiệp gắn liền với chuyên môn hóa từ đó từng bước đầu tư nâng cao năng lực và công nghệ xây lắp. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí và đội ngũ công nhân có trình độ và tay nghề cao. 3.2.2.2 Phương án sản xuất kinh doanh Xây dựng Công ty lớn mạnh trên cả hai mảng kinh doanh xây lắp và kinh doanh phát triển nhà với tốc độ tăng trưởng từ 12% - 15% trong hai năm tới do Công ty sẽ dự kiến số lượng công trình thi công trong hai năm tới sẽ tăng, các năm tiếp theo dự kiến doanh thu là 15 - 20%. Tổ chức thực hiện thi công nhiều công trình có quy mô và các dự án phát triển các khu đô thị mới tạo thị trường xây lắp trong nội bộ Công ty để phát triển đội ngũ lao động kỹ thuật cao. Phấn đấu năm 2006 đạt được giá trị tổng sản lượng trên 60 tỷ Xác định hoạt động thi công xây lắp là hoạt động trọng điểm và hàng đầu của Công ty, hoạt động kinh doanh phát triển nhà có vai trò quan trọng, phát triển các hoạt động kinh doanh khác như kinh doanh VLXD, tổ chức đào tạo nghề ... Đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, đồng bộ đáp ứng được yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh; Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước; Đảm bảo việc làm, cải thiện điều kiện làm việc và từng bước nâng cao thu nhập cho người lao động; Có chính sách đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kế thừa và xây dựng phong cách làm việc mới từng bước xây dựng nền văn hoá Công ty; Phấn đấu sản xuất kinh doanh có lãi, thị trường của Công ty được mở rộng hơn nữa, củng cố và xắp xếp lại bộ máy quản lý của Công ty cho phù hợp. 3.1.2.3 Các biện pháp thực hiện a. Giải pháp quản lý kinh tế Rà soát chỉnh đốn công tác kế hoạch, công tác quản lý kinh tế, công tác hạch toán kinh tế từ các phòng, ban đến các đơn vị. Triệt để áp dụng quy chế khoán cho tất cả các bộ phận trong toàn Công ty, gắn trách nhiệm quyền hạn đến từng bộ phận và cá nhân. Luôn tiếp tục củng cố phát triển đa dạng hóa sản phẩm và loại hình kinh doanh trên cơ sở chuyên môn hóa từng bộ phận SXKD và chuyên nghiệp hóa tất cả các bộ phận quản lý với nhiệm vụ chiến lược là: Xây dựng đội ngũ thi công xây lắp chuyên nghiệp gắn liền với chuyên môn hóa từng xí nghiệp xây lắp, từ đó nâng cao năng lực và công nghệ xây lắp. Mở mang các dịch vụ kinh doanh khác như: kinh doanh xuất khẩu lao động Tìm kiếm các dự án mới, tăng cường hợp tác liên kết để được nhận thầu, dự thầu các công trình với quy mô ngày càng lớn; Tiếp tục phát huy và nâng cao hiệu quả quản lý theo quy trình ISO 9001: 2000 trong hoạt động xây lắp; thi công, sản xuất vật liệu xây dựng, hoàn thiện các quy định phân cấp quản lý chất lượng thi công, giao nhận thầu xây lắp công trình để thống nhất về chủ trương, tạo thuận lợi và thông suốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty; Khai thác các lợi thế tiềm năng của công ty đang có, liên doanh liên kết với các đơn vị khác nhằm phát huy tối đa các lợi thế; Giải pháp đầu tư và công nghệ Đầu tư: Đầu tư thêm các phương tiện, máy móc thiết bị thi công hiện đại (cẩu tháp, máy đóng cọc, máy trộn bê tông, ..) đồng bộ phục vụ thi công xây lắp các công trình với quy mô lớn, chất lượng cao, đảm bảo chất lượng các công trình xây dựng và tiến độ thi công. Công nghệ: Chú trọng và khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng các đề tài khoa học, các sáng kiến cải tiến kỹ thuật; áp dụng các Quy trình, quy định quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 một cách có hiệu quả. Xây dựng hoàn thành chương trình ISO 9001:2000 cho hoạt động quản lý kinh doanh. - ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh như quản lý xây lắp, quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý vật tư... Giải pháp về tài chính: Duy trì việc thực hiện phân cấp quản lý hạch toán và quản lý tài chính cho các đơn vị trực thuộc theo chế độ kế toán hiện hành, các nội dung kiểm tra định kỳ, hướng dẫn các đội tổ chức ghi chép quản lý sổ sách, chứng từ, làm tốt công tác thống kê và đồng thời đáp ứng việc phân tích, đánh giá tình hình hoạt động, tình hình tài chính của doanh nghiệp; Thu hồi vốn nhanh bằng cách quyết toán các công trình nhanh gọn, dứt điểm. Một số đề xuất nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty đầu tư xây dựng và phát triển công nghệ Tiết kiệm chi phí để hạ giá thành xây dựng Khi nền kinh tế nước ta đang ngày càng hội nhập sâu thì yêu cầu về năng lực hoạt động kinh doanh của các công ty là ngày càng lớn đòi hỏi các công ty phải tự vận động và lo lấy hiệu quả kinh doanh của mình. Muốn đứng vững được trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế các doanh nghiệp phải luôn vạch cho mình một phương hướng kinh doanh có hiệu quả. Một trong những biện pháp đó là tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận của Công ty góp phần nâng cao năng lực hoạt động của Công ty. Tiết kiệm chi phí , hạ giá thành thực tế của công trình là kết quả của việc áp dụng đồng bộ các nội dung sau: 3.2.1.1 Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trong quá trình thi công Trong giá thành sản phẩm xây lắp thì chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn khoảng 70 – 80%, do vậy việc hạ thấp chi phí nguyên vật liệu giúp cho việc hạ giá thành xây dựng các công trình tốt nhất và hiệu quả nhất. Trong công tác kế hạch cung ứng nguyên vật liệu Lựa chọn đồ án thiết kế xây dựng hợp lý nhất, tối ưu nhất tuy nhiên vẫn thoả mãn yêu cầu của chủ đầu tư về các thông số kỹ thuật, an toàn như: sắt có các chỉ tiêu như: chủng loại, kích thước, lực uốn, lực nén, khả năng chịu nhiệt…ximăng: chủng loại, cường độ, chất lượng, thời gian liên kết, độ mịn…Lựa chọn các loại vật liệu, kết cấu tự nhiên có hiệu quả cao, thông dụng trên thị trường, hạn chế đến mức thấp nhất các nguyên liệu nhập khẩu bởi vì các nguyên liệu nhập bao giờ giá thành cũng cao hơn so với trong nước mặc dù các nguyên liệu trong nước chất lượng cũng tương đương. Các đội xây dựng phải có kế hoạch mua, dự trữ nguyên vật liệu có kế hoạch cung ứng một cách khoa học. Do hoạt động xây dựng tiến hành mang tính thời vụ nên giá cả nguyên vật liệu cũng biến động theo thời vụ vì thế Công ty phải chủ động thu mua các nguyên liệu chủ yếu để có thể chủ động trong sản xuất kinh doanh, giảm chi phí phát sinh do những biến động không lường trước được của thị trường. Lựa chọn nguồn cung ứng nguyên liệu thích hợp cả về địa điểm chất lượng và giá cả. Tuỳ theo từng công trình mà chọn nguồn cung ứng gần với địa điểm thi công, hạn chế tối đa chi phí vận chuyển, bốc dỡ bởi vì hiện nay tình trạng tăng lên của giá nhiên liệu trên thế giới làm ảnh hưởng đến giá nhiên liệu trong nước tuy đã được bù giá nhưng giá nhiên liệu vẫn không ngừng tăng ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình thi công Hạ thấp định mức sử dụng nguyên vật liệu trong thi công, đây là khả năng mà Công ty có thể tiến hành để tiết kiệm chi phí. Thông qua việc nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ lao động kèm theo các hình thức khen thưởng những công nhân viên có ý thức tiết kiệm, sáng tạo trong quá trình thi công đồng thời nâng cao tay nghề, trình độ kỹ thuật của công nhân bởi vì tiết kiệm ở đây bao gồm cả việc chống ăn bớt nguyên vật liệu, chống rơi vãi, sản phẩm không đạt chất lượng. Chống ăn bớt nguyên vật liệu sẽ giúp cho Công ty tiết kiệm được chi phí do thiếu nguyên vật liệu và đồng thời nâng cao chất lượng công trình. Chống rơi vãi và sản phẩm không đạt chất lượng có nghĩa phải nâng cao tay nghề của người lao động như vậy trong quá trình sản xuất sẽ tối thiểu hoá được vật liệu rơi vãi cũng như sản phẩm hỏng bởi vì giá cả nguyên vật liệu là giá cả chung mà rơi vãi có nghĩa là mất luôn chi phí cho nguyên liệu đó và sản phẩm hỏng không đạt chất lượng có nghĩa là phải tiến hành huỷ bỏ như vậy sẽ làm tăng chi phí nguyên vật liệu đồng thời làm chậm tiến độ thi công ví dụ như đổ một mẻ bê tông mà sau khi lấy mẫu đi kiểm tra không đạt chất lượng thì phải làm lại hoàn toàn bao gồm cả việc phải tiến hành phá dỡ. Tuy nhiên có thể tận dụng nguyên vật liệu phế thải hoặc rơi vãi như nửa viên gạch vỡ vẫn có thể để lại để xây dựng được. Giảm chi phí máy thi công Đối với hoạt động thi công xây lắp việc bố trí máy móc thiết bị tại công trường là việc ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động. Do đặc điểm của máy móc thiết bị xây dựng đòi hỏi phải di chuyển nhiều, không gian rộng vì vậy mỗi lần di chuyển, thay đổi vị trí đòi hỏi phải tháo lắp, làm gián đoạn sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động của cả máy móc thiết bị và cả toàn bộ công trình. Như vậy vấn đề đạt ra là làm thế nào tăng tính cơ động, tăng thời gian sử dụng máy là đòi hỏi cấp thiết. Muốn vậy phải tiến hành bố trí nơi chứa vật liệu cũng như cấp phát vật liệu tốt sẽ tạo không gian rộng rãi, tạo điều kiện cho sản xuất thi công từ đó cho phép sản xuất thi công được nhịp nhàng với năng suất cao việc vận chuyển trong công trường được dễ dàng sẽ làm hạn chế bớt sự di chuyển của máy móc thiết bị và giảm thời gian ngừng máy. Để giảm chi phí máy móc thi công thì Công ty cần : - Sử dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng phục vụ cho máy thi công. - Phát huy sáng kiến sử dụng máy móc thiết bị, công cụ, dụng cụ (cột chống, cốt pha...) mà vẫn đảm bảo chất lượng. Giảm chi phí nhân công Hiện nay trong xây lắp việc cơ giới hoá những công việc nặng nhọc và tốn nhiều sức lao động đã tiết kiệm được nhiều chi phí xã hội, giảm nhẹ lao động nhân công, rút ngắn quá trình thi công hạ giá thành công trình ví dụ như: vận chuyển vật liệu lên cao cần có vận thăng và thang tải …Trong điều kiện áp dụng kỹ thuật tiên tiến, sử dụng máy móc, giảm lao động thi công trực tiếp sẽ hạ giá thành các công trình xây lắp. Máy móc càng hoàn thiện, tỷ lệ trang bị cơ giới hoá càng cao thì giá thành xây lắp càng hạ. Thông thường việc tăng năng suất lao động sẽ giảm được chi phí tiền lương. Mà năng suất lao động được quyết định bởi tay nghề người công nhân, hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm. Hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý lao động sẽ làm giảm chi phí tiền lương. Bố trí đúng tay nghề bảo đảm cân đối giữa có cấu công việc và cơ cấu lao động, có biện pháp khuyến khích người lao động phát huy hết khả năng sáng tạo nâng cao năng suất lao động. Nâng cao hiệu quả của công tác điều độ sản xuất, xây dựng biểu đồ nhân lực khoa học. Cán bộ làm công tác này phải am hiểu kỹ thuật trình tự thi công, hiệu quả kinh tế của việc rút ngắn tiến độ. Sử dụng lao động thuê ngoài tại địa phương trong những việc lao động địa phương có thể đảm nhận được, nếu chi phí nhân công tại địa phương thấp hơn do đó là những lao động bán thời gian và có trình độ tay nghề không cao. Đưa ra biện pháp thi công làm tăng năng suất lao động như độ lành nghề của công nhân, tăng tiến độ hoàn thành công trình hay giảm thời hạn hoàn thành công trình dẫn đến giảm chi phí nhân công. Sử dụng đan xen thợ bậc thấp để làm giảm chi phí tiền lương, giảm chi phí nhân công. Ngoài ra, còn nâng cao trình độ tay nghề cho thợ bậc thấp. Hạ thấp chi phí sản xuất chung Thông thường, chi phí chung gồm: chi phí quản lý công trình và chi phí quản lý cấp công ty. Công ty có thể giảm chi phí chung khi thực hiện cùng một lúc nhiều công trình để giảm chi phí quản lý cấp công ty. Trên thực tế, chi phí quản lý công trình cũng có thể được bù đắp một phần khi chủ nhiệm công trình thực hiện một lúc nhiều công trình, nhiều dự án. Trong xây dựng khoản chi phí này chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành xây dựng chính vì thế việc giảm chi phí này sẽ giúp đáng kể cho việc hạ giá thành công trình. Trong dự toán, chi phí chung thường được tính theo chi phí nhân công tuy nhiên trong thi công để đảm bảo hiệu quả cao Công ty phải luôn chú ý giám các khoản chi phí này, nó bao gồm: Giảm chi phí hành chính: được thực hiện thông qua việc tinh giảm bộ máy quản lý, bảo đảm khoa học , gọn nhẹ hiệu quả cao. Đây là biện pháp nhằm giảm chi phí tiền lương đồng thời làm tăng hiệu quả công tác quản lý. Giảm chi phí bảo hộ lao động và an toàn kỹ thuật: thông qua việc tổ chức lao động khoa học, áp dụng các phát minh sáng kiến, sử dụng các máy móc thiết bị trong công đoạn nặng nhọc, nguy hiểm. Giảm thiểu hợp lý các chi phí phục vụ thi công : như lều láng, công cụ dụng cụ nhỏ bằng cách nâng cao thức trách nhiệm của người lao động. 3.2.2 Nâng cao chất lượng và tiến độ công trình, đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường 3.2.2.1 Nâng cao chất lượng và tiến độ công trình Chất lượng công trình là vấn đề hết sức quan trọng nó sẽ đánh giá khả năng hoạt động của Công ty bởi vì đây chính là sản phẩm của cả một hệ thống từ bộ máy quản lý đến khâu thi công sản xuất. Và đặc biệt hơn nữa đây là loại sản phẩm có giá trị rất cao và thông thường có giá trị sử dụng rất lâu nên vấn đề chất lượng được khách hàng, chủ đầu tư quan tâm cũng là điều dễ hiểu. Vì vậy nâng cao chất lượng các công trình sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty. Chất lượng của các công trình được hình thành từ khi xây dựng phương án sản phẩm, khi thiết kế, lập kế hoạch trong quá trình sản xuất. Chất lượng công trình được đảm bảo suốt từ khi chuẩn bị sản xuất, thi công và thi công theo các tiêu chuẩn đã đặt ra khi thiết kế. Khâu thiết kế cũng là một khâu quan trọng quyết định chất lượng công trình. Bởi khi thiết kế công trình thì các kiến trúc sư đã khảo sát vị trí và địa hình để đưa ra các thống số về kỹ thuật để đảm bảo chất lượng công trình. Ví dụ như các thông số về độ sụt lún nếu tính toán các thông số này đúng và hợp lý sẽ giúp cho chất lượng công trình được nâng cao còn ngược lại thì ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ thi công. Thông thường phần thiết kế do chủ đầu tư thuê các đơn vị khác thiết kế nên khi mà thiết kế không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của bên thi công bởi bên thi công trực tiếp tham gia vào quá trình thi công. Vì vậy cần thống nhất giữa bên thiết kế và bên thi công để làm sao cho công trình được đảm bảo và có chất lượng. Nếu phát hiện sai sót trong thiết kế cần báo ngaycho chủ đầu tư. Ngoài các yếu tố về thiết kế như trên thì còn lại chất lượng công trình phụ thuộc hoàn toàn vào bên thi công. Chất lượng công trình là thước đo về trình độ quản lý và năng lực hoạt động của Công ty nên Công đã và đang không ngừng tìm các biện pháp nâng cao chất lượng công trình. Một trong những phương pháp nâng cao chất lượng là nguyên tắc làm đúng ngay từ đầu để ngăn chặn sai sót, tránh sự lãng phí và đảm bảo nâng cao chất lượng của công trình. Có một số biện pháp nâng cao chất lượng công trình như sau: Sử dụng nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng và các thông số kỹ thuật: hiện nay bên chủ đầu tư cho bên thi công tự chọn nguyên liệu để tiến hành thi công trình một số thường hợp bắt buộc phải dùng nguyên liệu như trong bản thiết kế thì Công ty được toàn quyền chủ động trong khâu chọn nguyên vật liệu miễn sao đảm bảo chất lượng yêu cầu của bên chủ đầu tư và bên giám sát chấp nhận. Sử dụng nguyên vật liệu đảm bảo và đầy đủ sẽ góp phần làm cho chất lượng công trình được nâng cao. Ví dụ khi chọn nguyên liệu trộn bê tông : hiện nay có nhiều loại bê tông trộn sẵn trên thị trường rất tiện lợi, đảm bảo chất lượng tốt nhưng lại đắt hơn tự trộn. Tuy nhiên nếu muốn trộn bê tông cần phải cân đo cẩn thận, tuỳ theo mục đích sử dụng mà trộn bê tông với các tỷ lệ ximăng – cát - đá khác nhau, phối liệu làm bê tông phải thật sạch, xi măng tốt phải tơi mịn như bột, nếu có lẫn cục (dù to hay nhỏ) là xi măng đã để lâu, kém chất lượng . Khi trộn xi măng để làm hồ hoặc bê tông cần chọn loại cát thô, sắc cạnh chứ không dùng cát nhuyễn, chú ý không dùng cát biển để trộn, trừ khi cát đó đã được rửa sạch bằng nước ngọt. Cát liệu bê tông thường có kĩch cỡ hạt từ 0,6 – 3,8 mm. Trộn bê tông phải thật đều, vừa nước để bê tông mượt dẻo và dính, không được tơi rời hoặc chảy, chỉ nên dùng trong phạm vi nửa giờ sau khi trộn và tuyệt đối không được thêm nước để trộn khi hồ đã cứng lại. Trộn bê tông cũng chú ý thời tiết khô lạnh dễ làm bê tông đông cứng trước khi dùng. Nếu trộn bê tông màu thì dùng bột màu trộn đều với xi măng trước sau đó mới trộn cát hay với các vật liệu khác. – Nâng cao chất lượng công trình bằng việc áp dụng nhiều công nghệ mới: Hiện nay trên thị trường có nhiều loại công nghệ mới mà khi áp dụng vào thi công sẽ rút ngắn được thời gian thi công cũng như cải thiện chất lượng công trình. Đưa vào quá trình sản xuất các loại thiết bị như thang máy trong xây dựng, thiết bị nâng, máy trộn bê tông hiện đại, cầu trục tháp, cầu trục leo, các loại bê tông nhẹ sẽ góp phần làm giảm lao động thủ công đồng thời rút ngắn thời gian thi công, chất lượng công trình đảm bảo hơn. áp dụng phương pháp xây dựng mới như kết cấu sàn Speedy deck , Speedy deck thực chất là tấm khung sàn nhà được chế tạo tự động trong xưởng, có cấu trúc là một tấm tôn mạ kẽm tạo sóng được hàn bên trên với một dầm rỗng bằng thép tròn tiết diện hình tam giác. Mỗi tấm rộng 60 cm, dài 4 – 6 m, có 2 dầm, nặng khoảng 30 - 40 kg, phù hợp cho việc vận chuyển, lắp ráp. Khi thi công người ta sẽ móc các tấm này với nhau tạo thành một bề mặt rộng, gối lên hai đầu tường nhà, ở giữa mỗi hai dầm là hộp nhựa rỗng tái sinh (nhằm tạo khoảng trống bên trong bê tông, giảm tiêu thụ bê tông, từ đó giảm khối lượng sàn, giảm 20 – 30 % trọng lượng bê tông). Sau cùng bê tông được phủ bên trên toàn bộ bề mặt. Khi dùng kết cấu sàn Speedy deck thì không dùng đến cốt pha, gỗ chống như cách đổ mái truyền thống đồng thời khả năng chịu lực của kết cấu này là rất lớn gấp 11 lần so với khả năng chịu lực thông thường của sàn nhà cao tầng. Bên cạnh đó kết cấu sàn Speedy deck là giảm thời gian thi công, một ngày với lượng công nhân trung bình có thể sản xuất để phục vụ cho 3 tầng nhà (diện tích khoảng 1000m2) trong khi đó với phương pháp thi công truyền thống cần 15 ngày mới hoàn tất được 1 tầng như vậy. Nhờ những tiện lợi trên mà mỗi mét vuông kiểu sàn mới rẻ hơn khoảng 300.000 đồng/m2 so với cách thông thường. Hiện nay phương pháp này đã được áp dụng khá phổ biến trong các công trình xây dụng lớn do có nhiều tiện ích lại giảm được thời gian và giá thành công trình tuy nhiên Công ty ICD vẫn chưa tiến hành áp dụng phương pháp thi công này nên còn nhiều hạn chế trong thi công xây lắp. 3.2.2.2 Đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường Đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường là một yêu cầu không thể thiếu được của bất cứ một công trình xây dựng nào, đây cũng là một trong những biện pháp nâng cao chất lượng công trình. Đảm bảo an toàn về con người và phương tiện thi công, đảm bảo về phương tiện và nguyên vật liệu thi công tránh tình trạng hỏng hóc và trộm cắp nguyên vật liệu. Tuy nhiên phải đặc biệt bảo đảm an toàn về mặt con người, khi mà hiện nay trong hoạt động xây lắp còn nhiều công đoạn sản xuất theo phương pháp thủ công tức là hoàn toàn bằng lao động tay chân thì rủi ro về mặt lao động là rất lớn trong khi đó cần có những biện pháp bảo đảm an toàn cho người lao động tham gia và sản xuất thi công nhất là khi thi công ở những vị trí nguy hiểm cần có các thiết bị bảo về như mũ, quần áo bảo hộ, dây tời dùng cho thi công ở trên cao vì vậy Công ty cần mua sắm đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động, tổ chức các khoá học tập về an toàn lao động, chấp hành các nội quy, quy trình, quy phạm kỹ thuật an tàon lao động trên mọi công trình. Bởi vì không chỉ Công ty phải quan tâm đến an toàn cho người lao động mà chính bản thân người lao động phải có ý thức chấp hành các quy trình kỹ thuật thì mới tránh được tình trạng đáng tiếc xảy ra. Đối với các công trình gần khu vực dân cư sinh sống thì vấn đề đảm bảo an toàn không chỉ cho người lao động nữa mà phải đảm bảo an toàn cho cả mọi người xung quanh. Vì vậy công ty cần phải tiến hành chăng lưới bao quanh toàn bộ khu nhà từ trên cao và rào lưới hoặc tôn xung quanh khu vực tiến hành thi công để tránh vật liệu hỏng rơi vãi gây nguy hiểm cho mọi người. Bảo đảm an toàn cho con người phải luôn là ưu tiên hàng đầu trong công tác tổ chức an toàn lao động. Vấn đề về vệ sinh môi trường cũng gắn liền với an toàn lao động bởi có làm vệ sinh môi trường sạch sẽ thì mới một phần làm giảm các tai nạn trong thi công. Vệ sinh môi trường tức là làm sạch khu vực thi công, tiến hành phân loại các vật liệu hỏng , vật liệu thừa, vật liệu không sử dụng được, vật liệu rơi vãi như : vở bao xi măng, đầu mẩu sắt, mẩu gạch vỡ, đinh vít hỏng, vữa trộn dư thừa…việc phân loại trên sẽ giúp cho việc tận dụng các nguyên vật liệu hỏng mà vẫn có thể sử dụng được còn nếu không thì tiến hành bán hoặc xử lý. Về vệ sinh cần tiến hành hàng ngày, hàng tuần để bảo vệ môi trường xung quanh đồng thời giúp cho việc có mặt bằng thi công tránh tình trạng những vật liệu không dùng được gây ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm đang thi công. 3.2.3 Mở rộng và phát triển thị trường Hiện nay thị trường của Công ty vẫn còn nhỏ hẹp chỉ trong một vài tỉnh phía Bắc nên cần phải mở rộng về quy mô và tốc độ hơn nữa thì mới có khả năng không bị các đối thủ chèn ép, bị chiếm thị trường. Muốn mở rộng thị trường thì trước hết phải nắm bắt được nhu cầu thị trường và tăng cường công tác nghiên cứu thị trường. Đối với các thị trường quen thuộc Công ty cần tiếp tục duy trì hoạt động và nâng cao hơn nữa uy tín của mình và khẳng định chất lượng sản phẩm của Công ty, giữ vững lòng tin của khách hàng. Bên cạnh đó phải mở rộng ra các thị trường mới, đối với thị trường mới cần tăng cường hoạt động giới thiệu về Công ty và đưa ra các dịch vụ hỗ trợ như bảo hành, tư vấn miễn phí, điều kiện thanh toán chất lượng, giá cả hợp lý…nhằm thu hút khách hàng đồng tham gia đấu thầu các công trình tại thi trường mới để tăng khả năng tham gia của Công ty vào thị trường này. Hoạt động nghiên cứu thị trường cũng hết sức quan trọng, nghiên cứu thị trường để phát hiện nhu cầu, phát hiện cơ hội kinh doanh để từ đó Công ty mới có khả năng nắm bắt thông tin và tham gia vào các thị trường rộng lớn. Hiện nay Công ty chưa quan tâm lắm đến công tác nghiên cứu thị trường tuy có hoạt động nghiên cứu nhưng không nắm bắt được nhiều thông tin về thị trường về đối thủ cạnh tranh mà chỉ đơn phương tính giá nên khả năng cạnh tranh còn kém. Thông tin thu được của thị trường thường chậm chạp, hiệu quả hoạt động này còn chưa cao, đôi khi bị động trước khách hàng, khách hàng chủ yếu tự tìm đến Công ty, còn Công ty chưa chủ động tìm kiếm đến khách hàng như vậy dẫn đến bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh. Để khắc phục điều đó Công ty cần tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường để có thể tận dụng những cơ hội kinh doanh. Vì vậy trước mắt Công ty cần thành lập thêm nhóm nghiên cứu thị trường gồm một nhóm người thường xuyên tiến hành nghiên cứu, thu thập và xử lý thông tin từ đó tiến hành chọn lọc phân tích những thông tin thích hợp cho Công ty, rút ra các nhận xét, kết luận làm cơ sở cho việc xây dựng những chiến lược, kế hoạch và phương án kinh doanh. Qua việc tìm kiếm thông tin như trên có thể giúp Công ty tìm được những hợp đồng kinh doanh mới và thị trường kinh doanh mới mà trước đây Công ty có thể đáp ứng nhưng chưa tham gia. Nâng cao chất lượng lao động Chất lượng lao động là yếu tố quyết định đến chất lượng công trình, đến năng lực của Công ty vì vậy Công ty phải thường xuyên đào tạo nâng cao chất lượng nhân sự bởi con người con người là yếu tố quan trọng quyết định đến mọi hoạt động sản xuất của Công ty. Nâng cao chất lượng lao động bằng biện pháp đào tạo nhằm mục đích khắc phục cơ bản những tồn tại trong cơ cấu lao động hiện hành, tạo lập một cơ chế mới năng động thích ứng với thị trường, nâng cao trình độ quản lý, xây dựng lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu đa dạng hoá kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm, tiến tới hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Để làm được điều đó thì Công ty phải đưa ra các chính sách đối với người lao động, tạo điều kiện cho người lao động có điều kiện làm việc, ổn định cuộc sống. Công ty phải nâng cao trình độ quản lý điều hành của bộ máy quản lý và nâng cao tay nghề cho công nhân. Cụ thể như sau: Đào tạo lại tay nghề: ngoài việc đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân của Công ty trực tiếp tại Công ty thì Công ty nên cử đi học thêm ở các cơ sở đào tạo nghề. Như vậy sẽ giúp cho tay nghề của công nhân được nâng cao và hoàn thiện. Đào tạo mới các nghề : Chủ yếu việc đào tạo mới này giúp cho các cán bộ kỹ thuật có thể tiếp cận được với các công nghệ mới hiện nay trên thị trường đặc biệt là đối với những nghề liên tục có sự thay đổi công nghệ và thị hiếu. + Trang trí hoàn thiện kỹ thuật và mỹ thuật có sự đòi hỏi cao. + Lắp đặt thiết bị tự động hoá khi mà công nghệ sản xuất thay đổi. + Đào tạo nghề dùng cho xuất khẩu lao động dặc biệt là trong các loại nghề như: lắp đặt điện, điện lạnh, điều hoà, thông gió, cầu thang điện, thang máy. Yêu cầu các loại thợ qua đào tạo thực hiện được các công việc có yêu cầu kỹ thuật trong quá trình thay đổi công nghệ sản xuất. Thời gian đào tạo: + Đào tạo lại nghề bằng từ 2 – 4 tháng + Đào tạo ngắn ngày do thay đổi vị trí công tác + Đào tạo mới từ 1 – 1,5 năm cho công nhân kỹ thuật + Đào tạo nâng cao trình độ quản lý, lý luận chính trị Tuy nhiên cần chú ý các yếu tố như sau: -> Cần xác định đối tượng cần tuyển dụng và đào tạo - > Đào tạo lý thuyết kết hợp với thực hành. - > Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và đào tạo lại với nâng cao khả năng tự bồi dưỡng. - > Nên đào tạo liên tục. - > Có chính sách thưởng phạt nghiêm minh. 3.2.5 Hoàn thiện công tác tính giá dự thầu Giá dự thầu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để nhà thầu đánh giá hồ sơ dự thầu. Trong giai đoạn hiện nay, cạnh tranh về giá ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt. Đòi hỏi mọi công ty xây lắp đều phải đưa ra những biện pháp giảm giá dự thầu. Mối quan hệ giữa giá dự thầu và xác suất trúng thầu được biểu diễn qua sơ đồ sau: (P) P0 P0 Xác suất trúng thầu Qua sơ đồ trên chúng ta có thể thấy: giá bỏ thầu thấp thì xác suất trúng thầu cao và có một mức giá P0 giới hạn (chi phí trực tiếp tạo nên công trình). Thực tế cho thấy, việc tính giá dự thầu của Công ty cũng như một số công ty khác tương đối cứng nhắc. Công ty thường chỉ dựa vào bảng dự toán xây dựng cơ bản và những thông báo giá trong từng thời kỳ để tính giá dự thầu. Chưa biết đưa giá thực tế vào để tính giá dự thầu nên giá dự thầu thường cao. Như công trình: Dãy nhà học 3 tầng của trưởng tiểu học Thái thịnh, giá mời thầu là 2.860 triệu đồng, giá trúng thầu là 2.905 triệu đồng, trong khi đó giá bỏ thầu của Công ty là 2.930 triệu đồng. Mặt khác, nhiều khi muốn trúng thầu, Công ty cứ hạ giá mong có thể trúng được thầu, song khi bảo vệ giá dự thầu trước chủ đầu tư, Công ty đã không bảo vệ được và bị chủ đầu tư đánh trượt thầu (giá P < P0). Ví dụ như công trình Nhà ở của cán bộ công nhân viên trường đại học Thái nguyên; giá mời thầu là 3.987 triệu đồng, giá dự thầu của Công ty là 3.796 triệu đồng. Vì vậy, việc tính toán để đưa ra giá dự thầu hợp lý, phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh và năng lực của công ty là một vấn đề cấp bách và cần có giải pháp hữu hiệu để giảm giá tránh thầu một cách hợp lý để tăng khả năng thắng thầu của Công ty. Để hoàn thiện công tác tình giá dự thầu tốt thì cần có đội ngũ những người cán bộ có khả năng và kinh nghiệm trong công tác xác định giá dự thầu, có hệ thống máy móc và thiết bị phù hợp với công trình cần tiến hành dự thầu bởi vì nếu máy móc thiết bị không phù hợp thì có khả năng bị loại ngay từ vòng đánh giá về mặt kỹ thuật. Bên cạnh đó phải tính toán chính xác và đầy đủ từng loại chi phí và đảm bảo sử dụng thấp nhất mà vẫn đạt được hiệu quả tuy nhiên cũng phải tính đến lợi nhuận mà Công ty mong muốn đạt được qua công trình này. Để có được giá dự thầu chính xác và có tính cạnh tranh cao thì đòi hỏi các yêu cầu sau: - Cần có đội ngũ cán bộ làm công tác bóc tách, tiên lượng giỏi và có kinh nghiệm để có thể tính toán đầy đủ chính xác công tác xây lắp và các chi phí trong đơn giá dự toán. - Nắm chắc định mức dự toán, đơn giá xây dựng cơ bản theo quy định của Nhà nước và địa phương. - Cần có hoạt động marketing mạnh để nghiên cứu thị trường, cập nhật các thông tin về chủ đầu tư, bạn hàng, đối thủ cạnh tranh, giá cả nguyên vật liệu và quy định của Nhà nước để phục vụ cho việc tính giá dự thầu sát thực tế. - Nhân sự có khả năng thống kê, phán đoán tình hình biến động giá cả trên thị trường, dự đoán mong muốn của chủ đầu tư. - Xây dựng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật trong công ty (định mức thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp; khoảng 6 tháng một lần). - Có chính sách khuyến khích công nhân, người lao động hợp lý khi tăng năng suất cũng như tiết kiệm nguyên vật liệu, hoặc có sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Chính việc hoàn thiện công tác tính giá dự thầu đã mang lại nhiều lợi ích cho Công ty giúp Công ty nâng cao khả năng cạnh tranh. - Sử dụng giải pháp này, Công ty sẽ đưa ra được mức giá bỏ thầu có sức cạnh tranh cao, góp phần nâng cao khả năng thắng thầu và trúng thầu của Công ty. - Góp phần hoàn thiện biện pháp tổ chức thi công, nâng cao năng suất lao động, năng suất máy móc thiết bị và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Hạ giá thành xây lắp không chỉ nâng cao khả năng thắng thầu mà còn mang lại mức lãi cao cho công ty. Càng hạ giá thành nhiều thì lợi nhuận của công ty càng cao (giảm 1đ chi phí sẽ tăng hơn 1đ lợi nhuận), và càng có điều kiện phát triển Công ty toàn diện. - Theo thống kê thì trong 11 công trình trượt thầu của Công ty thì có đến 07 công trình trượt thầu nguyên nhân chính là có vấn đề giá dự thầu: giá cao hơn đối thủ cạnh tranh, giá cả không phù hợp với khả năng, năng lực thực tế của Công ty, không phù hợp với giá thị trường. Vì vậy cần hoàn thiện hơn nữa công tác tính giá dự thầu. 3.2.6 Các giải pháp khác 3.2.6.1 Xây dựng mối quan hệ với các tổ chức kinh tế khác Bất cứ một công ty nào hoạt động trên thị trường đều có sự tác động của yếu tố môi trường trong đó sự tác động của các tổ chức kinh tế khác đến hoạt động của Công ty là lớn vì vậy phải quan tâm và xây dựng mối quan hệ này sao cho tốt đẹp. Đối với các doanh nghiệp cùng ngành cần tiến hành liên kết hợp tác để cùng tiến hành các công trình lớn. Hiện nay đối với các công trình lớn thì ngoài bên chủ thi công chính còn có các công ty xây dựng nhỏ hơn cùng thi công các công trình này do bên thi công chính tiến hành mời đấu thầu một số hạng mục công trình thuộc phạm vi một công trình lớn. Do vậy việc liên kết hợp tác với các tổ chức kinh tế khác sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho Công ty có thể được các doanh nghiệp cùng ngành gửi văn bản trực tiếp để kêu gọi mời thầu khi năng lực của công ty này không đủ khả năng bao thầu tất cả các hạng mục. Tạo mối quan hệ tốt với nhà cung ứng, sản xuất sẽ tạo được sự hợp tác vui vẻ cũng như sự giúp đỡ trong trường hợp mà Công ty gặp khó khăn, rủi ro…Quan hệ tốt với nhà cung ứng, thực hiện và khai thác chính sách giá bán của họ. Công ty nên tận dụng thi công nhiều công trình một lúc để mua một khối lượng lớn nguyên vật liệu để được hưởng chiết khấu hoặc có thể để tồn kho hoặc có thể tích trữ nguyên vật liệu nếu có lợi làm giảm giá nguyên vật liệu. Tạo mối quan hệ tốt với khách hàng sẽ giúp cho Công ty giữ được khách hàng, giữ được thị trường, khẳng định vị trí của Công ty. Tạo mối quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng, ngân hàng để có thể tận dụng được khoản vốn vay ưu đãi, giúp Công ty giải quyết tình trạng thiếu vốn hoặc khi nhu cầu sử dụng vốn lên cao. 3.2.6.2 Hoàn thiện bộ máy quản lý Bộ máy quản lý chính là bộ khung xương giúp Công ty hoạt động vì vậy hoàn thiện bộ máy quản lý góp phần tăng hiệu quả hoạt động của Công ty. Bộ máy quản lý đơn giản gọn nhẹ, linh hoạt sẽ đáp ứng tốt nhu cầu thay đổi của thị trường vì vậy cần tinh giảm bộ máy quản lý để có thể đáp ứng được sự biến đổi của môi trường đồng thời tiết kiệm được chi phí. Cần phải xác định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận trong cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty bởi hiện nay trong quy chế của Công ty còn nhiều điều khoản còn chung chung chưa cụ thể dẫn tới tình trạng công việc không rõ ràng. Là một Công ty còn non trẻ, cần nâng cao sức cạnh tranh cần từng bước xây dựng bộ máy quản lý khoa học và có trình độ chuyên môn cao từ trên xuống dưới. điều này sẽ giúp Công ty tránh được sự chồng chéo, rườm rà, đẩy nhanh hoạt động ra quyết định nắm bắt cơ hội kinh doanh, xây dựng chiến lược, thẩm định, phê duyệt…đồng thời năng động trong các hoạt động xúc tiến kinh doanh, đấu thầu công trình, ký hợp đồng và tổ chức sản xuất. 3.3 Một số kiến nghị với Nhà nước 3.3.1 Một số kiến nghị đối với Nhà nước trong việc đấu thầu Mặc dù mới có luật đấu thầu có hiệu lực thi hành vào 4/2006 nhưng vẫn chưa cải thiện được tình hình móc ngoặc trong đấu thầu hiện nay. Mỗi một dự án khi được duyệt thì được chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức có khả năng đứng ra mời thầu và các công ty xây dựng có đủ năng lực tham gia dự thầu. Nhưng tình trạng hiện nay là chủ đầu tư thường là các bộ trong khi các đơn vị tham gia dự thầu trực thuộc chính bộ đó nên gây ra tình trạng tiêu cực. Thực tế đã chứng minh rằng dự án, công trình nào “may mắn” có các chủ thể (giám sát, thiết kế, khảo sát, thẩm định) đủ trình độ, năng lực quản lý thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành của Nhà nước, tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý chất lượng trong các hợp đồng kinh tế, đặc biệt trong trường hợp các tổ chức này độc lập, chuyên nghiệp, thì tại đó công tác quản lý chất lượng tốt và hiệu quả. ở các công trình có yếu tố nước ngoài, chủ đầu tư là người bỏ tiền ra “mua” công trình, dự án để phục vụ cho chính mình. Vì vậy họ luôn tìm mọi biện pháp để lựa chọn nhà thầu có uy tín, năng lực tạo ra những công trình có chất lượng cao nhất, hiệu quả nhất so với đồng vốn bỏ ra. Vậy trường hợp vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách chủ đầu tư họ là ai?. Thực chất chủ đầu tư được Nhà nước uỷ nhiệm để quản lý vốn đầu tư xây dựng, họ không phải chủ thực sự. Các chủ đầu tư này được thành lập thông qua các quyết định hành chính. Không ít chủ đầu tư không đủ năng lực, thiếu hiểu biết về xây dựng, nhiều trường hợp làm kiêm nhiệm vì vậy công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng chưa được coi trọng. Mặt khác, các quy định về trình độ, năng lực, các chế tài chịu trách nhiệm cá nhân của chủ đầu tư chưa cụ thể dẫn đến hậu quả là chất lượng kém, hiệu quả dự án đầu tư thấp. Cuối cùng Nhà nước và nhân dân cùng chịu. Do những nguyên nhân trên đã khiến cho chủ đầu tư và bên dự thầu móc ngoặc với nhau nâng giá đấu thầu lên rất cao lãng phí và thất thoát cho ngân sách Nhà nước. Thực tế đấu thầu hiện nay có nhiều biểu hiện cho thấy phương thức đấu thầu nhiều khi chỉ đưa ra về mặt hình thức và công ty nào tham gia và thắng thầu đều nằm trong dự tính của chủ đầu tư. Tính cạnh tranh khốc liệt trong ngành làm nảy sinh vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc đấu thầu (vi phạm nguyên tắc bí mật, nguyên tắc công khai); sự móc ngoặc giữa chủ đầu tư và nhà thầu gây thất thoát cho Nhà nước và tổn phí vô ích của các nhà thầu khác; ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình. Nhà nước cần phải có những giải pháp trực tiếp hoặc gián tiếp để quản lý quá trình đấu thầu các dự án, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng và ít nhất các biểu hiện tiêu cực. Đây là một yêu cầu rất khó khăn nhưng rất cần thiết, đã đến lúc phải đưa thị trường xây dựng đi vào nền nếp để tránh những hậu quả đáng tiếc cho xã hội. 3.3.2 Một số kiến nghị đối với Nhà nước về vấn đề giải phóng mặt bằng, đền bù, xin phép xây dựng Mặc dù Công ty chỉ có nhiệm vụ thi công các công trình xây dựng còn nhiệm vụ giải phóng mặt bằng và đền bù thuộc về trách nhiệm của bên chủ đầu tư (tuy nhiên trong một số trường họp cá biệt giải phóng mặt bằng đền bù thuộc trách nhiệm của bên thi công) nhưng với tình hình giải phóng mặt bằng và đền bù hiện nay đã ảnh hưởng rất lớn đến các công ty xây dựng nói chung và Công ty ICD nói riêng. Hiện nay cơ chế đền bù giải phóng mặt bằng còn thiếu và không phù hợp nên dẫn đến tình trạng thời gian giải phóng bằng kéo dài làm chậm tiến độ thi công của các công trình gây tình trạng đọng vốn và máy móc thiết bị phục vụ thi công cũng bị ảnh hưởng khi mà không thể tiếp tục thi công trong khi đó máy móc để không mà nếu vận chuyển đi nơi khác để sản xuất thì lại thêm chi phí trong khi công trình vẫn chưa hoàn thành. Ngoài ra còn có nhiều trường hợp người dân không đồng tình trong việc đền bù dẫn đến tình trạng mâu thuẫn, nặng thì dẫn đến đánh nhau. Một phần những nguyên nhân trên do quy hoạch không đúng hoặc do đền bù không thoả đáng cho người dân và nhiều hiện tượng tiêu cực xảy ra trong công tác giải phóng mặt bằng nên dẫn đến tình trạng mất lòng tin của người dân. Vì vậy Nhà nước cần có những biện pháp mạnh hơn nữa và minh bạch hoá hệ thống chính sách để người dân có thể hiểu và chấp nhận, đối với những trường hợp không thoả đáng cần xem xét lại và sử đổi còn một số trường hợp cố tình gây khó khăn thì cần biện pháp mạnh cưỡng chế giải toả để kịp tiến độ thi công. Ngoài ra cần quy rõ trách nhiệm cụ thể đối với vấn đề giải toả thì ai chịu trách nhiệm và ai có trách nhiệm giũp đỡ tiến hành khi hoạt động giải phóng mặt bằng gặp khó khăn. Hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập trong các thủ tục hành chính ở nước ta mặc dù có tiến hành cải cách nhưng tốc độ còn chậm trong khi đó nước ta đang tiến sát hơn nữa việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) vì vậy cần phải giảm bớt các thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hoá thuận tiện cho nhân dân và doanh nghiệp. Cần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, đạo đức đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị như Bộ xây dựng, Sở xây dựng, Bộ kế hoạch và đầu tư… từ đó tạo ra thái độ phục vụ mới cho các tổ chức này. Cần rà soát lại các cơ chế chính sách, thủ tục hành chính hiện hành, tập trung vào các lĩnh vực như : cấp phép xây dựng, thẩm định dự án, các yêu cầu về chứng chỉ, giấy xác nhận…từ đó phát hiện các thủ tục hành chính, các loại giấy tờ cần phải loại bỏ, cải tiến , sửa đổi hoặc giảm bớt. Một số kiến nghị khác Nhà nước cần có kế hoạch cụ thể hơn nữa về phát triển các ngành và các vùng kinh tế, xem xét các ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước để tiến hành đầu tư và khuyến khích và để có được sự phát triển cân bằng giữa các ngành, các địa phương cần phát triển thêm các ngành nào khác nữa để phục vụ cho các ngành mũi nhọn. Nhà nước cần đầu tư hơn nữa vào công tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, cần có sự khuyến khích và tạo điều kiện cho các cá nhân tổ chức tiến hành hoạt động nghiên cứu và thử nghiệm sản phẩm. Bởi vì hiện nay công nghệ của nước ta so với thế giới còn kém xa về trình độ do hoạt động đầu tư phát triển công nghệ chưa được quan tâm đúng mức. Ngoài ra việc đưa vào thử nghiệm và sản xuất đối với sản phẩm và công nghệ mới còn gặp nhiều khó khăn do mất thời gian về thủ tục giấy tờ và quá trình xin cấp bằng sở hữu trí tuệ của nước ta còn nhiều khâu và tốn nhiều chi phí. Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường, các hoạt động xúc tiến đầu tư, hỗ trợ, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm thông tin thị trường và công nghệ một cách nhanh chóng kịp thời chính xác. Cần cải cách thủ tục hành chính nhanh hơn và triệt để hơn nữa tránh tình trạng cải cách nhưng vẫn như cũ gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong vấn đề xin phép, xin đăng ký… Kết luận Vấn đề về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là một vấn đề hết sức quan trọng và cần đưcợ quan tâm đúng mức đặc biệt khi mà Việt Nam vào cuối năm 2006 sẽ tham gia vào tổ chức Thương mại thế giới khi đó thì các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức lớn và để tồn tại được trong môi trường cạnh tranh đó thì doanh nghiệp phải có những chiến lược và biện pháp hiệu quả. Xuất phát từ vai trò quan trọng của khả năng cạnh tranh đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường trong việc tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hiện nay trở thành một nhu cầu tất yếu đối với doanh nghiệp. Trong quá trình thực tập tại Công ty Đầu tư xây dựng và phát triển công nghệ, em đã cố gắng tìm hiểu quá trình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh đồng thời tìm ra những nguyên nhân dẫn đến tình hình đó. Do năng lực còn hạn chế và thời gian có hạn, những vấn đề trình bày trong luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được ý kiến góp ý của thầy cô, ban lãnh đạo Công ty Đầu tư xây dựng và phát triển công nghệ và tất cả các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Qua đây cho phép em một lần nữa được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong trường Đại học thương mại, cảm ơn các thầy cô trong khoa Quản trị doanh nghiệp và Ban lãnh đạo Công ty Đầu tư và phát triển công nghệ các cô, chú phòng Kế toán – Tài chính Công ty đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn! Danh mục các tài liệu tham khảo Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty xây dựng 247 Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần HACINCO Báo cáo kết quả kinh doanh của Tổng Công ty xây dựng Hà nội Báo cáo kết quả kinh doanh của Tổng công ty Xây dựng VINACONEX Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty đầu tưu xây dựng và phát triển công nghệ PGS.TS Đặng Đức Dũng (2003), “Quản lý chất lượng sản phẩm” Nhà xuất bản Thống kê Th.S Vũ Thuỳ Dương (2003 ),“ Quản trị dự án” Nhà xuất bản Thống kê. PGS.TS. Phạm Công Đoàn (2004), “ Kinh tế doanh nghiệp thương mại”, Nhà xuất bản Thống kê. Garry D.S mith, Danny R. Arnold, Boddy R. Bizzell ( 2005) “ Chiến lược và sách lược kinh doanh”, NXB Thống kê PGS.PTS. Phạm Thị Gái (2000), “ Phân tích hoạt động kinh doanh” NXB Giáo dục GS.TS. Phạm Vũ Luận,(2004) “ Quản trị doanh nghiệp thương mại” Nhà xuất bản Thống kê Luật xây dựng (2005) NXB Thống kê M.Potter (1996) , “Chiến lược cạnh tranh”, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Tạp chí xây dựng www.vietnamnet.com 16. www.moc.gov.vn ( trang thông tin của Bộ xây dựng)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28312.doc
Tài liệu liên quan