LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành xu thế của thời đại,
đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Luồng gió này mang lại cho nền kinh tế
Việt Nam một sức sống mới. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực từ
ngày 10/12/2001 trong lĩnh vực dịch vụ, tài chính ngân hàng, Việt Nam gia nhập khối
ASEAN, tham gia khu vực mậu dịch tự do (AFTA) và tiến tới gia nhập Tổ chức Thương
mại thế giới WTO. Đây là những bước đi đúng đắn và quan trọng làm nền tảng cho việc
tạo dựng vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
Hòa nhịp chung cùng đất nước, các Ngân hàng Việt Nam đứng trước yêu cầu hội
nhập cộng đồng tài chính khu vực. Điều này tạo ra nhiều cơ hội cho các ngân hàng trong
nước tiếp cận phương thức quản lý mới, tăng nguồn lực, đổi mới công nghệ và mở rộng
thị trường trên cơ sở kế thừa thành tựu từ các ngân hàng lớn.Mặt khác cũng tạo ra những
áp lực cạnh tranh lớn cho các NHTM khi các ngân hàng đa quốc gia đầy tiềm lực xuất
hiện ngay tại sân chơi của mình, nhất là khi các rào cản về dịch vụ tài chính được hoàn
toàn dỡ bỏ theo các cam kết hội nhập.
Trong một sân chơi đông đúc và cân bằng như thế, kẻ mạnh sẽ là người chiến
thắng. Cơ hội được chia sẻ đồng đều cho tất cả các NHTM . Chính vì vậy, trước sức ép
cạnh tranh gay gắt ngay trên thị trường nội địa và cuộc tìm kiếm chỗ đứng trên thị trường
quốc tế, việc tìm và phát huy những lợi thế cạnh tranh đã thật sự trở thành vấn đề cấp
bách mang ý nghĩa sống còn của toàn hệ thống NHTM nước ta nói chung và Ngân hàng
Ngoại Thương nói riêng .
Là một người đang công tác trong Ngân hàng Ngoại Thương, với mong muốn
NHNT ngày càng phát triển và lớn mạnh, tôi mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện luân văn
Thạc sĩ Kinh tế với đề tài:
“NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu hoạt động của hệ thống NHNT trong mối quan hệ tương tác với
toàn bộ các NHTM trên phạm vi cả nước và trên thế giới.
Các nhóm đề xuất được cân nhắc và trình bày mang tính định hướng ở tầm quản
lý vĩ mô và vi mô.
3. Mục đích và ý nghĩa của đề tài.
Giúp NHNT hình dung các vấn đề cấp bách đặt ra trước bối cảnh toàn cầu hóa thị
trường tài chính và hội nhập quốc tế, thực tiễn hoạt động của NHNT Việt Nam hiện nay,
từ đó đề xuất một số giải pháp giúp NHNT Việt Nam củng cố và nâng cao hiệu quả để có
thể cạnh tranh với các Ngân hàng trong nước và các NH nưóc ngoài.
4. Phương pháp luận
Để làm rõ những nội dung trong luận văn, tôi đã sử dụng phương pháp hệ thống,
so sánh, khái quát, lịch sử, cụ thể, thu thập và xử lý dữ liệu cũng như phân tích các xu thế
trong cách trình bày của mình.
5. Nội dung kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn có 61 trang Nguồn số liệu trong luận văn được lấy từ báo cáo thường niên của
ngân hàng Nhà nước, báo cáo thường niên của các NHTM, tạp chí Ngân hàng, tạp chí
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, tạp chí tài chính tiền tệ, Internet Nội dung kết cấu
luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về vấn đề cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng .
Chương II: Phân tích và đánh giá khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Chương III: Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế.
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1743 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng. Đồng thời, tăng cường hoạt
động thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay nhằm đảm bảo nắm bắt theo dõi
đúng tình hình sử dụng vốn của khách hàng để có biện pháp cụ thể nhằm hạn chế phát
sinh nợ quá hạn nói riêng và nợ xấu nói chung, chú ý đúng mức đến tính khả thi của dự
án, hạn chế tư tưởng quá coi trọng tài sản thế chấp nợ vay.
Nâng cao chất lượng của đội ngũ quản lý, cán bộ tín dụng theo hướng giỏi
chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện tốt
Trang 54
Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường hoạt động với các cơ quan ban ngành liên
quan trong quá trình xử lý nợ xấu. Trong đó, tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng
mắc trong thủ tục phát mãi tài sản, xử lý tài sản là đất đai, bất động sản; khâu thi hành
án, hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý của tài sản.
3.3.1.6 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.
Mặc dù là Ngân hàng đi đầu trong nước về công nghệ thông tin cũng như ứng
dụng công nghệ hiện đại, nhưng sự trang bị và ứng dụng này chỉ là:“san móng, đắp nền”
thôi, chưa tiến tới nền công nghệ hiện đại của các nước khác trên thế giới.
Tăng cường đầu tư phát triển hệ thống kênh giao dịch và thanh toán hiện
đại.
Tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống các kênh giao dịch và thanh toán ATM,
Telephone Banking, Internet banking. Các kênh giao dịch này phải đảm bảo khách hàng
có thể thực hiện hầu hết các giao dịch NH, từ việc truy cứu thông tin đến kiểm tra nhật
ký tài khoản, đăng ký sử dụng dịch vụ mới, thanh toán và các dịch vụ khác liên quan đến
thẻ. Đồng thời, hệ thống này phải được xây dựng trên cơ sở bảo mật nhiều tầng, bảo đảm
tính an toàn và riêng tư cho các giao dịch.
Hiện tại, do hạn chế về vốn đầu tư, về trình độ cán bộ ngân hàng nên không thể
nôn nóng tiến hành hiện đại hóa công nghệ tràn lan ở tất cả các CN của NHNT. Bởi làm
như vậy sẽ dẫn đến vốn đầu tư quá lớn, hiệu quả sử dụng thấp mà lại nhanh chóng bị lạc
hậu. Do vậy, trước hết cần tập trung đầu tư hiện đại hóa công nghệ ngân hàng đạt trình
độ quốc tế ở hội sở, mạng lưới giao dịch tại các TP lớn và trung tâm công nghiệp, trong
đó ưu tiên khâu thanh toán và xử lý dữ liệu thông tin…Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự
án hiện đại hóa công nghệ ngân hàng do WB tài trợ.
Tiếp tục xây dựng và hòan thiện công nghệ thanh toán và thông tin ngân
hàng.
Xây dựng và hoàn thiện công nghệ thanh toán ngân hàng theo mô hình thanh toán
tập trung trong hệ thống, kết nối với trung tâm thanh toán quốc gia, kết nối hệ thống
thanh toán của NHNT với khách hàng nhằm đáp ứng được yêu cầu về tốc độ thanh toán
và sự tiện lợi trong giao dịch, chống rủi ro trong thanh toán.
Phát triển và hoàn thiện hệ thống thông tin ngân hàng, tăng cường hoạt động trao
đổi thông tin với khách hàng qua mạng kết nối, qua các trang web…Hệ thống thông tin
Trang 55
Tích lũy và tập trung vốn cho việc đầu tư phát triển công nghệ NH hiện đại.
Vốn là điều kiện tiên quyết giúp ngân hàng đổi mới và hiện đại hóa công nghệ.
Tuy nhiên, việc đổi mới và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng đồng thời phải đảm bảo
tương xứng với quy mô, vị thế, khả năng cạnh tranh và mức độ chịu đựng chống đỡ rủi
ro của NH. Vì vậy, nâng cao vốn tự có cho là giải pháp có tính cấp bách. Ngoài ra, cần
tranh thủ các dự án tài trợ về tư vấn, vốn, kỹ thuật…của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc
tế, các NHNNg.
Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp lý theo hướng khuyến
khích mở rộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng.
Triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại cần có những quy định pháp lý phù hợp
với đặc điểm của những loại hình dịch vụ này như: các quy định pháp lý về chứng từ
điện tử, chữ ký điện tử, bảo mật, an toàn, xác nhận chữ ký điện tử, kiểm soát hệ
thống…Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến việc cung
cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại còn bị bỏ ngỏ. Vì vậy, để có căn cứ pháp lý cho việc
triển khai các dịch vụ ngân hàng mới này và để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng
công nghệ ngân hàng hiện đại, cần tiếp tục bổ sung và hoàn thiện cơ chế thanh toán điện
tử và các văn bản khác có liên quan không chỉ đối với hoạt động thanh toán giữa các
ngân hàng mà phải trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế – xã hội.
3.3.2 Nhóm các giải pháp nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh hướng về khách
hàng.
3.3.2.1 Đẩy mạnh công tác huy động vốn:
Nguồn vốn ngoại tệ dồi dào là một lợi thế cạnh tranh của NHNT , NHNT cần phát
huy lợi thế này để giữ vững vị trí đứng đầu trong việc thu hút vống ngoại tệ. Để thực
hiện điều này, NHNT cần áp dụng những biện pháp sau:
+ Linh động hơn nữa trong việc sử dụng các hình thức huy động như: hình thức
tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi trước, tạo tâm lý tránh trượt giá hoặc có thể dùng hình thức kỳ
phiếu có thời hạn loại ký danh hoặc không ký danh, lãi suất cao hơn một chút so với lãi
suất tiết kiệm thông thường. Bên cạnh đó, chú trọng phát triển các hình thức phát hành
giấy tờ có giá như: tín phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi…có thể kèm theo các hình
thức khuyến mãi như tặng quà, bốc thăm trúng thưởng...
Trang 56
+ Mở rộng hình thức tiền gửi lưỡng tính như tài khoản tiền gửi kỳ hạn gửi một
lần, rút nhiều lần hay gửi nhiều lần rút một lần. Tài khoản gửi một lần rút nhiều lần có
tính kế hoạch cao và rất phù hợp với tiền gửi cho các dự án đầu tư hay quản lý tài chính
thay khách hàng.
+ Đẩy mạnh tiếp xúc, mở rộng quan hệ với các tổ chức tổng công ty, công ty nước
ngoài có tiềm năng tiền gửi lớn như điện lực, dầu khí, bưu chính viễn thông, các công ty
bảo hiểm…thu hút nguồn vốn tiền gửi thanh toán của các công ty này (vì chi phí sử dụng
vốn cho loại hình này rất rẻ), tăng cường hình thức nối mạnh thanh toán điện tử với các
đơn vị trên tạo tiền đề đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn.
+ Áp dụng dịch vụ AutoInvest cho hình thức tiền gửi doanh nghiệp: Khi tài khoản
thanh toán của doanh nghiệp vượt quá một số dư nhất định đã được thỏa thuận trước,
phần vược quá sẽ tự động được chuyển sang tài khoản đầu tư tự động (AutoInvest) để
được hưởng lãi suất cao hơn.
+ Tạo cho khác hàng cảm giác an toàn bằng việc chuyển quỹ bảo hiểm tiền gửi
thành quỹ an toàn nhằm dự phòng khi ngân hàng thiếu hụt khả năng thanh toán.
+ Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các đối tác nước ngoài thông qua việc tìm kiếm,
khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trung dài hạn nước ngoài cho vay với chi phí
hợp lý để hỗ trợ thêm nguồn vốn huy động trong nước.
3.3.2.2 Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.
Tuy NHNT Việt Nam không có thế mạnh về tín dụng nhưng đây lại là kênh thu
hút khách hàng nhiều hơn cả, vì khi khách hàng quan hệ tín dụng thì việc thuyết phục
khách hàng sử dụng các dịch vụ khác của NHNT Việt Nam rất dễ dàng.
Để nâng cao chất lượng tín dụng, trước hết cần khắc phục những yếu kém trong
hoạt động này, cụ thể là:
+ Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng. Quản trị rủi ro bằng cách: Xếp hạng
tín dụng khách hàng, quản lý quan hệ khách hàng bằng hệ thống kho dữ liệu, thường
xuyên rà soát, đáng giá, phân loại khách hàng, phân loại nợ vay. Sàng lọc để hạn chế cho
vay đối với các khách hàng làm ăn kém hiệu quả.
+ Đa dạng hóa các hình thức tín dụng và đầu tư để tạo sự phù hợp với tính năng
động của thị trường và lựa chọn của khách hàng như cho vay dự án, cho vay đồng tài trợ,
cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, tín dụng thuê mua…
+ Thực hiện cơ cấu lại khách hàng theo hướng: chuyển mạnh và nâng cao tỷ trọng
dư nợ cho vay ngắn hạn và dư nợ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư, mở
Trang 57
+ Đặc biệt, cần mở rộng hình thức chiết khấu chứng từ có giá. Hình thức này ở
Việt Nam chưa được áp dụng nhiều nhưng lại rất phổ biến trên thế giới do độ rủi ro thấp,
tính an toàn cao hơn so với nghiệp vụ cho vay thông thường. Do vậy, để phát triển
nghiệp vụ này, NHNN cần ban hành hướng dẫn về việc chiết khấu thương phiếu, các cơ
sở pháp lý để thực hiện hình thức này trong giao dịch mua bán của các doanh nghiệp.
Đồng thời cần ban hành quy chế chiết khấu, tái chiết khấu của TCTD đối với khách
hàng, làm cơ sở pháp lý để ngân hàng mở rộng nghiệp vụ tín dụng này.
3.3.2.3 Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ cung cấp.
Đây cũng là một lợi thế cạnh tranh của NHNT vì NHNT hiện đang có chất lượng
dịch vụ tốt nhất.
- Lợi nhuận thu được từ loại hình cung cấp dịch vụ ngày càng được NHNT quan
tâm vì hoạt động này ít có rủi ro. Vì thế mà hiện nay các NHTM đều tranh nhau tung ra
những sản phẩm dịch vụ để thu hút khách hàng đến với mình.
- Chi phí đầu tư phát triển các dịch vụ mới là rất lớn. Mỗi Ngân hàng lại theo đuổi
một chiến lược riêng đối với cùng loại sản phẩm dịch vụ giống nhau, dẫn tới lãng phí
trong đầu tư và làm tăng chi phí vận hành cũng như quản lý hệ thống.
- Các dịch vụ mới đưa ra chỉ có thể cung cấp cho một số đối tượng khách hàng, ở
một vài địa bàn nhất định chứ không thể phát triển rộng khắp và đồng đều do sự phát
triển không đồng đều giữa các địa phương, cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị không
tương thích và không thống nhất trong toàn bộ hệ thống.
Vì thế, giải pháp để phát triển dịch vụ ngân hàng là :
+ Định hướng theo khách hàng.
+ Có khả năng xử lý trực tuyến.
+ Thông tin, dữ liệu được chuẩn hóa.
+ Khả năng xử lý tự động và trực tiếp cao.
+ Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro có tính đến những rủi ro xuất phát từ việc
cung cấp các sản phẩm dịch vụ bằng phương pháp điện tử.
+ Chú trọng công tác Merketing, phổ biến các hình thức dịch vụ mới tới khách
hàng.
Trang 58
+ Đối với dịch vụ thẻ, các ngân hàng cần phải tăng cường hợp tác với nhau, trước
mắt xây dựng một trung tâm thanh toán thẻ liên Ngân hàng sao cho với hệ thống hiện có
của các NHTM, khách hàng có thể giao dịch hoàn toàn tự động, tiện lợi trong khi các
NH lại giảm được chi phí đầu tư.
3.3.3 Tăng cường công tác quảng bá thương hiệu NHNT VN trong nước cũng như
trên thế giới.
Có thể nói NHNT - Vietcombank là ngân hàng Việt Nam có thương hiệu mạnh nhất
trong nước cũng như trên trường quốc tế.
Nhưng liệu vị trí này còn giữ vững được bao lâu nếu NHNT không tiếp tục tăng
cường quảng bá thương hiệu của mình.
Có rất nhiều con đường để quảng bá thương hiệu Vietcombank trong nước cũng
như trên thế giới, cụ thể là : Tạo dựng hình ảnh Vietcombank và đề ra các chiến lược tiếp
thị, đưa NHNT đến gần dân chúng hơn.
3.3.3.1 Tạo dựng hình ảnh của NHNT.
Để có một hình ảnh NHNT ấn tượng và tốt đẹp trong lòng mọi người thì
Vietcombank phải thực hiện được những bước sau.
+ Uy tín trong kinh doanh, trong chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp.
Hình ảnh của một Ngân hàng thường được liên hệ và hình thành trong trí nhớ của
người dân cũng như của các doanh nghiệp như là một nhà cung cấp dịch vụ. Các khách
hàng hiện nay không chỉ sử dụng sản phẩm, dịch vụ do Ngân hàng cung cấp mà còn
muốn hiểu rõ về Ngân hàng đã cung cấp những dịch vụ đó cho mình.
Khác hẳn với các ngành sản xuất kinh doanh khác, kinh doanh trên thị trường tiền
tệ cần nhất là uy tín. NHNT với thuận lợi là một NHTMQD được nhà nước bảo hộ xem
như là một “lá bùa hộ mệnh” về uy tín. Bởi vì đối với người dân, khi giao dịch với những
Ngân hàng này họ sẽ cảm thấy yên tâm hơn. Chỉ một sơ suất nhỏ trong vấn đề uy tín, sẽ
tạo ra một hiệu ứng xấu đến không ngờ. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng còn nhớ đến sự
kiện của NHTMCP Á Châu, chỉ vì những tin đồn đã gây nên sự hoài nghi trong một bộ
phận khách hàng, nếu không có sự trợ giúp từ phía Nhà nước cũng như từ các Ngân hàng
khác có thể sẽ tạo nên một hiệu ứng “Domino” không ngờ.
+ Văn hóa kinh doanh ngân hàng:
Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, muốn tồn tại và phát triển thì phải có nhiều
khách hàng. Cũng như bất cứ một doanh nghiệp kinh doanh nào, lĩnh vực kinh doanh
Ngân hàng đòi hỏi việc thu hút khách hàng ngày càng nhiều là điều kiện cần thiết.
Trang 59
Một yếu tố quyết định đến hình ảnh của NHNT chính là “Phong cách văn hóa
kinh doanh riêng theo phương châm: Hiện đại- văn minh- hiệu quả- mang đậm tính đặc
trưng của thương hiệu NHNT Việt Nam”. Văn hóa kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến
việc hình thành mục tiêu, chiến lược và chính sách của Ngân hàng, tạo ra lợi thế cạnh
tranh rất lớn.
Nét riêng trong văn hóa kinh doanh của NHNT thể hiện ở những điểm: Không lạc
hậu so với bất kỳ một NHTM nào khác trên cùng địa bàn, trên bình diện toàn hệ thống và
ở từng chi nhánh trong toàn quốc. Từ đó hình thành và phát triển những dịch vụ mới, kỹ
thuật mới cho riêng mình, tạo đà cho sự phát triển và hội nhập.
Phong cách giao dịch văn minh ở đây không chỉ là phong cách bề ngoài như trang
phục lịch sự theo quy định, thái độ vui vẻ hòa nhã tận tình mà còn phải có yếu tố bên
trong, đó là trong công tác chuyên môn. Cán bộ phải am hiểu tình hình hoạt động kinh
doanh của NH để có thể tiếp thị, hướng dẫn, giải thích đối với khách hàng khi khách
hàng đặt vấn đề tìm hiểu bất cứ sản phẩm, dịch vụ, tiện ích nào của Ngân hàng. Trong
quá trình phục vụ, cán bộ Ngân hàng phải biết lắng nghe, coi trọng ý kiến của khách
hàng.
Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt chính sách marketing trong ngân hàng, cho ra đời
nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ Ngân hàng thuận tiện, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe
của khách hàng.
NHNT với phong cách văn hóa kinh doanh riêng sẽ tạo ra uy tín tốt đẹp và nâng
cao vị thế thương hiệu của mình trong nền kinh tế để khi nói đến một ngân hàng “Hiện
đại và phát triển đa năng”, người ta sẽ nghĩ ngay đó là hình ảnh của NHNT Việt Nam.
+ Yếu tố con người :
Hình ảnh của một Ngân hàng được phản ảnh qua tính cách và đặc điểm của nhân
viên Ngân hàng đó. Đây là chiến lược định vị đối với các ngành kinh doanh về dịch vụ.
Thông qua các nhân viên của mình, Ngân hàng có thể gởi gắm đến các khách hàng về
các sản phẩm dịch vụ do mình cung cấp, về giá cả, về chất lượng, về những chương trình
khuyến mãi nằm trong chương trình tiếp thị của hệ thống. Ngoài ra còn giúp các khách
hàng thay đổi nhận thức về một hình ảnh Ngân hàng bao cấp ngày xưa, không phải là
khách hàng cần Ngân hàng mà là Ngân hàng mong muốn được phục vụ và làm vừa lòng
khách hàng.
Trang 60
Việc tạo dựng một hình ảnh mới về một Ngân hàng với các thành viên hăng hái
làm việc, tận tụy với khách hàng và say mê tìm tòi học hỏi sẽ tạo nên một sức mạnh mới
cho thương hiệu ngân hàng.
Hãy thử tưởng tượng xem, trung bình cứ một nhân viên sẽ tiếp xúc với 30 khách
hàng, trong một Ngân hàng có 100 nhân viên. Như vậy, thông qua các nhân viên của
mình, người lãnh đạo của Ngân hàng đó sẽ tiếp xúc, gởi gắm những tình cảm tốt đẹp của
Ngân hàng mình đến với 3000 khách hàng. Làm một phép tính đơn giản trong một hệ
thống, người lãnh đạo ở vị trí cao nhất sẽ thông qua đội ngũ nhân viên trong hệ thống
truyền đạt đến khách hàng những sản phẩm mới, cách thức phục vụ mới, chất lượng sản
phẩm được nâng cao, những tiện ích mà khách hàng sẽ được hưởng khi sử dụng những
dịch vụ do NHNT cung cấp. Như vậy, mỗi cán bộ nhân viên trong ngành sẽ là một điểm
nhấn cho bức tranh về hình ảnh một NHNT Việt Nam ngày càng đa năng hơn.
+ Tạo ấn tượng sâu sắc về sản phẩm - dịch vụ riêng biệt gắn với từng hình
ảnh ngân hàng :
Giống như thương hiệu của một sản phẩm đơn lẻ, thương hiệu của NHNT phải
gợi lên được những đặc tính có liên quan đến sản phẩm hoặc liên hệ về lợi ích cũng như
thái độ đối với sản phẩm đó của người tiêu dùng.
Ví dụ, khi nói về những món vay khắc phục mùa màng sau thiên tai, vay vốn cho
chăn nuôi, người ta sẽ dễ dàng liên tưởng đến nghiệp vụ của Ngân hàng Nông Nghiệp.
Khi nói về những khoản vay đầu tư cho thi công những công trình trọng điểm, người ta
sẽ liên tưởng đến hình ảnh của Ngân hàng Đầu Tư, hay nói đến nguồn vốn nội tệ dồi dào
cũng như cho vay kinh doanh trong nước, người ta sẽ liên tưởng đến hình ảnh một NH
Công Thương...Tất cả sẽ tạo nên một bức tranh hài hòa về hệ thống Ngân hàng Việt Nam
với những bông hoa mang hương thơm và màu sắc khác nhau. Vậy thì làm thế nào để khi
nói đến NHNT, người ta sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh một Ngân hàng có nguồn vốn
ngoại tệ dồi dào, đa năng trong hoạt động thanh toán quốc tế, chất lượng cao trong các
sản phẩm và dịch vụ cung cấp cũng như sự liên tưởng đến một Ngân hàng luôn đổi mới,
hiện đại. Đó mới thực sự là điều cần thiết trong chiến lược xây dựng và quảng bá một
thương hiệu bền vững cho NHNT Việt Nam.
3.3.3.2 Chiến lược tiếp thị hỗn hợp nhằm tạo dựng giá trị thương hiệu :
Mặc dù các Ngân hàng có thể lựa chọn những yếu tố thương hiệu thích hợp và tạo
nên được một đặc tính nổi trội và khác biệt, đóng góp hiệu quả cho việc tạo dựng giá trị
thương hiệu. Tuy vậy việc tạo dựng và phát triển thương hiệu phải được đặt trong một
Trang 61
+ Chiến lược sản phẩm : Sản phẩm là “trái tim” của giá trị thương hiệu bởi vì nó
là cái đầu tiên khách hàng được nghe, nghĩ hoặc hình dung về một thương hiệu. Tạo ra
và cung ứng sản phẩm thỏa mãn tối đa mong muốn và nhu cầu của khách hàng là điều
kiện tiên quyết đảm bảo cho sự thành công của các chương trình tiếp thị.
+ Chiến lược giá: Giá cả là yếu tố quan trọng trong thu hút khách hàng, một
chiến lược giá đúng đắn được khách hàng chấp nhận thì đó chính là ngân hàng đã định vị
đúng cho thương hiệu ngân hàng của mình.
+ Chiến lược khách hàng : Khi cạnh tranh khách hàng trở thành vấn đề tiên
quyết đối với sự phát triển của mỗi ngân hàng thì chiến lược khách hàng có vai trò vô
cùng quan trọng. Chiến lược này phải được thực hiện theo hướng củng cố khách hàng cũ
và thu hút khách hàng mới theo phương châm không ngừng mở rộng mạng lưới khách
hàng.
+ Chiến lược kênh phân phối : Cách thức phân phối dịch vụ có thể có những tác
động rất lớn và sâu sắc đến doanh thu của ngân hàng và cuối cùng là tác động đến giá trị
thương hiệu. Việc hình thành các chi nhánh ngân hàng ở những khu vực đông dân cư để
thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong công chúng và những ngân hàng ở các khu công
nghiệp, khu chế xuất để đầu tư là những vấn đề thiết yếu của chiến lược này.
Hiện nay ,dịch vụ của NHNT được tiếp cận với khách hàng chủ yếu là trực tiếp,
tức là khách hàng tự đến Ngân hàng để thỏa mãn yêu cầu của mình. Tuy nhiên, dưới sức
ép cạnh tranh gay gắt, các Ngân hàng phải tự tìm đến khách hàng để giới thiệu và thuyết
phục khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng mình. Vì vậy, NHNT nên
liên kết hoặc thuê một số công ty chuyên độc quyền tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ của
NHNT: như phát hành thẻ, dịch vụ trả lương cho nhân viên, dịch vụ thanh toán tiền điện,
nước, điện thoại, đóng phí bảo hiểm ...qua thẻ ATM. Cách làm này sẽ rất có hiệu quả nếu
NHNT huấn luyện thành thạo đội ngũ này đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, kiểm
soát hoạt động của họ.
+ Tăng cường các chương trình quảng cáo
Đây được đánh giá là một trong những khâu yếu của NHNT. Nếu như các
NHTMCP thực hiện khâu này rất tốt thì ngược lại, các NHTMQD làm rất yếu. Quảng
cáo có tác động rất lớn đến thói quen, sở thích và hành vi của khách hàng, vì thế NHNT
cần quan tâm và đầu tư hơn nữa cho công tác này.
Trang 62
- Quảng cáo trên truyền hình: Theo nghiên cứu của tạp chí Media 8/2000, quảng
cáo trên truyền hình là hình thức quảng cáo tạo được mức độ nhận biết sản phẩm, dịch
vụ cao nhất, nên chúng ta cần quảng cáo dưới hình thức này.
Biểu tượng Vietcombank hầu như không xuất hiện trên truyền hình cũng như trên
các tạp chí.
Hàng ngày, chúng ta thấy hình ảnh của Techcombank trong chương trình “Sống
khỏe mỗi ngày” trên kênh VTV1; Á Châu tài trợ cho chương trình “Tài chính ngân
hàng” trên HTV9; hoặc VIP Bank với thẻ Value trong chương trình “Ở nhà chủ nhật”hay
VB Bank trong chương trình “Khởi nghiệp” đã thu hút được rất nhiều khán giả quan tâm.
NHNT nên quảng cáo bằng cách tài trợ hoặc gửi sản phẩm (như thẻ ATM, thẻ tín
dụng, sổ tiết kiệm,...) đến các chương trình giải trí truyền hình đặc sắc có nhiều khách
hàng mục tiêu quan tâm như “Chung sức”; “Rồng vàng”; “Chiếc nón kỳ diệu”...trên các
kênh truyền hình lớn của nước ta nhằm quảng bá thương hiệu của mình (theo thống kê
VTV3 đạt con số 71,3% người xem vào năm 1997-Nguồn AC Nielsen).
- Quảng cáo trên báo.
Kênh quảng cáo này về mức độ nhận biết sản phẩm chỉ đứng sau truyền hình, nó
lại có ưu điểm là chi phí quảng cáo thấp hơn truyền hình rất nhiều.
Các NHTMCP như Á Châu, Sacombank, Đông Á, Eximbank... đều thường xuyên
quảng cáo trên các kênh này ( như Thời báo Kinh tế, Tuổi trẻ Chủ Nhật,...)
Vì vậy, NHNT cũng nên quảng bá tên tuổi của mình qua kênh này và nên đăng
quảng cáo ở một số báo thông dụng hơn, giá rẻ hơn, số lượng độc giả cũng như phạm vi
phát hành rộng hơn như Báo Tuổi trẻ, Thanh niên, Người lao động....
- Quảng cáo bằng biển ngoài trời.
Đây là hình thức quảng cáo mang tính chất công cộng , không có độc giả riêng
nhưng loại quảng cáo này có đặc điểm là: khả năng tồn tại lâu và gây được sự chú ý của
người xem vì biển quảng cáo thường được đặt ở nơi trung tâm,những nơi có nhiều người
qua lại...
3.4 Kiến nghị với các cơ quan chức năng.
3.4.1 Kiến nghị đối với Nhà nước, các bộ, ngành chức năng.
Nhà nước cần có kế hoạch phát triển kinh tế dài hạn trên cơ sở quy hoạch đầu tư
phát triển các ngành nghề, các vùng một cách khoa học, tránh đầu tư dàn trải, mất cân
đối
Trang 63
Trong những năm qua, hiện tượng đầu tư dàn trải, lãng phí diễn ra khá phổ biến ở
nước ta. Việc đầu tư không tính toán kỹ nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ cũng như
đầu tư dây chuyền công nghệ lạc hậu khiến cho sản phẩm làm ra có phẩm chất kém, giá
thành cao, không tiêu thụ được,…gây lãng phí lớn của cải xã hội, làm giảm tính cạnh
tranh của nền kinh tế trong xu thế hội nhập.
Ngành ngân hàng, nhất là các NHTMNN là những đơn vị đầu tư cho các doanh
nghiệp này theo chỉ định của Chính Phủ, đang phải chịu hậu quả về hoạt động không
hiệu quả của các doanh nghiệp này với số dư hàng ngàn tỷ đồng. Chính vì vậy, Nhà nước
với vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế, cần có quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn các
ngành kinh tế, vùng kinh tế để ngành ngân hàng cũng như các ngành kinh tế khác có kế
hoạch phát triển trên cơ sở định hướng kế hoạch của nhà nước một cách hiệu quả, nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong xu thế hội nhập.
- Tạo ra môi trường kinh tế, môi trường pháp lý lành mạnh, thông thoáng, phù
hợp với thông lệ quốc tế trong các hoạt động thương mại nói chung, cũng như hoạt động
của các ngân hàng nói riêng.
Trong điều kiện mới, quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới diễn ra sâu
sắc và nhanh chóng như hiện nay cùng với lộ trình thực hiện Hiệp định thương mại Việt
–Mỹ thì vấn đề hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp trong nền kinh tế cho phù hợp với thông lệ quốc tế ngày càng trở nên cấp bách.
Sự khác biệt về pháp luật thương mại giữa VN và thế giới hiện đang là một trong những
yếu tố cản trở quá trình hội nhập của từng doanh nghiệp cũng như của cả nền kinh tế một
cách mạnh mẽ và trực tiếp nhất.
- Nâng cao hiệu lực của bộ máy Nhà nước, trong đó giải pháp quan trọng nhất là
giải pháp về nguồn nhân lực. Nhà nước cần ban hành và áp dụng cơ chế tuyển dụng, đào
thải, đào tạo đội ngũ này một cách có khoa học, cải tiến chế độ tiền lương và có cơ chế
thu hút nhân tài, tránh hiện tượng chảy máu chất xám và áp dụng công nghệ thông tin
vào bộ máy quản lý nhà nước, cơ cấu lại bộ máy hành chính theo hướng gọn nhẹ, hiệu
quả.
- Nhà nước cần có các giải pháp hữu hiệu đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh
nghiệp. Cổ phần hóa DNNN là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong quá
trình đổi mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, thông qua đó
nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đồng thời tạo lập các yếu tố thị trường cho
nền kinh tế. Hiện nay, một số doanh nghiệp được Nhà nước bảo hộ hoặc cho phép độc
Trang 64
- Nhà nước cũng cần có giải pháp khuyến khích người dân, trước mắt là trong
phạm vi cán bộ công chức Nhà nước, sử dụng các dịch vụ ngân hàng như trả lương và
các thanh toán khác qua tài khoản cá nhân tại Ngân hàng, chi trả các khoản chi phí dịch
vụ như điện nước, điện thoại qua tài khoản, qua đó để thấy được sự an toàn cũng như
tiện ích của việc sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng.
- Bộ Tài Chính cần có giải pháp và kế hoạch cấp vốn cho NHNT Việt Nam cũng
như các NHTMNN phù hợp với tốc độ tăng trưởng hoạt động của Ngân hàng, nâng cao
hệ số an toàn vốn, đồng thời ban hành các chuẩn mực kế toán mới phù hợp với thông lệ
quốc tế, thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính bắt buộc đối với các doanh nghiệp, tiến tới
công khai và minh bạch tài chính của các doanh nghiệp, tạo lòng tin cho công chúng và
tạo điều kiện cho sự phát triển của thị trường chứng khoán.
3.4.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước.
- Làm đầu mối trong việc phối hợp với các ban ngành, tạo ra hành lang pháp lý
đồng bộ cho hoạt động Ngân hàng, tạo ra môi trường thông thoáng cho các NHTM phát
triển hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm, đồng thời để các NHTM Việt Nam làm quen dần
với môi trường cạnh tranh quốc tế.
Một số giải pháp quan trọng để hoàn thiện môi trường pháp lý mà NHNN cần
thực hiện là giải pháp về nguồn nhân lực, công tác rà soát, bổ sung, sửa đổi các văn bản
quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động Ngân hàng và chế độ công khai hoá các văn
bản quy phạm pháp luật.
- Xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống Ngân hàng dài hạn với những lộ trình
thích hợp nhằm nâng cao dần năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng.
- Với vai trò là cấp quản trị cao nhất của hệ thống Ngân hàng, NHNN cần đổi mới
công tác thanh tra, giám sát đối với hoạt động của các NHTM nói chung, hệ thống
NHTM nói riêng theo hướng hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc điều hành,
thực thi chính sách tiền tệ cũng cần được cải tiến theo hướng sử dụng các công cụ gián
Trang 65
- Với vai trò cấp quản lý trực tiếp và toàn bộ các hoạt động Ngân hàng, NHNN
cần đứng ra tư vấn và làm đầu mối tiếp nhận sự giúp đỡ, tư vấn của các nhà tài trợ, các tổ
chức quốc tế về công nghệ Ngân hàng để nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn hệ
thống, tránh việc đầu tư đơn lẻ, dàn trải, kém hiệu quả như việc đầu tư vào hệ thống
thanh toán thẻ của một số NHTM vừa qua.
NHNN cần phổ biến nội dung và yêu cầu của từng lộ trình trong hiệp định
Thương mại Việt Mỹ đến các NHTM, chủ động phổ biến kiến thức về kinh doanh và luật
pháp của Mỹ đến các NHTM để các Ngân hàng có thể đánh giá và hiểu đối thủ cạnh
tranh.
Tóm lại: Để giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập kinh tế, NHNT cần cải
tổ cơ cấu một cách mạnh mẽ và triệt để để trở thành một hệ thống ngân hàng đa dạng về
hình thức, có khả năng cạnh tranh cao, hoạt động an toàn và hiệu quả, huy động tốt hơn
các nguồn vốn trong xã hội và mở rộng đầu tư đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong chương này người viết đã đề xuất một số biện
pháp nhằm sắp xếp lại cơ cấu của NHNT một cách hợp lý, hiệu quả và lành mạnh hơn;
qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của NHNT. Tuy nhiên, các biện pháp cải cách
trên đây chỉ thực sự mang lại hiệu quả cao khi nó được thực hiện với sự phối hợp, đồng
bộ của các ngân hàng khác trong nước , các cơ quan chức năng và các ban ngành trên
nhiều lĩnh vực.
Trang 66
Phụ lục 1: Kết quả kinh doanh NHNT VN năm 2002 và năm 2003.
BẢNG TỔNG KẾT TÀI SẢN HỢP NHẤT
(Vào ngày 31/12/2003 và 2002)
(Đơn vị tính: triệu VND)
Mục 2003 2002
TÀI SẢN CÓ
Tiền mặt và tương đương tiền mặt 1.512.072 1.042.698
Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước 4.892.625 1.866.498
Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng 28.983.247 36.274.321
Cho vay các tổ chức tín dụng khác 1.327.910 1.811.091
Cho vay khách hàng 39.678.097 29.335.019
Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng (796.022) (651.751)
Góp vốn liên doanh, mua cổ phần 583.712 543.362
Đầu tư chứng khoán 14.262.722 9.020.720
Tài sản cố định 360.742 323.036
Tài sản khác 6.848.019 2.103.315
TỔNG TÀI SẢN CÓ 97.653.125 81.668.309
TÀI SẢN NỢ, VỐN VÀ CÁC QUỸ
Tiền gửi của Ngân hàng Nhà nước và Kho
bạc nhà nước
5.947.664 2.460.115
Tiền vay Ngân hàng Nhà nước 807.094 2.511.097
Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác 4.113.042 5.805.769
Tiền vay các tổ chức tín dụng 3.421.045 2.780.637
Tiền gửi của khách hàng 71.811.468 56.426.237
Vốn nhận tài trợ ủy thác đầu tư 151.330 193.744
Các tài sản khác 5.477.672 6,925.853
TỔNG TÀI SẢN NỢ 91.729.314 77.103.452
Vốn chủ sở hữu 3.175.999 2.564.935
Các quỹ 461.586 566.661
Lợi nhuận chưa phân phối 1.408.296 1.099.226
Lãi (lỗ) năm nay 877.931 334.035
TỔNG VỐN VÀ CÁC QUỸ 5.923.811 4.564.857
TỔNG TÀI SẢN NỢ, VỐN VÀ CÁC QUỸ 97.653.125 81.668.309
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH HỢP NHẤT
(Vào ngày 31/12/2003 và 2002)
(Đơn vị tính: triệu VND)
Mục 2003 2002
Thu lãi và tương tự 4.080.342 3.354.065
Trả lãi và tương tự 2.912.532 2.486.600
Thu nhập lãi ròng 1.167.810 867.464
Thu nhập ngoài lãi 802.001 533.112
Chi phí ngoài lãi 1.068.377 1.066.542
Thu nhập ròng ngoài lãi (266.376) (533.430)
Lợi nhuận trước thuế 901.434 334.035
Lợi nhuận sau thuế 616.856 221.753
Trang 67
BẢNG TỔNG KẾT TÀI SẢN
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
(Vào ngày 31/12/2003 và 2002)
(Đơn vị tính: triệu VND)
Mục Chú thích 2003 2002
TÀI SẢN CÓ
Tiền mặt và tương đương tiền mặt 1 1.511.773 1.042.623
Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước 2 4.892.625 1.866.498
Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng 3 28.927.107 36.227.738
Cho vay các tổ chức tín dụng khác 4 1.327.910 1.811.091
Cho vay khách hàng 5 39.629.761 29.295.180
Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng 6 (794.699) (650.476)
Góp vốn liên doanh, mua cổ phần 7 583.712 543.362
Đầu tư chứng khoán 8 13.256.999 8.793.663
Tài sản cố định 9 334.498 296.471
Tài sản khác 10 7.650.818 2.269.529
TỔNG TÀI SẢN CÓ 97.320.504 81.495.679
TÀI SẢN NỢ, VỐN VÀ CÁC QUỸ
Tiền gửi của Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc
Nhà nước
11 5.947.664 2.460.115
Tiền vay Ngân hàng Nhà nước 12 807.094 2.511.097
Tiền gửi của các tổ chức tín dụng 13 4.105.529 5.805.213
Tiền vay các tổ chức tín dụng 14 3.421.045 2.780.637
Tiền gửi của khách hàng 15 71.810.035 56.422.051
Vốn nhận tài trợ ủy thác đầu tư 16 151.330 193.744
Các tài sản nợ khác 17 5.342.842 6.924.974
TỔNG TÀI SẢN NỢ 91.585.539 77.097.831
Vốn chủ sở hữu 18 3.030.733 2.445.245
Các quỹ 19 446.324 565.521
Lợi nhuận chưa phân phối 1.381.093 1.058.131
Lãi (lỗ) năm nay 876.815 328.951
TỔNG VỐN VÀ CÁC QUỸ 5.734.965 4.397.848
TỔNG TÀI SẢN NỢ, VỐN VÀ CÁC QUỸ 97.320.504 81.495.679
Trang 68
CÁC KHOẢN MỤC NGOẠI BẢNG
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
(Vào ngày 31/12/2003 và 2002)
(Đơn vị tính: triệu VND)
Mục Chú thích 2003 2002
Cam kết bảo lãnh cho khách hàng 20 16.246.706 14.930.072
Cam kết các giao dịch ngoại hối 21 2.095.991 3.765.606
Cam kết tài trợ cho khách hàng 0 0
Tài sản dùng để cho thuê tài chính đang quản
lý tại Vietcombank
0 0
Tài sản dùng để cho thuê tài chính đang giao
cho khách hàng
660.829 415.256
TỔNG TÀI SẢN NGOẠI BẢNG 19.003.526 19.110.934
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
(Vào ngày 31/12/2003 và 2002)
(Đơn vị tính: triệu VND)
Mục Chú thích 2003 2002
Thu lãi và tương tự 22 4.040.134 3.347.318
Trả lãi và tương tự 23 2.907.231 2.486.590
Thu nhập lãi ròng 1.132.903 860.728
Thu nhập ngoài lãi 24 800.221 525.829
Chi phí ngoài lãi 25 1.056.309 1.057.606
Thu nhập ròng ngoài lãi (256.088) (531.777)
Lợi nhuận trước thuế 26 876.815 328.951
Lợi nhuận sau thuế 596.234 223.687
Trang 69
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
(Vào ngày 31/12/2003 và 2002)
(Đơn vị tính: triệu VND)
Mục 2003 2002
I. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH
1. Lợi nhuận trước thuế 876.815 328.951
Điều chỉnh cho các khoản
- Khấu hao tài sản cố định 93.672 62.687
- Dự phòng 144.216 (153.296)
- Lãi, lỗ do thanh lý tài sản cố định (1,202) (529)
- Lãi, lỗ do đánh giá lại tài sản (138.931) (115.164)
- Lãi, lỗ từ việc bán chứng khoán
- Thu lãi đầu tư chứng khoán (24.279) (24.614)
- Lãi, lỗ do đầu tư vào các đơn vị khác (góp vốn, mua cổ
phần)
- Các điều chỉnh khác
2. Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi về tài
sản và công nợ hoạt động
950.291 98.035
(Tăng)/Giảm tài sản hoạt động
- (Tăng)/Giảm tiền gửi tại tổ chức tín dụng khác 3.129.225 8.682.257
- (Tăng)/Giảm cho vay đối với tổ chức tín dụng khác 483.181 210.516
- (Tăng)/Giảm cho vay đối với khách hàng (10.334.581) (12.819.373)
- (Tăng)/Giảm lãi dự thu (132.117) (69.802)
- (Tăng)/Giảm các tài sản hoạt động khác (5.110.234) 247.969
Tăng/(Giảm) các khoản công nợ hoạt động
- Tăng/(Giảm) tiền gửi của tổ chức tín dụng khác 1.787.864 (639.532)
- Tăng/(Giảm) tiền gửi của khách hàng 15.387.984 525.462
- Tăng/(Giảm) lãi dự trả 193.876 29.607
- Tăng/(Giảm) phát hành giấy tờ có giá 814.416 375.840
- Tăng/(Giảm) vay Ngân hàng Nhà nước (1.704.002) (1.205.652)
- Tăng/(Giảm) vay tổ chức tín dụng khác trong và ngoài
nước.
135.227 86.888
- Tăng/(Giảm) vốn tài trợ ủy thác đầu tư (42.415) (36.842)
- Tăng/(Giảm) khoản nhận vốn để cho vay đồng tài trợ 505.181 2.097.774
- Tăng/(Giảm) các khoản công nợ hoạt động khác (2.602.914) 1.526.565
3. Tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trước thuế thu
nhập doanh nghiệp
3.460.985 (890.289)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp (374.523) (219.988)
- Chi từ các quỹ của tổ chức tín dụng (235.731) (130.717)
4. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 2.850.730 (1.240.995)
II. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
- Mua tài sản cố định theo nguyên giá (132.147) (140.297)
- Tiêu thụ do bán, thanh lý tài sản cố định 1.650 571
- Tiền mua chứng khoán (25.837.771) (20,608,715)
- Tiền thu từ bán chứng khoán 21.374.435 16.543.356
- Thu lãi đầu tư chứng khoán 24.279 24.614
Trang 70
- Góp vốn liên doanh, mua cổ phần (40.482) (23.015)
- Tiền thu từ góp vốn liên doanh, mua cổ phần 131
- Thu lãi góp vốn, mua cổ phẩn 12.489 6.778
- Các hoạt động đầu tư khác (60.000)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (4.597.416) (4.256.708)
III. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI
CHÍNH
- Tăng/(Giảm) vốn cổ phần
- Tiền lãi đã trả cho các nhà đầu tư vào tổ chức tín dụng
- Các hoạt động tài chính khác 1.070.556 1.900.446
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 1.070.556 1.900.446
IV. LƯU CHUYỂN TIỀN THUẦN TRONG KỲ (676.129) (3.597.256)
V. TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN
TẠI THỜI ĐIỂM ĐẦU KỲ
30.640.804 34.238.060
VI. TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN
TẠI THỜI ĐIỂM CUỐI KỲ
29.964.675 30.640.804
BẢNG TỔNG KẾT TÀI SẢN
Công ty Chứng khoán Vietcombank
(Vào ngày 31/12/2003 và 2002)
(Đơn vị tính: nghìn VND)
Mục 2003 2002
TÀI SẢN CÓ
Tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt 19.432.212 6.189.965
Đầu tư chứng khoán ngắn hạn và các khoản đầu tư ngắn
hạn khác
1.005.631.284 166.986.897
Các khoản phải thu 23.008.129 5.426.614
Các tài sản lưu động có khác 22.707 29.727
Tài sản cố định 3.325.541 3.338.171
Đầu tư CK dài hạn và các khoản ĐT dài hạn khác - 60.000.000
Các tài sản có dài hạn khác 135.119 120.000
TỔNG TÀI SẢN CÓ 1.051.554.992 242.091.374
TÀI SẢN NỢ
Vay các tổ chức tín dụng 820.000.000 172.000.000
Tiền gửi thanh toán chứng khoán của các nhà đầu tư 5.494.024 3.336.265
Các khoản phải trả 141.819.177 1.306.812
Vốn chủ sở hữu 84.241.791 65.448.297
TỔNG TÀI SẢN NỢ 1.051.554.992 242.091.374
LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 19.700.881 4.307.455
Trang 71
BẢNG TỔNG KẾT TÀI SẢN
Công ty Tài chính Việt Nam - Vinafico
(Vào ngày 31/12/2003 và 2002)
(Đơn vị tính: nghìn VND)
Mục 2003 2002
TÀI SẢN CÓ
Tiền mặt tại quỹ 36.405 13.173
Cho vay khách hàng 47.104.902 39.839.310
Tiền gửi tại các ngân hàng 809.087.505 643.358.660
Tài sản cố định 22.918.526 23.228.270
Sử dụng vốn khác 1.861.935 252.777
TỔNG TÀI SẢN CÓ 881.009.274 706.692.190
TÀI SẢN NỢ
Vốn tự có 104.409.220 101.437.270
Vốn huy động 775.568.434 603.649.370
Nguồn khác 1.031.619 1.605.550
TỔNG NGUỒN VỐN 881.009.274 706.692.190
LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 1.115.756 776.975
Ghi chú: Tỷ giá năm 2003: 2.014 VND/HKD
Tỷ giá năm 2002: 1.970 VND/HKD
PHỤ LỤC 3
(V/v: HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG )
1.Yêu cầu về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.
1.1 Yêu cầu của Hiệp định Thương mại Việt Mỹ.
Về lĩnh vực tài chính ngân hàng, Hiệp Định thương mại Việt Mỹ nêu 6 biện pháp
được cam kết bao gồm:
-Không hạn chế số lượng người cung cấp dịch vụ.
- Không hạn chế về tổng giá trị các giao dịch dịch vụ hay giá trị tài sản.
- Không hạn chế về tổng số các hoạt động dịch vụ hoặc tổng số lượng dịch vụ thể
hiện theo đơn vị số lượng.
- Không hạn chế về tổng số thể nhân được tuyển dụng trong một ngành dịch vụ.
- Không áp dụng các biện pháp hạn chế hoặc đòi hỏi phải có những hình thức pháp
lý cụ thể hoặc liên doanh để một nàh cung cấp dịch vụ được cung ứng dịch vụ.
- Không hạn chế sự tham gia vốn nước ngoài dưới hình thức hạn chế tỷ lệ tối đa với
cổ phần nước ngoài, hoặc tổng giá trị từng khoản đầu tư hoặc tổng số đầu tư.
- Theo cam kết tại Hiệp định, các nhà cung cấp dịch vụ tài chính Hoa Kỳ được
phép cung cấp 12 phân ngành dịch vụ bao gồm:
Nhận tiền gửi và các khoản tiền từ công chúng:
a. Cho vay dưới mọi hình thức, bao gồm tín dụng tiêu dùng, tín dụng thế chấp,
bao tiêu và các giao dịch thương mại khác.
Trang 72
b. Thuê mua tài chính.
c. Tất cả các giao dịch thanh toán và chuyển tiền, bao gồm thẻ tín dụng, ghi nợ,
báo nợ, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng.
d. Bảo lãnh và cam kết.
e. Môi giới tiền tệ.
f. Quản lý tài sản như quản lý tiền mặt, quản lý danh mục đầu tư, mọi hình thức
quản lý đầu tư tập thể, quản lý quỹ hưu trí, các dịch vụ trông coi bảo quản, lưu giữ và ủy
thác.
g. Các dịch vụ thánh toán và quyết toán đối với các tài sản tài chính, bao gồm
chứng khoán, sản phẩm tài chính phát sinh và các công cụ thanh toán khác.
h. Cung cấp và chuyển thông tin tài chính, xử lý dữ liệu tài chính và các phân
mềm của các nhà cung cấp các dịch vụ tài chính khác.
i. Tư vấn, trung gian môi giới và các dịch vụ tài chính phụ trợ khác liên quan đến
các mục từ (a) đến (k), kể cả tham chiếu và phân tích tín dụng, tư vấn và nghiên cứu đầu
tư và danh mục đầu tư, tư vấn về chiến lược và cơ cấu của công ty.
j. Buôn bán trên tài khoản của mình hay tài khoản của khách hàng tại sở giao dịch
chứng khoán, trên thị trường chứng khoán không chính thức (OTC) hay trênc ác thị
trường khác, những sản phẩm sau:
- Các sản phẩm của thị trường tiền tệ, bao gồm séc, hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi.
- Ngoại hối.
- Các sản phẩm tài chính phát sinh bao gồm các hợp đồng giao dịch kỳ hạn
(futures) và quyền chọn (options).
- Các sản phẩm dựa trên tỷ giá hối đoái và lãi suất, bao gồm hoán đổi (swaps,
forward )
- Các chứng khoán có thể chuyển nhượng.
- Các công cụ có thể thanh toán và tài sản tài chính khác, kể cả vàng nén.
k. Tham gia phát hành mọi loại chứng khoán, kể cả bảo lãnh phát hành và chào bán
như đại lý ( theo cách công khai hay thỏa thuận riêng) và cung cấp các dịch vụ liên quan
đến việc phát hành đó. Nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ có thể hoạt động kinh doanh theo 5
hình thức pháp lý: chi nhánh ngân hàng Hoa Kỳ, ngân hàng liên doanh Việt Nam – Hoa
Kỳ, ngân hàng con 100% vốn Hoa Kỳ, công ty thuê mua tài chính liên doanh Việt Nam –
Hoa Kỳ, công ty cho thuê tài chính 100% vốn Hoa Kỳ
Các định chế tài chính Hoa Kỳ phải tuân thủ những quy định sau:
Trang 73
- Đối với chi nhánh ngân hàng Hòa Kỳ, phải có số vốn do ngân hàng mẹ cấp tối
thiểu 15 triệu USD và ngân hàng mẹ có văn bản cam kết chịu mọi trách nhiệm tại thị
trường Việt Nam
- Đối với ngân hàng liên doanh Việt Nam – Hòa Kỳ hay ngân hàng con 100% vốn
Hoa Kỳ phải có vốn tối thiểu 10 triệu USD.
- Đối với công ty thuê mua tài chính 100% vốn Hoa Kỳ hay liên doanh Việt Nam –
Hoa Kỳ, cần phải có vốn điều lệ tối thiểu 5 triệu USD. Phía Hoa Kỳ được phép triển khai
thực hiện các dịch vụ tài chính ngân hàng tại Việt Nam theo lộ trình bảy mốc như sau:
o Trong vòng ba năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, hình thức pháp lý mà các nhà
cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ được phép hoạt động là liên doanh với đối tác
ViệtNam.
o Sau ba năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam dành đối xử quốc gia đầy
đủ với quyền tiếp cận NHTW trong các hoạt động tái chiết khấu, swap, forward.
o Trong vòng 8 năm đầu, Việt Nam có thể hạn chế quyền của một chi nhánh ngân
hàng Hoa Kỳ nhận tiền gửi từ các pháp nhân Việt Nam mà ngân hàng không có
quan hệ tín dụng. Mức vốn của chi nhánh được quy định như sau: năm thứ nhất:
50% vốn pháp định được chuyển vào, năm thứ hai: 100%, năm thứ ba: 250%,
năm thứ 4: 400%, năm thứ năm: 600%, năm thứ 6: 700%, năm thứ bảy: 800%,
năm thứ tám: 900%, năm thứ 9: 1.000%, năm thứ mười: đối xử quốc gia đầy đủ
o Sau tám tám, các định chế tài chính có vốn đầu tư Hoa Kỳ có thể phát hành thẻ tín
dụng trên cơ sở đối xử quốc gia.
o Các chi nhánh ngân hàng Hoa Kỳ không được đặt máy ATM tại các địa điểm
ngoài văn phòng của họ cho đến khi các ngân hàng Việt Nam được phép làm như
vậy.
o Sau chín năm, các ngân hàng Hoa Kỳ được phép thành lập ngân hàng con 100%
vốn Hoa Kỳ. Trong thời gian này, các ngân hàng Hoa Kỳ liên doanh cần có vốn
góp không thấp hơn 30% và không vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh.
o Trong vòng mười năm đầu, Việt Nam có thể hạn chế
quyền của một chi nhánh ngân hàng Hoa Kỳ nhận tiền gửi từ các nhà cung cấp
dịch vụ Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng theo mức vốn của
chi nhánh phù hợp với biểu như sau: năm thứ nhất: 50% vốn pháp định được
chuyển vào, năm thứ hai: 100%, năm thứ ba: 250%, năm thứ tư: 350%, năm thứ
năm: 500%, năm thứ sáu: 650%, năm thứ bảy: 800%, năm thứ tám: 900%, năm
thứ chín: 1.000%, năm thứ mười: đối xử quốc gia đầy đủ.
Trang 74
1.2 Yêu cầu của WTO
Việt Nam đã cam kết gia nhập WTO, quá trình đàm phán đang được tiến hành
nhưng với những yêu cầu chủ yếu như sau:
- Trong cam kết mở của thị trường dịch vụ ngân hàng, trừ khi có quy định cụ thể
trong danh mục cam kết, các thành viên sẽ không ban hành thêm hay áp dụng
những biện pháp được nêu dưới đây dù ở quy mô vùng hay trên toàn lãnh thổ.
- Hạn chế số lượng nhà cụng cấp dịch vụ ngân hàng dù dưới hình thức quota heo số
lượng, hay độc quyền, toàn quyền cung cấp dịch vụ ngân hàng hoặc yêu cầu đáp
ứng nhu cầu của nền kinh tế.
- Hạn chế về tổng giá trị các giao dịch về dịch vụ ngân hàng và tài sản dù dưới hình
thức quota theo số lượng hay yêu cầu phải đáp ứng các nhu cầu của nền kt.
- Hạn chế về tổng số các hoạt động tác nghiệp hay tổng số lượng dịch vụ ngân hàng
đầu ra tính theo số lượng đơn vị dưới hình thức quota hay yêu cầu phải đáp ứng
các nhu cầu của nền kinh tế.
- Hạn chế về tổng số người được tuyển dụng trong lĩnh vực cụ thể hay một nhà
cung cấp dịch vụ được phép tuyển dụng và những người cần liên quan trực tiếp
tới việc cung cấp dịch vụ ngân hàng dưới hình thức quota hay yêu cầu phải đáp
ứng các nhu cầu của nền kinh tế.
- Các biện pháp hạn chế hay yêu cầu phải mang một hình thức pháp nhân cụ thể hay
liên doanh, thông qua đó những nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng có thể cung cấp một
dịch vụ.
- Hạn chế việc tham gia đóng góp vốn của bên nước ngoài dưới hình thức tỷ lệ phần
trăm tối đa số cổ phiếu nước ngoài được phép nắm giữ, hoặc tổng giá trị đầu tư nước
ngoài tính đơn lẻ hay tính gộp.
- Mỗi thành viên sẽ dành cho dịch vụ ngân hàng hay nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng
của bất kỳ một thành viên nào khác sự đãi ngộ không kém phần thuận lợi hơn sự đãi
ngộ với những điều kiện, điều khoản và những hạn chế đã được thỏa thuận và quy
định trên danh mục cam kết cụ thể của các thành viên đó.
- Trừ khi gặp tình huống phải bảo vệ cán cân thanh toán, một nước thành viên sẽ
không áp dụng hạn chế về thanh toán và chuyển tiền quốc tế cho các dịch vụ vãng lai
liên quan tới các cam kết cụ thể của mình.
- Mỗi nước thành viên sẽ cho phép người cung cấp dịch vụ ngân hàng của các nước
thành viên khác được đưa ra các dịch vụ ngân hàng mới trên lãnh thổ nước đó.
Trang 75
- Mỗi nước thành viên sẽ cho phép người cung cấp dịch vụ ngân hàng và tiếp cận hệ
thống thanh toán bù trừ do nhà nước điều hành và tiếp cận các thể thức cấp vốn trong
qúa trình kinh doanh thông thường.
- Mỗi nước thành viên sẽ dành cho người cung cấp dịch vụ ngân hàng của bất kỳ nước
thành viên nào khác quyền được thành lập và mở rộng hoạt động trong lãnh thổ nước
mình, kể cả việc mua lại các doanh nghiệp hiện tại hay một tổ chức thương mại.
- Các nước thành viên cam kết, trong trường hợp nhất định, trợ cấp có thể gây biến
dạng dịch vụ thương mại. Vì thế, các nước thành viên sẽ tiến hành đàm phán để định
ra những quy tắc đa bên cần thiết nhằm tránh tác động tiêu cực dưới đây.
Mỗi thành viên sẽ trả lời không chậm trễ khi có yêu cầu của bất kỳ thành viên nào
khác về ngững thông tin cụ thể về bất kỳ biện pháp nào được áp dụng chung hay về
hiệp định quốc tế.
1.3 Yêu cầu của Hiệp định khung về hợp tác và thương mại dịch vụ (AFAS) của ASEAN được ký kết
ngày 15/12/1995 tại Bangkok.
- Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ giữa các nước thành viên nhằm nâng cao
hiệu qủa và tính cạnh tranh, đa dạng hóa khả năng sản xuất và phân phối dịch vụ của
các cơ sở cung cấp dịch vụ thuộc các nước thành viên ASEAN.
- Loại bỏ phần lớn hạn chế về thương mại dịch vụ giữa các nước thành viên.
- Tự do hóa thương mại dịch vụ (thông qua việc mở rộng quy mô và phạm vi tự do
hóa) cao hơn các cam kết của các nước thành viên trong khuôn khổ hiệp định chung
về thương mại dịch vụ (GATS) của WTO, tiến tới thành lập một khu vực tự do
thương mại dịch vụ ASEAN vào năm 2020.
2. Cơ chế đàm phán
Việt nam đang đồng thời tiến hành đàm phán theo yêu cầu của GATS, củ WTO và
Hiệp định khung về hợp tác và thương mại dịch vụ (AFAS) của ASEAN. Trong đó,
Hiệp định khung AFAS lấy GATS làm cơ sở để đàm phán hợp tác dịch vụ trong
ASEAN với mức độ phải được như sau:
- Đối với những nước đã là thành viên của WTO, cam kết phải cao hơn mức đã cam
kết tại GATS (gọi là GATS cộng).
- Đối với những nước chưa phải là thành viên của WTO, các cam kết không được thấp
hơn mức đã cho các nước ngoài ASEAN hưởng.
Trang 76
PHUÏ LUÏC 04
(Giôùi thieäu heä thoáng NHTMNN Vieät Nam)
PHUÏ LUÏC 05
(Giôùi thieäu heä thoáng NHTMCP Vieät Nam)
I. Các ngân hàng thương mại cổ phần đô thị bao gồm:
Stt Tên ngân hàng Số đăng ký Ngày cấp
Vốn pháp
định Địa chỉ trụ sở chính
1 Á Châu 0032/NHGP 24/04/1993 481,138 tỷ
442 Nguyễn Thị Minh Khai.
Q3. TP HCM
2 Đông á 0009/NHGP 27/03/1992 253 tỷ
130 Phan Đăng Lưu. Q Phú
Nhuận. TPHCM
3 Đông Nam á 0051/NHGP 25/03/1994 85 tỷ
15 Minh Khai. TP Hải
Phòng
4 Đệ Nhất 0033/NHGP 27/04/1992 98,163 tỷ
715 Trần Hưng Đạo. Q5.
TPHCM
5 Bắc á 0052/NHGP 01/09/1994 85 tỷ
117 Quang Trung. TP Vinh.
Nghệ An
6 Gia Định 0025/NHGP 22/08/1992 25,96 tỷ
68 Bạch Đằng. Q Bình
Thạnh. TP HCM
7 Hàng hải 0001/NHGP 08/06/1991 109,31 tỷ
5 Nguyễn Tri Phương. TP
Hải Phòng
8 Kỹ Thương 0040/NHGP 06/08/1993 202,19 tỷ
15 Đào Duy Từ. Q Hoàn
Kiếm. Hà Nội
9 Nam Đô 0049/NHGP 29/12/1993 27,06 tỷ
171 Hàm Nghi. Q1. TP
HCM
10 Nam á 0026/NHGP 22/08/1992 70 tỷ 210 Lê Thánh. Q1. TP HCM
11 Ngoài quốc doanh 0042/NHGP 12/08/1993 174,9 tỷ
4 Dã Tượng. Q Hoàn Kiếm.
Hà Nội
12 Nhà Hà Nội 0020/NHGP 06/06/1992 200 tỷ
B7 Giảng Võ. Q Ba Đình.
Hà Nội
13 Phát triển Nhà TPHCM
0019/NHGP
06/06/1992 70,026 tỷ 33 Pasteur. Q1. TP HCM
14 Phương Đông 0061/NHGP 13/04/1996 137,130 tỷ 45 Lê Duẩn. Q1. TP HCM
15 Phương Nam 0030/NHGP 17/03/1993 217,222 tỷ
279 Lý Thường Kiệt. Q11.
TP HCM
Trang 77
16 Quân Đội 0054/NHGP 14/09/1994 280 tỷ
28A Điện Biên Phủ. Q Ba
Đình. Hà Nội
17 Quốc tế 0060/NHGP 25/01/1996 175 tỷ
64, 86 Lý Thường Kiệt. Hà
Nội
18 Sài Gòn 0018/NHGP 06/06/1992 150 tỷ
426 Nguyễn Thị Minh Khai
Q3 TPHCM
19 Sài gòn công thương
0034/NHGP
04/05/1993 250 tỷ
Số 2C Phó Đức Chính,Q1.
TPHCM
20 Sài gòn thương tín 0006/NHGP 05/12/1991 505 tỷ
278 Nam kỳ khởi nghĩa.
Q3.TPHCM
21 Tân Việt 0028/NHGP 22/08/1992 70,035 tỷ
340 Hoàng Văn Thụ.Q Tân
Bình.TPHCM
22 Vũng Tàu 0004/NHGP 28/08/1991 58 tỷ
59 Trần Hưng Đạo. TP
Vũng Tàu
23 Việt á 12/NHGP 09/05/2003 115,438 tỷ
115 Nguyễn Công
Trứ.Q1.TP HCM
24 Việt Hoa 0027/NHGP 15/08/1992 72,91 tỷ
203 Phùng Hưng. Q5.
TPHCM
25 Xuất nhập khẩu 0011/NHGP 06/04/1992 300 tỷ
7 Lê Thị Hồng Gấm. Q1.
TPHCM
II.Các ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn bao gồm:
Stt Tên ngân hàng Số đăng ký Ngày cấp
Vốn điều
lệ Địa chỉ trụ sở chính
1 Đại á 0036/NH-GP 23/09/1993
25.000
triệu đồng
152, Đường Cách mạnh
tháng 8-Thành phố Biên
Hoà-Tỉnh Đồng Nai
2 Đồng Tháp Mười 0045/NH-GP 13/11/1993
5.000 triệu
đồng
Thị Trấn Mỹ Tho-Huyện
Cao Lãnh-Tỉnh Đồng Tháp
3 An Bình 0031/NH-GP 15/04/1993
70.004
triệu đồng
138,Hùng Vương-Thị trấn
An Lạc-Huyện Bình Chánh-
TP. Hồ Chí Minh
4 Cờ Đỏ 0016/NH-GP 06/04/1992
30.000
triệu đồng
Thị Tứ Cờ đỏ-Huyện Ô
Môn-Tỉnh Cần Thơ
5 Hải Hưng 0048/NH-GP 30/12/1993
5.188 triệu
đồng
Số 199-Đường Nguyễn
Lương Bằng - TP Hải
Dương
6 Kiên Long 0054/NH-GP 18/09/1995
12.501
triệu đồng
35-Phạm Hồng Thái –
P.Vĩnh Thanh Vân–TX rạch
giá-Tỉnh Kiên Giang
10.000
triệu đồng7 Mỹ Xuyên
0022/NH-GP
12/09/1992
248,Trần Hưng Đạo-Phường
Mỹ Xuyên-Thị xã Long
Xuyên- Tỉnh An Giang
12.000
triệu đồng8 Nhơn Ái
0041/NH-GP
13/11/1993
138- Đường 3/2- Phường
Hưng Lợi – TP Cần Thơ -
Tỉnh Cần Thơ
9.000 triệu
đồng9 Ninh Bình
0043/NH-GP
13/11/1993
339,Phố Lê Hồng Phong-
Phường Vân Giang-Thị xã
Ninh Bình-Tỉnh Ninh Bình
7.600 triệu
đồng10 Rạch Kiên
0047/NH-GP
29/12/1993
Xã Long Hoà-Huyện Cần
Đước-Tỉnh Long An
11 Sông Kiên 0057/NH-GP 18/09/1995
6.500 triệu
đồng
Xã Rạch Sỏi-Huyện Châu
Thành-Tỉnh Kiên Giang
5.000 triệu
đồng12 Tân Hiệp
0038/NH-GP
23/06/1993
Xã Thạnh ĐôngA-Huyện
Tân Hiệp-Tỉnh Kiên Giang
Phụ lục 2: Sơ đồ các Chi nhánh NHNT VN .
Trang 78
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 43476.pdf