1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là tất yếu khách quan. Có cạnh tranh
thì mới có phát triển, có đổi mới, có cải tiến.
Trong những năm gần đây, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra rất mạnh mẽ
trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội. Trong xu thế đó, Việt Nam đã
có những chủ động và từng bước tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế. Năm
1987 được đánh dấu là năm đầu tiên nước ta bắt đầu mở cửa kinh tế với việc ra đời
của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tháng 07/1995, Việt Nam đã trở thành
thành viên chính thức của ASEAN, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do AFTA.
Tháng 07/2000 ký Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Tháng 11/2007
được đánh dấu là cột mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu khi
Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại quốc tế-
WTO.
Trong bối cảnh đó, để có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi các NHTM trong
nước sớm xác định chiến lược cạnh phù hợp, từ đó đề ra giải pháp nâng cao khả
năng cạnh tranh.
Với mong muốn đóng góp một phần vào sự nghiệp đổi mới và phát triển của
Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Bà rịa- Vũng tàu, tôi xin chọn đề tài:
“Nâng cao năng lực cạnh tranh Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Bà rịa-
Vũng tàu hậu WTO”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu giải quyết các vấn đề cơ bản sau:
(1) Phân tích thực trạng hoạt động của Chi nhánh NHCT tỉnh Bà rịa-
Vũng tàu. Nhận thức đúng đắn những cơ hội, những thách thức từ môi trường bên
ngoài tác động đến tình hình hoạt động của Chi nhánh; xác định được những điểm
mạnh, những tồn tại, hạn chế của Chi nhánh trong quá trình nền kinh tế Việt Nam
hội nhập kinh tế thế giới.
(2) Đề ra một số giải pháp nhằm tận dụng những cơ hội, phát huy những
điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu, khắc phục những đe dọa, từ đó tự hoàn thiện
để nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh trên địa bàn tỉnh Bà rịa- Vũng tàu
hậu WTO.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng một số phương pháp như phương pháp duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử, phương pháp qui nạp và diễn dịch, phương pháp phân tích thống kê,
phương pháp so sánh đối chiếu; vận dụng kiến thức tổng hợp các môn khoa học
kinh tế, các môn hỗ trợ, sử dụng điều tra khảo sát
Nguồn số liệu trong luận án được sử dụng từ báo cáo hàng năm của Chi nhánh
Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bà rịa- Vũng tàu; báo cáo hàng năm của Chi nhánh Ngân
hàng Công thương tỉnh Bà rịa- Vũng tàu; biểu phí dịch vụ của các ngân hàng trên
địa bàn tỉnh Bà rịa- Vũng tàu.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
(1) Đối tượng nghiên cứu: CN NHCT tỉnh Bà rịa- Vũng tàu
(2) Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bà rịa- Vũng
tàu
5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở phân tích những cơ hội, những thách thức từ môi trường bên ngoài
tác động đến tình hình hoạt động của Chi nhánh NHCT tỉnh Bà rịa- Vũng tàu;
những điểm mạnh, điểm yếu của Chi nhánh trong quá trình hoạt động, đề tài đã đưa
ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh trên địa bàn
tỉnh Bà rịa- Vũng tàu hậu WTO.
6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được chia thành 03
chương như sau:
Chương I: Những vấn đề về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Chi nhánh Ngân hàng Công
thương tỉnh Bà rịa- Vũng tàu.
Chương III: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh Ngân hàng Công
thương tỉnh Bà rịa- Vũng tàu hậu WTO.
108 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu hậu WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hoạt động, đưa thương hiệu NHCT
VN về đến các vùng sâu, vùng xa.
Chi nhánh cũng cần sớm có kế hoạch sửa sang lại mặt tiền trụ sở làm việc để
cơ sở vật chất khang trang hơn, tạo sự tin cậy từ khách hàng.
3.4.1.4. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động Marketing nhằm quảng bá thương
hiệu, nâng cao vị thế NHCT tỉnh Bà rịa- Vũng tàu.
Thời gian gần đây, nền kinh tế- xã hội trong nước phát triển mạnh mẽ, hoạt
động ngân hàng diễn ra sôi động, nhiều NHTMCP ra đời dẫn đến cạnh tranh trong
lĩnh vực tài chính- ngân hàng ngày càng quyết liệt và gay gắt. Hoạt động quảng cáo,
tiếp thị của các ngân hàng đã phong phú hơn trước như tài trợ một số hoạt động thể
thao lớn như NHNo tài trợ giải bóng bàn các cây vợt vàng toàn quốc, tài trợ cho cúp
bóng đá. Một số ngân hàng tham gia tài trợ cho các đội bóng như Ngân hàng Đông
Á, Ngân hàng Á Châu. Ngân hàng Công thương Việt Nam có hẳn đội nữ bóng
chuyền tham gia giải các đội mạnh toàn quốc, đăng cai tổ chức Hội nghị thường
niên các tổ chức tài chính APEC tài trợ DNV& N; quay số trúng thưởng lớn cho
những người gởi tiết kiệm…
Tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Bà rịa- Vũng tàu, hoạt động quảng
cáo, tiếp thị đã được Ban giám đốc Chi nhánh thật sự quan tâm và bước đầu đã đạt
73
một số kết quả khích lệ. Tuy nhiên, để đạt kết quả tốt hơn trong việc xây dựng
thương hiệu, nâng cao vị thế của Chi nhánh, NHCT tỉnh Bà rịa- Vũng tàu cần thực
hiện một số biện pháp sau:
- Chủ động xây dựng một số chương trình khuyến mãi có qui mô lớn, có tầm
ảnh hưởng sâu rộng đến các tầng lớp dân cư như tài trợ giải việt dã truyền thống
hàng năm, trao học bổng các học sinh nghèo hiếu học; tập trung khuyến mãi vào các
sản phẩm tiền gởi tiết kiệm của dân cư, thực hiện chiến lược chăm sóc khách hàng
đối với các doanh nghiệp có số dư tiền gởi cao hoặc doanh số thanh toán qua tài
khoản lớn. Các hình thức chăm sóc khách hàng ngoài việc phục vụ tốt nhu cầu
khách hàng, có thể là tặng quà, hoa nhân ngày lễ, ngày tết, ngày kỷ niệm thành lập
doanh nghiệp, ngày sinh nhật...
- Hình thức quảng cáo cần được thể hiện qua những hình thức phong phú như:
+Giới thiệu về hoạt động của Chi nhánh trên truyền hình, trên báo chí.
+Thực hiện phương thức quảng bá thông qua các hội chợ, thông qua các hoạt
động tài trợ như tham gia tài trợ cho một số chương trình trên ti vi hay triển khai
dưới hình thức cán bộ ngân hàng tiếp xúc trực tiếp đến từng doanh nghiệp, từng hộ
gia đình để giải thích và tuyên truyền các dịch vụ ngân hàng, đồng thời tìm hiểu nhu
cầu vay vốn, sử dụng các dịch vụ tài chính của ngân hàng. Muốn vậy, đòi hỏi Cán
bộ NH phải nắm được tất cả các sản phẩm dịch ngân hàng.
+Quảng cáo nên nhấn mạnh đến sự khác biệt và những ưu thế so với các ngân
hàng khác để thu hút khách hàng như bằng hình thức: đưa các dòng tin trên vô tuyến
vào các chương trình thời sự hoặc đặt các bảng quảng cáo trước các quỹ tiết kiệm về
lãi suất tiết kiệm, các loại hình tiết kiệm mới như tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm rút
vốn từng phần…
- Các chương trình quảng cáo, tiếp thị cần triển khai vào những thời điểm thích
hợp như ngày lễ, ngày tết, ngày kỷ niệm; vào các dịp ngân hàng đưa ra sản phẩm
dịch vụ mới, hay một chiến dịch mới về huy động vốn, phát hành kỳ phiếu, trái
phiếu…Việc triển khai vào những thời điểm hợp lý sẽ làm giảm chi phí và hiệu quả
đạt được sẽ cao.
74
- Đối với những chương trình khuyến mãi tiếp thị được triển khai đồng loạt
trong toàn hệ thống như khuyến mãi trong các đợt phát hành kỳ phiếu, phát triển sản
phẩm thẻ, tổ tổng hợp tiếp thị cần phối hợp tốt với Phòng tiếp thị NHCT VN, triển
khai nhanh chóng, kịp thời để đạt hiệu quả cao.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo (phương tiện thông tin đại
chúng, tờ rơi, băng rôn) giới thiệu hình ảnh, thông tin, sản phẩm dịch vụ của Chi
nhánh đến khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng.
- Định kỳ tổ chức hội thảo, hội nghị khách hàng để tiếp nhận trực tiếp những ý
kiến đóng góp, phản hồi từ phía khách hàng, từ đó có những điều chỉnh kịp thời
những bất cập, thoả mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng, đồng thời tạo mối quan hệ
gắn bó hơn với khách hàng.
- Củng cố và phát triển thương hiệu: Ngày nay ngân hàng cạnh tranh không chỉ
về giá cả, chi phí, chất lượng sản phẩm, uy tín kinh doanh mà cả văn hoá giao dịch,
hình ảnh, tác phong, lề lối làm việc của nhân viên. Khách hàng của NH sẽ dễ dàng
rời bỏ NH nếu như NH không tạo ra được một bản sắc riêng và một thương hiệu có
thể giúp họ định hình giá trị trong xã hội. Cùng với sản phẩm và dịch vụ được cung
cấp, quảng cáo và các hoạt động tuyên truyền, công ích khác trong quá trình hoạt
động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định hình bản sắc riêng cho Chi nhánh.
3.4.1.5. Đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ hiện đại.
Phát triển mạnh công nghệ thông tin, đặc biệt là chú trọng đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ mới, hiện đại trong lĩnh vực ngân hàng. Xác định công nghệ thông tin là
lĩnh vực có tính then chốt, là cơ sở nền tảng cho các hoạt động kinh doanh, tăng
năng suất, hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiện đại hóa NHCT. Chi nhánh
NHCT sớm xây dựng kế hoạch ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại, đặc
biệt là cập nhật các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng hiện đại trên thế giới vào hoạt
động kinh doanh.
Phát triển đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại như e-
banking, phone-banking nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của nền kinh tế.
75
Trang bị máy móc thiết bị (máy vi tính, máy in, photocopy...) hiện đại, tiên
tiến, phục vụ tốt hơn công việc, làm cho bộ mặt ngân hàng khang trang hơn.
3.4.2. Nhóm giải pháp liên quan đến các sản phẩm ngân hàng.
3.4.2.1. Đẩy mạnh công tác huy động nguồn vốn.
Chi nhánh cần tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn (cả nội tệ và ngoại tệ)
theo hướng đa dạng hoá nguồn vốn, có cơ cấu kỳ hạn và lãi suất hợp lý, chủ động
nguồn vốn đáp ứng nhu cầu cho vay, đầu tư và thanh toán; tạo nhiều nguồn vốn với
lãi suất bình quân đầu vào thấp, nâng cao hiệu quả hoạt động tại Chi nhánh.
Chi nhánh tiếp tục tìm kiếm khách hàng bao gồm các DN, các tổ chức kinh tế,
chính trị, xã hội, đoàn thể trên địa bàn có tiềm năng về vốn, có nguồn tiền gởi lớn.
Tích cực khai thác nguồn vốn tiền gởi dân cư, có các hình thức khuyến mãi tiếp
thị hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm của người gởi tiền như giải trúng thưởng có
giá trị lớn; quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng các chương trình
khuyến mãi; gắn kết các hoạt động nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng với quản lý khai
thác vốn của mọi đối tượng khách hàng như gởi tiền tiết kiệm bằng thẻ ATM không
cần ra giao dịch tại NH.
Đổi mới cải tiến chất lượng dịch vụ, thủ tục giao dịch và phong cách phục vụ.
Theo dõi sát thị trường, thực hiện linh hoạt công cụ lãi suất, chính sách khách hàng;
thực hiện tốt công tác tiếp thị chăm sóc khách hàng.
Tăng tỷ trọng huy động vốn trung và dài hạn để cân đối với nhu cầu sử dụng
vốn đầu tư các dự án.
Phát hành giấy tờ có giá dài hạn nhằm cơ cấu lại nguồn vốn hợp lý hơn và phục
vụ mục tiêu kinh doanh từng thời kỳ của NHCT VN.
Phát triển sản phẩm thẻ ATM nhằm tận dụng số dư tiền gởi bình quân trên thẻ.
Yêu cầu tất cả các khách hàng có quan hệ vay vốn, phải mở tài khoản giao dịch
thanh toán qua hệ thống NHCT.
Nghiên cứu thành lập các điểm giao dịch tại các nơi dân cư đông, sầm uất, có
khả năng thu hút vốn.
76
Phân công cho 01 Cán bộ theo dõi thường xuyên sự biến động lãi suất: tiền gởi
không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gởi tiết kiệm của các NHTM trên địa bàn để có những
đề xuất điều chỉnh kịp thời trong tình hình mới.
Nhanh chóng triển khai các sản phẩm: tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm rút gốc một
phần, tiết kiệm phục vụ du học, tiết kiệm kết hợp bảo hiểm, tiết kiệm sử dụng thẻ
ATM, tiết kiệm gởi góp nhằm đa dạng hoá danh mục sản phẩm tiết kiệm.
Khuyến khích khách hàng, người dân trên địa bàn sử dụng tài khoản để thanh
toán hay giao dịch qua ngân hàng. Hiện nay, số lượng tài khoản ngân hàng trên toàn
quốc có khoảng 15 triệu, nhưng phần lớn những tài khoản này đều là tài khoản tiết
kiệm, tài khoản thanh toán còn rất khiêm tốn.
3.4.2.2. Nâng cao chất lượng tín dụng; đảm bảo tín dụng tăng trưởng hiệu
quả, bền vững.
Nghiệp vụ tín dụng mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM trên địa bàn
tỉnh Bà rịa- Vũng tàu nói chung cũng như Chi nhánh NHCT tỉnh Bà rịa- Vũng tàu
nói riêng. Để tạo sự khác biệt hoá cho nghiệp vụ tín dụng trong điều kiện giá cả
ngang nhau giữa các ngân hàng thì cách tốt nhất là nâng cao chất lượng tín dụng.
Phân tích tổng thể đánh giá thị trường cả nước, thị trường địa phương; phân
tích ngành nghề, lĩnh vực hoạt động theo từng nhóm khách hàng để định hướng, có
kế hoạch phát triển khách hàng, tăng trưởng tín dụng đầu tư phù hợp với tình hình
hiện tại cũng như lâu dài đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả.
Thường xuyên phân tích, đánh giá, chấm điểm tín dụng, chủ động lựa chọn
phát triển khách hàng tốt, khách hàng tiềm năng, có tình hình tài chính lành mạnh,
có khả năng trả nợ, có tài sản đảm bảo.
Xem xét mở rộng tín dụng đối với các DN trong khu công nghiệp, khu chế
xuất. Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, mở rộng tăng trưởng tín dụng đối với khu vực
kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất kinh doanh. Cho vay
các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu tham gia phương án, dự án lớn, làm ăn hiệu quả
và có triển vọng lâu dài, có tín nhiệm và hợp tác với ngân hàng, sử dụng vốn vay
đúng mục đích, trả nợ gốc, lãi đúng kỳ hạn.
77
Nâng cao năng lực quản lý điều hành công tác tín dụng, củng cố hoàn thiện hệ
thống thông tin tín dụng, thường xuyên có dự báo, định hướng tín dụng, phát hiện và
cảnh báo các khoản nợ xấu.
Tích cực xử lý thu hồi nợ tồn đọng và nâng cao chất lượng quản trị rủi ro ngăn
ngừa nợ xấu phát sinh, đồng thời tăng cường quản lý chi phí nhằm giảm thiểu tối đa
thiệt hại để đảm bảo tình hình tài chính luôn lành mạnh.
Phân loại dư nợ, nợ quá hạn khách hàng theo ngành nghề, theo loại hình kinh
tế chuẩn xác. Định kỳ tiến hành phân tích tình hình tài chính của khách hàng, phân
tích tài sản đảm bảo nợ vay, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, phân loại khách hàng.
Có như vậy mới điều chỉnh kịp thời cơ cấu cho vay.
Xây dựng đội ngũ CBTD vững vàng về nghiệp vụ chuyên môn, có kiến thức
về pháp luật, về cơ chế chính sách của nhà nước, về tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế của đất nước ; có khả năng thu thập, phân tích, xử lý thông tin ; có phẩm chất đạo
đức tốt, tâm huyết với công việc (ý thức trách nhiệm cao trong quá trình thẩm định,
cấp tín dụng, quản lý nợ), hết lòng vì lợi ích chung của Chi nhánh.
CBTD cần xây dựng dòng tiền cho mỗi phương án, dự án vay vốn. Việc xây
dựng dòng tiền sát với thực tế càng đảm bảo tính khả thi của phương án, khả năng
thu được nợ càng tốt.
CBTD cần nắm bắt đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin liên quan đến
khách hàng. Khi khách hàng có những biểu hiện bất thường ảnh hưởng đến khả
năng trả nợ, cần đề xuất ngay các giải pháp kịp thời hạn chế đến mức thấp nhất các
rủi ro có thể xảy ra. Mở rộng quan hệ với nhiều công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh
tế,…qua đó nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của
khách hàng một cách cụ thể, sâu sắc, biết được đỉểm mạnh, điểm yếu của từng
khách hàng.
Thu nhận và nắm bắt được nhiều thông tin về tình hình kinh tế, tài chính, tình
hình tiền tệ, giá cả, tỷ giá… và diễn biến của nó trên thị trường trong nước và quốc
tế.
78
CBTD cần quản lý chặt chẽ hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản đảm bảo; tiến hành
xác định giới hạn tín dụng đối với nhóm khách hàng lớn; dành nhiều thời gian cho
công tác thu hồi nợ xấu; thực hiện tốt chính sách chăm sóc khách hàng, dù đó là cá
nhân hay công ty đều đòi hỏi phải được đối xử phù hợp cho từng đối tượng.
Kiên quyết từ chối cho vay những khách hàng có phương án kinh doanh
không rõ ràng, không chứng minh được khả năng trả nợ, tài chính yếu kém, tỷ lệ
vốn tự có thấp; không cho vay lại đối với khách hàng cũ không có thiện chí trả nợ .
Chủ động tìm kiếm, tiếp cận khách hàng mới thông qua báo chí, các cơ quan
ban ngành như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở thương mại, Phòng thương mại và Công
nghiệp, Ban quản lý KCN. Việc chủ động tìm đến khách hàng tạo cơ hội ngân hàng
chọn lọc khách hàng ngay từ thông tin ban đầu.
Giảm bớt các thủ tục giấy tờ không cần thiết, giảm thời gian trong việc làm thủ
tục vay tạo cơ hội cho khách hàng nắm bắt được cơ hội kinh doanh.
Khắc phục quan điểm coi trọng quá mức tài sản đảm bảo, mà cần quan tâm
đúng mức đến phương án, dự án vay vốn bởi tài sản đảm bảo thực chất chỉ là biện
pháp dự phòng trong trường hợp khách hàng vay không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
trả nợ.
Tăng tỷ lệ cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, chứng từ có giá. Hiện nay, Chi nhánh
cho vay khoảng 90% mệnh giá chứng từ có giá, tỷ lệ này hoàn toàn có thể tăng lên
đến 100% nếu đảm bảo thu hồi đủ vốn gốc và lãi vay khi chứng từ có giá đến hạn.
Xây dựng cơ chế kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo tín dụng tăng trưởng hiệu quả,
bền vững. Thực hiện qui trình tín dụng khoa học; áp dụng sổ tay tín dụng và gắn
chặt trách nhiệm CBTD với chất lượng mỗi khoản vay.
Nâng cao vị thế Chi nhánh trong lĩnh vực tài trợ Dự án, làm đầu mối thu xếp
vốn cho các dự án lớn có tính khả thi và hiệu quả.
Đa dạng hoá các sản phẩm cho vay, sử dụng phương thức cho vay mới như cho
vay trả góp mua nhà, mua xe, mở rộng cho vay theo hạn mức tín dụng, đẩy mạnh
cho vay du học, phát triển thẻ Visa, Master Card. Phát triển các nghiệp vụ tín dụng
mới như chiết khấu chứng từ có giá, cầm cố giấy tờ có giá.
79
Nâng cấp hệ thống thông tin báo cáo. Số lượng và chất lượng thông tin báo cáo
luôn là một trong những nguồn lực quan trọng của mọi ngân hàng nên cần sớm hoàn
thiện tình hình thông tin báo cáo còn thiếu và chưa kịp thời như hiện nay. Muốn vậy,
cán bộ ngân hàng sớm xây dựng mối quan hệ gắn bó với các cơ quan ban ngành liên
quan, tiếp cận nhiều nguồn thông tin khác nhau (thông tin từ báo chí, sở ban ngành,
thông tin phòng ngừa rủi ro của NHCT VN, thông tin tín dụng CIC của NHNN,
thông tin về tài sản đảm bảo tiền vay tại Cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo…) ,
tổng hợp, xử lý thông tin, từ đó chọn ra thông tin chính thống.
Khuyến khích hình thành nhóm nghiên cứu các đề tài khoa học phục vụ công
tác chuyên môn.
Việc nâng cao chất lượng tín dụng nhằm giúp Chi nhánh đạt được:
+Những khách hàng tốt sẽ tìm đến Ngân hàng với mong muốn dự án đầu tư
của họ sẽ được cán bộ ngân hàng thẩm định lại kỹ càng hơn, vì thế giúp khách hàng
tránh được rủi ro.
+Với đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ thẩm định cao, những khách hàng yếu
kém khó có cơ hội tiếp cận vốn vay ngân hàng, vì vậy rủi ro tín dụng giảm xuống.
+Những khách hàng là doanh nghiệp đã tạo được tên tuổi trên thương trường
thì việc họ quan hệ với ngân hàng sẽ giúp thương hiệu của ngân hàng ngày càng
nâng cao.
3.4.2.3. Cung cấp các sản phẩm dịch vụ, các tiện ích mới đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của khách hàng.
Phát triển kinh doanh đa năng, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh doanh theo
hướng thị trường và trên cơ sở khai thác tốt nhất những lợi thế so sánh của NHCT.
Kết hợp các dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ, trong đó phát triển mạnh các
nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng bán lẻ có tính cạnh tranh cao, có hướng đột phá, có
những sản phẩm mũi nhọn.
Đối với nghiệp vụ thanh toán XNK.
Trình NHCT VN có những điều chỉnh kịp thời về tỷ lệ ký quỹ cho từng đối
tượng khách hàng. (Qui định cũ có những ưu đãi nhất định với các DNNN nhưng
80
đến nay nhiều DNNN đã cổ phần hoá và mất đi ưu thế này). Cần mạnh dạn hạ thấp
tỷ lệ ký quỹ nếu phương án kinh doanh có tính khả thi cao (thẩm định tốt đầu vào,
đầu ra và tỷ suất sinh lợi của phương án).
+Tăng tỷ lệ chiết khấu, không cần tài sản thế chấp đối với chiết khấu Bộ chứng
từ hàng xuất nếu khả năng thanh toán Bộ chứng từ cao (thẩm định uy tín Ngân hàng
thanh toán, Ngân hàng xác nhận, Đơn vị xin mở L/C, điều này có thể xin hỗ trợ về
mặt thông tin từ NHCT VN) hay nhận chính Bộ chứng từ hàng xuất làm tài sản đảm
bảo.
Chất lượng dịch vụ sẽ quyết định đến khả năng cạnh tranh của NHTM, có ý
nghĩa quyết định dài hạn đối với sự tăng trưởng và phát triển bền vững của mỗi ngân
hàng. Vì vậy, Chi nhánh cần tăng cường các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
dịch vụ: Từ chất lượng sản phẩm, tính đa năng và tiện ích của sản phẩm đến phong
cách phục vụ và giao dịch trong quan hệ với khách hàng, từ đó hình thành văn hoá
giao dịch mang đậm dấu ấn gắn với thương hiệu cụ thể, có tính riêng biệt, tạo những
lợi thế để thu hút khách hàng quan hệ giao dịch với NH.
Để phát triển các loại hình dịch vụ, đủ sức cạnh tranh với các NH nước ngoài
trên sân nhà, Chi nhánh cần quan tâm đến 2 yếu tố, đó là tài chính mạnh và nền tảng
công nghệ thông tin hiện đại. Nếu chỉ đơn thuần dựa vào những dịch vụ truyền
thống thì sức cạnh tranh sẽ rất thấp, khả năng sinh lời kém, làm cho NH hoạt động
với chất lượng dịch vụ thấp nhưng chí phí cao, khó cạnh tranh.
Sớm triển khai đưa vào sử dụng các dịch vụ ngân hàng mới như ngân hàng
điện tử (e-banking), ngân hàng tại nhà (home-banking), ngân hàng qua điện thoại
(telephone-banking)…
3.4.3.Nhóm giải pháp liên quan đến công tác nhân sự.
3.4.3.1. Phát triển nguồn nhân lực.
3.4.3.1.1.Đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
Khi gia nhập WTO đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải không ngừng nỗ lực hoàn
thiện bản thân để đáp ứng với yêu cầu hội nhập, nâng cao tính độc lập tự chủ, đáp
ứng với yêu cầu của thời đại mới. Những cán bộ ngân hàng không đủ trình độ,
81
không đủ năng lực làm việc sẽ phải chịu sự tác động của qui luật đào thải tự nhiên.
Trong thời kỳ hội nhập, cán bộ ngân hàng cần đáp ứng những điều kiện sau :
+Nâng cao phẩm chất đạo đức, Bác Hồ đã từng nói:”Có tài mà không có đức là
người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Trong thời đại
ngày nay, đạo đức không chỉ là đạo đức đơn thuần về mặt xã hội mà còn được hiểu
theo khía cạnh khác, đó là đạo đức của tư duy sáng tạo. Đó là tiếp thu tinh hoa văn
hoá nhân loại trên cơ sở kế thừa, phát huy tinh hoa văn hoá dân tộc.
Trong xu thế hội nhập và mở cửa hệ thống ngân hàng hiện đại, hoạt động ngân
hàng không còn giới hạn ở qui mô quốc gia mà đã vươn rộng ra quốc tế. Do vậy,
muốn thành công trước hết cán bộ ngân hàng phải hiểu chính văn hoá của dân tộc
mình, văn hoá của nhân loại, để từ đó có thái độ văn hoá ứng xử cho phù hợp.
Người có đạo đức bên cạnh việc tích cực hoàn thành công việc bản thân, họ
luôn chia sẽ và giúp đỡ các đồng nghiệp khác cùng tiến bộ, coi thành công của bản
thân là do tập thể tạo nên, lấy đó làm động lực để phát triển và từ đó thúc đẩy sự
phát triển của cả tổ chức.
+Nâng cao năng lực chuyên môn: Năng lực chuyên môn của cán bộ NHTM
thể hiện ở sự tinh thông về các nghiệp vụ ngân hàng. Muốn vậy, trước hết cán bộ
ngân hàng phải có tầm hiểu biết về các sản phẩm dịch vụ của mình.
Chi nhánh cần thường xuyên tổ chức cho cán bộ ngân hàng tham gia các lớp
đào tạo ngắn hạn để củng cố, nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ. Việc đào tạo
phải đi vào chiều sâu, có đánh giá kết quả sau mỗi đợt đào tạo, không nên đào tạo
mang tính hình thức, không đáp ứng được yêu cầu công việc. Ngoài ra, cán bộ ngân
hàng không nên chỉ thụ động vào sự đào tạo của ngân hàng, mà phải tăng cường tự
học để hoàn thiện bản thân. Việc tự học phải chú trọng cả về lý thuyết và thực tiễn,
học cả nghiệp vụ chuyên môn lẫn học ngoại ngữ, tin học, xã hội học…
+Nâng cao năng lực tư duy chiến lược: Nhược điểm của các NHTM VN hiện
nay đó là đội ngũ cán bộ thiếu tư duy chiến lược. Tư duy chiến lược thể hiện ở tư
duy khoa học, ở tầm nhìn xa trông rộng, ở việc nắm bắt thời cơ và thách thức.
82
Chú trọng công tác cán bộ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng cách:
tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ; phát triển đội ngũ chuyên gia và đội ngũ lãnh
đạo các cấp có đủ trình độ và năng lực, phù hợp với công nghệ Ngân hàng tiến tiến.
+Nâng cao năng lực tư duy tổng hợp: tư duy tổng hợp là tổng thể của rất nhiều
các yếu tố cả về đạo đức xã hội, trình độ học vấn, văn hoá, kỹ năng giao tiếp, tư duy
phân tích…
Thực tế cho thấy rất nhiều cán bộ chỉ biết về phần chuyên môn nghiệp vụ được
giao, còn các yếu tố khác thì biết rất ít thậm chí có người không biết. Trong xu thế
hội nhập mở cửa, bùng nổ rất nhiều các dịch vụ, nghiệp vụ mới, đòi hỏi cán bộ ngân
hàng phải có kiến thức tổng hợp trên nhiều mặt, hiểu biết rộng để tư vấn cho khách
hàng. Các nhà lãnh đạo nên khuyến khích để các cá nhân, đoàn thể có những buổi
sinh hoạt văn hoá, giao lưu học hỏi kinh nghiệm để nâng cao trình độ hiểu biết, góp
phần tăng cường tính đoàn kết nội bộ.
Nâng cao nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập là nhiệm vụ
hết sức cấp thiết. Để làm được điều này, bên cạnh nỗ lực cá nhân của từng người, sự
hậu thuẫn của các nhà quản trị ngân hàng, phải có sự tham gia của toàn xã hội nhằm
đưa hoạt động kinh doanh của ngân hàng góp phần vào công cuộc đổi mới của đất
nước. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ góp phần thúc đẩy ngành ngân hàng
đủ sức cạnh tranh, vững bước trên đường hội nhập.
Chú trọng công tác tuyển dụng và đào tạo CBTD. Để đảm bảo đủ CBTD làm
việc theo qui trình tín dụng mới, đủ khả năng đảm đương khối lượng công việc tăng
lên do tốc độ tăng trưởng tín dụng dự kiến tăng lên trong thời gian tới, Chi nhánh
cần sớm tuyển dụng và đào tạo CBTD ngay từ bây giờ do thời gian đào tạo CBTD
thường dài.
3.4.3.1.2.Chính sách tiền lương, tiền thưởng.
Đổi mới cơ bản cơ chế tiền lương, tiền thưởng và các cơ chế khác theo nguyên
tắc hiệu quả kinh doanh gắn liền với chất lượng hiệu quả lao động. Có chế độ đãi
ngộ hợp lý để thu hút và giữ được nhân tài, coi công tác cán bộ là yếu tố quyết định
thành công trong quá trình hội nhập.
83
Hiện nay, quỹ lương tại Chi nhánh nhận được từ NHCT VN và phụ thuộc vào
kết quả kinh doanh của Chi nhánh. Để cơ chế tiền lương, tiền thưởng thật sự kích
thích người lao động nâng cao năng suất lao động, lãnh đạo Chi nhánh cần tiếp tục
có chính sách khen thưởng xứng đáng những lao động có sáng kiến nâng cao năng
suất lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao hình ảnh NHCT VN...
Các kiến nghị khác liên quan đến nhân sự.
Lãnh đạo cần giao khối lượng công việc phù hợp với khả năng của từng cán
bộ; bố trí cán bộ phù hợp với công việc.
Có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nghiệp vụ ngân hàng cho cán bộ ngân hàng
đáp ứng yêu cầu công việc trong giai đoạn mới và phù hợp với quy mô và tốc độ
phát triển của Chi nhánh.
Thực hiện việc đánh giá nhận xét cán bộ, kiểm tra định kỳ nhằm đánh giá trình
độ cán bộ để có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho nhu cầu hiện tại và tương lai. Xây
dựng và thực hiện chiến lược đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực với tầm nhìn dài
hạn.
Xây dựng văn hoá ngân hàng: qua thái độ, phong cách phục vụ nhân viên ngân
hàng; khả năng giao tiếp khách hàng, đồng phục công sở mang tính đồng nhất tạo
tính chuyên nghiệp cao…
3.4.3.2. Liên kết các trường Đại học có chuyên ngành Tài chính- Ngân
hàng cử cán bộ nhân viên tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn và trung hạn.
Liên kết đào tạo, đào tạo tại chỗ (mời giáo viên các trường về giảng dạy) và
không ngừng cập nhật kiến thức về dịch vụ, về công nghệ, về quản trị cho các cán
bộ nhân viên ngân hàng. Cần đào tạo theo phương pháp chuyên gia- tức là nghe và
thực hành trực tiếp từ các chuyên gia ngành về kiến thức ngân hàng, về phát triển
dịch vụ, công nghệ cũng như quản trị điều hành. Hiệu quả của phương pháp chuyên
gia có tính cập nhật và tính thực tiễn cao.
Đa phần cán bộ quản lý trưởng thành từ hoạt động thực tiễn, chưa được đào tạo
nhiểu về quản lý điều hành tiên tiến, hiện đại. Chi nhánh nên có chiến lược quy
84
hoạch và đào tạo đối với các cán bộ chủ chốt trong tương lai, bằng cách cử đi học
các lớp quản lý.
Nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên: coi trọng
công tác cán bộ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi đây là yếu tố quyết định
sự thắng lợi của mọi hoạt động kinh doanh và là khởi nguồn của sự sáng tạo nhằm
nâng cao sức cạnh tranh, thực hiện hiện đại hóa và hội nhập của NHCT. Tăng cường
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, bảo đảm cán bộ có đạo đức nghề nghiệp và năng lực
chuyên môn tốt. Phát triển đội ngũ chuyên gia và đội ngũ cán bộ lãnh đạo có năng
lực, trình độ cao, phù hợp với công nghệ ngân hàng tiên tiến.
3.5. Kiến nghị.
3.5.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam.
- Đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá NHCT VN để đáp ứng nhu cầu tăng vốn tự
có, trong đó, chú trọng việc lựa chọn các cổ đông chiến lược từ các tập đoàn tài
chính, ngân hàng nổi tiếng trên thế giới của Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản… Điều này sẽ
giúp NHCT VN không những tăng năng lực tài chính mà còn có điều kiện tiếp tục
hiện đại hoá công nghệ, đổi mới năng lực quản trị điều hành, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực,… theo tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng kinh doanh trên thị trường
quốc tế.
- Tăng mức ủy quyền phán quyết đối với Chi nhánh tỉnh Bà rịa- Vũng tàu, giải
quyết nhanh nhu cầu khách hàng, tạo thuận lợi tốt nhất cho khách hàng tận dụng các
cơ hội kinh doanh nếu có.
- Đổi mới cơ bản cơ chế tiền lương và các cơ chế khác theo nguyên tắc hiệu
quả kinh doanh gắn liền với chất lượng hiệu quả lao động.
- Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ thông tin đồng bộ trong toàn hệ
thống, đảm bảo có khả năng tương thích trong toàn hệ thống NHCT VN. Tiếp tục
đầu tư & phát triển công nghệ nhằm đáp ứng các tính năng của sản phẩm.
- Đầu tư phát triển hệ thống giao dịch tự động ATM và mạng lưới các điểm
giao dịch (POS) nhằm mở rộng nhanh chóng dịch vụ Thẻ Ngân hàng, cả thị trường
Thẻ nội địa và Thẻ quốc tế. Đối với thẻ ATM : cho phép số tiền khách hàng rút mỗi
85
lần là 5 triệu đồng, số tiền rút tối đa một ngày là 50 triệu đồng. Thêm các tính năng
của máy ATM như có thể nhận tiền mặt.
- Phát hành giấy tờ có giá dài hạn nhằm cơ cấu lại nguồn vốn hợp lý hơn và
phục vụ mục tiêu kinh doanh từng thời kỳ của NHCT Việt Nam.
- Sớm triển khai trên toàn hệ thống NHCT VN các sản phẩm tiết kiệm: tiết
kiệm tích lũy, tiết kiệm phục vụ du học, tiết kiệm kết hợp bảo hiểm, tiết kiệm điện
tử, tiết kiệm sử dụng thẻ ATM, tiết kiểm rút vốn một phần, tiết kiệm tích lũy, tiết
kiệm không cần sổ…
- Tích hợp và khép kín được các sản phẩm dịch vụ Thanh toán- Nhận tiền gởi-
Tiết kiệm- Tín dụng & Bảo hiểm.
- Triển khai tiện ích giao dịch được ở nhiều nơi trong hệ thống NHCT VN: gởi
tiền một nơi, rút tiền nhiều nơi; vay một nơi, giải ngân nhiều nơi.
- Triển khai làm việc vào sáng thứ bảy trong toàn hệ thống, cạnh tranh về mặt
thời gian hoạt động với các NHTM trong và ngoài nước.
- Qui định thống nhất trong toàn hệ thống NHCT VN mô hình trụ sở văn phòng
tại các Chi nhánh; về ấn chỉ, mẫu biểu chứng từ, các bảng biểu niêm yết.
3.5.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Cần tiếp tục rà soát lại hệ thống văn bản, cơ chế, chính sách liên quan đến
một số lĩnh vực hoạt động chủ yếu và các nghiệp vụ mới về ngân hàng để bổ sung
hoàn thiện cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và cam kết hội nhập.
- Tiếp tục đẩy nhanh việc xây dựng mới và sửa đổi bổ sung các văn bản quy
phạm pháp luật thuộc Ngành Ngân hàng như soạn thảo Luật các TCTD mới để trình
Chính phủ và Quốc hội.
- Tiếp tục nghiên cứu ban hành một số văn bản hướng dẫn về tổ chức và hoạt
động của các TCTD như:
+ Các văn bản pháp lý khung cho công tác quản trị, điều hành; mô hình tổ chức
và các Quy chế tổ chức và hoạt động mẫu TCTD dựa trên cơ sở mô hình quản lý của
các Ngân hàng hiện đại trong khu vực và quốc tế (trong đó có cơ cấu tổ chức và
chức năng hoạt động của các bộ phận tại Trụ sở chính và các chi nhánh, nhất là các
86
bộ phận mà các TCTD Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm như: quản lý tài sản
Nợ – tài sản Có, quản lý rủi ro, giao dịch hối đoái, ngân quỹ…).
+ Cần tiếp tục xem xét điều chỉnh một số quy định cho phù hợp hơn như Quy
định về việc xử lý phân loại Nợ (tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN) chưa tính
đến nguyên nhân khách quan, như hệ thống chuyển tiền bị chậm dẫn đến việc trả nợ
chậm 1 -2 ngày, theo quy định thì phải chuyển sang nợ quá hạn và bị chuyển nhóm
nợ ảnh hưởng tới kết quả đánh giá chất lượng hoạt động của TCTD.
- Cần cải tiến các thủ tục trong việc cho phép các TCTD thành lập các chi
nhánh và các tổ chức trực thuộc. Đối với các nghiệp vụ đã được quy định tại Luật
các TCTD, NHNN nên quy định những điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình để các
TCTD thực hiện mà không cần phải xin phép (như: các nghiệp vụ kinh doanh ngoại
hối, bao thanh toán, kinh doanh vàng trên tài khoản) để tạo điều kiện cho các TCTD
chủ động đa dạng hoá nghiệp vụ của mình.
- Cần có những giải pháp hỗ trợ cho hoạt động của các TCTD như:
- Xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất, kết nối các hệ thống máy
tính ATM của các liên minh thẻ hiện hành thành một hệ thống thống nhất nhằm tận
dụng cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị của nhau, giảm chi phí đầu tư vào hệ thống
máy ATM của các NHTM, nhằm tăng tính thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ thẻ
ngân hàng, bảo đảm thẻ do một ngân hàng phát hành có thể sử dụng ở nhiều máy
ATM và POS của các ngân hàng khác.
- Mở rộng phạm vi áp dụng Dự án hiện đại hoá hoạt động Ngân hàng (do các
Tổ chức quốc tế tài trợ cho một số Ngân hàng) cho các TCTD khác, đồng thời, cần
phổ biến các sản phẩm quản lý của các Dự án hiện đại hoá (như Sổ tay Tín dụng, mô
hình quản lý…) cho các TCTD khác áp dụng.
3.5.3. Kiến nghị đối với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
Cần tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò của Hiệp hội Ngân hàng trong việc tập
hợp liên kết các TCTD để tăng cường hợp tác hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh
doanh; đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các TCTD; làm cầu nối giữa các
TCTD Hội viên và các Cơ quan quản lý Nhà nước, nhằm ổn định và phát triển lành
87
mạnh, hiệu quả an toàn và bền vững hệ thống các TCTD Việt Nam trong điều kiện
hội nhập quốc tế, qua đó góp phần thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, thúc đẩy phát
triển kinh tế – xã hội đất nước, cụ thể là:
- Tích cực tham gia với các cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng mới và sửa
đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, tạo môi trường pháp lý phù hợp và
thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các TCTD. Tập hợp ý kiến phán ánh của các
TCTD về những khó khăn vướng mắc trong hoạt động kinh doanh để kiến nghị với
các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét tháo gỡ.
- Tăng cường liên kết các TCTD Hội viên để hợp tác, hỗ trợ nhau cùng phát
triển, ngăn ngừa tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Thúc đẩy việc liên kết, hợp
tác để phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại nhằm đi tới một hệ thống giao dịch
tự động được kết nối thống nhất, đồng bộ, đảm bảo phục vụ chung cho các TCTD,
thuận lợi cho khách hàng và tiết kiệm được chi phí.
- Chú trọng việc hỗ trợ pháp lý cho Hội viên để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
các TCTD đối với các tranh chấp phát sinh với đối tác và khách hàng cũng như việc
hoà giải giữa các TCTD.
- Tổ chức việc chia sẻ kinh nghiệm về tổ chức quản lý và hoạt động nghiệp vụ
giữa các TCTD trong nước với các Ngân hàng nước ngoài, cũng như giữa các Ngân
hàng trong nước với nhau.
3.5.4. Kiến nghị chung đối với Chính phủ và các Cơ quan quản lý Nhà
nước.
- Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xây dựng hoàn chỉnh hệ thống các văn bản quy
phạm pháp luật liên quan đến hoạt động NH theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế để
các TCTD sớm có đầy đủ cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh của mình, cụ thể
là:
+ Tiếp tục xây dựng mới hoặc sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật
quan trọng như: Luật các Tổ chức tín dụng mới, Luật Phát mại tài sản, Pháp lệnh về
giao dịch đảm bảo…
88
+ Khẩn trương ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn (Nghị định, Thông tư)
đối với các Luật đã ban hành và đã có hiệu lực (như: Luật sửa đổi bổ sung một số
điều của Luật các TCTD, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật chứng khoán, Luật
giao dịch điện tử, Luật cạnh tranh, Luật Thương mại, Luật các công cụ chuyển
nhượng, Pháp lệnh ngoại hối…).
Việc xây dựng và điều chỉnh hệ thống văn bản pháp luật nói trên cần được dựa
trên nguyên tắc: các quy định phải sát với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, có tính
đến điều kiện của Việt Nam; tránh có quy định mâu thuẫn giữa Luật chung với Luật
chuyên ngành; các văn bản hướng dẫn cần đồng bộ, thống nhất và tránh chồng chéo.
+ Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tiết giảm tối đa thời gian và các khâu
thủ tục của các cơ quan công quyền liên quan đến hoạt động ngân hàng (nhất là các
thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo); hạn chế tối đa các “Giấy phép
con” (những nghiệp vụ hoạt động đã được quy định tại Luật và không thuộc điều
cấm thì các TCTD được thực hiện mà không phải xin phép).
+ Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ thống thông tin, kiểm toán,
kế toán theo chuẩn mực quốc tế, nhất là hệ thống kế toán của các Ngân hàng, TCTD.
+ Cần bảo đảm quyền chủ nợ của các TCTD theo thông lệ của Luật pháp quốc
tế: khi khách hàng không trả được nợ, các TCTD có quyền phát mại tài sản thế chấp
để thu hồi nợ mà không phải thông qua bất kỳ cơ quan tài phán nào.
+ Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ Xây dựng cần sớm thống nhất
về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản là bất động sản để đẩy
nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận, tạo điều kiện cho việc thế chấp tài sản của
khách hàng.
+ Bộ Tư pháp cần có quy định đối với trường hợp: Tài sản thế chấp, khi người
vay vốn vi phạm hợp đồng, giao cho cơ quan Thi hành án phát mại thì không cần
thương lượng (vì hợp đồng đã có sự thoả thuận của người vay với ngân hàng);
hướng dẫn cơ quan Công chứng để công chứng đối với các tài sản phát mại.
+ Cần tiếp tục quan tâm để tránh tình trạng “hình sự hoá các quan hệ dân
sự” hoặc “Dân sự hoá các quan hệ kinh tế” liên quan đến hoạt động ngân hàng,
89
tránh gây ảnh hưởng bất lợi cho các TCTD, đồng thời cũng tránh để tội phạm lợi
dụng kẽ hở của luật pháp, xâm hại tài sản của các TCTD.
+ Đối với các khoản nợ tồn đọng phải xử lý bằng thủ tục tố tụng: cần tiến hành
nhanh chóng, thuận tiện và thống nhất tại các cấp Toà án cũng như Cơ quan thi hành
án.
Kết luận chương 3: Lựa chọn mô hình SWOT để xác định những điểm mạnh,
điểm yếu, những cơ hội, đe doạ của Chi nhánh NHCT tỉnh Bà rịa- Vũng tàu trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó luận văn đã đưa ra một số giải pháp được
xếp vào 3 nhóm giải pháp chính : Nhóm giải pháp liên quan đến công tác quản trị ;
nhóm giải pháp liên quan đến các sản phẩm ngân hàng ; nhóm giải pháp liên quan
đến công tác quản trị với mong muốn Chi nhánh NHCT tỉnh Bà rịa- Vũng tàu phát
triển bền vững, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh Bà rịa- Vũng tàu.
90
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, môi trường kinh tế- xã hội Việt Nam ổn định với
tốc độ tăng trưởng GDP trên 7%. Việc thực thi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, hội
nhập AFTA và gia nhập WTO là những yếu tố thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tiếp
tục phát triển.
Hoà chung vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, Chi nhánh
NHCT tỉnh Bà rịa- Vũng tàu một mặt sẽ có nhiều cơ hội về nguồn lực, công nghệ,
thị trường; mặt khác cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, rủi ro khi trình độ quản
lý còn hạn chế, trình độ công nghệ còn lạc hậu, dịch vụ ngân hàng còn nghèo nàn...
Những thách thức này sẽ còn gia tăng rất nhiều trong thời gian tới khi Việt Nam tiếp
tục đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này đòi hỏi Chi nhánh phải nỗ lực và cố
găng hết mình, chủ động nhận thức và sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, kiên trì
tham gia quá trình hội nhập.
Trong bối cảnh đó, Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng
cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh NHCT tỉnh Bà rịa- Vũng tàu hậu WTO. Bên
cạnh đó, luận văn cũng đã đưa ra một số kiến nghị đối với NHCT Việt Nam, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam, Chính phủ và các Cơ quan ban ngành liên quan nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong nước nói chung, Chi nhánh NHCT tỉnh Bà
rịa- Vũng tàu nói riêng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, do trình ñoä nghieân cöùu coøn haïn chế, ắt hẳn có nhiều nội dung của
luận văn chưa được đề cập một cách đầy đủ và có những thiếu sót nhất định. Rất
mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của các Quý Thầy, Cô để luận văn
được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn.
91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Phan Thị Minh Châu chủ biên (2004), Sách Quản trị học, Trường Đại
học kinh tế Tp Hồ Chí Minh Khoa quản trị kinh doanh.
2. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn chủ biên (2005), Sách Tiền tệ- Ngân hàng,
Trường Đại học kinh tế Tp Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản thống kê.
3. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn chủ biên (2005), Sách Tín dụng- Ngân hàng,
Trường Đại học kinh tế Tp Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản thống kê.
4. Ths. Vũ Thị Ngọc Dung (2007), “Mở rộng hợp tác giữa các ngân hàng trong
nước và ngân hàng nước ngoài nâng cao năng lực cạnh tranh”, Tạp chí thị
trường Tài chính- Tiền tệ, (số 3+4), trang 48-49.
5. Đại hội đồng Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (2006), "Những đề xuất, kiến
nghị về các giải pháp tăng năng lực cạnh tranh của các tổ chức tín dụng Việt
Nam để hội nhập quốc tế", Bản tin Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tại hội nghị
thường niên lần thứ 3 nhiệm kỳ III.
6. Ths. Bùi Thị Bích Hà (2007), “Chiến lược quảng cáo trong cơ chế thị
trường”, Tạp chí Khoa học & Đào tạo ngân hàng, (số 56 + 57), trang 45-47.
7. Dương Thanh Hà (2006), “Ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế”, Viet Management Group.
8. Đặng Văn Hải (2007), “Nâng cao chất lượng cán bộ NHTM Việt Nam trong
thời kỳ hội nhập, mở cửa”, Tạp chí thị trường Tài chính- Tiền tệ, (số 1+2),
trang 54-56.
9. Ths. Phan Thị Hoàng Yến (2006), “Cơ hội và thách thức của các ngân hàng
thương mại Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Khoa học &
Đào tạo ngân hàng, (số 55), trang 26-30.
10. PGS.TS. Lê Công Hoa, CN. Lê Chí Công (2006), “Đánh giá năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp bằng ma trận” , TCCN, (số tháng 11), trang 24.
92
11. Từ Ngọc Hoa (2005), Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Ngân hàng Công thương Khu công nghiệp Biên Hoà đến năm 2010, Luận
văn Thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế Tp Hồ Chí Minh.
12. GS.TS Hồ Đức Hùng Năm (2003), Sách Phương pháp quản lý doanh nghiệp,
Trường Đại học kinh tế Tp Hồ Chí Minh.
13. Nguyễn Đức Lệnh (2007), “Nắm bắt cơ hội- Vượt qua thách thức trong năm
đầu hội nhập WTO của các tổ chức tín dụng”, Tạp chí Khoa học & Đào tạo
ngân hàng, (số 56 + 57), trang 26-29.
14. Phạm Mạnh Thắng (2007), “Hoạt động tín dụng giai đoạn 2003- 2006 và
định hướng trong năm 2007 của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam”, Tạp
chí ngân hàng, (số 3+ 4), trang 27-28.
15. Ông Trịnh Bá Tửu, chuyên viên Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (2004), “Nên
tham khảo kinh nghiệm Thái Lan”.
16. Nguyễn Thanh Vân (2005), Định hướng chiến lược cạnh tranh và một số giải
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương
Khu công nghiệp Biên Hoà đến năm 2010, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học
kinh tế Tp Hồ Chí Minh.
17. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bà rịa- Vũng tàu lần thứ IV (Nhiệm
kỳ 2005- 2010) Vũng tàu năm 2006.
18. Báo cáo số 35-BC/TU về công tác năm 2006; phương hướng, nhiệm vụ năm
2007 của UBND tỉnh Bà rịa- Vũng tàu ngày 28 tháng 12 năm 2006.
19. Báo cáo số 83/BC-NHNN-BRI-4 về hoạt động ngân hàng tỉnh Bà rịa- Vũng
tàu năm 2006 của Chi nhánh NHNN tỉnh Bà rịa- Vũng tàu ngày 22 tháng 01
năm 2006.
20. Ngân hàng Công thương Việt Nam, Hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh
năm 2007.
21. Tạp chí khoa học & đào tạo Ngân hàng, các số qua các năm 2005-2007.
22. Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, các số qua các năm 2005-2007.
23. Tạp chí Ngân hàng, các số qua các năm 2005-2007.
93
24. Tạp chí Ngân hàng Công thương, các số qua các năm 2005-2007.
25. Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp, các số qua các năm 2005-2007.
26. Trang web báo điện tử: Đầu tư, Economy, Kiểm toán, Thanh niên, Tuổi trẻ,
Bà rịa- Vũng tàu, Tạp chí cộng sản.
27. Trang web Bộ ngoại giao Việt Nam, Bộ tài chính, Bộ Kế hoạch & Đầu tư.
28. Tài liệu tập huấn công tác huy động vốn Khách hàng cá nhân của NHCT Việt
Nam tháng 04/2007.
94
PHỤ LỤC 1:
TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Trong đó Trong đó Trong đó TÊN ĐƠN
VỊ
Tổng nguồn
vốn huy
động
Tiền gởi
TCKT
Tiền gởi
dân cư
Tổng
nguồn vốn
huy động
Tiền gởi
TCKT
Tiền gởi
dân cư
Tổng nguồn
vốn huy
động
Tiền gởi
TCKT
Tiền gởi dân
cư
CN NHCT
TỈNH
BR-VT
546.983 156.683 390.300 727.000 248.000 479.000 1.359.770 830.930 528.840
CN NHCT
BÀ RỊA
16.506 3.457 13.049
CN NHĐT
TỈNH
BR-VT
1.778.354 1.060.736 717.618 2.094.691 1.280.639 814.052 2.317.657 694.882 1.622.775
CN NHĐT
BÀ RỊA
147.300 54.000 93.300
CN NHĐT
PHÚ MỸ
101.928 44.668 57.260
CN NHNT
VŨNG TÀU
5.526.379 5.044.799 481.580 7.565.000 6.695.000 870.000 6.636.340 5.931.000 705.340
CN NHNo
TỈNH
BR-VT
1.548.420 789.256 759.164 1.888.871 734.000 1.154.871 2.189.123 675.040 1.514.083
CN NH PT
NHÀ
9.203 4.872 4.331 14.000 2.000 12.000 28.970 13.190 15.780
CN NH
CSXH
3.902 950 2.952 7.000 0 7.000 9.350 0 9.350
CN NH Á
CHÂU
169.117 13.000 156.117 505.350 65.200 440.150
CN NH SÀI
GÒN
THƯƠNG
TÍN
116.720 10.260 106.460
CN NH KỸ
THƯƠNG
56.000 33.000 23.000 155.620 43.380 112.240
CN NH 66.953 29.416 37.537 123.014 81.000 42.014 178.315 79.849 98.466
95
HÀNG HẢI
CN NH AN
BÌNH
46.900 25.430 21.470
CN NH
QUỐC TẾ
65.240 9.490 55.750
QTDND
31.039 326 30.713 40.000 0 40.000 47.060 0 47.060
OCBC
6.872 6.872 0
CN CTY
TÀI CHÍNH
DẦU KHÍ
275.000 274.000 1.000 2.876.350 2.634.160 242.190
96
PHỤ LỤC 2:
TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU
PHÂN THEO LOẠI TIỀN TỆ
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Trong đó Trong đó Trong đó
TÊN ĐƠN VỊ
Tổng
nguồn
vốn huy
động
VND Ngoại tệ
qui đổi
Tổng
nguồn
vốn huy
động
VND Ngoại tệ
qui đổi
Tổng
nguồn
vốn huy
động
VND Ngoại tệ
qui đổi
CN NHCT TỈNH
BR-VT
546.983 490.848 56.135 727.000 661.000 66.000 1.359.770 617.070 742.700
CN NHCT BÀ
RỊA
16.506 14.203 2.303
CN NHĐT TỈNH
BR-VT
1.778.354 1.238.334 540.020 2.094.691 1.381.850 712.841 2.317.657 1.259.230 1.058.427
CN NHĐT BÀ
RỊA
147.300 123.400 23.900
CN NHĐT PHÚ
MỸ
101.928 98.788 3.140
CN NHNT VŨNG
TÀU
5.526.379 1.149.669 4.376.710 7.565.000 1.412.000 6.153.000 6.636.340 1.180.660 5.455.680
CN NHNo TỈNH
BR-VT
1.548.420 1.472.211 76.209 1.888.871 1.775.615 113.256 2.189.123 2.024.620 164.503
CN NH PT NHÀ
9.203 9.195 8 14.000 14.000 0 28.970 27.560 1.410
CN NH CSXH
3.902 3.902 0 7.000 7.000 0 9.350 9.350 0
CN NH Á CHÂU
169.117 140.949 28.168 505.350 376.090 129.260
CN NH SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN
116.720 82.000 34.720
CN
TECHCOMBANK
56.000 53.000 3.000 155.620 135.350 20.270
CN NH HÀNG
HẢI
66.953 44.699 22.254 123.014 102.000 21.014 178.315 144.211 34.104
97
CN NH AN BÌNH
46.900 45.440 1.460
CN NH TMCP
QUỐC TẾ
65.240 54.870 10.370
QTDND
31.039 31.039 0 40.000 40.000 0 47.060 47.060 0
OCBC 6.872 404 6.468
CTY TÀI CHÍNH
DẦU KHÍ
275.000 116.000 159.000 2.876.350 345.190 2.531.160
98
PHỤ LỤC 3:
TÌNH HÌNH DƯ NỢ CHO VAY TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 TÊN ĐƠN
VỊ Dư nợ ngắn hạn
Dư nợ
trung hạn
Tổng dư
nợ
Dư nợ
ngắn hạn
Dư nợ
trung hạn
Tổng dư
nợ
Dư nợ ngắn
hạn
Dư nợ trung
hạn
Tổng dư nợ
CN NHCT
TỈNH
BR-VT
689.404 410.514 1.099.918 781.249 427.300 1.208.549 667.247 579.285 1.246.532
CN NHCT
BÀ RỊA
76.419 18.882 95.301
CN NHĐT
TỈNH
BR-VT
632.320 594.505 1.226.825 868.946 594.078 1.463.024 716.454 553.661 1.270.116
CN NHĐT
BÀ RỊA
191.440 21.916 213.356
CN NHĐT T.
THÀNH
197.123 17.876 215.000
CN NHNT
VŨNG TÀU
276.103 391.972 668.075 407.767 637.297 1.045.064 124.520 1.309.940 1.434.460
CN NHNo
TỈNH
BR-VT
1.132.234 1.226.484 2.358.718 1.254.567 1.513.464 2.768.031 1.457.821 1.556.823 3.014.645
CN NH PT
NHÀ
19.669 4.687 24.356 51.734 22.813 74.547 60.685 34.079 94.764
CN NH Á
CHÂU
11.052 10.324 21.376 69.482 37.426 106.909
CN NH SÀI
GÒN
THƯƠNG
TÍN
43.796 84.138 127.935
CN NH
KỸ
THƯƠNG
19.719 14.460 34.179 122.852 60.863 183.716
CN NH
HÀNG HẢI
108.563 31.776 140.339 167.058 37.954 205.012 239.041 48.870 287.912
CN NH AN
BÌNH
18.685 3.125 21.810
CN
NHTMCP
QUỐC TẾ
5.226 7.390 12.617
CN NH 18.757 154.064 172.821 29.890 237.281 267.171 30.901 302.517 333.418
99
CSXH
QTDND
33.847 0 33.847 43.429 530 43.959 51.449 121 51.570
OCBC
15.933 219.360 235.293
CTY TÀI
CHÍNH
DẦU KHÍ
9.489 23.327 32.816 51.368 104.282 155.651
100
PHỤ LỤC 4:
TÌNH HÌNH NỢ XẤU TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Nợ xấu Nợ xấu Nợ xấu TÊN
ĐƠN VỊ Tổng dư nợ Dư nợ Tỷ trọng
Tổng dư
nợ Dư nợ Tỷ trọng
Tổng dư
nợ Dư nợ Tỷ trọng
CN
NHCT
TỈNH
BR-VT
1.099.918 42.200 3,8% 1.208.549 22.561 1,9% 1.246.532 33.492 2,7%
CN
NHCT
BÀ RỊA
95.302 1.114 1,2%
CN
NHĐT
TỈNH
BR-VT
1.226.825 26.200 2,1% 1.463.024 64.945 4,4% 1.270.116 1.688 0,1%
CN
NHĐT
BÀ RỊA
213.356 6.659 3,1%
CN
NHĐT T.
THÀNH
215.000 13.525 6,3%
CN
NHNT
VŨNG
TÀU
668.075 4.400 0,7% 1.045.064 14.038 1,3% 1.434.459 1.571 0,1%
CN
NHNo
TỈNH
BR-VT
2.358.718 65.700 2,8% 2.768.031 22.066 0,8% 3.014.645 110.235 3,7%
CN NH
PT NHÀ
24.356 500 2,1% 74.547 507 0,7% 94.764 850 0,9%
CN NH Á 21.376 288 1,3% 106.909 368 0,3%
101
CHÂU
CN NH
SÀI GÒN
THƯƠNG
TÍN
127.935 53 0,04%
CN NH
KỸ
THƯƠNG
34.179 733 2,1% 183.716 2.385 1,3%
CN NH
HÀNG
HẢI
108.563 0 0 205.012 0 0 287.912 0 0
CN NH
AN BÌNH
21.810 0 0
CN
NHTMCP
QUỐC
TẾ
12.617 0 0
CN NH
CSXH
18.757 13.200 70,3% 267.171 8.329 3,1% 333.418 7.558 2,3%
QTDND
33.847 43.959 195 0,4% 51.570 463 0,9%
OCBC
235.293 0
CTY TÀI
CHÍNH
DẦU
KHÍ
32.816 0 0 155.651 0 0
102
PHỤ LỤC 5:
LỢI NHUẬN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU
Tên đơn vị Lợi nhuận Năm 2004
Lợi nhuận Năm
2005
Lợi nhuận Năm
2006
CN NHCT TỈNH BR-
VT
8.859 30.864 39.714
CN NHCT BÀ RỊA
5.063
CN NHĐT TỈNH BR-
VT
28.413 37.015 48.733
CN NHĐT BÀ RỊA
5.105
CN NHĐT T.
THÀNH
3.441
CN NHNT VŨNG
TÀU
63.650 134.033 131.674
CN NHNo TỈNH BR-
VT
48.646 34.645 20.390
CN NH PT NHÀ
-1.363 44 721
CN NH Á CHÂU
-1.634 1.234
CN NH SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN
1.490
CN NH KỸ
THƯƠNG
-656 3.408
CN NH HÀNG HẢI
2.482 8.363
CN NH AN BÌNH
-560
103
CN NH CSXH
105 -601 3.361
QTDND
678
OCBC
376
CN CTY TÀI
CHÍNH DẦU KHÍ
21.377
104
PHỤ LỤC 6:
CƠ CẤU DƯ NỢ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ TẠI CÁC TỔ
CHỨC TÍN DỤNG ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chỉ tiêu dư
nợ Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Cơ cấu theo
ngành KT
5.960
100% 7.164 100% 7.912
100%
-Nông, lâm,
ngư nghiệp
953
16% 1.693 24% 1.434
18%
-Thủy sản
795 13% 661 9% 564
7%
-Công nghiệp
1.187
20% 1.549 22% 1.665
21%
-Xây dựng
1.145
19% 1.254 18% 2.004
25%
-Thương
nghiệp, dịch
vụ
1.520 26% 1.202 17% 1.443
18%
-Ngành khác 360
6% 805 10% 802 11%
105
PHỤ LỤC 7:
MẠNG LƯỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU
Tên đơn vị CN cấp 2 CN
cấp 3
Phòng
giao dịch
Điểm
giao dịch
Quỹ tiết
kiệm
Bàn tiết
kiệm
CN NHCT
TỈNH BR-VT
2 1 1
CN NHCT BÀ
RỊA
CN NHĐT
TỈNH BR-VT
2 1 2
CN NHĐT BÀ
RỊA
CN NHĐT T.
THÀNH
CN NHNT
VŨNG TÀU
3 1
CN NHNo
TỈNH BR-VT
6 5 8
CN NH PT
NHÀ
1
CN NH Á
CHÂU
1
CN NH SÀI
GÒN
THƯƠNG TÍN
1
CN NH
KỸ THƯƠNG
1
106
CN NH HÀNG
HẢI
CN NH AN
BÌNH
1
CN NH Việt-
Nga
CN NH CSXH
6
QTDND
5
QTDND
CN CTY TÀI
CHÍNH DẦU
KHÍ
2
107
PHỤ LỤC 8:
THU NHẬP TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC TCTD TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU NĂM 2006
TN từ hđ tín
dụng
TN từ hđ
dịch vụ
TN từ kd
ngoại hối
TN từ hđ kd
khác
Tổng thu nhập
TÊN ĐƠN
VỊ Số tiền Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ
trọng
CN NHCT
TỈNH
BR-VT
160.031 90% 3.147 1,8% 153 0,1% 13.702 8,1% 177.033 100%
CN NHCT
BÀ RỊA
10.097 91,8% 167 1,5% 30 0,3% 705 6,4% 10.999 100%
CN NHĐT
TỈNH
BR-VT
203.479 97% 4.493 2,1% 1.823 0,8% 42 0,1% 209.837 100%
CN NHĐT
BÀ RỊA
23.082 97,4% 600 2,5% 7 0,1% 0 0 23.689 100%
CN NHĐT
T. THÀNH
24.380 98,5% 370 1,4% 7 0,1% 0 0 24.757 100%
CN NHNT
VŨNG
TÀU
376.200 93,7% 12.132 3% 5.419 1,3% 7.696 2% 401.447 100%
CN NHNo
TỈNH
BR-VT
373.411 96,5% 3.861 1% 546 0,1% 8.959 2,4% 386.777 100%
CN NH PT
NHÀ
10.819 93,2% 105 0,9% 5 0,1% 679 5,8% 11.608 100%
CN NH Á
CHÂU
25.451 94,7% 1.151 4,3% 236 0,9% 48 0,1% 26.886 100%
CN NH
SÀI GÒN
THƯƠNG
TÍN
5.285 97,3% 137 2,5% 8 0,2% 0 0 5.430 100%
CN NH 16.997 92,7% 1.291 7% 49 0,2% 3 0,1% 18.340 100%
108
KỸ
THƯƠNG
CN NH
HÀNG
HẢI
27.600 93% 1.810 6,1% 254 0,8% 4 0,1% 29.668 100%
CN NH
AN BÌNH
764 97,1% 20 2,6% 2 0,2% 1 0,1% 787 100%
CN NH
CSXH
14.837 99,6% 58 0,3% 0 0 6 0,% 14.901 100%
CN CTY
TÀI
CHÍNH
DẦU KHÍ
28.117 27,9% 3.211 3,2% 0 0 69.310 68,9% 100.638 100%
QTDND
7.626 98,2% 6 0,1% 0 0 135 1,7% 7.767 100%
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 46812.pdf