Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam thời kỳ hậu WTO

PHẦN MỞ ĐẦU . 1 CHƯƠNG I HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG . 4 1.1. Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng thời kỳ hậu WTO . 4 1.1.1. Các khái niệm cơ bản về hội nhập quốc tế 4 1.1.2. Khái niệm hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng . 6 1.1.3. Các nội dung về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng 7 1.1.4. Những cơ hội và thách thức về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng đối với các nước đang phát triển 8 1.2. Cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng thời kỳ hậu WTO . 11 1.2.1. Lý luận chung về cạnh tranh 11 1.2.2. Cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng . 13 1.3. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 21 1.4. Cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng tại Trung Quốc sau khi gia nhập WTO và các bài học kinh nghiệm . 23 1.4.1. Khái quát về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng tại Trung Quốc khi gia nhập WTO 23 1.4.2. Kinh nghiệm cải cách của NHTM Trung Quốc khi hội nhập quốc tế 25 1.4.3. Các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng . 28 KẾT LUẬN CHƯƠNG I 31 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM . 32 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 32 2.2. Thực trạng về cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 33 2.2.1. Thực trạng cạnh tranh về chất lượng sản phẩm dịch vụ 33 2.2.2. Thực trạng cạnh tranh về lãi suất tiền gửi, tiền vay, phí ngân hàng 35 2.2.3. Thực trạng cạnh tranh về hệ thống phân phối . 36 2.3. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 36 2.3.1. Thực trạng năng lực tài chính của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam . 36 2.3.2. Thực trạng năng lực hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam . 42 2.3.3. Thực trạng về tổ chức bộ máy và quản trị điều hành . 58 2.3.4 Năng lực công nghệ thông tin của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam . 65 2.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam . 67 2.4.1. Những ưu điểm của NHNT . 67 2.4.2. Những hạn chế của NHNT 68 KẾT LUẬN CHƯƠNG II 71 CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 72 3.1. Bối cảnh quốc tế ảnh hưởng tới kinh doanh ngân hàng Việt Nam 72 3.1.1. Bối cảnh chung về hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam . 72 3.1.2. Những cam kết của Việt Nam đối với WTO trong lĩnh vực ngân hàng . 73 3.1.3. Những cơ hội và thách thức của hệ thống ngân hàng Việt Nam sau khi gia nhập WTO 76 3.1.4. Yêu cầu đối với hệ thống NHTM Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế . 81 3.2. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 81 3.2.1. Mục tiêu về nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam 81 3.2.2. Các định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thời kỳ hậu WTO . 82 3.3. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam đến năm 2015 .83 3.3.1. Tăng cường năng lực tài chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 83 3.3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 91 3.3.3. Nhóm giải pháp xây dựng và hoàn thiện thể chế . 101 3.3.4. Xây dựng thương hiệu Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong tiến trình hội nhập . 110 3.3.5. Giải pháp phát triển hạ tầng công nghệ thông tin . 112 3.3.6. Giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 114 3.3.7. Xây dựng chiến lược Marketing và tăng cường thực hiện công tác chăm sóc khách hàng 117 3.4. Các giải pháp hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam . 120 3.4.1. Kiến nghị với Quốc hội về Luật NHNN và Luật các TCTD 120 3.4.2. Kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN Việt Nam và các Bộ có liên quan . 122 KẾT LUẬN CHƯƠNG III 123 PHẦN KẾT LUẬN . 124

pdf145 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1923 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam thời kỳ hậu WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iải quyết cho vay đối với các doanh nghiệp. Để nâng cao trách nhiệm của từng cán bộ trong hoạt động ngân hàng, NHNT phải xây dựng quy trình nghiệp vụ trong cho vay, huy động 103 vốn, dịch vụ… trong đó quy định rất cụ thể trách nhiệm của từng người đối với từng mặt nghiệp vụ của ngân hàng. Thứ tư, cơ chế phân phối thu nhập (cơ chế cân bằng lợi ích): Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động trong sản xuất kinh doanh đều thực hiện mục tiêu cuối cùng là lợi ích, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội. Nếu các lợi ích này được phân phối một cách công bằng, hợp lý sẽ thúc đẩy từng cá nhân, từng tập thể làm tốt, dẫn đến toàn bộ nền kinh tế phát triển tốt. Như vậy động lực đầu tiên là chế độ phân phối đến người lao động một cách công bằng, hợp lý sẽ thúc đẩy họ làm tốt hơn. Vì vậy NHNT cần phải hoàn thiện cơ chế phân phối tiền lương, tiền thưởng…để dần đảm bảo người có cống hiến lớn, hiệu quả lao động cao sẽ có thu nhập cao, người có cống hiến ít, hiệu quả lao động thấp thì lương thấp, tránh tình trạng tăng lương theo thời gian “đến hẹn lại lên”. Thứ năm, cơ chế quản lý tài sản: NHNT hoạt động theo hệ thống phân cấp quản lý, vì vậy phải hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản. Tài sản cố định phải được giao cụ thể cả tài sản, cả nguồn để chi nhánh các cấp được dần tự chủ tính toán nâng cao hiệu quả kinh doanh thực. - Áp dụng công cụ quản lý hiện đại theo thông lệ quốc tế Tính đến năm 2006, các NHNNg đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam hơn 13 năm nay, trong khi đó hầu hết các NHTM Việt Nam đều chưa có điều kiện để mở rộng hoạt động tại nước ngoài, chúng ta thực sự chưa có nhiều kinh nghiệm khi bước vào luật chơi thế giới, nên khi mở cửa hoàn toàn thì nhiều cái hạn chế, tồn tại lâu nay sẽ dễ bộc lộ phơi bày, nhất là rủi ro sẽ tăng lên. Dựa trên sự trợ giúp của các công ty tư vấn quốc tế, các công cụ quản lý và phương pháp quản trị ngân hàng hiện đại đã được áp dụng một bước đầu tại Hội sở chính NHNT TW… Tuy nhiên với quy mô hoạt động kinh doanh rộng lớn và môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh thì NHNT cần phải đưa vào 104 áp dụng nhiều hơn nữa công cụ quản lý hiện đại, tối thiểu phải có được hệ thống thông tin quản lý, những công cụ quản trị tài sản Có, tài sản Nợ, quản trị rủi ro lãi suất … hiệu quả nhất. Ngoài ra, NHNT cần triển khai thực hiện áp dụng các công cụ quản lý hiện đại như: - Xây dựng một hệ thống tự động hoá tối đa khả năng kiểm tra, kiểm soát bằng hệ thống máy vi tính. - Xây dựng hệ thống có khả năng phân tích và đánh giá mối quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management). - Xây dựng các hệ thống phân tích rủi ro trong lĩnh vực tín dụng, thanh toán, thanh khoản, công nghệ… 3.3.3.2 Xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh. Các nhà quản lý NHNT cần nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng; Chiến lược kinh doanh cần linh hoạt, nội dung của nó phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, số liệu tin cậy, có tính thuyết phục cao; Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh phải trên cơ sở đánh giá thực tế phát triển kinh doanh hiện tại và ít nhất là trong 3 năm quá khứ; đánh giá thực lực và khả năng của các đối tác cùng tham gia cạnh tranh trên thị trường. 3.3.3.3. Đổi mới và hoàn thiện mô hình tổ chức. Theo quyết định số 1289/QĐ-TTg ngày 26/09/2007 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa. Theo đó tháng 12/2007, NHNT đã thực hiện thành công việc chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng. NHNT đã chính thức chuyển đổi tổ chức và quản trị sang mô hình cổ phần, theo chỉ đạo của chính phủ, xây dựng NHNT thành Tập đoàn đầu tư tài chính. * Xây dựng Mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng Vietcombank Việc lựa chọn mô hình tâp đoàn tài chính ngân hàng không thể dập khuôn máy móc mô hình của nước ngoài mà cần có sự điều chỉnh cho phù 105 hợp. Sau đây là một số kiến nghị về hình thành mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng Vietcombank. Mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng Vietcombank là mô hình hỗn hợp giữa mô hình 2 (Parent – subsidiary Relationship) và mô hình 3 (Holding Company) vừa tập trung, vừa phân quyền nhưng hướng tới hiệu quả tổng thể, cụ thể: - Tập đoàn tài chính ngân hàng Vietcombank là tổ hợp ngân hàng mẹ và các công ty con nòng cốt của tập đoàn là: Ngân hàng – Chứng khoán – Bảo hiểm và Đầu tư và một chuỗi các công ty con, các công ty liên kết khác… - Ngân hàng mẹ có tư cách pháp nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ hợp pháp của NHNT trước khi chuyển đổi. Bộ máy quản lý ngân hàng mẹ chính là bộ máy quản lý của tập đoàn. Tập đoàn sử dụng bộ máy điều phối của ngân hàng mẹ làm cơ quan giúp việc quản lý điều hành và tư vấn chuyên môn. Ngân hàng mẹ có cấu trúc sau: + Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý tập đoàn; + Tổng giám đốc thực hiện chức năng điều hành tập đoàn; + Ban kiểm soát thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn; + Văn phòng tập đoàn và các ban chức năng là bộ phận tham mưu giúp việc cho ban lãnh đạo tập đoàn về tài chính, tổ chức, kế hoạch, đối ngoại…Văn phòng tập đoàn và các ban chức năng không có tư cách pháp nhân nhưng hợp thành bộ máy tổ chức, quản lý tập đoàn và được đặt tại ngân hàng mẹ; + Các chi nhánh ngân hàng thực hiện kinh doanh dịch vụ ngân hàng. + Các công ty độc lập trực tiếp kinh doanh dịch vụ tài chính phi ngân hàng. -Về cơ cấu tổ chức của tập đoàn đầu tư tài chính Vietcombank, có 3 cấp quan hệ: 106 + Cơ quan đầu não của tập đoàn, bao gồm hội đồng quản trị và cơ quan điều hành chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược, điều phối các hoạt động của tập đoàn; + Các ban chức năng chịu trách nhiệm giúp ban lãnh đạo tập đoàn xây dựng chiến lược, điều hành tập đoàn, kiểm tra giám sát hoạt động công ty con; + Các chi nhánh ngân hàng kinh doanh dịch vụ ngân hàng, và các công ty con kinh doanh dịch vụ tài chính phi ngân hàng ; - Tính tập trung của mô hình này, thể hiện sự kiểm soát của tập đoàn về: + Quyết định các vấn đề mang tính chiến lược của tập đoàn; + Quyết định các chính sách chung và điều hành các giao dịch bên ngoài tập đoàn; + Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc cử, đánh giá, giám sát các cán bộ cao cấp của tập đoàn. -Tính chất phân quyền của mô hình này thể hiện: + Các công ty con hoặc chi nhánh ngân hàng có quyền khá rộng rãi trong khi thực hiện các quyết định đầu tư. + Hoạt động kinh doanh của các đơn vị thành viên tập đoàn chịu sự giám sát trực tiếp của ban chức năng tập đoàn. Ưu điểm của mô hình : - Kết hợp được nguyên tắc tập trung và phân quyền theo hướng các nhà quản lý cấp cao của tập đoàn tập trung vào các quyết định mang tính chiến lược, dài hạn và quan trọng nhằm đảm bảo tối ưu hoá toàn bộ các hoạt động của tập đoàn. Các quyết định điều hành kinh doanh được phân cho cấp dưới thực hiện. - Nhấn mạnh sự tối ưu hoá toàn bộ hoạt động của tập đoàn và các công ty thành viên thông qua việc huy động các nguồn lực lớn hơn để xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh một cách có hiệu quả, điều hoà các giao dịch bên trong tập đoàn. 107 3.3.3.4. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro. NHNT cần tập trung nguồn lực xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tập trung độc lập và toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro, hạn chế tối đa những tổn thất có thể xảy ra và tạo tiền đề cho sự phát triển của ngân hàng, cụ thể là: Xây dựng quy trình quản lý rủi ro theo mô hình cụ thể, đưa ra những phương án xử lý tình huống khẩn cấp và tổ chức diễn tập để chủ động hơn trong việc quản lý rủi ro. Nghiên cứu việc sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro, xây dựng các hạn mức rủi ro cho từng bộ phận, từng đơn vị trực thuộc và có cơ chế đánh giá, giám sát chặt chẽ, khách quan, nhất quán và toàn diện. *Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng Trong kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập của các ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, trình độ quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng chưa cao…Do đó yêu cầu xây dựng một mô hình quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả và phù hợp với điều kiện Việt Nam là một đòi hỏi bức thiết để đảm bảo hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro và phù hợp với môi trường hội nhập. P. Volker, cựu Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho rằng: “Nếu ngân hàng không có những khoản nợ xấu thì đó không phải là hoạt động kinh doanh”. Điều đó cho thấy rủi ro tín dụng luôn tồn tại và nợ xấu là một thực tế hiển nhiên ở bất cứ ngân hàng nào, kể cả các ngân hàng hàng đầu trên thế giới bởi có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản của các ngân hàng có năng lực quản trị rủi ro tín dụng là khả năng khống chế nợ xấu ở một tỷ lệ có thể chấp nhận được nhờ xây dựng mô hình quản trị rủi ro hiệu quả, phù hợp với môi trường hoạt động để hạn chế 108 được những rủi ro tín dụng mang tính chủ quan, xuất phát từ yếu tố con người và những rủi ro tín dụng khác có thể kiểm soát được. Xây dựng một mô hình quản lý rủi ro tín dụng phù hợp là là một đòi hỏi khách quan và cần thiết, trên cơ sở những nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu và những đặc thù của NHNT những định hướng có thể áp dụng trong xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng như sau: - Thực hiện phân tách chức năng bán hàng, chức năng thẩm định, quản lý rủi ro tín dụng và chức năng quản lý nợ trong hoạt động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp. Theo đó toàn bộ việc xây dựng giới hạn tín dụng trên cơ sở xác định rủi ro tổng thể (thông qua thực hiện xếp hạng tín dụng, phân tích ngành, khả năng phát triển của khách hàng trong tương lai…) sẽ do bộ phận quản lý rủi ro tín dụng thực hiện độc lập, đảm bảo tính khách quan cũng như hạn chế sự phân tán thông tin khi cung cấp các sản phẩm tín dụng. Đối với đánh giá các rủi ro giao dịch, tùy theo mức độ phức tạp, có thể giao cho bộ phận quan hệ khách hàng trực tiếp thực hiện thẩm định hoặc giao cho bộ phận phân tích tín dụng (đối với những doanh nghiệp có dư nợ lớn, tính phức tạp của các khoản vay cao). Cách thức này sẽ giúp đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh chóng và phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam. Bộ phận quan hệ khách hàng sẽ chịu trách nhiệm tiếp xúc, tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng, cung cấp thông tin cho bộ phận quản lý rủi ro tín dụng, đồng thời kiểm tra giám sát quá trình thực hiện các cam kết của khách hàng (sử dụng vốn vay, các cam kết về bảo đảm tiền vay…). Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng thực hiện việc “giám sát song song” quá trình bộ phận quan hệ khách hàng thực hiện các quyết định phê duyệt tín dụng để phát hiện các dấu hiệu rủi ro cũng như can thiệp kịp thời như giám sát việc thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay, kiểm tra tài sản đảm bảo, các điều kiện giải ngân… Như vậy, quá trình đánh giá rủi ro tín dụng được đánh giá một cách tổng thể, liên tục trước, trong và sau khi cho vay, nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng, khắc phục được 109 tình trạng không kịp thời khi chỉ sử dụng một cơ chế hậu kiểm tra của kiểm tra nội bộ. - Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của bộ phận quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng và quản lý nợ. Sự rạch ròi trong phân định trách nhiệm sẽ đảm bảo tính công bằng trong đánh giá chất lượng công việc, là điều kiện để quá trình xử lý các dấu hiệu rủi ro tín dụng được nhanh chóng, hiệu quả và kịp thời cũng như tạo sự yên tâm trong suy nghĩ, hành động của cán bộ các bộ phận. - Tiêu chuẩn hoá cán bộ theo dõi rủi ro tín dụng để đáp ứng các yêu cầu của nguyên tắc Basel. Theo đó, NHNT cần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, có kiến thức và khả năng nhanh nhạy khi xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng. NHNT cần xây dựng một hệ tiêu chuẩn đối với cán bộ rủi ro tín dụng như: trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, có thời gian trải qua công tác tại bộ phận quan hệ khách hàng… Những yêu cầu này sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có đủ trình độ, kinh nghiệm thực tế, để xử lý nhanh chóng, hiệu quả và một sự thận trọng hợp lý trong quá trình phân tích, thẩm định và giám sát tín dụng . - Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thường xuyên, liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng hiện đại theo nguyên tắc basel chỉ có thể thành công khi giải quyết được vấn đề cơ chế trao đổi thông tin, đảm bảo sự phân tách các bộ phận chức năng để thực hiện chuyên môn hóa và nâng cao tính khách quan nhưng không làm mất đi khả năng nắm bắt và kiểm soát thông tin của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng. Muốn vậy, những thông tin trọng yếu trong quá trình cho vay cần phải được bộ phận quan hệ khách hàng cập nhật định kỳ hoặc đột xuất và chuyển tiếp những thông tin này cho bộ phận quản lý rủi ro tín dụng phân tích, đánh giá những rủi ro tiềm ẩn. Như vậy, sự vận hành của mô hình mới có thể thông 110 suốt và giảm thiểu những e ngại của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng trong các nhận định cấp tín dụng. Đồng thời NHNT cần xây dựng hệ thống thông tin và cung cấp thông tin toàn diện như các phân tích về ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế và tiến tới kết nối, hỗ trợ giữa các ngân hàng trong chia sẻ thông tin, con đường ngắn nhất để hoàn thiện hệ thống thông tin và giảm chi phí khai thác thông tin một cách hợp lý nhất. 3.3.4. Xây dựng thương hiệu Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong trong tiến trình hội nhập. Khái niệm “thương hiệu” có từ lâu đời nhưng có lẽ khái niệm này bắt đầu gây ấn tượng đối với nền kinh tế thế giới khi bắt đầu xuất hiện những vụ “mua bán” thương hiệu đầu tiên đã làm nâng cao tầm quan trọng của thương hiệu trong kinh doanh trên thương trường. Năm 1988, Tập đoàn Philip Moris đã mua lại thương hiệu của Tập đoàn Kraft với giá 12,6 tỷ USD chỉ bằng 1/6 giá trị thương hiệu công ty được mua, để rồi sau đó với danh tiếng của Kraft, tập đoàn này đã phát triển mạnh mẽ với doanh thu và hiệu quả không thể ngờ được. Đối với thế giới, thương hiệu đã được nhắc đến trong các luật về thương mại và sở hữu trí tuệ, và luôn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu. Đối vối Việt Nam, khái niệm thương hiệu gần đây nhất đã được đưa vào Luật sở hữu trí tuệ và được Quốc hội thông qua. Điều này thể hiện tầm quan trọng của thương hiệu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2004, NHNT được bầu là ngân hàng có thương hiệu mạnh nhất trong năm. Thương hiệu của NHNT được khẳng định qua bề dày 45 năm phát triển mạnh mẽ, luôn giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, được nhà nước xếp hạng là doanh nghiệp đặc biệt, có uy tín nhất trong lĩnh vực tài trợ, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối và các dịch vụ tài chính ngân hàng quốc tế. Nhưng liệu vị trí này còn giữ vững được bao lâu nếu NHNT không đề cao việc xây dựng thương hiệu cho mình. Vì vậy NHNT cần 111 có những giải pháp quyết liệt để xây dựng thương hiệu của mình trên thương trường: - NHNT cần học hỏi cách thức tạo thương hiệu của các NHTM trên thế giới: điều quan trọng trước tiên đặt ra trong bối cành hội nhập là phải học hỏi và đúc kết kinh nghiệm để tìm những nét tích cực trong cái cũ để duy trì nó và phát triển những vấn đề mới. Khi thị trường thế giới ngày càng cạnh tranh thì sự đổi mới chính là yếu tố quyết định cho sự tồn tại. Citibank là một trong những ngân hàng lớn đã tạo ra thương hiệu của mình nhờ cách kinh doanh mới mẻ sáng tạo. Các hình thức hoạt động kinh doanh đơn lẻ và tập đoàn đã đạt được mức tăng trưởng chưa từng có từ trước đến nay. Citibank đã gây dựng sự nổi tiếng của mình nhờ vào việc luôn tập trung vào những sản phẩm mới dựa trên việc khảo sát và nắm bắt rõ nhu cầu khách hàng. Ngân hàng còn đặc biệt chú ý tới công chúng, tập trung nhiều vào hiệu quả giáo dục. Năm 1998, hơn 100 nhân viên của Citibank đã sử dụng kỳ nghỉ của mình để đưa 300 học sinh đi vườn thú… Cách tạo thương hiệu của ngân hàng Citibank là đa dạng hóa sản phẩm, phong cách phục vụ tốt nhất, tạo nên ấn tượng đẹp đẽ cho công chúng. - NHNT cần lựa chọn phạm vi xây dựng thương hiệu trên chiến lược phát triển thị trường của mình: NHNT nên tận dụng thế mạnh của mình để phát triển trên các phân đoạn thị trường mình lựa chọn như: phát triển trên thị trường thẻ tín dụng quốc tế và thanh toán quốc tế… - NHNT cần đưa ra cho mình một triết lý kinh doanh: Mỗi ngân hàng đều có triết lý kinh doanh của riêng mình. Đó chính là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiển của ngân hàng. Triết lý kinh doanh phải phản ánh được vai trò, vị thế ngân hàng và các ý tưởng mà ngân hàng muốn thực hiện. Một số triết lý kinh doanh của một số ngân hàng nổi tiếng như: HSBC là “Ngân hàng 112 toàn cầu am hiểu địa phương”; Citibank “ The city never sleep” (phục vụ khách hàng bất kỳ thời gian nào). - NHNT cần xây dựng truyền thống, phong cách làm việc, nghi lễ tổ chức riêng biệt của ngân hàng mình. Phong cách làm việc ở một ngân hàng thể hiện ở từng cá nhân, từ người đứng đầu đến nhân viên. Kinh doanh ngân hàng muốn đạt hiệu quả cao đòi hỏi đội ngũ quản lý và nhân viên ngân hàng phải có tác phong chuyên nghiệp, thể hiện ở nhiều khía cạnh: phong cách quản lý, chiêu mộ nhân tài, tạo ra môi trường làm việc thoải mái. - NHNT cần cây dựng các biểu tượng bề ngoài của ngân hàng mình: Văn hóa ngân hàng còn thể hiện qua các biểu tượng của ngân hàng như: trang phục của nhân viên, cách bài trí trụ sở, hình thức cụ thể của sản phẩm như: logo…Hiện nay logo của NHNT là 3 chữ VCB màu xanh lá cây biểu tượng sức sống hồi sinh. - Công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh được xem là một công cụ cạnh tranh có hiệu quả, nó là một hoạt động không thể thiếu trong cơ chế thị trường. Có thể nói rằng trong thời buổi bùng nổ thông tin, người dân lúc nào cũng có thể nghe, nhìn thấy hoặc trao tận tay các loại thông tin từ mọi phương tiện khác nhau. Để thực hiện tốt công tác này thì ngoài việc tuyên truyền quảng bá hình ảnh ra công chúng, NHNT cần phải làm tốt khâu tuyên truyền trong nội bộ ngân hàng, có như thế thì mới tạo ra được sự nhất quán, đồng nhất. Công tác tuyên truyền quảng bá không chỉ là nhiệm vụ của bộ phận chuyên trách mà phải là nhiệm vụ của toàn thể cán bộ nhân viên NHNT: Một nhân viên ngân hàng tốt sẽ tạo sự thiện cảm cho cả một ngân hàng, nhiều nhân viên tốt sẽ thu hút được khách hàng, tất cả mọi nhân viên đều tốt thì tạo ra sự thành công cho ngân hàng. 3.3.5. Giải pháp phát triển hạ tầng công nghệ thông tin 113 Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên thông tin, được đặc trưng bởi tầm quan trọng rất cao của công nghệ và thông tin. Cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã tác động tích cực đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế xã hội, làm thay đổi cả lối sống, phong cách làm việc, tư duy của con người. Chính vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế đã trở thành một xu thế tất yếu. Các thành phần kinh tế khi phát triển theo kinh tế thị trường cũng phải đối đầu với cạnh tranh ngày càng mạnh và tinh vi. Con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất để giành lợi thế cạnh tranh là tự đổi mới, cải cách , mà nhất là đổi mới công nghệ gắn liền với ứng dụng công nghệ thông tin. Mặc dù hiện tại với nền tảng công nghệ được đánh giá là tiên tiến so với mặt bằng trong nước và có khả năng phát triển các sản phẩm trị giá gia tăng cao, tuy nhiên, việc triển khai công nghệ thông tin tại NHNT là một quá trình phức tạp, tốn nhiều thời gian và chi phí cho ngân hàng.Vì vậy NHNT cần phải: - Đầu tư, nâng cấp và hiện đại hóa ngân hàng (cả phần cứng và phần mềm) ở hội sở chính và các chi nhánh một cách đồng bộ để đảm bảo kết nối thông tin và xây dựng mạng giao diện trực tuyến trên toàn quốc giữa các chi nhánh và hội sở chính, đồng thời đảm bảo hội sở chính là trung tâm đầu não lưu trữ, xử lý thông tin và điều hành kinh doanh toàn hệ thống, giảm bớt khoản cách giữa các chi nhánh tạo điều kiện cho việc ứng dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử tiên tiến và triển khai các giao dịch ngân hàng từ xa qua Internet, điện thoại, máy tính cá nhân. - Củng cố và phát triển các sản phẩm mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại gồm có: tài khoản cá nhân kết hợp với những dịch vụ giá trị gia tăng như: trả lương, thẻ, sao kê, trả các hóa đơn dịch vụ; các sản phẩm đầu tư: quản lý tài sản, tài khoản đầu tư tự động, quản lý vốn tập trung, thẻ liên kết; sản 114 phẩm tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm bảo hiểm; các sản phẩm cho vay cầm cố, phát triển các tiện ích mới của ATM… - Tăng cường công tác đào tạo, chuẩn hóa về trình độ công nghệ thông tin cho toàn bộ các cán bộ nhân viên NHNT, từ cấp lãnh đạo cao nhất (để khai thác thông tin có sẳn trong hệ thống sử dụng công nghệ Olap) đến nhân viên tác nghiệp (nhằm tăng hiệu quả làm việc và chất lượng phục vụ khách hàng). Đây cần được coi là một công việc có tính ưu tiên cao do tính ảnh hưởng của trình độ khai thác và quản lý công nghệ thông tin đối với năng lực cạnh tranh của NHNT. Đào tạo phải được coi là một quá trình thường xuyên và liên tục cho sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin. Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại giúp cho NHNT nâng cao chất lượng quản lý, đảm bảo an toàn trong hoạt động, giảm chi phí quản lý, giảm giá thành sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh. Vì vậy có thể nói rằng nền tảng công nghệ thông tin hiện đại không những là chìa khóa tạo cho NHNT khẳng định vị trí, vai trò của mình là nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu Việt Nam, mà còn giúp NHNT tự tin hơn khi tham gia quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. 3.3.6. Giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Trong hoạt động kinh doanh, nhất là kinh doanh hiện đại, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công và sự khác biệt của mỗi doanh nghiệp. Nguồn nhân lực còn đặc biệt quan trọng hơn đối với hoạt động dịch vụ, nhất là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng khi mà tổ chức đó có hai “tài sản” đáng giá nhất là đội ngũ cán bộ nhân viên và trụ sở làm việc khang trang hiện đại. Làm thế nào để xây dựng được nguồn nhân lực tốt là câu hỏi luôn đặt ra cho các nhà quản trị ngân hàng. Việc các nhà lãnh đạo NHNT phải làm là: * Đào tạo và đào tạo lại cho nguồn nhân lực hiện có 115 - Tăng cường các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và cập nhật kiến thức mới cho cán bộ nhân viên bằng các khóa đào tạo ngắn ngày tại NHNT hoặc thông qua liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, đảm bảo cho nhân viên ngân hàng có các kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành tốt công việc được giao và tạo điều kiện cho cá nhân được phát triển tối đa các năng lực cá nhân. - Thường xuyên tổ chức tập huấn, hội thảo, trao đổi về hoạt động nghiệp vụ. Đặc biệt là các nghiệp vụ về thanh toán quốc tế; bảo lãnh; kiến thức về phát triển các dịch vụ mới của các ngân hàng trên thế giới…Song song đó, tổ chức các lớp bồi dưỡng về tư tưởng chính trị - văn hoá nhằm nâng cao nhận thức, tư tưởng, đạo đức của nhân viên trong thời đại hiện nay. - Áp dụng chương trình hướng nghiệp và đào tạo cho nhân viên như: bổ sung kiến thức cơ bản về ngoại ngữ, tin học, giao tiếp nhằm nâng cao năng lực thực tế cho nhân viên, giúp nhân viên làm quen với các dịch vụ mới phát triển. Đồng thời xây dựng kế hoạch đào tạo, huấn luyện và đào tạo lại nhân viên mỗi khi có sự thay đổi về cơ chế, chính sách, mục tiêu kinh doanh, quy trình công nghệ kỹ thuật… * Có chính sách tuyển dụng thu hút nguồn nhân lực trẻ, có trình độ cao Theo quan điểm các ngân hàng có uy tín trên thế giới, nhân viên được coi là tài sản chiến lược. Việc bồi dưỡng nhân lực bắt đầu từ việc tuyển chọn những người có năng lực, có hoài bảo, năng động, sáng tạo…Vì vậy phải tuyển chọn nhân viên đúng người, đúng cách. Theo Michael L.Schnell, chủ tịch ngân hàng thứ nhất của Mỹ, chìa khoá dẫn đến thành công của họ là tuyển chọn được nhân viên thật tốt. Để thu hút được nguồn nhân lực này thì NHNT cần giải quyết tốt hai vấn đề: Có cơ chế thi tuyển bài bản và có chính sách khuyến khích nhân tài 116 - Thiết lập qui trình tuyển dụng chặt chẽ bao gồm hệ thống tiêu chuẩn và cách thức tổ chức thi tuyển; công khai hoá thông tin tuyển dụng nhằm tạo khả năng thu hút nhân tài từ nhiều nguồn khác nhau, tránh tình trạng tuyển dụng từ các mối quan hệ. - Thực hiện các chính sách ưu đãi, chính sách thu hút nhân tài để tuyển chọn những người có đức có tài vào làm việc. Trong đó nên tuyển dụng tất cả các sinh viên giỏi, sinh viên tốt nghiệp thủ khoa tại các trường Đại học Ngân hàng; Đại học Kinh tế và các trường Đại học khác theo những yêu cầu, mục đích tuyển dụng. * Tạo ra môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ hợp lý Tạo cho nhân viên ngân hàng một môi trường làm việc tốt là một chính sách hàng đầu của ngân hàng First Bank. Môi trường làm việc tốt là ở đó, đội ngũ nhân viên làm việc tận tâm, năng động sáng tạo, mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên cởi mở, chân thực, thẳng thắn. Đó chính là môi trường nảy nở và phát huy tốt nhất mối quan hệ con người – cơ sở cho sự hợp tác nâng cao chất lượng kinh doanh ngân hàng. Làm việc trong một môi trường mà người lãnh đạo luôn coi trọng giá trị con người, thì rõ ràng không lạ gì khi người lao động coi ngân hàng là nhà, và cống hiến hết mình với thái độ và trách nhiệm lao động tốt nhất. Trong cuộc sống ai cũng muốn được hạnh phúc, có nghĩa là được thoả mãn những những nhu cầu vật chất và tinh thần. Đối với người lao động luôn mong muốn có 2 thứ đó là thu nhập cao và cơ hội thăng tiến tốt. Đây là ước muốn và nhu cầu cơ bản nhất của mỗi người. Như đã đề cập ở phần trên thu nhập và chế độ đãi ngộ là một trong những nguyên nhân lớn làm nhiều nhân viên giỏi phải ra đi vì vậy NHNT cần xây dựng một khung lương, một cơ chế lương cho phù hợp, trả lương theo công việc chứ không theo kiểu bình quân. Đồng thời khen thưởng, động viên 117 cũng phải kịp thời, hợp lý; quan tâm châm lo hơn nữa đến đời sống của người lao động. Cần xây dựng một mối quan hệ tốt giữa nhà quản trị với nhân viên, đặc biệt là nhân viên giỏi và giữa các nhân viên với nhau. Từ đó hãy tạo nên một thứ văn hóa mà tất cả nhân viên ràng buộc với nhau không chỉ với tin thần đồng đội, đồng nghiệp mà như những người thân trong gia đình, xem NHNT như là nhà của họ. Duy trì quan hệ tốt bằng những việc rất nhỏ như quà tặng sinh nhật, hỏi thăm chuyện gia đình, quan tâm lúc ốm đau… Các nhà quản trị NHNT cũng cần quan tâm hơn đến nhân viên, hãy tin tưỡng và mạnh dạn giao việc cho họ, thấy được tầm quan trọng của họ đối với công việc và ngân hàng. Từ đó, có thể hình thành lòng trung thành, sự tin tưởng và phát triển thành sự cam kết, cộng tác. Hãy tạo cơ hội tốt nhất cho nhân viên phát huy hết năng lực để cống hiến cho ngân hàng cũng như thỏa mãn được sự hiếu thắng và tự mãn của họ; hãy cho họ thấy rằng năng lực nghề nghiệp mới chính là chìa khoá của sự thành công và thăng tiến 3.3.7. Xây dựng chiến lược Marketing và tăng cường thực hiện công tác chăm sóc khách hàng. Một trong những nguyên nhân hoạt động kinh doanh của NHNT chưa thực sự phát huy hết tiềm năng là do hoạt động marketinh chưa hoàn thiện. Đối với các hoạt động marketing của NHNT, với những đặc thù riêng của mình, cần tập trung giải quyết 3 vấn đề cơ bản: kênh phân phối, thị trường và khách hàng. * Tăng cường kênh phân phối, chất lượng kênh phân phối Phát triển kênh phân phối bằng việc mở rộng mạng lưới là lợi thế nổi trội của các NHTM Việt Nam, trong thời gian qua các ngân hàng đã phát huy tối đa lợi thế này, bằng chứng là sự xuất hiện ngày càng nhiều hệ thống các 118 chi nhánh cấp 2, các phòng quầy giao dịch khắp mọi nơi, NHNT cũng không nằm ngoài xu hướng đó, vì vậy: NHNT cần khẩn trương quy hoạch, sắp xếp lại đi đôi với tiếp tục mở rộng hợp lý mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch và các kênh phân phối khác của NHNT để phục vụ cho mục tiêu phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Phát triển các kênh phân phối nước ngoài qua các hình thức hiện diện thương mại: (văn phòng đại diện, chi nhánh, đơn vị trực thuộc) của NHNT ở nước ngoài, đặc biệt ở các quốc gia, vùng lãnh thổ tại các nước ASEAN, Bắc Mỹ, châu Âu và châu Phi… có quan hệ đầu tư, thương mại lớn và có tiềm năng phát triển với Việt Nam để từng bước thâm nhập và cạnh tranh cung cấp dịch vụ ngân hàng trên thị trường quốc tế, hỗ trợ kinh doanh xuất nhập khẩu, đầu tư ra nước ngoài… của các doanh nghiệp Việt Nam. Mở rộng mạng lưới các ngân hàng đại lý trong nước và quốc tế để cung cấp dịch vụ ngân hàng qua biên giới, phát triển mạnh các chương trình hợp tác kinh doanh đối ngoại đến các nhóm khách hàng và thị trường mục tiêu ngoài phạm vi địa giới hoạt động của NHNT. Trong thời gian sắp tới, NHNT cần tiếp tục phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm hiện đại, nhiều tiện ích hơn. Nếu làm tốt được công tác này thì có nghĩa là NHNT chẳng những đem lại hiệu quả mà còn sở hữu một giá trị to lớn về tài sản vô hình. * Về thị trường Trong bối cảnh sức ép trên thị trường ngày càng gia tăng cùng với xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế, để hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày một phát triển, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, NHNT cần hướng hoạt động ra thị trường nước ngoài, trước mắt là thị trường khu vực thương mại tự do ASEAN, tiến tới là thị trường Mỹ, nhất là Bắc Mỹ, EU và châu Phi, chủ động hội nhập, ký kết hợp đồng hợp tác với nhiều đối tác, các ngân hàng và các 119 TCTD nước ngoài. Nghiên cứu thị trường theo đặc điểm của từng khu vực, chính sách xuất khẩu của mỗi quốc gia, các cơ chế nghiệp vụ theo từng ngành sản xuất và các sản phẩm. * Chăm sóc khách hàng Chăm sóc khách hàng có thể được hiểu là phục vụ khách hàng theo cách mà họ mong muốn, là thực hiện những hoạt động cần thiết để giữ các khách hàng mà ngân hàng đang có. Để phát triển hiệu quả hoạt động chăm sóc khách hàng, NHNT cần quan tâm đến những hoạt động cụ thể sau: - Nghiên cứu và xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin khách hàng tại ngân hàng Cơ sở dữ liệu khách hàng là một tập hợp có tổ chức của những số liệu đầy đủ về từng khách hàng hiện có, khách hàng triển vọng có thể tiếp cận và có thể tác động được để phục vụ cho những mục đích marketing và cơ sở dữ liệu có vai trò: + Hiểu biết về nhu cầu của khách hàng và những gì mà họ mong muốn; + Đo lường sự hài lòng của khách hàng; + Nhận biết những khách hàng bỏ đi. Để từ đó đưa ra giải pháp marketing thích hợp. - NHNT cần phân loại khách hàng và xây dựng các chương trình chăm sóc khách hàng phù hợp. Trên cơ sở dữ liệu thông tin khách hàng, ngân hàng tiến hành phân loại khách hàng, nhận diện các khách hàng quan trọng và xây dựng chương trình khách hàng thân thiết. Các chương trình chăm sóc khách hàng là vô hạn và khả năng sáng tạo là vô cùng to lớn, đòi hỏi NHNT tùy theo khả năng nguồn lực và đặc điểm của các nhóm khách hàng mà xây dựng chương trình cho phù hợp. - Tổ chức bộ phận chăm sóc khách hàng tại ngân hàng 120 Hiện nay NHNT chỉ có phòng chăm sóc khách hàng tại hội sở chính, ở các chi nhánh chưa có tổ chức, vì vậy cần tổ chức bộ phận chăm sóc khách hàng tại các chi nhánh để thực hiện tốt các hoạt động hỗ trợ khách hàng, giải quyết những thắc mắc, theo dõi khiếu nại và phân tích phản ứng của khách hàng. Nhiệm vụ của bộ phận chăm sóc khách hàng bao gồm: + Theo dõi và sớm nhận biết các tình huống nghiêm trọng xảy ra như: Khách hàng có thể chuyển sang sử dụng các dịch vụ của ngân hàng khác; khách hàng phàn nàn về dịch vụ ngân hàng với người khác và đặc biệt với giới công luận; khách hàng có khiếu nại, khiếu kiện đối với ngân hàng… + Tiếp nhận và giải quyết các ý kiến , thắc mắc của khách hàng. - Phong cách thái độ phục vụ phải chuyên nghiệp Sự chuyên nghiệp của một nhân viên ngân hàng trong công việc là phải giải quyết nhanh, chính xác và đảm bảo an toàn; trong giao tiếp với khách hàng phải có đủ trí tuệ, sự tự tin và thái độ trân trọng khiêm nhường. Sự chuyên nghiệp còn có thể ví von như là một quy trình sản xuất công nghiệp, cần phải luyện tập thường xuyên thành thói quen. Đối với NHNT, cần thiết thực hiện nhiều biện pháp kết hợp để có được một phong cách làm việc và thái độ phục vụ chuyên nghiệp. Việc trước tiên phải làm là công tác đào tạo và làm thay đổi nhận thức của nhân viên, kế đến là phải rà soát lại và hoàn chỉnh nội quy lao động, nội quy cơ quan một cách cụ thể, có chế độ thưởng phạt thỏa đáng. Tiếp theo là hoàn chỉnh lại quy trình nghiệp vụ có sự cập nhật những thay đổi về mô hình, công nghệ, sản phẩm mới một cách đầy đủ, thực hiện nghiêm chỉnh về quy chế khách hàng và giao tiếp khách hàng… 3.4. Các giải pháp hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. 3.4.1. Kiến nghị với Quốc hội về luật NHNN và luật các TCTD 121 * Xây dựng NHNN Việt Nam trở thành một NHTW hiện đại Năm 2003 luật NHNN Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung, nhưng không có gì ảnh hưởng tới mô hình của NHNN Việt Nam. Những hạn chế của mô hình này đã tác động tới quá trình hội nhập của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Vì vậy phải tiếp tục sửa đổi luật NHNN Việt Nam để mô hình NHNN Việt Nam phải là một NHTW thật sự, thích hợp với một quốc gia có nền kinh tế thị trường hội nhập. * Xây dựng luật về Tổ chức kinh doanh tiền tệ thay cho luật các TCTD hiện hành Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, kiến nghị việc xây dựng các Luật chuyên ngành cho các tổ chức kinh doanh tiền tệ theo hướng sau: - Tách biệt Luật các TCTD thành các Luật riêng biệt: + Luật NHTM: điều chỉnh tổ chức và hoạt động của các NHTM + Luật các tổ chức tài chính phi ngân hàng: điều chỉnh tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính không phải là NHTM nhưng có kinh doanh tiền tệ. - Đảm bảo tính độc lập của các tổ chức kinh doanh tiền tệ. + Bỏ hẳn cơ chế xin cho, nếu cơ chế đó không ảnh hưởng tới việc kinh doanh mà NHNN cần quản lý. + Quy định rõ ràng nội dung được phép kinh doanh (hoặc bị cấm kinh doanh) để không dẫn tới việc vi phạm pháp luật của tổ chức kinh doanh do tính không rõ ràng của pháp luật. + Hạn chế tình trạng để nhiều “khoảng hở” của Luật cho Chính phủ hoặc NHNN hoặc các cơ quan quản lý Nhà nước khác hướng dẫn. + Áp dụng các quy phạm quốc tế để các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều bình đẳng trong thực hiện và công bằng khi áp dụng chuẩn mực đánh giá. 122 3.4.2. Kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN Việt Nam và các Bộ có liên quan. - Xây dựng khung pháp lý cho các mô hình tổ chức tín dụng mới, các tổ chức có hoạt động mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động của các tổ chức tín dụng như: Công ty xếp hạng tín dụng, công ty môi giới tiền tệ nhằm phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng. - Đổi mới cơ chế chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng; tách bạch hoàn toàn tín dụng chính sách và tín dụng thương mại. - Hoàn thiện các quy định phù hợp với yêu cầu ứng dụng công nghệ điện tử và chữ ký điện tử trong lĩnh vực ngân hàng. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý ngoại hối theo hướng kiểm soát có chọn lọc các giao dịch vốn (Việt Nam đã tự do hóa hoàn toàn các giao dịch vãng lai). - Hoàn thiện các quy định về dịch vụ ngân hàng hiện đại như hoán đổi rủi ro tín dụng, các dịch vụ ủy thác, các sản phẩm phái sinh… - Chính sách tiền tệ cần tiếp tục được điều hành thận trọng, linh hoạt phù hợp với biến động thị trường, tăng cường vai trò chủ đạo của nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ; gắn điều hành tỷ giá với lãi suất; gắn điều hành nội tệ với điều hành ngoại tệ; nghiên cứu, lựa chọn lãi suất chủ đạo của NHNN để định hướng và điều tiết lãi suất thị trường. - Nâng cao công tác phân tích và dự báo kinh tế tiền tệ phục vụ cho công việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới Ngân hàng Nhà nước thành Ngân hàng Trung ương hiện đại theo hướng áp dụng mô hình kinh tế lượng vào dự báo lạm phát và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tiền tệ khác - Xây dựng quy trình thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro, thiết lập hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện các TCTD đang gặp khó khăn thông qua giám sát từ xa và xếp hạng TCTD. 123 - Tăng cường vai trò và năng lực hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tín dụng nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các TCTD. KẾT LUẬN CHƯƠNG III Trên cơ sở quan điểm, định hướng Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam đến năm 2015, đề tài chỉ ra bảy nhóm giải pháp và các kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Các giải pháp kiến nghị đều xuất phát từ từ thực tiễn trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam. 124 PHẦN KẾT LUẬN Toàn cầu hoá và khu vực hóa đã và đang trở thành một xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển kinh tế thế giới. Để tiếp cận được những thành tựu khoa học – kỹ thuật ngày càng gia tăng ở các quốc gia phát triển và không bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển kinh tế nói trên, các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam đều phải nỗ lực để hội nhập vào xu thế chung đó. Có thể nói, việc chính thức là thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế. Tuy nhiên, những thách thức đối với nền kinh tế cũng là vấn đề đáng quan tâm, trong đó có ngành ngân hàng. Theo cam kết hội nhập, từ 01/04/2007 Việt Nam sẽ cho phép các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được hoạt động và thực hiện hầu hết các nghiệp vụ như một ngân hàng nội địa, được đối xử ngang bằng theo đúng nguyên tắc tối huệ quốc gia của WTO. Khi đó các NHTM Việt Nam sẽ phải gặp những đối thủ mạnh về thương hiệu, vốn công nghệ, nhân lực, kinh nghiệm, sản phẩm… ngay trên “sân nhà” Việt Nam. Là một trong những NHTM Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh như thế nào để phát triển bền vững trong xu thế hội nhập. Đề tài “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam thời kỳ hậu WTO” được thực thi sẽ góp phần thực hiện tốt những định hướng của Chính phủ và NHNN Việt Nam, củng cố bước đi và sự phát triển bền vững của hệ thống NHTM Việt Nam hiện tại cũng như trong tương lai. PHỤ LỤC Bảng 1: Lợi nhuận sau thuế NHNT (tỷ VND) 222 617 1,104 2,875 2,181 1,290 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Năm [Nguồn: Báo cáo thường niên NHNT] ( Ghi chú: Số liệu 2007 chưa kiểm toán) Tỷ đồng Bảng 2: Dư nợ tín dụng NHNT. 29,335 39,678 50,831 61,044 67,734 95,908 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Năm [Nguồn:Báo cáo thường niên NHNT] ( Ghi chú: Số liệu 2007 chưa kiểm toán) Bảng 3: Tổng tích sản phẩm NHNT (tỷ VNĐ) 81,668 97,653 120,006 166,952 195,964 136,721 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Năm [Nguồn: Báo cáo thường niên NHNT] (Ghi chú: Số liệu 2007 từ Báo cáo NHNT chưa kiểm toán) Bảng 4: Tổng tích sản 2006- 14 ngân hàng hàng đầu. Đơn vị tính: tỷ VND [Nguồn:Báo cáo của các ngân hàng] Các Ngân hàng Tổng tích sản Agribank 293.900 Vietcombank 166.952 Investmt & Devpt.bank ( BIDV) 161.277 Incombank 138.264 Vietnam Devpt.Bank 105.000 Asia Commercial.Bank 44.645 Sacombank 24.776 Social Policy ( VBSP) 22.507 Mekong Housing Devpt.Bank 18.832 Eximbank 18.332 Techcombank 17.541 Military Bank 15.159 Habubank 11.685 Saigon Commercial.Bank 10.974 Bảng 5: Lợi nhuận trước thuế năm 2006 - Một số ngân hàng Đơn vị tính:Tỷ VND Các Ngân hàng Lợi nhuận trước thuế Vietcombank 3.888 Investmt & Devpt.bank ( BIDV) 1.206 Incombank 780 Asia Commercial.Bank 682 Sacombank 543 Techcombank 356 Eximbank 340 Saigon Commercial.Bank 151 [Nguồn: Báo cáo của các ngân hàng] Bảng 6: Bảng cân đối kế toán 2004-2006 Đơn vị: triệu VND Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Tiền mặt và các khoản tương đương tiền tại quỹ 1.993.108 2.006.400 2.418.207 Tiền gửi tại NHNN 2.607.245 6.336.385 11.848.460 Tiền gửi tại TCTD khác 2.940.293 1.987.289 1.804.381 Tiền gửi có kỳ hạn và cho vay các TCTD khác 35.661.651 40.396.227 50.430.388 Đầu tư vào chứng khoán 21.569.283 23.279.354 31.116.572 Cho vay khách hàng 53.604.547 61.043.981 67.742.519 Dự phòng rủi ro tín dụng (828.835) (1.342.730) (1.490.470) Đầu tư góp vốn vào công ty liên doanh, liên kết 276.259 382.121 487.717 Đầu tư góp vốn dài hạn khác 170.868 260.820 476.970 Tài sản cố định hữu hình 772.970 939.784 955.458 Tài sản cố định vô hình 142.220 154.746 191.373 Lãi dự thu 441.176 615.743 550.977 Các tài sản khác 655.482 396.292 419.468 TỔNG TÀI SẢN 120.006.267 136.456.412 166.952.020 Tiền gửi thanh toán Kho bạc nhà nước, TCTD khác 13.663.881 11.831.437 16.468.355 và phải trả NHNN Tiền vay từ NHNN Việt Nam 3.159.323 171.671 5.878.041 Tiền gửi có kỳ hạn và cho vay các TCTD khác 5.250.957 1.725.962 6.615.605 Tiền gửi khách hàng và các khoản phải trả khách hàng 86.362.941 108.313.175 119.778.871 Trái phiếu tăng vốn và các nguồn vốn vay khác 2.258.719 3.775.243 3.840.742 Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phải trả 167.147 196.969 118.982 Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả - 1.555 1.570 Lãi dự chi 1.084.114 875.113 1.549.858 Các công nợ khác 809.240 1.077.152 1.497.654 TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 112.756.322 '127.968.277 155.749.678 Vốn điều lệ 4.206.527 4.279.127 4.356.737 Vốn khác 1.022.611 1.158.253 1.180.827 Các quỹ dự trữ 83.859 2.728.353 5.227.449 Quỹ chênh lệch tỷ giá do chuyển đổi báo cáo tài chính 11.852 90.220 90.371 Quỹ đánh giá lại tài sản 1.730.366 11.914 13.741 Lợi nhuận để lại 125.572 148.034 258.123 TỔNG VỐN CHỦ SỞ HỮU 7.180.787 8.415.901 11.127.248 LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 69.158 72.234 75.094 TỔNG NGUỒN VỐN 120.006.267 136.456.412 166.952.020 CÁC KHOẢN MỤC NGOẠI BẢNG 16.548.327 20.563.785 61.293.090 [ Nguồn: Bản công bố thông tin NHNT] Bảng 7: Báo cáo thu nhập, chi phí 2004-2006 Đơn vị : triệu VND Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Thu nhập lãi và các khoản tương đương 4.337.112 6.344.256 9.156.930 Thu nhập lãi và các khoản tương đương (2.440.551) (3.034.139) (5.272.632) THU NHẬP LÃI THUẦN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG 1.896.561 3.310.117 3.884.298 Thu phí dịch vụ 548.252 622.805 723.498 Chi phí dịch vụ (129.722) (175.246) (175.246) Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 207.382 192.780 274.052 Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh chứng khoán 33.473 18.921 100.776 Lãi/(lỗ) thuần từ đầu tư, góp vốn mua cổ phần (26.549) 30.590 108.099 Thu nhập cổ tức 13.790 14.546 52.027 Thu nhập khác 300.791 270.856 313.899 TỔNG THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2.843.978 (4.285.369) 5.281.403 Lương và các chi phí nhân viên khác (226.010) (394.430) (448.882) Chi phí khấu hao (157.544) (231.729) (314.495) Chi phí khác cho hoạt động kinh doanh (499.273) (340.781) (450.180) TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (882.827) (966.940) (1.213.557) THU NHẬP HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THUẦN 1.961.151 3.318.429 4.067.846 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (462.566) (1.337.685) (168.227) Chi phí dự phòng cho tài sản xiết nợ - - (1.590) Chi phí dự phòng chung cho cam kết ngoại bảng - (220.861) (4.361) LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 1.498.585 1.759.883 3.893.668 Thuế thu nhập doanh nghiệp (394.772) (467.330) (1.016.647) LỢI NHUẬN SAU THUẾ 1.103.813 1.292.553 2.877.021 Lợi ích của cổ đông thiểu số (1.040) (2.344) (1.858) LỢI NHUẬN THUẦN TRONG NĂM 1.102.773 1.290.209 2.875.163 [ Nguồn: Bản công bố thông tin NHNT] Bảng 8: Cơ cấu Bảng tổng kết tài sản dự kiến cho năm 2008 (so sánh 2007) Đơn vị: triệu VND THỰC HIỆN 2007 KẾ HOẠCH TĂNG TRƯỞNG (%) CHỈ TIÊU (Chưa kiểm 2008 TƯƠNG toán) TUYỆT ĐỐI ĐỐI Tiền mặt và các khoản tương đương tiền tại quỹ 3.202.800 3.843.360 640.560 20,00% Tiền gửi tại NHNN 11.662.018 15.700.000 4.037.982 34,63% Tiền gửi và cho vay các TCTD khác 41.777.580 29.410.800 -12.366.780 -29,60% Đầu tư vào giấy tờ có giá 39.034.537 31.911.000 -7.123.537 -18,25% Cho vay khách hàng 95.908.874 123.915.001 28.006.126 29,20% Dự phòng rủi ro tín dụng -2.007.313 -2.321.313 -314.000 15,64% Đầu tư góp vốn vào công ty liên doanh, liên kết 502.140 1.260.810 758.670 151,09% Đầu tư góp vốn dài hạn khác 1.144.383 2.316.690 1.172.307 102,44% Tài sản cố định hữu hình 598.524 748.525 150.000 25,06% Tài sản cố định vô hình 216.630 296.630 80.000 36,93% Lãi dự thu 1.470.101 1.688.522 281.420 20,00% Các tài sản khác 2.516.886 2.313.575 -203.311 -8,08% TỔNG TÀI SẢN 195.964.160 211.083.597 15.119.437 7,72% Tiền gửi của Chính phủ, NHNN Việt Nam 12.685.256 1.769.000 -10.916.256 -86,05% Tiền gửi, vay TCTD khác, vay NHNN 19.961.442 25.832.000 5.870.558 29,41% Tiền gửi và các khoản phải trả khách hàng 145.437.503 158.861.000 13.423.497 9,23% Vốn tài trợ, UTĐT 191.033 229.239 38.207 20,00% Lãi dự chi 1.760.314 2.112.377 352.063 20,00% Các công nợ khác 2.693.679 1.948.751 -744.927 -27,65% TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 182.729.227 '190.752.368 8.023.141 4,39% Vốn điều lệ 4.429.337 15.000.000 10.570.663 238,65% Vốn khác 1.211.896 2.895.301 1.683.405 138,91% Các quỹ dự trữ 2.459.564 0 -2.459.564 -100,00% Lợi nhuận để lại / chưa phân phối 5.134.137 2.435.928 -2.698.208 -52,55% TỔNG VỐN CHỦ SỞ HỮU 13.234.934 20.331.229 7.096.296 53,62% TỔNG NGUỒN VỐN 195.964.160 211.083.597 15.119.437 7,72% [ Nguồn: Tài liệu Đại hội cổ đông NHTMCP Ngoại thương - 2008] Bảng 9: Kế họach tài chính – Dự kiến thu nhập và chi phí năm 2008 (so sánh 2007) Đơn vị: tỷ VND THỰC HIỆN 2007 KẾ HOẠCH TĂNG TRƯỞNG (%) CHỈ TIÊU (Chưa kiểm 2008 TƯƠNG toán) TUYỆT ĐỐI ĐỐI I.Thu từ lãi 11.312 14.037 2.725 24,09% 1.Thu lãi cho vay 7.322 9.683 2.361 32,25% 2.Thu lãi tiền gửi 3.990 4.354 364 9,12% II.Chi trả lãi (7.331) (9.500) (2.169) 29,59% 1.Chi trả lãi tiền gởi (6.600) (8.356) (1.756) 26,61% 2.Chi trả lãi tiền vay (306) (501) (195) 63,73% 3.Chi trả lãi phát hành giấy tờ có giá (425) (643) (218) 51,29% III Thu nhập từ lãi (I + II) 3.981 4.537 556 13,97% IV. Thu nhập từ hoạt động khác: 2.186 2.338 152 6,94% 1. Thu nhập ròng về dịch vụ 610 720 110 18,03% 2. Thu nhập ròng về KD ngoại tệ 394 388 (6) -1,52% 3. Thu nhập ròng về KD chứng khoán 228 192 (36) -15,79% 4. Các khoản thu nhập bất thường '439 450 11 2,51% 5. Thu lãi góp vốn, mua cổ phần 333 423 90 27,03% 6. Thu nhập ròng từ HĐKD khác 182 165 (17) -9,34% V. Tổng thu nhập từ HĐKD (III + IV) 6.167 6.875 708 11,48% VI. Chi hoạt động quản lý (1.905) (2.587) (682) 35,80% 1. Chi khấu hao cơ bản TSCĐ (322) (420) (88) 26,51% 1. Chi lương (713) (1.171) (458) 64,24% 1. Chi khác (860) (996) (136) 15,81% VII. Thu nhập trước dự phòng (V + VI) 4.262 4.288 26 0,60% VIII. Chi dự phòng (1.233) (905) 328 -26,60% IX. Thu nhập trước thuế (VII + VIII) 3.029 3.383 354 11,68% X. Thuế thu nhập (28%) (848) (947) (99) 11,67% XI. Thu nhập sau thuế (IX-X) 2.181 2.436 255 11,68% VỐN CHỦ HỮU( Bình quân) 12.868 15.500 2.632 20,45% ROE 16,95% 15,71% TỶ LỆ CHIA CỔ TỨC - 12,08% [ Nguồn: Tài liệu Đại hội cổ đông NHTMCP Ngoại thương VN - 2008] Bảng10: Các mô hình tập đoàn tài chính trên thế giới TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo thường niên Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 2004, 2005, 2006. 2. Micheal E. Porter, Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội - 1996 3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Vụ chiến lược phát triển ngân hàng (2006), Kỷ yếu, Các công trình nghiên cứu khoa học ngành Ngân hàng (Quyển 5,6), NXB Văn hóa – Thông tin. 4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Vụ chiến lược phát triển ngân hàng (2007), Kỷ yếu, Các công trình nghiên cứu khoa học ngành Ngân hàng (Quyển7), NXB Văn Hóa – Thông tin. 5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Vụ chiến lược phát triển ngân hàng (2005), Kỷ yếu hội thảo khoa học, Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, NXB Phương Đông. 6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Vụ chiến lược phát triển ngân hàng (2005), Kỷ yếu hội thảo khoa học, Tăng cường sự gắn kết giữa đào tạo nguồn nhân lực và hoạt động của các Tổ chức Tín dụng ở Việt Nam, NXB Thống kê. 7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Vụ chiến lược phát triển ngân hàng (2006), Kỷ yếu hội thảo khoa học, Xây dựng mô hình Tập đoàn Tài chính – Ngân hàng ở Việt Nam, NXB Văn hóa – Thông tin. 8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Vụ chiến lược phát triển ngân hàng (2006), Kỷ yếu hội thảo khoa học, Công nghệ và dịch vụ Ngân hàng hiện đại, NXB Văn hóa – Thông tin. 9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Vụ chiến lược phát triển ngân hàng (2007), Kỷ yếu hội thảo khoa học, Phát triển dịch vụ bán lẻ của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, NXB Văn hóa – Thông tin. 10. Tạp chí Ngân hàng 2006 – 2007. 11. Tạp chí Tài chính 2006 – 2007. 12. Tạp chí Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 2004 – 2007. 13. Quản trị Ngân hàng Thương mại, PGS. TS Trần Huy Hoàng (chủ biên), NXB Lao động 2007 14. Ủy ban Quốc gia về hợp tác Kinh tế Quốc tế, Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới- Thời cơ và thách thức, NXB Lao động. 15. Một số Website: www.sbv.gov.vn. www.vietcombank.com.vn www.agribank.com.vn www.incombank.com.vn www.bidv.com.vn www.acb.com.vn www.sacombank.com.vn www.techcombank.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNang cao nang luc canh tranh cua Ngan hang Thuong mai Co phan Ngoai Thuong.pdf
Tài liệu liên quan