Lý do chọn đề tài:
Dân tộc Việt Nam có một kho tàng ca dao vô cùng phong phú, đa dạng.
Ca dao là một bộ phận của văn học dân gian. Là dòng sữa ngọt nuôi dưỡng tâm
hồn Việt Nam qua bao thế hệ. Từ cái thủa vẫn còn nằm nôi, chúng ta đã được
nghe những làn điệu dân ca ngọt ngào đằm thắm qua lời ru của bà, của mẹ. Có
thể nói ca dao có một sức lôi cuốn hết sức mạnh mẽ đối với con người Việt
Nam, bởi nó rất gần gũi với suy nghĩ, tâm hồn của nhân dân, gần với lời ăn
tiếng nói hàng ngày của người lao động. Trong kho tàng văn học dân gian, ca
dao trữ tình người Việt là nơi thể hiện rõ nhất "điệu tâm hồn dân tộc" (Tố Hữu),
bởi cảm hứng cội nguồn, chức năng chủ đạo và nội dung căn bản của ca dao là
sự phô diễn trực tiếp thế giới tâm hồn của con người, biểu đạt những tình cảm,
cảm xúc đa dạng của nhân dân. Do đó một trong những nét chủ đạo của ca dao
truyền thống là sự thể hiện hết sức phong phú tư tưởng tình cảm của con người
nói chung, người phụ nữ nói riêng. Ca dao viết về người phụ nữ là một vấn đề
hết sức hấp dẫn và lôi cuốn, bởi qua đó phần nào ta hiểu được đời sống tâm hồn,
tình cảm của họ trong xã hội xưa và nay.
Ca dao viết về người phụ nữ, từ trước cho tới nay, đã có nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm và có những bài viết có giá trị đặc sắc. Tuy nhiên các nhà
nghiên cứu mới chỉ tập trung vào phản ánh từng khía cạnh, yếu tố riêng lẻ về
hình ảnh người phụ nữ trong ca dao và hầu như mới chỉ tập trung làm rõ nỗi
khổ của thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa.
Qua việc tìm hiểu bước đầu, chúng tôi nhận thấy hình ảnh của người phụ
nữ được phản ánh trong ca dao cổ truyền khá đậm nét. Điều đó cho thấy người
phụ nữ Việt Nam đã giữ một vai trò quan trọng đặc biệt trong lao động sản xuất
nông nghiệp và hoạt động xã hội. Từ nghìn xưa người phụ nữ đã có một vị trí
xứng đáng trong các hoạt động xã hội của nền sản xuất đó, mặc dù chế độ
phong kiến đã cố tình đánh giá thấp kém vai trò của họ. Cùng với các thể loại
khác của văn học dân gian, ca dao đã phản ánh vai trò và vẻ đẹp của người phụ
nữ trong sản xuất lao động, trong gia đình và trong những sinh hoạt văn hóa
truyền thống của dân tộc.
Trong xã hội phong kiến người phụ nữ không được coi trọng, họ không
được tham gia vào các hoạt động xã hội. Nhưng trong văn học dân gian, nhất là
ở ca dao người phụ nữ đã được ngợi ca cả về vẻ đẹp hình thức và tâm hồn. Vẻ
đẹp của người phụ nữ đã góp phần làm nên vẻ đẹp của con người Việt Nam,
khẳng định sức sống và bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Hơn nữa ca dao là thể loại được nghiên cứu và giảng dậy ở nhiều cấp học
khác nhau. Cho nên là một nhà giáo, tôi thấy việc đi sâu nghiên cứu nét đẹp của
con người, nhất là nét đẹp của người phụ nữ sẽ có ý nghĩa thiết thực phục vụ
cho việc giảng dạy và giáo dục nhân cách của học sinh trong sự nghiệp "trồng
người".
Ngoài ra, trong số những tài liệu mà chúng tôi bao quát được từ trước
đến nay, chúng tôi nhận thấy chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về vấn đề
này. Do vậy chúng tôi đã chọn đề tài:
Nét đẹp của người phụ nữ trong ca dao cổ truyền người Việt .
Chương 1: NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI PHONG KIẾN VÀ TRONG
CA DAO CỔ TRUYỀN NGƯỜI VIỆT .12
1.1. VỊ TRÍ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI PHONG KIẾN .12
1.1.1 Luật lệ " Tam tòng" 12
1.1.1.1. Ý thức " tại gia tòng phụ" 13
1.1.1.2. Ý thức " xuất giá tòng phu" .14
1.1.1.3. Ý thức " phu tử tòng tử" . 15
1.1.2. Người phụ nữ với " Tứ đức" ( Công, Dung, Ngôn, Hạnh) . 16
1.2. HÌNH ẢNH, VỊ THẾ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN VÀ TRONG CA DAO
CỔ TRUYỀN NGƯỜI VIỆT . 16
1.2.1. Hình ảnh,vị thế người phụ nữ trong Văn học dân gian . 16
1.2.2. Hình ảnh, vị thế người phụ nữ trong ca dao cổ truyền người Việt .20
1.2.2.1. Nguyên nhân của vị thế người phụ nữ trong ca dao cổ truyền .20
1.2.2.2. Hình ảnh, vị thế người phụ nữ trong ca dao cổ truyền người Việt .25
TIỂU KẾT . 31
Chương 2: NÉT ĐẸP HÌNH THỨC VÀ TINH THẦN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG
CA DAO CỔ TRUYỀN NGƯỜI VIỆT 33
2.1.NÉT ĐẸP VỀ HÌNH THỨC CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CA DAO CỔ TRUYỀN NGƯỜI VIỆT.33
2.1.1. Quan niệm về vẻ đẹp của người phụ nữ trong ca dao cổ truyền 33
2.1.2. Nét đẹp về thể chất của người phụ nữ trong ca dao cổ truyền 35
2.1.2.1. Thống kê các hình ảnh về nét đẹp thể chất của người phụ nữ 35
2.1.2.2. Ca ngợi nét đẹp thể chất của người phụ nữ 37
2.1.2.3. Nét đẹp thể chất của người phụ nữ trong tình yêu lứa đôi 42
2.1.3. Nét đẹp trang phục của người phụ nữ trong ca dao cổ truyền 52
2.1.3.1.Thống kê các hình ảnh về trang phục của người phụ nữ 52
2.1.3.2. Trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt . 53
2.1.3.3 Nét đẹp trong trang phục của người phụ nữ 56
2.2. NÉT ĐẸP TINH THẦN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CA DAO CỔ TRUYỀN NGƯỜI VIỆT .70
2.2.1. Người phụ nữ thuở con gái và nét đẹp tinh thần 70
2.2.2. Người phụ nữ khi thành gia thất và nét đẹp tinh thần . 78
TIỂU KẾT 89
Chương 3: NGHỆ THUẬT BIỂU ĐẠT NÉT ĐẸP CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG
CA DAO CỔ TRUYỀN NGƯỜI VIỆT 91
3.1. NHẬN THỨC VÀ HƯỚNG LÝ GIẢI . .91
3.2. MỘT SỐ YẾU TỐ THI PHÁP .92
3.2.1. Đặc điểm cấu trúc .93
3.2.1.1. Kết cấu đối đáp 94
3.2.1.2. Kết cấu gợi mở 96
3.2.1.3. Hiệu quả của thể lục bát .99
3.2.2. Thế giới biểu tượng 102
3.2.2.1. Một số biểu tượng biểu đạt nét đẹp của người phụ nữ .102
3.2.2.2. Biểu tượng hoa với vẻ đẹp người phụ nữ 107
3.2.3. Thời gian, không gian nghệ thuật .114
3.2.3.1. Thời gian nghệ thuật .115
3.2.3.2. Không gian nghệ thuật 117
TIỂU KẾT .120
KẾT LUẬN .121
143 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2049 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nét đẹp của người phụ nữ trong ca dao cổ truyền người Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o khi nói về tâm tình của người
phụ nữ sử dụng đến thủ pháp nói ngược với đề tài, nhưng tình ý gửi gắm vẫn
đạt được hiệu quả mong muốn:
-Từ ngày ăn phải miếng trầu
Miệng ăn môi đỏ, dạ sầu đăm chiêu
Biết là thuốc dấu hay bùa yêu
Làm cho thiếp phải nhiều điều xót xa.
Làm cho quên mẹ, quên cha
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98
Làm cho quên cửa, quên nhà
Làm cho quên cả đƣờng ra, lối vào
Làm cho quên cá dƣới ao
Quên sông tắm mát, quên sao trên trời. [10,tr.834]
Bài ca dao trên không một lần nhắc đến từ “nhớ” nỗi “nhớ”, mà trái lại đã
sử dụng điệp ngữ “quên” đến 8 lần để kể lể về những sự quên. Từ “quên cha,
quên mẹ” là những người thân yêu nhất đến quên hết những thú vui vầy cùng
thiên nhiên mà người thiếu nữ ở đây hằng ưa thích. Như thế, càng nói “quên”
bao nhiêu lại càng làm nổi bật ý “nhớ” bấy nhiêu, vì chỉ nhớ một người mà làm
cho quên tất cả. Hình ảnh và tình yêu người đó đã chiếm trọn vẹn tim óc của
người thiếu nữ này đến nỗi không còn một hình ảnh, một tình cảm nào len lỏi
vào được nữa. Thế mới biết ma lực của tình yêu có thể làm cho con người ta trở
thành mê muội, mất hết cả sáng suốt và quân bình cần có giữa đời sống tình
cảm và lý trí. Hay ở trong bài ca dao:
- Nhớ xƣa anh bủng, anh beo
Tay nâng chén thuốc lại đèo múi chanh.
Bây giờ anh tốt, anh lành
Anh âu duyên mới, anh đành phụ tôi.
Đất xấu nặn chẳng nên nồi
Chàng đi lấy vợ để thiếp tôi đi lấy chồng
Chàng đi lấy vợ cách sông
Thiếp tôi lơ lửng lấy con ông lái đò.
Phòng khi chàng có sang đò
Sông sâu, sóng cả thiếp lo cho chàng.[10,tr.675]
Người phụ nữ ở đây bị chồng có ý ruồng rẫy để đi lấy người khác. Nhờ có
tình nghĩa và nhất là nhờ vào sự ăn nói khôn ngoan, biết dùng thủ pháp nói “ly”
để hướng về “hợp” mà nàng đã cứu gỡ được hoàn cảnh tan nát của gia đình,
vừa giữ được chồng, vừa gây thêm được tình nghĩa keo sơn gắn bó.
Bốn câu đầu (1-4) người phụ nữ kể lể công lênh tình nghĩa của mình đối với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99
chồng khi chàng đau ốm, để có cớ trách ai kia nay đang tâm phụ rẫy nàng. Sáu
câu tiếp (5-10) nàng chấp nhận chuyện chia ly “Chàng đi lấy vợ để thiếp tôi đi
lấy chồng”, nhưng nàng bước đi bước nữa không phải để trả thù theo thói
thường tình “ông ăn chả, bà ăn nem”, như trong một bài ca dao dị bản khác:
- Anh đi lấy vợ cách sông
Em đi lấy chồng giữa ngõ anh ra..[29:665]
mà chẳng qua là sự vạn bất đắc dĩ, vì thân cô, thế cô, bơ vơ không nơi nương
tựa:
-“Thiếp tôi lơ lửng lấy con ông lái đò”
Hơn nữa, “lấy con ông lái đò” cũng là vì nghĩ đến chồng:
" Phòng khi chàng có sang đò
Sông sâu, sóng cả thiếp lo cho chàng".
Người phụ nữ ở đây tỏ ra rất sành tâm lý, đã phải đặt ra vấn đề ly hôn để
thỏa mãn ý chồng, có thế người chồng mới có đủ rộng lượng và kiên nhẫn để
nghe vợ kể lể nỗi niềm. Nhờ đó, người phụ nữ đã có dịp đem chuyện tình nghĩa
mà thuyết phục. Chắc hẳn người vợ trong hoàn cảnh này đã thành công, vì có
người chồng nào lại nỡ phụ một người vợ thủy chung, chí tình chí nghĩa với
mình như vậy. Tóm lại, nghệ thuật độc đáo của bài ca dao này chính là phép nói
“ly” để thuyết “hợp” vậy.
3.2.1.3. Hiệu quả của thể lục bát
Ta thấy ca dao là một thể loại của văn học dân gian có tính trữ tình, có vần
điệu, phần lớn là thể thơ lục bát. Nhịp điệu của thể thơ này linh hoạt, uyển
chuyển, không gò bó, không bị hạn chế về độ dài ngắn của tác phẩm. Thể thơ
lục bát có sở trường trong việc diễn đạt các trạng thái xúc cảm đa dạng. Trong
cuốn Thi pháp ca dao, tác giả Nguyễn Xuân Kính đã trích dẫn ý kiến của
Nguyễn Đình Thi nói về sự ưu việt của thể thơ lục bát: "Dùng một hình ảnh ta
có thể ví lối thơ Đƣờng luật nhƣ một chiếc bình pha lê kết tinh trong suốt nhƣng
không đủ sức lôi cuốn của một dòng sông. Thơ lục bát, trái lại, vì hợp với tiếng
nói nƣớc ta hơn nên có thể dùng đƣợc nguồn cảm hứng tràn lan, đó là thể thơ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100
ca hát, kể chuyện của dân chúng".[15,tr.119]
Theo Tổng tập văn học dân gian người Việt (tập 15), Nguyễn Xuân Kính
chủ biên cho biết: " Trong bài tựa sách Quốc âm từ điệu ở TK XIX, Phạm Đình
Toái đã nhận xét: "Thể thơ lục bát đâu đâu cũng quen thuộc không hẹn mà
giống nhau, tao nhân mặc khách mở miệng nên thơ, gái dệt, trai cày nói lời hợp
điệu, cho đến câu hát của xóm làng, lời đùa của trẻ con cũng không gì là không
nhịp nhàng, hợp vần" [27,tr.64].
"Trong sách Kho tàng ca dao ngƣời Việt, có 10.305 lời ca dao trên tổng
số 11.825 lời đƣợc sáng tác theo thể lục bát, chiếm 87%".[27,tr.64]
"Trong sách Ca dao Việt Nam, có 973 lời trên tổng số 1015 lời đƣợc
sáng tác theo thể lục bát, chiếm 95%" [27,tr.64]
Do yêu cầu phản ánh, thể hiện tình cảm cần lời ít mà ý sâu, càng ngắn
gọn càng dễ nhớ, dễ lưu truyền, phổ biến nên tính kiệm lời, cô đọng, ngắn gọn
là đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật biểu hiện của ca dao. Cho nên những bài ca
dao nói về nét đẹp của người phụ nữ cũng thường có một đơn vị tác phẩm (một
cặp 6/8) hoặc gồm hai đơn vị tác phẩm( hai cặp 6/8). Tuy nhiên khác với truyện
cổ, phương thức biểu hiện tình cảm của ca dao ngắn gọn, cô đọng nhưng giàu
sức chứa chở cảm xúc. Ví dụ: khi đề cập đến thân phận, cuộc đời, tương lai của
người phụ nữ, mỗi miền đất lại có cách thể hiện khác nhau: Các cô gái miền
Bắc nói về tâm trạng mình:
-Thân em nhƣ tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?[10,tr.774]
Cùng tâm trạng, tình cảm đó, cô gái Trung Bộ thể hiện:
-Thân em nhƣ chiếc thuyền tình
Mƣời hai bến nƣớc linh đinh
Biết đâu trong đục nƣơng mình gửi thân.[10,tr.775]
Trên miền đất Nam Bộ, dù thiên nhiên có hào phóng ban tặng nhiều sản vật
phong phú thì người con gái vẫn có nỗi lo:
-Thân em nhƣ trái bần trôi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?[10,tr.740]
Những thân phận mong manh, lênh đênh như "tấm lụa đào", "chiếc thuyền
tình", "trái bần trôi" đã mang tâm hồn, tình cảm, dấu ấn thiên nhiên miền đất
sinh sống của những người con gái không có quyền định đoạt số phận, hạnh
phúc, cuộc đời. Nỗi đau khổ, cay đắng chất chứa trong tiếng thở than nghẹn
ngào đã làm rung lên niềm thương cảm của trái tim bao người nghe. Do đặc
điểm ngắn gọn nên dung lượng phản ánh của mỗi lời ca dao rất hàm súc. Hiện
thực cuộc sống vô cùng phong phú, đa dạng, phức tạp. Tâm hồn, cảm xúc của
con người rất tinh tế, nhiều cung bậc. Mỗi lời ca dao đã phản ánh một khía cạnh
của cuộc sống, nên từ đó có hiện tượng trái nghĩa, hay có nhiều cách biểu hiện
khác nhau. Ta hãy nghe một cô gái miền Bắc nói về bổn phận:
-Có chồng thì phải theo chồng
Chồng đi hang rắn, hang rồng cũng theo.[27,tr.359]
Tương tự, cô gái miền Nam cũng nói:
-Có chồng phải luỵ cùng chồng
Nắng mƣa phải chịu, mặn nồng phải theo.[27,tr.359]
Thực tế lại có lời ca dao biểu hiện thái độ:
-Có chồng thì mặc có chồng
Còn đi chơi trộm kiếm đồng mua rau.[27,tr.359]
Bên cạnh lời ca dao ca ngợi người phụ nữ chung thuỷ:
-Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai.[27,tr.370]
thì lại có những lời có nội dung trái ngược:
-Chính chuyên chết cũng ra ma
Lẳng lơ chết cũng khiêng ra ngoài đồng.[10,tr.304]
Trong những câu ca này ta cần hiểu thủ pháp tương phản để thể hiện sự phản
kháng quyết liệt của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, chống đối lại lễ giáo
hà khắc và những quan niệm cực đoan.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102
Như vậy, qua nhiều lời ca dao nói chung và những bài ca dao nói về nét
đẹp của người phụ nữ nói riêng, ta thấy tính thống nhất nổi bật đó là sự ngắn
gọn, kiệm lời, cô đọng, hàm súc. Tính chất ngắn gọn là một đặc điểm chung,
thống nhất của ca dao cổ truyền và nó được thể hiện chủ yếu thông qua thể lục
bát, là thể thơ chiếm số lượng lớn trong ca dao nói về nét đẹp của người phụ nữ.
3.2.2. Thế giới biểu tượng
3.2.2.1. Một số biểu tượng biểu đạt nét đẹp người phụ nữ
Trong cuốn Thi pháp ca dao, tác giả Nguyễn Xuân Kính đã khẳng định: "
Biểu tƣợng là hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan, thể hiện quan niệm
thẩm mỹ, tƣ tƣởng của từng nhóm tác giả ( có khi của riêng một tác giả), từng
thời đại, từng dân tộc và từng khu vực cƣ trú....Trong các tác phẩm văn học, để
tạo nên các biểu tƣợng, nghĩa đen, nghĩa biểu vật của các từ ngữ sẽ không đƣợc
khai thác, ở đây chủ yếu nghĩa biểu cảm, nghĩa bóng của ngôn ngữ sẽ phát huy
tác dụng. Cơ sở để tạo nên các biểu tƣợng là hiện thực khách quan."[15,tr.185].
Ca dao cổ truyền ra đời từ ngàn xưa, gắn với cuộc sống trăm đắng ngàn
cay nhưng đậm tình nặng nghĩa của nhân dân Việt nam. Những câu hát phản
chiếu vẻ đẹp của con người Việt Nam và đặc biệt là người phụ nữ Việt Nam đã
được biểu đạt sâu sắc với một thế giới biểu tượng phong phú. Những đề tài ca
dao bắt nguồn từ thực tế cuộc sống lao động sản xuất và những sinh hoạt đời
thường, từ những rung động tinh tế trước thiên nhiên, từ đời sống thuần hậu
chất phác của người lao động. Chính vì thế, những biểu tượng được dùng trong
ca dao mộc mạc nhưng mang theo bao hơi thở tâm tình, những nỗi niềm thân
phận. Toát lên từ những lời ca là ý thức về phẩm giá, nhân cách, là những tình
cảm thương nhớ đợi chờ, là khát vọng được sẻ chia, là ước ao về cuộc sống thủy
chung mặn nồng. Ta hãy nghe những lời tình tự trong mô-tip "thân em" quen
thuộc của ca dao:
-Thân em nhƣ tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.[28,tr.796]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103
Không ngẫu nhiên khi những ví von về người phụ nữa lại gắn với hình
ảnh “tấm lụa đào” gợi cảm, vừa mềm mại dịu dàng như bản tính cố hữu của
người phụ nữ, vừa tươi tắn sắc đào tươi như sức sống mãnh liệt của tâm hồn.
Thế nhưng tấm lụa cao quí ấy đã trở thành món hàng trao đổi – phất phơ giữa
chợ. Thân phận người phụ nữ ngày xưa là thế, mỏng manh, phụ thuộc không
biết đi đâu về đâu giữa dòng đời trong đục khó phân. Bởi thế, lời ca dao như
một tiếng than, ngậm ngùi trong câu hỏi vọng lên biết vào tay ai? Dẫu phải rơi
vào những nghịch cảnh như vậy, những lời ca về thân em vẫn toát lên một niềm
kiêu hãnh về phẩm giá:
-Thân em nhƣ củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Ai ơi, nếm thử mà xem
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.[28,tr.794]
Trong lời ca dao này, chứa đựng cái nhìn dân gian quanh việc đánh giá
hình thức - nội dung, hiện tượng - bản chất qua một so sánh trực quan với củ ấu
gai nhỏ bé. Vẫn là cách nói nhún nhường thân em, nhưng kín đáo bộc lộ vẻ đẹp
“ruột trong thì trắng” đối lập với vẻ bề ngoài đen đủi xấu xí. Lời nhắn nhủ “ai
ơi nếm thử mà xem” vừa như trách móc, vừa như thiết tha mong mỏi ai ơi kia sẽ
đến với nhau vì cái “ngọt bùi” nồng nàn tình nghĩa. Không chỉ là tiếng nói tỏ
bày tấm lòng, bài ca dao còn ẩn chứa nỗi niềm cay đắng thân phận, bởi lẽ người
đời đôi khi lại phũ phàng thờ ơ với những vẻ đẹp thực chất mà đuổi theo cái hào
nhoáng bề ngoài. Bởi thế, những tâm tình cất lên như một sự cảnh tỉnh, một lời
nhắc nhở con người đến với nhau bằng tấm lòng. Ca dao có khả năng chắt lọc
nghệ thuật sống từ chính những cái cụ thể gần gũi trong đời sống hàng ngày để
tạo ra những liên tưởng gắn với thế giới tâm hồn phong phú tinh tế, với những
tình cảm phức tạp của con người. Một vị khế chua mang theo bao xót xa cho
tình duyên không trọn vẹn. Những nghịch cảnh bất công trong cuộc đời cũ luôn
là lực cản khiến cho đôi lứa phải chia lìa. Trong những trái ngang ấy, lời ca dao
cất lên bao thiết tha nhung nhớ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104
... Mặt trăng sánh với mặt trời
Sao hôm sánh với sao mai chằng chằng
Mình ơi! có nhớ ta chăng?
Ta nhƣ sao vƣợt chờ trăng giữa trời.[28,tr.473]
Tâm sự “mình –ta” biết bao quyến luyến! Mô-tip "mình - ta" bao giờ
cũng đọng lại những ân tình sâu nặng trong đời sống tình cảm của người bình
dân. Tình yêu đôi lứa được sánh với ánh sáng mặt trăng, mặt trời, đặc biệt là các
liên tưởng gắn với sao hôm, sao mai –tuy hai mà một thật khăng khít. Từ đó các
biểu tượng "mặt trăng với mặt trời"," sao hôm với sao mai" là hướng tới những
giá trị cao cả bất tử của tình nghĩa dành cho nhau. Và cũng thật thú vị biết bao
khi ánh sao kia lại biến thành biểu tượng “Sao vƣợt” băng qua bao trở lực đón
nhận tình cảm nồng nàn. Ca dao còn diễn tả nỗi lòng hướng về nhau thật tinh tế
qua biểu tượng của "chiếc khăn, ngọn đèn":
-Khăn thƣơng nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thƣơng nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Đèn thƣơng nhó ai
Mà đèn chẳng tắt...[28,tr.961]
Ta nghe như có bao dùng dằng thương nhớ trong từng lời nồng nàn. Khăn
thƣơng nhớ ai, đèn thƣơng nhớ ai… từng động tác, từng cái nhìn như mang
theo cái bồn chồn lo lắng cho duyên tình trắc trở. Nhịp thơ dàn trải, mong
manh. Có thể hình dung ra từng cử chỉ, từng động tác dồn nén nhớ thương. Lời
ca dao gợi lên bao suy ngẫm về hoàn cảnh trớ trêu của người phụ nữ không tự
định đoạt được duyên tình của mình. Bức tranh tâm trạng ấy vừa được tạo nên
bằng những hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng nối kết "khăn – đèn" với hình ảnh
của đôi mắt, vừa là điệp khúc tâm trạng đầy day dứt “… thƣơng nhớ ai” – hàm
chứa trách móc giận hờn . Khoảnh khắc người con gái đối diện chính mình cũng
là lúc ta nhận ra chiều sâu tâm hồn đằm thắm thủy chung, nhận ra nỗi lòng ngổn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105
ngang trăm mối tơ vò. Bài ca dao này cũng như một lời ca dao tương tự : Đêm
qua ra đứng bờ ao/ trông cá cá lặn trông sao sao mờ…[28,tr.86] Mỗi vật được
nhắc đến như chứa đựng trong đó cả tấm tình hướng về nhau. Nhịp lục bát khép
lại tâm tư trĩu nặng:
-Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên mọi bề.[28,tr.321]
Lời ca dao kín đáo như oán như than, hé mở bao bất công ngang trái, trắc
trở tình duyên. Không gian cảnh vật như chứa đựng nỗi niềm con người, thành
tâm trạng cất lên lời nhắn nhủ tha thiết. Nhưng có thể thấy cùng với niềm tin
son sắt, tình cảm nhớ nhung, không bao giờ ca dao lại đem đến cảm giác ủy mị
yếu đuối mà luôn đau đáu một tấm lòng chung thủy. Ngay trong những hoàn
cảnh đắng cay chua xót, trong sự cách xa chia lìa, tấm lòng người bình dân dành
cho nhau thật bền bỉ:
-Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta tình nặng nghĩa dày
Có xa nhau đi nữa ba vạn chín nghìn ngày mới xa.[29,tr.857]
Biểu tượng “muối mặn – gừng cay” từ lâu đã gắn với cuộc sống bình dị
của người dân quê: “Tay em cầm gói muối gừng – Gừng cay muối mặn xin
đừng quên nhau”[28,tr.831]. Cái mặn nồng của ân tình, cái cay cực cùng nếm
trải đã kết lại những tấm lòng. Thời gian dù có cách xa, vị đời có thể nhạt nhẽo,
nhưng những ân tình đã thành gừng cay muối mặn thì không có một trở lực nào
có thể làm lạt phai. Ân tình ấy được đo bằng thời gian đời người ba vạn chín
nghìn ngày – trăm năm, đã trở thành lẽ sống đậm đà tình nghĩa thủy chung của
dân tộc. Thật cụ thể và sâu sắc biết bao những lời lẽ mộc mạc mà chắc nịch chi
li như vậy, Tình yêu, lòng chung thủy đã gắn kết nên đôi lứa, giúp con người
vượt qua qui luật khắc nghiệt của tạo hoá. Độ nồng nàn của tình cảm, sức mạnh
của tình yêu vượt lên cả cái chết.
Trong thế giới biểu tượng của ca dao có rất nhiều biểu tượng được dùng để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106
biểu đạt cho thân phận, vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Chẳng hạn như biểu
tượng con cò, con bống, con cá. Với biểu tượng con bống, theo Vũ Ngọc Phan,
đối với người Việt, " con bống chỉ có thể là hình ảnh của ngƣời thiếu nữ hay
thiếu phụ".[15,tr.203]. Với Chủ đề gia đình trong ca dao cổ truyền ngƣời Việt,
tác giả Đỗ Thị Thu Thủy đã làm rõ ý nghĩa biểu tượng của con cò, con bống,
con cá: " Con cò, con bống chủ yếu tƣợng trƣng cho cuộc đời ngƣời phụ nữ
trong gia đình. Thông qua những biểu tƣợng ấy, ta thấy đƣợc thân phận của họ,
vất vả, nhọc nhằn khuya sớm, lo toan gánh vác việc nhà, chịu thƣơng chịu khó,
nhẫn nhịn trong cƣ xử để gia đình hòa thuận." [57,tr.89]. Hay " Biểu tƣợng con
cá xuất hiện trong những bài ca dao còn nói lên một phảm chất đáng quý của
vợ chồng ngƣời Việt là thủy chung, càng trong cảnh khốn khó càng thƣơng yêu
nhau, càng xa cách biệt li càng nhớ thƣơng đợi chờ son sắt." [57,tr.93].
Hình ảnh hoa đào trong vai trò biểu tượng cho tình yêu được ca dao sử
dụng nhiều theo từng cặp biểu tượng cho đôi bạn tình. Cặp biểu tượng thường
gặp nhất và cũng quen thuộc nhất với người Việt Nam là "mận - đào" qua
những lời ca dao tỏ tình nổi tiếng:
- Bây giờ mận mới hỏi đào
Vƣờn hồng đã có ai vào hay chƣa? [29,tr.529]
- Đêm qua mận mới hỏi đào
Vƣờn xuân đã có ai vào hái hoa?[29,tr.139]
Sự quấn quít của "mận - đào" đã thể hiện mơ ước về một tình yêu đôi lứa
hạnh phúc.
-Muốn cho mận ở với đào
Tình ở với tính lúc nào chẳng vui.[10,tr.597]
Sự trách móc, hờn dỗi trong tình yêu được ca dao thể hiện rất đặc sắc thông qua
lời tự tình của cặp bạn tình: "đào - mận":
-Vì đào nên mận chẳng quên
Vì đào nên mận ngậm phiền nhớ mong
Vì đào nên mận long đong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107
Xin đào chớ ở ra lòng Bắc Nam.[10,tr.556]
Thế giới biểu tượng trong ca dao rất phong phú gần gũi, tinh tế và sâu sắc
phản ánh vẻ đẹp tâm hồn của dân tộc. Mỗi biểu tượng trong ca dao mang theo
bao tâm tư, khát vọng, giúp con người vượt lên nghịch cảnh, sống với nhau trọn
vẹn nghĩa tình. Cũng nhờ vậy, những vẻ đẹp cuộc đời đi vào ca dao đáng yêu,
đáng quí biết bao. Sức sống ca dao mãi mãi trường tồn cùng dân tộc, gắn với
nét đẹp của người phụ nữ là những biểu tượng trong ca dao.
3.2.2.2. Biểu tượng" hoa" với vẻ đẹp người phụ nữ trong ca dao cổ truyền
người Việt
Một trong những biểu tượng biểu đạt sâu sắc nét đẹp của người phụ nữ
cả về hình thức và tinh thần chính là biểu tượng "hoa". Trong phạm vi của luận
văn, chúng tôi đã đi vào tìm hiểu ý nghĩa của biểu tượng hoa khi khắc họa
những nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
"Hoa" từ xưa đến nay đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của
xã hội loài người nói chung và đối với người phụ nữ nói riêng. Hình ảnh “hoa”
có giá trị biểu tượng cao và rất phong phú: biểu tượng cho cái đẹp, cho phẩm
chất, cho sức sống, sự trắng trong, cho tình yêu và hạnh phúc. Trong tiếng Việt,
số lượng nghĩa phái sinh của từ “hoa” khá lớn. Trong vườn hoa văn chương
giàu hương sắc, hình ảnh "hoa", qua bàn tay của người nghệ sĩ ngôn từ, đem
đến người thưởng lãm những sắc màu mới, hương vị mới, tình cảm mới, cảm
giác mới...Và, đặc biệt là hương vị, sắc màu ấy vốn dĩ chóng phai, mau nhạt do
sự đố kị của hoá công đã trở nên bất tử khi đi vào thế giới của văn chương nghệ
thuật. Vấn đề biểu tượng "hoa" với người phụ nữ trong ca dao cổ truyền người
Việt từ trước đến nay có một số tác giả đã đề cập đến, song hầu như mới chỉ làm
rõ nỗi khổ của thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa, chưa đề cập đến nghĩa
biểu tượng sâu sắc của hình tượng hoa để ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ.
Để xem xét việc các tác giả dân gian sử dụng các loài hoa khi nói về người
phụ nữ, chúng tôi đã thống kê số lượng và tần số xuất hiện các loại hoa trong
cuốn Tổng tập VHDG ngƣời Việt ( Tập ca dao gồm tập 15 và tập 16 quyển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 108
thượng, quyển hạ do Nguyễn Xuân Kính (chủ biên). Trong 11.001 lời ở 9 chủ
đề lớn[27,tr.112], chúng tôi đã thấy có tới 763/ 11.001 câu sử dụng danh từ "
hoa", " bông" và các loại hoa cụ thể ( bằng 6,94%). Tần số trên chiếm một vị trí
nhất định trong tâm thức, tư duy liên tưởng của người Việt. Hình ảnh "hoa" đi
vào ca dao đã khai nhị những nét nghĩa biểu tượng vô cùng phong phú, thể hiện
một tư duy liên tưởng độc đáo, giàu sức sáng tạo và phát hiện của nhân dân.
Như vậy rõ ràng hoa là một hình ảnh được dùng ở mức độ phổ biến trong ca dao
để nói về người phụ nữ. Sau đây là bảng thống kê cụ thể :
Số thứ tự Tên hoa Số lần xuất hiện
1 Hoa 304
2 Bông 42
3 Đào 70
4 Nhài 42
5 Huệ 38
6 Sen 37
7 Cúc 33
8 Lan 30
9 Mai 29
10 Thiên lí 27
11 Hồng 22
12 Lựu 19
13 Gạo 9
14 Quế 7
15 Cải 6
16 Tầm xuân 4
17 Chanh 4
18 Quỳ 3
19 Hiên 3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 109
20 Ngâu 3
21 Hồi 2
22 Cà 2
23 Trang 2
24 Sói 2
25 Bưởi 2
26 Khoai 2
27 Sim 1
28 Điều 1
29 Ngải 1
30 Anh đào 1
31 Cau 1
32 Riềng 1
33 Trúc 1
34 Liễu 1
35 Vải 1
36 Thông 1
37 Chanh 1
38 Sứ 1
39 Lăng 1
40 Rau muống 1
41 Cẩn 1
42 Vông 1
43 Mù u 1
44 Súng 1
45 Bắp 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 110
Với việc thống kê, đối chiếu trên chúng tôi thấy từ Hoa được sử dụng
nhiều nhất 304 lần/763 ( 39,8%), Hoa đào 70 lần/763( 9,17%), hoa nhài 42
lần/763( 5,5%), hoa huệ 38 lần/763(4,98%), hoa sen 37 lần/ 763 ( 4,84%), hoa
cúc 33 lần/763( 4,32%), hoa lan 30 lần/763( 3,93), hoa mai 29 lần/763(3,80%),
hoa thiên lí 27 lần/763(3,53), hoa hồng 22 lần/ 763( 2,88%), hoa lựu 19 lần/
763(2,49%), hoa gạo 8 lần/763 ( 1,04%)....
Ta nhận thấy các loài hoa có tần số xuất hiện nhiều trong các câu ca dao
khi nói về người phụ nữ là những loài hoa đẹp, có sắc, có hương thơm rất gần
gữi và được yêu chuộng trong cuộc sống.
Chúng tôi đã tìm hiểu ý nghĩa biểu tượng "hoa" với vẻ đẹp của người phụ
nữ Việt Nam truyền thống trong ca dao cổ truyền. Trước hết, có thể nói "hoa" là
một biểu tượng riêng cho phái đẹp. Giữa người phụ nữ và hoa có nhiều nét
tương đồng làm cơ sở cho sự so sánh hoặc chuyển nghĩa ẩn dụ. Đấy là vẻ đẹp,
sự dịu dàng, trắng trong, tinh khiết; sức hấp dẫn, nét đáng yêu, cả sự yếu đuối,
dễ bị tổn thương rất cần sự trân trọng, nâng niu, che chở...Trong ca dao cổ
truyền của người Việt, “hoa” thường được dùng để biểu tượng cho vẻ đẹp của
người phụ nữ :
- Thiếu chi hoa lí hoa lài
Mà anh đi chuộng hoa khoai trái mùa....[29,tr.696]
- Hoa đào héo nhụy anh thƣơng
Anh mong bẻ lá, che sƣơng cho đào.[29,tr.190]
-Trăm hoa đua nở mùa xuân
Cớ sao cúc lại muộn mằn tiết thu.[29,tr.649]
Ở đây, nét nghĩa biểu tượng của "hoa" không dừng ở việc miêu tả, ca ngợi
vẻ đẹp hay than thân trách phận của chủ thể trữ tình mà chủ yếu muốn có một
cách nhìn về người phụ nữ, một sự đồng cảm về thân phận và nỗi khổ đau mà
họ phải gánh chịu. Hoa ngát hương và rực rỡ sắc màu nhưng lại chóng phai,
mau nhạt. Đời hoa thường ngắn ngủi "sớm nở tối tàn" và dẫu có dài như phong
lan hay hoa bất tử thì cũng được mấy mùa trăng? Cái yểu mệnh ấy của hoa được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 111
ví với đời xuân của người con gái:
- Đàn bà nhƣ cánh hoa tƣơi,
Nở ra chỉ đƣợc một thì mà thôi.[29,tr.498]
- Mẹ ơi cấm đoán con chi
Con nhƣ hoa nở một thì mà thôi.[27,tr.537]
Đọc kĩ lời ca dao ta thấy rằng hình ảnh "hoa" được so sánh với người
phụ nữ nhưng không phải ở nét tương đồng về sắc hương mà là sự tồn tại ngắn
ngủi của nó. Cái đẹp chóng phai theo thời gian và mùi hương cũng mau tan dù
chỉ là một vài hơi gió thoảng. Không chỉ nói về nhan sắc chóng tàn, về tuổi
xuân mau hết, đằng sau câu ca dao còn cho ta thấy cả một đời cay đắng của kiếp
hồng nhan. Có vui chăng chỉ được một thời xuân sắc, tháng ngày dài còn lại là
chồng chất bao nỗi lo toan cùng sự trói buộc bởi "tam tòng tứ đức" của lễ giáo
phong kiến. Đấy là chưa kể đến nỗi bất hạnh của những người sống kiếp chồng
chung hoặc hôn nhân là một sự ép buộc, gả bán. Người phụ nữ bị rẻ rúng,
ngược đãi do tư tưởng “trọng nam, khinh nữ”. Họ như món hàng, vật mua vui,
trêu cợt: “Làm hoa cho ngƣời ta hái, làm gái cho ngƣời ta trêu”. Còn xuân sắc
chưa chắc đã được “tƣơi nhƣ hoa” vì họ nào có quyền vui sống và lựa chọn
hạnh phúc của mình. Chính vì thế mà ngay thời còn trẻ, họ đã lo lắng, băn
khoăn, thậm chí không một niềm hoài vọng, ước mơ:
-Thân em nhƣ cánh hoa trôi
Sóng dập gió dồi biết tấp vào đâu.[29,tr.941]
Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính của cây hạt kín, cho nên "hoa" còn biểu
đạt sự sống, sự tái sinh, hạnh phúc. Trái với điều đó là bất hạnh, héo hon, tàn úa.
Ta thấy có câu ca dao:
-Có chồng mà chẳng có con,
Khác nào hoa nở trên non một mình.[27,tr.358]
Lời ca đã biểu đạt rất sâu sắc nỗi buồn tủi, cô đơn của những người phụ nữ
hiếm muộn. Theo quy luật của tự nhiên thì cây sinh hoa, kết trái. Sự sống lại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 112
nẩy mầm và hoa lại tiếp tục trổ bông trong một quy trình mới. Cho nên so sánh
giữa hình ảnh người phụ nữ không con với cánh hoa đơn côi nơi núi non heo
hút tác giả dân gian đã thể hiện cái nhìn thương cảm, xót xa đối với nỗi bất hạnh
đó như thế nào.
Nếu "hoa" là tinh chất của cỏ cây thì con người chính là tinh hoa của tạo
hóa. "Ngƣời ta là hoa đất" hay "Ngƣời nhƣ hoa ở đâu thơm đấy [10,tr.130].
Một quan niệm, một triết lí thật nhân văn. Với nét nghĩa này, hình ảnh "hoa"
chủ yếu được dùng để biểu tượng cho những người phụ nữ có phẩm chất tốt
đẹp. Có nghĩa là cơ sở liên tưởng ở đây là mối quan hệ tương đồng về tính chất;
giữa hương hoa và lòng người; vẻ đẹp của hoa với vẻ đẹp tâm hồn. "Hoa"được
dùng để biểu tượng cho người phụ nữ có phẩm hạnh, biết đạo nghĩa ở đời và
chính những người như thế mới được coi trọng:
-Hoa thơm ai chẳng muốn đeo,
Ngƣời khôn ai chẳng nâng niu bên mình.[27,tr.1145]
-Hoa thơm ai chẳng nâng niu,
Ngƣời khôn ai chẳng kính yêu một bề.[27,tr.1145]
"Hoa" còn được dùng để biểu tượng cho sự thuỷ chung, lòng tự hào, tính
kiên trinh và cho nhân cách sáng ngời của người phụ nữ dù trong hoàn cảnh nào
cũng không thay đổi:
-Hoa sen mọc bãi cát lầm,
Tuy rằng lấm láp cũng mầm hoa sen.[28,tr.783]
- Hoa thơm càng héo càng thơm
Em giòn, rách áo đói cơm càng giòn.[29,tr.635]
Mối quan hệ giữa hoa với các hình ảnh có mối quan hệ nhân quả, gắn
bó. Chính do mối quan hệ giữa "hoa" với các hình ảnh gần gũi hoặc đối lập mà
nó thu nhận thêm cho mình những giá trị mới. Ở đây chúng ta thấy xuất hiện
những cặp đôi: " hoa- cây"; "hoa- cành"; "hoa- bƣớm",...tạo nên những hình
ảnh đẹp, những cặp đôi vốn rất phổ biến ca dao để nói về vẻ đẹp trong tình yêu
đôi lứa. "Hoa" không tự dưng mà có. Cây sinh hoa còn cành là nơi hoa nương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 113
nhờ khoe sắc. "Hoa" mau héo khô nếu tách rời cây. "Hoa" tàn lụi nhanh chóng
nếu bứt lìa cành. Vì vậy, mối quan hệ "hoa - cây"; "hoa- cành" là mối quan hệ
gắn bó khăng khít:
- Hoa thơm hoa ở trên cây
Đôi con mắt em lúng liếng, dạ anh say lừ đừ.[29,tr.190]
- Vì đâu hoa nọ bỏ cành?
Nợ duyên sao sớm dứt tình hỡi em?[28,tr.935]
Ông cha ta đã dùng hình ảnh "hoa" trong mối quan hệ nêu trên để biểu
đạt tình yêu hạnh phúc khăng khít hay lỡ dở của người phụ nữ. Hình ảnh cặp
đôi "hoa- bƣớm" có nét nghĩa biểu tượng khá phong phú. Tính đa nghĩa ở đây
thể hiện rất rõ :
- Say em nhƣ bƣớm say hoa
Nhƣ ong say mật nhƣ ta say mình.[29,tr.312]
-Ở nhà anh bƣớc chân ra
May sao bƣớm lại gặp hoa giữa đƣờng.[29,tr.874]
Nét nghĩa biểu tượng ở đây được hình thành từ sự chuyển nghĩa ẩn dụ của
"hoa" và "bƣớm", từ mối quan hệ cặp đôi và kết cấu sóng đôi của chúng tạo
nên. Ngay cả đặc trưng của các thuộc tính hình ảnh dùng để biểu tượng cũng có
khá nhiều nét tương đồng: "Hoa" cố định, "bƣớm" di động; "Hoa" thụ động,
"bƣớm" chủ động; "hoa" trao, "bƣớm" nhận; "hoa" đẹp, "bƣớm" săn tìm cái
đẹp; "hoa" thơm- "bƣớm" bị quyến rũ bởi mùi hương...Cho nên, nếu hiểu nó ở
nét nghĩa biểu tượng cho tình yêu nam nữ thì riêng về mặt sắc thái biểu cảm đó
là vẻ đẹp của sự say mê khao khát được hòa hợp gắn bó.
Chính những nét tương đồng ấy, nên trong ca dao cổ truyền đã gắn hình
ảnh hoa với người phụ nữ và " hoa" đã trở thành biểu tượng để thể hiện tình
cảm vừa trân trọng cảm phục, yêu thương, vừa xót xa, đau đớn cho vẻ đẹp và
thân phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa.
Hình ảnh “hoa” trong ca dao cho thấy tính đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 114
và sự giàu đẹp của tiếng nói dân tộc. " Hoa là biểu tƣợng đáng chú ý trong ca
dao"[15,tr.194] đã làm rõ vẻ đẹp của người phụ nữ ở nhiều góc độ. Hình ảnh
"hoa" trong những cách biểu đạt khác nhau của ca dao khiến người đọc được
tiếp nhận, khám phá thêm những nét nghĩa mới, tình cảm như được thăng hoa
bởi ý tưởng sâu xa được gợi ra qua những từ ngữ, hình ảnh rất đỗi quen thuộc,
bình dị. “Hoa” dễ khiến lòng người xốn xang, xao xuyến và dậy lên một niệm
gợi nhớ, mơ ước xa xôi hay tha thiết yêu đời... Có thể nói, dù kiêu sa, đài các
hay hoang dại bên đường, tất cả các loài hoa đều là những gam màu tạo nên bức
tranh đa sắc trên hành tinh chúng ta. Chính những điều đó đã khiến cho “hoa”
gắn bó mật thiết với đời sống văn hoá của mỗi tộc người. "Hoa" sẽ mãi khoe sắc
trong thi ca, "hoa" sẽ luôn toả hương trong ca dao qua những ý nghĩa biểu
trượng mà nó thể hiện. Nhưng điều đáng nói hơn là đằng sau những ý nghĩa
biểu trượng ấy là vẻ đẹp toàn diện cả về hình thức và tâm hồn của người phụ nữ
Việt Nam được khẳng định, ngợi ca.
Ca dao cổ truyền cuốn hút chúng ta bởi sự sinh động phong phú của thế
giới biểu tượng, biểu tượng đã trở thành nét dấu ấn riêng của cộng đồng, mang
đậm bản sắc của cộng đồng . Hình ảnh "Hoa" khi đã trở thành biểu tượng để nói
về con người và nhất là người phụ nữ sẽ là mảnh đất màu mỡ để chúng ta tiếp
tục khám phá những bí ẩn còn tiềm tàng của muôn ngàn" hoa" đang toả hương
ngát cho đời.
3.2.3. Thời gian, không gian nghệ thuật
Trong cuốn Thi pháp ca dao, tác giả Nguyễn xuân Kính đã khẳng định:
"Thời gian và không gian là những mặt của hiện thực khách quan, đƣợc phản
ánh trong tác phẩm tạo thành thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Thời gian nghệ
thuật, không gian nghệ thuật một mặt thuộc phƣơng diện đề tài, mặt khác thể
hiện nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức tác phẩm của từng tác giả, từng thể
loại, từng hệ thống nghệ thuật.. Mối quan hệ giữa thời gian, không gian và việc
tổ chức thời gian, không gian trong tác phẩm là nội dung của vấn đề thời gian
nghệ thuật, không gian nghệ thuật."[15,tr.163]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 115
Khi nghiên cứu về thời gian, không gian nghệ thuật, các nhà nghiên cứu
đều thống nhất rằng thời gian trong mỗi thể loại văn học dân gian lại có những
nét đặc thù riêng. Ta sẽ thấy sự khác biệt đó khi tìm hiểu không gian thời gian
nghệ thuật ở những bài ca dao cổ truyền nói về nét đẹp của người phụ nữ Việt
Nam.
3.2.3.1. Thời gian nghệ thuật
Thời gian được diễn tả trong ca dao là thời gian nghệ thuật. Mỗi thể loại
văn học đều mang nét đặc thù riêng về thời gian nghệ thuật. Nếu như trong sử
thi là thời gian “khuyết sử”- thời gian của lịch sử được thêu dệt mang tính khái
quát hàng nghìn năm, đậm chất thần thoại, thì thời gian trong cổ tích là thời gian
của quá khứ không xác định mang tính hoang đường gắn với một chuỗi liên tục
của các sự kiện từ “ngày xửa ngày xƣa”,còn thời gian nghệ thuật trong ca dao là
thời gian hiện tại có nghĩa là “thời gian của tác giả và thời gian của“người đọc"
(ngƣời thƣởng thức) hòa lẫn với thời gian của ngƣời diễn xƣớng”[15,tr.165]
Do đó thời gian trong ca dao là phương tiện biểu đạt trạng thái tâm lí của
con người, thời gian ước lệ. Bởi vì với ca dao, không chỉ có việc sáng tạo, sáng
tác văn bản tác phẩm mà còn có cả khâu diễn xướng cũng có vai trò rất quan
trọng. Ai hát, hát trong hoàn cảnh nào là điều đáng chú ý. Thời gian của người
sáng tác và thời gian của người thưởng thức hòa lẫn với thời gian diễn xướng.
Cho nên hầu như tất cả các bài ca dao nói về nét đẹp của người phụ nữ đều có
yếu tố thời gian là thời gian hiện tại, thời gian diễn xướng. Thời gian hiện tại
trong ca dao được biểu hiện bằng những cụm từ chỉ hiện tại như: “hôm
nay",“bây giờ”" Giờ đây":
- Hôm nay gặp buổi êm trời
Má đào lại đƣợc sánh ngƣời trƣợng phu.[28,tr.796]
-- Bây giờ anh mới bƣớc ra
Thấy em nhan sắc hằng nga má đào.[29,tr.295].
- Giờ đây có gái má hồng
Cho nên vƣợt biển, vƣợt sông sá gì.[29,tr.152]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 116
Tuy vậy “Hôm nay”,“Bây giờ”hay " Giờ đây"chỉ là những cụm từ mang
tính chất phiếm chỉ, diễn tả một quãng thời gian của hiện tại, của sự gặp gỡ và
chia ly, của những mối tình sống mãi với thời gian... Như vậy, thời gian hiện tại
trong ca dao chủ yếu mang tính ước lệ, nhằm diễn tả tâm lý và những diễn biến
tình cảm nội tâm của nhân vật. Và ngay cả khi sử dụng những cụm từ chỉ quá
khứ hay tương lai như: “Hôm qua”,“Đêm qua”, “Bao giờ” thì thời gian trong
ca dao vẫn diễn tả sự việc mang ý nghĩa hiện tại:
-Đêm qua dồn dập mƣa mau
Gió rung cành ngọc cho đau lá vàng
Trách chàng phụ ngãi tham vàng
Ngô đồng nỡ để phƣợng hoàng ngẩn ngơ
Biết nhau từ bấy đến giờ
Đã cho bƣớm đậu thì chừa sâu ra.[29,tr.356]
Đó là tiếng lòng ai oán của người phụ nữ bị phụ bạc. Cô trách người phụ
nghĩa, trách cho số kiếp bạc bẽo đến “ngẩn ngơ”. Và dẫu rằng cái đêm mưa gió
hôm qua đã qua đi nhưng nỗi đau vẫn còn đó, vẫn giày vò cô với nỗi cô đơn
thực tại của ngày hôm nay. Bằng việc sử dụng cụm từ trạng ngữ diễn tả quá khứ
ngay sát gần hiện tại, tác giả đã đưa ra cách hiểu mang tính khái quát về hiện
tại; không chỉ là ngày hôm nay hay một khoảnh khắc nào đó cụ thể trên dòng
đời mà đó là một hiện tại mang tính ước lệ, hiện tại của thời gian nghệ thuật.
Bên cạnh đó, thời gian nghệ thuật trong ca dao còn được thể hiện qua những từ
láy để nhấn mạnh quá trình diễn ra của sự việc hiện tại:
- Chiều chiều vãn cảnh vƣờn đào
Hỏi thăm hoa lí rơi vào tay ai.[29,tr.80]
- Đêm đêm chớp bể mƣa nguồn
Hỏi ngƣời quân tử có buồn hay không?[28,tr.322]
Những cụm từ chỉ thời gian trong ca dao như đêm qua, hôm nay, ngày
nào, chiều chiều, đêm đêm...chỉ mang tính chất ước lệ, không có giá trị cụ thể,
bởi lẽ người ta có thể vận dụng nó linh hoạt tùy vào từng hoàn cảnh diễn xướng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 117
Người diễn xướng có thể thay đổi lời hát tùy theo cảm hứng và ngữ cảnh:
“Chiều chiều vãn cảnh vƣờn đào", “hôm nay vãn cảnh vƣờn đào hay “đêm
đêm vãn cảnh vƣờn đào" mà giá trị ngữ nghĩa của câu hát vẫn không thay đổi.
Như vậy, thời gian trong những bài ca dao cổ truyền nói về nét đẹp của
người phụ nữ là thời gian hiện tại. Hay nói cách khác đó là thời gian diễn xướng
mang tính ước lệ và chứa đựng yếu tố tâm lí sâu sắc để biểu đạt được cảm xúc
của nhân vật trữ tình tạo sự cảm thông gần gũi, sẻ chia, cảm hóa lòng người.
32.3.2. Không gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật là phương tiện để tồn tại và triển khai thế giới nghệ
thuật. Ở mỗi thể loại văn học, không gian nghệ thuật có đặc điểm riêng. Không
gian trong cổ tích thần kì là không gian phiếm định, nơi đó xẩy ra những
nguyên nhân, những sự kiện mà từ đó nhân vật chính bước vào cuộc phiêu lưu
dẫn đến sự thay đổi về số phận. Không gian trong truyền thuyết lịch sử gắn với
không gian tồn tại và hoạt động của nhân vật lịch sử nên có tính phiếm chỉ xác
định hơn. Không gian trong ca dao mang cách cảm nhận của trạng thái tâm hồn
nhân vật trữ tình. Không gian nghệ thuật trong ca dao thường được phân biệt
bởi không gian vật lí và không gian tâm lí. Nhưng đó chỉ là sự phân biệt tương
đối vì không gian vật lí được đưa vào ca dao đều đong đầy tâm trạng của nhân
vật trữ tình.
Trong ca dao cổ truyền người Việt, không gian vật lý và không gian tâm lý
cũng là không gian nghệ thuật để ngợi ca nét đẹp của người phụ nữ cả về hình
thức và tâm hồn. Không gian vật lý là những môi trường không gian cụ thể như
gốc đa, bến nước, sân đình, đồng ruộng nơi gặp gỡ trò chuyện, sinh hoạt lao
động của các nhân vật trữ tình. Nét đẹp của hình thức hay tâm hồn người phụ
nữ đều được bộc lộ ở chính những không gian quen thuộc đó.
- Vào vƣờn trảy trái cau non
Anh thấy em giòn anh kết nhân duyên.[29,tr.379]
- Ngó lên chợ Lũng cây đa
Thấy em bán gạo áo đà khăn xanh.[29,tr.689]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 118
- Dừng chèo xuống bến tâm tình
Sông bao nhiêu nƣớc thƣơng chàng bấy nhiêu.[27,tr.181]
Đó là những khung cảnh bình dị, gần gũi với cuộc sống của người dân đất
Việt, được khắc họa trong những câu ca dao mang mầu sắc trữ tình đậm nét.
Dường như nó được thổi vào đó một tâm hồn, một tình cảm yêu thương tha
thiết, giản dị và chân thành như chính cuộc sống con người lao động nơi đây.
Bên cạnh không gian vật lý là không gian tâm lí. Không ít câu ca thể hiện
mối quan hệ xã hội phức tạp và đa dạng giữa người với người bằng lối sử dụng
ngôn ngữ bình dị đời thường mang tính khẩu ngữ:
-Sáng trăng trải chiếu hai hàng
Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ...[29,tr.370]
Nhưng cũng có những lời ca thể hiện hình thức diễn tả thật tinh tế, dường
như chức năng định danh của các từ bị xóa nhòa nhường chỗ cho sự cảm nhận
về một không gian mênh mông của tâm hồn con người:
- Đƣa nhau giọt lệ không ngừng
Ngó sông, sông rộng, ngó rừng, rừng cao.[28,tr.355]
- Ngƣời về em những trông theo
Trông nƣớc nƣớc chảy, trông bèo bèo trôi.[29,tr.421]
Trong ca dao, đôi khi không gian tâm lí là chất liệu nghệ thuật để tạo nên
vẻ đẹp của người phụ nữ và cấu tứ của lời thơ:
-Dƣới mặt nƣớc chói lòa yếm đỏ
Trên bầu trời rạng rỡ mây xanh...[28,tr.383]
Những hình ảnh so sánh đất trời, sông nước đã tạo nguồn cảm hứng cho
lời ca bằng một không gian mênh mông để rồi từ đó hòa với những tình cảm sâu
lắng của lòng người, đằm thắm và quyến rũ như chính vẻ đẹp tự nhiên mà tạo
hóa đã ban tặng cho người phụ nữ, cho sự sống con người. Do đó không gian
tâm lí ấy có thể là những không gian rất thơ mộng " Vƣờn hoa"," Vƣờn xuân", "
Vƣờn đào", do sắc màu của tình yêu tạo thành:
- Chào chàng mến cảnh vƣờn hoa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 119
Sấm ran dƣới biển gió trào trên cây.[28,tr.560]
-Mấy khi khách đến vƣờn xuân
Gió xuân mở cửa, ngành xuân dẫn đƣờng.[28,tr.690]
- Vƣờn đào vừa tốt vừa tƣơi
Mời chàng nho sĩ vào chơi vƣờn đào.[28,tr.609]
Có thể nói những không gian tâm lí "Vƣờn hoa", "Vƣờn xuân", "Vƣờn
đào" là không gian đặc biệt của tình yêu đôi lứa. Không gian ấy là khu vườn
yêu nơi người con gái gửi gắm tình cảm của mình. Chẳng hạn khi cô gái nào đó
hỏi chàng trai mà mình cảm mến:
-Hỏi chàng quê quán nơi nao
Sao mà chàng biết vƣờn đào có huê ...[29,tr.847]
Cô gái nói vườn đào có huê là nói đến tâm hồn tình cảm của mình đang rất
sẵn sàng bước vào giai đoạn yêu đương. Do đó sự ngỏ lời của chàng trai trở nên
vô cùng ý nhị khi anh ta muốn gửi gắm tình yêu của mình tới cô gái bằng hình
ảnh xin gửi cây lan, cây huệ tới trồng ở vườn đào:
-Vƣờn đào có đám đất không
Anh có cây lan cây huệ đƣa vào trồng tốt chăng?[29,tr.384]
Do đó không gian "Vƣờn đào" hay "Vƣờn hoa", "Vƣờn xuân" là không gian
tâm lí, tượng trưng cho nơi gặp gỡ của tình yêu mà đọc lên ai cũng hiểu được,
chứ không ai bắt bẻ phải có một khu vườn thực như thế ngoài đời.
Trong ca dao, thời gian và không gian nghệ thuật là yếu tố quan trọng cho
quá trình gợi hứng của lời thơ. Đó là những ngôn ngữ của lối diễn tả hình ảnh,
mầu sắc sống động mang âm điệu của hình thức diễn xướng đậm đà chất dân
gian. Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật lại có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau. Khi thời gian có không gian tương ứng càng làm tăng thêm giá trị
biểu cảm của lời ca.
- Tháng mƣời mƣa ít đi rồi
Nắng hanh, trời biếc cho tƣơi má hồng.[29,tr.246]
- Đêm hè gió mát trăng thanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 120
Em ngồi chẻ lạt cho anh chắp thừng.[28,tr.578]
Bởi cuộc sống lao động hàng ngày, người bình dân luôn gần gũi, gắn bó
với môi trường thiên nhiên, với vô vàn cảnh ngộ...nên tất cả như được thổi hồn
vào ca dao. Cái nhìn nghệ thuật mang tính thẩm mĩ của cộng đồng đã tạo thành
một thế giới thời gian, không gian nghệ thuật trong kho tàng ca dao người Việt,
đặc biệt là trong những lời ca dao nói về nét đẹp của người phụ nữ.
TIỂU KẾT
Từ sự nhận thức và hướng lý giải về giá trị tư tưởng thẩm mĩ của việc biểu
hiện nét đẹp của người phụ nữ trong ca dao cổ truyền người Việt, ở chương 3,
luận văn đã tập trung chỉ ra phương thức nghệ thuật cụ thể của ca dao trong việc
biểu hiện những nét đẹp đó. Giá trị tư tưởng thẩm mĩ của việc biểu hiện nét đẹp
của người phụ nữ trong ca dao cổ truyền người Việt được diễn tả bằng những
hình thức nghệ thuật thông qua thế giới biểu tượng nhờ chất liệu ngôn ngữ có
tính truyền cảm.
Những bài ca dao cổ truyền người Việt biểu hiện nét đẹp của người phụ
nữ thường sử dụng biện pháp nghệ thuật sau: Kết cấu đối đáp, kết cấu một vế,
kết cấu gợi mở hay mượn chuyện này nói chuyện kia để biểu đạt sâu sắc nét đẹp
tinh thần của người phụ nữ. Thể thơ lục bát uyển chuyển nhuần nhị diễn tả
những trạng thái tâm hồn cao đẹp của người phụ nữ. Thế giới biểu tượng trong
ca dao rất phong phú gần gũi đã biểu đạt rõ nét những nét đẹp của người phụ
nữ Việt. Đặc biệt biểu tượng " hoa" với nét đẹp của người phụ nữ trong ca dao
cổ truyền người Việt có giá trị thẩm mĩ rất sâu sắc. Bên cạnh đó yếu tố thời
gian, không gian nghệ thuật tâm lí ở những lời ca dao đã góp phần biểu đạt vẻ
đẹp của người phụ nữ Việt Nam luôn có sự gắn bó chặt chẽ giữa vẻ đẹp hình
thức và tâm hồn.
Ca dao là những bài hát thiên về thế giới nội tâm giãi bày tâm trạng.
Khi người lao động ca hát là lúc họ tự trò truyện với mình, tự phô diễn lòng
mình trong những câu hát chất chứa những khát vọng chân chính, hướng tới cái
đẹp toàn bích của con người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 121
KẾT LUẬN
1. Bản sắc văn hóa Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững được vun đắp
nên qua lịch sử đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước,
ý chí tự cường dân tộc, đức tính cần cù sáng tạo trong lao động, tính giản dị
khiêm tốn trong lối sống, sự tinh tế trong ứng xử, trọng nghĩa tình đạo lý, trang
phục dân tộc, ngôn ngữ tiếng nói dân tộc ... Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc chính là phát huy những giá trị tinh thần truyền thống đó. Trải qua các
thời đại, dù bị đẩy xuống địa vị thấp kém trong xã hội phong kiến, nhưng ở lĩnh
vực nào, người phụ nữ cũng có những đóng góp đáng kể cho sự tồn tại, phát
triển và tiến bộ của dân tộc. Vì thế họ đã có một vị trí đặc biệt quan trọng trong
tâm thức của mọi người dân Việt Nam, vẻ đẹp về hình thức và tinh thần của họ
luôn được khẳng định và ngợi ca. Họ đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn
và phát huy các giá trị Văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam là một chủ đề chiếm vị trí quan trọng,
chủ yếu trong ca dao cổ truyền người Việt và đã góp phần làm nên vẻ đẹp của
bản sắc Văn hoá dân tộc và con người Việt Nam.
2. Kho tàng ca dao người Việt đã phản ánh sinh động, đa dạng, phong phú và
sâu sắc nét đẹp của người phụ nữ Việt. Dựa vào các phương pháp nghiên cứu,
phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp
thống kê, đối chiếu, so sánh kết hợp với định lượng đối tượng nghiên cứu, luận
văn đã tiến hành tìm hiểu tổng quan về hình ảnh, vị trí của người phụ nữ trong
xã hội phong kiến, trong văn học dân gian và trong ca dao cổ truyền người Việt.
Kết quả cho thấy dù cho ở xã hội phong kiến người phụ nữ có địa vị thấp kém
nhưng trong văn học dân gian và nhất là ở ca dao cổ truyền, nội dung phản ánh
về người phụ nữ chiếm một tỷ lệ khá cao so với những nội dung khác mà ca
dao phản ánh. Điều này đã chứng minh, từ xa xưa, người Việt đã thấy được vị
trí, vai trò, vẻ đẹp của người phụ nữ trong đời sống của mỗi gia đình và toàn xã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 122
hội. Cho nên nét đẹp của người phụ nữ được in đậm dấu ấn trong ca dao cổ
truyền người Việt, góp phần làm nên vẻ đẹp, sức sống và bản sắc Văn hóa dân
tộc Việt nam ở mọi thời đại.
3. Dưới góc độ thẩm mĩ ( văn học), luận văn đã nghiên cứu hệ thống những bài
ca cao nói về nét đẹp của người phụ nữ trong ca dao cổ truyền người Việt, chỉ ra
nét đẹp của người phụ nữ ở hai phương diện hình thức và tinh thần. Nét đẹp của
người phụ nữ về hình thức được thế hiện ở hai khía cạnh thể chất và trang phục.
Về nét đẹp thể chất tồn tại cùng với mọi thời đại là sự ngưỡng mộ những nét
đẹp tự nhiên mà tạo hóa đã ban cho người phụ nữ. Nhưng ta cũng nhận thấy
quan điểm thầm mĩ của tác giả dân gian trong ca dao khi khẳng định nét đẹp thể
chất phải hài hòa với cuộc sống và nhất là phải đi liền với vẻ đẹp của tâm hồn.
Với nét đẹp trang phục cổ truyền của người phụ nữ, tác giả dân gian trong ca
dao đã thể hiện rõ nét đặc điểm, tính cách người Phụ nữ Việt Nam là đẹp tế nhị,
kín đáo và cái đẹp của trang phục phải cho thấy cái dịu dàng ý tứ đạo đức bên
trong. Những trang phục ấy của người phụ nữ được định hình ở mức độ cô
đọng trong ca dao cổ truyền người Việt là chiếc yếm, chiếc áo, chiếc khăn và
chiếc nón.
Còn đối với nét đẹp về tinh thần, ca dao cổ truyền đã thể hiện nét đẹp ấy
qua nghĩa tình của người phụ nữ, biết trọng đạo lí, tự rèn mình theo chuẩn mực
truyền thống. Cho nên thông qua những lời ca dao ca ngợi nét đẹp tinh thần của
người phụ nữ, người bình dân đã đưa ra quan điểm về cái đẹp: " Cái nết đánh
chết cái đẹp" là vì vậy.
4. Hệ thống ca dao cổ truyền nói về nét đẹp của người phụ nữ có sức lôi cuốn
bởi tính chất trữ tình đằm thắm được ẩn chứa trong hình thức cấu trúc ngắn gọn,
dễ nhớ, dễ thuộc. Hầu hết các bài ca dao cổ truyền người Việt được cấu trúc
chủ yếu: Kết cấu đối đáp và kết cấu một vế. Bên cạnh đó còn có những bài ca
dao có kết cấu gợi mở hay chính là mượn chuyện này nói chuyện kia để biểu đạt
sâu sắc nét đẹp tinh thần của người phụ nữ. Cùng với cấu trúc là thể thơ lục bát
uyển chuyển, nhuần nhị, trữ tình đã biểu đạt rất cô đọng, súc tích mà sâu sắc nét
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 123
đẹp cả về hình thức và tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam.
Ca dao cổ truyền còn lôi cuốn chúng ta bởi sự sinh động của thế giới biểu
tượng, biểu tượng đã trở thành kỷ niệm riêng của cộng đồng, mang đậm bản sắc
của cộng đồng. Luận văn đã tiến hành khảo sát và chỉ ra rằng, biểu tượng dùng
để nói về người phụ nữ trong ca dao rất phong phú đa dạng. Đặc biệt trong thế
giới biểu tượng đó chúng tôi đã tìm hiểu ý nghĩa biểu tượng của hoa với nét đẹp
của người phụ nữ. "Hoa" từ xưa đến nay đã chiếm một vị trí quan trọng trong
đời sống của xã hội loài người nói chung và đối với người phụ nữ nói riêng.
Hình ảnh “hoa” có giá trị biểu tượng cao: biểu tượng cho cái đẹp, cho phẩm
chất, cho sức sống, sự trắng trong, cho tình yêu và hạnh phúc.
Góp phần biểu đạt làm rõ nét đẹp của người phụ nữ, thời gian và không
gian nghệ thuật là yếu tố quan trọng cho quá trình gợi hứng của lời ca. Cái nhìn
nghệ thuật mang tính thẩm mĩ của cộng đồng đã tạo thành một thế giới thời
gian, không gian nghệ thuật trong kho tàng ca dao người Việt, đặc biệt là trong
những lời ca dao nói về nét đẹp trong tâm hồn của người phụ nữ. Thế giới nội
tâm phong phú của người phụ nữ đã được diễn đạt bằng những ngôn từ giàu sức
tạo hình và gợi cảm đã làm cho những bài ca dao mang đậm chất nhân văn.
5. Vẻ đẹp hình thể và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam ngày nay đã
được nâng lên một bước phù hợp với thời đại trong xu thế hội nhập toàn cầu,
nhưng vẫn giữ được tính dân tộc đậm đà. Những nét đẹp dịu dàng duyên dáng
của người phụ nữ Việt Nam trong những trang phục truyền thống vẫn đi cùng
năm tháng trên hành trình xây dựng đất nước. Họ vẫn luôn phát huy vẻ đẹp cao
quý về tâm hồn, phẩm chất của người phụ nữ Việt. Nét đẹp của người phụ nữ
Việt Nam mãi in dấu ấn đậm nét trong ca dao cổ truyền của người Việt và trong
thơ ca, nhạc, họa, điêu khắc… và luôn bất tử với thời gian. Nét đẹp cả về hình
thức và tâm hồn của người phụ nữ đã góp phần làm nên vẻ đẹp của văn hoá dân
tộc, niềm tự hào của con người đất nước Việt Nam.
Luận văn đã bước đầu thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu ca dao cổ
truyền người Việt trong phạm vi về chủ đề người phụ nữ. Thông qua các mối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 124
quan hệ cơ bản dưới góc độ thẩm mỹ, chúng tôi đã góp phần nhận thức, tiếng
tới hiểu biết ngày một toàn diện hơn, sâu sắc hơn về con người Việt Nam, dân
tộc Việt nam, bản sắc văn hóa người Việt. Luận văn cũng chỉ ra một hướng
nghiên cứu mới về nét đẹp hình thức và tinh thần của người phụ nữ được phản
ánh trong ca dao cổ truyền người Việt. Chúng tôi mong rằng sẽ có nhiều công
trình tiếp tục nghiên cứu ca dao của các tộc người nhất là vẻ đẹp của người phụ
nữ các dân tộc khác nhau để thấy được bản sắc văn hóa Việt Nam là sự thống
nhất trong đa dạng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
PHẦN PHỤ LỤC
Một số hình ảnh về trang phục truyền thống
của người phụ nữ Việt
* Trang phục truyền thống của phụ nữ ở thời phong kiến
Yếm trắng, khăn vấn
Yếm trắng, nón quai thao Yếm trắng, khăn vấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Áo dài, khăn vấn, nón quai thao Tục nhuộm răng đen
Áo dài, khăn vấn Áo tứ thân, nón quai thao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Áo dài, khăn vấn
* Trang phục truyền thống của phụ nữ ở xã hội hiện đại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Yếm, khăn vấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Khăn mỏ quạ, áo tứ thân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Áo tứ thân, nón quai thao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Áo dài, khăn chít
Áo dài, khăn vấn Áo dài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Áo bà ba, nón lá Áo dài, nón lá
Áo bà ba, khăn rằn, nón trang phục phụ nữ Nam Bộ
(Những bức ảnh trên chúng tôi sưu tầm trên báo điện tử
vietnamnet.com.vn;dantri.com.vn; phunu.com.vn)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV_08_SP_VH_LTN.pdf