Luận văn Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết đắm thuyền của Rabindranath Tagore

MS: LVVH-VHNN005 SỐ TRANG: 88 NGÀNH: VĂN HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2009 CẤU TRÚC LUẬN VĂN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài CHƯƠNG 1: TAGORE VÀ “SỰ BẮT ĐẦU CON ĐƯỜNG MỚI CHO VĂN XUÔI ẤN ĐỘ” 1.1. Tiểu thuyết R.Tagore trên hành trình sáng tạo 1.1.1. Sự khởi đầu mới 1.1.2. Cuộc dấn thân vinh dự 1.1.3. Sự chuyển hướng đề tài 1.2 . Sự thể nghiệm thủ pháp dòng ý thức 1.2.1. Tính chất phi thời gian 1.2.2. Phương thức phân tích tâm lí nhân vật 1.2.3. Yếu tố tình cờ, ngẫu nhiên CHƯƠNG 2: NHÂN VẬT TRẦN THUẬT 2.1 . Vai trò người kể chuyện 2.1.1. Nhân vật kể chuyện 2.1.2. Phương thức kể chuyện 2.1.3. Cách thức tái hiện nhân vật 2.2. Giọng điệu trần thuật 2.2.1.Điểm nhìn trần thuật và giọng điệu trong tiểu thuyết Đắm thuyền 2.2.2. Giọng điệu biểu cảm 2.2.3. Tiết tấu biến hóa CHƯƠNG 3: KHÔNG GIAN - THỜI GIAN TRẦN THUẬT 3.1. Không gian trần thuật 3.1.1. Không gian lưỡng diện 3.1.2. Không gian lưu lạc 3.1.3. Không gian tâm thức 3.2. Thời gian trần thuật 3.2.1. Thời gian định mệnh – Tuyến thời gian tiên định 3.2.2. Thời gian tâm lý – Sự đồng hiện của quá khứ, hiện tại, tương lai 3.2.3. Thời gian thiên nhiên – Ngôn ngữ của nhân vật im lặng KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf88 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2719 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết đắm thuyền của Rabindranath Tagore, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chứng cho bút lực dồi dào của nhà văn. Không đóng khung cảnh vật theo một khuôn khổ nhất định, tác giả đã vừa miêu tả, vừa tô vẽ không gian để làm nổi bật những ý đồ nghệ thuật của mình. Nếu không gian trữ tình là một bức tranh tĩnh lặng như một nốt nhạc êm ái của bản tình ca, thì không gian chân phương tạo ra khoảng động để bật lên chất Ấn Độ cho tác phẩm. Nếu không gian trữ tình là chút thăng hoa của trí tưởng tượng thì không gian chân phương là dấu ấn của một đôi mắt tinh anh. 3.1.2. Không gian lưu lạc Đắm thuyền là câu chuyện xảy ra trong một năm tai họa. Trong một năm ấy, biết bao nhiêu cuộc lưu lạc, biết bao nhiêu con đường đã được vạch ra và in dấu chân nhân vật. Và không gian lưu lạc trong bộ tiểu thuyết trở thành con đường để mỗi nhân vạt khám phá và kiếm tìm hạnh phúc. Trong tác phẩm, mỗi nhân vật đều có những cuộc lưu lạc của mình. Lưu lạc – con đường đời của Ramesh, ngay từ đầu đã được xác định khá rõ ràng. Đó là con đường tranh đấu không ngừng để chống lại những rủi ro. Ramesh đã buộc phải rời làng quê để tránh cho Kamala những rủi ro, buộc phải rời Calcutta đến vùng Tây Bắc để xây dựng cuộc sống mới. Mỏi chân, anh dường như xác định sẽ dừng hẳn ở Ghazipur để chính thức kiến tạo mái ấm gia đình thực sự bên Kamala. Lưu lạc, trôi dạt đến hết nơi này đến nơi khác, chắn chắn, anh chưa bao giờ có thể nghĩ đến trước đây. Nhưng người ta không bao giờ có thể lập trình hay lên kế hoạch cho cuộc sống của mình. Con đường của đời Ramesh, duy nhất phải là con đường đấu tranh giữa trách nhiệm và bổn phận, giữa tình yêu và tình thương. Nhiều lúc, trong hành trình lưu lạc, anh đã từng thèm khát một cuộc đời “ngủ trong giường chiếc hẹp” với những “giấc mơ con” ( Thơ của Chế Lan Viên): “Ước gì số phận đặt mình vào một con đường mòn nào đó như viên thư kí kia, con đường ấy hẹp nhưng xác định rõ ràng” [27, 137]. Những chuyến đi và những lần suy tư giúp anh nhận ra rằng: “Suy cho cùng, nỗi xấu hổ và đau khổ của anh không phải là cái gì vô hạn, trùm lấp cả thời gian và không gian” [26, 127]. Trên mỗi chuyến đi của Ramesh, Kamala luôn bên cạnh anh. Chuyến đi ban đầu đến Calcutta của Kamala đơn thuần chỉ là phu xướng phụ tùy. Hình ảnh thành phố với dòng người qua lại không ngớt khiến đôi mắt tò mò của nàng cảm thấy thật hứng thú. Nhưng con đường đời của nàng thực sự có ngã rẽ trên con tàu xuôi về Tây Bắc. Lần đầu tiên, từ mui tàu, Kamala hướng con mắt quan sát quang cảnh xung quanh và căng mắt về phía những con đường hẹp xuyên qua đám cây trồng. Con đường, đặc biệt là con đường hẹp chưa bao giờ có một ý nghĩa và một sức hút đối với nàng đến như vậy. Và nàng nhận ra con đường thực sự mà nàng muốn đi và muốn xây dựng, đó là con đường của cuộc sống bình dị. Lúc đầu, con đường gia đình này đối với Kamala không hẳn phải là một gia đình riêng có vợ có chồng, mà chỉ cần một mái gia đình chung. Cho nên nàng quyết định phản kháng và đi Ghazipur dù Ramesh không bằng lòng. Sự phản kháng cho thấy cái ý thức về quyền tự do hành động đã trỗi dậy trong nàng. Kamala không còn đơn giản chỉ là cái bóng bên Ramesh. Lưu lạc, Kamala có cơ hội va chạm với nhiều tình huống, nàng bắt đầu có khao khát, khao khát cuộc sống gia đình. Nhưng “bức phác thảo Kamala đưa ra về đời sống lứa đôi của mình chỉ là những nét đại cương bằng bút chì, nhiều chỗ còn dang dở và hoàn toàn không tô màu” [31, 162]. Bằng bản năng, nàng cảm thấy thiêu thiếu một cái gì đó. Sự sơ sài của bức tranh về gia đình được nhận ra chỉ khi nàng nghe câu chuyện hạnh phúc của Sailaija. Cái thiếu trong ước vọng về mái ấm gia đình của nàng đó chính là tình cảm vợ chồng. Cho nên, hình ảnh gia đình mà nàng khao khát lúc đi trên thuyền không thể là gia đình chung, mà phải là một gia đình riêng với cuộc sống lứa đôi ngọt ngào hạnh phúc. Khám phá ra sự thật, Kamala buộc phải bước vào cuộc lưu lạc tìm chồng, bước vào con đường vô định. Lưu lạc tìm chồng, đó không hẳn là hình ảnh quen thuộc của người phụ nữ Ấn Độ. Do đó, sự dấn bước của Kamala mang tính cách mạng. Nó vừa cho thấy tinh thần nhân đạo của Tagore vừa cho thấy sự quật khởi của người phụ nữ mà bấy lâu, họ luôn bị khuất phục trước số phận. Trong trang đầu của chương 51, Tagore ba lần nhắc tới hình ảnh dấn bước của Kamala: “Quay về phía tây, nàng dấn bước; nàng chỉ biết nàng phải dấn bước, không hể nấn ná thêm phút nào nữa” [51, 275]; “nàng hiểu mình phải dấn bước, nên không chút nào dừng lại để suy nghĩ xem cuối cùng mình sẽ đi đến đâu” [51, 276]. Có thể nói, trong hoàn cảnh này, chỉ có động từ “dấn bước” mới có thể lột tả hết sự sẵn sàng và quyết tâm của Kamala. Cuộc lưu lạc hoàn toàn tự thân và cũng chỉ có một mình, không chút đắn đo, chậm trễ của Kamala được bắt đầu trong một không gian mờ tối, không trăng, không bóng người. Không gian rất ảm đạm, cô liêu và hoàn toàn trái ngược với diễn biến nội tâm nhân vật. Trời đầy bóng tối, không ánh sáng nhưng trong lòng nàng đang rực cháy ngọn lửa tìm chồng. Không gian không bóng người nhưng trái tim Kamala không cảm thấy sự cô đơn vì giờ đây, cái tên Nalinaksha đã tràn ngập tâm can nàng. Và quan trọng hơn, chuyến lưu lạc này giúp cho nàng nhận ra được một chân lý đời người: “Bây giờ, mình hiểu mình cũng là một phần của thế giới đang sống” [51, 275] . Cũng chừng ấy cuộc lưu lạc như Ramesh, nhưng nếu những chuyến đi của Ramesh là hành trình đấu tranh nội tâm thì của Kamala là con đường để trưởng thành và để đi tìm lại đúng danh phận của mình. Là người con gái có chiều sâu nội tâm, không gian lưu lạc tìm đường của Hemnalini cũng trải qua nhiều giai đoạn phức tạp. Từ chỗ chỉ biết trốn chạy thực tại, sống bằng quá khứ, Hemnalini đã nhận ra con đường phải biết đương đầu đấu tranh không ngừng với những “sỏi đá” của cuộc đời, phải biết đứng vững trên những cái “dốc đứng” mà định mệnh tạo ra, phải mạnh mẽ trước cái “vô tận” mịt mù phía trước. Không gian lưu lạc là những trải nghiệm nhận đường của nhân vật vì đường đời không bao giờ có sẵn la bàn để định hướng. Những khó khăn, chướng ngại trên đường, đúng như Nalinaksha nói, nó sẽ tiếp thêm sức mạnh cho con người. Chân lý này đã từng được Tagore chia sẻ trong Thực nghiệm tâm linh: “Đời sống ta như một dòng sông vỗ vào bờ mình, chẳng phải để cảm thấy mình bị giam hãm, mà để mỗi lúc mỗi nhận thức rằng mình có một lối thoát vô tận về phía biển cả. Như thể một bài thơ mỗi vần lại tìm lại điệu, không phải để các niêm luật cứng rắn làm câm họng, mà để mỗi lúc lại nói lên cái tự do nội tại của hòa điệu của nó”. Không gian lưu lạc trong Đắm thuyền đã làm sáng lên những chân dung cuộc sống. Các nhân vật đều có những khổ đau, đều phải lưu lạc để tìm đường. Mỗi người mỗi con đường, nhưng đích đến sau cùng vẫn là niềm vui và hạnh phúc. Tìm kiếm hạnh phúc không phải là điều gì mới mẻ trong văn chương cũng như trong đời sống con người. Nhưng sự nhân văn ở đây thể hiện ở chỗ: trong cuộc đấu tranh cho hạnh phúc, nhân vật Đắm thuyền luôn cố gắng tránh chừa phần bất hạnh cho người khác. Với họ, trong cuộc sống, hạnh phúc không bao giờ là tấm chăn mỏng người này được ấm thì người khác phải chịu rét. Vì tinh thần đấu tranh của mỗi nhân vật, chúng ta thấy rằng mỗi chuyến lưu lạc của họ giống như một cuộc hành hương trên hành trình cuộc đời. Nói theo cách của Tagore thì “Người ta làm sao đến được thánh địa nếu lại không chịu hành hương” (Tôn giáo của một nghệ sĩ). Không gian lưu lạc một lần nữa khẳng định giá trị con người hành động trong tác phẩm của Tagore. Nhân vật của ông thường chìm đắm trong suy tư, có thể quên cả không gian và thời gian nhưng họ không bao giờ thụ động và bất lực trước số phận. Lưu lạc là điều cần có trong cuộc đời vì nó là hành trình để con người khám phá và tìm kiếm hạnh phúc. 3.1.3. Không gian tâm thức Vốn là từ ngữ của phật giáo, tâm thức là cái biết của tâm. Trong tác phẩm Thực nghiệm tâm linh, R.Tagore đã khẳng định quan niệm hòa hợp với vạn vật của tinh thần An Độ: “Bằng suy tư và tinh thần cống hiến, và bằng cách điều chế nếp sống của mình, An Độ đã trao đổi tâm thức mình đến độ mọi vạn vật đối với mình đều mang một ý nghĩa tinh thần”. Trong tâm thức, người Ấn luôn duy trì mối dây liên kết và hòa hợp với vũ trụ. Đây là dòng tư tưởng lớn xuyên suốt chặng đường hình thành và phát triển đất nước. Là người am hiểu và yêu mến sâu sắc dân tộc mình, tư tưởng hòa hợp đã bén rễ sâu trong sự nghiệp sáng tác của Tagore. Trong tiểu thuyết Đắm thuyền, quan niệm về sự hòa đồng giữa con người và vũ trụ đã tạo thành một khoảng không gian ấn tượng trong lòng người đọc. Chúng tôi gọi đó là không gian tâm thức. Vậy, không gian tâm thức là không gian giao cảm giữa con người và vạn vật xung quanh. Không gian tâm thức trong Đắm thuyền được thể hiện tập trung qua hình ảnh ô cửa sổ mở, theo thống kê của chúng tôi, trong sáu mươi hai chương tiểu thuyết, hình ảnh cửa sổ mở xuất hiện mười tám lần. Ngoài ra còn xuất hiện không gian sân thượng, ngoài hiên. Nếu ô cửa sổ mở ra một khoảng không gian ngang tầm mắt thì sân thượng là khoảng không gian trên cao. Cả hai hình ảnh của ngôi nhà này đều là chiếc cầu nối thể hiện sự kết giao và hòa hợp của tinh thần yêu chuộng thiên nhiên Ấn Độ. Mỗi khi nhân vật trong tác phẩm đứng trước ô cửa hay trên sân thượng, mối dây liên kết con người và vũ trụ lại được thể hiện hết sức sắc nét. Anh (Ramesh) đến bên cửa sổ, nhìn ra ngoài…Ramesh đứng đắm mình trong lặng lẽ suy tư [16, 72]. Một buổi sáng nọ, nàng (Hemnalini) tắm và cầu nguyện xong đang ngồi một mình trong phòng trước cửa sổ để mở, mải mê trầm tư mặc tưởng [43, 233]. Ô cửa sổ trở thành nhịp cầu kết nối con người và vạn vật. Dường như, bất kì lúc nào, khi nhân vật chất chứa gánh nặng tâm trạng, họ đều tìm về với thiên nhiên qua khung cửa mở. Tìm đến bên ô cửa sổ là một hành động gần như đã thành thói quen trong nếp sống. Kamala khi từ trường về nhà, bước chân vào phòng, cái nhìn đầu tiên của nàng không phải hướng về phía Ramesh mà là về phía ô cửa sổ: “Sau khi bước vào, Kamala không chịu nhìn Ramesh, mà cứ đăm đăm nhìn vào ô cửa mở; Nàng bước vào, đứng sững, đầu hơi ngoảnh về phía cửa sổ mở, nắng chiều thu soi vào khuôn mặt cô” [18, 82]. Ô cửa sổ là nhịp cầu nối liền khoảng cách giữa con người và vạn vật chung quanh. Chỉ có trong vòng tay bao la của vũ trụ, cái ồn ào náo động và những muộn phiền của cuộc đời mới có thể được khỏa lấp. Qua cánh cửa sổ để mở, thiên nhiên tràn ngập mọi khoảng trống và con người thì chìm đắm, phó mặc tâm hồn cho tạo hóa: “Tắm xong, nàng (Hemnalini) mặc áo quần trắng bong ngồi trên nền nhà, trong khi ánh nắng tha hồ ùa vào qua các cửa sổ để ngỏ, tràn ngập căn phòng, thế là nàng tắm mình trong ánh sáng và gió trời” [43, 232]. Hành động ùa vào của nắng mai và cái tắm mình trong ánh sáng của Hemnalini là một sự giao cảm mang đậm triết lý về sự hòa hợp. Khác với khung cửa mở trong văn học Phương Đông, ô cửa sổ không phải đơn giản chỉ là thiên nhiên tìm đến con người và con người thỏa mắt đắm chìm trong thiên nhiên. Trong Đắm thuyền, qua khung cửa để mở, Ramesh, Kamala, Hemnalini còn nhìn thấy tâm trạng của mình, thấy được trái tim của nhau và nhận ra những chân lý của cuộc sống: Bên ô cửa, Ramesh “rũ bỏ những chướng ngại của trần tục với tất cả những xung đột và bất ổn của nó con người sâu thẳm trong anh như trôi dạt vào tận một vũ trụ, ở đó hết thảy đều vĩnh hằng, yên tĩnh và cùng khắp” [16, 72]. Rõ ràng, khung cửa sổ mở ra một không gian giao hòa với thiên nhiên để từ đó nhân vật bước vào thế giới nội tâm của mình, đối diện với mình để trăn trở và tìm hướng. Không chỉ thế, ô cửa sổ không khép còn mở ra không gian giao hòa giữa tâm hồn và tâm hồn, giữa tâm hồn và vũ trụ. Đó là không gian của khung cửa lồng trong khung cửa: “Thế là hai người yêu nhau đứng kề nhau bên ô cửa sổ vắng vẻ, bốn mắt nhìn nhau. Dù không nói lời nào, cả hai đều thấy bình ổn hạnh phúc, họ trải qua niềm sung sướng thần tiên trong trạng thái ngây ngất do sự yên lặng ấy đưa lại” [14, 67]. Cánh cửa của khung cửa sổ thực tại đã mở ra hai khung cửa trừu tượng, đó là khung cửa tâm hồn của hai đôi mắt và khung cửa trái tim của hai người yêu nhau. Trong Thực nghiệm tâm linh, Tagore cũng đã từng nói: “Đôi mắt ta liên hệ với nhau trong một sự hòa đồng khiến chúng động tác tuy hai mà một”. Ramesh và Hemnalini chưa bao giờ có được cái nhìn sâu thẳm đến thế. Trong khoảng lặng sau biến cố hoãn hôn, họ nhìn nhau vào trao nhau trọn niềm tin. Để rồi sau này, Ramesh trong nỗi nhớ người yêu luôn đau đáu hoài niệm về đôi mắt của nàng; còn Hemnalini, dù gặp biết bao sóng gió và dư luận, niềm tin vào người yêu vẫn vẹn nguyên. Cách thể hiện cửa sổ mở ra cửa sổ là một phát hiện rất độc đáo của nhà văn. Trong tập thơ Những cách thiên nga (A fligh of swans) Tagore cũng chia sẻ cảm xúc của mình: “Tôi sống ở Alatkhabat, ở đó rất yên tĩnh. Buổi chiều tôi thường ngồi trên sân thượng (…) Tôi cảm thấy có sự đổi thay dòng chảy của buổi hoàng hôn và ánh sáng những vì sao. Những cảm xúc trong xanh ấy đã xâm chiếm lòng tôi và tâm hồn tôi như hòa nhập vào đó”. Ngoài hiên và sân thượng cũng là hai không gian mở ra mối giao hòa của con người và vạn vật, cũng là nơi chốn để nhân vật Đắm thuyền trầm ngâm, suy ngẫm. Đứng ở hiên ngoài phòng mình nàng (Hemnalini) đăm đăm nhìn ra phong cảnh chan hòa ánh sáng [53, 297]. Cũng như khung cửa sổ, ngoài hiên và sân thượng đều cho nhân vật nhìn ngắm thiên nhiên, giao cảm với vạn vật, đối diện với nội tâm của mình và ngộ ra chân lý cuộc đời. Thả hồn mình vào vòng tay của vũ trụ, Hemnanili tìm thấy nét đồng điệu với vạn vật xung quanh, tìm được sự cảm thông, thấu hiểu sâu xa của vạn vật. Trên sân thượng, sự giao hòa không chỉ diễn ra giữa con người và vũ trụ mà còn giữa con người với con người: “Cái giây phút giao cảm thầm lặng trên sân thượng giữa bao ồn ào náo động của thành phố lớn nói lên lòng yêu thương nhau giữa cha và con, giữa già và trẻ. Họ nấn ná mãi cho đến khi nhập nhòa bóng tối và những giọt sương êm ái rơi xuống mặt như những giọt nước mắt” [38, 195]. Cùng là hình ảnh của không gian tâm thức, cùng là chiếc cầu nối giữa con người và vũ trụ, nhưng sân thượng và mái hiên có sắc thái riêng trong việc biểu thị mối giao hòa giữa cảnh và người. Điều này nói lên phần nào tài năng ngôn ngữ và tính phong phú trong cách thể hiện của ngòi bút Tagore. Nếu cửa sổ mở là không gian ngang tầm mắt, thiên nhiên vì thế thường được trải ra theo độ dài thì sân thượng và mái hiên là không gian trên cao nên cảnh vật xung quanh có tầm cao và chiều sâu. Qua ô cửa để mở, ánh sáng thường ùa vào, tràn ngập cả không gian thì trên tầng thượng, thiên nhiên thường trầm lặng và thanh tĩnh hơn. Đồng thời, sự giao cảm giữa hai tâm hồn bên ô cửa sổ tuyệt nhiên là sự giao cảm của đôi lứa yêu nhau còn trên sân thượng, mối tương giao lại chỉ có thể diễn ra giữa cha và con. Chính vì thế, cặp vợ chồng Ramesh và Kamala mỗi tối thường lên sân thượng thì nó cũng chỉ như một thói quen, chứ chưa bao giờ, tâm hồn của hai con người này gặp gỡ nhau trên tầng cao ấy. Không gian tâm thức trong tiểu thuyết Đắm thuyền là cách giảng giải sống động của quan niệm hòa hợp với thiên nhiên trong triết học An Độ. Mỗi nhân vật đều là những “con người trong vũ trụ” (Tagore) luôn xiết chặt mối dây liên hệ với vạn vật. Chính vì thế, dù bị đặt vào những hoàn cảnh trớ trêu, nghiệt ngã, họ vẫn không cảm thấy đang sống trong ngục thất giữa bốn bức tường thù nghịch. Sự giao hòa với thiên nhiên đã giúp họ tự giải phóng cho mình. Trong nghịch cảnh, họ luôn luôn nghĩ đến sự sống và chưa bao giờ xa rời vũ khí đấu tranh vì như Tagore đã nói: Đời người là cuộc đấu tranh. 3.2. Thời gian trần thuật 3.2.1. Thời gian định mệnh – Tuyến thời gian tiên định Trong tác phẩm Thế giới nghệ thuật thơ, GS Trần Đình Sử đã viết: “Đặc điểm của thời gian định mệnh là tất cả mọi sự kiện chuyển biến kết cục của đời người điều đã được định sẵn từ trước như một tất yếu khắc nghiệt”. Như vậy, thời gian định mệnh là dòng thời gian được sắp đặt bởi bàn tay một lực lượng siêu nhiên mà con người phải tuân theo. Thời gian định mệnh trong tiểu thuyết Đắm thuyền được bắt đầu bằng quan niệm truyền thống: “Theo các nhà chiêm tinh, sau cái ngày ấn định lễ cưới là cả một năm rủi ro” [2, 19]. Trong lời kể với mẹ, Nalinaksha cũng đã từng nói rằng: “Con quyết định phải chờ hết một năm qua đi rồi mới cho là cô ấy đã chết; Thời hạn ấy sắp qua rồi mẹ ạ. Bây giờ là tháng chạp, tháng sau xấu không cưới xin được. Như thế là chỉ còn tháng hai, đến tháng ba là tròn năm” [50, 273]. Thời gian một năm sau đám cưới là một thời gian định mệnh buộc các nhân vật gánh chịu những tất yếu của rủi ro. Điều này tạo ra một tâm thế vững chắc cho nhân vật chấp nhận tai ương và không tuyệt vọng. Từ chàng luật sư Ramesh đến vị bác sĩ Nalinaksha sùng đạo, từ nàng Hemnalini trí thức đến nàng Kamala nghèo khổ, niềm tin vào số mạng là điều bất di bất dịch đối với họ. Rất nhiều lần, hai chữ “số phận” vang lên trong mỗi câu nói, trong mỗi lần trầm ngâm suy tư. Khi bị Ramesh gọi nhầm tên, Kamala đã hồn nhiên khẳng định: “Thay đổi tên em không làm thay đổi số phận em” [5, 27]. Lúc kể lại câu chuyện cho Jogendra, Ramesh thở dài khi nhắc đến đoạn đời đã qua: “Số phận đẩy tớ vào một mạng lưới sai lầm không gỡ ra được”[ 46, 252]. Khi đồng ý lấy Nalinaksha, Hemnalini có niềm tin: “Số phận đã ban cho mình cái ân huệ vượt xa cái mà mình đáng được hưởng” [56, 325]. Một năm sau đám cưới không phải là dài đối với một đời người, nó chỉ như một lát cắt nhỏ, nhưng một năm với những chi tiết lầm tưởng, thực hư quay quanh bốn nhân vật thì không phải là ngắn. Những biến cố, sự kiện dường như đã được sắp đặt sẵn. Trên bàn cờ của số phận, nhân vật vẫn đấu tranh với chính mình để tìm ra con đường sáng. Cái đặc sắc của Tagore không phải là triết lý về định mệnh mà là cách xây dựng những con người sống tích cực trên nền tảng duy tâm về số phận. Thời gian định mệnh như dòng chảy ngầm xuyên thấm vào từng chi tiết, tính chất bất ngờ của những chuỗi sự kiện ngẫu nhiên đã tạo ra nhịp độ thời gian chóng vánh, có tốc độ. Những cái tích tắc này, trong một khoảnh khắc đổ ào xuống đầu con người. Thời gian định mệnh đổ ào xuống đầu nhân vật không khỏi gây ra tâm trạng lo âu, đau đớn. Nhưng đó chỉ là trạng thái ban đầu. Các nhân vật, sau đó, thường khẩn trương hành động để đi tìm hạnh phúc. Lúc Kamala biết được sự thật là khi bóng chiều đang ngả dần, bóng đêm bắt đầu che phủ. Nhưng nàng vẫn quyết cất bước ra đi tìm chồng. Dù đã từng hình dung Kamala sẽ là người bạn đời tương lai nhưng khi biết sự thật, anh đã vội xóa đi bức tranh quyến rũ về viễn cảnh tươi đẹp ấy, quyết nghĩ ra kế hoạch hành động cho tương lai: “Ở Calcutta dân cư đông đức, anh chỉ là một hạt cát chẳng ai lưu ý đến và ở đó anh có thể tính được giải pháp nào đó. Thế là anh đưa Kamala đi Calcutta, thuê nhà cách xa nơi ở cũ” [6, 30]. Thái độ của nhân vật trước định mệnh khắc nghiệt là biểu hiện quan niệm sống tích cực, đáng trân trọng. Giống như Hemingue đã từng viết trong tác phẩm Ông già và biển cả: “Con người ta sinh ra để chiến đấu chứ không phải để khuất phục, con người có thể bị tiêu diệt chứ không bao giờ chịu khuất phục”. Khi xây dựng tác phẩm, Tagore không cố tình đi ngược lại những quan niệm truyền thống về thuyết định mệnh, nhưng nhà văn, với tình yêu thương con người, đã dùng dòng thời gian định mệnh như một bệ phóng để làm thăng hoa những phẩm chất con người Ấn. Đó là những con người biết chấp nhận để sống theo triết lý hòa hợp với tạo hóa, nhưng mặt khác luôn phải biết hành động, biết đấu tranh không ngừng để tiến tới chân, thiện, mĩ, biết tự chủ đấu tranh vì tình yêu và hạnh phúc. Định mệnh với cây đũa thần thời gian có thể giáng xuống đầu con người những rủi ro nhưng không thể cản bước con người trong cuộc hành trình sống cuộc đời vì “hạnh phúc là đấu tranh” (K. Mark). 3.2.2. Thời gian tâm lý – Sự đồng hiện của quá khứ, hiện tại, tương lai Một trong những nét đặc sắc nổi bật của Đắm thuyền là lối miêu tả nội tâm nhân vật. Theo dòng chảy tâm trạng, nhân vật được đặt trong các chiều thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong nỗi dằn vặt, suy tư, tiến trình thời gian bị đảo ngược tạo ra một dòng chảy mà chúng tôi gọi đó là thời gian tâm lý. Ramesh nhiều lần suy tư: “Toàn bộ cuộc đời hai năm qua mở ra trước mắt anh(…) (Quá khứ). Ramesh nghĩ ngợi, ngục đầu vào tay (Hiện tại). Cuộc sống trải ra trước mắt anh, cuộc sống khao khát yêu thương không bao giờ được đáp ứng (Hiện tại). Liệu anh không thể xé nát tấm lưới ấy ư nếu anh không ráng hết sức?” (Tương lai) [25, 118]. Cuộc đời không hẳn là một bài toán có duy nhất một đáp số, và con người cũng không thể lập trình sẵn cho những gì sẽ tới. Ramesh là nhân vật có đời sống nội tâm phức tạp nhất trong tiểu thuyết. Ba mươi ba lần anh xuất hiện trong tác phẩm thì có tới mười bảy lần là hình ảnh anh trầm ngâm, suy tư. Trong những dòng trăn trở của anh thời gian trở thành điểm hội tụ của quá khứ hiện tại và tương lai. Với hai mươi tám lần xuất hiện trong sáu mươi hai chương của tiểu thuyết, Kamala có những mối trăn trở của riêng mình. Mười một lần suy nghĩ dưới ánh trăng và trong bóng tối, nhân vật Kamala càng ngày càng thể hiện đời sống nội tâm sâu sắc: “Kamala dần dần nhớ lại toàn bộ cuộc sống của mình với Ramesh (…) (Quá khứ)…Nỗi ô nhục bám riết lấy cả đời nàng, không làm thế nào toát khỏi vết nhơ hổ nhục ấy (Tương lai) (…) Nàng không thể nào hình dung nổi con đường nào mở ra để thoát khỏi nỗi bất hạnh cả” (Hiện tại) [36, 182]. Chỉ mấy ngày trước đây, nàng còn ao ước có một mái ấm gia đình bên cạnh Ramesh, giờ đây, “nàng hình dung “gia đình” là một con quỷ khủng khiếp” [37, 189]. Biết được sự thật, nội tâm Kamala bị chấn động dữ dội. Quá khứ như một thước phim chiếu chậm cứ ùa về đay nghiến tâm can, hiện tại đau đớn còn tương lai thì mù mịt. Các chiều thời gian đồng loạt hiện về tạo thành một mớ hỗn loạn và đáng sợ. Yếu tố thời gian đồng hiện không chỉ được thể hiện trong dòng chảy nội tâm nhân vật mà còn soi thấu cả vào tình tiết câu chuyện. Tính chất kết thúc có hậu của tác phẩm gợi mở ra một dạng thời gian mà quá khứ được lặp lại ở tương lai. Xét tam giác ba nhân vật Ramesh, Kamala và Hemnalini, chúng ta thấy họ đều có thời điểm lầm tưởng: Ramesh tưởng Kamala là cô dâu của mình, Kamala cũng tưởng Ramesh là chồng, Hemnalini tưởng mối quan hệ giữa Ramesh và Kamala là vợ chồng thực chất. Họ đều đối diện với các chiều thời gian và phải trải qua nhiều gập ghềnh, thử thách để về lại vị trí của mình. Phần đầu của Đắm thuyền, Ramesh và Hemnalini yêu nhau, cuối tác phẩm hé lộ Ramesh quay trở về với Hem. Cũng vậy, ban đầu Nalinaksha cưới Kamala làm vợ và cuối cùng họ trở về dưới một mái nhà. Rõ ràng, quá khứ gặp lại trong tương lai tạo thành một vòng tròn đặt nhân vật trên đường kính. Trong vòng tròn đó, Ramesh, Hemnalini, Kamala hồi tưởng, trăn trở tìm lối đi. Thời gian, với họ có những lúc bất động để trở thành điểm hội tụ của quá khứ, hiện tại, tương lai. Tuy ở trong những vòng tròn thời gian, nhưng nhân vật không bị khép kín. Trái lại, trong vòng tròn của mỗi người, họ khám phá thế giới nội tâm nhằm tiếp thêm nghị lực sống cho hành trình tương lai. 3.2.3. Thời gian thiên nhiên – Ngôn ngữ của nhân vật im lặng Trong Thực nghiệm tâm linh, R.Tagore đã nói: “Ở An Độ, nền văn minh của chúng tôi phát sinh từ lòng rừng rú, và từ nguồn gốc này, từ bối cảnh này, đã mang một tính chất đặc biệt. Sống giữa thiên nhiên sống động, được nó cho ăn mặc, chúng tôi vẫn hằng duy trì với mọi phương diện của thiên nhiên một mối tình hết sức thắm thiết và chung thủy” [14, 10] Mục đích của con người không còn vơ vét, mà là “thực hiện” mà là mở rộng tâm thức của mình bằng cách phát triển cùng với bối cảnh mình, bằng cách mỗi ngày mỗi đi sâu vào bối cảnh mình” [1, 17]. Chủ trương hòa đồng cùng thiên nhiên của tinh thần Ấn Độ đã bén rễ sâu trong tâm hồn Tagore từ những ngày ấu thơ. Đối với Tagore, thiên nhiên là một trường học vĩ đại. Suốt cuộc đời mình, ông luôn tôn thờ tình yêu thiên nhiên. Vì thế trong những sáng tác của ông thiên nhiên trở thành một trong những hình tượng trung tâm giàu sức biểu cảm. Xuất hiện đều đặn trên mỗi trang tiểu thuyết, các biểu tượng thiên nhiên là người bạn cùng song hành với nhân vật, là những dấu tích thời gian rất đặc sắc. Trong Đắm thuyền, Tagore rất ít dùng từ ngữ chính xác để nói về thời gian. Trong toàn bộ sáu mươi hai chương chỉ duy nhất hai chương có dấu ấn thời gian chính xác:“Lúc chín giờ Akshay mới ra về và chín giờ rưỡi thì cổng khóa. Đến mười giờ, ánh đèn trong phòng khách nhà Babu Annada tắt và khoảng mười rưỡi thì cả nhà chìm trong giấc ngủ” [1, 17]; “Chín giờ đêm ấy, Ramesh đưa Kamala đến ga Sealdah” [21, 98]. Hầu hết trong tác phẩm, nhà văn đều dùng các biểu tượng thiên nhiên cho sự biến đổi thời gian, và chúng tôi gọi đó là thời gian thiên nhiên. Như vậy, thời gian thiên nhiên là thời gian được đong đếm, nhận biết thông qua những biến đổi của các biểu tượng thiên nhiên. Theo sự thống kê của chúng tôi, Tagore đã sử dụng rất nhiều biểu tượng như mùa mưa, mùa xuân, mùa thu, ánh sáng, bóng tối, trăng, sao… Nhưng xuất hiện tập trung với tần xuất cao phải kể đến vầng trăng (21 lần), ánh nắng (15 lần), bóng tối (12 lần), mùa thu (10 lần). Chưa có hiện tượng thiên nhiên nào đi vào nghệ thuật lại lâu đời, thường xuyên và mới mẻ như ánh sáng dịu hiền của vầng trăng. Có lẽ vì tính chất dịu dàng lung linh mà vầng trăng thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp, những ước mơ và khát vọng của con người. Trăng là vẻ đẹp, trăng là tình yêu, là hạnh phúc và là người bạn tri âm của thi sĩ. Trăng trong thơ Tagore là cả một thế giới lung linh sắc màu. Tay nắm trong tay mắt vờn theo mắt Câu chuyện đôi ta bắt đầu Ay là đêm tháng ba trăng tỏ Hương Kêna dịu dàng tỏa khắp không trung (Bài 16, Người làm vườn) Vầng trăng còn là một vẻ đẹp thiên thần, thánh thiện. Tập thơ Tagore viết dành tặng trẻ thơ, vì thế mà có tên Trăng non-Crescent Moon. Nụ cười khẽ rung trên môi em bé ngủ. Ai biết nụ cười từ đâu đến? Ừ, nghe nói có tia trăng non vàng viền quanh đám mây thu tàn; đó là nơi nụ cười hé nở đầu tiên, trong giấc mơ buổi sáng đầm sương. (Cung cách của bé) Trong Đắm thuyền, trăng xuất hiện và mang nhiều diện mạo, lần đầu với diện mạo khác thường: “Trăng mọc lên qua đám sương mù, tỏa ra thứ ánh sáng bệch bạc như mắt người say” [2, 21]. Tần số xuất hiện của ánh trăng rất dày nhưng một lần xuất hiện là một lần diện mạo thay đổi, lúc nhợt nhạt xanh xao, lúc huy hoàng rực rỡ, lúc trăng non tròn trịa, lúc trăng khuyết tí xíu, lúc thanh bình êm đềm, lúc trắng toát áo tang. Tất cả những diện mạo đặc sắc và không ngừng biến đổi ấy là dấu ấn thời gian đặc trưng của tiểu thuyết này. Nhìn vào vầng trăng, nhân vật và người đọc có thể dễ dàng nhận ra thời điểm trong tháng và thời gian trong đêm: Lúc này trăng non đã soi sáng khắp sông khắp bờ, không có làng mạc nào ở gần bến tàu [27, 137]. Trăng bây giờ đã gần tròn. Một buổi sáng, hành khách ngủ dậy, thấy bầu trời đầy mây đen, còn gió thì cứ đổi chiều từ hướng này sang hướng khác [29, 148]. Như vậy, trăng non là lúc đầu tháng, gần tròn là độ giữa tháng, khuyết là lúc cuối tháng; khi trăng đã lặn là đêm đã khuya còn lúc rực rỡ huy hoàng là độ mười giờ đêm. Điều đặc biệt là trong hai mươi mốt lần xuất hiện của mình, trăng thường mang diện mạo là vầng trăng non (chiếm 14%). Hình ảnh này gợi tả một sức sống, tuy không đến độ căng tròn như trăng rằm nhưng nó chứa đựng sự tươi mới, ngọt ngào và gợi cảm. Biểu thị tính chất khởi đầu của ban đêm thì trăng non là cách diễn đạt rất tinh tế và trữ tình. Trăng luôn luôn ở trạng thái vận động, biến đổi. Khi Kamala bắt đầu nhận thức ra sự cô đơn của mình, tâm trí nàng mơ hồ nhận ra điều bất thường trong quan hệ với Ramesh. “Trăng đã gần lặn, và những con đường hẹp xuyên qua đám cây trồng bây giờ không nhìn thấy được nữa nhưng Kamala cứ căng mắt về phía những con đường”[27, 139]. Nàng trăn trở, khao khát, tự vấn và xúc động rơi lệ cho đến khi “Trăng đã lặn sau hàng cây. Lúc này, vừa ngả đầu xuống gối, Kamala đã nhắm đôi mắt mệt mỏi lại” [27, 140]. Như vậy, sự dịch chuyển của hình ảnh trăng đã gần lặn và trăng đã lặn cho thấy tính chất vận động không ngừng của thời gian. Tính chất động của vầng trăng còn được Tagore thể hiện qua bút pháp nhân hóa đa dạng bằng hàng loạt các động từ, tính từ và cách xuất hiện. Trăng có khi ngọt ngào như là tình nhân với bóng tối: “Trăng đã tàn khuất sau ngôi nhà trước mặt bóng đêm đã trùm lên mặt đất và bầu trời vẫn còn rực rỡ trong vòng tay ôm hôn giã từ của ánh trăng” [16, 73]; có khi mang diện mạo của con người: “Mặt trăng xanh xao chẻ đôi, bóng tối nhô lên sau những cây cọ bất động” [36, 183]. Có thể nói rằng, tính chất luôn di động của trăng đã tạo ra dòng thời gian bước đi nhẹ nhàng, không khô cứng. Người đọc, nhờ thế, không bị choáng ngợp trong những sự kiện mà dễ dàng cùng chìm đắm suy tư cùng nhân vật. Thời gian trôi chảy, tạo hóa không ngừng đổi thay, trăng lặn rồi trăng mọc, tròn rồi khuyết nhưng nhân vật trong Đắm thuyền chưa một lần ngừng trăn trở về tương lai và hạnh phúc. Và trăng đã soi rọi vào thế giới nội tâm của họ không phải để bóc trần mà là cùng chia sẻ. Ramesh bao giờ cũng suy tư dưới trăng, chưa một lần nào, trong cuộc đấu tranh với nội tâm, chàng lại không có ánh trăng bên mình: “Ramesh tuyệt vọng gieo mình lên chiếc gối. Trăng đã lên, nhưng ánh trăng dường như không huy hoàng” [5, 27]; “Buổi tối sau cơn mưa, Ramesh ngồi đến khuya dưới ánh trăng, trầm tư” [30, 153]. Đôi lần, ánh trăng trở thành một thứ ánh sáng trong đêm tối để người ta có thể cảm nhận thấy tâm trạng phức tạp của người khác: “Ánh trăng dãi trên mặt anh (Ramesh) và vẻ mặt đó cho thấy tâm trí anh mãi ở tận đâu xa cách hẳn nàng (Kamala)” [27, 138]. Khi trăng lên là thời gian đã dần lui về bóng tối, một ngày sắp kết thúc và cái thời khắc gần như sau cùng ấy, luôn luôn là thời điểm lý tưởng để nhân vật sống với thế giới nội tâm của mình, đối diện với chính mình. Hình ảnh xuất hiện sau cùng của vầng trăng là khi Kamala đang trên hành trình tìm chồng: “Nàng thức dậy vào lúc gần sáng, mảnh trăng khuyết đã mọc, dọi chút ánh sáng vào bóng tối” [51, 276]. Kamala bước đi vào buổi chiều hoàng hôn, trên suốt chặng đường, ánh trăng luôn sát nàng cho đến khi nhân vật gặp gỡ bà lão Nabinkali-một cuộc gặp gỡ vô tình đưa nàng đi đúng con đường tìm chồng. Trăng, lúc này đã hoàn thành sứ mệnh của mình và nhường chỗ cho những biểu tượng khác. Dù không bao giờ đối thoại nhưng sự im lặng của trăng là một sự im lặng mang nhiều tầng nghĩa, dù không trực tiếp tham gia vào câu chuyện nhưng đã trở thành một nhân vật ấn tượng không thể không nhắc đến. Luôn luôn theo sát những nhân vật chính như Ramesh, Kamala, Hemnalini, ánh trăng đã làm toát lên vẻ đẹp ngoại hình và thế giới nội tâm của họ. Song hành cùng trăng, ánh sáng và bóng tối cũng trở thành những biểu tượng in dấu bước chân thời gian. Tín hiệu của một ngày mới được Tagore thông báo bằng những tia nắng mai rộn ràng: “Sao mai đã mọc và bên trên dải sông xám xịt, bầu trời phía đông nhạt dần, rồi đỏ ửng” [3, 24]; “Nắng mai ùa qua cánh cửa mở làm sáng bừng căn phòng nhỏ sạch như lau như li” [55, 319]. Là dấu hiệu thời gian khởi đầu, ánh sáng ban mai tạo ra những bước chuyển biến có tốc độ nhanh làm vạn vật “bắt đầu sáng bừng lên”. Dường như khoảng thời gian này có tính chất thanh tẩy tâm hồn như phong tục tắm gội-tẩy trần mỗi buổi sáng của người Ấn. Các nhân vật có thể trầm tư suy tưởng suốt đêm nhưng khi ngày mới bắt đầu hắt những tia nắng tinh khôi đầu tiên thì sức sống lại căng tràn trong tâm hồn họ. Không mang nhiều sắc diện và không xuất hiện nhiều như ánh trăng nhưng nắng mai luôn để lại những dư âm ngọt ngào cho người đọc. Khi Kamala và Nalinaksha nhận ra nhau, chính ánh bình minh hôm ấy đã tạo ra một thời khắc sum họp vợ chồng vĩnh cửu: “Và khi hai người sát bên nhau cùng chạm trán xuống sàn nhà lát cẩm thạch trắng như tuyết, thì mặt trời sớm mai rót ánh nắng qua khung cửa sổ xuống hai mái đầu đang cúi xuống” [62, 364]. Thời gian chắc chắn sẽ chảy trôi, mọi thứ sẽ luôn thay đổi, nhưng hình ảnh đôi mái đầu cúi xuống trong ánh nắng ban mai tràn ngập thì sẽ ngưng đọng và trở thành bất biến. Nếu nắng mai bắt đầu một ngày thì nhiệm vụ kết thúc thuộc về ánh hoàng hôn. Nếu nắng mai có thể thanh tẩy làm tăng thêm nhựa sống cho mỗi nhân vật thì hoàng hôn là thời gian con người đối diện với tâm hồn mình để suy tư về những gì đã, đang và sẽ đến. Hoàng hôn, vì thế, tạo ra những khoảng trống thời gian để nhân vật trầm tư. Nếu ban mai tạo ra dòng thời gian có tốc độ nhanh trong sự chuyển giao giữa ánh sáng và bóng tối thì hoàng hôn là bước chuyển với nhịp độ chậm chạp, từ từ: “Anh (Ramesh) quay trở lại ngoài lan can, đứng ở đấy ngắm những tia sáng cuối cùng tàn lụi dần ở phía trời Tây” [24, 117]; “Ramesh ngồi trên lan can đăm đăm nhìn ra con sông về phía trời Tây còn ửng lên những tia sáng cuối cùng của buổi chiều tà” [24, 113]. Những từ “tàn lụi dần”, “còn ửng lên” cho thấy một tốc độ chuyển giao chậm giữa ánh sáng ban ngày và bóng đêm đang kéo tới. Bước chân chầm chậm này của thời gian là phù hợp với ánh mắt nhìn đăm đăm đầy tâm sự của nhân vật, và bởi vì đây là lúc tâm hồn bắt đầu cất lên tiếng nói. Hiếm có trong tác phẩm văn học nào, hoàng hôn lại nhiều màu như trong Đắm thuyền. Con mắt quan sát tinh tế trong một bộ óc giàu tưởng tượng của tác giả đã tạo ra những sắc thái riêng của buổi chiều hoàng hôn: “Má của Kamala đỏ ửng như thể ganh với sắc thắm của chiều tà” [24, 113]; “Lùm cây thấp men theo bờ sông trông giống như cái viền sẫm màu trên tấm áo choàng vàng nghệ của bầu trời hoàng hôn” [25, 117]; “Trong khi họ trò chuyện thì trời đã xế tà, bầu trời chuyển sang xin xỉn màu đồng” [38, 195]. Nhưng có lẽ, cái màu đặc biệt nhất là cái màu hoàng hôn trong đôi mắt của bác sĩ Nalinaksha: “Mặt trời tháng chạp đã xế bóng, ánh nắng đỏ lựng ùa vào tràn đầy căn phòng như đôi má ửng hồng vì thẹn thùng của cô dâu” [60, 354]. Cùng với ban mai và hoàng hôn, ánh nắng mùa thu tạo ra sự bất ngờ. Trong Đắm thuyền, lồng trên mỗi trang tiểu thuyết, hình ảnh nắng thu cũng làm sáng ngời cả không gian và thời gian. Nắng thu đã tạo ra bức tranh thiên nhiên mà vạn vật và con người trong quỹ đạo của nó đều ánh lên những vẻ đẹp lung linh: “Con tàu cứ rẽ sóng đều đều và trong nắng thu rực rỡ sắc màu, đôi bờ lướt qua như một ảo cảnh bình yên song luôn luôn biến đổi” [28, 146]; “Nắng thu làm miền quê phô ra muôn hình muôn vẻ mà dòng sông ánh vàng là cái nền chung” [29, 146]. Nếu nắng mai tạo ra dòng chảy thời gian với tốc độ nhanh, hoàng hôn là bước chuyển giao chậm giữa ánh sáng và bóng tối thì nắng thu là một khoảng trống về thời gian. Nhân vật chìm đắm trong bức tranh nắng thu mà quên đi dòng thời gian vẫn đang trôi chảy. Những phút giây ngọt ngào trào dâng khi ngắm nghía cảnh đẹp, tạm gác lại bao trăn trở khi thấy ngày thu rạng ngời, đó là những khoảng khắc tuyệt vời mà thời gian có thể xoa dịu những trái ngang của số phận. Giây phút bên ô cửa mở đầy nắng thu êm dịu đã trở thành vĩnh cửu của mối tình Ramesh và Hemnalini. Hai con người, hai tâm hồn, một nhịp đập, một hướng nhìn, họ không trao nhau một lời nhưng dường như nói với nhau rất nhiều. Trong nắng thu, họ đứng bên nhau, im lặng đến gần như bất động. Họ quên đi thực tại đau buồn và thời gian như dừng lại trao cho họ giây phút hạnh phúc trào dâng. Sau này, dòng đời đẩy họ về những con đường khác nhau, xa cách, nhớ nhung, đau khổ nhưng kỉ niệm đứng bên nhau trong buổi chiều thu hôm ấy chưa bao giờ nhạt màu trong nỗi nhớ về nhau: “Sao chính anh chứ không phải ai khác được cùng cô gái ấy đứng bên cửa sổ trong nắng thu êm dịu mà mơ thấy tạo vật bồng bềnh trên mặt biển bát ngát của niềm vui huyền bí” [16, 73]. Khi nắng mai, nắng mùa thu lụi tắt, hoàng hôn bị nuốt chửng bởi bóng tối, thời gian của đêm đen bắt đầu. Bóng tối tạo ra những thời khắc đáng sợ của tạo hóa: “Nhìn qua bóng tối, bãi hoang ảm đạm như một cơn ác mộng và cái vùng cát trắng hoang vu trông ma quái trong cảnh thê lương” [2, 24]. “Trong bóng tối, căn phòng nhỏ bé tồi tàn như há hốc miệng nhìn nàng(Kamala), như hàm răng của loài ác quỷ kỳ quái” [27, 139]. Nhưng khi bóng đêm buông xuống cũng là thời gian sum vầy: “Những con vịt suốt ngày lặn lội kiếm ăn, lúc này bay về hàng đàn qua bóng tối nhá nhem, tới nơi trú đêm của chúng ở những vùng nước vắng vẻ giữa những bãi cát” [25, 117]. Khoảng thời gian này thường khiến cho tâm hồn con người thấy khao khát tìm mái ấm. Ramesh trầm tư suy nghĩ còn Kamala bắt đầu thấy ao ước mái ấm gia đình. Do đó, bóng đêm còn là thời khắc của khám phá, khát vọng khi tâm hồn cất lên tiếng nói. Chàng luật sư Ramesh thường ngồi dưới ánh trăng mà tư lự, “nhưng khi nằm trong bóng tối, anh nghiền ngẫm về tất cả những gì mình sắp mất khi từ chối Hemnalini (…) Bóng tối đen sẫm của bầu trời buộc anh phải tin rằng suy cho cùng, nỗi xấu hổ và đau khổ của anh không phải là cái gì vô hạn, trùm lấp cả không gian và thời gian” [26, 127]. Suy ngẫm trong bóng đêm còn giúp Ramesh nhận ra được nỗi thống khổ mà hằng đêm anh đang tự dày vò là tất yếu vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh không ngưng nghỉ. Nếu chàng Ramesh thường trầm tư dưới ánh trăng thì nhân vật Hemnalini lại luôn trải lòng mình trong bóng tối: “Hemnalini ngồi suy nghĩ miên man trong bóng tối của buồng cầu thang” [38, 193]. Dường như bóng đêm là thời khắc khám phá duy nhất đối với nàng. Nếu ánh trăng có sức khơi gợi lớn đối với Ramesh thì với Hemnalini đó phải là bóng đêm. Điều đó có thể lí giải một phần vì tính cách của nàng. Hemnalini là người khá khép kín. Ngay cả Kamala trong lần đầu gặp gỡ nàng cũng phải ái ngại cho bản chất con người thầm kín của Hemnalini. Bóng đêm, với nàng không phải là nỗi sợ như Kamala, nó là người bạn mang đến thời khắc suy ngẫm và trầm tư. Vpennepxki đã nói: “Không gian là thời gian trường tồn, thời gian là không gian đang lần bước”. Thời gian và không gian là hai yếu tố có thể dễ dàng đan xen, kết hợp với nhau. Bóng tối là một ví dụ. Bóng tối vừa tạo ra hiệu ứng về thời gian vừa khắc họa không gian. Trong Đắm thuyền, bóng tối thường kết hợp với ánh trăng tạo ra bức tranh của không gian trữ tình trong hình ảnh thời gian đang bước qua: “Ánh trăng và bóng tối thêu hoa trên tường…Trăng đã tàn khuất sau ngôi nhà trước mặt, bóng đêm đã trùm lên mặt đất” [16, 172]. Tagore đã chụp lại một không gian đang giao hòa giữa ánh sáng và đêm đen. Thời gian chậm rãi, gần như ngưng đọng tạo ra một cảm giác dòng chảy lê thê của thời gian. Từ đó, nhân vật tìm được không gian để lòng mình đối diện với lòng mình. Bóng tối của Hemnalini không có ánh trăng như của Ramesh, nhưng không vì thế mà mất đi cái vẻ trữ tình đáng yêu của nó. Bóng tối của nàng không bao la rộng lớn nhưng đủ tạo ra một không gian của riêng nàng để nàng nghĩ suy. Bóng tối trong không gian của nàng không có sự giao hòa với ánh trăng, là một bóng tối thuần khuyết nhưng không đen tuyền. Bóng tối với nàng là một không gian chưa bao giờ tối tăm mù mịt: “Nàng gấp cuốn sổ lại, bỏ ra vườn, ở đấy, nàng đi đi lại lại trầm tư trên những lối đi rải sỏi dưới bóng tối mượt mà như nhung” [56, 325]. Ngoài ánh trăng, ánh nắng và bóng tối, Tagore còn thông báo thời gian bằng những từ chỉ mùa như mùa đông, mùa mưa. Những hình ảnh thiên nhiên đã tạo ra dòng chảy thời gian với nhịp độ khác nhau, lúc vội vã, bừng sáng, lúc chậm rãi kéo dài lê thê, lúc chùng giãn miên man, lúc lãng mạn phi thời gian. Nó đã làm tăng thêm chất trữ tình và khắc họa thành công câu chuyện tình yêu tam giác nhiều éo le. Nó cũng cho thấy một lợi thế của Tagore trong việc miêu tả thiên nhiên, cái tài của nhà văn không chỉ là sự quan sát, đó còn là một bộ óc giàu sức tưởng tượng với khả năng biến hóa linh hoạt về câu chữ. Thời gian thiên nhiên trở thành một trong những đặc trưng của ngòi bút tiểu thuyết Tagore. Với tính chất vừa trữ tình vừa mộc mạc, không gian trong tiểu thuyết đã mở ra con đường hòa nhập, tương thông giữa con người nhỏ bé và vũ trụ rộng lớn, mở ra một lối đi cho những chuyến lưu lạc để kiếm tìm hạnh phúc. Trong không gian ấy, các nhân vật không ngừng phải đối diện với sóng gió do tuyến thời gian định mệnh gây ra, phải trăn trở nghĩ về quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong sự đảo chiều của dòng thời gian, họ luôn có người bạn sẻ chia tâm sự là thiên nhiên. Và với vai trò của mình, thiên nhiên còn là những tín hiệu thời gian trữ tình và thẩm mĩ. Có thể nói, Không gian, thời gian trần thuật là một thành công nghệ thuật trong Đắm thuyền. KẾT LUẬN Trong tình yêu sâu sắc với nghệ thuật và cuộc sống, Tagore không ngừng sáng tạo và cho ra đời những tác phẩm văn học giá trị. Tiểu thuyết của ông, tuy không tạo được tiếng vang lớn như thơ ca nhưng đã mở ra con đường mới cho văn xuôi Ấn Độ. Đó là con đường hiện đại hóa với những cách tân về đề tài và nghệ thuật nhằm theo kịp văn học thế giới. 1. Đắm thuyền là bộ tiểu thuyết tâm lý rất thành công của Tagore. Câu chuyện diễn ra trong một không gian không rộng, thời gian không dài và số lượng nhân vật cũng không nhiều, nhưng là tác phẩm chứa đựng nội dung nhân văn và mang tính triết lý sâu sắc. Đây cũng là tác phẩm đánh dấu mười lăm năm trở lại với tiểu thuyết của Tagore sau hai tác phẩm đầu tay. Do đó, nghệ thuật và cả nội dung đã có những thay đổi đáng kể. 2. Khám phá nghệ thuật kể chuyện trong Đắm thuyền đã cho thấy vai trò và vị trí to lớn của người kể chuyện. Từ ngôi kể thứ ba, người trần thuật vừa xuất hiện với tư cách người thuật kể, vừa thể hiện kiểu “nhập cuộc tâm tình” để chia sẻ và đi sâu vào các lớp tâm trạng nhân vật. Nhân vật kể chuyện chưa có bước đột phá trong cách thể hiện, vẫn là kiểu biết trước và biết hết mọi chuyện, nhưng người kể cũng đã tạo được dấu ấn riêng trong cách tái hiện các kiểu nhân vật: Đó là kiểu nhân vật mồ côi và giàu tình yêu thương. Đó là kiểu nhân vật bổn phận rất Ấn Độ: Mộ đạo với những khắt khe trong nghi lễ nhưng không lánh đời và rất yêu cuộc sống trần tục. Đề cập đến dấu ấn của nhân vật trần thuật không thể không nói tới giọng điệu. Giọng điệu người kể tuy không có gì mới hơn so với những bộ tiểu thuyết khác: Vẫn là tính chất đơn thanh, nhưng đã thể hiện được nét tinh túy đặc trưng. Đó là chất tự sự chiêm nghiệm kết hợp với sự trữ tình sâu lắng. Đó là tính chất mộc mạc, bình dị đan xen trong cách kể và tả ngọt ngào. Từ điểm nhìn bên trong, người kể chuyện có được điểm tựa vững chắc để thực hiện mục đích khám phá thế giới nội tâm nhân vật. 3. Vấn đề không – thời gian trần thuật, vốn là một biểu hiện của nghệ thuật kể chuyện, đã chuyển tải được những nét cơ bản trong triết học. Đó là dòng thời gian định mệnh với niềm tin vào số phận an bài. Đó là không gian hòa hợp giữa con người nhỏ bé và vũ trụ bao la. Đồng thời, không – thời gian trần thuật cũng nói lên tính chất đặc trưng trong ngòi bút Tagore. Đó là tình yêu thiên nhiên được tái hiện thành những biểu tượng thời gian, thành bức tranh tâm trạng, thành nhân vật im lặng. Đó là tình yêu thương con người khi muốn đi sâu khám phá kiểu con người hành động trong không gian lưu lạc. Đó là tài năng phân tích tâm trạng nhân vật trong sự đảo chiều dòng thời gian tâm lý. 4. Tìm hiểu Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Đắm thuyền của Rabindranath Tagore đã cho chúng ta thấy được cái nhìn đôn hậu và trân trọng của nhà văn đối với nhân vật của mình. Câu chuyện trong tác phẩm không gay cấn, không đánh đố người đọc nhưng lại hấp dẫn trong cách xử lý vấn đề. Mọi rủi ro của số phận nhân vật trong bộ tiểu thuyết bắt nguồn từ sự nhầm lẫn. Và cuộc đời vẫn thường tồn tại nhiều nhầm lẫn như thế. Do đó, câu chuyện trong tác phẩm cũng là những câu chuyện rất đời thường. Nhưng cái đời thường ấy lại cho ta niềm tin vào cuộc sống, tin rằng dù số phận có cay nghiệt đến đâu vẫn luôn tồn tại một con đường phía trước. Cái đời thường dung dị dạy ta phải biết đấu tranh để tìm ra hạnh phúc: Người ta chỉ có hạnh phúc khi người ta biết đấu tranh không ngưng nghỉ. 5. Đắm thuyền dưới góc nhìn nghệ thuật đã cho thấy lối kết cấu mang nhiều nét đặc trưng của tiểu thuyết dòng ý thức. Đó là tính chất phi thời gian trong dòng chảy tâm trạng nhân vật. Đó là sự đảo chiều của tuyến thời gian: Quá khứ, hiện tại, tương lai. Đồng thời, thủ pháp miêu tả tâm lý nhân vật cũng là nét đặc sắc khi nó tạo ra một hiện thực tinh thần hết sức phong phú và hấp dẫn. Kiểu tiểu thuyết dòng ý thức, do đó, là đóng góp nghệ thuật lớn lao của Tagore trong phong trào phục hưng văn học Ấn Độ. Khi bắt tay thực hiện đề tài, chúng tôi biết rằng đang chuẩn bị bước vào một con đường khám phá khá mới mẻ về tác phẩm của Tagore. Nhưng với lòng kính phục tài năng và niềm yêu mến thực sự các mảng sáng tác tiểu thuyết của ông, chúng tôi đã cố gắng và lỗ lực hết mình để có thể nhìn nhận và đánh giá hoàn chỉnh hơn mặt nghệ thuật của bộ tiểu thuyết Đắm thuyền. Từ đó, mở ra hướng khai thác các tiểu thuyết tiếp theo của nhà văn. Quan trọng hơn, một trong những mục đích của luận văn là đánh giá phong cách tiểu thuyết của Tagore. Đó là phong cách trữ tình và triết lý nhưng cũng rất chân phương mộc mạc. Tagore là một nhà văn nhân đạo. Nội dung trong Đắm thuyền nói riêng và trong các tiểu thuyết khác của ông đều thể hiện tấm lòng yêu thương con người và cuộc sống. Và trong mọi khía cạnh, nhà văn đều cố gắng khắc họa hình ảnh đất nước và con người Ấn. Do vậy, các trang văn của Tagore rất giàu tinh thần dân tộc. Nói tóm lại, với sự đổi mới không ngừng, tiểu thuyết Tagore đã có những đóng góp lớn lao trong tiến trình hiện đại hóa văn học, cụ thể là mảng văn xuôi Ấn Độ, đúng như lời nhận định của I. Ehrenburg: “Khi nghĩ về ông, người ta nghĩ đến toàn bộ năng lực sáng tạo của nước An, bấy lâu đứt đoạn vì ngoại xâm, nay tìm thấy đường đi và hiện lên qua con người kì lạ này”. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Ban tu thư khai trí (1971), Từ điển Việt Nam, NXB Khai Trí, Tp. Hồ Chí Minh. 2. Cao huy Đỉnh (1995), “Tinh thần nhân đạo chủ nghĩa trong thơ Tagore”, Tạp chí văn học (số 8). 3. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội. 4. Hữu Ngọc, Dương Phú Hiệp (1987), Từ điển triệt học giản yếu, NXB Đh và THCN, Hà Nội. 5. I. Erenbua (Chiêu Phong dịch) (1982), “Về Tagore”, Mười nhà thơ lớn của thế kỉ, NXB Tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam, Hà Nội. 6. Krisna Kripalani (Phạm Phương Chi trích dịch) (2008), Quá trình hiện đại hóa văn học An Độ, eVan.com.vn. 7. Lại Nguyên An (2004), 150 thuật ngữ văn học, NXB ĐHQG, Hà Nội. 8. Lê Ngọc Trà (2007), Văn chương thẩm mĩ và văn hóa, NXB Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh. 9. Lê Từ Hiển (2001), “Rabindranath Tagore họa sĩ vẽ bụi đất và ánh sáng mặt trời” , Tạp chí văn học (số 6). 10. Lưu Đức Trung (Chủ biên) (2001), Chân dung các nhà văn thế giới (Dùng trong nhà trường) tập ba, NXB Giáo dục, Hà Nội. 11. Lưu Đức Trung (Tuyển chọn và giới thiệu) (2004), R. Tagore tuyển tập tác phẩm (tập I), NXB Lao Động Trung Tâm Văn hoá Ngôn Ngữ Đông Tây, Hà Nội. 12. Lưu Đức Trung (Tuyển chọn và giới thiệu) (2004), R. Tagore tuyển tập tác phẩm (tập II), NXB Lao Động Trung Tâm Văn hoá Ngôn Ngữ Đông Tây, Hà Nội. 13. Lưu Đức Trung (1998), “Vài nét về truyện ngắn Tagore”, Báo Văn nghệ (số 26). 14. Lưu Đức Trung (2003), Văn học Ấn Độ, NXB Giáo Dục, Hà Nội. 15. M. Bakhtin (Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn, dịch và giới thiệu) (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, NXB Bộ Văn Hoá Thông Tin Và Thể Thao Trường Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội. 16. Nguyễn Thị Bích Thúy (1998), “Chất trí tuệ – Điểm sáng thẩm mĩ trong thơ Tagore”, Tạp chí văn học (số 4). 17. Nguyễn Thị Bích Thúy (2008), Chuyên đề đặc trưng nghệ thuật thơ Tagore , Tài liệu dùng cho cao học và nguyên cứu sinh, Đại Học Sư Phạm TP.Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh. 18. Nguyễn Thị Bích Thúy (2006), “Tagore và lời ca tụng tình yêu”, Khoa Ngữ văn 30 năm nghiên cứu và giảng dạy, NXB ĐHQG, TP. Hồ Chí Minh, trang 236-242. 19. Nguyễn Thị Huân (1999), Thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Đắm thuyền của Tago, Luận án thạc sĩ khoa học ngữ văn, Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội, Hà Nội. 20. Nguyễn Thị Việt Hương (1993), Yếu tố ngẫu nhiên trong Lôi vũ của Tào Ngu, Tiểu luận thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội I, Hà Nội. 21. Nguyễn Văn Hạnh (2006), Rabindranath Tagore với thời kì phục hưng Ấn Độ, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội. 22. Nguyễn Văn Hạnh (2000), “Thiên nhiên trong Thơ Dâng của Tagore”, Tạp chí văn học (số 9). 23. Nhiều tác giả (1995), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 24. Nira Chanhdhuri (Chiêu Phong dịch) (1982), “Tagore với chúng tôi”, Mười nhà thơ lớn của thế kỉ, NXB tác phẩm mới, hội nhà văn Việt Nam, Hà Nội . 25. Phan Thu Hiền (2008), Chuyên đề Thi pháp sử thi An Độ, Tài liệu dành cho cao học và nghiên cứu sinh, Trường ĐH KHXH & NV, TP. Hồ Chí Minh. 26. R.Tagore (1989), Đắm thuyền tập 1, NXB Văn học, Hà Nội. 27. R.Tagore (1989), Đắm thuyền tập 2, NXB Văn học, Hà Nội. 28. R. Tagore (Như Hạnh dịch) (1973), Thực nghiệm tâm linh, Kinh Thi xuất bản, TP. Hồ Chí Minh. 29. Trần Đình Sử (2003), Đọc văn học văn, NXB Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh. 30. Trần Đình Sử (1995), Thi pháp thơ Tố Hữu, NXB Giáo dục, Hà Nội. 31. Trần Thị Loan (1994), Nghệ thuật miêu tả tâm lí qua nhân vật Ramesh trong Đắm thuyền tiểu thuyết của R. Tago, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội I, Hà Nội . 32. V.K. Gokak (Mạnh Chương dịch) (1983), “Ảnh hưởng của Tagore đối với thơ ca hiện đại của An Độ”, Tạp chí văn học nước ngoài (số 13). Tiếng Anh 33. Dr Sukumar Sen (1996), History of Bengali Literature, Sahitya Akademi, New Delhi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHNN005.pdf