1. Lý do chọn đề tài
1.1. Việt Lam tiểu sử (hay còn gọi Việt Lam xuân thu) là cách đặt tên của
Lê Hoan. Đây là một cuốn tiểu thuyết chữ Hán được viết theo kiểu chương
hồi, có quy mô rộng lớn, phản ánh những biến cố lịch sử quan trọng trong
những thời điểm lịch sử đặc biệt ở thế kỷ XV. Đó là sự nghiệp của đức Lê
Thái Tổ gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, người lãnh đạo nhân dân ta
trường kỳ kháng chiến chống giặc Minh xâm lược. Tư tưởng chủ đạo của
cuốn tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử vừa thể hiện được khát vọng độc lập, tôn
phò chính thống, đề cao chính nghĩa, vừa khẳng định sức mạnh đoàn kết chiến
đấu chống giặc ngoại xâm.
1.2. Sự ra đời của cuốn tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử cùng với những đóng
góp về giá trị nội dung và nghệ thuật đã góp phần làm nên giá trị của văn học
trung đại nói riêng, thúc đẩy quá trình phát triển của văn xuôi Việt Nam nói
chung. Xuất hiện trong vai trò là đại biểu cuối cùng của tiểu thuyết chương
hồi Việt Nam, Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan đã đánh dấu những bước phát
triển về mặt thể loại của tiểu thuyết chương hồi, để chuẩn bị cho sự ra đời của
tiểu thuyết hiện đại có nguồn gốc từ phương Tây.
1.3. Đọc Việt Lam tiểu sử, ấn tượng lớn nhất của tác phẩm chính là ở chỗ
tác giả đã rất thành công trong việc đưa các nhân vật lịch sử vào tác phẩm văn
học thành những hình tượng nghệ thuật. Các nhân vật trong tác phẩm vừa bảo
lưu những đặc điểm vốn có thật trong lịch sử vừa được hư cấu, sáng tạo thành
những nhân vật văn học chứ không đơn thuần là những nhân vật lịch sử.
Trong con mắt của các nhà nghiên cứu lịch sử thì những nhân vật này là con
người của lịch sử, còn đối với các nhà nghiên cứu văn học thì đó lại là những
nhân vật văn học thực sự. Điều gì làm nên những ấn tượng ấy nếu như không
phải là tài năng và tâm huyết, vốn sống của nhà văn Lê Hoan. Xét một cách
toàn diện, Việt Lam tiểu sử là một tác phẩm văn học đặc sắc. Trên thực tế, các
tài liệu nghiên cứu, các bài viết về thiên tiểu thuyết này vẫn chưa nhiều. Vì
thế, tìm hiểu nghiên cứu tác phẩm trên phương diện nghệ thuật thể hiện nhân
vật là một việc làm cần thiết, nhằm có cái nhìn sâu sắc, thấu đáo và đúng đắn
hơn những thành tựu, những đóng góp của tác giả, tác phẩm Việt Lam tiểu sử.
Đó là những lý do thôi thúc người viết tìm hiểu về nghệ thuật thể hiện
nhân vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Phạm vi đề tài 12
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 13
5. Phương pháp nghiên cứu . 13
6. Những đóng góp của luận văn . 14
7. Cấu trúc của luận văn 14
NỘI DUNG
Chương 1: Tác giả, tác phẩm và vấn đề thể loại trong tiểu thuyết
Việt Lam tiểu sử
1. Tác giả Lê Hoan . 15
2. Tác phẩm Việt Lam tiểu sử 23
2.1. Tên gọi 23
2.2. Vấn đề xác định tác giả Việt Lam tiểu sử . 25
3. Vấn đề thể loại trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử . 30
3.1. Khái niệm tiểu thuyết chương hồi 30
3.2. Hoàn cảnh ra đời . 30
3.3. Đặc điểm thể loại . 34
3.4. Tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử - tiểu thuyết lịch sử được viết theo lối
kết cấu chương hồi 36
3.4.1. Thể loại tiểu thuyết lịch sử . 36
3.4.2. Tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử - tiểu thuyết lịch sử viết theo lối kết
cấu chương hồi . 36
Tiểu kết . 39
.
Chương 2: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử - từ nguyên
mẫu đến hình tượng văn học
2.1. Con đường từ hiện thực đến các hình tượng văn học . 40
2.2. Các nhân vật nguyên mẫu trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử 43
2.2.1. Lê Lợi từ nguyên mẫu lịch sử đến hình tượng văn học . 44
2.2.2. Hồ Quý Ly từ nguyên mẫu lịch sử đến hình tượng văn học . 47
2.2.3. Nguyễn Trãi từ nguyên mẫu lịch sử đến hình tượng văn học . 51
2.3. Những nét tương đồng và khác biệt giữa nhân vật trong tiểu thuyết Việt
Lam tiểu sử với các nhân vật trong lịch sử 55
2.3.1. Những nét tương đồng giữa nhân vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu
sử với các nhân vật trong lịch sử và nguyên nhân của sự tương đồng . 56
2.3.2. Những nét khác biệt giữa nhân vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu
sử với các nhân vật trong lịch sử và nguyên nhân của sự khác biệt . 60
Tiểu kết 68
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết Việt Lam
tiểu sử
3.1. Khái niệm nhân vật và vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết
chương hồi 70
3.1.1. Khái niệm nhân vật 70
3.1.2. Vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi 71
3.2. Giới thuyết chung về nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết
chương hồi . 72
3.2.1. Vai trò của nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết
chương hồi . 72
3.2.2. Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi . 73
3.2.3. Một số thủ pháp thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi . 74
3.3. Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử của
Lê Hoan 74
3.3.1. Nghệ thuật thể hiện hành động nhân vật và sự kiện 75
3.3.2. Nghệ thuật thể hiện tính cách nhân vật 90
.
3.3.3. Nghệ thuật thể hiện ngôn ngữ nhân vật . 98
Tiểu kết . 108
KẾT LUẬN . 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
122 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2210 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên
89
Thông bị đánh tan ở Tích Giang, các thành Đông Quan, Thanh Hóa, Di
Nam,… lần lƣợt bị hạ, Minh Tuyên Tông tiếp tục cử tƣớng đánh An Nam,
Liễu Thăng đƣợc giao trọng trách chỉ huy mấy vạn hùng binh tiến đánh quan
ải nƣớc Nam. Dù có một đội quân hùng mạnh nhƣng Liễu Thăng là kẻ hữu
dũng vô mƣu nên sớm chuốc lấy thất bại. Vốn là một kẻ nóng nảy lại hiếu
chiến, bất chấp mọi lời can ngăn của Hoàng Phúc, Liễu Thăng vừa tới quan ải
đã ngông nghênh tự phụ coi thƣờng quân Nam vội vã đem quân đánh ồ ạt, dễ
dàng chiếm đƣợc bảy đồn mà không hề nghi ngờ điều gì. Nắm bắt đƣợc bản
chất kiêu căng tự phụ của tƣớng giặc, Lê Thiện và Lê Lợi phối hợp chặt chẽ
cùng nghĩa quân Lam Sơn để dụ địch vào bẫy. Với một đội quân có vẻ chậm
chạp toàn là những lính tráng mệt mỏi “thành rào sơ sài”, “hàng ngũ rời rạc,
cờ xí nghiêng ngả” [26,367-368], quân ta đã đánh trúng vào lòng kiêu căng tự
phụ của Liễu Thăng. Các tƣớng Xa Tam, Nông Văn Lịch, Phạm Đán, Cao
Đoan, Doãn Hài, Mai Tố đƣợc giao trọng trách giữ các đồn nhƣng chỉ đánh
vài hiệp lại giả thua bỏ chạy làm cho Liễu Thăng càng dƣơng dƣơng tự đắc
không một chút hoài nghi “thấy nơi nào mình qua, đồn lũy đối phương đều
liên tiếp bị phá, không ai dám chống cự, Thăng an tâm tiến thẳng tới địa giới
Trấn Di” [26,368]. Nhƣ một con ngựa bất kham, Liễu Thăng bỏ qua mọi lời
cảnh tỉnh can ngăn của Lý Khánh coi thƣờng quân Nam “dùng quân như kiến
ong tụ tập”. Hắn tuyên bố phải quyết “chém được bọn man khấu mới nghe”.
Liễu Thăng đâu ngờ con đƣờng tƣởng nhƣ quá dễ dàng lại đƣa hắn đến cõi
chết. Lúc hùng hổ, tức tối vì bị quân Nam lăng nhục “một mình cùng một trăm
quân kỵ phóng ngựa qua cầu trước” Liễu Thăng nghe thấy “súng nổ liên hồi”.
Vừa tới đầu cầu bờ Nam, Thăng bị “Thái tổ giương cung bắn trúng ngực…
ngã xuống nước chết… quân Bắc chết quá nửa” [26,369]. Ngƣời đọc thật sự
thấy hả hê thoải mái vì sau những phút giây hồi hộp đợi chờ, trận đánh đã
diễn ra theo đúng với mong muốn của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
Bằng nghệ thuật miêu tả các sự kiện lịch sử, tác giả Việt Lam tiểu sử đã
dàn dựng lại đƣợc hàng chục trận đánh lớn nhỏ với không khí sôi sục, diễn
biến bất ngờ. Điểm khả thủ của nghệ thuật miêu tả sự kiện trong Việt Lam tiểu
sử chính là ở chỗ tác giả đã để cho ngòi bút của mình cuốn theo dòng cảm xúc
khi miêu tả những trận chiến quân sự trên chiến trƣờng, đem lại cho ngƣời
đọc cảm giác nhƣ đƣợc sống lại những phút giây hào hùng của những trận
chiến kinh thiên động địa, những phen biến đổi sơn hà. Qua đó đem đến cho
độc giả cảm hứng tự hào về truyền thống đấu tranh giữ nƣớc vĩ đại của dân
tộc. Đồng thời nghệ thuật miêu tả sự kiện cũng góp phần phác họa những nét
tính cách của nhân vật làm tô đậm thêm chân dung của những ngƣời anh hùng
khởi nghĩa Lam Sơn.
3.3.2. Nghệ thuật thể hiện tính cách nhân vật
Theo cuốn Lý luận văn học do tác giả Hà Minh Đức chủ biên, “tính
cách” đƣợc dùng theo cách hiểu sau đây: “Tính cách cũng là nhân vật nhưng
là nhân vật được thể hiện với một chất lượng tư tưởng và nghệ thuật cao hơn,
tuy chưa đạt tới mức độ là các điển hình. Tính cách mang bản sắc riêng, độc
đáo của con người cá biệt, cụ thể nhưng lại mang những nét chung tiêu biểu
cho nhiều người khác nhau ở một mức độ nhất định đồng thời nó là một quá
trình phát triển hợp với logíc cuộc sống. Tóm lại nó có tính chung tính riêng
và tính Logíc” [20,130].
Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học của tác giả Lại Nguyên Ân, tính cách
đƣợc trình bày nhƣ sau: “… Tính cách là hình ảnh con người được phác họa
đến mức đủ rõ và đủ tính xác định, thông qua đó làm bộc lộ một kiểu ứng xử
(hành vi, ứng xử, lời nói) có căn nguyên lịch sử, đồng thời cũng làm bộc lộ
một quan niệm của tác giả về con người... Tính cách (của văn học nghệ thuật)
là sự thống nhất hữu cơ giữa cái chung, cái mang tính trùng lặp và cái cá thể,
cái riêng không bị lặp lại, là sự thống nhất giữa cái có tính khách quan (thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
tại xã hội lịch sử của đời sống con người, nơi cung cấp hình mẫu cho tính
cách văn học) và cái mang đặc tính chủ quan, sự trình bày và đánh giá hình
mẫu ấy bởi tác giả” [1,260].
Qua một vài khái niệm trên, ta có thể thấy tính cách có một vai trò hết
sức quan trọng đối với cả nội dung và hình thức trong tác phẩm văn học. Nói
nhƣ Hê ghen: “Tính cách là điểm trung tâm của mối quan hệ giữa nội dung và
hình thức”. Hay Đôxtôiepski cũng khẳng định: “Đối với nhà văn toàn bộ vấn
đề là ở tính cách” [20,129] (Trích lại theo giáo sƣ Hà Minh Đức). Nhận thức
đƣợc tính cách là yếu tố hạt nhân của văn học cho nên trong tác phẩm Việt
Lam tiểu sử Lê Hoan rất chú ý đến việc xây dựng tính cách nhân vật. Với một
số lƣợng nhân vật đông đảo hùng hậu gồm cả ta và địch, quân tƣớng và binh
sĩ, mẹ con, vợ chồng nhƣng đƣợc tác giả khắc họa mỗi ngƣời một nét tính
cách không ai giống ai. Có những nhân vật đƣợc miêu tả rất kỹ nhƣng cũng có
những nhân vật chỉ đƣợc phác họa qua một vài ba dòng hoặc xuất hiện trong
một vài trang song mỗi ngƣời đều để lại dấu ấn riêng của mình không dễ bị
nhòa lẫn. Những biện pháp đƣợc tác giả Lê Hoan sử dụng để thể hiện tính
cách nhân vật rất phong phú và đa dạng có thể qua lời ngƣời kể chuyện, qua
thái độ, cách đánh giá của nhân vật trong truyện hoặc qua ngôn ngữ, hành
động,... Vì lý do hành động nhân vật đã đƣợc khai thác ở mục 3.3.1, và ngôn
ngữ nhân vật sẽ đƣợc đề cập đến ở mục 3.3.3, cho nên trong phần này ngƣời
viết chỉ tập trung tìm hiểu cách giới thiệu tính cách của nhân vật thông qua lời
giới thiệu trực tiếp của ngƣời kể chuyện và lời giới thiệu gián tiếp của các
nhân vật khác ở trong truyện.
3.3.2.1. Giới thiệu trực tiếp nét tính cách của nhân vật thông qua lời ngƣời
kể chuyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
Trong tác phẩm Việt Lam tiểu sử, tác giả giới thiệu trực tiếp những
phẩm chất vốn có của nhân vật là cách để tác giả đƣa ra những đánh giá khái
quát về nhân vật nhƣ những nhận định chung nhất về nhân vật.
Khi giới thiệu nhân vật Đặng Tất tác giả viết: “Đặng Tất vốn tính cần
kiệm nhân từ, thương người cô quả, sống hòa mình với dân” [26,174]. Hay
nói về Nguyễn Trãi tác giả viết: “Trãi từ tấm bé đã côi cút bần hàn, nhưng
vốn tính thông minh, các phép bói Nhâm, Cầm, Độn, Ất, không thứ nào không
thạo” [26,250].
Những lời giới thiệu trực tiếp về nhân vật đƣợc xem nhƣ là những nhận
định khái quát về tính cách của nhân vật. Những lời giới thiệu ấy thƣờng đƣợc
sử dụng khi nhân vật mới xuất hiện trong tác phẩm để từ đó ngƣời đọc có thể
cảm nhận những nét tính cách và phẩm chất hiện lên rõ nét trong tác phẩm.
Cũng có lúc những nét tính cách của nhân vật lại đƣợc đánh giá khái quát sau
khi nhân vật đã xuất hiện, tức là khi nhân vật đã bộc lộ những phẩm chất đƣợc
nói tới. Chẳng hạn khi ca ngợi tài đức của Lê Lợi, tác giả viết: “Thế mới biết
kẻ có đức ắt được trời giúp, người theo, không cậy phú cường mà thiên hạ
vẫn tự bình trị” [26,381]. Những nhận định này có ý nghĩa nhƣ là sự tổng kết
lại sau một quá trình tiếp xúc với nhân vật giúp cho ngƣời đọc khẳng định lại
những gì mà mình cảm nhận đƣợc là đúng đắn.
Trong Việt Lam tiểu sử, tác giả giới thiệu trực tiếp nét tính cách của
nhân vật là rất ít, tuy nhiên qua những lời giới thiệu trực tiếp xen kẽ thêm vào
đó những lời bình luận của chính tác giả cũng là một cách góp phần làm nổi
bật đƣợc phẩm chất và tính cách của một số nhân vật, đồng thời cũng là cách
để tác giả bày tỏ thái độ của mình với các nhân vật trong tác phẩm.
3.3.2.2. Giới thiệu gián tiếp nét tính cách của nhân vật thông qua các nhân
vật khác ở trong truyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
Trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử, những nét tính cách của nhân vật
chủ yếu đƣợc hiện lên qua thái độ, tình cảm và cái nhìn của các nhân vật khác.
Các nhân vật khác mà ngƣời viết muốn nói ở đây chính là những cá nhân cụ
thể trong tác phẩm và những nhân vật đám đông (hay còn gọi là những ngƣời
đƣơng thời và ngƣời đời sau).
+ Tính cách nhân vật đƣợc khắc họa gián tiếp qua các cá nhân cụ thể
Văn học vốn phản ánh đời sống của con ngƣời. Con ngƣời là tổng hòa
của những mối quan hệ xã hội phức tạp. Các nhân vật trong tiểu thuyết Việt
Lam tiểu sử cũng tồn tại trong các mối quan hệ nhất định với những cá nhân
khác và từ đó tất yếu nảy sinh những thái độ tình cảm nhất định trong mỗi cá
nhân. Chính bởi vậy, tác giả Lê Hoan đã nhiều lần không miêu tả trực tiếp
những phẩm chất, tính cách nhân vật mà để cho nhân vật của mình đƣợc hiện
lên rõ nét trong cái nhìn của nhân vật khác, và rõ ràng sự cảm nhận của nhân
vật khác về tính cách của nhân vật này bao giờ cũng tạo nên tính khách quan
cho các hình tƣợng nhân vật bởi vì đây là những cảm nhận đã trải qua một
thời gian tiếp xúc nhất định tức là đã trải qua một sự chiêm nghiệm, một quá
trình lâu dài.
Tâm điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là ngƣời anh hùng Lê Lợi cho
nên tác giả đã rất cố gắng lột tả tính cách của nhân vật này. Ngay từ đầu khi
nói về lai lịch xuất xứ và tính cách của Lê Lợi, tác giả không trực tiếp giới
thiệu mà để cho nhân vật hiện lên qua cảm nhận của nhân vật khác là Đoàn
Phát. Khi nhận đƣợc tin Trần Thiên Bình về nƣớc, Hồ Hán Thƣơng rất lo lắng
không biết phải làm gì đang trong lúc bối rối thì Đoàn Phát bƣớc lên xin tiến
cử một ngƣời có thể giúp gỡ rắc rối. Lúc tiến cử Lê Lợi, Đoàn Phát giới thiệu:
“Lê Lợi lúc sinh nhà có đóa mây hồng che phủ suốt ba ngày liền không tan.
Ông tính tình cởi mở, ít nói, có kiến thức, Ngũ kinh, Chư sử chỉ xem qua là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
94
nhớ’’ [26,32]. Mặc dù lúc này Đoàn Phát còn đang là một vị tƣớng trung
nghĩa của nhà Hồ, nhƣng trong mắt Đoàn Phát, Lê Lợi luôn đƣợc xem nhƣ
một thần tƣợng, một cá nhân kiệt xuất đáng để ngợi ca. Chẳng thế mà vừa
nghe Dân Hiến phỉ báng Lê Lợi, Đoàn Phát đã nói: “Nguyên soái chớ coi
thường người ta, Lê Lợi có cái lượng của bậc đế vương” [26,113]. Ngay cả
mẹ Đoàn Phát cũng rất tự hào vinh dự vì thấy con mình đã bỏ chỗ tối về chỗ
sáng phục vụ cho Lê Lợi. Trong lời nói với con, bà luôn kính trọng và hết lời
ca ngợi ông chân nhân họ Lê “Ngày trước do tình thế bức bách, con phải ra
phục vụ ngụy triều, lòng mẹ thường áy náy. Nay gặp buổi Lê Công là vị vua
trưởng giả khoan hồng độ lượng, mẹ muốn đến Đông Đô chửi bọn Hoàng
Phúc, Trương Phụ một mẻ, có chết cũng sướng” [26,211]. Phải là con ngƣời
có nhân cách mẫu mực lắm Lê Lợi mới đƣợc nhân dân mến mộ và ca ngợi hết
lời đến nhƣ vậy.
Khi nói về vị tƣớng tài Lê Thiện, tác giả cũng để cho ngƣời đọc cảm
nhận những nét tính cách của nhân vật này qua lời giới thiệu của nhân vật
Đoàn Phát “Riêng Lê Thiện mẹ ông lúc có mang, đêm nằm mộng thấy một
ngôi sao to bằng hạt cườm rơi trên bụng, lúc tỉnh dậy sinh ra ông. Năm lên
ba, ông đã biết nói; mười lăm tuổi, làu thông các sách kinh điển, am hiểu thao
lược, người đương thời gọi ông là thần đồng” [26,32]. Cũng mến mộ Lê
Thiện nhƣ Đoàn Phát, nhân vật thổ quan khi đƣợc Trƣơng Phụ hỏi: “Lê Thiện
ở nước người như thế nào” thì liền đáp: “Ông ấy học vấn uyên thâm, vừa có
tài, vừa có trí, cha con cùng nổi tiếng ở đời. Họ Hồ nhiều lần cho người đến
mời ra giúp mà không được, nói chi tước lộc” [26,74]. Vốn là một ngƣời giàu
lòng cƣơng trực, đạo đức trong sáng không màng danh lợi và luôn hết lòng vì
đại cuộc, Lê Thiện luôn để lại những dấu ấn tốt đẹp với mọi ngƣời. Dù không
nhận chức quân sƣ do Lê Lợi ban cho nhƣng ông vẫn đem hết khả năng của
mình ra giúp dân giúp nƣớc. Trong mắt Lê Lợi, Lê Thiện là cánh tay phải đắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
95
lực trợ giúp cho ông hoàn thành đại nghiệp đánh đuổi giặc Minh vì vậy làm
việc gì Lê Lợi cũng hỏi Lê Thiện. Ngay cả kẻ thù cũng phải trầm trồ ca ngợi:
“Lê Thiện dùng binh thật như thần” [26,119]; “Quân sư mưu lược thần tình,
khiến người ta không sao đoán nổi” [26,130]; “Quân sư tính toán giỏi như
thế, thật là bậc kỳ tài” [26,136]. Đến cả Nguyễn Trãi là một vị quân sƣ tài trí
hơn ngƣời cũng phải phục tài của Lê Thiện: “Ông tư kiến thức hơn thần gấp
mười lần, xin bệ hạ bảo ông ấy cùng hiệp sức thì có khả năng lấy thiên hạ
được” [26,325]. Chỉ qua thái độ tình cảm và lời nhận xét của các cá nhân khác
dành cho Lê Thiện, chúng ta đã có thể phần nào nắm bắt đƣợc những phẩm
chất và tính cách của nhân vật này.
Vị quân sƣ tài ba Nguyễn Trãi cũng đƣợc tác giả giới thiệu tƣơng tự,
tác giả để cho phẩm chất tài năng của Nguyễn Trãi hiện lên qua cái nhìn của
Lê Thiện. Khi đƣợc Lê Lợi hỏi về Nguyễn Trãi, Lê Thiện nói: “Trãi thiên văn
địa lý không mặt nào là không thạo, tam giáo cửu lưu không thứ gì là không
học, hơn Thiện kể gấp mười lần. Tiểu đệ nghe tên tuổi của ông ấy đã lâu,
nhiều phen muốn gặp mà chưa có dịp” [26,257]. Là một ngƣời thông minh tài
trí nhƣ Lê Thiện mà hết lời ca ngợi Nguyễn Trãi nhƣ vậy, khiến cho chúng ta
càng hiểu hơn về phẩm chất tài năng của Nguyễn Trãi.
Có thể nói, sử dụng hình thức miêu tả tính cách nhân vật qua ngôn ngữ
của các cá nhân khác mang lại sự nhìn nhận đánh giá từ nhiều góc độ, nhiều
hệ quy chiếu. Đó là cơ sở để có thể so sánh các ý kiến khác nhau về cùng một
nhân vật và việc tổng hợp các ý kiến đó để rút ra kết luận sẽ khách quan hơn
là nhìn từ một phía. Nhờ vậy mà tính cách của các nhân vật sẽ đƣợc bộc lộ
khách quan và tự nhiên hơn.
+ Tính cách nhân vật đƣợc khắc họa gián tiếp qua lời ngợi ca của ngƣời
đƣơng thời và ngƣời đời sau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
96
Ở đây “ngƣời đƣơng thời và ngƣời đời sau” ngƣời viết sử dụng để chỉ
số đông, không cụ thể một cá nhân nào. Những lời ngợi ca hay chê trách bình
luận của họ chỉ có ý nghĩa nhƣ những lời lan truyền hay là những dƣ luận.
Tuy nhiên chúng ta không thể coi thƣờng dƣ luận bởi vì trong dƣ luận ít nhiều
đều có một phần sự thật. Nhằm phát triển tính khách quan, tạo góc nhìn khác
nhau về nhân vật sau mỗi sự kiện mỗi quyết định của nhân vật, tác giả Việt
Lam tiểu sử thƣờng đƣa ra các bài thơ bình tán của ngƣời đƣơng thời và ngƣời
đời sau để làm cho tính cách của các nhân vật hiện lên rõ nét hơn trong tác
phẩm. Ví dụ:
Sau sự kiện Trƣơng Phụ sai Đinh Mỹ ra chém, Mỹ luôn mồm chửi
mắng bọn giặc cho đến chết, tác giả viết: “Người đường thời có thơ ca ngợi
rằng:
Trượng Phu ngạo nghễ chí cần vương,
Thà chết lòng son chẳng chịu hàng.
Trung hiếu để đời vừng nhật nguyệt,
Nghìn thu sử sách mãi lưu hương” [26,65].
Sau sự kiện Lê Lợi chài đƣợc gƣơm báu ở Bích Hồ “Người đương thời
có thơ ca ngợi rằng:
Vật thiêng đây vốn của trời trao,
Tỏa chiếu hào quang tận Đẩu, Ngưu.
Ba thước Long tuyền nơi đức độ,
Đế vương vẫn thuộc chúa Nam châu” [26,138].
Tƣơng tự nhƣ vậy, sau sự kiện Trƣơng Phụ bị Phan Để đấm vào mắt
suýt lòi con ngƣơi, Trƣơng Phụ cả giận quát lôi ra chém. Phan Để giƣơng cổ
đón lấy cái chết, ca ngợi về khí tiết của Phan Để, “Người đương thời có thơ
điếu rằng:
Tấm lòng trung nghĩa thấu thần linh,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
97
Một vạn cô nhi chống hải kình.
Giặc nghịch đang tâm mà giết hại,
Trời kia rõ khí tiết Phan Sinh” [26,195].
Hoặc sau sự việc Phạm Yến bị Lý Bân rút gƣơm chém mà vẫn luôn
mồm chửi giặc cho đến chết “Người đương thời có thơ điếu rằng:
Quân kỳ ủ rũ bóng trầm trầm,
Máu đẫm chiến bào chí vẫn căm.
Một dạ thờ vua không đổi chủ,
Lâm nguy, sống chết vẫn vô tâm” [26,282].
Đây mới chỉ là một trong số rất nhiều các bài thơ bình tán của ngƣời
đƣơng thời và ngƣời đời sau đƣợc tác giả Lê Hoan sử dụng. Những lời ngợi
ca, lời bình luận ấy có giá trị không nhỏ trong việc nhấn mạnh phẩm chất và
tƣ cách của nhân vật, đồng thời có ý nghĩa nhƣ là những lời đánh giá khách
quan về nhân vật trong tác phẩm. Đây cũng chính là cách thức để tác giả lồng
ghép những nhận định, sự đánh giá hay những quan niệm của mình đối với
những hành động việc làm cũng nhƣ nhân cách của các nhân vật. Việc sử
dụng những bài thơ bình tán của ngƣời đƣơng thời và ngƣời đời sau là một
trong những sáng tạo và cũng là sự táo bạo của ngƣời viết nhằm thể hiện tối
đa quan niệm về tính khách quan cho các nhân vật của mình.
Cùng với sự thể hiện tính cách của nhân vật văn học thông qua hành
động và ngôn ngữ, thì việc sử dụng trực tiếp ngôn ngữ của tác giả và gián tiếp
qua ngôn ngữ của các nhân vật khác để bộc lộ tính cách của nhân vật, cho
thấy một đóng góp mới trong nghệ thuật thể hiện hình tƣợng nhân vật của tiểu
thuyết Việt Lam tiểu sử với văn xuôi chữ Hán Việt Nam thời trung đại. Có
một điều đáng nói là, dù nhân vật đƣợc miêu tả theo cách nào, trực tiếp hay
gián tiếp thì tất cả đều là sự nỗ lực cố gắng của tác giả Lê Hoan nhằm khai
thác và thể hiện toàn diện những nét tính cách của từng nhân vật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
98
3.3.3. Nghệ thuật thể hiện ngôn ngữ nhân vật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học viết: “Ngôn ngữ nhân vật là một trong
các phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống
và cá tính nhân vật... trong các tác phẩm tự sự, nhà văn thường trực tiếp miêu
tả phong cách ngôn ngữ của nhân vật” [23,214].
Ngôn ngữ nhân vật là yếu tố quan trọng để cấu thành nên nhân vật.
Tính cách cũng nhƣ bản chất nhân vật sẽ đƣợc bộc lộ một cách rõ ràng thông
qua ngôn ngữ nhân vật. Với Việt Lam tiểu sử nói riêng, văn học trung đại nói
chung, ngôn ngữ nhân vật là một phƣơng tiện để tác giả bộc lộ thái độ, quan
điểm của mình về nhân vật, về cuộc sống xã hội. Nói cách khác ngôn ngữ
nhân vật trong văn học trung đại và Việt Lam tiểu sử đã đƣợc sàng lọc cẩn
thận qua ngôn ngữ của tác giả.
Ngôn ngữ của nhân vật văn học trong tác phẩm đƣợc thể hiện dƣới
nhiều dạng thức khác nhau nhƣ: Ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại nội
tâm. Trong Việt Lam tiểu sử, ngôn ngữ của nhân vật hầu hết là thể hiện qua
ngôn ngữ đối thoại. Đó là lời nói trực tiếp của các nhân vật trong những tình
huống cụ thể, là những phản ứng rất tự nhiên của nhân vật trƣớc hiện thực
nhƣng lại bắt nguồn sâu xa từ tính cách nhân vật. Do vậy bao giờ qua những
lời nói ấy cũng thể hiện đƣợc những nét thuộc về bản chất nhân vật.
Để khắc họa chân dung Lê Lợi - một vị vua nhân từ trung nghĩa, tác giả
Lê Hoan không những chỉ bằng những hành động mà còn chú ý miêu tả rất kỹ
ngôn ngữ của nhân vật này. Bất kỳ một lời nói nào của Lê Lợi nói ra đều thấm
đẫm tình yêu thƣơng dân chúng. Ông dấy binh dẹp loạn không phải màng
danh lợi mà tất cả là vì giang sơn xã tắc. Khi giặc Minh lộ rõ tham vọng thôn
tính nƣớc Nam, Lê Lợi quyết không thoả hiệp với giặc Minh. Lúc sứ nhà
Minh mang chiếu sang An Nam, Lê Lợi nói với các tƣớng rằng: “Ta dẹp giặc
là để khôi phục nhà Trần, không ngờ lại hóa thành trò bù nhìn! không biết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
99
Giản Định giờ đang ở đâu” [26,161]. Khát vọng giúp nhà Trần khôi phục lại
giang sơn đã nhen nhóm từ lâu trong suy nghĩ của Lê Lợi, cho nên khi Đoàn
Phát vừa có ý “tôn minh công lên làm chúa” Lê Lợi nói: “Tiên sinh mới đến
sao lại đẩy tôi vào chỗ bất nghĩa? Tôi mặt mũi nào đang tâm chiếm đoạt thiên
hạ của họ Trần” [26,162]. Điều Lê Lợi sợ nhất là phụ nghĩa với ngƣời. Dù bị
Trần Giản Định lột hết chức tƣớc đuổi về quê, Lê Lợi vẫn một lòng giữ trọn
khí tiết. Lúc cho quân vào Nghĩa An Lê Lợi vẫn cho quân vào bái yết vua
Trần. Biết tin vua Trần đã vào Thuận Châu Lê Lợi nói: “Muốn được vào gặp
mặt vua, may được rủ lòng thương để mình phải dốc tâm phụng sự. Nay lại
không gặp phải chăng tại trời?” [26,224]. Là ngƣời nhân từ lại có cá tính
khiêm tốn, khi Nguyễn Trãi và các tƣớng sĩ đồng lòng “xin minh công hãy lên
làm chúa”, Lê Lợi vẫn nhất định không nghe. Lê Lợi nói với Nguyễn Trãi:
“Sao ông lại thốt ra những lời như vậy? Ta có đức độ gì đâu mà giám làm
vua” [26,259]. Từ chối lời đề nghị của mọi ngƣời không phải vì ông sợ gánh
nặng trách nhiệm mà ông không muốn mang tiếng là kẻ bất nghĩa chiếm ngôi
của nhà Trần. Với Lê Lợi, khát vọng trừ bạo cứu dân luôn là một lý tƣởng cao
nhất để ông hƣớng tới.
Nói đến Nguyễn Trãi là nói đến một vị quân sƣ tài trí mƣu lƣợc. Bởi
vậy khi thể hiện nhân vật, tác giả Lê Hoan rất chú ý lựa chọn ngôn ngữ để thể
hiện đƣợc bản chất của con ngƣời này. Vốn là ngƣời yêu thƣơng dân chúng,
những lời nói của Nguyễn Trãi đối với ngƣời trên kẻ dƣới đều xứng danh là
một bậc hiền sĩ. Chẳng hạn lúc “vén màn xông vào” gặp Lê Lợi, Nguyễn Trãi
làm Lê Lợi giật mình định rút gƣơm ra chém nhƣng nhờ những lời nói hết sức
giõng rạc lƣu loát Nguyễn Trãi không những không bị Lê Lợi sử tội chết mà
còn đƣợc kính mộ “thần là tiến sĩ triều Trần, người Nhị Khê, họ Nguyễn tên
Trãi, bởi tướng nhà Minh bạo ngược nên phải lẩn lút tha phương. Nghe minh
công là bậc trưởng giả khoan dung, thần đặc biệt muốn tới đây xin theo,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
100
nhưng không có cách gì đề đạt nguyÖn vọng. May gặp lúc minh công ra tiếp
dân, thần hân hạnh được biết dung nhan, muốn vái chào nhưng sợ đường đột.
Vì vậy mà liều lĩnh đi theo trốn vào góc phòng” [26,252]. Chỉ thông qua một
vài câu nói rất ngắn gọn khi đối đáp với Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã bộc lộ tất cả
sự khôn ngoan khéo léo của mình. Cũng vì những lời nói khôn khéo này mà
ông nhanh chóng chiếm đƣợc cảm tình của Lê Lợi. Bản chất lanh lợi cộng với
sự thẳng thắn khiến cho Nguyễn Trãi không ngại nói ra những suy nghĩ của
mình với bất cứ ai kể cả với Lê Lợi. Thấy Lê Lợi một mực từ chối lên làm
chúa, Nguyễn Trãi nói: “Mệnh trời ở lòng người, lòng người theo về đâu tức
mệnh trời ở đó. Nay mệnh trời đã ở minh công đúng như người ta nói: “Mệnh
trời quy về kẻ có đức”. Nếu không có đức sao nhân tâm lại hướng về? Minh
công dù muốn tránh cũng không được” [26,259]. Những lời nói của Nguyễn
Trãi thể hiện sự am hiểu sâu rộng về “mệnh trời” về lòng ngƣời. Qua cách nói
ấy còn thấy đƣợc ở Nguyễn Trãi một vị quân sƣ có tầm nhìn xa trông rộng,
một con ngƣời sáng suốt am hiểu lòng dân. Nguyễn Trãi thật không hổ danh
là một vị quân sƣ “văn võ song toàn” đƣợc Lê Lợi hết sức tin cậy.
Dẫu không phải là một yếu nhân lịch sử nhƣng Đoàn Phát cũng đƣợc
tác giả Lê Hoan chú ý miêu tả ngôn ngữ để làm nổi bật đƣợc phẩm chất thẳng
thắn cƣơng trực của nhân vật này. Ví dụ khi còn là một tƣớng nhà Hồ, ngƣời
đọc rất ấn tƣợng với những lời nói rất ngay thẳng dứt khoát của Đoàn Phát.
Lúc Dân Hiến bị Phạm Đán lừa tổ chức tiệc tùng khao quân ăn uống, Đoàn
Phát không hề sợ hãi “hớt ha hớt hải” từ ngoài vào lớn tiếng mắng rằng: “Nay
hai nước đang giằng co chưa biết hươu chết vào tay ai, vậy mà Nguyên
Nhung không biết lo xa, đam mê chơi bời” [26,92]. Những lời nói này đã
chứng tỏ đƣợc khí chất khẳng khái của Đoàn Phát. Với con ngƣời này, mọi lời
nói đều tỏ ra ngay thẳng không biết vòng vèo uốn lƣợn. Tuy đã bị bắt nhƣng
Đoàn Phát không hề nhún mình, thấy Lê Thiện hạ mình pha trà liền gạt đổ cốc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
101
nƣớc rồi mắng Lê thiện rằng: “Ngươi là kẻ không có lương tâm cùng sinh ở
cõi nước Nam lại thông đồng với giặc Bắc, cùng chung một tổ quốc mà lại bỏ
rơi dân mình, sống ở nước nhà mà dở mặt phản chúa, ta mặt mũi nào đi uống
trà cùng ngươi? mau mau chém ta đi” [26,116]. Những lời nói lƣu loát thẳng
thắn của Đoàn Phát làm cho Lê Thiện càng mến mộ và quyết tìm mọi lý lẽ để
thuyết phục. Khi đã phân biệt đƣợc chính ngụy, Đoàn Phát về phò tá cho Lê
Lợi trƣớc sau vẫn là con ngƣời thẳng thắn dám nghĩ dám làm. Vừa biết tin
triều Minh chiếm giữ lãnh thổ, Đoàn Phát không quản gió mƣa tức tốc đến
gặp Lê Lợi nói: “Kế sách bây giờ là hãy tiêu diệt bọn tướng tá nhà Minh rồi
tôn Minh công lên làm chúa... nếu chúng đến là đánh chứ đâu có chuyện non
sông ta cứ để bọn chúng ngang nhiên muốn làm gì thì làm” [26,162]. Thấy Lê
Lợi không chịu lên làm chúa, Đoàn Phát không ngại nói ra những suy nghĩ
của mình: “Người ta theo minh công là để chung lo việc đánh kẻ có tội, cứu
vớt dân lành. May được chút công lao, trên có thể làm vẻ vang tiên tổ, dưới có
thể làm hiển hách họ hàng. Nếu Minh công không làm theo ý nguyện của dân
thì lòng người sẽ trễ biếng, còn ai cộng sự với minh công nữa” [26,258]. Dám
nói ra những suy nghĩ của mình không phải Đoàn Phát không kính nể ngƣời
khác mà xuất phát từ bản chất thật thà ngay thẳng. Từng lời nói của Đoàn Phát
đều là lời nói của một con ngƣời trung nghĩa thật đáng để cho ngƣời sau phải
ngƣỡng mộ nể phục.
Để lột tả bộ mặt xấu xa nham hiểm của Trƣơng Phụ - một tƣớng giặc
của nhà Minh, tác giả Việt Lam tiểu sử không chỉ bằng hành động mà còn tái
hiện qua ngôn ngữ của nhân vật này. Vừa thấy Trần Thiên Bình sang cầu cứu
nhà Minh, Phụ đã tâu với Minh Thành Tổ “Quý Ly phản phúc bạo ngược đủ
điều, tội ác không gì lớn hơn. Nay nhân cơ hội trong nước biến loạn, phúc tộ
họ Trần đã hết, ta nên đưa quân đi bắt cha con họ Hồ đem về đây rồi đặt
nước họ vào chế độ quận huyện để dứt mối lo về sau” [26,27]. Lời nói của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
102
Trƣơng Phụ ngay từ đầu đã bộc lộ rõ ý định thôn tính phƣơng Nam, bắt
phƣơng Nam thuần phục và biến cả đất nƣớc ấy thành quận huyện nhỏ, thuộc
quyền cai trị của phƣơng Bắc. Khi đảm nhiệm làm một tƣớng giặc đƣa quân
sang xâm lƣợc Nam Việt, Trƣơng Phụ luôn tỏ ra kiêu căng tự phụ. Mặc dù
mọi chiến thắng nhà Hồ phần lớn là nhờ công lao của Lê Thiện nhƣng thấy
nhiều ngƣời tán dƣơng Lê Thiện, Phụ khó chịu nói: “Hạng tép riu ấy thì làm
nên trò trống gì. Chẳng qua là dựa vào cái thế của ta để hành động mới được
như vậy” [26,120]. Những lời nói của Trƣơng Phụ còn bộc lộ đƣợc cả bản
chất lạnh lùng thâm độc của hắn. Khi thấy Tiết Thạch và Nhiếp Hạnh giết bọn
Hiến, Nhạc, trả thù cho cha, Trƣơng Phụ thản nhiên nói: “Ngươi trả thù cho
cha một cách ngoạn mục, chỉ tiếc là giết khi người ta đang bị trói, giết như
thế thì chưa khoái lắm” [26,121]. Chỉ với ngần ấy câu nói cũng đã đủ vẽ nên
những nét tính cách cơ bản của Trƣơng Phụ - một kẻ tàn bạo không có tính
ngƣời. Những ngày tháng đƣa quân sang xâm lƣợc Nam Việt, chính Trƣơng
Phụ đã nhiều lần hồn siêu phách lạc, biết bao nhiêu tƣớng sĩ nhà Minh phải bỏ
mạng ở nƣớc Nam, nhân dân đất Việt thì lầm than nheo nhóc. Vậy mà cho
đến phút cuối khi Minh Tuyên Tông đƣa tờ biểu cầu hòa của Lê Lợi cho
Trƣơng Phụ đọc để ngầm xem ý Phụ thế nào, Phụ vẫn một mực nói: “Không
thể như thế được. Tướng sĩ vất vả suốt bao nhiêu năm trời mới có được đất
ấy. Tờ biểu này là do sự xảo quyệt của Lê Lợi mà ra. Ta nên đưa thêm quân
sang để giết tên giặc đó” [26,375].
Tất cả mọi lời nói của Trƣơng Phụ đều chứa chất những mƣu đồ xảo
quyệt nham hiểm. Mỗi lời nói mà Y thốt ra đều làm sáng tỏ bản chất của một
kẻ hiếu chiến luôn khát chinh chiến và xâm lăng. Với con mắt nhìn tinh tế của
tác giả, chỉ thông qua một vài câu nói của nhân vật thì tính cách của nhân vật
đã hiện lên một cách rõ rệt, cụ thể và đầy đủ nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
103
Có thể thấy khi xây dựng nhân vật, tác giả Lê Hoan rất chú trọng đến
ngôn ngữ nhân vật. Thực chất ngôn ngữ cũng là một dạng hành động của nhân
vật, chỉ có điều đặc biệt hơn đây là hành động với chất liệu là ngôn từ. Việc
tách riêng ngôn ngữ ra khỏi hành động cũng là nhằm đi sâu hơn vào hệ thống
này để tìm hiểu đặc trƣng rất riêng của nó. Từ đó hiểu hơn về nhân vật, chủ
thể của ngôn ngữ đó. Các nhân vật trong Việt Lam tiểu sử do đƣợc xây dựng
chủ yếu trên bút pháp tƣợng trƣng, ƣớc lệ cho nên ngôn ngữ của nhân vật
cũng chịu ảnh hƣởng bởi bút pháp này. Ngôn ngữ của các nhân vật nhiều khi
bị quy định chặt chẽ bởi lối công thức, nhiều sáo ngữ hoa mĩ, diễn tả bằng
nhiều câu biền ngẫu, đăng đối nhịp nhàng. Ta có thể dễ dàng bắt gặp trong
Việt Lam tiểu sử những đoạn đối thoại giữa ngƣời trên kẻ dƣới, giữa bề tôi và
tƣớng lĩnh. Các nhân vật bề tôi đều có một thái độ rất khiêm nhƣờng, lời lẽ
của họ bao giờ cũng thể hiện sự tôn kính. Lời nói của các nhân vật thƣờng
chứa những cụm từ có tính chất hoa mĩ, giàu hình ảnh, ngƣời nói thƣờng so
sánh mình với những sự vật nhỏ nhoi thấp hèn đã trở thành công thức kiểu
nhƣ: “Gắng sức ngựa hèn”, “tài hèn học cạn, ít trí nghèo mưu”, “cá bơi trong
chậu”,… Chẳng hạn nhƣ lời nói của Trần Thiên Bình với vua Minh Thành
Tổ: “Nay hoàng thượng thừa kế đại Tống, tôn trọng nếp xưa cúi mong bệ hạ
lấy đức sinh thành của trời đất cha mẹ mà thương sót kẻ bề tôi bé mọn này,
làm cho đời đời được giữ đất phương Nam chăm lo triều cống” [26,24]. Hoặc
lời nói của Lê Thiện với Mai Sĩ sứ giả nhà Hồ: “Coi như anh em Thiện đây
chỉ là hạng trí mọn tài sơ không xứng đáng để triều đình sai phái” [26,36].
Có thể nói, ngôn ngữ đối thoại trong Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan là
một hiện tƣợng khá lý thú. Dù nhân vật là ngƣời có trình độ học vấn cao hay
chỉ là kẻ bề tôi hèn mọn không biết chữ, dù là bậc khanh tƣớng hay những con
ngƣời bình thƣờng thì ngôn ngữ của họ bao giờ cũng rất sang trọng thể hiện
tầm nhận thức cao của những ngƣời có học thức. Đấy là cách nói có hình ảnh,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
104
thƣờng hay so sánh ví von với những ngƣời nổi tiếng trong sử sách khiến cho
ngƣời đối thoại có ấn tƣợng sâu sắc. Ví nhƣ lời nói của Mai Sĩ sứ giả nhà Hồ
lúc đem thƣ của Hồ Quý Ly đến gặp Lê Lợi: “Ngày nay trên có thánh chúa
sáng suốt, khắp bốn biển không ai không xưng bề tôi. Giúp triều đình giữ mối
hòa hiếu với các nước vĩnh viễn loại bỏ nạn xâm chiếm từ bên ngoài, vin theo
mình rồng, tựa vào cánh phượng vốn không thiếu chi người. Riêng có hạng
hiền sĩ câu ở sông Vị, cày ở núi Sằn thì còn đang khát khao mong ngóng. Nếu
quý ngài chịu tung chí hồng hộc, trổ tài kỳ lân ra mà duy trì thế đạo giúp chúa
làm lợi cho dân khiến công danh lưu sử sách thì hay biết mấy” [26,36]. Rõ
ràng thông qua ngôn ngữ nhân vật, tác giả đã nói lên đƣợc rất nhiều điều. Chỉ
cần qua những ngôn ngữ này chúng ta có thể thấy Mai Sĩ là một ngƣời có
trình độ học vấn cao. Để cố gắng thuyết phục đƣợc anh em nhà họ Lê về với
Hồ Quý Ly, Mai Sĩ đã lựa chọn những ngôn ngữ hết sức giàu hình ảnh, có sức
thuyết phục mạnh mẽ. Nhƣng thật không may cho Mai Sĩ ngƣời đối thoại với
ông lại là Lê Thiện một con ngƣời tài trí vốn thông kim bác cổ. Nếu nhƣ ngôn
ngữ của Mai Sĩ đã rất sắc bén thì những lời nói của Lê Thiện còn sắc bén hơn.
Đáp lại những lời nói của Mai Sĩ, Lê Thiện cũng dùng những lời nói ví von
gắn liền với những điển tích điển cố “Trên đã có bậc vua hiền như Nghưu
Thuấn, dưới lại có bề tôi giỏi như Trác, Tiết, Vũ, Cao, dù bên ngoài triều đình
có hàng trăm Sào Phủ, Hứa Do đi chăng nữa thì cũng không ảnh hưởng đến
nền thịnh trị của đời Đường, còn như anh em Thiện đây…” [26,36]. Những
lời nói của Lê Thiện không chỉ thể hiện đƣợc sự hiểu biết sâu rộng về tri thức
mà qua đó ông cũng kín đáo gửi gắm lời từ chối hợp tác với họ Hồ. Đây cũng
là một cách từ chối rất khéo léo, chắc chắn rằng ngƣời có hiểu biết nhƣ Mai Sĩ
không những không bực tức mà còn phải kính nể.
Hay nhƣ lời biện bạch của ngƣời đàn bà họ Đinh ở vùng Liêu Đông
nói với chồng về bài thơ tức cảnh trên vách cũng xứng danh là một ngƣời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
105
thông thạo chữ nghĩa “thiếp từ tuổi còn thơ đã nâng khăn sửa túi cho chàng,
không hề thay lòng đổi dạ, trước sau vẫn một niềm chung thuỷ, nào có chuyện
chăng gió như Tiểu Ngọc, sỗ sàng như Văn Quân? Bài thơ kia là để vịnh cái
bóng của thiếp đó thôi” [26,45]. Cho đến khi tự tử biến thành yêu tinh nƣơng
náu trên cây ngô đồng ngàn năm mà lời nói của ngƣời đàn bà họ Đinh vẫn
một mực là con nhà dòng dõi. Lúc nói chuyện với Quý Ly, luận về đức trị của
vua thị nói: “Nhà trần hết phúc cho nên đức không thắng được yêu tinh, còn
nay là triều thánh yêu tinh không thắng được đức. Huống chi bệ hạ đạo như
Nghiêu Thuấn, đức giống Vũ Thang, lấy lễ làm nhạc đánh xe, lấy nhạc làm cỗ
xe chở, dùng người làm cái mộc, dùng nghĩa làm cái khiên. Như thế kẻ xa sẽ
tới, người gần sẽ đẹp lòng” [26,47]. Chỉ là một ngƣời phụ nữ bình thƣờng thôi
nhƣng mọi lời nói đều hết sức chau chuốt bóng bẩy. Ngƣời đàn bà họ Đinh
trong khi đối thoại thƣờng hay so sánh ví von với các nhân vật nổi tiếng có
trong sử sách. Cách nói ấy vừa thể hiện đƣợc trình độ hiểu biết sâu sắc lại vừa
gây đƣợc thiện cảm đối với ngƣời nghe.
Các nhân vật trong Việt Lam tiểu sử khi đối thoại không chỉ so sánh ví
von với các nhân vật có trong điển tích điển cố mà đôi lúc họ còn sử dụng
những lời nói hết sức văn hoa bóng bẩy kiểu nhƣ lời nói của Trƣơng Phụ (đại
tƣớng nhà Minh) với thái giám nhà Trần là Lý Tự Thành: “Lan sinh ở khe sâu
không có ý khoe thơm mà hương thơm ngào ngạt, trăng mọc ở nơi biển thẳm
không cố tình phô sắc mà ánh sáng lung linh. Cần gì phải ngắm mình trước
gương, đứng đầu ngọn gió rồi mới biết?” [26,75]. Để thuyết phục đƣợc Lý Tự
Thành sớm khuyên con rể ra hợp tác với mình, Trƣơng Phụ đã dùng những lời
nói thật bay bƣớm khen chàng rể Lê Thiện khiến cho Lý Tự Thành ít nhiều
cũng phải xiêu lòng.
Điểm dễ nhận thấy nhất với các nhân vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu
sử là trong những cuộc đối thoại giao tiếp, tác giả Lê Hoan thƣờng để cho các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
106
nhân vật viện dẫn các điển tích điển cố trong sử sách Trung Quốc khiến cho
tính chất của lời nói trở nên sắc sảo, mạnh mẽ và dễ hiểu hơn đối với ngƣời
đối thoại. Chẳng hạn khi đối thoại với Đoàn Phát, luận về tội ác của họ Hồ, Lê
Thiện nói: “Họ Hồ tàn hại muôn vật giết hại dân lành ác như Kiệt Trụ, giết
vua cướp nước tội quá Vương Tào. Huống hồ dân là dân nhà Trần, chúa là
chúa nhà Trần. Việc dấy quân của Thiện này không nhằm lợi ích bản thân,
mà chính là trên là vì nước dưới thì vì dân” [26,117]. Để thu phục đƣợc Đoàn
Phát một vị tƣớng giỏi trung nghĩa của nhà Hồ, Lê Thiện đã rất khéo léo viện
dẫn những điển tích, điển cố rất quen thuộc để vạch ra tội ác tày trời của nhà
Hồ giúp Đoàn Phát nhanh chóng phân biệt đƣợc chính ngụy. Những câu đối
đáp ngắn gọn của Lê Thiện vừa thể hiện sự hiểu biết về lẽ đời, khả năng đối
đáp linh hoạt lại vừa làm cho ngôn ngữ trở nên trang trọng, giàu khả năng
biểu cảm.
Ngoài ra, chúng ta còn có thể dễ dàng bắt gặp các điển tích điển cố
đƣợc các nhân vật trích dẫn trong khi giao tiếp nhƣ lời của Cảnh Dị lúc đối
đáp với vua Trần: “Nhị đế nhường ngôi cho người hiền, Tam Vương nhường
ngôi cho con mình. Trần Tể tướng đức, nghĩa, nhân, hiếu đều nổi tiếng ở đời,
bệ hạ nhường ngôi cho ông ấy ý đồ cũng giống như vua Nghiêu, vua Thuấn có
gì mà không được” [26,183]. Hay nhƣ lời của Phùng Quý nói với Đỗ Dung:
“Ta là tôi con của thiên triều, đứng vào hàng danh giá chỉ muốn sống như
Hứa Viễn, Trương Tuần, chứ không thể làm theo Lý Lăng, Vệ Luật. Nguyện
làm cái lưỡi của Nhan Thường Sơn, cái đầu của Nghiêu tướng quân, đó là tố
trí của đấng trượng phu” [26,294]. Việc tác giả Việt Lam tiểu sử để cho các
nhân vật vận dụng các điển tích điển cố trong sử sách Trung Quốc và Việt
Nam, vừa nhằm mục đích tô điểm cho ngôn ngữ của nhân vật có sắc thái trang
trọng vừa thể hiện đƣợc sự hiểu biết sâu sắc của ngƣời nói làm cho ngƣời đối
thoại nhanh chóng bị thuyết phục trƣớc ngôn ngữ đầy hàm xúc nhƣ vậy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
107
Có thể nói rằng, ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật trong tiểu thuyết
Việt Lam tiểu sử là một đặc điểm khá lý thú. Cùng với lối nói ví von hình ảnh,
viện dẫn các điển tích, điển cố, các nhân vật trong Việt Lam tiểu sử nhiều lúc
còn sử dụng lối chơi chữ trong khi giao tiếp thể hiện đƣợc trình độ học vấn
của ngƣời nói, đồng thời khiến cho lối diễn đạt phù hợp với cấu trúc câu văn
biền ngẫu. Chẳng hạn, nhân cơ hội Phạm Đán vào rừng bắt đƣợc đôi chồn đen
mang tới dâng nộp cho Lê Thiện, ông đã mƣợn hình ảnh đôi chồn đen này để
chơi chữ nói về Hồ Hán Thƣơng “Chồn tức là Hồ, đen tức là Thương. Hán
Thương sắp đi đời rồi sao?” [26,88]. Lối chơi chữ của Lê Thiện càng góp
phần thể hiện đƣợc trình độ uyên thâm của ông. Vốn là ngƣời “trên thông
thiên văn, dưới tường địa lý” những lời mà Lê Thiện nói ra đều xuất phát từ
sự am hiểu sâu sắc về thời thế. Bởi vậy, dựa vào đôi chồn đen Phạm Đán vừa
săn đƣợc, Lê Thiện đã chơi chữ luận giải ý nghĩa sau đó sai ngƣời nộp cho
Dân Hiến khiến hắn bị mắc mƣu góp phần dẫn đến sự thất bại của nhà Hồ sau
này.
Nhìn chung trong Việt Lam tiểu sử, Lê Hoan đã vận dụng rất có hiệu
quả việc tái hiện lại những lời nói của các nhân vật nhƣ một phƣơng tiện để
làm nổi bật những nét tính cách cơ bản của nhân vật. Có thể khẳng định rằng,
ngôn ngữ nhân vật trong Việt Lam tiểu sử đã thực hiện tốt chức năng của mình
là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên tính cách nhân vật. Ngôn ngữ
đối thoại của các nhân vật trong tác phẩm đã tạo nên đƣợc một phần giá trị
nghệ thuật của tác phẩm Việt Lam tiểu sử nói riêng và tiểu thuyết chƣơng hồi
Việt Nam chữ Hán nói chung. Chính nhờ có ngôn ngữ làm cho các nhân vật
trong Việt Lam tiểu sử sống động hơn so với các nhân vật trong sử sách. Ngôn
ngữ nhân vật có thể đƣợc đánh giá là một trong những thành công của Việt
Lam tiểu sử.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
108
Tiểu kết
Với sự kết hợp một cách hài hòa các thủ pháp xây dựng nhân vật, tác
phẩm Việt Lam tiểu sử đã rất thành công trong nghệ thuật thể hiện nhân vật.
Sở dĩ tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử có nhiều trang viết gây đƣợc ấn tƣợng đối
với ngƣời đọc chính là nhờ vào nghệ thuật thể hiện nhân vật của Lê Hoan.
Một mặt, tác giả Việt Lam tiểu sử vẫn tuân theo những công thức của bút pháp
truyền thống, mặt khác nhà văn cũng luôn cố gắng sáng tạo theo cách riêng
của mình và đã để lại những dấu ấn khá đậm nét. Trong quá trình thể hiện
nhân vật, tác giả Lê Hoan không tránh khỏi những hạn chế nhƣ: Tính cách của
nhân vật đa dạng nhƣng chƣa thật sự có chiều sâu, nhà văn chƣa chú ý miêu tả
nội tâm nhân vật, hoặc do ảnh hƣởng của tiểu thuyết chƣơng hồi Trung Quốc
đặc biệt là tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa nên nhiều nhân vật còn mang
dáng dấp nhân vật của tiểu thuyết này: Lê Lợi giống Lƣu Bị, Lê Thiện giống
Khổng Minh, Đoàn Phát giống Từ Thứ,... Song với những gì mà tác giả Lê
Hoan thể hiện, chúng ta không thể không khẳng định rằng nhờ nghệ thuật thể
hiện nhân vật, Lê Hoan đã giúp cho Việt Lam tiểu sử đạt đến giá trị văn học
đích thực. Nhân vật từ nguyên mẫu lịch sử trở thành hình tƣợng văn học sống
động lung linh hơn, giúp cho tác phẩm có một sức sống lâu dài và bền bỉ hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
109
KẾT LUẬN
1. Việt Lam tiểu sử là cuốn tiểu thuyết chữ Hán viết theo lối kết cấu
chƣơng hồi ra đời vào buổi xế chiều của nền văn học trung đại Việt Nam. Tác
phẩm đã dựng lên đƣợc một bức tranh hoành tráng rộng lớn của dân tộc trong
vòng 30 năm đầu thế kỷ XV. Đây là giai đoạn có nhiều biến cố lịch sử trọng
đại, đặc biệt là sự kiện Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng quân
Minh đem lại độc lập tự do cho dân tộc. Bằng tài năng của mình, tác giả Việt
Lam tiểu sử đã đem đến cho ngƣời đọc cái cảm giác đƣợc sống lại những giây
phút hào hùng, những phen biến đổi sơn hà. Qua đó, đem đến cho độc giả cảm
hứng tự hào về truyền thống đấu tranh giữ nƣớc vĩ đại của dân tộc. Chúng ta
ghi nhận tâm huyết và sự cố gắng của nhà văn Lê Hoan trong việc tái tạo lại
những năm tháng vừa đau thƣơng vừa hùng tráng ấy. Tìm hiểu giá trị của Việt
Lam tiểu sử ta có thêm cơ sở để khẳng định, cùng với truyện ngắn, ký, tiểu
thuyết chƣơng hồi đã hoàn chỉnh hình thức văn xuôi tự sự trung đại. Từ đây,
văn xuôi tự sự trƣởng thành vƣợt bậc, đủ sức phản ánh những vấn đề lịch sử
xã hội rộng lớn với tầm khái quát hóa cuộc sống trên quy mô toàn quốc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
110
2. Việt Lam tiểu sử là một cuốn tiểu thuyết lịch sử lấy nhân vật và sự
kiện lịch sử làm nòng cốt. Từ nguyên mẫu lịch sử đi vào tác phẩm văn học để
trở thành hình tƣợng nghệ thuật là cả một quá trình. Tuy vậy trong khi sáng
tạo nghệ thuật, nhà văn Lê Hoan luôn cố gắng thoát khỏi cách ghi chép lạnh
lùng của các sử gia, đồng thời chú ý khai thác những yếu tố mà các nhà sử học
ít khi chú ý tới. Đó là những chi tiết cụ thể trong hành động, ngôn ngữ tính
cách của nhân vật, đặc biệt là sử dụng các yếu tố hƣ cấu để làm nên chất
huyền thoại và tạo nên hƣơng men quyến rũ cho ngƣời đọc.
3. Một trong những thành công của Việt Lam tiểu sử chính là nghệ thuật
thể hiện nhân vật. Nhân vật trong Việt Lam tiểu sử không chú trọng miêu tả về
đặc điểm tâm lý mà đƣợc chú ý nhiều hơn ở phƣơng diện hành động, ngôn
ngữ. Chính ở phƣơng diện này, nhân vật có khả năng tự bộc lộ những phẩm
chất và tính cách của mình một cách khách quan và nhiều chiều nhất. Nghệ
thuật thể hiện nhân vật có thể xem là một yếu tố quan trọng giúp chúng ta
khẳng định tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử là một tác phẩm văn học có nhiều giá
trị trong nền văn học truyền thống của dân tộc.
4. Mặc dù đạt đƣợc nhiều thành tựu nhƣng tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử
vẫn mắc phải những hạn chế nhƣ: Việc phản ánh sai lệch sự kiện tiến trình
lịch sử (sáng tạo ra việc Lê Lợi bắt tay với giặc Minh đánh nhà Hồ); khắc họa
hình ảnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi, mờ nhạt bên cạnh Lê Thiện. Tuy nhiên, những
hạn chế đó cũng bắt nguồn từ nhiều lý do cá nhân của tác giả. Những hạn chế
ấy cũng có thể xem nhƣ là những “hạt sạn” trong nội dung Việt Lam tiểu sử và
ít nhiều có gây nên một số phản cảm tâm lý ở ngƣời đọc, nhƣng chúng ta
không thể phủ nhận những thành tựu to lớn trong nội dung và nghệ thuật mà
tác phẩm Việt Lam tiểu sử đã đạt đƣợc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
111
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học (tái bản), Nxb Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
2. A.Brebion (1935), Từ điển thư mục tác giả, tác phẩm tổng quát, cổ điển và
hiện đại về Đông Dương thuộc Pháp (Trung tâm dịch thuật dịch), Nxb
Thế giới, Hà Nội.
3. M. Baktin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cƣ tuyển
chọn và dịch), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
4. Trần Lê Bảo (1991), “Cái kỳ trong tổ chức nghệ thuật Tam quốc chí diễn
nghĩa của La Quán Trung”, Tạp chí Văn học, số 3.
5. Nguyễn Đông Châu (1914), Nhời của người dịch sách, sách Việt Lam xuân
thu, Đông kinh ấn quán, Hà Nội
6. Phạm Tú Châu (1981), “Đọc văn bản Hoàng Lê nhất thống chí”, Tạp chí
Văn học, số 2.
7. Phạm Tú Châu (1997), Hoàng Lê nhất thống chí – văn bản, tác giả và nhân
vật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
8. Phạm Tú Châu (2001), Tiểu thuyết Minh Thanh và diễn tiến tiểu thuyết Hán
Nôm ở nước ta, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
112
9. Nguyễn Huệ Chi (2002), “Con đƣờng giao tiếp văn học cổ trung đại Việt
Nam trong mối liên hệ khu vực”, Tạp chí Văn học, số 5.
10. Nguyễn Huệ Chi (2003), “Mấy đặc trƣng loại đặc biệt của nền văn học
Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX”, Tạp chí Văn học, số 4.
11. Nguyễn Phƣơng Chi (1980), “Tiểu thuyết “Trùng Quang tâm sử” nghĩ về
đề tài lịch sử chống Trung Quốc xâm lƣợc qua một số sáng tác hiện nay”,
Tạp chí Văn học, số 4.
12. Nguyễn Khoa Chiêm (1994), Nam Triều công nghiệp diễn chí (Ngô Đức
Thọ – Nguyễn Thuý Nga giới thiệu dịch và chú thích), Nxb Hội Nhà văn
Hà Nội.
13. Nguyễn Đình Chú (2002), “Hiện tƣợng Văn - Sử - Triết bất phân trong
văn học Việt Nam thời trung đại”, Tạp chí Văn học, số 5.
14. Quỳnh Cƣ - Đỗ Đức Hùng (2006), Các triều đại Việt Nam, Nxb Thanh
Niên, Hà Nội.
15. Đỗ Đức Dục (1968), “Tính cách điển hình trong Hoàng Lê nhất thống
chí”, Tạp chí Văn học, số 4.
16. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
17. Trần Xuân Đề (2001), Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, Nxb Giáo Dục, Hà
Nội.
18. Trần Xuân Đề (2003), Tác giả, tác phẩm văn học phương Đông (Trung
Quốc), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
19. Hà Minh Đức (1971) Nhà văn và tác phẩm văn học, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
20. Hà Minh Đức (Chủ biên) (2006), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội
21. Trần Văn Giáp (1990), Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
113
22. Vũ Thanh Hà (2005), “Hoàng Lê nhất thống chí và thể loại tiểu thuyết
chƣơng hồi trong văn học trung đại Việt Nam”, Tạp chí Văn học, số 6.
23. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2004), Từ
điển thuật ngữ văn học (tái bản), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
24. Đỗ Đức Hiểu - Nguyễn Huệ Chi - Phùng Văn Tửu - Trần Hữu Tá (Đồng
chủ biên) (2004), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới, Hà Nội.
25 Nguyễn Xuân Hoà (1998), Ảnh hưởng của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
đến tiểu thuyết cổ Việt Nam, Nxb Thanh Hoá.
26. Lê Hoan (1999), Việt Lam xuân thu, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
27. Nguyễn Văn Hoàn (1973), “Phong trào khởi nghĩa nông dân và văn học
Việt Nam thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX”, Tạp chí Văn học, số 4.
28. Nguyễn Huy Khánh (1991), Khảo luận tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa,
Nxb Văn học, Hà Nội.
29. M. B. Khrarchenko (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp nghiên
cứu văn học (Trần Đình Sử tuyển chọn và giới thiệu), Nxb Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
30. N. I. Konrat (1997 ), Phương Đông và phương Tây (Trịnh Bá Đĩnh dịch),
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
31. Phan Huy Lê (1964), “Tác phẩm Việt Lam xuân thu có giá trị về mặt sử
liệu hay không?”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 58.
32. Phan Thị Minh Lễ (1998), “Thƣ gửi từ Pháp”, Tạp chí Xưa và Nay, số 55.
33. Ngô Sĩ Liên (2006), Đại Việt sử ký toàn thư (tái bản), Tập 1 (Cao Huy
Giu dịch), Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.
34. Ngô Sĩ Liên (2006), Đại Việt sử ký toàn thư (tái bản), Tập 2 (Cao Huy
Giu dịch), Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.
35. Đoàn Ánh Loan (2000), “Ảnh hƣởng của quan niệm thẩm mĩ cổ phƣơng
Đông trong việc sử dụng điển cố”, Tạp chí Văn học, số 3.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
114
36. Nguyễn Lộc (1997), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế
kỷ thứ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
37. Bùi Văn Lợi (1999), “Mối quan hệ giữa tính chân thực lịch sử và hƣ cấu
nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX”, Tạp
chí Văn học, số 9.
38. Phƣơng Lựu (chủ biên) (2002), Lý luận văn học, Tập 1, Nxb Đại học Sƣ
phạm, Hà Nội.
39. Phƣơng lựu (2005), Lý luận văn học cổ điển phương Đông, Tập 1, NXb
Giáo dục, Hà Nội.
40. Đặng Thai Mai (1961), “Mối quan hệ lâu đời và mật thiết giữa văn học
Việt Nam và văn học Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 7.
41. Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn, tư tưởng và phong cách (tái bản),
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
42. Nguyễn Đăng Na (2000), Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, Tập 3,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
43. Nguyễn Đăng Na (2006), Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
44. Trần Nghĩa (chủ biên) (1997), Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam,
Tập 1, Nxb Thế giới, Hà Nội.
45. Trần Nghĩa (1997), “Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, danh mục và phân
loại”, Tạp chí Hán Nôm, số 3.
46. Trần Nghĩa (1997), Nguồn gốc tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam sách Tổng
tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, Tập 1, Nxb Thế giới, Hà Nội.
47. Trần Nghĩa (1997), “Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, nội dung và nghệ
thuật”, Tạp chí Hán Nôm, số 4.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
115
48. Trần Nghĩa (1999), “Chỗ khác nhau giữa tiểu thuyết Hán Nôm Việt Nam
và tiểu thuyết cổ các nƣớc trong khu vực”, Tạp chí Văn học, số 4.
49. Bùi Văn Nguyên (1987), Lịch sử văn học Việt Nam, Tập 2, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
50. Charles Fourniau (1998), “Thƣ gửi từ Pháp”, Tạp chí Xưa và Nay, số 55.
51. G. N. Pospelov (1985), Dẫn luận nghiên cứu khoa học, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
52. Nguyễn Hữu Sơn (1988), “Đặc điểm văn học Việt Nam thế kỷ XVI – các
bƣớc nối tiếp và phát triển”, Tạp chí Văn học, số 5.
53. Nguyễn Hữu Sơn (1990), “Khảo sát cái nhìn đạo lý trong văn học cổ điển
dân tộc”, Tạp chí Văn học, số 6.
54. Nguyễn Hữu Sơn (2000), “Về thi pháp và việc nghiên cứu văn học trung
đại Việt Nam”, Tạp chí Văn học, số 7.
55. Nguyễn Hữƣ Sơn ( 2005), Văn học trung đại Việt Nam - Quan niệm con
người và tiến trình phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
56. Trần Đình Sử (chủ biên) (1987), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
57. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
58. Trần Đình Sử (2005), Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
59. Gerard Sasger (2002), “Quanh việc đánh giá nhân vật Lê Hoan trong
lịch sử cận đại”, Tạp chí Xưa và Nay, số 110.
60. Bùi Duy Tân (2005), Theo dòng khảo luận văn học trung đại Việt Nam,
Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
61. Bùi Duy Tân (2006), “Mối quan hệ về thể loại giữa văn học Trung Quốc
và văn học Việt Nam thời trung đại: Tiếp nhận - cách tân - sáng tạo”,
Tạp chí Văn học, số 1.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
116
62. Bùi Việt Thắng (2000), Bàn về tiểu thuyết, Nxb Văn hóa thông tin, Hà
Nội.
63. Chƣơng Thâu (1999), “Đọc Việt Lam xuân thu (bản Duy Tân), nghĩ về
ngƣời khắc in công bố và một vài nhân vật thời đại”, Tạp chí Văn học,
số 8.
64. La Quán Trung (2006), Tam quốc diễn nghĩa, Tập 2 (Phan kế Bính dịch),
Nxb Văn học, Hà Nội.
65. La Quán Trung (2006), Tam quốc diễn nghĩa, Tập 3 (Phan Kế Bính dịch),
Nxb Văn học, Hà Nội.
66. Lê Trí Viễn (2000), Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, Nxb Văn nghệ
thành phố Hồ Chí Minh.
67. Trần Ngọc Vƣơng (2003), “Một số vấn đề liên quan đến tính đặc thù của
văn học trung đại Việt Nam”, Tạp chí Văn học, số 5.
68. Trần Ngọc Vƣơng (chủ biên) (2007), Văn học Việt Nam thế kỷ X - XIX,
những vấn đề lý luận và lịch sử, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 174LV09_SP_VHVNPhamThiHongXiem.pdf