Luận văn Nghệ thuật xây dựng hình tượng người công nhân mỏ trong tiểu thuyết Quảng Ninh (từ sau 1945 đến nay)

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NGƯỜI CÔNG NHÂN MỎ TRONG TIỂU THUYẾT QUẢNG NINH (TỪ SAU 1945 ĐẾN NAY) CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN 1. Lý do chọn đề tài Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở địa đầu phía Đông Bắc của Việt Nam, một vùng đất giàu tiềm năng về nhiều mặt. Quảng Ninh là một trong số ít các tỉnh có trữ lượng than lớn nhất nước ta. Đã hơn một trăm năm nay, các mỏ than của Quảng Ninh đã liên tục hoạt động đem lại nguồn thu nhập quý giá cho tổ quốc. Cũng tương ứng với số năm hoạt động ấy là lớp lớp thế hệ công nhân mỏ Quảng Ninh đã ngày đêm lao động miệt mài trong các vùng mỏ và đã gắn bó một cách máu thịt với vùng mỏ. Và một cách tự nhiên, hình ảnh người công nhân mỏ đã trở thành một hình ảnh hấp dẫn đối với lớp lớp các nghệ sĩ Quảng Ninh, nhất là đối với các nhà văn xuôi của vùng đất mỏ này. Trong đời sống văn học của Quảng Ninh thì thể loại tiểu thuyết so với các thể loại khác có phần nổi trội hơn, đặc biệt là ở mảng đề tài viết về người công nhân mỏ. Đây cũng chính là phần thành công nhất, phần đóng góp mang tính đặc trưng nhất của văn học Quảng Ninh đối với nền văn học Việt Nam thời kỳ hiện đại. Một loạt các nhà văn, nhà tiểu thuyết của Quảng Ninh như: Võ Huy Tâm, Tô Ngọc Hiến, Sỹ Hồng, Lý Biên Cương, Võ Khắc Nghiêm, Nguyễn Đức Huệ, Dương Hướng, Hoàng Văn Lương, Nguyễn Sơn Hà, Nam Ninh, Phan Thanh đã một đời gắn bó và dành nhiều công sức, tâm huyết cho đề tài người công nhân mỏ trong quá trình sáng tác của mình. Và họ cũng đã thu được những thành tựu đáng tự hào. Tiểu thuyết Quảng Ninh đã thực sự thu hút được sự chú ý của đông đảo người đọc qua nhiều thế hệ - không những ở chính mảnh đất này mà cả trên địa bàn của cả nước. Thế nhưng, cho tới nay chúng tôi vẫn chưa thấy có một công trình nghiên cứu nào khảo sát một cách có hệ thống, công phu, nhiều thấu đáo về mảng đề tài này - nhất là ở phương diện Nghệ thuật xây dựng hình tượng người công nhân mỏ - một phương diện nghệ thuật có nhiều thành tựu mang nét đặc trưng của tiểu thuyết Quảng Ninh. Hiện nay, cũng như ở các tỉnh khác - Quảng Ninh đang có chủ trương đưa chương trình văn học địa phương vào giảng dạy trong các nhà trường phổ thông, nhằm giúp các em học sinh trong địa phương hiểu rõ hơn về truyền thống văn hoá, lịch sử, về đất nước và con người - nơi mảnh đất mình đang sinh sống học tập và làm việc, nhất là đối với các sáng tác viết về đề tài công nghiệp khai thác mỏ của tỉnh nhà. Do đó việc nghiên cứu về tiểu thuyết Quảng Ninh là một việc làm có ý nghĩa thiết thực phục vụ kịp thời cho công tác giảng dạy văn học địa phương cho các trường phổ thông hiện nay ở Quảng Ninh. Chính những lí do trên đã là nguyên nhân thúc đẩy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này, nhằm tìm hiểu một cách hệ thống và tương đối thấu đáo về các thành tựu của tiểu thuyết Quảng Ninh, đặc biệt là ở một phương diện quan trọng của thể loại văn học này, đó là Nghệ thuật xây dựng hình tượng người công nhân mỏ trong tiểu thuyết Quảng Ninh (từ sau 1945 đến nay). Nghiên cứu đề tài này chúng tôi muốn góp thêm tiếng nói khẳng định một thành tựu tiêu biểu ở thể loại tiểu thuyết của Quảng Ninh nói chung, của một số cây bút Quảng Ninh nói riêng; và nhằm đáp ứng một phần nào chủ trương nghiên cứu, giảng dạy Văn học địa phương trong nhà trường phổ thông hiện nay của tỉnh Quảng Ninh. Mặt khác, bản thân tôi vốn là một người con của Quảng Ninh - nên tôi luôn có một sự mong muốn được tìm hiểu một cách sâu sắc và cụ thể về những giá trị tiêu biểu của nền văn học tỉnh nhà. Từ đó, khẳng định được những nét độc đáo, những đóng góp quan trọng của tiểu thuyết viết về người thợ mỏ của các nhà văn Quảng Ninh đối với sự phát triển văn xuôi Việt Nam hiện đại ở mảng đề tài người công nhân mỏ trong suốt hơn nửa thế kỷ qua. Qua đó, như là một sự tri ân của tôi đối với quê hương vùng mỏ yêu dấu của mình! Đồng thời qua việc thực hiện luận văn này, tôi sẽ có một cơ hội tập dượt, làm quen với công tác nghiên cứu khoa học để có kiến thức, có kinh nghiệm đáp ứng tốt hơn công tác giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hiện nay. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Mục đích nghiên cứu 10 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 10 5. Phương pháp nghiên cứu 11 6. Đóng góp của luận văn . 11 7. Cấu trúc của luận văn . 12 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: HÌNH TưỢNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT VÀ VÀI NÉT VỀ HÌNH TưỢNG NHÂN VẬT NGưỜI CÔNG NHÂN MỎ TRONG TIỂU THUYẾT QUẢNG NINH . 13 1.1. Khái niệm hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học 13 1.1.1. Chức năng nhân vật 14 1.1.2. Phân loại nhân vật 15 1.2. Hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết . 17 1.2.1. Khái niệm tiểu thuyết . 17 1.2.2. Quan niệm về nhân vật trong tiểu thuyết 19 1.3. Vài nét về sự hình thành của vùng mỏ và sự xuất hiện hình tượng người công nhân mỏ trong tiểu thuyết Quảng Ninh từ sau 1945 đến nay 21 1.3.1. Vài nét về sự hình thành của vùng mỏ Quảng Ninh 21 1.3.2. Sự xuất hiện hình tượng người công nhân mỏ trong tiểu thuyết Quảng Ninh từ sau 1945 đến nay 27 1.4. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp của ba nhà văn: Võ Huy Tâm, Nguyễn Sơn Hà, Võ Khắc Nghiêm 30 1.4.1. Nhà văn Võ Huy Tâm . 30 1.4.2. Nhà văn Nguyễn Sơn Hà 32 1.4.3. Nhà văn Võ Khắc Nghiêm 33 Chương 2: NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ NGOẠI HÌNH, TÂM LÝ VÀ TÍNH CÁCH NHÂN VẬT 36 2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật . 36 2.1.1. Hình tượng người thợ mỏ trong thời kháng chiến chống Pháp 37 2.1.2. Hình tượng người thợ mỏ trong thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà - trong tiểu thuyết của Võ Huy Tâm 39 2.1.3. Hình tượng người thợ mỏ trước yêu cầu của cách mạng khoa học kỹ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Sơn Hà . 47 2.1.4. Hình tượng người nữ thợ mỏ thời kỳ “mở cửa” trong tiểu thuyết của Võ Khắc Nghiêm . 54 2.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý và tính cách nhân vật 61 2.2.1. Tâm lý, tính cách của những người thợ mỏ chân chính, tích cực 62 2.2.2 Chân dung người thợ mỏ với tâm lý phức tạp, đa chiều và tính cách không nguyên phiến 75 Chương 3: NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT VÀ NGÔN NGỮ NGHỆTHUẬT . 83 3.1. Nghệ thuật trần thuật . 83 3.1.1. Giới thuyết về trần thuật . 83 3.1.2. Võ Huy Tâm và Nguyễn Sơn Hà với nghệ thuật trần thuật kiểu truyền thống . 85 3.1.3. Sự mở rộng biên độ cho trần thuật và những đổi mới trong phương thức kể và tả ở Võ Khắc Nghiêm 96 3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật . 102 3.2.1. Giới thuyết về ngôn ngữ . 102 3.2.2. Võ Huy Tâm với thứ ngôn ngữ đậm chất liệu dân gian và phong phú các tri thức về vùng mỏ . 103 3.2.3. Nguyễn Sơn Hà với thứ ngôn ngữ mang đậm tri thức chuyên môn và kỹ thuật vùng mỏ . 106 3.2.4. Võ Khắc Nghiêm với thứ ngôn ngữ của vùng mỏ thời “mở cửa” 111 KẾT LUẬN 118 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 121

pdf135 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2273 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghệ thuật xây dựng hình tượng người công nhân mỏ trong tiểu thuyết Quảng Ninh (từ sau 1945 đến nay), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV2010_SP_HoangThiNgocAn.pdf
Tài liệu liên quan