1. ĐẶT VẤN ĐỀ
MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam hiện nay, phong trào chăn nuôi lợn ngoại đang phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội về nguồn thực phẩm có tỷ lệ nạc cao. Ngoài việc chăn nuôi lợn tại các hộ gia đình, đã hình thành nhiều trang trại chăn nuôi lợn với quy mô lớn, vừa và nhỏ. Các dòng và giống lợn lai cao sản đã được áp dụng vào thực tiễn sản xuất nhằm nâng cao năng suất và tỷ lệ thịt nạc. Để phát huy tiềm năng sản xuất của các giống lợn này, đòi hỏi phải có đủ nhu cầu về dinh dưỡng trong đó có nhu cầu về protein và axit amin trong tất cả các giai đoạn, đặc biệt giai đoạn lợn con sau cai sữa vì đây là giai đoạn quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn đến năng suất chăn nuôi giai đoạn sau này.
Đối với lợn con giai đoạn sau cai sữa, hệ tiêu hoá phát triển nhanh và hoàn thiện dần về chức năng tiêu hoá. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu khi lợn con được tách khỏi mẹ, thức ăn đã hoàn toàn thay đổi, trong khi cơ quan tiêu hoá của lợn con chưa thực sự hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu tiêu hoá các loại thức ăn do con người cung cấp, vì vậy khả năng tiêu hoá các chất dinh dưỡng bị ảnh hưởng. Thức ăn không được tiêu hoá hết sẽ bị thối rữa, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển và gây ra hiện tượng tiêu chảy, ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của lợn con, thậm chí nếu nặng sẽ gây chết.
Trong thức ăn cho lợn con giai đoạn sau cai sữa, người ta thường xây dựng các công thức có mức protein cao (từ 20-22%) nhằm đáp ứng nhu cầu các axit amin cho sinh trưởng của lợn. Đây là một trong nhiều giải pháp để đáp ứng đủ nhu cầu axit amin cho quá trình sinh trưởng và phát triển của của lợn con giai đoạn sau cai sữa từ 21 đến 56 ngày tuổi. Về thực chất, nhu cầu protein của lợn con chính là nhu cầu về các axit amin. Nếu bổ sung không đầy đủ các axit amin thiết yếu cho lợn con, kể cả về mặt số lượng và tỷ lệ các axit amin, sẽ dẫn đến sinh trưởng của lợn con bị ảnh hưởng, lợn chậm lớn, còi
cọc, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của các giai đoạn tiếp theo. Mặt khác nếu trong khẩu phần ăn cho lợn con trong giai đoạn này có đủ hoặc dư thừa lượng protein mà không đủ về mặt số lượng và tỷ lệ các axit amin thiết yếu sẽ dẫn đến việc đào thải protein ra môi trường, gây lãng phí thức ăn và ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của cả gia súc lẫn con người. Do đó, việc nghiên cứu giảm mức protein trong thức ăn kết hợp sử dụng các axit amin thiết yếu để đảm bảo nhu cầu các axit amin thiết yếu sẽ giảm thiểu các hạn chế đề cập trên. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là, khi giảm tỷ lệ protein mà vẫn giữ mức năng lượng cao, phần nào gây mất cân đối tỷ lệ giữa protein và năng lượng trao đổi trong thức ăn cho lợn con, dẫn đến khả năng tiêu hoá sẽ bị ảnh hưởng.
Kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu xác định tỷ lệ protein thô thích hợp trong khẩu phần thức ăn trên nền cân đối tối ưu axit amin đến sinh trưởng của lợn con và môi trường sinh thái” (Mã số đề tài B2003-02-41) tiến hành trong hai năm 2003-2004 cho thấy khi giảm tỷ lệ protein thô trong khẩu phần có cân đối một số axit amin thiết yếu đã có tác dụng cải thiện rõ rệt hàm lượng các chất chứa nitơ và lưu huỳnh thải ra ngoài môi trường, tuy nhiên sinh trưởng của lợn vẫn có xu hướng giảm xuống. Mà nguyên nhân, có thể do khả năng tiêu hoá của lợn con chưa tốt trong điều kiện mức protein của khẩu phần thấp.
Có nhiều biện pháp nâng cao khả năng tiêu hoá của lợn giai đoạn này, trong đó việc sử dụng enzyme tiêu hoá bổ sung vào khẩu phần chăn nuôi lợn. Các enzyme này cùng với các enzyme có sẵn trong đường tiêu hoá sẽ giúp cho lợn tiêu hoá được tốt hơn đặc biệt đối với các loại thức ăn có nguồn gốc thực vật. Việc nghiên cứu và sản xuất các enzyme trên thế giới đã có những bước phát triển vượt bậc. Trong đó, công nghệ sản xuất enzyme từ vi sinh vật có vai trò đặc biệt quan trọng với các sản phẩm đang được nghiên cứu và ứng dụng trong chăn nuôi, nhằm làm tăng quá trình tiêu hoá, giảm chi phí thức ăn, tăng khối lượng vật nuôi và đôi khi còn cải thiện một số chỉ tiêu sinh lý của cơ thể động vật.
Đối với thức ăn cho lợn con giai đoạn sau cai sữa, nguồn cung cấp protein và năng lượng cho lợn chủ yếu có nguồn gốc thực vật, khả năng tiêu hoá các loại thức ăn này kém. Khi thiếu các enzyme tiêu hoá như protease, amylase trong phần đầu của đường tiêu hoá, protein và tinh bột có nguồn gốc thực vật sẽ bị giảm mức độ tiêu hóa. Vì vậy việc bổ sung thêm các enzyme vào khẩu phần thức ăn nuôi lợn giai đoạn này là cần thiết, đặc biệt với các khẩu phần giảm protein.
Xuất phát từ những cơ sở khoa học trên, việc nghiên cứu sử dụng bổ sung enzyme vào khẩu phần thức ăn cho lợn con giai đoạn sau cai sữa là rất quan trọng, góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng thức ăn và hiệu quả chăn nuôi. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần với mức protein khác nhau có bổ sumg protease và amylase đến khả năng tiêu hóa protein, tinh bột và sinh trưởng của lợn ngoại giai đoạn sau cai sữa”.
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu của đề tài 3
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1. Cơ sở khoa học 5
1.1.1 Sức sản xuất của các dòng lợn lai hybrid 5
1.1.2 Hoạt động tiêu hoá của lợn con 8
1.1.3 Thức ăn và dinh dưỡng cho lợn con giai đoạn sau cai sữa 12
1.1.3.1 Nhu cầu dinh dưỡng cho lợn lai thương phẩm giai đoạn
12
sau cai sữa
1.1.3.2 Các loại nguyên liệu thức ăn chính dùng trong sản xuất
18
thức ăn cho lợn con giai đoạn sau cai sữa
1.1.4 Tổng quan về enzyme 22
1.1.4.1 Cấu tạo hoá học của enzyme 22
1.1.4.2 Tính đặc hiệu của enzyme 23
1.1.4.3 Cơ chế tác động của enzyme 25
1.1.4.4 Các yếu tố tác động đến tốc độ phản ứng enzyme 25
1.1.4.5. Hệ vi sinh vật trong đường tiêu hoá của lợn con 29
1.1.4.6. Enzyme vi sinh vật 32
1.1.5. Vấn đề sản xuất và sử dụng enzyme trong chăn nuôi 35
1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới 37
1.2.1. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam và sử dụng enzym cho lợn 37
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 41
CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
44
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 44
2.1.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 44
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 44
2.1.3 Thời gian nghiên cứu 44
2.2. Nội dung nghiên cứu 44
2.3 Phương pháp nghiên cứu 45
2.3.1 Phương pháp tiến hành 45
2.3.1.1 Thí nghiệm thử mức tiêu hoá protein và tinh bột được
45
tiến hành trên cũi với từng cá thể riêng biệt
2.3.1.2 Phương pháp thí nghiệm ảnh hưởng của khẩu phần với mức protein khác nhau có bổ sumg protease và amylase
49
đến khả năng tiêu hóa protein, tinh bột và sinh trưởng
của lợn ngoại giai đoạn sau cai sữa
2.3.2 Phương pháp xác định thành phần hoá học của thức ăn và
53
trong phân lợn
2.3.2.1 Phương pháp xác định vật chất khô 53
2.3.2.2 Phương pháp xác định hàm lượng nitơ 54
2.3.2.3 Phương pháp phân tích axit amin trong nguyên liệu thức ăn 54
2.3.2.4 Phương pháp xác định hàm lượng lipit 54
2.3.2.5 Phương pháp xác định hàm lượng khoáng tổng số 54
2.3.2.6 Phương pháp xác định hàm lượng tinh bột 55
2.3.5. Phương pháp sử lý số liệu 55
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 56
3.1 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của enzyme bổ sung đến khả
năng tiêu hoá của protein và tinh bột của lợn con giai đoạn sau 56
cai sữa được nuôi bằng khẩu phần có mức protein khác nhau
3.1.1 Kết quả theo dõi lượng thức ăn tiêu thụ của lợn con trong
56
quá trình thí nghiệm
3.1.2 Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ tiêu hoá vật chất khô của lợn
57
con thí nghiệm
3.1.3 Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ tiêu hoá protein toàn phần của
59
lợn con thí nghiệm
3.1.4 Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ tiêu hoá tinh bột toàn phần của
62
lợn con giai đoạn sau cai sữa
3.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung enzyme protease và amilase vào thức ăn có mức protein khác nhau 65 đến sinh trưởng của lợn con giai đoạn sau cai sữa
3.2.1 Sinh trưởng tích luỹ của lợn thí nghiệm 65
3.2.2 Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm 69
3.2.3 Tình hình mắc bệnh tiêu chảy của lợn con thí nghiệm 71
3.2.4 Lượng thức ăn tiêu thụ của lợn con thí nghiệm 73
3.2.5 Tiêu tốn thức ăn/ 1 kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm 73
3.2.6 Tiêu tốn năng lượng/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm 75
3.2.7 Tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng 76
3.2.8 Tiêu tốn lysine/kg tăng khối lượng 78
3.2.9 Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng 79
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 82
1. Kết luận 82
2.Tồn tại 83
3. Đề nghị 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
I. Tiếng Việt 84
II. Tiếng Anh 87
PHỤ LỤC CÁC ẢNH THÍ NGHIỆM .
114 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1919 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần với mức protein khác nhau có bổ sung protease và amylase đến khả năng tiêu hóa protein, tinh bột và sinh trưởng của lợn ngoại giai đoạn sau cai sữa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y)
Giai đoạn
Lô ĐC Lô TN 1 Lô TN 2 Lô TN3
Lƣợng
TA
% so
KL cơ
thể
Lƣợng
TA
% so
KL cơ
thể
Lƣợng
TA
% so
KL cơ
thể
Lƣợng
TA
% so
KL cơ
thể
21-28 ngày 266,78 3,40 266,78 3,36 266,78 3,37 266,78 3,39
29-35 ngày 341,42 3,77 341,42 3,66 341,42 3,71 341,42 3,77
36-42 ngày 443,92 4,13 443,92 3,98 443,92 4,07 443,92 4,13
43-49 ngày 572,14 4,39 572,14 4,22 572,14 4,31 572,14 4,40
50-56 ngày 789,28 4,74 789,28 4,56 789,28 4,66 789,28 4,78
% so với KL 4,08 3,96 4,02 4,09
Kết quả theo dõi cho thấy, bình quân lượng thức ăn tiêu thụ của lợn con
thí nghiệm của các lô tương đương nhau qua các giai đoạn do lợn được ăn
khẩu phần tương đương nhau. Mức ăn cho lợn con được tăng dần theo khối
lượng của lợn. Ở tuần đầu sau cai sữa, lượng thức ăn tiêu thụ của lợn thấp, chỉ
đạt 3,40; 3,36; 3,37 và 3,39% so với khối lượng cơ thể. Ở những tuần sau đó,
đặc biệt tuần từ 50-56 ngày, lượng thức ăn tiêu thụ của lợn con đạt 4,74; 4,56;
4,66 và 4,78% so với khối lượng cơ thể tương ứng lô ĐC, TN1, TN2 và TN3.
Lượng thức ăn ăn vào giữa các lô không có sự khác biệt, điều đó chứng
tỏ tính ngon miệng của các khẩu phần là tương đương nhau. Như vậy, việc
giảm mức protein trong thức ăn và có cân đối các axit amin thiết yếu không
làm giảm nhu cầu về các axit amin mà vẫn giữ nguyên tính ngon miệng, giúp
cho lợn con ăn được nhiều hơn.
3.2.5. Tiêu tốn thức ăn/ 1 kg tăng khối lƣợng lợn thí nghiệm
Tiêu tốn thức ăn là một chỉ tiêu rất quan trọng trong chăn nuôi lợn
không những ở lợn con giai đoạn sau cai sữa mà còn ở tất cả các giai đoạn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
sinh trưởng khác. Kết quả theo dõi về tiêu tốn thức ăn của lợn con thí nghiệm
được trình bày ở Bảng 3.9.
Bảng 3.9. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lƣợng
Diễn giải Lô ĐC Lô TN 1 Lô TN 2 Lô TN3
Tổng khối lượng thức ăn
tiêu thụ (kg)
337,9 337,9 337,9 337,9
Tổng khối lượng tăng trong
kỳ thí nghiệm (kg)
232,4 246,4 238,6 229,3
TTTA/kg tăng
khối lượng (kg)
1,45 1,37 1,42 1,47
So với lô ĐC (%) 100 94,32 97,40 101,35
So với lô TN1 100 103,65 107,30
Kết quả theo dõi về tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng của lợn thí
nghiệm về ảnh hưởng của việc bổ sung enzyme tiêu hoá cho thấy việc bổ
sung enzyme tiêu hoá đã làm giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng 5,68%
(từ 1,45 xuống 1,37 kg thức ăn/kg tăng khối lượng tương ứng lô ĐC và lô
TN1). Đối với các khẩu phần giảm mức protein và bổ sung thêm enzyme, tiêu
tốn thức ăn/kg tăng khối lượng có xu hướng tăng theo chiều giảm của mức
protein (1,37; 1,42 và 1,47 kg thức ăn/kg tăng khối lượng, tương ứng lô TN1,
TN2 và TN3 với mức tăng từ 3,65 - 7,30%). Kết quả nghiên cứu của chúng
tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Nghi, Lê Thanh
Hải và Bùi Ngọc Thảo (1995)[18]; Van de ligt và cs (2002)[54]; Phùng Thăng
Long và cs (2004)[14]... Kết quả nghiên cứu của Phùng Thăng Long và cs
(2003)[13] cho thấy khi giảm tỷ lệ protein từ 18-16%, tiêu tốn thức ăn/kg tăng
khối lượng tăng lên 8,76%; khi giảm xuống 14% tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối
lượng tăng lên 13,89%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
Kết quả nghiên cứu của đề tài mã số B2003-22-41 cho thấy, khi giảm
mức protein từ 20% xuống 19 và18% nhưng không sử enzyme tiêu hoá, tiêu
tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn con thí nghiệm tăng từ 4,86 - 8,98%.
Trong thí nghiệm của chúng tôi, cùng với việc giảm protein tương tự nhưng
kết hợp sử dụng enzyme tiêu hoá, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cũng
tăng hơn nhưng mức độ tăng thấp hơn từ 1,21 - 1,58% theo thứ tự mức giảm
protein xuống 19 và 18%.
Khi so chỉ tiêu này giữa việc cho lợn ăn khẩu phần giảm mức protein (19
và 18%) có bổ sung thêm enzyme và lợn được sử dụng khẩu phần có mức
protein cao hơn (20%) nhưng không bổ sung enzyme tiêu hoá, chúng ta thấy
tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng không có sự sai khác đáng kể, thậm chí khi
giảm 1% mức protein trong khẩu phần có bổ sung enzyme, chỉ tiêu này còn
được cải thiện tốt hơn (1,42 so với 1,45 kg, tương ứng với lô TN2 và lô ĐC).
Điều này cho thấy vai trò của enzyme đối với khả năng tiêu hoá, sinh
trưởng và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đặc biệt trong trường hợp giảm
mức protein trong thức ăn. Khi sử dụng enzyme, nhưng tiêu tốn thức ăn /kg
tăng khối lượng vẫn tăng trong trường hợp giảm mức protein. Tuy nhiên, chỉ
tiêu này đã cải thiện nếu so với việc không sử dụng enzyme. Vì vậy với
những khẩu phần giảm mức protein có cân đối axit amin thiết yếu, một điều
cần thiết là phải sử dụng thêm enzyme tiêu hoá.
3.2.6. Tiêu tốn năng lƣợng/kg tăng khối lƣợng lợn thí nghiệm
Năng lượng đóng vai trò quan trọng trong dinh dưỡng của lợn. Lượng
năng lượng tiêu tốn/ kg tăng khối lượng là chỉ tiêu quan trọng cần được đánh
giá, kết quả theo dõi về về chỉ tiêu này được trình bày tại Bảng 3.10.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
Bảng 3.10. Tiêu tốn năng lƣợng trao đổi/kg tăng khối lƣợng (kcal)
Diễn giải Lô ĐC Lô TN 1 Lô TN 2 Lô TN3
Tổng khối lượng tăng trong
kỳ thí nghiệm (kg)
232,4 246,4 238,6 229,3
Tổng năng lượng trao đổi
tiêu thụ (Mcal)
1.081,28 1.081,28 1.081,28 1.081,28
TT ME/kg tăng khối lượng
(Kcal)
4.652,67 4.388,31 4.531,77 4.715,57
So với lô ĐC (%) 100 94,32 97,40 101,35
Kết quả thí nghiệm cho thấy, tiêu tốn năng lượng/kg tăng khối lượng
của lợn con khi được nuôi bằng khẩu phần có bổ sung enzyme thấp hơn
không bổ sung enzyme (4.388,31 so với 4.652,67 kcal/kg; tương ứng với lô
TN1 và lô ĐC). Đối với khẩu phần giảm protein, giống như chỉ tiêu về tiêu
tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, có xu hướng tăng dần (4.531,77 và 4.715,57
so với 4.388,31 kcal/kg tăng khối lượng, tương ứng lô TN2, TN3 và lô TN1).
Tuy nhiên, nếu so với lô ĐC (mức protein 20% nhưng không bổ sung thêm
enzyme), thì không có sự sai khác giữa các lô được nuôi bằng khẩu phần giảm
protein (4.531,77 và 4.715,57 so với 4.652,67 kcal/kg tăng khối lượng, tương
ứng lô TN2, TN3 và lô ĐC). Điều này cho thấy, sử dụng enzyme có tác dụng
tăng khả năng tiêu hoá thức ăn, tăng mức độ tăng trọng của lợn, góp phần
giảm tiêu tốn năng lượng/kg tăng khối lượng.
3.2.7. Tiêu tốn protein/kg tăng khối lƣợng
Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng cho quá trình sinh trưởng
và phát triển của lợn con. Thông thường, nguồn thức ăn để bổ sung protein
thường có nguồn gốc động vật như bột sữa, bột cá nhưng vì lý do kinh tế,
phần lớn đều có nguồn gốc thực vật như khô đậu tương và từ các loại ngũ cốc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
(ngô, gạo...). Tiêu tốn protên có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của khẩu
phần. Kết quả theo dõi về tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng của lợn thí
nghiệm được trình bày trên Bảng 3.11.
Bảng 3.11. Tiêu tốn protein /kg tăng khối lƣợng (g)
Diễn giải Lô ĐC Lô TN 1 Lô TN 2 Lô TN3
Tổng khối lượng tăng trong
kỳ thí nghiệm (kg)
232,4 246,4 238,6 229,3
Tổng protein tiêu thụ (g) 67.580 67.580 64.201 60.822
TT protein/kg tăng khối
lượng (g)
290,79 274,27 269,07 265,25
So với lô ĐC (%) 100 94,32 92,53 91,22
So với lô TN1 (%) 100 98,10 96,71
Tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm có xu hướng
giảm ở tất cả các lô thí nghiệm so với lô ĐC. Khi bổ sung thêm enzyme vào
khẩu phần có mức protein cao (20%), tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng
giảm 5,68% (274,27 so với 290,79 gam/ kg tăng khối lượng, tương ứng lô
TN1 và lô ĐC). Điều này cho thấy, vai trò của enzyme protease đối với quá
trình tiêu hoá protein của lợn con, góp phần khẳng định sự cần thiết phải bổ
sung thêm enzyme tổng hợp vào khẩu phần thức ăn của lợn con giai đoạn sau
cai sữa.
Đối với các khẩu phần giảm protein, tiêu thụ thức ăn cho một kg tăng
khối lượng giảm theo chiều giảm của mức protein trong khẩu phần (274,27;
269,07 và 265,25 gam/kg tăng khối lượng tương ứng lô TN1, TN2 và TN3).
Việc giảm này, ngoài vai trò của enzyme như đã đề cập ở trên, theo chúng tôi
còn một phần còn do lượng protein tiêu thụ hàng ngày của lợn con thí nghiệm
giảm do khẩu phần được thiết kế giảm mức protein. Vì vậy, việc giảm protein
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
trong khẩu phần không những tiết kiệm thức ăn đạm, mà còn góp phần làm
giảm tiêu thụ protein/kg tăng khối lượng.
3.2.8. Tiêu tốn lysine/kg tăng khối lƣợng
Trong khẩu phần giảm protein, mức 4 axit amin thiết yếu lysine,
methionine, threonine và tryptophan vẫn được đảm bảo đủ thông qua sử dụng
các axit amin tổng hợp. Kết quả theo dõi về tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối
lượng của lợn thí nghiệm được trình bày qua Bảng 3.12.
Bảng 3.12. Tiêu tốn lysine /kg tăng khối lƣợng (g)
Diễn giải Lô ĐC Lô TN 1 Lô TN 2 Lô TN3
Tổng khối lượng tăng trong kỳ thí
nghiệm (kg)
232,4 246,4 238,6 229,3
Tổng lysine tiêu thụ (g) 4189,96 4189,96 4189,96 4189,96
TT lysine/kg tăng khối lượng (g) 18,03 17,00 17,56 18,27
So với lô ĐC (%) 100 94,32 97,40 101,35
So với lô TN1 (%) 100 103,29 107,47
Mặc dù mức các axit amin trong tất cả các khẩu phần đều được đảm bảo
bằng nhau, kể cả khẩu phần giảm mức protein, nhưng kết quả Bảng 3.12 cho
thấy, tiêu tốn lysine/kg tăng khối lượng lợn con vẫn có sự sai khác nhau.
Tương tự như tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng, trong trường hợp cùng mức
protein, việc bổ sung enzyme cũng có tác dụng làm giảm tiêu tốn lysine/kg
tăng khối lượng. Lô ĐC tiêu tốn 18,03 gam lysine/kg tăng khối lượng, cao
hơn 5,68% so với lô TN1 (17,00 gam lysine/kg tăng khối lượng). Trong
trường hợp lợn được nuôi bằng các khẩu phần giảm mức protein, tiêu tốn
lysine/ kg tăng khối lượng có xu hướng tăng lên theo chiều giảm của mức
protein (tăng 3,29 và 7,47% khi so giữa lô TN2 và TN3 với lô TN1). Tuy
nhiên, nếu so việc lợn con được sử dụng các khẩu phần có mức protein thấp
có bổ sung enzyme với khẩu phần có mức protein cao nhưng không sử dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
enzyme, chúng ta thấy khi lợn con sử dụng các khẩu phần có mức protein
thấp và bổ sung enzyme, tiêu tốn lysine không có sự khác biệt, thậm chí với
khẩu phần chỉ giảm 1% mức protein, chỉ tiêu này còn được cải thiện tốt hơn
(2,60% khi so lô TN2 và lô ĐC), còn khi giảm 2% mức protein tiêu tốn
lysine/kg tăng khối lượng chỉ tăng hơn chút ít (1,35% khi so lô TN3 và lô
ĐC). Điều này góp phần khẳng định vai trò của enzyme trong quá trình tiêu
hoá của lợn con, thúc đẩy sinh trưởng và làm giảm tiêu tốn thức ăn và tiêu tốn
lysine/kg tăng khối lượng.
Kết quả nghiên cứu tương tự như thí nghiệm của chúng tôi chưa có, tuy
nhiên theo Lê Thị Hà ( 2007)[3], khi nghiên cứu giảm protein thô trên cơ sở
cân đối lysine và methionine của thức ăn hỗn hợp đến sinh trưởng lợn con từ
cai sữa đến 56 ngày tuổi, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tiêu tốn lysine/kg
tăng khối lượng của lợn tăng dần theo chiều giảm của mức protein thô.
3.2.9. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng
Chi phí thức ăn là một chỉ tiêu kinh tế tương tự như tiêu tốn thức ăn/kg
tăng khối lượng. Kết quả theo dõi về chỉ tiêu này được trình bày trên Bảng 3.13.
Bảng 3.13. Chi phí thức ăn/ 1 kg tăng khối lƣợng lợn
Diễn giải Lô ĐC Lô TN 1 Lô TN 2 Lô TN3
Tổng khối lượng tăng trong kỳ thí
nghiệm (kg)
232,4 246,4 238,6 229,3
Tổng khối lượng thức ăn tiêu thụ (kg) 337,9 337,9 337,9 337,9
Đơn giá thức ăn (VN đ) 8253 8503 8565 8666
Tổng chi phí thức ăn (nghìn đồng) 2.788,69 2.873,16 2.894,11 2.928,24
Chi phí TA/kg tăng khối lượng (VN đ) 11.999,5 11.660,56 12.129,56 12.770,35
So với lô ĐC (%) 100 97,17 101,08 106,42
So với lô TN1 (%) 100 104,02 109,51
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi bổ sung thêm enzyme protease và
amilase vào khẩu phần có cùng mức protein đã làm tăng đơn giá của thức ăn từ
8253 đồng lên 8503 đồng/kg. Tuy nhiên, chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng
của lợn con khi được nuôi bằng khẩu phần có bổ sung enzyme thấp hơn 2,83%
(11.660,56 đồng so với 11.999,5 đồng tương ứng với lô TN1 và lô ĐC).
Khi giảm mức protein thô trong khẩu phần được cân đối các axit amin
thiết yếu lysine, methionine, threonine và tryptophan kết hợp bổ sung enzyme
protease và amilase, giá thức ăn tăng dần (8.503; 8565 và 8666 đồng/kg thức
ăn, tương ứng lô TN1, TN2 và TN3). Đây là nguyên nhân chính làm cho chi
phí thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn con tăng lên (từ 11.660,56 - 12.129,56
- 12.770,35 đ/kg; tương ứng lô TN1, TN2 và TN3). Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi tương đối đồng thuận với nhiều công trình nghiên cứu khác mà
nguyên nhân chính là do giá của các axit amin tổng hợp còn khá cao. Tuy
nhiên, các công trình này cũng đã cho rằng, chi phí tăng lên khi sử dụng khẩu
phần có cân đối các axit amin bằng các axit amin tổng hợp được bù đắp bởi
sự giảm ô nhiễm môi trường. Trong tương lai, khi công nghệ sản xuất các axit
amin được cải tiến, giá thành các axit amin này giảm xuống việc sử dụng
khẩu phần giảm protein có cân đối axit amin sẽ là hướng đi hợp lý để vừa tiết
kiệm thức ăn đạm, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường vừa đảm bảo sinh
trưởng của lợn con giai đoạn này. Mặt khác, khi giảm mức protein trong thức
ăn, sẽ làm thay đổi tỷ lệ dinh dưỡng của thức ăn, chắc chắn việc sử dụng
enzyme sẽ góp phần tích cực trong cải thiện tỷ lệ tiêu hoá, đảm bảo sinh
trưởng và giảm chi phí thức ăn. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ
sung enzyme protease và amilase vào thức ăn có mức protein khác nhau đến
sinh trưởng của lợn con giai đoạn sau cai sữa cho thấy sinh trưởng của lợn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
con khi nuôi bằng khẩu phần có mức protein giảm thấp hơn (19 và 18%)
không có sự sai khác so với mức protein cao (20%), tiêu tốn thức ăn/kg tăng
khối lượng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, mặc dù chi phí thức ăn
có tăng lên ở những lô giảm mức protein và sử dụng enzyme. Lợn con được
nuôi bằng các khẩu phần này đã hạn chế được tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy, một
trong nhiều trở ngại trong chăn nuôi lợn con giai đoạn này của rất nhiều trang
trại chăn nuôi trên địa bàn. Đây là một hướng đi nhiều hứa hẹn, góp phần
nâng cao năng xuất chăn nuôi lợn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi sơ bộ rút ra các kết luận sau:
1. Sử dụng enzyme protease và amylase có tác dụng cải thiện tỷ lệ tiêu
hoá vật chất khô, nitơ và tinh bột toàn phần biểu kiến của lợn con giai đoạn
sau cai sữa. Tỷ lệ tiêu hoá VCK đạt 88,08 % so với 87,48%; tỷ lệ tiêu hoá
protein toàn phần đạt 88,28% so với 86,99%; tỷ lệ tiêu hoá tinh bột đạt
79,99% so với 78,22% tương ứng lô TN1 và lô ĐC.
2. Khi giảm mức protein trong khẩu phần có cân đối lysine, methionine,
threonine và tryptophan, việc sử dụng enzyme tiêu hoá đã không làm thay đổi
đáng kể tỷ lệ tiêu hoá VCK, protein và tinh bột toàn phần của lợn con. Tỷ lệ
tiêu hoá VCK đạt 88,08; 88,28 và 88,24%; tỷ lệ tiêu hoá protein đạt 88,28;
87,80 và 87,32%; tỷ lệ tiêu hoá tinh bột đạt 79,99; 79,59 và 78,89% tương
ứng các lô TN1, TN2 và TN3.
3. Sử dụng enzyme tiêu hoá trong thức ăn làm tăng 3,80% sinh trưởng
tích luỹ của lợn con sau cai sữa (Khối lượng lợn con lúc 56 ngày tuổi đạt
19,67 và 18,95 kg/con, tương ứng lô TN1 và lô ĐC). Đối với các khẩu phần
giảm mức protein, sinh trưởng tích luỹ của lợn con không có sự sai khác có ý
nghĩa thống kê (19,67; 19,28 và 18,79kg/con tương ứng lô TN1, TN2 và TN3;
Pα>0,05).
4. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy được cải thiện rõ rệt khi sử dụng enzyme
tiêu hoá, đặc biệt đối với những khẩu phần giảm mức protein và cân đối axit
amin thiết yếu (23,0; 12,0 và 10,0% tương ứng với các lô TN1, TN2 và TN3).
5. Tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn con có chiều
hướng tăng lên khi giảm mức protein của khẩu phần có sử dụng enzyme
(1,37; 1,42 và 1,47 kg, tương ứng lô TN1, TN2 và TN3), tuy nhiên nếu so với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
khẩu phần có mức protein cao nhưng không sử dụng enzyme thì vẫn tương
đương (1,42 và 1,47 so với 1,45 kg TA tương ứng lô TN2, TN3 và lô ĐC).
2.Tồn tại
Do thời gian nghiên cứu có hạn, số lượng đàn lợn con thí nghiệm chưa
nhiều, số liệu lặp lại còn ít, chưa bố trí được các lô so sánh theo cặp của từng
mức giảm protein cùng một lúc nên kết quả nghiên cứu chưa thể phản ánh toàn
diện ảnh hưởng của enzyme đối với sinh trưởng và các chỉ tiêu kinh tế khác.
3. Đề nghị
Nên sử dụng enzyme protease và amylase để cải thiện khả năng tiêu
hoá của lợn con đặc biệt đối với các khẩu phần giảm protein có cân đối các
axit amin, nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy đồng thời tiếp tục nghiên cứu
trên diện rộng, với quy mô lớn hơn để có thêm kết luận về ảnh hưởng của
enzyme đến sinh trưởng của lợn con.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Vũ Duy Giảng, Bùi Văn Chính, Đào Huyên, Nguyễn Ngọc Hà (2001),
Thành phần và giá trị dinh dưỡngthức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phƣợng, Lê Ngọc Mỹ (1995) Bệnh
đường tiêu hoá ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Lê Thị Hà (2007), “Xác định tỷ lệ lysine trên năng lượng trao đổi và
nghiên cứu protein thô trên cơ sở cân đối một số axit amin thiết yểu
trong thức ăn hỗn hợp của lợn con giai đoạn 28 đến 56 ngày tuổi”, Luận
văn thạc sĩ khoa học Nông Nghiệp, tr 62 - 63.
4. Đậu Ngọc Hào, Phạm Minh Hằng (2000), “Ảnh hưởng của chế phẩm
Saccharomyces cervisiae đối với lợn con đang bú mẹ và lợn con sau cai
sữa”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y (7).
5. Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, Ngôn Thị Hoán (2001), Giáo trình
thức ăn và dinh dưỡng gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Từ Quang Hiển (2003), Giáo trình chăn nuôi lợn, Trường Đại học
Nông Lâm Thái nguyên.
7. Nguyễn Thị Lƣơng Hồng (1999), Dinh dưỡng và thức ăn gia súc, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Lê Khắc Huy (1995), “Hàm lượng và tỷ lệ tiêu hoá tương đối protein và
axit amin trong một số thức ăn ở lợn thịt”, Tạp chí Nông nghiệp và công
nghiệp thực phẩm 11-1995, trang 415.
9. Lã Văn Kính, Phạm Tất Thắng, Nguyễn Văn Phú, Vƣơng Nam
Trung và Đoàn Vĩnh (2001), Nghiên cứu sử dụng nguyên liệu chế biến
và một số loại thức ăn bổ sung trong khẩu phần heo con sau cai sữa.
Báo cáo khoa học CNTY 1999 - 2000 Phần thức ăn và dinh dưỡng vật
nuôi. Thành phố Hồ Chí Minh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
10. Lã Văn Kính, Vƣơng Trung Nam (2003), “Xác định khẩu phần thức
ăn cho heo con giai đoạn theo mẹ”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển
nông thôn số 8/2003. trang 986 - 987.
11. Lý Thị Liên Khai (2001), “Phân lập xác định độc tố đường ruột của các
chủng E.coli gây bệnh tiêu chảy heo con”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú
y, (số 2), tập 8, trang 13 - 18.
12. Trƣơng Lăng (2004), Cai sữa sớm lợn con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
13. Phùng Thăng Long và CTV (2003), ”Nghiên cứu ảnh hưởng của các
mức protein khác nhau trong khẩu phần đến khả năng sản xuất và phẩm
chất thịt xẻ của lợn lai (Móng Cái x Yorkshire) x Yorkshire”, Tạp chí
Nông nghiệp và phát triển nông thôn số 6- 2003, trang 714.
14. Phùng Thăng Long (2004), “Ảnh hưởng của các thức ăn khác nhau
trong khẩu phần đến khả năng sản xuất và sản phẩm thịt xẻ của lợn lai
[(Landrace x Yorkshire)] x Yorkshire”, Tạp chí nông nghiệp và phát
triển nông thôn, 1(37). tr. 52-53.
15. Nguyễn Đức Lƣợng (2001), Công nghệ sinh học. Đại học Bách khoa
TP Hồ Chí Minh NXB Đại học quốc gia TP: HCM.
16. Lê Hồng Mận (2005), Kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt phòng trị một số bệnh,
Trung tâm nghiên cứu xuất bản sách & tạp chí. NXB Lao động xã hội.
17. Nguyễn Thị Nội (1999) “Kết quả điều tra vi khuẩn đường ruột tại một số
cơ sở chăn nuôi”, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật thú y.
18. Nguyễn Nghi, Lê Thanh Hải và Bùi Ngọc Thảo (1995), “Báo cáo khoa
học: Nghiên cứu ảnh hưởng của protein khẩu phần và phương thức cho
ăn đến năng suất và chất lượng thịt xẻ của heo thịt”, Bộ Nông nghiệp và
Công nghiệp thực phẩm. Viện Khoa học Nông Nghiệp miền Nam.
19. Lƣơng Đức Phẩm (1982), Axit amin và enzyme trong chăn nuôi, Nxb
khoa học kỹ thuật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
20. Lƣơng Đức Phẩm (1998), Công nghệ vi sinh vật, Nxb Nông nghiệp,
Hà Nội.
21. Lƣơng Đức Phẩm (2000), vi sinh vật hoc và an toàn vệ sinh thực phẩm,
Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
22. Nguyễn Vĩnh Phƣớc (1980), Vi sinh vật ứng dụng trong chăn nuôi, Nxb
Nông Nghiệp, Hà Nội.
23. Đỗ Văn Quang, Nguyễn Văn Hùng (2004), “Nghiên cứu cân bằng
dinh dưỡng, áp dụng men sinh học và hỗn hợp axit hữu cơ nhằm tăng
hiệu quả sử dụng thức ăn, giảm chât thải ra môi trường trong chăn nuôi
lợn”, Tạp chí khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn
20 năm đổi mới tháng 8/2004.
24. Nguyễn Thị Tiết, Ngô Kế Sƣơng (2002), “So sánh khả năng tiêu hóa
của chế phẩm enzym pancreatin (PCC) với chế phẩm enzym DPS trên
lợn thịt”, Tạp chí khoa học kỹ thuật chăn nuôi số 3/2002, trang 7-9
25. Nguyễn Quang Tuyên (1993), Giáo trình vi sinh vật thú y, Nxb Nông
Nghiệp, Hà Nội.
26. Nguyễn Nhƣ Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hƣơng (2001),
Vi sinh vật thú y, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
27. Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2006), Giáo trình sinh lý học vật nuôi,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
28. Nguyễn Thiện, Võ Trọng Hốt, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan
(1998), Giáo trình chăn nuôi lợn cao học, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
29. Hồ Trung Thông (2006), “Ảnh hưởng của lượng protein ăn vào đến tỷ lệ
tiêu hóa protein và các con đường đào thải nitơ của lợn sinh trưởng”,
Tạp chí Chăn nuôi tháng 2-2006, trang 4-8.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
30. Hồ Trung Thông, Đặng Văn Hồng (2008), “Ảnh hưởng của việc bổ
sung chế phẩm enzyme chứa protease, amylease và phytase vào khẩu
phần đến tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của lợn F1(Landrace x
Yorkshire)”, Tạp chí khoa học công nghệ và phát triển nông thôn- số
3- tháng 3/2008, trang 36-40.
31. Trần Tố, Cù Thị Thúy Nga (2008), Giáo trình sinh hoá học động vật,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
32. Viện chăn nuôi (2004) “Ảnh hưởng của việc bổ sung phytase và các
carbohydrat vào khẩu phần được thay một phần khô dầu đỗ tương”, Tạp
chí khoa học kỹ thuật chăn nuôi (2).
33. Trần Quốc Việt, Bùi Thị Thu Huyền, Nịnh Thị Len, Nguyễn Thị
Nhung, Lê Văn Huyên, Đào Đức Kiên (2007), “Ảnh hưởng của việc
bổ sung probiotic vào khẩu phần đến khả năng tiêu hoá thức ăn, tốc độ
sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy của
lợn con và lợn thịt ”, Báo cáo khoa học năm 2006, phần thức ăn dinh
dưỡng, viện chăn nuôi.
34. Hội Chăn Nuôi Việt Nam (2002), Thức ăn chăn nuôi và chế biến thức
ăn gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
35. Yu.Yu (2005), “Quản lý chăn nuôi lợn đạt hiệu quả cao tại Việt Nam”,
Hội Thảo tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
II. Tiếng Anh
36. Beldman, G., Rombout, F., Vonragen A. and Pilnik, W. (1984).
Enzyme and Microbial Technology, 6, 503-507.
37. Campbell and Taverner, 1988 b. The tissue and dietary protein and
amino acid requirements of pigs from 8.0 - 20.0 kg live body weight.
Anim. Prod. 46: 283 - 290.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
88
38. Combs,G.E. ,W. L. Alsmeyer,H. D. Wallace, and M. Koger. (1960).
Enzyme suppmentation of baby pig rations containing different sources
of carbohydrate and protein. J. Anim. Sci. 19:932-937.
39. Cromwell, G. L. , R. D. Coffey, G. R. Parker, H. J. Monegue, and J.
H. Randolph. (1995). Efficacy of a recombinantderived phytase in
improving the bioavailability of phosphorus in corn- soybean meal diets
for pig. J. Anim. Sci. 74:79(Abstr).
40. Cunningham, H. M. , and G. J. Brisson. (1957a). The effect of
amylases on the digestibility of starch by baby pigs. J. Anim. Sci.
16:370-376.
41. Fuller, M. F.; William, R.; Wang, T. C. and Giles. L. R, 1989. The
optimal dietary amino acid pattern for growing pigs. 2. Requirement for
maintenance and for tissue protein accretion. British journal of nutrition
62, 255 - 267.
42. Jongbloed, A. W. , Z. Mroz, and P. A. Kemme. (1992). The effect of
supplementary Aspergillus niger phytase in diets for pigs on
concentration and apparent digestibility of dry matter, total phosphorus
and phytic acid in different section of alimentary tract. J. Amim. Sci.
70: 1159-1168.
43. Lewis, C. J. , D. V. Catron, C. H. Liu, V. C. Speer, and G. C.
Ashton. (1995). Enzyme supplementation of baby pig diet. J. Agric.
Food Chem. 3: 1047-1050.
44. Li, S. ,W. C. Sauer, R. Mosenthin, and B. Kerr. (1995). Effect of
glucanase supplementation of cereal-based diets for starter pigs on the
apparent digestibilities of dry matter, crude protein, and energy. Anim.
Feed Sci. Tech. 59:223-231.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
45. Newman, C. W. , R. F. Eslick, J. W. Pepper, and A. M. El-
Negoumy. (1980). Performance of pigs fed hulless and covered barleys
supplemented with or without a bacterial diastase. Nutr. Rep. Internat.
22:833-837.
46. Officer G.I (2000), Feed enzymes. In: D’Mello J.P.F.(ed), Farm animal
metabolism and nutrition.CABI publishing, Wallingford Oxon.
47. Saldana. C. I.; Knabe, D. A.; Owen K. Q.; Burgoom, K. G.; Gregg,
E. J.; 1993. Digestible threonine requirements of starter and finisher
pigs. J. Anim. Sci. 1994, 72: 144 - 150.
48. Sands J.S, Adeolo O, Ragland D, Baxter C, Joern B.C, Sauber T.E
(2001), High available phosphorus maize and phytase in the Digestive
physiology of pig. CABI pudlishing.
49. Scheuemann S.E.(1993), Effeet of the probiotic paciflor ( CIP 5832 )
on energy and protein metabolism in growing pigs.Anim Feed Sci.Tech
50. Simons, P. C. M. , H. A. J. Versteegh, A. W. Jongbloed, P. A.
Kemme, P. Slump, K. D. Bos, M. G. E. Wolters, R. F. Beudeker,
and G. J. Verschoor. (1990). Improvement of phosphorus availability
by microbial phytase in broilers and pigs. Br. J. Nutr. 64:525-540.
51. Thacker, P. A. (1993). Novel approaches to growth promotion in the
pig. Pp. 295-306 in Recent Developments in pig Nutrition, D. J. A.
Cole, W. Haresign, and P. C. Garnsworthy, eds. Nottingham, U. K. :
Nottingham University press.
52. Thacker, P. A. , and F. C. Baas. (1996). Effects of gastric pH on the
activity of exogenous pentosanase and the effect of pentosanase
supplementation of the diet on the performance of growing-finishing
pigs. Anim. Feed Sci. Tech. 63:187-200.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
53. Tossenberger (1995), Effect of probiotics and yeast culture on the
performance of pigs, (Trích theo Jans. D. 2005 probiotics in Animal
Nutrion. Bovklet.www.Fefana.org).
54. Van de Ligt C. P. A. , Lindemann M. D. , and Cromwell G. L.
(2002). Assessment of chromium tripicolinate supplementation and
dietary protein level on growth, carcass, and blood criteria in growing
pigs. J. Anim. Sci. 2002. 80:2412-2419.
55. Van Hartingsveldt, W., M. Hessing, J. P. van der Lugt, and W. A.
C. Somers. (1995). the Second European Symposium on feed Enzymes.
Zeist, Netherland: TNO Nutrition and food Research Institute. 302 pp.
56. Wenk, C. (1992). Enzymes in the nutrition of monogastric farm
animals. Pp. 205-218 in Biotechnology in the feed Industry, T.P. Lyons,
ed. Nicholasville, KY: Alltech Technical Publications.
57. Wenk, C., and M. Boessinger. (1993). Enzymes in Animal Nutrition.
Zurich, Switzerland: Istitut fur Nutzitierwis-senschaften, Gruppe Ernahrung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
PHỤ LỤC CÁC ẢNH THÍ NGHIỆM
Ảnh 1: Bố trí thí nghiệm thử mức tiêu hóa Ảnh 2: Chuẩn bị thu gom phân
Ảnh 3: Cân mẫu phân Ảnh 4: Phân tích tinh bột
Ảnh 5: Phân tích protein Ảnh 6: Phân tích vật chất khô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
KẾT QUẢ XỬ LÝ THỐNG KÊ THÍ NGHIỆM 1 (THỬ MỨC TIÊU HOÁ)
------------------
Variable: TBDC TB1A TB1B
----------------------------------------------------------------------
Sample size 4 4 4
Average 78.2225 79.97 79.59
Variance 14.6634 32.5753 16.2765
Standard deviation 3.82929 5.70747 4.03441
Standard error 1.91464 2.85374 2.01721
Minimum 74.2 71.85 74.91
Maximum 83.29 84.02 83.9
----------------------------------------------------------------------
Variable: TB1C NitoDC Nito1A
----------------------------------------------------------------------
Sample size 4 4 4
Average 78.8925 86.99 88.2
Variance 9.18669 5.38307 0.378467
Standard deviation 3.03096 2.32014 0.615196
Standard error 1.51548 1.16007 0.307598
Minimum 74.53 83.74 87.42
Maximum 81.38 88.68 88.9
----------------------------------------------------------------------
Variable: Nito1B Nito1C VCKDC
----------------------------------------------------------------------
Sample size 4 4 4
Average 87.8025 87.3175 88.465
Variance 1.34876 2.65362 0.835567
Standard deviation 1.16136 1.629 0.914093
Standard error 0.58068 0.814498 0.457047
Minimum 86.23 85.16 87.28
Maximum 88.69 88.94 89.34
----------------------------------------------------------------------
Variable: VCK1A VCK1B VCK1C
----------------------------------------------------------------------
Sample size 4 4 4
Average 88.09 88.2775 88.24
Variance 0.586 1.03296 0.8194
Standard deviation 0.765506 1.01635 0.905207
Standard error 0.382753 0.508173 0.452604
Minimum 87.16 87.65 87.1
Maximum 89 89.78 89.25
----------------------------------------------------------------------
Regression Analysis - Linear model: Y = a+bX
-------------------------------------------------------------------------
Dependent variable: CHANTHA2.VCK Independent variable: CHANTHA2.Protein
-------------------------------------------------------------------------
Standard T Prob.
Parameter Estimate Error Value Level
-------------------------------------------------------------------------
Intercept 89.6275 5.76392 15.5497 .00000
Slope -0.075 0.303085 -0.247456 .80956
-------------------------------------------------------------------------
Analysis of Variance
-------------------------------------------------------------------------
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio Prob.
Level
Model .0450000 1 .0450000 .061234 .80956
Error 7.3488250 10 .7348825
-------------------------------------------------------------------------
Total (Corr.) 7.393825 11
Correlation Coefficient = -0.0780138 R-squared = .61 percent
Stnd. Error of Est. = 0.857253
Regression Analysis - Linear model: Y = a+bX
-------------------------------------------------------------------------
Dependent variable: CHANTHA2.Tinhbot
Independent variable: CHANTHA2.Protein
-------------------------------------------------------------------------
Standard T Prob.
Parameter Estimate Error Value Level
-------------------------------------------------------------------------
Intercept 69.0021 28.0392 2.46091 .03362
Slope 0.55125 1.47439 0.373884 .71630
-------------------------------------------------------------------------
Analysis of Variance
-------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio Prob.
Level
Model 2.4310125 1 2.4310125 .139789
.71630
Error 173.90548 10 17.39055
-------------------------------------------------------------------------
Total (Corr.) 176.33649 11
Correlation Coefficient = 0.117415 R-squared = 1.38 percent
Stnd. Error of Est. = 4.1702
Regression Analysis - Linear model: Y = a+bX
-------------------------------------------------------------------------
Dependent variable: CHANTHA2.Nito Independent variable: CHANTHA2.Protein
-------------------------------------------------------------------------
Standard T Prob.
Parameter Estimate Error Value Level
-------------------------------------------------------------------------
Intercept 79.3896 7.70963 10.2975 .00000
Slope 0.44125 0.405396 1.08844 .30194
-------------------------------------------------------------------------
Analysis of Variance
-------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio Prob.
Level
Model 1.5576125 1 1.5576125 1.184708
.30194
Error 13.147654 10 1.314765
-------------------------------------------------------------------------
Total (Corr.) 14.705267 11
Correlation Coefficient = 0.325457 R-squared = 10.59 percent
Stnd. Error of Est. = 1.14663
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Regression Analysis - Linear model: Y = a+bX
-------------------------------------------------------------------------
Dependent variable: CHANTHA2.Protein Independent variable:
CHANTHA2.Tinhbot
-------------------------------------------------------------------------
Standard T Prob.
Parameter Estimate Error Value Level
-------------------------------------------------------------------------
Intercept 17.0124 5.3223 3.19644 .00955
Slope 0.025009 0.0668897 0.373884 .71630
-------------------------------------------------------------------------
Analysis of Variance
-------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio Prob.
Level
Model .1102897 1 .1102897 .139789 .71630
Error 7.8897103 10 .7889710
-------------------------------------------------------------------------
Total (Corr.) 8.000000 11
Correlation Coefficient = 0.117415 R-squared = 1.38 percent
Stnd. Error of Est. = 0.88824
Regression Analysis - Linear model: Y = a+bX
-------------------------------------------------------------------------
-------
Dependent variable: CHANTHA2.Protein Independent variable:
CHANTHA2.Nito
-------------------------------------------------------------------------
Standard T Prob.
Parameter Estimate Error Value Level
-------------------------------------------------------------------------
-------
Intercept -2.06999 19.3595 -0.106924 .91696
Slope 0.24005 0.220544 1.08844 .30194
-------------------------------------------------------------------------
Analysis of Variance
-------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio Prob.
Level
Model .8473767 1 .8473767 1.184708 .30194
Error 7.1526233 10 .7152623
-------------------------------------------------------------------------
Total (Corr.) 8.000000 11
Correlation Coefficient = 0.325457 R-squared = 10.59 percent
Stnd. Error of Est. = 0.845732
Regression Analysis - Linear model: Y = a+bX
-------------------------------------------------------------------------
Dependent variable: CHANTHA2.Protein Independent variable:
CHANTHA2.VCK
-------------------------------------------------------------------------
Standard T Prob.
Parameter Estimate Error Value Level
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
-------------------------------------------------------------------------
Intercept 26.1575 28.9256 0.904303 .38710
Slope -0.0811488 0.327933 -0.247456 .80956
-------------------------------------------------------------------------
Analysis of Variance
-------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio Prob.
Level
Model .0486893 1 .0486893 .061234 .80956
Error 7.9513107 10 .7951311
-------------------------------------------------------------------------
Total (Corr.) 8.000000 11
Correlation Coefficient = -0.0780138 R-squared = .61 percent
Stnd. Error of Est. = 0.891701
Two-Sample Analysis Results
-------------------------------------------------------------------------
Sample 1 Sample 2 Pooled
Sample Statistics: Number of Obs. 4 4 8
Average 78.2225 79.97 79.0962
Variance 14.6634 32.5753 23.6193
Std. Deviation 3.82929 5.70747 4.85997
Median 77.7 82.005 79.355
Difference between Means = -1.7475
Conf. Interval For Diff. in Means: 95 Percent
(Equal Vars.) Sample 1 - Sample 2 -10.1589 6.66391 6 D.F.
(Unequal Vars.) Sample 1 - Sample 2 -10.4611 6.96607 5.2 D.F.
Ratio of Variances = 0.45014
Conf. Interval for Ratio of Variances: 0 Percent
Sample 1 ö Sample 2
Hypothesis Test for H0: Diff = 0 Computed t statistic = -0.508509
vs Alt: NE Sig. Level = 0.629248
at Alpha = 0.05 so do not reject H0.
Two-Sample Analysis Results
-------------------------------------------------------------------------
Sample 1 Sample 2 Pooled
Sample Statistics: Number of Obs. 4 4 8
Average 78.2225 79.59 78.9063
Variance 14.6634 16.2765 15.4699
Std. Deviation 3.82929 4.03441 3.93319
Median 77.7 79.775 78.165
Difference between Means = -1.3675
Conf. Interval For Diff. in Means: 95 Percent
(Equal Vars.) Sample 1 - Sample 2 -8.17487 5.43987 6 D.F.
(Unequal Vars.) Sample 1 - Sample 2 -8.17936 5.44436 6.0 D.F.
Ratio of Variances = 0.900897
Conf. Interval for Ratio of Variances: 0 Percent
Sample 1 ö Sample 2
Hypothesis Test for H0: Diff = 0 Computed t statistic = -0.491697
vs Alt: NE Sig. Level = 0.640402
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
at Alpha = 0.05 so do not reject H0.
Two-Sample Analysis Results
-------------------------------------------------------------------------
Sample 1 Sample 2 Pooled
Sample Statistics: Number of Obs. 4 4 8
Average 78.2225 78.8925 78.5575
Variance 14.6634 9.18669 11.9251
Std. Deviation 3.82929 3.03096 3.45327
Median 77.7 79.83 78.94
Difference between Means = -0.67
Conf. Interval For Diff. in Means: 95 Percent
(Equal Vars.) Sample 1 - Sample 2 -6.64675 5.30675 6 D.F.
(Unequal Vars.) Sample 1 - Sample 2 -6.72402 5.38402 5.7 D.F.
Ratio of Variances = 1.59616
Conf. Interval for Ratio of Variances: 0 Percent
Sample 1 ö Sample 2
Hypothesis Test for H0: Diff = 0 Computed t statistic = -0.274384
vs Alt: NE Sig. Level = 0.792992
at Alpha = 0.05 so do not reject H0.
Two-Sample Analysis Results
-------------------------------------------------------------------------
Sample 1 Sample 2 Pooled
Sample Statistics: Number of Obs. 4 4 8
Average 79.97 79.59 79.78
Variance 32.5753 16.2765 24.4259
Std. Deviation 5.70747 4.03441 4.94225
Median 82.005 79.775 80.965
Difference between Means = 0.38
Conf. Interval For Diff. in Means: 95 Percent
(Equal Vars.) Sample 1 - Sample 2 -8.17382 8.93382 6 D.F.
(Unequal Vars.) Sample 1 - Sample 2 -8.41011 9.17011 5.4 D.F.
Ratio of Variances = 2.00137
Conf. Interval for Ratio of Variances: 0 Percent
Sample 1 ö Sample 2
Hypothesis Test for H0: Diff = 0 Computed t statistic = 0.108736
vs Alt: NE Sig. Level = 0.916957
at Alpha = 0.05 so do not reject H0.
Two-Sample Analysis Results
-------------------------------------------------------------------------
Sample 1 Sample 2 Pooled
Sample Statistics: Number of Obs. 4 4 8
Average 79.97 78.8925 79.4313
Variance 32.5753 9.18669 20.881
Std. Deviation 5.70747 3.03096 4.56957
Median 82.005 79.83 80.245
Difference between Means = 1.0775
Conf. Interval For Diff. in Means: 95 Percent
(Equal Vars.) Sample 1 - Sample 2 -6.8313 8.9863 6 D.F.
(Unequal Vars.) Sample 1 - Sample 2 -7.47364 9.62864 4.6 D.F.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Ratio of Variances = 3.54592
Conf. Interval for Ratio of Variances: 0 Percent
Sample 1 ö Sample 2
Hypothesis Test for H0: Diff = 0 Computed t statistic = 0.33347
vs Alt: NE Sig. Level = 0.750125
at Alpha = 0.05 so do not reject H0.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Two-Sample Analysis Results
-------------------------------------------------------------------------
Sample 1 Sample 2 Pooled
Sample Statistics: Number of Obs. 4 4 8
Average 86.99 88.2 87.595
Variance 5.38307 0.378467 2.88077
Std. Deviation 2.32014 0.615196 1.69728
Median 87.77 88.24 88.24
Difference between Means = -1.21
Conf. Interval For Diff. in Means: 95 Percent
(Equal Vars.) Sample 1 - Sample 2 -4.14758 1.72758 6 D.F.
(Unequal Vars.) Sample 1 - Sample 2 -4.77746 2.35746 3.4 D.F.
Ratio of Variances = 14.2234
Conf. Interval for Ratio of Variances: 0 Percent
Sample 1 ö Sample 2
Hypothesis Test for H0: Diff = 0 Computed t statistic = -1.0082
vs Alt: NE Sig. Level = 0.352274
at Alpha = 0.05 so do not reject H0.
Two-Sample Analysis Results
-------------------------------------------------------------------------
Sample 1 Sample 2 Pooled
Sample Statistics: Number of Obs. 4 4 8
Average 86.99 87.8025 87.3962
Variance 5.38307 1.34876 3.36591
Std. Deviation 2.32014 1.16136 1.83464
Median 87.77 88.145 88.13
Difference between Means = -0.8125
Conf. Interval For Diff. in Means: 95 Percent
(Equal Vars.) Sample 1 - Sample 2 -3.98781 2.36281 6 D.F.
(Unequal Vars.) Sample 1 - Sample 2 -4.28598 2.66098 4.4 D.F.
Ratio of Variances = 3.99113
Conf. Interval for Ratio of Variances: 0 Percent
Sample 1 ö Sample 2
Hypothesis Test for H0: Diff = 0 Computed t statistic = -0.626307
vs Alt: NE Sig. Level = 0.554178
at Alpha = 0.05 so do not reject H0.
Two-Sample Analysis Results
-------------------------------------------------------------------------
Sample 1 Sample 2 Pooled
Sample Statistics: Number of Obs. 4 4 8
Average 86.99 87.3175 87.1538
Variance 5.38307 2.65362 4.01835
Std. Deviation 2.32014 1.629 2.00458
Median 87.77 87.585 87.585
Difference between Means = -0.3275
Conf. Interval For Diff. in Means: 95 Percent
(Equal Vars.) Sample 1 - Sample 2 -3.79693 3.14193 6 D.F.
(Unequal Vars.) Sample 1 - Sample 2 -3.89633 3.24133 5.4 D.F.
Ratio of Variances = 2.02857
Conf. Interval for Ratio of Variances: 0 Percent
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Sample 1 ö Sample 2
Hypothesis Test for H0: Diff = 0 Computed t statistic = -0.231048
vs Alt: NE Sig. Level = 0.824955
at Alpha = 0.05 so do not reject H0.
Two-Sample Analysis Results
-------------------------------------------------------------------------
Sample 1 Sample 2 Pooled
Sample Statistics: Number of Obs. 4 4 8
Average 88.09 88.465 88.2775
Variance 0.586 0.835567
0.710783
Std. Deviation 0.765506 0.914093 0.84308
Median 88.1 88.62 88.26
Difference between Means = -0.375
Conf. Interval For Diff. in Means: 95 Percent
(Equal Vars.) Sample 1 - Sample 2 -1.83416 1.08416 6 D.F.
(Unequal Vars.) Sample 1 - Sample 2 -1.84514 1.09514 5.8 D.F.
Ratio of Variances = 0.70132
Conf. Interval for Ratio of Variances: 0 Percent
Sample 1 ö Sample 2
Hypothesis Test for H0: Diff = 0 Computed t statistic = -0.629039
vs Alt: NE Sig. Level = 0.552504
at Alpha = 0.05 so do not reject H0.
Two-Sample Analysis Results
-------------------------------------------------------------------------
Sample 1 Sample 2 Pooled
Sample Statistics: Number of Obs. 4 4 8
Average 88.09 88.2775 88.1838
Variance 0.586 1.03296
0.809479
Std. Deviation 0.765506 1.01635
0.899711
Median 88.1 87.84 87.97
Difference between Means = -0.1875
Conf. Interval For Diff. in Means: 95 Percent
(Equal Vars.) Sample 1 - Sample 2 -1.74468 1.36968 6 D.F.
(Unequal Vars.) Sample 1 - Sample 2 -1.77392 1.39892 5.6 D.F.
Ratio of Variances = 0.567303
Conf. Interval for Ratio of Variances: 0 Percent
Sample 1 ö Sample 2
Hypothesis Test for H0: Diff = 0 Computed t statistic = -0.294723
vs Alt: NE Sig. Level = 0.778137
at Alpha = 0.05 so do not reject H0.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Two-Sample Analysis Results
-------------------------------------------------------------------------
Sample 1 Sample 2 Pooled
Sample Statistics: Number of Obs. 4 4 8
Average 88.09 88.24 88.165
Variance 0.586 0.8194 0.7027
Std. Deviation 0.765506 0.905207
0.838272
Median 88.1 88.305 88.165
Difference between Means = -0.15
Conf. Interval For Diff. in Means: 95 Percent
(Equal Vars.) Sample 1 - Sample 2 -1.60084 1.30084 6 D.F.
(Unequal Vars.) Sample 1 - Sample 2 -1.6106 1.3106 5.8 D.F.
Ratio of Variances = 0.715157
Conf. Interval for Ratio of Variances: 0 Percent
Sample 1 ö Sample 2
Hypothesis Test for H0: Diff = 0 Computed t statistic = -0.253059
vs Alt: NE Sig. Level = 0.80867
at Alpha = 0.05 so do not reject H0.
KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM 2 (SINH TRƯỞNG CỦA LỢN CON)
Variable: DCBD DC28 DC35
------------------------------------------------------------------
Sample size 20 20 20
Average 7.33 8.37 9.8
Variance 1.56537 2.10221 3.18421
Standard deviation 1.25115 1.4499 1.78444
Standard error 0.279765 0.324208 0.399012
Minimum 5.6 6 6.4
Maximum 9.8 11 12.8
------------------------------------------------------------------
Variable: DC42 DC49 DC56
----------------------------------------------------------------------
Sample size 20 20 20
Average 11.695 14.375 18.95
Variance 5.36682 8.36513 13.1043
Standard deviation 2.31664 2.89225 3.5015
Standard error 0.518016 0.646728 0.78296
Minimum 7 9 14
Maximum 15.5 19 27.5
----------------------------------------------------------------------
Variable: TN1bd Tn1bd28 Tn135
----------------------------------------------------------------------
Sample size 20 20 20
Average 7.35 8.54 10.095
Variance 1.32684 2.28042 4.6605
Standard deviation 1.15189 1.51011 2.15882
Standard error 0.25757 0.33767 0.482727
Minimum 5.8 6.6 6.6
Maximum 9.8 12 14.8
----------------------------------------------------------------------
Variable: Tn142 Tn149 Tn156
----------------------------------------------------------------------
Sample size 20 20 20
Average 12.19 14.95 19.67
Variance 4.81989 8.99737 13.1043
Standard deviation 2.19543 2.99956 3.61999
Standard error 0.490912 0.670722 0.809454
Minimum 9 10 14
Maximum 17.5 19.5 27.5
----------------------------------------------------------------------
Variable: Tn2bd Tn228 Tn235
----------------------------------------------------------------------
Sample size 20 20 20
Average 7.345 8.4905 9.91
Variance 1.10471 1.85886 3.14937
Standard deviation 1.05105 1.3634 1.77465
Standard error 0.235022 0.304865 0.396823
Minimum 5.3 6.2 7
Maximum 9.4 11.2 14
----------------------------------------------------------------------
Variable: Tn242 Tn249 Tn256
----------------------------------------------------------------------
Sample size 20 20 20
Average 11.905 14.63 19.275
Variance 4.89734 7.22747 14.8536
Standard deviation 2.21299 2.6884 3.85403
Standard error 0.49484 0.601144 0.861787
Minimum 8 10 12
Maximum 15.5 19.2 24.8
----------------------------------------------------------------------
Variable: Tn3bd Tn328 Tn335
----------------------------------------------------------------------
Sample size 20 20 20
Average 7.325 8.4 9.705
Standard deviation 1.15206 1.50158 1.93784
Standard error 0.257608 0.335763 0.433315
Minimum 5.3 5.8 6.8
Maximum 9.2 11 13.4
----------------------------------------------------------------------
Variable: Tn342 Tn349
----------------------------------------------------------------------
Sample size 20 20 20
Average 11.775 14.23 18.79
Standard deviation 2.48318 3.22688 3.83651
Standard error 0.555256 0.721552 0.857871
Minimum 8 9 13.5
Maximum 16.5 20 26
----------------------------------------------------------------------
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN TỶ LỆ PROTEIN VÀ KHỐI LƯỢNG LỢN CON LÚC 56 NGÀY
Regression Analysis - Linear model: Y = a+bX
----------------------------------------------------------------------------
Dependent variable: CHANTQST.KL56ngay Independent variable:
CHANTQST.Protein
----------------------------------------------------------------------------
Standard T Prob.
Parameter Estimate Error Value Level
----------------------------------------------------------------------------
Intercept 10.885 11.2432 0.968141 .33699
Slope 0.44 0.591201 0.744247 .45973
----------------------------------------------------------------------------
Analysis of Variance
----------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio Prob.
Level
Model 7.7440000 1 7.7440000 .553904
.45973
Error 810.88450 58 13.98077
----------------------------------------------------------------------------
Total (Corr.) 818.62850 59
Correlation Coefficient = 0.0972611 R-squared = .95 percent
Stnd. Error of Est. = 3.73909
Regression Analysis - Linear model: Y = a+bX
----------------------------------------------------------------------------
Dependent variable: CHANTQST.Protein Independent variable:
CHANTQST.KL56ngay
----------------------------------------------------------------------------
Standard T Prob.
Parameter Estimate Error Value Level
----------------------------------------------------------------------------
Intercept 18.5862 0.566086 32.8329 .00000
Slope 0.0214994 0.0288874 0.744247 .45973
----------------------------------------------------------------------------
Analysis of Variance
----------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio Prob.
Level
Model .3783890 1 .3783890 .553904
.45973
Error 39.621611 58 .683131
----------------------------------------------------------------------------
Total (Corr.) 40.000000 59
Correlation Coefficient = 0.0972611 R-squared = .95 percent
Stnd. Error of Est. = 0.826518
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV_09_NL_NN_Chanthavi.pdf