1. Lý do chọn đề tài
MỞ ĐẦU
Đất là một thành phần quan trọng của hệ sinh thái. Nó có ý nghĩa rất lớn tới khả năng cung cấp nước, muối khoáng, chất dinh dưỡng cho cây. Do đó nó có ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển của thảm thực vật. Mỗi loại đất sẽ có một kiểu thảm thực vật riêng. Ngược lại mỗi kiểu thảm thực vật sẽ đặc trưng cho một kiểu đất xác định. Các kiểu đất này sẽ khác nhau bởi hàng loạt chỉ tiêu như: màu sắc, tính chất lí học, hoá học, hệ vi sinh vật và động vật đất.
Đặc tính cơ bản của đất được thể hiện qua độ phì, độ phì là nhân tố tổng hợp được quy định bởi nhiều yếu tố: Đá mẹ, thành phần cơ giới, cấu tượng đất, độ ẩm, độ thoáng khí, độ dày tầng đất, đặc điểm hoá tính. Do đó độ phì ảnh hưởng đến nhiều mặt của hệ sinh thái rừng nói riêng cũng như thảm thực vật nói chung. Đất càng tốt thì độ phì càng cao. Ngược lại thảm thực vật sẽ có tác dụng trở lại với đất một cách rất tích cực, nó thúc đẩy cho đất nhanh chóng tăng được độ phì nhiêu của đất [33].
Trong thời gian gần đây do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của con người cũng như những biến đổi của thiên nhiên đã làm cho đất rừng ngày càng bị suy thoái. Từ đó đã làm giảm diện tích rừng một cách nhanh chóng. Nếu trước kia trên trái đất diện tích rừng chiếm khoảng 6 tỉ ha thì đã giảm xuống còn 4,4 tỉ ha vào năm 1958 và 3,8 tỉ ha vào năm 1973. Hiện nay diện tích rừng chỉ còn khoảng 2,9 tỉ ha. Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng hàng năm thế giới sẽ mất đi trung bình 16,7 triệu ha rừng nếu tiếp tục đà này thì trong vòng 166 năm tới trên trái đất sẽ không còn rừng nữa [31].
Ở Việt Nam trong những năm qua do quá trình khai thác quá mức tài nguyên rừng cùng với phong tục tập quán lạc hậu của các địa phương như:
Du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy và sự phát triển của ngành chăn nuôi gia súc đã làm cho diện tích rừng nước ta ngày càng bị thu hẹp. Theo số liệu thống kê năm 1943 độ che phủ rừng ở nước ta là 43%, đến năm 1993 chỉ còn
26%. Mặc dù năm 1999 con số này đã tăng lên 33,2% nhưng vẫn chưa đảm bảo mức an toàn sinh thái cho sự phát triển bền vững của đất nước. Chính vì vậy Đảng và nhà nước ta đã hết sức chú trọng tới vấn đề bảo vệ, phục hồi lại rừng nói riêng và thảm thực vật nói chung.
Xuất phát từ ý tưởng cho rằng cần có những nghiên cứu sâu hơn về tính chất của đất để thấy được ảnh hưởng của thảm thực vật tới đất rừng, nhằm mục đích phục hồi lại hệ sinh thái rừng và sử dụng đất một cách hợp lí trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Đồng thời đề xuất những biện pháp để cải tạo những nơi đất bị xói mòn, bạc màu, nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi trọc. Với lý do như vậy chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến một số tính chất lý, hóa học cơ bản của đất ở xã Yên Ninh huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên”.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu . 2
3. Phạm vi nghiên cứu 3
4. Đóng góp mới của luận văn 3
Chương I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 4
1.1. Những nghiên cứu về thành phần loài và dạng sống thực vật 4
1.1.1. Những nghiên cứu về thành phần loài . 4
1.1.2. Những nghiên cứu về thành phần dạng sống thực vật . 5
1.2. Những nghiên cứu về ảnh hưởng qua lại giữa thảm thực vật và đất 8
1.2.1. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của đất tới thảm thực vật 8
1.2.2. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của thảm thực vật tới đất 10
1.2.3. Những nghiên cứu về tác dụng cải tạo đất của thảm thực vật 13
Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 15
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế vùng nghiên cứu . 15
2.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới hành chính . 15
2.1.2. Địa hình 16
2.1.3. Khí hậu . 18
2.1.3.1. Chế độ nhiệt 19
2.1.3.2. Chế độ mưa, ẩm . 19
2.1.3.3. Chế độ gió và số giờ nắng 20
2.1.4. Đất đai 21
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội . 22
2.2.1. Dân số, dân tộc 22
2.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 22
Chương 3: ĐỐI TưỢNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.1. Đối tượng nghiên cứu 24
3.2. Địa điểm nghiên cứu 24
3.3. Nội dung nghiên cứu . 24
3.3.1. Về thành phần thực vật . 24
3.3.2. Về môi trường đất . 24
3.4. Phương pháp nghiên cứu 25
3.4.1. Phương pháp điều tra 25
3.4.1.1. Phương pháp tuyên điều tra (TĐT) 25
3.4.1.2. Phương pháp ô tiêu chuẩn (OTC) 26
3.4.2. Phương pháp thu mẫu . 26
3.4.2.1. Thu mẫu thực vật . 26
3.4.2.2. Thu mẫu đất . 27
3.4.3. Phương pháp phân tích mẫu 27
3.4.3.1. Phân tích mẫu thực vật 27
3.4.3.2. Phân tích mẫu đất 27
3.4.4. Phương pháp điều tra trong nhân dân . 28
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 29
4.1. Thành phần loài, dạng sống, cấu trúc quần xã rừng . 29
4.1.1. Thành phần loài thực vật tại các điểm nghiên cứu 29
4.1.2. Thành phần dạng sống tai các điểm nghiên cứu 45
4.1.3. Cấu trúc hình thái của các quần xã nghiên cứu . 51
4.2. Đặc điểm hình thái phẫu diện đất trong các quần xã thực vật . 59
4.3. Ẩnh hưởng của quần xã rừng đến một số tính chất lý học của đất . 62
4.3.1. Độ ẩm đất . 63
4.3.2. Độ xốp 64
4.3.3. Mức độ xói mòn đất 64
4.3.4. Thành phần cơ giới đất . 65
4.4. Ảnh hưởng của các quần xã thực vật đến một số tính chất hóa học của đất . 67
4.4.1. Độ chua pH(KCl) 67
4.4.2. Hàm lượng mùn tổng số (%) . 69
4.4.3. Hàm lượng đạm tổng số (%) . 70
4.4.4. Hàm lượng lân và kali dễ tiêu . 71
4.4.5. Hàm lượng Ca2+ và Mg2+ trao đổi 74
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 77
I. Kết luận . 77
II. Đề nghị . 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC 83 .
96 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2244 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến một số tính chất lý, hóa học cơ bản của đất ở xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ii), Dây bánh nem (Bowringia callicarpa), Sắn dây rừng
(Pueraria phaseoloides)…
4.1.2.3. Điểm nghiên cứu thứ 3: Rừng mỡ tái sinh 12 tuổi
Qua thống kê chúng tôi thấy ở quần xã này cũng xuất hiện cả 4 nhóm
dạng sống, trong đó nhóm cây gỗ vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất.
- Nhóm cây gỗ chiếm 44,64% gồm 25 loài là: Bồ đề trắng (Styrax
tonkinensis), Côm trâu (Elaeocarpus floribundus), Trẩu (Aleurites mMontana),
Chẹo (Engelhardtia chrysolepis), Màng tang (Litsea cubeba), Mỡ (Manglietia
glauca), Xoan (Melia azedarach), Ba bét trắng (Mallotus apelta), Lá nến
(Macaranga denticulata)…
- Nhóm cây bụi chiếm 39,93% gồm 19 loài đó là: Sừng dê
(Strophanthus divaricatus), chạc chìu (Tetracera scandens), Đom đóm
(Alchornea trewioides), bọt ếch (Glochidion velutinum), Bùm bụp (Mallotus
bartatus), Thóc lép (Desmodium gangeticum), Hàm xì (Flemingia
macrophylla), Bông đuôi chó (Urania crinita), Vú bò xẻ (Ficus heterophylla),
Trâm tía (Syzygium cuminii), Trâm trắng (Syzygium wightianum), Mâm xôi
(Rubus alceafolius), Găng gai (Canthium horridum), Lấu (Psychotria rubra),
Chẻ ba (Euodia tryphylla), Xuyên tiêu (Zanthoxylum nitidum), Mò đỏ
(Clerodendrun kaempfri), Bọ mảy (Clerodendrum cyrtophyllum), Mò trắng
(Clerodendrun chinensis).
- Nhóm cây thân thảo gồm 10 loài, chiếm 17,86% gồm các loài: Dương
xỉ thường (Cyclosorus parasiticus), Vòi voi (Heliotropinum indicum), Chua
me đất (Oxalis repens), Rẻ quạt (Belamcanda chinensis), Cỏ lá tre
(Centotheca latifolia), Cỏ lá tre lá nhỏ (Centotheca lappacea), Cỏ gà
(Cynodon dactylon), Cỏ chân vịt (Dactyloctenium aegyptiacum), Kim cang lá
nhỏ (Smilax corbularia), Kim cang lá to (S. prolifera).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
- Nhóm dây leo chiếm 3,57% gồm 2 loài đó là: Sắn dây rừng (Pueraria
phaseoloides), Dây đau xương (Tinospora sinensis).
4.1.2.4. Điểm nghiên cứu thứ 4: Rừng keo tai tượng 10 tuổi
Ở điểm nghiên cứu này chúng tôi đã thống kê được 3 kiểu dạng sống,
trong đó nhóm cây bụi chiếm ưu thế nhất, sau đó đến dạng cây gỗ và cây thảo.
- Nhóm cây gỗ gồm 12 loài, chiếm 35,29% gồm các loài: Cọc rào
(Cleistanthus petelotii), Lá nến (Macaranga denticulata), Me rừng
(Phyllanthus emblica), Keo tai tượng (Acacia mangium), Keo lá tràm
(Acacia auriculiformis), Thành ngạnh (Cratoxylon cochinchinensis),
Màng tang (Litsea cubeba), Xoan (Melia azedarach), Hoắc quang
(Wendlandia paniculata), Chẩn trắng (Micromelum falcatum), Hu đay
(Trema orientalis)…
- Nhóm cây bụi gồm 14 loài, chiếm 41,18% gồm các loài: Cứt lợn
(Ageratum conyzoides), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Ké đầu ngựa
(Xanthium inaequilaterum), Chạc chìu (Tetracera scandens), Đom đóm
(Alchornea trewioides) Sói rừng (Alchornea rugosa), Bọt ếch (Glochidion
velutinum), Bùm bụp (Mallotus barlatus), Phèn đen (Phyllanthus reticulates),
Mua trắng (Melastoma candium), Vú bò (Ficus hirta), Đơn nem (Maesa
perlarius), Bọ mảy (Clerodendrum cyrtophyllum).
- Nhóm cây thân thảo gồm 8 loài, chiếm 23,53% gồm các loài: Dương
xỉ thường (Cyclosorus parasiticus), Đơn buốt (Bidens pilosa), Chỉ thiên
(Elephantopus scaber), Cỏ ba cạnh (Scleria radula), Cỏ lá tre lá nhỏ
(Centotheca lappacea), Cỏ chỉ (Eriachne chinensis), Kim cang lá nhỏ (Smilax
corbularia), Kim cang lá to (S. hrolifera).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
4.1.2.5. Điểm nghiên cứu thứ 5: Rừng Bạch đàn 10 tuổi
Qua thống kê chúng tôi thấy ở quần xã này cũng xuất hiện 3 nhóm
dạng sống, trong đó nhóm cây bụi chiếm tỷ lệ cao nhất.
- Nhóm cây gỗ chiếm 28,57% gồm 8 loài đó là: Thầu táu (Aporusa
microcalyx), Sòi lá tròn (Sapium rotundifolium), Thành ngạnh (Cratoxylon
cochinchinensis), Đỏ ngọn (Cratoxylon formosum), Màng tang (Litsea
cubeba), Ngái (Ficus hispida), Bạch đàn liễu (Eucalyptus exserta )…
- Nhóm cây bụi chiếm 39,29 % gồm 11 loài đó là: Cứt lợn (Ageratum
conyzoides), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Bã
đậu (Croton tiglium), Chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria), Lục lạc
(Crotalaria pallida), Thóc lép (Desmodium gangeticum), Vú bò (Ficus hirta),
Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Chẻ ba (Euodia tryphylla), Mò trắng
(Clerodendrun chinensis).
- Nhóm cây thân thảo chiếm 32,14% gồm 9 loài đó là: Chỉ thiên
(Elephantopus scaber), Vòi voi (Heliotropinum indicum), Cỏ sữa lá nhỏ
(Euphorbia thymyfolia), Dạ cẩm (Hydyotis capitellata), Cỏ roi ngựa (Verbena
officinalis), Cỏ ba cạnh (Scleria radula), Cỏ lá tre lá nhỏ (Centotheca
lappacea), Cỏ chỉ (Eriachne chinensis), Kim cang lá nhỏ (Smilax corbularia).
Qua thống kê về thành phần dạng sống của quần xã thực vật ở 5 điểm
nghiên cứu chúng tôi có một số nhận xét sau:
- Tại các điểm nghiên cứu có thành phần loài phức tạp thì thành phần
dạng sống cũng phức tạp theo xu thế giảm tỷ lệ cây bụi và tăng tỷ lệ dây leo.
- Cả 5 điểm nghiên cứu nhóm dạng thân leo có thành phần loài không
nhiều và số lượng cá thể trong mỗi loài cũng thấp, nhóm cây thảo và cây bụi
có thành phần loài tương đối cao và số lượng cá thể trong các loài này cũng
chiếm ưu thế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
- Thành phần dạng sống ở kiểu rừng phục hồi tự nhiên phực tạp hơn cả.
Tỷ lệ dạng sống cây gỗ chiếm ưu thế và tăng dần về số loài, ở đây dạng cây
bụi còn khá cao, thuộc nhóm này có cả cây trung sinh và cây hạn sinh.
4.1.3. Cấu trúc hình thái của các quần xã nghiên cứu
Nghiên cứu cấu trúc của các quần xã thực vật là một trong nhưng nội
dung quan trọng phản ánh những thay đổi của quần xã trong quá trình sinh
trưởng phát triển. Cấu trúc không gian theo chiều thẳng đứng chính là sự phân
bố của cây rừng theo từng tầng. Sự phân tầng của quần xã là do sự phân bố
không đều các nhân tố ngoại cảnh, do đó đã tạo điều kiện cho các loài tăng
thêm khả năng sử dụng các nguồn sống trong quần xã (ánh sáng, dinh dưỡng)
và làm giảm sự cạnh tranh giữa chúng với nhau. Chúng tôi sẽ phân tích kỹ về
sự phân tầng của các loài cây rừng trong từng quần xã thực vật nghiên cứu,
kết quả được trình bày ở bảng 4.3
Bảng 4.3: Đặc điểm cấu trúc hình thái của các quần xã tại các điểm nghiên cứu
Quần xã
Độ che
phủ
chung
(%)
Số
tầng
Cấu trúc tầng
Thứ tự
tầng
Chiều cao
tầng (m)
Độ che
phủ
(%)
Loài ƣu thế
RPH
30 tuổi
95-100 4
1 10 - 15 60 -70
Kháo nhớt, Bời lời nhớt,
Tung trắng, Đinh thối,
Chò nâu, Trám trắng...
2 7 - 8 20 -30
Sảng, Máu chó, Cổ giải,
Lim vàng, Dẻ gai, Chẹo,
Còng mạ, Kháo vàng...
3 1,5 - 3 10 -20
Móng bò, Kháo nhớt, Ô
dược núi, Lọng bàng,
Mò lông...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
Quần xã
Độ che
phủ
chung
(%)
Số
tầng
Cấu trúc tầng
Thứ tự
tầng
Chiều cao
tầng (m)
Độ che
phủ
(%)
Loài ƣu thế
4 <1 10 -15
Dương xỉ thường, Ngải
cứu rừng, Cỏ ba cạnh,
Cỏ lá tre, Sa nhân...
RPH
25 tuổi
90-95 4
1 8 - 12 45 -55
Kháo vàng, Kè đuôi dong,
Trám trắng, Chò nâu, Máu
chó lá nhỏ, Ba soi...
2 5 - 8 35 -40
Tung trắng, Đáng chân
chim, Dọc, Bứa, Sổ bà,
Đỏm lông, Ngát, Lòng
măng lá cụt,...
3 1-3 20-25
Ngát, Mò lông, Đơn nem
Cứt ngựa, Bùm bụp....
4 <1 10 -15
Dương xỉ thường, Dây
bánh nem, Thóc lép, Sắn
dây rừng, Cỏ gấu...
RMO
12 tuổi
80-85 4
1 8 - 10 50 -60 Mỡ
2 3 - 5 20-30
Sau sau, Dướng, Vú bò
xẻ, Chòi mòi tía, Chẩn,
Chẹo, Trâm trắng...
3 1 - 2 15 -20
Mỡ, Móng bò, Bùm
bụp, Vú bò xẻ, Trâm tía,
Chẻ ba...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
Quần xã
Độ che
phủ
chung
(%)
Số
tầng
Cấu trúc tầng
Thứ tự
tầng
Chiều cao
tầng (m)
Độ che
phủ
(%)
Loài ƣu thế
4 <1 10 -15
Cỏ lá tre, Cỏ gà, Kim
cang lá nhỏ, Bọ mảy, Rẻ
quạt, Chẻ ba...
RKE
10 tuổi
75-85 3
1 8-10 60 -70 Keo tai tượng
2 2-3 15 -20
Màng tang, Xoan, Bùm
Bụp, Móng bò....
3 <1 10 -15
Cỏ lá tre, Nghệ rừng, cỏ
ba cạnh, Dương xỉ...
RBĐ
10 tuổi
65-70 3
1 8 - 10 50 -60 Bạch đàn liễu
2 2 - 3 30 -35
Muối, Sim, Cứt lợn,
Thầu táu, Sòi lá tròn,
Chẻ ba, Cứt lợn.
3 <1 10 -15
Cỏ gấu, Cỏ ba cạnh,
Kim cang, Cỏ sữa lá
nhỏ....
4.1.3.1 Điểm nghiên cứu thứ nhất: Rừng phục hồi tự nhiên 30 tuổi
Trong quần xã này, bằng các quan sát trực tiếp chúng tôi thấy quần xã
này có cấu trúc phức tạp, độ che phủ chung của quần xã là 95%-100%, rừng
được chia thành 4 tầng và được trình bầy tóm tắt ở bảng 4.3.
Tầng 1: Đây là tầng cây gỗ, gồm nhiều loài có chiều cao từ 10 - 15m,
độ che phủ 60 - 70%: Dẻ gai (Castanopsis indica), Bời lời nhớt (Litsea
glutinosa), Tung trắng (Heteropanax fragrans), Trám trắng (Canarium
album), Kháo vàng (Machilus bonii), Chẹo (Engelhardtia chrysolepis). Đó là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
các loài cây gỗ lớn, định cư, sống lâu năm, có giá trị gỗ tốt, chúng chiếm tầng
cao nhất của tán rừng.
Tầng 2: Gồm các loài cây gỗ nhỏ, có chiều cao 7 - 8m như: Sảng
(Sterculia lanceolata), Máu chó lá nhỏ (Knema corticosa), Kháo vàng
(Machilus bonii), Chẹo (Engelhardtia chrysolepis), Dẻ gai (Castanopsis
indica), Mí (Lysidice rhodostegia), Còng mạ (Gymnocladus angustifolius),
mán đỉa (Archidendron clypearia)... Các loài cây này vẫn là những loài cây
gỗ sống lâu năm, ưa sáng, độ che phủ của tầng này đạt 20 - 30%.
Tầng 3: Cao trung bình 1,5-3m, độ che phủ chung đạt 10 - 20%, gồm
các loài cây bụi và cây gỗ nhỏ: Móng bò (Bauhinia pyrrhoclaza), Kháo nhớt
(Actinodaphne cochinchinensis), Ô dược núi (Lindera myrrha), Lọng bàng
(Dillenia heterosepala), Xoan nhừ (Spondias axillaries)...
Tầng 4: Gồm các loài cao dưới 1m, độ che phủ 10 - 15%, có các loài: Cỏ
3 cạnh (Scleria radula), Dương xỉ thường (Cyclosorus parasiticus ), Ngải cứu
rừng (Artemisia japonica), Cỏ lá tre (Centotheca latifolia), Sa nhân rừng
(Amomum villosum)...Hầu hết là các loài thân thảo, ưa ẩm và chịu bóng
Thực vật ngoại tầng gồm: Hà thủ ô trắng (Streptocaulon griffthii), Dây
bánh nem (Bowringia callicarpa), Dây mật (Derris elliptica),Dây đau xương
(Tinospora sinensis).
4.1.2.2. Điểm nghiên cứu thứ 2: Rừng phục hồi tự nhiên 25 tuổi
Ở đây có độ che phủ chung 90 - 95%, được phân hóa thành 4 tầng:
Tầng 1: Là nhừng loài cây gỗ sống lâu năm, ưa sáng và vượt lên chiếm lên
chiếm tầng trên cùng của rừng. Có thể gặp các loài: Kè đuôi dông (Markhamia
caudafelina), Trám trắng (Canarium album), Chò nâu (Dipterocarpus
tonkinensis), Máu chó lá nhỏ (Knema corticosa)….Độ che phủ chung của tầng
này từ 45 - 55%, chiều cao khoảng 8 - 12m.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
Tầng 2: Có chiều cao từ 5 - 8m, độ che phủ của tầng này là 35 - 40%
gồm các loài: Tung trắng (Heteropanax fragrans), Đáng chân chim
(Schefflera octophylla), Dọc (Garcinia multiflora), Bứa (Garcinia
oblongifolia), Sổ bà (Dillenia indica), Chẩn (Microdesmis caseariaefolia),
Đỏm lông (Bridelia monoica)…
Tầng 3: Gồm các loài có chiều cao thấp 1 - 3m với độ che phủ từ
20 - 25% là: Ngát (Gironniera subaequalis), Lòng mang lá cụt (Pterospermum
truncatolobatum), Mò lông (Litsea amara), Cứt ngựa (Paralbizzia lucida),
Bùm bụp (Mallotus barbatus)….
Tầng 4: Cao trung bình dưới 1m, độ che phủ thấp khoảng 10 - 15%
gồm: Dương xỉ (Cyclosorus parasiticus), Dây bánh nem (Bowringia
callicarpa), Thóc lép (Desmodium gangeticum), Cỏ gấu (Cyperus
rotundus)…
Thực vật ngoại tầng gồm:Hà thủ ô trắng (Streptocaulon griffthii), Dây
bánh nem (Bowringia callicarpa), Sắn dây rừng (Pueraria phaseoloides),
Tầm gửi (Taxillus chinensis).
4.1.2.3. Điểm nghiên cứu thứ 3: Rừng mỡ tái sinh 12 tuổi
Như đã trình bầy ở phần trên, đây là rừng Mỡ tái sinh ở chu kỳ 2 sau
chu kỳ 1 đã khai thác sau 8 năm. Cây Mỡ tái sinh từ chồi gốc đến nay được
12 năm. Vì vậy trong những năm đầu của chu kỳ 2 các loài cây ưa sáng phát
triển mạnh nên quần xã này có 4 tầng:
Tầng 1: Cao trung bình 8 - 10 m, độ che phủ của tầng này đạt từ
50 - 60% và chỉ có cây Mỡ (Manglietia glauca) chiếm ưu thế.
Tầng 2: Gồm các loài cây có độ cao trung bình từ 3-5m như: Sau sau
(Liquidambar formosana), Cọc rào (Cleistanthus petelotii), Vai máu trắng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
(Deutzianthus tonkinensis), Chòi mòi tía (Antidesma bunius) Chẩn
(Microdesmis caseariaefolia), … độ che phủ chung của tầng từ 20 - 30%.
Tầng 3: Có độ che phủ chung từ 15 - 20% % gồm: Mỡ (Manglietia
glauca), Móng bò (Bauhinia pyrrhoclaza), Bùm Bụp (Mallotus bartatus), Lấu
(Psychotria rubra), Vú bò xẻ (Ficus heterophylla), Trâm tía (Syzygium
cuminii), Chẻ ba (Euodia tryphylla), Ba bét trắng (Mallotus apelta)… chiều
cao trung bình của tầng là 1 - 2m.
Tầng 4: Có độ cao dưới 1m, độ che phủ chung khá thấp (10 15%) gồm:
Cỏ lá tre (Centotheca latifolia), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Kim cang lá nhỏ
(Smilax corbularia), Bọ mảy (Clerodendrum cyrtophyllum), Rẻ quạt
(Belamcanda chinensis)…
Thực vật ngoại tầng gồm:Sắn dây rừng (Pueraria phaseoloides), Dây
đau xương (Tinospora sinensis).
4.1.2.4. Điểm nghiên cứu thứ 4: Rừng keo tai tượng 10 tuổi
Quần xã này có độ che phủ chung của các tầng là 75 - 85% và có sự
phân hóa tầng khá rõ:
Tầng 1: Cao trung bình từ 8 - 10m, chiếm ưu thế là Keo tai tượng
(Acacia mangium) và độ che phủ 60 - 70%. Các cá thể sinh trưởng phát triển
tương đối đồng đều, có đường kính trung bình khoảng 15cm.
Tầng 2: Gồm các loài cây gỗ nhỏ, có chiều cao trung bình từ 2 - 3m, độ
che phủ 15 - 20% như: Màng tang (Litsea cubeba), Xoan (Melia azedarach),
Bùm bụp (Mallotus barbtatus), Móng bò (Bauhinia pyrrhoclaza)...
Tầng 3: Gồm các loài cây có chiều cao dưới 1m, độ che phủ từ
10 - 15 % đó là: Cỏ lá tre lá nhỏ (Centotheca lappacea), Cỏ ba cạnh (Scleria
radula), Dương xỉ thường (Cyclosorus parasiticus), Kim cang lá nhỏ (Smilax
corbularia), Kim cang lá to (S. prolifera)...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
4.1.2.5. Điểm nghiên cứu thứ 5: Rừng Bạch đàn lá liễu 10 tuổi
Độ che phủ chung của quần xã này không cao, chỉ đạt từ 65 - 70 % và
cũng có sự phân hóa tầng khá rõ.
Tầng 1: Loài Bạch đàn lá liễu (Eucalyptus exserta) chiếm ưu thế ở tầng
này. Độ che phủ khoảng 50 - 55%. Mật độ trung bình 1200 cây/ha
(12cây/100m
2), chiều cao trung bình từ 8 - 10m. Các cá thể sinh trưởng phát
triển không đồng đều, có cá thể có đường kính 8cm nhưng cũng có cá thể đạt
tới 15 cm về đường kính.
Tầng 2: Có chiều cao trung bình từ 2 - 3m, độ che phủ chung từ
30 - 35%, gồm các loài cây ưa sáng phát triển nhanh như: Thầu táu (Aporusa
microcalyx), Màng tang (Litsea cubeba), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Sòi
lá tròn (Sapium rotundifolium), Cứt lợn (Ageratum conyzoides), Cỏ lào
(Eupatorium odoratum). Chẻ ba (Euodia tryphylla)…
Tầng 3: có chiều cao trung bình từ 1 - 1,5m gồm: Cỏ ba cạnh, Sim
(Rhodomyrtus tomentosa), Kim cang lá nhỏ (Smilax corbularia), Cỏ ba cạnh
(Scleria radula), Chỉ thiên (Elephantopus scaber)...
Như vậy có thể thấy cấu trúc quần xã RBĐ 10 tuổi khá đơn giản cả
về thành phần loài, thành phần dạng sống và cấu trúc tầng. Độ che phủ
thấp và mặc dù mật độ trồng khá thấp (1200cây/ha) nhưng các loài cây ưa
sáng phát triển ở tầng dưới khá nghèo nàn. Đây cũng là một trong những
nguyên nhân làm cho đất ở quần xã này bị xói mòn, đất bị rửa trôi các
chất dinh dưỡng dẫn đến đất nghèo và chua.
*Nhận xét:
Trong quá trình nghiên cứu cấu trúc hình thái của quần xã thực vật ở xã
Yên Ninh, chúng tôi có 1 số nhận xét sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
58
Các quần xã Rừng phục hồi tự nhiên có cấu trúc tầng phức tạp hơn cả,
đều có 4 tầng. Các tầng có sự phân hóa không rõ ràng, các tầng cở bản đều có
thành phần loài và thành phần dạng sống phức tạp, mật độ cá thể của các loài
lớn do đó độ che phủ lớn. Tuổi rừng phục hồi càng tăng thì cấu trúc tầng cây
thân gỗ càng chiếm ưu thế. Thành phần loài và mật độ các loài cây bụi có xu
hướng giảm dần.
Rừng Mỡ tái sinh bằng chồi gốc chu kỳ 2, cũng có thành phần loài khá
phong phú, cấu trúc tầng phức tạp (4 tầng). Trong thời gian đầu tái sinh độ
che phủ của cây mỡ là không cao nên đã tạo điều kiện cho các cây (thân gỗ,
thân bụi, thân thảo) ưa sáng phát triển mạnh. Do tái sinh từ chồi gốc ở chu kỳ
2 nên cây mỡ phát triển chậm (đường kính trung bình từ 10 - 15 cm, mật độ
22 cây/100m
2
).
Rừng Keo có cấu trúc thành phần loài (34 loài) và cấu trúc tầng
(3 tầng) khá đơn giản do mật độ trồng khá cao nên cây sinh trưởng chậm, độ
che phủ cao nên số lượng loài cây dưới tán ít.
Rừng Bạch đàn 10 tuổi có cấu trúc thành phần loài (28 loài) và cấu
trúc tầng (3 tầng) khá đơn giản. Tuy mật độ trồng không cao và tán lá thưa
có độ che phủ thấp nhưng các loài cây dưới tán cũng rất nghèo nàn.
Nguyên nhân là do độ che phủ thấp nên đất bị sói mòn mặt mạnh, dẫn đến
đất chua nghèo dinh dưỡng, đất khô. Mặt khác rễ và lá bạch đàn có tinh
dầu (Eucalypton) đã ảnh hưởng tới các loài động vật và vi sinh vật đất phân
giải các chất hữu cơ, cây có nhu cầu nước cao nên hạn chế rất lớn đến sự
tái sinh của các loài cây dưới tán.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59
Bảng 4.4:Tổng hợp về thành phần loài, dạng sống,
cấu trúc tầng và độ che phủ của các quần xã nghiên cứu
STT Quần xã
Số
họ
Số
loài
Số dạng
sống
Cấu trúc
tầng
Độ che phủ
chung (%)
1 RPH 30 tuổi 32 60 4 4 95 - 100
2 RPH 25 tuổi 27 58 4 4 90 - 95
3 RMO 12 tuổi 30 56 4 4 80 - 85
4 RKE 10 tuổi 18 34 3 3 75 - 85
5 RBĐ 10 tuổi 15 28 3 3 65 - 70
Từ bảng 4.4 có thể thấy rằng Rừng phục hồi tự nhiên có thành phần
loài, dạng sống, cấu trúc tầng và độ che phủ là cao nhất, tiếp theo là rừng Mỡ
tái sinh chu kỳ 2, rừng Keo (10 tuổi) và cuối cùng là rừng Bạch đàn trồng
thuần loại (10 tuổi).
4.2. Đặc điểm hình thái phẫu diện đất trong các quần xã thực vật
Phẫu diện đất là mặt cắt thẳng đứng từ bề mặt đất xuống tầng đá mẹ.
Các loại đất khác nhau có độ dầy và đặc trưng của phẫu diện khác nhau. Phẫu
diện đất là hình thái biểu hiện bên ngoài của quá trình hình thành và phát triển
đất, chịu tác động của 5 yếu tố hình thành đất nên đất luôn luôn biến đổi. Kết
quả mô tả hình thái phẫu diện đất trong năm quần xã thực vật nghiên cứu
được trình bầy sau đây:
4.2.1. Phẫu diện đất đặc trƣng ở rừng phục hồi tự nhiên 30 tuổi
Đất có độ dốc 28o, độ cao tương đối 15m.
Hướng dốc: Đông nam.
* Tầng A: 0 - 25 cm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
60
- Đất màu nâu xám, ẩm, tơi xốp, có nhiều hang giun tổ kiến và mối, cấu
tượng hạt đất không chặt, đất thịt nhẹ. Tỷ lệ mùn khá cao, có nhiều rễ cây và
cành cây chết đang phân hủy, chuyển tiếp rõ về màu sắc.
* Tầng B: 25 - 75 cm
- Đất màu nâu, độ ẩm vừa phải, loại đất thịt trung bình, có ít rễ cây, đất
hơi chặt, có hang mối, không lẫn đá, đất chuyển lớp không rõ.
* Tầng C: 75 - 100 cm
- Đất màu nâu, đất hơi chặt, kiến trúc cục, ít rễ cây.
4.2.2. Phẫu diện đất đặc trƣng ở rừng phục hồi tự nhiên 25 tuổi
Độ dốc 30o, độc cao tương đối 16m.
Hướng dốc: Đông nam.
* Tầng A: 0 - 23cm
- Đất có màu nâu xám, ẩm, tơi xốp, có nhiều hang giun tổ kiến mối, cấu
tượng hạt không chặt, đất thịt nhẹ, có nhiều cành lá cây đang phân hủy,
chuyển lớp rõ về màu sắc.
* Tầng B: 23 - 72 cm
- Đất có màu nâu ẩm, xốp, có tổ mối, đất thịt trung bình, có ít rễ cây,
chuyển lớp rõ về màu sắc.
* Tầng C: 72 - 100cm
- Đất có màu nâu vàng, ẩm vừa, cấu tượng hạt hơi chặt, đất thịt.
4.2.3.Phẫu diện đất đặc trƣng ở của rừng Mỡ tái sinh 12 tuổi
Đất có độ đốc 32o, độ cao tương đối 18m, có xói mòn mặt yếu.
Hướng dốc: Đông nam.
* Tầng A: từ 0 - 20cm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
61
- Đất màu nâu xám, ẩm , xốp, có hang giun và tổ kiến mối, cấu tượng
hạt đất không chặt, có nhiều rễ, cành lá cây rụng đang phân hủy, đất thịt nhẹ,
chuyển lớp rõ về màu sắc.
* Tầng B: 20 - 68 cm.
- Đất có màu nâu vàng, ẩm, cấu tượng hạt đất hơi chặt, có tổ mối, có rễ
cây, đất thịt trung bình.
* Tầng C: 68 - 100 cm.
- Đất có màu vàng cấu tượng hạt đất chặt, kiến trúc cục, có lẫn ít đá.
4.2.3. Phẫu diện đất đặc trƣng ở rừng Keo tai tƣợng 10 tuổi
Độ dốc 15o, độ cao tương đối 14m.
Hướng dốc: Đông nam.
* Tầng A: 0 - 18 cm
- Đất có màu nâu vàng, đất ẩm, tơi xốp, có nhiều tổ mối, chuyển lớp rõ
về màu sắc.
* Tầng B: 18 - 66 cm.
- Đất màu nâu vàng, hơi khô, đất chặt, chuyển màu sắc rõ.
* Tầng C: 66 - 100 cm,
- Đất màu vàng, hơi khô, đất chặt, có lẫn đá.
4.2.5. Phẫu diện đất đặc trƣng ở rừng Bạch đàn 10 tuổi
Đất có độ dốc 300, độ cao tương đối 16m.
Hướng dốc đông nam, có xói mòn mặt yếu.
* Tầng A: 0 - 12 cm
- Đất có màu vàng nhạt, đất khô, kết cấu viên, có tổ kiến hang giun ít,
có rễ cây, chuyển lớp rõ về màu sắc, đất thịt trung bình.
* Tầng B: 12 - 56 cm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62
- Đất màu vàng nâu, hơi chặt, hơi khô, chuyển lớp rõ về màu sắc.
* Tầng C: 56 - 80 cm
- Đất có màu vàng, hơi chặt, hơi khô, có lẫn đá sỏi cơm, chuyển màu
sắc rõ.
Nhận xét về hình thái phẫu diện đất ở các điểm nghiên cứu:
- Tất cả 5 quần xã nghiên cứu, phẫu diện đất đều có sự phân tầng rõ
ràng, gồm 3 tầng A, B, C. Ở quần xã rừng phục hồi tự nhiên có chiều dày tầng
đất (A + B) lớn nhất là 75 cm, tiếp theo là rừng phục hồi 25 tuổi có chiều dày
tầng đất là 72 cm, rừng Mỡ 12 tuổi là 68 cm, rừng Keo 10 tuổi là 66 cm, rừng
Bạch đàn 10 tuổi 56 cm.Có thể xếp theo thứ tự độ dày tầng đất nhỏ dần là:
RPH 30 tuổi > RPH 25 tuổi > RMO 12 tuổi > RKE 10 tuổi > RBĐ 10 tuổi
- Qua điều tra quan sát ngoài thực địa với các màu sắc tầng đất cụ thể,
có thể nhận định rằng đất tầng mặt A ở quần xã rừng phục hồi 30 tuổi và rừng
phục hồi 25 tuổi có đô phì cao nhất so với các quần xã khác vì có lớp thảm
mục, đất ẩm, tơi xốp, có cấu tượng hạt...
Từ đó có thể thấy vai trò thảm thực vật có tác dụng to lớn không chỉ
làm giảm xói mòn mặt đất mà còn cung cấp các chất dinh dưỡng, do đó tầng
A có độ dầy lớn nhất.
Việc điều tra ngoài thực địa mới chỉ cho biết thông tin ban đầu về tính
chất của đất. Để thấy được ảnh hưởng của thảm thực vật thì cần phải phân
tích một số tính chất lý hóa học của đất. Tuy nhiên thảm thực vật mới chỉ có
tác dụng cải tạo đất dần dần theo thời gian, còn quyết định tính chất hóa học
của đất là do yếu tố đá mẹ.
4.3. Ẩnh hƣởng của quần xã rừng đến một số tính chất lý học của đất
Tính chất lý học của đất có ý nghĩa quan trọng tới sự sinh trưởng phát
triển của thực vật và độ phì của đất. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
63
chúng tôi chỉ đề cập đến độ ẩm, độ xốp, mức độ xói mòn và thành phần cơ
giới của đất. Kết quả được trình bầy ở bảng 4.5.
Bảng 4.5: Một số tính chất lý học của đất trong các quần xã nghiên cứu
Quần xã
Độ che
phủ (%)
Độ sâu lấy
mẫu (cm)
Độ ẩm
(%)
Độ xốp
(%)
Mức độ xói mòn
RPH 30 tuổi 95 - 100
0 - 10 70,2 60,2
Xói mòn rất nhẹ 10 - 20 66,0 55,4
20 - 30 62,0 51,3
RPH 25 tuổi 90 - 95
0 - 10 65,5 56,7
Xói mòn rất nhẹ 10 - 20 62,6 54,2
20 - 30 60,3 51,0
RMO 12 tuổi 80 - 85
0 - 10 63,4 54,0
Xói mòn mặt nhẹ 10 - 20 61,5 53,4
20 - 30 58,8 52,6
RKE 10 tuổi 75 - 85
0 - 10 52,7 53,6
Xói mòn mặt nhẹ 10-20 50,1 53,4
20 - 30 48,4 50,8
RBĐ 10 tuổi 65 - 70
0 - 10 36,0 44,0
Xói mòn mặt ở
mức độ trung bình
10 - 20 34,5 42,6
20 - 30 30,8 40,0
4.3.1. Độ ẩm đất
Từ kết quả ở bảng 4.5 có thể thấy ở RPH tự nhiên đất có độ ẩm cao
nhất (RPH 30 tuổi là 70,2%, RPH 25 tuổi là 65,5%) sau đó là RMO 12 tuổi là
63,4%; RKE 10 tuổi là 52,7% và thấp nhất là RBĐ 10 tuổi chỉ có 36,0%. Độ
ẩm đất có liên quan mật thiết với độ che phủ của thảm thực vật và tổ hợp
thành phần loài của nó. Độ ẩm cao khi độ che phủ cao và độ ẩm thấp khi độ
che phủ thấp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
64
Trong từng thảm thực vật thì độ ẩm đất cũng giảm dần theo chiều sâu
của phẫu diện, nhưng mức giảm là không lớn. Điều đó chứng tỏ độ ẩm của
đất là do nước mưa cung cấp, lượng nước này được rễ cây giữ lại và độ che
phủ của thảm thực vật đã hạn chế sự bốc hơi nước từ bề mặt đất.
4.3.2. Độ xốp
- Độ xốp của đất có ảnh hưởng lớn đến chế độ nhiệt và độ ẩm của đất.
Độ xốp có tác dụng làm cho không khí, nước, rễ cây, vi sinh vật và động vật
di chuyển dễ dàng. Mặt khác đất xốp sẽ thoáng khí, giúp cho cây trao đổi khí
với môi trường bên ngoài thuận lợi.
- Độ xốp của đất biến động theo quy luật giảm dần theo chiều sâu của
phẫu diện. Độ xốp của đất trong các thảm thực vật khác nhau là khác nhau.
Độ xốp cao nhất là ở RPH 30 tuổi là 60,2%, tiếp đến là RPH 25 tuổi là 56,7
%, RMO 12 tuổi là 54,0%, RKE 10 tuổi là 53,6% và cuối cùng thấp nhất là
RBĐ 10 tuổi là 44,0%.
Từ kết quả trên có thể thấy rằng độ xốp của đất cao khi thảm thực vật
có độ che phủ cao.
4.3.3. Mức độ xói mòn đất
Ở các vùng đất đồi, núi nước ta nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng,
nguyên nhân chủ yếu gây ra xói mòn đất là do nước mưa. Về mùa mưa với
cường độ mưa lớn (2030,2mm) đã tạo ra các dòng chảy bề mặt làm bào mòn lớp
đất mặt.
Quan sát tại 5 quần xã nghiên cứu cho thấy các RPH tự nhiên không có
dấu hiệu của xói mòn. Các RMO 12 tuổi, RKE 10 tuổi đều có hiện tượng xói
mòn nhẹ ở mức độ 1. Biểu hiện của xói mòn nhẹ là bề mặt đất không có dấu
vết, khả năng thấm nước lớn, không có hiện tượng di chuyển đất đi xa, lớp đất
mặt mất dưới 25%. RBĐ 10 tuổi có hiện tượng xói mòn trung bình ở mức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
65
độ 2. Biểu hiện là xuất hiện rãnh có chiều rộng 30 cm, sâu 8 - 10cm, mất lớp
đất mặt 25% ( Lê Văn Khoa và cộng sự, 1998 [23] )
Nguyên nhân gây ra xói mòn đất là do mất hoặc giảm sút độ che phủ
của thảm thực vật. Xói mòn đất xảy ra mạnh ở những nơi đất dốc và lớp phủ
thực vật nghèo nàn. Lớp tán cây rừng có tác dụng ngăn cản một phần lượng
nước mưa, phân phối lại lượng nước rơi. Mặt khác lớp thảm mục và hệ thống
rễ cây có tác dụng ngăn cản dòng chảy bề mặt, làm lượng nước mưa ngấm
sâu vào lòng đất nên hạn chế xói mòn xảy ra. Cường độ xói mòn mặt đất xảy
ra khác nhau ở những nơi có độ che phủ của thảm thực vật khác nhau.
Ở thảm thực vật rừng phục hồi 30 tuổi, 25 tuổi và rừng Mỡ tái sinh
12 tuổi có độ che phủ cao (85 - 100%), có cấu trúc phức tạp (4 tầng), thành
phần loài và dạng sống phong phú, tầng thảm mục dày đã hạn chế được sự xói
mòn, giữ độ ẩm cao, hàm lượng mùn cao và độ xốp lớn. Ở rừng Keo tai tượng
10 tuổi, do có độ che phủ thấp hơn (65 - 80%), cấu trúc tầng đơn giản hơn (3
tầng) do trồng thuần loài, nên đã xảy ra xói mòn mặt nhẹ. Ở rừng Bạch đàn 10
tuổi có độ che phủ chung thấp (65 - 70%), cấu trúc (3 tầng), với thành phần
loài nghèo nàn, đất có hàm lượng mùn và độ xốp nhỏ, kết cấu rời rạc, khối
lượng vật chất rơi rụng (lá, cành) ít, tầng thảm mục rất mỏng đã làm tăng mức
độ xói mòn (mức trung bình, độ 2).
Như vậy, từ kết quả nghiên cứu cho thấy độ che phủ của thảm thực vật
khác nhau có tác động khác nhau đến đặc tính lý học của đất. Độ che phủ của
thảm thực vật cao có tác dụng giữ ẩm, chống xói mòn rửa trôi, nâng cao được độ
phì, đất tơi xốp. Còn độ che phủ của thảm thực vật thấp thì hiệu quả sẽ ngươc lại.
4.3.4. Thành phần cơ giới đất
Thành phần cơ giới đất là tổng số các thành phần cơ học có kích thước
khác nhau chứa trong đất. Thành phần cơ giới là biểu hiện đặc trưng về nguồn
gốc phát sinh và có ảnh hưởng nhiều đến tính chất lý hóa học của đất. Thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66
phần cơ giới ảnh hưởng đến không khí, chất dinh dưỡng và chế độ nước trong
đất. Do đó ảnh hưởng đến độ phì của đất và tác động đến sinh trưởng của cây
rừng. Kết quả phân tích thành phần cơ giới được trình bày ở bảng 4.6.
Bảng 4.6 thành phần cơ giới đất ở các quần xã nghiên cứu
Quần xã
Đặc trƣng
chính
Độ sâu
(cm)
% cấp hạt đƣờng kính
0,2-0,02
(Cát)
0.02-0.002
(Limon)
<0.002
(Sét)
RPH 30 tuổi
(PD1)
-Có tầng thảm
mục, đất ẩm
-Tầng đất dày
0 - 10 27,6 31,6 39,9
10 - 20 25,4 32,3 41,5
20 - 30 26,1 33,8 42,4
RPH 25 tuổi
(PD5)
-Có tầng thảm
mục, đất ẩm
-Tầng đất dày
0 - 10 26,9 30,2 38,6
10 - 20 25,7 31,6 37,2
20 - 30 25,1 33,5 36,4
RMO 12 tuổi
(PD7)
Đất hơi ẩm
Tầng đất dày
Xói mòn mặt yếu
0 - 10 37,7 37,5 36,7
10 - 20 36,1 37,1 36,2
20 - 30 34,6 36,3 43,5
RKE 10 tuổi
(PD10)
Đất hơi ẩm
Tầng đất dày
Xói mòn mặt yếu
0 - 10 35,0 32,8 35,1
10 - 20 34,6 31,5 33,6
20 - 30 31,2 30,4 31,8
RBĐ 10 tuổi
(PD19)
Đất hơi khô
Tầng đất dày
Xói mòn mặt
trung bình
0 - 10 41,2 30,1 29,8
10 - 20 40,6 28,5 36,1
20 - 30 30,4 27,6 37,0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
Từ kết quả bảng 4.6 cho thấy ở cả 5 quần xã nghiên cứu đều thuộc loại
đất sét nhẹ. Cấp hạt sét tỷ lệ với độ che phủ của thảm thực vật. Ở RPH tự
nhiên có độ che phủ cao dẫn đến tỷ lệ hạt sét cao, do có tầng thảm mục dầy đã
hạn chế quá trình xói mòn rửa trôi. Độ che phủ thấp (ở các loại thảm còn lại)
đều dẫn đến tỷ lệ hạt sét thấp, tỷ lệ hạt cát cao hơn do sự rửa trôi và xói mòn
mạnh (đặc biệt là ở rừng bạch đàn trồng thuần loài).
Tóm lại, từ các kết quả phân tích ở trên có thể thấy rằng độ che phủ của
thảm thực vật (cùng với độ dốc) có ảnh hưởng đến đặc tính lý học của đất. Độ
che phủ càng cao (độ dốc thấp) càng có giá trị trong việc bảo vệ và cải thiện
tốt những tính chất lý học của đất.
4.4. Ảnh hƣởng của các quần xã thực vật đến một số tính chất hóa học
của đất
Kết quả phân tích đất dưới các quần xã nghiên cứu được trình bày trong
bảng 4.7.
4.4.1. Độ chua pH(KCl)
Độ chua là một chỉ tiêu của tính chất hóa học của đất, nó ảnh hưởng đến
nhiều quá trình lý hóa học và sinh học của đất và tác động trực tiếp đến sự
sinh trưởng phát triển của cây rừng. Nhìn chung pH(KCl) có xu hướng giảm
theo độ sâu tầng đất nhưng không nhiều. Tuy nhiên độ chua pH(KCl) của các
quần xã biến động theo qui luật chung là giảm dần khi độ che phủ của thảm
thực vật giảm.
Tại các điểm nghiên cứu trị số pH(KCl) là tương đối thấp, biến động
từ 3,03 đến 4,82, điều đó chứng tỏ đất vùng này khá chua.
Xét về độ chua trung bình tại 5 điểm nghiên cứu thì rừng Bạch đàn 10
tuổi có pH(KCl) trung bình nhỏ nhất (pH=3,26). Với chỉ số này thì đất dưới
rừng Bạch đàn được xếp vào loại đất có độ chua cao nhất. Chỉ số pH(KCl)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
cao nhất ở rừng phục hồi tự nhiên 30 tuổi (pH = 4.82); sau đó đến rừng phục
hồi 25 tuổi, rừng Keo và rừng Mỡ. Nguyên nhân là do độ che phủ cũng như
khả năng cải tạo đất của từng kiểu rừng, rừng phục hồi tự nhiên tốt hơn rừng
Bạch đàn và Mỡ.
Bảng 4.7. Một số tính chất hóa học của đất dưới các quần xã nghiên cứu
Quần
xã
Độ
sâu
(cm)
pH
(KCl)
Mùn
(%)
Đạm
(%)
Lân, Kali dễ tiêu
(mg/100g)
Ca
2+
, Mg
2+
trao
đổi (mg/100g)
P2O5 K2O Ca
2+
Mg
2+
RPH
30
tuổi
0-10 4,82 4,70 0,32 2,00 4,60 5,00 4,70
10-20 4,78 2,80 0,14 1,80 2,10 2,40 2,20
20-30 4,78 2,00 0,13 1,18 2,23 2,10 2,00
RPH
25
tuổi
0-10 4,78 4,10 0,22 2,00 5,40 4,80 4,70
10-20 4,72 2,10 0,14 1,30 2,30 3,60 3,40
20-30 4,63 1,80 0,10 0,90 2,20 2,20 3,30
RMO
12tuổi
0-10 4,12 4,20 0,18 1,50 3,20 4,00 3,60
10-20 4,08 4,00 0,16 1,00 1,80 3,10 3,80
20-30 4,07 3,90 0,14 1,00 1,60 1,60 3,50
RKE
10
tuổi
0-10 4,30 4,40 0,21 2,10 3,90 4,90 4,60
10-20 4,13 2,90 0,17 1,50 2,00 2,80 4,70
20-30 4,14 2,30 0,13 1,20 1,70 2,50 3,00
RBĐ
30
tuổi
0-10 3,47 2,30 0,10 1,30 2,80 1,40 2,30
10-20 3,27 2,10 0,11 1,10 1,40 1,10 2,00
20-30 3,03 2,00 0,10 0,80 1,30 0,80 1,80
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
Sự biến đổi độ chua pH(KCL) được biểu diễn ở hình 4.1
pH(KCl)
4.8
2
4.7
8
4.1
2 4.3
0
3.4
7
4.7
8
4.7
2
4.0
8 4.1
3
3.2
7
4.7
8
4.6
3
4.0
7
4.1
4
3.0
3
0
1
2
3
4
5
0-10 10-20 20-30
RPH 30 tuổi
RPH 25 tuổi
RMO 12tuổi
RKE 10 tuổi
RbĐ 10 tuổi
Độ sâu phẫu diện
Hình 4.1: Sự biến đổi độ chua pH(KCl)
4.4.2. Hàm lƣợng mùn tổng số (%)
Mùn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây, mùn có vai trò rất quan trọng
với độ phì của đất, ảnh hưởng đến một số tính chất lý học, hóa học và sinh
học của đất.
Kết quả phân tích đất ở bảng 4.8 cho thấy trong mỗi kiểu rừng thì hàm
lượng mùn biến đổi theo quy luật giảm nhanh theo chiều sâu phẫu diện. Ở lớp
đất mặt (0 - 10 cm) của các quần xã RPH có hàm lượng mùn cao nhất và dao
động từ 4,1 - 4,7%. Tiếp theo là RKE 10 tuổi có hàm lượng mùn là 4,4%,
RMO 12 năm là 4,2%. Hàm lượng mùn thấp nhất ở RBĐ 10 tuổi chỉ có
2,3%. Nguyên nhân là rừng phục hồi tự nhiên có độ che phủ cao, tổ hợp
thành phần loài lớn, lượng cành rơi lá rụng trả lại cho đất cao hơn, từ đó khối
lượng vi sinh vật và động vật đất tăng, sự hoạt động và xác chết của nó góp
phần tăng lượng mùn cho đất nên tạo cho đất có khả năng tích lũy mùn không
chỉ ở tầng mặt mà cả tầng sâu hơn. Ngoài ra độ che phủ cũng có vai trò quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
trọng làm giảm sự xói mòn và rửa trôi các chất mùn, dinh dưỡng trong đất.
Riêng rừng Mỡ hàm lượng mùn ít thay đổi theo độ sâu (30cm), điều này có lẽ
không thể liên quan đến tốc độ tăng trưởng nhanh, lá rụng nhiều mà còn có
thể liên quan đến động vật đất.
Sự biến đổi hàm lượng mùn tại các điểm nghiên cứu được trình bầy ở hình 4.2.
Mùn(%)
4.7
0
4.1
0 4.2
0 4.4
0
2.3
2.8
0
2.1
0
4.0
0
2.9
0
2.1
2.0
0
1.8
0
3.9
0
2.3
0
2
0
1
2
3
4
5
0-10 10-20 20-30
RPH 30 tuổi
RPH 25 tuổi
RMO 12 tuổi
RKE 10 tuổi
RBD 10 tuổi
Độ sâu phẫu diện
Hình 4.2: Sự biến đổi của hàm lượng mùn
4.4.3. Hàm lƣợng đạm tổng số (%)
Đạm là một trong các chất quan trọng nhất của dinh dưỡng cây. Khi phân tích
hàm lượng đạm tổng số có thể giúp ta so sánh các loại đất, đánh giá khả năng tích
lũy đạm trong đất và ở mức độ nhất định cũng xác định được đất tốt hay đất xấu…
Kết quả ở bảng 4.8 cho thấy hàm lượng đạm tổng số cũng có quy luật
chung là giảm dần theo độ sâu và theo từng kiểu thảm thực vật. Điều này nói
lên rằng khi độ che phủ của thảm thực vật cao, sinh khối cả phần trên và
phần dưới đất cũng cao, chất hữu cơ chết hàng năm cung cấp cho đất lớn nên
hàm lượng đạm tăng lên trong đất. Hàm lượng đạm tổng số trong đất của các
quần xã hầu như đều tập trung ở lớp đất mặt (0 - 10 cm). Ở các quần xã RPH
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71
hàm lượng đạm là cao nhất, dao động từ là 0,22% đến 0,32%, còn các quần xã
RMO và RKE có hàm lượng đạm tương ứng là 0,18% và 0,21%. Thấp nhất là
RBĐ hàm lượng đạm chỉ có 0,1% trong đó hàm lượng đạm của RPH tự nhiên
đạt cao và đặc biệt là tầng đất mặt, điều này quan hệ mật thiết với độ đậm đặc
của lớp phủ thực vật và đặc biệt là số lượng loài thuộc họ đậu trong kiểu rừng
này rất lớn (11 - 13 loài)
Sự biện động hàm lượng đạm tổng số ở các điểm nghiên cứu được trình
bầy ở hình 4.3
Đạm (%)
0.3
2
0.2
2
0.1
8
0.2
1
0.1
0.1
4
0.1
4 0.
16 0.1
7
0.1
1 0.
13
0.1
0
0.1
4
0.1
3
0.1
0
0.05
0.1
0.15
0.2
0.25
0.3
0.35
0-10 10-20 20-30
RPH 30 tuổi
RPH 25 tuổi
RMO 12 tuổi
RKE 10 tuổi
RBĐ 10 tuổi
Độ sâu phẫu diễn (cm)
Hình 4.3: Hàm lượng đạm tổng số (%) ở các điểm nghiên cứu
4.4.4. Hàm lƣợng lân và kali dễ tiêu
Chúng tôi không phân tích hàm lượng lân và kali tổng số trong đất mà
tiến hành phân tích hàm lượng lân và kali dễ tiêu. Bởi vì hàm lượng dễ tiêu
biểu thị phần chất dinh dưỡng trong đất mà cây có thể sử dụng nên nó có ý
nghĩa đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây hơn. Tuy nhiên khái niệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
dễ tiêu là một khái niệm tương đối vì cây trồng có thể sử dụng chất khó tiêu
trong đất rất khác nhau tùy loài cây, tùy thời kỳ phát triển và tùy phản ứng
của đất.
Hàm lượng lân và kali dễ tiêu cũng biến động theo quy luật giảm dần
theo độ sâu tầng đất và độ che phủ của thảm thực vật.
Hàm lƣợng lân dễ tiêu (P2O5):
Hàm lượng lân dễ tiêu ở các quần xã thực vật khác nhau là khác
nhau. Ở độ sâu tầng đất từ 0 - 10 cm, hàm lượng lân dễ tiêu cao nhất gặp
ở đất RKE 10 tuổi (2,1 mg/100g). Sau đó là RPH (2,0 mg/100g), RMO 12
tuổi là 1,5 mg/100g. Đất nghèo lân nhất là ở RBĐ 10 tuổi chỉ có 1,3
mg/100g. Ngoài ra trong từng phẫu diện hàm lượng lân dễ tiêu cũng giảm
dần theo độ sâu.
Sự biến động của hàm lượng lân dễ tiêu trong các tầng đất tại các điểm
nghiên cứu được biểu diễn ở hình 4.4
P2O5 (mg/100g)
2.0
0
2.0
0
1.5
2.1
0
1.3
0
1.8
0
1.3
0
1
1.5
0
1.1
0 1.1
8
0.9
0 1
1.2
0
0.8
0
0
0.5
1
1.5
2
2.5
0-10 10-20 20-30
RPH 30 tuổi
RPH 25 tuổi
RMO 12 tuổi
RKE 10 tuổi
RBĐ 10 tuổi
Độ sâu phẫu diện (cm)
Hình 4.4: Hàm lượng lân dễ tiêu ở các điểm nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
Hàm lƣợng Kali dễ tiêu (K2O):
Hàm lượng kali dễ tiêu ở các quần xã nghiên cứu là khá cao, ở RPH hàm
lượng kali dễ tiêu cao nhất là lớp đất mặt (0-10cm) từ 4,60 - 5,40 mg/100g.
Sau đó là RKE 10 tuổi đạt 3,90 mg/100g; RMO 12 tuổi đạt 3,20 mg/100g,
thấp nhất là ở RBĐ 10 tuổi đạt 2,80 mg/100g. Kết quả ở bảng 4.8 cho thấy
hàm lượng kali dễ tiêu ở các lớp đất sâu (10 - 30 cm) không có sự biến đổi
lớn, thường thấp hơn so với lớp đất mặt (0 - 10 cm) rất nhiều. Điều này chứng
tỏ rằng hàm lượng kali dễ tiêu phụ thuộc rất lớn vào sự hoạt động tích cực của
các vi sinh vật.
Quy luật biến động của hàm lượng kali dễ tiêu cũng giống như quy luật
biến động hàm lượng lân dễ tiêu (giảm theo độ sâu tầng đất và độ che phủ của
thảm thực vật). Sự biến động hàm lượng kali dễ tiêu ở các thảm thực vật tại
các điểm nghiên cứu được thể hiện ở hình 4.5.
K2O (mg/100g)
4.6
0
5.4
0
3.2
3.9
0
2.8
0
2.1
0 2.3
0
1.8 2
.00
1.4
0
2.2
3
2.2
0
1.6 1.7
0
1.3
0
0
1
2
3
4
5
6
0-10 10-20 20-30
RPH 30 tuổi
RPH 25 tuổi
RMO 12 tuổi
RKE 10 tuổi
RBĐ 10 tuổi
Độ sâu phẫu diện (cm)
Hình 4.5: Hàm lượng kali dễ tiêu ở các điểm nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
4.4.5. Hàm lƣợng Ca
2+
và Mg
2+
trao đổi
Ca và Mg là hai nhân tố có tác dụng tốt nhất làm giảm độ chua của
đất và ảnh hưởng đến nhiều tính chất hoá học khác của đất. Trong các
điểm nghiên cứu hàm lượng Ca++ trao đổi luôn lớn hơn hàm lượng Mg++
trao đổi. Hàm lượng Ca++ và Mg++ phụ thuộc rất nhiều vào quá trình rửa
trôi của đất.
Hàm lượng Ca++ trao đổi của đất dưới các thảm thực vật nghiên cứu
có xu hướng giảm theo chiều sâu của tầng đất và giảm khi độ che phủ của
thảm thực vật giảm. Các quần xã RPH có hàm lượng Ca++ trao đổi cao
nhất (4,80 -5,00 mg/100g), còn các quần xã rừng trồng có hàm lượng
Ca
++
trao đổi thấp hơn và xếp theo thứ tự là RKE > RMO > RBĐ.
Hàm lượng Mg++ trao đổi ở các quần xã nghiên cứu cũng có quy luật
tương tự như đối với hàm lượng Ca++ trao đổi, cao nhất ở RPH
(4,70 mg/100g) còn các quần xã rừng trồng hàm lượng Mg++ trao đổi được
xếp theo thứ tự giảm dần là RKE > RMO > RBĐ. Riêng RMO hàm lượng
Mg
++
ít thay đổi theo độ sâu và cũng đạt trị số khá cao, RKE cũng vậy và
ở tầng 1, 2 còn đạt trị số cao hơn RMO. Điều này có thể liên quan đến khả
năng tìm kiếm Mg++ của 2 loài Mỡ và Keo, rồi qua phần chết sẽ được tích
lại trong lớp đất mặt.
Sự biến biến đổi hàm lượng Ca++ và Mg++ tại các điểm nghiên cứu được
biểu diễn ở hình 4.6 và 4.7.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
Ca
++
(mg/100g)
5.0
0
4.8
0
4
4.9
0
1.4
0
2.4
0
3.6
0
3.1
2.8
0
1.1
0
2.1
0 2.2
0
1.6
2.5
0
0.8
0
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
4.5
5
0-10 10-20 20-30
RPH 30 tuổi
RPH 25 tuổi
RMO 12 tuổi
RKE 10 tuổi
RBĐ 10 tuổi
Độ sâu phẫu diện (cm)
Hình 4.6: Hàm lượng Ca
++
ở các điểm nghiên cứu
Mg
++
(mg/100g)
4.7
0
4.7
0
3.6
4.6
0
2.3
0
2.2
0
3.4
0 3
.8
4.7
0
2.0
0
2.0
0
3.3
0 3.5
3.0
0
1.8
0
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
4.5
5
0-10 10-20 20-30
RPH 30 tuổi
RPH 25 tuổi
RMO 12 tuổi
RKE 10 tuổi
RBĐ 10 tuổi
Độ sâu phẫu diện (cm)
Hình 4.7: Hàm lượng Mg
++
ở các điểm nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
Tóm lại: Qua việc phân tích một số chỉ tiêu hóa học của đất tại các điểm
nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng thảm thực vật có vai trò quan trọng trong việc
làm biến đổi tính chất hóa học của đất, làm tăng lượng chất hữu cơ cho đất, từ đó
làm tăng độ phì (tăng lượng mùn, đạm, độ pH, Ca++, Mg++ trao đổi).
Quy luật chung là thành phần loài cao và độ che phủ của thảm thực vật
càng tăng thì hiệu quả cải tạo đất càng lớn vì lượng chất hữu cơ trả về cho đất
tăng và độ che phủ tăng đã làm giảm hiện tượng xói mòn, rửa trôi. Đó chính là
nguyên nhân làm cho rừng phục hồi tự nhiên thường có các đặc tính nói trên tốt
hơn các loại rừng khác.
Đánh giá ưu điểm của RPH tự nhiên với rừng trồng thì RPH tự nhiên
có tác dụng bảo vệ và cải tạo đất tốt hơn so với rừng trồng. Còn ở rừng trồng
thì RKE, RMO có tác dụng cải tạo đất tốt hơn RBĐ, trình tự của nó là:
RPH > RKE > RMO > RBĐ. Chúng tôi lấy 3 yếu tố ban đầu làm chuẩn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
I. Kết luận
1. Trong các kiểu thảm thực vật nghiên cứu đã thống kê được 150 loài
thuộc 47 họ thực vật bậc cao có mạch. Trong đó RPH là loại hình có thành phần
loài và dạng sống cao nhất, thấp nhất là RBĐ. RPH càng cao tuổi thì thành
phần loài càng phong phú thêm.
RPH có cấu trúc phức tạp hơn rừng trồng, RPH tuổi càng cao thì
tính phức tạp trong cấu trúc không gian càng rõ nét.
2. Có sự khác nhau về độ dày tầng đất mặt (tầng A) giữa các kiểu thảm:
RPH làm tăng độ dày của tầng đất mặt nên tầng này có độ dầy lớn nhất. RBĐ
làm phẫu diện đất xấu đi, lớp đất mỏng hơn nên tầng này có độ dầy thấp nhất,
RKE và RMO cũng làm giảm độ dầy tầng đất mặt.
3. Rừng có tác dụng bảo vệ và làm tốt thành phần cơ giới tính, chất lý học
của đất, trong đó tốt hơn cả là RPH, sau đó đến RKE, RMO và cuối cùng RBĐ.
4. Rừng cũng có tác dụng cải tạo tốt thành phần hoá học của đất. Tuỳ
theo từng loại rừng mà mức độ cải tạo là khác nhau. Trình tự cải tạo đất của
các kiểu rừng mà chúng tôi nghiên cứu là:
RPH 30 tuổi > RPH 25 tuổi > RKE 10 tuổi > RMO 12 tuổi > RBĐ 10 tuổi
II. Đề nghị
- Không nên sử dụng mô hình rừng trồng thuần loại có cấu trúc tầng
đơn giản để phủ xanh đồi trọc.
- Đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu sâu, rộng hơn về nhiều tính chất
ly, hóa học khác để có những biện pháp kỹ thuật tác động hợp lý nhất, nhanh
chóng chuyển hóa rừng trồng thành rừng có cấu trúc gần giống rừng phục hồi
tự nhiên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Đặng Ngọc Anh (1993), Khoanh nuôi và phục hồi rửng dẻ tại Hà
Bắc, Công trình nghiên cứu khoa học nông nghiệp (1991-1995), NXB Nông
Nghiệp, Hà Nội.
2. Giáp Thị Hồng Anh (2004), Nghiên cứu đặc điểm của một số thảm
thực vật thứ sinh và tính chất hóa học đát tại xã Canh Nậu-huyện Yên Thế-
tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ Sinh học, trường ĐHSP Thái Nguyên.
3. Nguyên Thị Kim Anh (2006), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số
thảm thực vật đến môi trường đất vùng đồi núi tỉnh Thái Nguyên, Luận văn
thạc sĩ Sinh học, trường ĐHSP Thái Nguyên.
4. Phạm Hồng Ban (2000), Bước đầu nghiên cứu tính đa dạng sinh học
trong nông nghiệp nương rãy ở vùng Tây Nam-Nghệ An, Luận án tiến sĩ Sinh
học, Vinh.
5. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ
thực vật hạt kín ở Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
6. Nguyễn Ngọc Bình (1996), Đất rừng Việt Nam, NXB Nông nghiệp,
Hà Nội
7. Bộ NN và PTNT (2000), Tên cây rừng Việt Nam, NXB Nông
Nghiệp, Hà Nội.
8. Lê Trần Chấn (1990), Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt
Nam, NXB khoa học và kỹ thuật.
9. Hoàng Chung (1980), Đồng cỏ cùng núi phía bắc Việt Nam, Công
trình nghiên cứu khoa học trường ĐHSP Việt Bắc.
10. Hoàng Chung (2005), Quần xã thực vật, NXB giáo dục, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
11. Lê Ngọc Công (2004), Nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng
khoang nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên, Luận án tiến sỹ, Viện
Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
12. Lê Ngọc Công (1998), Nghiên cứu tác dụng bảo vệ môi trường của
một số mô hình rừng trồng trên vùng đồi núi chung du một số tỉnh miền núi,
Đề tài Khoa học công nghệ cấp bộ, Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN
13. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Phòng thống kê huyện Phú Lương,
Niên giám thông kê 2008.
14. Nguyễn Lân Dũng (1984), Vi sinh vật đất và sự chuyển hóa các hợp
chất cacbon, nitơ, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
15. Nguyễn Trọng Điều (1992), Dân số và tài nguyên thiên nhiên,
ĐHSP I Hà Nội xuất bản.
16. Giacop.A (1956), Đất, NXB Nông thôn, Hà Nội.
17. Phạm Hoàng Hộ (1992-1993), Cây cỏ Việt Nam, Quyển I-III
Montreal, Canada.
18. Nguyễn Thế Hưng (2003), Nghiên cứu đặc điểm và xu hướng phục
hồi rừng của thảm thực vật cây bụi ở huyện Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả (Quảng
Ninh), Luận án tiến sĩ Sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
19. Nguyễn Thế Hưng và Hoàng Chung (1995), Thành phần loài và
dạng sống thực vật trong loại hình savan vùng đồi Quảng Ninh, Thông báo
khoa học Đại học sư phạm Việt Bắc số 3.
20. Đặng Thị Thu Hương (2005), Nghiên cứu đặc điểm và đánh giá
năng lực tái sinh tự nhiên của thảm thực vật cây bụi tại trạm đa dạng sinh
học Mê Linh – tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ Sinh học, Viện Sinh thái và
Tài nguyên sinh vật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
21. Bùi Thị Huế (1991-1994), Nghiên cứu ảnh hưởng của vùng trồng
bạch đàn đến một số tính chất đất vùng đồi núi thấp miền Bắc Việt Nam,
Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp.
22. Lê Văn Khoa (1993), Bài giảng thổ nhưỡng, trường Đại học tổng
hợp, Hà Nội.
23. Lê Văn Khoa và cộng sự (1998), Đất và một số phương pháp xác
định nhanh một số chỉ tiêu độ phì đất, Chương trình phát triển Liên Hợp
Quốc, dự án UNDP/FAO/VIE/96/014, Hà nội 1998.
24. Vũ Tự Lập (1995), Địa lý tự nhiên Việt Nam, Trường ĐHSP Hà Nội.
25. Vũ Thị Liên (2005), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm
thực vật và sự biến đổi môi trường đất ở một số khu vực tỉnh Sơn La, Luận án
tiến sĩ Sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
26. Trương Văn Lung, Nguyễn Bá Hải (1996), Trồng cây bộ đậu để cải
tạo đất và hướng phát triển vùng đồi miền tây Thừa Thiên Huế, Tạp chí Nông
nghiệp và phát triển Nông thôn.
27. Trần Đình Lý (1997), Nghiên cứu mô hình trồng cây bộ đậu để cải tạo
đất vùng đồi Cát Hải, Bình Trị Thiên, Viện Sinh thái và tài nguyên Sinh vật.
28. Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư, Lê Đồng Tấn (1995), Khả năng tái sinh
tự nhiên thảm thực vật vùng núi cao Sa Pa, Tạp chí nông nghiệp& PTNN.
29. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt
Nam, NXB Khoc học kỹ thuật, Hà Nội.
30. Richards.P.W (1964), Rừng mưa nhiệt đới ( Vương Tấn Nhị dịch),
NXB khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.
31. Lê Đồng Tấn (2000), Nghiên cứu quá trình phục hồi tự nhiên của
một số quần xã thực vật sau nương rãy tại Sơn La phục vụ cho khoanh nuôi,
Luận án tiến sỹ Sinh học, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
32.Nguyễn Nghĩa Thìn (1998), Đa dạng thực vật có mạch vùng núi cao
Sa Pa, Phanxiphăng, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.
33. Nguyễn Nghĩa Thìn (2004), Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, NXB Đại
học quốc gia, Hà Nội.
34. Dương Hữu Thời (2000), Cơ sở sinh thái học, NXB Đại học quốc
gia, Hà Nội.
35.Nguyễn Hữu Thoan (1986), Lâm sinh học, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
36. Nguyễn Bá Thụ (1995), Nghiên cứu đa dạng thực vật ở vườn quốc gia
Cúc Phương, Luận án Phó tiến sĩ khoa học lâm nhgiệp, Trường Đại học Nông
lâm, Hà Tây.
37.Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, NXB khoa
học kĩ thuật, Hà Nội.
38.Thái Văn Trừng (1998), Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt
Nam, NXB khoa học và kĩ thuật, TP.HCM.
39. Hoàng Xuân Tý (1996), Vai trò cây họ đậu trong sử dụng đất bền
vững vùng Tây Bắc, tính bền vững các chương trình nông lâm nghiệp vùng
cao, NXB nông nghiệp, Hà Nội.
40. Hoàng Xuân Tý (1996), Nâng cao công nghệ thâm canh rừng trồng
(Bồ đề, Bạch đàn, Keo), sử dụng cây họ đậu để cải tạo và nâng cao chất
lượng rừng, NXB nông nghiệp, Hà Nội.
41. Nguyễn Tử Xiêm, Thái Phiên (1999), Đất đồi núi Việt Nam thoái
hóa và phục hồi, NXB nông nghiệp, Hà Nội.
42. Ủy ban Nông Nghiệp Bắc Thái (1975), Đất Bắc Thái, Bắc Thái.
43. Nguyễn Vi, Trần Khải (1978), Nghiên cứu hóa học đất vùng núi
Bắc Việt Nam, NXB nông nghiệp, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
44. Nguyễn Quang Việt (1997), Nghiên cứu một số tính chất hóa học
cơ bản của đất dưới các trạng thái thực bì khác nhau ở xã Đồng Xuân-Hòa
Bình, Luận văn thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, Hà Tây.
45. Đặng Kim Vui (2002), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi
sau nương rẫy, cơ sở đề xuất giải pháp khoanh nuôi, làm giàu rừng ở huyện
Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
46. Chavalier A. (1918), Premier inventeiredes bois et autres Produits
forestiersdu Tonkin.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
PHỤ LỤC
ẢNH 1: RPH TỰ NHIÊN 30 TUỔI ẢNH 2: RPH TỰ NHIÊN 25 TUỔI
ẢNH 3: RKE TAI TƯƠNG 10 TUỔI ẢNH 4: RỪNG MỞ TÁI SINH 12 TUỔI
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
ẢNH 5: RBĐ LÁ LIỄU 10 TUỔI
ẢNH 6: PHẪU DIỆN SỐ 1
DƯỚI RPH 30 TUỔI
ẢNH 7: PHẪU DIỆN SỐ 5
DƯỚI RPH 25 TUỔI
ẢNH 8: ẢNH PHẪU DIỆN SỐ 7
DƯỚI RMO TÁI SINH 12 TUỔI
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
NGUỒN: DO TÁC GIẢ CHỤP NGÀY 10/06/2009
ẢNH 7: PHẪU DIỆN SỐ 10
DƯỚI RKE 10 TUỔI
ẢNH 8: ẢNH PHẪU DIỆN SỐ 19
DƯỚI RBĐ 10 TUỔI
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37LV09_SP_SinhThaihocDoKhacHung.pdf