LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây chè (Camellia sinensis) được trồng ở nước ta từ lâu đời chủ yếu ở
các tỉnh trung du và miền núi, là loài cây trồng chiếm vị trí quan trọng cả mặt
kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Sản phẩm chè là đồ uống thông dụng
và có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ con người. Trong những năm gần đây,
ngành chè Việt Nam thu được nhiều thành tựu về giống, kỹ thuật canh tác và
mở rộng diện tích tới 116. 800 ha. Sản phẩm chè vừa tiêu thụ trong nước vừa
xuất khẩu, giá trị xuất khẩu chè của nước ta khoảng 100-120 triệu USD/năm.
Tuy nhiên, ngành chè nước ta phát triển còn chậm so với tiềm năng cả về
năng suất, chất lượng và giá trị xuất khẩu. Năng suất chè nước ta chỉ đạt 6-7
tấn búp tươi/ha/năm thấp hơn nhiều so với các nước trồng chè khác như Ấn
Độ, Srilanka, Indonesia, Malaixia . Nguyên nhân năng suất thấp là do giống
chè cho năng suất thấp, do kỹ thuật canh tác lạc hậu và do sâu bệnh phá hại
nặng nề, trong đó kỹ thuật canh tác là nguyên nhân cơ bản giảm năng suất và
sản lượng chè. Theo thống kê hàng năm chúng ta có thể mất 15 – 30% sản
lượng là do kỹ thuật canh tác lạc hậu và do sâu bệnh phá hoại
Bên cạnh đó, cần nghiên cứu các loài cây che phủ đa dạng để bảo vệ, cải
tạo đất và phục vụ các mục tiêu khác như làm thức ăn chăn nuôi hoặc các sản
phẩm có thể sử dụng trực tiếp như đậu, lạc, v.v . ở giai đoạn kiến thiết cơ
bản đất trồng chè (thường là đất dốc) có độ sói mòn cao, hàm lượng dinh
dưỡng nghèo đặc biệt là hàm lượng mùn,và độ ẩm thấp, do vậy phải bổ sung
chất hữu cơ cho đồi chè bằng phân chuồng. Tuy nhiên, biện pháp này còn gặp
nhiều hạn chế.
Hàng năm sự bào mòn rửa trôi đã cuốn ra sông, ra biển hàng trăm triệu
tấn đất với hàm lượng dinh dưỡng khá cao (Tôn Thất Chiểu, 1992). Sự thoái
hoá đất là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng, đặc biệt là ở vùng đồi núi với
2/3 diện tích đất đai của cả nước. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất hay tăng
cường sức sản xuất bền vững trên những loại đất dốc, trước tiên phải chú
trọng đến những kỹ thuật sử dụng đất hiệu quả và bền vững, thâm canh nhưng
vẫn bảo vệ và nâng cao độ phì nhiêu của đất dốc. ở nước ta, trong những năm
gần đây nhiều biện pháp tổng hợp (biện pháp sinh học kết hợp với biện pháp
công trình) đã được nghiên cứu, ứng dụng có hiệu quả trên đất dốc, nâng cao
năng suất, sản lượng cây trồng và ổn định độ phì nhiêu của đất. Nhiều biện
pháp đã được áp dụng rộng rãi trong sản xuất. Nhiều loại cây trồng đã được
nghiên cứu, chọn lọc nhằm đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội, sinh
thái. Trong đó cây phân xanh, cây cốt khí là những cây che phủ có tác dụng
lớn trong việc bảo vệ độ phì nhiêu của đất, đặc biệt là khi kết hợp với việc
trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả,cây công nghiệp lâu năm như chè, cà phê,
nó không những giữ đất, nước mà còn hỗ trợ cho sự sinh trưởng phát triển của
cây trồng. Đối với cây công nghiệp lâu năm biện pháp tốt nhất là trồng cây
phân xanh để chống xói mòn cho đất, với phương thức đổi lân lấy đạm có thể
bổ sung 100kg supe lân + 30kg urê cho cốt khí lượng phân xanh thu được có
thể đạt 15-18 tấn/ha/năm, bổ sung đáng kể chất hữu cơ cho đất.
Để góp phần giải quyết vấn đề này chúng tôi đã tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của trồng xen cây họ đậu đến chè kiến thiết cơ
bản tại Phú Hộ”
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
Mục đích
Xác định cây cải tạo đất họ đậu thích hợp trồng xen chè kiến thiết cơ bản
nhằm nâng cao chất lượng đất trồng chè, góp phần cải tạo, bảo vệ và khai thác
hiệu quả tiềm năng đất dốc, đặc biệt ở vùng trung du miền núi phía Bắc. Đồng
thời hướng tới một phương thức canh tác chè cải tiến trên đất dốc hiệu quả
hơn nhưng vẫn bảo tồn được tài nguyên thiên nhiên (đất, nước,) và bảo vệ
môi trường.
Yêu cầu
- Xác định được loại cây cải tạo đất phù hợp với chè kiến thiết cơ bản.
- Ảnh hưởng của cây cải tạo đất đến sinh trưởng của cây chè.
- Ảnh hưởng của cây cải tạo đất đến chất lượng đất.
- Ảnh hưởng của cây cải tạo đất đến sâu bệnh hại chè.
- Xác định được hiệu quả kinh tế của cây trồng xen, từ đó khuyến cáo
người trồng chè áp dụng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài góp phần xác định cơ sở lý luận và thực
tiễn để phát triển các hệ thống canh tác bền vững trên đất dốc (chống xói mòn,
rửa trôi đất, tăng độ phì, rút ngắn thời gian bỏ hoá) nhờ vai trò của lớp phủ
thực vật của cây họ đậu.
Là cơ sở khoa học cho việc định hướng cải tạo, bảo vệ và khai thác
hiệu quả tiềm năng đất dốc, đặc biệt ở vùng trung du miền núi phía Bắc.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Hướng tới một phương thức canh tác chè cải tiến trên đất dốc hiệu quả
hơn nhưng vẫn bảo tồn được tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, rừng) và bảo
vệ môi trường.
Tăng năng suất, giảm chi phí đầu tư, cải thiện thu nhập cho người trồng chè.
Giảm nhẹ gánh nặng cho người lao động nhất là phụ nữ và trẻ em khỏi
những lao động nặng nhọc như làm cỏ
MỤC LỤC
Nội dung
TT
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Phần 1 1
Đặt vấn đề 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài: 2
Phần 2
Tổng quan tình hình nghiên cứu
4
2.1 Phân bố diện tích chè ở Việt Nam 4
2.2 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 4
2.3 Cơ sở khoa học của việc sủ dụng cây họ đậu che phủ đất. 6
2.4 Tình trạng đất trồng chè trên thế giới và trong nước 11
2.5 Nghiên cứu trong ngoài nước về che phủ đất . 15
2.6 Kết quả nghiên cứu cây họ đậu che phủ và cải tạo đất 22
2.7 Các kết quả nghiên cứu ứng dụng cây họ đậu che phủ đất cho chè 25
Phần 3 31
Vật liệu , nội dung và phương pháp nghiên cứu 31
3.1 Vật liệu nghiên cứu. 31
3.2 Nội dung nghiên cứu: 31
3.3 Công thức thí nghiệm và sơ đồ thí nghiệm: 31
3.4 Phương pháp nghiên cứu: 32
3.5 Chất lượng đất : 35
3.6 Phương pháp xử lý số liệu: 35
Phần 4 36
Kết quả nghiên cứu và thảo luận 36
Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu 36
Sinh trưởng của cây chè 39
4.2.1 Ảnh hưởng của trồng xen cây họ đậu đến chiều cao cây chè 39
4.2.2 Ảnh hưởng của trồng xen cây họ đậu đến chiều rộng tán chè 40
4.2.3 Ảnh hưởng của trồng xen cây họ đậu đến đường kính thân chè 42
4.2.4 Ảnh hưởng của trồng xen cây họ đậu đến sâu bệnh hại chè 44
4.3 Ảnh hưởng của trồng xen cây họ đậu đến năng suất và chất lượng chè 53
4.3.1 Ảnh hưởng của trồng xen cây họ đậu đến yếu tố cấu thành năng suất chè 53
4.1
4.3.1.1 Ảnh hưởng trồng cây họ đậu che phủ đến mật độ búp/cây 54
4.3.1.2 Ảnh hưởng của trồng xen cây họ đậu đến khối lượng búp chè 55
4.3.1.3 Ảnh hưởng của trồng xen cây họ đậu đến chiều dài búp chè 56
4.3.1.4 Ảnh hưởng của trồng xen cây họ đậu đến tỷ lệ mù xòe 57
4.3.2 Ảnh hưởng của trồng xen cây họ đậu đến chất lượng nguyên liệu. 59
4.3.3 Ảnh hưởng của trồng xen cây họ đậu đến sinh hóa búp chè 60
4.3.4 Ảnh hưởng của trồng xen cây họ đậu đến năng suất và sản lượng chè. 61
Sinh trưởng của cây họ đậu 63
4.4.1 Chiều cao cây 63
4.4. 2 Đường kính thân. 64
4.4.3 Số lượng nốt sần . 64
4.4.4 Khối lượng chất xanh. 66
4.4.5 Độ sâu của rễ 67
4.4.6 Năng suất của cây họ đậu trồng xen. 68
Chất lượng đất 70
4.5 Ảnh hưởng của trồng cây họ đậu che phủ đến độ ẩm đất: 70
4.6 Ảnh hưởng của trồng cây họ đậu che phủ đến độ phì đất 72
4.7 Ảnh hưởng của trồng cây họ đậu che phủ đến hoạt động của 76
động vật giun và vi sinh vật đất.
4.8
Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và khả năng ứng dụng
Kết luận và đề nghị
77
82
1 Kết luận : 82
2 Đề nghị : 83
Tài liệu tham khảo
84
A Tiếng Việt 84
B Tiếng nước ngoài 91
105 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1872 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của trồng xen cây họ đậu đến chè kiến thiết cơ bản tại phú hộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiện ngoại cảnh, đặc
biệt là phụ thuộc vào độ ẩm của đất.
Từ bảng số liệu điều tra cho thấy, tỷ lệ phần bánh tẻ của các công thức
che phủ thấp hơn so với công thức CT8 đối chứng (19,7 %), thấp nhất ở công
thức CT1 (cốt khí 1) trung bình 12,6 % (bằng 63,96 % so đối chứng), thấp thứ
hai là CT3 = 13,6 % (bằng 69,0 % so đối chứng), CT2 , CT4, CT5, CT6, đều
có tỷ lệ phần % bánh tẻ thấp hơn đối chứng từ 14,2 – 18,4 ( 72,0 – 93,4%)
4.3.3. Ảnh hưởng trồng xen cây họ đậu đến sinh hóa búp chè
Thành phần hóa học trong nguyên liệu chè rất đa dạng và phức tạp gồm
nhiều hợp phần như các hợp chất polyphenol cathechin, nó là chỉ tiêu quan
trọng để đánh giá chất lượng chè. Theo dõi một số chỉ tiêu sinh hóa trong búp
chè nguyên liệu của các CT thu được các số liệu sau (Bảng 4.12)
Bảng 4.11: Ảnh hưởng trồng xen cây họ đậu đến sinh hoá búp chè
CT Tanin (%) Chất hoà tan (%) Đƣờng khử (%)
CT1 28,66 41,07 2,57
CT2 29,90 41,47 2,45
CT3 28,86 41,07 2,59
CT4 28,85 41,22 2,66
CT5 28,24 41,56 2,81
CT6 28,75 41,16 2,45
CT7 28,96 41,23 2,64
CT8 29,96 42,58 2,81
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67
Tanin trong nguyên liệu búp chiếm 28 - 35 % chất hòa tan. Đối với sản
phẩm chè đen tanin là chất chủ yếu để tạo màu và tạo vị. Trong chế biến chè
xanh với hàm lượng tanin thích hợp sản phẩm có vị chát dịu. Nếu hàm lượng
tanin quá lớn sẽ làm cho chè chát đậm, đắng không hợp với thị hiếu của người
tiêu dùng. Qua các kết quả phân tích, hàm lượng tanin ở các công thức hầu
như không sai khác, đạt từ 28,24 – 29,96 %.
Hàm lượng chất hòa tan trong búp nguyên liệu chè thay đổi theo hàm
lượng tanin vì tanin chiếm gần ½ các chất hòa tan trong chè. Đối với sản
phẩm chè xanh hàm lượng chất hòa tan khoảng 29 - 30 % sẽ tạo cho sản phẩm
chè xanh có vị chát dịu phù hợp với thị hiếu. Hàm lượng chất hòa tan trong
các công thức: CT1,CT2, CT3 , CT4, CT5, CT6, CT7 đạt từ 41,07 - 41,56 %,
và CT 8 (Đ/C) hàm lượng là 42,58 %.
Đường khử tự do trong búp chè đóng vai trò quan trọng đối với đời
sống cây chè và chất lượng sản phẩm. Hàm lượng đường khử cao trong quá
trình chế biến do nhiệt hóa làm tăng độ thơm. Trong các công thức biến động
của hàm lượng đường khử từ 2,45 - 2,81 %.
4.3.4. Ảnh hưởng trồng xen cây họ đậu đến năng suất và sản lượng chè
Năng suất búp thực thu là mục đích cuối cùng của người sản xuất. Nó
đánh giá sự thành công hay thất bại của một giống hay một biện pháp kỹ thuật
tác động nào đó.
Năng suất chè phụ thuộc nhiều vào đặc tính di truyền của giống, mùa
vụ thu hái và phụ thuộc vào các biện pháp kỹ thuật canh tác.
Trong các biện pháp kỹ thuật canh tác thì kỹ thuật trồng cây họ đậu che
bóng và tủ gốc đóng góp một vai trò quan trọng quyết định đến năng suất thu
hoạch của cây chè . Đây là vấn đề các nhà khoa học cũng như người làm chè
quan tâm, được thể hiện qua bảng 4.12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 68
Bảng 4.12: Ảnh hưởng trồng xen cây họ đậu đến năng suất chè (Kg/ha)
CT 1 2 3 4 5 6 7 8
NSTT 4.355 4.065 4.169 4.169 4.015 4.054 3.944 3.892
CV% 5,2
LSD0,05 365
So sánh năng suất của các công thức cho thấy: Công thức 1 cho năng
suất cao hơn so với công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các CT trồng
xen cây họ đậu khác đều cho năng suất chè tương đương so với đối chứng, năng
suất chè của công thức 8 (đối chứng) đạt 3892 kg/ha, các công thức trồng xen cây
họ đậu đạt (3944 – 4.169 kg/ ha) tăng từ 1 – 7 % so với Đ/c. Trong đó công thức
CT1 (cốt khí Vogelli) cho năng suất cao nhất 4.355 kg/ ha tăng 12 % so với đối
chứng, thể hiện qua hình 4.12.
3600
3700
3800
3900
4000
4100
4200
4300
4400
C T1 C T2 C T3 C T4 C T5 C T6 C T7 C T8
NS (kg/ha)
Hình 4.12: Năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 69
SINH TRƢỞNG CỦA CÂY HỌ ĐẬU
4.4.1 .Chiều cao cây
Chiều cao cây là chỉ tiêu đánh giá quá trình lớn lên của cây qua từng
thời gian sống, Sự tăng trưởng chiều cao cây là sự tăng trưởng về thân
cành. Thân là bộ phận tính từ cổ rễ đến điểm phân cành đầu tiên của cây,
nó giữ cho cây đứng thẳng nhờ bộ rễ cây. Thân sinh trưởng càng mạnh
thì khả năng vận chuyển và hấp thu các chất dinh dưỡng càng mạnh. Đây
là điều kiện tăng khả năng phân cành, tạo tán, trong thời gian theo dõi thí
nghiệm chúng tôi thu được kết quả như sau.
Bảng 4.13: Chiều cao cây (cm)
CT
Tháng
4 5 6 7 8 9 10 11 12
CT1 14,35 57,65 122,3 131,9 143,5 150,7 155,3 173,7 195,9
CT2 21,3 70,69 138,6 157,9 165,8 171,1 173,6 175,3 187,5
CT3 17,97 43,31 76,79 94,37 120,2 134,2 151,1 170,9 209,5
CT4 15,0 37,51 70,15 79,41 79,62 80,18 83,59 93,27 99,22
CT5 20,71 75,58 136,7 165,8 171,4 175,5 175,5 188,8 238,7
Nhìn bảng ta thấy rằng chiều cao của cây họ đậu ở công thức 5 (Đậu
triều ) là cao nhất 238,7 cm, cao thứ 2 là giống (súc sắc 1) cao 209,5cm, cao
thứ 3 là giống (cốt khí 1) cao 195,9 cm, và thấp nhất là công thức 4 giống
(Súc sắc 2) chiều cao cây là 99,22cm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 70
Chiều cao của các giống cây họ đậu có lợi thế cho cây chè, nó che nắng cho
cây chè khi mùa hè đến với cái nắng trói trang cây chè sẽ không bị thiêu đốt
giúp cho cây chè sinh trưởng phát triển bình thường.
Chú ý đốn tỉa cây che bóng kịp thời nếu không sẽ làm cây chè bị xếp bóng
không thể sinh trưởng được.
4.4. 2. Đường kính thân
Đừơng kính thân đánh giá quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng,
qua từng giai đoạn phát triển. Thân cây càng to bao nhiêu thì chứng tỏ sức
sinh trưởng của cây là tốt
Bảng 4.14: Đường kính thân(cm)
CT
Tháng
5 6 7 8 9 10 11 12
CT1 0,43 0,72 1,28 1,56 1,77 1,82 2,05 2,43
CT2 0,44 0,87 1,36 1,49 1,59 1,65 1,67 2,08
CT3 0,44 0,97 1,4 1,4 1,43 1,58 1,63 2,10
CT4 0,42 0,88 1,15 1,49 1,53 1,53 1,68 1,75
CT5 0,51 0,95 1,67 1,82 1,92 2,04 2,35 2,35
Nhìn bảng ta thấy rằng đường kính thân của cây họ đậu công thức 1(
Cốt khí 1) là lớn nhất 2.43 cm, đứng thứ hai là công thức 5 (Đậu triều)
2,35cm , công thức 3 ( Súc sắc 1) đứng thứ 3 là 2,10cm , tiếp đến là công thức
2 ( cốt khí 2) là 2,08cm và thấp nhất là công thức 4 (Súc sắc 2) đường kính
thân là 1,75cm
Đừơng kính thân của các giống cây họ đậu che phủ rất nhanh lớn điều
đó chứng tỏ các giống cây họ đậu này có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 71
thích hợp với đất trồng chè
4.4.3. Số lượng nốt sần
Những vi khuẩn trong nốt sần giúp cây trồng tăng khả năng huy động
và dễ dàng sử dụng các nguồn dinh dưỡng sẩy ra trong quá trình chuyển hóa
vật chất của quá trình cố định Nitơ.
Bảng 4.15 : Số lượng nốt sần/ m
2
Giống cây họ đậu Số lƣợng nốt sần/ m
2
CT1: Cốt khí Vogelli 13,26
CT2: Cốt khí Việt Nam 11,40
CT3: Súc sắc Grahamiana 10,54
CT4: Súc sắc Ochrolenca 9,30
CT5: Đậu triều 6,78
CT6: Lạc L14 5,56
CT7: Đậu đen 4,82
Qua bảng 4.15 cho ta thấy được rằng các giống cây họ đậu che phủ có
số lượng nốt sần càng nhiều thì chứng tỏ rằng cây họ đậu đó cố định đạm tốt,
ở công thức 1(Cốt khí 1) nốt sần nhiều nhất là 13.26 nốt sần/ m2, công thức 2
( Cốt khí 2) cao thứ hai là 11.4 nốt sần/ m2, tiếp đến là công thức 3 ( Súc sắc
1) là 10,54 nốt sần/ m2, giống Súc sắc 2 có tỷ lệ nốt sần 9,30 nốt / m2 , tiếp
đến là công thức 5, công thức 6 có số nốt sần từ 5,56 – 6,78 nốt sần / m2 , thấp
nhất là công thức 7 nốt sần chỉ là 4.82 nốt sần/ m2 .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 72
Nốt sần ở rễ của giống cốt khí Vollgeli
4.4.4. Khối lượng chất xanh.
Khối lượng chất xanh nhiều thì tạo ra khối lượng mùn cao, điều này rất
có lợi cho canh tác trên đất dốc, đặc biệt là đối với chè trong giai đoạn KTCB
Bảng 4.16 : Khối lượng chất xanh (Tấn/ha)
Giống cây KL lần 1 KL lần 2 Tổng
CT1: Cốt khí Vogelli 4,88 2,93 7,81
CT2: Cốt khí Việt Nam 3,02 1,06 4,08
CT3: Súc sắc Grahamiana 3,16 2,39 5,55
CT4: Súc sắc Ochrolenca 3,21 2,68 5,89
CT5: Đậu triều 3,73 1,08 4,81
CT6: Lạc L14
1,18
(Trồngvụ xuân)
2,28
(Trồng vụ hè)
3,46
CT7: Đậu đen
1,19
(Trồng vụ hè)
1,19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73
Nhìn vào bảng ta thấy rằng ở CT1 khối lượng chất xanh là cao nhất 7,81
tấn /ha, công thức 4 là cao thứ hai 5,89 tấn/ha tiếp đến là CT3, CT5, CT2 là
4,08 – 5,55 t/ha và thấp nhất là CT7có khối lượng chất xanh là 1,19 tấn /ha.
Hình 4.16: Khối lượng chất xanh của cây họ đậu ( tấn/ha)
Đốn cốt khí Vollgeli
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74
4.4.5. Độ sâu của rễ
Bảng 4.17: Độ sâu của rễ (cm)
Giống cây cm
CT1: Cốt khí Vogelli 35,85
CT2: Cốt khí Việt Nam 40,44
CT3: Súc sắc Ochrolenca 28,24
CT4: Súc sắc Grahamiana 32,31
CT5: Đậu triều 53,19
CT6: Lạc L14 18,67
CT7: Đậu đen 17,93
Qua bảng 4.17 ta thấy độ ăn sâu của rễ ở CT5 là 53,19 cm ở CT7 là
17,93cm, còn ở các công thức 1,2,3,4,6 chiều sâu rễ từ 18,76 – 40,44 cm..
Rễ ăn sâu bao nhiêu thì sự cạnh tranh dinh dưỡng của cây họ đậu với
cây chè chở lên gay gắt bấy nhiêu. Nhưng qua thời gian theo dõi thí nghiệm
vẫn chưa thấy có sự cạnh tranh về dinh dưỡng cho nên năng suất chè ở các
CT trồng cây họ đậu vẫn cao hơn CT đối chứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75
4.4.6. Năng suất của cây họ đậu trồng xen
Bảng 4.18. Năng suất của cây họ đậu trồng xen
Giống Quả / ha Giống Quả / ha
Lạc L14 968,7 kg Đậu đen 175,0 kg
Qua bảng 4.18 ta thấy rằng trồng cây họ đậu ngắn ngày không những cải
tạo được đất mà còn tăng thêm thu nhập cho người làm chè.
Năng suất lạc
CHẤT LƢỢNG ĐẤT
4.5. Ảnh hƣởng của trồng cây họ đậu che phủ đến độ ẩm đất
Độ ẩm đất có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống cây trồng nói chung
và đặc biệt là đối với cây chè nhập nội ở giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB)
nói riêng. Độ ẩm đất thích hợp sẽ giúp cho cây chè sinh trưởng và phát triển
tốt. Độ ẩm đất quá thấp sẽ làm ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76
cây chè dẫn đến làm giảm năng suất và chất lượng của chè. Ở giai đoạn này
cây chè chưa khép tán cộng với địa hình đất dốc nên việc duy trì độ ẩm đất
giúp cho cây sinh trưởng tốt rất hạn chế nhất là trong những tháng khô hạn.
Bảng 4.19: Ảnh hưởng trồng cây họ đậu che phủ đến độ ẩm đất qua các
tháng ở độ sâu 20 cm (%)
Tháng
CT
CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT7 CT8
T1 22,43 21,13 22,30 20,30 19,90 21,50 21,52 20,31
T2 24,61 19,95 20,10 19,90 20,40 28,40 22,45 23,25
T3 26,27 25,55 23,40 24,60 23,50 26,10 23,29 24,06
T4 27,96 31,14 30,10 30,10 31,80 33,20 24,96 27,29
T5 33,08 30,98 33,20 32,0 32,0 30,8 31,49 24,46
T6 34,78 28,12 30,10 31,80 33,80 29,10 33,89 28,94
T7 34,10 33,82 30,70 32,20 30,60 31,60 32,10 24,30
T8 35,27 31,63 33,60 30,0 34,10 33,30 34,30 23,74
T9 31,13 30,58 30,10 34,10 29,80 26,10 30,12 28,36
T10 27,24 28,84 29,40 26,10 27,10 27,60 28,52 27,39
T11 25,62 21,71 25,90 22,90 25,40 29,40 23,98 20,74
TB 29,32 27,59 28,08 27,64 28,04 28,83 27,87 24,80
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77
Sự chênh lệch độ ẩm đất giữa các CT trồng cây họ đậu che phủ so với
CT Đ/c thể hiện rất rõ trong suốt quá trình theo dõi.
Độ ẩm đất trung bình năm của CT8 Đ/c ( không che phủ) chỉ bằng 24,8
% thấp so với các CT trồng và che phủ cây họ đậu, ẩm độ dao động từ 20,31
– 28,94% Ở các CT trồng và che phủ cây họ đậu độ ẩm đất được cải thiện rất
nhiều, nổi trội nhất là CT1(cốt khí Vogelli) độ ẩm trung bình năm 29,32 %
Độ ẩm đất ở CT1 luôn duy trì trên 22,43 % có những tháng đạt giá trị cao
nhất là 34,78 – 35,27 % . CT3, CT5 CT6 có độ ẩm trung bình năm đạt từ
28,04 – 29,32 % cao hơn hẳn so với các CT còn lại. CT4, CT7 trung bình độ
ẩm đất cũng đạt từ 27,64 – 27,87 % cao hơn Đ/C
Như vậy qua kết quả theo dõi, sự duy trì đảm bảo độ ẩm đất của các
giống cây họ đậu che phủ cho nương chè giống nhập nội giai đoạn KTCB là
tương đối tốt và cao hơn hẳn so với việc không trồng cây họ đậu che phủ.
Trong các CT trồng cây họ đậu che phủ , khả năng giữ ẩm của các loại vật
liệu chênh lệch nhau không nhiều, tuy nhiên hiệu quả khá tốt là cốt khí
Vollgeli đảm bảo mức ẩm độ ổn định và cao hơn cả qua các tháng trong năm.
4.6. Ảnh hƣởng của trồng cây họ đậu che phủ đến độ phì đất
Biện pháp đơn giản, hữu hiệu và rẻ tiền nhất là dùng cây họ đậu che
phủ. Ngoài khả năng giữ ẩm đất, kiểm soát cỏ dại và chống xói mòn thì lớp
phủ thực vật khi phân huỷ sẽ cung cấp cho đất một lượng chất dinh dưỡng
đáng kể, đặc biệt là độ mùn. Đây là yếu tố rất cơ bản và có ý nghĩa trong canh
tác, đặc biệt là canh tác đất dốc vì điều kiện địa hình và kinh tế của người dân
miền núi không cho phép dùng phân chuồng một cách phổ biến.
Thí nghiệm nghiên cứu các giống cây cải tạo và che phủ đất khác nhau
trên chè đã được phân tích đánh giá và cho kết quả tương đối khả quan thể
hiện qua bảng (Bảng 4.20).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78
Bảng 4.20: Sự thay đổi tính chất hoá học của đất trước và sau khi trồng xen cây họ đậu
Chỉ tiêu
CT
Trước khi trồng cây họ đậu Sau khi thu hoạch cây họ đậu
N
(%)
P2O5
(mg/100g)
K2 O
(mg/100g)
Mùn
(%)
PH
(Kcl)
N
(%)
P2O5
(mg/100g)
K2 O
(mg/100g)
Mùn
(%)
PH
(Kcl)
CT1 Cốt khí 1 0,14 4,23 4,84 1,85 3,79 0,15 4,95 5,51 2,13 3,99
CT2 Cốt khí 2 0,14 4,23 4,84 1,85 3,79 0,14 4,53 5,27 2,01 3,85
CT3 Súc sắc 1 0,14 4,23 4,84 1,85 3,79 0,14 4,51 5,13 1,99 3,91
CT4 Súc sắc 2 0,14 4,23 4,84 1,85 3,79 0,14 4,32 5,19 2,01 3,96
CT5 Đậu triều 0,14 4,23 4,84 1,85 3,79 0,14 4,30 5,20 2,04 3,84
CT6 Lạc 14 0,14 4,23 4,84 1,85 3,79 0,14 4,45 5,39 1,93 3,89
CT7 Đậu đen 0,14 4,23 4,84 1,85 3,79 0,14 4,92 4,92 1,92 3,91
CT8 Đ/C 0,14 4,23 4,84 1,85 3,79 0,13 4,76 4,80 1,81 3,77
Ghi chú : Trước khi trồng xen cây họ đậu mẫu đất lấy chung cho toàn bộ khu thí nghiệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79
Các công thức thí nghiệm trồng cây họ đậu che phủ cho kết quả rất khả
quan so với công thức đối chứng. Hàm lượng các chất dinh dưỡng sau thí
nghiệm tăng đáng kể, Hàm lượng mùn CT1 tăng từ 1,85 lên 2,13% CT 5 tăng
từ 1,83 lên 2.04% , còn các công thức khác tăng từ 0,09 – 0,18%.
Hàm lượng N (%) , P2 O5 (mg/100g), K2 O(mg/100g), PH (Kcl) ở các
công thức trồng và che phủ cây họ đậu đều tăng so với công thức đối chứng
Đây là những biến động rất có lợi cho cây chè trên đất dốc.
Các chỉ tiêu so sánh về độ phì đều tăng hoặc giảm có ý nghĩa ở tất cả
các công thức trồng cây họ đậu che phủ . Hàm lượng dinh dưỡng trong đất của
tất cả các công thức có trồng cây họ đậu che phủ đều tăng, trong đó hàm
lượng lân dễ tiêu và kali dễ tiêu tăng nhiều nhất, Trong các loại giống cây họ
đậu che phủ thì CT1 cốt khí (Vogelli) là tốt nhất.
Như vậy, trồng cây họ đậu che phủ đã cải thiện đáng kể tính chất hoá
học của đất: tăng độ pH, giảm chua, tăng các chất dinh dưỡng, tăng dung tích
hấp thu của đất. Các giống cây họ đậu đều có khả năng cải tạo đất rất tốt,
trong đó cốt khí Vogelli tỏ ra cải thiện tính chất đất tốt hơn cả.
4.6.1. Ảnh hưởng của trồng cây họ đậu che phủ đến độ xốp đất
Độ xốp đất có giá trị lớn về mặt nông học, nó đặc trưng cho đất có cấu
trúc và độ phì cao. Độ xốp thích hợp làm cho đất thoáng khí, tạo môi trường
thuận lợi cho nhóm VSV hảo khí hoạt động, đồng thời các quá trình trao đổi
chất của bộ rễ cây diễn ra được dễ dàng. Các loại rác tủ qua quá trình phân
hủy đã bổ sung vào đất một lượng đáng kể chất hữu cơ từ đó làm thay đổi
thành phần cơ giới đất. Qua các kết quả phân tích dung trọng, tỷ trọng đất từ
đó đánh giá được độ xốp đất ở các công thức sau khi trồng cây họ đậu che
phủ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80
Bảng 4.21: Ảnh hưởng của trồng cây họ đậu che phủ đến độ xốp đất
CT
Dung trọng
(g/cm
3
)
Tỷ trọng (g/cm
3
) Độ xốp (%)
CT1 Cốt khí 1 0,97 2,40 59,6
CT2 Cốt khí 2
1,15 2,75 58,2
CT3 Súc sắc 1
1,13 2,65 57,3
CT4 Súc sắc 2 1,06 2,62 59,5
CT5 Đậu triều
1,10 2,60 57,7
CT6 Lạc 14 1,09 2,63 58,5
CT7 Đậu đen 0,99 2,31 57,1
CT8 Đ/C 1,10 2,55 56,9
Từ số liệu Bảng 4.21 chúng ta thấy độ xốp công thức đối chứng thấp
nhất (bằng 56,9%), tiếp đến là công thức CT7 trồng đậu đen (bằng 57,1%),
công thức CT3, CT5 độ xốp (bằng 57,3 – 57,7%), CT2, CT6 độ xốp (bằng
58,2 – 58,5 %), độ xốp cao nhất ở 2 công thức CT4 độ xốp (bằng 59,5%) và
CT1 độ xốp (59,6%).
Như vậy ở các công thức trồng và che phủ cây họ đậu, thành phần đất
đã được biến đổi theo hướng thuận lợi hơn, độ xốp của đất sau khi được trồng
và che phủ cây họ đậu tăng lên rõ rệt. Hiệu quả nhất là sử dụng (cốt khí 1) và
Súc sắc 2 để che phủ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81
4.7. Ảnh hƣởng của trồng cây họ đậu che phủ đến hoạt động của độ giun
đất và vi sinh vật đất.
Độ phì nhiêu của đất là khái niệm hoàn toàn không thể tách rời với hoạt
động của giun và vi sinh vật sống trong đất, muốn nâng cao độ phì nhiêu của
đất để tăng năng suất cây trồng không thể không hiểu biết về giun và các
nhóm vi sinh vật đất, cũng như vai trò của chúng trong quá trình chuyển hoá
các chất hữu cơ và vô cơ trong đất. Sau khi thu thập mẫu đất đem phân tích,
kết quả phân tích đã phân lập được Xạ khuẩn phân giải xenluloza và vi sinh
vật phân giải Lân.
Bảng 4.22: Ảnh hưởng trồng cây họ đậu che phủ đến hoạt động của giun
và vi sinh vật .
CT
VSV phân giải
lân (CFU/g)
Xạ khuẩn phân giải
xenluloza (CFU/g)
Động vật giun
(con/ m
2
)
CT1 Cốt khí 1 2,77x104 1,48x106 1,68
CT2 Cốt khí 2 2,41x10
4
1,30x10
6
1,35
CT3 Súc sắc 1 2,24x10
4
1,41x10
6
0,89
CT4 Súc sắc 2 2,73x104 1,45x106 0,47
CT5 Đậu triều 2,54x10
4
1,39x10
6
0,69
CT6 Lạc 14 2,67x104 1,28x106 0,25
CT7 Đậu đen 2,54x104 1,32x106 0,56
CT8 Đ/C 2,24x104 1,24x106 0,13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82
Nhìn vào bảng số liệu ta dễ nhận thấy ở công thức đối chứng số lượng
giun và vi sinh vật của 2 loại đều thấp hơn so với các công thức trồng cây họ
đậu che phủ (bảng 4.22). Nguyên nhân là do ở công thức đối chứng không
trồng cây họ đậu che phủ ở trên bề mặt đất nên độ ẩm đất ở đây rất thấp và
dưới tác dụng trực tiếp của ánh sáng mặt trời nên số lượng giun, vi sinh vật ở
đây thấp hơn so với các công thức khác.
Trong các công thức trồng các giống cây họ đậu che phủ thì CT1 (cốt
khí Vogelli) có số lượng giun và số lượng vi sinh vật nhiều hơn các công thức
đối chứng, tiếp đến là công thức 2 ( Cốt khí 2) có số lượng giun và số lượng
VSV cao hơn công thức đối chứng, tiếp đến là các công thức 6, 4, 7,5,3 đều
có số lượng giun và số lượng VSV cao hơn so với đối chứng.
4.8. Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng và khả năng ứng dụng
4.8.1. Hiệu quả kinh tế của từng công thức trồng cây họ đậu che phủ
Trồng và che phủ cây họ đậu đã cho những kết quả tốt về các chỉ tiêu sinh
trưởng phát triển của chè, các chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất. Do đó đã làm tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế của các công
thức che phủ đối với chè.
Giá trị đầu tư: được tính bằng tổng giá trị phân bón, thuốc trừ sâu bệnh,
giống cây họ đậu và công lao động đã đầu tư cho thí nghiệm (Bảng 4.24).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83
Bảng 4.23: Tổng chi của các công thức trồng xen cây họ đậ (tính cho 1 ha) tại Phú Hộ, Phú Thọ)
Đơn vị tính: 1000đ
Chi phí \CT CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT7 CT8
Công lao động 2.000 2.000 2.000 2.000 2.000 3.000 2.500 4.000
phân bón 3.400 3.400 3.400 3.400 3.400 3.400 3.400 3.400
Giống 300 150 300 300 300 600 150 0
Thuốc BVTV 400 400 400 400 400 400 400 400
Tổng chi 6.100 5.950 6.100 6.100 6.100 7.400 6.950 7.800
Ghi chú: Công lao động 50.000/công. Phân Urê = 6.000đ/kg. Kly =7.000đ/kg. Lân = 2.000đ/kg
Giống Cốt khí Vogelli, giống đậu triều và 2 giống Súc sắc = 100.000đ/kg . Cốt khí thường = 50.000đ/kg
Giống Lạc L14 và giống Đậu đen = 30.000đ/kg. ( theo định mức công làm cỏ chè tuổi 3 là 80công/ha)
Kết quả thể hiện ở bảng 4.24 cho thấy giá trị đầu tư cho các CT trồng cây họ đậu khác nhau khác nhau,
công thức CT2 tổng chi là 5.950 triệu đồng/ha thấp hơn so với các công thức trồng cây họ đậu khác. (6.1
triệu đồng/ha) công thức CT1, CT3, CT4, CT5. (6.950 triệu đồng/ha công thức CT7, (7.400 triệu đồng/ha
công thức CT6 và (7.800 triệu đồng/ha) công thức CT8 không trồng cây họ đậu che phủ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84
Giá trị thu được và lãi thuần: giá trị búp chè và lãi thuần của từng công thức
thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.24.
Bảng 4.24: Tổng thu, chi và lãi thuần của các công thức
Đơn vị tính:1000 đ /ha
CT Tổng chi
Tổng thu
( búp chè)
Tổng thu
Lạc, Đỗ
Lãi thuần
CT1 6.100 11.758,5 0 5.658,5
CT2 5.950 10.975,5 0 5.025,5
CT3 6.100 11.256,3 0 5.156,3
CT4 6.100 11.256,3 0 5.156,3
CT5 6.100 10.840,5 0 4.740,5
CT6 7.400 10.945,8 5.800 9.498,8
CT7 6.950 10.648,8 1.400 4.958,4
CT8 7.800 10.508,4 0 2.708,4
Ghi chú: Giá búp chè = 2,700 đ/kg. Giá Lạc = 15.000đ/kg. Giá đậu đen
= 20.000 đ/kg
Qua bảng 4.24 cho thấy tổng thu của các công thức trồng cây họ đậu
khác nhau (4.948,4 - 9.498,8 triệu đồng/ha) luôn cao hơn đối chứng không
trồng cây họ đậu (2.708,4 triệu đồng/ha). Sự sai khác này là do những tác
động rất tích cực của cây họ đậu mang lại.Từ đó cho thấy các cây họ đậu che
phủ đều tỏ ra có hiệu quả trong giai đoạn chè kiến thiết cơ bản trên đất dốc.
Tóm lại, sử dụng các loại cây họ đậu che phủ trong canh tác chè giai đoạn
kiến thiết cơ bản đã mang lại hiệu quả kinh tế rất rõ rệt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85
4.8.2. Hiệu quả xã hội, môi trường
Như đã phân tích ở trên, các loại cây họ đậu che phủ đều mang lại kết
quả tốt cho trồng chè giai đoạn kiến thiết cơ bản như: giữ ẩm đất, hạn chế xói
mòn rửa trôi, tăng khả năng sinh trưởng của cây trồng cho năng suất cao và
hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, hiệu quả tổng hợp mà các giống cây họ đậu
che phủ khác nhau cho kết quả khác nhau. Hiệu quả tổng hợp được xem như
sự tương tác giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường và xã hội mà các
loại cây họ đậu che phủ đó đem lại.
Hiệu quả tổng hợp là hệ quả của sự tác động nhiều yếu tố trong quá
trình canh tác. Một công thức nào đó cho hiệu quả tổng hợp cao phải là công
thức cho hiệu quả kinh tế cao nhưng phải dễ thực hiện, phù hợp với điều kiện
của nông dân miền núi và mang tính lâu dài, có như thế mới được nông dân
chấp nhận và phát triển bền vững được.
* Xét về hiệu quả môi trường:
Trong quá trình triển khai thí nghiệm, các yếu tố phi thí nghiệm là đồng
nhất, chỉ có các yếu tố thí nghiệm là các giống cây họ đậu che phủ khác nhau.
Công thức đối chứng được tiến hành như cách làm của nông dân, tức là mặt
đất không được che phủ trong suốt quá trình canh tác nên lượng đất bị xói
mòn rửa trôi , nếu giá trị của đất bị xói mòn được qui ra lượng Đạm, Lân, Kali
và Phân chuồng tương ứng thì công thức đối chứng bị mất đi một lượng dinh
dưỡng đất rất lớn, không những làm suy thoái đất mà còn ảnh hưởng tiêu cực
đến môi trường sống như gây lũ lụt và bồi lấp các lòng hồ, sông, suối.
* Xét về hiệu quả xã hội:
Miền núi (chủ yếu là đất dốc) là nơi sinh sống của nhiều triệu người
thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Mỗi dân tộc lại mang những nét đặc trưng về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86
phong tục tập quán, trong đó có tập quán canh tác. Do thói quen, do nhận
thức và do điều kiện khó khăn của miền núi mà những tập quán canh tác chậm
được thay đổi. Và chính quá trình chuyển dịch chậm chạp này là nguyên nhân
của những khó khăn và trở ngại trong quá trình đưa tiến bộ khoa học ứng
dụng vào nông thôn miền núi. Nhiều nhà khoa học nghiên cứu về đất dốc đã
chỉ ra những nguyên nhân gây thoái hoá đất và đưa ra những giải pháp khắc
phục như làm bậc thang, tiểu bậc thang, canh tác theo băng, theo đường đông
mức, sử dụng tàn dư cây trồng làm vật liệu che phủ… Những nghiên cứu đã
chứng minh tính ưu việt của việc che phủ đất và vật liệu che phủ hữu cơ trong
việc nâng cao năng suất cây trồng, cải thiện sức sản xuất của đất và bảo vệ tài
nguyên môi trường. Tuy nhiên việc chuyển giao các biện pháp kỹ thuật về che
phủ đất vào sản xuất nông nghiệp ở vùng cao còn gặp nhiều khó khăn.
Tóm lại, xét cả hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường và hiệu quả xã hội
của biện pháp trồng cây họ đậu che phủ đất cho chè giai đoạn kiến thiết cơ
bản với các giống khác nhau sẽ cho hiệu quả tổng hợp khác nhau:
Giống cây họ đậu che phủ nào đáp ứng được yêu cầu của cả môi trường
và xã hội, đồng thời cho hiệu quả kinh tế cao thì sẽ được nông dân chấp nhận
và có triển vọng phát triển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1 . Kết luận :
1.1 - Canh tác chè trong giai đoạn kiến thiết cơ bản ở miền núi phía Bắc
nói chung cây chè còn nhỏ, chưa khép tán che phủ kín mặt đất, do vậy trong
giai đoạn này cần phải có những biện pháp kỹ thuật canh tác trồng cây họ đậu
che phủ đất hợp lý, làm giảm xói mòn và rửa trôi đất, cỏ dại, công lao động.
1.2 - Trồng xen cây họ đậu cho chè giai đoạn kiến thiết cơ bản có tác
dụng tích cực đối với sinh trưởng phát triển của chè (tăng chiều cao cây, tăng
chiều rộng tán, tăng đường kính thân),
1.3 - Giống cây họ đậu che phủ đất có khối lượng chất xanh cao, che
phủ đất dốc cho chè giai đoạn kiến thiết cơ bản có tác dụng rõ rệt cải thiện độ
phì đất tăng độ pH từ 3,79 lên 3,99 đơn vị; và các chất dinh dưỡng khác như:
K2O dễ tiêu tăng từ 4,84 lên 5,51 %, P2O5 dễ tiêu tăng từ 4,23 – 4,95 % cho
đất như các giống Cốt khí Vogelli, Cốt khí Việt Nam, Đậu triều
1.4 - Trồng xen cây họ đậu cho chè trong giai đoạn kiến thiết cơ bản
luôn duy trì được độ ẩm từ 27,59 - 29,32 %, tạo cho đất có độ xốp từ 57,1 –
59,6 % .
1.5 - Cây họ đậu trồng xen chè đem lại cho đất số lượng vi sinh vật phân
giải lân, xenluloza và động vật giun cao.
1.6 - Trồng xen cây họ đậu che phủ đất cho chè giai đoạn kiến thiết cơ
bản là một biện pháp canh tác trên đất dốc hiệu quả, tăng thu nhập cho người
trồng chè . Đồng thời giảm nhẹ gánh nặng cho phụ nữ và trẻ em khỏi những
lao động nặng nhọc như làm đất, làm cỏ , góp phần cải thiện đời sống nông
dân vùng cao mà vẫn bảo tồn được tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, ) và bảo
vệ môi trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88
1.7 - Giống Lạc L14 là cây họ đậu ngắn ngày trồng xen chè theo thời vụ
cho hiệu quả kinh tế cao.
2 . Kiến nghị :
2.1 - Nghiên cứu liên tục trong nhiều năm với cây họ đậu che phủ đất
trong canh tác đất dốc bền vững, để xác định những tác động khác của cây họ
đậu che phủ đến những vấn đề như sâu bệnh, hệ vi sinh vật đất, và độ phì đất
nói riêng chúng có tác động đến cây trồng và môi trường như thế nào trong
giai đoạn chè KTCB.
2.2 Nghiên cứu mở rộng phạm vi ứng dụng trên nhiều vùng đất khác
nhau, không những trồng cây họ đậu che phủ trên đất dốc mà ngay cả đất
bằng nếu thiếu nước cũng có thể sử dụng cây họ đậu che phủ và chuyển đổi cơ
cấu cây trồng cho phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A . TIÊNG VIỆT
1. Lê Thái Bạt (1996). Đánh giá và đề xuất sử dụng đất trên quan điểm
sinh thái và phát triển lâu bền vùng Tây Bắc. Hội thảo “Đánh giá và quy
hoạch sử dụng đất”. Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp.
2. Lê Trọng Cúc, Chu Hữu Quý (2002). Phát triển bền vững miền núi Việt
Nam – 10 năm nhìn lại và những vấn đề cần đặt ra. NXB Nông nghiệp.
3. Đặng Đình Chấn. Kỹ thuật gieo trồng một số cây phân xanh chủ yếu
trên đất đồi. NXB NN, Hà Nội – 1981
4. Lê Quang Chút, Phạm Xuân Thu. Một số nghiên cứu về đất trống, đồi
núi trọc tỉnh Đắc Lắc. Tạp chí Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm số 9,
Hà Nội - 1991
5. Lê Quốc Doanh (2001) Nghiên cứu một số mô hình cây trồng thích hợp
trên đất dốc huyện miền núi Ngọc Lặc, Thanh Hoá. Luận án Tiến sĩ nông
nghiệp, Hà Nội.
6. Lê Quốc Doanh (2004). Quan hệ giữa phát triển sản xuất lương thực và
phục hồi rừng ở miền núi phía Bắc. Hội thảo quốc gia về quan hệ thâm canh
đất nông nghiệp và quản lý sử dụng đất dốc ở vùng cao Việt Nam.Tài liệu
chưa xuất bản.
7. Lê Quốc Doanh, Nguyễn Văn Bộ, Hà Đình Tuấn (2003). Nông nghiệp
vùng cao: Thực trạng và giải pháp. NXB Nông nghiệp.
8. Lê Quốc Doanh, Hà Đình Tuấn, Andre Chabanne (2005). Canh tác đất
dốc bền vững. NXB Nông nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90
9. Phạm Tiến Dũng, Nguyễn Trọng Đắc (1999). Phương thức sử dụng đất
của người Dao. Hội thảo quốc gia về nghiên cứu phát triển bền vững miền
núi Việt Nam. NXB Nông nghiệp.
10. Nguyễn Đậu (1991). Xây dựng hệ thống canh tác hợp lý cho vùng trung
du miền núi phía Bắc. Trường Đại học Nông Lâm Bắc Thái. Tài liệu Hội nghị
Hệ thống canh tác Việt Nam lần thứ 2 tại Huế.
11. Nguyễn Thế Đặng, Đặng Văn Minh, Đào Châu Thu. Trường đại học
nông lâm Thái Nguyên . Đất đồi núi Việt Nam NXB nông nghiệp 2003
12. Lê Đình Định. Một số cây phân xanh và cây phân xanh trên đất trồng
cây lâu năm ở Phủ Quỳ. Tuyển tập các công trình nghiên cứu cây công
nghiệp và cây ăn quả 1968 – 1988. NXB Nông nghiệp, Hà Nội – 1988
13. Ernst Mutert và Thosmat Fairhurst (1997). Quản lý dinh dưỡng trên đất
dốc Đông Nam Á, những hạn chế thách thức và cơ hội. Hội thảo về quản lý
dinh dưỡng và nước cho cây trồng trên đất dốc miền Bắc Việt Nam. Hà Nội
13-14/01/1997.
14. Phạm Thanh Hải (1995). Hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính
huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình. Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp,
Hà Nội.
15. Bùi Huy Hiền (2003). Đất miền núi, tình hình sử dụng, tình trạng xói
mòn, suy thoái, các biện pháp bảo vệ và cải thiện độ phì. Nông nghiệp vùng
cao: thực trạng và giải pháp. NXB Nông nghiệp.
16. Nguyễn Văn Hùng, Đoàn Hùng Tiến, Nguyễn Khắc Tiến (1998), Sâu
bệnh, cỏ dại hại chè và biện pháp phòng trừ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
17. Nguyễn Khải Hoà. Lân với cây cà phê chè. NXB Nông nghiệp, Hà Nội
- 1994
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91
18. Hà Quang Khải, Đặng Văn Phụ (1997). Khái niệm về hệ sử dụng đất,
Tài liệu tập huấn hỗ trợ dự án lâm nghiệp xã hội, Trường Đại học Lâm
nghiệp.
19. Lê Văn Khoa. Vấn đề sử dụng đất và bảo vệ môi trường ở vùng trung
du phía Bắc Việt Nam. Tạp chí khoa học đất số 3, Hà Nội – 1993
20. Lê Văn Khoa. Đặc tính lý hoá học của đất dưới những phương thức
canh tác khác nhau ở Vĩnh Phú. Tạp chí khoa học KHKTNN số 3, Hà Nội –
1989
21. Lê Văn Khoa, Phạm Cảnh Thanh. Đất trồng chè theo những phương
thức canh tác khác nhau ở Vĩnh Phú. Tạp chí khoa học KHKTNN số 8, Hà
Nội – 1988
22. Nguyễn Ngọc Kính. Giáo trình cây chè. Nhà xuất bản NN, Hà Nội -
1979
23. Lê Văn Khoa, Trần Thị Lành (1979). Môi trường và phát triển bền
vững miền núi. NXB Giáo dục.
24. Lương Đức Loan, Nguyễn Tử Siêm (1979) Tính chất đất đỏ vàng và
biện pháp cải tạo. Kết quả nghiên cứu chuyên đề chính về thổ nhưỡng nông
hoá giai đoạn 1969 – 1979. Viện Thổ nhưỡng Nông hoá.
25. Lương Đức Loan, Nguyễn Tử Siêm.(1971) Tính chất đất đỏ vàng và
biện pháp cải tạo. Kết quả nghiên cứu những chuyên đề chính về thổ nhưỡng
nông hoá ( 1969 -1979). Nhà xuất bản NN, Hà Nội - 1979
26. Nguyễn Văn Luật, Mai Văn Quyền (1990). Những nội dung chính trong
nghiên cứu canh tác học – Đáp án môn thi Canh tác học của nghiên cứu sinh
nghành trồng trọt, chuyên nghành Hệ thống cây trồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92
27. Đoàn Triệu Nhạn, Nguyễn Tri Chiêu (1973). Đất đồi trồng cây lâu năm
Phủ Quỳ - Nghệ An. Tạp chí KH&KT Nông nghiệp.
28. Đỗ Văn Ngọc (2002). Tình hình sản xuất nghiên cứu thị trường chè thế
giới.
29. Nguyễn Sỹ Nghị, Quỳnh Anh. Cây phân xanh với việc thâm canh cây
trồng và cải tạo bồi dưỡng đất. Tập san xây dựng kinh tế mới số 5, Hà nội -
1979
30. Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (1982). Một số nhận xét về đất Bazan
thoái hoá ở Tây Nguyên. Tạp chí KH&KT Nông nghiệp.
31. Thái Phiên (1992). Sử dụng quản lý đất dốc với bảo vệ môi trường. Báo
cáo tại Hội nghị sử dụng tốt tài nguyên đất để phát triển và bảo vệ môi trường
tại Hà Nội, tháng 4/1992.
32. Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (1992). Nguy cơ thoái hoá và những ưu
tiên nghiên cứu đất đồi núi ở nước ta. Tạp chí Khoa học Đất, Hà Nội.
33. Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm, ctv (1993). Hiệu quả của canh tác chống
xói mòn và bón phân đến bảo vệ đất nâng cao năng xuất cây trồng trên đất
đồi thoái hoá. Bộ Nông nghiệp và CNTP.
34. Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm, Trần Đức Toàn (1997). Cơ cấu cây trồng
và biện pháp canh tác chống xói mòn và bảo vệ đất dốc. Tạp chí Khoa học
Đất, Hà Nội.
35. Thái Phiên, Nguyễn Tư Siêm (1998) Canh tác bền vững trên đất dốc ở
Việt Nam. NXB Nông nghiệp.
36. Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (2000). Tác động của kỹ thuật sinh học
tới bảo vệ đất dốc. Kết quả nghiên cứu khoa học. Viện Nông hoá thổ nhưỡng,
Quyển 1, NXB Nông nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93
37. Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (2002). Sử dụng bền vững đất miền núi và
vùng cao ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp.
38. Trần An Phong (1995) Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm
sinh thái và phát triển bền vững. NXB Nông nghiệp.
39. Nguyễn Xuân Quát (1996). Sử dụng đất tổng hợp và bền vững, Cục
Khuyến nông Khuyến lâm, Nxb Nông nghiệp.
40. Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong (1997), Cây chè Việt Nam, NXB
Nông nghiệp, Hà Nội
41. Đỗ Ngọc Quỹ. Kỹ thuật trồng chè. Nhà xuất bản NN, Hà Nội - 1980
42. Đỗ Ngọc Quỹ. Những kết quả nghiên cứu khoa học 10 năm của trại
nghiên cứu chè Phú Hộ. Kết quả nghiên cứu 10 năm 1969 – 1979. Nhà xuất
bản NN, Hà Nội - 1979
43. Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (1993). Hiệu quả của một số biện pháp
canh tác và bón phân đến bảo về đất và năng xuất cây trồng trên đất đồi
thoái hoá. Báo cáo tổng kết công tác nghiên cứu khoa học tại tiểu ban Trồng
trọt, Bộ NN&CNTP, 11/1993.
44. Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (1999). Đất đồi núi Việt Nam: thoái hoá
và phục hồi. NXB Nông nghiệp.
45. Sổ tay kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến chè, (2004). NXB Nông
nghiệp
46. Lê Đình Sơn. Nghiên cứu sử dụng có hiệu quả đất dốc vùng Phủ Quỳ
Nghệ An. Luận án PTS. KHNN, Hà Nội - 1994
47. Nguyễn Văn Tạo (1998), Cơ sở khoa học một số biên pháp thâm canh
năng suất chè, NXB Nông nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94
48. Nguyễn Hữu Tề, Đoàn Văn Điếm, Lê Duy Thước, Phạm Chí Thành
(1994). Nghiên cứu hệ thống cây trồng hợp lý trên vùng đồi gò, cao hạn, bạc
màu huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Kết quả nghiên cứu khoa học khoa Trồng trọt,
trường ĐHNN1 Hà Nội. NXB Nông nghiệp.
49. Nguyễn Văn Tiến. Nghiên cứu giải pháp phân bón có hiệu quả cao dể
thâm canh sắn trên đất dốc đất ít mầu vùng đòi núi phía Bắc. Luận án PTS.
KHNN, Hà Nội – 1987
50. Vũ Văn Tuyên, Trần Khải, Phạm Gia Tu. Những loại đất chính miền
Bắc Việt Nam. NXB Nông thôn, Hà Nội - 1977
51. Phạm Chí Thành (1998) Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng. NXB
Nông nghiệp.
52. Phạm Chí Thành (1992) Bài giảng Hệ thống nông nghiệp. Hà Nội.
53. Nguyễn Trọng Thi (tài liệu dịch 1997). Quản lý dinh dưỡng trên đất
dốc nhiệt đới ẩm Đông Nam Châu Á đến 2010. Tạp chí khoa học Đất, 8/1997,
Hà Nội.
54. Nguyễn Văn Thụ (2006,), “Ngành chè trên đường phát triển”, Tạp chí
Thế giới chè số 3, tr. 8-9.
55. Nguyễn Quang Tin (2005), Nghiên cứu sử dụng các loại vật liệu che
phủ đất phục vụ sản xuất ngô trên đất dốc ở huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái,
Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Viên KHKTNN Việt Nam.
56. Lê Văn Tiềm, Lê Quốc Doanh (2000). Thay đổi hệ số canh tác và cơ
cấu cây trồng trên nương rẫy đất dốc. Tạp chí khoa học Đất, Hà Nội.
57. Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê năm 2000 và năm 2003.
58. Tủ sách kiến thức gia đình (2004). Hỏi – đáp làm vườn trên đất dốc.
NXB Văn hoá thông tin.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95
59. Bùi Quang Toản (1991). Một số vấn đề về đất nương rẫy ở Tây Bắc và
phương hướng sử dụng. Viện KHKTNN Việt Nam.
60. Đào Thế Tuấn (1977). Cơ sở học xác định cơ cấu cây trồng. NXB
Nông nhgiệp.
61. Đào Thế Tuấn (1984). Hệ sinh thái nông nghiệp. NXB Nông nghiệp.
62. Trần Đức Viên (2001). Nông nghiệp trên đất dóc: thách thức và tiềm
năng. NXB Nông nghiệp.
63. Trần Đức Viên (2001). Kinh nghiệm quản lý đất bỏ hoá sau nương rẫy
ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp.
64. Viện Bảo vệ thực vật (2000). Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật.
NXB Nông nghiệp.
65. Trần Đặng Việt (2004), Thành phần sâu nhện hại; đặc điểm sinh học,
sinh thái của loài sâu hại chính trên các giống chè nhập nội vụ xuân 2004 tại
Phú Hộ, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Trường ĐHNN1.
66. Nguyên Công Vinh (2000). Tác động của bón phân hợp lý đến bảo vệ
đất và năng xuất cây trồng trên một số loại đất vùng đồi núi phía Bắc. Luận
án Tiến sĩ Nông nghiệp, chuyên nghành Nông hoá học, Hà Nội.
67. Nguyễn Vi, Trần Khải (1978). Hoá học vùng đất Bắc Việt Nam. NXB
Nông nghiệp.
68. Nguyễn Vy, Đỗ Đình Thuận. Các loại đất chính ở nước ta.
NXBKH&KT, Hà Nội - 1977
69. Đào Bá Yên, Đỗ Văn Ngọc (1998), Hiệu quả của đầu tư thâm canh
trong sản xuất chè ở Phú Thọ. NXB Nông nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96
B . TIẾNG NƢỚC NGOÀI
70. Adeoye K.B. (1984). Influence of grass mulch on soil temperature, soil
moisture and yield of a Savania zone soil. Samaru journal of Agricultural
research.
71. Anon.Kieserite-fortified mature tea fertilizer mixture. Circular No.F13,
Serial No.3/93. Tea research institute of Srilanka-1993.
72. Bell L.C and Edwards D.G. (1986). The role of aluminum in acid soil
infertility. Soil management under humid conditions in Asia and Pacific,
IBSRAM proceedings, No5.
73. Bell L.C and Edwards D.G. (1991). Soil acidity and its amelioration
IBSRAM technical notes. Bangkok.
74. Buol S.W. and Sanchez P.A (1978). Rainy tropic climates: physical
potential present and improved farming system. International congrss of soil
science. Alberta, Edmonton, Canada.
75. Barua. D.N; Gogoi. B. N. Effects of shade removal. Two-and-a-But-
V26-puo-42, Jun-1079
76. Chen Zong Mao. Tea Science in the year 2000 with special reference to
China. International seminar of the tea-1994. Colombo, Srilanka
77. Nilnond C., Suthipradit S. etal (1995). Management of acid soil for
sustainable foot crop production in Southern Thailand. ACIAR Project.
Progress in network reseach on the management of acid soil. IBSRAM/Asia
land network document, No16.
78. De Geus J.G. (1967). Fertilizers Guide for Tropical and Sudtropical
farming. Zurich, Switzerland.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97
79. Deparment of Ag. Burean Ag. Research Philippines (1991). The
farming systems Appror basic research Concepts.
80. Dutta. A. C.Shade trees, green crop and cover crop plants in the tea
Estates of North East India. Memorandum 30 tea research. Association-
Tocklai experimental station-1977
81. Duc (Ho Quang). Management practies and experiences with balanced
nutrition for tea cultivation in Viet Nam. International seminar of the tea-
1994. Colombo. Srilanka
82. Edwards D.G and Bell L.C. (1989). Acid soil infertility in Australian
tropical soils. Management of Acid soils in humid tropics of Asia.
83. Erangelista P.P., Urriza G.I.P ect (1999). Effeect of organic matter, lime
and phosphorus fertilizers on acis upland soil. ACIAR project 9414 annual
report, Philippines.
84. Fournier F. (1967). Research in soil erosion and soil conservation in
Africa. Africa Soils, No12.
85. Garrity D.P. and others (1993). The Philippines sustainable agriculture
and the environment in the humid tropics. National Academy Press,
Washington DC, USA.
86. Gaur A.C. and Singh G. (1992). The role of integrated plant nutrition
systems in sustainable and environmentally sound agriculturl development in
India. Report of the expert consultation of the ASIA network on bio-organic
fertilizers. Serdang, Malaysia.
87. Intosh I.L.Mc. (1980). Cropping systems and soil classification for
agrotechnology development and transfer. Bogor, Indonesia
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98
88. Kulasegaram. S; Kathiravetpillai. A.Effect of level of shade of nitrogen
on growth of young tea. tea-quarterly. V. 49-1980. p. 112-124.
89. Meane L. M. (1996). The useand requirement of nutrients for
sustainable food prodution in Asia: current review IMPHOS – AARD/CSAR
international conference in Asia and IFA – FADINAF regional meeting, Bali,
Indonesia December 9 – 12, 1996.
90. Nilnond C., Suthipradit S. et al (1995). Management of acid soils for
sustainable food crop production in Southern Thailand. ACIAR Project.
Progress in network research on the management of acid soils. IBSRAM/Asia
land network document, No 16.
91. Nye P. H. and Greenland D. J. (1960). Soil under the shifting
cultivation. Harpenden, England.
92. Nguyen Tu Xiem and Thai Phien. Tephrosia candida - A soil
Ameliorator plant in Viet Nam sloping lands/IBSRAM NEWSBRIEFS. Jun,
1992. No.1.
93. Obago. S. M. O; Othieno. C. O. Effect of different types of shades and
nitrogen rates on tes yields. tea. V.8(2)-1987. p. 57-62.
94. Othieno. C. O.Effects of mulches on soil water content and water status
of tea plants in Kenya. Experimental-Agriculture. V.16(3)-1980. p. 295-302.
95. Robert M (1992). The soil, ressource natural. Cahier Agriculture.
96. Sajjapongse A, (1993), The network for the managerment of sloping
lands for sustainable agriculture in Asia. Reports and paper on the
managerment of acid soil, IBSRAM/Asia land network document.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99
97. Sharma. V. S. Planting and harvesting practices in relation to tea
productivity in South India. International seminar of the tea-1994 in
Colombo, Srilanka.
98. Uexkull H.R and Mutert E. (1995) , Global extent, developmentand
economic impact of acid soil. Pland Soil.
99. Uexkull H.R (1996), Constraints to agricultural production and food
security in Asia: challenges and opportunities. IMPHOS – AARD/CSAR
international conference in Asia and IFA – FADINAF regional meeting, Bali,
Indonesia December 9 – 12, 1996.
100. Wirat M., Wina S. (1980). The influence of mulched rice straw on
peanut yields grown under rainfed conditions in Northern Thailand.
Conference on Soil and Water conservation and management. Chiangmai,
Thailand. 12-14 March, 1980.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100
BẢNG SỬ LÝ SỐ LIỆU
MẬT ĐỘ BÚP, KHỐI LƢỢNG BÚP, DÀI BÚP, NĂNG SUẤT THỰC THU
BALANCED ANOVA FOR VARIATE MÐ FILE BOOK1 12/ 9/ 9 18:29
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
VARIATE V003 MÐ
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN FRATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
======================================================
1 CT$ 7 218.136 31.1623 1.41 0.268 2
* RESIDUAL 16 353.560 22.0975
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 23 571.696 24.8563
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE KL FILE BOOK1 12/ 9/ 9 18:29
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
VARIATE V004 KL
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
======================================================
1 CT$ 7 .126667E-01 .180952E-02 1.75 0.167 2
* RESIDUAL 16 .165333E-01 .103333E-02
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 23 .292000E-01 .126957E-02
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DB FILE BOOK1 12/ 9/ 9 18:29
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
VARIATE V005 DB
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================
1 CT$ 7 1.15950 .165642 2.90 0.037 2
* RESIDUAL 16 .914667 .571667E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 23 2.07416 .901810E-01
BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT FILE BOOK1 12/ 9/ 9 18:29
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
VARIATE V006 NSTT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================
1 CT$ 7 450652. 64378.9 1.44 0.256 2
* RESIDUAL 16 714050. 44628.1
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 23 .116470E+07 50639.2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BOOK1 12/ 9/ 9 18:29
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS MÐ KL DB NSTT
CT1 3 67.2000 0.673333 6.37333 4355.00
CT2 3 61.0000 0.600000 6.06333 4065.33
CT3 3 60.9000 0.630000 5.96667 4169.00
CT4 3 59.1667 0.633333 6.03333 4169.00
CT5 3 57.7667 0.626667 6.13333 4015.33
CT6 3 63.2667 0.630000 5.93333 4054.00
CT7 3 64.0000 0.613333 6.20000 3944.33
CT8 3 58.2000 0.593333 5.56667 3892.00
SE(N= 3) 2.71401 0.185592E-01 0.138042 121.967
5%LSD 16DF 8.13663 0.556408E-01 0.413852 365.660
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BOOK1 1 2/ 9/ 9 18:29
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$
(N= 24) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
MÐ 24 61.437 4.9856 4.7008 7.7 0.2676
KL 24 0.62500 0.35631E-010.32146E-01 5.1 0.1668
DB 24 6.0338 0.30030 0.23910 4.0 0.0370
NSTT 24 4083.0 225.03 211.25 5.2 0.2558
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103
BẢNG SỬ LÝ SỐ LIỆU
RẦY XANH, BỌ CÁNH TƠ, NHỆN ĐỎ, BỌ XÍT MUỖI
BALANCED ANOVA FOR VARIATE RX FILE BOOK1 11/ 9/ 9 22:15
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
VARIATE V003 RX
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
====================================================== 1
CT$ 7 13.4583 1.92262 3.50 0.018 2
* RESIDUAL 16 8.78000 .548750
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 23 22.2383 .966884
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE BCT FILE BOOK1 11/ 9/ 9 22:15
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
VARIATE V004 BCT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
======================================================
1 CT$ 7 17.7929 2.54184 6.39 0.001 2
* RESIDUAL 16 6.36667 .397917
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 23 24.1596 1.05042
-----------------------------------------------------------------------------
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104
BALANCED ANOVA FOR VARIATE NÐ FILE BOOK1 11/ 9/ 9 22:15
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
VARIATE V005 NÐ
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
======================================================
1 CT$ 7 20.8517 2.97881 4.80 0.005 2
* RESIDUAL 16 9.92667 .620417
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 23 30.7783 1.33819
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE BXM FILE BOOK1 11/ 9/ 9 22:15
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
VARIATE V006 BXM
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
======================================================
1 CT$ 7 21.9529 3.13613 8.54 0.000 2
* RESIDUAL 16 5.87333 .367083
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 23 27.8262 1.20984
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BOOK1 11/ 9/ 9 22:15
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
MEANS FOR EFFECT CT$
CT$ NOS RX BCT NÐ BXM
Ct1 3 7.56667 4.26667 4.26667 7.56667
Ct2 3 6.93333 5.50000 5.33333 8.33333
Ct3 3 7.10000 5.70000 5.83333 7.80000
Ct4 3 7.30000 5.06667 5.16667 7.43333
Ct5 3 7.76667 5.16667 5.53333 6.13333
Ct6 3 5.76667 5.90000 5.76667 6.43333
Ct7 3 6.16667 5.90000 5.83333 6.30000
Ct8 3 5.73333 7.46667 7.80000 5.30000
SE(N= 3) 0.427688 0.364196 0.454759 0.349802
5%LSD 16DF 1.28221 1.09187 1.36337 1.04871
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BOOK1 11/ 9/ 9 22:15
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |
(N= 24) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
RX 24 6.7917 0.98330 0.74078 10.9 0.0180
BCT 24 5.6208 1.0249 0.63081 11.2 0.0011
NÐ 24 5.6917 1.1568 0.78767 13.8 0.0046
BXM 24 6.9125 1.0999 0.60587 8.8 0.0002
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 14LV_09_DHNL_TRONGTROT_VU THONG NHAT.pdf