Luận văn Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho ngành bao bì nhựa– nghiên cứu điển hình Công ty Cổ Phần Văn Hóa Tân Bình

6.2.2.Đối Với Các Cơ Quan Chức Năng Sự thành công của một dự án SXSH đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía, trong đó sự nỗ lực của các doanh nghiệp là chủ yếu, nhưng sự hỗ trợ và khuyến khích từ phía nhà nước về nguồn vốn và nhân lực cho các doanh nghiệp cũng không kém phần quan trọng. Vì vậy các cơ quan chức năng cần nhanh chóng ban hành các qui định, chính sách khuyến khích, chương trình hỗ trợ về nguồn vốn và nhân lực để thúc đẩy các doanh nghiệp tự nguyện tham gia áp dụng SXSH ngày càng nhiều hơn. Đặc biệt cần ban hành chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cụ thể cho ngành sản xuất bao bì nhựa nói riêng và cho từng ngành công nghiệp nói chung. Ngành nhựa nói chung và ngành bao bì nhựa nói riêng tiêu tốn một lượng điện năng lớn nên nhà nước cần ban hành và triển khai các chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện tiết kiệm năng lượng không những mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn mang lại lợi ích to lớn cho đất nước.

doc112 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 998 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho ngành bao bì nhựa– nghiên cứu điển hình Công ty Cổ Phần Văn Hóa Tân Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
û thao tác mở miệng bao của công nhân cẩn thận hơn 1.2. Nguyên liệu còn dính lại trên bao bì 1.2.1. Nhắc nhở công nhân rũ sạch nguyên liệu trong bao bì sau khi đổ nguyên liệu vào thùng trộn 1.2.2. Thu gom tất cả bao bì chứa nguyên liệu để tận dụng nguyên liệu còn sót lại 1.3. Nguyên liệu (hạt nhựa) rơi khi đổ hạt nhựa vào thùng trộn 1.3. Nguyên liệu (hạt nhựa) rơi khi đổ hạt nhựa vào thùng trộn 1.3.2. Hứng và thu gom lượng hạt nhựa rơi vãi 2.Nguyên liệu sau khi trộn không đạt yêu cầu 2.1.Chất luợng hạt nhựa nguyên liệu xấu 2.1.1. Kiểm tra kỹ thành phần nguyên liệu hạt nhựa trước khi mua 2.2. Cánh khuấy không đạt yêu cầu 2.2.1. Thường xuyên bảo dưỡng thiết bị khuấy trộn 3.Hạt nhựa thất thoát 3.1. Nắp thùng khuấy trộn không chặt làm hạt nhựa văng ra ngoài khi khuấy trộn 3.1.1. Đậy kín nắp thùng khi khuấy trộn 3.2. Công nhân vận hành nhiều máy nên không theo dõi hết các máy trộn 3.2.1. Nên tăng thêm công nhân theo dõi máy trộn Đùn thổi + in 4.Hạt nhựa rơi vãi 4.1. Do công nhân đổ nguyên liệu vô máy thổi không cẩn thận 4.1.1. Nâng cao ý thức công nhân vận hành 4.1.2. Trải tấm nhựa để thu hồi hạt nhựa rơi vãi 4.2.Do máng nhận hạt nhựa không có nắp đậy 4.2.1. Thiết kế miệng máng nhận nguyên liệu có nắp đậy 5.Mực in rơi vãi 5.1.Do máng đựng mực in quá nhỏ 5.1.1. Thiết kế máng đựng mực in lớn hơn để thu hồi lượng mực in sử dụng 6. Tỷ lệ phế bao bì dạng cuộn lớn 6.1. Do 1 công nhân phải vận hành nhiều máy 6.1.1. Nâng cao ý thức công nhân vận hành, tăng lượng công nhân vận hành 6.2. Công nhân nghỉ làm không lý do 6.2.1. Quản lý công nhân chặt chẽ hơn, nghỉ làm phải xin phép 6.3. Lưu lượng gió trong phân xưởng lớn 6.3.1. Tiến hành thông gió cục bộ tại nơi công nhân đứng làm việc nhằm hạn chế lượng gió làm ảnh hưởng đến chất lượng màng nhựa 6.3.2. Nên bố trí các máy thổi tại những nơi ít gió. 7. Lượng điện tiêu thụ cao 7.1. Do các máy thổi hao điện 7.1.1.Nên tìm xem máy nào hao điện nhất và máy nào lợi điện nhất 7.1.2. Xem xét xem với mặt hàng nào và với máy nào thì lượng điện tiêu thụ nhỏ nhất 7.2. Do phải thay đổi mặt hàng thường xuyên trong một ca 7.2.1. Nên có kế hoạch sản xuất hợp lý hạn chế thay đổi mặt hàng trong một ca sản xuất 7.2.2. Đào tạo công nhân vận hành sao cho khi thay đổi mặt hàng giảm tối đa lượng bao bì phế Cắt 8.Bao bì sau cắt không đạt yêu cầu 8.1. Do thiết bị cắt bị hư hỏng 8.1.1.Thường xuyên bảo quản thiết bị cắt 8.1.2. Thu gom lượng bao bì phế để tái chế trở lại 8.2. Do bao bì sau khi qua công đoạn thổi bị hư hỏng 8.2.1. Hạn chế tối đa lượng bao bì hư qua công đoạn thổi 8.2.2. Xem xét xem lượng bao bì phế đó thuộc lỗi gì mà có biện pháp quản lý cụ thể 8.3. Dao cắt bao bì mòn cắt không điều, bị hư 8.3.1. Thường xuyên bảo dưỡng thiết bị cắt bao bì 8.3.2. Thay dao cắt bao bì mới 9.Lượng bao bì phế chưa phân loại 9.1.Nên có biện pháp phân loại bao bì phế 9.1.1. Có biện pháp đào tạo công nhân biết phân biệt từng loại nhựa phế 9.1.2. Bố trí các vị trí để các chứa các nguyên liệu phế hợp lý, dễ vận chuyển Dập quai 10.Bao bì sau dập quai bị hư hỏng 10.1.Bao bì sau dập quai chưa đạt yêu cầu 10.1.1. Nâng cao nhận thức công nhân khi làm việc 10.2. Các máy móc dập quai chưa khớp với bao bì 10.2.1. Cải tiến và bảo trì các thiết bị dập quai Hệ thống máy nén khí hoạt động chưa tối ưu 11. Máy nén khí chạy không tải 11.1.Trong thời gian vận hành không tải máy nén khí vẫn tiêu thụ công suất vào khoảng 30 KW 11.1.1.Nên loại bỏ dao động áp suất và chế độ không tải bằng cách sử dụng bộ điều chỉnh tốc độ động cơ (biến tần) nhằm mục đích loại bỏ thời gian hoạt động không tải, ổn định áp suất cung cấp. Loại bỏ động cơ VS ởù máy thổi 12.Tiêu hao nhiều năng lượng và nhiệt thải ra môi trường xung quanh 12.1.Sử dụng động cơ VS để điều chỉnh tốc độ là phương pháp điều chỉnh tốc độ lạc hậu,tiêu hao nhiều năng lượng và nhiệt thải ra môi trường 12.1.1. Đối với máy thổi sử dụng động cơ 7.5KW có tốc độ định mức 725 vòng/phút và 1 VSD tương đương để điều chỉnh tốc độ Hệ thống chiếu sáng 13.Hệ thống chiếu sáng chưa hiệu quả 13.1.Hệ thống chiếu sáng cũ, lạc hậu tốn nhiều năng lượng 13.1.1.Thay thế các bóng đèn cao áp bằng các bóng đèn compact công suất lớn cùng với bố trí thích hợp 13.1.2. Thay thế các đèn huỳnh quang T10 công suất 40W bằng các bóng đèn huỳnh quang T8 công suất 36W có độ sáng và tuổi thọ tương đương 13.1.3. Thay thế các ballast sắt từ có hiệu suất năng lượng kém trong các bộ đèn huỳnh quang bằng các ballast điện tử 13.1.4. Tận dụng quang thông hắt lên trần của các bóng đèn huỳnh quang bằng cách lắp thêm các máng inox phản quang 5.4.2.Phân tích nguyên nhân- Đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho phân xưởng Masterbatches Công đoạn Dòng thải Nguyên nhân Giải pháp (cơ hội) Trộn nguyên liệu thô 1.Nguyên liệu rơi vãi 1.1. Công nhân cắt, mở miệng bao chứa nguyên liệu không cẩn thận để nguyên liệu rơi vãi nhiều 1.1.1. Trải tấm nhựa tại khu vực mở miệng bao chứa nguyên liệu, thu gom, tận dụng nguyên liệu rơi vãi 1.1.2. Kiểm soát và nhắc nhở thao tác mở miệng bao của công nhân cẩn thận hơn 1.2. Nguyên liệu còn dính lại trên bao bì 1.2.1. Nhắc nhở công nhân rũ sạch nguyên liệu trong bao bì sau khi đổ nguyên liệu vào thùng trộn 1.2.2. Thu gom tất cả bao bì chứa nguyên liệu để tận dụng nguyên liệu còn sót lại 1.3. Nguyên liệu (hạt nhựa) rơi khi đổ hạt nhựa vào thùng trộn 1.3. Nguyên liệu (hạt nhựa) rơi khi đổ hạt nhựa vào thùng trộn 1.3.2. Hứng và thu gom lượng hạt nhựa rơi vãi Xay 2.Nguyên liệu thất thoát 2.1.Do khâu nhập liệu và tháo liệu 2.1.1. Cải tiến khâu nhập liệu và tháo liệu để tránh thất thoát 2.1.2. Nâng cao ý thức công nhân vận hành máy xay Đùn 3.Hợp chất nhựa sau đùn bị thất thoát 3.1. Do máng đùn và thân máy đùn bị có khoảng cách hở lớn 3.1.1. Bảo quản máy đùn làm kín khoảng cách giữa máy đùn với thân máy 3.1.2. Tận dụng lại lượng nhựa phế sau đùn 4.Nguyên liệu nhựa bị thất thoát 4.1. Do công nhân đổ hạt nhựa vô máng đùn bị rơi vãi 4.1.1. Nâng cao ý thức công nhân vận hành 4.1.2. Thu hồi lượng hạt nhựa bằng cách trải tấm nhựa. 4.1.3. Thiết kế máng đùn có gờ ra ngoài để giữ hạt nhựa tốt hơn 5.Tổn thất nhiệt từ thân máy đùn 5.1. Chưa có lớp bảo ôn cho thân máy, thất thoát nhiệt từ máy đùn, lượng nhiệt bức xạ ra ngoài không khí lớn. 5.1.1.Nên lắp bảo ôn cho thân máy bằng một lớp bông gốm ceramic hạn chế thất thoát nhiệt Kéo sợi 6. Lượng nước làm nguội sợi nhựa 6.1. Nước làm nguội sợi nhựa chưa được thu hồi mà thải bỏ trực tiếp 6.1.1. Nên có biện pháp thu hồi lượng nước làm nguội sợi nhựa 7.Sợi nhựa bị đứt trong quá trình kéo 7.1. Do lưới đùn và các khe trên máy cắt kéo sợi nhựa không căng 7.1.1.Cải tiến và bảo trì thiết bị 7.1.2. Tái sử dụng lượng sợi nhựa phế Đóng gói 8.Hạt màu chủ bị rơi vãi 8.1.Do công nhân vận hành lơ là trong quá trình đóng gói 8.1.1.Nâng cao nhận thức công nhân vận hành 8.1.2. Thu hồi hạt màu rơi vãi bằng cách trải tấm nhựa 8.2.Do miệng máy cắt và bao chứa nguyên liệu cách nhau quá xa 8.2.1. Nên thiết kế một ống dẫn giữa họng máy cắt và bao đựng hạt màu chủ. 5.4.3.Phân tích nguyên nhân- Đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho phân xưởng Tái chế nhựa Công đoạn Dòng thải Nguyên nhân Giải pháp (cơ hội) Xay 1.Nhựa sau xay rơi vãi 1.1.Do ống tháo liệu của máy xay và dụng cụ nhận phế sau xay không khớp với nhau 1.1.1. Bảo trì thiết bị hay thay thế thiết bị mới 1.1.2. Trải tấm nhựa thu hồi lượng phế đó 1.2.Do máy xay hoạt động liên tục mà nhận phế sau xay theo mẻ 1.2.1.Thiết kế hệ thống nhận liệu và tháo liệu liên tục Ó 2.Bao bì nhựa sau xay bị thất thoát 2.1. Do công nhân đổ nguyên liệu vô máy ó không cẩn thận làm cho nguyên liệu rơi vãi 2.1.1.Đào tạo công nhân trong thao tác nhập liệu và tháo liệu tốt hơn 2.1.2. Vệ sinh nhà xưởng tốt hơn để thu hồi hoàn toàn lượng nguyên liệu rơi vãi. 3. Hỗn hợp bao bì nhựa sau ó bị thất thoát 3.1. Do máng ó và thân máy ó bị có khoảng cách hở lớn 3.1.1. Bảo quản máy ó làm kín khoảng cách giữa máy ó với thân máy 3.1.2. Tận dụng lại lượng nhựa phế sau ó 4.Tổn thất nhiệt từ thân máy ó 4.1. Chưa có lớp bảo ôn cho thân máy, thất thoát nhiệt từ máy ó, lượng nhiệt bức xạ ra ngoài không khí lớn. 4.1.1.Nên lắp bảo ôn cho thân máy bằng một lớp bông gốm ceramic hạn chế thất thoát nhiệt Kéo sợi 5.Lượng nước làm nguội bị lãng phí 5.1.Chưa thu hồi lượng nước giải nhiệt sử dụng 5.1.1. Nên có biện pháp thu hồi lượng nước đã sử dụng 6.Sợi nhựa bị đứt 6.1. Do lưới ó và các khe trên máy cắt kéo sợi nhựa không căng 6.1.1.Cải tiến và bảo trì thiết bị 6.1.2. Tái sử dụng lượng sợi nhựa phế Cắt 7.Hạt nhựa tái sinh rơi vãi 7.1. Do miệng máy cắt và bao chứa hạt nhựa tái sinh có khoản cách quá xa 7.1.1.Nên thiết kế một ống liên thông giữa miệng máy cắt và bao đựng hạt nhựa tái sinh 7.1.2. Trải tấm nhựa thu hồi lượng hạt nhựa tái sinh rơi vãi. Loại bỏ động cơ VS ởù máy ó 8.Tiêu hao nhiều năng lượng và nhiệt thải ra môi trường xung quanh 8.1. Sử dụng động cơ VS để điều chỉnh tốc độ là phương pháp điều chỉnh tốc độ lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng và nhiệt thải ra môi trường 8.1.1.Đối với máy ó sử dụng động cơ 30KW loại 8 cục-735 vòng/phút và một động cơ VSD tương đương để điều chỉnh tốc độ 5.5.LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN 5.5.1. Sàng lọc các giải pháp sản xuất sạch hơn Nhóm các giải pháp SXSH Thực hiện ngay Cần phân tích thêm Loại bỏ Bình luận thêm I. Quản Lý Nội Vi 1. Kiểm soát và nhắc nhở thao tác mở miệng bao của công nhân cẩn thận hơn x Dễ thực hiện 2. Nhắc nhở công nhân rũ sạch hạt nhựa trong bao bì sau khi đổ hạt nhựa vào thùng trộn x Dễ thực hiện 3. Đổ hạt nhựa vào thùng trộn nhẹ hơn hạn chế hạt nhựa rơi vãi x Dễ thực hiện 4. Kiểm tra kỹ thành phần hạt nhựa trước khi mua vào x Dễ thực hiện 5. Đậy kín nắp thùng khi khấy trộn x Dễ thực hiện 6. Phân công và kiểm soát công nhân vận hành các máy thổi, máy đùn, máy ó x Dễ thực hiện 7.Thu gom hết lượng nguyên liệu (hạt nhựa) rơi vãi trước khi vệ sinh nhà xưởng x Dễ thực hiện 8.Kiểm soát và nhắc nhở công nhân đổ nguyên liệu vào máy xay, máy thổi, máy đùn và máy ó cẩn thận hơn x Dễ thực hiện 9. Tiến hành thông gió cục bộ tại nơi công nhân đứng làm việc nhằm hạn chế lượng gió làm ảnh hướng đến chất lượng màng nhựa x Không quá khó để thực hiện nhưng cần phải nghiên cứu chi tiết hơn để đảm bảo chất lượng sản phẩm 10.Nên bố trí các máy thổi tại những nơi ít gió. x Do diện tích xí nghiệp hạn chế 11. Tăng thêm công nhân theo dõi máy trộn x Không cần thiết vì lượng công nhân như vậy là đảm bảo cộng thêm chi phí nhân công cao 12.Nâng cao ý thức công nhân vận hành x Dễ thực hiện 13.Quản lý công nhân chặt chẽ hơn, công nhân muốn nghỉ làm phải xin phép quản đốc phân xưởng x Dễ thực hiện 14.Tiến hành đào tạo công nhân sao cho khi thay đổi mặt hàng thì lượng bao bì phế là tối thiểu x Dễ thực hiện 15.Đào tạo công nhân trong trong thao tác nhập liệu và tháo liệu tốt hơn x Dễ thực hiện 16.Vệ sinh nhà xưởng tốt hơn đảm bảo thu hồi hoàn toàn lượng nguyên liệu rơi vãi x Dễ thực hiện 17.Tăng thêm lượng công nhân vận hành máy thổi x Tăng chi phí trả lương cho công nhân 18. Đổ hạt nhựa vào máy thổi cẩn thận hơn và nên đậy nắp sau khi đổ nguyên liệu vào x Dễ thực hiện 19. Thường xuyên bảo trì máy cắt bao bì x Dễ thực hiện II. Kiểm soát tốt quá trình 20. Nên tìm xem máy nào hao điện nhất và máy nào lợi điện nhất x Hiện đang thiết lập hệ thống theo dõi điện năng,cần thời gian để theo dõi kết quả lượng điện từng máy 21.Xem xét với mặt hàng nào và ứng với máy nào thì lượng tiêu thụ là tối ưu x Hiện đang thiết lập hệ thống theo dõi điện năng,cần thời gian theo dõi lượng điện ứng với từng mặc hàng khác nhau 22.Nên có kế hoạch sản xuất hạn chế thay đổi mặt hàng trong một ca x Lượng hàng khách đặt không như nhau trong từng thời điểm khác nhau 23.Hạn chế tối đa lượng bao bì phế qua công đoạn thổi x Dễ thực hiện 24.Xem xét xem lượng bao bì phế đó thuộc lỗi gì mà có biện pháp quản lý cụ thể x Dễ thực hiện 25.Bố trí các vị trí để chứa các nguyên liệu phế hợp lý, dễ vận chuyển x Dễ thực hiện 26.Ghi chép theo dõi các lần sửa chữa, bảo dưỡng máy cắt, tìm nguyên nhân hư hỏng để có kế hoạch bảo dưỡng thiết bị phòng ngừa hỏng máy trong sản xuất x Dễ thực hiện 27.Cải tiến khâu nhập liệu và tháo liệu để tránh thất thoát x Dễ thực hiện 28.Bảo quản máy ó làm kín khoảng cách và thân máy x Dễ thực hiện 29.Định kỳ bảo dưỡng máy cắt hạt nhựa ở máy ó và máy đùn x Dễ thực hiện 30. Định kỳ bảo dưỡng máy cắt bao bì x Dễ thực hiện 31.Mắc đồng hồ đo điện ở 20 máy thổi x Cần thực hiện ngày vì đầu tư ít, kiểm soát được quá trình tốt hơn 32. Lắp thiết bị kiểm soát nhiệt độ ở máy dập quai x Tốn chi phí, không khả thi III. Tận Thu , Tái Sử Dụng Tại Chỗ 33. Trải tấm nhựa tại khu vực mở miệng bao chứa hạt nhựa, thu gom, tận dụng hạt nhựa rơi vãi x Đơn giản 34. Thu gom tất cả bao bì chứa hạt nhựa để tận dụng hạt nhựa nguyên liệu còn sót lại x Dễ thực hiện 35.Thu gom nguyên liệu (hạt nhựa) rơi khi đổ nguyên liệu vào thùng trộn x Dễ thực hiện 36.Trải tấm nhựa để thu hối hạt nhựa rơi vãi tại các hộc chứa nguyên liệu của máy thổi x Đơn giản 37.Phân loại và thu gom bao bì phế để tái chế trở lại x Thực hiện đơn giản 38.Tận dụng lại hỗn hợp nhựa phế sau đùn và sau ó x Đơn giản 39. Thu hồi lượng nước giải nhiệt tận dụng để tưới cây hạn chế được lượng nước cấp x Cần mua và bố trí thêm các bồn chứa và làm nguội 40.Tái sử dụng lại sợi nhựa phế sau đùn và ó x Đơn giản 41.Thu hồi hạt màu rơi vãi bằng cách trải tấm nhựa ngay họng máy cắt và bao chứa nguyên liệu x Đơn giản IV. Cải Tiến Thiết Bị 42. Thay dao cắt sợi đùn và ó mới x Máy chưa hư nhiều, chỉ cần bảo dưỡng thường xuyên 43. Thường xuyên bảo dưỡng thiết bị khuấy trộn x Dễ thực hiện 44.Thiết kế miệng máng nhận nguyên liệu có nắp đậy x Đơn giản 45. Thường xuyên bảo dưỡng thiết bị cắt sợi của máy ó và máy đùn x Dễ thực hiện 46.Thiết kế máng đựng mực in lớn hơn đề thu hồi lượng mựa in sử dụng và hạn chế mựa in rơi vãi x Dễ thực hiện 47.Thay dao cắt bao bì mới x Máy chưa hư nhiều, chỉ cần bảo dưỡng thường xuyên 48. Định kỳ bảo dưỡng máy cắt x Dễ thực hiện 49. Cải tiến và bảo trì các thiết bị dập quai x Dễ thực hiện 50. Bảo trì máy đùn làm kín khoảng cách giữa máy đùn với thân máy x Có thể thử nghiệm áp dụng ngay 51.Thiết kế máng đựng nguyên liệu của máy đùn có gờ ra ngoài để giữ hạt nhựa tốt hơn x Có thể xem xét áp dụng ngay 52.Lắp bảo ôn cho thân máy đùn bằng một lớp bông gốm cách nhiệt Ceramic hạn chế thất thoát nhiệt x Thực hiện đơn giản, hạn chế thất thoát nhiệt cao 53. Cải tiến và bảo trì thiết bị lưới của máy đùn và lưới máy ó x Cần phải thực hiện thử nghiệm 54.Thiết kế một ống dẫn giữa họng máy cắt và bao đựng hạt màu chủ x Đơn giản 55.Thiết kế hệ thống nhận liệu và tháo liệu liên tục x Phân tích thêm 56. Bảo trì máy ó làm kín khoảng cách giữa máy ó với thân máy x Có thể thử nghiệm áp dụng ngay 57.Thay các van nước bị hỏng x Dễ thực hiện 58. Lắp van khóa tại các vòi nước chưa có van x Dễ thực hịện 59. Lắp bảo ôn cho thân máy ó bằng một lớp bông gốm cách nhiệt Ceramic hạn chế thất thoát nhiệt x Thực hiện đơn giản, hạn chế thất thoát nhiệt cao 60.Tận dụng quang thông hắt lên trần của các bóng đèn huỳnh quang bằng các ballast điện tử x Đầu tư ít, tiết kiệm năng lượng cao 61. Loại bỏ dao động áp suất và chế độ không tải bằng cách sử dụng bộ điều chỉnh tốc độ động cơ (biến tần) nhằm mục đích loại bỏ thời gian hoạt động không tải, ổn định áp suất cung cấp x Tiết kiệm năng lượng lớn 62. Đối với máy ó sử dụng động cơ 30KW loại 8 cục-735 vòng/phút và một động cơ VSD tương đương để điều chỉnh tốc độ x Tiết kiệm năng lượng lớn 63. Đối với máy thổi sử dụng động cơ 7.5KW loại725 vòng/phút và một động cơ VSD tương đương để điều chỉnh tốc độ x Tiết kiệm năng lượng lớn V. Công Nghệ Mới 64. Thay máy cắt sợi mới x Chi phí cao 65.Thay thế các ballast sắt từ có hiệu suất năng lượng kém trong các bộ đèn huỳnh quang bằng các ballast điện tử x Chi phí thấp, năng lượng tiết kiệm lớn Bảng 11. Kết quả sàng lọc các giải pháp SXSH STT Nhóm giải pháp Phân loại các giải pháp Tổng số Tỷ lệ % Thực hiện ngay Phân tích thêm Loại bỏ 1 Quản lý nội vi 15 3 1 18 29,6 2 Kiểm soát tốt quá trình 9 3 1 12 19,7 3 Tận Thu, Tái Sử Dụng Tại Chỗ 8 1 0 9 14,7 4 Cải Tiến Thiết Bị 18 2 2 20 32,7 5 Công Nghệ Mới 1 1 0 2 3,3 6 Tổng 51 10 4 61 100 5.5.2.Nghiên cứu khả thi của các giải pháp cần phân tích thêm Sau khi các giải pháp SXSH được đề xuất, sẽ được tiến hành sàng lọc và lựa chọn các giải pháp dễ thực hiện, để lên kế hoạch thực hiện ngay. Một số giải pháp SXSH cần phải đầu tư nhiều hay thử nghiệm trước khi áp dụng, thì cần được phân tích thêm về các lợi ích kinh tế, kỹ thuật và môi trường để lựa chọn các giải pháp khả thi nhất thực hiện tiếp theo sau khi đã thực hiện các giải pháp SXSH đơn giản. Các giải pháp SXSH cần phân tích thêm tổng cộng có 10 giải pháp. Tuy nhiên do thời gian làm luận văn giới hạn và sự hạn chế về kiến thức liên quan đến các máy móc thiết bị mới trong ngành bao bì nhựa của tác giả, nên luận văn chỉ phân tích tính khả thi của một vài giải pháp cần phân tích thêm và các giải pháp cần lắp đặt thay thế thiết bị. Cách phân tích cụ thể như sau: 5.5.2.1.Nghiên cứu khả thi của giải pháp sử dụng hệ thống chiếu sáng hiệu quả Mô tả giải pháp Do vậy cần phân tích giải pháp là sử dụng hệ thống chiếu sáng hiệu quả bằng cách thay thế các bóng đèn cao áp bằng các bóng đèn compact công suất lớn; tiến hành thay thế các bóng đèn huỳnh quang T10-40W bằng các bóng đèn huỳnh quang T8-36W với chấn lưu điện tử; thay thế ballast sắt từ có hiệu suất năng lượng kém bằng các ballast điên tử; tận dụng quang thông hắt lên trần nhà bằng cách đặt các máng inox phản quang. Tính khả thi về kỹ thuật của giải pháp sử dụng hệ thống chiếu sáng hiệu quả - Các yêu cầu về lắp đặt đơn giản,không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm - Không ảnh hưởng đến công suất sản xuất - Không tốn diện tích lắp đặt - Không làm gián đoạn quá trình sản xuất - Thời gian lắp đặt nhanh chóng, có thể lắp đặt vào ngày nghỉ trong tuần - Tận dụng nhân lực hiện có của công ty - Không ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn lao động Giải pháp trên hoàn toàn khả thi về mặt kỹ thuật Phân tích tính khả thi về kinh tế của giải pháp sử dụng hệ thống chiếu sáng hiệu quả Đối với các bóng đèn cao áp Bảng dưới đây tính toán hiệu quả của việc thay bộ đèn cao áp bằng đèn compact: Bảng 12. Phân tích lợi ích của việc thay thế đèn cao áp STT Chỉ tiêu Cao áp Compact 1 Công suất điện tiêu thụ(W) 250 50 2 Số giờ sử dụng trong ngày(giờ) 20 20 3 Số ngày sử dụng trong năm 330 330 4 Số lượng đèn 16 32 5 Điện năng tiêu thụ trong 1 năm (kWh/năm) 26.400 10.560 6 Lượng điện tiết kiệm được (kWh/năm) - 15.840 7 Giá điện bình quân (đồng/kWh) 944 944{1} 8 Tiền điện tiết kiệm được trong 1 năm (triệu đồng) - 14,952 9 Giá tiền bộ đèn (nghìn đồng) - 85{2} 10 Tổng chi phí đầu tư (triện đồng) - 2,72 Thời gian hoàn vốn (tháng) - 2,18 {1} Giá điện trung bình trong thời điểm sử dụng {2}Chưa bao gồm máng phản quang và đuôi đèn Như vậy với đề xuất thay thế toàn bộ bóng đèn cao áp 250W đang hiện hữu trong xí nghiệp bằng bóng đèn compact 50W thì công ty đã tiết kiệm đước 15.840 kWh/năm với thời gian hoàn vốn là 2.18 tháng. Đối với đèn huỳnh quang T10-40 Bảng 13. Phân tích lợi ích từ việc thay thế bóng đèn huỳnh quang T10-40 bằng đèn huỳnh quang T8-36 STT Chỉ tiêu T10+chấn lưu sắt từ T8 + chấn lưu điện tử 1 Công suất điện tiêu thụ(W) 104 70 2 Số giờ sử dụng trong ngày(giờ) 20 20 3 Số ngày sử dụng trong năm 330 330 4 Số lượng đèn 94 94 5 Điện năng tiêu thụ trong 1 năm (kWh/năm) 64.522 43.428 6 Lượng điện tiết kiệm được (kWh/năm) - 21.094 7 Giá điện bình quân (đồng/kWh) 944 944 8 Tiền điện tiết kiệm được trong 1 năm (triệu đồng) - 19,91 9 Giá tiền bộ đèn (nghìn đồng) - 120 10 Tổng chi phí đầu tư (triện đồng) - 11,28 Thời gian hoàn vốn (tháng) - 6,8 Với đề xuất thay thế toàn bộ bóng đèn huỳnh quang T10-40W bằng bóng đèn huỳnh quang T8-38W thì công ty đã tiết kiệm được 21.094 (kWh/năm) và tiền tiết kiệm là 19,91(triệu đồng/năm) thời gian hoàn vốn là 6,8 tháng Như vậy giải pháp hoàn toàn khả thi vềmặt kinh tế Phân tích tính khả thi về mặt môi trường cuả giải pháp sử dụng hệ thống chiếu sáng hiệu quả Lợi ích: Giảm lượng điện năng tiêu thụ mỗi năm là 36.9434 (kWh/năm), giảm lượng khí thải do sản xuất điện Trở ngại: Tốn thời gian lắp đặt mới thiết bị nhưng thực hiện vào ngày nghỉ nên không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất Giải pháp hoàn toàn khả thi về mặt môi trường. 5.5.2.2.Nghiên cứu khả thi của giải pháp cách nhiệt (bảo ôn) bộ phận gia nhiệt các máy ó và máy đùn. Mô tả giải pháp Do vậy để giảm bớt chi phí điện năng, giảm thời gian mở máy và giảm lượng nhiệt bức xạ ra môi trường xung quanh nên cách nhiệt phần thân máy đùn và máy ó bằng lớp bông gốm cách nhiệt ceramic. Phân tích tính khả thi về kỹ thuật của giải pháp cách nhiệt(bảo ôn) bộ phận gia nhiệt của máy ó và máy đùn - Các yêu cầu về lắp đặt đơn giản,không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm - Không ảnh hưởng đến công suất sản xuất - Không tốn diện tích lắp đặt - Không làm gián đoạn quá trình sản xuất - Thời gian lắp đặt nhanh chóng, có thể lắp đặt vào ngày nghỉ trong tuần hoặc ca nào mà công nhân nghỉ làm việc - Tận dụng nhân lực hiện có của công ty - Không ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn lao động Giải pháp trên hoàn toàn khả thi về mặt kỹ thuật Phân tích tính khả thi về mặt kinh tế cuả giải pháp cách nhiệt (bảo ôn) bộ phận gia nhiệt của máy ó và máy đùn Để giúp xí nghiệp tiết kiệm được khoảng 76 kWh trong một ngày sản xuất tương đương với 25.090 kWh và số tiền tiết kiệm được là 23,7 triệu đồng/năm. Với chi phí đầu tư khoảng 4,5 triệu đồng. Như vậy, thời gian hoàn vốn là 2,3 tháng. Bảng 14. Phân tích chi phí-lợi ích của việc bảo ôn các máy đùn và máy ó Năng lượng tiết kiệm (kWh/năm) Tiết kiệm (triệu đồng/năm) Đầu tư (triệu đồng) Thời gian thu hồi vốn (tháng) 25.090 23,7 4,5 2,3 Bên cạch đó nếu giảm được lượng nhiệt phát sinh ra ngoài môi trướng thì môi trường làm việc của công nhân cũng được cải thiện, hạn chế lượng quạt gió sử dụng, hiệu suất làm việc của công nhân tăng lên. Như vậy giải pháp hoàn toàn khả thi về mặt kinh tế Phân tích tính khả thi về mặt môi trường của giải pháp cách nhiệt (bảo ôn) bộ phận gia nhiệt của máy ó và máy đùn Lợi ích: Giảm lượng điện năng tiêu thụ mỗi năm là 25.090(kWh/năm) dẫn đến giảm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính do sản xuất điện. Trở ngại: Tốn thời gian lắp đặt mới thiết bị nhưng thực hiện vào ngày nghỉ nên không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất Giải pháp khả thi về mặt môi trường. 5.5.2.3.Nghiên cứu khả thi của giải pháp lắp VSD cho động cơ máy nén khí Mô tả giải pháp Để loại bỏ dao động áp suất và sự chạy không tải nên lắp một bộ điều chỉnh tốc độ động cơ VSD (biến tần) Phân tích tính khả thi về kỹ thuật của giải pháp lắp VSD cho động cơ máy nén khí - Các yêu cầu về lắp đặt đơn giản,không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm - Không ảnh hưởng đến công suất sản xuất - Không tốn diện tích lắp đặt - Không làm gián đoạn quá trình sản xuất - Thời gian lắp đặt nhanh chóng, có thể lắp đặt vào ngày nghỉ trong tuần hoặc ca nào mà công nhân nghỉ làm việc - Tận dụng nhân lực hiện có của công ty - Không ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn lao động Giải pháp trên hoàn toàn khả thi về mặt kỹ thuật Phân tích tính khả thi về mặt kinh tế cuả giải pháp lắp VSD cho động cơ máy nén khí Với đề xuất này cần sử dụng một biến tần với công suất 45kW, với chi phí đầu tư là 50 triệu đồng,lượng điện tiết kiệm là 246 kWh/ngày tức là 87120 kWh/năm tương ứng 82,2 triệu đồng/năm. Thời gian thu hồi vốn là 7,3 tháng. Bảng 15. Phân tích lợi ích-chi phí cho việc lắp VSD cho động cơ máy nén khí Năng lượng tiết kiệm (kWh/năm) Tiết kiệm (triệu đồng/năm) Đầu tư (triệu đồng) Thời gian thu hồi vốn (tháng) 87.120 82,2 50 7,3 Bên cạnh đó áp lực cung cấp khí ổn định, chât lượng sản phẩm sẽ đồng đều hơn lượng bao bì phế giảm thì lượng điện tiêu thụ cũng giảm theo. Giải pháp hoàn toàn khả thi về mặt kinh tế. Phân tích tính khả thi về mặt môi trường cuả giải pháp lắp VSD cho động cơ máy nén khí Lợi ích: Giảm lượng điện năng tiêu thụ mỗi năm là 87.120(kWh/năm) dẫn đến giảm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính do sản xuất điện và giảm được lượng nhiệt bức xạ ra môi trường dẫn đến cải thiện môi trường làm việc của công nhân vận hành Trở ngại: Tốn thời gian lắp đặt mới thiết bị nhưng thực hiện vào ngày nghỉ nên không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất Giải pháp hoàn toàn khả thi về mặt môi trường 5.5.2.4.Nghiên cứu khả thi của giải pháp lắp VSD cho động cơ máy ó Mô tả giải pháp Giải pháp là thay thế là sử dụng một động cơ 30 kW loại 8 cục-735 vòng/phút và một VSD tương đương để điều khiển tốc độ Phân tích tính khả thi về kỹ thuật của giải pháp lắp VSD cho động cơ máy ó - Các yêu cầu về lắp đặt đơn giản,không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm - Không ảnh hưởng đến công suất sản xuất - Không tốn diện tích lắp đặt - Không làm gián đoạn quá trình sản xuất - Thời gian lắp đặt nhanh chóng, có thể lắp đặt vào ngày nghỉ trong tuần hoặc ca nào mà công nhân nghỉ làm việc - Tận dụng nhân lực hiện có của công ty - Không ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn lao động Giải pháp trên hoàn toàn khả thi về mặt kỹ thuật Phân tích tính khả thi về mặt kinh tế cuả giải pháp lắp VSD cho động cơ máy ó Với đề xuất này cần sử dụng một biến tần với công suất 30kW, với chi phí đầu tư là 33 triệu đồng,lượng điện tiết kiệm là 86 kWh/ngày tức là 22520 kWh/năm tương ứng 20,1 triệu đồng/năm. Thời gian thu hồi vốn là 20 tháng. Bảng 16. Phân tích lợi ích-chi phí cho việc lắp VSD cho động cơ máy ó Năng lượng tiết kiệm (kWh/năm) Tiết kiệm (triệu đồng/năm) Đầu tư (triệu đồng) Thời gian thu hồi vốn (tháng) 22.520 20,1 33 20 Giải pháp có thời gian hoàn vốn lâu nên cần xem xét lại tính khả thi về mặt kinh tế. Phân tích tính khả thi về mặt môi trường cuả giải pháp lắp VSD cho động cơ máy ó Lợi ích: Giảm lượng điện năng tiêu thụ mỗi năm là 22.520(kWh/năm) dẫn đến giảm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính do sản xuất điện. Trở ngại: Tốn thời gian lắp đặt mới thiết bị nhưng thực hiện vào ngày nghỉ nên không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Giải pháp khả thi về mặt môi trường 5.5.2.5.Nghiên cứu khả thi của giải pháp lắp VSD cho động cơ máy thổi Mô tả giải pháp Giải pháp là thay thế là sử dụng một động cơ 7,5 kW có tốc độ định mức 725 vòng/phút và một VSD tương đương để điều khiển tốc độ Phân tích tính khả thi về kỹ thuật của giải pháp lắp VSD cho động cơ máy thổi - Các yêu cầu về lắp đặt đơn giản,không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm - Không ảnh hưởng đến công suất sản xuất - Không tốn diện tích lắp đặt - Không làm gián đoạn quá trình sản xuất - Thời gian lắp đặt nhanh chóng, có thể lắp đặt vào ngày nghỉ trong tuần hoặc ca nào mà công nhân nghỉ làm việc - Tận dụng nhân lực hiện có của công ty - Không ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn lao động Giải pháp trên hoàn toàn khả thi về mặt kỹ thuật Phân tích tính khả thi về mặt kinh tế cuả giải pháp lắp VSD cho động cơ máy thổi Với đề xuất này cần sử dụng một biến tần với công suất 7,5kW, với chi phí đầu tư là 10,5 triệu đồng,lượng điện tiết kiệm là 44 kWh/ngày tức là 13860 kWh/năm tương ứng 13triệu đồng/năm. Thời gian thu hồi vốn là 10 tháng. Bảng 17. Phân tích lợi ích- chi phí cho việc lắp VSD cho động cơ máy thổi Năng lượng tiết kiệm (kWh/năm) Tiết kiệm (triệu đồng/năm) Đầu tư (triệu đồng) Thời gian thu hồn vốn (tháng) 13.860 13 10,5 10 Giải pháp hoàn toàn có tính khả thi về mặt kinh tế. Phân tích tính khả thi về mặt môi trường cuả giải pháp lắp VSD cho động cơ máy thổi Lợi ích: Giảm lượng điện năng tiêu thụ mỗi năm là 13.860(kWh/năm) dẫn đến giảm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính do sản xuất điện. Trở ngại: Tốn thời gian lắp đặt mới thiết bị nhưng thực hiện vào ngày nghỉ nên không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất Giải pháp khả thi về mặt môi trường 5.5.2.6.Nghiên cứu khả thi của giải pháp lắp 20 đồng hồ đo lượng điện tiêu thụ cho 20 máy thổi với giả sử lượng điện tiêu thụ giảm 10% Mô tả giải pháp Xưởng nhựa và văn phòng chiếm 40,3% công suất tiêu thụ toàn công ty, công suất tiêu thụ là 4542 kWh/ngày, trong đó 20 máy 20 thổi là 2000kWh/ngày. Giải pháp đặt ra là lắp đặt 20 đồng hồ theo dõi điện cho 20 máy thổi để có biện pháp quản lý lượng điện năng tiêu thụ hiệu quả hơn. Phân tích tính khả thi về kỹ thuật của giải pháp lắp 20 đồng hồ đo lượng điện tiêu thụ cho 20 máy thổi - Các yêu cầu về lắp đặt đơn giản, không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm - Không ảnh hưởng đến công suất sản xuất - Không tốn diện tích lắp đặt - Không làm gián đoạn quá trình sản xuất - Thời gian lắp đặt nhanh chóng, có thể lắp đặt vào ngày nghỉ trong tuần hoặc ca nào mà công nhân nghỉ làm việc - Tận dụng nhân lực hiện có của công ty - Không ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn lao động Giải pháp trên hoàn toàn khả thi về mặt kỹ thuật Phân tích tính khả thi về mặt kinh tế cuả giải pháp lắp 20 đồng hồ cho 20 máy thổi Với đề xuất này cần sử dụng 20 đồng hồ đo lượng điện tiêu thụ, với chi phí đầu tư là 10 triệu đồng,lượng điện tiết kiệm là 200 kWh/ngày tức là 66.000 kWh/năm tương ứng 62,3triệu đồng/năm. Thời gian thu hồi vốn là 2 tháng. Bảng 18. Phân tích lợi ích- chi phí cho việc lắp 20 đồng hồ cho 20 máy thổi Năng lượng tiết kiệm (kWh/năm) Tiết kiệm (triệu đồng/năm) Đầu tư (triệu đồng) Thời gian thu hồi vốn (tháng) 66.000 62,3 10 2 Giải pháp hoàn toàn có tính khả thi về mặt kinh tế. Phân tích tính khả thi về mặt môi trường cuả giải pháp lắp VSD cho động cơ máy thổi Lợi ích: Giảm lượng điện năng tiêu thụ mỗi năm là 66.000 (kWh/năm) dẫn đến giảm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính do sản xuất điện. Trở ngại: Tốn thời gian lắp đặt mới thiết bị nhưng thực hiện vào ngày nghỉ nên không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất Giải pháp khả thi về mặt môi trường 5.5.3. Tổng lợi ích sau khi áp dụng các giải pháp phân tích thêm Bảng 19. Tổng kết các lợi ích sau khi áp dụng các giải pháp phân tích thêm Các giải pháp phân tích thêm Các lợi ích ước tính sau khi áp dụng Chi phí thực hiện ước tính Thời gian hoàn vốn Kỹ thuật Kinh tế Môi trường 1. Sử dụng hệ thống chiếu sáng hiệu quả - Thay thế bóng đèn cao áp bằng bóng đèn compact công suất lớn - Thay bóng đèn huỳnh quang T10-40 bằng T8-36 với chấn lưu đđiện tử. - Đối với bóng đèn cao áp tiết kiệm được 14,952 triệu/năm - Đối với bóng đèn huỳnh quang T10-40 tiết kiệm được 19,91 triệu/năm Giảm được lượng điện năng tiêu thụ là 36.9434(kWh/năm) và gián tiếp giảm được lượng khí thải để sản xuất được số điện trên - Với bóng đèn cao áp 2,72 triệu đồng - Với bóng đèn huỳnh quang T10-40 đđầu tư 11,28 triệu đồng - 2,18 tháng - 6,8 tháng 2.Cách nhiệt (bảo ôn) bộ phận gia nhiệt của máy ó và máy đùn Cách nhiệt (bảo ôn) phần thân máy đùn và máy ó bằng một lớp bông gốm cách nhiệt ceramic 23,7 triệu/năm Giảm được lượng điện năng tiêu thụ là 25.090(kWh/năm) và gián tiếp giảm được lượng khí thải để sản xuất được số điện trên. Bên cạnh đó khi giảm được lượng nhiệt phát sinh ra môi trường thì môi trường làm việc của công nhân được cải thiện hơn. Đầu tư 4,5 triệu đồng 2,3 tháng 3.Lắp VSD cho động cơ máy nén khí Lắp đặt VSD cho động cơ máy nén khí 82,2 triệu/năm Giảm được lượng điện năng tiêu thụ là 87.120(kWh/năm) và gián tiếp giảm được lượng khí thải để sản xuất được số điện trên Đầu tư 50 triệu đồng 7,3 tháng 4. Lắp VSD cho động cơ máy ó Sử dụng một động cơ 30 kW loại 8 cục-375 vòng/phút và một VSD tương đương để điểu chỉnh tốc độ 20,1 triệu/năm Giảm được lượng điện năng tiêu thụ là 22520(kWh/năm) và gián tiếp giảm được lượng khí thải để sản xuất được số điện trên Đầu tư 33 triệu đồng 20 tháng 5. Lắp VSD cho động cơ máy thổi Thay điều chỉnh tốc độ từ VS sang VSD ở một máy thổi 13 triệu/năm Giảm được lượng điện năng tiêu thụ là 13.860(kWh/năm) và gián tiếp giảm được lượng khí thải để sản xuất được số điện trên Đầu tư 10,5 triệu đồng 10 tháng 6.Lắp 20 đồng hồ cho 20 máy thổi với giả sử lượng điện tiêu thụ giảm 10% Lắp đặt 20 đồng hồ 62,3 triệu/năm Giảm được lượng điện năng tiêu thụ là 66.000(kWh/năm) và gián tiếp giảm được lượng khí thải để sản xuất được số điện trên Đầu tư 10 triệu đồng 2 tháng 5.6.THIẾT LẬP HỆ THỐNG QUAN TRẮC ĐIỆN NĂNG. Lắp 20 đồng hồ cho 20 máy thổi. Quan trắc điện năng tiêu thụ xem giờ nào điện năng tiêu thụ lớn nhất, giờ nào sản phẩm tạo ra nhiều nhất, mặt hàng nào tiêu tốn ít điện nhất. Trong thời gian đầu chúng ta chưa có mức chuẩn cho từng máy ứng với từng mặt hàng nên phải dùng định mức chuẩn của Environmental, health, and Safety Guidelines (WORLD BANK GROUP) lượng điện tiêu tốn cho 1 kg sản phẩm trong công đoạn đùn thổi là 1kWh/kg. Ta tiến hành theo các bước sau: - Cho công nhân điền lượng điện tiêu thụ vào biểu mẫu của nhà máy ( Phiếu kiểm soát công đoạn thổi) - Quản đốc phân xưởng phân tích số liệu - Phòng kế toán thống kê số liệu và xử lý số liệu (bảng 21) - Trình cho phó giám đốc tiến hành đưa ra mức chuẩn lượng điện tiêu thụ cho từng mặt hàng (bảng 22) Bảng20. Các bộ phận tham gia trong quy trình quản lý điện năng STT Bộ phận tham gia Chức vụ Vai trò 1 Công nhân sản xuất Công nhân Ghi nhận số liệu theo biểu mẫu 2 Quản đốc xí nghiệp Quản đốc Phân tích số liệu 3 Phòng kế toán Thống kê viên Xử lý số liệu 4 Phó giám đốc Phó giám đốc Tổng hợp số liệu đề ra định mức chuẩn Lắp 20 đồng hồ điện cho 20 máy thổi bao bì nhựa Đưa ra định mức tiêu thụ chuẩn cho từng máy ứng với từng mặt hàng Theo dõi điện năng tiêu thụ trong 1 tháng Ứng với máy nào thì sản phẩm tiêu tốn ít điện nhất Giờ nào lượng điện năng tiêu thụ nhỏ nhất Giờ nào lượng sản phẩm tạo ra lớn nhất Hình 11. Theo dõi điện năng với các thông số Bảng 22. Định mức chuẩn lượng điện tiêu thụ ứng với từng mặt hàng PO 1 PO 2 PO 3 PO n T1 A kWh/kg B kWh/kg ... C kWh/kg ... ... ... ... T20 G kWh/kg H kWh/kg ... I kWh/kg 5.7. BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ THỰC TẾ TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SXSH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN HÓA TÂN BÌNH 5.7.1. Thông tin chung về tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp Theo Ngân hàng thế giới, so với ngành Công nghiệp của các nước khác, ngành Công nghiệp Việt Nam nằm trong nhóm cuối về hiệu suất sử dụng năng lượng. Kết quả khảo sát nhiều ngành Công nghiệp như nhựa, sành sứ, xi măng gần đây cho thấy tiềm năng tiết kiệm năng lượng (TKNL) trong ngành Công nghiệp có thể đạt tới 20-30%. Trong khi ngành Công nghiệp Việt Nam chiếm khoảng 40% nhu cầu năng lượng, tương đương khoảng 19 triệu tấn dầu quy đổi trên năm, nếu thực hiện tốt tiết kiệm năng lượng có thể giảm bớt chi phí trong ngành đến 10.000 tỷ đồng trên năm. Trong khi đó, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt năng lượng và mức độ phụ thuộc năng lượng nhập khẩu ngày càng tăng. Vì vậy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là yếu tố quan trọng trong phát triển năng lượng bền vững là biện pháp nhanh, hiệu quả và chi phí thấp nhất. Để năng lượng tăng trưởng khoảng 14%, Nhà nước phải đầu tư khoảng 8 tỷ USD. Nhưng chỉ cần dùng những giải pháp TKNL đơn giản là có thể giảm tức thời từ 10-20% nhu cầu năng lượng và tránh được nguy cơ mất cân bằng năng lượng trong tương lai. Bỡi mất cân bằng năng lượng chính là rào cản lớn nhất cho việc phát triển nền kinh tế, làm giảm sức hút đầu tư, triệt tiêu mọi khả năng cạnh tranh của nhiều loại sản phẩm và cơ hội tăng GDP của nước ta trong tương lai. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, khi trình độ công nghệ năng lượng còn thấp, tiềm năng tiết kiệm điện là rất lớn. Do sử dụng thiết bị công nghệ lạc hậu, chưa chú ý đến công tác quản lý năng lượng nên mức tiêu hao năng lượng để sản xuất ra một đơn vị giá trị kinh tế trong sản xuất công nghiệp của Việt Nam quá cao. 5.7.2. Bài học kinh nghiệm Thông thường mỗi năm một doanh nghiệp nhựa phải trả vài trăm triệu đồng tiền điện, nếu tiết kiệm được điện năng tiêu thụ, doanh thu của doanh nghiệp được lợi một số tiền không nhỏ. Với tốc độ tăng trưởng mỗi năm trên dưới 20%, chiếm 80% sản lượng cả nước, mỗi năm ngành nhựa TPHCM sử dụng một lượng điện rất lớn trong khi đó nước ta đang thiếu hụt năng lượng phải nhập khẩu. Qua quá trình nghiên cứu áp dụng SXSH tại công ty Cổ Phần Văn Hóa Tân Bình, rút ra được một số nhận xét sau: Môi trường của công ty Vấn đề môi trường của công ty cần nghiên cứu thêm cách thu hồi mùi phát sinh do quá trình đùn thổi và quá trình đùn, ó nhựa. Tiềm năng sản xuất sạch hơn Công ty sử dụng các máy móc thiết bị hiện đại, bên cạch đó còn có một vài máy móc thiết bị cũ tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Hệ thống chiếu sáng cũ, lạc hậu tiêu tốn nhiều năng lượng. Quản lý sản xuất chưa tốt tạo ra lượng phế nhiều, lượng phế đó phải đem đi tái sinh, tái chế dẫn đến tiêu tốn điện năng và nguyên vật liệu sử dụng. Vì vậy tiềm năng SXSH lớn nhất của công ty là TKNL như: thay thế hệ thống chiếu sáng cũ bằng hệ thống chiếu sáng mới với độ sáng tương đương và tiêu tốn ít điện năng; bảo ôn các hệ thống đùn thổi giảm được lượng nhiệt thất thoát ra môi trường; lắp biến tần cho động cơ máy nén khí làm giảm dao động áp suất tiết kiệm năng lượng đồng thời khi áp suất ổn định thì chất lượng sản phẩm sẽ đồng đều hơn giảm lượng bao bì phế khi đó giảm được nguyên vật liệu tiêu thụ cũng như điện năng tiêu thụ. Thực hiện quản lý sản xuất tốt thì tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu thụ đồng thời giảm lượng điện năng tiêu thụ cũng như chi phí nhân công. Với xí nghiệp bao bì nhựa thì tiết kiệm được nguyên vật liệu cũng như điện năng nhiều nhất là ở công đoạn đùn thổi. Với những doanh nghiệp có áp dụng ISO 9001 thì việc triển khai SXSH được thực hiện dễ dàng hơn các doanh nghiệp chưa áp dụng ISO 9001, vì lượng sản phảm trong doanh nghiệp đa dạng cộng thêm doanh nghiệp có quá nhiều máy. Khi doanh nghiệp áp dụng thành công SXSH thì tiến tới đạt được ISO 14000 dễ hơn. Mặt khác tiết kiệm được lượng điện năng tiêu thụ làm giảm ô nhiễm môi trường hạn chế các khí thải gây hiệu ứng nhà kính và làm giảm áp lực nhập khẩu năng lượng. Bên cạnh đó cần nâng cao nhận thức công nhân về vấn đề tiết kiệm năng lượng, công nhân chưa có ý thức tiết kiệm năng lượng "vào thời gian nghỉ trưa đi ra ngoài nhưng rất ít công nhân tắt đèn, tắt quạt thông gió, tắt điều hòa nơi sản xuất. Việc này chỉ có chủ doanh nghiệp làm, phải chăng việc tắt điện không mang lại lợi ích trực tiếp cho công nhân". 5.7.3. Cách thức triển khai SXSH với ngành bao bì nhựa Triển khai áp dụng SXSH là một quá trình lâu dài và tùy thuộc vào điều kiện hiện có của doanh nghiệp mà có những cách thức triển khai cụ thể khác nhau. Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp nhựa đều có đặc điểm chung là tiêu tốn nhiều năng lượng nên phần triển khai áp dụng SXSH đều có chung nội dung là TKNL và quản lý nội vi. Cách thức triển khai cụ thể: - Lắp biến tần - Lắp bảo ôn - Sử dụng hệ thống chiếu sáng hiệu quả - Quản lý nội vi - Tận thu tái sinh tái chế hoàn toàn các bao bì phế. CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ —&– 6.1. KẾT LUẬN Sau quá trình đến và tìm hiểu thực tế về các hoạt động sản xuất kinh doanh, hiện trạng môi trường tại công ty cổ phần Văn Hóa Tân Bình, luận văn rút ra một số nhận xét sau: Công ty cổ phần Văn Hóa Tân Bình (ALTA) là một trong những doanh nghiệp có qui mô sản xuất lớn, có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu–năng lượng lớn, đặc biệt là nhu cầu sử dụng điện năng dao động từ 165.900-329.117kWh/tháng, ý thức quản lý và vận hành của công nhân viên chưa cao, gây nhiều thất thoát cho công ty. Với doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất bao bì nhựa thì cần quan tâm nhất là môi trường không khí (cần nghiên cứu thêm về phương pháp thu gom và xử lý mùi thải phát sinh trong công đoạn đùn thổi và ó nhựa) và lượng CTR. Dựa trên việc phân tích hiện trạng môi trường và phân tích các quy trình sản xuất, đề tài đã nghiên cứu cách thức triển khai áp dụng SXSH thích hợp với thực tế của công ty, cùng với sự phối hợp của đội SXSH tại công ty và sự hỗ trợ của các chuyên gia SXSH, đề tài đã đưa ra được một số giải pháp thiết thực. Trong đó có những giải pháp cần đầu tư lớn, nhưng dựa vào kết quả phân tích tính khả thi với thời gian hoàn vốn ngắn đủ để thuyết phục công ty tiếp tục triển khai thực hịên các giải pháp SXSH đó và tiếp tục duy trì, mở rộng chương trình SXSH trên phạm vi toàn công ty. Qua việc tìm hiểu những đặc trưng ô nhiễm của ngành bao bì nhựa (gây ô nhiễm không khí và lượng chất thải rắn phát sinh lớn) và qua quá trình nghiên cứu áp dụng SXSH tại công ty Cổ Phần Văn Hóa Tân Bình, luận văn rút ra hướng đánh giá SXSH chung cho ngành bao bì nhựa là tập trung vào đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng. Đây là tiềm năng tiết kiệm rất lớn, đặc trưng của ngành nhựa, mang lại nhiều lợi ích kinh tế và cải thiện hiện trạng môi trường (giảm lượng CTR, cải thiện môi trường không khí) cho các doanh nghiệp khi triển khai áp dụng SXSH. Bên cạnh đó khi giảm được lượng điện tiêu thụ thì làm giảm đáng kể tải lượng các chất gây hiệu ứng nhà kính và giảm gánh nặng phải nhập khẩu năng lượng góp phần phát triển bền vững nền kinh tế nước nhà. 6.2.KIẾN NGHỊ 6.2.1.Đối Với Ban Lãnh Đạo Công Ty Để triển khai áp dụng SXSH tại công ty đạt được nhiều thành công hơn thì ban lãnh đạo của công ty cần: Nhanh chóng triển khai và hoàn thành việc thay thế các bóng đèn Compact và các bòng đèn huỳnh quang T8-36W; lắp bảo ôn cho thân máy ó và máy đùn; lắp biến tần cho máy thổi, máy nén khí và máy ó. Tiếp tục triển khai theo dõi hệ thống quan trắc điện năng cho 20 máy thổi ứng với các mặt hàng khác nhau để nhanh chóng xác định các định mức sản xuất cho từng máy ứng với từng mặt hàng. Triển khai áp dụng các giải pháp SXSH thực hiện ngay. Lên kế hoạch thực hiện các giải pháp lâu dài đã được phân tích tính khả thi. Duy trì và mở rộng chương trình SXSH trên phạm vi toàn công ty. Chọn trọng tâm đánh giá cho SXSH tiếp theo. Chủ động tiếp cận với các cơ quan chức năng để được hỗ trợ nguồn vốn và nhân lực giúp công ty triển khai áp dụng SXSH hiệu quả hơn, tạo nền tảng và điều kiện tốt cho công ty tiếp cận với hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 dễ dàng hơn. 6.2.2.Đối Với Các Cơ Quan Chức Năng Sự thành công của một dự án SXSH đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía, trong đó sự nỗ lực của các doanh nghiệp là chủ yếu, nhưng sự hỗ trợ và khuyến khích từ phía nhà nước về nguồn vốn và nhân lực cho các doanh nghiệp cũng không kém phần quan trọng. Vì vậy các cơ quan chức năng cần nhanh chóng ban hành các qui định, chính sách khuyến khích, chương trình hỗ trợ về nguồn vốn và nhân lực để thúc đẩy các doanh nghiệp tự nguyện tham gia áp dụng SXSH ngày càng nhiều hơn. Đặc biệt cần ban hành chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cụ thể cho ngành sản xuất bao bì nhựa nói riêng và cho từng ngành công nghiệp nói chung. Ngành nhựa nói chung và ngành bao bì nhựa nói riêng tiêu tốn một lượng điện năng lớn nên nhà nước cần ban hành và triển khai các chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện tiết kiệm năng lượng không những mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn mang lại lợi ích to lớn cho đất nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvan_thao1.doc
  • docbieu mau.doc
  • xlsBM04-PhieuThoi01-07-thaoluanchung(1).xls
  • docdanh muc.doc
  • docMUCLUC~1.DOC
  • docMUCLUC~2.DOC
  • docPhc luc.doc
  • docPHLC1~1.DOC
  • docPhuluc-mucluc.doc
  • docthao.doc
Tài liệu liên quan