- Cân các môi trường nuôi cấy và hòa tan trong nước cất với hàm lượng xác
định trong bình cầu (hoặc bình tam giác). Dùng bông gòn không thấm nước bịt kín
miệng bình.
- Đun nóng môi trường để hòa tan hoàn toàn các thành phần môi trường trong
nước.
- Pha loãng dung dịch nước muối nồng độ 0,85%. Dùng ống đong đong 9ml
nước muối đã pha loãng cho vào ống nghiệm, vặn nắp ống nghiệm kĩ.
- Rửa sạch đĩa petri, các dụng cụ cấy vi sinh, pipet. Dùng giấy nhật trình gói tất
cả các dụng cụ trên để đưa vào tủ thanh trùng.
-Tiến hành thanh trùng ướt môi trường, dụng cụ thủy tinh, dụng cụ cấy vi sinh,
nước muối sinh lí ở 121oC trong thời gian khoảng 45-60 phút.
57 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 850 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu chế biến kẹo nha đam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thường
bảo quản gelatin ở độ ẩm 10-13%, tại 13% ẩm và nhiệt độ 250C gelatin cân bằng
với độ ẩm tương đối của không khí RH = 60 – 65%.
Luận văn tốt nghiệp K29 - 2008 Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
19
2. 5. Ứng dụng của gelatin
Việc sử dụng gelatin có thể chia thành các chức năng sau:
+ Tạo đông: jelly, jam, mứt đông các loại.
+ Ổn định: kem.
+ Nhũ hóa: bản chất gelatin là protein có đầu phân cực nên có thể hòa tan
trong dầu, chất keo này có khả năng nhũ tương hóa nước trong dầu.
+ Làm đặc: xốp, đồ hộp.
+ Kết dính: kẹo, sản phẩm thịt.
+ Làm trong rượu.
+ Dùng làm phim ảnh, chất kết dính trong sản xuất diêm, màng lọc ánh
sáng, môi trường nuôi cấy vi sinh vật.
3. Đường saccharose
Đường sử dụng trong sản phẩm có tác dụng góp phần hình thành gel, tạo
mùi vị và có tác dụng như chất bảo quản (làm tăng áp suất thẩm thấu dung dịch, hạ
thấp độ hoạt động của nước, cản trở sự phát triển của vi sinh vật). Đường giúp cho
việc tạo thành gel bằng cách liên kết liên kết với nước, kết quả là pectin tách ra
khỏi dung dịch để tạo thành dạng gel trong quá trình làm lạnh.
Saccharose là một disaccharide có công thức phân tử là C12H22O11, cấu tạo
bởi một phân tử glucose và một phân tử fructose nối với nhau bằng một cầu nối
1,4-glycoside.
Hình 8. Cấu tạo phân tử đường saccharose
Saccharose có nhiều trong củ cải đường, mía và ở lá, thân, rễ, quả của nhiều
loại thực vật. Saccharose là loại đường được sử dụng rất phổ biến trong chế biến
thực phẩm và có ý nghĩa rất quan trọng đối với dinh dưỡng con người.
Saccharose tinh khiết ở dạng tinh thể là chất rắn trong suốt, màu trắng, hòa
tan tốt trong nước, vị ngọt. Đường sử dụng trong sản phẩm phải phải đảm bảo tiêu
chuẩn, thường dùng đường loại I hoặc loại II theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN
1693-75.
Luận văn tốt nghiệp K29 - 2008 Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
20
Bảng 3. Những tiêu chuẩn của đường RE
(Hồ Hữu Long, 1983)
Sự thay đổi nồng độ đường cao ảnh hưởng mạnh mẽ đến sản phẩm gel cuối.
Ngoài ra có thể dùng đường dextrose, siro bắpthay thế một phần đường
saccharose để cho quá trình tạo đông xảy ra nhanh và tránh hiện tượng lại đường.
4. Acid citric
Các acid thực phẩm dùng trong sản phẩm có tác dụng:
- Làm nổi bật hương vị của sản phẩm.
- Góp phần ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật giúp bảo quản sản phẩm.
- Điều vị cho sản phẩm.
- Điều khiển quá trình tạo đông.
- Ngoài ra một số acid thực phẩm còn có tác dụng chống oxi hóa nhằm bảo
vệ màu cho sản phẩm.
Các acid thường dùng trong thực phẩm là: acid citric, acid malic, acid
ascorbic, acid tartric,nhưng người ta thường dùng acid citric vì đây là acid có vị
chua dịu có thể dùng để điều chỉnh vị.
Acid citric là acid hữu cơ rất phổ biến, hiện diện với số lượng lớn trong trái
cây, đặc biệt là trái cây có múi, có công thức phân tử là C6H8O7.1H2O, phân tử
lượng tối đa 192,13 g/mol, độ hòa tan trong nước 133g/ 100 ml ở 20oC, điểm nóng
chảy 153oC, điểm sôi 175oC. Ở dạng tinh thể có độ tinh khiết lớn hơn 99%. Khi
hòa tan trong nước cất dung dịch trong suốt, không có vị lạ. Có thể hòa tan trong
ethanol, ít tan trong eter.
Hình 9. Cấu tạo phân tử acid citric
Tiêu chuẩn Yêu cầu
Độ tinh khiết ≥ 99,7%
Hàm lượng nước tối đa ≤ 0,15 %
Hàm lượng tạp chất tối đa ≤ 0,15 %
pH 7
Màu Trắng hoàn toàn
Luận văn tốt nghiệp K29 - 2008 Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
21
5. Chất bảo quản (Kali sorbate)
Chất bảo quản sử dụng là Kali sorbate, muối của acid sorbic.
Acid sorbic (C5H7COOH)
- Có công thức phân tử CH3-CH=CH-CH=CH-COOH là chất béo không bão
hòa ở dạng tinh thể tan trong nước,
- Trọng lượng phân tử là 112,12
- Nhiệt độ nóng chảy là 134,5oC.
- Khó tan trong nước lạnh (0,16%) dễ tan trong nước nóng (ở 100oC tan
3,9%)
- Có vị chua nhẹ và mùi nhẹ.
Acid sorbic không độc đối với cơ thể người cũng như khi cho vào sản phẩm
thực phẩm không gây ra mùi hay vị lạ và không làm mất mùi tự nhiên của thực
phẩm. Khi vào cơ thể người, acid sorbic oxi hóa tạo thành các chất không độc đối
với cơ thể. Nồng độ acid sorbic thường sử dụng là 0,05-1,2%.
Acid sorbic có tác dụng sát trùng mạnh đối với nấm men và nấm mốc nhưng
tác dụng thanh trùng hay rất yếu đối với vi khuẩn.
Hiện tại, acid sorbic và muối của nó mà đặc biệt là muối Kali sorbate được
sử dụng phổ biến trên thế giới cho việc bảo quản nhiều loại thực phẩm rất đa dạng
như các sản phẩm sữa, các sản phẩm rau quả, các sản phẩm bánh kẹo, nước giải
khát, thịtvà kể cả thức ăn cho gia súc, dược phẩm và mỹ phẩm. Sở dĩ nó được
ứng dụng rộng rãi như vậy là vì nó có khả năng ức chế việc phát triển của một
lượng lớn vi sinh vật như nấm men, nấm mốc.
Sự ức chế vi sinh vật của sorbate có lẽ là do nó làm thay đổi cấu trúc tế vào,
thay đổi vật liệu di truyền của gen, thay đổi màng tế bào và ức chế hoạt động của
enzyme cũng như chức năng vận chuyển của tế bào vi sinh vật.
Hoạt tính chống vi sinh vật của sobate chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như
các thành phần cấu tạo nên nó, phương pháp chế biến và các yếu tố môi trường
như: nồng độ, pH, aw, nhiệt độ, thành phần khí quyển, bao gói, các thành phần gia
vị khác, chủng vi sinh vật,
Kali sorbate (C5H7COOK) là chất bột trắng kết tinh, dễ tan trong nước. Các
chất này khi cho vào trong sản phẩm thực phẩm không gây ra mùi vị lạ hay làm
mất mùi tự nhiên của thực phẩm. Đây là một ưu điểm nổi bật của acid sorbic và
Kali sorbate.
Nồng độ kháng vi sinh vật hiệu quả của sorbate ở hầu hết các loại thực
phẩm thường nằm trong khoảng 0,02-0,3%. Tuy nhiên, trong các sản phẩm thịt
nồng độ sử dụng có thể cao hơn. Ở Mỹ, người ta sử dụng dung dịch Kali sorbate
10% cho việc bảo quản các sản phẩm xúc xích khô mà không cần bảo quản lạnh.
Luận văn tốt nghiệp K29 - 2008 Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
22
Đồng thời, sorbate cũng được thừa nhận là GRAS và WHO đã chấp nhận
lượng hằng ngày của sorbate mà con người có thể dùng là 25 mg/kg thể trọng.
Phương pháp ứng dụng sorbate bao gồm: thêm trực tiếp, phun hoặc nhúng
thực phẩm vào trong dung dịch, quét lên thực phẩm với dạng bột hoặc thêm vào
trong các vật liệu làm bao bì hay dung dịch tạo màng.
Bảng 4. Ứng dụng của sorbate trong việc chống vi sinh vật
Sản phẩm Nồng độ
(%)
Sản phẩm sữa: các dạng phomai, sữa chua, yaourt 0,05-0,3
Sản phẩm bánh nướng: bánh ngọt, bánh patê, bánh rán 0,03-0,3
Sản phẩm rau: rau muối chua, rau dầm giấm, xà lách tươi 0,02-0,2
Sản phẩm trái cây: trái cây sấy khô, mứt, nước trái cây, sirô, puree 0,02-0,25
Nước giải khát: rượu, nước có gas và không gas, nước ép trái cây, nước
uống không năng lượng
0,02-0,1
Sản phẩm nhũ tương: sốt mayone, bơ thực vật, dầu trộn 0,05-0,1
Sản phẩm cá và thịt: cá muối và xông khói, xúc xích khô 0,05-0,3
Sản phẩm hỗn hợp: vỏ xúc xích, thức ăn cho vật nuôi, kẹo 0,05-0,3
(Sofos, 1989 trích bởi Michael Davidson P., 2005)
Luận văn tốt nghiệp K29 - 2008 Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
23
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương tiện nghiên cứu
1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm: phòng thí nghiệm Bộ môn Công nghệ thực phẩm - Khoa Nông
Nghiệp và SHƯD - Khu 2 - Trường ĐHCT.
Thời gian: trong 3 tháng, bắt đầu từ 03/01/2007 đến 03/4/2007.
1.2. Thiết bị và dụng cụ nghiên cứu
- Máy nghiền.
- Bếp gas.
- Cân điện tử (độ chính xác 0.001, Nhật).
- Brix kế.
- Máy đo cấu trúc RHEOTEX.
- Những thiết bị, dụng cụ để xác định hàm lượng đường tổng và acid tổng.
- Các vật liệu khác.
1.3. Tác nhân hóa học
- Gelatin.
- Acid citric.
- Muối Kali sorbate.
- Hóa chất để xác định đường tổng và acid tổng.
- Chất màu, chất mùi.
1.4. Nguyên liệu
- Nha đam.
- Đường saccharose.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên, lặp lại 2-3 lần. Kết quả được tính toán
theo phương pháp thống kê (bằng phần mềm STATGRAPHICS PLUS 4.0).
Luận văn tốt nghiệp K29 - 2008 Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
24
2.2. Chuẩn bị mẫu
Xử lí nguyên liệu nha đam để lấy phần gel trong suốt, cắt miếng nhỏ,
nghiền nhuyễn. Dùng dung dịch nha đam vừa nghiền chia làm hai phần, một phần
để khuấy tan đường (nhân tố khảo sát) và acid citric (nhân tố khảo sát), phần còn
lại hòa tan, làm nở tác nhân tạo gel (nhân tố khảo sát). Nấu hỗn hợp (khuấy trộn
liên tục trong quá trình nấu), bổ sung chất bảo quản (nhân tố khảo sát), chất màu,
mùi, đổ khuôn. Hạ nhiệt độ để khối gel đông lại. Tách khuôn, cắt miếng vuông và
áo đường cho sản phẩm.
3. Phương pháp phân tích
- Xác định hàm lượng acid tổng: phương pháp chuẩn độ.
- Đo hàm lượng chất khô hòa tan: bằng chiết quang kế cầm tay.
- Đo cấu trúc: máy đo cấu trúc RHEOTEX.
- Đánh giá cảm quan: phương pháp cho điểm theo tiêu chuẩn Việt Nam (tự
xây dựng).
Luận văn tốt nghiệp K29 - 2008 Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
25
4. Quy trình thí nghiệm
Nấu
Phối trộn
Đường
Acid
Kali sorbate
Tách vỏ
Nghiền
Chất màu, chất mùi
Tách khuôn
Làm lạnh
Đổ khuôn
Cắt miếng
Áo đường
Sản phẩm
Gelatin
Nha đam
Luận văn tốt nghiệp K29 - 2008 Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
26
5. Nội dung và bố trí thí nghiệm
5.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng tỉ lệ gelatin, đường, acid đến chất lượng
sản phẩm.
- Mục đích: chọn được tỉ lệ đường, gelatin và acid thích hợp để sản phẩm có
cấu trúc mềm dẽo, chất lượng cảm quan cao.
- Bố trí thí nghiệm
+ Nhân tố A: tỉ lệ gelatin (%)
A1: 6 A2: 7 A3: 8
+ Nhân tố B: tỉ lệ đường (%)
B1: 50 B2: 55 B3: 60
+ Nhân tố C: tỉ lệ acid (% acid citric)
C1: 0.1 C2: 0.2 C3: 0.3
Bảng 5. Bố trí thí nghiệm 1
Nhân tố C
Nhân tố A Nhân tố B
C1 C2 C3
B1 A1B1C1 A1B1C2 A1B1C3
B2 A1B2C1 A1B2C2 A1B2C3 A1
B3 A1B3C1 A1B3C2 A1B3C3
B1 A2B1C1 A2B1C2 A2B1C3
B2 A2B2C1 A2B2C2 A2B2C3 A2
B3 A2B3C1 A2B3C2 A2B3C3
B1 A3B1C1 A3B1C2 A3B1C3
B2 A3B2C1 A3B2C2 A3B2C3 A3
B3 A3B3C1 A3B3C2 A3B3C3
Tổng số nghiệm thức: 3 x 3 x 3 = 27
- Ghi nhận kết quả:
+ Đánh giá cảm quan.
+ Đo cấu trúc sản phẩm.
Luận văn tốt nghiệp K29 - 2008 Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
27
5.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ nấu đến chất
lượng sản phẩm.
- Mục đích: chọn được chế độ nấu thích hợp với cấu trúc sản phẩm.
- Bố trí thí nghiệm
+ Nhân tố D: nhiệt độ nấu (oC)
D1: 65 D2: 75 D3: 85
+ Nhân tố E: thời gian nấu (phút)
E1: 3 E2: 5 E3: 7
Bảng 6. Bố trí thí nghiệm 2
Nhân tố E Nhân tố D
E1 E2 E3
D1 D1E1 D1E2 D1E3
D2 D2E1 D2E2 D2E3
D3 D3E1 D3E2 D3E3
Tổng số nghiệm thức: 3 x 3 = 9
- Ghi nhận kết quả:
+ Đánh giá cảm quan.
+ Đo cấu trúc sản phẩm.
5.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát khả năng bảo quản sản phẩm khi sử dụng chất bảo
quản.
- Mục đích: xác định tỉ lệ Kali sorbate thích hợp để giữ sản phẩm được lâu.
- Bố trí thí nghiệm
Nhân tố F: tỉ lệ Kali sorbate (%).
F1: 0 F2: 0,01 F3: 0,02 F4: 0,03 F5: 0,04 F6: 0,05
- Ghi nhận kết quả:
+ Theo dõi hàm lượng đường tổng trong suốt thời gian bảo quản.
+ Theo dõi hàm lượng acid tổng trong suốt thời gian bảo quản.
+ Theo dõi mật số vi sinh vật.
Luận văn tốt nghiệp K29 - 2008 Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
28
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Thành phần hóa học trong nguyên liệu
Bảng 7. Thành phần hóa học của nha đam
Thành phần hóa học Hàm lượng (%)
Độ ẩm 98,32
Hàm lượng acid (tính theo acid citric) 0,061
Hàm lượng đường (%) 0,2
2. Ảnh hưởng của gelatin, đường, acid đến chất lượng sản phẩm
Bảng 8. Ảnh hưởng của gelatin, đường, acid đến cấu trúc (độ dẽo) sản phẩm, gf
Tỉ lệ acid (%) Tỉ lệ gelatin
(%)
Tỉ lệ đường
(%) 0,1 0,2 0,3
50 98 92 87
55 113 108 102 6
60 125 120 114
50 126 119 113
55 135 128 120 7
60 142 138 133
50 134 128 124
55 160 153 146 8
60 177 172 167
Luận văn tốt nghiệp K29 - 2008 Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
29
Bảng 9. Kết quả thống kê ảnh hưởng của gelatin đến cấu trúc (độ dẽo) sản phẩm, gf
Tỉ lệ gelatin (%) Trung bình nghiệm thức
6 108c
7 129b
8 151a
Bảng 10. Kết quả thống kê ảnh hưởng của đường đến cấu trúc (độ dẽo) sản phẩm, gf
Tỉ lệ đường (%) Trung bình nghiệm thức
50 113c
55 131b
60 144a
Bảng 11. Kết quả thống kê ảnh hưởng của acid đến cấu trúc (độ dẽo) sản phẩm, gf
Tỉ lệ acid (%) Trung bình nghiệm thức
0,1 134a
0,2 129b
0,3 125c
Dựa vào kết quả thống kê ở bảng 9, 10, 11 cho thấy gelatin, đường, acid ảnh
hưởng rất nhiều đến cấu trúc sản phẩm, thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa về mặt
thống kê:
- Khi nồng độ đường càng cao thì cấu trúc gel trong sản phẩm càng tốt, gel tạo
được càng bền và chắc hơn.
- Gelatin càng nhiều, cấu trúc gel càng cứng chắc hơn, độ dẽo càng cao.
- Ngược lại, cấu trúc gel tỉ lệ nghịch với hàm lượng acid, acid càng nhiều độ
bền gel càng giảm. Do lượng acid càng cao thì pH sản phẩm càng xa điểm đẳng
điện của gelatin làm cho lực đẩy tĩnh điện giữa các phân tử càng lớn, liên kết giữa
các phân tử yếu dẫn đến cấu trúc gel kém bền vững. Kết quả được biểu thị ở hình
12, 13, 14.
Luận văn tốt nghiệp K29 - 2008 Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
30
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
200
6 7 8
Gelatin (%)
Đ
ộ
dẽ
o
(g
a
m
lự
c)
50% đường
55% đường
60% đường
Hình 10. Ảnh hưởng của gelatin và đường đến cấu trúc (độ dẽo) sản phẩm
ở nồng độ acid 0,1%
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
200
6 7 8
Gelatin (%)
Đ
ộ
dẽ
o
(g
a
m
lự
c)
50% đường
55% đường
60% đường
Hình 11. Ảnh hưởng của gelatin và đường đến cấu trúc (độ dẽo) sản phẩm
ở nồng độ acid 0,2%
Luận văn tốt nghiệp K29 - 2008 Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
31
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
6 7 8
Gelatin (%)
Đ
ộ
dẽ
o
(g
a
m
lự
c
)
50% đường
55% đường
60% đường
Hình 12. Ảnh hưởng của gelatin và đường đến cấu trúc (độ dẽo) sản phẩm
ở nồng độ acid 0,3%
Bảng 12. Kết quả đánh giá cảm quan ảnh hưởng của gelatin, đường, acid đến cấu
trúc (độ dẽo) sản phẩm
Tỉ lệ acid (%) Tỉ lệ gelatin
(%)
Tỉ lệ đường
(%) 0,1 0,2 0,3
50 2,20 2,15 2,05
55 2,90 2,80 2,70 6
60 3,40 3,35 3,30
50 3,50 3,40 3,30
55 4,75 4,65 4,50 7
60 4,30 4,25 4,15
50 4,25 4,00 3,90
55 3,95 4,05 3,70 8
60 3,55 3,50 3,35
Bảng 13. Kết quả thống kê điểm cảm quan về ảnh hưởng của gelatin đến cấu trúc
(độ dẽo) sản phẩm
Tỉ lệ gelatin (%) Trung bình nghiệm thức
6 2,76c
7 4,09a
8 3,80b
Luận văn tốt nghiệp K29 - 2008 Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
32
Bảng 14. Kết quả thống kê điểm cảm quan về ảnh hưởng của đường đến cấu trúc (độ
dẽo) sản phẩm
Tỉ lệ đường (%) Trung bình nghiệm thức
50 3,19b
55 3,78a
60 3,68a
Bảng 15. Kết quả thống kê điểm cảm quan về ảnh hưởng của acid đến cấu trúc (độ
dẽo) sản phẩm
Tỉ lệ acid (%) Trung bình nghiệm thức
0,1 3,64a
0,2 3,57a
0,3 3,44b
Theo kết quả thống kê ở bảng 13, 14, 15 cho ta thấy:
Sản phẩm có nồng độ gelatin 7% cho điểm đánh giá cảm quan cao nhất có sự
khác biệt ý nghĩa so với ở nồng độ 6% và 8% gelatin. Vì ở nồng độ 7% gelatin tạo
cho cấu trúc kẹo mềm dẽo vừa phải, còn ở nồng độ 6% gelatin cấu trúc hơi mềm,
độ bền gel thấp. Ngược lại ở nồng độ gelatin 8%, sản phẩm có độ bền gel cao, cấu
trúc hơi cứng.
Sản phẩm có nồng độ đường 55% và 60% cho kết quả đánh giá cảm quan cao
hơn sản phẩm có nồng độ đường 50% và có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê,
còn giữa 55% và 60% không có khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê. Vì vậy có thể
chọn nồng độ đường 55% hoặc 60% để tạo cấu trúc kẹo tốt, gel bền, mềm dẽo vừa
phải. Tuy nhiên ở nồng độ đường 60% thì sản phẩm có dấu hiệu lại đường ở bề mặt
và điểm cảm quan cũng có khuynh hướng giảm do độ ngọt quá cao.
Riêng đối với acid, tuy nồng độ acid càng thấp thì cấu trúc gel càng tốt, nhưng
ở nồng độ 0,1% và 0,2% điểm cảm quan không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt
thống kê nên ta cũng có thể chọn một trong hai nồng độ acid này để tạo được sản
phẩm có giá trị cảm quan cao.
Luận văn tốt nghiệp K29 - 2008 Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
33
Bảng 16. Kết quả đánh giá cảm quan ảnh hưởng của gelatin, đường, acid đến mùi vị
của sản phẩm
Tỉ lệ acid (%) Tỉ lệ gelatin
(%)
Tỉ lệ đường
(%) 0,1 0,2 0,3
50 3,80 4,00 3,90
55 4,00 4,35 4,25 6
60 3,95 4,00 4,05
50 3,65 3,85 3,60
55 3,75 3,95 3,85 7
60 3,70 3,80 3,75
50 3,45 3,50 3,30
55 3,40 3,60 3,50 8
60 3,20 3,25 3,05
Bảng 17. Kết quả thống kê điểm cảm quan ảnh hưởng của gelatin đến mùi vị sản
phẩm
Tỉ lệ gelatin (%) Trung bình nghiệm thức
6 4,00a
7 3,77b
8 3,36c
Bảng 18. Kết quả thống kê điểm cảm quan ảnh hưởng của đường đến mùi vị sản
phẩm
Tỉ lệ đường (%) Trung bình nghiệm thức
50 3,67b
55 3,85a
60 3,64b
Bảng 19. Kết quả thống kê điểm cảm quan ảnh hưởng của acid đến mùi vị sản phẩm
Tỉ lệ acid (%) Trung bình nghiệm thức
0,1 3,66b
0,2 3,81a
0,3 3,69b
Luận văn tốt nghiệp K29 - 2008 Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
34
Theo kết quả thống kê ở bảng 17, 18, 19 cho thấy gelatin, đường, acid ảnh
hưởng đến giá trị cảm quan sản phẩm rất nhiều, thể hiện điểm đánh giá cảm quan
đều khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê.
Bản thân gelatin được sản xuất từ da, xương động vật nên có mùi vị đặc trưng
khó chấp nhận. Nếu sử dụng càng nhiều gelatin thì mùi sản phẩm càng khó chịu.
Vì thế theo kết quả đánh giá cảm quan thì với tỉ lệ gelatin sử dụng là 6% cho điểm
cảm quan cao nhất và có sự khác biệt có ý nghĩa với sản phẩm có tỉ lệ gelatin 7%
và 8%. Tuy nhiên, với tỉ lệ 6% gelatin thì cấu trúc sản phẩm quá mềm, gel tạo
không bền, không đạt yêu cầu. Vì thế nên chọn tỉ lệ gelatin 7% để đảm bảo cấu trúc
sản phẩm.
Với nồng độ đường 55% sản phẩm cho kết quả cảm quan cao hơn nồng độ
50% và 60% có sự khác biệt có ý nghĩa. Vì ở nồng độ đường 50% độ ngọt còn
thấp, và chưa đủ để tạo cấu trúc tốt cho sản phẩm. Mặt khác ở nồng độ đường 50%
cũng không có lợi về mặt bảo quản, vì chưa đủ khả năng để ngăn chặn sự phát triển
của vi sinh vật. Với nồng độ đường 60% rất có lợi về mặt bảo quản và tạo cấu trúc
sản phẩm tốt, tuy nhiên, về mặt cảm quan thì ở nồng độ đường 60% tạo cho sản
phẩm có vị quá ngọt, nặng mùi đường và sản phẩm có hiện tượng lại đường trên bề
mặt, nên ở nồng độ này không thích hợp cho sản phẩm.
Acid citric sử dụng với tỉ lệ 0,2% được đánh giá có điểm cảm quan cao hơn
0,1% và 0,3% vì ở nồng độ 0,2% cho sản phẩm có vị hài hòa, chua vừa phải. Mặt
khác, ở nồng độ này cũng không ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc sản phẩm.
3. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian nấu đến chất lượng sản phẩm
Bảng 20. Kết quả thống kê ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian nấu đến cấu trúc (độ
dẽo) sản phẩm, gf
Thời gian nấu (phút) Nhiệt độ
(oC) 3 5 7
Trung bình
nghiệm thức
65 127 133 129 129b
75 135 140 132 136a
85 130 129 122 127b
Trung bình
nghiệm thức 131
b 134a 127c
Luận văn tốt nghiệp K29 - 2008 Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
35
110
115
120
125
130
135
140
145
65 75 85
Nhiệt độ (o C)
C
ấu
tr
úc
(g
a
m
lự
c)
3 phút
5 phút
7 phút
Hình 13. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian nấu đến cấu trúc sản phẩm
Theo kết quả thống kê ở bảng 20 cho thấy nhiệt độ và thời gian nấu ảnh
hưởng nhiều đến cấu trúc của sản phẩm.
Nếu nhiệt độ nấu quá cao và thời gian nấu quá dài sẽ làm giảm độ bền gel.
Sản phẩm nấu ở thời gian 3 phút cấu trúc gel dẽo và bền kém hơn sản phẩm nấu
với thời gian 5 phút. Điều này là do thời gian nấu quá ít, gel chưa hòa tan đều các
phần tử của các thành phần chưa kịp liên kết với nhau chặt chẽ, dẫn đến độ bền gel
kém. Còn ở 5 phút đảm bảo đủ thời gian cho các cấu tử hòa trộn đều với nhau
nhưng thời gian gia nhiệt cũng không quá lâu làm giảm độ bền gel, phá vỡ cấu trúc
sản phẩm.
Ở nhiệt độ nấu 65oC cấu trúc gel sản phẩm kém dẽo và kém bền hơn sản
phẩm nấu ở nhiệt độ 75oC. Vì khi nấu cần nhiệt độ đủ cao để hòa tan đường và
gelatin. Ở nhiệt độ nấu 75oC có thể giữ đường ở trạng thái lỏng, cấu trúc đường
lỏng lẽo dễ liên kết với các liên kết của gel. Nếu nhiệt độ quá thấp, đường hòa tan
kém, không tạo được liên kết chặt chẽ giữa 2 thành phần, gel tạo được có độ bền
thấp. Vì vậy nên chọn điều kiện nấu ở nhiệt độ 75oC trong thời gian 5 phút.
Bảng 21. Kết quả đánh giá cảm quan ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian nấu đến
cấu trúc (độ dẽo) sản phẩm
Thời gian nấu (phút) Nhiệt độ
(oC) 3 5 7
Trung bình
nghiệm thức
65 3,65 3,85 3,75 3,75b
75 4,15 4,35 4,05 4,20a
85 3,80 3,65 3,50 3,65b
Trung bình
nghiệm thức 3,87
ab 3,95a 3,77b
Luận văn tốt nghiệp K29 - 2008 Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
36
Bảng 22. Kết quả đánh giá cảm quan ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian nấu đến
mùi vị sản phẩm
Thời gian nấu (phút) Nhiệt độ
(oC) 3 5 7
Trung bình
nghiệm thức
65 3,85 4,10 3,90 3,95a
75 4,10 4,30 3,90 4,10a
85 3,50 3,40 3,25 3,40b
Trung bình
nghiệm thức 3,82
ab 3,93a 3,70b
Kết quả thống kê ở bảng 19 cho thấy thời gian nấu ảnh hưởng không nhiều
đến điểm cảm quan cấu trúc sản phẩm. Vì ở thời gian nấu 7 phút cấu trúc gel tạo
kém bền hơn nên điểm cảm quan thấp hơn, còn ở thời gian nấu 3 phút và 5 phút tạo
cấu trúc gel tốt và khác biệt không nhiều về ý nghĩa thống kê và sản phẩm nấu ở
thời gian 5 phút có điểm cảm quan cao hơn nên có thể chọn thời gian nấu là 5 phút.
Nhiệt độ ảnh hưởng nhiều hơn đến việc tạo cấu trúc sản phẩm, ở nhiệt độ 75oC sản
phẩm cho điểm cảm quan cấu trúc cao hơn so với 65oC và 85oC.
Từ bảng 20 cho thấy với khoảng nhiệt độ và thời gian nấu khảo sát không có
ảnh hưởng đáng kể đến mùi vị của sản phẩm.
4. Kết quả khảo sát khả năng bảo quản sản phẩm khi sử dụng chất bảo quản
Kali sorbate
Bảng 23. Ảnh hưởng của Kali sorbate đến mật số vi sinh vật trong sản phẩm theo
thời gian bảo quản, CFU/ml
Thời gian bảo quản (tuần) Kali
sorbate
(%) 0 1 2 3 4 5
0 1,1*102 5,0*102 1,0*103 3,8*103 4,5*103 >104
0,01 1,1*102 5,6*102 7,0*102 2,5*103 3,6*103 5,9*103
0,02 1,2*102 5,0*102 5,5*102 1,0*103 1,6*103 2,4*103
0,03 1,2*102 3,9*102 2,2*102 3,7*102 6,0*102 8,6*102
0,04 1,2*102 1,1*102 7,0*101 5,2*101 5,0*101 5,0*101
0,05 1,1*102 1,6*101 1,2*101 1,1*101 1,0*101 1,0*101
Luận văn tốt nghiệp K29 - 2008 Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
37
Để tăng khả năng bảo quản cho sản phẩm cần sử dụng thêm chất bảo quản.
Kali sorbate với các nồng độ từ 0,01%, 0,02%, 0,03%, 0,04%, 0,05%. Để so sánh
hiệu quả bảo quản, tiến hành bảo quản các sản phẩm cùng với mẫu đối chứng
không sử dụng chất bảo quản. Kết quả theo dõi biến đổi mật số vi sinh vật qua 5
tuần bảo quản cho thấy mẫu đối chứng số lượng vi sinh vật phát triển nhanh chóng,
không bảo quản lâu được. Sản phẩm sử dụng 0,01%, 0,02%, 0,03% Kali sorbate,
số lượng vi sinh vật phát triển chậm hơn nhưng đến tuần thứ 4, thứ 5 vi sinh vật
cũng bắt đầu thích nghi và phát triển mạnh. Sản phẩm sử dụng 0,04% và 0,05%
Kali sorbate có khả năng ức chế vi sinh vật mạnh, ở tuần thứ 2, 3 số lượng vi sinh
vật giảm mạnh và ổn định ở các tuần thứ 4, thứ 5.
56
58
60
62
64
66
68
70
72
0 1 2 3 4 5
Thời gian bảo quản (tuần)
H
àm
lư
ợn
g
đư
ờn
g
(%
)
0% kali sorbate
0,01% kali sorbate
0,02% kali sorbate
0,03% kali sorbate
0,04% kali sorbate
0,05% kali sorbate
Hình 14. Biến đổi hàm lượng đường trong sản phẩm theo thời gian bảo quản
Luận văn tốt nghiệp K29 - 2008 Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
38
0
0.05
0.1
0.15
0.2
0.25
0.3
0.35
0 1 2 3 4 5
Thời gian (tuần)
H
àm
lư
ợn
g
a
ci
d
(%
)
0% kali sorbate
0,01% kali sorbate
0,02% kali sorbate
0,03% kali sorbate
0,04% kali sorbate
0,05% kali sorbate
Hình 15. Biến đổi hàm lượng acid trong sản phẩm theo thời gian bảo quản
Cùng với sự biến đổi của vi sinh vật là sự biến đổi các thành phần trong sản
phẩm (đường và acid). Vi sinh vật sử dụng đường trong sản phẩm và quá trình trao
đổi chất sinh ra acid. Vì thế lượng đường trong sản phẩm giảm theo sự phát triển vi
sinh vật, đồng thời acid tổng trong sản phẩm tăng dần. Sản phẩm sử dụng 0,04% và
0,05% Kali sorbate hàm lượng đường giảm và acid tăng không đáng kể do lượng vi
sinh vật bị ức chế. Vì thế nồng độ Kali sorbate 0,04% và 0,05% là thích hợp cho
bảo quản sản phẩm. Tuy nhiên, để hạn chế việc sử dụng hóa chất thì nên sử dụng
0,04% Kali sorbate trong bảo quản sản phẩm.
Luận văn tốt nghiệp K29 - 2008 Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
39
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Qua thời gian nghiên cứu cho thấy: để chế biến được sản phẩm kẹo dẽo nha
đam đạt chất lượng tốt, có giá trị dinh dưỡng và cảm quan cao ở quy mô phòng thí
nghiệm nên thực hiện các điều kiện sau:
- Tỉ lệ phối trộn các thành phần: đường 55%, gelatin 7%, acid citric 0,2% sẽ
cho sản phẩm có độ dẽo tốt và giá trị cảm quan cao.
- Tiến hành nấu sản phẩm ở nhiệt độ 75oC trong thời gian 5 phút.
- Để sản phẩm bảo quản tốt hơn nên sử dụng 0,04% Kali sorbate. Qua 5 tuần
bảo quản sản phẩm vẫn giữ được chất lượng tốt, chưa có dấu hiệu hư hỏng.
Hình 16. Sản phẩm kẹo nha đam
Luận văn tốt nghiệp K29 - 2008 Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
40
Thực hiện theo quy trình chế biến sau:
Hình 17. Quy trình chế biến kẹo nha đam
2. ĐỀ NGHỊ
Do thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn nên còn nhiều vấn đề chưa thực
hiện được, đề nghị hướng tới nếu có điều kiện tiến hành nghiên cứu tiếp các vấn đề
sau:
- Thời gian và các điều kiện bảo quản cho sản phẩm.
- Tiến hành chế biến thử sản phẩm ở quy mô lớn hơn.
Nấu
to = 75oC
t = 5 phút
Phối trộn
Đường 55%
Acid 0,2%
Kali sorbate 0,04%
Nha đam
Xử lí
Nghiền
Chất màu, chất mùi
Tách khuôn
Làm lạnh
Đổ khuôn
Cắt miếng
Áo đường
Gelatin 7%
Sản phẩm
Luận văn tốt nghiệp K29 - 2008 Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong,
Đỗ Trung Đàm. 2004. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập 2. Nhà
xuất bản Khoa học và kỹ thuật.
2. Lý Nguyễn Bình. Bài giảng Phụ gia thực phẩm. Đại học Cần Thơ
3. Lê Mỹ Hồng, Bùi Hữu Thuận. 1999. Bài giảng Nguyên lý bảo quản thực phẩm.
Đại học Cần Thơ
4. Dương Thị Phượng Liên, Bùi Thị Quỳnh Hoa, Nguyễn Bảo Lộc. 2005.Giáo
trình Kiểm tra chất lượng sản phẩm. Đại học Cần Thơ
5. P. Michael Davidson và ctv. 2005. Antimicrobials in Food.
6. Christine Chaine-Adrianor. 2000. La géltine- Journal de L’Adrianor.
7. Hồ Hữu Long. 1983. Kỹ thuật sản xuất bánh kẹo. Nhà xuất bản khoa học kỹ
thuật.
8. Đoàn Kim Phụng. 2007. Luận văn tốt nghiệp Etude de la Fabrication du Bonbon
D’Aloe Vera.
9. Các trang Web
-
-
-
-
- home.netnam.vn/live/digitalAssets/85574_lohoi.jpg
PHỤ CHƯƠNG
1. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
1.1. Xác định hàm lượng đường trong nguyên liệu (Phương pháp Bertrand)
* Nguyên lý
Dựa vào phản ứng của đường nghịch đảo, khử Cu2+ trong dung dịch Fehling
thành Cu2O có màu đỏ gạch.
* Tiến hành
Cân m gam mẫu (tùy theo nồng độ đường trong mẫu, đường nhiều cân khối
lượng mẫu ít, đường ít cân khối lượng mẫu lớn) cho vào bình tam giác.
Thêm vào 50ml nước cất và 50ml HCl đậm đặc, thủy phân dung dịch trong thời
gian khoảng 7 phút ở 68-70oC (vì trong dung dịch chủ yếu là đường saccharose).
Luận văn tốt nghiệp K29 - 2008 Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
42
Sau khi thủy phân làm lạnh ngay, trung hòa bằng NaOH với nồng độ giảm dần
30%, 10%, 0,1N. Khử tạp chất bằng 7ml Pb(CH3COO)2, để yên khoảng 5 phút cho
đến khi xuất hiện lớp chất lỏng trong suốt bên trên lớp cặn thì quá trình khử tạp
chất coi như đã kết thúc. Kết tủa Chì dư bằng 18-22ml Na2SO4 hoặc Na2HPO4.
Lọc và thêm nước cất đến 100ml (pha loãng nếu cần).
Chuẩn sơ bộ: hút 5ml Fehling A + 5ml Fehling B cho vào bình tam giác 300ml,
thêm 15ml dung dịch đường trong puret đã chứa sẵn 5ml. Đem đốt trên bếp điện và
chuẩn độ, mỗi lần chuẩn nhỏ 1ml dung dịch chuẩn đến màu đỏ gạch không còn ánh
xanh. Thử lại bằng cách nhỏ 1 giọt metylen blue vào dung dịch đang sôi thấy mất
màu xanh trở về màu đỏ gạch. Đọc kết quả và tra bảng tính ra hàm lượng đường.
* Công thức tính toán
1000*
100**
KLM
HSPLSTBHLĐ = (%, mg/100ml)
Trong đó:
HLĐ: hàm lượng đường
STB: số tra bảng
HSPL: hệ số pha loãng
KLM: khối lượng mẫu
Bảng 1. Bảng tra hàm lượng đường
ml dung dịch đường đã sử dụng Lượng đường nghịch chuyển (mg/100ml)
15 336,0
16 316,0
17 298,0
18 282,0
19 267,0
20 254,5
21 242,9
22 231,8
23 222,2
24 213,3
25 204,8
Luận văn tốt nghiệp K29 - 2008 Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
43
26 197,4
27 190,4
28 183,7
29 177,6
30 171,7
31 166,3
32 161,2
33 156,1
34 152,2
35 147,1
36 143,9
37 140,2
38 136,6
39 133,3
40 130,1
41 127,1
42 124,2
43 121,4
44 118,7
45 116,1
46 113,7
47 111,4
48 109,2
49 107,1
50 105,1
1.2. Xác định độ acid toàn phần (phương pháp thể tích định phân)
* Nguyên lý
Chuẩn độ trực tiếp acid có trong mẫu bằng dung dịch NaOH với chất chỉ thị
là Phenolphtalein.
* Tiến hành
Trộn đều mẫu đã chuẩn bị, cân 10-20 gram. Dùng nước cất chuyển toàn bộ
mẫu vào bình tam giác 250ml, thêm nước cất đến khoảng 150ml. Đun trên bếp
cách thủy 80oC trong 15 phút. Làm nguội, chuyển toàn bộ mẫu vào bình định mức,
thêm nước đến vạch lắc kỹ, để lắng. Lọc mẫu, hút lấy 25 ml cho vào bình tam giác
100 ml, thêm 3 giọt phenolphtalein, chuẩn độ bằng NaOH 0,1 N đến khi dung dịch
chuyển sang màu hồng nhạt bền vững trong 30 giây.
Công thức tính toán hàm lượng acid tổng số (tính bằng %)
Luận văn tốt nghiệp K29 - 2008 Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
44
mV
VKV
x
*
100***
1
2
=
Trong đó:
K: hệ số của loại acid
V: thể tích NaOH 0,1 N chuẩn độ, ml
V1: thể tích dung dịch hút để chuẩn độ, ml
V2: dung tích bình định mức, ml
m: khối lượng mẫu, g
Hệ số acid của một số loại thực phẩm:
- Với sữa và các loại thực phẩm lên men chua lactic, kết quả sẽ biểu thị bằng
acid lactic và K = 0,009
- Với giấm, acid acetic có hệ số K = 0,006
- Các loại rau quả tươi, siro, nước ngọt
+ Acid citric: K = 0,0064
+ Acid tacric: K = 0,0075
+ Acid malic: K = 0,0067
- Các loại dầu mỡ, acid oleic có hệ số K = 0,0282
1.3. Phương pháp xác định cấu trúc sản phẩm
Cấu trúc sản phẩm được xác định bằng máy đo độ cứng Rheotex.
Mẫu được cắt thành khối hình lập phương đồng đều, sử dụng đầu đo bằng có
đường kính 15mm, cố định đường đi của đầu đo đâm vào sản phẩm là 4mm. Số
liệu xác định là số hiển thị trên máy có đơn vị là gam lực.
Hình 18. Máy đo cấu trúc
1.4. Phân tích chỉ tiêu vi sinh vật tổng số
Luận văn tốt nghiệp K29 - 2008 Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
45
* Chuẩn bị môi trường
- Cân các môi trường nuôi cấy và hòa tan trong nước cất với hàm lượng xác
định trong bình cầu (hoặc bình tam giác). Dùng bông gòn không thấm nước bịt kín
miệng bình.
- Đun nóng môi trường để hòa tan hoàn toàn các thành phần môi trường trong
nước.
- Pha loãng dung dịch nước muối nồng độ 0,85%. Dùng ống đong đong 9ml
nước muối đã pha loãng cho vào ống nghiệm, vặn nắp ống nghiệm kĩ.
- Rửa sạch đĩa petri, các dụng cụ cấy vi sinh, pipet. Dùng giấy nhật trình gói tất
cả các dụng cụ trên để đưa vào tủ thanh trùng.
-Tiến hành thanh trùng ướt môi trường, dụng cụ thủy tinh, dụng cụ cấy vi sinh,
nước muối sinh lí ở 121oC trong thời gian khoảng 45-60 phút.
* Chuẩn bị mẫu
* Tiến hành cấy
Nguyên tắc: đếm số khuẩn lạc mọc trên môi trường thạch dinh dưỡng từ một
lượng mẫu xác định trên cơ sở mỗi khuẩn lạc hình thành từ một tế bào duy nhất.
Môi trường: Nutrient Agar hoặc Plate Count Agar.
Tiến hành: sử dụng phương pháp pha loãng mẫu và đếm đĩa ở những nồng độ
pha loãng khác nhau. Mỗi mẫu tiến hành nuôi cấy ở 2 nồng độ pha loãng liên tiếp,
mỗi nồng độ 2 đĩa.
Dùng pipet vô trùng lấy 1 ml mẫu pha loãng cho vào giữa đĩa petri, rót vào
mỗi mẫu khoảng 15 ml thạch dinh dưỡng, lắc tròn đĩa xuôi và ngược chiều kim
đồng hồ, mỗi chiều 5 lần, đặt đĩa lên mặt phằng ngang cho đông tự nhiên. Khi môi
trường đã đông lật úp đĩa và đặt vào tủ ấm 37oC trong 24-48 giờ.
- Đọc kết quả: đếm số khuẩn lạc trên các đĩa, dùng những đĩa có số đếm phù
hợp (25-250 theo FDA) để tính giá trị trung bình của các nồng độ pha loãng và quy
ra lượng vi sinh vật trong 1 ml mẫu, kết quả được tính là số khuẩn lạc (cfu) trên
1ml mẫu.
- Kết quả được tính theo công thức:
dnnnn
C
X
i
n )10...1010( )1(32211
−
−− ++++
=
∑
Trong đó:
X: số khuẩn lạc trên 1ml mẫu.
∑C: tổng số khuẩn lạc đếm được ở các đĩa.
n1: số đĩa đếm được ở nồng độ pha loãng thứ nhất.
n2: số đĩa đếm được ở nồng độ pha loãng thứ hai.
Luận văn tốt nghiệp K29 - 2008 Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
46
ni: số đĩa đếm được ở nồng độ pha loãng thứ i.
d: độ pha loãng cho số đếm thứ nhất.
Luận văn tốt nghiệp K29 - 2008 Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
47
2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN SẢN PHẨM
Đánh giá cảm quan sản phẩm theo phương pháp cho điểm theo tiêu chuẩn Việt
Nam (tự xây dựng)
2.1. Sơ lược về sản phẩm
Kẹo được làm từ nguyên liệu chính là nha đam, gelatin, đường, có bổ sung
thêm acid, chất bảo quản.
2.2. Bảng điểm xây dựng
2.2.1. Cấu trúc
Điểm cảm quan Mô tả
1 Quá mềm, bở, tách nước
2 Quá mềm, độ dẽo thấp, không tách nước
3 Hơi mềm hoặc hơi cứng, độ dẽo thấp
4 Dẽo, dai, hơi mềm hoặc hơi cứng
5 Dẽo, dai, đàn hồi, mềm vừa
2.2.2. Mùi vị
Điểm cảm quan Mô tả
1 Ít ngọt, quá chua hoặc không có vị chua; có mùi lạ mạnh
2 Quá ngọt, có hiện tượng lại đường, quá chua hoặc không có vị
chua; mùi lạ nhẹ
3 Quá ngọt, vị chua vừa phải; mùi lạ rất nhẹ
4 Ngọt vừa, vị chua hơi ít hoặc hơi nhiều; hương sản phẩm chưa
hài hòa
5 Vị ngọt và chua vừa phải, hài hòa; hương sản phẩm hài hòa
Luận văn tốt nghiệp K29 - 2008 Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
48
3. KẾT QUẢ THỐNG KÊ
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của các thành phần đường, gelatin và acid đến chất
lượng sản phẩm
Bảng 2. Kết quả số liệu ảnh hưởng của gelatin, đường, acid đến kết quả đo cấu trúc
của sản phẩm, gam lực
Acid 0,1% Acid 0,2% Acid 0,3% Gelatin
(%)
Đường
(%) Lần 1
Lần
2
Lần
3
Lần
1
Lần
2
Lần
3
Lần
1
Lần
2
Lần
3
50 105 95 95 93 85 97 89 97 89
55 112 112 114 111 110 109 108 107 108 6
60 125 123 127 122 123 122 120 119 119
50 127 125 125 118 119 118 113 111 115
55 137 132 136 129 130 131 125 126 126 7
60 141 141 143 139 136 138 132 135 133
50 135 136 132 127 127 126 122 123 124
55 160 158 164 154 155 153 148 150 147 8
60 175 177 180 171 171 174 167 168 167
Bảng 3. Phân tích phương sai ảnh hưởng của đường, gelatin, acid đến cấu trúc sản
phẩm, gam lực
Analysis of Variance for gam luc - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:acid 1238.22 2 619.111 24.57 0.0000
B:duong 13042.7 2 6521.33 258.84 0.0000
C:gelatin 25322.7 2 12661.4 502.55 0.0000
RESIDUAL 1864.37 74 25.1942
--------------------------------------------------------------------------------
TOTAL (CORRECTED) 41468.0 80
--------------------------------------------------------------------------------
Luận văn tốt nghiệp K29 - 2008 Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
49
Bảng 4. Kiểm định LSD ảnh hưởng của gelatin đến cấu trúc sản phẩm, gam lực
Multiple Range Tests for gam luc by gelatin
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
gelatin Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
6 27 108.222 X
7 27 128.926 X
8 27 151.519 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 5. Kiểm định LSD ảnh hưởng của đường đến cấu trúc sản phẩm
Multiple Range Tests for gam luc by duong
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
duong Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
50 27 113.111 X
55 27 131.556 X
60 27 144.0 X
------------------------------------------------------------------------
Bảng 6. Kiểm định LSD ảnh hưởng của acid đến cấu trúc sản phẩm
Multiple Range Tests for gam luc by acid
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
acid Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
0.3 27 124.963 X
0.2 27 129.185 X
0.1 27 134.519 X
--------------------------------------------------------------------------------
Luận văn tốt nghiệp K29 - 2008 Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
50
Bảng 7. Phân tích phương sai ảnh hưởng của gelatin, đường, acid đến kết quả đánh
giá cảm quan cấu trúc sản phẩm
Analysis of Variance for diem cau truc - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:duong 35.2926 2 17.6463 51.04 0.0000
B:gelatin 176.048 2 88.0241 254.58 0.0000
C:acid 3.91481 2 1.95741 5.66 0.0037
RESIDUAL 184.293 533 0.345765
--------------------------------------------------------------------------------
TOTAL (CORRECTED) 399.548 539
-------------------------------------------------------------------------
Bảng 8. Kiểm định LSD ảnh hưởng của gelatin đến kết quả đánh giá cảm quan cấu
trúc sản phẩm
Multiple Range Tests for diem cau truc by gelatin
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
gelatin Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
6 180 2.76111 X
8 180 3.80556 X
7 180 4.08889 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 9. Kiểm định LSD ảnh hưởng của đường đến kết quả đánh giá cảm quan cấu
trúc sản phẩm
Multiple Range Tests for diem cau truc by duong
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
duong Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
50 180 3.19444 X
60 180 3.68333 X
55 180 3.77778 X
--------------------------------------------------------------------------------
Luận văn tốt nghiệp K29 - 2008 Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
51
Bảng 10. Kiểm định LSD ảnh hưởng của acid đến kết quả đánh giá cảm quan cấu
trúc sản phẩm
Multiple Range Tests for diem cau truc by acid
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
acid Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
0.3 180 3.43889 X
0.2 180 3.57222 X
0.1 180 3.64444 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 11. Phân tích phương sai ảnh hưởng của gelatin, đường, acid đến kết quả đánh
giá cảm quan mùi vị sản phẩm
Analysis of Variance for diem vi - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:duong 4.63704 2 2.31852 11.60 0.0000
B:gelatin 41.2481 2 20.6241 103.19 0.0000
C:acid 2.35926 2 1.17963 5.90 0.0029
RESIDUAL 106.531 533 0.199871
--------------------------------------------------------------------------------
TOTAL (CORRECTED) 154.776 539
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 12. Kiểm định LSD ảnh hưởng của gelatin đến kết quả đánh giá cảm quan mùi
vị sản phẩm
Multiple Range Tests for diem vi by gelatin
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
gelatin Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
8 180 3.36111 X
7 180 3.76667 X
6 180 4.03333 X
--------------------------------------------------------------------------------
Luận văn tốt nghiệp K29 - 2008 Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
52
Bảng 13. Kiểm định LSD ảnh hưởng của đường đến kết quả đánh giá cảm quan mùi
vị sản phẩm
Multiple Range Tests for diem vi by duong
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
duong Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
60 180 3.63889 X
50 180 3.67222 X
55 180 3.85 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 14. Kiểm định LSD ảnh hưởng của acid đến kết quả đánh giá cảm quan mùi vị
sản phẩm
Multiple Range Tests for diem vi by acid
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
acid Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
0.1 180 3.65556 X
0.3 180 3.69444 X
0.2 180 3.81111 X
--------------------------------------------------------------------------------
Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian nấu
Bảng 15. Kết quả số liệu ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian nấu đến kết quả đo cấu
trúc, gam lực
Thời gian (phút)
Nhiệt độ (oC) Lần đo 3 5 7
1 128 132 129
2 125 134 125 65
3 127 133 132
1 135 141 133
2 134 140 132 75
3 137 141 131
1 130 132 121
2 129 129 123 85
3 131 125 121
Luận văn tốt nghiệp K29 - 2008 Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
53
Bảng 16. Phân tích phương sai ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian nấu đến cấu trúc
sản phẩm, gam lực
Analysis of Variance for gam luc - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:nhiet do 405.407 2 202.704 26.91 0.0000
B:thoi gian 200.074 2 100.037 13.28 0.0002
RESIDUAL 165.704 22 7.53199
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 17. Kiểm định LSD ảnh hưởng của nhiệt độ đến cấu trúc sản phẩm, gam lực
Multiple Range Tests for gam luc by nhiet do
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
nhiet do Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
85 9 126.778 X
65 9 129.444 X
75 9 136.0 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 18. Kiểm định LSD ảnh hưởng của thời gian nấu đến cấu trúc sản phẩm, gam
lực
Multiple Range Tests for gam luc by thoi gian
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
thoi gian Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
7 9 127.444 X
3 9 130.667 X
5 9 134.111 X
--------------------------------------------------------------------------------
Luận văn tốt nghiệp K29 - 2008 Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
54
Bảng 19. Phân tích phương sai ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian nấu đến kết quả
đánh giá cảm quan cấu trúc sản phẩm
Analysis of Variance for diem cau truc - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:nhiet do 9.64444 2 4.82222 20.65 0.0000
B:thoi gian 1.01111 2 0.505556 2.16 0.1179
RESIDUAL 40.8722 175 0.233556
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 20. Kiểm định LSD ảnh hưởng của nhiệt độ nấu đến kết quả đánh giá cảm
quan cấu trúc sản phẩm
Multiple Range Tests for diem cau truc by nhiet do
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
nhiet do Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
85 60 3.65 X
65 60 3.75 X
75 60 4.18333 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 21. Kiểm định LSD ảnh hưởng của thời gian nấu đến kết quả đánh giá cảm
quan cấu trúc sản phẩm
Multiple Range Tests for diem cau truc by thoi gian
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
thoi gian Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
7 60 3.76667 X
3 60 3.86667 XX
5 60 3.95 X
--------------------------------------------------------------------------------
Luận văn tốt nghiệp K29 - 2008 Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
55
Bảng 22. Phân tích phương sai ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian nấu đến kết quả
đánh giá cảm quan mùi vị sản phẩm
Analysis of Variance for diem mui vi - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:nhiet do 17.1444 2 8.57222 46.08 0.0000
B:thoi gian 1.87778 2 0.938889 5.05 0.0074
RESIDUAL 32.5556 175 0.186032
--------------------------------------------------------------------------------
TOTAL (CORRECTED) 51.5778 179
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 23. Kiểm định LSD ảnh hưởng của nhiệt độ nấu đến kết quả đánh giá cảm
quan mùi vị sản phẩm
Multiple Range Tests for diem mui vi by nhiet do
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
nhiet do Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
85 60 3.38333 X
65 60 3.95 X
75 60 4.1 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 24. Kiểm định LSD ảnh hưởng của thời gian nấu đến kết quả đánh giá cảm
quan mùi vị sản phẩm
Multiple Range Tests for diem mui vi by thoi gian
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
thoi gian Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
7 60 3.68333 X
3 60 3.81667 XX
5 60 3.93333 X
Luận văn tốt nghiệp K29 - 2008 Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
56
Thí nghiệm 3: Khảo sát khả năng bảo quản sản phẩm khi sử dụng chất bảo
quản Kali sorbate
Bảng 25. Sự biến đổi hàm lượng đường trong sản phẩm theo thời gian bảo quản
Thời gian bảo quản (tuần) Kali
sorbat
(%) 0 1 2 3 4 5
0 70,5 70,3 69,4 67,8 64,7 61,6
0,01 70,8 70,5 69,2 68,3 65,3 62,8
0,02 70,2 70,0 69,8 69,2 68,1 66,2
0,03 70,5 70,5 70,3 69,7 68,3 67,1
0,04 70,3 70,2 70,2 70,1 69,8 69,7
0,05 70,5 70,4 70,4 70,4 70,3 70,3
Bảng 26. Sự biến đổi hàm lượng acid trong sản phẩm theo thời gian bảo quản
Thời gian bảo quản (tuần) Kali
sorbat
(%) 0 1 2 3 4 5
0 0,20 0,21 0,22 0,24 0,28 0,30
0,01 0,20 0,21 0,22 0,23 0,24 0,26
0,02 0,20 0,21 0,22 0,23 0,23 0,25
0,03 0,20 0,20 0,22 0,22 0,23 0,24
0,04 0,20 0,21 0,21 0,22 0,23 0,22
0,05 0,20 0,21 0,21 0,21 0,22 0,22
Luận văn tốt nghiệp K29 - 2008 Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng
57
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TP0289.pdf