1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Thực vật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người, ngay từ thời tiền sử con người đã
biết sử dụng hoa, quả, củ của các loài cây hoang dại để làm thức ăn. Do đó, con người cần phải nhận biết
các loài cây ăn được, khác với các loài cây không ăn được thông qua một hay một vài đặc điểm bên ngoài.
Đến khi nghề nông phát triển thì số lượng loài cây mà con người biết đến ngày càng nhiều. Vì vậy một
yêu cầu thực tế đặt ra là phải phân loại chúng để đưa vào sử dụng trong đời sống. Nhiệm vụ của phân loại
học lúc đầu là tìm ra phương pháp sắp xếp cây cỏ thành nhóm, loại riêng biệt. Về sau nhờ sự phát triển
của khoa học kỹ thuật, đặc biệt dưới ánh sáng của học thuyết Đacuyn, phân loại học thực vật đã đặt ra cho
mình nhiệm vụ to lớn hơn là sắp xếp tất cả các loài vào một trật tự tự nhiên gọi là hệ thống, hệ thống ấy
phải phản ánh được quá trình tiến hóa của thực vật.
Sự phát triển của thực vật học luôn gắn liền với sự phát triển tri thức khoa học của loài người, cùng
với sự phát triển về phương pháp và công cụ nghiên cứu, ngày nay giới thực vật được sắp xếp ngày càng
phù hợp với tự nhiên hơn, làm sáng tỏ quan hệ thân thuộc giữa các loài, các chi, các họ. Điều này không
những có tầm quan trọng về mặt lý thuyết mà còn có ý nghĩa thực tế rất lớn, góp phần vào việc phát triển,
sử dụng những cây có lợi và hạn chế những cây có hại.
Họ Quao (Bignoniaceae) là một trong những họ thực vật thuộc ngành Mộc lan (Magnoliophyta), với
khoảng hơn 107 chi và 900 loài [46], phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, họ
Quao có khoảng 8 chi với 22 loài và 3 taxon dưới loài [40] phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam, từ vùng
ven biển đến núi cao, trong đó có rất nhiều loài có giá trị tài nguyên như làm thuốc, làm cảnh, cho gỗ, cho
rau ăn, Riêng vùng Nam Bộ - Việt Nam theo kết quả của nghiên cứu này có 7 chi với 8 loài và 1 taxon
dưới loài.
Ở vùng Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung đã có một số tác giả nghiên cứu về họ Quao
(Bignoniaceae), nhưng những nghiên cứu này hoặc đã lâu, hoặc chỉ sơ bộ nên việc điều tra, nghiên cứu họ
thực vật này một cách đầy đủ, có hệ thống và cập nhật được nhiều thông tin nhất là một trong những
nhiệm vụ cần thiết và thiết thực trong công tác nghiên cứu hệ thực vật Việt Nam, tiến tới góp phần biên
soạn bộ sách “Thực vật chí Việt Nam”. Từ những yêu cầu đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đa
dạng sinh học và sinh thái họ Quao (Bignoniaceae Juss. 1789) trong hệ thực vật Nam Bộ - Việt
Nam” với mục tiêu nhằm cung cấp những dữ liệu về thành phần loài, sinh thái, phân bố và giá trị sử dụng
của họ thực vật này ở vùng Nam Bộ.
1.2 Mục đích của đề tài
- Xác định thành phần loài, đặc điểm sinh thái, phân bố và giá trị sử dụng của họ Quao (Bignoniaceae)
ở vùng Nam Bộ - Việt Nam.
- Hoàn thành việc phân loại, thành lập khóa tra cho họ Quao (Bignoniaceae) ở vùng Nam Bộ một cách
có hệ thống làm cơ sở để nghiên cứu họ Quao ở Việt Nam và tiến tới biên soạn Thực vật chí Việt Nam,
cũng như phục vụ tốt hơn công tác nghiên cứu, đào tạo các chuyên ngành có liên quan.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các taxon thuộc họ Quao (Bignoniaceae) có nguồn gốc tự nhiên hiện diện
trong hệ thực vật Nam Bộ - Việt Nam, trên cơ sở các tư liệu, các tiêu bản khô, các ảnh chụp và các mẫu
tươi sống được thu thập thông qua các chuyến khảo cứu thực địa.
Phạm vi nghiên cứu là các rừng phòng hộ, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh
quyển ở phần đất liền Nam Bộ - Việt Nam.
1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiển
Kết quả của đề tài là cơ sở cho việc nghiên cứu toàn bộ các taxon thuộc họ Quao (Bignoniaceae) ở
Việt Nam và biên soạn Thực vật Chí Việt Nam về họ thực vật này.
Kết quả của đề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu về họ Quao (Bignoniaceae) ở vùng Nam Bộ, giúp các
nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý thuận lợi hơn trong việc bảo vệ, khai thác và sử dụng bền
vững nguồn tài nguyên.
Kết quả của đề tài là tài liệu cơ bản về phân loại họ Quao ở vùng Nam Bộ và Việt Nam, góp phần bổ
sung kiến thức cho chuyên ngành phân loại học thực vật.
Kết quả của đề tài là cơ sở phục vụ cho các ngành khoa học ứng dụng và sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, y dược, tài nguyên sinh vật, đa dạng sinh học,
1.5 Những đóng góp mới của đề tài
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về sinh học, sinh thái và phân bố của họ Quao (Bignoniaceae) ở
vùng Nam Bộ, Việt Nam.
Có 8 loài và 1 taxon dưới loài thuộc họ Quao được mô tả đặc điểm và giá trị sử dụng. Tất cả các loài
đều được minh họa bằng hình ảnh.
Đã bổ sung cho hệ thực vật Nam Bộ 2 loài, đồng thời ghi nhận được 3 loài thuộc họ Quao có giá trị
bảo tồn theo thang đánh của Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế gới (IUCN, 2009) và Sách đỏ Việt Nam
(2007).
1.6 Bố cục của đề tài Bố cục của đề tài bao gồm:
- Chương 1 - Mở đầu
- Chương 2 - Tổng quan tư liệu
- Chương 3 - Nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Chương 4 - Kết quả và thảo luận
- Chương 5 - Kết luận và kiến nghị
- Danh mục các công trình công bố của tác giả
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2482 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đa dạng sinh học và sinh thái họ Quao (Bignoniaceae Juss. 1789) trong hệ thực vật Nam Bộ - Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a và nhị hoa, F: cành mang hoa.
Hình A, B, C, D và E chụp ở Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh; hình
F chụp ở Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
Về giải phẫu, trên lát cắt ngang quan sát thấy vòng sinh trưởng năm, mạch phân bố dạng vòng.
Khoang mạch hình tròn và hình trứng lẫn lộn, thường đơn độc hay tụ thành 2 hay 3 theo hướng xuyên
tâm, đường kính trung bình của mạch từ 5-9μm. Mật độ mạch trung bình từ 18-24 mạch/mm2. Trên lát cắt
Hình 4.18 Hình thái và giải phẫu loài D. spathacea. A, B: hạt và giá thể bám của hạt; D: tế
bào biểu bì dưới lá; C: lát cắt xuyên tâm; E: lát cắt ngang; F: lát cắt tiếp tuyến.
Hình A và B chụp ở Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh; hình C, D, E
và F chụp ở Phòng thí nghiệm Viện Sinh Học Nhiệt Đới.
tiếp tuyến quan sát thấy cấu tạo của tia gồm tia đồng hình, ít tia dị hình, tia đồng hình có 1, ít khi 2 dãy,
với phần tận cùng nhọn. Trên 1mm theo chiều ngang có từ 18-20 tia, chiều cao trung bình của tia 28μm,
chiều rộng trung bình của tia 3μm, trên một tia trung bình có từ 12-16 tế bào, khoảng cách trung bình giữa
hai tia từ 4-6μm. Trên lát cắt xuyên tâm quan sát thấy thành mạch có dạng hình thang, trung bình trên mỗi
mặt xiên có từ 10-17 thanh ngang, vách ngăn ngang giữa 2 thành viên mạch trung bình từ 75-90μm, độ
xiên của vách ngăn giữa 2 thành viên mạch trung bình từ 41-440. Lỗ ở thành mạch có dạng thang và dạng
điểm lẫn lộn. Tế bào biểu bì mặt trên lá có hình đa giác 4-6 cạnh, thành tế bào cong queo, kích thước
trung bình 4μm x 7μm. Tế bào biểu bì mặt dưới lá cũng có hình đa giác 4-6 cạnh, thành tế bào cong queo,
kích thước trung bình 5μm x 8μm. Tế bào khí khổng có dạng hình hạt đậu, mật độ trung bình từ 45-50
cái/mm2, kích thước trung bình của tế bào khí khổng 3μm x 5μm, kích thước trung bình của khe lỗ khí
khổng 1μm x 3μm.
Sinh học: mùa hoa từ tháng 4-7, quả tháng 8 đến tháng 2 năm sau. Cây tái sinh bằng hạt.
4.3 Khóa phân loại
Khóa phân loại được xây dựng trên cơ sở các đặc điểm khác biệt giữa các chi, loài của họ Quao
(Bignoniaceae) ở vùng Nam Bộ, đồng thời tham khảo một số tài liệu có liên quan đã nghiên cứu đến họ
thực vật này.
1a. Lá kép lông chim 2-3 (4) lần; quả mở cắt vách hoặc mở ngăn, có 2 mảnh vỏ
...................................................................................................................................2
2a. Quả dài, dẹt, rộng 1,4cm hoặc hơn; quả mở cắt vách; mảnh vỏ hóa gỗ, song song với
vách.............................................................................................................3
3a. Cụm hoa dạng chùm dài ở ngọn, khỏe, chắc, tràng hoa rất dày, nạc, dạng chuông phình, có ống
hình trụ, đáy rất ngắn; tiểu nhị 5, tất cả đều có khả năng sinh sản, vách dày, lá không có
domaties...........................................1.Oroxylum indicum
3b. Cụm hoa dạng chùm xim trải ra ở ngọn, tràn hoa mỏng, không nạc, dạng chén, có ống ở đáy dài
và hẹp; tiểu nhị 4, có 2 nhị dài hơi nhô ra; mặt dưới lá có
domaties................................................................................2.Millingtonia hortensis
2b. Quả dài, dạng hình trụ hẹp hoặc hơi dẹt, rộng không đến 1,4cm; mở ngăn; mảnh vỏ mỏng, hiếm
khi hóa gỗ, vuông góc với vách; hạt được xếp thành nhiều hàng, dẹt, mỏng, tai vành
nguyên................................................................................
......................................................................................3.Radermachera hainanensis
1b. Lá kép lông chim 1 lần; quả mở ngăn, có 2 mảnh vỏ..........................................4
4a. Đài hoa đều đặn hoặc không đều, có 2-5 thùy, cánh hoa cụt hay gần cụt, hiếm khi chẻ ra thành bẹ
cho tới phần trước của ống; quả có vách hình trụ hoặc dẹt, hiếm khi dạng chữ
thập......................................................................................................5
5a. Vách hình trụ, sinh bần, quả dài, dạng dải hẹp, rộng từ 0,5-2cm, thường vặn,
cong...........................................................................................................................6
6a. Đài hoa dạng chuông, có ống hình trụ ngắn ở phía đáy, ít nhiều cong ở phía trên, thùy có 2 môi;
chỉ nhị có lông, hiếm khi nhẵn ở đáy; hoa nở ban ngày............7
7a. Cụm hoa dạng chùm hình xim dài 6-15cm; đài hoa có dạng hình cầu nằm bên trong nụ hoa; thùy
nhẵn; lá chét có lông cứng ở hai mặt, đầu lá lệch, đuôi lá
nhọn.............................................................................4.Stereospermum neuranthum
7b. Cụm hoa dạng chùy xòe ra, dài 12-42cm; đài hoa dạng hình trứng hoặc hình elip trong nụ hoa,
thùy có lông, lá chét không lông, đầu lá đối xứng, ít khi lệch, đuôi lá nhọn có
mũi...............................................................5.Stereospermum colais
6b. Đài hoa dạng ống, có ống hình trụ, mảnh ở phía đáy, loe ra ở phía trên dạng phễu hay dạng
chuông, thẳng, thùy không có 2 môi; chỉ nhị nhẵn ở đáy; hoa nở ban đêm; lá chét gần nhọn tới tù, có
lông tơ mịn màu trắng nhạt hay xám nhạt ở phía
dưới..............................................................................6.Stereospermum cylindricum
5b. Vách rộng, dẹt hoặc dạng chữ thập, cứng; quả hình trụ có 10 cạnh, từ thẳng tới hơi cong hoặc vặn,
đạt tới 8cm chiều rộng; trên quả phủ đầy lông rỉ sắt, thường có đài hoa tồn
lưu....................................................................7.Fernandoa adenophylla
4b. Đài hoa có hình dạng bẹ rõ nét, mở ra từ đáy cho đến hết phần trên của ống, quả có vách luôn luôn
hình chữ thập.........................................................................8
8a. Tràng hoa rất dày, nạc, vàng nhạt tới nâu đỏ, dạng chuông phình, ống có đáy hình trụ rất ngắn thụt
vào trong đài; phiến có hai môi rất rõ; quả phủ lông tơ ngắn thưa hoặc nhẵn, có tuyến sần sùi cao chen
sát nhau; một cặp lá kèm giả thường hiện hữu...............................................................8.Markhamia
stipulata var. pierrei
8b. Tràng hoa mỏng, không nạc, trắng, hình phễu, phần dưới của ống hình trụ dài, mảnh; phiến gần
đều, có 5 thùy tròn gần bằng nhau; quả nhẵn, thường láng, không có lá kèm giả; hạt dày có bần, kể cả
hai bên cánh.......................................................
.........................................................................................9.Dolichandrone spathacea
4.4 Sinh thái và phân bố của từng loài
♦ Oroxylum indicum (L.) Kurz – Núc nác
Sinh thái: Núc nác là loài cây gỗ mọc nhanh, tái sinh mạnh, thường thấy ở nhiều dạng sinh cảnh khác
nhau từ rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng tre nứa đến các trảng, đất sau nương rẫy và dọc theo các
bờ suối; với nhiệt độ trung bình năm dao động từ 26,2-27,20C và lượng mưa từ 1.296,7-2.469,2mm (xem
phụ lục 1); ở độ cao lên đến 900m. Cây ưa mọc trên những nền đất tơi xốp (đất thịt), màu mỡ, có tầng đất
mặt sâu, dễ thấm nước. Ngoài ra Núc nác còn mọc được cả trên những vùng đất pha cát, đất đá ở những
vùng khô hạn và nắng nóng.
Trong những điều kiện khắc nghiệt như thiếu nước, cháy rừng, cây vẫn có thể tồn tại được nhờ có lớp
vỏ thân dày và hệ thống rễ phát triển. Nhờ hạt có cánh nên Núc nác phát tán rất xa và nhanh, khi rơi xuống
mặt đất gặp điều kiện thuân lợi hạt sẽ nảy mầm và phát triển thành cây con. Tuy nhiên do hạt nhẹ và
thường phát tán nhờ gió nên phần lớn hạt bị mắc trên cành cây hoặc đám cỏ, không có cơ hội nảy mầm.
Phần gốc thân khi bị chặt cũng có thể tái sinh thành cây chồi. Mọc xen với Núc nác còn có một số loài
khác như: Diospyros pilosanthera Blco. (Thị đài dúng), Trema orientalis Bl. (Trần mai đông), Ficus hirta
var. roxbughii King. (Ngái khỉ), Streblus asper Lour. (Duối nhám), Leea aequata L. (Củ rối bằng), Costus
speciosus Smith. (Cát lồi), Bambusa sp. (Tre), Eupatorium odoratum L. (Yên bạch), Caryota mitis Lour.
(Đủng đỉnh), Musa acuminata Colla. (Chuối hoang),...
1a
2b
2a
3b
3a
1b
4b
4a
8a
5a
5b
6a
6b
7a
7b
8b
Hình 4.19 Sơ đồ minh họa cho khóa phân loại họ Quao vùng nghiên cứu
Phân bố: trên thế giới, Núc nác phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á, bao gồm: Srilanca, Ấn Độ,
Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin [4, 9, 30]. Ở
nước ta, loài này phân bố ở Vĩnh Phúc, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế, Đắc Lắc, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai (Đình Quán), Bà Rịa – Vũng Tàu (Núi Dinh, Bà
Rịa), Thành phố Hồ Chí Minh (Thủ Đức), Sông Bé (Thủ Dầu Một) [40].
Ở Nam Bộ, loài này được tìm thấy ở 9 nơi là Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu và
rừng phòng hộ Núi Dinh, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; rừng phòng hộ Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh; rừng
phòng hộ Tân Phú và VQG Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai; VQG Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước; VQG Lògò –
Xamát và Núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh và Núi Cô Tô, tỉnh An Giang. Cây còn được trồng ở vườn nhà làm
giá thể cho hồ tiêu leo (gặp ở Bình Phước, Bình Dương và Đồng Nai).
♦ Millingtonia hortensis L.f. – Đạt phước
Sinh thái: Đạt phước được tìm thấy ở nhiều dạng sinh cảnh khác nhau từ rừng thường xanh, rừng nửa
rụng lá, ven suối hay đất sau nương rẫy; trên nền đất ẩm tơi xốp và cả nền đất đá; với nhiệt độ trung bình
năm dao động từ 27,1-27,20C và lượng mưa từ 1.296,7-1.931,0mm; ở độ cao lên đến 600m, nhưng thường
phổ biến từ 100-300m. Mọc xen với Đạt phước còn có một số loài khác như: Epipremnum giganteum
Schott. (Thượng cán to), Psychotria rubra Poit. (Lấu đỏ), Mallotus philippensis Muell.-Arg. (Ba chìa),
Antidesma ghaesembilla Gaertn. (Chòi mòi), Haldina cordifolia Ridsd. (Gáo tròn), Uvaria cordata Wall.
B
Hình 4.20 Sinh thái và phân bố loài Oroxylum indicum. Dấu mũi tên chỉ
loài hiện diên; A: môi trường sống; B: bản đồ phân bố loài nghiên cứu
A
VQG Bù Gia Mập
ex Alston. (Bồ quả), Helicteres hirsuta Lour. (Dó lông), Grewia tomentosa Roxb. ex DC. (Cò ke),
Streblus asper Lour. (Duối nhám),...
Phân bố: trên thế giới, Đạt Phước phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào,
Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Indonesia; loài này thường được trồng làm cảnh và cho bóng mát ở Ấn
Độ, Malaysia và Campuchia. Ở nước ta, loài này chỉ gặp ở các tỉnh phía nam như Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm
Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận, Hồ Chí Minh (Sài Gòn) và An Giang (Châu Đốc) [9, 30].
Ở Nam Bộ, loài này chỉ ghi nhận ở 2 nơi là Núi Sam, tỉnh An Giang và Củ Chi, thành phố Hồ Chí
Minh, ngoài ra còn gặp trồng phổ biến ở vườn nhà (ở Châu Đốc, tỉnh An Giang và Củ Chi, thành phố Hồ
Chí Minh) và vườn sưu tập (Thảo cầm viên Sài Gòn) để làm cảnh, lấy bóng mát hay bảo tồn nguồn gen.
Hiện nay, loài này ngoài tự nhiên còn rất ít, chỉ gặp rải rác một vài cá thể, nguyên nhân có thể là do nạn
phá rừng và khai thác gỗ quá mức. Trong sách đỏ Việt Nam (2007), loài này được xếp vào danh mục các
loài cần được bảo tồn ở cấp độ VU (vulnerable – sẽ nguy cấp).
♦ Radermachera hainanensis Merrill – Rà đẹt
Sinh thái: Rà đẹt được tìm thấy ở dạng sinh cảnh rừng thường xanh hay ven suối; trên nền đất ẩm tơi
xốp và cả trên nền đất đá có phủ tầng thảm mục dày; với nhiệt độ trung bình năm dao động từ 26,2-270C
và lượng mưa từ 1.369,0-2.469,2mm; phổ biến ở độ cao từ 300-600m, nhưng theo Võ Văn Chi (2004) thì
loài này có thể gặp ở độ cao lên đến 1.500m. Mọc xen với Rà đẹt còn có một số loài khác như: Desmos
dinhensis Merr. (Gié núi Dinh), Ardisia dinhensis Pit. (Cơm nguội), Gonocaryum lobbianum Kurz.
(Cuống vàng), Desmodium pulchellum Benth. (Tràng quả đẹp), Litsea grandifolia Lec. (Bời lời), Trema
Hình 4.21 Sinh thái và phân bố loài Millingtonia hortensis. Dấu mũi tên chỉ loài
hiện diện; A: môi trường sống; B: bản đồ phân bố loài nghiên cứu.
A B
RPH Củ Chi
orientalis Bl. (Trần mai đông), Streblus asper Lour. (Duối nhám), Caryota mitis Lour. (Đủng đỉnh),
Grewia asiatica L. (Cò ke), Helicteres lanceolata DC. (Dó thon),...
Phân bố: trên thế giới, Rà đẹt phân ở Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Lào và Việt Nam. Ở nước
ta, loài này gặp ở Đà Nẳng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận [30, 40], đặc biệt là trong những
chuyến thực địa ở khu vực lân cận vùng nghiên cứu chúng tôi còn tìm thấy loài này có ở Khu bảo tồn
thiên nhiên Tàkóu, tỉnh Bình Thuận.
Ở Nam Bộ, lần đầu tiên ghi nhận có sự hiện diện của loài này, gặp ở 2 nơi là Núi Dinh, tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu và Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Loài này thường mọc tập trung thành quần
thể lớn với 15-20 cá thể, phân bố chủ yếu ở sườn đồi và ven những dòng suối chảy bắt nguồn từ rừng sâu.
♦ Stereospermum neuranthum Kurz – Khé núi
Sinh thái: Khé núi thường gặp ở dạng sinh cảnh rừng nửa rụng lá, đất sau nương rẫy và ven suối; trên
nền đất cát ẩm hay khô; với nhiệt độ trung bình năm 270C và lượng mưa 1.369mm; ở độ cao từ 70-120m,
nhưng theo Phạm Hoàng Hộ (2000) thì loài này có thể gặp ở độ cao 1.200m. Mọc xen với Khé núi còn có
một số loài khác như: Neonauclea sessilifolia Merr. (Gáo vàng), Gardenia philastrei Pierre ex Pit. (Dành
dành láng), Syzygium cinereum Chanlar. (Trâm sẻ), Lantana camara L. (Thơm ổi), Gmelina asiatica L.
(Tu hú), Sauropus bacciformis Forma. (Bồ ngót), Eupatorium odoratum L. (Yên bạch), Eurycoma
longifolia Jack subsp. longifolia. (Bá bịnh), Leonotis nepetifolia R.Br. (Sư nhĩ), Parinari annamensis
Hance. (Cám),...
Phân bố: trên thế giới, loài này phân bố ở Mianma, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam. Ở nước
ta, loài này gặp ở tỉnh Thừa Thiên – Huế, Khánh Hòa và Ninh Thuận [30, 40].
Hinh 4.22 Sinh thái và phân bố loài Radermachera hainanensis. Dấu mũi tên chỉ
loài hiện diện; A: môi trường sống; B: bản đồ phân bố loài nghiên cứu.
A B
RPH Núi Dinh
Ở Nam Bộ, lần đầu tiên ghi nhận có sự hiện diện của loài này, gặp duy nhất ở một nơi là Khu bảo tồn
thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Loài này thường phân bố ở những vùng đất
pha cát, thấp và tương đối bằng phẳng, tuy nhiên hiện nay ngoài tự nhiên số lượng cá thể còn rất ít,
nguyên nhân có thể do nạn phá rừng, khai thác gỗ hay chuyển đất rừng thành đất sản xuất nông nghiệp
làm cho số lượng cũng như môi sống của chúng bị suy giảm nghiêm trọng. Đây là loài có vùng phân bố
hẹp, nếu như không có biện pháp bảo vệ hợp lý thì trong tương lai loài này sẽ mất đi là điều không thể
tránh khỏi.
♦ Stereospermum colais (Dillw.) Mabberley – Quao núi
Sinh thái: Quao núi được tìm thấy ở nhiều dạng sinh cảnh khác nhau từ rừng thường xanh, rừng nửa
rụng lá, rừng tre nứa đến các vùng đất sau nương rẫy và ven suối; trên nền đất ẩm tơi xốp, đất đá có tầng
thảm mục dày và trên cả đất pha cát; với nhiệt độ trung bình năm dao động từ 26,2-27,20C và lượng mưa
từ 1.296,7-2.469,2mm; phổ biến ở độ cao từ 300-600m, nhưng theo Võ Văn Chi (2004) thì loài này có thể
phân bố đến 1.000m. Mọc xen với Quao núi còn có một số loài khác như: Metadina trichotoma Bakh.f.
(Vàng vé), Aporusa planchoniana H.Baill. ex Muell. (Tai nghé), Dialium cochinchinensis Pierre. (Xây),
Peltophorum dasyrrachis Kurz. (Lim sóng có lông), Dipterocarpus alatus Roxb. (Dầu rái), Hopea
odorata Roxb. (Sao), Diospyros apiculata Hieron. (Thị lọ nồi), Pterocarpus macrocarpus Kurz. (Dáng
hương), Lagerstroemia calyculata Kurz. (Bằng lăng ổi),...
Phân bố: trên thế giới, loài này phân bố ở Xri Lanca, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia
và Việt Nam. Ở nước ta, loài này gặp ở Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thừa Thiên – Huế,
Hình 4.23 Sinh thái và phân bố loài Stereospermum neuranthum. Dấu mũi tên chỉ
loài hiện diện; A: môi trường sống; B: bản đồ phân bố loài nghiên cứu.
A B
KBTTN Bình Châu – Phước Bửu
Ninh Thuận, Đắc Lắc, Bình Phước (Bù Đốp), Đồng Nai (Gia Rây), thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn), An
Giang (Núi Cấm) [9, 40]. Trong các đợt thực địa chúng tôi còn ghi nhận loài này có ở Khu bảo tồn thiên
nhiên Tàkóu, tỉnh Bình Thuận.
Ở Nam Bộ, loài này được ghi nhận ở 3 nơi là rừng phòng hộ Tân Phú, tỉnh Đồng Nai; Núi Cô Tô, tỉnh
An Giang và Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Đáng chú ý là theo các tài liệu trước đây,
Quao núi còn được ghi nhận có hiện diện ở thành phố Hồ Chí Minh nhưng trong những chuyến khảo sát
của chúng tôi thì không tìm thấy loài này.
♦ Stereospermum cylindricum Pierre ex Dop – Quao vàng
Sinh thái: Quao vàng thường gặp ở dạng sinh cảnh rừng nửa rụng lá, ít gặp ở rừng thường xanh; trên
nền đất pha cát hay đất thịt; với nhiệt độ trung bình năm dao động từ 26,2-27,20C và lượng mưa từ
1.296,7-2.469,2mm; ở độ cao trung bình từ 100-300m, nhưng theo Phạm Hoàng Hộ (2000) thì loài này có
thể phân bố lên đến 800m. Mọc xen với Quao vàng còn có một số loài khác như: Aporusa microstachya
Muell.-Arg.(Tai nghé), Croton delpyi Gagn. (Cù đèn), Careya arborea Roxb. (Vừng xoan), Syzygium
cochinchinensis (Gagn.) Merr. & Perry. (Trâm Nam Bộ), Ixora coccinea var. caudata Pierre ex Pit.
(Trang), Lagerstroemia calyculata Kurz. (Bằng lăng ổi), Eupatorium odoratum L. (Yên bạch), Urena
lobata L. (Ké hoa đào), Mimosa pudica L. (Trinh nữ), Grewia astropetala Pierre. (Cò ke),...
Hình 4.24 Sinh thái và phân bố loài Stereospermum colais. Dấu mũi tên chỉ loài
hiện diện; A: môi trường sống; B: bản đồ phân bố loài nghiên cứu
A B
Núi Cô Tô
Phân bố: trên thế giới, loài này phân bố ở Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Ở nước ta, loài này gặp
ở Khánh Hòa, Đắc Lắc, Ninh Thuận và An Giang (Ta Bec) [30, 40]. Trong các đợt thực địa chúng tôi còn
ghi nhận loài này có ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tàkóu, tỉnh Bình Thuận và Vườn quốc gia Núi Chúa, tỉnh
Ninh Thuận.
Ở Nam Bộ, loài này được ghi nhận ở 3 nơi là rừng phòng hộ Núi Sam, tỉnh An Giang; rừng phòng hộ
Tân Phú, tỉnh Đồng Nai và Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Như vậy trong nghiên cứu này
chúng tôi ghi nhận thêm hai vùng phân bố mới của loài này cho Nam Bộ là rừng phòng hộ Tân Phú và
Vườn quốc gia Bù Gia Mập.
♦ Fernandoa adenophylla (Wallich ex G. Don) Steenis – Đinh lá tuyến
Sinh thái: Đinh lá tuyến được tìm thấy ở các dạng sinh cảnh rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá,
trảng và kể cả các vùng đất sau nương rẫy; trên nền đất ẩm tơi xốp hay đất đá; với nhiệt độ trung bình năm
27,20C và lượng mưa 1.296,7mm; thường gặp ở độ cao từ 200-500m, nhưng theo Võ Văn Chi (2004) thì
loài này có thể gặp ở độ cao lên đến 800m. Mọc xen với Đinh lá tuyến còn có các loài khác như: Bambusa
sp. (Tre), Eupatorium odoratum L. (Yên bạch), Musa acuminata Colla. (Chuối hoang), Spilanthes
paniculata Wall. ex DC. (Núc áo), Commelina communis L. (Trai thường), Borassus flabellifer L. (Thốt
nốt), Desmos dumosus Safford. (Gié bụi), Helicteres isora L. (Dó tròn), Sterculia pexa Pierre. (Trôm hoe),
Rauwolfia indochinensis Pichon. (Ba gạc Đông dương), Mallotus philippensis Muell.-Arg. (Ba chìa),...
Hình 4.25 Sinh thái và phân bố loài Stereospermum cylindricum. Dấu mũi tên chỉ
loài hiện diện; A: môi trường sống; B: bản đồ phân bố loài nghiên cứu.
A B
RPH Tân Phú
Phân bố: trên thế giới, loài này phân bố ở Ấn Độ, Băng La Đắc, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Lào và
Việt Nam. Ở nước ta, loài này gặp ở Quảng Trị, Ninh Thuận và An Giang (Châu Đốc) [6, 40].
Ở Nam Bộ, Đinh lá tuyến được ghi nhận có ở 2 nơi là Núi Sam và Núi Cô Tô, tỉnh An Giang. Đây là
loài phân bố hẹp, nhưng số lượng cá thể nhiều và tái sinh rất nhanh ngoài tự nhiên. Tuy nhiên loài này chỉ
sinh sống và phát triển được ở một số vùng có địa hình, khí hậu và thổ nhưỡng nhất định; vùng phân bố
của chúng đang ngày càng bị thu hẹp do nạn phá rừng, khai thác gỗ và chuyển mục đích sử dụng đất rừng
thành đất canh tác.
♦ Markhamia stipulata var. pierrei (Dop) Santisuk – Thiết đinh lá bẹ
Sinh thái: Thiết đinh lá bẹ được tìm thấy ở nhiều dạng sinh cảnh khác nhau từ rừng thường xanh,
rừng nửa rụng lá, rừng tre nứa đến các trảng, ven suối và đất sau nương rẫy; trên nền đất ẩm tơi xốp, đất
cát và đất đá có phủ thảm mục; với nhiệt độ trung bình năm dao động từ 26,2-27,20C và lượng mưa từ
1.296,7-2.469,2mm; ở độ cao từ 100-600m, nhưng theo Võ Văn Chi (2004) thì loài này có thể phân bố ở
độ cao đến 800m. Mọc xen với Thiết đinh lá bẹ còn có các loài khác như: Pavonia rigida Hochr. (Ké
trơn), Rhodamnia dumentorum Merr. & Perry. (Tiểu sim), Malvastrum coromandelianum Gareke. (Hoàng
manh), Colona auriculata Craib. (Bồ an), Cratoxylon cochinchinensis Bl. (Thành ngạnh nam), Litsea
grandifolia Lec. (Bời lời), Breynia vitis-idaea C.E.C. Fischer. (Cù đề), Croton delpyi Gagnep. (Cù đèn),
Parinari annamensis Hance. (Cám), Memecylon lilacinum Zoll. & Morr. (Sầm láng),...
Hình 4.26 Sinh thái và phân bố loài Fernandoa adenophylla. Dấu mũi tên chỉ loài
hiện diện; A: môi trường sống; B: bản đồ phân bố loài nghiên cứu.
A B
Núi Cô Tô
Phân bố: trên thế giới Thiết đinh lá bẹ phân bố ở Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Ở nước ta, loài
này gặp ở Đắc Lắc, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn),
Bình Phước (Thủ Dầu Một), Tây Ninh, Bạc Liêu, Cà Mau [9, 30, 40].
Ở Nam Bộ, loài này ghi nhận có ở 10 nơi là Núi Dinh và Khu bảo thiên nhiên Bình Châu – Phước
Bửu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; rừng phòng hộ Tân Phú và Vườn quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai; Vườn
quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước; Vườn quốc gia Lògò – Xamát và Núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh;
rừng phòng hộ Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh; Núi Sam và Núi Cô Tô, tỉnh An Giang. Đáng chú ý là
theo các tài liệu trước đây thì Thiết đinh lá bẹ có phân bố ở Cà Mau nhưng trong những chuyến khảo sát
của chúng tôi thì không tìm thấy loài này.
♦ Dolichandrone spathacea (Linné f.) Seemann – Quao nước
Sinh thái: Quao nước được tìm thấy ở dạng sinh cảnh rừng thường xanh, mà đặc biệt là sau rừng sú
vẹt và dọc các cửa sông, kênh rạch có nước thủy triều hay nước lợ, đôi khi cũng gặp ở những nơi gần bãi
biển; trên nền đất bùn được phủ lớp phù sa màu mỡ, hay đất phèn; với nhiệt độ trung bình năm dao động
từ 26,7-27,10C và lượng mưa từ 1.931,0-2.343,50C; ở độ cao lên đến 8m so với mực nước biển. Lá tồn tại
quanh năm, hoa nở vào lúc bình minh và rụng trước khi mặt trời mọc, thụ phấn nhờ loài bướm có vòi dài
ăn đêm. Khi cây bị chặt thì phần gốc còn lại có khả năng tái sinh cây chồi. Mọc xen với Quao nước còn có
các loài khác như: Acrostichum aureum L. (Ráng đại), Acanthus ebracteatus Vahl. (Ô rô), Flagellaria
indica L. (Mây nước), Rhizophora apiculata Bl. (Đước đôi), Sonneratia caseolaris Engl. (Bần chua),
Avicennia alba Bl. (Mắm trắng), Avicennia officinalis L. (Mắm), Derris trifoliata Lour. (Cốc kèn nước),
Hình 4.27 Sinh thái và phân bố loài Markhamia stipulata var. pierrei. Dấu mũi
tên chỉ loài hiện diện; A: môi trường sống; B: bản đồ phân bố loài nghiên cứu.
A B
RPH Tân Phú
Stenochlaena palustris Bedd. (Choại), Xylocarpus granatum Koen. (Su ổi), Excoecaria agallocha L.
(Giá),...
Phân bố: trên thế giới Quao nước phân bố ở Ấn Độ, Nuven Caledoni, Campuchia, Malaysia,
Indonesia và Việt Nam. Ở nước ta, loài này gặp ở Quảng Ninh, Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Bình
Thuận, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn), Long An (Rạch Cát) [9, 30].
Ở Nam Bộ, Quao nước gặp rất phổ biến đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong các địa
điểm nghiên cứu loài này được ghi nhận ở hai nơi là Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, thành phố Hồ Chí
Minh và Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
4.5 Đa dạng về giá trị tài nguyên
4.5.1 Giá trị sử dụng
Cho đến nay qua kinh nghiệm dân gian, qua nghiên cứu và ứng dụng của ngành dược, và qua các tài
liệu về điều tra tài nguyên thực vật (Pételot, 1936; Võ Văn Chi, 1997, 2004; Đỗ Tất Lợi, 2009; Trần Hợp,
2002; Viện Dược liệu, 2006;...), các loài thuộc họ Quao được biết đến và được sử dụng vào nhiều mục
đích khác nhau của con người như: lấy gỗ, làm thuốc chữa bệnh, làm cảnh và cho bóng mát, làm rau ăn,
phủ xanh đất trống đồi trọc,... Sau đây chúng tôi xin giới thiệu giá trị sử dụng của các loài hiện diện trong
khu vực nghiên cứu.
♦ Oroxylum indicum (Núc nác): Cây được trồng làm giá đỡ cho tiêu, trầu; làm cảnh và cho bóng mát.
Gỗ được dùng làm diêm, nguyên liệu giấy sợi và làm củi. Lá, hoa, quả non đều ăn được. Vỏ được dùng
chữa các chứng bệnh vàng da, dị ứng mẩn ngứa, viêm họng, ho khàn tiếng, đau dạ dày, lỵ, viêm đường
tiết niệu, trẻ con ban, sởi; ngày dùng 8-16g dưới dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng. Hạt chữa ho lâu ngày,
Hình 4.28 Sinh thái và phân bố loài Dolichandrone spathacea. Dấu mũi tên chỉ
loài hiện diện; A: môi trường sống; B: bản đồ phân bố loài nghiên cứu.
A B
KDTSQ Cần Giờ
viêm khí quản, đau dạ dày, đau bụng, vết loét không liền miệng, ngày uống 2-3g dạng thuốc sắc (chữa ho)
hay sấy khô tán nhỏ (chữa đau dạ dày); dùng ngoài tán bột rắc lên vết lở loét, mụn nhọt vỡ lâu không liền
miệng. Ở Malaysia, nước sắc lá uống chữa đau dạ dày và thấp khớp; dùng ngoài chữa nhức đầu và các
bệnh loét; vỏ và hạt được dùng trong thú y. Ở Ấn Độ, vỏ rễ được dùng làm thuốc bổ, chữa ỉa chảy, kiết lỵ,
làm toát mồ hôi, thấp khớp; quả non được dùng làm mát và dễ tiêu; hạt dùng làm thuốc tẩy. Ở Nepal, vỏ
thân và rễ được dùng làm thuốc chữa viêm.
♦ Millingtonia hortensis (Đạt phước): Cây được trồng làm cảnh ở nhiều nơi. Gỗ có thể dùng đóng đồ
đạc. Vỏ thân và gỗ dùng trong y học dân gian làm thuốc trị ghẻ. Ở Indonesia, vỏ được dùng làm thuốc hạ
sốt; hoa có mùi thơm rất dễ chịu, dùng trộn với thuốc lào để ướp hương cho có mùi thuốc phiện. Ở Thái
Lan, người ta dùng hoa khô làm thuốc giãn phế quản, rễ cũng được dùng bổ phổi và giãn phế quản.
♦ Radermachera hainanensis (Rà đẹt): Cây có hoa đẹp và thơm có thể trồng làm cảnh và cho bóng
mát. Gỗ tốt, dùng trong xây dựng, đóng đồ đạt trong gia đình.
♦ Stereospermum neuranthum (Khé núi): Cây cho gỗ tốt, dùng trong xây dựng, đóng đồ đạt trong gia
đình.
♦ Stereospermum colais (Quao núi): Cây có hoa đẹp, trồng làm cảnh, trang trí trong sân vườn hay làm
bóng mát trên các đường phố. Gỗ trung bình, được dùng trong xây dựng, làm ván. Dịch lá phối hợp với
dịch chanh dùng trong các trường hợp thần kinh. Hoa và quả được dùng trị bò cạp đốt. Rễ, lá và hoa cũng
được dùng trị sốt; vỏ thân làm thuốc bổ, lợi tiểu, chữa gan, hen suyễn. Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ lá và
hoa trị bệnh sốt.
♦ Stereospermum cylindricum (Quao vàng): Cây cho gỗ lớn, thẳng, dùng đóng đồ đạc thông thường.
Rễ, lá và hoa cũng được dùng trị sốt, lỵ và ỉa chảy.
♦ Fernandoa adenophylla (Đinh lá tuyến): Cây được dùng làm cây trồng phục hồi rừng trên đất thoái
hóa sau nương rẫy và trồng để giữ đất ở các sườn dốc. Gỗ tốt, không bị mối mọt, dùng trong xây dựng và
đóng các đồ dùng gia đình. Hoa dùng làm rau ăn. Vỏ làm thuốc. Ở Lào, trong y học dân gian, vỏ cây được
dùng sắc nước cho phụ nữ uống sau khi sinh.
♦ Markhamia stipulata var. pierrei (Thiết đinh lá bẹ): Cây được trồng làm cảnh và cho bóng mát; gỗ
trắng nhẹ, không bị mối mọt, dùng trong xây dựng thông thường, đóng đồ dùng gia đình, làm gỗ trụ mỏ.
Hình 4.29 Giá trị sử dụng của một số loài thuộc họ Quao. A: loài Millingtonia hortensis
(Đạt phước); B: loài Oroxylum indicum (Núc nác); C: loài Markhamia stipulata var. pierrei
(Thiết đinh lá bẹ); D: loài Fernandoa adenophylla (Đinh lá tuyến).
Hình A và C chụp ở Vườn bách thảo, thành phố Hà Nội; hình B: chụp ở huyện Phước Long,
tỉnh Bình Phước; hình D chụp ở Vườn sưu tập cây thuốc, tỉnh An Giang.
♦ Dolichandrone spathacea (Quao nước): Cây cho gỗ dùng trong xây dựng nhỏ, đóng đồ dùng gia
đình, đồng thời còn tham gia cố định các bãi cát bùn sau thảm cây sú vẹt ở ven biển, cửa sông. Quao nước
được dùng làm thuốc nhuận gan, trừ ho, điều trị sỏi thận, thường phối hợp với các vị thuốc khác; vỏ phối
hợp với Ô rô nước nấu thành cao lỏng uống giải độc. Trong y học dân gian Ấn Độ, người ta dùng hạt cùng
với Gừng để trị các bệnh co thắt. Ở Indonesia, chế phẩm thuốc súc miệng từ lá Quao nước trị tưa lưỡi,
miệng. Ngoài ra, nước sắc vỏ cây để xử lý bảo quản lưới đánh cá.
4.5.2 Giá trị về nguồn gen quí hiếm
Để có biện pháp bảo vệ các loài, thì việc đánh giá các mức độ đe dọa cũng rất quan trọng, từ đó có
chính sách ưu tiên và bảo vệ hợp lý. Theo thang đánh giá của Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới
(IUCN, 2009) và Sách đỏ Việt Nam (2007) ở vùng nghiên cứu có 3 loài (chiếm 33,3% tổng số loài nghiên
cứu ở Nam Bộ) nằm trong danh mục các loài cần được bảo tồn là Millingtonia hortensis L.f. (Đạt phước)
được xếp ở thứ hạn VU (sẽ nguy cấp), Fernandoa adenophylla (Wallich ex G. Don) Steenis (Đinh lá
tuyến) được xếp ở thứ hạng VU (sẽ nguy cấp) và Dolichandrone spathacea (Linné f.) Seemann (Quao
nước) được xếp ở thứ hạn LR (ít nguy cấp).
Bảng 4.1 Các loài thực vật có giá trị bảo tồn ở vùng nghiên cứu
STT Tên thực vật SĐVN (96) SĐVN (07) IUCN (09)
1
Millingtonia hortensis L.f. – Đạt
phước
R VU
2
Fernandoa adenophylla (Wallich ex
G. Don) Steenis – Đinh lá tuyến
K VU
3
Dolichandrone spathacea (Linné f.)
Seemann – Quao nước
K LR
Ghi chú: R: rare - hiếm hay có thể sẽ nguy cấp; K: insuficiently known - biết không chính xác.
Từ bảng 4.1 cho thấy cả 3 loài Đạt phước, Đinh lá tuyến và Quao nước đều được đưa vào danh mục
các loài cần được bảo tồn trong Sách đỏ Việt Nam (1996) ở thứ hạng là hiếm hay có thể sẽ nguy cấp (R)
và biết không chính xác (K), nhưng trong Sách đỏ Việt Nam (2007) thì loài Đinh lá tuyến được đưa lên
ngang thứ hạng với loài Đạt phước (VU), điều này có thể do đây là loài phân bố hẹp chỉ hiện diện một vài
nơi ở Việt Nam nhưng lại bị chia cắt về mặt không gian, đồng thời là đối tượng bị khai thác gỗ nên số cá
thể trưởng thành ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng. Còn riêng loài Quao nước thì được đưa ra ngoài
danh mục các loài cần được bảo tồn (SĐVN, 2007), có lẻ đây là loài có vùng phân bố rộng, tái sinh nhanh,
số lượng cá thể ngoài tự nhiên còn nhiều và môi trường sống của chúng hiện nay được bảo vệ tốt, nhưng
theo Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN, 2009) thì loài này vẫn được xếp ở thứ hạng LR (ít nguy
cấp).
4.6 Thảo luận
Có thể nói, thành phần loài thuộc họ Quao ở vùng Nam Bộ có sự đa dạng cao, với 8 loài và 1 taxon
dưới loài chiếm 36% tổng số loài hiện có ở Việt Nam (22 loài và 3 taxon dưới loài) và 31,03% tổng số
loài ở Đông Dương (26 loài và 3 taxon dưới loài). Đặc điểm phân biệt giữa các loài cũng khá rõ ràng, có
thể chia làm hai nhóm nhận dạng nhanh ngoài thực địa gồm: 1) nhóm lá kép lông chim 2-3 (4) lần, nhóm
này có 3 loài là Oroxylum indicum (Núc nác) hoa màu đỏ sẩm, tiểu nhị 5 và quả hình kiếm to; loài
Millingtonia hortensis (Đạt phước) hoa màu trắng và quả dẹt rộng 1,4cm hoặc hơn; loài Radermachera
hainanensis (Rà đẹt) hoa màu vàng cam mọc trên thân, quả hình trụ rộng không đến 1,4cm. 2) nhóm lá
kép lông chim 1 lần, nhóm này có 6 loài là Stereospermum neuranthum (Khé núi) đài hoa dạng chuông,
cụm hoa dạng chùm hình xim, lá có lông cứng; loài Stereospermum colais (Quao núi) đài hoa dạng
chuông, cụm hoa dạng chùy xòe ra, lá không lông, quả to có bốn cạnh cao; loài Stereospermum
cylindricum (Quao vàng) đài hoa dạng ống, lá có lông tơ mịn màu trắng nhạt; loài Fernandoa adenophylla
(Đinh lá tuyến) hoa màu vàng lợt, quả có 10 cạnh phủ đầy lông rỉ sắt và đài hoa còn tồn tại trên quả; loài
Markhamia stipulata var. pierrei (Thiết đinh lá bẹ) hoa màu vàng nhạt đến nâu đỏ, quả có mụt sần sùi và
có một cặp lá kèm giả; loài Dolichandrone spathacea (Quao nước) đài hoa có dạng bẹ, tràng hoa mỏng,
quả nhẵn, không có lá kèm giả.
Các loài thuộc họ Quao được tìm thấy ở nhiều dạng sinh cảnh khác nhau từ rừng thường xanh đến các
trảng, kể cả cửa sông và đất bồi ven biển; trong nhiều loại thổ nhưỡng, không chỉ là đất thịt màu mỡ, đất
cát, đất đá mà còn cả trên nền đất phèn và đất bùn nhiễm mặn; biên độ nhiệt trung bình năm dao động từ
26,2-270C và lượng mưa từ 1.369-2.469,2mm, với độ cao từ ngang mực nước biển đến 900m (trong
nghiên cứu này) và có thể lên đến 1.500m. Trong đó, có 3 loài được tìm thấy ở nhiều dạng sinh cảnh nhất
là loài Oroxylum indicum (Núc nác), loài Stereospermum colais (Quao núi) và loài Markhamia stipulata
var. pierrei (Thiết đinh lá bẹ) và 1 loài chỉ thấy có ở rừng ngập mặn vùng cửa sông, ven biển mà ở đó điều
kiện thổ nhưỡng là đất phèn hay đất bùn nhiễm mặn là loài Dolichandrone spathacea (Quao nước). Chính
nhờ môi trường sống đa dạng như vậy làm cho kích thước và số lượng các mô trong cấu trúc giải phẫu của
họ Quao dao động lớn và có sự khác biệt giữa các loài (xem phụ lục 2), điều này không chỉ có ý nghĩa về
mặt phân loại học mà còn có ý nghĩa khi nghiên cứu đến sự tiến hóa giữa các loài trong họ thực vật này.
Vùng phân bố của họ Quao tương đối rộng, trải dài từ đồi núi cao đến đồng bằng, ven biển. Đã ghi
nhận được 11 vùng phân bố mới cho họ thực vật này là KDTSQ Cần Giờ và RPH Củ Chi (Tp. Hồ Chí
Minh), KBTTN Bình Châu – Phước Bửu và Núi Dinh (Bà Rịa – Vũng Tàu), VQG Cát Tiên và RPH Tân
Phú (Đồng Nai), VQG Bù Gia Mập (Bình Phước), VQG Lògò – Xamát và Núi Bà Đen (Tây Ninh), Núi
Cô Tô (An Giang), VQG Mũi Cà Mau (Cà Mau) và đồng thời bổ sung cho hệ thực vật Nam Bộ 2 loài mà
từ trước đến nay chưa được ghi nhận là Radermachera hainanensis (Rà đẹt) và Stereospermum
neuranthum (Khé núi). Theo những nghiên cứu đã công bố thì 2 loài này chỉ được tìm thấy ở khu vực
miền trung kéo dài đến các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận nhưng trong nghiên cứu này chúng tôi đã phát
hiện chúng có hiện diện ở vùng Nam Bộ, trong đó loài Radermachera hainanensis (Rà đẹt) được tìm thấy
ở hai nơi là Núi Dinh (Bà Rịa – Vũng Tàu) và VQG Bù Gia Mập (Bình Phước) còn loài Stereospermum
neuranthum (Khé núi) được tìm thấy duy nhất ở một nơi là KBTTN Bình Châu – Phước Bửu (Bà Rịa –
Vũng Tàu).
CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
- Đã ghi nhận được 8 loài và 1 taxon dưới loài thuộc họ Quao (Bignoniaceae) có ở vùng Nam Bộ –
Việt Nam. Chúng đều được mô tả các đặc điểm hình thái, giải phẫu và sinh học.
- Ghi nhận mới cho hệ thực vật Nam Bộ – Việt Nam 2 loài thuộc họ Quao là Radermachera
hainanensis (Rà đẹt) và Stereospermum neuranthum (Khé núi).
- Các loài thuộc họ Quao được tìm thấy ở nhiều dạng sinh cảnh khác nhau từ rừng thường xanh đến
các trảng, kể cả cửa sông và đất bồi ven biển và trong nhiều loại thổ nhưỡng như đất thịt màu mỡ, đất cát,
đất đá, đất phèn và đất bùn nhiễm mặn, với độ cao lên đến 900m.
- Đã ghi nhận được 11 vùng phân bố mới cho họ Quao ở Nam Bộ gồm: KDTSQ Cần Giờ và RPH Củ
Chi (Tp. Hồ Chí Minh), KBTTN Bình Châu – Phước Bửu và Núi Dinh (Bà Rịa – Vũng Tàu), VQG Cát
Tiên và RPH Tân Phú (Đồng Nai), VQG Bù Gia Mập (Bình Phước), VQG Lò Gò – Xa Mát và Núi Bà
Đen (Tây Ninh), Núi Cô Tô (An Giang), VQG Mũi Cà Mau (Cà Mau). Có 2 loài (Stereospermum
neuranthum và Fernandoa adenophylla) có vùng phân bố hẹp.
- Tất cả các loài thuộc họ Quao ở Nam Bộ đều có giá trị sử dụng như làm thuốc, lấy gỗ, làm rau ăn,
làm cảnh và cho bóng mát, phủ xanh đất trống đồi trọc,... trong đó, có 3 loài (Millingtonia hortensis,
Fernandoa adenophylla, Dolichandrone spathacea) có giá trị bảo tồn theo thang đánh giá của Hiệp hội
bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN, 2009) và Sách đỏ Việt Nam (2007).
5.2 Kiến nghị
- Cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn ở cấp độ phấn hoa học và cấp độ phân tử DNA để có thể giải quyết
triệt để vấn đề phân loại học và đồng thời mở rộng phạm vi nghiên cứu để xác định thành phần loài, sinh
thái, nơi phân bố của họ Quao (Bignoniaceae) một cách chính xác, khoa học nhằm tiến tới biên soạn
“Thực vật chí Việt Nam” cho họ thực vật này.
- Cần có chính sách bảo vệ hợp lý các loài có giá trị bảo tồn và các loài có vùng phân bố hẹp, bằng
cách nhân nuôi và bảo vệ môi trường sống của chúng. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến 3 loài Millingtonia
hortensis (Đạt phước), Fernandoa adenophylla (Đinh lá tuyến) và Stereospermum neuranthum (Khé núi),
vì số cá thể của 3 loài này hiện nay ngoài tự nhiên còn rất ít, nhưng lại nằm trong đối tượng bị khai thác
gỗ và môi trường sống ngày càng bị thu hẹp do nạn phá rừng và chuyển mục đích sử dụng đất rừng thành
đất canh tác.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
[1]. Đặng Văn Sơn (2010), Thành phần loài thực vật trên hệ sinh thái đất ngập nước huyện Nhà Bè - Tp.
Hồ Chí Minh, Tiểu ban Môi trường và Năng lượng, Hội nghị Khoa học kỷ niệm 35 năm Viện Khoa học
và Công nghệ Việt Nam, Tr. 257-262.
[2]. Đặng Văn Sơn (2010), Đa dạng thực vật vùng Cồn Ấu – Tp. Cần Thơ, Tiểu ban Khoa học sự sống,
Hội nghị Khoa học kỷ niệm 35 năm Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Tr. 69-76.
[3]. Đặng Văn Sơn (2009), Tài nguyên thực vật cây thân gỗ trên hệ sinh thái gò đồi thuộc huyện Củ Chi,
thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hội nghị Khoa học toàn
quốc lần thứ III, Hà Nội, Nxb Nông nghiệp, Tr.1049-1056.
[4]. Đặng Văn Sơn, Ngô Thị Thanh Thảo, Phạm Văn Ngọt (2009), Đa dạng thực vật trên hệ sinh thái đất
ngập nước huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên
Sinh vật, Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ III, Hà Nội, Nxb Nông nghiệp, Tr.762-769.
[5]. Đặng Văn Sơn, Nguyễn Nghĩa Thìn (2009), Thành phần loài thực vật cây thân gỗ trên hệ sinh thái
gò đồi thuộc huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, Số 1, Tr.831-836.
[6]. Dang Van Son (2008), Floral biodiversity in Logo – Xamat National Park, Tay Ninh province,
Vietnam, 1st Symposium of the flora du Cambodge, du Laos et du Vietnam, Royal University of Phnom
Penh, Cambodia, Tr.69.
[7]. Đặng Văn Sơn, Lương Văn Dũng, Nông Văn Tiếp (2007), Nghiên cứu họ Dây gắm (Gnetaceae) ở
Lâm Đồng, Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ
II, Hà Nội, Nxb Nông nghiệp, Tr.228-233.
[8]. Hoàng Đình Dũng, Đặng Văn Sơn, Phạm Đình Hùng, Nguyễn Diệu Liên Hoa (2010), Một
Triterpenoid este mới từ lá và cành non cây Ngâu rất thơm (Aglaia odoratissima), Tạp chí Hóa học, T. 48
(4B), Tr. 371-373.
[9]. Trịnh Thị Diệu Bình, Nguyễn Đình Hiệp, Đặng Văn Sơn, Phạm Đình Hùng, Nguyễn Diệu Liên Hoa
(2010), Xanthon từ cành cây Còng nước (Calophyllum dongnaiense), Tạp chí Hóa học, T. 48 (4B), Tr.
365-370.
[10]. Phan Kế Lộc, Vũ Ngọc Long, Lại Tùng Quân, Trịnh Thị Lâm, Đặng Văn Sơn, Nguyễn Quốc Đạt,
Nguyễn Đắc Xuân (2005), Một số loài thực vật có giá trị bảo tồn ở Vườn Quốc gia Lò gò-Xa mát, tỉnh
Tây Ninh, Tạp chí Di truyền học và ứng dụng, Số 4, Tr.8-11.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
[1]. Nguyễn Bá (2006), Hình thái học thực vật, Nxb Giáo dục.
[2]. Lê Huy Bá (2007), Sinh thái môi trường đất, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
[3]. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Nxb
Nông nghiệp, Tr.60.
[4]. Đỗ Huy Bích, Đặng Quan Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm
Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2006),
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập 2, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, Tr.480-484,
541-542.
[5]. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (1996), Sách Đỏ Việt Nam - Phần Thực Vật, Nxb Khoa học
và Kỹ thuật, Tr.123-124.
[6]. Bộ Khoa học và Công nghệ - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách Đỏ Việt Nam -
Phần II - Thực Vật, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Tr.135-136, 139-149.
[7]. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978), Phân loại học thực vật bậc cao, Nxb Đại học và Trung học
Chuyên nghiệp, Tr.406-407.
[8]. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Tr.477, 847, 911-912, 1156.
[9]. Võ Văn Chi (2003-2004), Từ điển thực vật thông dụng - Tập 1&2, Nxb Khoa học và Kỹ thuật,
Tr.1007-1008, 1151-1152, 1680-1681, 1727, 1831-1832, 2347-2348, 2096-2097.
[10]. Võ Văn Chi (2007), Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam, Nxb Giáo dục.
[11]. Phạm Hoàng Hộ, Nguyễn Văn Dương (1960), Cây cỏ miền Nam Việt Nam, Bộ Quốc gia Giáo dục
xuất bản, Tr.484-488.
[12]. Phạm Hoàng Hộ (1972), Cây cỏ miền Nam Việt Nam, Tr.276-284, Tái bản lần 2, Bộ Giáo dục –
Trung tâm học liệu.
[13]. Phạm Hoàng Hộ (1993), Cây cỏ Việt Nam, Quyễn 3, Tập 2, Montreal, Tr.95-108
[14]. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, Quyễn 3, Nxb Trẻ, Tr.83-93.
[15]. Phạm Hoàng Hộ (2006), Cây có vị thuốc ở Việt Nam, Nxb Trẻ, Tr.506-509.
[16]. Trần Hợp (2002), Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Tr.700-709.
[17]. Trần Công Khánh (1979), Hình thái và giải phẫu thực vật, Nxb Đại học và Trung học chuyên
nghiệp.
[18]. N. X. Kixeleva (1977), Giải phẫu và hình thái thực vật, Nxb Giáo dục.
[19]. Đỗ Tất Lợi (2009), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y họ - Nxb Thời đại, Tr.726-727.
[20]. Trần Đình Lý và nnk (1993), 1900 loài cây có ích ở Việt Nam, Nxb Thế giới, Tr.53-54.
[21]. Hoàng Thị Sản (1999), Phân loại học Thực vật, Nxb Giáo dục.
[22]. Sterling E. J., Hurley M. M., Lê Đức Minh (2007), Lịch sử tự nhiên của Việt Nam, Yale University
Press New Haven and London, Tr.277-333.
[23]. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
[24]. Nguyễn Nghĩa Thìn, Đặng Thị Sy (2004), Hệ thống học thực vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[25]. Nguyễn Nghĩa Thìn (2008), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[26]. Lê Thông (chủ biên) (2004), Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam, Tập 5, Các tỉnh thành phố cực
nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, Nxb Giáo dục, Tr.405-413.
[27]. Lê Thông (chủ biên) (2006), Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam, Tập 6, Các tỉnh và thành phố
đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Giáo dục.
[28]. Thái Văn Trừng (1998), Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.
[29]. Nguyễn Khanh Vân, Nguyễn Thị Hiền, Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp (2000), Các biểu đồ sinh
khí hậu Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[30]. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật (2005), Danh lục các
loài thực vật Việt Nam, Tập 3, Nxb Nông nghiệp, Tr.227-234.
Tài liệu tiếng nước ngoài
[31]. Bentham G. & J. D. Hooker (1876), Genera Plantarum, London. Pp.1026-1053.
[32]. De Candolle (1845), Prodromus systematis naturalis regni vegetabilis, Paris. Pp.143-248.
[33]. Gentry A. H. (1992), Six new species of Bignoniaceae from upper Amazonia – A journal for
botanical nomenclature, Vol.2, No.2, Missouri Botanical Garden. Pp.159-166.
[34]. Hutchinson J. (1969), The families of flowering plants, Oxford. Pp.387-389.
[35]. Jussieu A. (1789), Genera Planturum, Paris.
[36]. Lecomte M. H. (1927), Flore Générale de l’Indochine, Tome IV, Paris. Pp.565-607.
[37]. Linnaeus C. (1753), Species Plantarum, Stockholm.
[38]. Linnaeus C. (1825), Systema Vegetabilium, Vol.2, Gottingae - Sumtibus librariae dieterichianae.
Pp.684-685, 829-838.
[39]. Loureiro J. (1793), Flora cochinchinensis, Tomus I, Berolini.
[40]. Santisuk T. & Vidal J. E. (1985), Flore du Cambodge du Laos et du Vietnam, Vol.22, Paris
[41]. Santisuk T. (1987), Flora of Thailand, Vol.5, Bangkok. Pp.32-66.
[42]. Pételot A. (1936), Les plantes medicinales du Cambodge, du Laos et du Vietnam, Tome V, Pp.90-91.
[43]. Takhtajan A. (1966), Systema et phylogenia Magnoliophytorum, Moscva-Leningrad.
[44]. Takhtajan A. (1973), Evolution und Ausbreitung der Blutenpflanzen, Zena.
[45]. Zhiyum Z. & Santisuk T. (1998), Flora of China, Vol.18, Pp.213-225.
[46]. Zjhra M. L. (2006), New taxa of Coleeae (Bignoniaceae) from Madagascar. I. A collection from
Masoala Peninsula – Ann. Bot. Fennici, Vol.43, Pp.225-239.
PHỤ LỤC
1. Số liệu nhiệt độ, lượng mưa ở những nơi có họ Quao (Bignoniacea) phân bố
STT
Nơi họ Quao
phân bố
Tỉnh, thành phố
Nhiệt độ trung
bình năm
(0C)
Lượng mưa
trung bình năm
(mm)
1 Lògò - Xamát Tây Ninh 26,9 1813,1
2 Núi Bà Đen Tây Ninh 26,9 1813,1
3 Bù Gia Mập Bình Phước 26,2 2469,2
4 Núi Cô Tô An Giang 27,2 1296,7
5 Núi Sam An Giang 27,2 1296,7
6 Củ Chi Tp. Hồ Chí Minh 27,1 1931,0
7 Cần Giờ Tp. Hồ Chí Minh 27,1 1931,0
8 Núi Dinh Bà Rịa - Vũng Tàu 27,0 1369,0
9 Bình Châu - Phước Bửu Bà Rịa - Vũng Tàu 27,0 1369,0
10 Tân Phú Đồng Nai 27,0 1711,0
11 Cát Tiên Đồng Nai 27,0 1711,0
12 Mũi Cà Mau Cà Mau 26,7 2343,5
Nguồn: Nguyễn Khanh Vân, Nguyễn Thị Hiền, Phân Kế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp (2000), Các biểu đồ sinh khí hậu
Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Số liệu gốc đo đếm hình thái, giải phẫu các loài thuộc họ Quao (Bignoniaceae) ở vùng nghiên cứu
STT Các bộ phận đo đém Loài 1 Loài 2 Loài 3 Loài 4 Loài 5 Loài 6 Loài 7 Loài 8 Loài 9
1 Lá
Số lần lá kép (lần) 2-4 2-3 2-3 1 1 1 1 1 1
Chiều dài chung (cm) 120-160 30-70 56-62 45-55 25-38 26-32 65-90 45-65 30-55
Chiều rộng lá chét (cm) 3-5 2-2,5 3-4,5 5-7,5 4-4,6 5,5-7,5 27 10-14 4-7
Chiều dài lá chét (cm) 7-11 3-4,5 8-10 8-18 8-14 8-14 47 26-34 9-18
Số cặp gân lá chét (cặp) 5-7 3-5 5-7 7-9 5-8 5-9 7-9 6-13 7-9
Có lông (1) và không lông (0) 0 0 0 1 0 1 1 0 0
2 Hoa
Đỏ sẩm (1), trắng (2), vàng cam
(3), vàng lợt (4) và nâu đỏ (5)
1 2 3 2 2 2 4 5 2
Chiều dài chùm hoa (cm) 40-60 10-40 35-45 12-42 40-48 16-28 30-40 20-35
Chiều dài hoa (cm) 9-14 10-12 4-12 10-14 4-8 17-20
Số thùy của tràng (thùy) 5 5 5 5 5 5 5 5
Số nhị (nhị) 5 4 4 4 4 4 4 4 4
3 Quả
Dài (cm) 70-95 15-40 30-36 60-80 84-100 40-46 55-65 60-70 29-40
Rộng (cm) 4-7 1,4-2 0,5-0,8 0,5-1 0,9-2,6 0,5-1 1-3 2-4 1,5-2,5
4 Hạt
Dài (cm) 8-10 1,4-3,5 1,4-1,5 2-3 2-3 1,5-2,5 2-3,5 7-10 1,3-2
Rộng (cm) 3-4 1-1,6 0,1-0,2 0,5-0,8 0,4-0,8 1-1,5 0,6-1 2,5-4 0,7-0,9
5 Cắt ngang thân
Số khoang mạch (cái) 1-4 1-4 1-3 1-3 1-2 1-2 1-2 1-4 1-3
Đường kính trung bình (μm) 5-12 5-10 4-6 8-15 5-10 6-14 6-10 6-12 5-9
Mật độ trung bình trên 1mm2 16-20 60-68 60-90 20-30 42-48 25-30 47 35-40 18-24
6 Cắt tiếp tuyến
Số dãy của tia (dãy) 1-2 1-2 1-2 1-3 1-3 1-2 1-2 1-2 1-2
Số tia trên 1mm ngang 14 11-16 11-14 12-16 14 12 15-17 10-12 18-20
Chiều cao của tia (μm) 35-40 15-24 15 10-55 30 50 35-45 75 28
Chiều rộng của tia (μm) 2-3 1-2 2 2-3 4-5 3 1-2 4 3
Số tế bào trên 1 tia (cái) 18-22 10-14 14-17 20-48 18-26 28-34 16-20 30-50 12-16
Khoảng cách giữa 2 tia (μm) 8 6 7 6-10 7-10 7-8 5 8-10 4-6
7 Cắt xuyên tâm
Số lượng thanh ngang (thanh
ngang)
12-20 8 6-10 10-12 7-9 6-8 5-8 6-8 10-17
Chiều dài giữa 2 vách ngăn
ngang (μm)
80-100 90-130 70-90 100-120 70-80 80 70 80-100 75-90
Độ xiên của vách ngăn (độ) 28-35 30-35 40-42 40-45 35-40 38-42 35-42 40-44 41-44
8 Tế bào biểu bì là
Biểu bì trên có hình da giác với
số cạnh (cạnh)
4-6 3-6 5-6 5-7 3-5 5-8 4-6 4-6 4-6
Kích thước biểu bì trên (μm) 4x6 3x5 4x9 5x9 4x8 5x14 4x7 6x8 4x7
Biều bì dưới có hình đa giác
với số cạnh (cạnh)
4-6 3-6 5-6 5-7 3-5 5-8 5-6 5-6 4-6
Kích thước biểu bì dưới (μm) 4x7 3x5 5x10 5x9 4x8 5x15 5x8 6x8 5x8
Mật độ khí khổng trên mm2
(cái)
25-30 48-54 45-50 38-42 25-30 35-40 30-40 35-40 45-50
Kích thước khí khổng (μm) 4x5 3x4-5 3x5 3x5 2x4 3x5 3x5 2,5-3x4,5 3x5
Kích thước khe lỗ khí khổng
(μm)
0,5-1x3 1x3 0,5x2,5 0,5x1 0,5x2 0,5-1x2 0,5-1x3 0,5-1x3 1x3
Ghi chú: Loài 1 = Oroxylum indicum, Loài 2 = Millingtonia hortensis, Loài 3 = Radermachera hainanensis, Loài 4 = Stereospermum
neuranthum, Loài 5 = Stereospermum colais, Loài 6 = Stereospermum cylindricum, Loài 7 = Fernandoa adenophylla, Loài 8 =
Markhamia stipulata var. pierrei, Loài 9 = Dolichandrone spathacea.
3. Các loài cây du nhập thuộc họ Quao (Bignoniaceae) có ở Nam Bộ
STT Tên khoa học Tên Việt Nam Công dụng Nguồn gốc
1
Campsis grandiflora (Thunb.)
Schum.
Đang tiêu hoa
to
Cảnh Trung Quốc
2 Campsis radicans (L.) Seem. Đang tiêu Cảnh Bắc Mỹ
3 Crescentia cujete L. Đào tiên Cảnh, Thuốc Trung Mỹ
4 Crescentia alata H.B.K. Đào tiên cánh Cảnh, Thuốc Trung Mỹ
5
Jacaranda obtusifolia H.B.K
subsp. rhombifolia
Huỳnh lam,
Jacaranda
Cảnh Nam Mỹ
6
Pachyptera hymenaea (DC.)
Gantry.
Ánh hồng,
hồng trinh
Cảnh
Mexico đến
Brasil
7
Pyrostegia venusta (Ker-
Gaw.) Miers.
Dây rạng đông Cảnh Nam Mỹ
8
Spathodea campanulata
P.Beauv.
Hồng kỳ, sò
đo cam
Cảnh, Thuốc Trung Phi
9 Tabebuia rosea (Bertol.) DC. Kèn tím Cảnh
Trung và
Nam Mỹ
10 Tecoma stans (L.) Kunth. Huỳnh liên Cảnh, Thuốc Trung Mỹ
4. Một số hình ảnh tiêu bản chuẩn được sử dụng trong nghiên cứu
PL Hình 3.30 Tiêu bản khô loài Oroxylum indicum (Núc nác – hình A, B) và loài
Millingtonia hortensis (Đạt phước – hình C, D).
Hình A, B và C chụp ở Bảo tàng thực vật (VNM) thuộc Viện Sinh Học Nhiệt Đới; hình C
chụp ở Bảo tàng lịch sử tự nhiên Pháp (MNHN).
PL Hình 3.31 Tiêu bản khô loài Radermachera hainanensis (Rà đẹt – hình A, B) và loài
Stereospermum neuranthum (Khé núi – hình C, D).
Hình A và B chụp ở Bảo tàng lịch sử tự nhiên Pháp (MNHN); hình C và D chụp ở Bảo tàng
thực vật (VNM) thuộc Viện Sinh Học Nhiệt Đới.
PL Hình 3.32 Tiêu bản khô loài Stereospermum colais (Quao núi – hình A, B) và loài
Stereospermum cylindricum (Quao vàng – hình C, D).
Hình A chụp ở Bảo tàng lịch sử tự nhiên Pháp (MNHN); hình B, C và D chụp ở Bảo tàng
thực vật (VNM) thuộc Viện Sinh Học Nhiệt Đới.
PL Hình 3.33 Tiêu bản khô loài Fernandoa adenophylla (Đinh lá tuyến – hình A, B) và loài
Markhamia stipulata var. pierrei (Thiết đinh lá bẹ – hình C, D).
Hình A chụp ở Bảo tàng lịch sử tự nhiên Pháp (MNHN); hình B, C và D chụp ở Bảo tàng
thực vật (VNM) thuộc Viện Sinh Học Nhiệt Đới.
PL Hình 3.34 Tiêu bản khô loài Dolichandrone spathacea (Quao nước – hình A, B) và thư
viện chuyên ngành.
Hình A và D chụp ở Bảo tàng lịch sử tự nhiên Pháp (MNHN); hình B và C chụp ở Bảo tàng
thực vật (VNM) thuộc Viện Sinh Học Nhiệt Đới.
PL Hình 3.35 Một số Bảo tàng thực vật được sử dụng để so mẫu và nghiên cứu họ Quao
(Bignoiaceae) trong luận văn này.
Hình A, B, C và E chụp ở Bảo tàng lịch sử tự nhiên Pháp (MNHN); hình D chụp ở Bảo tàng
thực vật (VNM) thuộc Viện Sinh Học Nhiệt Đới; hình F chụp ở Phòng tiêu bản thực vật
thuộc Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVSHSTH012.pdf