Luận văn Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng thực vật trong một số trạng thái thảm thực vật ở xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

1. Đặt vấn đề MỞ ĐẦU Rừng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với con người. Rừng là lá phổi xanh khổng lồ điều hoà khí hậu, hạn chế thiên tai, bão lũ, là khâu quan trọng trong chu trình tuần hoàn vật chất của thiên nhiên, là nơi cư trú của nhiều loài động vật, là nơi cung cấp thức ăn cho động vật nói chung. Đặc biệt thảm thực vật rừng còn có vai trò rất quan trọng cung cấp nguồn nguyên liệu cho các hoạt động của con người như lấy gỗ, giấy, xây dựng nhà cửa và các trang thiết bị nội thất, cho dầu béo, tinh dầu, làm thuốc, làm cảnh và nhiều giá trị sử dụng khác. Việt Nam với điều kiện khí hậu và địa hình đa dạng, là nơi gặp gỡ của hai trung tâm giàu loài nhất thế giới là Trung quốc và Indonex ia. Hệ thực vật nước ta có thành phần loài mang cả yếu tố thực vật nhiệt đới ẩm Indonexia – Malaysia (yếu tố thực vật nhiệt đới gió mùa) và thực vật vùng nam Trung hoa và các yếu tố của thực vật Ấn Độ - Trung và nam Tiểu Á. Theo thống kê, hiện nay nước ta có tới 10.386 loài, thuộc 2.257 chi và 305 họ, chiếm khoảng 4% tổng số loài, 15% tổng số chi và 57% tổng số họ của toàn thế giới [34]. Đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập với quốc tế, quá trình đô thị hoá diễn ra một cách nhanh chóng, một diện tích đất rừng không nhỏ đã được sử dụng để xây dựng các công trình nhà cửa, xí nghiệp, đường xá, khu vui chơi Bên cạnh đó nạn phá rừng làm rẫy, khai thác gỗ củi và các nguồn tài nguyên khác vẫn thường xuyên xảy ra, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, nhiều loài sinh vật quý hiếm có nguy c ơ bị tuyệt chủng, lâm tặc ngày càng lộng hành tàn phá thiên nhiên Nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời thì trong những năm tới, nguồn tài nguyên rừng sẽ bị cạn kiệt hoàn toàn. Xã Thần Sa, Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên là một trong 7 xã, thị trấn thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng. Diện tích đất lâm nghiệp chiếm hơn 80% với thành phần loài thực vật khá phong phú và đa dạng [3]. Trước khi trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên (năm 1999) thì hiện tượng chặt phá rừng, khai thác lâm sản ngoài gỗ diễn ra thường xuyên làm cho chất lượng rừng bị giảm sút nghiêm trọng. Từ khi trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên, thảm thực vật ở đây đã được bảo vệ nghiêm ngặt, tình trạng chặt phá rừng đã giảm nhiều, song việc khai thác nguồn tài nguyên phi lâm sản (song mây, hoa quả rừng, dược liệu ) vẫn diễn ra hàng ngày, nên đã làm giảm đáng kể tính đa dạng sinh học. Với lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “ Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng thực vật trong một số trạng thái thảm thực vật ở xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định tính đa dạng về thành phần loài, đa dạng về thành phần dạng sống và cấu trúc của một số trạng thái thảm thực vật ở khu vực nghiên cứu. - Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phục hồi thảm thực vật rừng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương. 3. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài được thực hiện từ năm 2007 đến năm 2009 tại khu vực xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. - Do điều kiện hạn chế về thời gian và kinh phí, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, xác định tính đa dạng thành phần loài, đa dạng về thành phần dạng sống và cấu trúc của một số trạng thái thảm thực vật tại xã Thần Sa. 4. Đóng góp mới của luận văn - Bước đầu đã xác định được thành phần loài, thành phần dạng sống và cấu trúc hình thái của 5 trạng thái thảm thực vật ở xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Xác định được một số loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng theo Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ IUCN (2006) và Nghị định 32/2006/NĐ-CP. - Đề xuất một số biện pháp để bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thực vật tại địa phương. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề . 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Phạm vi nghiên cứu . 2 4. Đóng góp mới của luận văn . 2 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 4 1.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật và hệ thực vật trên thế giới và Việt Nam 4 1.1.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật 4 1.1.2. Những nghiên cứu về hệ thực vật 7 1.2. Những nghiên cứu về thành phần loài, thành phần dạng sống và cấu trúc . 10 1.2.1. Những nghiên cứu về thành phần loài . 10 1.2.2. Những nghiên cứu về thành phần dạng sống 14 1.2.3. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng 18 1.3. Những nghiên cứu về các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng . 21 1.4. Những nghiên cứu về thảm thực vật, đa dạng thực vật ở Thái Nguyên và khu vực nghiên cứu 23 Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 26 2.1. Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu 26 2.2. Điều kiện xã hội vùng nghiên cứu . 30 Chương 3: ĐỐI TưỢNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 34 3.1. Đối tượng nghiên cứu 34 3.2. Phương pháp nghiên cứu 34 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 37 4.1. Đa dạng thảm thực vật và hệ thực vật ở KVNC . 37 4.1.1. Đa dạng thảm thực vật 37 4.1.2. Đa dạng hệ thực vật 39 4.2. Đa dạng thành phần loài trong các trạng thái thảm thực vật ở KVNC 65 4.3. Các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở KVNC 74 4.4. Đa dạng thành phần dạng sống trong các trạng thái thảm thực vật . 75 4.5. Đa dạng về cấu trúc hình thái của các trạng thái thảm thực vật 84 4.6. Đề xuất một số biện pháp nhằm bảo tồn các trạng thái thảm thực vật ở KVNC 92 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Bảng đánh giá số loài thực vật được mô tả trên toàn thế giới . 9 Bảng 1.2: Số loài thực vật ở khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng . 24 Bảng 2.1: Số hộ, số khẩu và các dân tộc trên địa bàn xã Thần Sa 31 Bảng 4.1: Sự phân bố của các bậc taxon ở KVNC . 40 Bảng 4.2: Số lượng và tỷ lệ (%) các họ, chi trong các trạng thái thảm thực vật ở KVNC . 41 Bảng 4.3: Các chi có từ 2 loài trở lên trong các trạng thái thảm thực vật ở KVNC 43 Bảng 4.4: Các họ có từ 2 loài trở lên trong các trạng thái thảm thực vật ở KVNC 48 Bảng 4.5: Danh lục các loài thực vật điều tra được trong các trạng thái thảm thực vật ở KVNC . 52 Bảng 4.6: Các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở KVNC 74 Bảng 4.7: Thành phần dạng sống trong khu vực nghiên cứu 75 Bảng 4.8: Thành phần dạng sống trong các trạng thái thảm thực vật 77 Bảng 4.9: Cấu trúc hình thái của các trạng thái thảm thực vật ở KVNC . 84 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Phân bố của các bậc taxon ở KVNC 41 Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ các họ, chi trong các trạng thái thảm thực vật ở KVNC 42 Biểu đồ 4.3: Thành phần dạng sống trong khu vực nghiên cứu 76 Biểu đồ 4.4: Thành phần dạng sống trong các trạng thái thảm thực vật . 78 .

pdf119 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2541 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng thực vật trong một số trạng thái thảm thực vật ở xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Tiếp đó là trạng thái rừng trên núi đất (146 loài), trạng thái rừng trên núi đất lẫn đá (142 loài), trạng thái thảm cây bụi (105 loài). Thấp nhất là trạng thái thảm cỏ (39 loài) (bảng 4.5). Thành phần loài có số lượng nhiều tập trung chủ yếu ở một số họ như: họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Gai (Urticaceae), họ Trôm (Sterculiaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae)… Ở KVNC điều kiện tự nhiên thuận lợi (đất đai, độ ẩm, lượng mưa). Bên cạnh đó, hiện nay xã Thần Sa thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng quản lý, những tác động chặt phá, khai thác gỗ củi, dược liệu đã giảm đi đáng kể. Vì vậy, các loài thực vật ở đây có điều kiện sinh truởng và phát triển tốt. Qua việc xem xét về đa dạng thành phần loài ta thấy, ngoài hai yếu tố khí hậu và đất (hai yếu tố phát sinh) thì sự tác động của con người cũng đóng vai trò rất quan trọng vào mức độ đa dạng loài thực vật trong quần xã. Nếu mức độ tác động mới chỉ dừng lại ở lớp phủ thực vật thì thường làm tăng tính 74 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên đa dạng thành phần loài (rừng thứ sinh nhân tác). Còn nếu mức độ tác động đã làm suy thoái cả môi trường sống thì sẽ làm giảm độ đa dạng thành phần loài (thảm cây bụi và thảm cỏ). 4.3. Các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở KVNC Với kết quả nghiên cứu thu được, dựa vào sách đỏ Việt Nam (2007) [40], Danh lục đỏ IUCN (2006) [58] và Nghị định 36/2006/NĐ-CP [9], chúng tôi lập được danh sách các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng với các mức độ khác nhau. Kết quả được trình bày cụ thể ở bảng 4.6. Bảng 4.6. Các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở KVNC TT Tên khoa học Tên Việt Nam Giá trị bảo tồn SĐVN IUCN NĐ 32/2006 1 Selaginella tamariscina (Beauv.) Spring Quyển bá VU VU 2 Markhamia stipulata (Wall.) Seem. ex Schum. Đinh VU VU Nhóm II A 3 Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino Dần toòng EN EN 4 Dipterocarpus retusus Blume Chò nâu VU VU 5 Castanopsis ferox (Roxb.) Spach Cà ổi VU VU 6 Illicium difengpi B. N. Chang Hồi đá vôi VU VU 7 Chukrasia tabularis A. Juss. Lát hoa VU VU 8 Ardisia silvestris Pitard Lá khôi VU VU 9 Melientha suavis Pierre Rau sắng VU VU 10 Alniphyllum eberhardtii Guillaum. Lá dương đỏ EN EN 11 Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte Trầm hương EN EN 12 Excentrodendron tonkinense (Gagnep.) Chang & Miau Nghiến EN EN Nhóm II A 13 Hainania trichosperma Merr. Mương khao EN EN 14 Anoectochilus calcareus Aver. Kim tuyến đá vôi EN EN Nhóm I A 15 Erythrophleum fordii Oliv. Lim xanh Nhóm II A 16 Garcinia fagraeoides A. Chev. Trai lý Nhóm II A 17 Dalbergia tonkinensis Prain Sưa Nhóm I A 75 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ghi chú: Theo Sách đỏ Việt Nam (2007): EN (Endangered) – nguy cấp; VU (Vulnerable) - sẽ nguy cấp. Theo Danh lục đỏ IUCN (2001): EN (Endangered) – nguy cấp; VU (Vulnerable) - sẽ nguy cấp. Theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của chính phủ: - Nhóm I A: Thực vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại - Nhóm II A: Thực vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại Theo số liệu ở bảng 4.6. cho thấy, số loài thực vật quý hiếm thống kê được là 17 loài, trong đó có 8 loài ở mức sẽ nguy cấp (VU); 6 loài ở mức nguy cấp (EN), 2 loài nghiêm cấm khai thác, sử dụng và 4 loài hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Nếu không có các biện pháp bảo vệ thì sẽ có nguy cơ tuyệt chủng trong thời gian không xa. 4.4. Đa dạng thành phần dạng sống trong các trạng thái thảm thực vật Trong quá trình thu thập mẫu và phân tích thành phần loài tại các trạng thái thảm thực vật nghiên cứu, chúng tôi tiến hành điều tra sự đa dạng về thành phần dạng sống của nó. Theo Raunkiaer (1934), chúng tôi phân loại theo 5 dạng sống cơ bản là: Ph (Phanerophytes): Cây chồi trên đất; Ch (Chamaetophytes): Cây chồi sát đất; He (Hemicryptophytes): Cây chồi nửa ẩn; Cr (Cryptophytes): Cây chồi ẩn; Th (Therophytes): Cây một năm. Kết quả nghiên cứu trình bày ở bảng 4.7. Bảng 4.7. Thành phần dạng sống trong khu vực nghiên cứu Dạng sống Chỉ tiêu NC Ph Ch He Cr Th Số lượng 165 10 38 5 13 Tỷ lệ (%) 71,43 4,33 16,45 2,16 5,63 76 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Ph Ch He Cr Th Biểu đồ 4.3. Thành phần dạng sống trong khu vực nghiên cứu Qua số liệu bảng 4.7 và biểu đồ 4.3. cho thấy, trong KVNC có đầy đủ cả 5 dạng sống. Dạng cây chồi trên đất (Ph) chiếm tỷ lệ cao nhất (71,43%), tiếp đến là dạng cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 16.45%, cây một năm (Th) chiếm 5,63%, cây chồi sát đất chiếm 4,33%, thấp nhất là cây chồi ẩn chỉ chiếm 2,16%. Để đánh giá thành phần dạng sống trong từng trạng thái thảm thực vật ở KVNC, chúng tôi đã thống kê và tổng hợp trong bảng 4.8 và biểu đồ 4.4. 4.4.1. Trạng thái rừng trên núi đất Ở trạng thái rừng này, cả 5 dạng sống đều có mặt. Trong đó nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm ưu thế nhất, tiếp đến là nhóm cây chồi nửa ẩn (He), cây chồi sát đất (Ch), sau cùng là cây chồi ẩn (Cr) và cây một năm (Th). Nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm 75,34% gồm 110 loài: Mảnh cộng (Clinacanthus nutans), Thích Bắc bộ (Acer tonkinense), Giâu gia xoan (Allospondias lakonensis), Hoa dẻ thơm (Desmos chinensis), Đinh (Markhamia stipulata), Gạo rừng (Bombax ceiba), Lim xanh (Erythrophleum fordii), Sổ bà (Dillenia indica), Chò nâu (Dipterocarpus retusus), Côm nhiều hoa (Elaeocarpus floribundus)… Tỷ lệ (%) Dạng sống 77 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 4.8. Thành phần dạng sống trong các trạng thái thảm thực vật Dạng sống Các trạng thái thảm thực vật nghiên cứu Rừng trên núi đất Rừng trên núi đất lẫn đá Rừng thứ sinh nhân tác Thảm cây bụi Thảm cỏ Ph Số loài 110 109 122 62 6 Tỷ lệ (%) 75,34 76,76 72,19 59,05 15,38 Ch Số loài 6 5 7 6 2 Tỷ lệ (%) 4,11 3,52 4,14 5,71 5,13 He Số loài 25 24 29 23 17 Tỷ lệ (%) 17,12 16,90 17,16 21,90 43,59 Cr Số loài 3 3 2 3 1 Tỷ lệ (%) 2,05 2,11 1,18 2,86 2,56 Th Số loài 2 1 9 11 13 Tỷ lệ (%) 1,38 0,71 5,33 10,48 33,34 Tổng 146 142 169 105 39 Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 17,12% gồm 25 loài: Quyển bá (Selaginella tamariscina), Cỏ quản bút (Equisetum ramosissimum), Tóc thần vệ nữ (Adiantum capillus), Ráng (Pteris vitata), Bạc thau lá nhọn (Argyreia acuta), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Tiêu kỳ dính (Teucrium viscidum), Tai đá (Pellionia repens), Dong rừng (Phrynium placentarium)… Nhóm cây chồi sát đất (Ch) chiếm 4,11% gồm 6 loài: Lài trâu (Tabernaemontana bovina), Sói láng (Sarcandra glabra), Dần toòng (Gynostemma pentaphyllum), Đại hái (Hodgsonia macrocarpa), Đuôi chồn (Uraria crinita), Lá khôi (Ardisia silvestris). Nhóm cây chồi ẩn (Cr) chiếm 2,05% gồm 3 loài: Chuối hoang nhọn (Musa acuminata), Sa nhân tím (Amomum longiligulare), Sa nhân ké (A. xanthioides). 78 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Ph Ch He Cr Th Rừng trên núi đất Rừng trên núi đất lẫn đá Rừng thứ sinh Thảm cây bụi Thảm cỏ Biểu đồ 4.4. Thành phần dạng sống trong các trạng thái thảm thực vật Nhóm cây một năm (Th) chiếm tỷ lệ ít nhất (1,38%) gồm 2 loài là Sơn hoàng (Blainvillea acmella), Xôn dại (Salvia plebeia). 4.4.2. Trạng thái rừng trên núi đất lẫn đá Ở trạng thái này, đều xuất hiện cả 5 dạng sống, cao nhất là nhóm dạng sống cây chồi trên đất (Ph), tiếp theo là nhóm cây chồi nửa ẩn (He), cây chồi sát đất (Ch), cây chồi ẩn (Cr), thấp nhất là nhóm cây một năm (Th). Nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm 76,76% gồm 109 loài như là Mảnh cộng (Clinacanthus nutans), Thích bắc bộ (Acer tonkinense), Nóng hoa nhọn (Saurauia napaulensis), Thôi ba trung hoa (Alangium chinense), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Giền đỏ (Xylopia vielana), Lòng mức lông Tỷ lệ (%) Dạng sống 79 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên (Wrightia pubescens), Vàng anh (Saraca dives), Trai lý (Garcinia fagraeoide), Chò nâu (Dipterocarpus retusus)… Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 16,90% gồm 24 loài: Quyển bá (Selaginella tamariscina), Tóc thần vệ nữ (Adiantum capillus), Ráng (Pteris vitata), Trung quân (Ancistrocladus scandens), Bạc thau lá nhọn (Argyreia acuta), Cao hùng đá (Elatostema rupestre), Hoa tím ẩn (Viola inconspicua), Ráy leo lá xẻ (Epipremnum pinnatum), Trai thường (Commelina communis)… Nhóm cây chồi sát đất (Ch) chiếm 3,52% gồm 5 loài: Sói láng (Sarcandra glabra), Dần toòng (Gynostemma pentaphyllum), Đại hái (Hodgsonia macrocarpa), Thường sơn (Dichroa febrifuga), Lá khôi (Ardisia silvestris). Nhóm cây chồi ẩn (Cr) chiếm 2,11% gồm 3 loài: Chuối hoang nhọn (Musa acuminata), Sa nhân tím (Amomum longiligulare), Sa nhân ké (A. xanthioides). Nhóm cây một năm (Th) chiếm 0,71% chỉ có 1 loài Xôn dại (Salvia plebeia). 4.4.3. Trạng thái rừng thứ sinh nhân tác Ở trạng thái này, cả 5 nhóm dạng sống đều có mặt. Khác với 2 trạng thái rừng ở trên, ở trạng thái này tỷ lệ các nhóm dạng sống có khác đôi chút. Cao nhất vẫn là nhóm dạng sống cây chồi trên đất (Ph), tiếp theo là nhóm cây chồi nửa ẩn (He), cây một năm (Th), cây chồi sát đất (Ch), thấp nhất là nhóm cây chồi ẩn (Cr). Nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm 72,19% và có số lượng loài cao nhất là 122 loài gồm Thôi ba trung hoa (Alangium chinense), Sau sau (Liquidambar formosana), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Giền đỏ (Xylopia vielana), Lòng mức lông (Wrightia pubescens), Vàng anh (Saraca 80 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên dives), Bứa lá thuôn (Garcinia oblongifolia), Đom đóm (Alchornea rugosa), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Ba đậu (Croton tiglium)… Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 17,16% gồm 29 loài: Quyển bá (Selaginella tamariscina), Tóc vệ nữ cứng (Adiantum unduratum), Bòng bong (Lygodium flexuosum), Cỏ xước (Achyranthes aspera), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Bạc thau lá nhọn (Argyreia acuta), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Mua tép (Osbeckia chinensis), Cỏ bụng cu (Mollugo pentaphylla), Trân châu đứng (Lysimachia decurrens), Cao hùng đá (Elatostema rupestre), Hoa tím ẩn (Viola inconspicua), Ráy leo lá xẻ (Epipremnum pinnatum), Trai thường (Commelina communis)… Nhóm cây một năm (Th) chiếm 5,33% có 9 loài gồm Dền gai (Amaranthus spinosus), Mào gà trắng (Celosia argente), Cải trời (Blumea lacera), Cỏ hôi (Synedrella nodiflora), Tù tì (Drymaria diandra), Xôn dại (Salvia plebeia), Rau sam (Portulaca oleracea), Sam nhỏ (Portulaca quadrifida), Cỏ rác (Microstegium vagans). Nhóm cây chồi sát đất (Ch) chiếm 4,14% gồm 7 loài: Thanh táo (Justicia gendarussa), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Sói láng (Sarcandra glabra), Dần toòng (Gynostemma pentaphyllum), Đại hái (Hodgsonia macrocarpa), Gối hạc tía (Leea rubra), Lá khôi (Ardisia silvestris). Nhóm cây chồi ẩn (Cr) chiếm 1,18% gồm 2 loài: Chuối hoang nhọn (Musa acuminata), Hà thủ ô nam (Streptocaulon juventa). 4.4.4. Trạng thái thảm cây bụi Ở điểm nghiên cứu này cũng có đầy đủ 5 nhóm dạng sống. Cao nhất vẫn là nhóm dạng sống cây chồi trên đất (Ph), tiếp theo là nhóm cây chồi nửa ẩn (He), cây một năm (Th), cây chồi sát đất (Ch), thấp nhất là nhóm cây chồi ẩn (Cr). 81 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm 59,05% gồm 62 loài là Mảnh cộng (Clinacanthus nutans), Sau sau (Liquidambar formosana), Hoa dẻ thơm (Desmos chinensis), Lòng mức lông (Wrightia pubescens), Đơn châu chấu (Aralia armata), Đom đóm (Alchornea rugosa), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Ba đậu (Croton tiglium), Bọt ếch lông (Glochidion eriocarpum), Thành ngạnh nam (Cratoxylum cochinchinense), Hồi đá vôi (Illicium difengpi), Màng tang (Litsea cubeba)… Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 21,90% gồm 23 loài: Quyển bá (Selaginella tamariscina), Dớn đen (Adiantum flabellulatum), Tóc vệ nữ cứng (Adiantum unduratum), Bòng bong (Lygodium flexuosum), Đình lịch (Hygrophyla salicifolia), Cỏ xước (Achyranthes aspera), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Mua tép (Osbeckia chinensis), Cỏ bụng cu (Mollugo pentaphylla), Trân châu đứng (Lysimachia decurrens), Gai ráp (Maoutia puya), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Chè vè (Miscanthus floridulus), Cỏ lá tre (Oplismenus compositu), Cỏ chít (Thysanolaena maxima)… Nhóm cây một năm (Th) chiếm 10,48% có 11 loài gồm: Dền gai (Amaranthus spinosus), Mào gà trắng (Celosia argente), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoide), Đơn buốt (Bidens pilosa), Cải trời (Blumea lacera), Cỏ hôi (Synedrella nodiflora), Tù tì (Drymaria diandra), Xôn dại (Salvia plebeia), Rau sam (Portulaca oleracea), Sam nhỏ (Portulaca quadrifida), Cỏ rác (Microstegium vagans). Nhóm cây chồi sát đất (Ch) chiếm 5,71% gồm 6 loài: Thanh táo (Justicia gendarussa), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Sói láng (Sarcandra glabra), Dần toòng (Gynostemma pentaphyllum), Đuôi chồn (Uraria crinita), Gối hạc tía (Leea rubra). 82 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nhóm cây chồi ẩn (Cr) chiếm 2,86% gồm 3 loài: Guột (Dicranopteris lineari), Chuối hoang nhọn (Musa acuminata), Hà thủ ô nam (Streptocaulon juventa). 4.4.5. Trạng thái thảm cỏ Trạng thái này cũng có đầy đủ 5 nhóm dạng sống. Khác với các quần xã khác, ở quần xã này nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đó là nhóm cây một năm (Th), cây chồi trên đất (Ph), nhóm cây chồi sát đất (Ch) và cây chồi ẩn (Cr). Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 43,59% gồm 17 loài: Thông đất (Psilotum nudum), Bòng bong (Lygodium flexuosum), Dương xỉ thường (Cyclosorus parasiticus), Đình lịch (Hygrophyla salicifolia), Cỏ xước (Achyranthes aspera), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Tiêu kỳ dính (Teucrium viscidum), Mua tép (Osbeckia chinensis), Cỏ bụng cu (Mollugo pentaphylla), Trân châu đứng (Lysimachia decurrens), Gai ráp (Maoutia puya), Vi tiền thuỳ (Nanocnide lobata), Bọ mắm (Pouzolzia zeylanica), Hoa tím ẩn (Viola inconspicua), Trai thường (Commelina communi), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Chè vè (Miscanthus floridulus). Nhóm cây một năm (Th) chiếm tỷ lệ 33,34% gồm 13 loài: Dền gai (Amaranthus spinosus), Mào gà trắng (Celosia argente), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoide), Song nha kép (Bidens bipinnata), Đơn buốt (Bidens pilosa), Sơn hoàng (Blainvillea acmella), Cải trời (Blumea lacera), Cỏ hôi (Synedrella nodiflora), Tù tì (Drymaria diandra), Xôn dại (Salvia plebeia), Rau sam (Portulaca oleracea), Sam nhỏ (Portulaca quadrifida), Cỏ rác (Microstegium vagans). Nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm 15,38% gồm 6 loài: Mảnh cộng (Clinacanthus nutans), Bọt ếch lông (Glochidion eriocarpum), Màng tang (Litsea cubeba), Vú bò đơn (Ficus simplicissima), Đơn nem lá to (Maesa balansae), Cò ke láng (Grewia glabra). 83 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nhóm cây chồi sát đất (Ch) chiếm 5,13% gồm 2 loài là Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Đuôi chồn (Uraria crinita). Nhóm cây chồi ẩn (Cr) có tỷ lệ thấp nhất chiếm 2,56% gồm 1 loài là Guột (Dicranopteris lineari). * Nhận xét về thành phần dạng sống trong các trạng thái thảm thực vật Cả 5 trạng thái thảm thực vật ở KVNC đều có đầy đủ 5 dạng sống là Ph (Phanerophytes): Cây chồi trên đất; Ch (Chamaetophytes): Cây chồi sát đất; He (Hemicryptophytes): Cây chồi nửa ẩn; Cr (Cryptophytes): Cây chồi ẩn; Th (Therophytes): Cây một năm. Ở 4 trạng thái thảm thực vật: rừng trên núi đất, rừng trên núi đất lẫn đá, rừng thứ sinh nhân tác, thảm cây bụi, thì nhóm dạng sống cây chồi trên đất (Ph) chiếm ưu thế bởi vì phần lớn gồm các cây gỗ và cây bụi. Ở trạng thái rừng trên núi đất lẫn đá, tỷ lệ dạng sống cây chồi trên đất (Ph) chiếm tỷ lệ cao nhất là 76,76%. Tỷ lệ các dạng sống cây chồi sát đất (Ch), cây chồi ẩn (Cr) trong 5 trạng thái này chệnh lệch nhau không nhiều. Dạng sống cây một năm (Th) ở 2 trạng thái: rừng trên núi đất, rừng trên núi đất lẫn đá có tỷ lệ chênh lệch không nhiều (1,38, 0,71). Đến trạng thái rừng thứ sinh nhân tác và thảm cây bụi thì dạng sống cây một năm (Th) có tỷ lệ cao hơn hẳn 2 trạng thái rừng trên (5,33; 10,47). Trạng thái thảm cỏ khác với các trạng thái rừng khác đó là nhóm cây chồi nửa ẩn (He) lại có tỷ lệ cao nhất (43,59%), tiếp đến là dạng sống cây một năm (Th), cây chồi trên đất (Ph), cây chồi sát đất (Ch) và thấp nhất là cây chồi ẩn (Cr). Hai kiểu đầu là rừng trên núi đất và núi đất lẫn đá cấu trúc dạng sống là tương đồng vì 2 kiểu rừng này đã khá ổn định, các dạng sống vì thế cũng rất đặc trưng cho kiểu rừng. Rừng thứ sinh do bị con người tác động nên sẽ xuất hiện những điểm trống và vì thế cây 1 năm tăng lên. Còn kiểu cây bụi, thảm 84 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên cỏ tỷ lệ cây 1 năm càng tăng do bị tác động nhiều hơn, thời gian ngừng nếu có cũng chưa lâu, vì vậy nhóm cây chiếm đoạt (cây 1 năm và cây chồi nửa ẩn) chiếm tỷ lệ cao, còn nhóm chồi trên mặt đất chiếm tỷ lệ thấp. Trong vùng khí hậu nhiệt đới tỷ lệ Ph càng thấp thì thảm thực vật càng bất ổn định. 4.5. Đa dạng về cấu trúc hình thái của các trạng thái thảm thực vật Nghiên cứu về cấu trúc quần xã có ý nghĩa cho việc tìm hiểu về sự phân bố của thực vật trong quần xã và sự biến động của nó. Cấu trúc không gian đó chính là sự phân bố của thực vật theo tầng. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi nghiên cứu cấu trúc không gian thẳng đứng của các trạng thái thảm thực vật ở điểm nghiên cứu. Trong mỗi trạng thái thảm thực vật đều có cấu trúc tầng riêng với tổ hợp các loài thực vật, còn dây leo và thực vật bì sinh thuộc thực vật ngoại tầng. Bảng 4.9. Cấu trúc hình thái của các trạng thái thảm thực vật ở KVNC Tên trạng thái rừng Số tầng Cấu trúc tầng Thứ tự tầng Chiều cao tầng (m) Thành phần thực vật Rừng trên núi đất 4 1 10-15 Xoan nhừ, Sấu, Đinh thối, Lim xanh, Bồ kết, Chò xanh, Chò nâu, Chò chỉ, Táu mật, Sưa, Kẹn, Chẹo Ấn độ, Chẹo bông, Xoan núi, Sui, Trâm núi, Phay, Lòng mang tía, Dung giấy, Vải rừng, Sếu, Ngát vàng… 2 5-8 Thích Bắc bộ, Thôi ba trung hoa, Giâu gia xoan, Giền đỏ, Lòng mức lông, Đáng chân chim, Đu đủ rừng, Rà đẹt lửa, Gạo rừng, Vàng Anh, Tai chua, Dọc, Sấu, Phay… 3 Nóng lá to, Đơn châu chấu, Lài trâu, Sói 85 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1-3 láng, Cù đề petelot, Bọt ếch lông, Phèn đen… 4 <1 Quyển bá, Cỏ quản bút, Tóc thần vệ nữ, Dương xỉ thường, Sơn hoàng, Xôn dại, Đuôi chồn, Thuỷ ma lá mua, Bọ mắm, Hoa trứng nhện, Dong rừng, Cỏ lá tre, Cỏ chít, Sa nhân tím, Sa nhân ké… Rừng trên núi đất lẫn đá 4 1 8-13 Sấu, Đinh, Trai lý, Chò nâu, Sưa, Cà ổi, Chẹo Ấn độ, Chẹo bông, Cơi, Cà lồ bắc, Lát hoa, Trâm núi, Vải rừng, Phay, Tơ đồng, Nghiến, Sếu, Ngát vàng, … 2 5-6 Thích bắc bộ, Nóng hoa nhọn, Thôi ba trung hoa, Chò nâu, Lòng mức lông, Rà đẹt lửa, Vàng anh, Tai chua, Sếu, Côm tầng, Côm trâu, Lộc mại ấn, Mọ, Cà ổi, Lát hoa… 3 1-3 Nóng lá to, Cù đề petelot, Lộc mại lá dài, Phèn đen, Mua vảy, Đa lá lệch, Ruối ô rô, Cơm nguội năm cạnh, Mặt cắt, Nhài gân, Tai chua, Sếu… 4 <1 Quyển bá, Tóc thần vệ nữ, Tóc vệ nữ cứng, Dương xỉ thường, Xôn dại, Cao hùng đá, Gai ráp, Tai đá, Thuỷ ma lá mua, Thạch cân thảo, Bọ mắm, Hoa tím ẩn, Hoa trứng nhọn, Kim tuyến đá vôi, Sa nhân tím, Sa nhân ké… 1 5-8 Thôi ba trung hoa, Giâu gia xoan, Sấu, Giền đỏ, Lòng mức lông, Cáng lò, Núc nác, Rà đẹt lửa, Gạo rừng, Trám trắng, Bồ 86 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Rừng thứ sinh nhân tác 3 kết, Vàng anh, Tai chua, Dọc, Côm tầng… 2 1-2 Nóng lá to, Hoa dẻ thơm, Bồ cu vẽ, Bọt ếch lông, Bọt ếch lùn, Bọt ếch lưng bạc, Phèn đen, Đuôi chồn, Gối hạc tía, Mua vảy, Vú bò đơn,… 3 <0,5 Thông đất, Quyển bá, Tóc vệ nữ cứng, Dương xỉ thường, Cỏ xước, Dền gai, mào gà trắng, Cải trời, Cỏ hôi, Tù tì, Xôn dại, Tiêu kỳ dính, Cỏ bụng cu, Hoa trứng nhện, Cỏ tranh, Cỏ rác… Thảm cây bụi 2 1 1-3 Nóng lá to, Đơn châu chấu, Sói láng, Mua vảy, Mua lùn, Tử châu cuống ngắn, Mò đỏ, Ngọc nữ lông, Lòng mức lông, Côm tầng, Đom đóm, Tai nghé lông, Găng gai… 2 <0,5 Thông đất, Quyển bá, Guột, Dương xỉ thường, Dền gai, Mào gà trắng, Đơn buốt, Cải trời, Cỏ hôi, Tù tì, Xôn dại, Tiêu kỳ dính, Mua tép, Trân châu đứng, Vi tiền thuỳ, Bọ mắm, Cỏ tranh, Cỏ rác… Thảm cỏ 2 1 0,5-1 Mảnh cộng, Cỏ lào, Cỏ xước, Đuôi chồn, Vú bò đơn, Đơn nem lá to, Cò ke láng, Gai ráp, Chè vè, Cỏ chít… 2 <0,5 Dương xỉ thường, Guột, Đình lịch, Dền gai, Mào gà trắng, Đơn buốt, Cải trời, Cỏ hôi, Tù tì, Xôn dại, Tiêu kỳ dính, Rau sam, Trân châu đứng, Vi tiền thuỳ, Bọ mắm, Cỏ tranh… 87 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4.5.1. Trạng thái rừng trên núi đất Ở trạng thái này, cấu trúc hình thái chia thành 4 tầng (2 tầng cây gỗ, 1 tầng cây bụi, 1 tầng cỏ quyết) Tầng thứ 1: tầng này có chiều cao trung bình từ 10-15m gồm các cây gỗ như: Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Đinh thối (Fernandoa brilletii), Lim xanh (Erythrophleum fordii), Bồ kết (Gleditsia australis), Chò xanh (Terminalia myriocarpa), Chò nâu (Dipterocarpus retusus), Chò chỉ (Parashorea chinensis), Táu mật (Vatica odorata), Sưa (Dalbergia tonkinensis), Kẹn (Aesculus assamic)… Tầng thứ 2: tầng này có chiều cao trung bình từ 5-8m gồm các cây gỗ nhỏ như: Thích Bắc bộ (Acer tonkinense), Thôi ba trung hoa (Alangium chinense), Giâu gia xoan (Allospondias lakonensis), Giền đỏ (Xylopia vielana), Lòng mức lông (Wrightia pubescens), Đáng chân chim (Schefflera heptaphylla), Đu đủ rừng (Trevesia palmata), Rà đẹt lửa (Radermachera ignea), Gạo rừng (Bombax ceiba), Vàng Anh (Saraca dives)… Tầng thứ 3: chiều cao trung bình của tầng này là 1-3m gồm các cây bụi và một số cây gỗ như: Đơn châu chấu (Aralia armata), Lài trâu (Tabernaemontana bovina), Sói láng (Sarcandra glabra), Nóng lá to (Saurauia dillenioides), Cù đề petelot (Breynia petelotii), Bọt ếch lông (Glochidion eriocarpum), … Tầng thứ 4: tầng này phân biệt với các tầng khác là chiều cao trung bình dưới 1m gồm các cây bụi nhỏ và các cây cỏ như: Quyển bá (Selaginella tamariscina), Cỏ quản bút (Equisetum ramosissimum), Tóc thần vệ nữ (Adiantum capillus – veneris), Dương xỉ thường (Cyclosorus parasiticus), Sơn hoàng (Blainvillea acmella), Xôn dại (Salvia plebeia), Lài trâu (Tabernaemontana bovina), Đuôi chồn (Uraria crinita), Tai đá (Pellionia repens), Cỏ lá tre (Oplismenus compositus), Cỏ chít (Thysanolaena maxima), Sa nhân tím (Amomum longiligulare), Sa nhân ké (Amomum xanthioides)… 88 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Thực vật ngoại tầng trong quần xã này gồm một số loài như: Bạc thau lá nhọn (Argyreia acuta), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Dây vằng trắng (Clematis granulata), Đồng bìa ít hoa (Ventilago paucoflora), Bích nữ nhọn (Byttneria aspera), Ráy leo lá xẻ (Epipremnum pinnatum), Bướm trắng (Dendrobium phalaenopsis)… 4.5.2. Trạng thái rừng trên núi đất lẫn đá Ở trạng thái rừng này, cấu trúc hình thái cũng gồm 4 tầng đó là: Tầng thứ 1: tầng này có chiều cao trung bình từ 8-13m gồm các cây gỗ như: Sấu (Dracontomelon duperreanum), Đinh (Markhamia stipulata), Trai lý (Garcinia fagraeoides), Chò nâu (Dipterocarpus retusus), Sưa (Dalbergia tonkinensis), Cà ổi (Castanopsis ferox), Chẹo Ấn độ (Engelhardtia roxburghiana), Chẹo bông (Engelhardtia spicata), Cơi (Pterocarya stenoptera), Cà lồ bắc (Caryodaphnopsis tonknensis), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Trâm núi (Syzygium levinei), Vải rừng (Nephelium cuspidatum Blume var. Bassacense), Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Sếu (Celtis sinensis), Ngát vàng (Gironniera subaequilis) … Tầng thứ 2: chiều cao trung bình của tầng này là 5-6m gồm các loài cây gỗ nhỏ như: Thích bắc bộ (Acer tonkinense), Nóng hoa nhọn (Saurauia napaulensis), Thôi ba trung hoa (Alangium chinense), Giền đỏ (Xylopia vielana), Lòng mức lông (Wrightia pubescens), Rà đẹt lửa (Radermachera ignea), Vàng anh (Saraca dives), Tai chua (Garcinia cowa), Thị đốt hoa (Diospyros susarticulata), Côm tầng (Elaeocarpus griffithii), Lộc mại ấn (Claoxylon indicum), Bùng bục (Mallotus barbatus), Đại phong tử (Hydnocarpus anthelminthica)… Tầng thứ 3: có chiều cao trung bình là 1-3m gồm các loài cây gỗ và cây bụi như: Nóng lá to (Saurauia dillenioides), Cù đề petelot (Breynia peteloti), Lộc mại lá dài (Claoxylon longifolium), Phèn đen (Phyllanthus reticulatus), 89 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Mua vảy (Melastoma candidum), Cơm nguội năm cạnh (Ardisia quinquegon), Nhài gân (Jasminum nervosum)… Tầng thứ 4: gồm các cây thân cỏ có chiều cao dưới 1m như: Quyển bá (Selaginella tamariscina), Tóc thần vệ nữ (Adiantum capillus – veneris), Tóc vệ nữ cứng (Adiantum unduratum), Dương xỉ thường (Cyclosorus parasiticus), Xôn dại (Salvia plebeia) Cao hùng đá (Elatostema rupestre), Hoa tím ẩn (Viola inconspicua), Hoa trứng nhện (Aspidistra typica), Kim tuyến đá vôi (Anoectochilus calcareus), Sa nhân tím (Amomum longiligulare), Sa nhân ké (Amomum xanthioides) … Thực vật ngoại tầng gồm các loài: Bạc thau lá nhọn (Argyreia acuta), Đại hái (Hodgsonia macrocarpa), Dây vằng trắng (Clematis granulata), Bích nữ nhọn (Byttneria aspera), Ráy leo lá xẻ (Epipremnum pinnatum), Bướm trắng (Dendrobium phalaenopsis)… 4.5.3. Trạng thái rừng thứ sinh nhân tác Ở trạng thái rừng này có cấu trúc 3 tầng: Tầng thứ 1: có chiều cao trung bình từ 5-8m gồm các loài cây gỗ: Thôi ba trung hoa (Alangium chinense), Giâu gia xoan (Allospondias lakonensis), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Giền đỏ (Xylopia vielana), Lòng mức lông (Wrightia pubescens), Cáng lò (Betula alnoides), Núc nác (Oroxylum indicum), Rà đẹt lửa (Radermachera ignea), Gạo rừng (Bombax ceiba), Trám trắng (Canarium album), Bồ kết (Gleditsia australis), Tai chua (Garcinia cowa), Côm tầng (Elaeocarpus griffithii)… Tầng thứ 2: có chiều cao trung bình từ 1-2m gồm các loài cây bụi như: Thanh táo (Justicia gendarussa), Nóng lá to (Saurauia dillenioides), Hoa dẻ thơm (Desmos chinensis), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Đuôi chồn (Uraria crinita), Gối hạc tía (Leea rubra), Mua vảy (Melastoma candidum), Vú bò đơn (Ficus simplicissima), Đơn nem lá to (Maesa balansa), Nhài gân (Jasminum funale)… 90 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Tầng thứ 3: có chiều cao dưới 0,5m gồm các loài cây cỏ như: Thông đất (Psilotum nudum), Quyển bá (Selaginella tamariscina), Tóc vệ nữ cứng (Adiantum unduratum), Dương xỉ thường (Cyclosorus parasiticus), Cỏ xước (Achyranthes aspera), Dền gai (Amaranthus spinosus), Mào gà trắng (Celosia argentea), Cải trời (Blumea lacera), Tù tì (Drymaria diandra) Xôn dại (Salvia plebeia), Cỏ bụng cu (Mollugo pentaphylla), Hoa trứng nhện (Aspidistra typica), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ rác (Microstegium vagans)… Thực vật ngoại tầng gồm các loài: Hà thủ ô nam (Streptocaulon juventas), Bạc thau lá nhọn (Argyreia acuta), Đại hái (Hodgsonia macrocarpa), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Ông lão ten (Clematis cadmia), Dây vằng trắng (Clematis granulata), Đồng bìa trái láng (Ventilago leiocarpa), Đồng bìa ít hoa (Ventilago paucoflora), Ráy leo lá xẻ (Epipremnum pinnatum). 4.5.4. Trạng thái thảm cây bụi Ở trạng thái rừng này có cấu trúc 2 tầng bao gồm: Tầng thứ 1: tầng này gồm các cây bụi và cây gỗ tái sinh, có chiều cao trung bình từ 1-3m như: Nóng lá to (Saurauia dillenioides), Đơn châu chấu (Aralia armata), Sói láng (Sarcandra glabra), Mua vảy (Melastoma candidum), Tử châu cuống ngắn (Callicarpa brevipes), Lòng mức lông (Wrightia pubescens), Côm tầng (Elaeocarpus griffithii), Đom đóm (Alchornea rugosa), Găng gai (Randia spinos)… Tầng thứ 2: có chiều cao dưới 0,5m chủ yếu gồm các cây cỏ và một số cây bụi như: Thông đất Psilotum nudum), Quyển bá (Selaginella tamariscina), Guột (Dicranopteris lineari), Dương xỉ thường (Cyclosorus parasiticus), Dền gai (Amaranthus spinosu), Đơn buốt (Biden pilosa), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Tù tì (Drymaria diandra), Xôn dại (Salvia plebeia), 91 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Mua tép (Osbeckia chinensis), Trân châu đứng (Lysimachia decurrens), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ rác (Microstegium vagans)… Thực vật ngoại tầng gồm một số loài như: Bòng bong (Lygodium flexuosum), Hà thủ ô nam (Streptocaulon juventas), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Ông lão ten (Clematis cadmia), Đồng bìa trái láng (Ventilago leiocarpa), Đồng bìa ít hoa (Ventilago paucoflora). 4.5.5. Trạng thái thảm cỏ Ở trạng thái này chỉ có cấu trúc 2 tầng đó là: Tầng thứ 1: có chiều cao trung bình từ 0,5-1m bao gồm các cây bụi và một số cây thân cỏ như: Mảnh cộng (Clinacanthus nutans), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Cỏ xước (Achyranthes aspera), Đuôi chồn (Uraria crinita), Vú bò đơn (Ficus simplicissima), Đơn nem lá to (Maesa balansae), Cò ke láng (Grewia glabra), Gai ráp (Maoutia puya), Chè vè (Miscanthus floridulus), Cỏ chít (Thysanolaena maxima)… Tầng thứ 2: gồm các loài thân cỏ có chiều cao trung bình dưới 0,5m như: Guột (Dicranopteris lineari), Dương xỉ thường (Cyclosorus parasiticus), Đình lịch (Hygrophyla salicifolia), Dền gai (Amaranthus spinosus), Mào gà trắng (Celosia argentea), Đơn buốt (Bidens pilosa), Cải trời (Blumea lacera), Cỏ hôi (Synedrella nodiflora), Tù tì (Drymaria diandra), Xôn dại (Salvia plebeia), Rau sam (Portulaca oleracea), Trân châu đứng (Lysimachia decurrens), Vi tiền thuỳ (Nanocnide lobata), Cỏ tranh (Imperata cylindrica)… Thực vật ngoại tầng chỉ gồm một loài là Bòng bong (Lygodium flexuosum). * Nhận xét về cấu trúc hình thái của các trạng thái thảm thực vật trong KVNC Qua nghiên cứu cấu trúc hình thái của 5 trạng thái thảm thực vật ở KVNC chúng tôi có một số nhận xét sau đây: 92 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trong 5 trạng thái thảm thực vật ở KVNC thì 2 trạng thái: rừng trên núi đất, rừng trên núi đất lẫn đá đều có cấu trúc 4 tầng, thành phần loài tương đối ổn định, có sự phân tầng khá rõ ràng. Trạng thái rừng thứ sinh nhân tác có cấu trúc 3 tầng. Đây là trạng thái rừng đã từng có sự tác đông của con người, vì vậy chiều cao trung bình còn thấp, khả năng sinh trưởng và phát triển của các loài cây trong trạng thái này đang diễn ra. Sự thay đổi tổ thành loài trong các tầng còn diễn ra mạnh và chưa ổn định về cấu trúc. Trạng thái thảm cây bụi và thảm cỏ có cấu trúc 2 tầng. Hai trạng thái này đang trong quá trình phục hồi, vì vậy tổ thành loài trong 2 trạng thái chủ yếu là các loài cây ưa sáng sống ngắn và thích hợp với điều kiện đất nghèo dinh dưỡng. Trong tương lai, 2 trạng thái này còn có sự thay đổi mạnh về cấu trúc và tổ thành loài giữa các tầng trong quần xã. 4.6. Đề xuất một số biện pháp nhằm bảo tồn các trạng thái thảm thực vật ở KVNC Xã Thần Sa là một trong 7 xã và thị trấn thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng thuộc huyện Võ Nhai. Xã Thần Sa có 9 xóm (Trung Sơn, Kim Sơn, Hạ Sơn Tày, Hạ Sơn Dao, Ngọc Sơn 1, Ngọc Sơn 2, Xuyên Sơn, Tân Kim, Hạ Kim) với 395 hộ và 1854 khẩu. Do sống ngay trong khu vực Khu bảo tồn nên sự tác động tiêu cực của người dân đến khu hệ động thực vật là rất lớn như: săn bắt động vật hoang dã làm thực phẩm hay đem bán; khai thác gỗ, dược liệu; thu hái các lâm sản khác như vật liệu làm nhà, củi đun, măng tre, nấm, mật ong; đốt nương làm rẫy; chăn thả gia súc tự do như trâu, bò, lợn, dê làm ô nhiễm môi trường và suy thoái rừng. Từ những kết quả điều tra được, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật nói chung và thực vật nói riêng ở xã Thần Sa như sau: 4.6.1. Các biện pháp về chính sách 93 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Tuyên truyền giáo dục rộng rãi cho người dân địa phương có những hiểu biết về pháp luật, pháp lệnh về bảo vệ rừng của Chính phủ, vai trò to lớn của rừng đối với con người và môi trường sống. Từ đó, giúp người dân hiểu biết về tầm quan trọng phải bảo vệ rừng và nhận thức được mức độ suy thoái của rừng hiện nay. - Phục hồi lại chính sách trả tiền hỗ trợ bảo vệ rừng cho các hộ gia đình (50.000 đồng/ha/năm) để khuyến khích người dân có ý thức bảo vệ rừng. - Các cấp chính quyền cần có chính sách hỗ trợ đảm bảo điều kiện sống cho người dân sống trong khu bảo tồn để họ yên tâm, chăm lo bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng. 4.6.2. Các biện pháp về quản lý, bảo vệ và phục hồi thảm thực vật - Bảo vệ nghiêm ngặt những diện tích rừng hiện có, cấm khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ và săn bắt động vật hoang dã trái phép. - Cho phép người dân được khai thác các lâm sản ngoài gỗ phục vụ đời sống như củi đun, măng, nấm, mật ong, cây thuốc. Tuy nhiên, những việc làm này phải có sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan kiểm lâm. - Đề phòng và phòng chống cháy rừng: dựng chòi canh quan sát, làm đường ranh giới để phòng cháy rừng. Cấm đốt rừng làm nương rẫy trong vùng gần rừng. - Giao khoán rừng cho các cộng đồng địa phương trong khu vực để họ có ý thức bảo vệ, phát triển nguồn tài nguyên rừng. - Cần có các biện pháp khảo sát, quy hoạch và xây dựng đồng cỏ chăn nuôi ở những vị trí thích hợp, phù hợp với đặc điểm của từng vùng và khả năng chăn nuôi của từng địa phương để giảm áp lực gia súc (trâu, bò, dê) thả rông vào trong rừng. - Chính quyền các cấp cần có biện pháp kiên quyết để dẹp bỏ nạn khai thác vàng trái phép tại Thần Sa, tập trung ở 2 xóm là Kim Sơn và Tân Kim. 94 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Mặc dù, nạn khai thác vàng ở đây không còn tấp nập như trước nhưng vẫn diễn ra rải rác. Tình trạng đào bới đất rừng trái phép để đãi vàng cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng không những làm giảm và suy thoái diện tích rừng mà còn gây nguy hại nghiêm trọng tới môi trường sống xung quanh. - Chính quyền địa phương và người dân xã Thần Sa cần nghiên cứu và trồng thêm một số loại cây phù hợp với địa hình và điều kiện đất đai của địa phương nhằm nâng cao đời sống như Chè đắng (làm chè), Vầu (phòng hộ và lấy măng)… 4.6.3. Các biện pháp về kỹ thuật Xác định các loài có giá trị sử dụng, đặc biệt là các loài cây quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng theo các mức độ khác nhau (theo sách đỏ Việt Nam, IUCN và Nghị định 32/2006/NĐ-CP). Trên cơ sở đó, có thể lựa chọn một trong hai biện pháp sau: 4.6.3.1.Bảo tồn nguyên vị (bảo tồn tại chỗ) Bảo tồn nguyên vị là bảo tồn trong hiện trạng tự nhiên, hoang dại của thảm thực vật. Cách bảo tồn này có hiệu quả rất cao vì các loài vẫn sinh trưởng và phát triển trong điều kiện tự nhiên của nó bằng quá trình chọn lọc tự nhiên. Cách bảo tồn này đã được áp dụng rộng rãi như các biện pháp khoanh nuôi bảo vệ rừng, giao đất giao rừng tới từng hộ gia đình trông giữ và bảo vệ, con người hầu như không có tác động lớn vào thảm thực vật (trừ một số biện pháp như phát dây leo, bụi rậm tạo điều kiện về ánh sáng cho cây rừng phát triển. Tuy nhiên, trong cách bảo tồn này thì sự phục hồi, phát triển của thảm thực vật rừng rất chậm, con người không chủ động định hướng được sự phát triển của các loài cây có giá trị kinh tế. 4.6.3.2. Bảo tồn chuyển vị (bảo tồn chuyển chỗ) 95 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Hình thức bảo tồn này là biện pháp nhân nuôi trong vườm ươm các loài thực vật có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng do bị khai thác quá mức hay do môi trường sống bị thu hẹp. Khi cây con có khả năng sống độc lập thì mới đưa ra trồng đại trà. Kết quả điều tra ở KVNC có 17 loài cây quý hiếm, trong đó có 8 loài ở mức sẽ nguy cấp (VU) và 6 loài ở mức nguy cấp (EN) theo Sách đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ IUCN (2001), 5 loài thuộc Nghị định 32/2006/NĐ-CP nghiêm cấm khai thác và hạn chế khai thác vì mục đích thương mại. Do đó cần áp dụng biện pháp bảo tồn chuyển chỗ (trước hết là đối với những loài nguy cấp (EN)). Trong hình thức này, tuỳ từng loài cây có thể lựa chọn một trong hai cách sau: + Nhân giống theo phương pháp truyền thống (giâm hom, bằng hạt). Cách này dễ làm, ít tốn kém và phù hợp với người dân. + Nhân giống vô tính in vitro. Cách này đòi hỏi phải có các phòng thí nghiệm chuyên dụng, tốn kém và phù hợp với các cơ sở nghiên cứu ứng dụng. 96 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. KẾT LUẬN Trong quá trình điều tra và nghiên cứu thảm thực vật và hệ thực vật ở KVNC, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Khu vực Thần Sa có 8 trạng thái thảm thực vật đó là: rừng trên núi đá vôi; rừng trên núi đất; rừng trong thung lũng; rừng trên núi đất lẫn đá; rừng thứ sinh nhân tác; rừng tre nứa; thảm cây bụi và thảm cỏ. Hệ thực vật ở KVNC bước đầu đã thống kê được 231 loài, 176 chi, 89 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch (Thông đất, Mộc tặc, Dương xỉ, Mộc lan). 2. Tổ hợp thành phần loài trong 5 trạng thái thảm thực vật ở Thần Sa được sắp xếp từ cao xuống thấp là: trạng thái rừng thứ sinh nhân tác (169 loài) > trạng thái rừng trên núi đất (146 loài) > trạng thái rừng trên núi đất lẫn đá (142 loài) > thảm cây bụi (105 loài) > thảm cỏ (39 loài). 3. Trong tổ hợp thành phân loài thì có 17 loài cây có nguy cơ tuyệt chủng do khai thác quá mức hoặc môi trường sống bị thu hẹp, trong đó có 8 loài ở mức sẽ nguy cấp (VU) và 6 loài ở mức nguy cấp (EN), 5 loài thuộc Nghị định 32/2006/NĐ-CP nghiêm cấm khai thác và hạn chế khai thác vì mục đích thương mại. 4. Thành phần dạng sống trong 5 trạng thái thảm thực vật ở KVNC đều có 5 dạng sống cơ bản đó là: Cây chồi trên đất (Ph); cây chồi sát đất (Ch); Cây chồi nửa ẩn (He); Cây chồi ẩn (Cr); Cây một năm (Th). Tỷ lệ các nhóm dạng sống có khác nhau nhưng nhóm Ph chiếm tỷ lệ cao nhất trong các trạng thái rừng trên núi đất, rừng trên núi đất lẫn đá, rừng thứ sinh nhân tác (72,19 – 76,76%). Thảm cây bụi đạt 59%. Riêng thảm cỏ nhóm dạng sống He chiếm tỷ lệ cao nhất (43,59%). 5. Cấu trúc hình thái của 5 trạng thái thảm thực vật khá đặc trưng. Hai trạng thái (rừng trên núi đất, rừng trên núi đất lẫn đá) đều có cấu trúc 4 tầng 97 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên bao gồm 2 tầng cây gỗ, 1 tầng cây bụi, 1 tầng cây cỏ quyết. Trạng thái rừng thứ sinh nhân tác có cấu trúc 3 tầng. Trạng thái thảm cây bụi và trạng thái thảm cỏ chỉ có cấu trúc 2 tầng. 6. Để bảo tồn và phát triển hệ thực vật và các thảm thực vật, đặc biệt là các loài thực vật quý hiếm ở Thần Sa cần có một hệ thống các biện pháp về chính sách, về quản lý, bảo vệ và phục hồi thảm thực vật, kể cả các biện pháp về kỹ thuật (bảo tồn nguyên vị và bảo tồn chuyển vị). 2. KIẾN NGHỊ 1. Cần tiếp tục điều tra, nghiên cứu đầy đủ hơn về hệ thực vật trên địa bàn toàn xã Thần Sa nói riêng và Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng nói chung để có kế hoạch bảo tồn và phát triển cho tương lai. 2. Điều tra thành phần loài trong các kiểu thảm thực vật ở các độ cao trên 500m và các hệ sinh thái khác (rừng tre nứa, hệ sinh thái thuỷ vực), mật độ cá thể của từng loài trong các hệ sinh thái đó. 98 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu tiếng việt 1. Giáp Thị Hồng Anh (2007), Nghiên cứu một số đặc điểm của thảm thực vật thứ sinh và tính chất hoá học đất tại xã Canh Nậu - huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ sinh học, Đại học Sư phạm Thái Nguyên. 2. Phạm Hồng Ban (1999), “Bước đầu nghiên cứu tính đa dạng sinh học trong nông nghiệp nương rẫy ở vùng Tây Nam - Nghệ An”, Luận án Tiến sĩ sinh học, Trường Đại học Sư phạm Vinh. 3. Ban quản lý khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng (2008), Báo cáo xã hội và đa dạng sinh học khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, Thái Nguyên. 4. Nguyễn Tiến Bân (1983), Danh lục thực vật Tây Nguyên, Hà Nội. 5. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, NXb Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Vũ Văn Cần (2009), “Báo cáo chuyên đề thực vật rừng”, Dự án xác lập khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Tây Bắc Bộ, Hà Nội. 7. Lê Mộng Chân (1994), Điều tra tổ thành thực vật vùng núi cao Ba Vì, Thông tin khoa học lâm nghiệp, số 4. 8. Lê Trần Chấn (1990), Góp phần nghiên cứu một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Lâm Sơn tỉnh Hoà Bình, Luận án PTS, Hà Nội. 9. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, Hà Nội. 10. Hoàng Chung (1980), Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam, Công trình nghiên cứu khoa học trường Đại học sư phạm Thái Nguyên. 99 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11. Hoàng Chung (2008), Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật, tr.25-26, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 12. Trần Văn Con (1992), “Ứng dụng mô hình toán học trong nghiên cứu động thái rừng tự nhiên”, Thông tin khoa học lâm nghiệp, số 4. 13. Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1995), Nghiên cứu thành phần loài, thành phần dạng sống của sa van bụi ở vùng đồi trung du Bắc Thái, Thông báo khoa học Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, số 2. 14. Lê Ngọc Công (1998), Nghiên cứu tác dụng bảo vệ môi trường của một số mô hình rừng trồng trên vùng đồi trung du một số tỉnh miền núi, Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. 15. Lê Ngọc Công (2004), Nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội. 16. Lê Trọng Cúc, Phạm Hồng Ban (2000), “Động thái thảm thực vật sau nương rẫy ở Con Cuông, Nghệ An”, Tạp chí Lâm nghiệp, số 7. 17. Lê Trọng Cúc (2002), Đa dạng sinh học và Bảo tồn thiên nhiên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 18. Ngô Tiến Dũng (2004), “Đa dạng thực vật VQG Yok Don”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 5. 19. Trần Đình Đại (2001), “Những dẫn liệu về hệ thực vật Tây bắc Việt Nam (ba tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Sơn La)”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu Sinh thái học và Tài nguyên sinh vật 1996-2000, tr. 45-49, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 20. Đại học Huế (2007), Giáo trình Đa dạng sinh học. 21. Võ Đại Hải (1996), Nghiên cứu các dạng cấu trúc hợp lý cho rừng phòng hộ đầu nguồn ở Việt Nam, Luận án PTS Nông nghiệp, Viện Khoa học và Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 100 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22. Phạm Hoàng Hộ (1991-1992), Cây cỏ Việt Nam, quyển I – III. Montreal, Canada. 23. Phan Nguyên Hồng (1970), Đặc điểm phân bố sinh thái của hệ thực vật và thảm thực vật Miền bắc Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 24. Phan Nguyên Hồng (1991), Sinh thái thảm thực vật rừng ngập mặn Việt Nam, Luận án tiến sĩ khoa học sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I. 25. Nguyễn Thế Hưng, Hoàng Chung (1995), Thành phần loài và dạng sống thực vật trong loại hình sa van vùng đồi Quảng Ninh, Thông báo khoa học Đại học Sư phạm Thái Nguyên, số 3. 26. Nguyễn Thế Hưng (2003), Nghiên cứu đặc điểm và xu hướng phục hồi rừng của thảm thực vật cây bụi ở huyện Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh), Luận án tiến sĩ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội. 27. Vũ Tự Lập và cộng sự (1995), Địa lý tự nhiên Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 28. Vũ Thị Liên (2000), Nghiên cứu một số biến đổi môi trường đất trong mối quan hệ với loại hình thảm thực vật của vùng đồi núi tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ sinh học, Đại học Sư phạm Thái Nguyên. 29. Vũ Thị Liên (2005), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến sự biến đổi môi trường đất ở một số khu vực tỉnh Sơn La, Luận án tiến sĩ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội. 30. Đỗ Tất Lợi (1995), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 31. Phan Kế Lộc (1978), Tập san sinh vật học, 2(16). 101 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32. Phan Kế Lộc (1985), “Thử vận dụng bảng phân loại UNESCO để xây dựng khung phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam”, Tạp chí Sinh học, (12). 33. Trần Đình Lý (1998), Sinh thái thảm thực vật, Giáo trình cao học, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội. 34. Lã Đình Mỡi và cộng sự (1998), Tài nguyên thực vật, Giáo trình dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội. 35. Nguyễn Thị Ngọc (2000), Nghiên cứu một số mô hình rừng phục hồi tưn nhiên sau nương rẫy ở Bắc Kạn, Luận văn thạc sĩ sinh học, Đại học Sư phạm Thái Nguyên. 36. Phạm Minh Nguyệt (1994), “Một số suy nghĩ về trồng rừng thuần loại ở nước ta”, Tạp chí Lâm nghiệp. 37. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng Miền bắc Việt Nam, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 38. Vũ Đình Phương (1987), Cấu trúc rừng và vốn rừng trong không gian và thời gian, Thông tin khoa học Lâm nghiệp, 1, tr. 5-11. 39. Nguyễn Xuân Quát (1995), Sử dụng đất tổng hợp và bền vững, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 40. Sách đỏ Việt Nam (2007), NXB KHTN và Công nghệ, Hà Nội. 41. Lê Đồng Tấn (2000), Nghiên cứu quá trình phục hồi tự nhiên một số quần xã thực vật sau nương rẫy tại Sơn La phục vụ cho khoanh nuôi, Luận án Tiến sĩ sinh học, Hà Nội. 42. Nguyễn Nghĩa Thìn (1998), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh học, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 43. Nguyễn Nghĩa Thìn (1998), Đa dạng thực vật bậc cao có mạch vùng núi cao Sa Pa, Phanxiphăng , Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 102 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44. Nguyễn Nghĩa Thìn (2004), Hệ thực vật và đa dạng loài, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 45. Lê Thị Xuân Thu (2007), Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên dưới một số quần xã rừng trồng phòng hộ tại xã Bằng Giã huyện Hạ Hoà tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ sinh học, Đại học Sư phạm Thái Nguyên. 46. Thái Văn Thụy, Nguyễn Phúc Nguyên (2005), Một số dẫn liệu về thảm thực vật Vườn quốc gia Ba Vì, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. 47. Phạm Ngọc Thường (2003), Nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh tự nhiên và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau nương rẫy ở hai tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Hà Nội. 48. Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (2001-2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 1-3, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 49. Thái Văn Trừng (1975), Báo cáo khoa học trình bày tại hội nghị thực vật học quốc tế lần thứ 12. 50. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 51. Thái Văn Trừng (1998), Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Nxb khoa học và kỹ thuật, Tp. Hồ Chí Minh. 52. Nguyễn Văn Trương (1982), Cấu trúc rừng hỗn loài, Nxb Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội. 53. Nguyễn Hải Tuất (1991), “Nghiên cứu mối quan hệ giữa các loài cây trong tự nhiên”, Tạp chí Lâm nghiệp, 4, tr.16-18, Hà Nội. 103 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54. Đặng Kim Vui (2002), “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy, cơ sở đề xuất giải pháp khoanh nuôi, làm giàu rừng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 12. 55. Vụ Khoa học kỹ thuật - Bộ Lâm nghiệp (1987), Một số mô hình Nông lâm kết hợp ở vùng núi và trung du phía bắc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 56. Nguyễn Thị Yến (2008), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở một số kiểu thảm thực vật tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Đại học Sư phạm Thái Nguyên. * Tài liệu tiếng nước ngoài 57. Chevalier A. (1918), Premier inventaire des bois et autres produits forestiers du Tonkin. 58. IUCN (2006), Red List of Threatened Spepecies. 59. Lecomte. H. (1907 – 1937), Flore Generale de L’indochine, I – VII, Paris. 60. Maurand L. (1943), Indochine forestiere. Bel, Unecarter forestiere. * Một số trang web tham khảo - thainguyen.gov.vn - - - Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI ĐIỂM NGHIÊN CỨU, CÁC TRẠNG THÁI THẢM THỰC VẬT VÀ CÁC LOÀI THỰC VẬT CÓ NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG Ở KVNC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Chò nâu Dipterocarpus retusus Blume Đinh Markhamia stipulata (Wall.) Seem. ex Schum. Nghiến (bên trái); Trai lý (bên phải) Excentrodendron tonkinense (Gagnep.) Chang & Miau Trầm hương Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte HÌNH ẢNH MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT CÓ NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG Ở KVNC Nguồn ảnh: Tác giả tự chụp, Ngày 10/09/2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguồn ảnh: Tác giả tự chụp, Ngày 12/11/2008 Kim tuyến đá vôi Anoectochilus calcareus Aver. Dần toòng Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino Lá khôi Ardisia silvestris Pitard Rau sắng Melientha suavis Pierre Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỘT SỐ HÌNH ẢNH NGHIÊN CỨU TẠI XÃ THẦN SA Nguồn ảnh: Tác giả tự chụp, Ngày 10/09/2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên HÌNH ẢNH MỘT SỐ TRẠNG THÁI THẢM THỰC VẬT Ở KVNC Trạng thái rừng trên núi đất lẫn đá Trạng thái thảm cây bụi Trạng thái thảm cỏ Trạng thái rừng trên núi đất Nguồn ảnh: Tác giả tự chụp, Ngày 12/11/2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên SƠ ĐỒ QUY HOẠCH KHU BTTN THẦN SA - PHƯỢNG HOÀNG Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Khu vực nghiên cứu BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH THÁI NGUYÊN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf38LV09_SP_SinhthaihocHoangThiThanhThuy.pdf
Tài liệu liên quan