Luận văn Nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động và tình hình sức khoẻ của nữ công nhân chế biến thuỷ sản đông lạnh tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Quảng Bình

Kiến nghị: 1. Cải tạo hoặc xây dựng nhà xưởng đảm bảo hạn chế tôid đa các yếu tố bất lợi của môi trường lao động. 2. Hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh bằng trang bị đầy đủ và đảm bảo chất lượng găng tay chống thấm và ủng chống thấm. 3. Bố trí chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý để công nhân có đủ năng lượng và thể lực tốt để chống lạnh. 4. Thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản của luật lao động nữ mà nhà nước đã ban hành. Phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ ít nhất mỗi năm một lần để phân loại sức khoẻ và phát hiện những công nhân bị mắc bệnh nghề nghiệp để điều trị kịp thời hoặc sắp xếp công việc một cách hợp lý.

doc73 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1585 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động và tình hình sức khoẻ của nữ công nhân chế biến thuỷ sản đông lạnh tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản phẩm. Kiểm tra lại độ kín và hình thức sau khi hút chân không. + Công đoạn 11: Chờ đông Thông số kỷ thuật: Nhiệt độ kho chờ đông từ -1 đến 4°C Thời gian chờ đông < 4 giờ Thuyết minh : Sản phẩm xếp đứng vào de nhựa cho vào kho chờ đông + Công đoạn 12 : Cấp đông Thông số kỷ thuật : Nhiệt độ tủ đông phải đạt từ -45°C đến - 50°C Nhiệt độ trung tâm sản phẩm đạt -18°C Thời gian cấp đông: tủ đông gió 2 - 3 giờ / mẽ tủ đông tiếp xúc 3 -4 giờ / mẽ Thuyết minh : Công đoạn chạy đông Nhiệt độ tủ đông phải đạt < 0°C mới cho sản phẩm vào Sau quá trình cấp đông :Nhiệt độ tủ đông phải đạt -45°C đến -50°C và nhiệt độ trung tâm phải đạt - 18°C mới ra tủ . + Công đoạn 13 : Phân loại thành phẩm, dò kim loại, đóng gói, bảo quản Nhiệt độ kho bảo quản từ -20°C ± 2°C Kết thúc quá trình chạy đông tiến hành ra hàng theo từng cở chủng loại thành phẩm. Lấy hàng ra theo từng cở, loại và tiến hành phân cở, loại. Sau đó cho tất cả thành phẩm vừa được phân loại chạy qua băng chuyền dò kim loại để loại bỏ những sản phẩm nghi ngờ có kim loại, nếu thành phẩm chưa đạt độ đông, thành phẩm nghi có kim loại. Những sản phẩm nghi có kim loại được để riêng ra một thùng sau đó cho chạy tủ tiếp theo. Nếu nhũng khay đó khi cho chạy qua máy dò kim loại vẩn bị dừng lại thì phải tách biệt kiểm tra mức độ kim loại có trong khay đó. Sau khi được dò kim loại xong sản phẩm được đóng gói và bảo quản ở nhiệt độ -20°C ± 2°C. + Công đoạn 14 : Xuất hàng, vận chuyển Nhiệt độ xe trước khi vận chuyển < 0°C Nhịêt độ xe trong quá trình vận chuyển -18°C. Hàng được vận chuyển đến nơi tiêu thụ . 3.2.hiện trạng môi trường công ty trước khi triển khai: 3.2.1.Vị trí địa lý : Công ty cổ phần XNK thuỷ sản được đóng trên địa bàn phường Hải Đình - Thị xã Đồng Hới. Phía Bắc: Giáp khu dân cư phường Hải Đình Phía Đông: Giáp khu dân cư phường Hải Đình Phía Nam: Giáp sông Nhật lệ qua đường Hương Giang Phía tây: Giáp khu dân cư phường Hải Đình Do được xây dựng trước khi có luật môi trường nên một số yếu tố về môi trường còn chưa được tính đến trong quy hoạch và thiết kế. Hiện nay ở phía Đông Công ty nơi gần nhất chỉ cách khu dân cư 5 m và củng chính tại nơi này đang tập trung công trình xử lý nước thải và bãi chứa chất thải rắn trung gian của công ty. Với tổng diện tích mặt bằng 11.500 m² trong đó diện tích dành cho khu sản xuất chế biến 880 m², phần còn lại là các khu văn phòng, bể đá, nhà ăn, nhà cơ điện và khu vệ sinh. Máy nén Nhà Bảo Vệ Nhà điều hành Ga ra xe Căng tin Phân Xưởng Hàng Khô Nhà ăn Hồ nước dự trữ Bơm đài nước Máy phát Kho vt Gò hàn Qđốc px Cơ điện Hồ nước thải Kho px Bể đá Phân xưởng chế biến Kho đựng bình ga Phòng máy nén Biến thế Các phòng Thay đồ khu vệ sinh Nguyên liệu vào Hình 4 : Sơ đồ tổng thể mặt bằng của Công ty cổ phần XNK thuỷ sản Quảng Bình 3. 2.2. Đặc điểm địa hình , địa chất: Kết quả khảo sát của Đoàn địa chất 406 cho thấy đất tại khu vực Công ty mặc dù là đất bồi ven sông nhưng đã được hình thành từ lâu nên cấu trúc địa tầng ổn định, phù hợp với các hoạt động sản xuất của Công ty. 3. 2.3. Nước: 3. 2.3.1. Nước bề mặt: ở đây nước bề mặt chủ yếu là nước sông Nhật Lệ, nước bị nhiễm mặn do gần biển, nguồn nước này chỉ được sử dụng để phục vụ giao thông thuỷ sản chứ không sử dụng trực tiếp trong các hoạt động hằng ngày. Bảng 6 . Kết quả phân tích chất lượng nước sông Nhật Lệ TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả 1 pH mg / l 7,7 2 DO mg / l 2,8 3 Độ đục mg / l 102 4 NaCl % 0,16 5 Nitơ tổng mg / l 11,2 6 NH3 mg / l 5,6 7 COD mg / l 188,2 8 BOD mg / l 65 9 H2S mg / l 0,17 3. 2.3.2. Nước ngầm: Ngoài sử dụng nguồn nước máy được cung cấp chung của thị xã, nhiều hộ gia đình ở khu vực quanh Công ty vẫn khai thác nguồn nước ngầm như: đào giếng hoặc khoan giếng để phục vụ thêm cho sinh hoạt và các hoạt động khác. Kết quả phân tích cho thấy nguồn nước ngầm ở đây đủ các chỉ tiêu về hoá lý cũng như vi sinh đối với nguồn nước ăn uống và sinh hoạt . Bảng 7 . Kết quả phân tích nước ngầm Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả TCVN5501 - 1991 pH mg / l 8,0 6 ữ 8,5 Độ đục - - NaCl mg / l 117 < 300 NO3- mg / l 0 < 5,0 NO2- mg / l 0 < 0,1 NH3 mg / l 0 < 3,0 PO4³- mg / l 0 < 2,5 SO4²- mg / l 0 < 250 Độ cứng toàn phần mg / l 60 < 300 Fe mg / l 0 < 0,3 VK kỵ khí kl / ml 0 0 VK hiếu khí kl / ml 198 < 200 Coli form kl / ml 3 < 3 3.2. 3.3 . Nước máy: Nguồn nước phục vụ chop hoạt động sản xuất của Công ty được cung cấp từ hệ thống nước máy của thị xã Đồng Hới. Nước được đưa vào bể chứa có dung tích 300 m³ sau đó bơm lên bể áp lực 50 m³, từ đây nước được xử lý bằng dung dịch Cloramin B theo đúng kỷ thuật rồi đưa về khu phân xưởng chế biến. Chất lượng của nguồn nước này theo kết quả đo đạc được thể hiện ở bảng sau . Bảng 8 . Kết quả phân tích nguồn nước máy cung cấp cho Công ty Chỉ tiêu Đơn vị TCVN Kết quả đo Ghi chú Đầu nguồn (bể chứa ) Cuối nguồn (tại px chế biến ) Độ đục NTU Trong Trong áp dụng TCVN 5501 - 1991 dành cho nước uống pH 6 ữ 8,5 7,2 6,9 NaCl mg / l 300 117 128,7 NO3- mg / l 5,0 ( - ) ( - ) NO2- mg / l 0,1 ( - ) ( - ) NH3 mg / l 3,0 ( - ) ( - ) PO4³- mg / l 2,5 ( - ) vết SO42- mg / l 250 vết vết Độ cứng toàn phần mg / l 300 60 70 Fe toàn phần mg / l 0,3 vết 0,1 VK hiếu khí kl / ml 200 226 200 VK kỵ khí kl/100ml 0 10 0 Coliform kl/100ml ≤ 3 5 3 Như vậy, tuy nước đầu nguồn chưa đạt các tiêu chuẩn vệ sinh cho phép nhưng nhờ được xử lý tốt nên nước cuối nguồn cung cấp cho các phân xưởng sản xuất đã đáp ứng được các yêu cầu vệ sinh. 3.2.4 . Đặc điểm khí hậu khu vực Công ty cổ phần XNK thuỷ sản Quảng Bình: Nằm trên địa bàn thị xã Đồng Hới , khí hậu khu vực Công ty mang các đặc điểm như sau : 3. 2.4.1 . Nhiệt độ không khí: ở đây nhiệt độ được phân thành hai mức chính theo thời gian như sau : - Mùa nóng : Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 với nhiệt độ trung bình trong ngày trên 25 °C . - Mùa lạnh : Kéo dài từ tháng 11 năm trước đến hết tháng 3 năm sau với nhiệt độ trung bình trong ngày dưới 20 °C. Giữa hai mùa được phân chia như trên còn có các khoảng thời gian chuyển tiếp với nhiệt độ trung bình hằng ngày trong khoảng từ 20 - 25 °C đó là : + Thời gian chuyển tiếp từ múa nóng sang mùa lạnh từ cuối tháng 9 đến cuối tháng 10. + Thời gian chuyển tiếp từ mùa lạnh sang mùa nóng từ cuối tháng 2 đến cuối tháng 4. Bình quân nhiệt độ qua các tháng trong năm được thể hiện trong bảng sau: Bảng 9 . Nhiệt độ không khí trung bình hàng tháng Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 cả năm Nhiệt độ °C 18 CAPut!’ 21 24 28 29 29 29 27 25 21 CAPut!’ 24 3.2.4.2 . Gío : Tần suất và hướng gió : Thị xã Đồng Hới chịu ảnh hưởng của hai mùa gió chính: - Gío mùa đông : Chủ yếu theo hướng Bắc- Đông Bắc, song thỉnh thoảng củng có các hướng trái mùa khác như gió Nam hoặc Tây - Nam với tần suất không đáng kể. Gío mùa hè : Chủ yếu là gió Tây Nam, ngoài ra còn có xuất hiện các hướng gió khác như Đông, Đông - Nam với tần suất tương đối cao. Bảng 10 . Tốc độ gió trung bình ( m / s ) hàng tháng . Tháng/tốc độ gió 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Trung bình 3,2 2,9 2,5 2,4 2,5 2,7 3,1 2,5 2,5 3,2 3,5 3,1 Cao nhất 12 11 12 14 12 12 14 12 16 14 14 13 Tần suất tốc độ gió mạnh nhất trong năm Tốc độ gió > 15 m/s : 67,1 % Tốc độ gió > 20 m/s : 24,4 % Tốc độ gió > 25 m/s : 4,9 % 3.2. 4.3 .Độ ẩm không khí : Bảng 11 . Độ ẩm không khí Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả năm Độ ẩm 88 85 90 87 79 73 72 76 85 87 88 87 83 Như vậy: ở đây có sự hình thành hai thời kỳ khô ẩm khác nhau trong năm .Thời kỳ ẩm bắt đầu từ tháng 9 năm trước kéo dài đến tháng 4 năm sau, trùng với thời kỳ hoạt động của không khí lạnh cực đới. Thời kỳ này độ ẩm tương đối đạt từ 86 - 92 %, độ ẩm cao nhất đạt được vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 . 3.2. 4.4 . Chế độ nước : Trên địa bàn thị xã Đồng Hới lượng mưa chủ yếu tập trung vào các tháng 8, 9, 10, 11 chiếm 65 - 70 % tổng lượng mưa cả năm. Từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau lượng mưa giảm dần hẳn, trong đó từ tháng 2 đến tháng 4 là thời kỳ ít mưa nhất. Bảng 12 . Lượng mưa trung bình qua các tháng trong năm (mm ) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượng mưa tbình 54 50 49 54 106 80 80 163 488 622 360 133 3. 2.4.5 . Bức xạ mặt trời: Bảng 13 . Lượng bức xạ mặt trời (kCal / cm² / tháng ) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượng bức xạ 6,3 6,5 9,7 13,7 14,7 13,0 14,3 11,5 10,7 3,7 7,3 6,2 Bảng 14. Số giờ nắng trung bình tháng Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Số giờ nắng 95 64 94 170 243 224 239 186 157 144 92 78 Như vậy : Tổng lượng bức xạ trung bình hằng năm là 122,72 kCal / cm² . Tổng số giờ nắng trung bình hằng năm là 1786 . 3.3. Đặc điểm môi trường lao động tại các phân xưởng sản xuất của Công ty: 3.3.1.Các yếu tố môi trường lao động ngành chế biến thuỷ sản đông lạnh: *Tình hình vi khí hậu tại các phân xưởng: Vi khí hậu trong môi trường lao động là điều kiện khí hậu trong một khoảng không gian thu hẹp có liên quan tới quá trình điều hoà nhiệt trong cơ thể của người lao động. Điều kiện vi khí hậu môi trường lao động trong phân xưởng được đánh giá dựa vào các yếu tố: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió. Bảng 15. Điều kiện vi khí hậu trong các phân xưởng chế biến thuỷ sản đông lạnh: Vị trí đo Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) Tốc độ gió (m/s) min T.bình max min T.bình max min T.bình max Công ty cổ phần XNK Thuỷ Sản QB Gian chế biến CAPut!’,3 24,6 ±1,5 (n=18) 28 80 90,6 ±9,9 (n=15) 96 0,1 0,3 (n=13) 2 Gian cấp đông 20 23 ±1,1 (n=18) 25,8 80 90,5 ±8,1 (n=18) 96 0 0 0 Gian máy nén 28 30 ± 1,9 (n=13) 33,5 64,5 78,2 ± 7,9 (n=13) 92,4 0 1,4 ± 1,7 (n=13) 5,0 TCCP 30 80 0,5 - 2 Các số liệu trong bảng 15 cho thấy: - Môi trường lao động của công nhân Công ty XNK thuỷ sản không bị ảnh hưởng do tác động của không khí trong môi trường lao động, nhiệt độ không khí đo được trung bình thấp nhất ở gian cấp đông (23°C ± 1,07°C) do hơi lạnh phả ra khi đóng mở các tủ cấp đông, còn nhiệt độ trung bình cao nhất là ở gian máy nén (30°C ± 1,9°C). So với tiêu chuẩn cho phép thì yếu tố nhiệt độ không khí ở các điểm đo đều nằm trong giới cho phép. - Đối với độ ẩm tương đối: Chỉ có các điểm đo ở gian máy nén đạt TCCP (độ ẩm tương đối trung bình là 78,2%). ở các điểm đo còn lại (gian chế biến và gian cấp đông) độ ẩm tương đối trung bình đều vượt quá TCCP từ 10,5% - 10,6%. - Vận tốc gió trung bình ở gian chế biến và ở gian máy nén đều nằm trong giới hạn TCCP. ở đây, vận tốc gió ở gian chế biến và gian máy nén là 0,3m/s và 1,41 ± 1,65 m/s là phù hợp với điều kiện làm việc trong Môi trường có tiếp xúc với nguyên liệu lạnh như ở gian chế biến. Còn ở gian cấp đông vận tốc gió 0m/s thấp hơn TCCP nhưmg do nhiệt độ trung bình ở đây là 23°C ± 1,07°C nên vẫn phù hợp. Nước ta là một nước có nhiệt độ nóng ẩm, nhiệt độ trung bình hằng năm 27°C - 28°C, mùa hè nhiệt độ không khí có thể lên tới 38°C - 39°C, trong khi đó nhiệt độ trung bình của không khí trong phân xưởng chế biến 24,6°C . Sự chênh lệch nhiệt độ không khí quá lớn này gây nên tác động bất lợi đáng kể đối với cơ chế cân bằng nhiệt của người lao động. Vì vậy nơi làm việc của công nhân nên phải có phòng đệm để giúp cho cơ thể người lao động thích nghi dần với nhiệt độ bên ngoài, tránh hiện tượng bị sốc do thay đổi nhiệt độ quá đột ngột gây tác hại rất lớn cho sức khoẻ người lao động. 3.3.2.Độ chiếu sáng: Chiếu là một vấn đề quan trọng đối với người lao động, tính hợp lý trong chiếu sáng liên quan tới chiếu sáng chung, chiếu sáng cục bộ và cả cách bố trí nguồn sáng. Theo tiêu chuẩn vệ sinh ở nước ta, độ rọi tối thiểu đối với công việc có độ chính xác không cao (kích thước nguyên liệu làm việc từ 0,5 – 1,0 mm) là 100 lux. Tại các điểm nghiên cứu, hệ thống chiếu sáng cho người lao động chủ yếu là ánh sáng nhân tạo, đèn tuýp được lắp ở phía trên trần nhà, tường được sơn hoặc được ốp gạch màu trắng ( ở gian chế biến và cấp đông) nhưng chưa tận dụng triệt để ánh sáng tự nhiên. Bảng 16 : Kết quả đo độ rọi chung ánh sáng tại phân xưởng chế biến thuỷ sản: TT Vị trí đo Độ rọi ánh sáng chung tại nơi làm việc X ± SD (Lux) Max Trung bình Min 1 Gian chế biến 200 301 ± 96,5 n = 8 500 2 Gian cấp đông 80 278 ± 165 n = 8 540 TCCP > 150 Hình 5: Độ chiếu sáng chung tại các phân xưởng *Nhận xét: Qua hình trên ta thấy độ chiếu sáng trung bình ở gian chế biến và gian cấp đông đạt TCCP. Kết quả nghiên cứu ở trên cũng phù hợp với số liệu của Nguyễn Thế Công và CS tại các xí nghiệp chế biến thuỷ sản đông lạnh khác trong cả nước. 3.3. 3.Tiếng ồn tại các phân xưởng: Tiếng ồn trong các phân xng chế biến thuỷ sản đông lạnh chủ yếu là ở gian máy nén khí. Ngoài ra còn có âm thanh do sự va đập của các dụng cụ, nguyên liệu nơi chế biến, tuy nhiên tiếng ồn ở đây không đáng kể. Bảng 17 : Mức áp suất âm thanh của tiếng ồn Địa điểm đo Mức áp âm chung (dBA) Mức áp âm ở các giải tần số (Hz) 63 125 250 500 1000 2000 4000 8000 Gian chế biến 80 74 78 77 68 66 60 57 52 Gian cấp đông 83 74 78 80 70 65 62 58 53 Gian máy nén khí 96 93 94 90 84 78 75 69 65 TCCP 90 103 96 91 88 85 83 81 80 *Nhận xét: Qua bảng 17 ta thấy mức áp âm chung dBA ở gian máy nén khí cao hơn TCCP . ở 2 gian còn lại, mức áp âm ở dải tần số riêng ( từ 63 – 8000 Hz ) cũng như mức áp âm chung đều nằm trong TCCP. 3.3. 4. Nồng độ khí NH3 tại các phân xưởng chế biến thuỷ sản đông lạnh: Khí NH3 chủ yếu phát sinh ra từ khu vực máy nén làm đá cây và chạy đông. Nồng độ khí NH3 cao hay thấp ở các khu vực đo đạc (đặc biệt là khu vực máy nén khí ) biểu hiện sự đóng kín hay hở các gioăng nối trong các đường dẫn khí NH3. Bảng 18 : Kết quả đo nồng độ hơi khí NH3 tại các vị trí làm việc TT Địa điểm đo Nồng độ khí NH3 (mg/m³) Vượt TCCP (Lần) 1 Khu vực thu mua nguyên liệu 1,7 ± 0,5 0,8 2 Gian chế biến 2,2± 0,4 1,1 3 Gian cấp đông 2,3 ± 0,3 1,1 4 Gian máy nén khí 2,7 ± 0,6 1,3 TCCP 2 1 Hình 6 : Nồng độ NH3 tại các vị trí lao động *Nhận xét: Qua bảng 18 và hình 6 ta thấy nồng độ NH3 tại 4 vị trí đo, chỉ có khu vực thu mua nguyên liệu là nằm trong TCCP còn lại các khu vực khác nồng độ NH3 đều vượt TCCP, thấp nhất là 1,08 lần ( gian chế biến ) và cao nhất là 1,33 lần ( gian máy nén khí ). 3.3. 5.Nồng độ khí H2S trong môi trường lao động: Khí H2S chủ yếu phát sinh ra từ khu vực thu mua nguyên kiệu và nơi tập kết những nguyên liệu thuỷ sản bị hỏng do để lâu ở nhiệt độ không khí ngoài trời, đặc biệt là vào mùa mưa. Những công đoạn tiếp theo thì nồng độ H2S đều thấp dần do nguyên liệu ban đầu đã được qua chế biến và bảo quản lạnh . Bảng CAPut!’ : Nồng độ khí H2S tại các vị trí làm việc TT Địa điểm đo Nồng độ khí H2S (mg/m³) Vượt TCCP (lần) 1 Khu vực thu mua nguyên liệu 18,4 ± 2,1 1,8 2 Gian chế biến 12,7 ± 1,4 1,3 3 Gian cấp đông 9,1± 1,2 0,9 4 Nơi tập kết nguyên liệu thừa 24,8 ± 2,2 2,48 TCCP 10 1 24.8 Hình 7: Nồng độ khí H2S tại nơi làm việc *Nhận xét: Kết quả nghiên cứu ở bảng CAPut!’ và hình 7 cho thấy nồng độ hơi khí H2S tập trung khá cao ở hai khu vực là nơi tập kết nguyên liệu thừa ( gấp 2,48 TCCP ) và khu vực thu mua nguyên liệu ( 1,84 TCCP ). ở các điểm đo còn lại nồng độ khí H2S hầu hết đều nằm trong TCCP hoặc vượt không đáng kể. Kết quả nghiên cứu trên cao hơn kết quả nghiên cứu tại các xí nghiệp chế biến khác trong khu vực miền Trung và miền Nam của Nguyễn Thế Công, nguyên nhân là do các xí nghiệp này chỉ nhận nguyên liệu đã qua sơ chế loại bỏ những nguyên liệu bị hỏng. 3.3. 6.Nồng độ khí Cl2 trong môi trường lao động: Khí Cl2 phát sinh trong các giai đoạn của chế biến thuỷ sản là do dùng hoá chất Cl2 để tẩy rửa, vệ sinh dụng cụ trong quá trình chế biến và để làm vệ sinh chân tay công nhân trước khi vào khu vực chế biến. Vì vậy, tuỳ thuộc vào từng khu vực mà nồng độ Cl2 cao thấp khác nhau. Bảng 20 : Nồng độ khí Cl2 tại các vị trí làm việc TT Địa điểm đo Nồng độ khí Cl2 (mg/m³) Vượt TCCP (lần) 1 Gian tẩy rửa, vệ sinh trước khi vào PX 0,8 ± 0,1 8,4 2 Gian chế biến 0,4± 0,1 4,3 3 Gian cấp đông 0,1 ± 0,1 1,1 4 Gian máy nén 0,5 ± 0,5 4,7 TCVS 0,10 1 Hình 8 : Nồng độ khí Cl2 tại các vị trí làm việc *Nhận xét: Qua bảng 8 và hình 20 ta thấy nồng độ hơi khí Cl2 tại các điểm đo đều vượt quá TCVS từ 1,1 lần (gian cấp đông ) đến 8,4 lần ( gian tẩy rửa vệ sinh trước khi vào phân xưởng chế biến). Kết quả trên là phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thế Công. 3.3. 7. Nồng độ khí C02 trong môi trường lao động: Do điều kiện sản xuất của ngành chế biến thuỷ sản đông lạnh cần huy động lực lượng đông để giải phóng lượng nguyên liệu đặc biệt vào mùa vụ đánh bắt hải sản. Chính nguyên nhân trên gây cho môi trường lao động có thêm nhiều khí C02. Bảng 21. Nồng độ khí C02 tại các vị trí làm việc TT Địa điểm đo Nồng độ khí C02(mg/m²) Vượt TCCP (Lần) 1 Khu vực thu mua nguyên liệu 1,4 ± 0,7 1,4 2 Gian chế biến 1,8 ± 0,6 1,8 3 Gian cấp đông 1,4 ± 0,5 1,4 4 Gian máy nén khí 1,2 ± 0,2 1,2 TCCP 1,0 1 Hình 9 : Nồng độ khí C02 tại các vị trí làm việc *Nhận xét: Qua bảng 21 và hình 9 ta thấy tại các điểm đo ở các vị trí làm việc, nồng độ C02 đều vượt quá TCCP. Nơi cao nhất là gian chế biến ( gấp 1,75 lần TCCP) do diện tích phân xưởng chật hẹp, số lượng công nhân làm việc ở đây lại rất đông. Nơi thấp nhất là gian máy nén khí cũng lớn hơn TCCP 1,18 lần số lượng người làm việc ít hơn và không gian làm việc có độ thông thoáng hơn. Kết quả trên cũng phản ánh tình trạng công nhân hiện nay than phiền là cảm thấy ngột ngạt. Một nguyên nhân nữa làm cho nồng độ khí C02 tại đây vượt quá TCCP và cao hơn ở hầu hết các điểm đo so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thế Công và CS là do Công ty XNK được xây dựng chưa đúng qui cách, sửa chữa còn chắp vá, mật độ công nhân trong từng ca làm việc thường cao, mức độ thông thoáng ở từng khu vực sản xuất kém. 3.4.kết quả điều tra ý kiến công nhân về môi trường lao động: 3.4.1.Cảm giác của công nhân đối với các yếu tố có hại tại nơi làm việc: Qua kết quả điều tra cho thấy mức độ tiếp xúc với các yếu tố có hại và nguy hiểm của công nhân làm việc trong các cơ sở chế biến thuỷ sản đông lạnh như sau: Hình10 : Tỷ lệ ý kiến của công nhân đối với các yếu tố có hại tại nơi làm việc *Nhận xét: Qua hình 10 ta thấy những yếu tố có hại đặc trưng tại nơi làm việc của công nhân chế biến thuỷ sản là: ẩm ướt (88,2 %), lạnh (81,3 %), mùi hôi (69,2 %), hoá chất (51,8 %), chật chội (10,3), nóng (14,4 %), bụi (4,2 %), tối (5,7 %), ồn (52,3 %), khí độc (25,8 %). Những yếu tố như ồn, hoá chất cũng rất phổ biến tại vị trí làm việc. 58.6 % Hình 11: Tỷ lệ ý kiến của công nhân về các yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc *Nhận xét : Trơn trượt là yếu tố nguy hiểm thường gặp nhất tại nơi làm việc của công nhân chế biến thuỷ sản. Do đặc tính công việc thường xuyên có nước tại nơi làm việc nên nền xưởng ẩm ứơt, gây nguy cơ trượt ngã cho công nhân, trơn trượt chiếm 58,6%. Chất độc (38,5%) ở đây do các khí thoát ra từ các dung dịch sát trùng Cl2, rò rỉ từ hệ thống lạnh NH3, do phân huỷ các thành phần hữu cơ của sản phẩm thuỷ sản H2S gây nên mùi hôi thối, đây cũng là yếu tố nguy hiểm thứ hai được nêu lên. 3.4.2. Tư thế thao tác và cường độ lao động của công nhân chế biến thuỷ sản đông lạnh : Đặc điểm nổi bật của điều kiện thao tác đối với công nhân chế biến thuỷ sản đông lạnh là nữ công nhân phải làm việc ở tư thế đứng tĩnh liên tục trong suốt ca làm việc 8 giờ và thậm chí 12 - 14 giờ trong các tháng cao điểm của thời kỳ mùa vụ đánh bắt và chế biến thuỷ sản. Tư thế lao động đứng kéo dài suốt trong ca sản xuất, từ ngày này qua ngày khác gây cho công nhân mệt mỏi và đau nhức các bộ phận của cơ thể như: đau mỏi lưng, mỏi cổ, đau bắp chân… do phải sử dụng nhóm cơ gáy, cơ lưng, cơ đùi, cơ mặt sau cẳng chân để giữ thăng bằng cho cơ thể và để duy trì cơ thể ở tư thế lao động tĩnh. Hơn nữa, hai cánh tay phải giữ ở tư thế gần như cố định để thao tác bóc tôm, cắt mực làm sạch mực hoặc thao tác khác ít vận động hơn nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần suốt ca làm việc cũng gây đau mỏi vai, cánh tay, cẳng tay, cổ và ngón tay. Qua kết quả điều tra bằng phiếu sức khoẻ cá nhân cho thấy tỷ lệ kêu ca đau mỏi ở những bộ phận này trên cơ thể công nhân thuỷ sản rất rỏ. hình 12 : Độ gia tăng chu vi vòng bắp chân so với trước ca làm việc của nữ công nhân chế biến thuỷ sản đông lạnh *nhận xét: Do phải làm việc trong tư thế đứng cố định gần như suốt ca làm việc (chưa kể có những thời điểm tăng giờ khi mùa vụ) và kéo dài trong nhiều năm nên dẫn đến các triệu chứng thường gặp như dãn tĩnh mạch chân, bẹt chân. Triệu chứng ban đầu thường gặp và dễ thấy nhất là chứng phù nề cẳng bàn chân, có trường hợp cuối ca làm việc người công nhân không tự rút chân ra khỏi ủng được. Triệu chứng này càng nặng nề cho những phụ nữ trước và sau khi sinh con. Kết quả cho thấy, chu vi vòng bắp chân của nữ công nhân sau ca làm việc tăng lên rõ rệt so với thời điểm trước ca. Tại một vị trí làm việc như bàn đóng gói sản phẩm, tủ cấp đông thấp làm cho công nhân phải cúi liên tục gây mỏi cổ, mỏi lưng. Việc vận chuyển, nâng nhấc một số sản phẩm đông lạnh đã đóng gói, đặc biệt nâng nhấc cây đá nặng rất dễ gây chấn thương cột sống cũng như các rối loạn cơ xương khớp. 3.4.3. ảnh hưởng của môi trường lạnh với công nhân chế biến thuỷ sản đông lạnh: Bên cạnh những đặc điểm của điều kiện lao động ở tư thế đứng kéo dài thì đặc điểm công việc phải tiếp xúc trực tiếp liên tục với nước đá, nước lạnh, với sản phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp hoặc phải làm việc trong các kho đông lạnh từ -180C đến -500C là một điều kiện rất khắc nghiệt, tuy đã được trang bị quần áo lao động và có sử dụng PTBVCN như mũ, găng tay, ủng, tạp đề chống nước hay quần áo, mũ bông, nhưng ảnh hưởng của tác nhân lạnh được thể hiện rất rõ qua kết quả điều tra phỏng vấn cũng như biểu hiện qua các tỷ lệ bệnh tật liên quan đến bệnh đường hô hấp, thấp khớp cũng đã được ghi nhận. Với phương pháp đo và đánh giá nhiệt độ da theo “thường qui kỹ thuật y học lao động và vệ sinh môi trường” với 7 điểm đo trên da (trán, ngực, cẳng tay, bàn tay, ngón tay, cẳng chân và bàn chân) kết quả trên 80 công nhân thuỷ sản ở giữa ca và 72 công nhân ở cuối ca cho thấy có sự chênh lệch lớn nhiệt độ da cơ thể trước và sau ca làm việc Bảng 22 . Chênh lệch nhiệt độ da giữa các phần của cơ thể Chỉ số Đo giữa ca Đo cuối ca n = 80 % n = 72 % Chênh lệch nhiệt độ da ngực và da bàn chân 6 0C – 10 0C ≥ 10 0C 28 1 35 1,3 30 2 41,6 2,7 Nhiệt độ da ngón tay 24 0C - 15 0C ≤ 15 0C 42 0 52,5 0 27 4 37,5 5,5 *Nhận xét : Qua kết quả đo nhiệt độ da vào hai thời điểm giữa ca và vào cuối ca cho ta thấy sự khác nhau rỏ rệt, sự chênh lệch nhiệt độ da ngực và da bàn chân( 6 0C – 10 0C) đo giữa ca (chiếm 35%), đo cuối ca (chiếm 41,6%), nhiệt độ da (≥ 10 0C ) đo giữa ca (chiếm 1,25%, đo cuối ca 2,7%). Trong khi đó nhiệt độ da ngón tay (24 0C - 15 0C) đo giữa ca (chiếm 52,5% ) và đo cuối ca (chiếm 37.5%), nhiệt độ da (≤ 15 0C) đo giữa ca (chiếm 0%) và đo cuối ca (chiếm 5,5%). 3.5.Tình hình sức khoẻ của nữ công nhân chế biến thuỷ sản đông lạnh tỉnh quảng bình: 3.5.1. Tình hình bệnh tật của nữ công nhân chế biến thuỷ sản đông lạnh: Kết quả nghiên cứu hồ sơ bệnh án tại công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản cho thấy tình trạng bệnh tật của công nhân như sau: - Tỷ lệ mắc một số bệnh ở nữ cao hơn hẳn so với nam giới. Tai mũi họng, ngoài da, thần kinh, xương khớp, dãn tĩnh mạch chân, thiếu máu, tiết niệu, mắt. - ở nữ những bệnh có tỷ lệ mắc cao là: Răng hàm mặt (6,96%), tim mạch (5,53%), tai mũi họng (8,94%), ngoài da (7,66%), phụ khoa (11,06%), xương khớp (9,36%), hô hấp (6,38%), dị ứng (7,24%), tiêu hoá (5,96%), nội tiết (5,96%), dãn tĩnh mạch chân (5,96%). Bảng 23 . Tình hình bệnh tật của nữ công nhân so với nam công nhân TT Bệnh Nam (n = 65) Nữ (n = 235) So sánh n % n % 1 Tim mạch 3 4,6 13 5,5 + 2 Tiêu hoá 5 7,7 14 6,0 - 3 Hô hấp 4 6,2 15 6,4 4 Tiết niệu 0 0 2 0,8 + 5 Thiếu máu 0 0 12 5,1 + 6 Nội tiết 6 9,2 14 6,0 - 7 Phụ khoa - - 26 11,1 + 8 Ngoại khoa 5 7,7 5 2,1 - 9 Ngoài da 4 6,2 18 7,7 + 10 Dị ứng 7 10,8 17 7,2 - 11 Tai mũi họng 5 7,7 21 8,9 + 12 Răng hàm mặt 4 6,2 14 7,0 13 Thần kinh 1 1,5 12 5,1 + 14 Mắt 2 3,1 10 4,3 + 15 Xương khớp 5 7,7 22 9,4 + 16 TNLĐ 6 9,2 2 0,9 - 17 Bệnh khác 6 9,2 4 1,7 - 18 Dãn TM chân 2 3,1 14 6,0 + *Nhận xét : Nghiên cứu tình hình bệnh tật ở nữ công nhân chế biến thuỷ sản cho thấy mô hình bệnh tật có liên quan tới điều kiện lao động của ngành thuỷ sản. Do tính chất đặc thù của công việc chế biến thủy sản và môi trường làm việc phải tiếp xúc với một số các yếu tố bất lợi: Lạnh ẩm nên công nhân ở đây và nhất là nữ thường xuất hiện các bệnh về hệ thống xương khớp, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nữ mắc các bệnh xương khớp (9,36%) cao hơn nam (7,69%). Mặt khác môi trường lạnh ẩm là yếu tố thuận lợi cho các bệnh đường hô hấp (6,38%), bệnh phụ khoa (11,06%), tai mũi họng (8,94 %), ngoài da (7,66%), dị ứng (7,24%). Mặt khác do tính chất đặc thù của công việc chế biến thuỷ sản gây ảnh hưởng đến thần kinh tâm lý người lao động, nhất là đối với nữ có hệ thống thần kinh dễ nhạy cảm hơn nam. Kết quả thu được cho thấy tỷ lệ bệnh thần kinh ở nữ (5,11%) cao hơn nam (1,52%) một cách rõ rệt. Do công nhân tiếp xúc với môi trường có dịch tiết các hải sản và các chất có khả năng gây viêm ngứa nên tỷ lệ bệnh da là khá cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy 7,66% mắc bệnh da cao hơn nam công nhân (6,15%), do da của nữ thường nhạy cảm hơn nam, nhất là khi da thường tiếp xúc với hoá chất, tiếp xúc với môi trường lạnh, ẩm ướt, mặt khác tỷ lệ bệnh cao là do công nhân nữ phải làm cả khâu sơ chế, chọn lựa các hải sản trước khi chế biến. Kết quả điều tra phỏng vấn đều thấy tỷ lệ bệnh da của nam và nữ đều cao. Điều đáng lưu tâm là tình trạng lở loét da tay rất là cao. Trong quá trình chế biến thuỷ sản, các nguyên liệu hoặc nước rữa bắn vào mắt gây nên bệnh viêm giác mạc, sưng đỏ và phải tập trung nhìn vào sản phẩm trong khi lựa chọn cũng ảnh hưởng đến quá trình điều tiết của mắt. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh mắt ở nữ công nhân (4,26%) cao hơn nam giới (3,08%) tuy nhiên sự khác nhau chưa rõ rệt. Kết quả khám sức khoẻ cho tỷ lệ phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt và mắc bệnh phụ khoa là 11,06%. Điều này có thể liên quan đến tính chất công việc, căng thẳng thần kinh tâm lý, làm thay đổi hóc môn gây rối loạn kinh nguyệt. Do tình trạng đứng làm trong suốt ca lao động và kéo dài trong nhiều ngày nên làm tăng áp lực tĩnh mạch chi dưới gây dãn tĩnh mạch chân. Kết quả nghiên cứu cho thấy dãn tĩnh mạch chân gặp ở nữ (5,96%) cao hơn nam (3,08%) do nữ đứng làm nhiều hơn nam, nam thường làm những công việc đi lại, di chuyển, bưng bê..... 3.5.2. Một số triêu chứng, dấu hiệu liên quan đến nghề nghiệp của công nhân chế biến thuỷ sản đông lạnh: Phỏng vấn công nhân chế biến thuỷ sản về những triệu chứng, dấu hiệu xuất hiện liên quan đến công việc cho thấy: nhìn chung tất cả các triệu chứng xuất hiện ở nữ nhiều hơn nam, trong đó đáng chú ý các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, ngạt mũi, rát da, loét da, giãn tĩnh mạch chân. Bảng 24: Những triệu chứng sau ca làm việc của nữ công nhân so với nam công nhân. Số TT Triệu chứng Nam (n = 65) Nữ (n = 235) So sánh n % n % 1 Đau đầu 7 10,8 30 12,7 + 2 Khó ngủ 3 4,6 9 3,8 - 3 Căng mắt 4 6,15 15 6,4 4 Giảm thị lực 3 4,6 14 6,0 + 5 Chóng mặt 6 9,2 28 11,9 + 6 Ngạt mũi 5 7,7 CAPut!’ 8,1 + 7 Rát họng 3 4,6 10 4,3 8 Tức ngực 8 12,3 12 5,1 - 9 Đau tim 2 3,1 7 3,0 - 10 Đau bụng 1 1,5 5 2,1 + 11 Rát da 5 7,7 20 8,5 + 12 Loét da 4 6,2 15 6,4 13 Phù chân 7 10,8 25 10,6 14 Dãn TM chân 7 10,8 26 11,1 + *Nhận xét : Những triệu chứng sau ca làm việc của nữ công nhân chế biến thuỷ sản đông lạnh đều chứng tỏ 1 điều rằng, do điều kiện môi trường làm việc của công nhân nên đã gây nên những triệu chứng trên, trong đó các triệu chứng như đau đầu ở nữ công nhân (12,77%) cao hơn nam (10,77%), chóng mặt ở nữ (11,91%) cao hơn ở nam (9,23%), ngạt mũi ở nữ (8,09%) cao hơn nam (7,7%), dãn tĩnh mạch chân ở nữ (11,06%) cao hơn nam (10,77%), rát da ở nữ (8,51%) cao hơn nam (7,7%). Các triệu chứng này ở nữ đếu chiếm tỷ lệ % cao hơn nam, đây là do nữ công nhân phải làm việc cả ở khâu sơ chế và khâu phân loại nguyên liệu, khâu chờ đông, cấp đông. ở những khâu này thường phải chịu nhiều tác động của các yếu tố, công nhân phải làm việc trong môi trường ẩm ướt, lạnh, công nhân luôn phải tiếp xúc với Clo khử trùng trong khâu sơ chế, phân loại liên tục trong suốt 8 giờ làm việc, thêm vào đó là mùi hôi tanh của thuỷ sản do sự biến đổi của thủy sản sau khi chết. 3.5.3. Kết quả điều tra về cảm giác đau mỏi các bộ phận cơ thể nữ công nhân chế biến thuỷ sản đông lạnh : Do tính chất của công việc, người công nhân luôn phải làm việc ở tư thế đứng kéo dài trong suốt ca lao động từ ngày này sang ngày khác gây cho họ mệt mỏi và đau mỏi các bộ phận của cơ thể. Đau mỏi lưng, mỏi cổ, đau bắp chân do phải sử dụng nhóm cơ gáy, cơ lưng, cơ đùi, cơ sau cẳng chân để giử thăng bằng cho cơ thể và để duy trì cơ thể ở tư thế tĩnh trong lao động, không những thế, hai cánh tay phải giữ ở tư thế gần như cố định để thao tác gần như cắt mực, hoặc thao tác làm đi làm lại nhiều lần trong ca làm việc cũng gây đau mỏi vai, cánh tay, cẳng tay, ngón tay. Bảng 25 :Tỷ lệ đau mỏi sau ca làm việc của công nhân chế biến thuỷ sản đông lạnh: TT Triệu chứng Nam (n = 50) Nữ (n = 235) So sánh n % n % 1 Cổ 7 14 34 14,5 + 2 Vai 4 8,0 21 8,9 + 3 Lưng 5 10,0 23 9,8 - 4 Thắt lưng 4 8,0 CAPut!’ 8,1 + 5 Ngón tay 4 8,0 20 8,5 + 6 Tay 9 18,0 44 18,7 + 7 Gót chân 5 10 CAPut!’ 8,1 - 8 Cẳng chân 6 12,0 25 10,6 - 9 Đau chân 6 12,0 30 12,8 + Hình 13 : Tỷ lệ đau mỏi sau ca làm việc của công nhân *Nhận xét : Qua bảng 25 và hình 13 ta thấy các triệu chứng đau mỏi của công nhân thường xuất hiện sau ca làm việc. Sau ca làm việc công nhân chủ yếu bị đau tay (nam 18%, nữ 18,7% ) và mỏi cổ (nam 14,0%, nữ 14,5%), đau chân (nam 12,0%, nữ 12,8%), đau cẳng chân (nam12,0%, nữ 10,65%), đau lưng (nam 10,0 %, nữ 9,8%), do tính chất công việc nên tỷ lệ đau mỏi của nam và nữ khác nhau. 3.5.4.Phân loại sức khoẻ công nhân chế biến thuỷ sản đông lạnh: Theo kết quả khám sức khoẻ định kỳ của người lao động trong Công ty XNK thuỷ sản đông lạnh, áp dụng tiêu chuẩn phân loại sức khoẻ của Viện giám định Y khoa – Bộ y tế năm 1997 ta có: Bảng 26 : Kết quả phân loại sức khoẻ Giới Số người Loại I Tỷ lệ % Loại II Tỷ lệ % Loại III Tỷ Lệ % Loại IV Tỷ lệ % Nam 60 28 46,8 25 41,7 7 11,8 0 0 Nữ 146 45 30,8 55 37,7 41 28,1 5 3,4 Hình 14 : Tỷ lệ phân loại sức khoẻ *Nhận xét: Qua bảng 26 và hình 14 ta thấy sức khoẻ của nữ giới nói chung là yếu hơn nam giới thể hiện ở tỷ lệ sức khoẻ loại I (rất khoẻ) và loại II (khoẻ) của nữ công nhân đều thấp hơn nam giới, trong khi đó tỷ lệ sức khoẻ loại III( trung bình) ở nữ lại cao hơn nam giới. Đặc biệt, có 3,43% sức khoẻ loại IV (yếu) gặp ở nữ còn ở nam không có trường hợp nào. 3.6. Tình trạng đời sống, việc làm, chế độ chính sách pháp luật đối với nữ công nhân chế biến thuỷ sản đông lạnh : 3.6.1. Đời sống của nữ công nhân chế biến thuỷ sản đông lạnh: Ngành chế biến thuỷ sản đông lạnh tuy cũng có phần phụ thuộc vào thời tiết, vào thời vụ do đó công việc tuy có ổn định nhưng vì phụ thuộc vào thời tiết và vào thời vụ nên thời gian làm không đồng đều. Có lúc thì làm liên tục 8 giờ thậm chí có khi hơn do nguồn nguyên liệu quá nhiều, có lúc thì chỉ làm trong mấy giờ lại được nghĩ do không có nguyên liệu. Số giờ làm việc bình quân trong ngày của nữ công nhân là 8 giờ, số ngày làm việc bình quân trong tháng là 27,78 ngày (ngày công 8 giờ). Ngành chế biến thuỷ sản phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và sản lượng đánh bắt, vì thế cũng có thời gian làm việc cao điểm. Những tháng sản xuất cao điểm trong năm, tháng 2, 4, 6, 8, 10, 11, 12. Vào giai đoạn thời vụ lao động nữ cũng phải làm việc trong tình trạng căng thẳng, kéo dài để đảm bảo cho thực phẩm đúng quy cách. Thời gian làm việc thêm trong thời vụ từ 2 - 3 giờ / ngày. Nếu tính số giờ làm thêm bình quân trong năm xấp xỉ 200 giờ không vượt so với luật quy định. Song trong thời điểm mùa vụ thì cường độ lao động và thời gian lao động đều quá cao. Ngành thuỷ sản cũng làm việc bình thường như những ngành khác, nhưng trong giai đoạn thời vụ nữ công nhân đi làm việc liên tục không có ngày nghĩ trong tuần. Nếu tính bình quân năm thì số ngày nghĩ trong tuần là 0,79 ngày thấp hơn so với luật quy định. Bình quân, 1 năm nữ công nhân nghĩ ốm: 18 ngày. Các khoảng thời gian nghĩ khác bình quân là 18,59 ngày. Thời gian nghĩ phép năm là 13,33 ngày. Nhìn chung tình trạng việc làm của lao động nữ ngành chế biến thuỷ sản tương đối ổn định. Đây là ngành xuất khẩu trực tiếp và cung cấp một lương thực phẩm lớn cho nhu cầu tiêu dùng thiết yếu trong nước. Thời gian nghĩ chờ việc làm cầm chừng hầu như là không có nên hạn chế di chuyển lao động trong các doanh nghiệp. 3.6.2. Lao động và việc làm của nữ công nhân chế biến thuỷ sản đông lạnh : Điều kiện sống của lao động nữ ở mức ổn định và cao hơn. Điều kiện nhà ở thuận lợi chủ yếu là nhà kiên cố và bán kiên cố. Diện tích bình quân trên một nhân khẩu vào khoảng 10m2. Đa số đã sắp được những đồ dùng đắt tiền như xe máy, ti vi, tủ lạnh. Ngoài thời gian lao động ở công ty họ dành thời gian phần lớn cho công việc nội trợ, chăm sóc gia đình và nghĩ ngơi. Bình quân mỗi hộ gia đình thu nhập từ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng /tháng. Mức chi tiêu cũng thường giới hạn ở trong mức thu nhập này. Hoàn cảnh sống của lao động nữ nhìn chung là bảo đảm: 100% số hộ có điện sử dụng trong sinh hoạt, 100 % số hộ sử dụng nước đảm bảo vệ sinh. Có thể mức sống của lao động nữ ngành chế biến thuỷ sản là tương đối cao so với điều kiện chung của xã hội. 3.6.3. Tình hình thực hiện chế độ chính sách đối với lao động nữ trong chế biến thuỷ sản đông lạnh : Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách, chế độ tạo cơ hội phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội, nhằm nâng cao địa vị trong gia đình và xã hội. Hiến pháp, Bộ luật lao động và nhiều văn bản pháp luật khác đã có những quy định có tính chất khuyến nghị các doanh nghiệp sử dụng lao động nữ. Các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ sẽ được nhà nước xét giảm thuế, sẽ được ưu tiên hỗ trợ vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm khi gặp khó khăn và được ưu tiên sử dụng một phần trong tổng vốn đầu tư hàng năm của doanh nghiệp để chi cho việc cải thiện ĐKVL cho lao động nữ. Nhằm đảm bảo quyền lợi của lao động nữ. Nghị định 23/cp của Chính phủ còn có một số quy định khác đối với người sử dụng lao động như: Người sử dụng lao động phải ưu tiên nhận lao động nữ khi họ có đủ tiêu chuẩn chọn làm công việc phù hợp với cả nam lẫn nữ mà doanh nghiệp đang cần. Người sử dụng lao động phải thực hiện nguyên tắc bình đẳng trong tuyển dụng, sử dụng, trả công lao động, cấm ban hành những quy định không có lợi hơn những quy định của pháp luật cho lao động nữ, cấm những hành vi hạn chế khả năng được tiếp nhận của lao động nữ vào làm việc, cấm mạt sát, đánh đập. .. xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của lao động nữ trong khi làm việc, không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghĩ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động. Chính sách có nhiều,song thực tế việc thực hiện chúng còn nhiều bất cập. 3.6.4.Chính sách lao động việc làm: Điều 109 của Bộ luật lao động đã quy định: “Nhà nước bảo đảm quyền làm việc của phụ nữ bình đẳng với nam giới, có chính sách khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt: làm việc không trọn ngày, trọn tuần, giao việc tại nhà. Nhà nước có chính sách cải thiện điều kiện lao động nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp cho lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình’’. Đối với ngành chế biến thuỷ sản là ngành đặc thù có khả năng thu hút nhiều lao động nữ vì tính chất công việc đòi hỏi phải có sự khéo tay, tỉ mỷ, đức tính kiên nhẫn... mà lao động nữ dễ đáp ứng. Chính vì thế trong công tác tuyển dụng lao động, Công ty đã tập trung tuyển dụng lao động nữ. Ngành chế biến thuỷ sản có một hệ thống đào tạo nghề tương đối cơ bản nên đã thường xuyên chú trọng đến việc nâng cao trình độ tay nghề bậc thợ cho người lao động cả nam và nữ. Thêm vào đó tính chất sản xuất của ngành tương đối ổn định do mặt hàng đa dạng nhu cầu tiêu dùng trong nước và ngoài nước lớn nên tình trạng việc làm ổn định hơn. Thời gian lao động: Công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn thời vụ, lao động nữ thường xuyên phải làm việc thêm giờ, không có ngày nghĩ cuối tuần. Do yêu cầu sản xuất và theo đơn đặt hàng buộc Công ty phải tăng ca hay tăng số giờ làm thêm, bởi vì nếu tuyển dụng thêm nhiều lao động mới thì phải đào tạo nghề gấp rút cho họ và giai đoạn hết việc phải cầm chừng hoặc buộc phải sa thải, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của Công ty. 3.6.5.Chính sách tiền lương thu nhập: Trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật của Nhà nước đều khẳng định sự bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực tiền lương: cùng làm một công việc như nhau thì lao động nam và nữ cùng được hưởng mức lương như nhau và lao động nữ được ưu đãi hơn lức nâng bậc lương. Điều 16 Nghị định 197 / CP ngày 31/ 12 / 1994 của Chính phủ quy định “Lúc nâng lương, nếu lao động nữ có điều kiện và tiêu chuẩn như nam giới thì ưu tiên nâng bậc lương trước“. Trong thực tế ngành thuỷ sản không thực hiện được vì lao động nữ làm trong Công ty chủ yếu hưởng theo lương sản phẩm, lúc nâng bậc lương phải thi tay nghề, do không khống chế về số lượng nâng bậc nên hầu như không có sự ưu tiên. Theo kết quả điều tra, mức thu nhập bình quân của lao động nữ 500.000 đồng / tháng. Về phụ cấp thì Công ty không có phụ cấp gì thêm cho công nhân. 3.6.6.Chính sách bảo hiễm xã hội : Đối với lao động nữ vấn đề quan tâm chủ yếu là chế độ thai sản và tuổi nghỉ hưu. Tại các Điều 114, 117, 141, 144 của Bộ luật lao động và các Điều 10, 11, 12, 13, 14 của Nghị định Chính phủ (12 / CP) quy định thời gian lao động nữ được nghĩ trước và sau khi sinh con cộng lại từ 4 đến 6 tháng tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhọc độc hại của điều kiện lao động. Trong thời gian nghĩ thai sản, lao động nữ đã đóng bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp BHXH 100 % tiền lương hàng tháng và được trợ cấp thêm một tháng lương đối với người sinh con thứ nhất, thứ hai. Trong thời gian nghĩ thai sản, lao động nữ nếu có nhu cầu (mà không ảnh hưởng tới sức khoẻ và đã nghĩ thai sản ít nhất là hai tháng) có thể đi làm sớm hay có thể nghĩ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động mà vẫn được giữ chổ làm việc. Trên thực tế Công ty thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội tương đối tốt. Về chế độ nghỉ hưu: Lao động nữ trong ngành chế biến thuỷ sản chiếm 80 % trong dây chuyền sản xuất. Độ tuổi bình quân của ngành thuỷ sản từ 21 - 25 tuổi và lao động cao tuổi vẫn còn tiếp tục làm việc được trong dây chuyền sản xuất chiếm tỷ lệ 12- 13%. Lao động nữ sau một thời gian lao động tích cực 15 - 20 năm bị mất khả năng lao động, không đủ khả năng sức khoẻ nên dễ bị loại ra khỏi dây chuyền sản xuất chính. Do tính chất đặc thù của công việc là đòi hỏi tinh mắt, nhanh tay, yêu cầu chất lượng sản phẩm kỹ thuật cao nên lao động nữ cao tuổi không đủ khả năng đáp ứng công việc. Nếu không được đào tạo nghề dự phòng để chuyển sang làm việc khác phù hợp thì đa số lao động của ngành chế biến thuỷ sản không đảm đương được công việc mình đang làm, điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập đời sống của họ. Chính vì vậy việc xác định chế độ nghĩ hưu cho ngành khi sử dụng tỷ lệ lao động nữ lớn là điều cần thiết. 3.6.7. Chính sách bảo hộ lao động : Công tác bảo hộ lao động được Công ty thực hiện tương đối tốt, lao động nói chung và lao động nữ nói riêng đều được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) so với yêu cầu công việc. Việc trang bị khẩu trang, găng tay đạt tỷ lệ 100 %, quần áo BHLĐ được chú trọng cả về hình dáng, chất lượng và màu sắc tạo tư thế khoẻ đẹp, thoải mái khi người lao động mặc trang phục BHLĐ. Các phương tiện khác như ủng, mũ chụp đầu, khăn, cũng được trang bị tương đối đầy đủ so với yêu cầu. Công ty đã chú trọng đến việc sửa chữa, nâng cấp nhà xưởng, lắp đặt các hệ thống kỹ thuật vệ sinh như thông gió, chiếu sáng, chống lạnh, chống ồn nhằm hạn chế tác hại của các yếu tố môi trường không thuận lợi. Công ty cũng đã tổ chức huấn luyện an toàn - vệ sinh lao động định kỳ, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ theo quy định. Công tác an toàn - vệ sinh lao động cũng đã được Công ty chú trọng và đầu tư cho người lao động. Vì thế người lao động cả nam và nữ đều được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đầy đủ. Công tác khám sức khoẻ định kỳ, huấn luyện an toàn cũng được thực hiện. KếT LUậN Qua khảo sát điều kiện môi trường lao động và sức khoẻ của nữ công nhân chế biến thuỷ sản đông lạnh thuộc Công ty XNK thuỷ sản Quảng Bình chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1/.+ Vi khí hậu: Có những bất lợi cho người lao động, độ ẩm vượt quá TCCP từ 2 – 10%. Số công nhân cảm thấy lạnh ở môi trường lao động là 81,3%, ẩm ướt là 88,2%. + Độ chiếu sáng và tiếng ồn tại phân xưởng chế biến nằm trong tiêu chuẩn cho phép, riêng phân xưởng máy nén khí vượt TCCP ở mức độ nhẹ. + Nồng độ hơi khí độc: NH3, H2S, Cl2 và CO2 ở các điểm đo hầu hết đều vượt TCCP ở mức độ nhẹ và vừa (trừ khu vực tẩy rửa và vệ sinh trước khi vào phân xưởng có nồng độ khí Cl2 vượt quá TCCP ở mức độ cao). 2/.Tính chất lao động: + Thời gian làm việc : Thời gian làm việc chưa hợp lý vì phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu thu mua hằng ngày. + Tư thế lao động : Tư thế làm việc đứng kéo dài suốt trong ca sản xuất ở tư thế lao động tĩnh, rất gò bó. + Khối lượng công việc: Công việc phụ thuộc vào thời tiết và vào mùa vụ nên thời gian làm không đồng đều . + Tính chất công việc: Công việc mang tính chất đơn điệu 3/.Các bệnh thường gặp ở nữ công nhân chế biến thuỷ sản đông lạnh: Bệnh tiêu hoá (5,96%), hô hấp (6,38%), nội tiết (5,96%), phụ khoa (11,06%), ngoài da (7,66%), dị ứng (7,24%), tai mũi họng (8,94%), răng hàm mặt (6,96%), xương khớp (9,36%), dãn tĩnh mạch chân (5,96%). 4/.ảnh hưởng của các điều kiện lao động đến sức khoẻ nữ công nhân chế biến thuỷ sản đông lạnh: + Các yếu tố môi trường và tính chất lao động gây ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân ngành chế biến thuỷ sản đông lạnh, đặc biệt số công nhân làm việc ở đó chủ yếu là nữ: Tỷ lệ công nhân hay mắc các bệnh do nghề nghiệp gây ra như thấp khớp, viêm da dị ứng, viêm móng, phụ khoa…cao hơn bình thường. + Nhiệt độ trung bình da sau mỗi ca làm việc giảm so với trước ca làm việc. Tuy nhiệt độ không khí nơi làm việc của công nhân chế biến thuỷ sản đông lạnh nằm trong vùng dễ chịu nhưng người lao động vẫn bị lạnh cục bộ do tiếp xúc trực tiếp với nướcđá và các nguyên liệu đông lạnh. Kiến nghị: Cải tạo hoặc xây dựng nhà xưởng đảm bảo hạn chế tôid đa các yếu tố bất lợi của môi trường lao động. Hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh bằng trang bị đầy đủ và đảm bảo chất lượng găng tay chống thấm và ủng chống thấm. Bố trí chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý để công nhân có đủ năng lượng và thể lực tốt để chống lạnh. Thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản của luật lao động nữ mà nhà nước đã ban hành. Phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ ít nhất mỗi năm một lần để phân loại sức khoẻ và phát hiện những công nhân bị mắc bệnh nghề nghiệp để điều trị kịp thời hoặc sắp xếp công việc một cách hợp lý. Tài liệu tham khảo Bộ y tế Việt Nam Một số tiêu chuẩn tạm thời về vệ sinh – Hà Nội 1992 Bộ Khoa học – Công nghệ – Môi trường ( Nhà xuất bản Khoa học – kỹ thuật ) Nguyễn Thế Công – Nguyễn Đức Trọng Phương pháp và kết quả khảo sát an toàn vệ sinh lao động các xí nghiệp thuỷ sản ( Tài liệu hội thảo – Hà Nội 1997 ) Nguyễn Thế Công – Nguyễn Đức Trọng Những vấn đề an toàn – vệ sinh lao động và chăm sóc sức khoẻ người người lao động trong ngành chế biến thuỷ sản. (Tài liệu tập huấn an toàn – vệ sinh lao động ngành thuỷ sản Hà Nội 1999). Nguyễn Thế Công – Nguyễn An Lương và CS Những đặc điểm về điều kiện lao động nhìn từ góc độ Ecgonomi trong chuyển giao công nghệ. ( Đặc san khoa học kỹ thuật – bảo hộ lao động – Kỳ I / 1995 ) Nguyễn Thế Công : Ecgonomi với dự phòng rối loạn cơ xương nghề nghiệp (Tạp chí bảo hộ lao động – Số 3 / 1994 ) Vương Nam Đàn : Một số nhận xét về điều kiện lao động và tình trạng sức khoẻ công nhân các doanh nghiệp đông lạnh thuỷ sản khu vực miền Trung. ( Tài liệu hội thảo AT – VSLĐ và CSSK người lao động khu vực đồng bằng sông Cửu Long / Thành phố Cần Thơ 4/1998). Trần Công Huấn Bài giảng: ảnh hưởng của điều kiện vi khí hậu lạnh và biện pháp phòng chống.` Dr. Niel Hjorth – Nguyễn Thế Công Đánh giá chỗ làm việc trong ngành thuỷ sản (Tài liệu tập huấn AT – VSLĐ ngành thuỷ sản. Hà Nội 1999). Viện nghiên cứu KHKT – Bảo hộ lao động Làm việc trong phòng, kho lạnh ngành thuỷ sản (Sổ tay an toàn lao động - động – Hà Nội 1999). 11.Viện y học lao động và vệ sinh môi trường: Thường qui kỹ thuật y học lao động và vệ sinh môi trường – Hà Nội 199. 12.Viện nghiên cứu KHKT – Bảo hộ lao động: Bệnh ngoài da của công nhân chế biến thuỷ sản ( Sổ tay an toàn lao động – Hà Nội 1999). Phụ lục Mẫu phiếu điều tra phỏng vấn Họ và tên người được phỏng vấn: Giới tính: Nữ Đã có gia đình:……………………………………………………... Chưa có gia đình:…………………………………………………… Ngoài công việc làm ở nhà máy có làm thêm nghề gì nữa không 1. Có 2.Không Trình độ chuyên môn:………………………………………………. Thâm niên công tác:………….. năm:………………………………. Công việc chính hàng ngày:………………………………………… Thời gian làm việc trung bình trong ngày: …….giờ:……………….. Phân xưởng:…………………………………………………………. I.Môi trường lao động: 11.Chị thấy nơi làm việc có lạnh quá không. 1. Có 2.Không 3.Không rõ 12.Chị thấy nơi làm việc có nóng quá không. 1. Có 2.Không 3.Không rõ 13. Chị thấy nơi làm việc có bụi không. 1. Có 2.Không 3.Không rõ 14. Chị thấy nơi làm việc chật chội quá không. 1. Có 2.Không 3.Không rõ 15. Chị thấy nơi làm việc có mùi tanh hôi không. 1. Có 2.Không 3.Không rõ 16. Chị thấy ánh sáng trong phân xưởng có đủ không. 1. Có 2.Không 3.Không rõ 17. Chị có cảm thấy nơi làm việc ồn không. 1. Có 2.Không 3.Không rõ ồn có liên tục không: 1. Có 2.Không 3.Không rõ 18. Chị thấy nơi làm việc có ẩm quá không. 1. Có 2.Không 3.Không rõ CAPut!’. Chị thấy nơi làm việc có chứa nhiều hoá chất không. 1. Có 2.Không 3.Không rõ 20. Chị thấy nơi làm việc có mùi khí độc không 1. Có 2.Không 3.Không rõ II.Sức khoẻ: 21.Chị có mắc những bệnh này không. Đau đầu: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Bệnh khớp: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Hô hấp: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Nội tiết: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Dị ứng: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Bệnh khác: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Ngoại khoa: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Chóng mặt: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Tim mạch: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Tiết niệu: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Phụ khoa: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Tai mũi họng: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Thần kinh: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Dãn tĩnh mạch chân: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Viêm xoang: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Tiêu hoá: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Thiếu máu: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Ngoài da: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Răng hàm mặt: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Mắt: 1. Có 2.Khô 3.Không rõ 22.Sau ca làm việc chị có cảm thấy những triệu chứng này không? Đau đầu: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Giảm thị lực: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Rát họng: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Rát da: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Dãn TM chân: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Khó ngủ: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Chóng mặt: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Tức ngực: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Loét da: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Căng mắt: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Ngạt mũi: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Đau tim: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Phù chân: 1. Có 2.Không 3.Không rõ 23.Sau ca làm việc chị có thấy đau mỏi xương : Cổ: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Thắt lưng: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Gót chân: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Vai: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Ngón tay: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Cẳng chân: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Lưng: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Tay: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Đau chân: 1. Có 2.Không 3.Không rõ Chị có sáng kiến gì giúp cải thiện ĐKLĐ làm giảm các cảm giác khó chịu khi làm việc không. Cảm ơn sự hợp tác của chị ! bảng quy định những chữ viết tắt trong đồ án GMP (Good mamyacturing practice) Quy phạm sản xuất HACCP (Hazard analysis critical control point) Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn SSOP (Sanitation standard opperating procedure) Quy phạm vệ sinh chuẩn BHLĐ Bảo hộ lao động MTLĐ Môi trường lao động TCCP Tiêu chuẩn cho phép BNN Bệnh nghề nghiệp ĐKLĐ Điều kiện lao động NCKH Nghiên cứu khoa học VSMT Vệ sinh môi trường CPXNK Cổ phần xuất nhập khẩu KTCL Kiểm tra chất lượng VSTS Vệ sinh thuỷ sản ĐLXK Đông lạnh xuất khẩu BTP Bán thành phẩm ĐKLV Điều kiện làm việc CNH - HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam PTBVCN Phương tiện bảo vệ cá nhân AT - VSLĐ An toàn - vệ sinh lao động THNN Tác hại nghề nghiệp DTMC Dãn tĩnh mạch chân TCN Tiêu chuẩn ngành MT Môi trường CP Chính phủ VSV Vi sinh vật QC Kiểm tra chất lượng sản phẩm TS Tiến sỹ PGS Phó giáo sư QB Quảng Bình KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33898.doc
Tài liệu liên quan