MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi lợn chiếm một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi gia súc ở các nước trên thế giới cũng như ở nước ta, vì đó là một nguồn thực phẩm chiếm tỷ trọng cao và chất lượng tốt cho con người. Ngoài ra còn cung cấp một lượng phân bón rất lớn cho ngành trồng trọt và một số sản phẩm phụ cho công nghiệp chế biến như da, mỡ
Sở dĩ con lợn có những vị trí quan trọng như trên là nhờ có nó đặc điểm sinh học ưu việt như: Khả năng sinh sản, khả năng cho thịt, mỡ cao, ăn tạp, chi phí thức ăn trên một kg tăng khối lượng thấp. Mặt khác thịt lợn có giá trị dinh dưỡng cao, phẩm chất tốt, tỷ lệ tiêu hoá của con người đối với thịt lợn là 95%, đối với mỡ lợn là 97% và phù hợp với khẩu vị của đa số người tiêu dùng. Vì vậy lợn được nuôi rộng rãi ở hầu khắp các nước trên thế giới.
Để cải tiến giống lợn và nâng cao năng suất chăn nuôi chúng ta đã nhập các giống lợn ngoại như: Đại bạch, Landrace, Yorkshire, New Hampshire, Pietrain để lai kinh tế với một số giống lợn nội tốt như: Lợn Móng Cái, lợn Ỉ và hiệu quả của các cặp lai này đã được nhiều tác giả thông báo. Năm 1981, Viện Chăn Nuôi đã tạo được giống lợn ĐBI - 81, (Hoàng Gián và CS, 1985) [12]: Edel x Lang Hồng cho tỷ lệ nạc 43,14%. Tuy nhiên ở các cộng đồng dân cư Việt Nam vẫn có nhiều giống lợn nội tốt như: Lợn Mẹo ở vùng Tây Nghệ An, lợn Ba Xuyên ở Nam Bộ, lợn Mường Khương ở Lào Cai. Các giống lợn này đều có chung đặc điểm là thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên, chịu đựng kham khổ tốt, thành thục sớm, ăn tạp, khéo nuôi con Lợn Mường Khương là một giống lợn bản địa được nuôi nhiều ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới Việt - Trung trong đó có nhiều nhất là ở huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai. Đây là một giống lợn nội tốt, tầm vóc to, sinh trưởng nhanh hơn so với một số giống lợn nội khác. Hơn nữa, lợn Mường Khương có khả năng cho nhiều nạc, ngon thịt lại chịu đựng kham khổ và thích ứng rất tốt với tập quán chăn nuôi còn lạc hậu.
Trong những năm 1960 - 1970 các số liệu cơ bản về giống lợn Mường Khương đã được cục Chăn nuôi gia súc nhỏ tổ chức điều tra, đánh giá và thông báo để làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy. Trải qua mấy chục năm các điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước đã có nhiều biến đổi, vì vậy sự đánh giá một cách toàn diện về giống lợn này cần được đặt ra. Hiện nay vị trí của giống lợn Mường Khương trong cơ cấu giống lợn nuôi ở khu vực thay đổi như thế nào? Các đặc điểm sinh vật học và các chỉ tiêu sản xuất như sức sinh trưởng, sinh sản của giống lợn này thay đổi ra sao? Nhiều vấn đề khoa học và thực tiễn đặt ra xung quanh giống lợn này hiện vẫn là những vấn đề chưa sáng tỏ.
Mặt khác, trong xu thế tiêu dùng hiện nay thịt lợn nội nói chung, lợn Mường Khương nói riêng đang rất được ưa chuộng và trở thành “đặc sản” có giá trị trên thị trường bởi ưu thế về chất lượng. Điều này đã được khẳng định trong các kết quả nghiên cứu quỹ gen vật nuôi Việt Nam, lợn Mường Khương được xác định là một giống quý của quốc gia cần phải giữ gìn, bảo vệ để khai thác các gen tốt của giống lợn này cho việc phát triển chăn nuôi lợn ở nước ta. Tuy nhiên, sự phát triển chăn nuôi lợn Mường Khương còn bị hạn chế bởi đặc điểm năng suất thấp. Hầu như người dân không chú ý đến các biện pháp kỹ thuật mà chủ yếu chăn nuôi theo phương thức quảng canh. Do vậy, để nâng cao sức sản xuất thịt của giống lợn này cần có các giải pháp kỹ thuật như tác động thức ăn nhằm tăng năng suất thịt đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng của người dân tại địa phương. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nói trên chúng tôi tiến hành làm đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất và tác động của việc bổ sung thức ăn nhằm nâng cao sức sản xuất thịt của giống lợn Mường Khương nuôi tại Lào Cai”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của giống lợn Mường Khương.
- Bước đầu xác định hiệu quả biện pháp kỹ thuật tác động thức ăn để nâng cao sức sản xuất thịt của giống lợn này.
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khoa học tiếp theo về giống lợn Mường Khương.
- Có cơ sở thực tiễn để khuyến cáo sử dụng biện pháp tác động thức ăn nhằm tăng khả năng sản xuất thịt của giống lợn Mường Khương.
Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn
Mục lục
MỤC LỤC
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
MỞ ĐẦU . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài . 3
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài . 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 4
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 4
1.1.1. Các điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội hình thành giống lợn 4
1.1.1.1. Nguồn gốc các giống lợn nhà 4
1.1.1.2. Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tới
việc hình thành giống lợn 4
1.1.2. Cơ sơ khoa học của việc nghiên cứu các đặc điểm sinh học của
loài lợn 5
1.1.2.1. Đặc điểm về di truyền 5
1.1.2.2. Đặc điểm về về cấu tạo hệ tiêu hoá và sinh lý tiêu hoá . 7
1.1.2.3. Lợn là loài gia súc có khả năng sinh trưởng, năng suất thịt
cao và phẩm chất thịt tốt . 8
1.1.2.4. Lợn là loài gia súc có khả năng thích nghi cao, dễ huấn luyện . 8
1.1.2.5. Đặc điểm sinh học về sự sinh sản của lợn . 9
1.1.2.6. Tập tính sinh sản của lợn . 9
1.1.2.7. Cơ sở khoa học nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý máu . 10
1.1.3. Cơ sở khoa học về sự sinh trưởng và khả năng cho thịt của lợn . 12
1.1.3.1. Sự sinh trưởng, phát dục của lợn . 12
1.1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục và khả năng sản xuất thịt của lợn 14
1.1.4. Cơ sở khoa học nghiên cứu đặc điểm sinh lý sinh dục và khả năng sinh sản của lợn . 17
1.1.4.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục lợn cái 17
1.1.4.2. Khả năng sinh sản của lợn . 22
1.2. Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Mường Khương -
nơi hình thành nên giống lợn Mường Khương 27
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 30
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 30
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước . 31
1.3.2.1. Đặc điểm một số giống lợn Việt Nam . 33
1.3.2.2. Một số đặc điểm giống và kết quả nghiên cứu về lợn
Mường Khương . 39
Chương 2. ĐỐI TưỢNG, NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU . 41
2.1. Đối tượng nghiên cứu . 41
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 41
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 41
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 41
2.3. Nội dung nghiên cứu 41
2.4. Phương pháp nghiên cứu . 41
2.4.1. Phương pháp điều tra 41
2.4.2. Phương pháp khảo sát . 42
2.4.3. Phương pháp thí nghiệm trên lợn nuôi thịt 42
2.4.4. Phương pháp mổ khảo sát lợn thịt và các chỉ tiêu khảo sát . 44
2.4.5. Phương pháp phân tích thành phần hoá học thịt nạc . 45
2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi 46
2.5.1. Chỉ tiêu điều tra tình hình chăn nuôi lợn của huyện Mường Khương .46
2.5.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học của lợn Mường Khương 46
2.5.3. Chỉ tiêu sinh sản của lợn cái Mường Khương . 46
2.5.4. Các chỉ tiêu sinh trưởng của lợn con, lợn thịt nuôi thả rông và
lợn thí nghiệm nuôi thịt 48
2.5.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu bổ sung thức ăn cho lợn thí nghiệm 49
2.6. Phương pháp xử lý số liệu 50
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 51
3.1. Kết quả đều tra tình hình chăn nuôi lợn ở huyện Mường Khương 51
3.1.1. Diễn biến đàn lợn của huyện Mường Khương qua các năm 51
3.1.2. Cơ cấu đàn lợn Mường Khương trong một số xã điều tra . 5
3.2. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản
xuất của lợn Mường Khương 56
3.2.1. Đặc điểm sinh học về màu sắc lông . 56
3.2.2. Đặc điểm sinh học về sinh sản của lợn Mường Khương . 58
3.2.2.1. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn cái Mường Khương . 58
3.2.2.2. Khả năng sinh sản của lợn nái Mường Khương 60
3.2.3. Đặc điểm sinh học về khả năng sinh trưởng của lợn Mường Khương .64
3.2.3.1. Sinh trưởng của lợn con theo mẹ giai đoạn bú sữa 64
3.2.3.2. Sinh trưởng của lợn thịt trong điều kiện nuôi thả rông 69
3.2.3.3. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn thịt nuôi thả rông . 70
3.2.3.4. Một số chỉ tiêu sinh lý máu của lợn Mường Khương trưởng thành nuôi thịt 73
3.2.3.5. Sinh trưởng của lợn thịt trong điều kiện nuôi thí nghiệm 75
3.3. Kết quả mổ khảo sát lợn thịt thí nghiệm nuôi từ 3 - 7 tháng tuổi 81
3.4. Kết quả phân tích thành phần hoá học thịt lợn .84
3.5. Kết quả của biện pháp tác động thức ăn cho lợn Mường Khương
nuôi thịt từ 3 - 7 tháng 85
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 88
1. Kết luận 88
2. Đề nghị . 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 90
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ được viết tắt Chữ viết tắt
Cộng sự CS Cộng tác viên CTV Chiều dài C. dài Dung tích DT đơn vị tính ĐVT Đại bạch Ỉ ĐBI Follicte Stimulating Hormone FSH Gam g
Gam % g% Hemoglobin Hb Axit clohydric HCl Khối lượng KL Kilôgam kg Luteinizing Hormone LH Móng cái MC Mường khương MK Năng suất NS Nhiễm sắc thể NST
Nhà xuất bản nông nghiệp NXBNN Nhà xuất bản giáo dục NXBGD Protein pr
Phát triển nông thôn PTNT Sơ sinh SS Somato trophin Hormone STH Thức ăn TĂ Trung bình TB Thời gian TG Viện chăn nuôi VCN
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm .42
Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn đậm đặc 6688 . 43
Bảng 2.3. Giá trị dinh dưỡng khẩu phần nuôi lợn thí nghiệm . 43
Bảng 3.1. Diễn biến đàn lợn qua các năm . 51
Bảng 3.2. Cơ cấu đàn lợn Mường Khương trong một số xã điều tra 54
Bảng 3.3. Tỷ lệ màu sắc lông của lợn Mường Khương 56
Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn cái Mường Khương . 59
Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái Mường Khương . 61
Bảng 3.6. Khối lượng lợn con từ ss - 8 tuần tuổi (kg/con) 65
Bảng 3.7. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn giai đoạn bú sữa . 67
Bảng 3.8. Khối lượng qua các tháng tuổi của lợn thịt Mường Khương
nuôi thả rông 69
Bảng 3.9. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn thịt nuôi thả rông 71
Bảng 3.10. Kết quả xác định chỉ tiêu sinh lý máu . 73
Bảng 3.11. Sinh trưởng tích luỹ của lợn thịt từ 3 - 7 tháng tuổi 75
Bảng 3.12. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn thịt 78
Bảng 3.13. Kết quả mổ khảo sát lợn thịt (n = 6 con) . 81
Bảng 3.14. Các chỉ tiêu khảo sát nội tạng 83
Bảng 3.15. Thành phần hoá học của lợn thịt Mường Khương 84
Bảng 3.16. Hiệu quả của biện pháp tác động thức ăn . 86
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ
Đồ thị 3.1. Sinh trưởng tích luỹ của lợn con từ SS - 8 tuần tuổi . 66
Đồ thị 3.2. Sinh trưởng tích luỹ của lợn thịt nuôi thả rông . 70
Đồ thị 3.3. Sinh trưởng tích luỹ của lợn thí nghiệm từ từ 3 - 7 tháng tuổi 77
Biểu đồ 3.1. Sinh trưởng đối của lợn con từ SS - 8 tuần tuổi . 67
Biểu đồ 3.2. Sinh trưởng tương đối của lợn con từ SS - 8 tuần tuổi . 67
Biểu đồ 3.3: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn nuôi thả rông .72
Biểu đồ 3.4: Sinh trưởng tương đối của lợn nuôi thả rông 72
Biểu đồ 3.3. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm từ 3 - 7 tháng tuổi 80
Biểu đồ 3.3. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm từ 3 - 7 tháng tuổi 80
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ Vị trí địa lý huyện Mường Khương 29
Ảnh 1: Hình thức giao phối tự do giữa đực con, mẹ và đàn con sinh ra . 55
Ảnh 2: Màu sắc lông và phương thức nuôi lợn . 58 .
106 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2755 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất và tác động của việc bổ sung thức ăn nhằm nâng cao sức sản xuất thịt của giống lợn Mường Khương nuôi tại Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đẻ không có người trực, cho
lợn mẹ tự chăm sóc con (thả rông). Tình trạng trên dẫn đến nhiều trường
hợp lợn mẹ đè chết con, bên cạnh đó lợn con chưa đủ sức khỏe khi phải
sống trong một môi trường mới nhưng số con sống tới 24 giờ vẫn đạt tỷ lệ
cao, chứng tỏ lợn con có sức đề kháng cao đó chính là do nguồn gen di
truyền của giống lợn này.
- Số con sống tới cai sữa: Qua điều tra, theo dõi chúng tôi được
biết người dân cai sữa cho lợn con hầu như không có. Khi lợn con được
khoảng 3 tháng tuổi có khối lượng khoảng 9 - 12 kg thì họ đem lợn con
xuống chợ bán dần. Do tập quán chăn nuôi thả rông nên hầu hết lợn con
vẫn theo lợn mẹ bú và ăn cùng lợn mẹ đến khi tự cai sữa (dắt đem bán).
Điều này chứng minh người dân chưa chủ động cai sữa cho lợn con, mặt
khác do điều kiện kinh tế và kỹ thuật chăn nuôi của các hộ còn nhiều hạn
chế nên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc cai sữa sớm cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
63
lợn con. Kết quả theo dõi số con sống tới cai sữa của lợn con Mường
Khương/ổ là 6,13 con, đạt tỷ lệ 83,97%, số liệu trên nói lên lợn con có
sức đề kháng cao và khả năng nuôi con của lợn nái Mường Khương là rất
khéo. Mặc dù trong điều kiện vệ sinh kém nhưng tình trạng phân trắng
không trầm trọng, hầu như tự khỏi mà không cần sự can thiệp nào. Đây là
nguyên nhân rất quan trọng làm cho tỷ lệ lợn con sống tới cai sữa cao
không thua kém lợn Móng Cái trong điều kiện chăm sóc tốt hơn.
- Về khả năng tiết sữa của lợn mẹ: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng
đến khả năng tiết sữa của lợn mẹ như giống, cá thể, tuổi và lứa đẻ, thức
ăn dinh dưỡng, chăm sóc. Như kết quả mà Trần Văn Phùng và CS
(2004) [33] đưa ra: Về một số giống lợn nội như lợn Ỉ có sản lượng sữa
bình quân là 20,1 - 25,0 kg, lợn Móng Cái là 27,5 - 29,1 kg, còn kết quả
nghiên cứu về lợn Mường Khương của chúng tôi là 14,50 kg như vậy
thấp hơn nhiều so với các giống lợn nội nói trên. Có thể nói khả năng
tiết sữa này là do ảnh hưởng của yếu tố di truyền giống, cá thể, tuổi, lứa
đẻ... Nhưng điều ảnh hưởng rõ rệt ở đây là yếu tố thức ăn và chăm sóc,
qua điều tra phỏng vấn, theo dõi chúng tôi thấy trong quá trình lợn nái
chửa vẫn thả rông, chế độ thức ăn bình thường chủ yếu là rau xanh và
ngô cám, có thể thức ăn được nấu chín hoặc cho ăn sống những thức ăn
tinh như là ngô hạt hoặc ngô nghiền thành mảnh nhỏ. Có nhiều trương
hợp lợn nái chửa và nuôi con chỉ cho ăn một bữa chính, còn lại lợn tự
kiếm tìm thức ăn trong tự nhiên. Trong thời gian lợn nái nuôi con người
dân vẫn có những tác động không thích hợp như đánh đuổi lợn, gây
tiếng động mạnh trong khu chuồng nuôi, các hành động trên đều gây ức
chế tới quá trình tiết sữa của lợn nái.
- Thời gian động dục trở lại sau cai sữa phụ thuộc vào giống, tuổi, thể
trạng gia súc. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về chỉ tiêu này trên lợn
Mường Khương là 7,04 ngày hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
64
một số giống lợn nội của các tác giả như Trần Văn Phùng và CS, (2004)
[33]: Lợn Móng cái thời gian động dục lại sau đẻ là 5 - 7 ngày, Trần Thanh
Vân, Đinh Thu Hà, (2006) [54]: Thời gian động dục trở lại của lợn Mẹo
nuôi tại huyện Phù Yên - Sơn La là 7 - 8 ngày. Mặt khác, động dục trở lại sau
cai sữa của lợn còn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc nuôi dưỡng của người dân.
Sau khi đẻ cơ thể có sự hao mòn so với trước khi đẻ từ 10 - 20%, nếu ta không
nuôi dưỡng tốt thì cơ thể mẹ sau cai sữa có thể gầy sút nhiều, nên thời gian
động dục trở lại chậm. Vì vậy, ta cần chú ý chăm sóc lợn mẹ sau khi đẻ tốt
để có thời gian động dục trở lại phù hợp và tăng số lứa đẻ/năm.
- Khoảng cách lứa đẻ là số ngày tính từ lứa đẻ trước tới lứa đẻ sau.
Qua điều tra phỏng vấn người dân, kết hợp với theo dõi cá thể trên 16 nái
chúng tôi thấy khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 244 ngày và đạt số lứa bình
quân/năm là 1,4 lứa phù hợp với kết quả nghiên của Lê Đình Cường và CS
(2004) [5]: Phương thức nuôi thả rông kết hợp nhốt thì số lứa đẻ/nái/năm là
1,2 - 1,5, nuôi nhốt là 1,5 - 2 lứa/năm. Khoảng cách lứa đẻ kéo dài đây là
một điều kiện bất lợi cho việc khai thác tính trạng năng suất sinh sản của
lợn nái Mường Khương. Chúng tôi thấy nguyên nhân do lợn thả rông không
được cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ, người dân cai sữa lợn con muộn
dẫn đến khoảng cách lứa đẻ cao. Do vậy cần phải tác động các biện pháp kỹ
thuật nuôi dưỡng, quản lý sinh sản nói riêng và thực hiện biện pháp kỹ thuật
đồng bộ để tăng sinh sản nói chung để rút ngắn khoảng cách lứa đẻ, tăng số
lứa/nái/năm và chất lượng của một lứa lợn.
3.2.3. Đặc điểm sinh học về khả năng sinh trƣởng của lợn Mƣờng Khƣơng
3.2.3.1. Sinh trưởng của lợn con theo mẹ giai đoạn bú sữa
Sinh trưởng ở giai đoạn bú sữa là chỉ tiêu quan trọng. Đây là giai
đoạn lợn con có cường độ sinh trưởng cao phù hợp với quy luật sinh trưởng
theo giai đoạn. Cơ sở quyết định sự sinh trưởng của lợn con giai đoạn này là
khối lượng sơ sinh và khả năng tiết sữa của lợn mẹ. Đây cũng là giai đoạn
tiền đề cho giai đoạn phát triển tiếp theo của lợn thịt. Tốc độ sinh trưởng ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
65
giai đoạn này phản ánh trình độ nuôi dưỡng, quản lý, chăm sóc lợn con và
ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở giai đoạn sau.
- Sinh trưởng tích luỹ về khối lượng cơ thể: Kết quả theo dõi khối lượng
cơ thể lợn con giai đoạn bú sữa được trình bày ở bảng 3.6 và đồ thị 3.1.
Bảng 3.6. Khối lƣợng lợn con từ ss - 8 tuần tuổi (kg/con)
Tuần tuổi
Lợn cái Lợn đực
X
x
m
CV (%) X
x
m
CV (%)
Sơ sinh 0,55 0,01 7,27 0,54 0,02 0,25
2 1,48 0,04 13,51 1,52 0,05 3,15
4 3,08 0,09 11,03 3,20 0,03 4,06
6 4,63 0,08 6,47 4,54 0,07 6,16
8 6,50 0,10 6,01 6,34 0,08 4,73
Kết quả bảng 3.6 cho thấy lợn cái và lợn đực có khối lượng sơ sinh
tương ứng là 0,55 - 0,54 kg/con. Lúc 2 tuần tuổi khối lượng lợn cái là 1,48
kg/con, lợn đực là 1,52 kg/con. Đến 4 tuần tuổi lợn cái đạt 3,08 kg/con, lợn
đực là 3,20 kg/con, từ sơ sinh - 4 tuần tuổi lợn con sinh trưởng chậm, trong
đó lợn đực tăng trưởng nhanh hơn lợn cái. Nhưng đến tuần tuổi thứ 6 và 8
thì khả năng sinh trưởng của lợn con chậm lại , ở tuần tuổi này mức sinh
trưởng của lợn cái lại tăng lên cụ thể là lúc 8 tuần tuổi lợn cái đạt 6,50
kg/con con đực đạt 6,34 kg/con.
Kết quả này phản ánh tình trạng quảng canh chăn nuôi, lợn con theo
mẹ thả rông, không được đầu tư thức ăn thêm đúng chất lượng mà chỉ ăn
theo thức ăn của lợn mẹ khi tập ăn cũng như khi lợn con đã ăn thạo. Hơn
nữa trong tình trạng vệ sinh kém, có nhiều mối đe dọa từ tự nhiên cũng là
yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới khối lượng cai sữa của lợn con.
Kết quả trên cho thấy trong cùng một con giống, cùng một điều kiện
chăm sóc nuôi dưỡng, con cái có khối lượng tăng hơn con đực, sự chênh
lệch này là do tính biệt gây ra. Tuy nhiên, khả năng tăng khối lượng của cả
con đực và con cái đều phù hợp với thông tin của nhiều tác giả đưa ra: Khối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66
lượng lợn Mường Khương lúc 2 tháng tuổi đặt 6,39 kg/con. Nhưng khi so
sánh với các thông tin mà Trần Văn Phùng và CS, (2004) [33] đưa ra trong
sách giáo trình chăn nuôi lợn: Lợn Mường Khương sinh trưởng chậm, lúc 2
tháng tuổi đạt 3,73 kg, thì kết quả nghiên cứu tại huyện Mường Khương của
chúng tôi cao hơn nhiều. Điều này nói lên lợn nái Mường Khương có khả
năng nuôi con tốt, tính ổn định về mặt di truyền của các tính trạng cho năng
suất ngày càng hoàn thiện.
Chúng tôi thể hiện sinh trưởng tích luỹ của lợn con từ ss - 8 tuần tuổi
ở đồ thị 3.1.
0
1
2
3
4
5
6
7
SS 2 4 6 8
Con c¸i
Con ®ùc
Đồ thị 3.1. Sinh trƣởng tích luỹ của lợn con từ SS - 8 tuần tuổi
Qua đồ thị cho thấy từ sơ sinh đến 2 tuần tuổi đường biểu diễn khối
lượng cơ thể của con đực và con cái luôn theo sát nhau. Ở 4 tuần tuổi khối
đường biểu diễn khối lượng cơ thể của con đực cao hơn con cái một chút,
song từ 6 - 8 tuần tuổi lại xuống thấp hơn con cái. Nhưng sự chênh lệch này
không đáng kể vì ở giai đoạn bú sữa cả con cái và con đực luôn có khối
lượng cơ thể tương đương nhau.
Tuần tuổi
Khối lượng
(kg/con)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
- Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn con từ ss - 8 tuần tuổi
Dựa trên cơ sở số liệu của bảng 3.6 về sinh trưởng của lợn con qua
các giai đoạn bú sữa, tính toán các chỉ tiêu sinh trưởng tuyệt đối và tương
đối để thấy rõ hơn quy luật sinh trưởng của lợn con Mường Khương. Kết
quả này được trình bày ở bảng 3.7 và biểu đồ 3.1.
Bảng 3.7. Sinh trƣởng tuyệt đối và tƣơng đối của lợn giai đoạn bú sữa
Giai đoạn
tuổi (tuần)
Lợn cái Lợn đực
Tuyệt đối
(g/con/ngày)
Tƣơng đối
(%)
Tuyệt đối
(g/con/ngày)
Tƣơng đối
(%)
SS - 2 66,42 92,13 70,15 95,14
2 - 4 114,28 70,17 120,12 71,18
4 - 6 110,70 40,21 95,71 34,62
6 - 8 113,57 33,60 128,57 33,08
0
20
40
60
80
100
120
140
SS - 2 2 - 4 4 - 6 6 - 8
ST tuyÖt ®èi cña con c¸i ST tuyÖt ®èi cña con ®ùc
Biểu đồ 3.1. Sinh trƣởng tuyệt đối của lợn con
từ SS - 8 tuần tuổi
Tuần tuổi
(g/con/ngày)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
0
20
40
60
80
100
120
140
SS - 2 2 - 4 4 - 6 6 - 8
ST t•¬ng ®èi cña con c¸i ST t•¬ng ®èi cña con ®ùc
Biểu đồ 3.2. Sinh trƣởng tƣơng đối của lợn con
từ SS - 8 tuần tuổi
Qua bảng 3.7 và biểu đồ 3.1, 3.2 cho thấy tăng trưởng tuyệt đối về
khối lượng của lợn con tăng dần từ sơ sinh - 8 tuần tuổi. Thấp nhất là ở
giai đoạn sơ sinh - 2 tuần tuổi với con cái đạt 66,42 g/con/ngày, con đực
là 70,15 g/con/ngày, mức cao nhất ở giai đoạn 6 - 8 tuần tuổi con cái đạt
133,57 g/con/ngày, con đực đạt 128,57 g/con/ngày. Chúng tôi nhận thấy
sinh trưởng tuyệt đối của con cái cao hơn con đực, điều này là do tính
biệt có ảnh hưởng ở một mức độ nhất định đến khả năng sinh trưởng của
lợn con.
Sinh trưởng tương đối thì giảm dần theo các giai đoạn tuần tuổi, cao
nhất ở giai đoạn sơ sinh - 2 tuần tuổi con cái là 92,13%, con đực là 95.14%,
tới thấp nhất là giai đoạn 6 - 8 tuần tuổi con cái giảm xuống chỉ còn
33,60%, con đực là 33,08%. So sánh giữa hai tính biệt này thì sinh trưởng
tương đối của con cái vẫn cao hơn con đực kết quả nghiên cứu này của
chúng tôi hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia súc.
%
Tuần tuổi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
3.2.3.2. Sinh trưởng của lợn thịt trong điều kiện nuôi thả rông
Chúng tôi tiếp tục theo dõi khả năng tăng khối lượng của lợn thịt
sau bú sữa từ 3 - 8 tháng, ở 2 tính biệt khác nhau trong điều kiện nuôi thả
rông, để thấy rõ ảnh hưởng của việc quản lý, nuôi dưỡng tới lợn Mường
Khương nuôi thịt. Kết quả được tình bày ở bảng 3.8.
Bảng 3.8. Khối lƣợng qua các tháng tuổi của lợn thịt Mƣờng Khƣơng
nuôi thả rông
Tháng tuổi
Lợn cái (n = 7 con) Lợn đực (n = 7 con)
X
x
m
CV (%) X
x
m
CV (%)
3 7,46 0,14 4,56 7,42 0,12 3,91
4 11,23 0,41 8,99 11,09 0,28 6,22
5 15,06 0,47 7,76 15,23 0,50 8,07
6 22,37 0,67 7,33 22,46 0,44 4,73
7 29,37 0,33 2,79 29,21 0,32 2,53
8 38,91 0,40 2,57 39,24 0,47 2,93
Qua bảng 3.8 cho thấy: Trên đàn lợn thịt thả rông khối ;lượng theo
tháng tuổi chịu ảnh hưởng rất lớn của tập quán chăn nuôi. Lợn thịt được
nuôi rông dài, chỉ được ăn 1 bữa/ngày còn lại tự kiếm thức ăn trong tự
nhiên nên khối lượng tăng trọng rất thấp. Đến 8 tháng tuổi lợn chỉ đạt
38,91 - 39,24 kg. Nhưng so sánh giữa 2 tính biệt cho thấy lúc 3 - 4 tháng
tuổi lợn cái và lợn đực có khối lượng tương đương nhau, bắt đầu từ tháng
thứ 5 trở đi hầu như ở các tháng tuổi khối lượng cơ thể lợn đực cao hơn
lợn cái. Đến 8 tháng tuổi khối lượng con cái đạt 38,91 kg/con, con đực
đạt 39,24 kg/con cao hơn con cái là 0,33 kg/con. Kết quả này cho thấy
trong cùng một điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng như nhau, lợn đực vẫn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
có khả năng tăng khối lượng nhanh hơn con cái. Ở đây không phải là một
nghiên cứu so sánh chặt chẽ, nhưng các số liệu trên cũng cho ta hình ảnh
khá ấn tượng để thấy rõ sự cần thiết phải thay đổi tập quán chăn nuôi lợn
thịt để cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Để thấy rõ hơn sự biến động về khả năng tăng khối lượng này
chúng tôi minh hoạ bằng đồ thị sinh trưởng tích luỹ sau.
Đồ thị 3.2. Sinh trƣởng tích luỹ của lợn thịt nuôi thả rông
Qua đồ thịt 3.2 ta thấy đường biểu diễn khối lượng cơ thể từ 3-8
tháng của lợn đực và lợn cái luôn theo sát nhau, vì khối lượng giữa hai cá
thể này chênh lệch nhau không đáng kể. Chứng tỏ ở tuổi trưởng thành
lợn đực và lợn cái có khả năng tăng trọng như nhau.
3.2.3.3. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn thịt nuôi thả rông
Dựa trên số liệu bảng 3.8 chúng tôi tính toán sinh trưởng tuyệt đối và
tương đối của lợn thịt nuôi thả rông. Kết quả được thể hiện ở bảng sau.
0
10
20
30
40
3 4 5 6 7
Lîn c¸i Lîn ®ùc
Tháng
tuổi
8
Khối lượng
(kg/con)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71
Bảng 3.9. Sinh trƣởng tuyệt đối và tƣơng đối của lợn thịt nuôi thả rông
Giai đoạn
tuổi (tháng)
Lợn cái Lợn đực
Tuyệt đối
(g/con/ngày)
Tƣơng đối
(%)
Tuyệt đối
(g/con/ngày)
Tƣơng đối
(%)
3 - 4 125,67 10,09 122,34 9,91
4 - 5 127,68 7,29 138,10 7,86
5 - 6 243,65 9,79 241,02 9,59
6 - 7 222,67 6,49 225,12 6,53
7 - 8 328,71 7,25 334,31 7,33
Qua bảng 3.9 cho thấy sinh trưởng tuyệt đối của lợn thịt tăng dần theo
giai đoạn tuổi. Giai đoạn 3 - 4 tháng tuổi lợn cái đạt 125,67 g/con/ngày,
lợn đực là 122,34 g/con/ngày. Đến giai đoạn 7 - 8 tháng tăng trưởng con
cái đạt 328,71 g/con/ngày, con đực đạt 334,31 g/con/ngày cao hơn con cái là
6,5 g/con/ngày. Nếu so sánh với lợn con giai đoạn bú sữa thì khả năng tăng
khối lượng cao hơn lợn thịt. Vậy ở giai đoạn tuổi càng non khả năng tăng
khối lượng càng mạnh, nắm được quy luật này, ta sẽ có biện pháp tác động
thức ăn hợp lý trong chăn nuôi lợn để mang lại hiệu quả cao hơn.
Sinh trưởng tương đối giảm dần theo giai đoạn tuổi, nhưng sự giảm
này không ổn định. Cụ thể là ở giai đoạn 5 - 6 tháng tuổi cả lợn cái và
đực đều tăng tiếp theo giai đoạn sau giảm xuống, đến giai đoạn 7- 8
tháng tuổi lại tăng lên một chút so với giai đoạn trước. Đây là do ảnh
hưởng của nền thức ăn nên làm cho khối lượng lợn thịt tăng trưởng
không đồng đều. Song khả năng sinh trưởng này đều phù hợp với quy
luật sinh trưởng của gia súc. Mức độ tăng khối lượng tuyệt đối và tương
đối của lợn thịt nuôi thả rông được biểu thị trên biểu đồ sau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
Biểu đồ 3.3: Sinh trƣởng tuyệt đối của lợn nuôi thả rông
Biểu đồ 3.4: Sinh trƣởng tƣơng đối của lợn nuôi thả rông
Qua biểu đồ 3.3 và 3.4 cho thấy sinh trưởng tương đối và tuyệt đối
của lợn hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia súc gia cầm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
3.2.3.4. Một số chỉ tiêu sinh lý máu của lợn Mường Khương trưởng
thành nuôi thịt
Máu là một chất dịch lỏng lưu trong tim và hệ thống mạch quản, máu
là nguồn gốc của các dịch thể trong cơ thể. Về chức năng sinh lý máu cũng
là tấm gương phản ánh sức khoẻ của cơ thể, phản ánh phẩm chất của giống.
Vì vậy, những xét nghiệm về máu là những xét nghiệm cơ bản dùng để
đánh giá tình trạng sức khoẻ cũng như giúp cho việc chuẩn đoán bệnh. Để
xác định được tình trạng sức khoẻ, phẩm chất giống và khả năng miễn dịch
của cơ thể chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu máu của lợn Mường Khương
trưởng thành nuôi thịt phân tích trên máy phân tích tự động 18 thông số
huyết học của khoa xét nghiệm bệnh viện đa khoa số I của tỉnh Lào Cai, kết
quả được thể hiện ở bảng 3.10.
Bảng 3.10. Kết quả xác định chỉ tiêu sinh lý máu
TT Tháng tuổi
Đực Cái
X
x
m
CV(%) X
x
m
CV(%)
1 Hồng cầu (triệu/mm3) 8,43 0,46 10,91 8,05 0,31 7,57
2 Bạch cầu (ngàn/mm3) 18,92 0,67 7,08 21,10 0,35 3,27
3 Huyết sắt tố (g %) 14,20 1,17 16,48 14,35 0,52 7,18
Qua bảng 3.10 cho thấy: Số lượng hồng cầu của lợn cái là 8,05 triệu/mm3
và đực là 8,42 triệu/mm3 cao hơn lợn cái. Khi so sánh với kết quả của Hoàng
Toàn Thắng và CS (2006), [40] đưa ra về số lượng hồng cầu một số giống lợn
nội như sau: Lợn lớn 5,0 triệu/mm3, lợn con 4,7 - 5,8 triệu/mm3, lợn Móng Cái
5 - 6 triệu/mm3, lợn Lang Hồng 5,2 - 5,8 triệu/mm3 máu, điều này cho thấy số
lượng hồng cầu thay đổi theo giống, tuổi, tính biệt, dinh dưỡng, trạng thái cơ
thể và sinh lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
Số liệu hồng cầu xác định trên lợn Mường Khương cũng cho thấy sự
thích nghi của giống với điều kiện địa lý nơi phân tích giống lợn đó là vùng
núi cao phía Bắc có độ cao trung bình so với mực nước biển là 950 - 1609 m
và nhiệt độ trung bình hàng năm 22,80C, tháng lạnh nhất nhiệt độ có thể
xuống tới 5 - 60C, tại vùng cao có những năm có tuyết rơi. Điều đó đã có
ảnh hưởng làm tăng số lượng hồng cầu cao hơn hẳn các giống lợn khác nuôi
ở vùng thấp như Móng Cái, Lang Hồng, Ỉ.
Có lẽ đây cũng là một lý do để giải thích tại sao sinh thái thích ứng
của lợn Mường Khương hẹp, khi chuyển đi nuôi ở vùng thấp thì phẩm chất
giống có phần nào giảm đi.
- Về bạch cầu của lợn đực là 18,92 nghìn/mm3, lợn cái là 21,10 nghìn/mm3.
Huyết sắc tố lợn đực là 14,20 g%, lợn cái là 14,35 g%, cả 2 chỉ tiêu này ở
lợn cái đều cao hơn lơn đực. Khi so sánh kết quả này với số lượng bạch
cầu và hàm lượng huyết sắc tố của lợn ở các lứa tuổi khác nhau như sau:
Lợn lớn bạch cầu là 20,00 nghìn/mm3, huyết sắc tố 11,5 g%.
Lợn đực giống huyết sắc tố 12,2 g%, so sánh ta thấy số lượng bạch
cầu là tương đương nhau, nhưng huyết sắc tố lợn Mường Khương lại cao
hơn. Hoàng Toàn Thắng và CS (2006), [40] cho thấy số lượng bạch cầu
thường ít ổ định và phụ thuộc vào trạng thái sinh lý của cơ thể như sau khi
ăn, khi đang vận động, con vật có thai thì số lượng bạch cầu tăng lên.
Qua kết quả phân tích ở bảng 3.10 cho thấy máu lợn có những diễn
biến theo chiều hướng chung và biến động các chỉ tiêu theo qui luật. Về
hồng cầu lợn đực cao hơn lợn cái, nhưng bạch cầu lại thấp hơn, huyết sắc tố
của 2 tính biệt là tương đương nhau. Tuy nhiên các chỉ tiêu trên của lợn
Mường Khương cao hơn lợn Móng Cái, Lang Hồng mà Hoàng Toàn Thắng
và CS đưa ra, 2006 [40]. Đây có thể là do lợn Mường Khương sống ở vùng
núi cao đòi hỏi khả năng trao đổi khí cao hơn cho nên mọi chỉ tiêu đều cao
hơn lợn ở vùng thấp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
3.2.3.5. Sinh trưởng của lợn thịt trong điều kiện nuôi thí nghiệm
- Khối lượng cơ thể qua các tháng thí nghiệm
Để đánh giá toàn diện về sản suất của một giống, ngoài đánh giá khả
năng sản xuất của con cái còn phải đánh giá sản phẩm của chúng tạo ra cho
chu kỳ sản xuất tiếp theo, đó là khả năng sinh trưởng và phát dục của lợn
thịt. Vậy trong chăn nuôi lợn thịt tăng trọng là chỉ tiêu hàng đầu, tăng trọng
nhanh sẽ làm giảm tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng trọng và sẽ kết thúc vỗ béo
sớm, xuất chuồng sớm, giảm thời gian nuôi, giảm chi phí sản xuất, tăng số
vòng quay vốn kịp thời đáp ứng được nhu cầu thịt lợn trên thị trường.
Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành làm thí nghiệm, theo dõi khả năng tăng
trọng của lợn thịt Mường Khương từ 3 - 7 tháng tuổi, kết quả được trình
bày ở bảng 3.11 và đồ thị 3.3.
Bảng 3.11. Sinh trƣởng tích luỹ của lợn thịt từ 3 - 7 tháng tuổi
Tháng tuổi
Đối chứng Thí nghiệm
X
x
m
CV (%) X
x
m
CV (%)
Bắt đầu TN 10,02 0,26 5,88 9,80 0,25 7,65
4 18,00 0,44 5,55 20,50 0,63 6,78
5 27,92 0,40 3,25 32,10 0,78 5,42
6 37,18 0,33 2,02 44,10 1,21 6,12
7 46,8* 0,56 2,67 55,2* 1,39 5,63
(*P<0,001): Sự sai khác giữa 2 lô rất rõ rệt, tức là bổ sung thức ăn đậm đặc
đã có ảnh hưởng rất rõ rệt tới mức tăng khối lượng của lợn ở lô thí nghiệm.
Qua bảng 3.11 chúng tôi thấy: Khối lượng lợn bắt đầu thí nghiệm là
tương đương nhau (P>0,05). Sau một tháng thí nghiệm tức là 4 tháng tuổi lô
đối chứng đạt khối lượng là 18,00 kg/con, lô thí nghiệm là 20,50 kg.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
Từ tháng tuổi thứ 5 trở đi lợn đã ổn định với điều kiện sống mới nên
khả năng tăng trọng nhanh hơn, và tốc độ tăng trọng tương đối đều cho đến
tháng tuổi thứ 7 ở lô đối chứng đạt 46,80 kg và mức tăng trọng bình
quân/tháng là 9,62 kg, lô thí nghiệm đạt 55,20 kg với mức tăng khối
lượng bình quân là 11,1 kg/tháng. Đây là một kết quả tăng khối lượng
khá cao trong điều kiện có sự quản lý và đầu tư thức ăn tinh, lợn được ăn
no 2 bữa/ngày bằng rau xanh và ngô, cám nấu chín. Nếu so sánh giữa 2
lô thí nghiệm thì lô đối chứng khả năng tăng trọng bình quân/tháng thấp
hơn lô thí nghiệm là 2 kg. Đây chính là hiệu quả của biện pháp tác động
thức ăn, bổ sung thức ăn đậm đặc với mức 20% thức ăn tinh trong khẩu
phần ăn nên lợn ở lô thí nghiệm đã phát huy tốt về tiềm năng sinh trưởng
của giống. Khi so sánh kết quả của chúng tôi với kết quả nghiên cứu của
Lê Đình Cường và CS, (2004) [5]: Cho thấy lợn thịt Mường Khương
nuôi nhốt lúc 8 tháng tuổi đạt trọng lượng bình quân 72,14 kg/con. Cũng
theo kết quả của Nguyễn Thiện và CS, (2005) [47]: Lợn Mường Khương
lúc 12 tháng tuổi có khối lượng trung bình là 70 - 80 kg, nếu được nuôi
nhốt có thể đạt 90kg. Lê Viết Ly, (1999) [27]: Về lợn trắng Phú Khánh
lúc 6 tháng tuổi đạt 40,07 kg/con. Trên đây là một nghiên cứu so sánh
chặt chẽ, những số liệu trên cho thấy lợn Mường Khương trong điều kiện
nuôi nhốt có khả năng tăng khối lượng cao. Trên cơ sở này chúng ta cần
phải tổ chức nghiên cứu đầy đủ và có tính hệ thống về biện pháp tác động
thức ăn cho lợn thịt Mường Khương để phát huy tối đa về khả năng sinh
trưởng của giống lợn quý này. Dựa trên cơ sở đó để đưa ra hướng dẫn về
tiêu chẩn khẩu phần cụ thể cho lợn Mường Khương nuôi thịt.
Vậy sinh trưởng tích lũy của lợn thịt tăng dần qua các tháng tuổi, tuy
nhiên mỗi giai đoạn khác nhau thì sinh trưởng tích lũy khác nhau. Giai đoạn
4 tháng tuổi sinh trưởng chậm nhất ở lô đối chứng chỉ đạt 7,8 kg/tháng, lô
thí nghiệm đạt 10,7 kg/tháng. Cao nhất lúc 7 tháng tuổi ở lô đối chứng đạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
9,92 kg/tháng, lô thí nghiệm đạt 11,10 kg/tháng. Kết quả này cho thấy rõ
hiệu quả của biện pháp tác động thức ăn nên lợn ở lô thí nghiệm đã phát
huy rất tốt khả năng sinh trưởng của nó.
Để thấy rõ sự biến động khả năng sinh trưởng tích luỹ của lợn thịt
được minh hoạ bằng đồ thí sinh trưởng tích luỹ sau:
0
10
20
30
40
50
60
1 2 3 4 5 6 7
§èi chøng ThÝ nghiÖm
Đồ thị 3.3. Sinh trƣởng tích luỹ của lợn thí nghiệm từ từ 3 - 7 tháng tuổi
Qua đồ thị 3.3 cho thấy: Khối lượng của lợn thịt tăng lên khá đều
đặn qua các tháng tuổi. Ở tháng đầu đường biểu diễn khối lượng cơ thể
của 2 lô luôn theo sát nhau, vì trong tháng này khối lượng giữa lô thí
nghiệm và lô đối chứng chênh lệch nhau không đáng kể. Từ tháng thứ 3
đến tháng thứ 4 đường biểu diễn khối lượng 2 lô bắt đầu cách xa nhau
dần, điều đó cho thấy khả năng sinh trưởng tích luỹ của lô thí nghiệm cao
hơn lô đối chứng.
Tháng
tuổi
Khối lượng
(kg)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
- Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn thịt thí nghiệm theo
các giai đoạn
Dựa trên cơ sở số liệu về khối lượng cơ thể theo tháng tuổi chúng tôi
đã tính toán kết quả sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn thí nghiệm.
Đây là những chỉ tiêu sinh trưởng thể hiện tốc độ sinh trưởng bình quân trên
một đơn vị khảo sát. Nó thể hiện quy luật sinh trưởng của lợn, sự ổn định về
điều kiện chăn nuôi nói chung và sức khoẻ của lợn nói riêng. Kết quả tính
chỉ tiêu này được chúng tôi trình bày ở bảng 3.12.
Bảng 3.12. Sinh trƣởng tuyệt đối và tƣơng đối của lợn thịt
(G.đoạn)
Tháng tuổi
Đối chứng Thí nghiệm
Tuyệt đối
( g/con/ngày)
Tƣơng đối
( %)
Tuyệt đối
(g/con/ngày)
Tƣơng đối
( %)
3 - 4 266,60 56,59 365,70 70,62
4 - 5 330,65 42,21 386,65 44,10
5 - 6 308,63 28,45 402,10 31,57
6 - 7 320,71 22,91 370,70 22,36
Qua bảng cho thấy: Sinh trưởng tuyệt đối được tăng dần từ 266,60 g/ngày
ở lô đối chứng, 356,70 g/ngày ở lô thí nghiệm. Ở tháng tuổi thứ 5 lô đối chứng
tăng lên 330,65 g/ngày, lô thí nghiệm 386,65 g/ngày. Đến tháng tuổi thứ 6 lô
đối chứng giảm xuống chỉ còn 308,63 g/ngày, nhưng lúc 7 tháng tuổi lại tăng
lên 320,71 g/ngày. Lô thí nghiệm tăng cao nhất lúc 6 tháng tuổi đạt 402
g/ngày, sang tháng thứ 7 lại giảm xuống chỉ đạt 370 g/ngày.
So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thiện và CS (2005), [47]:
Lợn Mường Khương lúc 12 tháng tuổi có khối lượng trung bình là 70 - 80 kg,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
đạt trung bình 300 - 400 g/ngày, thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi lúc 7
tháng tuổi lợn đã đạt 320,70 - 370 g/ngày kết quả này thể hiện một khả năng
tăng trưởng rất tốt của giống lợn Mường Khương trong điều kiện nuôi nhốt.
Nếu so với với một số giống lợn nội khác cùng tác giả trên đưa ra:
Lợn Thuộc Nhiêu tăng khối lượng thấp đạt 310 - 380kg/ngày nếu nuôi tốt
có thể đạt 450 g/ngày, lợn Phú Khánh lúc 8 tháng tuổi tăng khối lượng là
330 - 450 g/ngày. Theo Lê Viết ly, (1999) [27] cho biết rằng lợn Phú Khánh
nuôi vỗ béo lúc 8 tháng tuổi tăng trọng 435 g/con/ngày. Như vậy kết quả
nghiên cứu về lợn Mường Khương của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với các
giống lợn nội được nêu trên.
Về sinh trưởng tương đối giảm dần theo thời gian, ở lô đối chứng
từ 56,59% ở tháng thứ 4, giảm xuống 28,45% ở tháng thứ 6, đến tháng
thứ 7 giảm xuống chỉ còn 22,91%. Tương tự ở lô thí nghiệm cũng từ
70,62% ở tháng thứ 4, giảm xuống 31,57% ở tháng thứ 6, sang tháng thứ
7 giảm xuống chỉ còn 22,36%. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật
sinh trưởng của gia súc.
Kết quả trên cho thấy từ tháng tuổi thứ 4 - 7 lợn Mường Khương sinh
trưởng nhanh sau đó khả năng sinh trưởng chậm lại. Vậy chúng tôi khuyến
cáo nên đầu tư thức ăn tốt nhất vào giai đoạn này cho lợn đủ dinh dưỡng
phát huy hết khả năng sinh trưởng và cho hiệu quả cao.
Mức độ tăng khối lượng tuyệt đối và tương đối của lợn thịt được biểu
thị trên biểu đồ sinh trưởng sau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
0
50
100
150
200
250
300
350
400
3 - 4 4 - 5 5 - 6 6 - 7
ST tuyÖt ®èi cña l« §C ST tuyÖt ®èi cña l« TN
Biểu đồ 3.5. Sinh trƣởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm
từ 3 - 7 tháng tuổi
0
10
20
30
40
5
6
70
80
90
1
3 - 4 4 - 5 5 - 6 6 - 7
ST t•¬ng ®èi cña l« §C ST t•¬ng ®èi cña l« TN
Biểu đồ 3.6. Sinh trƣởng tƣơng đối của lợn thí nghiệm
từ 3 - 7 tháng tuổi
Tháng
tuổi
(g/con/ngày)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
Qua đồ thị sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn thịt đã thể hiện
rõ sự sinh trưởng phát dục theo đúng với quy luật sinh trưởng của gia súc.
3.3. KẾT QUẢ MỔ KHẢO SÁT LỢN THỊT THÍ NGHIỆM NUÔI TỪ 3 - 7
THÁNG TUỔI
Để đánh giá chính xác khả năng sản xuất thịt của lợn Mường
Khương, bên cạnh việc theo dõi khả năng sinh trưởng của chúng qua các
tháng tuổi, chúng tôi đã tiến hành mổ khảo sát lợn thịt và tính toán một số
chỉ tiêu, kết quả được trình bày ở bảng 3.13.
Bảng 3.13. Kết quả mổ khảo sát lợn thịt (n = 6 con)
TT Chỉ tiêu ĐVT
Đối chứng Thí nghiệm
X
x
m
CV(%) X
x
m
CV(%)
1 KL hơi kg 50,12 0,57 1,92 55,83 0,44 1,36
2 KL móc hàm kg 39,50 0,76 3,34 42,00 0,57 2,38
3 Tỷ lệ móc hàm % 78,81 75,22
4 KL thịt xẻ kg 33,34 0,44 2,27 35,87 0,47 2,23
5 Tỷ lệ thịt xẻ % 66,52 64,25
6 KL nạc kg 12,86 0,24 5,76 15,21 0,13 2,27
7 Tỷ lệ nạc % 38,57 42,37
8 KL mỡ kg 12,26 0,21 5,72 12,40 0,12 3,34
9 Tỷ lệ mỡ % 36,77 34,56
10 KL da kg 3,80 0,05 4,23 3,76 0,07 5,32
11 Tỷ lệ da % 11,39 10,48
12 KL xương kg 3,78 0,07 5,31 4,02 0,05 3,49
13 Tỷ lệ xương % 11,34 11,20
14 Tỷ lệ hao hụt % 1,92 1,39
Qua bảng 3.13 chúng tôi có nhận xét: Mổ khảo sát với khối lượng
sống ở lô đối chứng là 50,12 kg, lô thí nghiệm là 55,83 kg. So sánh giữa hai
lô về tỷ lệ phần trăm các chỉ tiêu mổ khảo sát thì lô đối chứng đạt 78,81%
tỷ lệ móc hàm, lô thí nghiệm đạt 75,22% thấp hơn lô đối chứng là 4,5%. Tỷ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
lệ thịt xẻ lô đối chứng là 66,52%, tỷ lệ nạc 38,57%, mỡ 36,77%. Lô thí
nghiệm tỷ lệ thịt xẻ là 64,25%, tỷ lệ thịt mỡ là 34,56%. Còn tỷ lệ xương và
da của 2 lô là tương đương nhau. Nhưng khi so sánh tỷ lệ thịt nạc giữa hai
lô thì chênh lệch nhau tới 3,8%, mức chênh lệch này có phần ảnh hưởng do
việc bổ sung thức ăn đậm đặc làm tăng tỷ lệ protein trong khẩu phần, nên
đã ảnh hưởng làm tăng tỷ lệ nạc của lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng.
Tuy nhiên số lượng khảo sát còn hạn chế nên số liệu trên bước đầu có giá trị
tham khảo.
Kết quả mổ khảo sát của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên
cứu của Lê Đình Cường và CS, (2004) [5]: Mổ khảo sát lợn Mường Khương
lúc 8 tháng tuổi, trọng lượng bình quân 73,50 kg, tỷ lệ móc hàm đạt 78,85%,
tỷ lệ thịt nạc/xẻ bình quân 41,58%, tỷ lệ thịt mỡ/xẻ bình quân 35,67%.
So với kết quả của Nguyễn Thiện và CS, (2005) [47]: Lợn Mường
Khương khi giết mổ ở khối lượng 70 - 80 kg, khối lượng giết mổ to nhưng
tỷ lệ nạc không thấp và đặc biệt là màu thịt đỏ sẫm, tỷ lệ nạc đạt 40 - 44%,
mỡ là 33 - 42% thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho tỷ lệ nạc và mỡ là
phù hợp.
Nếu so sánh với kết quả nghiên cứu của Trần Thanh Vân, Đinh Thu
Hà (2006) [54]: Trên lợn Mẹo mổ khảo sát 10 lợn thịt có khối lượng từ 53,5
kg - 90 kg về một số chỉ tiêu của lợn Mèo cho tỷ lệ móc hàm 83,53% và tỷ
lệ thịt xẻ là 72,26% thì kết quả của chúng tôi có tỷ lệ thịt xẻ tương đương
với kết quả trên.
Khi so với kết quả nghiên cứu của Trần Quang Hân và CS, (1996), [15]:
Lợn Trắng Phú Khánh có tỷ lệ nạc khá cao 44,74% và tỷ lệ mỡ thấp 36,66%
kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tỷ lệ nạc và tỷ lệ mỡ của lợn Mường
Khương có tỷ lệ tương đương.
So sánh với kết quả nghiên cứu của Lê Viết Ly, (1999) [27]: Khả
năng cho thịt của nhóm lợn Trắng Phú Khánh có hướng sản xuất nạc - mỡ
cho tỷ lệ thịt xẻ 76%, tỷ lệ thịt nạc 43% và khả năng cho thịt của lợn Lang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
Hồng là loại lợn hướng mỡ, trọng lượng trước lúc giết thịt là 50 - 60 kg đạt tỷ
lệ thịt xẻ 65 - 68%, tỷ lệ thịt móc hàm 72 - 75%, tỷ lệ mỡ 35 - 38%, tỷ lệ thịt
nạc 38 - 42%. Vậy lợn thịt Mường Khương nuôi thí nghiệm từ 3 - 7 tháng
tuổi cho tỷ lệ nạc từ 38,75% - 42,37% hoàn toàn phù hợp với kết quả
nghiên cứu của nhiều tác về một số lợn nội nói trên. Thì chứng tỏ rằng lợn
Mường Khương có khả năng sản xuất và cho sản phẩm cao. Tuy nhiên, để
phát huy hết khả năng cho thịt của giống cần có những biện pháp tác động
thức ăn hơn nữa để nâng cao khả năng cho sản phẩm thịt của giống lợn này
tốt hơn.
Bảng 3.14. Các chỉ tiêu khảo sát nội tạng
TT Chỉ tiêu ĐVT
Đối chứng Thí nghiệm
X
x
m
CV (%) X
x
m
CV (%)
1 KL tim Kg 0,23 0,01 4,54 0,25 0,01 8,00
2 Tỷ lệ tim % 0,68 0,69
3 KL gan Kg 1,02 0,05 7,84 1,14 0,02 0,90
4 Tỷ lệ gan % 3,05 3,27
5 KL lá lách Kg 0,11 0,02 4,55 0,11 0,01 9,09
6 Tỷ lệ lá lách % 0,32 0,30
7 KL thận Kg 0,23 0,03 13,04 0,23 0,02 8,69
8 Tỷ lệ thận % 0,68 0,64
9 DT dạ dày Lít 2,57 0,04 2,27 2,63 0,04 2,66
10 KL dạ dày Kg 0,64 0,03 7,81 0,66 0,03 9,10
11 Tỷ lệ dạ dày % 1,76 1,83
12 KL ruột non Kg 1,27 0,02 1,75 1,39 0,03 0,71
13 Tỷ lệ ruột non % 3,80 3,87
14 C. dài ruột non m 11,45 0,04 0,61 12,42 0,04 0,48
15 KL ruột già Kg 1,13 0,05 4,42 1,12 0,06 3,57
16 Tỷ lệ ruột già % 3,35 3,12
17 C. dài ruột già m 4,80 0,11 4,16 5,23 0,19 6,11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
Qua bảng 1.14 chúng tôi có nhận xét như sau: So sánh giữa lô thí
nghiệm và lô đối chứng thì cả hai lô đều có tỷ lệ các chỉ tiêu nội tạng gần
như tương đương nhau cụ thể là: Ở lô đối chứng có tỷ lệ tim là 0,68%, tỷ lệ
gan là 3,05%, tỷ lệ thận là 0,68%, tỷ lệ dạ dày là 1,76%, tỷ lệ ruột non
3,80%, tỷ lệ ruột già 3,35%. Ở lô thí nghiệm các chỉ tiêu cũng đạt như sau:
tỷ lệ tim là 0,69%, tỷ lệ gan là 3,17%, tỷ lệ thận là 0,64%, tỷ lệ dạ dày là
1,83%, tỷ lệ ruột non 3,87%, tỷ lệ ruột già là 3,12%.
Qua số liệu trên cho thấy rằng tỷ lệ các chỉ tiêu ở lô thí nghiệm và đối
chứng là tương đương nhau. Kết quả này nói lên việc bổ sung thêm thức ăn
đậm đặc vào khẩu phần không ảnh hưởng tới sự phát triển hệ tiêu hoá của
lợn. Chúng tôi không có dữ liệu để so sánh các chỉ tiêu khảo sát nội tạng vì
thế các số liệu này trước hết có gia trị tham khảo.
3.4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN HOÁ HỌC THỊT LỢN
Để đánh giá phẩm chất thịt của lợn Mường Khương chúng tôi đã tiến
hành phân tích thành phần hoá học của thịt lợn ở cả 2 lô thí nghiệm giết mổ
lúc 7 tháng tuổi và kết quả thu được như sau:
Bảng 3.15. thành phần hoá học của lợn thịt Mƣờng Khƣơng (%)
Chỉ tiêu Đối chứng Thí nghiệm
Vật chất khô 28,50 28,07
Protein thô 21,40 21,51
Lipit 5,89 4,87
Khoáng tổng số 1.02 1,09
Phân tích tỷ lệ % ở trạng thái mẫu tươi ban đầu, qua bảng 3.15 kết
quả cho thấy:
- Tỷ lệ vật chất khô trong thịt nạc ở lô đối chứng là 28,50%, lô thí
nghiệm là 28,50% thấp hơn lô dối chứng là 0,43%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
- Tỷ lệ protein thô trong thịt nạc ở lô đối chứng là 21,51%, ở lô thí
nghiệm là 21,40% như vậy cao hơn lô đối chứng là 0,11%.
- Tỷ lệ Lipit thô trong thịt nạc ở lô đối chứng là 5,89%, lô thí nghiệm
là 4,87% thấp hơn lô đối chứng là 1,02%.
- Tỷ lệ khoáng tổng số ở lô đối chứng là 1,02%, lô thí nghiệm là
1,09%, cao hơn lô đối chứng là 0,07% sự chênh lệch con số này với con số
là không lớn lắm.
Như vậy, kết quả phân tích thành phần hoá học trong thịt nạc của 2 lô
thí nghiệm trên có sự chênh lệch về tỷ lệ % thành phần hoá học. Chúng tôi kết
luận rằng đó là hiệu quả của việc bổ sung thức ăn trong khẩu phần đã làm tăng
tỷ lệ protein trong thịt nạc của lô thí nghiệm nên cao hơn lô đối chứng.
So sánh với kết quả nghiên cứu về thành phần hoá học thịt lợn Mẹo
của Trần Thanh Vân và Đinh Thu Hà, (2005) [54] cho thấy: Kết quả phân
tích của chúng tôi về tỷ lệ vật chất khô và protein của lợn Mường Khương
tương đương với lợn Mẹo, nhưng tỷ lệ lipit lại cao hơn lợn Mẹo.
3.5. KẾT QUẢ CỦA BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG THỨC ĂN CHO LỢN MƢỜNG
KHƢƠNG NUÔI THỊT TỪ 3 - 7 THÁNG
Trong chăn nuôi thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng ảnh
hưởng tới khả năng sinh trưởng, phát triển và khả năng cho thịt của lợn. Để
thấy rõ hơn chúng tôi đã tiến hành theo dõi lượng thức ăn thực tế của lợn thí
nghiệm ăn hàng ngày. Mục đích nhằm tìm hiểu hiệu quả của biện pháp tác
động thức ăn, đặc biệt là thành phần bổ sung cám đậm đặc 20% trong khẩu
phần ở lô thí nghiệm. Trên cơ sở đó hoạch toán sơ bộ được chi phí thức ăn
cho một kg tăng khối lượng của lợn Mường Khương trong điều kiện nuôi
nhốt. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.16.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
Bảng 3.16. Hiệu quả của biện pháp tác động thức ăn
Chỉ tiêu ĐVT Đối chứng Thí nghiệm
Khối lượng xuất chuồng kg/con 46,80 55,20
Tăng KL đến xuất chuồng Kg/con 36,78 45,40
Tổng năng lượng ăn vào kcal/lô 2.468.351 2.867.500
Tiêu tốn NL/1 kg tăng KL kcal/kg 13.422 12.632
Tổng protein ăn vào gam/lô 124.154 142.363
Tiêu tốn protein/kg tăng KL gam/kg 675,12 627,15
Tổng chi phí thức ăn/lô đồng 2.315.700 2.713.330
Tổng chi phí TA/ kg tăng KL đồng 12.592 11.953
So sánh giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng cho thấy:
Khối lượng xuất chuồng của lô đối chứng đạt 46,80 kg/con, lô thí
nghiệm đạt 55,20 kg/con cao hơn lô đối chứng là 17,94%.
- Tăng khối lượng đến xuất chuồng của lô đối chứng đạt 36,78 kg/con, lô
thí nghiệm đạt 45,40 kg/con.
- Tổng năng lượng của lô đối chứng ăn vào là 2.468.351 kcal/lô,
tiêu tốn năng lượng/1 kg tăng khối lượng là 13.422 Kcal. Ở lô thí nghiệm
mặc dù năng lượng ăn vào cao hơn nhưng lại có khối lượng xuất chuồng
cao, nên tiêu tốn năng lượng/1 kg tăng khối lượng là 12.632 kcal thấp
hơn so với lô đối chứng là 790 Kcal.
- Tổng protein ăn vào ở lô đối chứng là 124.154g, tiêu tốn protein/kg
tăng khối lượng là 65.930g, ở lô thí nghiệm là 627,15g/kg tăng khối lượng
thấp hơn lô đối chứng là 23,15g.
- Tổng chi phí thức ăn/lô đối chứng là 2.315.700 đồng, lô thí nghiệm
là 2.713,330 đồng, chi phí thức ăn/kg tăng trọng ở lô đối chứng lại cao hơn
lô thí nghiệm là 639 đồng/1 kg tăng khối lượng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
Điều này cho thấy hiệu quả của biện pháp tác động thức ăn trong
khẩu phần của lô thí nghiệm, đã làm giảm giá thành trên một kg tăng khối
lượng. Nguyên nhân trên là do trong thành phần của cám đậm đặc cân đối
về khoáng chất và axitamin như: Canxi, photpho, lysine, methionin, selen…
các nguyên tố này đã thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đồng hoá thức ăn,
thúc đẩy sinh trưởng, phát triển làm lô thí nghiệm lợn lớn nhanh hơn, dẫn
đến giảm tiêu tốn thức ăn và chi phí thức ăn/1 kg tăng khối lượng. Đặc biệt
với biện pháp này tuy giá thành thức ăn cao hơn nhưng lại mang lại hiệu
quả kinh tế lớn hơn. Do vậy, khuyến cáo với người chăn nuôi lợn Mường
Khương có thể áp dụng biện pháp tác động thức ăn này cho lợn nuôi thịt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
88
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Căn cứ vào những kết quả điều tra, theo dõi, khảo sát, thí nghiệm đã
trình bày ở trên chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
- Diễn biến đàn lợn qua các năm: Song song với sự giảm dần về số
lượng của lợn tạp và lợn lai là sự tăng dần của lợn Mường Khương từ
27,26% năm 2004 lên 30,16% năm 2006. Điều đó thể hiện lợn Mường
Khương rất phù hợp với điều kiện kinh tế, sinh thái và phương thức chăn
nuôi của đồng bào địa phương nên vẫn được ưa chuộng hơn cả.
- Cơ cấu giống trong đàn lợn Mường Khương chênh lệch rất lớn về
tỷ lệ giữa đực giống/nái sinh sản. Với lợn nái chiếm tỷ lệ 11,89%, lợn thịt
87,93%, trong khi đó lợn đực giống chỉ có 0,18%.
- Về màu sắc lông có 3 dạng cơ bản: Dạng lông màu đen tuyền chiếm
52,12%, đen có 6 điểm trắng 39,41%, màu nâu là 8,47%.
- Về sinh lý sinh dục cái: Khối lượng động dục lần đầu là 29,66 kg,
khối lượng phối giống lần đầu 39,98 kg, tương đối thấp có thể chưa được
chọn lọc và chế độ dinh dưỡng chưa tốt. Tuổi động dục lần đầu, tuổi phối
giống lần đầu, thời gian động dục, không có gì sai khác so với một số tài
liệu nghiên cứu về giống lợn Mường Khương.
- Về khả năng sinh sản của lợn nái Mường Khương có số con đẻ ra/ổ
7,30 con là thấp so với một số giống lợn nội khác, khối lượng sơ sinh trung
bình/con 0,56 kg, số con còn sống tới 24 giờ 7,15 con, tỷ lệ sống tới cai sữa
83,97%, khả năng tiết sữa của lợn mẹ 14,50 kg/1 chu kỳ, khoảng cách lứa
đẻ 244,55 ngày, số lứa đẻ bình quân/năm 1,4 lứa.
- Khả năng sinh trưởng của lợn con tương đối thấp khối lượng lúc 8
tuần tuổi chỉ đạt 6,50 với con cái, 6,34 kg/con với con đực.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
- Trên đàn lợn thịt nuôi thả rông khối lượng cơ thể thấp, ở 8 tháng
tuổi lợn cái đạt 38,91 kg, lợn đực đạt 39,24 kg cao hơn lợn cái là
0,33kg/con.
- Các chỉ tiêu sinh lý máu biến động trong phạm vi bình thường,
không khác biệt lắm so với một số giống lợn nội khác.
- Lợn thịt thí nghiệm sinh trưởng khá nhanh, kết thúc thí nghiệm lúc 7
tháng tuổi lô đối chứng đạt 9,62 kg/tháng, lô thí nghiệm đạt 11,10 kg/tháng.
Tiềm năng sinh trưởng của lợn thịt cao, biện pháp bổ sung thức ăn trong
khẩu phần đã ảnh hưởng tốt tới sự tăng trọng của lợn.
- Khả năng cho thịt của lợn tương đối cao: Ở lô đối chứng cho tỷ lệ
thịt xẻ 66,52%, tỷ lệ thịt nạc 38,57%, tỷ lệ mỡ 36,77%. Ở lô thí nghiệm cho
tỷ lệ móc hàm 75,22%, tỷ lệ thịt xẻ 64,25%, tỷ lệ thịt nạc 42,37% cao hơn
đối chứng là 3,8%, tỷ lệ mỡ 34,56%, Tỷ lệ da, xương và các cơ quan nội
tạng ở 2 lô đều tương đương nhau.
Biện pháp tác động thức ăn cho lợn Mường Khương nuôi thịt đem lại
hiệu quả kinh tế cao hơn phương thức chăn nuôi quản canh. Được thể hiện
ở chi phí thức ăn với lô đối chứng là 12.592 đồng, lô thí nghiệm là 11.953
đồng/kg tăng khối lượng, thấp hơn lô đối chứng là 639 đồng/kg.
2. Đề nghị
- Để có kết luận chính xác hơn về giống lợn Mường Khương chúng
tôi đề nghị tiếp tục điều tra, nghiên cứu, đánh giá đàn lợn Mường Khương
với thời gian dài hơn, quy mô và số lượng lớn hơn.
- Cần phải áp dụng mọi biện pháp kỹ thuật tổng hợp để nuôi lợn thịt
Mường Khương đạt hiệu quả và qua đó xây dựng môn hình trình diễn về
phương thức chăn nuôi lợn nhằm thay đổi tập quán còn lạc hậu của bà con
địa phương.
- Tiếp tục nghiên cứu biện pháp tác động thức ăn cho lợn Mường
Khương một cách hệ thống hơn, để có thể làm cơ sở cho việc áp dụng thức
ăn cho lợn Mường Khương ở tại địa bàn trong huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Duy Hoan (1998), Sinh lý sinh sản gia súc,
NXBNN, Hà Nội, Tr12.
2. Ban điều hành dự án bảo tồn quỹ gen vật nuôi Việt Nam (2004), những
thành tựu cơ bản trong công tác bảo tồn, khai thác nguồn gen vật
nuôi Việt Nam và định hướng phát triển giao đoạn 2005 - 2015,
NXBNN, Hà Nội.
3. Bùi Văn Chính, Bùi Thị Oanh và CS (2001), Thành phần và giá trịnh
dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam, Viện chăn nuôi
Quốc gia, bản N NXBNN, Hà Nội, tr 150-167.
4. Lê Xuân Cương (1986), Nâng suất sinh sản của lợn nái, Nhà xuất bản
Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, Tr21- 208.
5. Lê Đình Cường, Lương Tất Nhợ, Đỗ Trung Dũng, Nguyễn Mạnh Thành và
CTV (2004), Báo cáo, Một số đặc điểm của giống lợn Mường Khương.
6. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ, Nguyễn Văn Thưởng (1995), Kỹ thuật nuôi
lợn thịt lớn nhanh nhiều nạc, NXBNN, Hà Nội,Tr11 - 37.
7. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (1996), Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái mắn đẻ
sai con, NXBNN, Hà Nội, Tr35 - 51.
8. Trần Văn Đo, Báo cáo tóm tắt khả năng sinh trưởng phát triển của giống
lợn Vân Pa ở tỉnh Quảng Trị.
9. Nguyễn Văn Đức, Giang Hồng Tuyến, Đoàn Công Tuân (2002), Một số đặc
điểm cơ bản của giống lợn Táp Ná, Bộ môn di truyền giống vật nuôi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
10. Dwane R.Zimmerman, e.dale purkhuer, jackw parkar (1996), Quản lý
lợn cái và lợn thịt hậu bị sinh sản để có hiệu quả, Pork industry
Hanbook, Hà Nội, Tr185 - 190.
11. Erick R. Cleveland, William T.Ahlsch wede, Charlesj. Christians,
Rodgek. Johnson, Allanp. Schinckel (1996), các nguyên lý di
truyền và áp dụng. Pork industry Handbook, Hà Nội, Tr120.
12. Hoàng Gián và CTV (1985), Kết quả nghiên cứu lai kinh tế lợn Edel,
Cornwall với lợn Lang Hồng, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa
học và kỹ thuật nông nghiệp (1981 - 1985), NXBNN, Hà Nội, Tr70.
13. Trần Quang Hân (2004), Một số kiểu hình di truyền các tính trạng năng
suất sinh sinh sản lợn nái Trắng Phú Khánh, Tạp chí Khoa học
công nghệ & Phát triển Nông thôn, số 2.
14. Trần Quang Hân (2005), Khả năng sản xuất của lợn nuôi trong nông hộ
ở huyện Cư Jut, Cư M’Gar và thành phố Buôn Ma Thuột,tỉnh
Đaklak, tạp chí chăn nuôi số 1, Tr10.
15. Trần Quang Hân, Cù Xuân Dần, Nguyễn Văn Thiện (1996), Khả năng
sinh trưởng, Năng suất và phẩm chất của lợn Trắng Phú Khánh,
Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1994 - 1995,
NXBNN, Hà Nội, Tr22.
16. J. F. Lasley (1974), Di truyền học ứng dụng và cải tạo giống gia súc,
Nguyễn Phúc Giác Hải dịch - NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
17. Lê Thanh Hải, Chế Quang Tuyến, Phan Xuân Giáp (1997), Những Vấn
đề kỹ thuật và quản lý trong sản xuất lợn hướng nạc, NXBNN,
Thành phố Hồ Chí Minh, Tr5 -9.
18. Hội nghị tổng kết công tác nghiên cứu khoa học (1985), Kết quả nghiên
cứu khoa học kỹ thuật, Viện Chăn Nuôi, Tr5 - 13.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
19. Hội Chăn nuôi Việt Nam (2006), Cẩm nang chăn nuôi lợn, NXBNN,
Hà Nội, Tr35 - 64.
20. Đặng Hữu Lanh, Trần Đình Miên, Trần Đình Trọng (1999), Cơ sở di
truyền chọn giống vật nuôi, NXBGD, Tr87.
21. Lawrence evans, Jack britt, clyde kirbride, donlevis (1996), Giải quyết
các tồn tại sinh sản của lợn pork industry Hand book, Hà Nội,
Tr195 - 200.
22. Trương Lăng (1996), Nuôi lợn gia đình, NXBNN, Hà Nội, Tr5 - 41.
23. Trương Lăng (1997), sổ tay nuôi lợn, NXB Thanh Hoá. tr.148.
24. Trương Lăng, Nguyễn Văn Thiện (1995), Sổ tay chăn nuôi lợn, gà chó,
chim cảnh ở gia đình, NXBNN, Hà Nội, 1995.
25. Đinh Hồng Luận và CTV (1985), Hiệu quả kinh tế các giống lợn Đại Bạch,
Duroc, Landrace Cu Ba với lợn Ỉ và móng Cái, Tuyển tập “Công trình
nghiên cứu khoa học và kỹ thuật nông nghiệp (1981-1985)”, NXBNN,
Hà Nội, Tr58.
26. Đỗ Ngọc Liên (1999), Miễn dịch cơ sở, NXB Đại học Quốc gia, Hà
Nội, tr14.
27. Lê Viết Ly (1999), Bảo tồn quỹ gen lợn Lang Hồng, lợn trắng Phú
Khánh, Chuyên khảo Bảo tồn guồn gen vật nuôi Việt Nam - Tập I -
Phần gia súc, Bộ khoa học Công Nghệ và Môi Trường, bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, Viện Chăn Nuôi, Tr47 - 63.
28. Kiều Minh Lực và Jirawit Rachatanan (2005), Ảnh hưởng của tuổi phối
giống đậu thai lần đầu đến số con sinh ra còn sống trong sản xuất
của nái lợn, chăn nuôi số 5 - 2005.
ch="%20ảnh% 20 hưởng%20của%20tuổi%20phối%20giống%đậu%20thai"
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
29. Trần Đình Miên, Nguyễn Hải Quân, Vũ Kính Trực (1975), Chọn giống
và nhân giống gia súc, Giáo trình giảng dạy ở các trường Đại học
Nông nghiệp, NXBNN, tr48-127.
30. Trần Đình Miên (1985), Kết quả nghiên cứu lai lợn Lang Hồng và lợn
Landrac, Tuyển tập “Công trình nghiên cứu khoa học và kỹ thuật
nông nghiệp ( 1981 - 1985 ), NXBNN, Hà Nội, Tr65.
31. Trần Đình Miên, Phan Cự Nhân, Nguyễn Văn Thiện, Trịnh Đình Đạt
(1994), Di truyền học động vật, Giáo trình cao học Nông nghiệp,
Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam, NXBNN.
32. Nguyễn Thị Minh (2001), Nghiên cứu một số tính năng sản xuất và chỉ
tiêu sinh lý sinh hoá máu trong việc bảo tồn dòng vịt cỏ màu cánh
xẻ, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, tr18-26.
33. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),
Giáo trình chăn nuôi lợn, NXBNN, Tr11- 58.
34. Nguyễn Hải Quân và Nguyễn Thiện (1977), Giáo trình thực hành chọn
giống và nhân giống gia súc, NXBNN, Hà Nội, Tr12 - 24.
35. Nguyễn Khánh Quắc, Từ Quang Hiển, Nguyễn Quang Tuyên, Trần Văn
Phùng (1995), Giáo Trình chăn nuôi lợn, Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Tr1 - 134.
36. Số liệu thống kê (2007), Phòng kinh tế huyện Mường Khương tỉnh
Lào Cai.
37. Đỗ Xuân Tăng, Nguyễn Như Cương (1994), Kết quả bước đầu giữ quỹ
gen lợn Ỉ Thanh Hoá, Kết quả nghiên cứu bảo tồn gen vật nuôi ở
Việt Nam, NXBNN, Hà Nội, Tr21 - 29.
38. Võ Trọng Thành (2007), Làm thế nào để đạt mục tiêu 30 lợn
con/nái/năm (Trường ĐHNNI Hà Nội) - Tạp chí chăn nuôi 6 - 07.
&search=xx_search_xx.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
94
39. Phan Đình Thắm (1996), Giáo trình chăn nuôi lợn cao học, Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, tr13 - 30.
40. Hàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006), Giáo trình sinh lý học động vật
nuôi, NXBNN, tr 23 - 72.
41. Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993), Thụ tinh nhân tạo lợn, NXBNN,
Hà Nội, Tr42 - 158.
42. Nguyễn Thiện, Phan Dịch Lân, Hoàng Văn Tiến, Võ Trọng Hốt, Phạm Sỹ
Lăng (1996), Chăn nuôi gia đình và trang trại, NXBNN, Hà Nội,
Tr10 - 2005.
43. Nguyễn Thiện, Phùng Thị Vân, Nguyễn Khánh Quắc, Phạm Hữu Doanh,
Phạm Nhật Lệ và CTV (1996), Kết quả nghiên cứu công thức lai giữa
lợn ngoại và lợn Việt Nam, Tuyển tập “Công trình nghiên cứu khoa
học kỹ thuật chăn nuôi 1969 - 1995”, NXBNN, Hà Nội, Tr13 - 21
44. Nguyễn Văn Thiện, Phùng Thị Vân, Phạm Nhật Lệ, Phạm Hữu Doanh,
Nguyễn Nghi và CTV(1994), Kết quả nghiên cứu công thức lai
kinh tế lợn đạt tỷ lệ nạc trên 45%, Công trình nghiên cứu khoa học
kỹ thuật chăn nuôi (1991 - 1992), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà
Nội, Tr168.
45. Nguyễn Thiện, Võ Trọng Hốt, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan
(1998), Giáo trình chăn nuôi lợn sau đại học, NXBNN, Hà Nội,
Tr1-117.
46. Nguyễn Thiện (2002), Kết quả nghiên cứu và phát triển lợn lai có nâng
suất và chất lượng cao ở Việt Nam, Viện Chăn Nuôi 50 năm xây
dựng và phát triển NXBNN.
47. Nguyễn Thiện, Trần Đình Miên, Võ Trọng Hốt (2005), con lợn ở Việt
Nam, NXBNN, Hà Nội, tr 215 - 615.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
95
48. Trịnh Văn Thịnh (1978), Sổ tay chăn nuôi thú y, NXBNN, Hà Nội, 1978.
49. Nguyễn Xuân Tịnh và nhiều tác giả (1996), Giáo trình Sinh lý gia súc,
NXBNN, Hà Nội, Tr46 - 257.
50. Tổng quan về huyện Mường Khương (2005)
51. Vũ Kính Trực (1994), Cơ chế di truyền về khả năng sinh sản cao “ Đẻ
sai con của lợn”, vị trí và choc năng của giống lợn Móng Cái, Tạp
chí Chăn nuôi, số 1, Tr14 - 16.
52. Vũ Kính Trực (1995), Tổng hợp một số thông tin khoa học kỹ thuật và
một số bài phát biểu về chăn nuôi, Tr27 - 29.
53. Trần Văn Tường và Nguyễn Quang Tuyên (2000), Giáo trình Chăn
nuôi đại cương, NXBNN, Hà Nội, Tr68 - 88.
54. Trần Thanh Vân, Đinh Thu Hà (2005), Khảo sát một số chỉ tiêu sản
xuất của lợn Mẹo nuôi tại huyện Phù Yên Sơn La, Tạp chí chăn
nuôi số 1 - 2005.
1&search="%20lợn%20 mẹo"
55. John R.Diehl, James R. D anion, Leif H.Thompson, Quản lý lợn nái và
lợn cái hậu bị để sinh sản có hậu quả.
56. Willian T.Ahlschwede, Charles J.Christians, Rodge K.Johnson,
O.W.Robison (1996), Các hệ thống lai trong chăn nuôi lợn thương
phẩm. Pork industry handbook, Hà Nội, Tr141.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
96
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ LỢN MK, LỢN THÍ NGHIỆM
VÀ ẢNH MỔ KHẢO SÁT LỢN THỊT
Lợn đực giống MK Lợn nái sinh sản MK
Lợn MK lô thí nghiệm lúc 7 TT Lợn MK lô đối chứng 7 TT
Lợn thịt lô đối chứng Lợn thịt lô thí nghiệm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc250.pdf