MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khoai tây (Solanum tuberosum L.) là cây lương thực, thực phẩm giá trị được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Củ khoai tây chứa trung bình 25% chất khô, trong đó các chất dinh dưỡng quan trọng như: Tinh bột 80- 85%, protein 3%, nhiều loại vitamin A, B1, C, B6, PP [40]. Với giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, khoai tây là một trong bốn cây lương thực quan trọng xếp sau lúa, ngô và khoai lang [7]. Ở Việt Nam, khoai tây là cây vụ đông quan trọng trong công thức luân canh lúa xuân- lúa mùa sớm- khoai tây [9]. Với điều kiện khí hậu trong vụ đông ở đồng bằng sông Hồng, cây khoai tây là cây trồng thích hợp đem lại giá trị kinh tế cao.
Trên thực tế, sản xuất khoai tây nước ta gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong công tác giống, dẫn đến năng suất và diện tích trồng hàng năm thấp và không ổn định. Việt Nam phải nhập 70%-75% nguồn giống từ Trung Quốc,
15% nguồn giống từ châu Âu, 15% giống sản xuất trong nước [5]. Giống sản xuất trong nước chủ yếu là theo phương thức tự để, củ giống dễ bị thoái hoá, tăng tỉ lệ nhiễm bệnh, đặc biệt là virus, làm yếu dần tính chống chịu của khoai tây qua sinh sản vô tính [4]. Nhập khẩu một lượng lớn khoai tây thịt giá rẻ từ Trung Quốc làm giống sẽ lan truyền nhiều loại sâu bệnh nguy hại cho môi trường. Nguồn giống từ châu Âu cho chất lượng tốt nhưng giá giống đắt làm hạn chế đến hiệu quả kinh tế. Khoai tây là loại cây trồng có khả năng cho năng suất cao, ở các ruộng thâm canh của nhiều nước năng suất có thể đạt đến hàng trăm tấn củ/ha. Trong khi đó nước ta năng suất khoai tây chỉ đạt dưới 10 tấn/ha.
Trong hệ thống sản xuất khoai tây sạch bệnh thì việc sản xuất khoai tây củ bi có ý nghĩa rất lớn. Khoai tây củ bi mang đầy đủ đặc tính tốt của khoai tây bầu đất. Ngoài ra, người dân không phải gây giống cấp một mà vẫn đảm bảo được năng suất, nhất là sức chống chịu bệnh của giống.Việc bảo quản, vận chuyển dễ dàng, giá củ bi thấp hơn nhiều so với các củ giống lớn, như vậy giảm được vốn đầu tư ban đầu [12], [19].
Xuất phát từ thực tế trên, nhằm góp phần khắc phục khó khăn trong sản xuất củ khoai tây giống trong nước, chúng tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, hiệu quả tạo củ khoai tây bi in vitro và trồng thử nghiệm tại Thái Nguyên”.
Nguyễn Thị Thu Huyền
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 1
Chương 1. Tổng quan tài liệu . . 3
1.1. Giới thiệu chung về cây khoai tây . 3
1.2. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới và ở Việt Nam 9
1.3. Những nghiên cứu về giống 12
Chương 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 21
2.1. Vật liệu địa điểm và thời gian nghiên cứu 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu . 22
Chương 3. Kết quả nghiên cứu . 32
3.1. Hiệu quả tạo khoai tây củ bi in vitro, đặc điểm sinh lý và tính toán chi phí sản xuất khoai tây củ bi trong phòng thí nghiệm . 32
3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ chồi cấy đến hiệu quả tạo củ bi nuôi cấy in vitro 32
3.1.2. Ảnh hưởng của vị trí đoạn cắt đối với quá trình nuôi cấy in vitro . 34
3.1.3. Mức độ hao hụt củ bi trong bảo quản, thời gian ngủ và khả năng nảy mầm của khoai tây củ bi in vitro 37
3.1.4. Chi phí sản xuất khoai tây củ bi trong phòng thí nghiệm 39
3.2. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm ngoài đồng ruộng . 41
3.2.1. Điều kiện khí hậu, thời tiết của Thái Nguyên 41
3.2.2. Khả năng sinh trưởng và các yếu tố cấu thành năng suất của khoai tây trồng từ củ bi in vitro (vụ đông 2007) 43
3.2.3. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đối với khả năng sinh trưởng và các yếu
tố cấu thành năng suất của khoai tây trồng từ củ bi in vitro (vụ đông 2007) . 53
3.3. Kết quả đánh giá chất lượng khoai tây được trồng từ củ bi in vitro (vụ đông 2007) 55
3.3.1. Đánh giá chất lượng thông qua một số chỉ tiêu về hình thái . 55
3.3.2. Đánh giá chất lượng thông qua một số chỉ tiêu hoá sinh . 57
Kết luận và đề nghị 62
Tài liệu tham khảo . 64
Phụ lục .
83 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1973 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, hiệu quả tạo củ khoai tây bi in vitro và trồng thử nghiệm tại Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
kích thước quá nhỏ sẽ bị hao hụt nhiều khi bảo quản nên để tăng hiệu quả sử
dụng củ bi in vitro, trong quá trình tạo củ cần hạn chế sự xuất hiện củ có kích
thước quá nhỏ <0,5cm). Tỉ lệ củ bi không nảy mầm không chịu ảnh hưởng rõ
ràng của kích thước củ, tỉ lệ này dao động từ 8,45%- 10,22%.
a) Nảy mầm của củ bi có kích
thước <0,5cm (sau 50 ngày)
b)Nảy mầm của củ bi có kích
thước >0,5cm (sau 80 ngày)
c) Cây con mọc từ củ bi in
vitro (sau khi trồng 20 ngày)
Hình 3.4. Khả năng nảy mầm của củ bi in vitro
Theo nghiên cứu của chúng tôi, khoai tây bi có kích thước <0,5cm có thời
gian ngủ nghỉ ngắn hơn khoai tây củ bi có kích thước > 0,5cm. Giống Diamant
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
luôn có thời gian ngủ nghỉ dài hơn giống Solara ở những củ có kích thước
đường kính củ >0,5cm. Dựa vào kết quả của bảng 3.1 và bảng 3.4, chúng tôi
tính toán tỷ lệ củ thu được trong một bình tạo củ có thể sử dụng trồng ngoài
đồng ruộng từ 71,08% - 75,25%.
* Nhận xét: Sử dụng môi trường nuôi cấy đã được nghiên cứu [39] chúng tôi
nhận thấy:
- Hiệu quả nuôi cấy cao nhất ở mật độ chồi 14-15 chồi/bình tam giác
250ml và có thể sử dụng mọi vị trí đoạn cắt trên cây khoai tây in vitro.
- Giai đoạn nhân chồi: Với môi trường MS cơ bản + aga 1%+ saccharose
2% + NAA 0,2 mg/ + BAP 1,5 mg/l [39] và cấy với mật độ 14 – 15 chồi/bình,
thời gian cần thiết cho sự sinh trưởng của chồi là 2- 3 tuần.
- Giai đoạn tạo củ: Với môi trường MS cơ bản+ nước dừa 15%+
sacchaose 8%+ 9- 9,5 mg/l [39] và cấy với mật độ 15 chồi/bình thì thời gian
cần thiết cho thu hoạch củ bi từ 7- 8 tuần.
- Giai đoạn ngủ nghỉ: Với điều kiện bảo quản củ trong phòng tối nhiệt độ
phòng 270C
2
0C và củ được dải trên khay cát thì thời gian cho giai đoạn là
45- 85 ngày tuỳ thuộc vào từng giống và kích thước củ bi.
Như vậy, thời gian cho cả quy trình nuôi cấy in vitro để có củ giống trồng
ngoài đồng ruộng (từ giai đoạn nhân chồi đến hết giai đoạn ngủ của củ) là 15-
23 tuần tuỳ vào giống và kích thước củ bi.
3.1.4. Chi phí sản xuất khoai tây củ bi trong phòng thí nghiệm
3.1.4.1. Chi phí về hoá chất để sản xuất củ bi trong phòng thí nghiệm
(Tính cho 1lít môi trƣờng)
Để thấy được hiệu quả kinh tế của việc sản xuất củ giống khoai tây củ bi
so với sản xuất củ giống truyền thống, chúng tôi tính toán chi phí về hoá chất
của các khâu sản xuất củ giống trong phòng thí nghiệm. Căn cứ vào đơn giá và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
lượng hoá chất cần thiết chúng tôi tính toán chi phí cho 1 lít môi trường nhân
chồi và tạo củ bi in vitro.
Bảng 3.5. Chi phí về hoá chất dùng để sản xuất củ bi trong phòng thí nghiệm
Hoá chất Đơn giá
Chi phí cho 1 lít môi
trường nhân chồi
Chi phí cho 1 lít môi
trường tạo củ
Số lượng
Thành tiền
(đồng)
Số lượng
Thành tiền
(đồng)
NAA 100 đồng/mg 0,2mg 20 - -
BAP 800 đồng/mg 1,5mg 1200 9mg 7200
Aga 250 đồng/g 9g 2250 - -
Đường 12 đồng/g 30g 360 100g 1200
Tổng chi 3830 đồng/l 8400 đồng/l
Kết quả tính toán cho thấy, chi phí cho 1 lít môi trường nhân chồi là
3830 đồng, chi phí cho 1 lít môi trường tạo củ là 8400 đồng. Một lít môi
trường nhân chồi được sử dụng cho 30 bình nhân chồi, một lít môi trường tạo
củ được sử dụng cho 10 bình tạo củ. Tổng chi phí về hoá chất để tạo được 1
bình củ là 967,67 đồng.
3.1.4.2. Chi phí sản xuất giống khoai tây củ bi sử dụng trồng trên 100m2 đất
Trong quá trình bảo quản củ giống có hiện tượng hao hụt và một số củ
không nảy mầm sau thời gian ngủ nghỉ. Do vậy số củ bi sử dụng được để đưa
ra trồng ngoài đồng ruộng luôn ít hơn số củ thu hoạch trong phòng thí nghiệm.
Chúng tôi tính toán cụ thể số củ bi bị hao hụt trong bảo quản, số củ
không nảy mầm, số củ sử dụng được để trồng ngoài đồng ruộng trong tổng số
củ bi tạo ra từ một bình tạo củ in vitro (với mật độ cấy 14 - 15 chồi/bình). Nếu
đều trồng củ bi và củ truyền thống với mật độ 9 khóm/m2, không tính đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
nhân công và đầu tư về thiết bị, thì chi phí để sản suất khoai tây bi so với chi
phí khi trồng bằng củ giống truyền thống trên đơn vị diện tích 100m2 như sau:
Bảng 3.6. Chi phí về sản xuất giống khoai tây củ bi trong
phòng thí nghiệm trồng trên 100m2 đất
Giống
Số củ/
bình
Số củ bị hao hụt
do bảo quản,
không nảy
mầm/bình
Số củ sử
dụng
/bình
Số củ
cần cho
100m
2
đất
Số bình
tạo củ
cần cho
100m
2
đất
Chi phí về hóa
chất để sản
xuất củ bi trồng
trên 100m2
(đồng)
Solara 46,29 13,39 32,90 800 24,31 23 500
Diamant 45,25 11,19 34,05 800 23,49 22 700
Như vậy, chi phí ban đầu về nguồn giống khi sử dụng củ bi in vitro cho
100m
2
đất trồng là 22 700 đồng – 23 500 đồng. Trong khi đó nếu trồng bằng củ
truyền thống thì 100m2 cần ít nhất 12kg củ giống, với giá củ giống từ
10000đồng/kg – 12000đồng/kg, thì chi phí về giống trồng bằng củ truyền thống
tăng lên gấp 5 - 6 lần so với trồng bằng củ bi in vitro.
3.2. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm ngoài đồng ruộng
3.2.1. Điều kiện khí hậu, thời tiết của Thái Nguyên
Thái Nguyên là tỉnh miền núi, trung du, địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.
Khí hậu Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng đông bắc Việt
Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa đặc trưng: mùa đông lạnh giá, ít
mưa, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,20C, tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt
độ dao động 14-170C sau đó nhiệt độ tăng dần và cao nhất vào tháng 6,7,8
(khoảng 28- 290C). Như vậy, trồng khoai tây vụ đông ở Thái Nguyên vào
tháng 10 và thu hoạch vào tháng 1 năm sau là khá thuận lợi về yếu tố nhiệt độ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
cho sự sinh trưởng, phát triển thân lá ở giai đoạn đầu, giữa và cuối vụ thuận
lợi cho sự hình thành và phát triển của củ.
Lượng mưa trung bình hàng năm của Thái Nguyên thấp khoảng
119,3mm, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10. Như vậy, đối với khoai
tây trồng vụ đông tại Thái Nguyên, đầu vụ lượng mưa còn khá cao thuận lợi
cho sự phát triển của thân, lá. Thời kì hình thành và phát triển củ thường có
lượng mưa thấp nếu không tưới nước bổ sung thì năng suất khoai tây thấp.
Đồng thời, trong vụ đông, xuất hiện nhiều sương muối, tần suất cao vào cuối
tháng 12 và tháng 1 hàng năm, đây là một khó khăn lớn đối với trồng khoai
tây vụ đông ở Thái Nguyên.
0.0
50.0
100.0
150.0
200.0
250.0
300.0
350.0
400.0
450.0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Th¸ng
L•îng m•a (mm)
0.0
5.0
10.0
15.0
20.0
25.0
30.0 NhiÖt ®é (0C)
L•îng m•a
NhiÖt ®é
Hình 3.5. Diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trung bình
hàng năm của tỉnh Thái Nguyên
Theo số liệu của Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Thái Nguyên, thời
tiết vụ đông năm 2007 ở Thái Nguyên có sự khác biệt so với các năm về lượng
mưa. Lượng mưa rất thấp ngay ở đầu vụ, tháng 10 lượng mưa chỉ đạt 45,7mm
tháng 11 là 9,9mm. Đồng thời, sương muối bắt đầu xuất hiện nhiều vào giữa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
vụ, đây là những khó khăn lớn đối với trồng khoai tây trong vụ đông năm
2007 ở Thái Nguyên.
3.2.2. Khả năng sinh trƣởng và các yếu tố cấu thành năng suất của khoai
tây trồng từ củ bi (vụ đông 2007)
3.2.2.1. Khả năng sinh trƣởng của khoai tây trồng bằng củ bi in vitro (vụ
đông 2007 – trồng 20/10/2007)
Sau khi củ bi qua giai đoạn ngủ nghỉ, chúng tôi đưa ra trồng thử nghiệm
ngoài đồng ruộng. Khả năng sinh trưởng của khoai tây được đánh giá thông qua
các chỉ tiêu: Thời gian sinh trưởng, tỉ lệ khóm được thu hoạch, chiều cao cây,
đường kính thân, độ phủ luống… Sinh trưởng là cơ sở cho hình thành năng suất
sau này của cây. Các chỉ tiêu về sự sinh trưởng của khoai tây củ bi được trình bày
trong bảng 3.7.
Bảng 3.7. Khả năng sinh trưởng của khoai tây trồng bằng
củ bi in vitro (vụ đông 2007- trồng 20/10/2007)
Giống
TGST
(ngày)
Chiều cao cây (cm)
Đường kính
thân (cm)
Độ phủ luống (%) Số thân/khóm
X
± mx
% so
ĐC
Cv%
X
± mx
% so
ĐC
X
± mx
% so
ĐC
X
± mx
% so
ĐC
Solara
ĐC 85 60,21
0,27 100 2,78 0,95
0,02 100 94,42
0,21 100 3,18
0,10 100
TN 95 41,54
0,18 68,99 2,75 0,80
0,01 84,21 60,61
0,05 64,19 1,20
0,06 37,74
Diamant
ĐC 90 59,08
0,20 100 2,07 0,97
0,01 100 97,14
0,13 100 3,48
0,11 100
TN 95 40,03
0,17 67,76 2,59 0,81
0,01 83,51 61,02
0,06 62,82 1,16
0,06 32,40
TGST: thời gian sinh trưởng; ĐC: trồng bằng củ truyền thống; TN: trồng bằng củ bi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Thời gian sinh trưởng của cây khoai tây trồng từ củ bi (TN) dài hơn
so với đối chứng (ĐC) từ 5- 10 ngày. Cây khoai tây trồng từ củ bi của
giống Solara sinh trưởng dài hơn ĐC 10 ngày, cây khoai tây trồng từ củ bi
giống Diamant sinh trưởng dài hơn ĐC 5 ngày.
Sau 80 ngày trồng, tất cả các chỉ tiêu sinh trưởng của cây khoai tây
trồng từ củ bi đều thấp hơn đối chứng. Chiều cao cây của cây khoai tây thí
nghiệm (trồng từ củ bi) thấp hơn ĐC (trồng bằng củ truyền thống). Cây
Solara thí nghiệm chiều cao đạt 41,54cm, cây ĐC đạt 60,21cm (cây thí
nghiệm thấp hơn so với ĐC 18,67cm), cây Diamant thí nghiệm thấp hơn
19,05 cm so với ĐC tương ứng.
Đường kính thân của các cây thí nghiệm dao động từ 0,80- 0,81cm,
đạt >80% so với đường kính của cây ĐC.
Độ phủ luống của cây thí nghiệm chỉ đạt từ 62,82% - 64,19% so với
ĐC. Cây trồng từ củ bi thường chỉ đạt 1-2 thân/khóm, trong khi đó ĐC đều
có số thân/khóm, số lá và chiều cao cây cao hơn các cây thí nghiệm ở cùng
thời điểm.
* Động thái tăng trưởng chiều cao cây:
Để đánh giá được tốc độ tăng chiều cao cây khoai tây trồng từ củ bi in
vitro trong từng thời kì chúng tôi tiến hành đo chiều cao thân chính vào các
thời điểm 30, 45, 60 ngày sau trồng và khi thu hoạch.
Chiều cao cây là một trong những tính trạng phản ánh khả năng sinh
trưởng, phát triển của cây. Chiều cao cây thể hiện một trong các đặc điểm hình
thái của giống. Ngay trong cùng một giống, trong từng thời kỳ khác nhau, tốc
độ vươn cao của thân cũng khác nhau. Sự tăng trưởng về chiều cao thân là do
đồng thời 2 quá trình biến đổi sinh lý diễn ra là sinh trưởng của tế bào và phân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
chia tế bào ở đỉnh sinh trưởng. Sự tăng trưởng chiều cao cây phụ thuộc vào
yếu tố môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, các biện pháp kỹ thuật…
Theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây giúp chúng ta thấy được
khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống, khả năng thích ứng với điều
kiện ngoại cảnh trong từng giai đoạn nhất định.
Bảng 3.8 và hình 3.6 cho thấy động thái tăng trưởng về chiều cao cây
khoai tây trồng từ củ bi in vitro.
Bảng 3.8. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của khoai tây trồng
từ củ bi in vitro (vụ đông 2007- trồng 20/10/2007)
Giống
30 ngày
Sau trồng
45 ngày
sau trồng
60 ngày
sau trồng
Thu hoạch
X
a
X
a
X
a
X
a
Solara ĐC 22,05 0,74 41,5 1,30 54,58 0,87 60,21 0,23
TN 10,05 0,33 20,02 0,66 32,45 0,83 41,54 0,26
Diaman
t
ĐC 20,82 0,69 40,66 1,32 53,86 0,88 59,08 0,18
TN 8,90 0,30 19,55 0,71 32,15 0,84 40,03 0,23
Ghi chú: a. Tốc độ tăng chiều cao cây (cm/cây/ngày)
X
. Chiều cao cây trung bình (cm/cây)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
0
10
20
30
40
50
60
70
30 ngày 45 ngày 60 ngày thu hoạch
Ngày sau trồng
Ch
iề
u
ca
o
câ
y
(c
m
)
Solara ĐC
Solara TN
Diamant ĐC
Diamant TN
Hình 3.6. Tăng trưởng chiều cao cây của khoai tây trồng từ củ bi
Cây thí nghiệm và cây ĐC có tốc độ tăng trưởng về chiều cao khác
nhau ở từng giai đoạn sinh trưởng. Đối với các cây ĐC, tốc độ tăng trưởng
chiều cao cây tăng dần từ khi trồng đến 45 ngày sau trồng, cao nhất là ở giai
đoạn từ 30- 45 ngày. Tốc độ tăng chiều cao giảm dần từ 45 ngày sau trồng đến
khi thu hoạch. Đối với cây thí nghiệm, tốc độ tăng chiều cao tăng dần từ khi
trồng đến 60 ngày sau trồng, đặc biệt giai đoạn 45- 60 ngày tốc độ tăng cao
nhất (Solara:0,83; Diamant: 0,84cm/cây/ngày), sau 60 ngày tốc độ tăng giảm
đến khi thu hoạch. Giai đoạn đầu tốc độ tăng của cây thí nghiệm thấp hơn rất
nhiều so với ĐC (tốc độ tăng chiều cao của cây Solara TN chỉ bằng 44,6%
ĐC, cây Diamant TN chỉ bằng 43,5% ĐC). Ở giai đoạn từ 45- 60 ngày sau
trồng, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây thí nghiệm tương đương với ĐC. Giai
đoạn 60 ngày đến thu hoạch, tốc độ tăng trưởng chiều cao các cây thí nghiệm
cao hơn ĐC. Theo nhận xét của chúng tôi, giai đoạn sinh trưởng đầu cây thí
nghiệm nhận chất dinh dưỡng từ củ nuôi cây rất ít do củ bi có kích thước nhỏ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
trong khi đó trồng bằng củ truyền thống, củ lớn hơn nhiều nên cây được cung
cấp dinh dưỡng đầy đủ, nên các chỉ tiêu sinh trưởng như chiều cao cây, diện
tích lá, đường kính thân của cây ĐC gia tăng mạnh mẽ hơn cây TN. Ở các giai
đoạn sau, cây thí nghiệm đạt tốc độ tăng trưởng tương đương cây ĐC.
* Động thái tăng trưởng số lá/thân chính, đường kính thân và số thân
chính/khóm:
Để đánh giá tốc độ mập của thân cây, sự tăng trưởng số lá/cây và số
thân/khóm của cây khoai tây trồng từ củ bi in vitro trong từng thời kì chúng
tôi tiến hành đo đường kính thân ở vị trí to nhất của thân chính, đếm số
lá/thân chính và số thân/khóm vào các thời điểm 30, 45, 60 ngày sau trồng
và khi thu hoạch.
Bảng 3.9. Động thái tăng trưởng số lá/thân, đường kính thân và số thân/khóm
của cây khoai tây trồng từ củ bi in vitro
Chỉ tiêu Giống
30 ngày
sau trồng
45 ngày
sau trồng
60 ngày
sau trồng
Thu
hoạch
Số lá/thân chính
Solara ĐC 10,20 16,25 20,50 22,80
TN 7,00 10,05 14,50 16,80
Diamant ĐC 10,50 16,50 20,00 23,20
TN 6,25 9,80 15,00 17,00
Đường kính thân
(cm)
Solara ĐC 0,80 0,93 0,95 0,91
TN 0,30 0,52 0,80 0,75
Diamant ĐC 0,80 0,94 0,97 0,93
TN 0,31 0,52 0,81 0,75
Số thân/khóm
Solara ĐC 3,01 3,18 3,18 3,18
TN 1,18 1,20 1,20 1,20
Diamant ĐC 3,48 3,48 3,48 3,48
TN 1,16 1,16 1,16 1,16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
0
5
10
15
20
25
30 ngày 45 ngày 60 ngày Thu hoạch
Ngày sau trồng
Số
lá
/th
ân
ch
ính SolaraĐC
Solara TN
Diamant ĐC
Diamant TN
Hình 3.7. Tăng trưởng số lá của cây khoai tây trồng từ củ bi
Song song với quá trình tăng trưởng về chiều cao là sự tăng lên về số lá.
Bộ lá với chức năng quang hợp, tạo ra hợp chất hữu cơ nuôi cây và tạo năng
suất vì thế chỉ tiêu tốc độ ra lá đã giúp chúng ta gián tiếp biết được khả năng
cho năng suất, đồng thời khi quan sát sự tăng trưởng về số lá cũng cho ta biết
được giai đoạn sinh trưởng mạnh nhất của giống khoai tây, qua đó có thể tác
động biện pháp kỹ thuật phù hợp.
Kết quả bảng 3.9 và hình 3.7 cho thấy, sự tăng trưởng số lá của các cây
thí nghiệm và ĐC. Do chiều cao cây khoai tây trồng từ củ bi thấp hơn ĐC nên
khoai tây trồng từ củ bi luôn có số lá trung bình/thân ít hơn ĐC ở tất cả các
giai đoạn sinh trưởng của cây. Ở giai đoạn 30 ngày sau trồng, cây ĐC đã có
10,2-10,5 lá/cây trong khi đó cây thí nghiệm mới bắt đầu có sự tăng trưởng về
bộ lá (6,25- 7 lá/cây). Bộ lá của cây thí nghiêm và ĐC tăng trưởng dần ở giai
đoạn 30-60 ngày và đều tăng chậm lại ở giai đoạn sau 60 ngày đến thu hoạch.
Bộ lá sinh trưởng tối đa của các cây thí nghiệm là 16,8- 17 lá/cây, của cây
Solara ĐC là 22,8 lá/cây; cây Diamant ĐC là 23,2 lá/thân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
Đường kính thân cây là một yếu tố biểu hiện sự sinh trưởng của cây có
tốt hay không. Thân cây khoẻ, mập, không có biểu hiện vống đổ chứng tỏ sự
sinh trưởng mạnh mẽ của cơ quan sinh dưỡng trên mặt đất, đồng thời tạo điều
kiện thuận lợi cho sự vận chuyển và tích luỹ sản phẩm đồng hoá sau này [33].
Kết quả bảng 3.9 cho thấy, các cây thí nghiệm có đường kính thân cây nhỏ
hơn ĐC ở các giai đoạn sinh trưởng, đặc biệt là ở giai đoạn đầu (30 ngày sau
trồng) đường kính thân của các cây thí nghiệm chỉ bằng 38% so với ĐC. Sự
tăng trưởng đường kính thân của cây thí nghiệm và ĐC đều tăng dần và đạt
cực đại ở giai đoạn 60 ngày sau trồng, lúc này đường kính thân của các cây thí
nghiệm đạt 84% so với ĐC. Các cây thí nghiệm và ĐC đều có đường kính
thân giảm vào lúc thu hoạch củ.
Các nhà nghiên cứu về kỹ thuật trồng khoai tây đều cho rằng, năng suất
khoai tây phụ thuộc vào số củ và trọng lượng củ sản sinh ra trên một đơn vị diện
tích. Cả 2 yếu tố này phụ thuộc rất nhiều vào số thân chính / khóm [41].
Thông thường đối với cây khoai tây, số thân/khóm có tương quan tỉ lệ thuận
với số củ hình thành sau này. Vì vậy, thông qua số thân/khóm ta có thể dự
đoán được khả năng cho củ của cây. Đây là một trong những chỉ tiêu quan
trọng đánh giá khả năng cho năng suất của các giống khoai tây. Chúng tôi đã
tiến hành theo dõi sự tăng trưởng số thân/khóm của khoai tây củ bi và thấy
rằng, các giống củ bi có số thân/khóm rất thấp. Do kích thước củ bé nên số
mầm/củ chỉ từ 1-2 mầm, trong khi đó giống truyền thống củ lớn hơn nhiều nên
số thân/khóm dao động từ 3,18- 3,48 thân.
3.2.2.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và sự phân cấp cỡ củ sau thu hoạch
của khoai tây trồng từ củ bi in vitro (vụ đông 2007 - trồng 20/10/2007)
Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất là các chỉ tiêu quan trọng nhất
để đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất đối với cây trồng nói chung, cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
khoai tây nói riêng. Năng suất khoai tây phụ thuộc trực tiếp vào những yếu tố
cấu thành năng suất như: Số củ/khóm, kích thước củ, khối lượng củ, tỉ lệ củ
tương phẩm…và chịu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh tác động đến
như: Điều kiện khí hậu thời tiết, chế độ chăm sóc, kỹ thuật canh tác. Sau khi
nghiên cứu khả năng sinh trưởng của khoai tây trồng từ củ bi chúng tôi tiếp
tục theo dõi và tính toán các yếu tố cấu thành năng suất của khoai tây trồng từ
củ bi. Các thí nghiệm được chúng tôi tiến hành trong cùng một điều kiện tự
nhiên, kỹ thuật canh tác và cùng một chế độ chăm sóc.
Bảng 3.10. Các yếu tố cấu thành năng suất khoai tây trồng bằng củ bi nuôi cấy
in vitro (vụ đông 2007- trồng 20/10/2007)
Giống
Tỉ lệ khóm
được thu hoạch
(%)
Số củ/khóm
Khối lượng củ/khóm
(gam)
Tỉ lệ củ thương
phẩm (%)
X
± mx
% so
ĐC
X
± mx
% so
ĐC
X
± mx
% so
ĐC
X
± mx
% so
ĐC
Solara ĐC 97,5 100 6,39
0,38 100 240,11
9,13 100 51,70 100
TN 97,00 99,5 5,02
0,20 78,56 150,54
4,50 62,70 45,02 87,08
Diamant ĐC 100 100 6,67
0,40 100 258,46
11,75 100 52,44 100
TN 95,00 95,0 5,11
0,25 76,61 161,24
5,69 62,38 44,26 84,40
Kết quả bảng 3.10 cho thấy, các yếu tố cấu thành năng suất của khoai
tây củ bi thấp hơn so với ĐC trồng từ củ truyền thống.
Tỉ lệ khóm được thu hoạch của khoai tây trồng từ củ bi thấp hơn ĐC
không đáng kể. Khoai tây trồng từ củ bi giống Solara có tỉ lệ khóm được thu
hoạch thấp hơn ĐC 0,5%, trồng từ củ bi giống Diamant thấp hơn ĐC 5%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
Cây thí nghiệm có số củ/khóm thấp hơn ĐC tương ứng, cây củ bi của
giống Solara thấp hơn ĐC 1,37 củ/khóm, cây củ bi của giống Diamant thấp
hơn ĐC 1,56 củ/khóm. Vì vậy khối lượng củ/khóm của các khoai tây trồng từ
củ bi đều thấp hơn ĐC. Khối lượng củ/khóm của cây thí nghiệm giống Solara
bằng 62,70% so với ĐC, khối lượng củ/khóm của cây thí nghiệm giống
Diamant bằng 62,38% so với ĐC. Tuy nhiên, củ của cây thí nghiệm có độ
đồng đều khá cao, điều đó được thể hiện bởi tỉ lệ củ thương phẩm của cây thí
nghiệm tương đương so với ĐC, mặc dù khối lượng củ/khóm của chúng chỉ
đạt khoảng 62%- 63% nhưng tỉ lệ củ thương phẩm đạt 84-87% so với ĐC.
Củ giống Diamant ĐC
Củ bi in vitro giống Diamant
Củ giống Solara ĐC
Củ bi in vitro giống Solara
Hình 3.8. Kích thước củ giống của khoai tây củ bi và ĐC
So sánh về củ giống của khoai tây củ bi và ĐC cho thấy, củ ĐC có kích
thước lớn hơn nhiều so với củ bi. Chúng tôi đã sử dụng củ ĐC có đường kính
trung bình từ 3- 4cm, khối lượng 30-60 gam/củ, trong khi đó các củ bi chỉ với
đường kính 0,5- 1,2cm và khối lượng chỉ khoảng 15-20gam/100củ. Với kích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
thước củ lớn, chất dự trữ trong củ nhiều, mầm to khoẻ, trồng bằng củ ĐC có
lợi thế về sinh trưởng của cây và năng suất củ sau này hơn nhiều so với khoai
tây được trồng từ củ bi. Kết quả thực nghiệm cho thấy, các chỉ tiêu về sinh
trưởng của cây và yếu tố cấu thành năng suất của khoai tây trồng từ củ bi thấp
hơn ĐC, tuy nhiên mức độ chênh lệch không quá lớn so với sự chênh lệch về
kích thước của củ giống.
* Phân cấp cỡ củ thu hoạch của khoai tây trồng từ củ bi in vitro (vụ đông 2007-
trồng 20/10/2007)
Để thấy được rõ hơn mức độ đồng đều của củ khoai tây sau thu hoạch
chúng tôi tiến hành phân loại kích thước củ sau thu hoạch ở từng giống.
Theo điều tra của Đỗ Thị Kim Chung, 2003 [5] cho biết, thị hiếu của người tiêu
dùng Việt Nam đối với khoai tây để ăn tươi: Có 68% trong số họ ưa dùng cỡ củ
trung bình, 22% ưa thích cỡ củ to và chỉ có 9,8% ưa thích cỡ củ nhỏ.
Bảng 3.11. Phân loại kích cỡ củ khoai tây sau thu hoạch theo đường kính
Giống
% các cỡ củ thu hoạch
>5cm 4- 5cm 3- 4cm 2- 3cm <2cm
Solara
ĐC 6,00 17,80 24,40 27,35 24,45
TN 0 8,50 28,55 33,75 29,20
Diamant
ĐC 8,5 19,40 23,05 25,00 26,05
TN 0 9,20 29,85 33,80 27,15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
0
5
10
15
20
25
30
35
40
Solara ĐC Solara TN Diamant ĐC Diamant TN
Giống
Tỉ
lệ
cá
c c
ỡ c
ủ (
%) >5cm
4- 5cm
3- 4cm
2- 3cm
<2cm
Hình 3.9. Tỉ lệ các cỡ củ thu hoạch từ cây khoai tây trồng bằng củ bi
Kết quả bảng 3.11 và hình 3.9 cho thấy, củ của cây thí nghiệm và ĐC
có sự phân cấp kích thước rất khác nhau. Tỉ lệ củ có đường kính >5cm chỉ
có ở cây ĐC (giống Diamant ĐC chiếm 8,5%, giống Solara ĐC 6%). Tỉ lệ
củ có đường kính 4-5cm ở cây ĐC cao hơn cây thí nghiệm. Tỉ lệ củ ở
đường kính từ 2-4cm ở cây thí nghiệm cao hơn so với ĐC.
Đường kính củ khoai tây <2cm là quá nhỏ, không có lợi cho sản
xuất. Các giống ĐC và thí nghiệm có tỉ lệ cỡ củ <2cm là tương đương
nhau, dao động từ 24,45% - 29,2%. Như vậy, khoai tây trồng từ củ bi
mặc dù tỉ lệ củ có đường kính >4cm thấp, chỉ bằng 33%- 35,7% so với
ĐC, nhưng kích thước củ tương đối đồng đều, chủ yếu tập trung ở củ có
đường kính trung bình từ 2-4cm (62,3% đối với cây Solara TN; 63,60%
đối với cây Diamant TN).
3.2.3. Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đối với khả năng sinh trƣởng và các yếu
tố cấu thành năng suất của khoai tây trồng từ củ bi in vitro (Vụ đồng 2007)
Chúng tôi đã tiến hành trồng khoai tây củ bi ở các thời điểm khác nhau để
xác định thời điểm trồng thích hợp cho khả năng sinh trưởng, phát triển và các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
yếu tố cấu thành năng suất tốt nhất đối với khoai tây củ bi. Kết quả thu được ở
bảng 3.12 và 3.13.
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đối với khả năng sinh trưởng của
khoai tây trồng bằng củ bi in vitro
Thời
gian
trồng
Giống
TGST
(ngày)
Chiều cao cây
(cm)
Đường kính thân
chính (cm)
Độ phủ luống
(%)
X
± mx
% so với
vụ đầu
X
± mx
% so với
vụ đầu
X
± mx
20/ 10
Solara 95 41,54
0,18 100 0,80
0,01 100 60,61
0,05
Diamant 95 40,03
0,17 100 0,81
0,01 100 61,02
0,06
27/ 11
Solara 95 33,13
0,22 79,75 0,58
0,05 72,50 50,10
0,11
Diamant 95 30,10
0,18 75,19 0,58
0,03 71,60 49,5
0,08
10/ 12
Solara 100 31,50
0,13 75,83 0,43
0,02 53,75 47,25
0,22
Diamant 95 30,01
0,21 74,97 0,45
0,00 55,56 48,05
0,14
* Vụ đầu: Trồng vào 20/10/2007; TGST: Thời gian sinh trưởng
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đối với các yếu tố
cấu thành năng suất của khoai tây trồng từ củ bi in vitro
Thời
gian
trồng
Giống
Tỉ lệ khóm được
thu hoạch (%)
Số lượng củ/khóm
Khối lượng củ/khóm
(gam)
Tỉ lệ củ thương
phẩm (%)
X
± mx
% so
với vụ
đầu
X
± mx
% so
với vụ
đầu
X
± mx
% so
với vụ
đầu
X
± mx
% so với
vụ đầu
20/ 10
Solara 97,00 100 5,02
0,20 100 150,54
4,50 100 45,02 100
Diamant 95,00 100 5,11
0,25 100 161,24
5,69 100 44,26 100
27/ 11
Solara 100 103,09 5,35
0,12 106,57 129,50
0,08 86,02 30,40 67,53
Diamant 97,00 102,11 5,21
0,15 102,16 132,20
0,03 81,99 29,28 66,15
10/ 12
Solara 97,00 100,0 5,42
0,09 107,97 115,50
0,1 76,72 22,15 49,20
Diamant 96,00 101,05 5,20
0,15 101,96 105,80
0,15 65,62 23,20 52,42
* Vụ đầu trồng vào 20/10/2007
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
Số liệu bảng 3.12 cho thấy, thời gian sinh trưởng của khoai tây củ bi ở
các thời điểm khác nhau dao động trong khoảng 95-100 ngày. Chỉ tiêu về sinh
trưởng của khoai tây chịu ảnh hưởng mạnh của thời gian trồng. Trồng khoai
tây vào 20/10 cho các chỉ tiêu sinh trưởng về chiều cao cây, đường kính thân,
độ phủ luống là cao nhất, các thời điểm trồng muộn hơn các chỉ tiêu đều có
chiều hướng giảm dần.
Số liệu bảng 3.13 cho thấy, tỉ lệ khóm được thu hoạch và số lượng củ/khóm
không chịu ảnh hưởng của thời gian trồng nhưng khối lượng củ/khóm và tỉ lệ củ
thương phẩm chịu ảnh hưởng của thời vụ trồng khá rõ nét. Khi trồng vào 20/10
cho khối lượng củ/khóm cao nhất nên tỉ lệ củ thương phẩm cũng đạt cao nhất,
44,26-45,02%. Các công thức trồng muộn hơn khối lượng củ/khóm và tỉ lệ củ
thương phẩm càng giảm. Đặc biệt, khi trồng vào tháng 12, khối lượng củ/khóm
của cây củ bi rất thấp, chỉ bằng 65,62- 76,72% khi trồng vào tháng 10 và tỉ lệ củ
thương phẩm cũng chỉ đạt 49,20- 52,42%.
3.3. Kết quả đánh giá chất lƣợng khoai tây đƣợc trồng bằng củ bi in vitro
vụ đông 2007
3.3.1. Đánh giá chất lƣợng thông qua một số chỉ tiêu hình thái
Đặc trưng hình thái củ là chỉ tiêu quan trọng, không chỉ dùng để phân biệt
giống mà còn có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất hàng hoá. Giá trị mậu dịch của củ
khoai tây phụ thuộc vào phẩm chất củ, đặc trưng hình thái của củ như hình dạng
củ, mầu sắc củ…[5].
Theo Đường Hồng Dật (2004), có thể phân biệt đặc điểm hình thái các
giống khoai tây qua các chỉ tiêu sau:
- Hình dáng củ: Ovan, ovan dài,tròn, dẹt…
- Màu sắc vỏ củ: Trắng, vàng, đỏ, tím…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
- Độ sâu mắt: Nông, trung bình, sâu.
- Màu sắc ruột củ: Trắng, hơi vàng, vàng, vàng đậm…
- Màu sắc mắt ngủ: Đỏ, xanh, trắng…
- Màu sắc cánh hoa: Trắng, tím- đỏ, xanh- tím, xanh [9].
Màu sắc của mầm và hoa không mang ý nghĩa kinh tế. Nhưng màu sắc
của củ, của ruột củ, hình dáng của củ có ý nghĩa kinh tế lớn. Người ta nhận
thấy, trong quá trình thu hoạch, củ giống có màu thì bị thất thoát ít hơn so với
giống có củ màu trắng. Khoai có vỏ màu vàng hơi đỏ thì chắc và dẻo, khoai
vỏ vàng tươi thì nhiều bột và bở hơn. Người ta đánh giá cao nhất những giống
có củ hình cầu hoặc các hình gần với hình cầu. Củ hình cầu rất thuận tiện cho
việc chọn lọc, phân nhóm và các hoạt động cơ giới hoá. Màu sắc thịt củ phần
nào đánh giá được chất lượng và khẩu vị của mỗi giống, khoai tây ruột trắng
ăn không ngon và ít được trồng trong sản xuất, khoai tây ruột vàng chứa nhiều
tinh bột, ăn ngon và cho năng suất cao. Khoai tây có ruột tím hàm lượng tinh
bột thấp, năng suất thường thấp, ăn sượng và không ngon [9].
Theo điều tra của Đỗ Thị Kim Chung (2003) cho thấy, người tiêu dùng
miền Bắc ưa chuộng củ hình ô van là 52,9%, củ hình tròn là 36,0%, vỏ củ màu
vàng đậm là 71,2%, vỏ củ màu vàng nhạt là 26,9%, ruột củ màu vàng là 99,2%.
Trong khi đó người tiêu dùng miền Nam ưa chuộng củ hình tròn là 69,8%, vỏ củ
màu vàng đậm là 39,1%, vỏ củ màu vàng nhạt là 46,4%, ruột củ màu vàng là
79,1%, ruột củ màu vàng đậm là 20,0% [5].
Để đánh giá một cách đầy đủ hơn về hiệu quả sản xuất của các cây khoai
tây được trồng từ củ bi so với giống gốc, chung tôi đã tiến hành tìm hiểu về đặc
điểm hình thái củ và kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.14.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
Bảng 3.14. Một số đặc điểm hình thái củ
Giống Hình dạng củ Độ sâu mắt
Màu sắc
vỏ củ
Màu sắc
ruột củ
Solara
ĐC Tròn Nông Vàng Vàng đậm
TN Tròn Nông Vàng Vàng đậm
Diamant
ĐC Ovan Nông Vàng Vàng
TN Ovan Nông Vàng Vàng
Củ thu hoạch từ cây thí nghiệm đều mang những đặc điểm hình thái như
củ của cây ĐC. Hình dạng củ của giống Diamant và Solara khác nhau, giống
Solara củ tròn, Diamant củ ovan. Tất cả các giống đều có độ sâu mắt củ nông
và màu vỏ vàng. Củ thu hoạch từ cây trồng bằng củ bi và củ giống truyền
thống của các giống đều có ruột màu vàng, song ruột củ của giống Solara
vàng đậm hơn so với ruột củ giống Diamant. Điều đó chứng tỏ, màu sắc ruột
củ phụ thuộc vào giống. Như vậy, củ thu hoạch từ cây trồng từ củ bi in vitro
đều mang những đặc điểm hình thái củ của cây ĐC (trồng bằng củ truyền
thống) và đó đều là những đặc điểm hình thái thích hợp với người tiêu dùng.
3.3.2. Đánh giá chất lƣợng củ thông qua các chỉ tiêu hoá sinh
Ngoài các chỉ tiêu về hình thái, chúng tôi đánh giá chất lượng củ
thông qua phân tích một số chỉ tiêu hoá sinh. Kết quả được trình bày ở
bảng 3.15, 3.16.
Bảng 3.15. Hàm lượng một số chất của củ khoai tây thu hoạch từ cây trồng
bằng củ bi in vitro (Trồng vào 20/10/2007)
Giống
Chất khô (%)
Tinh bột
(% khối lượng tươi)
Đường
(% khối lượng
tươi)
Protein
(% khối lượng
tươi)
X
± mx
% so
ĐC X ± mx
% so
ĐC X ± mx
% so
ĐC X ± mx
% so
ĐC
Solara ĐC 18,60
0,32 100 19,67
0,82 100 1,25
0,02 100 2,86
0,13 100
TN 21,60
0,28 116,13 20,3
0,50 103,20 1,28
0,03 102,40 2,54
0,09 88,81
Diamant ĐC 19,96
0,25 100 20,27
0,61 100 1,41
0,04 100 2,18
0,12 100
TN 21,24
0,12 106,41 21,47
0,60 105,62 1,35
0,00 95,74 2,42
0,11 111,01
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
58
Bảng 3.16. Hàm lượng một số vitamin và khoáng chất của củ khoai tây thu
hoạch từ cây trồng bằng củ bi in vitro (Trồng vào 20/10/2007)
Giống
Vitamin C
(mg/100g khối
lượng tươi)
Vitamin B6
(mg/100g khối
lượng tươi)
Khoáng tổng số
(% khối lượng
tươi)
K tổng số
(% khối lượng
tươi)
X
± mx
% so
ĐC
X
± mx
%
so ĐC
X
± mx
% so
ĐC
X
± mx
% so
ĐC
Solara ĐC 12,64
0,02 100 1,25
0,01 100 0,93
0,02 100 0,78
0,01 100
TN 11,76
0,03 93,04 1,25
0,00 100 0,94
0,03 101,08 0,75
0,04 96,15
Diamant ĐC 11,17
0,01 100 1,25
0.00 100 0,91
0,00 100 0,75
0,02 100
TN 11,76
0,00 105,28 1,67
0,02 133,60 1,13
0,03 124,18 0,67
0,00 89,33
Kết quả cho thấy, củ của cây thí nghiệm đều có hàm lượng chất khô cao hơn
ĐC. Củ của cây Solara thí nghiệm có hàm lượng chất khô cao nhất (21,60%),
cao hơn ĐC 3%. Củ của giống Diamant thí nghiệm cao hơn ĐC 2,72%.
Hàm lượng tinh bột trong củ của cây thí nghiệm và ĐC đều đạt khá cao. Hàm
lượng tinh bột dao động từ 19,67% đến 21,47 %, kết quả này tương đương với 80%-
85% khối lượng khô (Tạ Thu Cúc, 2000) [7]. Hàm lượng tinh bột trong củ của cây
Diamant thí nghiệm là cao nhất (21,47%), cao hơn giống ĐC 1,20%. Củ của cây
Solara thí nghiệm cũng có hàm lượng tinh bột cao hơn ĐC.
Hàm lượng đường trong củ thu từ cây TN và cây ĐC của tất cả các giống
dao động từ 1,25 đến 1,41% . Củ của cây Diamant đối chứng có hàm lượng
đường tan cao nhất (1,47%), củ của cây Solara đối chứng có hàm lượng
đường tan thấp nhất và thấp hơn củ của cây thí nghiệm (1,25%).
Hàm lượng protein trong củ của cây thí nghiệm và ĐC đều đạt khá cao so
với nghiên cứu trước, dao động từ 2,18%- 2,86%. Theo nghiên cứu của Vander
Zaag (1976), hàm lượng protein trung bình tính theo khối lượng củ tươi là 2%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59
[55]. Hàm lượng protein của củ cây Diamant thí nghiệm cao hơn ĐC, nhưng
hàm lượng protein trong củ của cây Solara thí nghiệm lại thấp hơn so với ĐC.
Hàm lượng vitamin C trong củ của cây Diamant thí nghiệm cao hơn so
với đối chứng 0,59 mg/100g củ tươi, hàm lượng vitamin C trong củ của cây
Solara ĐC là cao nhất (12,64 mg/100g củ tươi) cao hơn trong củ của cây thí
nghiệm 0,88mg/100g củ tươi. Hàm lượng vitamin C trong củ các mẫu chúng
tôi phân tích là phù hợp với nghiên cứu của Tạ Thu Cúc (2000), hàm lượng
vitamin C tính theo % khối lượng tươi dao động từ 5-50mg/100g tươi [7].
Hàm lượng vitamin B6 trong củ của cây thí nghiệm và ĐC dao động từ
1,25 đến 7mg/100g củ tươi. Củ thu hoạch từ cây Diamant thí nghiệm có hàm
lượng vitamin B6 cao nhất (1,67mg/100g củ tươi). Củ thu hoạch từ cây Solara
và Diamant ĐC đều có hàm lượng B6 là 1,25 mg/100g củ tươi.
Hàm lượng khoáng tổng số của các giống thí nghiệm cao hơn ĐC tương
ứng. Hàm lượng kali của các giống dao động từ 0,67%- 0,78% trọng lượng
tươi, củ của cây ĐC có hàm lượng kali cao hơn củ của cây thí nghiệm. Hàm
lượng kali khá cao và là khoáng chủ yếu trong củ khoai tây.
Như vậy, củ khoai tây thu hoạch từ cây củ bi có hàm lượng các chất
tương đương với củ thu hoạch từ cây ĐC và phù hợp với những nghiên cứu
trước về hàm lượng các chất trong củ khoai tây.
* Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng tích luỹ chất khô và một số
chỉ tiêu hoá sinh
Để đánh giá ảnh hưởng của thời gian trồng củ bi đối với khả năng tích luỹ
chất khô và một số chỉ tiêu hoá sinh trong củ thu hoạch từ cây củ bi, chúng tôi
đã phân tích hàm lượng một số chất trong củ thu hoạch từ các thời điểm trồng
củ bi khác nhau trong vụ đông 2007 và được kết quả ở bảng 3.17 và 3.18.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
60
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến hàm lượng một số chất trong củ
khoai tây thu hoạch từ cây trồng bằng củ bi in vitro (vụ đông 2007)
Giống
Chất khô (%)
Tinh bột
(% khối lượng tươi)
Đường
(% khối lượng
tươi)
Protein
(% khối lượng
tươi))
X
± mx
% so
với
vụ
đầu
X
± mx
% so
với
vụ
đầu
X
± mx
% so
với vụ
đầu
X
± mx
% so
với
vụ
đầu
Trồng
20/10
Solara 21,60
0,28 100 20,30 0,50 100 1,28 0,03 100 2,54 0,09 100
Diamant 21,24
0,12 100 21,47
0,60 100 1,35
0,00 100 2,42
0,11 100
Trồng
27/11
Solara 21,58
0,62 99,90 20,22
0,56 99,61 1,31
0,05 102,34 2,62
0,01 103,15
Diamant 21,52
0,55 101,32 20,54
0,33 95,67 1,28
0,05 94,81 2,08
0,06 85,95
Trồng
10/12
Solara 21,75
0,25 100,69 20,28
0,35 99,90 1,31
0,02 102,34 2,24
0,00 88,19
Diamant 20,91
0,22 98,45 21,04
0,61 97,99 1,25
0,03 92,59 1,92
0,08 79,34
Bảng 3.18. Hàm lượng một số vitamin và khoáng chất của củ khoai tây được
thu hoạch từ cây trồng bằng củ bi in vitro(vụ đông 2007)
(Đơn vị tính: mg/100g khối lượng tươi)
Giống
Vitamin C Vitamin B6 Khoáng tổng số K tổng số
X
± mx
% so
vụ
đầu
X
± mx
%
so vụ
đầu
X
± mx
% so
vụ
đầu
X
± mx
% so
vụ
đầu
Trồng
20/10
Solara 11,76
0,03 100 1,25
0,00 100 0,94 0,03 100 0,75 0,02 100
Diamant 11,76
0,00 100 1,67
0,01 100 1,13 0,03 100 0,67 0,00 100
Trồng
27/11
Solara 11,46
0,01 97,5 1,67
0,00 133,6 1,12
0,05 119,2 0,78
0,03 104,0
Diamant 10,58
0,00 89,9 2,50
0,01 149,7 1,07
0,00 94,7 0,88
0,05 131,3
Trồng
10/12
Solara 11,76
0,05 100 1,67
0,01 133,6 1,04
0,01 110,6 0,17
0,01 22,7
Diamant 10,88
0,09 92,5 2,50
0,01 149,7 1,10
0,01 97,4 0,27
0,00 40,3
Kết quả cho thấy, hàm lượng các chất trong củ không chịu ảnh hưởng
của thời điểm trồng khoai tây củ bi. Hàm lượng tinh bột, protein và vitamin C
ở các vụ trồng muộn thấp hơn vụ đầu. Hàm lượng tinh bột của củ thu hoạch từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
61
cây củ bi giống Solara trồng ngày 27/11 là thấp nhất (20,22%), hàm lượng tinh
bột của củ thu hoạch từ cây củ bi giống Diamant trồng vào vụ đầu là cao nhất
(21,47%). Hàm lượng vitamin B6 ở các thời điểm trồng sau lại cao hơn vụ
đầu, hàm lượng vitamin B6 của củ thu hoạch từ cây củ bi giống Diamant ở 2
thời điểm trồng muộn bằng nhau và đạt cao nhất (2,5mg/100gam củ tươi) cao
hơn khi trồng ở vụ đầu 49,70%, đối với giống Solara, hàm lượng B6 các thời
điểm trồng muộn bằng nhau và cao hơn vụ đầu 33,6%. Hàm lượng đường và
khoáng tổng số của củ thu hoạch từ cây củ bi giống Solara ở các thời điểm
trồng muộn cao hơn khi trồng vào 20/10, trong khi đó ở giống Diamant trồng
ở các thời điểm muộn lại thấp hơn. Hàm lượng kali trong củ của thời điểm
trồng 27/12 rất thấp, chỉ đạt 22,67% vụ đầu đối với giống Solara và 40,30% vụ
đầu đối với giống Diamant.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
I. Kết luận
1. - Hiệu quả tạo củ bi cao nhất với mật độ 14-15 chồi trong bình 250ml.
Thời gian cho cả qui trình nuôi cấy in vitro để có củ bi trồng ngoài đồng ruộng
khoảng 15 đến 23 tuần tùy theo giống và kích thước đường kính củ..
- Tất cả các phần trên chồi đều có thể sử dụng để nuôi cấy in vitro, tuy
nhiên sử dụng phần ngọn để nuôi cấy cho hiệu quả sử dụng củ bi/bình cao
hơn và tiết kiệm môi trường nuôi cấy.
2. Củ khoai tây bi in vitro ở kích thước <0,5cm có thời gian ngủ nghỉ ngắn
(45-50 ngày), nhưng hiệu quả sử dụng thấp do tỉ lệ hao hụt trong quá trình
bảo quản lớn (25,91%-27,93%). Củ có đường kính >0,5cm thời gian ngủ của
củ 75-85 ngày, mức độ hao hụt trong bảo quản thấp hơn củ nhỏ (12,99%-
15,99%). Tỉ lệ nảy mầm của củ bi không phụ thuộc kích thước củ.
3. Chi phí về giống khi trồng khoai tây từ củ bi in vitro thấp hơn 5 - 6 lần so
với trồng bằng củ truyền thống.
4. Cây khoai tây trồng từ củ bi đều có biểu hiện sinh trưởng, phát triển và cho
củ bình thường trong điều kiện trồng vụ đông tại Thái Nguyên. Tuy nhiên, khả
năng sinh trưởng, phát triển và cho củ kém hơn cây trồng từ củ truyền thống:
5. Khoai tây Đông trồng vào 20/10 có khả năng sinh trưởng tốt, độ phủ luống
cao, khối lượng củ/khóm và tỉ lệ củ thương phẩm cao ở các thời điểm trồng
muộn hơn.
6. Khoai tây vụ đông trồng từ củ bi ở các thời điểm trồng muộn (từ giữa
tháng 11) có củ nhỏ, số củ/khóm nhiều hơn khi trồng vào đầu tháng 10, thích
hợp cho việc sản xuất củ giống cho vụ sau.
7. Củ khoai tây thu hoạch từ cây trồng bằng củ bi có đặc điểm hình thái củ
giống củ thu hoạch từ cây trồng bằng củ truyền thống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
63
8. Hàm lượng tinh bột, protein, vitamin C, vitamin B6, khoáng tổng số và
kali trong củ thu hoạch từ cây củ bi khá cao, tương đương với hàm lượng trong
củ ĐC và không chịu ảnh hưởng của thời gian trồng.
II. Đề nghị
- Cần tiếp tục nghiên cứu tìm ra các giải pháp thích hợp cho việc tạo củ in
vitro có hiệu quả cao và bảo quản củ tối ưu.
- Tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm trồng khoai tây củ bi, trồng thử nghiệm
nhiều giống, nhiều thời điểm, nhiều nền đất khác nhau để có kết quả kiểm
chứng tốt nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. A.M. Bacutrava (1973), Sinh hoá công nghệ, Nxb khoa học Matxcova.
2. Phạm Thị Trân Châu, Nguyễn Thị Hiền, Phùng Gia Tường (1997), Thực
hành hoá sinh, Nxb Giáo dục.
3. Võ Văn Chi, Vũ Văn Chuyên và cộng sự (1969), Cây khoai tây, Trích trong
cuốn cây cỏ thường thấy ở Việt Nam, tập 4, Tr. 113-130.
4. Đào Huy Chiên (2002), Các kết quả nghiên cứu phát triển cây có củ giai đoạn
1996- 2000, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 1, Tr. 39- 40.
5. Đỗ Kim Chung (2003), Thị Trường khoai tây ở Việt Nam, Nxb Văn hoá-
Thông tin Hà Nội.
6. Tạ Thu Cúc (1979), Giáo trình trồng rau , Nxb Đại học và THCN,
Tr. 25- 148.
7. Tạ Thu Cúc (2000), Giáo trình trồng rau, Nxb Đại học và THCN,
tr. 145-166.
8. Vũ Thị Bích Dẫn và cộng sự (1995), Kết quả khảo nghiệm giống và biện
pháp kỹ thuật trồng khoai tây vụ sớm ở đồng bằng Bắc Bộ từ 1991-1995,
Kết quả nghiên cứu khoa học cây có củ (1991- 1995), Nxb Nông nghiệp,
Hà Nội, Tr. 93- 102.
9. Đường Hồng Dật (2004), Cây khoai tây và kỹ thuật thâm canh tăng năng suất,
Nxb Lao động- Xã hội.
10. Trương Đích (1997), Cây khoai tây nguồn tiềm năng sinh học chưa được
khai thác, Tạp chí hoạt động khoa học, Nxb Bộ KHCNMT, Tr. 8-10.
11. Ngô Văn Hải (1997), Tác động của các chính sách kinh tế xã hội đến
sản xuất khoai tây ở nước ta và những biện pháp thúc đẩy sản xuất
khoai tây, Tạp chí khoa học công nghệ và quản lý kinh tế, Viện Kinh
tế Nông nghiệp, Tr. 157- 159.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
65
12. Hoàng Thị Hiền, Lê Thị Thuỷ, Phạm Xuân Tùng (1997), Kết quả nghiên
cứu sử dụng giống nhỏ và siêu nhỏ trong sản xuất giống khoai tây, Tạp chí
Nông nghiệp - Công nghiệp- Thực phẩm, Tr. 55- 57.
13. Trương Văn Hộ (1990), Những kết quả nghiên cứu và tiến bộ kỹ thuật,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
14. Trương Văn Hộ, Trịnh Quốc Mỵ, Nguyễn Văn Đĩnh, P. Vander Zaag
(1990), Điều tra về bảo quản khoai tây giống ở đồng bằng Bắc Bộ, Một số
kết quả nghiên cứu khoa học cây khoai tây (1986-1990), Nxb Nông
Nghiệp, Hà Nội, Tr. 77-82.
15. Đào Mạnh Hùng (1996 ), Đánh giá khả năng sử dụng các giống khoai tây
nhập nội từ Đức vào một số tỉnh phía Bắc Việt Nam, Luân án phó tiến sỹ
khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam,
Hà Nội.
16. Lê Bạch Lan, Nguyễn Văn Khâm, Phùng Huy (1979), Hỏi đáp về kỹ thuật
trồng khoai tây, Nxb Thanh Hoá, Tr. 23.
17. Mai Lê (1987), Bảo quản lương thực, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Tr. 127.
18. Nguyễn Tiến Mạnh, Nguyễn Thị Xuyên (1997), Nghiên cứu điển hình sản
xuất khoai tây vùng đồng bằng sông Hồng, Tạp chí KHCN và QLKT, tháng
4/1997, Tr. 155- 157.
19. Vũ Triệu Mân (1986), Virus hại khoai tây, Nxb Khoa học-Kỹ thuật,
Hà Nội.
20. Đỗ Thị Bích Nga và các cs (1990), Kết quả nghiên cứu vật liệu chọn, tạo
giống khoai tây 1982- 1989, Một số kết quả nghiên cứu khoa học cây khoai
tây (1986-1990), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 7- 12.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66
21. Trần Văn Ngọc, Nguyễn Văn Uyển, Trương Văn Hộ (1995), Công nghệ
sinh học và vấn đề cung cấp giống khoai tây cho đồng bằng Bắc Bộ, Tạp
chí KHKTNN, Tr. 288-289.
22 Trương Công Quyền (1974), Phương pháp xác định vitamin- Dược điển
Việt Nam, tập 1, Nxb Y học, Hà Nội.
23. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Kim Thanh (1991),
Nghiên cứu hiệu quả của nhiệt độ thấp trong bảo quản đến sự sinh trưởng
và phát triển và hình thành năng suất khoai tây, Kết quả nghiên cứu khoa
học trường Đại học Nông nghiệp I 1986-1991, Nxb Nông Nghiệp, Tr. 43-46.
24. Nguyễn Quang Thạch (1993), Một số biện pháp khác phục sự thoái hoá
của giống khoai tây solanunum tuberosum ở đồng bằng Bắc Bộ, Luận án
PTS KHNN, Trường Đại học Nông Nghiệp I, Hà Nội.
25. Nguyễn Quang Thạch, Hoàng Minh Tấn và cộng sự (1991), Xây dựng mô
hình sản xuất giống kỹ thuật có chất lượng bắt nguồn từ nuôi cấy in vitro,
Thông báo khoa học của các trường đại học, chuyên đề sinh học nông
nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 67-72.
26. Nguyễn Quang Thạch, Hoàng Minh Tấn, FreiV, Wenzel (1993), Nghiên
cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống khoai tây ở Việt
Nam, Kết quả nghiên cứu khoa học khoa trông trọt 1991-1992, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội, Tr. 139-144.
27. Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Lý Anh, Nguyễn Xuân Trường (2004),
Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất giống khoai tây sạch bệnh, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
28. Nguyễn Văn Thắng, Bùi Thị Mỳ (1996), Kỹ thuật trồng cà chua, khoai
tây, hành tây và tỏi ta, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
29. Nguyễn Thị Kim Thanh (1998), Nghiên cứu xây dựng quy trình sản
xuất củ giống khoai tây sạch bệnh có kích thước nhỏ bắt nguồn từ nuôi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
cấy in vitro, Luận án tiến sỹ khoa học Nông nghiệp, Đại học Nông
nghiệp I, Hà Nội.
30. Nguyễn Thị Kim Thanh, Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch
((1994), Một số kết quả về việc tạo củ giống khoai tây trong ống nghiệm
in vitro, Kết quả nghiên cứu khoa học trồng trọt 1992-1993, Nxb Nông
nghiệp, Tr. 106-109.
31. Nguyễn Thị Kim Thanh, Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch (1995),
Một số kết quả về việc tạo củ giống khoai tây trong ống nghiệm, Kết quả
nghiên cứu khoa học trồng trọt, Nxb Nông nghiệp, Tr. 89-90.
32. Nguyễn Thi Kim Thanh, Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch (1997),
Ảnh hưởng của củ giống và mật độ trồng củ khoai tây siêu bi in vitro đến
sinh trưởng phát triển năng suất, Kết quả nghiên cứu khoa học nông
nghiệp trồng trọt 1995-1996, Nxb Nông nghiệp, Tr. 54.
33. Ngô Đức Thiệu (1978), Chế độ tưới nước của khoai tây vùng Gia Lâm Hà
Nội, Luận án PTS KHNN, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
34. Trần Thanh Thư, lê Trần Bình, Lê Thị Muội (1988), Tạo củ bi khoai tây
sạch vius bằng phương pháp nuôi cấy in vitro, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật
Nông nghiệp, Tr. 150-152.
35. Hà Văn Thuyết, Trần Quang Bình (2000), Bảo quản hoa quả tươi và bán
chế phẩm, Nxb Nông nghiệp, Tr. 2004- 2007.
36. Nguyễn Văn Viết (1980), Một số kết quả nghiên cứu về sự nhiễm bệnh
virus trên khoai tây trồng trọt bằng hạt, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông
nghiệp, Tr. 157-159.
37. Nguyễn Văn Viết (1991), Kết quả chọn lọc và nhân giống khoai tây sạch
bệnh ở đồng bằng miền Bắc, Kết quả nghiên cứu cây lương thực và cây
thực phẩm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
38. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Kết quả nghiên cứu khoa
học Nông nghiệp (1995- 1996).
39. Trương Quang Vinh, Nguyễn Thị Tâm (2007), Kết quả nhân giống khoai
tây củ bi bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro, Tạp trí Khoa học và Công nghệ
Đại học Thái Nguyên, (43), Tr. 20- 25.
Tài liệu nƣớc ngoài
40. Apichai N. (1988), Microtuber production of potato (Solanum tuberosum
L.) in vitro, Journal of the National reseach council of Thai Lan, p19- 40.
41. Beukema H.P, Vander Zaag D.E. (1979), Physilogical Stage of the tuber
potato improvement, same factors and facts. Wageningen, the Neitherland.
p31- 32.
42. FAO (1991), Potato Production and consumption in developing countries,
Rome 1991, P 47-50.
43. FAO (2005), FAO statistic database.
44. Gareyan R.S (1969), Effect of thiurea on the sprouting and yied of freshly
harvested tubuerr of different varieties of potato, I 2 V NauKa, p. 5- 6.
45. Hawkes (1978), History the potato. Bisystematic in the potato crop, p. 1- 69
46. Ho. T.V; Tuyet L.T. Tunng P.X Zaag P Vader (1987), Potato research
and development in Viet Nam in recent years. CIP. Circular, International-
Potato- lenter 15:3; 4. P 1-5.
47. Horton. D. (1987), Potatoes production, Marketing and programs for
developing countries. West view press, pp.243.
48. Lommem W.J.M.Struik P.C. (1993), Hypothesis describing the production
of minitubers by repeated harvesting, Abstracts EAPR 1993, p162-163.
49. Mc.Collum J.P (1992), Vegetable crops, Interstate puplishers, p435-457.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
50. Nosberger J. and Humphru E.C (1965), “the influence of removing tubers
on dry matter production and net assimilation rate of potato plants”, Ann.
Bot 29, page 879- 885
51. Paul C. Struik and Willemien J.M. Lommem. Prodution (1991), Storage
and use of micro and minitubers, Wagenigen Agricultural Universty, the
Netherlands, p122-132.
52. Perennec P. (1985), Physilogie de la tuberisation et de la croissance chela
pomme de terre. Session “Plant de pomme de terre”, FAO. P 10-27.
53. Ross (1964), “Indentificating plant virus”, Plant virolory, P 116- 148.
54. Smit, A.L., Van der Werf, A. (1992), “Fysiologie van stikstofopname
enbenutting: gewas-ebewortelingskarakteristieken”, Vander Meer, H.G,
Spiertz, J.H.J., Stikstofstromen in Agro- ecosystemen. DLO Research In
stitute for Agrobiology and soil Fertility, The Netherlands, pp.51-69.
55. Van der Zaag, D.E (1976), Potato production and utilization in the world,
Am.J. Potato Res. 19, pp.37-72.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
Phụ lục ảnh
45 ngày
60 ngày
Hình 3.10. Các giai đoạn sinh trưởng của khoai tây củ bi giống Diamant
(A), (B), (C): Cây ĐC; (D), (E), (F): Cây TN
(A)
(B)
(C)
(D)
(F)
(E)
(A)
90 ngày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71
30 ngày
45 ngày
60 ngày
Giống Diamant
30 ngày
45 ngày
60 ngày
Giống Solara
Hình 3.11. Các giai đoạn sinh trưởng của cây khoai tây trồng từ củ bi giống
Solara và Diamant
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
Hình 3.12. Ruộng khoai tây trồng từ củ bi vụ đông 2007
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
(D)
(A)
(B)
(E)
(C) (F)
Hình 3.13. Thu hoạch khoai tây trồng từ củ bi (trông 20/10/2007)
(A) Khoai tây trồng từ củ Solara ĐC; (B), (C) Khoai tây trồng từ củ bi giống Solara;(D)
Khoai tây trồng từ củ Diamant ĐC; (E), (F) Khoai tây trồng từ củ bi giống Diamant.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
Khoai tây trồng từ củ bi
giống Diamant
(sau 45 ngày trồng)
Trồng 20/10
Khoai tây trồng từ củ bi
giống Diamant
(sau 45 ngày trồng)
Trồng 27/11
Khoai tây trồng từ củ bi
giống Diamant
(sau 45 ngày trồng)
Trồng 10/12
Khoai tây trồng từ củ bi
giống Diamant
(Trồng 20/10)
Khoai tây trồng từ củ bi
giống Diamant
(Trồng 27/11)
Khoai tây trồng từ củ bi
giống Diamant
(Trồng 10/12)
Khoai tây trồng từ củ bi giống Solara
Trồng 27/11
Khoai tây trồng từ củ bi giống Solara
Trồng 10/12
Hình 3.14. Một số hình ảnh về sinh trưởng và thu hoạch khoai tây
trồng từ củ bi (trồng tháng 11 và 12/2007)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV_08_SP_Sinh_NTTH.pdf