Luận văn Nghiên cứu đánh giá chất lượng giảng dạy đại học tại học viện báo chí và tuyên truyền

1. Lý do chọn đề tài MỞ ĐẦU Với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, nhân loại đang quá độ sang nền kinh tế tri thức. Các xu hướng quốc tế hoá, hội nhập khu vực và quốc tế đã và đang thu hút được nhiều nước tham gia. Từ cuối năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, chấp nhận một luật chung: cùng cạnh tranh và hợp tác bình đẳng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục và đào tạo. Trong những năm gần đây, giáo dục đại học (GD ĐH) của nước ta đã có nhiều biến đổi, đang từng bước hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Sự chuyển đổi từ GD ĐH tinh hoa (chỉ dành cho số ít) sang GD ĐH đại trà (dành cho số đông) đang từng bước đáp ứng nhu cầu học tập, nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của xã hội. GD ĐH theo định hướng nghề nghiệp, ứng dụng đang từng bước được hình thành và phát triển. Quy mô đào tạo tăng nhanh, đa dạng hoá ngành nghề đào tạo, loại hình, phương thức đào tạo và chủ thể sở hữu cơ sở giáo dục và đào tạo. Các hoạt động liên kết đào tạo giữa các cơ sở GD ĐH ở trong nước và nước ngoài đang được mở rộng. Một số cơ sở GD ĐH ở trong nước đã bắt đầu áp dụng, đưa các mô hình, chuẩn mực đào tạo của nước ngoài vào Việt Nam. Chính những chuyển biến này vừa là cơ hội để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở trong nước, đồng thời cũng là những thách thức đối với công tác đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo, nhất là ở những nơi không kiểm soát được. Yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực ở trong nước ngày một cao, sự cạnh tranh do ảnh hưởng của xu thế GD ĐH xuyên biên giới trở thành những thách thức lớn đối với nhiều trường đại học của nước ta. Học viện Báo chí và Tuyên truyền (HV BC-TT), cũng như các trường đại học khác ở trong nước đang đứng trước những thách thức đó. Với tiền thân là Trường Tuyên giáo Trung ương, qua sáu lần tách, nhập và đổi tên, từ ngày 30/7/2005 trường được mang tên HV BC-TT thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nay là Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Cũng như nhiều cơ sở GD ĐH khác ở trong nước, nhà trường đang đứng trước thực tế chất lượng đào tạo chưa thực sự đáp ứng yêu cầu sử dụng nhân lực của xã hội; nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới; nguy cơ bị cạnh tranh, bị chèn ép, bị áp đảo bởi các nhà cung cấp GD ĐH của quốc tế tràn vào Việt Nam trong thời gian tới. Trước thực tế vài năm gần đây, Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục và đào tạo chủ trương xây dựng hệ thống đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục nhằm không ngừng duy trì, nâng cao chất lượng và các chuẩn mực trong giáo dục và đào tạo. Các hoạt động kiểm định chất lượng đang được triển khai thực hiện nhằm công nhận các cơ sở GD ĐH đạt tiêu chuẩn chất lượng. Điều đó đòi hỏi các cơ sở GD ĐH, trước hết, phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trước khi được đánh giá, công nhận từ bên ngoài. Tuy nhiên, nhiều cơ sở GD ĐH chưa sẵn sàng cho việc này. Một số vấn đề như quan niệm về chất lượng giáo dục, chất lượng giảng dạy và chất lượng học tập, các yếu tố và điều kiện đảm bảo chất lượng, các tiêu chí và công cụ đánh giá chất lượng, biện pháp và quy trình cải tiến chất lượng vẫn còn rất mới đối với nhiều thành viên của nhà trường và đang được hiểu theo những cách khác nhau. Các cơ sở GD ĐH chưa có hệ thống giám sát và đánh giá các hoạt động đào tạo của mình, nhất là các hoạt động giảng dạy, nên chưa khẳng định được chất lượng đào tạo của nhà trường ra sao, có đáp ứng được yêu cầu của SV, người sử dụng lao động hay không? HV BC-TT cũng đang nằm trong tình trạng đó. Với quan điểm: giảng dạy và học tập là hoạt động cốt lõi, trực tiếp tạo nên chất lượng đào tạo của nhà trường nên cần được quan tâm nghiên cứu. Trong đó giảng dạy sẽ định hướng và khuyến khích việc học tập của SV. Giảng dạy thích hợp còn có thể làm thay đổi cách học. Ngược lại, hoạt động học cần trở thành hoạt động tích cực, hoạt động chủ động có hướng đích, qua đó có thể làm tăng thêm hiệu quả của hoạt động giảng dạy. Tuy vậy, trong khuôn khổ luận văn này, đối tượng được tập trung nghiên cứu đánh giá là hoạt động giảng dạy. Đề tài luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền” được thực hiện nhằm góp phần tạo cơ sở cho việc thường xuyên cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo của nh trường. MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài MỤC LỤC Mục đích nghiên cứu của đề tài Giới hạn nghiên cứu đề tài Phương pháp tiếp cận nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu Khách thể và đối tượng nghiên cứu Phạm vi khảo sát NỘI DUNG Chương 1: Tổng quan về đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy đại học Các khái niệm Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động giảng dạy Tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy Các phương pháp và cách tiếp cận trong đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy Công cụ đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy Kết luận chương 1 Chương 2: Thực trạng giảng dạy và đánh giá chất lượng giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền Đặc điểm Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.2 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của nhà trường trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế 2.1.3 Những thuận lợi, khó khăn, của hoạt động giảng dạy đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1.4 Sứ mạng, mục tiêu và chiến lược phát triển của Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.2 Thực trạng chất lượng giảng dạy và các hoạt động cải tiến chất lượng giảng dạy của Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.2.1 Các phương pháp giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.2.2 Cơ chế quản lý chất lượng giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.2.3 Hoạt động đánh giá chất lượng giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.2.4 Các hoạt động cải tiến chất lượng giảng dạy và chủ trương của Học viện Báo chí và Tuyên truyền Kết luận chương 2 Chương 3: Xây dựng công cụ đánh giá chất lượng giảng dạy đại học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền Các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của Học viện Báo chí và Tuyên truyền Các phương pháp và cách tiếp cận đánh giá giảng dạy sử dụng cho Học viện báo chí và Tuyên truyền Các công cụ đánh giá chất lượng giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền 3.3.1 Phiếu đánh giá và kết quả đánh giá chất lượng giảng dạy môn học 3.3.2 Phiếu đánh giá và kết quả đánh giá chương trình giảng dạy Kết luận chương 3 Chương 4: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy tạiHọc viện Báo chí và Tuyên truyền Nhóm giải pháp về phía nhà trường Nhóm giải pháp cho giảng viên Nhóm giải pháp cho sinh viên Kết luận chương 4 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

doc122 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1966 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đánh giá chất lượng giảng dạy đại học tại học viện báo chí và tuyên truyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i học người thầy cần phải truyền đạt những chân lí tự mình phát hiện được chứ không phải giảng dạy những gì người khác tìm thấy. GV với 86 tư cách là một nhà khoa học phải tích cực tham gia nghiên cứu trước hết là phục vụ công tác giảng dạy và tiến tới phục vụ xã hội. Thực tiễn luôn đặt ra cho khoa học những vấn đề nghiên cứu để thúc đấy quá trình nghiên cứu chung đồng thời cũng là nơi thử thách, kiểm nghiệm tính hữu hiệu của công việc nghiên cứu khoa học. Để giảng dạy được, việc đầu tiên GV cần phải làm là nghiên cứu tài liệu giảng dạy để cấu trúc lại nội dung bài giảng thành những mô hình, sơ đồ mang tính cô đọng, súc tích rồi dùng phương tiện dạy học để hướng dẫn, tổ chức, làm trọng tài, cố vấn kết luận, kiểm tra nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tự nghiên cứu, tự thể hiện, tự kiểm tra, tự điều chỉnh hoạt động học tập của bản thân. Như vậy, việc nghiên cứu khoa học thường được bắt đầu từ những việc rất đơn giản như nghiên cứu tài liệu trong việc soạn bài; tìm và đọc các tài liệu sách báo thuộc chuyên ngành giảng dạy đến phức tạp như chủ trì các công trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở đến cấp Nhà nước. Hoạt động tiếp theo của GV góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy là tham gia nghiên cứu khoa học với những đề tài khoa học cụ thể phục vụ cho giảng dạy. Sản phẩm của hoạt động này sẽ là những bài báo, đề tài khoa học ở các cấp để công bố với các đồng nghiệp nhằm trao đổi thông tin và cùng nhau xây dựng cơ sở lí luận - thực tiến cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Với những lí do trên, hoạt động nghiên cứu khoa học cần được Đảng uỷ, Ban Giám đốc Học viện đẩy mạnh thậm chí ban hành thành nghị quyết và giao định mức về cho mỗi khoa trong trường tính theo từng năm học. Thêm vào đó GV cần khuyến khích, lôi kéo SV vào hoạt động bổ ích này. 4.2. Giải pháp cho giảng viên 4.2.1. Kết hợp hài hoà giữa phương pháp giảng dạy hiện đại và phương pháp giảng dạy truyền thống Trên các diễn đàn bàn về việc nâng cao chất lượng đào tạo hiện nay ở Việt Nam, việc đổi mới phương pháp giảng dạy được khẳng định là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất. Ở HV BC-TT, giảng dạy theo phương pháp truyền thống vẫn còn phổ biến. GV đứng trên bục thuyết trình, dùng phấn viết lên bảng, 87 đọc cho SV chép. Phương pháp giảng dạy cổ điển này về thực tế chưa thể xoá bỏ hoàn toàn. Khi sử dụng phương pháp giảng dạy hiện đại người thầy đóng vai trò là người nêu vấn đề, dẫn dắt vấn đề tạo điều kiện cho SV trao đổi, phản hồi, nêu ra các quan điểm của mình. Trên thực tế, không phải trong mỗi buổi học SV đều hào hứng tham gia tranh luận. Công nghệ thông tin được xem là một trong những công cụ bổ ích để thu hút SV vào việc học tập. SV có thể trao đổi thông tin với thầy hay trao đổi thông tin với nhau bất cứ lúc nào chứ không chỉ gò bó tại một thời điểm, một không gian cố định. Công nghệ thông tin đã tạo ra một môi trường mở thu hút SV tích cực học tập hay ít nhất đã tạo được hứng thú cho việc học tập của mình. Khi ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bản thân người thầy và học trò cần phải có kĩ năng cơ bản nhất trong sử dụng và vận hành nó. Điều đáng nói là việc lấy SV làm trọng tâm để giảng dạy tại Học viện chưa được quan tâm đúng mức mà người thầy vẫn đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình giảng dạy. Quan điểm lấy người học làm trung tâm là một trong những phương pháp giảng dạy mới, nó giúp phát huy hết khả năng tư duy, sáng tạo của người học. Sau mỗi môn học SV được phép đánh giá GV bằng một bảng hỏi mà không cần phải ghi danh. Nếu được SV nhận xét tốt thì GV mới được tiếp tục giảng dạy. Tựu chung lại, để nâng cao chất lượng giảng dạy cần có sự kết hợp hài hoà giữa phương pháp giảng dạy truyền thống và hiện đại và đặc biệt là sự hài hoà giữa GV và SV, hai chủ thể chính trong hoạt động dạy học. 4.2.2. Đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên Đánh giá kết quả học tập của SV là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong hoạt động giảng dạy. Không có đánh giá thì không thể biết được việc học, việc giảng dạy xảy ra như thế nào và những kết quả thu được có phù hợp, có đạt được mục tiêu đề ra hay không. Việc tiến hành kiểm tra, đánh giá môn học có thể được thực hiện ngay từ khi môn học được bắt đầu, sau mỗi giờ học, giữa kì và cuối kì. Đánh giá ở đây không thể hiểu theo nghĩa hẹp là cho điểm SV để tính điểm tổng kết, xếp loại sau mỗi học kì. Đánh giá thường xuyên để có thông tin phản hồi để từ đó bản thân SV và 88 GV phải tự điều chỉnh lại hoạt động chính của mình. Với ý nghĩa như vậy thì hoạt động đánh giá kết quả học tập của SV tại HV BC-TT cần phải có sự xem xét và điều chỉnh lại. Hiện nay ngoài số lượng điểm kiểm tra học trình theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo tính theo số đơn vị học trình thì điểm kiểm tra học phần hay điểm kiểm tra hết môn được cho là cơ sở để đánh giá chất lượng học tập của SV. Điều này có nghĩa là GV sau khi nộp kết quả chấm bài học phần cho cán bộ văn phòng khoa chủ quản là hết trách nhiệm, là hoàn thành xong phần giảng dạy của mình đối với một lớp học. SV đạt điểm từ 5 trở lên cũng không cần biết đến môn học đó nữa. Những SV chỉ đạt điểm dưới 5 thì phải thi lại. nếu thi lại vẫn không đạt thì phải học lại. Như vậy, ý nghĩa to lớn của việc kiểm tra, đánh giá là GV và SV cần sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học của mình chưa được khai thác, sử dụng. Giảng viên cần phản hồi lại cho SV những lỗ hổng kiến thức để SV có kế hoạch bổ sung, khắc phục. 4.2.3. Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Để nâng cao chất lượng giảng dạy của một cơ sở đào tạo điều đầu tiên cần chú ý là việc xây dựng một đội ngũ GV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và có trình độ chuyên môn cao, vững chắc. Thực tế chỉ ra rằng đội ngũ cán bộ giảng dạy của HV BC-TT hiện nay còn thiếu về số lượng và chất lượng nhưng chưa có nghiên cứu đánh giá nào khẳng định chất lượng giảng dạy tốt hay chưa tốt (Xem Phụ lục 5a). Theo bảng cơ cấu độ tuổi GV của Học viện thì trong khoảng thời gian 05 năm nữa Học viện cần tuyển thêm gần 100 cán bộ giảng dạy thay thế cho đội ngũ cán bộ giảng dạy đến tuổi nghỉ hưu theo luật lao động. Bên cạnh đó với qui mô đào tạo mỗi năm lại tăng thêm thì số lượng GV mới cần bổ sung cũng rất lớn. Muốn chất lượng cán bộ giảng dạy được đảm bảo, Ban Tổ chưc cán bộ Học viện cần tham mưu cho Ban Giám đốc về tiêu chí tuyển dụng nguồn nhân lực. Nhà trường nên có những chính sách ưu tiên cộng điểm cho những người có trình độ sau đại học và đặc biệt là những người đã có kinh nghiệm giảng dạy đại học như vậy sẽ giảm được kinh phí và thời gian đào tạo. GV tuyển mới nhất thiết phải có trình độ ngoại ngữ đủ để tự đọc, nghiên cứu tài liệu nước ngoài. Phải có khả 89 năng ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác tài liệu trên mạng internet cũng như soạn giáo án điện tử. Hàng năm, gần 1000 SV đại học chính qui của HV BC-TT tốt nghiệp ra trường. 5% số này tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc. Đây là nguồn GV đầy hứa hẹn trong tương lai. Thế nhưng hiện tại Học viện lại chưa có cơ chế giữ các SV ưu tú này ở lại trường làm cán bộ giảng dạy. Để khỏi tụt hậu so với GV của các trường khác trong nước và trong khu vực, Học viện cần dành kinh phí từ nguồn kinh phí đào tạo hằng năm để tổ chức các lớp bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy cho GV. Khi các lớp này được mở ra, Đảng uỷ, Ban Giám đốc cần quán triệt đến từng khoa yêu cầu tất cả cán bộ GV phải lần lượt tham gia học tập. Về trình độ chuyên môn, Học viện nên gửi nhiều hơn nữa cán bộ giảng dạy đi học ở những cơ sở đào tạo cao cấp trong nước và ngoài nước. Làm như vậy, GV không những được nâng cao về trình độ chuyên môn mà còn là cơ hội để học tập những cái hay, cái tốt ở các cơ sở khác và vận dụng thực hiện tại HV BC-TT. Một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GV là chế độ lương bổng. Khi được đãi ngộ thoả đáng, GV sẽ yên tâm công tác, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình. Nhà trường nên có những hình thức khuyến khích tặng thưởng cho những GV có những thành tích xuất sắc vượt trội trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Công đoàn nhà trường nên tổ chức nhiều hơn nữa những hoạt động văn hoá, văn nghệ cải thiện đời sống tinh thần cho cán bộ GV. Để việc bình xét khen thưởng cần được xây dựng thành khung tiêu chuẩn. Có như vậy mới đạt được sự công bằng, tránh hiện tượng lựa chọn theo cảm tính, chủ quan. 4.3. Giải pháp cho sinh viên 4.3.1. Nâng cao tính tích cực, chủ động trong học tập, nghiên cứu của sinh viên Để góp phần tạo nên những phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên truyền hình, những GV lí luận chính trị có năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt, ngoài việc tự thân học tập, rèn luyện của SV Học viện cần có những chương 90 trình huấn luyện, đào tạo nhằm giúp SV trong việc: - Xây dựng động cơ và mục đích học tập đúng đắn, tránh tình trạng thiếu định hướng trong học tập, nghiên cứu dẫn đến không có tinh thần học tập, nghiên cứu đúng đắn mà chỉ mang tính hình thức, đối phó. Hậu quả là chất lượng SV ra trường bị giảm sút, không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng dẫn đến hình ảnh của nhà trường bị lu mờ dần. - Tự xác định nội dung, tự tính toán và sử dụng các điều kiện về không gian, thời gian, tài chính, thiết bị, phương tiện học tập nhằm đáp ứng yêu cầu của các môn học trong quá trình học tập, nghiên cứu dưới mái trường Học viện. - Tự chọn cho mình phương pháp học tập. Phương pháp học tập ở bậc đại học rất khác so với phương pháp học tập ở bậc phổ thông. Nếu SV vận dụng phương pháp học tập cũ vào môi trường mới sẽ không thể đạt được kết quả tốt. Để giúp SV có phương pháp học tập đúng đắn, phù hợp ở bậc đại học Học viện cần có những khoá học hoặc các buổi hướng dẫn SV về các vấn đề như phương pháp nghe giảng, ghi chép, cách thức đọc tài liệu, đọc sách để SV nâng cao năng lực học trên giảng đường cũng như năng lực tự học, tự nghiên cứu. - Tự kiểm tra, đánh giá tri thức, kĩ năng, kĩ xảo tích luỹ được trong quá trình học tập rèn luyện tại nhà trường 4.3.2. Tạo môi trường thuận lợi giúp sinh viên thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình Bên cạnh việc phổ biến, định hướng cho SV như trên để chất lượng giảng dạy được nâng cao nhà trường cần tạo môi trường thuận lợi cho SV học tập như: khai thác, tìm kiếm các nguồn vốn ngoài ngân sách, nguồn tài trợ để tăng cường nâng cao cơ sở vật chất; đảm bảo qui mô lớp học phù hợp theo từng môn học cụ thể đặc biệt là những môn cần phải thực hành nhiều; đảm bảo đạt chuẩn theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hệ số giảng đường, kí túc xá/SV; Tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo trên cơ sở tham khảo, biên dịch từ tài liệu nước ngoài đối với các chuyên ngành thuộc mã ngành Báo chí; Tăng cường mối quan hệ vốn có với các Đài phát thanh - Truyền hình, các toà soạn báo, tạp chí, Ban Tuyên giáo từ Trung ương đến địa phương để SV được tiếp cận với hoạt 91 động thực tế của các đơn vị, tổ chức mà SV có thể tham gia phục vụ trong tương lai; Xây dựng một thư viện điện tử hiện đại với các nguồn tài liệu phong phú .v..v. Cuối cùng, chúng ta sẽ không đạt được hiệu quả tối ưu khi thực hiện các giải pháp trên mà không có được sự nhận thức, ủng hộ của toàn thể ban lãnh đạo, giảng viên, sinh viên trong nhà trường do vậy cần thiết phải có giải pháp riêng: Tuyên truyền giáo dục đến mỗi giảng viên, sinh viên về vai trò, sứ mệnh của Học viện thông qua việc công khai thông tin minh bạch và kịp thời các kết quả đánh giá chất lượng giảng dạy. Có như vậy, từ lãnh đạo nhà trường, các nhà quản lý đến giảng viên, sinh viên cùng tham khảo và tìm cách nâng cao chất lượng giảng dạy nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung của cơ sở mình. Kết luận chương 4 Toàn bộ chương 4 được giành để nêu lên một số giải pháp nhằm góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng giảng dạy nói riêng và chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung. Các giải pháp được đề xuất thuộc 3 nhóm chính là: Nhóm giải pháp về phía nhà trường; nhóm giải pháp cho giảng viên và nhóm giải pháp cho sinh viên. Các nhóm giải pháp trên sẽ thực sự hiệu quả khi giải bài toán nâng cao chất lượng đào tạo của Học viện khi chúng được thực hiện một cách đồng bộ. Đó là sự phối hợp của các giải pháp cụ thể sau: Kết hợp hài hoà giữa phương pháp giảng dạy mới và phương pháp giảng dạy truyền thống; Đổi mới phương pháp giảng dạy gắn với đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của SV; Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ GV trong nhà trường; Định kì tiến hành tự đánh giá toàn bộ các hoạt động của nhà trường hay của từng chuyên ngành đào tạo; Khuyến khích GV nghiên cứu khoa học để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy; Nhanh chóng xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng các hoạt động giảng dạy của Học viện; Nâng cao tính tích cực, chủ động trong học tập, nghiên cứu của SV và tạo môi trường thuận lợi giúp SV thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình và Tuyên truyền, giáo dục mục tiêu, sứ mệnh của nhà trường. 92 KẾT LUẬN Trên cơ sở tổng quan về những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng giảng dạy đề tài đã tập trung vào xây dựng bộ công cụ đánh giá chất lượng giảng dạy đại học và chất lượng chương trình đào taọ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đề tài đã tiến hành đánh giá chất lượng giáo dục đại học với sự tham gia trả lời phiếu hỏi đánh giá môn học của 1764 SV và đánh giá chương trình của 142 GV và cán bộ quản lý. Đồng thời đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu cùng nhiều cuộc trò chuyện hỏi ý kiến với trên 30 đối tượng. Kết quả nghiên cứu cho phép rút ra một số kết luận như sau: 1, Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về “chất lượng” nhưng chất lượng giảng dạy có thể hoàn toàn được hiểu theo định nghĩa: chất lượng giảng dạy là sự phù hợp với mục tiêu giảng dạy. Với cách hiểu như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng định nghĩa này để chỉ ra hệ thống các tiêu chí và bước đầu xây đựng được bộ công cụ đánh giá chất lượng giảng dạy đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Kết quả của việc sử dụng bộ công cụ đánh giá vào việc đánh giá chất lượng môn học và chất lượng chương trình giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền như sau: Đa số sinh viên được hỏi ý kiến (90%) cho rằng chất lượng giảng dạy tại Học viện đạt tốt. Trong khi đó đa số giảng viên và cán bộ quản lý lại có ý kiến rằng chất lượng giảng dạy chỉ ở mức chấp nhận được mà thôi (90%). Chỉ có 9% trong số này cho là tốt. Như vậy, rõ ràng trong việc đánh giá chất lượng giảng dạy của Học viện thì giảng viên nhà trường đã khắt khe hơn hẳn sinh viên. Qua phỏng vấn sâu, có thể thấy đánh giá một cách khoa học đối với chất lượng giảng dạy tại HV BC-TT còn rất mới thậm chí còn mang tính nhạy cảm. Điều này có thể cản trở việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường do vậy cần tiến hành một số biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Đề tài đã đề xuất một số giải pháp, quan trọng nhất là giải pháp: Nhà trường cần nhanh chóng xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường và cần tuyên truyền, giáo dục để giảng viên và sinh viên không cảm thấy e ngai khi sử dụng phương pháp đánh giá chất lượng mới này. Hơn nữa, các thông tin về chất 93 lượng giảng dạy của nhà trường cần được công khai, minh bạch và kịp thời để giảng viên cũng như sinh viên có kế hoạch điều chỉnh hoạt động học tập và giảng dạy của mình. 2, Những tiêu chí, phương pháp tiếp cận và công cụ đánh giá có thể sử dụng để đo lường chất lượng hoạt động giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền có thể nêu tóm tắt như sau: Về phương pháp tiếp cận đánh giá gồm có: đánh giá của SV về môn học; đánh giá của GV, cán bộ quản lí về chương trình đào tạo. Về công cụ đánh giá gồm có: phiếu trưng cầu ý kiến; bảng phỏng vấn sâu. Về tiêu chí đánh giá: + Đánh giá môn học: Mục tiêu môn học; Phương pháp giảng dạy; Nội dung môn học; Tài liệu học tập; Hoạt động kiểm tra đánh giá. + Đánh giá chương trình: Nội dung chương trình đào tạo; Cấu trúc chương trình đào tạo; Trang thiết bị dạy học; Hoạt động giảng dạy; Đánh giá chung toàn khoá học. 3, Sự khác nhau về chất lượng hoạt động giảng dạy các khoa trong Học viện Chất lượng giảng dạy giữa các khoa trong Học viện không đồng đều. Để chất lượng giảng dạy trong Học viện ngày càng tốt hơn, nhà trường cần có những chủ trương, chính sách và kế hoạch giám sát thực hiện triệt để hơn nữa các hoạt động giảng dạy. Có các hình thức thưởng phạt, khen chê rõ ràng đối với những người thực hiện tốt và người vi phạm các qui định trong giảng dạy. Thậy vậy, sau khi hoàn thành việc thiết kế và thử nghiệm hai bộ cộng cụ đánh giá môn học và đánh giá chương trình một cách khoa học như trên chúng ta đã có được độ tin cậy tính toán bằng 84% và 85%. Với các con số này chúng ta có thể yên tâm sử dụng chúng vào việc góp phần cải tiến và nâng cao chất lượng giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 94 Tiếng Việt  TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. Ban Quản lý Đào tạo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Báo cáo tổng kết năm học 2007 – 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tự đánh giá trong kiểm định chất lượng GD ĐH, Tài liệu tập huấn Bộ Giáo dục và Đào tạo 2007. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Báo cáo tổng kết năm học 2007-2008 các trường đại học, cao đẳng. 2008. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn số 1276/BGD ĐT ngày 20/2/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc “Hướng dẫn lấy ý kiến phản hổi từ người học về hoạt động giảng dạy của GV”. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy định tạm thời về kiểm định chất lượng trường đại học. Quyết định số 38/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nguyễn Đức Chính & Nguyễn Phương Nga, Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo dùng cho các trường đại học tại Việt Nam, Đề tài độc lập cấp nhà nước, Trung tâm đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục ĐHQG Hà Nội 2000. Nguyễn Đức Chính (chủ biên), Kiểm định chất lượng trong GD ĐH, NXB Quốc gia Hà Nội 2002. Nguyễn Kim Dung, Kinh nghiệm về đảm bảo chất lượng dạy - học đại học ở các nước trên thế giới và các khả năng, xu hướng ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Melbourne 2003. Trần Khánh Đức, Đo lường và Đánh giá trong giáo dục, Khoa Sư phạm, ĐHQG Hà Nội, 10. Lê Ngọc Hùng, Xã hội học giáo dục, NXB Lý luận chính trị 2006. 11. Nguyễn Mạnh Hải, Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lí luận Mác - Lênin tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Luận văn Thạc sĩ, 2008. 12. Nguyễn Phụng Hoàng, Võ Ngọc Lan, Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra và đánh giá thành quả học tập, NXB Giáo dục. 95 13. Nguyễn Sinh Huy & Nguyễn Văn Lê, Giáo dục học đại cương, NXB Giáo dục 1999. 14. Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Báo cáo tổng kết 45 năm thành lập Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2006. 15. Nguyễn Công Khanh, Đánh giá và Đo lường trong khoa học xã hội, NXB Chính trị Quốc gia 2004. 16. Lê Thị Quỳnh Liu, Phương pháp dạy học mới và khả năng áp dụng vào giảng dạy lí luận chính trị ở trong trường THCN hiện nay, Khoá luận tốt nghiệp đại học, HV BC-TT 2005. 17. Luật Giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia 2005 18. Lê Đức Ngọc (biên tập), Đo lường và Đánh giá thành quả học tập 2005. 19. Lê Đức Ngọc, Bài giảng: “Đo lường và Đánh giá trong giáo dục” 2003. 20. Nghiêm Xuân Nùng (biên dịch), Lâm Quang Thiệp (hiệu đính và giới thiệu),Trắc nghiệm và Đo lường cơ bản trong giáo dục, Vụ Đại học Bộ Giáo dục & Đào tạo 1995. 21. Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội 1998. 22. Phạm Viết Vượng, Giáo dục học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2000. 23. Dương Thiệu Tống, Trắc nghiệm và Đo lường thành quả học tập (Tập 1), Trường ĐHTH TP HCM xuất bản, 1995. 24. Dương Thiệu Tống, Trắc nghiệm và Đo lường thành quả học tập (Tập 2), Trường ĐHTH TP HCM xuất bản, 1998. 25. Nguyễn Quý Thanh, Xã hội học về dư luận xã hội, NXB Đại học Quốc gia 2007. 26. Phạm Xuân Thanh, Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong các trường đào tạo giáo viên, Tạp chí giáo dục số 98, 2004. 27. Phạm Xuân Thanh. Hai cách tiếp cận trong đánh giá chất lượng GD ĐH. Kỷ yếu Hội thảo “Đảm bảo chất lượng Giáo dục đại học” Đại học Quốc gia Hà Nội 2006 28. Phạm Xuân Thanh, Quality of Postgraduate Training in Vietnam: Definition, Criteria and Mesurement scales. Master Thesis. University 96 of Melbourne 2000 (Chất lượng đào tạo sau đại học ở Việt Nam: Định nghĩa, tiêu chí và thang đo. Luận văn thạc sĩ. Đại học Melbourne. 2000). 29. Tạp chí giáo dục các số xuất bản năm 2004, 2005, 2006. 30. Trung tâm đảm bảo chất lượng đào tạo & nghiên cứu phát triển giáo dục ĐHQG Hà Nội, 10 tiêu chí đánh giá chất lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo đại học 2001. 31. Trung tâm đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục, GD ĐH: Chất lượng và Đánh giá, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2005. 32. TTĐBCL đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục ĐHQG Hà Nội, Đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia, 2007. 33. TTĐBCL đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục ĐHQG Hà Nội, Giáo dục đại học, 2000. 34. Từ điển tiếng Việt phổ thông, NXB Khoa học xã hội 1987. 35. Từ điển tiếng Việt thông dụng, NXB Giáo dục 1998. 36. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia 2006. Tiếng Anh 37. Accreditation in the USA: origins, developments and future prospects, International Institute for Educational Planning (www.unesco.org/iiep) 38. Allan Ashworth and Roger C.Harvey, Đánh giá chất lượng trong GD ĐH và cao đẳng, Jessca Kingsley Publishers 39. George Brown&Madeleiene Atkins, Effective teaching in higher education, published 1988 by Routledge 40. Glen A.J, Conceptions of Quality and the Challenge of Quality Improvement in Higher education 1998. 41. Green, DM, What is Quality in Higher education? Concept, policy and practice. Buckingham [England]; Bristol PA, USA, 1994. 97 42. Harvey, L & Green, D, Defining quality assessment and evaluation in higher education, 1993 43. Harvey, L. An assessment of past and current approaches to quality in higher education, Australian Journal of education, 1998. 44. James H.McMillan, Classroom Assessment: Principles and Practice for effective Instruction, published by Allyn and Bacon 1997. 45. Norman E.Gronlund, Constructing achievement test, Prentice – Hall, Inc, Englewood Cliffs publishing 1982. 46. Paul Ramsden, Learning to lead in higher education, published 1998 by Routledge. 47. Paul Ramsden, Learning to teach in Higher education, Routledge publishing 1992. 48. Quality in higher education, Volume13, Routledge publishing 2007 49. Ronald K.Hambleton&Hariharan Swaminathan, Item Response Theory: Principles and Application, Klwer Nijhoff Publishing 1985. 50. SEAMEO, Proposal: Implimentation of regional quality assurance policy in Southeast Asian higher education 2002. 51. []. 98 PHỤ LỤC 99 PHỤ LỤC 1A: BẢNG HỎI DÀNH CHO SINH VIÊN (Trước khi chỉnh sửa) Chỉ dẫn:  Chất Lượng Giảng Dạy  Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN Môn học: Lớp: Rất không đồng ý Không đồng ý - §Ò nghÞ b¹n thÓ hiÖn møc ®é ®ång ý víi c¸c nhËn ®Þnh d−íi ®©y b»ng c¸ch ®¸nh dÊu √ vμo vßng trßn. - Xãa s¹ch hoÆc g¹ch chÐo chç ®¸nh dÊu nhÇm. - ChØ ®¸nh dÊu √ vμo mét vßng trßn øng víi mçi c©u hái. Giíi tÝnh: Nam: Ο N÷: Ο Còn phân vân Đồng ý Rât đồng ý 1 2 3 4 5 1Mục đích, yêu cầu của môn học rõ ràng đối với người học. Ο Ο Ο Ο Ο 2 Môn học được giảng giải rõ ràng, dễ hiểu 3Nội dung môn học hữu ích đối với người học. Phương pháp giảng dạy có tác dụng lôi cuốn, khuyến khích 4  Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο 5 người học Tư liệu học tập cho môn học được cung cấp đầy đủ  Ο Ο Ο Ο Ο 6Khối lượng kiến thức học tập phù hợp với người học 7Người học được khuyến khích học tốt 8Giảng viên quan tâm đến nhu cầu học tập của người học Người học nhận được những thông tin phản hồi về kết quả 9  Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο học tập của mình. 10 Quá trình kiểm tra, đánh giá khách quan, công bằng. ý kiến bổ sung  Ο Ο Ο Ο Ο Đề nghị ghi các ý kiến bổ sung (nếu có) cho các vấn đề ở trên Xin cám ơn đã cho ý kiến đánh giá! 100 PHỤ LỤC 1B: BẢNG HỎI DÀNH CHO SINH VIÊN (Sau khi đã chỉnh sửa) Chỉ dẫn:  Chất Lượng Giảng Dạy  Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN Môn học: Lớp: Rất không đồng ý Không đồng ý - §Ò nghÞ b¹n thÓ hiÖn møc ®é ®ång ý víi c¸c nhËn ®Þnh d−íi ®©y b»ng c¸ch ®¸nh dÊu √ vμo vßng trßn. - Xãa s¹ch hoÆc g¹ch chÐo chç ®¸nh dÊu nhÇm. - ChØ ®¸nh dÊu √ vμo mét vßng trßn øng víi mçi c©u hái. Cßn phân vân Đồng ý Rất đồng ý Giíi tÝnh: Nam: Ο N÷: Ο 1Mục đích, yêu cầu của môn học rõ ràng đối với người học. Môn học được giảng giải rõ ràng, dễ hiểu (thuật ngữ, khái niệm 2 được định nghĩa rõ ràng, trình bày logic). 3Nội dung môn học hữu ích đối với người học. Phương pháp giảng dạy có tác dụng lôi cuốn, khuyến khích 4 người học Tư liệu học tập cho môn học được cung cấp đầy đủ (nguồn tài 5 liệu phong phú, mới nhất). 6Khối lượng kiến thức học tập phù hợp với người học. Người học được khuyến khích học tốt (giảng viên sẵn lòng giải 1 2 3 4 5 Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο 7 8 9 đáp thắc mắc; giúp người học liên tưởng những kiến thức cũ với kiến thức sắp truyền đạt). Giảng viên quan tâm đến nhu cầu học tập của người học (giám sát phản ứng thái độ của người học). Người học nhận được những thông tin phản hồi về kết quả học tập của mình.  Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο Ο 10 Quá trình kiểm tra, đánh giá khách quan, công bằng. ý kiến bổ sung  Ο Ο Ο Ο Ο Đề nghị ghi các ý kiến bổ sung (nếu có) cho các vấn đề ở t Xin cám ơn đã cho ý kiến đánh giá! 101  rên PHỤ LỤC 1C : CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN ĐỂ XỬ LÝ PHIẾU LẤY Ý KIẾN SINH VIÊN Header Y KIEN SINH VIEN set width =132 ! page set logon >- SV.log data_file tuanhsv.dat codes 0123459 format id 1-10 items (t12,10a1) recode (0123459) (0432100) ! 1-10 scale 1-10 !tuanh estimate rate ! iter=100;scale=tuanh show ! scale=tuanh >- SV.map show cases!scale=tuanh; form=export; delimiter=tab >- SV.cas show cases!scale=tuanh >-SV1.cas show items!scale=tuanh >-SV.itm itanal ! scale=tuanh >- SV.ita quit 102 PHỤ LỤC 2B:BẢNG HỎI DÀNH CHO GIẢNG VIÊN VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ (Trước khi chỉnh sửa) BẢNG ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH Mục đích của bảng câu hỏi này là thu thập các ý kiến để sử dụng cho đề tài nghiên cứu khoa học của Ban Quản lý Đào tạo HV BC-TT. Xin thầy (cô) hãy điền vào bảng câu hỏi. Trân trọng cảm ơn quý thầy (cô) ! A. THÔNG TIN CÁ NHÂN ( Đánh dấu # cho sự lựa chọn) 1. Giới tính: Nam o 1 Nữ o2 2. Trường: HV BC-TT Khoa ( phòng): ................................. 3. Nghề nghiệp: 4.Chức vụ: GV o1 Cán bộ quản lý o1 Không phải GV Không là CBQL o2 o2 5. Độ tuổi: 6. Là cán bộ: B. NỘI DUNG Dưới 30 41 – 50 Biên chế o1 o3 o1 30 – 40 Trên 50 Hợp đồng o2 o4 o2 1. Nội dung chương trình đào tạo của HV BC-TT (Khoanh tròn mức độ đồng ý của thầy (cô); 1: Không đồng ý, 2: Đồng ý một phần, 3: Đồng ý về cơ bản, 4 : Hoàn toàn đồng ý) 1.1. Khối lượng kiến thức và khả năng tiếp thu của SVcó sự tương quan hợp lý . 1.2. Khối lượng kiến thức cần thiết đáp ứng được mục tiêu của chương trình đào tạo 1.3. Nội dung các môn học khuyến khích sự sáng tạo của SV 1.4. Nội dung các môn học khuyến khích việc tự học của SV 1.5. Nội dung các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp chuyên môn của SV 1.6. Các môn học trong chương trình có sự gắn kết, liên hệ chặt chẽ với nhau. 1.7. Nội dung các môn học phù hợp với xu hướng phát triển ngành nghề chuyên môn  1 1 1 1 1 1 1  2 3 4 2 3 4 2 3 4 2 3 4 2 3 4 2 3 4 2 3 4 1.8. SVcó nhiều cơ hội tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học 1 2 3 4 1.9 . Các mục tiêu của chương trình đều được rõ ràng 1.10. Nội dung chương trình được cập nhật định kì 1.11. GV tự tin về kiến thức và kĩ năng 1.12. Quy mô lớp học hợp lý 1.13. SVcó cơ hội tiếp cận với công nghệ thông tin (ICT). 103  1 1 1 1 1  2 3 4 2 3 4 2 3 4 2 3 4 2 3 4 1.14. SVcó thể áp dụng công nghệ thông tin vào việc học tập của1  2 3  4 mình 1.15. SVcó cơ hội thực hành và củng cố các lý thuyết đã học vào thực tiễn  1  2 3 4 2. Cấu trúc chương trình đào tạo của HV BC-TT (Đánh dấu # cho sự lựa chọn của thầy (cô)) 2.1. Các môn học được sắp xếp: Hoàn toàn hợp lí 1o Hợp lý về cơ bản 2o Không hợp lý 3o Không có ý kiến 4o 2.2. Sự cân đối giữa lý thuyết và thực hành là: Hợp lý 1o Quá nhiều lý thuyết 2o Quá nhiều thực hành 3o Không có ý kiến 4o 2.3. Trong suốt khoá học, khối lượng các hoạt động hỗ trợ là: Quá nhiều 1o Vừa đủ 2o Quá ít 4o 3o Không có ý kiến 2.4. Dung lượng kiến thứ ại ữ cho các mục đích cụ thể là: Quá nhiều 1o 4o Vừa đủ 2o Quá ít 3o Không có ý kiến 2.5. Dung lượng kiến thức môn tin học cho các mục đích cụ thể là: Quá nhiều 1o 4o Vừa đủ 2o Quá ít 3o Không có ý kiến 3. Trang thiết bị giảng dạy của HV BC-TT (Khoanh tròn mức độ đồng ý của thầy (cô); 1: Không đồng ý, 2: Đồng ý một phần, 3: Đồng ý về cơ bản 4: Hoàn toàn đồng ý) 3.1. Lớp học có đủ ghế cho SV(02 SV/01 bàn), đủ ánh sáng, quạt, vv…  1 2 3 4 3.2. Lớp học được trang bị các trang thiết bị phục vụ cho học12 3 4 tập (micro, trang bị âm thanh, máy chiếu …) 3.3. SVcó đủ phòng thực hành nhằm củng cố kiến thức và nâng12 3 4 cao kỹ năng 3.4. Phòng thực hành có đủ chỗ cho tất cả các SVthực hành  1 2  3 4 3.5. Phòng thực hành được trang bị đủ các công cụ, thiết bị và các vật tư cần thiết, vv. cho SVthực hành.  1 2 3 4 3.6. Thư viện có đủ sách, tài liệu để đáp ứng được nhu cầu học1  2 3 4 tập của SV 3.7. Thư viện có đủ chỗ cho SVtự học, tự nghiên cứu 3.8 Có nhiều loại hình giải trí cho SV(câu lạc bộ giải trí, sân chơi thể thao, ….) 4. Phương pháp và thái độ giảng dạy  1 1  2 3 4 2 3 4 (Khoanh tròn mức độ đồng ý của thầy (cô); 1: Không đồng ý, 2: Đồn ý g một phần, 3: Đồng ý về cơ bản 4: Hoàn toàn đồng ý) 4.1. Các môn học được GV giảng giải rõ ràng, dễ hiểu  1 2 3 4 4.2. Phương pháp giảng dạy có tác dụng lôi cuốn, khuyến khích 1 2 3 4 104 người học 4.3. GV sử dụng dụng các phương pháp giảng dạy tích cực trong việc giảng dạy 4.4. GV thamgia vào việc quản lý hoạt động học tập của SV(điểm danh, giờ giấc…) 4.5. Quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SVkhách quan, công bằng 5. Đánh giá chung toàn khoá học  1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 (Khoanh tròn mức độ đồng ý của thầy (cô); 1: Không đồng ý, 2: Đồng ý một phần, 3 : Đồng ý về cơ bản, 4: Hoàn toàn đồng ý) 5.1. SVcó môi trường học tập tốt  1  2  3 4 5.2. Các điều kiện học tập được đảm bảo trong suốt khoá học 5.3. SVđược định hướng tốt về việc làm  1 2 1 2  3 4 3 4 5.4. Hầu hết SVtìm được việc làm phù hợp với chuyên ngành 1 2 học sau khi ra trường  3 4 Các đề xuất khác khác : ................................................................................ ............................................................................................................. ...................................................................................... ... ... ... ............................................................................................................. ............................................................................................................. . ... ... ... Cám ơn vì sự hợp tác của quý thầy (cô)! 105 PHỤ LỤC 2B:BẢNG HỎI DÀNH CHO GIẢNG VIÊN VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ (Sau khi đã chỉnh sửa) BẢNG ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH Mục đích của bảng câu hỏi này là thu thập các ý kiến để sử dụng cho đề tà nghiên cứu khoa học của Ban Quản lý Đào tạo HV BC-TT. Xin thầy (cô) hãy điền vào bảng câu hỏi. Trân trọng cảm ơn quý thầy (cô) ! A. THÔNG TIN CÁ NHÂN ( Đánh dấu # cho sự lựa chọn) 1. Giới tính: Nam o 1 Nữ o2 2. Trường: HV BC-TT Khoa ( phòng): ................................. 3. Nghề nghiệp: GV o1 Không phải GV o2 4.Chức vụ: Cán bộ quản lý o1 Không là CBQL o2 5. Độ tuổi: 6. Là cán bộ: B. NỘI DUNG Dưới 30 41 – 50 Biên chế o1 3 o1 30 – 40 Trên 50 Hợp đồng o2 o4 o2 1. Nội dung chương trình đào tạo của HV BC-TT (Khoanh tròn mức độ đồng ý của thầy (cô); 1: Không đồng ý, 2: Đồng ý một phần, 3: Đồng ý về cơ bản, 4 : Hoàn toàn đồng ý) 1.1 Nội dung các môn học khuyến khích sự sáng tạo của SV 1.2. Nội dung các môn học khuyến khích việc tự học của SV 1.3. Nội dung các môn học phù hợp với xu hướng phát triển ngành nghề chuyên môn 1.4 . Các mục tiêu của chương trình đều được rõ ràng 1.5. Quy mô lớp học hợp lý 1.6. SV có cơ hội thực hành và củng cố các lý thuyết đã học vào thực tiễn  1 1 1 1 1 1  2 3 4 2 3 4 2 3 4 2 3 4 2 3 4 2 3 4 2. Cấu trúc chương trình đào tạo của HV BC-TT (Đánh dấu # cho sự lựa chọn của thầy (cô)) 2.7. Các môn học được sắp xếp: Hoàn toàn hợp lí 1o Hợp lý về cơ bản 2 Không h ợp lý 3o Không có ý kiến 4o 2.8. Dung lượng kiến thức ngoại ngữ cho ác mục đích cụ thể là: Quá nhiều 1o Vừa đủ 2o Quá ít 4o 3o Không có ý kiến 2.9. Dung lượng kiến thức môn tin học cho các mục đích cụ thể là: Quá nhiều 1o Vừa đủ 2o Quá ít 4o 3. Trang thiết bị giảng dạy của HV BC-TT 3o Không có ý kiến (Khoanh tròn mức độ đồng ý của thầy (cô); 1: Không đồng ý, 2: Đồng ý một phần, 3: Đồng ý về cơ bản 4: Hoàn toàn đồng ý) 3.10. Lớp học có đủ ghế cho SV (02 SV/01 bàn), đủ ánh sáng, quạt, vv… 106  1 2 3 4 3.11. Lớp học được trang bị các trang thiết bị phục vụ cho học 1 2 3 4 tập (micro, trang bị âm thanh, máy chiếu …) 3.12. SVcó đủ phòng thực hành nhằm củng cố kiến thức và nâng cao kỹ năng  1 2 3 4 3.13 Phòng thực hành có đủ chỗ cho tất cả các SV thực hành 1 2 3 4 3.14. Phòng thực hành được trang bị đủ các công cụ, thiết bị và12 3 4 các vật tư cần thiết, vv. cho SV thực hành. 3.15. Thư viện có đủ sách, tài liệu để đáp ứng được nhu cầu học tập của SV  1 2  3 4 3.16. Thư viện có đủ chỗ cho SV tự học, tự nghiên cứu  1  2  3 4 3.17 Có nhiều loại hình giải trí cho SV (câu lạc bộ giải trí, sân1  2  3 4 chơi thể thao, ….) 4. Phương pháp và thái độ giảng dạy (Khoanh tròn mức độ đồng ý của thầy (cô); 1: Không đồng ý, 2: Đồng ý một phần, 3: Đồng ý về cơ bản 4: Hoàn toàn đồng ý) 4.18. GV sử dụng dụng các phương pháp giảng dạy tích cực trong việc giảng dạy 4.19. GV thamgia vào việc quản lý hoạt động học tập của SV (điểm danh, giờ giấc…)  1 2 3 4 1 2 3 4 4.20. Quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV khách 1 2 3 4 quan, công bằng 5. Đánh giá chung toàn khoá học ộ (Khoanh tròn mức độ đồng ý của thầy (cô); 1: Không đồng ý, 2: Đồn ý m t phần, 3 : Đồng ý về cơ bản, 4: Hoàn toàn đồng ý) 5.21. SV có môi trường học tập tốt  1  2  3 4 5.22. Các điều kiện học tập được đảm bảo trong suốt khoá học 1 2  3 4 5.23. SV được định hướng tốt về việc làm  1 2  3 4 5.24. Hầu hết SV tìm được việc làm phù hợp với chuyên ngành 1 học sau khi ra trường  2  3 4 Các đề xuất khác khác : ................................................................................ ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. Cám ơn vì sự hợp tác của quý thầy (cô)! 107 PHỤ LỤC 2C. CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN ĐỂ XỬ LÝ Ý KIẾ ĐN ÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN Header Y KIEN GIANG VIEN set width =132 ! page set logon >- GV.log data_file tuanhtngv.dat codes 012349 format id 1-4 items (t6,36a1) recode (012349) (001230) ! 1-15, 21-36 recode (012349) (001230) ! 16-20 *scale 1-36 ! tuanh1 scale 1,4,6-10,13,14,16,21-24,26-28,30,31,34 !tuanh1 estimate rate ! iter=100;scale=tuanh1 show ! scale=tuanh1 >- GV.map show cases!scale=tuanh1; form=export; delimiter=tab >- GV.cas show cases!scale=tuanh1 >-GV1.cas show items!scale=tuanh1 >-GV.itm itanal ! scale=tuanh1 >- GV.ita quit 108 PHỤ LỤC 3: TẦN SUẤT TRẢ LỜI CỦA GIẢNG VIÊN ND1.1. Khối lượng kiến thức và khả năng tiếp thu của SV có sự tương quan hợp lí Mức độ đồng ý Hoàn toàn đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý về cơ bản Không đồng ý Tổng số Số người trả lời 2 44 82 11 139 Tỉ lệ % 1.44 31.65 58.99 7.91 100.00 ND1.2. Khối lượng kiến thức cần thiết đáp ứng được mục tiêu của chương trình đào tạo Mức độ đồng ý Hoàn toàn đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý về cơ bản Không đồng ý Tổng số Số người trả lời 1 37 87 16 141 Tỉ lệ % 0.71 26.24 61.70 11.35 100.00 ND1.3. Nội dung các môn học khuyến khích sự sáng tạo của SV Mức độ đồng ý Số người trả lời  Tỉ lệ % Hoàn toàn đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý về cơ bản Không đồng ý Tổng số 3 70 56 12 141 2.13 49.65 39.72 8.51 100.00 ND1.4. Nội dung môn học khuyến khích sự tự học của SV Mức độ đồng ý Số người trả lời  Tỉ lệ % Hoàn toàn đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý về cơ bản Không đồng ý Tổng số 8 74 48 10 140 5.71 52.86 34.29 7.14 100.00 ND1.5. Nội dung các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp chuyên môn của SV Mức độ đồng ý Hoàn toàn đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý về cơ bản Không đồng ý Tổng số Số người trả lời 2 29 93 17 141 109 Tỉ lệ % 1.42 20.57 65.96 12.06 100.00 ND1.6. Các môn học trong chương trình có sự gắn kết, liên hệ chặt chẽ với nhau Mức độ đồng ý Hoàn toàn đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý về cơ bản Không đồng ý Tổng số Số người trả lời 5 46 76 14 141 Tỉ lệ % 3.55 32.62 53.90 9.93 100.00 ND1.7. Nội dung các môn học phù hợp với xu hướng phát triển ngành nghề chuyên môn Mức độ đồng ý Hoàn toàn đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý về cơ bản Không đồng ý Tổng số Số người trả lời 4 32 78 24 138 Tỉ lệ % 2.90 23.19 56.52 17.39 100.00 ND1.8. SV có nhiều cơ hội tham gia nghiên cứu khoa học Mức độ đồng ý Số người trả lời  Tỉ lệ % Hoàn toàn đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý về cơ bản Không đồng ý Tổng số 5 66 52 19 142 3.52 46.48 36.62 13.38 100.00 ND1.9. Các mục tiêu của chương trình đều được rõ ràng Mức độ đồng ý Số người trả lời  Tỉ lệ % Hoàn toàn đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý về cơ bản Không đồng ý Tổng số 1 38 77 25 141 0.71 26.95 54.61 17.73 100.00 ND1.10. Nội dung chương tình được cập nhật định kì Mức độ đồng ý Số người trả lời  Tỉ lệ % Hoàn toàn đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý về cơ bản Không đồng ý Tổng số 7 56 69 8 140 110 5.00 40.00 49.29 5.71 100.00 ND1.11. GV tự tin về kiến thức và kĩ năng Mức độ đồng ý Số người trả lời  Tỉ lệ % Hoàn toàn đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý về cơ bản Không đồng ý Tổng số ND1.12. Qui mô lớp học hợp lí Mức độ đồng ý Hoàn toàn đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý về cơ bản Không đồng ý Tổng số 1 34 91 15 141 Số người trả lời 11 36 73 21 141 0.71 24.11 64.54 10.64 100.00 Tỉ lệ % 7.80 25.53 51.77 14.89 100.00 ND1.13. SV có cơ hội tiếp cận với công nghệ thông tin Mức độ đồng ý Số người trả lời  Tỉ lệ % Hoàn toàn đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý về cơ bản Không đồng ý Tổng số 9 63 58 11 141 6.38 44.68 41.13 7.80 100.00 ND1.14. SV có thể áp dụng công nghệ thông tin vào việc học tập của mình Mức độ đồng ý Hoàn toàn đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý về cơ bản Không đồng ý Tổng số Số người trả lời 9 63 58 11 141 Tỉ lệ % 6.38 44.68 41.13 7.80 100.00 ND1.15. SV có cơ hội thực hành và củng cố các lí thuyết đã học vào thực tiễn Mức độ đồng ý Hoàn toàn đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý về cơ bản Không đồng ý Tổng số CT2.1. Các môn học được sắp xếp Số người trả lời 6 75 55 6 142 111 Tỉ lệ % 4.23 52.82 38.73 4.23 100.00 Mức độ đồng ý Hoàn toàn hợp lí Hợp lí về cơ bản Không hợp lí Không có ý kiến Tổng số  Số người trả lời 3 118 11 5 137  Tỉ lệ % 2.19 86.13 8.03 3.65 100.00 CT2.2. Sự cân đối giữa lý thuyết và thực hành là: Mức độ đồng ý Số người trả lời  Tỉ lệ % Hợp lí Quá nhiều lí thuyết Quá nhiều thực hành Không có ý kiến Tổng số 21 94 3 17 135 15.56 69.63 2.22 12.59 100.00 CT.2.3.Trong suốt khoá học, khối lượng các hoạt động hỗ trợ là: Mức độ đồng ý Số người trả lời  Tỉ lệ % Quá nhiều Vừa đủ Quá ít Kông có ý kiến Tổng số 1 35 73 19 128 0.78 27.34 57.03 14.84 100.00 CT2.4. Dung lượng kiến thức ngoại ngữ cho các mục đích cụ thể là: Mức độ đồng ý Quá nhiều Vừa đủ Quá ít Kông có ý kiến Tổng số Số người trả lời 10 43 48 30 131 Tỉ lệ % 7.63 32.82 36.64 22.90 100.00 CT 2.5. Dung lượng kiến thức môn tin học cho các mục đích cụ thể là Mức độ đồng ý Quá nhiều Vừa đủ Quá ít Kông có ý kiến Tổng số Số người trả lời 44 60 29 133 Tỉ lệ % 33.08 45.11 21.80 100.00 TB 3.1. Lớp học có đủ ghế cho SV (02 SV/01bàn), đủ ánh sáng, quạt ..v.v. Mức độ đồng ý Số người trả lời 112 Tỉ lệ % Không đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý về cơ bản Hoàn toàn đồng ý Tổng số  1 14 68 59 142  0.70 9.86 47.89 41.55 100.00 TB 3.2. Lớp học được trang bị các thiết bị phục vụ cho học tập (micro, trang bị âm thanh, máy chiếu…) Mức độ đồng ý Không đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý về cơ bản Hoàn toàn đồng ý Tổng số Số người trả lời 2 28 85 27 142 Tỉ lệ % 1.41 19.72 59.86 19.01 100.00 TB 3.3. SVcó đủ phòng thực hành nhằm củng cố kiến thức và nâng cao kĩ năng Mức độ đồng ý Không đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý về cơ bản Hoàn toàn đồng ý Tổng số Số người trả lời 21 67 41 11 140 Tỉ lệ % 15.00 47.86 29.29 7.86 100.00 TB 3.4. Phòng thực hành có đủ chỗ cho tất cả các SV thực hành Mức độ đồng ý Số người trả lời  Tỉ lệ % Không đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý về cơ bản Hoàn toàn đồng ý Tổng số 22 66 51 2 141 15.60 46.81 36.17 1.42 100.00 TB 3.5. Phòng thực hành được trang bị đủ các công cụ, thiết bị và các vật tư cần thiết cho SVthực hành Mức độ đồng ý Không đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý về cơ bản Hoàn toàn đồng ý Tổng số Số người trả lời 19 64 48 7 138 Tỉ lệ % 13.77 46.38 34.78 5.07 100.00 TB3.6. Thư viện có đủ sách, tài liệu để đáp ứng được nhu cầu học tập của SV 113 Mức độ đồng ý Không đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý về cơ bản Hoàn toàn đồng ý Tổng số  Số người trả lời 20 73 43 6 142  Tỉ lệ % 14.08 51.41 30.28 4.23 100.00 TB 3.7. Thư viện có đủ chỗ cho SV tự học, tự nghiên cứu Mức độ đồng ý Số người trả lời  Tỉ lệ % Không đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý về cơ bản Hoàn toàn đồng ý Tổng số 6 39 78 18 141 4.26 27.66 55.32 12.77 100.00 TB 3.8. Có nhiều loại hình giải trí cho SV (câu lạc bộ giải trí, sân chơi thể thao…) Mức độ đồng ý Không đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý về cơ bản Hoàn toàn đồng ý Tổng số Số người trả lời 15 62 55 8 140 Tỉ lệ % 10.71 44.29 39.29 5.71 100.00 GD4.1. Các môn học được GV giảng giải rõ ràng, dễ hiểu Mức độ đồng ý Số người trả lời  Tỉ lệ % Không đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý về cơ bản Hoàn toàn đồng ý Tổng số 38 99 5 142 26.76 69.72 3.52 100.00 GD4.2. GV sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực Mức độ đồng ý Số người trả lời  Tỉ lệ % Không đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý về cơ bản Hoàn toàn đồng ý Tổng số 55 73 14 142 38.73 51.41 9.86 100.00 GD4.3. GV tham gia vào việc quản lí hoạt động học tập của SV (điểm danh, ra vào lớp…) 114 Mức độ đồng ý Không đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý về cơ bản Hoàn toàn đồng ý Tổng số  Số người trả lời 3 41 81 17 142  Tỉ lệ % 2.11 28.87 57.04 11.97 100.00 GD 4.4. Quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV khách quan, công bằng Mức độ đồng ý Không đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý về cơ bản Hoàn toàn đồng ý Tổng số DG5.1. SV có môi trường học tập tốt Mức độ đồng ý Không đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý về cơ bản Hoàn toàn đồng ý Tổng số Số người trả lời 27 103 12 142 Số người trả lời 1 26 91 24 142 Tỉ lệ % 19.01 72.54 8.45 100.00 Tỉ lệ % 0.70 18.31 64.08 16.90 100.00 DG5.2 Các điều kiện học tập được đảm bảo trong suốt khoá học Mức độ đồng ý Số người trả lời  Tỉ lệ % Không đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý về cơ bản Hoàn toàn đồng ý Tổng số DG5.3. SV được định hướng tốt về việc làm 35 87 20 142 24.65 61.27 14.08 100.00 Mức độ đồng ý Không đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý về cơ bản Hoàn toàn đồng ý Tổng số Số người trả lời 4 46 82 9 141 Tỉ lệ % 2.84 32.62 58.16 6.38 100.00 DG5.4. Hầu hết SV tìm được việc làm phù hợp với chuyên ngành học sau khi ra trường Mức độ đồng ý Số người trả lời 115 Tỉ lệ % Không đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý về cơ bản Hoàn toàn đồng ý Tổng số  8 79 50 3 140 116  5.71 56.43 35.71 2.14 100.00 PHỤ LỤC 4 A: TẦN SUẤT TRẢ LỜI CỦA SINH VIÊN 1. Mục đích, yêu cầu của môn học rõ ràng đối với người học Mức độ đồng ý Rất đồng ý Đồng ý Còn phân vân Không đồng ý Rất không đồng ý Tổng số Số người trả lời 538 939 193 56 21 1747 Tỉ lệ % 30.80 53.75 11.05 3.21 1.20 100.00 2. Môn học được giảng giải rõ ràng, dễ hiểu (thuật ngữ, khái niệm được định nghĩa rõ ràng, trình bày logic) Mức độ đồng ý Rất đồng ý Đồng ý Còn phân vân Không đồng ý Rất không đồng ý Tổng số Số người trả lời 388 848 330 161 30 1757 Tỉ lệ % 22.08 48.26 18.78 9.16 1.71 100.00 3. Nội dung môn học hữu ích đối với người học Mức độ đồng ý Số người trả lời  Tỉ lệ % Rất đồng ý Đồng ý Còn phân vân Không đồng ý Rất không đồng ý Tổng số 568 922 192 45 21 1748 32.49 52.75 10.98 2.57 1.20 100.00 4. Phương pháp giảng dạy có tác dụng lôi cuốn, khuyến khích người học Mức độ đồng ý Rất đồng ý Đồng ý Còn phân vân Không đồng ý Rất không đồng ý Tổng số Số người trả lời 332 664 470 228 49 1743 Tỉ lệ % 19.05 38.10 26.97 13.08 2.81 100.00 5. Tư liệu học tập cho môn học được cung cấp đầy đủ (nguồn tài liệu phong phú, mới nhất) 117 Mức độ đồng ý Rất đồng ý Đồng ý Còn phân vân Không đồng ý Rất không đồng ý Tổng số  Số người trả lời 277 614 429 345 82 1747  Tỉ lệ % 15.86 35.15 24.56 19.75 4.69 100.00 6. Khối lượng kiến thức học tập phù hợp với người học Mức độ đồng ý Số người trả lời  Tỉ lệ % Rất đồng ý Đồng ý Còn phân vân Không đồng ý Rất không đồng ý Tổng số 292 942 336 152 30 1752 16.67 53.77 19.18 8.68 1.71 100.00 7. Người học được khuyến khích học tốt (GV sẵn sàng giải đáp những thắc mắc; giúp SV liên tưởng những kiến thức cũ với kiến thức sắp truyền đạt) Mức độ đồng ý Rất đồng ý Đồng ý Còn phân vân Không đồng ý Rất không đồng ý Tổng số Số người trả lời 509 851 245 115 34 1754 Tỉ lệ % 29.02 48.52 13.97 6.56 1.94 100.00 8. GV quan tâm đến nhu cầu học tập của người học (giám sát phản ứng thái độ của người học) Mức độ đồng ý Rất đồng ý Đồng ý Còn phân vân Không đồng ý Rất không đồng ý Tổng số Số người trả lời 405 831 343 147 29 1755 Tỉ lệ % 23.08 47.35 19.54 8.38 1.65 100.00 9. Người học nhận được những thông tin phản hồi về kết quả học tập của mình Mức độ đồng ý Rất đồng ý Đồng ý Số người trả lời 311 898 118 Tỉ lệ % 17.72 51.17 Còn phân vân Không đồng ý Rất không đồng ý Tổng số  324 187 35 1755  18.46 10.66 1.99 100.00 10. Quá trình kiểm tra đánh giá khách quan, công bằng Mức độ đồng ý Số người trả lời  Tỉ lệ % Rất đồng ý Đồng ý Còn phân vân Không đồng ý Rất không đồng ý Tổng số 430 874 286 92 54 1736 119 24.77 50.35 16.47 5.30 3.11 100.00 TT  PHỤ LỤC 4B: TỔNG HỢP TẦN SUẤT TRẢ LỜI CỦA SINH VIÊN Mức độ đồng ý Nội dung Rât Đồng Còn Không  Rất đồng ý (%) ý (%) phân vân (%) đồng ý (%) không đồng ý (%) 1 2 Mục đích, yêu cầu của môn học rõ ràng đối với người học Môn học được giảng giải rõ rang, dễ hiểu (thuật ngữ, khái niệm được định nghĩa, trình bày logic) 30.80 53.75 11.05 3.21 22.08 48.26 18.78 9.16 1.20 1.71 3 Nội dung môn học hữu ích đối với người học 32.49 52.75 10.98 2.57 1.20 4 5 Phương pháp giảng dạy có tác dụng lôi cuốn, khuyến khích người học Tư liệu học tập cho môn học được cung cấp đầy đủ (nguồn tài liệu phong phú, mới nhất) 19.05 38.10 26.97 13.08 15.86 35.15 24.56 19.75 2.81 4.69 6 Khối lượng kiến thức phù hợp với người học 16.67 53.77 19.18 8.68 1.71 7 Người học được khuyến khích học tốt ……. 29.02 48.52 13.97 6.56 1.94 8 GV quan tâm đến nhu cầu học tập của người học (giám sát phản ứng thái độ của người học) 23.08 47.35 9.54 8.38 1.65 9 Người học nhận được những thông tin phản hồi về kết quả học tập của mình 17.72 51.17 18.46 10.66 1.99 10 Quá trình kiểm tra đánh giá khách quan, công bằng 120 24.77 50.35 16.47 5.30 3.11 PHỤ LỤC 5A: CƠ CẤU ĐỘ TUỔI CỦA GIẢNG VIÊN ĐỘ TUỔI Dưới 30 tuổi Từ 31 đến 40 tuổi Từ 41 đến 50 tuổi Từ 51 đến 55 tuổi Từ 56 đến 60 tuổi Trên 60 tuổi  NAM 15 16 19 18 35 01  Ữ 48 37 35 21 04 0 (Nguồn: Ban Tổ chức cán bộ HV BC-TT) GHIÊ CN Ứ PHỤ LỤC 5B: SỐ LƯỢNG ĐỀ TÀI N  K  ỌC STT PHÂN LOẠI ĐỀ TÀI 1 Đề tài cấp Nhà nước  2003 - 2004  2004 - 2005  SỐ LƯỢNG 2005 - 2006  2006 - 2007  2007 - 2008 2 3  Đề tài cấp Bộ Đề tài cấp Trường  02 30  05 34  02 64  05 77  05 82 (Nguồn: Ban Quản lí Khoa học HV BC-TT) 121 PHỤ LỤC 6: QUAN NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY “Chất lượng giảng dạy” là: Hoạt động giảng dạy được thực hiện hoàn hảo, không có sai sót Hoạt động giảng dạy đáp ứng được những mong đợi của người học Hoạt động giảng dạy xứng đáng với khoản tiền đã bỏ ra Hoạt động giảng dạy phù hợp với những mục tiêu giảng dạy Hoạt động giảng dạy đáp ứng được những yêu cầu của xã hội  Không đồng ý (%) 20.7 19.8 7.6 2.3 2.1 122  Không chắc chắn (%) 34.5 31.7 18.9 16.7 7.1  Đồng ý (%) 44.8 48.5 73.5 81 90.8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van TN Tran Tu Anh DLDG2005.doc
Tài liệu liên quan