Mở đầu
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Lý do chọn đề tài
Song song với công cuộc đổi mới đất nước, nhiều cơ hội kinh tế được mở ra cho
người dân. Về bản chất, sự nghiệp đổi mới đã dẫn đến những biến đổi về cấu trúc xã
hội và có sự chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Sự gia tăng tốc độ
sản xuất hàng hoá công, nông nghiệp và sự thay thế vị trí, vai trò của sức lao động
bằng công nghệ qua các nguồn đầu tư kinh tế lớn đã trở thành nhân tố cơ bản trong
quá trình giải phóng một bộ phận lao động dư thừa ở nông thôn và khuyến khích họ
đi làm ăn xa nhằm tìm kiếm những cơ hội việc làm và thu nhập tốt hơn. Do vậy, di
cư trở thành một vấn đề có tính quy luật giống như quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá ở các quốc gia khác.
Cũng giống nhiều đô thị lớn khác như thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên
Hoà . hiện tượng di cư trong những năm gần đây ngày càng lớn; riêng với Hà Nội,
hiện tượng di cư phát triển mạnh hơn cả. Với những chính sách đô thị hoá và mở
rộng Hà Nội, gắn liền với phát triển công nghiệp, mở rộng các ngành dịch vụ, xây
dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng đầu tư nước ngoài cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
lực lượng kinh tế thị trường, của các thành phần kinh tế đã tạo ra nhiều việc làm với
lao động đơn giản, thu hút nhiều lao động từ tỉnh ngoài đến. Bên cạnh đó, thực
trạng tốt của môi trường giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, điều kiện y tế, chăm sóc sức
khoẻ, đời sống văn hoá tinh thần . là những động lực hấp dẫn nhiều người đến Hà
Nội để lập nghiệp, phát triển bản thân và mưu cầu cuộc sống tốt đẹp hơn.
Dưới những hoàn cảnh mới, những mối quan hệ mới, lối sống hoàn toàn mới, để
thích nghi với môi trường sống mới - môi trường đô thị với nhịp độ phát triển cao
của công nghịêp hoá, hiện đại hoá, với cơ sở hạ tầng khác hẳn với môi trường sống
ở nông thôn, người di cư đến Hà Nội thực sự gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình
7
học tập, làm việc và ổn định cuộc sống tại nơi hoàn toàn xa lạ và mới đối với mình.
Những bất cập đó đã đẩy không ít người di cư đến cảnh bần cùng và tham ra vào
các tệ nạn xã hôi. Vì vậy, cuộc sống của họ sẽ diễn biến theo chiều hướng nào, hoặc
tốt lên hoặc xấu đi? Cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội của họ ra sao; mà đặc
biệt là với giáo dục? Điều này vẫn còn là câu hỏi mở đối với các nhà hoạch định
chính sách.
Xuất phát từ thực tế nên trên, đề tài luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu đánh giá thực
trạng về Giáo dân di cư vùng nhà thờ Thái Hà Nội tiếp cận với giáo dục” sẽ đi
tìm hiểu rõ hơn về những Giáo dân di cư đến Hà Nội trong vài năm gần đây. Hy
vọng nghiên cứu này sẽ cung cấp một cái nhìn bao quát hơn về điều kiện sống cũng
như về cơ hội tiếp cận với giáo dục của họ, đồng thời những thông tin này sẽ phần
nào giúp các nhà hoạch định chính sách xây dựng các chiến lược phát triển cải thiện
chất lượng cuộc sống cho người dân di cư, góp phần nâng cao nhận thức và điều
kiện sống của người dân nói chung - một trong nhiều nhân tố thúc đẩy sự phát triển
của Hà Nội cũng như của cả nước.
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 6
I. GIỚI THIỆU CHUNG 6
1. Lý do lựa chọn đề tài 6
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 8
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 8
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
1. Câu hỏi nghiên cứu/giả thiết nghiên cứu 8
2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 9
3. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 9
4. Phạm vi, thời gian khảo sát 9
Nội dung 10
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan 10
I. TỔNG QUAN 10
II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN 14
1. Sự di cư (Lịch sử di cư) 15
2. Một vài nét về Giáo dân di cư vùng nhà thờ Thái Hà, Hà Nội 17
3. Người di cư 17
4. Khái niệm về tiếp cận dịch vụ xã hội 19
4.1. Khái niệm chung về tiếp cận dịch vụ xã hội 19
4.2. Cơ hội tiếp cận với giáo dục 19
4
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu khoa học 21
I. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 21
1. Xây dựng bộ công cụ đo lường 23
1.1. Lịch sử di cư 23
1.2. Điều kiện - Chất lượng cuộc sống 29
1.3. Cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội (đặc biệt là khả năng tiếp cận
với giáo dục)
35
1.4. Những khó khăn thường gặp của Giáo dân di cư 36
2. Thiết kế mẫu 43
3. Nhập và xử lý số liệu 44
II. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN 45
1. Nghiên cứu định lượng 45
2. Nghiên cứu định tính 46
3. Phương pháp quan sát 46
4. Phân tích tài liệu thứ cấp 47
5. Tiến hành thu thập thông tin 47
Chương 3: Thực trạng về Giáo dân di cư vùng nhà thờ Thái Hà,
Hà Nội 49
1. Một số thông tin nghiên cứu ban đầu về Giáo dân di cư 49
2. Các điều kiện sống 55
3. Những khó khăn mà Giáo dân di cư thường gặp phải trong quá
trình sống, học tập và làm việc tại Hà nội
64
4. Cơ hội tiếp cận với giáo dục của Giáo dân di cư 69
4.1. Khả năng chi trả học phí 71
4.2. Thời gian dành cho việc học tập 71
4.3. Xây dựng mô hình ước lượng ước lượng các nhân tố về khả năng
tiếp cận giáo dục của Giáo dân di cư vùng nhà thờ Thái Hà, Hà nội
73
5
4.3.1. Sự khác biệt giữa nam và nữ về cơ hội tiếp cận với giáo dục
của Giáo dân di cư
79
4.3.2. Tìm hiểu sự khác biệt giữa các nhóm tuổi về khả năng tiếp
cận với giáo dục của Giáo dân di cư
80
Kết luận chung 84
I. KẾT LUẬN 84
II. KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 87
Tài liệu tham khảo 95
Phụ lục 97
115 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1816 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đánh giá thực trạng về giáo dân di cư vùng nhà thờ Thái Hà, Hà Nội tiếp cận với giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệt này lại không có ý nghĩa về mặt thống kê
khi nghiên cứu xem xét khả năng tiếp cận giáo dục của các nhóm Giáo dân di cư
này.
+ Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê chỉ thể hiện rõ ở nhóm tuổi 19 - 24 và nhóm trên
35 tuổi. Đó là những khác biệt có liên quan đến sự ổn định về kinh tế.
84
Kết luận chung
I. KẾT LUẬN
Từ thực trạng về Giáo dân di cư vùng nhà thời Thái Hà, Hà nội, có thể rút ra những
nhận xét sau:
Kết quả nghiên cứu cho thấy di dân giờ đây không chỉ là sự lựa chọn mà là sự đòi
hỏi của cuộc sống. Trong các nguyên nhân di cư của Giáo dân thì nguyên nhân kinh
tế, khó khăn về điều kiện kinh tế, không có việc làm, điều kiện nhà ở… đóng một
vai trò quan trọng.
Chính sự khác biệt kinh tế - xã hội và khoảng chênh lệch về thu nhập từ công việc
giữa nông thôn và thành thị đã dẫn đến những tác động không mong muốn cho
người dân nông thôn nói chung, người Công giáo nói riêng và thúc đẩy họ rời bỏ
quê hương ra thành phố kiếm việc làm. Như vậy, nghiên cứu này một lần nữa lại
khẳng định rõ hơn yếu tố bao trùm cho mục đích và nguyên nhân của mọi cuộc di
chuyển dân cư vào Hà Nội là do điều kiện khó khăn về kinh tế, sự thiếu hụt việc
làm (48.5%), mong muốn kiếm được việc và có thu nhập cao hơn (16.2%). Và Hà
Nội cũng sẽ là nơi tạo mọi điều kiện cần thiết để các cá nhân mong có thể tự phát
triển bản thân: có thêm tri thức và hiểu biết xã hội (32.6%) khi mà những điều kiện
đó khó có cơ hội phát triển ở nơi đi.
Như vậy, so với mục đích chuyển cư vì lý do thu nhập, việc làm, Hà Nội đã đáp ứng
tốt được những mong muốn của Giáo dân khi rời nơi ở cũ: 97% đều tìm được công
việc thích hợp; số Giáo dân di cư không tìm được việc làm khi lên Hà Nội là hầu
như không có (0,3%); có mức thu nhập tăng gấp 3.2 lần so với thời điểm trước khi
di cư (chiếm 93,8%). Rõ ràng đây là mức thu nhập mà hầu hết Giáo dân di cư mong
đợi khi đến làm việc tại Hà Nội và họ cảm thấy bằng lòng với cuộc sống ở Hà Nội
(chiếm 75,7%) và quyết định sẽ tiếp tục ở Hà Nội lâu dài (chiếm 58%)
Sự thích nghi dần và sự hoà nhập của Giáo dân di cư vào thị trường lao động thành
phố đã quyết định những cơ hội đem lại sự ổn định, năng động, cũng như rủi ro và
85
khó khăn mà họ có thể gặp phải. Theo đánh giá của bản thân Giáo dân di cư thì
những vấn đề khó khăn mà họ thường gặp phải nhất đó là vấn đề về tìm việc làm.
Mục đích của họ là tiếp tục ở lại thành phố.
Với Giáo dân di cư, vấn đề đăng ký tạm vắng, tạm trú chưa phải là vấn đề quan
trọng nhất đối với họ. Ở đây luôn luôn tồn tại cả những khó khăn về vật chất và tinh
thần; Và điều họ cần lúc này chính là sự hỗ trợ trong việc tìm nhà ở, sự hỗ trợ về
ngân sách để ổn định cuộc sống, mong có công việc ổn định, đảm bảo về thu nhập
cho không chỉ bản thân mà cho cả những thành viên trong gia đình: đảm bảo mức
sống thoát nghèo, đảm bảo quyền được học hành của bản thân cũng như tương lai
của con cái.
Theo kết quả nghiên cứu, có 57.1% Giáo dân di cư không thể có cơ hội để học tập
và phát triển bản thân, dù chỉ là mong muốn được đào tạo một nghề gì đó làm nghề
căn bản cho tương lai. Có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến nhiều người
không có cơ hội tiếp cận với giáo dục nhưng trách nhiệm gia đình luôn được đặt lên
hàng đầu với họ. Thực tế cho thấy có đến 75.3% trong số đó phải gửi tiền về cho gia
đình, nên ngoài những chi phí cho sinh hoạt bản thân, các Giáo dân di cư cũng
không có khả năng chi trả thêm cho bất cứ khoản phát sinh nào, trong đó bao hàm
cả chi phí đầu tư cho phát triển bản thân (chiếm xấp xỉ 70% số trường hợp nghiên
cứu). Số Giáo dân có thực sự có khả năng chi trả các khoản học phí thì lại không thể
đầu tư về thời gian cho việc phát triển bản thân. Vòng luẩn quẩn của họ vẫn là đời
sống thực tại.
Để đảm bảo được mức sống và thu nhập như hiện tại, Giáo dân di cư cũng phải lao
động vất vả, họ sẵn sàng làm mọi công việc, kể cả lao động rẻ mạt, nặng nhọc. Dù
là công nhân hay lao động phổ thông nhưng phần nhiều họ đều phải làm việc cả
tuần (78.9%). Số giờ tham gia lao động của họ cũng nhiều hơn so với những lao
động thuộc các nhóm ngành khác. Trong số Giáo dân di cư là lao động phổ thông
(chiếm 73.5%), thì có đến 36.9% cho biết họ phải làm việc nhiều hơn mức 8
tiếng/ngày, thậm chí là từ 12 đến 18 tiếng/ngày. Do đặc thù của công việc khác
86
nhau nên thời gian kết thúc công việc của họ cũng khác nhau: 66.5% Giáo dân di cư
kết thúc công việc trong ngày từ 16h đến trước 20h và 22% trường hợp kéo dài
công việc từ sau 20h đến sáng ngày hôm sau. Những trường hợp như vậy phần
nhiều rơi vào các đối tượng là công nhân, lao động phổ thông. Thêm nữa số ngày
nghỉ trong tuần của họ cũng gần như bằng 0 (chiếm xấp xỉ 80% trường hợp nghiên
cứu điều tra). Vì vậy để có thể đầu tư một khoảng thời gian nhất định - khoảng thời
gian cần thiết cho việc học tập, với bản thân họ là điều hết sức khó khăn.
Do đó, hầu hết Giáo dân di cư đã không có đủ khả năng đầu tư phát triển cho bản
thân. Khả năng tiếp cận giáo dục của họ dù ít dù nhiều cũng có mối liên hệ tới năng
lực bản thân và điều kiện kinh tế.
Bỏ qua những khác biệt về trình độ học vấn để cân bằng cơ hội tiếp cận giáo dục
với hầu hết Giáo dân di cư, sự khác biệt (có ý nghĩa thống kê) về khả năng tiếp cận
với giáo dục đã thực sự diễn ra giữa nhóm tuổi từ 19 - 24 và nhóm trên 35 tuổi. Đó
là những khác biệt có liên quan đến sự ổn định về kinh tế.
Nghiên cứu đã chỉ cho thấy cơ hội phát triển bản thân của cả 2 giới nam và nữ trong
nghiên cứu này là như nhau, không hề có sự phân biệt, và ai cũng có khả năng
ngang nhau trong quá trình tiếp cận giáo dục. Điều này hoàn toàn phù hợp với 1
trong 5 tiêu chí cần thiết để đảm bảo quyền lợi đối với giáo dục, đó là không có sự
phân biệt đối xử, ít nhất là về mặt giới tính.
Như vậy, căn cứ theo tình hình thực tế thì chỉ có 3.4% (12 trường hợp) Giáo dân di
cư thực sự đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết như đã nêu để phát triển bản thân.
Có thêm tri thức và hiểu biết xã hội là một trong nhiều nguyên nhân khiến người di
cư trẻ tuổi nói chung và lớp trẻ Giáo dân di cư nói riêng tìm đến đô thị, nhưng cơ
hội tiếp cận của họ là hầu như không có. Cuộc sống của người di cư vốn dĩ đã
không có nhiều thuận lợi, từ công việc cho đến nơi ở, hay tìm kiếm một sự thích
nghi với hoàn cảnh mới với mong muốn thay đổi cuộc sống và phát triển bản thân.
Sự đòi hỏi của cuộc sống dù ít dù nhiều đã không tạo được cơ hội thuận lợi cho họ
được tiếp cận với các hình thức giáo dục khác nhau dù là học một nghề nào đó làm
87
vốn cho phát triển nghề nghiệp sau này. Áp lực cuộc sống và gánh nặng gia đình đã
lấy đi của họ cơ hội được đến gần hơn giáo dục. Đây là một vấn đề thực sự khó
khăn, nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng. Đó là khi
trình độ của người di cư nói chung và của Giáo dân nói riêng không được nâng cao,
không đáp ứng được những yêu cầu cấp thiết cho việc công nghiệp hoá và hiện đại
hoá đất nước thì di cư trở thành gánh nặng thay vì bổ sung thêm nguồn năng lực dồi
dào cho sự nghiệp phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và của khu vực Hà
Nội nói riêng.
II. KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Sự khác biệt về mức sống giữa nông thôn và thành thị đã trở thành nguyên nhân
chính của di cư. Những người nông dân và những người làm nông nghiệp chính là
những người có thu nhập thấp nhất và có cuộc sống bấp bênh. Vì vậy, trong chừng
mực nhất định, di dân nông thôn nói chung và trong cộng đồng Giáo dân nói riêng,
giờ đây không chỉ là sự lựa chọn mà là sự đòi hỏi của cuộc sống, và trở thành nhân
tố tích cực cho sự phát triển nông thôn thông qua việc chuyển tiền về quê nhà, có
thể kể cả việc chuyển giao kinh nghiệm làm ăn, tác phong công nghiệp và lối sống
văn minh đô thị, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập nông thôn – đô thị.
Nghiên cứu cho thấy phần nhiều giáo dân di cư khi nhập cư vào Hà Nội có thể nói
là không có tay nghề hoặc tay nghề không cao, đồng nghĩa với không có tay nghề là
họ thường làm những công việc lao động giản đơn và nặng nhọc với thu nhập thấp.
Theo kết quả điều tra thì đại đa phần đều nằm trong độ tuổi trẻ. Như vậy, để có thể
khắc phục tình trạng trên, chúng ta cần đưa ra các hoạt động hướng nghiệp theo nhu
cầu và nguyện vọng phù hợp với hoàn cảnh của mỗi người di cư nói chung và giáo
dân di cư nói riêng. Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm có thể được coi là
cơ hội thay đổi cuộc sống cho người dân, nhất là đối với tầng lớp thanh niên – thành
phần không thể thiếu trong việc góp sức mình trong công cuộc chuyển đổi kinh tế.
Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và mở cửa, nhu cầu về
một đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi và một đội ngũ công nhân lành nghề bậc cao đã và
88
đang hình thành. Trung tâm dạy nghề và hướng nghiệp sẽ là nơi đảm nhiệm đồng
thời hai chức năng của mình là vừa dạy nghề cho xã hội vừa hướng nghiệp và dạy
nghề cho học sinh phổ thông và cho người lao động có nhu cầu chuyển dịch nghề
nghiệp trong cơ chế thị trường lao động, đảm bảo cung cấp đủ lao động kỹ thuật
cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong những năm sắp đến theo
hướng tăng dần về số, nâng cao về chất lượng và đa dạng hóa chủng loại ngành
nghề kỹ thuật phù hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới.
Tại các trường phổ thông, các trung tâm dạy nghề, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp -
hướng nghiệp dạy nghề, các cơ sở dạy nghề dân lập và tư thục, sẽ trang bị cho học
sinh, học viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết, tạo cho người học có điều kiện
tiếp cận với các nghề để có dịp chọn nghề khi có điều kiện học lên hoặc có thể vào
đời lao động khi cần thiết. Thông qua quá trình đào tạo, từng bước phổ cập nghề
cho tất cả người lao động bằng cách đào tạo nghề ngắn hạn để sớm hình thành nền
giáo dục kỹ thuật trong xã hội, bồi dưỡng gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội sẽ
hình thành đội ngũ công nhân kỹ thuật với các loại hình lao động chính là: công
nhân, nhân viên nghiệp vụ lành nghề diện rộng; công nhân, nhân viên nghiệp vụ
lành nghề dạng hẹp; công nhân lao động kỹ thuật phổ thông.
Những nhóm khác nhau trong xã hội sẽ kỳ vọng những điều khác nhau từ hệ thống
giáo dục. Và nhiều người đã coi giáo dục là cơ hội để con cái họ và chính bản thân
họ có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Thực tế đã cho thấy tình trạng thiếu trầm trọng
sự hỗ trợ đối với vấn đề đào tạo. Và người nghèo, người lao động có thu nhập thấp
sẽ luôn là người đến với giáo dục sau cùng. Vì vậy, việc trợ cấp kinh phí để mở
rộng đối tượng tiếp cận dịch vụ giáo dục sẽ có lợi cho người nghèo và người lao
động có thu nhập thấp, đồng thời cũng là đáp ứng được xấp xỉ 34% nhu cầu học tập
và nâng cao trình độ của giáo dân di cư.
Trong nghiên cứu đã chỉ ra cho thấy những khó khăn của hầu hết lao động nói
chung và của giáo dân di cư nói riêng chính là thu nhập hiện tại của họ phần nhiều
chưa đáp ứng được nhu cầu sống của bản thân họ và gia đình. Thu nhập thấp và
89
không ổn định đã trở thành một trong nhiều nguyên nhân cản trở họ tiếp cận với các
dịch vụ giáo dục. “Trợ cấp tiền có điều kiện” sẽ được coi là giải pháp hữu hiệu nhất
để tăng cường số người trẻ tuổi tiếp cận với giáo dục, đồng thời nâng cao được trình
độ cho người lao động. Cụ thể, Trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề đặt vấn đề với
một số doanh nghiệp để xác lập sự liên kết giữa Trung tâm và doanh nghiệp trong
khâu hướng nghiệp, dạy nghề. Sự liên kết được tạo dựng, cơ hội việc làm sẽ đến
cho học viên.
Cách làm hiện nay của các Trung tâm vẫn làm là cân đối được nhu cầu “tìm người”
của doanh nghiệp và nhu cầu “tìm việc” của học viên. Vì vậy có thể nhấn mạnh đến
đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp. Sự gắn kết cần được đảm bảo xuyên suốt
ngay từ giai đoạn chiêu sinh cho đến giai đoạn kết thúc khoá đào tạo, tạo điều kiện
để người lao động vừa được học tập nâng cao tay nghề, vừa tham gia lao động
nhằm ổn định cuộc sống.
Về phát triển của các địa phương, sự hỗ trợ từ Trung ương vẫn là một nguồn thiết
yếu. Nếu coi vấn đề việc làm là một mục tiêu thiết yếu, họ có thể có các chính sách
để thu hút đầu tư, tạo ra nhiều việc làm. Khuyến khích sự tham gia của các ngành
trung ương, địa phương, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị kinh doanh đầu tư phát
triển các trường công nhân kỹ thuật, nghiệp vụ đa dạng theo yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội của thành phố. Đặc biệt, người chủ sử dụng lao động ở bất cứ nơi nào
cũng là những nhân tố tích cực nhất và đóng vai trò trực tiếp trong việc thúc đẩy
phát triển kinh tế, việc làm và việc làm bền vững vì họ vừa là bên cung vừa là bên
cầu của quá trình sản xuất và là bên cầu về lao động. Khả năng của người sử dụng
lao động đặc biệt về mở rộng sản xuất ở mỗi tỉnh, sẽ quyết định mức độ phát triển
kinh tế ở đó.
Về phía giáo hội Công giáo, ngoài sự trợ giúp về đời sống tinh thần, tổ chức giao
lưu và cung cấp các thông tin cần thiết, giáo hội có thể xem xét đến việc cho vay
vốn để phát triển nghề nghiệp nhằm đáp ứng xấp xỉ 13% nhu cầu của giáo dân trong
khu vực. Sự đóng góp, quan tâm và tham gia trợ giúp của giáo hội nhiều hơn nữa sẽ
90
không chỉ là nguồn động viên giúp giáo dân vượt qua khó khăn mà còn góp phần
quan trọng vào việc cải thiện và nâng cao đời sống nói chung cho giáo dân.
Nâng cao trình độ/tay nghề để có nghề nghiệp ổn định và có thu nhập đảm bảo cuộc
sống đối với người lao động di cư nói chung và giáo dân di cư nói riêng đã trở thành
vấn đề cốt lõi cho sự phát triển. Khi các vấn đề về điều kiện kinh tế được giải quyết
và đáp ứng được mong đợi của nhiều lao động nông thôn cũng như của giáo dân thì
di cư không còn trở thành vấn đề gây áp lực đối với các thành phố lớn cũng như đối
với việc thiếu nguồn nhân lực tại địa phương.
Từ thực tế nghiên cứu, đề tài xin đưa ra một số đề xuất một mặt nhằm cải thiện chất
lượng cuộc sống cho người dân di cư, góp phần nâng cao nhận thức và điều kiện
sống của người dân nói chung và của giáo dân di cư nói riêng, mặt khác nhằm nâng
cao cơ hội tiếp cận giáo dục cho người lao động nói chung và giáo dân di cư nói
riêng:
+ Cần xây dựng mô hình đào tạo mở rộng theo các hướng:
Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền hướng nghiệp cho học sinh ngay
từ trong nhà trường.
Thứ hai, mở các khóa bổ túc nghề ngoại khóa theo nguyện vọng, sở trường
cho học sinh các lớp phổ thông trung học.
Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu của nền kinh tế về số lượng và chất
lượng đối với từng nghề, các trường dạy nghề có kế hoạch tuyển sinh và đào
tạo nhằm tăng cả về số lượng và chất lượng nguồn lao động có tay nghề, có
chuyên môn. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho những sinh viên nói chung và
sinh viên công giáo tìm được việc làm thêm để thực hành và củng cố kiến
thức vừa tạo điều kiện cho họ có thêm thu nhập chính đáng.
+ Chúng ta không thể phủ nhận các công việc của những người lao động công giáo.
Xe ôm hay đồng nát cũng là một nghề, công việc của họ vẫn có ích cho mọi người.
91
Vì vậy, giải pháp trước mắt mà các cấp địa phương và giáo hội có thể giải quyết
được đó là:
Xây dựng trung tâm đào tạo nghề và giới thiệu việc làm. Các trung tâm đào
tạo nghề có thể thực hịên đào tạo nghề cho giáo dân vào các buổi tối (Có xấp
xỉ 68% giáo dân di cư làm việc từ khoảng 8 tiếng/ngày nên việc kết hợp vừa
đi học vừa đi làm lo cho cuộc sống của gia đình và bản thân vẫn thực hiện
được) hoặc tạo điều kiện để họ tham gia học cách nhật (đối với những người
phải làm việc nhiều hơn 8 tiếng/ngày), đảm bảo không phải bỏ việc: Nhằm
bảo đảm cho nhóm lao động nhập cư Hà Nội nói chung và nhóm người công
giáo nói riêng; đặc biệt là nữ lao động phổ thông có điều kiện làm việc tốt
hơn, có nghề nghiệp ổn định và có thu nhập cao trong tương lai, từ đó nâng
cao điều kiện sống, sinh hoạt, chăm sóc sức khoẻ cũng như thực hiện tốt hơn
nữa các quyền con người.
Tạo điều kiện có được các quỹ tín dụng nhỏ để họ có thể vay vốn phát triển
sản xuất vừa và nhỏ.
Hướng dẫn những phương pháp làm ăn dựa trên chính đất nông nghiệp của
họ. Bắt đầu từ chính sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu lao động, tạo dựng
cấu lao động ngành nghề sử dụng nhiều nhân công và cơ cấu cây trồng vật
nuôi ngoại thành theo hướng phát triển kinh tế hàng hoá cải thiện thu nhập và
giải quyết việc làm, mở rộng công tác giáo dục và đào tạo nghề cho những
người chưa có việc làm và chưa được đào tạo nghề.
+ Việc di cư lao động là rất tự nhiên và không thể tránh khỏi trong điều kiện có sự
khác biệt về nhu cầu lao động từ các cộng đồng doanh nghiệp ở các tỉnh khác
nhau.Việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn-thành thị như đã được phân tích
là cao trong những năm qua và có cả các tác động tích cực lẫn tiêu cực với thị
trường lao động địa phương. Vì vậy cần:
Thúc đẩy các hoạt động phi nông nghiệp. Các hoạt động phi nông nghiệp và
thu hút đầu tư cho những hoạt động này có vai trò rất quan trọng để thúc đẩy
92
việc làm ở khu vực nông thôn. Nếu các hoạt động phi nông nghiệp được đẩy
mạnh, người lao động tại địa phương có thể có cơ hội việc làm và thu nhập ở
ngay tại quê hương và do đó áp lực di cư để tìm sinh kế của họ có thể giảm
đi.
Phát triển doanh nghiệp/cơ sở sản xuất và tự tạo việc làm
Sự phát triển của các doanh nghiệp và việc tự tạo việc làm có ảnh hưởng trực
tiếp đến vấn đề việc làm nên được khuyến khích và thúc đẩy ở cả khu vực
nông thôn và thành thị để số lượng việc làm trong xã hội tăng lên. Về vấn đề
này, chính quyền cấp tỉnh đóng vai trò rất quan trọng ở hai mặt sau:
· Thực hiện tốt những chính sách của Chính phủ về thúc đẩy phát triển
doanh nghiệp, tạo điều kiện và chủ động trong quá trình này.
· Việc tự tạo việc làm trong sản xuất cũng như cung cấp dịch vụ cũng nên
được khuyến khích và được đối xử công bằng về tất cả các loại hỗ trợ.
+ Phần lớn những người lao động di cư không có tay nghề tại thời điểm di cư, và họ
thường được học nghề ngay tại nơi làm việc trong các cơ sở sản xuất. Điều này
khiến họ kém cạnh tranh hơn trong thị trường lao động và lương của họ thấp ít nhất
là vào thời gian đầu. Các doanh nghiệp nên có những động thái rõ ràng hơn trong
việc đào tạo nghề cho lao động địa phương trước khi chính thức tuyển dụng. Có
như vậy, hiệu quả của công tác đào tạo nghề và chất lượng của nguồn nhân lực mới
được cải thiện.
Để đào tạo nghề được triển khai có hiệu quả, cần phát huy vai trò lãnh đạo của
Đảng và chính quyền các cấp trong việc triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề
ở địa phương; mở rộng hình thức đào tạo nghề theo nhu cầu của chủ sử dụng lao
động, khuyến khích các thành phần kinh tế mở các cơ sở dạy nghề tư thục, dân lập
để phát triển nhanh mạng lưới các cơ sở dạy nghề, đáp ứng nhu cầu học nghề của
người lao động; tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị
cho các cơ sở dạy nghề công lập theo hướng chuẩn hoá; có chính sách ưu đãi đối
với giáo viên dạy nghề, đặc biệt là giáo viên giỏi. Hàng năm tổ chức điều tra nhu
93
cầu học nghề của người lao động, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh để xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với thị trường.
Về chính sách trong đào tạo nghề, ngoài ưu tiên về đất đai, chế độ chính sách với
giáo viên dạy nghề, hỗ trợ đối tượng học nghề, tỉnh có thể xét tài trợ một phần cho
các cơ sở đào tạo cũng như hỗ trợ học phí đào tạo cho các học sinh học nghề, đồng
thời khuyến khích các đơn vị thành lập các cơ sở dạy nghề hoặc mở lớp đào tạo
nghề, sử dụng lao động qua đào tạo nghề trong các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, làng nghề.
Với sự chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, sự phối hợp có hiệu quả giữa các
ngành, đoàn thể, các địa phương, chắc chắn việc đào tạo nghề của tỉnh sẽ phát huy
hiệu quả, góp phần giải quyết vấn đề bức thiết về đào tạo nghề và giải quyết việc
làm tại các địa phương trong tỉnh, đẩy nhanh tiến trình CNH-HĐH đất nước.
+ Thực hiện tốt việc phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với Sở Lao động -
Thương binh - Xã hội, ban quản lý các khu chế xuất, các khu CN tập trung để gắn
đào tạo với việc cung ứng lao động và giải quyết việc làm.
+ Nhiều nghiên cứu về di cư của nước ta trong thời gian gần đây cho thấy, các
chính sách nhằm hạn chế di cư dường như là không có kết quả trong hoàn cảnh phát
triển của Việt Nam. Các cấp chính quyền nên coi di cư là một phần của sự phát triển
kinh tế để từ đó xây dựng các chính sách hiệu quả hơn vừa bảo đảm phát triển
nguồn nhân lực dồi dào, có tay nghề, vừa có khả năng khắc phục được các vấn nạn
đồng hành với di cư.
Đưa ra những biện pháp hành chính ngăn cản dòng người nhập cư vào đô thị không
phải là cách giải quyết hợp lý. Chính quyền đô thị cần tìm kiếm cách tiếp cận để
giải quyết những vấn đề phát sinh do di cư mang lại chứ không phải tìm các biện
pháp ngăn chặn luồng di cư vào đô thị và như vậy thì người di cư nói chung và
người công giáo nói riêng lại càng ít cơ hội phát triển bản thân và cải thiện điều
kiện, chất lượng sống của mình.
94
+ Đa phần người nhập cư không có khả năng mua được nhà để ở. Kết quả là người
thuê nhà bị bắt ép, tình trạng mất trật tự, thiếu an toàn và ô nhiễm môi trường ở
những khu nhà thuê trọ thường xảy ra. Để tránh tình trạng trên, chính quyền đô thị
và đặc biệt là giáo hội có thể tìm biện pháp phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở
cho Giáo dân nhập cư. Nhà nước có thể thiết lập các quy định đối với các cơ sở
tuyển dụng lao động phải bảo đảm chỗ ở cho người nhập cư gần trụ sở của mình và
theo quy hoạch chung. Điều đó sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho người nhập cư nói
chung và người công giáo nói riêng, không để họ rơi vào tình trạng thuê nhà không
đủ điều kiện sống tối thiểu, dẫn đến hậu quả người nhập cư dễ mắc phải tệ nạn xã
hội, hoặc dễ bị tổn thương.
95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo đánh giá nhanh về tình hình trẻ em di cư tại Việt Nam. Save the
Children UK, tháng 1/2006.
2. Cuộc phỏng vấn với Linh mục Paul Phạm Trung Dong - Ủy Ban Mục vụ
Di dân của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam. Thực hiện Minh Nguyên
(
3. Dân số và phát triển ở Việt Nam: Dân số Hà Nội. Đặng Xuân Đường, Lê
Hồng Kế, Hà Văn Quế. Nxb Thế Giới, 2007.
4. Đề tài mã số: 01X-07/06-2002-1 Chủ nhiệm đề tài: TS. Hoa Hữu Lân,
Trưởng phòng KH và QLKH-Viện Nghiên cứu phát triển KT -XH Hà Nội.
5. Di cư tự do đến Hà Nội - Thực trạng và giải pháp. TS. Hoàng Văn Chức,
Hà Nội 2004
6. Di cư và giảm nghèo ở nông thôn: Một số vấn đề thực tiễn và chính sách.
PSG, TS Đặng Nguyên Anh
7. Di dân từ nông thôn vào đô thị - Hiện trạng và thách thức cho phát triển
đô thị. Đồng Bá Hướng _ Vụ trưởng vụ thống kê Dân số và Lao động, Tổng
cục Thống kê.
8. Điều tra di cư năm 2004: Di cư trong nước và mối liên hệ với các sự kiện
của cuộc sống. Tổng cục Thống kê, tháng 11 năm 2006)
9. Điều tra di cư Việt Nam năm 2004: Di cư trong nước và mối liên hệ với
các sự kiện của cuộc sống. Tổng cục thống kê. Hà Nội, tháng 11/2006.
10. Education access in deveploping countries. Davi Poccok. Sussex University
Express. Sussex, 1999
11. Giáo trình Kinh tế học: Giáo dục và Phát triển. TS Munir Muhmud, người
dịch Lê Thu. (www.kinhtehoc.com/index.php?name=pnforum)
12. Migration in Vietnam. Theoretical approaches and evidence from a survey.
Dang Nguyen Anh. NXB Thế Giới, 2001
13. Niên giám Thống kê Hà Nội, 2001.
14. Phương pháp nghiên cứu xã hội học. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý
Thanh, ĐHQG, 2001.
96
15. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng
Ngọc. NXB Thống kê, 2005.
16. Simple size Calculator _ The survey system. Creative Research Systems
( )
17. Tuyển tập các công trình chọn lọc trong dân số hoc xã hội. Các nguồn gốc
xã hội và kinh tế nhập cư. TS. Douglas S.Massey. NXB Khoa học xã hội,
1994.
18. Thống kê thực hành với sự trợ giúp của SPSS và Winstata. Ngô Văn Thứ,
ĐH Kinh tế quốc dân Khoa Toán Kinh tế. NXB Khoa học và kỹ thuật. Hà
Nội 2005.
19. Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục. Phần 1: Thống
kê mô tả. Dương Thiệu Tống. NXB ĐHQG Hà Nội, 2000.
20. Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học Giáo dục. Phần 2: Thống
kê suy diễn. Dương Thiệu Tống. NXB ĐHQG Hà Nội, 2000.
21. Vài nét về cuộc di cư của giáo dân Bắc Kỳ sau Hiệp định Giơnevơ năm
1954. TS. Nguyễn Quang Hưng (www.vae.org.vn )
22. Một số trang web khác:
www.tchdkh.org.vn/tchitiet.asp?code=2205
97
PHỤ LỤC
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN
VỀ ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HOÁ, XÃ HỘI CỦA GIÁO DÂ N DI CƯ
TẠI KHU VỰC NHÀ THỜ THÁI HÀ, HÀ NỘI
Họ và tên điều tra viên: …………………………………….. Mã số phiếu: ………………
A. NHỮNG THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN, GIA ĐÌNH VÀ QUÊ QUÁN
1. Họ và tên: ……………………………………
2. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ
3. Năm sinh: …………………
4. Nơi sinh: ………………………………………………………………………………………...
5. Quê quán: Tỉnh…………………… Huyện……………………Xã……………………………..
6. Dân tộc: 1. Kinh 2. Dân tộc khác: …………………………..
7. Trình độ học vấn:
1. Không biết đọc, biết viết
2. Biết đọc, biết viết
3. Hết cấp I
4. Hết cấp II
5. Hết cấp III
6. Trung cấp/TH chuyên nghiệp
7. Cao đẳng/Đại học
8. Sau Đại học
8. Tình trạng hôn nhân:
1. Chưa kết hôn
2. Đang có vợ/chồng
3. Ly hôn
4. Ly thân
5. Goá
9. Nghề nghiệp:
1. Cán bộ công chức
2. Công nhân
3. Lao động tự do
4. Nghề khác:…………………………….
10. Gia đình anh/chị hiện giờ ở đâu? 1. Hà Nội 2. Ở quê
11. Gia đình anh/chị hiện có những ai? (CÓ THỂ LỰA CHỌN NHIỀU ĐÁP ÁN)
1. Bố mẹ/Bố/Mẹ
2. Vợ/Chồng
3. Con cái
4. Anh/Chị/Em
5. Khác…………………………………….
12. Địa chỉ nơi ở hiện nay? …………………………………………………………………………
98
B. LỊCH SỬ DI CƯ
13. Số lần di chuyển nơi ở (tỉnh/thành phố này sang tỉnh/thành phố khác)?
1. 1 lần
2. 2 -3 lần
3. 4 – 5 lần
4. Trên 5 lần
Anh/chị hãy mô tả về nơi đến, thời gian, công việc của mỗi lần di chuyển?
Lần di chuyển
Nơi đến
(chỉ ghi tỉnh/thành phố)
Thời gian Công việc
Lần 1 …………………………… ………… ………………………………
Lần 2 …………………………… ………… ………………………………
14.
Lần 3 …………………………… ………… ………………………………
15. Nghề nghiệp của anh/chị trước khi ra Hà Nội?
1. Làm nông nghiệp
2. Nghề phi nông nghiệp
3. (buôn bán nhỏ, sản xuất, kinh doanh,…)
4. Công nhân
5. Cán bộ
6. Đi học
7. Nội trợ
8. Khác: …………………..………….......
16. Năm chuyển ra Hà Nội của lần gần đây nhất? Năm...........
17. Lý do chính của lần di chuyển ra Hà Nội gần đây nhất?
1. Tìm việc làm
2. Có thêm thu nhập
3. Có tri thức và hiểu biết xã hội
4. Đời sống đô thị hấp dẫn
5. Đoàn tụ gia đình
6. Đi học
7. Khác ………………………………….
18. Ai quyết định việc di chuyển ra Hà Nội lần này?
1. Bản thân
2. Vợ/chồng
3. Bố mẹ
4. Con
5. Người khác ...........................................
19.
Anh/chị ra Hà Nội làm việc là do ai giới
thiệu?
(CÓ THỂ LỰA CHỌN NHIỀU ĐÁP ÁN)
1. Bản thân tìm hiểu
2. Bạn bè giới thiệu
3. Có họ hàng, người quen ở Hà Nội
4. Người môi giới
5. Người khác: ……………………...……
20. Những người cùng ra Hà Nội với anh/chị? (CÓ THỂ LỰA CHỌN NHIỀU ĐÁP ÁN)
1. Vợ/chồng
2. Con cái
3. Bố mẹ
4. Bạn bè
5. Không có ai đi cùng
6. Người khác ………………………
99
21.
Thời gian anh/chị đã sinh sống ở Hà Nội lần
gần đây nhất?
1. <6 tháng
2. 6-12 tháng
3. 1-3 năm
4. 3-5 năm
5. 5 – 10 năm
6. >10 năm
22. Anh/chị có hài lòng với cuộc sống ở Hà Nội hiện nay không?
1. Không hài lòng
2. Bình thường
3. Hài lòng
4. Khó nói
23. Anh/chị có định tiếp tục ở lại đây lâu dài nữa không?
1. Không
2. Có
3. Không biết
24. Bao nhiêu lâu anh/chị về thăm quê một lần?
1. 1 tháng/lần
2. 2-3 tháng/lần
3. 4-6 tháng/lần
4. 6-12 tháng/lần
5. Khác : ……………………..…………
25.
Mục đích chính của các đợt về quê thường là
gì?
(CÓ THỂ LỰA CHỌN NHIỀU ĐÁP ÁN)
1. Mang tiền về cho gia đình
2. Mùa vụ
3. Ngày lễ/quan thầy của làng
4. Thăm gia đình
5. Khác: …………………………..………
26. Anh/chị đã đăng ký thường trú/tạm trú ở Hà Nội chưa?
1. Chưa khai báo/đăng ký
2. Đã đăng ký tạm trú ngắn hạn
3. Đã đăng ký tạm trú dài hạn
4. Đã đăng ký thường trú
27.
Nếu chưa, tại sao anh/chị lại chưa khai
báo/đăng ký?
(CÓ THỂ LỰA CHỌN NHIỀU ĐÁP ÁN)
1. Bận việc
2. Ngại/không cần thiết
3. Thủ tục phiền phức, khó khăn
4. Chi phí tốn kém
5. Không biết nơi đăng ký
6. Khác .......................................................
C. ĐỜI SỐNG MỌI MẶT
28. Công việc chính hiện nay của anh/chị là gì?
1. Không làm việc à Chuyển sang câu 32
2. Nội trợ ở nhà
3. Công nhân
4. Cán bộ
5. Kinh doanh buôn bán
6. Nghề khác
7. Gia sư
8. Lao động phổ thông
29. Thời gian làm việc hiện nay của anh/chị? (TRẢ LỜI CẢ HAI ĐÁP ÁN)
1. ………. Giờ/ngày
2. ……… Ngày/tuần
30.
Công việc hàng ngày của anh/chị bắt đầu và
kết thúc vào lúc mấy giờ?
(TRẢ LỜI CẢ HAI ĐÁP ÁN)
1. Bắt đầu ………..h
2. Kết thúc ……….h
(GHI THEO MÚI 24H)
31. Ngoài việc làm chính, anh/chị có làm thêm việc gì khác nữa không?
1. Không
2. Có (kể tên: ……………………………)
100
32.
Từ khi ra Hà Nội anh/chị đã làm bao nhiêu
loại công việc?
1. Một -----> chuyển sang câu 34
2. Hai
3. Ba
4. Khác …………………………………
33.
Nếu nhiều hơn 1 công việc, tại sao anh/chị
lại phải đổi việc?
(CÓ THỂ LỰA CHỌN NHIỀU ĐÁP ÁN)
1. Công việc không phù hợp
2. Công việc vất vả
3. Thu nhập thấp
4. Không được đi nhà thờ
5. Khác: …………………………………
34. Anh/chị tìm công việc có khó khăn không?
1. Rất dễ
2. Dễ
3. Bình thường
4. Khó
5. Rất khó
35. Công việc của anh/chị là do ai giới thiệu? (CÓ THỂ LỰA CHỌN NHIỀU ĐÁP ÁN)
1. Tự bản thân
2. Họ hàng
3. Bạn bè
4. Trung tâm giới thiệu việc làm/người môi giới
5. Người khác ...........................................
36. Anh/chị có dự định tìm việc khác nữa không?
1. Có
2. Không -----> chuyển sang câu 38
3. Không biết --> chuyển sang câu 38
37. Nếu có, tại sao? ............................................................................................................................
38. Thu nhập của anh/chị có đảm bảo cho cuộc sống bản thân/gia đình không?
1. Có
2. Không
39. Thu nhập so với trước đây khi sống ở quê?
1. Cao hơn nhiều
2. Cao hơn
3. Bằng
4. Thấp hơn
40. Anh/chị có phải gửi tiền về quê cho gia đình không?
1. Có
2. Không ------> chuyển sang câu 43
41. Trung bình một năm anh/chị gửi về quê được bao nhiêu tiền? .............................đ/năm
42.
Số tiền anh/chị gửi về được người nhà sử
dụng vào việc gì?
(CÓ THỂ LỰA CHỌN NHIỀU ĐÁP ÁN)
1. Sản xuất
2. Học hành
3. Sức khoẻ
4. Chi tiêu hàng ngày
43. Thu nhập bình quân của anh/chị trong một tháng?
1. Không có thu nhập
2. Dưới 500.000 đ/tháng
3. Từ 500.000 đến <700.000đ/tháng
4. Từ 700.000 đến <1.000.000 đ/tháng
5. Từ 1.000.000 đến <1.500.000đ/tháng
6. Từ 1.500.000 đến <2.000.000 đ/tháng
7. Từ 2.000.000 đến >3.000.000 đ/tháng
44. Tính trung bình một tháng anh/chị chi tiêu hết bao nhiêu tiền?
1. Không có
2. Dưới 300.000 đ/tháng
3. Từ 300.000 đến <500.000đ/tháng
4. Từ 500.000 đến <700.000đ/tháng
5. Từ 700.000 đến <1.000.000 đ/tháng
6. Từ 1.000.000 đến <1.500.000đ/tháng
7. Từ 1.500.000 đến <2.000.000 đ/tháng
8. Từ 2.000.000 đến <3.000.000 đ/tháng
9. Trên 3.000.000 đ/tháng
101
45. Tính trung bình một tháng, anh/chị để dư được bao nhiêu tiền? ………………đ
46. Nơi ở hiện nay?
1. Nhà trọ chỉ ngủ buổi tối
2. Nhà thuê
3. Nơi làm việc
4. Nhà người thân/họ hàng
5. Nhà riêng
6. Khác: …………………………………
47. Diện tích nơi bạn đang ở?
7. Dưới 10m
8. Từ 10 – 20m
9. Từ 21 – 30m
10. Từ 31 – 50m
11. Từ 51 - 100m
12. Trên 100m
48. Hiện nay bạn đang sống với ai? (CÓ THỂ LỰA CHỌN NHIỀU ĐÁP ÁN)
1. Ở một mình
2. Gia đình
3. Họ hàng
4. Bạn bè
5. Đồng hương
6. Người khác: ……………………………
49. Diện tích ở hiện nay có đủ cho sinh hoạt của mọi người không?
1. Chật trội
2. Bình thường
3. Thoải mái
50. Loại hình nhà ở hiện nay của anh/chị?
1. Nhà kiên cố mái bằng
2. Nhà xây lợp ngói
3. Nhà tạm (vách, liếp, tôn, prôximăng.)
4. Khác: ……………………………....
51. Công trình phụ (nhà tắm, nhà vệ sinh) dùng chung hay dùng riêng?
1. Chung
2. Riêng
52. Nơi anh/chị ở có đủ nước cho sinh hoạt hàng ngày không?
1. Không đủ
2. Đủ
3. Thoải mái
4. Khác: ………………..…………………
53. Anh/chị có hài lòng với nơi ở hiện nay không?
1. Có
2. Không
3. Không ý kiến
1. Quạt điện 5. Đài/catsette/Radio 9. ĐT di động
2. Tủ lạnh 6. Máy vi tính 10. Xe đạp
3. Tivi 7. Đầu video/VCD/DVD 11. Xe máy
54.
Nơi ở của bạn có những
vật dụng nào?
(CÓ THỂ LỰA CHỌN
NHIỀU ĐÁP ÁN) 4. Bếp ga 8. Điện thoại cố định 12. internet
D. QUAN HỆ XÃ HỘI VÀ TIẾP CẬN THÔNG TIN
10.
Trong quá trình làm việc ở đây anh/chị có cơ
hội được học tập và đào tạo thêm về lĩnh vực
chuyên môn/công việc không?
1. Không-----> chuyển sang câu 51
2. Có
11.
Nếu được đào tạo, anh/chị có thể kể tên các khoá học/khoá đào tạo gần đây nhất mà bạn đã tham
gia?
1. ..............................................................................................................................................
2. ..............................................................................................................................................
3. ..............................................................................................................................................
12. Tiền học tập/đào tạo của anh/chị do ai chi trả?
1. Bản thân
2. Cơ quan/chủ sử dụng lao động
3. Người khác:........................................
102
13. Anh/chị có đủ tiền đề chi trả học phí hay không?
2. Không
3. Có
14. Anh/chị có thời gian dành cho việc học tập không?
2. Không
3. Có
60. Anh/chị có người thân/họ hàng, bạn bè ở Hà Nội không?
1. Không ------> chuyển sang câu 62
2. Có
61. Ở Hà Nội, bạn bè của anh/chị là những ai?
1. Người cùng cơ quan/nghề nghiệp
2. Đồng hương
3. Người khác :………………………….……
62. Thời gian rỗi anh/chị thường làm gì? (CÓ THỂ LỰA CHỌN NHIỀU ĐÁP ÁN)
1. Đọc sách, báo
2. Xem tivi
3. Nghe đài
4. Đi xem ca nhạc/xem phim ngoài rạp
5. Vào mạng internet
6. Chăm sóc gia đình/dọn dẹp nhà cửa
7. Nói chuyện, đi chơi với bạn bè
8. Đi nhà thờ/đọc kinh
9. Làm việc
10. Khác: ………………..……..……..……
63. Anh/chị có thường xuyên gặp gỡ, trao đổi thông tin với bạn bè, người thân không?
1. Không ------> chuyển sang câu 67
2. Hiếm khi (< 1lần/tháng)
3. Thỉnh thoảng (<1lần/tuần)
4. Thường xuyên (> 1lần/tuần)
5. Khác .......................................................
64. An/chị thường trao đổi với họ về vấn đề gì? (CÓ THỂ LỰA CHỌN NHIỀU ĐÁP ÁN)
1. Về gia đình, con cái
2. Về công việc
3. Về những khó khăn của cuộc sống ở HN
4. Về vấn đề sức khoẻ
5. Về nguy cơ bị tấn công/lạm dụng tình dục
6. Khác: ……………...………………….
65. Khi gặp chuyện buồn hoặc khó khăn, anh/chị thường tâm sự với ai nhất?
1. Không với ai
2. Với người trong gia đình
3. Với bạn bè
4. Với đồng hương
5. Với các cha/thầy/sơ
6. Người khác…………………………
66. Anh/chị gặp khó khăn gì nhất trong việc khám chữa bệnh?
1. Không gặp khó khăn gì
2. Thanh toán BHYT
3. Nơi ở xa các cơ sở khám chữa bệnh
4. Thái độ của nhân viên y tế
5. Chất lượng dịch vụ
6. Khác …...................................................
7. Thanh toán chi phí khám chữa bệnh
E. NHỮNG KHÓ KHĂN HIỆN NAY VÀ NGUYỆN VỌNG CHÍNH
103
Xin chân thành cảm ơn sự tham gia đóng góp ý kiến của anh/chị!
67.
Khó khăn bạn thường gặp phải trong thời
gian sống ở Hà Nội?
(CÓ THỂ LỰA CHỌN NHIỀU ĐÁP ÁN)
1. Tìm việc làm
2. Tìm nhà ở
3. Chi phí ăn ở tốn kém
4. Thiếu thốn tình cảm
5. Học hành của con cái
6. Chăm sóc sức khoẻ/các dịch vụ y tế
7. Nguy cơ bị lạm dụng tình dục
8. Đăng ký hộ khẩu thường trú/tạm trú
9. Đăng ký quyền sở hữu tài sản (nhà đất, xe
máy)
10. Mua bán, chuyển nhượng tài sản
11. Thủ tục kết hôn/khai sinh/khai tử
12. Thích nghi lối sống, môi trường mới
13. Khác: …………………………………….
68. Khi gặp khó khăn, anh/chị thường tìm sự giúp đỡ ở đâu?
1. Gia đình/họ hàng
2. Bạn bè
3. Đồng hương
4. Cha/thầy/sơ
5. Trung tâm tư vấn
6. Khác ……………………………………
69. Sự giúp đỡ đó có hiệu quả, có ích đối với bạn không?
1. Không
2. Ít hiệu quả/có ích
3. Bình thường
4. Hiệu quả/có ích
5. Rất hiệu quả/có ích
70.
Trong thời gian sống ở đây ai là người hay
giúp đỡ anh/chị nhất?
1. Gia đình /họ hàng
2. Bạn bè
3. Đồng hương
4. Hàng xóm
5. Chủ/cơ quan
6. Chính quyền địa phương nơi cư trú
7. Người khác: ………………….……………
71. Họ thường giúp đỡ vấn đề gì? (CÓ THỂ LỰA CHỌN NHIỀU ĐÁP ÁN)
1. Giới thiệu việc làm
2. Tiền bạc
3. Hiện vật
4. Nhà ở
5. Thủ tục hành chính về cư trú
6. Động viên tinh thần
7. Khác ...........................................................
72. Bạn có mong muốn giúp đỡ gì? (CÓ THỂ LỰA CHỌN NHIỀU ĐÁP ÁN)
1. Đăng ký hộ khẩu
2. Hỗ trợ vốn (bao nhiêu................................)
3. Nhà ở
4. Tìm việc làm (nghề gì.................................)
5. Học nghề (nghề gì.......................................)
6. Học tập/nâng cao trình độ
7. Sức khoẻ/chữa bệnh
8. Khác ............................................................
104
Bảng 1: Thống kê về giới tính và độ tuổi của Giáo dân
vùng nhà thờ Thái Hà.
Độ tuổi Nam Nữ
Descriptives Statistic Std. Error Statistic Std. Error
Mean 27.01 .572 26.37 .630
Lower Bound 25.88 25.13 95% Confidence
Interval for Mean Upper Bound 28.13 27.62
5% Trimmed Mean 26.36 25.78
Median 24.00 23.00
Variance 60.581 65.192
Std. Deviation 7.783 8.074
Minimum 16 17
Maximum 55 54
Range 39 37
Interquartile Range 8 11
Skewness 1.341 .179 1.114 .190
Kurtosis 1.437 .355 .488 .377
Bảng thống kê tính độ lệch chuẩn cho nhóm dữ liệu THU NHẬP
STT Dữ liệu khoảng Số mẫu (fi)
Tần số
tích lũy Tích (fi * Xi)
Độ lệch
xi = Xi - m
1 400.000 44 44 17.600.000 -804.398.827
2 600.000 33 77 19.800.000 -604.398.827
3 850.000 83 160 70.550.000 -354.398.827
4 1.250.000 94 254 117.500.000 45.601.17302
5 1.750.000 43 297 75.250.000 545.601.173
6 2.500.000 44 341 110.000.000 1.295.601.173
Tổng cộng 341 410.700.000
Kết quả : 1.250.000đ, mức có nhiều Giáo dân đạt nhất (94 mẫu)
Trung bình cộng (m - mean) 1.204.398,827
Phương sai (s²) 4.04116E+11
Độ lêch chuẩn (s) 635.700,8319
105
Bảng thống kê tính độ lệch chuẩn cho K nhóm thu nhập
* Nhóm có thời gian cư trú tại Hà Nội trong khoảng < 5 năm
STT Dữ liệu khoảng Số mẫu (fi)
Tần số
tích lũy Tích (fi * Xi)
Độ lệch
xi = Xi - m
1 400.000 32 714 12.800.000 -804.398.827
2 600.000 25 739 15.000.000 -604.398.827
3 850.000 59 798 50.150.000 -354.398.827
4 1.250.000 56 854 70.000.000 45.601.17302
5 1.750.000 26 880 45.500.000 545.601.173
6 2.500.000 22 902 55.000.000 1.295.601.173
Tổng 220 248.450.000
Kết quả : 850.000đ, mức có nhiều Giáo dân đạt nhất (59 mẫu)
Trung bình cộng (m - mean) 1.129.318,182
Phương sai (s²) 3.7288E+11
Độ lêch chuẩn (s) 610.638,8624
* Nhóm có thời gian cư trú tại Hà Nội trong khoảng từ 5 năm-10 năm
STT Dữ liệu khoảng Số mẫu (fi)
Tần số
tích lũy Tích (fi * Xi)
Độ lệch
xi = Xi - m
1 400.000 0 1122 0 -804398.827
2 600.000 4 1126 2.400.000 -604398.827
3 850.000 14 1140 11.900.000 -354398.827
4 1.250.000 26 1166 32.500.000 45601.17302
5 1.750.000 8 1174 14.000.000 545601.173
6 2.500.000 17 1191 42.500.000 1295601.173
Tổng 69 103.300.000
Kết quả : 1250000đ, mức có nhiều Giáo dân đạt nhất (26 mẫu)
Trung bình cộng (m - mean) 1.497.101.449
Phương sai (s²) 4.95521E+11
Độ lêch chuẩn (s) 703.932,8775
87654321
Thu nhập bình quân của anh/chị trong 1 thang?
10
0
8
0
6
0
4
0
2
0
0
Tầ
n
su
ất
Mean = 4.56
Std. Dev. = 1.499
N = 341
Histogram
106
* Nhóm có thời gian cư trú tại Hà Nội trong khoảng > 10 năm
STT Dữ liệu khoảng Số mẫu (fi)
Tần số
tích lũy Tích (fi * Xi)
Độ lệch
xi = Xi - m
1 400.000 0 1260 0 -804.398.827
2 600.000 0 1260 0 -604.398.827
3 850.000 6 1266 5.100.000 -354.398.827
4 1.250.000 11 1277 13.750.000 45.601.17302
5 1.750.000 6 1283 10.500.000 545.601.173
6 2.500.000 5 1288 12.500.000 1.295.601.173
Tổng 28 41.850.000
Kết quả : 1250000 điểm, có nhiều thí sinh đạt nhất (11 ts)
Trung bình cộng (m - mean) 1.494.642.857
Phương sai (s²) 3.91266E+11
Độ lêch chuẩn (s) 625.512,9651
(* ) Nếu giả định tổng thể có phân phối chuẩn nhưng phương sai không bằng nhau thì
kiểm định phi tham số Kruskal – Wallis sẽ giải thích cho giả thuyết Ho này. Thống kê
Kruskal Wallis(W) Khi bình phương (k-1) bậc tự do với các trung bình nhóm không đồng
nhất. Chọn mức ý nghĩa α (0.001), giả thuyết Ho đã bị bác bỏ khi Wqs>X2α(k-1). Bảng
kiểm thống kê (Test Statistics) dưới có Wqs = 26.25 > 10.38 [mức X2(0.001;2) theo bảng
phân phối Chi bình phương], chúng ta có thể bác bỏ giả thuyết Ho, bởi thực chất mức thu
nhập giữa các nhóm này là không bằng nhau, và sự khác nhau này có ý nghĩa về mặt
thống kê. Cụ thể:
Kiểm đinh Kruskal - Wallis
Descriptive Statistics (Thống kê mô tả)
N Mean Std. Deviation Minimum Maximum
Thu nhập bình quân tháng 341 4.560117 1.499036549 2 7
Thời gian cư trú tại Hà Nội 326 1.383436 0.639881124 1 3
Ranks
Thời gian cư trú tại Hà Nội của Giáo dân di cư N
Mean Rank
(Trị trung bình nhóm)
< 5 năm 220 141.9363636
5-10 năm 69 195.8768116
Thu nhập bình quân
tháng
của Giáo dân di cư >10 năm 28 202.1964286
Tổng cộng 317
107
Test Statistics(a,b)
Thu nhập bình quân tháng
Chi-Square 26.25378194
Df 2
Asymp. Sig. 1.99097E-06
(a) Kruskal Wallis Test
(b) Grouping Variable: Thời gian cư trú tại Hà Nội
α = 0.001 là 10.38
Descriptive Statistics (Thống kê mô tả)
N Mean Std. Deviation Minimum Maximum
Thu nhập bình quân 341 4.560117 1.499036549 2 7
Trình độ văn hoá 350 5.288571 1.387473932 4 8
Ranks
Trình độ văn hoá N Mean Rank
Hết cấp II 167 178.1946108
Hết cấp III 38 214.4078947
Trung cấp/TH chuyên nghiệp 22 161.6136364
CĐ/ĐH 107 140.3037383
Thu nhập bình quân tháng
Sau ĐH 7 262.4285714
Tổng cộng 341
Thống kê mức tiền bình quân mỗi Giáo dân gửi về gia đình trong năm
Số tiền trung bình 1 năm anh/chị gửi về quê
Valid 158 N
Missing 25
Mean 8.029.430
Std. Error of Mean 771.903
Median 6000.000
Mode 6.000.000
Std. Deviation 9.702.674
Minimum 300.000
Maximum 10.000.000
Test Statistics(a,b) (Kiểm tra thống kê)
Thu nhập bình quân trong tháng
Chi-Square 25.95646816
Df 4
Asymp. Sig. 3.22907E-05
(a) Kruskal Wallis Test
(b) Grouping Variable: Trình độ văn hoá
α = 0.001 là 18.46
108
Thống kê các vật dụng thiết yếu phục vụ cho đời sốngthường ngày
của Giáo dân di cư
Bảng thống kê số Giáo dân di cư có khả năng chi trả học phí
Tần suất %
1 Không 221 63.1
2 Có 129 36.9
Tổng chung 350 100.0
Khả năng chi trả học phí (a) Tần suất Tỷ lệ %
1 Không 126 63.0
2 Có 74 37.0
Tổng chung 200 100.0
a. Cơ hội được học tập và đào tạo thêm về lĩnh vực chuyên môn/công việc không? = 0
Khả năng chi trả học phí (b) Tần suất Tỷ lệ %
1 Không 95 63.3
2 Có 55 36.7
Tổng chung 150 100.0
b. Cơ hội được học tập và đào tạo thêm về lĩnh vực chuyên môn/công việc không? = 1
Các vật dụng thiết yếu dùng trong sinh hoạt hàng ngày Tần suất %
1 Quạt điện 264 19.2%
2 Tủ lạnh 35 2.5%
3 Tivi 163 11.9%
4 Bếp gas 129 9.4%
5 Đài catsette/radio 103 7.5%
6 Máy vi tính 86 6.3%
7 Đầu video/CD/DVD 69 5.0%
8 Điện thoại cố định 59 4.3%
9 Xe đạp 156 11.4%
10 Điệnthoại di động 148 10.8%
11 Xe máy 148 10.8%
12 Internet 13 .9%
Tổng chung 314 100.0%
109
Thời gian dành cho việc học tập
Tần suất % % có giá trị % cộng dồn
1 Không 71 95.9 97.3 97.3
2 Có 2 2.7 2.7 100.0
Tổng 73 98.6 100.0
Không xác định 1 1.4
Tổng chung 74 100.0
Cơ hội học tập = 0, Khả năng chi trả học phí= 1
Kruskal-Wallis Test
Ranks Khả năng chi trả học phí N Mean Rank
Không 89 50.87
Có 53 106.14 Thu nhập bình quân trong tháng
Tổng chung 142
Test Statistics(a,b)
Thu nhập bình quân trong tháng
Chi-Square 62.289
df 1
Asymp. Sig. .000
a Kruskal Wallis Test
b Grouping Variable: Du tien de chi tra hoc phi khong?
Bảng thông kê thời gian kết thúc công việc của người lao động
Thoi gian ket thuc cong viec? STT
Cong viec chinh hien
nay cua anh/chi la gi? Truoc 5h Tu 5h den 7h
Tu 9h den
12h
Tu 13h
den 15h
Tu 16h
den 19h
Tu 20h
den 22h Sau 22h
Tổng cộng
1 0 2 1 20 2 0 26
1 Cong nhan
.3% .0% .6% .3% 6.4% .6% .0% 8.3%
0 1 1 1 24 1 0 28
2 Can bo
.0% .3% .3% .3% 7.7% .3% .0% 8.9%
0 0 0 0 0 2 0 2
3 Kinh doanh buon ban
.0% .0% .0% .0% .0% .6% .0% .6%
0 0 5 1 7 14 0 27
4 Gia su
.0% .0% 1.6% .3% 2.2% 4.5% .0% 8.6%
2 7 12 10 157 35 7 230
5 Lao dong pho thong
.6% 2.2% 3.8% 3.2% 50.2% 11.2% 2.2% 73.5%
3 8 20 13 208 54 7 313 Tổng chung
1.0% 2.6% 6.4% 4.2% 66.5% 17.3% 2.2% 100.0%
110
Kruskal-Wallis Test (kiểm định về số thời gian làm việc của nam và nữ)
Ranks Gioi tinh N Mean Rank
Nam 167 161.31 So gio lam viec hien nay cua anh/chi?
Nu 150 156.42
Tổng cộng 317
Test Statistics(a,b)
So gio lam viec hien nay cua anh/chi?
Chi-Square .235
Df 1
Asymp. Sig. .628
a Kruskal Wallis Test
b Grouping Variable: Gioi tinh
Thu nhập bình quân của những Giáo dân di cư có cơ hội được học tập
và có khả năng chi trả học phí
Tần suất % % có giá trị
1 < 500.000d 2 3.6 3.8
2 500.000-699.000 1 1.8 1.9
3 700.000-999.000 5 9.1 9.4
4 1.000.000-1.499.000 12 21.8 22.6
5 1.500.000-1.999.000 12 21.8 22.6
6 2.000.000->3.000.000 21 38.2 39.6
Tổng cộng 53 96.4 100.0
Missing Không xác định 2 3.6
Tổng chung 55 100.0
Bảng thống kê khả năng tiếp cận với giáo dục
của Giáo dân di cư vùng nhà thờ Thái Hà
Tần suất 311 Skewness .487
Missing 39 Std. Error of Skewness .138
Mean 11.19 Kurtosis -.059
Std. Error of Mean .145 Std. Error of Kurtosis .276
Median 11.00 Range 12
Mode 11 Minimum 6
Std. Deviation 2.555 Maximum 18
Variance 6.530
111
Bảng thống kê các yếu tố được tích điểm đưa vào mô hình ước lượng khả
năng tiếp cận vớí giáo dục của Giáo dân di cư
Nhóm tuổi của Giáo dân di cư (chia theo phân phối chuẩn)
Tần suất % % có giá trị % cộng dồn
1 < 19 41 11.7 11.7 11.7
2 19 - 24 153 43.7 43.7 55.4
3 25 - 35 104 29.7 29.7 85.1
4 > 35 52 14.9 14.9 100.0
Tổng cộng 350 100.0 100.0
Group 1_ Statistics
Nhóm tuổi N Mean Std. Deviation Std. Error Mean
fac_tong < 19 33 -.8372 1.07263 .18672
19 - 24 131 .2714 1.35478 .11837
Independent Samples Test
Giả cân bằng phương sai (Equal variances assumed)
F .812 Levene's Test for
Equality of Variances Sig. .369
t -4.365
df 162
Sig. (2-tailed) .000
Mean Difference -1.10861
Std. Error Difference .25396
Lower -1.61011
fac_tong
t-test for Equality of
Means
95% Confidence Interval of the
Difference Upper -.60710
Mức R(ước lượng) Tần suất Tỷ lệ % % có giá trị % cộng dồn
6 4 1.1 1.3 1.3
7 9 2.6 2.9 4.2
8 38 10.9 12.2 16.4
9 31 8.9 10.0 26.4
10 44 12.6 14.1 40.5
11 60 17.1 19.3 59.8
12 42 12.0 13.5 73.3
13 28 8.0 9.0 82.3
14 22 6.3 7.1 89.4
15 9 2.6 2.9 92.3
16 13 3.7 4.2 96.5
17 6 1.7 1.9 98.4
18 5 1.4 1.6 100.0
Tổng cộng 311 88.9 100.0
Missing 39 11.1
Tổng chung 350 100.0
112
Group 2_ Statistics
Nhóm tuổi N Mean Std. Deviation Std. Error Mean
fac_tong < 19 33 -.8372 1.07263 .18672
25 - 35 98 .1612 1.60824 .16246
Independent Samples Test
Không cần cân bằng phương sai (Equal variances not assumed)
F 5.626 Levene's Test for
Equality of Variances Sig. .019
T -4.034
Df 83.079
Sig. (2-tailed) .000
Mean Difference -.99844
Std. Error Difference .24750
Lower -1.49070
fac_tong
t-test for Equality of
Means
95% Confidence Interval
of the Difference Upper -.50617
Group 3_ Statistics
Nhóm tuổi N Mean Std. Deviation Std. Error Mean
fac_tong < 19 33 -.8372 1.07263 .18672
> 35 49 -.4842 .98825 .14118
Independent Samples Test
Giả cân bằng phương sai
(Equal variances assumed)
F .341 Levene's Test for
Equality of Variances Sig. .561
T -1.533
Df 80
Sig. (2-tailed) .129
Mean Difference -.35301
Std. Error Difference .23033
Lower -.81139
fac_tong
t-test for Equality of
Means
95% Confidence Interval
of the Difference Upper .10537
Group Statistics
Nhóm tuổi N Mean Std. Deviation Std. Error Mean
fac_tong 19 - 24 131 .2714 1.35478 .11837
25 - 35 98 .1612 1.60824 .16246
113
Independent Samples Test
Không cần cân băng phưpơng sai
(Equal variances not assumed)
F 4.981 Levene's Test for
Equality of Variances Sig. .027
t .548
df 187.829
Sig. (2-tailed) .584
Mean Difference .11017
Std. Error Difference .20101
Lower -.28635
fac_tong
t-test for Equality of
Means
95% Confidence Interval of the
Difference Upper .50669
Group Statistics
Nhóm tuổi N Mean Std. Deviation Std. Error Mean
fac_tong > 35 49 -.4842 .98825 .14118
25 - 35 98 .1612 1.60824 .16246
Independent Samples Test
Các vấn đề mà giáo dân di cư mong nhận được sự trợ giúp
Thời gian sống và làmm việc tại Hà Nội
Các vấn đề cần được trợ giúp
10 năm
Tổng cộng
1 Đăng ký hộ khẩu 1 ,8% 2 4,7% 0 0 3 1,6%
2 Nhà ở 16 12,2% 17 39,5% 3 20,0% 36 19,0%
3 Học tập/nâng cao trình độ 54 41,2% 8 18,6% 2 13,3% 64 33,9%
4 Sức khoẻ/chữa bệnh 17 13,0% 4 9,3% 3 20,0% 24 12,7%
5 Yếu tố đời sống khác 51 38,9% 14 32,6% 6 40,0% 71 37,6%
6 Hỗ trợ vốn 17 13,0% 4 9,3% 3 20,0% 24 12,7%
Tổng cộng 131 119,1% 43 114,0% 15 113,3% 189 117,5%
Không cần cân bằng phương sai
(Equal variances not assumed)
F 10.972 Levene's Test for Equality
of Variances Sig. .001
t -2.999
df 138.827
Sig. (2-tailed) .003
Mean Difference -.64543
Std. Error Difference .21523
Lower -1.07098
fac_tong
t-test for Equality of
Means
95% Confidence Interval of
the Difference Upper -.21988
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van TN Nguyen Minh Phuong DLDG2005.pdf