Luận văn Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm của một số cơ sở gia công – chế biến giấy ở quận 12 thành phố Hồ Chí Minh

Để sự phát triển kinh tế không gây ảnh hưởng tới môi trường môi trường sống của con người và hệ sinh thái trên cạn cũng như dưới nước thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chức năng của quận, thành phố và cán bộ nhân viên các cơ sở tái sinh giấy quận 12 1. Trang bị trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân khi tham gia hoạt động sản xuất 2. Các doanh nghiệp cần đầu tư kinh phí để giảm lượng nước thải, khí thải tại nguồn. Đối với nước và khí thải cần trang bị đầy đủ thiết bị, hóa chất để xử lý đạt hiệu quả 3. Cơ quan chức năng cần có biện pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ (thường xuyên đi thị sát kiểm tra định kỳ), trên cơ sở cưỡng chế (di dời, đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh đối với các cơ sở gây ô nhiễm nhưng chưa có phương án xử lý ), có hình thức thưởng phạt nghiêm minh đối với các đơn vị sản xuất 4. Cơ quan chức năng quận nên có kế họach quy hoạch 1 khu công nghiệp mới nhằm hỗ trợ cho các cơ sở di dời đồng thời tận dụng tối đa các nguồn rác thải. 5. Khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký cam kết bảo thực hiện vệ môi trường

doc77 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 765 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm của một số cơ sở gia công – chế biến giấy ở quận 12 thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùc) ª thoát ra kênh. Nước thải từ quá trình hoạt động sản xuất được thu gom cho vào bể điều hòa nhằm điều hòa lưu lượng nước thải cho ổn định rồi chuyển sang bể phản ứng tại đây các chất lơ lửng đã phản ứng với hóa chất và bắt đầu keo tụ dần sau đó chuyển tiếp sang bể lắng. Bể lắng có nhiệm vụ lắng các hạt cặn keo tụ lớn (bông cặn) các hạt lơ lửng có kích thướt nhỏ chưa lắng sẽ chuyển tiếp sang bể vi sinh hiếu kỵ khí có nhiệm vụ phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước, cũng như chuyển sang bể vi sinh hiếu khí 1 và bể vi sinh hiếu khí 2 _ phân hủy hết tất cả các chất còn lại rồi mới chuyển sang hồ chứa tại đây một phần nước đựơc tuần hoàn trở lại để sản xuất còn lại cho thải ra môi trường. Phương pháp cơ học + hóa lý của công ty TNHH CN – TM Gò Sao Nước thải sản xuất ª bể thu gom ª bể điều hòa ª thiết bị phản ứng nhanh ª thiết bị phản ứng chậm ª thiết bị lắng đứng ª cụm oxy hóa bậc cao bằng ozon ª lọc áp lực ª xả ra ngoài. Nước thải sản xuất đưa vào bể thu gom rồi chuyển qua bể điều hòa lưu lượng dòng thải chuyển qua thiết bị phản ứng nhanh, thiết bị phản ứng chậm tạo điều kiện cho các chất thải trong nước phản ứng với các hóa chất. Sau đó chuyển qua thiết bị lắng đứng tại đây cặn sẽ được giữ lại trên cơ sở trọng lực sau khi lắng xong đưa qua oxy hóa bậc cao bằng ozon nhằm loại bỏ màu trong nước thải rồi chuyển tiếp sang bể lọc áp lực, sau khi lọc xong thì xả ra cống thoát nước. Từ các hệ thống xử lý nước thải trên của một vài doanh nghiệp cho thấy các đơn vị này đều có hệ thống xử lý nước thải, nhưng phần nhiều nước sau xử lý không thu hồi để sử dụng lại mà thải thẳng ra môi trường. Làm lãng phí nguồn nước ngọt và góp phần vào việc gây ô nhiễm môi trường. Dựa vào lưu lượng thải, mức độ gây ô nhiễm có thể chia các đơn vị gây ô nhiễm thành các nhóm sau: Nhóm 1: Gồm có các đơn vị: Cty TNHH SX – TM Mì Phúc Hảo, CTy TNHH Đồng Lợi Lưu lượng nước thải rất ít khoảng ( 1 – 20 m3/ngày ) Nước thải sản xuất đã qua xử lý nhưng vẫn còn cao (BOD5, COD, TSS) và pH chưa đạt tiêu chuẩn cho phép được thể hiện qua bảng phân tích mẫu nước thải ở trên. Nhóm 2: Gồm các đơn vị: Cty TNHH Phú Thịnh Lưu lượng nước thải tương đối khoảng từ (21 – 40 m3/ngày) Nước thải sản xuất đã qua xử lý với các thiết bị đơn giản (xử lý cơ học + hóa học) nên chưa hiệu quả rồi thải ra ngoài. Điển hình là nồng độ BOD5, COD, TSS vẫn còn cao so với tiêu chuẩn cho phép như sau: lần lượt 0,1435%, 0,19%, 0,2% Nhóm 3: Các đơn vị: công ty TNHH giấy Đồng Tiến, CTy TNHH CN-TM Gò Sao, Cty TNHH Phú Nhuận Lưu lượng nước thải lớn khoảng từ (40 – 60 m3/ngày) Nước thải sản xuất được qua hệ thống xử lý với các thiết bị tương đối tốt rồi mới thải ra ngoài nhưng vẫn chưa đạt thể hiện qua bảng phân tích mẫu nước trên. 2.1.2 Thực trạng môi trường khí thải một số cơ sở tái chế giấy quận 12 2.2.1.1 Nguồn nguyên liệu Qua cuộc khảo sát thực tế các cơ sở, doanh nghiệp các cơ sở trên dùng dầu F.O là chiếm số đông còn than đá thì rất ít với mục đích tiết kiệm diện tích nhà xưởng và tránh được lượng bụi khi cho vào lò đốt. Từ khi giá dầu tăng lên một cách chống mặt các doanh nghiệp, công ty đều chuyển sang dùng than đá vì giá thành rẻ hơn rất nhiều một vài cơ sở dùng cả nguồn nhiên liệu. Bảng 2.3 1.: Nguồn nhiên liệu sử dụng trong lò hơi tại một số đơn vị sản xuất giấy STT Tên đơn vị sản xuất Địa chỉ Nguồn nhiên liệu 1 CTy TNHH Phú Nhuận 70/2E Ng Văn Quá, KP4 Tổ 3, F. Đông Hưng Thuận Than đá 2 CTy TNHH Đồng Tiến 5/3 , F. Đông Hưng Thuận Than đá 3 CTy TNHH Phú Thịnh 1/166 Ng Văn Quá, F. Đông Hưng Thuận Than đá 4 CTy TNHH Đồng Lợi QL 1A F. Tân Thới Nhất F.O 5 CTy TNHH SX-TM Phúc Hảo 1/114 NVQ, KP4, F. Đông Hưng Thuận F.O 6 DNTN Tân Thái Bình 151 Tô Ngọc Vân, KP1, F. Thạnh Xuân Than đá 7 CTy TNHH CN-TM Gò Sao 94/1 KP1.F. Thạnh Xuân Than đá Nhận xét: Nhìn vào bảng trên cho thấy 5 công ty đều dùng than đá, và 2 công ty còn lại dùng dầu F.O (CTy TNHH giấy Đồng Lợi , CTy TNHH SX-TM mì Phúc Hảo). Nguyên nhân họ chuyển sang dùng than đá không chỉ vì giá xăng dầu tăng mà lượng khí thải độc hại phát ra ngoài là các muội dầu ướt nên phát tán không tốt. Còn đối với lò dùng than đá (bụi khô) thì chỉ cần xử lý bụi rồi thải thẳng ra ngoài. Các doanh nghiệp trên khong dùng củi là vì lò hơi đốt củi thì hàm lượng bụi, tro rất nhiều, khí CO từ quá trình đốt không hoàn toàn (là khí rất độc) là rất nhiều, cộng với việc nhà xưởng quá nhỏ không có chổ để củi đốt. Với lại việc dọn các chất thải từ khâu đốt (tro) thì rất phức tạp, vì vậy các doanh nghiệp không dùng củi mà dùng than đá và F.O. Có thể tham khảo bảng các chất ô nhiễm trong khói thải lò hơi. Bảng 2.4: Các chất ô nhiễm trong khói thải lò hơi Lò hơi đốt bằng củi Khói + tro bụi + CO + CO2 Lò hơi đốt bằng than Khói + tro bụi + CO + CO2 + SO2 + SO3 + NOx Lò hơi đốt bằng dầu F.O Khói + tro bụi + CO + CO2 + SO2 + SO3 + NOx 2.2.1.2 Đặc tính khí thải của một số đơn vị tái chế giấy quận 12 Để thấy được nồng độ các chất ô nhiễm như bụi, CO, SO2, NO2 , CO2. Sau đây là kết quả đo khí thải ở khu vực xung quanh công ty, trong xưởng sản xuất và lò hơi của một số cơ sơ, doanh nghiệp Quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh Bảng 2.5: Kết quả đo bụi, hơi khí độc khu vực xung quanh và bên trong xưởng sản xuất của công ty. (Xem bảng trang bên ) STT Khu vực Bụi CO SO2 NO2 CO2 (mg/m3) (mg/m3) (mg/m3) (mg/m3) (mg/m3) Cty TNHH Phú Nhuận trước cổng công ty 0.35 10.5 0.18 0.06 - Sát tường rào, xung quanh công ty 0.39 10.2 0.22 0.08 - đầu xưởng SX 0.4 10.4 0.22 0.1 - Cuối xưởng SX 0.35 10.8 0.18 0.08 - Cty TNHH Phú Thịnh trước cổng công ty 0.32 7.5 0.18 0.08 - Sát tường rào, xung quanh Cty 0.35 7.5 0.18 0.08 - Khu vực sản xuất giấy 0.32 9.5 0.18 0.08 - Khu vực kho nguyên liệu và lò hơi 0.42 11.5 0.2 0.1 - Cty TNHH Đồng Tiến Cổng bảo vệ 0..33 0.6 0.16 0.016 - Cửa xưởng 0.88 0.15 0.5 0.13 - Trong xưởng 0.7 0.12 0.4 0.13 - Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp (Quyết định3733/2002/QĐ/BYT ngày 10/10/2002) 6 20 5 5 900 Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh (TCVN 5937-2005) 0.3 30 0.35 0.2 (Tiếp theo) STT Khu vực Bụi CO SO2 NO2 CO2 (mg/m3) (mg/m3) (mg/m3) (mg/m3) (mg/m3) Cty TNHH Đồng Lợi Cổng công ty 0.3 11.5 0.2 0.06 - Phía sau công ty sát tường rào khu vực xung quanh 0.32 11.5 0.25 0.12 - Trước xưởng gia công giấy 0.35 10.5 0.15 0.06 - Phía sau xưởng SX gần lò hoi 0.4 10.5 0.18 0.08 - DNTN Tân Thái Bình Cổng doanh nghiệp 0.35 1.2 0.3 0.06 98 Trước xưởng gia công giấy 0.5 1.2 0.57 0.06 135 Trong khu vực sản xuất xưởng gia công giấy 1,5 1.4 0.75 0.15 185 Cty TNHH CN-TM Gò Sao Cổng doanh nghiệp 0.35 1.2 0.3 0.06 98 Trước xưởng sx(gia công giấy ) 0.5 1.2 0.57 0.06 145 Trong khu vực sản xuất xưởng gia công giấy 1.5 1.4 0.75 0.15 195 Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp (Quyết định3733/2002/QĐ/BYT ngày 10/10/2002) 6 20 5 5 900 Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh (TCVN 5937-2005) 0.3 30 0.35 0.2 (Nguồn: Sở Khoa Học Công Nghệ TP. HCM Viện Công Nghệ Môi Trường và Bảo Hộ Lao Động, số liệu năm 2006 đối với DNTN Tân Thái Bình, CTy TNHH CN – TM Gò Sao) Nhận xét: Dựa vào bảng phân tích trên cho ta thấy nồng độ bụi ở các cơ sở, doanh nghiệp trên đều vượt so với tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. Riêng khí SO2 của một vài đơn vị vượt tiêu chuẩn thì vượt gấp 2 đến 3 lần (nồng độ vượt dao động từ 0,32 – 0,75mg/l). Các chỉ tiêu còn lại ( CO, CO2, NO2 ) đều đạt tiêu chuẩn xả thải hoặc thấp hơn rất nhiều chẳng hạn nồng độ NO2 dao động trong khoảng ( 0,08 – 0,15 ), CO ( 0,12 – 11,5 ) và CO2 ( 98 – 195 ). Đối với nồng độ bụi trước cổng hay cổng bảo vệ, khu vực sát tường rào xung quanh công ty dao động trong khoảng 0,32 – 0,39 tức tăng trong khoảng 0,02 – 0,09 lần. Điều này nói lên việc ô nhiễm môi trường xung quanh là không thể tránh khỏi. Nguyên nhân làm cho nồng độ bụi ở cổng bảo vệ của công ty vượt tiêu chuẩn là do bụi trong ở các nhà máy phát tán ra bên ngoài, các nhà máy lân cận và bụi từ bên ngoài ( từ các phương tiện giao thông ). Vì vậy các doanh nghiệp, công ty cần trang bị các hệ thống xử lý bụi nhằm giảm lượng bụi phát tán ra bên ngoài như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân sống xung quanh khu vực do hít phải các bụi. Một số bệnh gặp phải do tiếp xúc nhiều với bụi là bệnh hô hấp, bệnh phổi Nồng độ bụi trong xưởng sản xuất giấy tái chế cao hơn rất nhiều lần so với tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh là 1 – 5 lần. Điển hình như công ty TNHH Đồng Tiến tăng 3 lần, công ty TNHH công nghiệp – thương mại Gò Sao tăng gấp 5 lần. Nguyên nhân là do việc vận chuyển nguyên liệu giấy qua khâu nghiền, các công đoạn cho thêm than vào lò đốt hay chọc ghi, Với nồng độ bụi trong xưởng sản xuất như thế này sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên người lao động. Nếu người lao động không trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động ( quần áo, giầy dép, khẩu trang, nón) thì người công nhân làm lâu sẽ mắt các bệnh lao phổi Không chỉ có bụi, một vài công ty có khí SO2 (trong xưởng sản xuất giấy tái chế ) vựơt tiêu chuẩn khu vực xung quanh là công ty TNHH Đồng Tiến tăng 0.15 lần, Cty TNHH Gò Sao tăng gấp đôi và DNTN Tân Thái Bình tăng gấp đôi. Sunfua đyoxyt là một loại khí độc nếu tiếp xúc trực tiếp nó làm cho con người đặc biệt là công nhân lao động cảm thấy khó chịu như tức ngực, đâu đầu, nôn mửa So với tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp, các doanh nghiệp trên đều đạt được thể hiện ở bảng trên. Đây là một vài hình ảnh làm cho môi trường trong xưởng SX phát sinh các khí độc và bụi. Hình 2.1 : Chuẩn bị than đá cho vào lò đốt, Một số các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí (các loại khí thải, bụi) ảnh hưởng đến con người thể hiện qua một số bệnh như sau: (Xem bảng trang bên) Bảng 2.6: Ảnh hưởng của một số tác nhân gây ô nhiễm không khí Tác nhân ô nhiễm Ảnh hưởng Chất dạng hạt (bụi) Gia tăng bệnh hô hấp, tiếp xúc lâu có thể mắc bệnh kinh niên như viêm phổi mãn tính Sunfua đyoxyt (SO2) Kích thích đường hô hấp, gây tức ngực, đau đầu, nôn mửa và các ảnh hưởng như chất dạng hạt Nitơ đioxyt (NO2) Kích thích hô hấp, làm trầm trọng các các điều kiện hô hấp như bệnh hen và viêm phổi mãn tính Cacbon oxyt (CO) Làm giảm khả năng vận chuyển ôxy của máu, đau đầu và mỏi mệt nếu ở mức độ thấp. Nếu ở mức độ cao có thể mắc bệnh tâm thần hoặc chết. Clo (Cl) Gây nguy hại đối với toàn bộ đường hô hấp và mắt. Ammoniac (NH3) Làm viêm đường hô hấp trên, viêm giác mạc, viêm phế quản mãn 2.1.2.3 Các giải pháp khống chế ô nhiễm khí thải hiện nay ở một số cơ sở tái chế giấy quận 12, Tp.HCM Trong quá trình điều tra thực tế (5cơ sở) có 4 cơ sở trang bị hệ thống xử lý khí thải lò hơi, bụi được thể hiện lần lượt Cty TNHH Đồng Tiến, Cty TNHH bao bì giấy Phú Thịnh, Công ty TNHH Đồng Lợi và Cty TNHH Công nghiệp – Thương mại Gò Sao. Quy trình xử lý khí thải của một vài công ty đề tài khảo sát được. Công ty TNHH Đồng Tiến dùng phương pháp hấp thụ Khí thải ª ống dẫn khí ª quạt đẩy ª tháp hấp thụ (sử dụng dung dịch soda) ª ống khói thải ª ra ngoài Ưu điểm của phương pháp này xử lý tất cả các khí thải (SOx, H2S, NOx, ). Tuy nhiên nó cũng có những mặt hạn chế là tùy thuộc vào các loại loại khí độc cần hấp thụ và dung dịch hấp thụ. Đây cũng là nguyên nhân làm cho khí thải (bụi và SO2) tại cơ sở này vượt tiêu chuẩn TCVN 5939 : 2005 giá trị giới hạn B được thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng 2.7: Kết quả đo khói thải lò hơi của một số cơ sở tái chế giấy quận 12 Tên CS, DN Bụi khói (mg/Nm3 ) CO (mg/Nm 3) SO2 (mg/Nm 3) NOx (mg/Nm 3) Lưu lượng P (m3/h) CTy TNHH Phú Nhuận 256 65 715 113 P<20.000 CTy TNHH giấy Đồng Lợi 215 65 550 102 P<20.000 CTy TNHH bao bì Phú Thịnh 286 62 615 113 P<20.000 CTyTNHH Đồng Tiến 256 65 715 113 P<20.000 TCVN 5939:2005 Giá trị gới hạn B 200 1000 500 580 Áp dụng Cmax=C*Kp*Kv Với Kp=1,Kv=1 TCVN 5939:2005 Giá trị gới hạn A 400 1000 1500 1000 Áp dụng Cmax=C*Kp*Kv Với Kp=1,Kv=1 Ghi chú : Giá trị giới hạn quy định ở cột A, áp dụng cho các nhà máy, cơ sở đang hoạt động. Giá trị giới hạn quy định ở cột B, áp dụng cho các nhà máy, cơ sở xây doing mới. Các nhà máy, cơ sở đang hoạt động áp dụng các giá trị giới hạn quy định ở cột B theo lộ trình do cơ quan quản lý môi trường quy định đối với từng nguồn thải cụ thể. Lượng dung dịch soda dùng cho các khâu hấp thụ không đủ hoặc thừa cũng là nguyên nhân làm cho việc xử lý không đạt. Một số hình ảnh về hệ thống xử lý khí thải Hinh 2.2: Lò hơi hơi dùng dầu F.O Nhìn vào hình trên cho thấy một ống được thải thẳng ra ngoài, một ống qua xử lý. Khi đoàn thanh tra kiểm tra thì khóa van xả thẳng để đưa qua xử lý Với công ty TNHH bao bì giấy Phú Thịnh, để kiểm soát ô nhiễm các chủ doanh nghiệp có đầu tư hệ thống xử lý bụi bằng xyclon hoạt động như sau Khí thải được thổi vào theo hướng tiếp tuyến với vỏ buồng hình trụ ở phần gần cổ. Không khí bẩn thực hiện chuyển động xoắn ốc dịch chuyển xuống dưới và hình thành dòng xoáy ngoài. Lúc đó hạt bụi dưới tác dụng của các lực li tâm sẽ văn vào thành xyclon, tiến gần đến đáy chóp dòng khí quay ngược trở lại và chuyển động lên trên hình thành xoắn trong. Các hạt bụi văn đến thành, dịch chuyển xuống dưới nhờ lực đẩy của dòng xoáy và trọng lực, từ đó ra khỏi xyclon qua ống xả bụi. Hệ thống xử lý trên có ưu điểm là chỉ xử lý bụi, sương, khói còn các khí khác thì không đạt như phương pháp hấp thụ. Vì vậy mà khí thải đầu ra vẫn cao (SO2 )vẫn cao thể hiện ở bảng kết quả đo khí thải lò hơi của công ty TNHH giấy Phú Thịnh trên. Công ty TNHH Công nghiệp – Thương mại Gò Sao, dùng thiết bị lắng bụi để kiểm soát ô nhiễm. Thiết bị này hoạt động kiểu quán tính, không khí đưa vào thiết bị lắng theo phương ngang hoặc đứng và bụi rơi thẳng xuống theo phương của lực trọng trường. Phương pháp này cũng giống như phương pháp mà công ty TNHH giấy Phú Thịnh. 2.1.3 Thực trạng vi khí hậu, ồn Nguồn ô nhiễm tiếng ồn là do phát ra từ dây chuyền sản xuất, đó là sự va chạm giữa các thiết bị sản xuất do không bọc vỏ cáhh âm, khâu nghiền, trộn, hoạt động của công nhân ( nói chuỵên, chọc ghi, vận chuyển nhiên liệu ) Môi trường trong khu san sản xuất tốt (nóng, ồn, không có gió, ) thì người công nhân cảm thấy an tâm nên làm việc có hiệu quả mang lại năng suất cao. Có thể thấy qua kết quả đo độ ồn, vi khí hậu tại các đơn vị xeo giấy quận 12 sau đây: Bảng 2.8 :Kết quả đo tiếng ồn và vi khi khi hậu của một vài đơn vị tái chế giấy ở quận 12 (xem bảng trang bên) STT Khu vực nhiệt độ độ ẩm tốc độ gió độ ồn Thời gian đo 0C % m/s dBA Giờ CTy TNHH Phú Nhuận Tại cổng bvệ 64 -68 9 giờ 30 Sát tường rào, xung quanh cty 70 - 78 9 giờ 30 đầu xưởng SX 31.8 62.7 1-1.2 72-74 9 giờ 30 cuối xưởng SX 32.5 62.9 1-1.2 75-78 CTy TNHH Phú Thịnh Trước cổng cty 68 -70 9 giờ 00 Cuối khu vực cty, sát tường rào khu dân cư 70 - 72 9 giờ 30 Khu vực SX 31.9 68.5 1 - 1.5 72 - 74 9 giờ 30 Khu vực kho nguyên liệu và lò hơi 32.5 67.7 1 - 1.5 72 - 74 9 giờ 30 Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp (Quyết định3733/2002/QĐ/BYT ngày 10/10/2002) ≤ 32* ≤80 1.0 - 1.5 ≤ 85 Giớ hạn tối đa cho phép trong khu vực công cộng và dân cư (TCVN 5949:1998) 75 6 - 18 giờ 70 19 - 22 giờ 50 22h 30 - 6 giờ (tiếp theo) STT Khu vực nhiệt độ độ ẩm tốc độ gió độ ồn Thời gian đo 0C % m/s dBA Giờ CTy TNHH Đồng Tiến Cổng bảo vệ 31.5 67.8 0.1 – 0.3 67 – 68 10 giờ 30 Cửa xưởng 31.9 68 0.3 78 – 80 10 giờ 30 Trong xưởng 32.5 68.2 0.5 82 – 85 10 giờ 30 CTy TNHH Đồng Lợi Trước cổng công ty 62 - 64 10 giờ 00 Cuối khu vực công ty, sát tường rào khu dân cư 68 - 70 10 giờ 00 Trước xưởng gia công giấy 30.9 62.6 1.2 70 - 73 10 giờ 00 Phía sau xưởng SX gần lò hơi 31.5 62.2 1.2 72 - 74 10 giờ 00 Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp (Quyết định3733/2002/QĐ/BYT ngày 10/10/2002) ≤ 32* ≤80 1.0 - 1.5 ≤ 85 Giới hạn tối đa cho phép trong khu vực công cộng và dân cư (TCVN 5949:1998) 75 6 - 18 giờ 70 19 - 22 giờ 50 22h 30 - 6 giờ (tiếp theo) STT Khu vực nhiệt độ độ ẩm tốc độ gió độ ồn Thời gian đo 0C % m/s dBA Giờ DNTN Tân Thái Bình Cổng doanh nghiệp 32 62.1 1,2 – 1,7 65-68 11 giờ 00 Trước xưởng gia công giấy 32.1 62.5 0.9 75-77 11 giờ 00 Trong khu vực sản xuất xưởng gia công giấy 32.5 62.1 1.1 77-78 11 giờ 00 Cty TNHH CN-TM Gò Sao Cổng doanh nghiệp 32 61.1 1,2 – 1,7 65-68 11 giờ 00 Trước xưởng SX 32.1 61.5 0.9 75-77 11 giờ 00 Trong khu vực sản xuất xưởng gia công giấy 32.5 61.1 1.2 77-78 11 giờ 00 Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp (Quyết định3733/2002/QĐ/BYT ngày 10/10/2002) ≤ 32* ≤80 1.0 - 1.5 ≤ 85 Giới hạn tối đa cho phép trong khu vực công cộng và dân cư (TCVN 5949:1998) 75 6 - 18 giờ 70 19 - 22 giờ 50 22h 30 - 6 giờ (Nguồn: Phân Viện Bảo Hộ Lao Động, 2007) Ghi chú: Đã loại trừ tiếng ồn do các phương tiện giao thông Mức ồn liên tục tại nơi làm việc không quá 85 dBA trong 8 giờ. Nếu thời gian tiếp xúc với tiếng ồn giảm một nữa, mức ồn cho phép tăng thêm 5 dBA (*): Đối với từng yếu tố: Nhiệt độ không vượt quá 320C. Nơi sản xuất nóng không quá 37 0C . Nhiệt độ chênh lệch trong nơi sản xuất và ngoài trời từ 3 – 5 0C Các kết quả trên được tiến hành đo đạt trong điều kiện trời nắng, nhiệt độ không khí 32,2 0C Nhiệt độ, độ ẩm, ồn, tốc độ gió ở bên ngoài xưởng sản xuất thì áp dụng giới hạn tối đa cho phép trong khu vực công cộng và dân cư, còn trong khu vực nhà xưởng thì áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp Nhận xét: Độ ẩm tại nơi sản xuất tại các doanh nghiệp kiểm soát rất tốt thể hiện như sau ( độ ẩm dao động trong khoảng 61,1% – 68,7 % < 80% ). Theo bảng trên cho thấy, tiếng ồn trong xưởng sản xuất đều nằm trong khoảng giới hạn cho phép tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp. Nhìn vào bảng trên thì thấy hầu hết các doanh nghiệp khảo sát trên đều vượt tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp, riêng công ty TNHH Đồng Tiến và Cty TNHH Đồng lợi thì không _ nằm trong khoảng cho phép (31,5 – 32 0C). Nhiệt độ cao tại xưởng sản xuất sẽ làm cho công nhân cảm thấy khó chịu, mệt mõi, nhứt đầu, Nếu tiếp xúc trong thời gian lâu có thể dẫn đến suy nhược tổ chức não, thị lực giảm dần. Như vậy, các yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió) và ồn tại một số cơ sở khảo sát trên cho thấy môi trường làm việc tương đối được, giúp cho công nhân an tâm trong quá trình làm việc. 2.1.4 Thực trạng môi trường rác thải ở các cơ sở tái chế giấy quận 12 Phần lớn chất thải của các doanh nghiệp đều được thu gom chung với rác thải sinh hoạt. Một trong những vấn đề chính là chất thải nguy hại (CTNH) lẫn lộn trong những dạng chất thải công nghiệp khác và chúng được xả cùng nhau vào môi trường. Ngoài ra, một số loại chất thải đang được tồn trữ và phương thức tồn trữ tại các doanh nghiệp lại không đảm bảo về mặt khía cạnh môi trường, sức khoẻ và tính an toàn. Một số ít doanh nghiệp tự vận chuyển chất thải của mình ra trạm trung chuyển, một số khác tiến hành tái chế, tái sử dụng hoặc bán lại cho những nơi có yêu cầu, đáng lo ngại hơn nữa là chất thải thậm chí còn bị vứt bỏ bừa bãi ra môi trường do sự thiếu ý thức của một số , cơ sở doanh nghiệp nhỏ. Vì vậy, việc phân loại chất thải là rất cần thiết 2.1.4.1 Phân loại rác thải: So với các ngành khác như chế biến thực phẩm, dệt nhuộm thì ngành tái sinh giấy không phát sinh nhiều rác. Nguồn thải là rác sinh hoạt và rác công nghiệp là chủ yếu. Rác công nghiệp Rác thường Các loại giấy vụn từ quá trình cắt xén thải ra Các chất thải bột giấy rơi vải ra bên ngoài Rác nguy hại Bùn từ hệ thống xử nước thải Chất thải thủy tinh từ các bóng đèn catốt và thủy tinh hoạt tính khác. Cặn dầu bôi trơn và nhớt thải Các loại bao bì và thùng chứa hóa chất đã qua sử dụng thải bỏ Các loại chất bẩn thô từ quá trình xử lý nước thải Rác thải từ quá trình nghiền loại bỏ các bị nilông lẫn trong giấy phế liệu Các loại dẻ lau, bao tay nhiễm dầu, hóa chất Tro, than, xỉ thải ra từ quá trình đốt lò hơi Rác sinh hoạt Rác thải từ quá trình sinh hoạt hằng ngày gồm: Rau, củ, quả hư Đồ ăn thừa (cơm thiêu, cá thiêu, canh thừa ) Giấy gói thức ăn, lá bánh V. v 2.1.4.2 Giải pháp thu gom rác thải một số cơ sở tái chế giấy Quận 12 Rác thải được phân loại rác thường (giấy vụn) có thể tái sử dụng thì giữ lại, không sử dụng được thì bỏ Các công ty rác tới thu gom về xử lý. Đối với chất thải nguy hại các doanh nghiệp có ký hợp đồng thu gom. Ví dụ: Cty TNHH Đồng Tiến có ký hợp đồng với công ty TNHH Xây dựng – Thương mại – Dịch vụ Thọ Nam Sang thu gom với các loại chất thải sau ( bùn thải; cặn dầu, nhớt; các loại bóng đèn hỏng; các bao bì, thùng chứa hóa chất qua sử dụng hoạc thải bỏ; dẻ lau tay, lau máy nhiễm dầu hay hóa chất v.v ). Riêng rác thải sinh hoạt, công ty cũng đăng ký hợp đồng thu gom rác tại phường. Với các công ty khác ( Cty TNHH Phú Thịnh, Cty TNHH CN – TM Gò Sao, ) thì có hợp đồng đăng ký với các phường tới thu gom rác sinh hoạt với rác sinh hoạt và công nghiệp 2.2 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUỒN THẢI ĐẾN MÔI TRƯỜNG 2.2.1 Tác động đến con người Nước thải từ hoạt động sản xuất giấy tái sinh (chưa qua xử lý ) có hàm lượng chất lơ lửng cao (TSS = 140 mg/l), nồng độ nhu cầu ôxy sinh hóa ( BOD5 =135,9 mg/l ) và nhu cầu ôxy hóa học ( COD = 209 mg/l ) cũng cao, đầu ra vượt so với tiêu chuẩn cho phép lần lượt tương ứng như sau ( 120; 64,35;99 ). Nguồn nước này sau khi xử lý được thải thẳng ra môi trường cống, kênh, rạch (kênh Tham Lương, kênh Vàm Thuật, rạch Bến Cát, rạch Bến Thượng, ), sau đó chảy ra sông Sài Gòn. Làm ảnh hưởng đến đời sống người dân quanh kênh, rạch và những người dân thành phố tiếp nhận nguồn nước từ sông Sài Gòn làm nước sinh hoạt hằng ngày. Khí thải phát tán ra môi trường bên ngoài làm ảnh hưởng đến người dân sống quanh các cơ sở sản xuất ( bụi bay vào nhà các hộ dân bám quanh khắp nhà làm cho họ thấy bẩn ) 2.2.2 Tác động đến môi trường đất Nước thải mang nhiều tạp chất, không loại trừ các chất độc hại ( dầu, chì, cacdimi, xianua, sắt ) có trong nước và tích tụ lại trên đường dẫn hay kênh, rạch, sông hoặc đất, các loài động thực vật ( các loài cây thân xốp hấp thụ chất sắt hay các kim loại nặng như cây rau muống, lục bình ) và con người dùng các động thực vật bị nhiễm này vào thì cũng tích tụ lại trong cơ thể. Đến lúc nào đó lượng độc chất này trong cơ thể quá nhiều (dư) thì phát sinh nhiều bệnh (ung thư, dư chất sắt, ) Rác thải ngành xeo giấy không nhiều như các ngành khác như chế biến thực phẩm, dệt nhuộm, Tuy không nhiều nhưng nó cũng góp phần vào việc gây ô nhiễm môi trường đó là các tro, than, xỉ từ quá trình đốt than đá thải ra thành đóng bên ngoài khu vực xưởng gặp mưa các chất trong than, xỉ, ngấm vào trong đất. Vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho các chất độc xâm nhập vào trong đất. 2.2.3 Tác động đến môi trường nước Các nguồn nước thải từ các nhà máy nếu xử lý chưa hiệu quả mà thải thẳng ra môi trường thì rất lo ngại. Đó là các hóa chất đôïc hại trong nước mà ta chưa xử lý qua đường dẫn nước ra ngoài, rò rỉ ngấm dần vào trong đất làm ảnh hưởng đến các nguồn nước ngầm. Nếu người dân sử dụng nguồn nước tại chổ ( nước ngầm , nước tràn bề mặt ) sẽ bị mắc một số bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả và lị v.v Vì vậy, để tránh được tình trạng trên các hộ dân sống gần khu vực này cần phải xử lý nguồn nước ngầm trứơc khi sử dụng, bởi phần lớn người dân quận 12 dùng nước ngầm. Dưới đây là kết quả phân tích mẫy nước ngầm ở một vài cơ sở sản xuất giấy Bảng 2.9: Kết quả đo mẫu nước ngầm tại một số cơ sở sản xuất giấy tái chế (Xem bảng trang bên) Chỉ tiêu Đơn vị Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 Mẫu 6 Mẫu 7 TCVN 5944:2005 Ph 5.6 5.6 5.05 5.44 5.76 5.6 6.5 - 8.5 Màu Pt – Co 0.75 0,50 3.4 2 6 5 5.0 – 50 Độ cứng tính theo CaCO3 mg/l 44.4 19.4 25 15 15.8 25 300 – 500 Chất rắn tổng số -1050C mg/l 280.5 110.5 110 50 79 50 750 – 1500 Clorua mg/l 45.6 35.6 38.5 12 28.9 41 ≤ 250 Nitrat mg/l 7.8 2.8 0.12 0.7 1.2 0.5 ≤ 50 Nitrit mg/l 0.2 0.2 0.002 0.1 0.01 0.02 ≤ 3 Sắt tổng mg/l 1.2 1.12 0.78 0.1 0.41 0.8 1.0 - 5.0 Mangan mg/l 0.023 0.023 0.002 0.02 0.03 0.008 ≤ 0.5 Chì mg/l <0.01 <0.01 0.005 0.01 0.004 0.001 0.05 Đồng mg/l 0.012 0.012 0.002 0.003 0.002 1 Kẽm mg/l 0.05 0.045 0.08 0.03 0.05 ≤ 5 Xianua mg/l <0.001 <0.001 0 - <0.001 KPH ≤ 0.01 Crom (VI) mg/l 0.003 0.003 - 0.002 0.005 0.05 Tổng Coliform MPN - 100 ml 2 2 2 2 ≤ 3 Ghi chú: Mẩu 1: CTy TNHH CN-TM Gò Sao Mẩu 2: DNTN Tân Thái Bình Mẩu 3: CTy TNHH Phú Nhuận Mẩu 4: CTy TNHH Phú Thịnh Mẩu 5: CTy TNHH Đồng Mẩu 6: Lợi CTy TNHH Đồng Tiến Mẩu 7: CTy TNHH SX-TM Phúc Hảo Không những thế các nguồn nước thải trên (nước thải từ công đoạn xeo, nước rơi vãi, ) khi thải ra các kênh, rạch, sông sẽ góp phần làm tăng mức độ ô nhiễm của kênh, rạch và từ đó dẫn đến nguồn nước sông ô nhiễm làm cho các vi sinh vật trong nước khó thích ứng và chết dần do pH cao hay thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Ví dụ: đối với các loài cá khoảng giới hạn độ pH 10 cá không thể sống được. Như một số kênh Tham Lương, Vàm Thuật có mức độ ô nhiễm cao được thể hiện dưới đây. Nguồn nước kênh Tham Lương – Vàm Thuật bị ô nhiễm nặng không chỉ có nguồn thải từ ngành giấy mà còn rất nhiều nguồn thải từ nhiều ngành khác nhau như chế biến thực phẩm, gốm sứ, dệt nhuộm, luyện kim Bảng 2.10: Nồng độ DO, BOD5 đo ở các trạm kênh Tham Lương – Vàm Thuật Nồng độ (mg/l) Kênh Tham Lương Sông Vàm Thuật (An Lộc) 2004 2005 2004 2005 DO 0.0 0.0 2.1 1.0 BOD5 213 64.4 43.7 65.6 (Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường) Nhận xét: Theo kết quả quan trắc, nồng độ DO ở các trạm cầu kênh Tham Lương và cầu An Lộc thuộc kênh Tham Lương – Vàm Thuật năm 2005 biến thiên từ 0 – 1.0 mg/l, không đạt tiêu chuẩn nước mặt loại B. Đặc biệt nồng độ DO ở trạm kênh Tham Lương xuống đến không cho thấy chất lượng nước khu vực này bị ô nhiễm nặng. So với kết quả phân tích năm 2004, nồng độ DO ở trạm An Lộc năm 2005 giảm 2,1 lần và trạm Tham Lương có nồng độ DO đều xuống đến không. Bên cạnh đó, BOD5 đo ở trạm kênh Tham Lương và An Lộc năm 2005 biến thiên từ 64,4 – 65,6 mg/l, vượt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B 2,6 lần. So với kết quả phân tích năm 2004, nồng độ BOD5 ở trạm Tham Lương năm 2005 giảm 3,3 lần, trong khi đó An Lộc tăng 1,5 lần Với nồng độ BOD và COD trong nước cao sẽ dẫn đến sự suy giảm độ ôxy hòa tan trong môi trường nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hưu cơ trong nước. Oxy hòa tan giảm sẽ gây tác hại nghiêm trọng đến tài nguyên hệ sinh thái trong nước.. 2.2.4 Tác động đến môi trường không khí Các nguồn nước thải ô nhiễm hữu cơ gây mùi hôi thối, ảnh hưởng đến khu vực sản xuất và sức khỏe con người sống ở xung quanh đó, Khí thải còn phát tán ra môi trường xung quanh gây ra mùi khó chịu hay bụi tro làm cho những người dân sinh sống xung quanh nhà máy, xí nghiệp cảm thấy phiền, ngứa ngấy Trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ bởi các vi sinh vật giải phóng ra các khí CO2, CH4, H2S gây mùi hôi thối trong môi trường, đồng thời góp phần gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2 , nó đóng góp 50%, CH4 13%, nitơ 5% Nếu chúng ta không ngăn chặng được hiện tượng này thì trong vòng 30 năm tới mực nước biển tăng từ 1,5 – 3,5 m. Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nữa thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của trái đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của trái đất sẽ tăng khoảng 3,600C và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,300C. Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ trái đất tăng 0,400C . Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ trái đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,500C nếu như con ngừơi không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính NHẬN XÉT CHUNG: Qua khảo sát và phân tích nước thải ở các cơ sở gia công chế biến giấy quận 12 cho thấy thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở các đơn vị này đáng quan tâm. Nhiều công ty, tuy đã lắp đặt hệ thống xử lý nước thải nhưng đầu ra vẫn chưa hiệu quả ( BOD5, TSS, COD ) của một số công ty vẫn còn cao. Vì vậy các doanh nghiệp cần xem lại khâu xử lý (thu hồi bột giấy và tái tuần hoàn nước thải đầu ra), hay thay đổi cách xử lý khác Riêng hơi khí độc và khí thải lò hơi thì tất cả các công ty xử lý chưa đạt (bụi), còn các khí khác đều xử lý rất tốt. Tiếng ồn và vi khí hậu cũng thế, nhiệt độ và ồn xử lý chưa đạt vì vậy cần trang bị các thiết bị che chắn chống ồn Các đơn vị sản xuất chỉ chú trọng tới vấn đề mở rộng quy mô, nhân công để tăng trưởng kinh tế nhưng chưa đầu tư đúng mức xử lý chất thải để bảo vệ sự phát triển bền vững của môi trường. Nước thải của các cơ sở đó có hàm lượng BOD, COD, chất rắn lơ lửng cao và độ oxy hòa tan thấp. Công tác quản lý môi trường của quận tương đối đạt thể hiện ở chổ: các công ty trên đều trang bị các hệ thống xử lý đi đo môi trường tại các cơ sở sản xuất quận một năm hai lần đi kiểm tra để từ đó có biện pháp khắc phục (phạt, tạm ngưng sản xuất nếu ô nhiễm cao mà chưa có biện pháp nào cải thiện) Hầu hết các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn quận đều gặp những khó khăn trong công tác kiểm soát và quản lý môi trường. Vì vấn đề môi trường mới được quan tâm trong những năm gần đây. Khó khăn lớn nhất là nhận thức môi trường tại các công ty doanh nghiệp còn rất khiêm tốn. Họ cho rằng áp dụng các giải pháp ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường không có tiềm năng về kinh tế, đòi hỏi khoản đầu tư lớn, công nghệ hiện đại và các chuyên gia có kinh nghiệm. Khó khăn đáng kể thứ hai là tài chính. Thực tiễn thì các giải pháp ngăn ngừa, quản lý môi trường cần đến các khoản tiết kiệm, quỹ trong nguồn vốn sẵn có của công ty, doanh nghiệp. Những cơ sở hay doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì không thể thực hiện được điều này, vì họ còn phải đối mặt với nhiều vấn đề tài chính trong hoạt động kinh doanh, sản xuất của mình. Khó khăn quan trọng thứ ba là tổ chức và kỹ thuật. Các cơ sở, công ty quy mô nhỏ thường hoạt động theo kiểu gia đình. Chủ cơ sở hay doanh nghiệp là người trực tiếp ra quyết định và hiếm khi được đào tạo từ trường lớp chuyên nghiệp, họ không muốn áp dụng các giải pháp quản lý môi trường vì cho rằng tốn kém chi phí, họ chỉ chú trọng đến sản xuất. Do đó nhận thức của nhân viên cũng bị hạn chế và họ cảm thấy không có trách nhiệm, quyền lợi gì trong việc bảo vệ môi trường. Đa số các cơ sở này thiếu hoặc không có đội ngũ cán bộ kỹ thuật, các doanh nghiệp thường phải nhờ đến các chuyên gia tư vấn bên ngoài. Khi đó, các giải pháp thay đổi công nghệ, quá trình sản xuất là những trở ngại về yếu tố kỹ thuật. Những trở ngại thường thấy là hạn chế về năng lực kỹ thuật, thiếu thông tin kỹ thuật, hạn chế công nghệ, việc thay thế các quy trình không nhất quán, chấp nhận rủi ro với các kỹ thuật mới hay đơn giản là họ không muốn thay đổi các thói quen trong kinh doanh. Khó khăn cuối cùng là các quy định của Nhà nước: Các quy định hiện hành về môi trường có khuynh hướng bắt buộc các doanh nghiệp thoả mãn các tiêu chuẩn giới hạn về chất thải trước khi thải ra môi trường, mà không có hướng dẫn hay quy định nào cho việc giảm thiểu chất thải tại nguồn. Do đó hình thành tư tưởng chỉ cần áp dụng các biện pháp xử lý cuối đường ống để làm hài lòng các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường hơn là sử dụng các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn. Các quy định nhà nước về kiểm toán chất thải hiện nay không được phổ biến và quy định cụ thể. Vì thế các doanh nghiệp chỉ chú tâm đến năng suất sản xuất mà không có hệ thống thống kê số liệu về nguyên vật liệu, đặc tính dòng thải, năng lượng sử dụng điều này gây khó khăn trong việc xác định chính xác nguyên, nhiên vật liệu sử dụng, chi phí, giá thành sản phẩm đồng thời gây lãng phí tài nguyên. Các chế độ khuyến khích, ưu đãi, khen thưởng chủ yếu là cho các lợi nhuận trước mắt về kinh tế, mà chưa áp dụng cho các nỗ lực ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp, cho các doanh nghiệp đặt biệt là doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ trong việc có những kết quả khả quan về quản lý, bảo vệ tốt môi trường. CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở CÁC CƠ SỞ TÁI CHẾ GIẤY, QUẬN 12 Dưới sự quản lý của các cơ quan chức năng quận cho thấy tình hình xử lý chất thải tại các cơ sở tái chế giấy quận 12 Tp. HCM có chiều hướng tốt, cụ thể là các cơ sở tái chế giấy quận 12 trang bị các hệ thống xử lý nước, khí thải, chuyển nhiên liệu đốt từ dầu F.O sang dùng than đá. Tuy nhiên các cơ quan chức năng cần phải có sự cứng rắn hơn trong công tác quản lý (giải pháp cưỡng chế, quy hoạch ) Từ thực trạng trên cho thấy việc các doanh nghiệp trên đầu tư cho việc xử lý chất thải tương đối tốt, đây là điều đáng mừng vì đã góp một phần vào việc giảm ô nhiễm các nguồn nước, môi trường xung quanh. Tuy nhiên, cũng có một vài vấn chưa tốt là trong việc xử lý nước thải, khâu quản lý v.v Nhận thấy vấn đề trên đề tài xin đề xuất một số giải pháp cải thiện ô nhiễm môi trường như sau. 3.1 CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ 3.1.1 Giải pháp quản lý đối với các cơ quan chức năng 3.1.1.1 Quy hoạch khu công nghiệp tập trung So với các quận khác (Tân Phú, Tân Bình, Bình Thạnh ) thì quận 12 nằm xa trung tâm thành phố thuộc vùng ngoại thành nên có thể xây dựng một khu công nghiệp tập trung. Để công tác quản lý môi trường có hiệu quả hơn trong việc kiểm soát các nguồn chất thải(các nguồn thải tập trung lại để xử lý) Đặc điểm các cơ sở tái chế giấy quận 12, phần lớn là nằm xen lẫn trong khu vực dân cư. Do vậy nên di chuyển các cơ sở này vào một khu tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông và bảo vệ sức khỏe người dân. Gần nguồn nguyên liệu và tránh thất thoát nguồn tài nguyên khi vận chuyển nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên 3.1.1.2 Các công cụ kinh tế Dùng các biện pháp thưởng phạt Thi đua và khen thưởng là nguồn động viên các cơ sở sản xuất giấy đạt hiệu quả cao về kinh tế và môi trường. Các cơ sở sản xuất thực hiện tốt có hiệu quả cao về bảo vệ môi trường được khen thưởng thích đáng ( huân chương, bằng khen, tiêu chuẩn ISO ), được báo chí, truyền thanh, các doanh nghiệp nước ngoài biết đến nhằm nâng cao thương hiệu và uy tín cho doanh nghiệp, ... và được hưởng các ưu đãi khác trong đầu tư, kinh doanh. Đồng thời góp phần làm cho người tiêu dùng cũng cảm thấy an tâm khi dùng sản phẩm của họ. Biện pháp phạt tiền (xử phạt hành chánh) hiện nay chưa đủ sức răn đe đối với các cơ sở gây ô nhiễm thể hiện qua kết quả phân tích các chỉ tiêu trên như sau: Đối với việc nước thải, nồng độ COD đầu ra vượt tiêu chuẩn cho phép gấp 1 lần thì phạt bao nhiêu và nếu tăng gấp đôi thì nhân số tiền lên. Như thế mức phạt cao buộc các cơ sở phải đầu tư cho việc xử lý chất thải. 3.1.1.3 Cưỡng chế Theo thông tin từ các cơ quan chức năng quận 12, Tp.HCM phần lớn các cơ sở tái chế giấy chưa có đăng ký cam kết bảo vệ môi trường là vì các chủ doanh nghiệp chỉ quan tâm đến kinh tế, với lại họ chưa hiểu biết nhiều về môi trường. Do vậy, đề tài có đề xuất là cơ quan chức năng buộc các cơ sở kinh doanh trên phải đăng ký cam kết bảo vệ môi trường. Đây cũng là việc giúp công ty cải thiện một phần ô nhiễm môi trường 3.1.2 Quản lý nội vi Công ty cần lập kế hoạch quản lý chất thải. Bắt buộc các nhân viên phân loại rác thải sinh hoạt và chất thải nguy hại. Kiểm tra thường xuyên các đường ống, van nước, để tránh hiện tường rò rỉ nước trong khu vực nhà xưởng. Giáo dục ý thức tiết kiệm cho công nhân, chế độ thưởng phạt rõ ràng (làm tốt thì thưởng, làm không đạt thì phê bình nhằm giúp nhân viên có trách nhiệm với công việc được giao) 3.2 CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NHẰM CẢI THIỆN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC CƠ SỞ TÁI CHẾ GIẤY 3.2.1 Các biện pháp cải thiện ô nhiễm môi trường khí thải lò hơi ở một số cơ sở tái chế giấy quận 12 Với sự quản lý theo dỏi, kiểm tra hàng năm thì công tác bảo vệ môi trường có nhiều tiến bộ cụ thể: Hàng loạt các công ty chuyển đổi nhiên liệu từ dầu sang dùng nhiên liệu là than đá. Tuy nhiên vẫn còn một vài cơ sở dùng than đá nên đề tài có một số đề xuất sau: Các cơ sở hiện đang dùng than đá nên chuyển đổi nguyên liệu dầu F.O sang than đá vì: Nhiên liệu dầu giá thành cao hơn than Khi thiết bị cũ đi thì hiện tượng cháy không hết lượng muội dầu sinh ra rất lớn gây ô nhiễm rõ ràng. Khí thải có muội dầu ướt nên độ phát tán không rộng bằng than đá có khí thải khô màu sáng nên phát tan rất rộng. Các thiết bị xử lý lò dầu rất tốn kém. 3.2.2 Các biện pháp cải thiện ô nhiễm nước thải tại một số cơ sở tái chế giấy ở quận 12 Từ các hệ thống xử lý nước thải mà các cơ sở tái chế giấy ở quận 12 sử dụng. Nước thải sau khi xử lý xong là xả thẳng ra môi trường không có tuần hoàn nước, vơi lại bột giấy cũng không thu hồi. Để khắc phục tình trạng trên, đồng thời cũng giúp các doanh nghiệp trên tiết kiệm được một khoảng chi phí cho việc xử lý đề tài xin đề xuất một số biện pháp sau: Lắng thu hồi bột: Chuẩn bị nguyên liệu vào máy xeo Xeo giấy Tạo hình Khử nước Ép Nước cấp Giấy Nước ngưng Lắng thu hồi bột, sợi Nước thải Sơ đồ 3.1: Quy trình lắng thu hồi bột Phương pháp keo tụ Trong nước thải xeo giấy hàm lượng BOD, COD, SS và độ màu cao. Để xử lý nguồn nước thải này, chúng ta có thể sử dụng phương pháp keo tụ _ cho vào trong nước thải một loại hóa chất ( chất keo tụ ) đủ lớn để làm kết dính các hạt lơ lửng trong nước thành hạt lớn hơn và lắng xuống nước. Trong quá trình keo tụ hàm lượng các chất lơ lửng, màu sẽ lắng xuống do đó hàm lượng COD cũng giảm theo Phương pháp tuyển nổi Nước thải sản xuất được thu gom và dẫn qua máng vào bể lắng cát sau đó đưa qua bể điều hòa sau đó bơm lên bể tuyển nổi. Tại đây, bột giấy (chất thải còn lại của quá trình xeo) được tách ra từ các bọt khí cung cấp từ các từ nhà máy nén khí. Bột giấy nỗi lên trên bề mặt sẽ được tách ra về bể thu hồi bột giấy và tái sử dụng lại. Nước sau tách bột sẽ đưa qua bể lắng đứng để tách các cặn còn lại rồi đưa qua hồ sinh học xử lý bằng biện pháp sinh học, nước thải đạt tiêu chuẩn cho qua bể chứa tại đây một phần nước được phục vụ lại cho quy trình tái chế giấy và phần còn lại thải ra môi trường. Bể lắng cát Bể điều hòa Bể tuyển nổi Nước thải SX thu gom Bể lắng đứng Hồ sinh học Bể chứa Quy trình tái chế giấy Bột giấy tách từ NT Tuần hoàn bột giấy Ra ngoài Sơ đồ 3.2: Quy trình xử lý nước thải bằng phương pháp tuyển nổi: 3.3 TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG 3.3.1 Giáo dục môi trường cho toàn thể cán bộ, nhân viên các cơ sở hay doanh nghiệp Chỉ đạo cho cơ sở, công ty hay doanh nghiệp có tính hướng ra môi trường là một vấn đề của công tác tổ chức, của trình độ và sự khích lệ cán bộ công nhân viên. Việc nâng cao nhận thức của CS, DN, CTy về môi trường nên được thực hiện ở ba cấp lãnh đạo là lãnh đạo _ quản lý trung gian và cấp thực hiện (bao gồm cán bộ nhân viên sản xuất) với những nội dung có thể áp dụng như sau: Mở lớp đào tạo cán bộ quản lý về khía cạnh môi trường Hướng dẫn các cơ sở sản xuất thực hiện các bản cam kết bảo vệ môi trường. Trong quá trình hướng dẫn, đồng ý hỗ trợ kỹ thuật khi cơ sở tham gia chương trình. Tổ chức các lớp đào tạo về bảo vệ môi trường cho lãnh đạo các doanh nghiệp, cơ sở 3.3.2 Giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho cán bộ quản lý Cán bộ quản lý là những người đang gánh vát những nhiệm vụ rất quan trọng mỗi hoạt động hay quyết định của họ liên quan tới cuộc sống của nhiều người, liên quan tới sự tồn vong hay hủy hoại của nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, liên quan tới sự xuống cấp của môi trường. Chương trình giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho cán bộ quản lý được thực hiện như sau: Nội dung Khái niệm về môi trường và những tác động của nó tới đời sống kinh tế – xã hội của con người Mối quan hệ giữa môi trường – phát triển Những thông tin về các chính sách bảo vệ môi trường hay suy thoái môi trường Nhiệm vụ và những vấn đề quản lý hành chính về môi trường theo nguyên tắc “phòng bệnh hơn chữa bệnh” Những vấn đề môi trường toàn cầu của khu vực và của quốc gia, các chương trình, chiến lược, chính sách và công cụ để kiểm soát môi trường Vấn đề đạo đức môi trường vì sự phát triển bền vững Biện pháp Cung cấp các thông tin về môi trường định kỳ, với nội dung ngắn gọn, cô động và xúc tích Thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn ngắn, dài hạn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn Tổ chức các chương trình giao lưu trao đổi kinh nghiệm về quản lý môi trường với các nước trên thế giới. Trong quá trình giáo dục cho các đối tượng trên có những khó khăn và thuận lợi như sau Thuận lợi Có sự phối hợp của cán bộ chuyên môn các ban ngành Sự hưởng ứng của toàn dân Khó khăn Nội dung chương trình hướng dẫn cần phải biên soạn lại cho dễ truyền đạt đến người dân Do kinh phí hạn chế nên quy mô và kết quả của chương trình cũng còn hạn chế Thiếu nhân lực chủ chốt Các cơ sở sản xuất chủ yếu là hình thức sản xuất cá thể, làm kinh tế là chủ yếu nên các kiến thức về môi trường còn rất hạn hẹp. Do đó phải mất rất nhiều thời gian và công sức để hướng dẫn các cơ sở đi theo hướng sản xuất thân thiện với môi trường CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Với tiến trình phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước hiện nay, nền kinh tế Việt Nam ngày một phát triển và có mặt trong nhiều tổ chức kinh tế thế giới như tổ chức thương mại WTO. Trong đó, góp phần không nhỏ vào sự phát triển là ngành công nghiệp giấy nói chung và tái chế giấy nói riêng (xeo giấy), cụ thể là ngành tái chế giấy quận 12 Tp.HCM. Điều đó đồng nghĩa với việc nguy cơ môi trường phải tiếp nhận một lượng rất lớn chất thải. Và hậu quả là con người sẽ ngày càng đối mặt với những giải pháp quản lý, kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường ngày càng phức tạp hơn, hiện đại hơn. Đặc điểm quan trọng là các cơ sở tái chế giấy này đều năm trong khu dân cư, công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ kỹ và nhận thức môi trường thấp cộng với những hạn chế về mặt bằng, vốn đầu tư cũng như công tác quản lý chưa chặt chẽ của các cơ quan chức năng, khiến cho việc xử lý ô nhiễm ở một vài cơ sở sản xuất giấy chưa đạt. Dưới sự quản lý của các cơ quan chức năng quận 12 nói riêng và thành phố nói chung tình hình sản xuất ở một số cơ sở gia công chế biến giấy mà đề tài đi khảo sát tương đối tốt cụ thể là các cơ sở có đầu tư trang thiết bị cho việc xử lý chất thải, môi trường làm việc của công nhân lao động tương đối tốt. Tuy nhiên cũng có một vài hạn chế đó là chưa tận dụng hết các nguồn thải, KIẾN NGHỊ Để sự phát triển kinh tế không gây ảnh hưởng tới môi trường môi trường sống của con người và hệ sinh thái trên cạn cũng như dưới nước thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chức năng của quận, thành phố và cán bộ nhân viên các cơ sở tái sinh giấy quận 12 Trang bị trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân khi tham gia hoạt động sản xuất Các doanh nghiệp cần đầu tư kinh phí để giảm lượng nước thải, khí thải tại nguồn. Đối với nước và khí thải cần trang bị đầy đủ thiết bị, hóa chất để xử lý đạt hiệu quả Cơ quan chức năng cần có biện pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ (thường xuyên đi thị sát kiểm tra định kỳ), trên cơ sở cưỡng chế (di dời, đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh đối với các cơ sở gây ô nhiễm nhưng chưa có phương án xử lý ), có hình thức thưởng phạt nghiêm minh đối với các đơn vị sản xuất Cơ quan chức năng quận nên có kế họach quy hoạch 1 khu công nghiệp mới nhằm hỗ trợ cho các cơ sở di dời đồng thời tận dụng tối đa các nguồn rác thải. Khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký cam kết bảo thực hiện vệ môi trường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOIDUNGLV.doc
  • docBIA_1_5.doc
  • docDANHMUCVTAT_T6.doc
  • docPHULUC_T9.doc
  • docTAILIEUTHAMKHAO_T8.doc
Tài liệu liên quan