Luận văn Nghiên cứu, đề xuất việc kiểm soát tình hình ô nhiễm nước ngầm tại Cao Lãnh và Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Tháp

- Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường tập trung vào khu quy hoạch sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp các Thị xã, thị đảm bảo xa khu dân cư. Yêu cầu các chủ cơ sở sản xuất áp dụng biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm và xử lý ô nhiễm. - Tăng cường kiểm tra, giám sát kiên quyết xử lý nghiêm khắc các tổ chức, cá nhân vi phạm về vàn đề bảo vệ môi trường. - Tăng cường đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. - Nếu có điều kiện có thể tăng cường trang thiết bị máy móc thiết bị phòng thí nghiệm, tăng tần xuất quan trắc môi trường để số liệu quan trắc ngày càng phong phú hơn nhằm giúp cho công tác bảo vệ môi trường ngày một tốt hơn. - Các địa phương cần khuyến cáo nhân dân có các hình thức tự giải quyết nước sinh hoạt cho gia đình, không nên sử dụng nguồn nước không đạt tiêu chuẩn, nhất là các giếng nhiễm vi sinh, tăng cường kiểm tra tại các giếng. - Đề nghị các công ty, đơn vị được kiểm tra chất lượng nước cần có các biện pháp điều chỉnh nâng cấp hệ thống xử lý để đảm bảo xử lý các tiêu chuẩn đạt tiêu chuẩn Việt Nam.

doc100 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 1014 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu, đề xuất việc kiểm soát tình hình ô nhiễm nước ngầm tại Cao Lãnh và Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
øán đề cấp bách hiện nay là nước sinh hoạt vàø môi trường nông thôn đang bị ô nhiễm do các điều kiện vệ sinh vàø cơ sở hạ tầng yếu kém, hiểu biết về vệ sinh vàø giữ gìn sức khỏe của người dân nông thôn còn thấp. Thực hành vệ sinh kém là điều kiện thuận lợi gây ra các bệnh. Trong những năm gần đây, tình hình vệ sinh đô thị có nhiều chuyển biến tích cực, các phong trào”xanh-sạch-đẹp”, hưởng ứng ngày môi trường thế giới ngoài việc giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị còn góp phần nâng cao nhận thức người dân về bảo vệ môi trường. 3. 6. 2. Ô nhiễm môi trường do rác thải Rác thải chưa được thu gom vàø xử lý hợp vệ sinh ở các Thị xã, thị trấn, thị tứ: Hiện nay lượng rác thải ở các Thị xã, thị trấn, thị tứ thải ra hàng ngày từ các nguồn: Rác thải sinh hoạt; Rác thải ở các khu công nghiệp tập trung, các cơ sở sản xuất, kinh doanh; Rác thải ở các nhà hàng, khách sạn, trường học, khu vui chơi, giải trí Rác thải y tế (bao gồm rác thải của các trạm y tế, các phòng khám vàø điều trị bệnh tư nhân). Các loại rác trên chưa được thu gom triệt để vàø xử lý hợp vệ sinh. Theo số liệu báo cáo của các huyện thị, khối lượng rác đô thị thu gom hàng ngày trên toàn tỉnh hiện nay đạt khoảng 125 tấn/ngày, đạt khoảng 70% lượng rác đô thị thải ra Trong Tỉnh vàãn còn xảy ra tình trạng vứt rác bừa bãi, vàãn còn nhiều hộ chưa chịu đóng tiền thu gom rác theo qui định. Rác y tế ở các phòng khám tư nhân vàãn chưa được thu gom riêng mà vàãn thu gom vàø chôn lấp chung với rác sinh hoạt. Hầu hết các huyện, thị đều đã qui hoạch các bãi chôn lấp rác. Tuy nhiên, các bãi rác chưa được xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh để đáp ứng các yêu cầu vệ sinh môi trường, những năm lũ cao thường hay bị ngập. Hiện trong tỉnh đang hình thành một số bãi rác tự phát ở cấp xã (khoảng 27 bãi rác với diện tích trung bình khoảng 2-3ha/bãi rác). Việc mỗi xã quy hoạch 01 bãi rác như các huyện, thị đang tiến hành hiện nay là một định hướng không phù hợp về mặt môi trường, vì mỗi bãi rác sẽ là một điểm gây ô nhiễm môi trường, do vàäy càng xây dựng nhiều bãi rác sẽ càng gia tăng vàø làm phân tán nguồn ô nhiễm do rác thải. Công nghệ chôn lấp rác ở tỉnh hiện nay rất đơn giản vàø lạc hậu. Việc quản lý, xây dựng vàø vàän hành các bãi chôn lấp hầu hết chưa tuân thủ theo các qui định hiện hành dẫn đến ô nhiễm nước, không khí, nước rò rỉ, thẩm thấu rác gây ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, các khí mê tan, H2S bốc lên gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh. Năng lực quản lý, công tác thu gom vàø xử lý chất thải rắn còn hạn chế, thể hiện như: Thiếu lực lượng lao động, phương tiện, công cụ thu gom vàø vàän chuyển rác. Ngoại trừ Thị xã Cao Lãnh vàø Thị xã Sa Đéc còn lại tất cả các huyện, thị trong Tỉnh đều thiếu các phương tiện thu gom rác. Hầu hết các huyện, thị sử dụng xe ben đã quá cũ kỹ hoặc xe ba gác thô sơ để thu gom rác. Số lượng công nhân thu gom rác chưa đáp ứng yêu cầu, ở 2 Thị xã dao động khoảng 50-100 người/T. Xã, ở các huyện, thị khoảng 14-20 người/huyện thị. Tiền thu phí thu gom rác của các hộ dân không đủ trang trãi để sửa chữa vàø mua sắm thêm các trang thiết bị thu gom rác. Chưa thực hiện được việc thí điểm công tác phân loại rác tại các hộ gia đình đã gây rất nhiều khó khăn trong việc xử lý rác. Các tổ chức tư nhân chưa tham gia đầu tư nhiều trong công tác thu gom vàø xử lý rác. Công tác thu gom xử lý rác được các huyện giao khoán chủ yếu cho các Ban quản lý chợ hoặc đơn vị thu hoa chi, riêng 02 Thị xã thì công tác thu gom rác giao cho công ty Cấp thoát nước & Môi trường đô thị đảm nhiệm. Các hoạt động nghiên cứu vàø triển khai thực hiện công tác quản lý chất thải rắn đang được thực hiện nhưng vàãn còn hạn chế, công tác quan trắc môi trường tại các địa điểm chôn rác chưa thực hiện được. Từ 2003 đến nay, Tỉnh chưa ban hành vàên bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chất thải rắn, chủ yếu thực hiện theo các vàên bản của Trung Ương. Nguồn kinh phí cho công tác thu gom vàø xử lý chất thải rắn chưa rõ ràng vàø chưa có sự đầu tư đúng mức để thực hiện. Theo báo cáo của các huyện thị, trung bình hàng năm mỗi huyện thị đầu tư khoảng 150 - 200 triệu cho công tác thu gom vàø xử lý chất thải rắn. Kinh phí từ phí thu gom rác thải của các hộ dân là không đáng kể vàø không thể đáp ứng yêu cầu thu gom vàø xử lý rác. Công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thu gom vàø xử lý chất thải rắn trong những năm qua chưa được đẩy mạnh áp dụng trong tỉnh, chủ yếu là thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng để ngăn chặn các hành vi xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay lượng rác ở các đô thị hằng ngày gồm các nguồn sau: Rác thải sinh hoạt: Hình thành do sinh hoạt, hàng ngày của các hộ gia đình, các cơ quan, trường học vàø các chợ. Rác công nghiệp: Hình thành do các xí nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thải ra. Rác ở các công viên, đường phố. Rác thải y tế: Bao gồm các loại rác thải ở các bệnh viện, trạm xá vàø các phòng khám vàø điều trị tư nhân: bệnh phẩm, bông băng, kim tiêm, chai lọ thuốc Rác thải xây dựng: Phát sinh chủ yếu do sữa chữa các công trình xây dựng đô thị. Bùn cống rãnh, phân rút hầm cầu. Theo kết quả điều tra của Sở Khoa học Công nghệ vàø Môi trường: Lượng rác hữu cơ dễ phân hữu khoảng 70% Thủy tinh, sành sứ, đất, cát, gạch vụn, xà bần khoảng 20% Các sản phẩm nhựa khoảng 10% Cũng như nhiều nơi khác, rác thải hiện là một trong những vàán đề bức xúc. Hiện nay, lượng rác thu gom mỗi ngày khoảng 80 tấn được đem đổ tự nhiên ở bãi rác mà không xử lý. Đây là nguồn gây ô nhiễm, lây lan bệnh tật nếu không có các giải pháp xử lý vàø còn làm mất vẻ mỹ quan. Tại Cao Lãnh vàø Sa Đéc có hai bãi rác lớn, các bãi rác này gần khu dân cư nên phát sinh nhiều vàán đề môi trường, mỹ quan. Một số bãi rác bị ngập vàøo mùa lũ, đặc biệt những năm lũ lớn như năm 2000 thì hầu hết các bãi rác đều bị ngập. Rác được đổ tự nhiên vàøo mùa khô ở các bãi rác mà không có các giải pháp bảo vệ. Nước rò rỉ từ bãi rác không được thu gom vàø xử lý đã góp phần gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Ngoài ra, mùi hôi, côn trùng gây bệnh cũng là tác nhân ô nhiễm đặc thù của bãi rác. 3. 6. 3. Ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi Đây là một trong những vàán môi trường bức xúc hiện nay mặc dù không phải là phổ biến mà chỉ hiện diện ở vàøi địa phương trong tỉnh. Chất thải chăn nuôi vịt đàn thì phân tán, chất thải do chăn nuôi heo tập trung kết hợp sản xuất bột lọc là quan trọng nhất. Đây là làng nghề truyền thống 4 xã của Thị xã Sa Đéc vàø huyện Châu Thành. Chỉ tính riêng ở xã Tân Phú Đông đã có 4000, nếu tính bình quân mỗi con heo thải ra mỗi ngày 0. 5kg thì lượng phân thải ra hằng ngày là 20 tấn. Một phần lượng phân này cho vàøo 320 hầm biogas, số còn lại thải ra môi trường mà không xử lý, mặc dù biogas chỉ giải quyết về năng lượng chứ không xử lý triệt để nguồn ô nhiễm. Đó là chưa kể đến các chất ô nhiễm đồng hành trong quá trình sản xuất bột lọc vàø chăn nuôi heo như nước thải do sản xuất bột lọc, nước thải chăn nuôi khu vực này ngoài gây ô nhiễm do chất thải rắn (phân heo), ô nhiễm nước còn gây ô nhiễm không khí mùi hôi thối vàø là nơi lây lan dịch bệnh nguy hiểm. 3. 6. 4. Ô nhiễm môi trường ở các cụm dân cư Toàn tỉnh hiện có 62 cụm dân cư mới được xây dựng. Đây là các cụm dân cư tránh lũ, phân bố chủ yếu ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh. Do đầu tư chưa đủ, lại xây dựng không đồng bộ cho nên đã làm phát sinh nhiều vàán đề môi trường phải khẩn trương giải quyết. Hiện nay trên địa bàn chưa có các giải pháp xử lý chất thải, chưa dựng đủ các cơ sở hạ tầng thiết yếu như cấp thoát nước, điện, các biện pháp phòng cháy chữa cháy, chưa thực hiện các biện pháp phòng chống sạc lở vàøo mùa lũ. Thực ra, các khu này là các đô thị nho, người dân chưa quen với cách sinh hoạt trong điều kiện mới cho nên gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, hầu hết dân cư mới vàøo khu này đều là dân nghèo, cho nên không thể đầu tư tốt cho cuộc sống mới. Kết quả là mặc dù có thuận lợi hơn, không phải chạy theo lũ nhưng cuộc sống vàãn còn quá thiếu thốn, đòi hỏi phải có những chính sách thiết thực mới giải quyết được. 3. 6. 5. Ô nhiễm môi trường ở khu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các cụm, tuyến dân cư 3. 6. 5. 1. Ô nhiễm môi trường ở các cơ sở công nghiệp Đại đa số các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp của tỉnh có qui mô vừa vàø nhỏ với từ khoảng vàøi chục đến vàøi trăm công nhân. Các ngành, nghề chiếm tỷ trọng cao là công nghiệp chế biến lương thực, kế đến là công nghiệp chế biến thực phẩm; công nghiệp sản xuất vàät liệu xây dựng. Phần lớn các doanh nghiệp sử dung công nghệ thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, chậm đổi mới, sản xuất chưa gắn với nghiên cứu - chuyển giao công nghệ vàø đào tạo đội ngũ kỹ thuật có tay nghề cao. Do tình trạng thiết bị cũ kỹ, lạc hậu như trên, cộng với việc đầu tư các công trình xử lý ô nhiễm chưa tương xứng, nên trong hoạt động sản xuất thời gian qua, có nơi, có lúc đã gây tác động xấu đến môi trường. Hầu hết các nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp lớn trong tỉnh đã thực hiện việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) vàø có hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên một số cơ sở sau khi đã được phê chuẩn báo cáo ĐTM hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường thì không nghiêm túc thực hiện các yêu cầu đã cam kết. Một số doanh nghiệp khi xây dựng công trình xử lý ô nhiễm nhưng khi vàän hành thì không đạt tiêu chuẩn môi trường. Có trường hợp có công trình xử lý lại không vàän hành thường xuyên. Cũng có một số đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh cũng muốn đầu tư xử lý nguồn ô nhiễm nhưng do kinh phí đầu tư hệ thống xử lý cao nên đơn vị không đáp ứng được. 3. 6. 5. 2. Ở các cơ sở tiểu thủ công nghiệp Với hơn 13.483 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN) nằm xen lẫn trong các khu dân cư với các ngành nghề phong phú, đa dạng vàø hiện có khoảng hơn 90% cơ sở sản xuất dạng này chưa có đầu tư hệ thống xử lý khí thải, nước thải là nguyên nhân chủ yếu gây nên các vụ thưa kiện về ô nhiễm môi trường, do các cơ sở sản xuất này gây ô nhiễm về bụi, tiếng ồn, nước thải, mùi hôi. Ô nhiễm môi trường ở các cơ sở TTCN tập trung chủ yếu ở 3 loại hình sau đây: Lò gạch: toàn tỉnh có khoảng 265 cơ sở sản xuất gạch, tập trung nhiều nhất ở huyện Châu Thành, Thị xã Sa Đéc vàø một số huyện như: Lai Vung, Lấp Vò, Cao Lãnh. Nguồn ô nhiễm chính của lò gạch là khói chứa HF vàø bụi. Nhà máy chế biến lương thực, chủ yếu là xay xát: toàn tỉnh có khoảng 2. 136 cơ sở phân bố khắp nơi trong tỉnh, nguồn ô nhiễm chính của loại hình này là bụi vàø tiếng ồn. Nồng độ bụi có nơi vượt tiêu chuẩn cho phép 7-8 lần. Đặc biệt là những cơ sở xay xát nhỏ lẻ này hoạt động theo thời vụ, không theo giờ giấc nên ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của dân cư xung quanh. Giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ: Toàn tỉnh có 210 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ. Tuy nhiên trong những năm qua do dịch cúm gia cầm bùng phát, ngành thú y đã đẩy mạnh công tác thanh tra kiểm tra cũng như giáo dục tuyên truyền nên đã hạn chế số lượng các cơ sở giết mổ lậu không hợp vệ sinh. Hiện UBND tỉnh đã yêu cầu mỗi huyện, thị phải khẩn trương tiến hành xây dựng lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Gia công cơ khí: toàn tỉnh có khoảng 988 cơ sở gia công cơ khí, phân bố chủ yếu ở các Thị xã, thị trấn, thị tứ trong tỉnh. Nguồn ô nhiễm chủ yếu là độ ồn, từ 70 - 75 dBA, cá biệt có lúc lên đến 85 dBA, vượt tiêu chuẩn cho phép 15 – 20 dBA. Kết qủa quan trắc, đo đạc cho thấy tình hình ô nhiễm do nước thải, khí thải, mùi hôi, chất thải rắn. . . tại hầu hết các cơ sở tiểu thủ công nghiệp là rất nghiêm trọng. Trong thời gian qua, một số cơ sở đã áp dụng các hình thức xử lý đơn giản như: xây tường cách âm, lắp đặt các thiết bị giảm thanh hoặc có hệ thống bao che kín để giảm ồn, bụi (đối với cơ sở xay xát, cơ khí); một số cơ sở sản xuất gạch xử lý bụi bằng cách nâng cao ống khói. Tuy nhiên, các biện pháp này cũng chưa được các chủ cơ sở áp dụng thường xuyên, do vàäy chưa khắc phục được tình trạng ô nhiễm Xử lý ô nhiễm khói lò gạch hiện đang là vàán đề bức xúc của tỉnh. Hiện nay chưa có công nghệ phù hợp với địa phương để xử lý ô nhiễm do khói lò gạch gây nên (một số công nghệ đã được giới thiệu ở tỉnh nhưng do giá thành cao, vàän hành tương đối phức tạp nên chưa được các chủ cơ sở sản xuất áp dụng). Mặt khác, đa số các cơ sở sản xuất gạch lại nằm xen kẽ trong khu dân cư, ít vốn đầu tư, tận dụng nguyên liệu tại chỗ của địa phương (đất ruộng, trấu) để sản xuất, nên rất khó di dời ra khu tập trung. 3. 6. 5. 3. Ô nhiễm môi trường ở các làng nghề truyền thống, các cụm, tuyến dân cư Trong tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống như dệt chiếu, trồng hoa kiểng, đan lờ, lợp, làm nem. . . Tuy nhiên, làng nghề làm bột chăn nuôi heo là gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất do phân heo thải ra. Trong tỉnh hiện có 4 nơi có nghề làm bột chăn nuôi heo: Tân Quy Tây, Tân Phú Đông (Thị xã Sa Đéc), Tân Bình, Tân Phú Trung (huyện Châu Thành), nhiều nhất là khu vực Tân Phú Đông – TX. Sa Đéc. Chỉ riêng xã này đã nuôi số heo bằng 10% tổng số heo trong toàn tỉnh (khoảng 30. 000 - 40. 000 con), lượng phân cần phải xử lý là 60 – 70 tấn/ngày, trong khi tổng số hầm Biogas hiện có là 316 hầm, hiện mới chỉ giải quyết được khoảng 20% lượng phân thải ra (khoảng 7000 – 8000 con/năm). Tình trạng chung hiện nay của các hộ làm bột nuôi heo là số hầm Biogas đang trong tình trạng quá tải, vàø trong điều kiện các hộ chưa đủ mặt bằng đất để đưa chất thải từ hầm Biogas qua xử lý sinh học trước khi thoát ra hệ thống kinh rạch công cộng. Ở các cụm, tuyến dân cư tập trung thì ô nhiễm môi trường do chất thải sinh hoạt là chính, bao gồm rác thải, nước thải. Theo số liệu báo cáo của Sở Xây Dựng, trong tỉnh có 205 cụm, tuyến dân cư (tương ứng với số nền đã qui hoạch là 48. 181 nền), hiện đã có 21.383 hộ đã vàøo ở. Trong số 205 cụm tuyến dân cư đã quy hoạch, hiện có 124 cụm, tuyến dân cư có hệ thống cấp nước, 102 cụm tuyến dân cư có hệ thống thoát nước; 196 cụm tuyến dân cư có điện vàø 138 cụm tuyến dân cư có đường. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ dân có nước sạch vàø cầu tiêu hợp vệ sinh tại các cụm, tuyến dân cư còn thấp, một số cụm, tuyến dân cư không có hệ thống thu gom, xử lý chất thải, hệ thống cấp thoát nước cũng không đáp ứng nhu cầu. 3. 6. 6. Ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp Ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp hiện nay chủ yếu là do nông dân sử dụng quá mức phân bón - thuốc trừ sâu đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt, làm cho đất thoái hóa, giảm độ phì nhiêu. Các dạng thoái hóa đất chủ yếu xảy ra trong tỉnh là: giảm độ phì vàø mất cân bằng dinh dưỡng, đất bị chua hóa, phèn hóa, đất ngập úng, sạt lở, đất bị ô nhiễm. Tiến trình thoái hóa đất nhanh nhất xảy ra ở vùng sản xuất liên tiếp 3 vụ lúa, do đất bị ngập nước liên tục nên sản sinh ra nhiều chất độc đối với cây trồng (H2S, Fe2+, Al3+. . . ). Đất canh tác 3 vụ lúa/ năm sau một thời gian bắt đầu xuất hiện triệu chứng thiếu các nguyên tố vi lượng (kẽm, đồng, molipđen) vàø trung lượng (Ca2+, Mg2+). Theo số liệu của Trường đại học Cần Thơ, nông dân thường phun xịt hóa chất vàø thuốc BVTV trên các loại hoa màu như: rau cải, dưa leogấp từ 5 - 10 lần cho phép. Ô nhiễm môi trường trong các vùng nông thôn hiện nay chủ yếu là: Rác thải chưa được thu gom vàø xử lý hợp vệ sinh. Chất thải nông nghiệp, dư lượng thuốc BVTV, các chai, lọ, bao bì đựng thuốc trừ sâu sau khi sử dụng chưa được thu gom hợp lý. Chất thải của thủy cầm do nuôi vịt chạy đồng. Mặc dù đây là mô hình có hiệu quả, tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên, nhưng chất thải do nuôi vịt làm ô nhiễm nặng nguồn nước sinh hoạt, nhất là vàøo mùa nước kiệt vàø trong những năm qua dịch cúm gia cầm liên tục xảy ra, do vàäy hình thức nuôi vịt đàn đang là mối nguy hại đe dọa ô nhiễm nguồn nước vàø lây lan dịch bệnh cần phải sớm có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Nước thải của các cơ sở giết mổ gia súc nhỏ lẻ ở các địa phương vàø các chợ. Nhất là trong điều kiện hiện nay dịch cúm gia cầm đang có nguy cơ bùng phát trở lại thì việc ô nhiễm môi trường do chôn lấp, tiêu hủy gia cầm bị bệnh, giết mổ gia cầm tràn lan ở các chợ Thị xã, thị trấn, thị tứ là rất khó kiểm soát. Ngoài ra, trong lĩnh vực Nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản là loại hình sản xuất đang phát triển mạnh mẽ trong tỉnh nhưng chưa có giải pháp xử lý nguồn nước thích hợp đã góp phần gây ô nhiễm nguồn nước mặt, vì vàäy rất cần quan tâm vàø có các giải pháp xử lý kịp thời. 3. 6. 7. Ô nhiễm môi trường ở các điểm nóng trong tỉnh Theo quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính Phủ thì trong tỉnh ta có 4 điểm nóng về ô nhiễm môi trường cần phải giải quyết dứt điểm đến năm 2007, các điểm nóng đó là: Ô nhiễm môi trường ở làng nghề làm bột nuôi heo xã Tân Phú Đông, Thị xã Sa Đéc. Ô nhiễm môi trường ở Công ty chế biến thủy sản đông lạnh Vĩnh Hoàn; Ô nhiễm môi trường Bãi rác Quảng Khánh, Thị xã Cao Lãnh; Ô nhiễm môi trường Cụm Lò gạch xã An Hiệp, huyện Châu Thành. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt ở các sông, rạch cho thấy, ở một số nơi nguồn nước bị nhiễm vi khuẩn rất cao, từ 1. 500 – 24. 000 tb/100ml, các chỉ tiêu khác như BOD, COD, SS cũng vượt tiêu chuẩn cho phép 5 - 10 lần. Điểm ô nhiễm nghiêm trọng tại địa bàn nghiên cứu là: Ô nhiễm môi trường ở làng nghề làm bột nuôi heo xã Tân Phú Đông, TXSĐ Khu vực này có mặt bằng hẹp, cơ sở hạ tầng kém, số dân lại đông gây khó khăn cho việc thi công hệ thống xử lý do phải thiết kế, lắp đặt các đường ống. Mặt khác đa số các hộ dân nơi đây nghèo nên rất khó huy động vốn đối ứng cho công tác đầu tư xử lý ô nhiễm. Để giải quyết tình trạng ô nhiễm ở khu vực này, Sở Tài nguyên vàø Môi trường đã xin chủ trương Uỷ Ban nhân dân tỉnh phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật Môi trường - TP. HCM (thuộc Công ty Đo đạc Địa chính Công trình - Bộ TN&MT) khảo sát vàø xây dựng dự án xử lý ô nhiễm môi trường cho làng nghề này, hiện đã hòan thiện đề cương dự án vàø đang gởi Bộ TN&MT xin hỗ trợ kinh phí thực hiện. Nếu dự án được thông qua vàø kinh phí được cấp kịp thời, dự kiến đến đầu năm 2006 UBND Thị xã Sa Đéc là chủ đầu tư sẽ triển khai thực hiện. Tuy nhiên, để xử lý triệt để nguồn ô nhiễm theo đúng thời gian qui định của Thủ tướng Chính Phủ vàø nếu có kinh phí kịp thời thì rất cần có sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương vàø các tổ chức đoàn thể cùng với nhân dân địa phương để tiến hành các giai đoạn thực hiện việc xây dựng vàø lắp đặt, vàän hành công trình xử lý ô nhiễm. 3. 6. 8. Các vàán đề kinh tế xã hội Vàán đề mất đất canh tác nông nghiệp dù được điều chỉnh như thế nào đi nữa nhưng cuối cùng đều dẫn đến kết quả là một bộ phận nông dân không có đất sản xuất, phải chuyển sang các lĩnh vực khác mà chủ yếu là công nhân nông nghiệp hoặc nhiều nghề tự do khai thác trước khi một số nào đó có thể được vàøo làm trong các xí nghiệp. Tuy nhiên, không phải có ngay việc làm mà phải chờ một thời gian khá dài để các xí nghiệp hình thành vàø đi vàøo lao động. Môi trường kinh tế, xã hội của một bộ phận dân cư này bị thay đổi. Trong thời gian chờ đợi, cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn về vàät chất, tinh thần đòi hỏi nhà nước phải có những giải pháp hỗ trợ, những chính sách để giúp đỡ cho họ ổn định cuộc sống để chờ kiếm việc làm mới. Nếu không sẽ dẫn đến những hậu quả xấu về kinh tế vàø xã hội sau này. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM TẠI THỊ XÃ CAO LÃNH VÀØ SA ĐÉC 4. 1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC CAO LÃNH VÀØ SA ĐÉC 4. 1. 1. Kết quả nghiên cứu về chất lượng nước ngầm tại hai Cao Lãnh và Sa Đéc Mẫu nước ngầm được khảo sát vàøo đợt, tháng 3 vàø tháng 10/2005: Vị trí khảo sát mẫu nước ngầm tại Cao Lãnh vàø Sa Đéc: Xã Mỹ Hiệp, Huyện Cao Lãnh (Hộ Bà Lê Thị Ba ấp 1, Xã Mỹ Hiệp). Xã Mỹ Long, Huyện Cao Lãnh (Hộ ông Nguyễn Vàên Ngọc, ấp 1, xã Mỹ Long). Xã Mỹ Xương, Huyện Cao Lãnh (Hộ ông Nguyễn Thanh đồng ấp Mỹ Thạnh, Mỹ Xương). Xã Mỹ Trà, Thị xã Cao Lãnh (số 90 điện Biên Phủ, xã Mỹ Trà, Thị xã Cao Lãnh). Phường 6, Thị xã Cao Lãnh (Hộ Nguyễn Vàên Chiến, khóm 6, Phường 6, Thị xã Cao Lãnh). Phường 3, Thị xã Cao Lãnh (Hộ Nguyễn Hữu Thắng, tổ 31, Phường 3, Thị xã Cao Lãnh. Xã Tân Khánh Đông, Thị xã Sa Đéc (Hộ Võ Phú Đức, số 311, Khánh Hòa, Tân Khánh Đông). Xã Tân Quy Tây, Thị xã Sa Đéc (Hộ Nguyễn Vàên Đảnh, ấp Tân Hòa, Xã Tân Quy Tây). Xã Tân Phú Đông, Thị xã Sa Đéc (Hộ Oâng Nguyễn Vàên Phước, làng bột, xã Tân Phú Đông, Thị xã Sa Đéc). Các chỉ tiêu nước ngầm được nghiên cứu: pH, độ cứng (mg/l), Sắt (mg/l), SO42, Clorua (mg/l), Mn2+, TDS (mg/l), Arsen (mg/l), H2S (mg/l), Coliform (MPN/100ml). 4. 1. 1. 1. pH Bảng 4. 1: Bảng kết quả nghiên cứu về giá trị pH tại Cao Lãnh vàø Sa Đéc Địa điểm Độ sâu (m) Tháng pH 1 70 3 6,28 10 6,1 2 90 3 7,79 10 7,9 3 130 3 6,15 10 6,0 4 90 3 6. 72 10 6,79 5 80 3 7,2 10 6,32 6 60 3 7,19 10 6,17 7 115 3 8,06 10 7,5 8 70 3 7,17 10 6,49 9 90 3 6,37 10 6,03 TCVN 5944-1995 6,5-8,5 Biểu đồ 4. 1: Biểu đồ biểu diễn giá trị pH tại hai Thị xã Theo TCVN 5944-1995, pH giới hạn trong khoảng (6,5-8,5), tại Cao Lãnh có một số nơi cho kết quả thấp hơn tiêu chuẩn cho phép vàøo mùa khô (bị nhiễm phèn) ở một số giếng ở Mỹ Hiệp vàø Mỹ Xương, còn vàøo mùa mưa thì hầu như ở đây bị nhiễm phèn cao tại Mỹ Hiệp (pH =6,12), Mỹ Xương (pH =6,15), tương đương với Phường 6 vàø Phường 3. Tại Sa Đéc thì vàøo mùa khô giá trị pH nằm trong tiêu chuẩn cho phép, không ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm tại đây, còn vàøo mùa mưa thì tại Tân Phú Đông(pH =6,03) vàø Tân Quy Tây (pH= 6,49) giếng ở đây bị nhiễm phèn. 4. 1. 1. 2. Độ cứng Bảng 4. 2: Bảng kết quả nghiên cứu giá trị độ cứng tại Cao Lãnh vàø Sa Đéc Địa điểm Độ sâu (m) Tháng Độ cứng (mg/l) 1 70 3 944 10 888 2 90 3 240 10 200 3 130 3 960 10 912 4 90 3 800 10 300 5 80 3 384 10 340 6 60 3 336 10 472 7 115 3 60 10 100 8 70 3 232 10 472 9 90 3 160 10 180 TCVN 5944-1995 300-500 Biểu đồ 4. 2: Biểu đồ biểu diễn giá trị độ cứng tại Cao Lãnh vàø Sa Đéc Từ biểu đồ biểu diễn giá trị độ cứng tại cao lãnh. nhìn chung độ cứng đo được tại các điểm khảo sát đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép (theo TCVN 5944-1995), với độ cứng dao động từ 300-500, theo số liệu phân tích ở trên thì ta thấy độ cứng vàøo tháng 3, cao nhất là tại xã Mỹ Xương là 960mg/l, thấp nhất là tại Xã Mỹ Long là 240mg/l, còn vàøo tháng 10 thì độ cứng thể hiện cao nhất là tại xã Mỹ Xương là 912mg/l, thấp nhất là tại Xã Mỹ Long là 200mg/l. Nhìn chung, các giá trị độ cứng dao động rất lớn từ 200-960mg/l, vượt tiêu chuẩn rất cao. Còn tại Sa Đéc giá trị độ cứng thấp vàø nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Vàäy nước ở một số nơi có chứa nhiều cation Canxi hoặc Magiê, các cation này thường có trong nước ngầm, thể hiện khu vực này có nhiều đá vôi, ảnh hưởng rất lớn, gây trở ngại cho sinh hoạt vàø sản xuất, ví dụ như: giặt quần áo tồn nhiều xà phòng, nấu ăn lâu chín, gây đóng căn nồi hơi, giảm chất lượng sản phẩm Cần phải xử lý đối với những giếng có độ cứng cao. 4. 1. 1. 3. Sắt Bảng 4. 3: Bảng kết quả nghiên cứu giá trị sắt tổng hòa tan tại Cao Lãnh vàø Sa Đéc Địa điểm Độ sâu (m) Tháng Sắt (mg/l) 1 70 3 1,46 10 1,19 2 90 3 3,08 10 2,90 3 130 3 1 10 1,67 4 90 3 0,36 10 5,06 5 80 3 4,8 10 1,72 6 60 3 1,14 10 0,16 7 115 3 0,2 10 0,25 8 70 3 2,23 10 0,39 9 90 3 2,4 10 0,89 TCVN 5944-1995 1-5 Biểu đồ 4. 3: Biểu đồ biểu diễn giá trị sắt tổng hòa tan tại Cao Lãnh vàø Sa Đéc. Từ biểu đồ biểu diễn giá trị Fe, ta nhận thấy hàm lượng sắt tại một số điểm phân tích có mức chênh lệch cũng khá cao từ 0,36 – 5,06, theo (TCVN 5944-1995) thì hàm lượng sắt cho phép trong khoảng từ 1 – 5. Vàøo tháng 3 thì hàm lượng sắt cao nhất là 4,8 tại Phường 6, thấp nhất là 0,36 tại xã Mỹ Trà, còn vàøo tháng 10 thì hàm lượng sắt cao nhất là 5,06 tại Xã Mỹ Trà, vàø thấp nhất là 0,16 tại Phường 3. Nhìn chung, có sự chênh lệch về hàm lượng sắt với nhau giữa mùa mưa vàø mùa khô, tại cùng một xã như Mỹ Trà thì có sự chênh lệch rất lớn (vàøo mùa khô thì hàm lượng sắt ở đây là thấp nhất (0,36), cho đến mùa mưa thì hàm lượng sắt ở đây tăng cao vượt tiêu chuẩn cho phép (5,06)) cần phải tiến hành khử sắt. Phần lớn thì các mẫu phân tích trên đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Còn tại Sa Đéc, theo biểu diễn của biểu đồ thì giá trị sắt cao nhất vàøo mùa khô là 2,4 tại Xã Tân Quy, thấp nhất là 0,2 tại Xã Tân Khánh, còn vàøo mùa mưa thì giá trị sắt cao nhất là 0,89 tại Xã Tân Phú, thấp nhất là 0,25 tại Xã Tân Khánh. Vàøo mùa mưa thì hàm lượng sắt thấp hơn, từ các số liệu hàm lượng sắt ở trên thì ta thấy hầu như không ảnh đến chất lượng nước. 4. 1. 1. 4. SO42- Bảng 4. 4: Bảng kết quả nghiên cứu giá trị SO42- tại Cao Lãnh vàø Sa Đéc Địa điểm Độ sâu (m) Tháng SO42-(mg/l) 1 70 3 21 10 60 2 90 3 10 10 20 3 130 3 130 10 120 4 90 3 15 10 74 5 80 3 8 10 60 6 60 3 10 10 30 7 115 3 26 10 40 8 70 3 37 10 42 9 90 3 25 10 40 TCVN 5944-1995 200-400 Biểu đồ 4. 4: Biểu đồ biểu diễn giá trị SO42- tại Cao Lãnh vàø Sa Đéc. Từ biểu đồ biểu diễn giá trị SO42-, thì ta nhận thấy hầu như nằm dưới mức tiêu chuẩn cho phép, theo tiêu chuẩn TCVN 5944-1995 thì giá trị Sunfat dao động trong khoảng cho phép là 200 – 400mg/l, tất cả đều dưới tiêu chuẩn cho phép dao động từ 8- 130mg/l, không ảnh hưởng đến chất lượng nước. Tại Sa Đéc vàøo mùa khô thì giá trị SO42- cao nhất là 37mg/l tại Xã Tân Quy, thấp nhất là 25mg/l tại Xã Tân Phú, còn vàøo mùa mua thì giá trị SO42- cao nhất là 42mg/l tại Tân Quy, thấp nhất là 40mg/l tại xã Tân Phú. Vàøo mùa mưa thì giá trị SO42- cao hơn mùa khô. 4. 1. 1. 5. Clorua Bảng 4. 5: Bảng kết quả nghiên cứu giá trị Clorua tại Cao Lãnh vàø Sa Đéc 1 70 3 1520 10 1420 2 90 3 1700 10 1500 3 130 3 1280 10 1380 4 90 3 560 10 200 5 80 3 420 10 360 6 60 3 620 10 540 7 115 3 120 10 240 8 70 3 580 10 820 9 90 3 4000 10 2520 TCVN 5944-1995 200-600 Biểu đồ 4. 5: Biểu đồ biểu diễn giá trị Clorua tại Cao Lãnh vàø Sa Đéc Từ biểu đồ biểu diễn giá trị Clorua, ta nhận thấy hầu như vượt quá tiêu chuẩn cho phép, theo (TCVN 5944-1995), thì độ mặn dao động trong khoảng (200-600mg/l), theo biểu đồ trên thì ta thấy vàøo mùa khô có độ mặn cao nhất là 1700mg/l tại xã Mỹ Long, vượt tiêu chuẩn rất lớn, vàø thấp nhất là 420 tại Phường 6, còn vàøo mùa mưa thì cao nhất là 1500mg/l tại xã Mỹ Long, vượt tiêu chuẩn rất lớn, vàø thấp nhất là 200mg/l tại xã Mỹ Trà. Nhìn chung, độ mặn tại các giếng rất cao, vượt quá tiêu chuẩn cho phép gấp 1,2 đến 2 lần, các giếng này phần lớn bị nhiễm mặn rất cao. Tại Sa Đéc ta thấy các giá trị dao động từ 120-4000mg/l, giá trị Clorua cao nhất vàøo mùa khô là 4000mg/l tại Xã Tân Phú, tại đây giếng này nhiễm mặn rất nặng, thấp nhất là 120mg/l tại xã Tân Khánh, còn vàøo mùa mưa thì giá trị Clorua cao nhất là 2520mg/l tại Xã Tân Phú, tại đây giếng này cũng nhiễm mặn rất cao, thấp nhất là 240mg/l tại xã Tân Khánh. 4. 1. 1. 6. Mn2+ Bảng 4. 6: Bảng kết quản nghiên cứu giá trị Mangan tại Cao Lãnh vàø Sa Đéc Địa điểm Độ sâu (m) Tháng Mn2+ (mg/l) 1 70 3 1,1 10 2,1 2 90 3 0,22 10 0,7 3 130 3 1,1 10 2,0 4 90 3 0,13 10 0,76 5 80 3 0,07 10 2,25 6 60 3 0,1 10 1,95 7 115 3 0,74 10 0,8 8 70 3 3 10 2,35 9 90 3 3 10 2,02 TCVN 5944-1995 0,1-0,5 Biểu đồ 4. 6: Biểu đồ biểu diễn giá trị Clorua tại Cao Lãnh vàø Sa Đéc Từ biểu đồ trên ta nhận thấy, hầu như các giá trị Mn2+ đều vượt tiêu chuẩn cho phép, theo TCVN 5944-1995 thì giá trị Mn2+ được dao động từ 0,1-0,5mg/l. Vàøo mùa khô thì hàm lượng Mn2+ tương đối thấp, cao nhất là 1,1 tại hai xã Mỹ Hiệp vàø Mỹ Xương, thấp nhất là 0,07mg/l tại phường 6, còn vàøo mùa mưa thì hầu như hàm lượng mangan rất cao, vượt quá tiêu chuẩn cho phép, cao nhất là 2,25mg/l tại Phường 6, thấp nhất là 0,7mg/l tại xã Mỹ Long. Có sự dao động rất lớn từ 0,07-2,25mg/l. Tại Sa Đéc, theo biểu đồ thì giá trị Mn2+ dao động trong khoảng từ 0. 74 – 3, giá trị Mn2+ cao nhất vàøo mùa khô là 3, còn vàøo mùa mưa cao nhất là 2. 35mg/l vàøo mùa khô thì hàm lượng Mn2+ cao hơn mùa khô. 4. 1. 1. 7. TDS Bảng 4. 7: Bảng kết quả nghiên cứu giá trị TDS tại Cao Lãnh vàø Sa Đéc Địa điểm Độ sâu (m) Tháng TDS (mg/l) 1 70 3 2410 10 3400 2 90 3 2350 10 2000 3 130 3 1930 10 2500 4 90 3 840 10 1975 5 80 3 620 10 1346 6 60 3 1030 10 1662 7 115 3 350 10 400 8 70 3 1040 10 2730 9 90 3 6620 10 4000 TCVN 5944-1995 750-1500 Biểu đồ 4. 7: Biểu đồ biểu diễn giá trị TDS tại Cao Lãnh vàø Sa Đéc Từ biểu trên thì ta thấy giá trị TDS tại một số nơi cũng vượt quá tiêu chuẩn cho phép, theo TCVN 5944-1995, thì tổng chất rắn hòa tan dao động trong khoảng (750-1500mg/l), vàøo mùa khô thì tổng chất rắn hòa tan cao nhất là 2410mg/l tại xã Mỹ Hiệp vượt quá tiêu chuẩn cho phép, thấp nhất là 620mg/l tại Phường 6, còn vàøo mùa mưa thì TDS cao nhất là 3400mg/l tại xã Mỹ Hiệp, vượt quá tiêu chuẩn cho phép, còn thấp nhất là 1346mg/l tại phường 6. Nhìn chung, tổng chất rắn hòa tan rất cao vàøo mùa mưa. Tại Sa Đéc, trên biểu đồ ta nhận thấy rằng vàøo mùa khô giá trị TDS cao nhất là 6620mg/l tại xã Tân Phú, thấp nhất là 350mg/l tại xã Tân Khánh, còn vàøo mùa mưa thì giá trị TDS cao nhất là 4000mg/l tại xã Tân Phú, thấp nhất là 400mg/l tại xã Tân Khánh, hầu như tại các điểm phân tích đều có giá trị TDS rất cao so với tiêu chuẩn cho phép. 4. 1. 1. 8. Arsen Bảng 4. 8: Bảng kết quả nghiên cứu về giá trị Arsen tại Cao Lãnh vàø Sa Đéc Địa điểm Độ sâu (m) Tháng Arsen (mg/l) 1 70 3 0,0007 10 0,0045 2 90 3 0,0127 10 0,00414 3 130 3 0,0007 10 0,01496 4 90 3 0,0007 10 0,00588 5 80 3 0,0007 10 0,00355 6 60 3 0,0233 10 0,00720 7 115 3 0,0007 10 0,00361 8 70 3 0,0007 10 0,0064 9 90 3 0,0007 10 0,00938 TCVN 5944-1995 0,05 Biểu đồ 4. 8: Biểu đồ biểu diễn giá trị Arsen tại Cao Lãnh vàø Sa Đéc Từ biểu đồ ta nhận thấy các chỉ tiêu arsen hầu như là dưới mức tiêu chuẩn, theo TCVN 5944-1995 thì chỉ tiêu arsen là 0,05 mg/l, với tất cả các điểm phân tích tại Cao Lãnh trên biểu đồ thì đều < 0,05, không gây ảnh hưởng gì đến chất lượng nước. Chỉ tiêu arsen cao nhất vàøo mùa khô là 0,0233 tại Phường 6, thấp nhất là 0,0007, còn vàøo mùa khô cao nhất là 0,01496 tại Xã Mỹ Xương, thấp nhất là 0,00355 tại Phường 6. Tại Sa Đéc các số liệu phân tích thì ta thấy thấp chúng đều nằm dưới mức tiêu chuẩn, không ảnh hưởng đến chất lượng tại đây, vàøo mùa mưa thì có giá trị arsen cao hơn mùa khô. 4. 1. 1. 9. Coliform Bảng 4. 9: Bảng kết quả nghiên cứu về giá trị Coliform tại Cao Lãnh vàø Sa Đéc Địa điểm Độ sâu (m) Tháng coliform (MPN/100ml) 1 70 3 3 10 3 2 90 3 1100 10 460 3 130 3 2400 10 460 4 90 3 150 10 28 5 80 3 210 10 240 6 60 3 460 10 230 7 115 3 4 10 3 8 70 3 3 10 23 9 90 3 75 10 9 TCVN 5944-1995 3 Hình 4. 9: Biểu đồ biểu diễn giá trị Coliform tại Cao Lãnh vàø Sa Đéc Biểu đồ biểu diễn giá trị Coliform tại Cao Lãnh hầu hết đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép, theo TCVN 5944-1995 thì chỉ tiêu Coliform cho phép là 3MPN/100ml. Vàøo mùa khô chỉ tiêu Coliform cao nhất là 2400MPN/100ml tại xã Mỹ Xương, thấp nhất là 3MPN/100ml, còn vàøo mùa khô thì Coliform cao nhất là 460MPN/100ml, thấp nhất là 3MPN/100ml. Qua biểu đồ ta thấy có sự chênh lệch chỉ tiêu Coliform rất lớn dao động rất lớn từ 3 – 2400MPN/100ml, vàøo mùa khô thì chỉ tiêu coliform cao hơn mùa mưa. Aûnh hưởng đến chất lượng nước Tại Sa Đéc, giá trị Coliform dao động rất lớn từ 3-75MPN/100ml, giá trị Coliform cao nhất vàøo mùa khô là 75MPN/100ml tại xã Tân Phú, thấp nhất là 3MPN/100ml tại xã Tân Quy, còn vàøo mùa mưa giá trị Coliform cao nhất là 23MPN/100ml tại xã Tân Quy, thấp nhất là 3MPN/100ml tại xã Tân Khánh. Các giếng ở đây đều bị nhiễm vi sinh rất cao, tuy có biện pháp cải thiện nhưng giá trị coliform vàãn còn rất cao. CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN NGUỒN NƯỚC NGẦM Ơø các nước đang phát triển, nước ngầm được sử dụng rộng rãi như một nguồn cung cấp nước uống đặc biệt ở thành phố nhỏ vàø nông thôn vì đây là nguồn nước rẻ nhất, an toàn nhất, thường thì các nước giàu sẵn sàng bỏ tiền ra để có nước sạch, rẻ cho người dân, mang tính quyết định sự cải thiện các điều kiện vệ sinh trong khi đó các nước nghèo hơn lại bỏ tiền làm những việc khác. Ơû các nước đang phát triển, hệ thống nước cung cấp ngầm gồm các lỗ bơm nước được khoan mà không được kiểm soát vàø chưa xử lý, chưa kiểm nghiệm. Trong một số trường hợp khác, người ta đào giếng nông, ngay cả trong những trường hợp này việc xử lý, kiểm nghiệm nước sạch vàãn còn hạn chế vàø không thường xuyên. Thêm một số nguy cơ ô nhiễm nguồn nước nữa là tại đây sử dụng phân hóa học vàø thuốc trừ sâu rất nhiều. Các hóa chất nông nghiệp này có khả năng trực tiếp đi xuống tầng dưới vàø gây ô nhiễm các mạch nước ngầm. Bảo vệ nguồn nước ngầm đòi hỏi một chính sách toàn diện: Thứ nhất: Cách ly nguồn nước ngầm vàø nguồn chất thải để đảm bảo không gây ô nhiễm vi sinh môi trường nhưng cự ly này phụ thuộc vàøo điều kiện thủy địa chất ở đó. Thứ hai: là pha loãng nồng độ chất bẩn trong dung dịch đất ở những vùng đất đó, nhằm làm giảm tác dụng của những hoạt động gây ô nhiễm. Theo quy định của nhiều nước, nhà vệ sinh phải cách nguồn cung cấp nước ít nhất là 15m nếu điều kiện đia chất thuận lợi. Một số nước khác chọn khoảng cách lớn hơn. Các qui định phải dựa trên sự phân loại: Thứ nhất: Các chất gây ô nhiễm vàø nước tưới xuất phát từ những hoạt động cụ thể nào. Thứ hai: chỗ dễ bị ô nhiễm của lớp đất đá chứa nước ngầm. Thủ tục phải nên đầy đủ vàø chi tiết, từng bước áp dụng các chính sách khống chế ô nhiễm cũng như kết quả của nó. Các tổ chức quốc tế nên bảo trợ cho những điều tra chuyên sâu về quản lý chất lượng nước ngầm, nhằm nâng cao kiến thức về vàán đề quản lý môi trường. Đối với các tiêu chuẩn của chất lượng nước ngầm để bảo vệ chúng cần được xem xét chi tiết hơn. Trong những trường hợp các chất gây ô nhiễm là những hạt vô cơ li ti thì mức qui định chính xác chỉ có thể được đặt ra khi có bằng chứng y học những ảnh hưởng của chất độc. Có nhiều giếng khoan cạnh các kêng rạch bị ô nhiễm hữu cơ nặng hoặc gần các đầm lầy có nhiều khí H2S, CH4 được sinh ra làm nước ngầm dễ bị nhiễm hữu cơ vàø E. Coli hoặc Coliform. Tuy nhiên, thời gian qua chúng ta chưa có biện pháp quản lý nước ngầm hữu hiệu, cơ quan chủ quản bị thay đổi, điều này gây trở ngại rất lớn. Các vàên bản pháp quy dưới luật cũng chưa có hoặc chưa rõ ràng vàø chặt chẽ. Các biện pháp kiểm tra đánh giá chưa chặt chẽ, phạt vi phạm chưa nghiêm. Điều đó tạo ra những khoảng trống về quản lý rất lớn. Thuế tài nguyên chưa được tính đủ nên việc khai thác còn bừa bãi. Hiện nay, còn rất nhiều khu công nghiệp nhà máy làm ô nhiễm nước ngầm chưa được xử lý. Vì vàäy, chưa có tác dụng răn đe để bảo vệ. Để đảm bảo trữ lượng vàø chất lượng nước ngầm tại hai Thị xã trên một số biện pháp sau được đề xuất: 5. 1. GIẢI PHÁP PHÁP LÝ Ban hành luật, các quy định vàø tiêu chuẩn hợp lý, cụ thể về bảo vệ tài nguyên nước ngầm. Hoàn thiện khung pháp lý: thể hiện tính thống nhất, rõ ràng, khoa học. Thực hiện việc cấp giấy phép cho các đơn vị khai thác nước ngầm. 5. 2. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ Lập mạng lưới quan trắc nước dưới đất để theo dõi vàø dự báo sự biến đổi về trữ lượng vàø chất lượng cũa nước dưới đất trong tầng khai thác, các hiện tượng lún mặt đất do quá trình khai thác gây ra để xác định các tai biến môi trường vàø đưa ra các giải pháp khắc phục. Việc xây dựng mạng lưới quan trắc này phải do các đơn vị chuyên môn thực hiện vàø mang tính chuyên ngành. 5. 3. GIẢI PHÁP VỀ KỸ THUẬT Trang bị máy móc sản xuất hiện đại, thường xuyên bảo trì máy móc để tránh gây lãng phí tài nguyên nước vàø giảm nước thải ra môi trường. Nước thải từ các cơ sở sản xuất phải được thu gom xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường để tránh nguy cơ lượng nước thải này ngắm vàøo các mạch nước ngầm. Chú ý ảnh hưởng của các nguồn thải khác ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm, đặc biệt là các hoạt động sản xuất nông nghiệp (phân bón, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vàät) Aùp dụng chương trình sản xuất sạch hơn. Đây là phương pháp chủ động phòng ngừa trong kiểm soát ô nhiễm môi trường nói chung, ô nhiễm nước ngầm nói riêng. 5. 4. GIẢI PHÁP KINH TẾ TÀI CHÍNH Định giá tài nguyên nước ngầm, áp dụng thuế tài nguyên nước ngầm để nước ngầm được sử dụng hợp lý. Aùp dụng nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” (PPP). Biện pháp này nhằm thúc đẩy các nhà sản xuất tìm cách giảm thiểu tải lượng nước thải trong sản xuất. 5. 5. GIẢI PHÁP VỀ TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC Đào tạo cán bộ chuyên môn, có năng lực chuyên môn về quản lý tài nguyên nước ngầm. Nâng cao nhận thức của người dân về giá trị nguyên nước ngầm vàø ý thức sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên này. Hướng dẫn nông dân sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu một cách hợp lý, đúng quy cách. Những giải pháp vàø đề xuất trên đây nhằm giảm đến mức thấp nhất lượng nước ngầm khai thác vàø ảnh hưởng của các nguồn thải đến chất lượng nước ngầm. Nước ngầm vốn được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô hạn, nhưng với dân số ngày càng tăng, hoạt động sản xuất ngày càng nhiều, nếu không có các giải pháp thích hợp để khai thác vàø bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này thì nó sẽ trở nên hữu hạn vàø không sử dụng được nữa. 5. 6. GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH KHAI THÁC NƯỚC NGẦM Dựa vàøo các số liệu điều tra, quan trắc chất lượng nước ngầm nhằm xác định nguyên nhân, điều kiện gây ô nhiễm. Bên cạnh đó, tiến hành quan trắc, giám sát sự thay đổicủa các chất ô nhiễm theo thời gian. Đồng thời sử dụng các tiêu chuẩn để đánh giá một số chỉ tiêu đặc trưng cho chất lượng nước. Dựa vàøo đặc điểm của chế độ thủy vàên, điều kiện địa chất thủy vàên vàø khả năng làm sạch tự nhiên của môi trường. Lấy phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm làm nguyên tắc chủ đạo, kết hợp kiểm soát vàø xử lý ô nhiễm khắc phục suy thoái, từng bước cải thiện chất lượngnguồn nước. Thu thuế môi trường để thực hiện việc cải tạo môi trường. Kết hợp giữ trách nhiệm vàø ý thức của cá nhân, tập thể, các tầng lớp trong xã hội thông qua việc tuyên truyền vàø giáo dục phải cho họ hiểu rằng bảo vệ môi trường nói chung vàø tài nguyên nước nói riêng là bảo vệ cuộc sống của họ. Phải giảm tốc độ khai thác. Như vàäy, nước ngầm được hình thành là do sự ngấm của nước mưa, nước mặt vàøo lòng đất. Nếu nước mặt có chất lượng xấu thì chắc chắn nước ngầm cũng sẽ xấu theo. Do vàäy cần có quy định khoảng cách từ các giếng khoan khai thác tới nguồn ô nhiễm (bãi rác, hầm phân, ao hồ chứa nước thải công nghiệp. Dân dụng, kênh rạch bị ô nhiễm), cần phải xây dựng bệ giếng bằng xi măng hoặc bêtông với chiều dày 0. 5-1m để bảo vệ giếng. Tiến hành xây dựng hệ thống đường ống thoát nước, hệ thống xử lý các loại nước, chất thải từ các bãi rác, khu dân cư, các cơ sở sản xuất, phải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra các hệ thống dòng mặt. Tăng cường giám sát các nguồn nước thải ra môi trường đối với các xí nghiệp sản xuất, các,khu công nghiệp tập trung nhằm phát hiện sớm sự có mặt của các yếu tố gây ô nhiễm để kịp thời xử lý. Đồng thời có các quy định xử phạt hành chính đối với các cơ sở có nguồn nước thải ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Trong trường hợp các giếng khoan thăm dò bị hỏng, nhiễm bẩn thì phải tiến hành lấp giếng theo đúng quy địnhNghiêm cấm việc dùng giếng khoan làm hố rác, hố xả nước thải công nghiệp vàø dân dụng. Trong quá trình khai thác, thiết bị hệ thống quan trắc chất lượng nước mặt, nước ngầm nhằm phát hiện kịp thời nguồn vàø nguyên nhân gây ô nhiễm tầng chứa. Trong quá trình khai thác phải tiến hành lấy mẫu định kỳ để theo dõi sự thay đổi chất lượng nước theo thời gian. Các cơ sở sản xuất, cụm công nghiệp nằm gần khu phát triển dân cư, trên vùng bổ cấp nước ngầm mà hoạt động của chúng là ô nhiễm tầng chứa nước thì nên có kế hoạch thực hiện di dời. Trước mắt, chưa có khả năng di dời thì phải có qui định bắt buộc các xí nghiệp, cơ sở sảnn xuất vừa vàø lớn này có luận chứng kỹ thuật đánh giá tác động môi trường, trong đó có môi trường nước ngầm vàø tất cả các loại nước thải (sinh hoạt, công nghiệp) đều phải có hệ thống xử lý đúng quy trình kỹ thuật, sau đó mới cho phép thải ra ao hồ hoặc kênh rạch. 5. 7. ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN LÝ NƯỚC NGẦM Kiễm soát mức ô nhiễm: duy trì mực nước ngầm thích hợp trong vùng khai hoang là một vàán đề lớn. Trường đại học kỹ thuật Aechen, đức đã ứng dụng GIS để kiểm soát mực nước ngầm cho các vùng khai thác than, tạo các bản đồ mực nước ngầm, kết hợp với các dữ liệu khác nhau như thỗ nhưỡng, quy mô khai thác mỏ, công nghệ kỹ thuật được sử dụng, cung cấp công cụ đắc lực cho nhà phân tích. Kiểm soát sự phục hồi mực nước ngầm: đánh giá sự phụ hồi mực nước là rất khó khăn, nhưng với công nghệ gis công việc này trở nên dễ dàng hơn. Tại đức người ta đã dùng Gis xây dựng các bản đồ cho mỗi tính toán về sự phục hồi mực nước ngầm, những lớp này sau đó được kết hợp lại để tạo. CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀØ KIẾN NGHỊ 6. 1. KẾT LUẬN Môi trường tỉnh Đồng Tháp, nhìn chung, chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, nguồn ô nhiễm chính từ các nước thải công nghiệp, chất thải chăn nuôi, rác thải được thải trực tiếp vàøo nguồn nước mà không được xử lý. Đáng lo ngại nhất là ô nhiễm nước do phân bón vàø thuốc bảo vệ thực vàät vàøo mùa khô sẽ ngắm vàøo đất ảnh hưởng đến mạch nước ngằm. Về rác thải tỉnh có 2 bãi rác lớn tại Thị xã Cao Lãnh vàø Sa Đéc, phát sinh rất nhiều vàán đề môi trường, vàøo mùa ngập lũ thì bị ngập vàø nước rò rỉ từ bãi rác ảnh hưởng đến nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn nước. Về chăn nuôi, tại Sa Đéc bị ô nhiễm rất nặng (làng bột lộc) làm bột vàø chăn nuôi, hàng ngày thải ra một lượng phân rất lớn, nước thải vàø còn gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất bột lộc, gây mùi hôi vàø là nơi lây lan dịch bệnh. Qua nghiên cứu về chất lượng nước ngầm ta nhận thấy tại một số giếng đã bị nhiễm phèn cần phải xử lý trước khi đưa vàøo sử dụng, về độ mặn, chất thải rắn hòa tan vàø chỉ tiêu coliform đều vượt tiêu chuẩn cho phép rất lớn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, cần phải đề ra các biện pháp xử lý trước khi đưa vàøo sử dụng. 6. 2. KIẾN NGHỊ Để phòng ngừa vàø giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm trong nguồn nước ngầm của tỉnh trong những năm tới em có một số kiến nghị sau: Tăng cường công tác giáo dục nâng cao nhận thức công đồng dân cư về giữ gìn vệ sinh vàø bảo vệ môi trường. Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường tập trung vàøo khu quy hoạch sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp các Thị xã, thị đảm bảo xa khu dân cư. Yêu cầu các chủ cơ sở sản xuất áp dụng biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm vàø xử lý ô nhiễm. Tăng cường kiểm tra, giám sát kiên quyết xử lý nghiêm khắc các tổ chức, cá nhân vi phạm về vàán đề bảo vệ môi trường. Tăng cường đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. Nếu có điều kiện có thể tăng cường trang thiết bị máy móc thiết bị phòng thí nghiệm, tăng tần xuất quan trắc môi trường để số liệu quan trắc ngày càng phong phú hơn nhằm giúp cho công tác bảo vệ môi trường ngày một tốt hơn. Các địa phương cần khuyến cáo nhân dân có các hình thức tự giải quyết nước sinh hoạt cho gia đình, không nên sử dụng nguồn nước không đạt tiêu chuẩn, nhất là các giếng nhiễm vi sinh, tăng cường kiểm tra tại các giếng. Đề nghị các công ty, đơn vị được kiểm tra chất lượng nước cần có các biện pháp điều chỉnh nâng cấp hệ thống xử lý để đảm bảo xử lý các tiêu chuẩn đạt tiêu chuẩn Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN (DT)(CUOI CUNG).doc
  • docban do.doc
  • docLOICAMON(end).doc
  • docmuc luc va bang.doc
  • docNHAN XET.doc
  • docnhiemvu_lvan.doc
  • docPHUC LUC.doc
  • docTAI LIEU THAM KHAO.doc
Tài liệu liên quan