CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU
1.1.1 Bối cảnh thực tiễn
Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2008, bất động sản (BĐS) là một trong những ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao qua hầu hết các chỉ tiêu thể hiện quy mô cũng như hiệu quả. Theo Tổng cục Thống kê (2010a), trong giai này tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng doanh nghiệp là 41,4%/năm, vốn kinh doanh là 36%/năm. Hầu hết các chỉ tiêu căn bản thể hiện quy mô và hiệu quả của doanh nghiệp ngành BĐS đều tăng với tốc độ cao hơn mức trung bình của các ngành kinh tế khác, chẳng hạn như tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2000*2008 của ngành BĐS cao hơn mức trung bình của các ngành kinh tế trong cả nước về số lượng doanh nghiệp là 20%, số lao động là 11%, nguồn vốn đầu tư là 15%, tài sản cố định là 6%, doanh thu thuần là 14%, lợi nhuận trước thuế là 182%, thuế và các khoản nộp ngân sách là 29% (Tổng cục Thống kê, 2010a). Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngành BĐS có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với mức trung bình của cả nước, đặc biệt là chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao hơn mức chung của cả nước lần lượt là 150% và 82% (Tổng cục Thống kê, 2010a). Tốc độ tăng trưởng cao là động lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành lớn nhất cả nước, theo Tổng cục Thống kê (2010b) ngành BĐS thu hút 33,8% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong năm 2009. Cũng giống như các ngành kinh tế khác ở Việt Nam, các giai đoạn phát triển của ngành BĐS phụ thuộc nhiều vào các giai đoạn cải cách thể chế của quốc gia. Xem xét các văn bản pháp luật hướng dẫn có liên quan, Đào Anh Kiệt (2010) chia quá trình phát triển thị trường BĐS Việt Nam làm ba giai đoạn là trước năm 1993, từ 1993*2003, và từ năm 2003 đến nay. Các đặc điểm và bối cảnh nền kinh tế của các giai đoạn trong quá trình phát triển thị trường BĐS Việt Nam được tóm tắt ở Bảng 1.1.Trải qua các giai đoạn hình thành và phát triển, đến nay ngành BĐS Việt Nam hình thành các sản phẩm kinh doanh đa dạng và thị trường đã hình thành nhiều dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động của ngành như dịch vụ tư vấn pháp lý, quỹ đầu tư, thẩm định giá trị BĐS. Tuy nhiên, ngành BĐS Việt Nam còn một số tồn tại xuất phát từ chính sách điều tiết của Chính phủ và hành vi của doanh nghiệp BĐS như sau:
Đối với chính sách điều tiết thị trường BĐS của Chính phủ:
Bảng 1.1 cho thấy các chính sách điều tiết của Chính phủ có tác động rất lớn đối với đặc trưng và sự phát triển của thị trường BĐS Việt Nam. Với tốc độ phát triển nhanh của thị trường BĐS đòi hỏi Chính phủ phải ban hành nhiều chính sách để điều tiết thị trường. Từ năm 2008 đến 2010, Chính phủ Việt Nam đã ban hành tổng số 49 văn bản luật và dưới luật để điều tiết thị trường BĐS Tuy nhiên, các chính sách ban hành (nói chung cho cả nền kinh tế, trong đó có ngành BĐS) ít dựa trên cơ sở liên kết giữa các chủ thể tham gia thị trường như doanh nghiệp, người tiêu dùng, các định chế tài chính và các cơ quan quản lý nhà nước lẫn nhau (Ohno, 2009; Porter & các cộng sự, 2010). Điều này hàm ý Chính phủ chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của các mạng lưới liên kết trong vấn đề hoạch định chính sách. Hệ quả là nhiều văn bản pháp luật ban hành còn rườm rà và chồng chéo (Porter & các cộng sự, 2010)
.
.
.
Đối với hành vi của doanh nghiệp bất động sản:
Thứ nhất, trong công tác tìm kiếm quỹ đất phát triển dự án ưu thế nghiêng về các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước (Porter & các cộng sự, 2010). Điều này được nhiều chuyên gia (danh sách đính kèm phụ lục 2) giải thích một phần là do yếu tố lịch sử để lại vì nguồn gốc đất đai trong nền kinh tế phần lớn thuộc sở hữu quốc dân trước đây, hoặc là do các doanh nghiệp nhà nước được sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước. Mặt khác, tính minh bạch của các thông tin trên các loại thị trường (trong đó có thị trường BĐS) ở Việt Nam hiện nay còn rất kém (Porter & các cộng sự, 2010), trong khi đó quỹ đất phát triển dự án chủ yếu được thực hiện theo quyết định giao đất của cơ quan quản lý nhà nước được phân công (Đào Anh Kiệt, 2010). Do vậy, việc lựa chọn doanh nghiệp để giao đất phát triển dự án phụ thuộc rất nhiều vào các mối quan hệ cá nhân của chủ doanh nghiệp với cá nhân lãnh đạo của cơ quan quản lý nhà nước.
.
.
.
139 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2125 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đóng góp của vốn xã hội vào các hoạt động doanh nghiệp bất động sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hư đối với khách hàng, nhà
phân phối, nhà cung cấp, đơn vị tư vấn, chính quyền các cấp, các công ty trong
cùng tập đoàn có khả năng chuyển hóa các mối quan hệ này thành lợi ích cho doanh
nghiệp. Mục tiêu cụ thể và tiêu chí đo lường bao gồm: (1) Lòng trung thành của
khách hàng cũ và phát triển thêm khách hàng mới thông qua kênh khách hàng cũ
giới thiệu, được đo lường bằng các tiêu chí số lần khách hàng cũ mua hàng bình
quân, số khách hàng mới mua hàng do khách hàng cũ giới thiệu bình quân; (2)
Lòng trung thành của nhà phân phối cũ và phát triển thêm nhà phân phối mới, được
cụ thể bằng các chỉ tiêu đo lường là số sản phẩm đuợc nhà phân phối cũ bán, số nhà
phân phối mới, số lượng chính sách ban hành duy trì hệ thống phân phối; (3) Nhà
cung cấp chấp nhận bán chịu và giao hàng đạt chất lượng và đúng tiến độ, được cụ
thể bằng các tiêu chí đo lường là thời gian bán chịu bình quân, tỷ lệ giao hàng chậm
tiến độ, tỷ lệ giao hàng không đạt chất lượng; (4) Chất lượng của tư vấn, được cụ
thể bằng các tiêu chí đo lường là số đề xuất tư vấn có giá trị được sử dụng bình
quân; (5) Nhận được sự giúp đỡ và ưu tiên từ chính quyền các cấp, được cụ thể
bằng các chỉ tiêu đo lường là số thông tin có giá trị được thông báo kịp thời, số lần
ưu đãi từ chính quyền bình quân; (6) Nhận được sự giúp đỡ từ các công ty trong
115
cùng tập đoàn, được cụ thể bằng các tiêu chí đo lường là số lần nhận được sự trợ
giúp bình quân.
Bảng 6.2: Mục tiêu, đo lường vốn xã hội của doanh nghiệp bất động sản
Các khía
cạnh
Mục tiêu
tổng quát
Mục tiêu cụ thể Đo lường
Mạng
lưới của
lãnh đạo
Liên tục duy
trì và tăng
chất lượng
các mối quan
hệ của lãnh
đạo để hỗ trợ
cho công việc
điều hành
doanh nghiệp
Thông tin được chia sẻ và
sự giúp đỡ từ dòng họ.
Số thông tin và số lần nhận được sự
giúp đỡ từ dòng họ bình quân.
Thông tin được chia sẻ và
sự giúp đỡ từ bạn bè.
Số thông tin và số lần nhận được sự
giúp đỡ từ bạn bè bình quân.
Thông tin được chia sẻ và
sự giúp đỡ từ đối tác.
Số thông tin và số lần nhận được sự
giúp đỡ từ đối tác bình quân.
Thông tin được chia sẻ và
sự giúp đỡ từ chính quyền.
Số thông tin và số lần nhận được sự
giúp đỡ từ chính quyền bình quân.
Thông tin được chia sẻ và
sự giúp đỡ từ đồng nghiệp.
Số thông tin và số lần nhận được sự
giúp đỡ bình quân từ chính quyền.
Mạng
lưới bên
ngoài
Liên tục duy
trì và tăng
chất lượng
các mối quan
hệ bên ngoài
doanh nghiệp
Lòng trung thành của khách
hàng cũ và phát triển thêm
khách hàng mới thông qua
kênh khách hàng cũ giới
thiệu.
Số lần khách hàng cũ mua hàng
bình quân;
Số khách hàng mới mua hàng do
khách hàng cũ giới thiệu bình quân.
Lòng trung thành của nhà
phân phối cũ và phát triển
thêm nhà phân phối mới
thông qua kênh nhà phân
phối cũ giới thiệu.
Số sản phẩm đuợc nhà phân phối cũ
bán;
Số nhà phân phối mới đăng ký do
nhà phân phối cũ giới thiệu;
Số lượng chính sách ban hành duy
trì hệ thống phân phối.
Nhà cung cấp chấp nhận
bán chịu và giao hàng đạt
chất lượng và đúng tiến độ.
Thời gian bán chịu bình quân;
Tỷ lệ giao hàng chậm tiến độ;
Tỷ lệ giao hàng không đạt chất
lượng.
Chất lượng của tư vấn. Số đề xuất tư vấn có giá trị được sử
dụng bình quân.
Nhận được sự giúp đỡ, ưu
tiên từ chính quyền các cấp.
Số thông tin có giá trị được thông
báo kịp thời; Số lần ưu đãi từ chính
quyền bình quân.
Nhận được sự giúp đỡ từ
các công ty trong cùng tập
đoàn.
Số lần nhận được sự trợ giúp bình
quân.
Sự hợp
tác bên
trong
Liên tục tạo
ra cơ chế hợp
tác hiệu quả
và gia tăng
giá trị từ sự
hợp tác bên
trong.
Cơ chế tạo ra và giám sát
hợp tác cá nhân hiệu quả.
Số kiến thức mới bình quân được
cập nhật mới trong tổ chức;
Mức độ tin tưởng và chia sẻ giữa
các cá nhân;
Số lần xung đột giữa cá nhân.
Cơ chế tạo ra và giám sát
hợp tác cá nhân hiệu quả.
Thời gian thực hiện bình quân của
từng quy trình.
Nguồn: Đề xuất của tác giả từ kết quả nghiên cứu.
116
Nhóm thứ ba là đối với mục tiêu chiến lược của sự hợp tác bên trong doanh
nghiệp. Mục tiêu tổng quát của nhóm này là liên tục tạo ra cơ chế hợp tác hiệu quả
và gia tăng giá trị từ sự hợp tác giữa các cá nhân, các bộ phận chức năng lẫn nhau
trong một tổ chức. Mục tiêu cụ thể và tiêu chí đo lường bao gồm: (1) Cơ chế tạo ra
và giám sát hợp tác cá nhân hiệu quả, được cụ thể bằng các chỉ tiêu đo lường là số
kiến thức mới bình quân được cập nhật mới trong tổ chức, mức độ tin tưởng và chia
sẻ giữa các cá nhân, số lần xung đột giữa cá nhân trong tổ chức; (2) Cơ chế tạo ra và
giám sát hợp tác cá nhân hiệu quả, được cụ thể bằng các tiêu chí đo lường là thời
gian thực hiện bình quân của từng quy trình công việc
Để chiến lược phát triển vốn xã hội phục vụ cho các hoạt động của doanh
nghiệp BĐS được thành công, cần phải nuôi dưỡng và phát triển vốn xã hội của
doanh nghiệp. Để làm được điều này, luận án đề nghị nhóm gợi ý thứ tư, thứ năm
và thứ sáu như sau:
Nhóm gợi ý thứ tư: Tạo lập, duy trì, phát triển và sử dụng vốn xã hội của
lãnh đạo doanh nghiệp.
Như phân tích ở trên vốn xã hội của lãnh đạo là thành phần đạt giá trị hội tụ
để đo lường khái niệm vốn xã hội của doanh nghiệp, mà vốn xã hội thì ảnh hưởng
có ý nghĩa đến các họat động kinh doanh. Nghĩa là vốn xã hội của lãnh đạo cũng có
ảnh hưởng đến hầu hết hoạt động đầu vào, sản xuất và đầu ra doanh nghiệp BĐS.
Vốn xã hội lãnh đạo bao gồm chất lượng các mối quan hệ của lãnh đạo với các
mạng lưới cá nhân như dòng họ, bạn bè, đối tác kinh doanh, chính quyền và đồng
nghiệp. Điều này hàm ý rằng muốn nuôi dưỡng và phát triển vốn xã hội lãnh đạo thì
phải nuôi dưỡng và phát triển chất lượng quan hệ của lãnh đạo với các mạng lưới
này, theo các gợi ý như sau:
Thứ nhất, cần phải tạo lập và duy trì các mối quan hệ với những người thân
trong dòng họ và bạn bè. Để làm được điều này trước hết cá nhân lãnh đạo phải biết
thực hiện cân bằng trong cuộc sống, giành thời gian thăm viếng, tin tưởng và nhiệt
tình giúp đỡ người trong dòng họ và bạn bè. Các mối quan hệ cá nhân là nơi bày tỏ
những căng thẳng trong công việc, điều này góp phần làm tăng chất lượng cho cuộc
117
sống, qua đó sẽ khởi nguồn cho các ý tưởng kinh doanh, cũng như vượt qua và giải
quyết các vấn đề khó khăn trong công việc. Hơn nữa các mối liên hệ cá nhân có thể
nhận được sự giúp đỡ vật chất hoặc tinh thần để lãnh đạo thực hiện tốt các hoạt
động của doanh nghiệp.
Thứ hai, tạo lập và duy trì mối quan hệ cá nhân giữa lãnh đạo với các đối tác
kinh doanh và chính quyền các cấp. Để làm được điều này, lãnh đạo doanh nghiệp
phải xem đối tác và cá nhân ở các tổ chức chính quyền như những người bạn, phải
thường xuyên liên lạc, thăm hỏi, gặp gỡ và giúp đỡ với tư cách cá nhân để tạo dựng
lòng tin. Bởi vì thiết lập mối quan hệ với chủ thể này sẽ giúp giải quyết các công
việc thuận lợi, cũng như tạo cơ hội tiếp cận dự án tốt và thiết lập hệ thống bán hàng
hiệu quả.
Thứ ba, tạo lập và duy trì các mối quan hệ với các cá nhân là cấp dưới trong
công ty cũng như các cá nhân trong cùng tập đoàn. Thiết lập mối quan hệ tốt với
cấp dưới để tạo uy tín, lòng tin và động lực để phát huy tối đa năng suất lao động
của nguồn nhân lực trong công ty; thiết lập mối quan hệ với cá nhân của công ty
khác trong cùng tập đoàn để tranh thủ sự ủng hộ. Để tạo lập và duy trì các mối quan
hệ này, cần phải hành xử đúng các quy định và văn hóa của công ty, nhiệt tình hợp
tác với các cá nhân, bộ phận chức năng và các doanh nghiệp trong cùng tập đoàn để
kỳ vọng nhận được sự hỗ trợ ngược lại. Thêm vào đó, lãnh đạo doanh nghiệp nên
thiết lập và tham gia các mạng lưới sinh hoạt mang tính chất cá nhân (ngoài công
việc) với các đồng nghiệp để tạo ra sự linh hoạt trong giải quyết công việc.
Nhóm gợi ý thứ năm: Tạo lập, duy trì, phát triển và sử dụng vốn xã hội bên
ngoài doanh nghiệp.
Vốn xã hội bên ngoài doanh nghiệp là thành phần đạt giá trị hội tụ trong việc
đo lường vốn xã hội có ảnh hưởng đến hầu hết các nhóm hoạt động doanh nghiệp
BĐS. Vốn xã hội bên ngoài bao gồm chất lượng các mối quan hệ của doanh nghiệp
với các mạng lưới bán hàng (nhà phân phối, khách hàng), nhà cung cấp, đơn vị tư
vấn, công ty trong cùng tập đoàn và chính quyền. Nghĩa là muốn nuôi dưỡng và
Comment [u11]: Nên bỏ
Comment [u12]: Xem lại
118
phát triển vốn xã hội bên ngoài thì phải nuôi dưỡng và phát triển các mạng lưới này,
với các gợi ý như sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp phải có bộ phận hoặc nhóm chuyên trách thực hiện
hoạt động quan hệ với các chủ thể bên ngoài. Bộ phận này có chức năng xác định
các chủ thể doanh nghiệp cần tạo lập và duy trì mối quan hệ cũng như xây dựng
hình ảnh doanh nghiệp đối với nhận thức của họ về doanh nghiệp. Kết quả nghiên
cứu ở các doanh nghiệp BĐS tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ ra các chủ thể đó bao
gồm khách hàng, nhà phân phối, nhà cung cấp, đơn vị tư vấn, các công ty trong
cùng tập đoàn và chính quyền các cấp.
Thứ hai, cần xây dựng các chính sách cụ thể trong mối quan hệ với từng chủ
thể trong mạng lưới bên ngoài doanh nghiệp. Đối với khách hàng và nhà phân phối
thì chính sách thông qua duy trì sản phẩm chất lượng, tạo giá trị khi sử dụng sản
phẩm (giá trị tạo ra trong khâu phân phối), chăm sóc khách hàng, hỗ trợ nhà phân
phối trong hoạt động bán hàng (như động viên, khuyến khích, chiết khấu, hoa
hồng). Đối với nhà cung cấp thì đảm bảo uy tín trong thanh toán và sự chặt chẽ
trong các hợp đồng thu mua. Đối với nhà tư vấn cần xây dựng kênh lựa chọn, tôn
trọng và cam kết thực hiện trong khi sử dụng tư vấn. Đối với chính quyền phải
thường xuyên tham gia các chương trình do chính quyền phát động. Đối với các
công ty trong cùng tập đoàn thì phải cam kết trong các thỏa thuận hợp tác và hỗ trợ
nhiệt tình.
Thứ ba, trong hầu hết các hoạt động quan hệ cộng đồng cần xác định đối
tượng trực tiếp và đối tượng gián tiếp thực hiện phát triển mối quan hệ với từng chủ
thể trong mạng lưới bên ngoài. Chẳng hạn như đối với khách hàng thì nhân viên bán
hàng là đối tượng trực tiếp, các bộ phận còn lại là gián tiếp; đối với nhà phân phối
thì nhân viên liên hệ với đại lý là trực tiếp, các bộ phận còn lại là gián tiếp; đối với
đơn vị tư vấn thì lãnh đạo là trực tiếp, các bộ phận còn lại là gián tiếp; đối với các
công ty trong cùng tập đoàn, chính quyền thì lãnh đạo và bộ phận quan hệ cộng
đồng là trực tiếp, các bộ phận còn lại là gián tiếp… Khi xác định được các đối
119
tượng này thì cần chú trọng đến khâu lựa chọn nhân sự phù hợp và đào tạo chính
sách quan hệ cộng đồng cho các đối tượng thực hiện.
Nhóm gợi ý thứ sáu: Tạo lập, nuôi dưỡng, phát triển và sử dụng vốn xã hội
bên trong doanh nghiệp.
Vốn xã hội bên trong doanh nghiệp cũng là thành phần đạt giá trị hội tụ trong
việc đo lường vốn xã hội của doanh nghiệp, có tác động đến hầu hết các hoạt động
của doanh nghiệp; chúng tác động đến hoạt động đầu vào, sản xuất và đầu ra. Vốn
xã hội bên trong bao gồm chất lượng các mối quan hệ theo chiều ngang và chiều
dọc giữa cá nhân/ bộ phận chức năng lẫn nhau, vì vậy để nuôi dưỡng và phát triển
vốn xã hội bên trong cần trú trọng đến hai mạng lưới này theo các gợi ý như sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý cần chú trọng đến sự hợp
tác giữa các cá nhân/ bộ phận chức năng lẫn nhau theo các mối quan hệ kể cả chiều
dọc và chiều ngang. Cần xác định quan điểm cho rằng sức mạnh của tổ chức không
phải dựa vào sự xuất sắc đơn lẻ từng cá nhân mà phải dựa trên hệ thống quản lý
được thiết lập dựa trên sự hợp tác của cá nhân/bộ phận chức năng. Xây dựng được
hệ thống, cải tiến hệ thống và cam kết thực hiện đúng quy trình của hệ thống hợp
tác trong công việc chẳng những tạo ra được giá trị vô hình cho doanh nghiệp mà
còn giúp doanh nghiệp bảo vệ được các bí quyết công nghệ nói chung.
Thứ hai, khi xây dựng hệ thống quản lý cần đưa vào các giá trị văn hóa
doanh nghiệp và mô tả phẩm chất nhân sự có liên quan đến mỗi quy trình hoạt
động. Cần chú ý đến cơ chế nội hoá kiến thức của cá nhân vào trong tổ chức thông
qua các biện pháp khuyến khích sự chia sẻ, nhân rộng những kiến thức chia sẻ có
giá trị để phát huy, bảo tồn và sử dụng chúng phục vụ cho các mục tiêu của doanh
nghiệp.
6.2.3 Gợi ý chính sách vĩ mô hỗ trợ doanh nghiệp phát triển vốn xã hội tạo
hiệu ứng tích cực, đồng thời hạn chế các hình thức liên kết xã hội tạo
hiệu ứng tiêu cực trên thị trường bất động sản
Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn xã hội của doanh nghiệp đóng góp tích cực
vào các hoạt động của doanh nghiệp, qua đó tạo ra hiệu ứng tích cực và tiêu cực cho
120
thị trường BĐS. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất gợi ý thứ bảy và thứ tám nhằm hỗ
trợ doanh nghiệp phát triển các hình thức liên kết xã hội tạo hiệu ứng tích cực và
hạn chế các hình thức liên kết xã hội tạo hiệu ứng tiêu cực.
Nhóm gợi ý thứ bảy: Gợi ý chính sách vĩ mô tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp phát triển vốn xã hội dưới hình thức liên kết
tạo hiệu ứng tích cực cho thị trường BĐS.
Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn xã hội tạo hiệu ứng tích cực cho thị
trường BĐS biểu hiện qua việc tạo điều kiện huy động vốn cho thị trường; giảm chi
phí giao dịch, tạo thuận lợi cho sự hợp tác giữa các chủ thể tham gia thị trường; góp
phần lan tỏa thông tin và chuyển giao tri thức cho thị trường BĐS. Nhiều nghiên
cứu cho rằng các hình thức liên kết tạo hiệu ứng tích cực của vốn xã hội thường
thấy ở các quốc gia có môi trường thể chế tốt, đặc biệt là sự hiện diện của các kênh
tương tác do Chính phủ tạo ra (Fukyyama, 1995; De soto, 2000; Thornburn, 2006).
Trong các khía cạnh vốn xã hội của doanh nghiệp thì vốn xã hội bên ngoài rất cần
sự hỗ trợ từ Chính phủ trong việc tạo lập các kênh tương tác giữa doanh nghiệp với
các chủ thể như khách hàng, nhà phân phối, nhà cung cấp, đơn vị tư vấn và chính
quyền. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển vốn xã hội bên ngoài nên tập
trung vào các nội dung sau:
Thứ nhất là Chính phủ nên xây dựng hành lang pháp lý tạo điều kiện cho
sự hình thành và phát triển đa dạng các công cụ tài chính dựa trên sự liên kết của
các chủ thể tham gia thị trường như quỹ tín thác BĐS (quỹ này ở Việt Nam chưa có
và nó được lồng ghép vào quỹ phát triển và tiết kiệm nhà ở đã được triển khai về
mặt pháp lý) mà các quốc gia phát triển đang áp dụng và mang lại kết quả huy động
vốn rất tốt cho các chủ thể trên thị trường. Chính sách này sẽ góp phần tạo ra vốn xã
hội cho thị trường BĐS, thông qua đó cũng tạo thêm cung tín dụng cho thị trường
này.
Thứ hai là sử dụng các công cụ liên kết xã hội giữa các chủ thể tham gia thị
trường để giúp các khách hàng, nhà cung, doanh nghiệp nắm bắt thông tin lẫn nhau
để dễ dàng trong các giao dịch giữa họ, qua đó làm giảm chi phí và thời gian giao
121
dịch trên trị trường BĐS. Để làm được điều này, Chính phủ cần ban hành các quy
định về xếp hạng uy tín của doanh nghiệp, chế độ minh bạch thông tin của các
doanh nghiệp tham gia thị trường.
Thứ ba là Chính phủ nên hỗ trợ doanh nghiệp phát triển các mối quan hệ
bán hàng bằng các chính sách khuyến khích và hỗ trợ thành lập các tổ chức tiêu
dùng như hội chợ, triển lãm sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển mạng lưới
xã hội với khách hàng, nhà cung cấp và phân phối. Để thông qua đó giúp doanh
nghiệp tiếp cận được thông tin để ra các quyết định kinh doanh hợp lý, đồng thời
các tổ chức đó cũng là nơi trao đổi công nghệ giữa các doanh nghiệp với nhau.
Thứ ba là Chính phủ nên có những chương trình đầu tư phát triển các kênh
tương tác xã hội giữa các doanh nghiệp trong ngành BĐS, giữa doanh nghiệp ngành
BĐS với ngành có liên quan, giữa doanh nghiệp BĐS với các nhà làm chính sách
điều tiết thị trường. Các kênh tương tác này nên được sự hỗ trợ của các công cụ
mạng lưới công nghệ thông tin, đảm bảo sự thuận tiện trong việc trao đổi thông tin
giữa các chủ thể trong mạng lưới.
Cuối cùng là cần có những chính sách tạo điều kiện thúc đẩy sự liên kết phát
triển giữa các doanh nghiệp có vốn nước ngoài và doanh nghiệp trong nước đối với
ngành BĐS. Thông qua đó, các doanh nghiệp trong nước tiếp thu công nghệ quản lý
và cải tiến công nghệ, tránh được sự cạnh tranh trực diện. Bởi vì kết quả nghiên cứu
cho thấy vốn xã hội bên ngoài của doanh nghiệp nước ngoài cao hơn các doanh
nghiệp nhà nước và ngoài nhà nước. Điều này hàm ý doanh nghiệp có vốn nước
ngoài có nhiều cơ hội phát triển dự án và phân phối sản phẩm thành công hơn hai
loại hình doanh nghiệp còn lại. Việc doanh nghiệp khu vực nhà nước và ngoài nhà
nước liên kết với doanh nghiệp nước ngoài là một cách thức tiếp cận mạng lưới
kinh doanh toàn cầu.
Nhóm gợi ý thứ tám là xây dựng các chính sách hạn chế các hình thức liên
kết xã hội tạo hiệu ứng tiêu cực cho thị trường BĐS.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy vốn xã hội cũng tạo ra hiệu ứng tiêu cực
được biểu hiện qua sự bất cập trong chính sách tiết vĩ mô của Chính phủ trong vai
122
trò tạo “luật chơi” bình đẳng giữa các doanh nghiệp tham gia thị trường BĐS, đây là
nguyên nhân dẫn đến sự lựa chọn bất lợi trong các chính sách giao đất cho doanh
nghiệp của Chính phủ, và tạo tâm lý ỷ lại cho các doanh nghiệp vào các mối quan
hệ với chính quyền để giành quyền tiếp cận quỹ đất nhằm chuyển nhượng dự án.
Các gợi ý chính sách sau đây nhằm hạn chế các hình thức liên kết xã hội tạo hiệu
ứng tiêu cực cho thị trường BĐS:
Xây dựng hệ thống các văn bản hướng dẫn quy trình xin cấp phép dự án rõ
ràng, minh bạch tạo điều kiện tiếp cận quỹ đất và giải quyết các thủ tục đất đai công
bằng đối với tất cả các doanh nghiệp. Cần xây dựng các tiêu chí sàng lọc, lựa chọn
doanh nghiệp có đủ năng lực về công nghệ, kinh nghiệm và tài chính để cấp phép
đầu tư các dự án BĐS. Bởi vì kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ của doanh
nghiệp với chính quyền địa phương tác động có ý nghĩa đối với hoạt động đầu vào
(có biến quan sát về khả năng tiếp cận quỹ đất).
Ngăn cấm các hành vi chuyển nhượng dự án đã được cấp phép mà chưa
qua xây dựng. Biện pháp này với mục đích là ngăn chặn tình trạng có nhiều doanh
nghiệp lợi dụng các mối quan hệ với chính quyền các cấp để được cấp phép dự án
sau đó chuyển nhượng lại. Thông qua đó sẽ góp phần giảm chi phí đầu tư và hạ giá
thành cho ngành BĐS.
6.3 NHỮNG ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA LUẬN ÁN
6.3.1 Đóng góp về mặt khoa học
Nhiều nhà nghiên cứu đã hoài nghi việc sử dụng khái niệm vốn xã hội trong
các nghiên cứu kinh tế và quản trị bởi tính khó đo lường của nó. Đã có nhiều nghiên
cứu nỗ lực trong việc đo lường vốn xã hội trên từng khía cạnh riêng lẻ như mạng
lưới bên ngoài hoặc bên trong hoặc lãnh đạo doanh nghiệp nên các thang đo vốn xã
hội của doanh nghiệp bị khiếm khuyết. Hơn nữa, các nghiên cứu trước đây được
thực hiện không phải thuộc ngành BĐS nên vẫn chưa chỉ ra được đóng góp của vốn
xã hội vào các hoạt động của doanh nghiệp BĐS. Luận án này góp phần hạn chế
những khiếm khuyết trên với những đóng góp như sau:
123
Thứ nhất các nghiên cứu trước đây chỉ đề cập đến từng khía cạnh riêng lẻ
của vốn xã hội nên việc nhận diện vốn xã hội của doanh nghiệp còn bị khiếm
khuyết. Luận án đã xây dựng được thang đo vốn xã hội hoàn thiện hơn, đề cập đến
ba khía cạnh của mạng lưới bên trong, bên ngoài và lãnh đạo doanh nghiệp. Thang
đo vốn xã hội được xây dựng dựa trên liên hệ lý thuyết và nghiên cứu định tính nên
đảm bảo đạt được giá nội dung. Đồng thời các thang đo được kiểm định tại trường
hợp thành phố Hồ Chí Minh đảm bảo được tính đơn nguyên, giá trị phân biệt, độ tin
cậy tổng hợp và phương sai trích. Như vậy, đóng góp trước hết của luận án về mặt
khoa học là xây dựng được thang đo vốn xã hội đầy đủ hơn các nghiên cứu trước
đó, đảm bảo giá trị kế thừa cho các nghiên cứu tiếp theo có liên quan đến vốn xã hội
trong doanh nghiệp.
Thứ hai, nghiên cứu đã nhận dạng được các nhóm hoạt động của doanh
nghiệp BĐS là hoạt động đầu vào, sản xuất và đầu ra. Việc nhận diện các nhóm
hoạt động của doanh nghiệp dựa trên lý thuyết chuỗi giá trị của Porter (1985) và các
luận điểm Krumm (2001), Nelen (2008) và kết hợp với nghiên cứu định tính nên
các thang đo phù hợp cho điều kiện Việt Nam và đảm bảo đạt được giá trị nội dung.
Các thang đo đã được kiểm định độ tin cậy cho trường hợp các doanh nghiệp BĐS
thành phố Hồ Chí Minh. Việc xây dựng được thang đo các hoạt động của doanh
nghiệp BĐS đảm bảo giá trị nội dung và độ tin cậy nên có giá trị kế thừa cho các
nghiên cứu có liên quan tại Việt Nam.
Thứ ba, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được những đóng góp trực tiếp, gián
tiếp của vốn xã hội vào các nhóm hoạt động của doanh nghiệp là bằng chứng để
khẳng định vốn xã hội là một trong những nguồn lực cần được bổ sung trong công
tác hoạch định và thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp BĐS. Hơn
nữa, kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần kích thích những nghiên cứu tiếp theo về
mối liên hệ giữa vốn xã hội và các hoạt động trong quá trình kinh doanh không chỉ
ở ngành BĐS mà còn đối với các ngành kinh tế khác.
124
6.3.2 Đóng góp về mặt thực tiễn
Nghiên cứu này đã có những đóng góp thực tiễn cho các doanh nghiệp BĐS
và các cơ quan quản lý nhà nước đối với ngành BĐS của Việt Nam nói chung,
thành phố Hồ Chí Minh nói riêng như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu đã xây dựng và kiểm định thang đo vốn xã hội là căn
cứ để luận án gợi ý các mục tiêu và tiêu chí đo lường vốn xã hội với ba khía cạnh là
chất lượng mạng lưới bên trong, bên ngoài và lãnh đạo doanh nghiệp. Việc gợi ý
này góp phần giúp doanh nghiệp nhận diện và đánh giá được vốn xã hội trong
doanh nghiệp. Việc đánh giá này là việc làm thường xuyên để doanh nghiệp thay
đổi chiến lược kinh doanh cho phù hợp với những biến đổi của thị trường BĐS. Qua
đó giúp doanh nghiệp BĐS nhận dạng được khuôn khổ tạo lập, sử dụng, duy trì và
phát triển vốn xã hội trong doanh nghiệp BĐS. Từ đó, doanh nghiệp có thể hoạch
định các chương trình nhằm phát triển và sử dụng vốn xã hội để nâng cao kết quả
các hoạt động.
Thứ hai, nghiên cứu đã xây dựng được các thang đo cho các nhóm hoạt động
của doanh nghiệp đảm bảo được giá trị nội dung và độ tin cậy. Đồng thời cũng đã
chỉ ra được mối liên hệ giữa các hoạt động về mặt lý thuyết cũng như kiểm chứng
thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để gợi ý các chỉ
tiêu đo lường kết quả hoạt động đầu vào, sản xuất và đầu ra cho doanh nghiệp BĐS.
Đóng góp này sẽ giúp doanh nghiệp BĐS đánh giá được kết quả hoạt động trong
doanh nghiệp của họ được toàn diện hơn.
Thứ ba, nghiên cứu cũng chỉ ra được tác động tiêu cực và tích cực của các
hình thức liên kết xã hội của doanh nghiệp ngành BĐS của Việt Nam. Đó là luận cứ
khoa học giúp cho các cơ quan lập pháp, quản lý nhà nước cấp trung ương và địa
phương liên quan đến thị trường BĐS nhận diện sự vận động của nguồn lực vốn xã
hội trên thị trường. Để từ đó kịp thời có những chính sách phát huy các hình thức
liên kết vốn xã hội tích cực, đồng thời hạn chế các hình thức liên kết vốn xã hội tiêu
cực trong thị trường BĐS quốc gia.
125
Cuối cùng, kết quả nghiên cứu sẽ phục vụ cho các hiệp hội BĐS Việt Nam,
hiệp hội BĐS thành phố Hồ Chí Minh nhận diện được sự quan tâm của các thành
viên khi tham gia hiệp hội, để ban chấp hành các hiệp hội tạo ra được các giá trị từ
mạng lưới liên kết phục vụ lợi ích của các thành viên tham gia.
6.4 HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN VÀ GỢI Ý NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
6.4.1 Hạn chế của luận án
Bên cạnh những đóng góp trên, luận án còn những hạn chế sau:
Thứ nhất, các thang đo được xây dựng và kiểm định trong môi trường thể
chế của Việt Nam nhưng chỉ được kiểm định cho trường hợp thành phố Hồ Chí
Minh nên kết quả nghiên cứu không đạt tính đại diện và chưa chắc là sẽ đúng tại các
tỉnh /thành khác trong cả nước.
Thứ hai, các thang đo được kiểm định với kích thước mẫu trung bình, nên
không đủ bậc tự do để ước lượng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) với tất cả các
biến quan sát, thay vào đó là chỉ ước lượng đối với các biến trung bình của các
thang đo. Việc ước lượng như trên không thể hiện giá trị của từng biến quan sát cá
biệt trong mô hình nghiên cứu.
Thứ ba, thang đo vốn xã hội và hoạt động trong doanh nghiệp được xây dựng
cho ngành BĐS gắn với đặc thù của ngành nên không thể áp dụng cho doanh nghiệp
các ngành khác. Hơn nữa, ngành BĐS tại Việt Nam mới được hình thành gần 20
năm nên hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, nên các thang đo xây dựng trong điều
kiện này có thể sẽ không còn phù hợp cho thị trường ở các nước khác đã có hành
lang pháp lý hoàn thiện hơn, cũng như đối với thị trường BĐS Việt Nam trong
tương lai.
Thứ tư, bối cảnh xây dựng thang đo, mô hình lý thuyết và kiểm định cho
trường hợp thành phố Hồ Chí Minh vào cuối năm 2010 và đầu năm 2011 là khoảng
thời gian nền kinh tế Việt Nam đang trong bối cảnh lạm phát nên hoạt động của các
doanh nghiệp BĐS không ở trong trạng thái bình thường. Do vậy, tính ổn định của
kết quả nghiên cứu có thể không được đảm bảo lâu dài.
126
6.4.2 Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo
Từ những hạn chế nêu trên, cần có các nghiên cứu tiếp theo về vốn xã hội
trong doanh nghiệp khắc phục những hạn chế, cũng như tìm thêm bằng chứng để
đánh giá việc sử dụng vốn xã hội như là nguồn lực của doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất, thang đo và mô hình nghiên cứu chỉ mới kiểm định tại thành phố
Hồ Chí Minh nên chưa thể khẳng định được sự phù hợp đối với các địa phương
khác. Điều này hàm ý rằng các gợi ý từ nghiên cứu có thể không phù hợp cho tất cả
các địa phương ở Việt Nam. Do vậy, cần có các nghiên cứu tiếp theo để kiểm định
thang đo và mô hình lý thuyết cho ngành BĐS ở địa phương khác.
Thứ hai, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định
(CFA) và mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) là các phương pháp dựa trên cỡ mẫu
lớn. Mặc dù cỡ mẫu nghiên cứu có thể chấp nhận được nhưng không lớn lắm, do
vậy cần có các nghiên cứu tiếp theo thực hiện trên kích thước mẫu lớn hơn.
Thứ ba, do nghiên cứu này được thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế lạm
phát nên đe dọa tính ổn định của kết quả nghiên cứu. Cần có những nghiên cứu tiếp
theo thực hiện trong trạng thái nền kinh tế bình thường (không có lạm phát, khủng
hoảng kinh tế) để kiểm chứng lại kết quả nghiên cứu.
Thứ tư, vốn xã hội được khẳng định là nguồn lực cần thiết đối với doanh
nghiệp ngành BĐS. Nhưng với nghiên cứu này chưa thể khẳng là chúng phù hợp
cho các ngành kinh tế khác. Do vậy, cần thiết có những nghiên cứu tiếp theo để xem
xét vốn xã hội trong các ngành kinh tế khác.
127
KẾT LUẬN
Luận án nghiên cứu đóng góp của vốn xã hội vào các hoạt động của doanh
nghiệp BĐS Việt Nam được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu là khám phá cấu
trúc của vốn xã hội và các hoạt động của doanh nghiệp ngành Bất động sản (BĐS).
Đồng thời phân tích đóng góp của vốn xã hội vào các hoạt động của doanh nghiệp
BĐS. Qua đó gợi ý các chính sách giúp doanh nghiệp BĐS sử dụng vốn xã hội để
nâng cao kết quả hoạt động, đồng thời gợi ý chính sách vĩ mô giúp Chính phủ hạn
chế các hình thức liên kết xã hội tiêu cực và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển các hình
thức liên kết xã hội tích cực.
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu trên, luận án được thực hiện qua hai
giai đoạn: giai đoạn một là xây dựng thang đo và mô hình nghiên cứu với đối tượng
là các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam (doanh nghiệp có hai chức năng tạo sản
phẩm và phân phối sản phẩm), với phương pháp nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật
phỏng vấn chuyên gia (thảo luận tay đôi); và giai đoạn hai là kiểm định thang đo và
mô hình nghiên cứu cho trường hợp điển hình với đối tượng là các doanh nghiệp bất
động sản thành phố Hồ Chí Minh, bằng các phương pháp hệ số tin cậy (Cronbach’s
alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), mô
hình cấu trúc tuyến tính (SEM).
Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được thang đo đảm bảo giá trị nội dung và
độ tin cậy, bao gồm: thang đo vốn xã hội là thang đo đa hướng bậc ba với các thành
phần bậc hai là vốn xã hội của lãnh đạo, vốn xã hội bên ngoài, vốn xã hội bên trong
doanh nghiệp; Các hoạt động của doanh nghiệp là các thang đo đơn hướng, bao gồm
hoạt động đầu vào, sản xuất và đầu ra. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định được vốn
xã hội đóng góp tích cực vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp BĐS.
Đóng góp này tạo ra hiệu ứng tích cực và tiêu cực đối với thị trường BĐS Việt
Nam: Hiệu ứng tích cực là vốn xã hội góp phần tạo vốn cho thị trường, giảm chi phí
giao dịch, thúc đẩy hợp tác hiệu quả, thông tin và chuyển giao tri thức trên thị
trường BĐS; Hiệu ứng tiêu cực của vốn xã hội là tạo ra những bất cập của chính
sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ trong việc không đảm đương được vai trò tạo
128
“luật chơi” bình đẳng giữa các doanh nghiệp tham gia thị trường, dẫn đến sự lựa
chọn bất lợi của Chính phủ và tâm lý ỷ lại của doanh nghiệp trong một số hoạt động
của ngành BĐS.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở để gợi ý các chính sách giúp doanh nghiệp đánh
giá kết quả các hoạt động (gợi ý thứ nhất), nhận diện và đo lường vốn xã hội (gợi ý
thứ hai và thứ ba), sử dụng vốn xã hội phục vụ cho các hoạt động của doanh nghiệp
(gợi ý thứ tư, thứ năm và thứ sáu). Đồng thời cũng gợi ý chính sách vĩ mô giúp
Chính phủ hạn chế các hình thức liên kết xã hội tiêu cực và hỗ trợ doanh nghiệp
phát triển các hình thức liên kết xã hội tích cực (gợi ý thứ bảy và thứ tám).
Kết quả nghiên cứu đã góp phần đáp ứng được yêu cầu từ thực tiễn là bổ
sung luận cứ khoa học giúp cho doanh nghiệp BĐS sử dụng vốn xã hội phục vụ cho
hoạt động kinh doanh, cũng như giúp Chính phủ quan tâm đến vốn xã hội trong việc
ban hành các chính sách điều tiết thị trường. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng
đóng góp về mặt lý thuyết là bổ sung vào sự khiếm khuyết trong việc đo lường vốn
xã hội trong các nghiên cứu trước đó.
129
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
Tiếng việt:
Nguyễn Trọng Hoài & Huỳnh Thanh Điền (2011), “Đóng góp của vốn xã hội vào
các hoạt động của doanh nghiệp bất động sản Việt Nam: Kiểm định cho
trường hợp điển hình tại thành phố Hồ Chí Minh”, Kỹ yếu hội thảo khoa học
Ổn định Kinh tế Vĩ mô và Phát triển Kinh tế, tháng 10 năm 2011, Trường
Đại học Kinh tế TP.HCM, trang 412432.
Nguyễn Trọng Hoài & Huỳnh Thanh Điền (2011), “Tái cấu trúc khu vực kinh tế
nhà nước: tiếp cận khả năng điều tiết vĩ mô và tác động hỗ trợ”, Tạp chí Phát
triển Kinh tế, số 252, trang 2230.
Huỳnh Thanh Điền (2011), “Ảnh hưởng vốn xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp đến
việc tiếp cận quỹ đất phát triển dự án bất động sản”, Tạp chí Phát triển Kinh
tế, số 251, trang 2936.
Nguyễn Trọng Hoài & Huỳnh Thanh Điền (2011), “Áp lực cạnh tranh đối với
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh hội nhập và lạm phát: Phân tích tình
huống ngành bất động sản Việt Nam”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 246,
trang 29.
Nguyễn Trọng Hoài & Huỳnh Thanh Điền (2011), “Phát triển khu vực kinh tế tư
nhân: tiếp cận các giải pháp giảm thiểu tác động lấn át và nâng cao tác động
hỗ trợ”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 245, trang 27.
Nguyễn Trọng Hoài & Huỳnh Thanh Điền (2011), “Vốn xã hội và sự năng động
trong phát triển kinh tế địa phương tại Việt Nam”. Trong sách Những vấn đề
kinh tế xã hội trong cương lĩnh (Bổ sung và phát triển năm 2011), chủ biên
Trương Giang Long và Trần Hòang Ngân. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
năm 2011, trang 207 – 223.
Huỳnh Thanh Điền (2008), “Đóng góp của Vốn xã hội vào sự cải tiến doanh
nghiệp”, Tạp chí phát triển Kinh tế, số 214, trang 4853.
Tiếng Anh:
Nguyen Trong Hoai & Huynh Thanh Dien (2010), “Framework for Analyzing
Social Capital in Vietnamese Companies: An Overview of Literature and
Empirical Researches”, The Economic Development Review, No. 191, pp.
1419.
130
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt:
Vũ Đình Ánh (2010), Nhận dạng nguồn vốn “nóng” cho thị trường bất động sản,
trình bày tại Hội thảo do Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh tổ
chức ngày 14/5/2010.
Bộ Xây Dựng (2011), “Chiến lược phát triển nhà ở Việt Nam”, Báo cáo tại Hội thảo
do Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/3/2011.
Trần Kim Chung (2010), Lựa chọn kênh huy động vốn nào cho doanh nghiệp bất
động sản, trình bày tại hội thảo “những giải pháp về vốn cho thị trường bất
động sản năm 2010”, do hiệp hội bất động sản thành phố Hồ Chí Minh tổ
chức ngày 14/05/2010.
Nguyễn Trọng Hoài & Huỳnh Thanh Điền (2011), “Áp lực cạnh tranh đối với
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh hội nhập và lạm phát: Phân tích tình
huống ngành bất động sản Việt Nam”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 246,
trang 29.
Đào Anh Kiệt (2010), Thị trường Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh: Cơ hội và
Thách thức, trình bày tại Hội thảo do Hiệp hội Bất động sản tổ chức ngày
12/05/2010, thành phố Hồ Chí Minh.
Porter & Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2010), “Báo cáo đánh giá
năng lực cạnh tranh của quốc gia của Việt Nam”, Viện Kinh tế Quản lý
Trung ương, Hà Nội.
Nguyễn Đình Thọ (2010), Phương pháp nghiên cứu định tính, Bài giảng số 3, môn
phương pháp nghiên cứu khoa học, lớp nghiên cứu sinh khóa 2009, trường
ĐH Kinh tế TP.HCM.
Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Nghiên cứu khoa học quản trị
kinh doanh, NXB Thống kê, thành phố Hồ Chí Minh.
131
Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2008), Nghiên cứu Khoa học
Marketing: Ứng dụng Mô hình Cấu trúc Tuyến tính SEM, NXB ĐH Quốc gia
TPHCM, thành phồ Hồ Chí Minh
Thornburn (2006), “An toàn tài sản và đảm bảo tăng trưởng kinh tế”, trình bày tại
hội thảo do Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, ngày
25/09/2006.
Townsend (2011), “Dự báo táo bạo”, Hội thảo Dự báo táo bạo 2011 tại Hà Nội vào
ngày 12/01/2011.
Tổng cục Thống kê (2010a), “Doanh nghiệp Việt Nam 9 năm đầu của thế kỷ 21”,
NXB Thống Kê, Hà Nội.
Tổng cục Thống kê (2010b), “Niên giám thống kê Việt Nam năm 2009”, Nhà xuất
bản Thống kê.
132
Tiếng Anh:
ABS (2004), Measuring Social Capital: An Australian Framework and Indicators
45CA256E360077D526/$File/13780_2004.pdf (truy cập ngày 10/5/2009).
Acquaah M. (2007), “Business Strategy and Competitive Advantage in Family
Businesses in Ghana: The Role of Social Networking Relationships”. A
Presentation at “Entrepreneurship in Africa” conference, Syracuse, NY,
April 12, 2010.
Barney J. B. (1991), “Firm resources and sustained competitive advantage”. Journal
of Management, 17(1), 99120.
Bueno E., Salmador M.P., Rodríguez O. (2004), "The role of social capital in
today's economy: Empirical evidence and proposal of a new model of
intellectual capital", Journal of Intellectual Capital, Vol. 5 Iss: 4, pp.556 –
574.
Bollen K.A. (1989), Structural Equation with Latent Variables, New York: John
Wiley & Sons.
Bourdieu P. (1986). The Form of Capital, in Richardson, J. E. (ed.) Handbook of
Theory of Research for the Sociology of Education, 241258, New
York:Greenwood.
Brookes N.J., Morton S.C., Dainty, A.R.J. & Burns, N.D. (2006). “Social processes,
patterns and practices and project knowledge management: A theoretical
framework and an empirical investigation”. International Journal of Project
Management, Volume 24, Issue 6, August 2006, Pages 474482
Carey S., Lawson B. (2011), "Governance and social capital formation in buyer
supplier relationships", Journal of Manufacturing Technology Management,
Vol. 22 Iss: 2, pp.152 170
Cheng C.N., Tzeng L.C., Ou WM., & TiChang K. (2006), “The Relationship
among Social Capital, Entrepreneurial Orientation, Organizational Resources
and Entrepreneurial Performance for New Ventures”
133
(truy cập ngày
03/03/2010).
Chou Y.K. (2003), “Modelling the Impact of Network Social Capital on Business
and Technological Innovations”
90.pdf (truy cập ngày 20/01/2009).
Cialdini R. B., Wosinska W., Barrett D. W., Butner J., & GornikDurose, M.
(2001), “The differential impact of two social influence principles on
individualists and collectivists in Poland and the United States”. Website
%20site%20material/Personality%20and%20Individual%20Differences%20
%20Final.pdf
Cohen S.S. & Fields G. (1999), “Social capital and capital gains in Silicon Valley”,
California Management Review, 41 (2): 108130.
Coleman J. (1988), “Social capital in the creation of human capital”, American
Journal of Sociology, 94: s95s120.
Coleman J. (1990), Foundations of Social Theory, Cambridge: Harvard University
Press.
Daut S. (2006), “Social capital Macedonia and its impact on the economic growth”,
Center for Economic Analyses (CEA),
Documents/LGU_Project/Third_USAID_report_social_capita.pdf (truy cập
ngày 12/21/2009).
De Soto H. (2000), The Mystery of Capital: Why Capitalism Triumphs in the West
and Fails Everywhere Else, Bantam Press – Black Swan edition, London.
Emmerik H.V., Jawahar I.M, Schreurs B & Cuyper N. D, (2011), "Social capital,
team efficacy and team potency: The mediating role of team learning
behaviors", Career Development International, Vol. 16 Iss: 1, pp.82 – 99.
Fernández O.M. (2011), The moderating role of trust in contractual choice, British
Food Journal, Vol. 113 Iss: 3, pp.374 – 390.
134
Fukuyama F. (1995), Trust: The Social Virtues and the Creation of Prosperity,
London: Penguin Books.
Fukuyama F. (1997), The End of Order, London: Centre for Postcollectivist
Studies.
Gerbing W.D. & Anderson J.C. (1988), “An update paradigm for scale development
incorporating unidimensionality and its assessment”, Journal of Marketing
Research, 25(2): 186192
Goyal. A. & Akhilesh K.B. (2007), "Interplay among innovativeness, cognitive
intelligence, emotional intelligence and social capital of work teams", Team
Performance Management, Vol. 13 Iss: 7/8, pp.206 – 226
Glosiene A. (2006), Social Capital and Information Technology, Journal of
Documentation, Vol. 62 Iss: 5, pp.640 642
Grant R. (2002), Contemporary Strategy Analysis: Conepts, Techniques
Applications, Oxford, Backwell.
Hammervoll T. (2011), "Honeymoons in Supply Chain Relationships: the effects of
financial capital, social capital and psychological commitment", International
Journal of Logistics Management, The, Vol. 22 Iss: 2
Hans W. & Bolton, R. (2003), ‘Local Social Capital and Entrepreneurship’. Small
Business Economics, Vol. 21.
Hair, Anderson, Tatham & Black (1998). Multivariate Data Analysis, PrenticalHall
International, Inc.
Harper R. & Kelly M. (2003), “Measuring Social Capital in the United Kingdom”.
www.statistics.gov.uk/socialcapital (truy cập ngày 10/10/2008).
Ireland L.R. (2006), Project Management. McGrawHill Professional, 2006.
Jansen R J.G., Curseu D.P.L., Vermeulen P.A.M, Geurts J.L.A., & Gibcus P.
(2011), "Social capital as a decision aid in strategic decisionmaking in
service organizations", Management Decision, Vol. 49 Iss: 5.
Joroff M.L., Porter W.L., Feinberg B. & Kukla C. (2003), "The agile workplace",
Journal of Corporate Real Estate, Vol. 5 Iss: 4, pp.293 311
Kaplan R. & Norton D. (1996), The Balanced Scorecard. Harvard Business School
135
Kline, R.B. (2010), Principles and Practice of Structural Equation Modeling, The
Guilford Press, Third Edition.
Konstantinos J., Manolis S. C. & Harris G. P., (2011), A new evaluation procedure
in real estate projects, Journal of Property Investment & Finance, Vol. 29
Iss: 3, pp.280 – 296.
Koonmee K, Singhapakdi A, Virakul B. & Lee D.J. (2010), “Ethics
institutionalization, quality of work life, and employee job – related
outcomes : A survey of human resource managers in Thailand”; Journal of
Business Research; 63 : 2026.
Krumm P.J.M.M. (2001), "History of real estate management from a corporate
perspective", Facilities, Vol. 19 Iss: 7/8, pp.276 – 286.
Kurt A. (2000), "Social Capital within the Urban SmallFirmSector in Developing
Countries: A Form of Modern Organization or a Reason for Economic
Backwardness?" Presented at "Constituting the Commons: Crafting
Sustainable Commons in the New Millennium," the Eighth Conference of
the International Association for the Study of Common Property,
Bloomington, Indiana, USA, May 31June 4, 2000.
(truy cập
ngày 22/04/2009).
Landry R., Lamari M. & Amara N. (2000), “Does Social Capital Determine
Innovation? To What Extent?”
(truy cập
ngày 02/02/2008).
Lee C., Lee K. & Pennings J. M.(2001), “Internal capabilities, external networks,
and performance: a study on technologybased ventures”. Strategic
Management Journal, vol 22, pp 615640.
Lisakka L. (2006), “Social Capital in Finland”, Statistical Review,
download.pdf (truy cập ngày
10/7/2010).
136
Luthans F. & Youssef C. M. (2007a), “Positive organizational behavior in the
workplace: The impact of hope, optimism, and resiliency”, Journal of
Management, Vol 33, pp 774–800.
Luthans F. & Youssef C. M. (2007b), “Emerging positive organizational behavior.
Journal of Management, Vol 33, pp 321–349.
Luthans F., Norman S.M., Avolio B.J. & Avey J.B. (2008), “The Mediating Role of
Psychological Capital in the Supportive Organization Climate – Employee
Performance Relationship”, Journal of Organizational Behavior; Vol 29, pp
219238.
Martha A.M., Howard E. A. (2011), Networking strategies for entrepreneurs:
balancing cohesion and diversity, International Journal of Entrepreneurial
Behaviour & Research, Vol. 17 Iss: 1, pp.7 38
McCallum S. & O'Connell D. (2009), "Social capital and leadership development:
Building stronger leadership through enhanced relational skills", Leadership
& Organization Development Journal, Vol. 30, pp.152 – 166
Nahapiet J. & Ghoshal S. (1998), “Social capital, intellectual capital, and
organizational advantage”, The Academy of Management Review, 23 (2):
242266.
Nelen H. (2008), "Real estate and serious forms of crime", International Journal of
Social Economics, Vol. 35, pp.751 – 762
Nisbet P. (2007), "Human capital vs social capital: Employment security and self
employment in the UK construction industry", International Journal of
Social Economics, Vol. 34, pp.525 – 537
Ohno K. (2009), “Avoiding the Middle – income Trap: Renovating Industrial Policy
Formulation in Vietnam”, ASEAN Economic Bulletin, Vol 26, No1, pp2543.
Ou W.M., Abratt R., & Dion P.(2006), “The influence of retailer reputation on store
patronage”, Journal of Retailing and Consumer Services, Vol 13(3), pp 221
230.
Paré S., Menzies T. V., Filion L.J., & Brenner, G.A. (2008), "Social capital and co
leadership in ethnic enterprises in Canada", Journal of Enterprising
137
Communities: People and Places in the Global Economy”, Vol. 2, pp.52 –
72
Putnam R.D. (1993), “The Prosperous Community. Social Capital and Public Life”,
The American Prospect, Vol. 13, pp. 3542.
Putnam R.D. (1995), “Bowling alone: America’s declining social capital”, Journal
of Democracy, Vol. 6 No. 1, pp. 6578.
Putnam R.D., (2000). Bowling Alone. The Collapse and Revival of American
Community, New York. NY: Simon & Schuster.
Porter M. E. (1985), Competitive Advantage, Free Press, New York.
Porter M.E. (1990), The Competitive Advantage of Nations, Free Press, New York.
Ramström J. (2008), “Interorganizational meets interpersonal: An exploratory
study of social capital processes in relationships between Northern European
and ethnic Chinese firms”. Industrial Marketing Management, Volume 37,
Issue 5, July 2008, Pages 502512
Ray G., Barney J. B. & Muhanna W. A.(2004), “Capabilities, business processes,
and competitive advantage: Choosing the dependent variable in empirical
tests of the resourcebased view”. Strategic Management Journal, vol 25(1).
Roberts L. M. (2006), “Shifting the lens on organizational life: The added value of
positive scholarship”, Academy of Management Review, Vol 31, pp 292–305.
Roberts P. W., & Dowling, G. R.(2002), “Corporate reputation and sustained
superior financial performance”, Strategic Management Journal, vol 23(12),
pp 10771093.
Ross A. (2011), Supply chain management in an uncertain economic climate: a UK
perspective, Construction Innovation: Information, Process, Management,
Vol. 11 Iss: 1, pp.5 – 13.
Sabatini F. (2005), “Meauring Social Capoital in Italy: An Exploratory Analysis”,
Working Paper n. 12 Aprile 2005. website: www.ecofo.unibo.it (truy cập
25/9/2010)
Schaufeli W. B. & Salanova M. (2007), “Work engagement: An emerging
psychological concept and its implications for organizations”, In S. W.
138
Gilliland, D. D. Steiner, & D. P. Skarlicki (Eds.), Research in social issues in
management: Managing social and ethical issues in organizations (Vol. 5, pp.
135–177). Greenwich, CT: Information Age Publishers.
Schenkel M.T., & Garrison G. (2009), "Exploring the roles of social capital and
teamefficacy in virtual entrepreneurial team performance", Management
Research News, Vol. 32 Iss: 6, pp.525 – 538
Scupola. A., LópezNicolás. C., & Steinfield. C. (2009), “Social Capital, ICT Use
and Company Performance: Findings from the Medicon Valley Biotech
Cluster, For presentation at the International Conference on Organizational
Learning, Knowledge and Capabilities (OLKC)”, Amsterdam, The
Netherlands, April 2628, 2009.
https://www.msu.edu/~steinfie/OLKCpaper2009.pdf (truy cập ngày
12/11/2010).
Stevens M. (2002), Project Management Pathways. Association for Project
Management. APM Publishing Limited.
Tansley C. & Newell S. (2007), "Project social capital, leadership and trust: A study
of human resource information systems development", Journal of
Managerial Psychology, Vol. 22, pp.350 – 368
Tushman & O’Reilly III C. (1997), Winning through innovation, Havard Business
Shool Press.
Truss C. & Gill J. (2009), "Managing the HR function: the role of social capital",
Personnel Review, Vol. 38, pp.674 – 695
Waheduzzaman (2010), "Value of people's participation for good governance in
developing countries", Transforming Government: People, Process and
Policy, Vol. 4 Iss: 4, pp.386 – 402.
Woolcock M. & Narayan. D. (2000), “Social Capital: Implications for Development
Theory, Research, and Policy”. Final version submitted to the World Bank
Research Observer. To be published in Vol. 15(2), pp.225249.
(truy cập ngày 25/5/2009)
139
Wallis J., Killerby, P., & Dollery B. (2004), "Social economics and social capital",
International Journal of Social Economics, Vol. 31 Iss: 3, pp.239 – 258.
Webb C. (2008), "Measuring social capital and knowledge networks", Journal of
Knowledge Management, Vol. 12, pp.65 – 78.
Wharton R.F. & BrunettoY. (2009), "Female entrepreneurs as managers: The role
of social capital in facilitating a learning culture, Gender in Management”,
An International Journal, Vol. 24, pp.14 – 31.
Wiklund J. & Shepherd D.(2003), “Knowledgebased resources, entrepreneurial
orientation, and the performance of small and mediumsized business”,
Strategic Management Journal, Vol 24, pp 13071314.
Wilson P.N. (2000), “Social capitap, Trust, and the agribusiness of economics”,
Journal of Agricultural and Resource Economics, Vol 35, pp 113.
Yang J., Alejandro T.G.B., & Boles J.S. (2011), "The role of social capital and
knowledge transfer in selling center performance", Journal of Business &
Industrial Marketing, Vol. 26, pp.152 – 161.
YliRenko H., Autio E. & Sapienza H. J.(2001), “Social capital, knowledge
acquisition, and knowledge exploitation in young technologybased firms”,
Strategic Management Journal, vol 22, pp 587613.
Zhang Q. & Fung H.G. (2006), China's social capital and financial performance of
private enterprises, Journal of Small Business and Enterprise Development,
Vol. 13 Iss: 2, pp.198 – 207.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_dong_gop_cua_von_xa_hoi_vao_cac_hoat_dong_cua_doanh_nghiep_bds_viet_nam.pdf