Cây Dó bầu là cây phù hợp với khí hậu nước ta đặc biệt là vùng rừng núi, nơi
có phần lớn người dân tộc thiểu số sinh sống. Đời sống của họ còn đang gặp rất nhiều
khó khăn. Nên việc gây tạo thành công Trầm hương bằng phương pháp nhân tạo được
xem là một hướng đi mới nhằm xoá đói giảm nghèo và tiến tới phát triển kinh tế ở
những địa phương này. Vì vậy, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cần có chính sách
qua tâm đầu tư nhiều hơn nữa để các nhà khoa học yên tâm vào nghiên cứu để cho ra
một quy trình công nghệ ổn định, có thể chuyển giao rộng rãi ra ngoài để sản xuất.
47 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2014 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu gây tạo trầm hương trên cây dó bầu bằng phương pháp vi sinh và hóa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thống. Như Nguyễn Du đã nói đến Trầm hương trong
Truyện Kiều, Nguyễn Gia Thiều trong “Cung Oán
Ngâm Khúc” v.v… và cả trong tục ngữ ca dao.
Ngày nay cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật con người không ngừng
tôn vinh giá trị của Trầm hương. Đó là việc chiết xuất tinh dầu Trầm để làm nước hoa
đã và đang được rất nhiều phụ nữ trên thế giới ưa chuộng. Việc chiết xuất các chất thứ
cấp có trong tinh dầu Trầm để làm dược liệu.v.v… Chính vì những vấn đề đó mà Trầm
hương ngày càng có giá trị kinh tế cao.
Hình 2.1 Cây Dó bầ u được chọ n làm thí nghiệm
H2.4 Vườn cây Dó bầu
2.3. Đặc điểm thực vật của cây Dó bầu.
Dó bầu còn có các tên gọi khác nhau dựa vào những sản phẩm của chúng như
cây Tok, cây Trầm, cây Trầm hương, cây Kỳ nam.v.v… Theo Nguyễn Hiền và Võ
Văn Chi (1991) cây Dó bầu được chính thức đặt tên khoa học và công bố dựa vào
những mẫu vật do nhà thực vật học người Pháp là Pierre thu nhập tại đảo Phú Quốc
(Việt Nam) và núi Aral tỉnh Samrongtong (Cambodia) vào tháng 5 – 1870. Pierre đã
dựa vào tên Cambodia là Krasna để đặt cho cây Dó bầu là Aquilaria crassna nhưng đó
chỉ là tên trần chưa có bảng mô tả và việc công bố chưa được hợp thức hoá. Sau đó
Henri Lecomte trong bộ sách Thực Vật Chí Đông Dương lần đầu tiên mô tả các loài
thuộc chi Aquilaria ở Đông Dương và công bố chính thức trong thực vật học của Pháp
năm 1914 và xếp chi này vào họ Trầm. Phạm Hoàng Hộ (1992) trong công trình gần
đây nhất xác nhận ở Việt Nam, chi Aquilaria thuộc họ Trầm hương có ba loài được
định danh là:
Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte: Dó bầu, Trầm ; ghi nhận ở Phú Khánh,
Bảo Lộc và Phú Quốc.
Aquilaria baillonii Pierre ex Lecomte Dó baillon; ghi nhận ở rừng dầy ẩm Bình
Trị Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng.
Aquilaria banaensae PhạmHoàng: Dó Bà Na; ghi nhận ở rừng dầy ẩm Quảng
Nam, Đà Nẵng.
Các tác giả khác như GS. Lê Văn Ký (1993), các
tác giả trong quyển “Cây Gỗ Rừng Việt Nam Tập
IV” (1991); “Phân Loại Thực Vật” (Nxb Giáo dục,
1972” và “Danh Mục Thực Vật Tây Nguyên” của
đoàn điều tra thực vật (1984) đã ghi nhận cây Dó
bầu với tên khoa học Aquilaria agallocha Roxb.
Tuy nhiên, theo Vũ Văn Chiên (1976) trong “Tóm
tắt đặc điểm họ cây thuốc” thì Aquilaria agallocha
Roxb chỉ có ở Ấn Độ không có ở Việt Nam, không ghi nhận trong quyển “Thực vật chí
Đông Dương” của Henri Lecomte. Một số công trình nghiên cứu khác như: “Định
danh Dược thảo và Dược liệu Đông Y” của đoàn Dược sĩ Việt Nam (xuất bản ở Sài
Gòn, 1973” và “Những cây Thuốc vị thuốc Việt Nam” (Nxb. Khoa học và Kỹ thuật Hà
Nội 1981) lại cho rằng Aquilaria agallocha Roxb là đồng danh của Aquilaria crassna
Pierre. Ngoài ra những đặc điểm quan trọng về thực vật học của cây Dó bầu được
nhiều tác giả ghi nhận như sau:
Dó bầu là một loại cây gỗ lớn, tán thưa, cao khoảng 20m (cũng có thể đạt 40m).
Đường kính ngang ngực 40-50cm (có thể đạt 80cm). Vỏ mỏng khoảng 2- 4mm, trong
Vỏ có nhiều sợi dài, bền. Lá đơn, mọc cách, hình ngọn giáo, dài 6-15cm, rộng 2-3cm,
đầu mũi nhọn. Hoa tự hình tán, mầu trắng. Quả mang hình trứng ngược, dài 3-5cm,
rộng 2-3cm, có nhiều lông. Khi chín khai thành hai mảnh, và có từ một đến hai hạt
mầu đen. Trái chín vào khoảng tháng 7- 8. Gỗ có mầu trắng hoặc vàng nhạt, không
phân biệt rác lõi, gỗ nhẹ, mềm. Trong gỗ có cấu tạo đặc biệt là Libe xen gỗ (Đây là
một trong những hiện tượng đặc biệt để nghiên cứu sự tạo Trầm).
2.4. Đặc điểm sinh thái.
Trong những năm gần đây, một số tác giả đã đề cập rải rác trong nhiều báo cáo
nghiên cứu các vấn đề sinh thái và phân bố của cây Dó bầu (Vũ Văn Cầu và Vũ Văn
Dũng ,1987). GS. Lê Văn Ký cho biết Dó bầu phân bố ở nhiều nơi trên lãnh thổ Việt
Nam, và nhiều nước Châu Á nhiệt đới khác như Lào, Cambodia, Ấn Độ v.v… Ở Việt
Nam cây Dó bầu mọc rải rác ở nhiều tỉnh từ Bắc đến Nam như: Lạng Sơn, Quảng
Ninh, Hà Tuyên, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng
Nam, Đà Nẵng. và hầu hết các tỉnh phía Nam. Nhưng tập trung nhiều nhất là ở các tỉnh
Duyên hải và huyện đảo Phú Quốc.
Nhìn chung, Dó bầu là loài thực vật ưa sáng, mọc rải rác trong các khu rừng
nhiệt đới, mọc ở độ cao từ 50-1200m. Nơi cao nhất được tìm thấy ở núi ChuYang Sinh
thuộc tỉnh Daklak của Việt Nam. Thường thì cây Dó bầu mọc riêng lẻ nhưng cũng có
khi tìm thấy được một nhóm 5-6 cây mọc gần nhau. Theo Lê Mộng Châu và ctv
H2.5 Quả Dó bầu còn non H2.6 Quả Dò bầu khi chín
(1995), Dó bầu là loại cây mọc nhanh, lượng tăng trưởng được ghi nhận là 1-
1.2m/năm về chiều cao, và 1.2-1.5cm/năm về đường kính. Cây được 8 tuổi trở lên có
khả năng cho hoa kết quả. Dưới tán rừng thứ sinh cây Dó bầu tái sinh kém. Thường thì
gặp cây Dó bầu tái sinh ở những khoảng trống trong rừng như bìa rừng ven những con
đường mòn… Ngoài ra thì Dó bầu cũng có khả năng tái sinh bằng chồi rất tốt. Việc
nhân giống bằng phương pháp chiết cành, ghép cành, có tác động của thuốc kích thích
cũng được thực hiện, nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình nào được công bố.
2.5. Tình hình khai thác Trầm hƣơng trong thiên nhiên.
Trầm hương, Đinh hương, Nhục quế, Dầu thơm, Thuốc xức… xuất hiện rất
sớm trên thị trường cùng với muối ăn. Trong đó Trầm hương được xem là mặt hàng
quí giá nhất do có những công dụng đặc biệt trong đời sống cũng như trong các tín
ngưỡng tôn giáo.
Ở Việt Nam, việc khai thác và sử dụng Trầm hương đã có từ rất lâu đời. Vào
thời Bắc thuộc, nhà nước phong kiến phương Bắc hàng năm buộc nhân dân ta phải
cống nạp các sản vật quí giá như Ngà Voi, Sừng Tê Giác, Ngọc Trai, Yến Sào…
Trong đó có cả Trầm hương.
Dưới triều nhà Nguyễn, việc khai thác Trầm hương được nhà nước quản lý hết
sức chặt chẽ. Đối với những vùng có nguồn Trầm hương để khai thác, triều đình cắt
đặt các đội canh tuần và buộc những người đi điệu vào rừng lấy Trầm về cống nạp.
Vào thời Pháp thuộc, lệ bắt dân lấy Trầm nạp cho vua quan được bãi bỏ, nhưng
bù vào đó chính quyền thực dân Pháp tăng cường kiểm soát việc chặt đốn cây Dó bầu
để khai thác Trầm.
Sau năm 1975, do trải qua mấy chục năm chiến tranh, các khu rừng gỗ quý bị
bom đạn tàn phá nặng, nhiều cây Dó bầu bị bệnh, bị bom đạn hủy hoại lại sản sinh ra
những loại Trầm kỳ rất tốt. Các địa phương có trữ lượng Trầm hương tương đối tập
trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắc Lắc, Gia
Lai, Kontum và đảo Phú Quốc được chính phủ cho phép khai thác và xuất khẩu Trầm
hương để thu hút ngoại tệ và đổi một số máy móc thiết bị mà địa phương đang cần.
Những đội công nhân chuyên nghiệp được thành lập để khai thác Trầm hương, nhưng
thực tế số lượng những đội khai thác lâm sản của nhà nước tại các địa phương lại quá
ít ỏi so với nhu cầu. Trong thời kỳ này, sự khai thác Trầm hương phần lớn qua đường
dây của thương buôn cá thể.
Trầm hương của nhà nước thu mua, một phần được sử dụng để sản xuất dược
liệu, phần khác thì xuất khẩu qua Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản…
Đến cuối thập niên 1990, nguồn Trầm hương tự nhiên ở Việt Nam gần như cạn
kiệt và để bảo vệ nguồn tài nguyên quốc gia, Chính phủ đã cấm hẳn việc khai thác,
mua bán Trầm hương và xem đó là hàng quốc cấm.
Trong tự nhiên, không phải bất kỳ cây Dó bầu nào cũng có Trầm và Kỳ. Thông
thường chỉ có 1/10 những cây trưởng thành có đường kính thân trên 20cm là có khả
năng tạo Trầm, đó là những cây bị bệnh sau một thời gian từ 10 đến 20 năm hoặc lâu
hơn. Do đó, từ xưa đến nay, công việc tìm kiếm Trầm hương và Kỳ nam là một công
việc nhiều khó khăn gian khổ. Những người đi tìm Trầm phải mất nhiều tháng trời
luồn rừng lội suối vào tận rừng sâu núi thẳm để tìm Trầm. Đôi khi họ trở về tay không
hoặc phải bỏ mạng ở nơi thâm sơn cùng cốc.
Gần đây con người đã chủ động trồng cây Dó bầu để khai thác Trầm hương và
chưng cất tinh dầu Trầm. Nhiều công trình khoa học đã nghiên cứu thành công các
phương pháp cấy tạo Trầm trên thân gỗ của cây Dó bầu từ đầu những năm 80 của thế
kỷ trước và đã mở ra một hướng đi mới cho thị trường Trầm hương trong nước cũng
như trên thế giới.
2.6. Trầm và sự tạo Trầm.
Mặc dầu số lượng cá thể các loài Aquilaria spp, cũng như nguồn cung cấp đã bị
cạn kiệt, nhưng nhu cầu về Trầm hương trong nền thương mại thế giới lại gia tăng
đáng kể. Hiện nay các nước tiêu thụ Trầm hương mạnh là Trung Cận Đông và Châu Á,
và ngay cả ở Mỹ và châu Âu (TRP, 1997).
H2.7 Tinh dầu Trầm
H2.8 Trầm hương hinh thành ngoài tự nhiên
Theo Vũ Văn Cần và Vũ Văn Dũng (1978) có thể phân loại nguồn gốc hai loại
Trầm là Trầm sinh (Trầm lấy từ cây sống) và Trầm rục (Trầm lấy từ cây đốn hay cây
chết đổ lâu ngày). Trầm sinh từ cây còn sống thường có mầu sáng. Ngược lại Trầm rục
thì thường có mầu cánh dán, hay đen xỉ. Thường người ta lấy Trầm rục từ gốc hoặc rễ.
Giá Trầm sinh thường cao hơn Trầm rục từ 2-3 lần và trên mỗi cây có Trầm có thể thu
hoạch được từ 5-10kg Trầm. Ngoài ra phần gỗ xung quanh khối Trầm kỳ cũng bị biến
đổi ít nhiều với sự xuất hiện rải rác các chỉ Trầm xen kẽ với sớ gỗ, thường gọi là Tok
trong tiếng Khmer. Tok khi cháy cho mùi hương thơm và được dùng làm Nhang
Trầm.Theo Phillips (1997), các dạng Trầm và sản phẩm của Trầm được ghi nhận trên
thị trường là: Trầm mảnh, Trầm bóng, Trầm vụn và bột Trầm, Trầm bánh, tinh dầu
Trầm (Dùng làm hương liệu và dược liệu).
Việc phân tích Trầm và tinh dầu Trầm đã được Erhartdt, Lê Công Thuân và
Hopwood (1997) thực hiện bằng phương pháp sắc ký khí kết hợp với khối phổ (Gas
Chromatography/Mass Spectrometry). Ghi nhận có hai sesquiterpen tồn tại phổ biến
trong gỗ cũng như trong tinh dầu, đó là (+) –Aromadendrene và –Selinene. Tuy nhiên,
Selinene không xuất hiện trong mẫu gỗ Trầm chất lượng thấp. Một mặt khác, Guaiene,
một Sesquiterpene khác có trong mẫu gỗ Trầm tự nhiên nhưng chỉ gặp trong mẫu tinh
dầu, trong khi Guriunene, một đồng phân của Aromadendrene có nhiều trong các mẫu
tinh dầu nhưng không thấy trong mẫu gỗ tự nhiên.
Cho đến hiện nay
có một vài công trình
nghiên cứu về sự tạo
Trầm, tuy nhiên, việc vận
dụng các hiểu biết một
cách chắc chắn về cơ chế
tạo Trầm để sản xuất
Trầm một cách bền vững
vẫn đang là thử thách đối
với các nhà khoa học. Lý
do là cho đến nay, chưa có thực nghiệm hoàn chỉnh nào, mặc dù có rải rác vài công
trình đã được tiến hành trên những cây Dó bầu còn non trồng trong môi trường được
kiểm soát. Theo Phạm Hoàng Hộ (1985) Dó bầu có Trầm là cây Dó bầu bị bệnh.
Nguồn gốc của bệnh đó chỉ mới được biết trong những năm gần đây. Khảo sát của
Julaluddin (1977) cho rằng vùng Tok Trầm chứa một loại nấm được xác định là
Cryptosphaeria mangifera. Ông đã xác định bằng cách cho những cây Dó bầu lành
mạnh nhiễm nấm. Sau một thời gian, vùng bị nhiễm trở nên sẫm màu và trở thành Tok
rõ rệt và khi đốt cũng toả mùi Trầm rõ rệt. Tuy nhiên đó chỉ là những tín hiệu bước
đầu của sự hình thành Trầm. Việc nghiên cứu này còn quá ngắn để đi đến giai đoạn
Trầm kỳ.
Trầm có thể xuất hiện trên cây Dó bầu đã to hay còn nhỏ. Trong thực tế, có
nhiều cây Dó bầu đã to, với đường kính 50-60cm nhưng không có Trầm. Ngược lại, có
những cây Dó bầu đường kính mới chỉ có 15cm đã có Trầm. Các thí nghiệm gần đây
cho thấy có thể kích thích tạo Trầm ở những cây Dó bầu trồng ở 4-5 năm tuổi. Tuy
nhiên, trên những cây Dó bầu to, già cỗi Trầm xuất hiện nhiều hơn. Theo kinh nghiệm
dân gian, có thể phân biệt cây đã có Trầm qua một số đặc điểm hình thái của cây và
điều kiện hoàn cảnh nơi mọc như sau:
Cây đã lớn đường kính trên 20cm.
Thân cành có u bướu, cây nhiều mắt, cây bị bệnh hoặc bị thương.
Lá cằn cỗi, màu xanh vàng.
Vỏ khó bóc hơn những cây bình thường.
Gỗ màu vàng.
Cây mọc trên đất xấu nhiều sỏi đá.
Trong cây Trầm hương xuất hiện ở ba nơi: rễ, gốc, đoạn thân, cành ở độ cao
trên 60cm so với mặt đất rất hiếm khi có Trầm hương. Phần nhiều Trầm hương nằm
nhiều ở quanh gốc, nhất là ở rễ. Chính vì thế, khi tìm Trầm hương, rễ mọc tới đâu phải
đào tới đó. Người tìm Trầm không sợ bị rắn rết cắn vì họ tin rằng khi có Trầm thì rắn
rết đã bị đuổi đi hết. Ở Ba Rền (Bình Trị Thiên) đôi khi người ta chặt ngọn cành để
cho Trầm hình thành thấp.
Gần đây nhất, nhóm nghiên cứu Rừng Mưa Nhiệt Đới Châu Âu kết hợp với
trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên và hai tỉnh Kiên Giang và An Giang đã tiến hành
một chương trình nghiên cứu nhằm gây tạo Trầm hương trên cây Dó bầu trồng từ hạt ở
Phú Quốc.
Huỳnh Văn Mỹ (1997) cho biết ở Tiến Phước (Quảng Nam), nông dân đã tự
nghiên cứu xử lý kỹ thuật để tạo Trầm trên cây Dó bầu từ 10 năm tuổi trở lên kết Trầm
theo ý muốn. Đây là một trong những vần đề mà các nhà khoa học cần nghiên cứu,
tổng kết, đánh giá và nhân rộng.
2.7. Tình hình trồng và phát triển cây Dó bầu trong nƣớc.
Đã từ lâu chất lượng Trầm hương của Việt Nam nổi tiếng trên thế giới, đây là
loại Trầm được hình thành từ thân gỗ của cây Dó bầu (Aquilaria Crassna Pierre ex
Lecomte) vốn chỉ có ở Việt Nam và Campuchia. Trầm hương Việt Nam được thị
trường thế giới ưa chuộng và mua với gía rất cao trong khi đó nguồn khai thác Trầm
hương trong tự nhiên đã cạn kiệt.
Kỹ thuật cấy tạo Trầm nhân tạo ngày nay đã trở nên phổ biến với chất lượng
không thua kém Trầm trong tự nhiên nhưng với thời gian nhanh hơn (Cây Dó bầu chỉ
sau trồng từ 6-7 năm là có thể cấy tạo Trầm và sau thời gian từ 24 – 36 tháng kể từ khi
cấy hóa chất là khai thác Trầm).
Mặt khác, điều kiện tự nhiên của Việt Nam rất thích hợp để cây Dó bầu sinh
trưởng và phát triển.
Những nguyên nhân trên đã làm động lực thúc đẩy cho sự phát triển vườn cây
Dó bầu ở Việt Nam.
Ngày nay nhiều nông dân ở Việt Nam đã làm giàu nhờ vào việc trồng và cấy
tạo Trầm hương trên cây Dó bầu (Trung bình, lợi nhuận thu được từ 50 – 150
triệu/ha/năm).
Theo số liệu thống kê của “Hội Trầm hương Việt Nam“ tính đến cuối năm 2004
có khoảng 22 tỉnh trong cả nước đã trồng cây Dó bầu với diện tích trên 7.000 hecta
trong đó diện tích có thể khai thác Trầm hương vào khoảng 190 hecta.
Ở phía Bắc, một số tỉnh như Thái Nguyên, Phú Thọ…vừa bắt đầu trồng trong
năm 2004 do đó diện tích chưa cao.
Các tỉnh Miền Trung từ Hà Tỉnh cho đến Khánh Hòa đã trồng trên 3.240 hecta,
trong đó nhiều nhất là Hà Tỉnh (840 hecta), Quảng Bình (740 hecta), kế đến là Quảng
Nam (425 hecta), và còn lại các tỉnh khác.
Tây Nguyên tổng diện tích trồng khoảng 1.700 hecta bao gồm các tỉnh Kon
Tum (325 hecta), Gia Lai (225 hecta), Đắc Lắc (615 hecta), Đắc Nông (226 hecta) và
Lâm Đồng (265hecta).
Các tỉnh Miền Đông Nam Bộ trồng được khoảng 1.743 hecta bao gồm Đồng
Nai (345 hecta), Tây Ninh (218 hecta), Bình Dương (230 hecta), và nhiều nhất là Bình
Phước (950 hecta).
Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long gồm có 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang (kể cả
đảo Phú Quốc) với diện tích trồng khoảng 387 hecta.
Theo ước tính, đến năm 2010 diện tích trồng Dó bầu trên cả nước vào khoảng
30.000 hecta, trung bình hàng năm diện tích tăng từ 2.500 – 4.000 hecta.
2.8 Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc.
2.8.1 Trong nƣớc.
Trước nhu cầu ngày càng cao trên thế giới về Trầm hương nguyên liệu, cộng
với giá cả ngày một tăng, thiên nhiên ưu đãi.v.v… Hiện nay có rất nhiều dự án của các
tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào trồng cây Dó bầu để tạo Trầm. Như
ông Nguyễn Ngọc Toàn , chủ tich Hội đồng quản trị công ty FongSan đã đầu tư trồng
60 hecta Dó bầu tại xã An Khương, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước. Đến nay đã
được 5 năm tuổi. Hiện nay ông Toàn và ông Sơn đã và đang gây tạo Trầm hương trên
những cây Dó bầu này và bước đầu cũng đã thu được thành công. Chính vì vậy mà
công ty này đã nhân rộng mô hình này tại nhiều tỉnh thành trong cả nước như: Quảng
Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Lâm Đồng, Gia Lai.vv…(theo tài liệu của sở
Lâm Nghiệm tỉnh Gia Lai).
Ngoài ra ở nhiều tỉnh thành khác trên cả nước nhiều bà con nông dân cũng phát
triển và trồng Dó bầu ngay tại những vùng đất của nhà mình. Theo kinh nghiệm dân
gian họ tự truyền nhau và mày mò tìm cách tạo Trầm sao cho hiệu quả. Như cấy bột
sắt vào cây, cấy mảnh bom, đạn, cho dầu vào các vết thương để dẫn dụ kiến. Khi kiến
lên ăn dầu vô tình làm tổn thương cây. Qua quá trình thời gian cây sẽ tạo ra Trầm mắt
kiến….
Đề tài điều tra số liệu khai thác Trầm ngoài tự nhiên của 59 cây Dó bầu của
Viện Khoa Học Lâm Việt Nam. Trong đó có 13 cây cho Trầm hương có khả năng xuất
khẩu chiếm 21%, 21 cây có dấu hiệu hình thành Trầm hương ở các vị trí khác nhau
trên cây chiếm 35.6% còn lại 25 cây không có Trầm hương.
Đề tài gây tạo Trầm hương bằng tác động cơ giới của Kỹ sư Nguyễn Hồng Lam
Trung Tâm Nghiên Cứu Lâm Đặc Sản. Đề tài đã thực hiện trên 54 cây Dó bầu ở độ
tuổi từ 6 đến 18 tuổi. Kết quả đối với 27 cây chỉ tác động cơ giới làm tổn thương cây
mà không gây tác động gì thêm. Và theo định kỳ 2 năm quan sát một lần. Đối với 27
cây còn lại thì sau khi tác động cơ giới gây tổn thương cho cây, sau đó ta tiến hành
phun dung dịch phòng bệnh Benlat 1%. Phun theo định kỳ 2 tháng một lần, và phun
trong 3 lần. Kết quả cho thấy đối với 27 cây chỉ tác động cơ giới làm tổn thương mà
không phun Benlat thì 2 năm đầu không thấy có dấu hiệu gì. 4 năm, 6 năm, 8 năm sau
thấy có 2 cây tạo Trầm hương. Còn 27 cây sau khi gây chấn thương có sử dụng Benlat
để phun thì không cho kết quả tạo Trầm hương. Vậy việc tạo Trầm có liên quan đến
bệnh lý của cây.
Đề tài nghiên cứu khả năng tạo Trầm bằng chế phẩm sinh học (Lt) (Viện Khoa
Học Lâm Nghiệp Việt Nam. Trung tâm nghiên cứu Lâm đặc sản). Sau khi gây chấn
thương bằng tác động cơ giới như đục khoan vào thân cây ở vị trí 0.8m, 1.2m, 1.5m so
với mặt đất. Sau đó đưa chế phẩm sinh học vào vết thương. Đề tài tiến hành trên 3
nhóm tuổi khác nhau của cây Dó bầu. Nhóm 1 từ 4-8 tuổi. Nhóm 2 từ 10-14 tuổi.
Nhóm 3 từ 16 đến 20 tuổi. Ngoài ra trong phạm vi đề tài còn đánh giá sự tạo Trầm ở
rừng trồng tập trung và phân tán.
Kết quả cho thấy sự hình thành Trầm ở các nhóm lứa tuổi là như nhau. Sự tạo
Trầm bằng chế phẩm sinh học không phụ thuộc vào độ tuổi. Tuy nhiên, với cây có độ
tuổi cao hơn đường kính gốc lớn hơn thì cho sản lượng Trầm nhiều hơn.
Từ năm 1996 đến năm 1998 GS.TS Trịnh Tam Kiệt (Đại Học Quốc Gia TP
HCM) đã phối hợp với tổ chức rừng mưa nhiệt đới quốc tế và các sở Lâm nghiệp các
tỉnh Kiên Giang, Lâm Đồng và Quảng Nam triển khai dự án gây tạo Trầm hương trên
cây Dó bầu. Dự án đã sử dụng một số chế phẩm sinh hoc, hoá học để gây tạo Trầm
hương trên cây Dó bầu trên cơ sở gây chấn thương cơ giới. Cho đến nay các tác giả
nay vẫn chưa công bố kết quả đạt được.
Từ năm 1996 đến nay, theo yêu cầu của Hội đồng khoa học Bộ Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn. Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam. Trung tâm nghiên cứu
Lâm đặc sản thực hiện đề tài “Tiếp tục nghiên cứu kỹ thuật tạo Trầm hương trên cây
Dó bầu”.
2.8.2. Ngoài nƣớc.
Ở Ấn Độ TS. Shiva thì cho rằng kết quả hình thành Trầm hương trong tự nhiên
có liên quan đến bệnh lý của cây. Nhưng nguồn gốc gây bệnh thì tác giả chưa có kết
luận.
Ở Malaysia sau khi tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề tạo Trầm hương ngoài tự
nhiên thì tiến sĩ khoa học Julajudin đã đi đến kết luận. Quá trình hình thành Trầm
ngoài tự nhiên có liên quan đến bệnh lý của cây. Nguồn gốc hình thành Trầm là do sự
cộng sinh của loài nấm Criptophoerica Mangifera với thân gỗ mà thành. (1996)
Năm 1989 tiến sĩ Naiyna Thongijem và các cộng sự (Thái Lan) nghiên cứu về
vấn đề tạo Trầm cho rằng quá trình hình thành Trầm hương trên cây Dó bầu là kết quả
cộng sinh của các loài nấm sau đây Cephalos Potrium, Fusarium, Botriodiplodia,
Chactomium.
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.1. Vật liệu thí nghiệm.
Khoan điện 01 cái.
Mũi khoan gỗ có đường kính 10 - 12mm.
Khoan tăng trưởng Pressler
Hai chủng nấm đã được phân lập.
Nấm trắng.
Nấm đen.
Bốn loại hoá chất đã được chuẩn bị từ trước.
Dầu
Cl2
NO3
SO4
Chất phụ gia (bột trơ) 0.5kg.
06 Xilanh loại lớn.
06 ly thuỷ tinh để đựng hoá chất.
Nước cất vô trùng.
Những cây Dó bầu đã được chọn để bố trí thi nghiệm.
Thiết bị định vị toàn cầu GPS.
Thước dây.
3.2. Phƣơng pháp tiến hành.
3.2.1 Khảo sát đo đạc.
Tiến hành khảo sát và đo đạc thực địa những cây Dó bầu để tiện cho việc chọn
ra những cây, những nhóm cây có đủ tiêu chuẩn để bố trí thí nghiệm như:
Đường kính gốc.
Đường kính thân cách mặt đất 1.3m.
Đường kính của các nhánh cách mặt đất 1.3m.
Chiều cao của cây.
Chiều cao của phân nhánh đầu tiên.
Chiều rộng và chiều dài của lá.
Vị chí địa lý.
Điều kiện thổ nhưỡng.
Môi trường sinh sống.
Nguồn gốc, xuất sứ của cây.
Mục đích của việc đo đạc và tuyển chọn một số cây Dó bầu để bố trí thí nghiệm
là để khảo sát, đánh giá mức độ tương tác, phản ứng của cây với các nghiệm thức. Kết
quả của việc tương tác, phản ứng đó là khả năng hình thành Trầm hương của từng
giống cây, từng điều kiện sinh sống, từng nghiệm thức cũng như là từng điều kiện thổ
nhưỡng… Để từ đó tìm ra được những giống cây Dó bầu, có khả năng cho Trầm hiệu
quả, cùng điều kiện sinh sống thích hợp.v.v…
Vì vậy chúng tôi đã tiến hành khảo sát những cây Dó bầu được trồng ở các địa
phương khác nhau như: Đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang., Đại Lãnh tỉnh Khánh Hoá, ở
Vỉnh Long và ở Thảo Cầm Viên thành phố Hồ Chí Minh. Ở từng địa điểm thí nghiệm
ta xác định điều kiện sống, vị trí của từng nhóm cây mà ta thực hiện thí nghiệm, cũng
như là nguồn gốc của từng nhóm cây.
Ngoài ra với những số liệu đo đạc ngoài thực tế đã giúp cho chúng tôi tính toán,
lập sơ đồ, chọn cây để bố trí thí nghiệm trên lý thuyết trước khi đưa ra bố trí ngoài
thực tế.
Bảng số liệu khảo sát cây Dó bầu ở Thảo Cầm Viên.
Địa điểm: Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày lây nhiễm: 15/02/2003.
Ngày lấy mẫu: 13/04/2005.
Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc từ An Giang.
Tuổi của cây: Trồng từ năm 1994.
Bảng 3.1 Đo số liệu cây ở Thảo Cầm Viên.
Tên
cây
Chiều cao
(m)
CV/Gốc
(cm)
CV/Các Nhánh 1.3m (cm) Ghi chú
1 2 3 4
A 11 72 - - -
B 15 70 80 - -
C 12 72 - -
Bảng số liệu khảo sát cây Dó bầu ở Phú Quốc.
Địa điểm: Ấp Suối Cát xã Cửa Dương, Phú Quốc.
Toạ độ: N 10019’19.2’’ – E 103058’31.6’’.
Ngày lây nhiễm: 07/08/2005.
Ngày lấy mẫu: 21/04/2006.
Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc ở địa phương.
Tuổi của cây: Trồng từ năm 1999.
Bảng 3.3 Đo số liệu cây ở Phú Quốc.
Tên
cây
Chiều cao
(m)
CV/Gốc
(cm)
CV/ Các Nhánh 1.3m (cm) Ghi chú
1 2 3 4
B 5 63 23 16 18 21
C 6 44 26 21 23 -
E 5 44 21 27 21 -
3.2.2. Phƣơng pháp xử lý mẫu để phân lập vi sinh.
Sau khi mẫu được đưa về phòng thí nghiệm thì chúng tôi tiến hành bảo quản
mẫu ở tủ mát, và tiến hành xử lý từng mẫu một. Mẫu là khối gỗ lớn, Trầm được hình
thành trong lõi của khối gỗ đó. Vì vậy để phân lập vi sinh trước hết phải chẻ khối gỗ
để lộ phần Trầm ra ngoài.
Khi phần Trầm đã lộ thì tiếp tục phẫu thuật vô trùng để loại bỏ hết phần mẫu
vật bị nhiễm từ bên ngoài bằng việc gọt bỏ hết lớp gỗ và lớp Trầm hình thành ở bề mặt
ngoài. Khi đã gọt sạch hết lớp gỗ bên ngoài thì tiến hành cắt mẫu bằng dao phẫu thuật
vô trùng. Khi cắt mẫu lưu ý cắt cả phần có Trầm và phần gỗ chưa hình thành Trầm.
Mẫu được cắt không nên quá lớn cũng không nên quá nhỏ, làm sao cho ta dễ thao tác
là được. Tiến hành cắt 10 miếng mẫu nhỏ trong một mẫu lớn có Trầm được lấy về.
Rửa mẫu sau khi cắt mẫu, mẫu được cho vào cốc thủy tinh rồi rửa bằng nước
cất vô trùng, sau đó lập lại thêm một lần nữa.
Tiếp tục rửa mẫu bằng cồn 960 trong vòng một phút.
Sau đó lại rửa lại bằng nước cất vô trùng và cũng lập lại hai lần để cho sạch hết
cồn. Dùng hai miếng giấy thấm cho khô mẫu vật để chuẩn bị cho việc nuôi cấy.
3.2.3. Chuẩn bị môi trƣờng nuôi cấy vi sinh.
Tiến hành phân lập nấm trên hai môi trường cơ bản là môi trường bột bắp Agar
và môi trường PGA.
Đối với môi trường bột bắp Agar.
Cân 50g bột bắp đã xay nhuyễn.
20g agar
Một lít nước cất vô trùng
Cho một lít nước cất với 50g bột bắp vào nồi nấu chín bột bắp.
Đối với agar thì cho 20g vào cốc thuỷ tinh loại 500ml sau đó thêm nước cất cho
tới 200ml để hoà tan agar.
Khi bột bắp đã chín thì tiến hành đổ agar vào và dùng đũa thuỷ tinh khuấy cho
đều bột bắp với Agar. Tiếp tục đun cho bột bắp sôi trở lại để cho chín agar. Sau đó tiến
hành đổ đĩa hay bình tam giác để giữ mẫu.
Đối với môi trường PGA.
Khoai tây sau khi mua về tiến hành rửa sạch, gọt vỏ sau đó rửa sạch lại một lần
nữa, rồi cắt khoai tây ra thành từng miếng và cân cho đủ 300g. Cho vào 1 lít nước cất
vô trùng và tiến hành đun cho khoai tây chín kĩ.
Cân 20g glucose cho vào cốc thuỷ tinh và thêm 100ml nước cất vô trùng để hoà
tan.
Cân 20g agar cũng cho vào cốc thuỷ tinh có dung tích 500ml và thêm nước cất
vô trùng vào cho đủ 200ml để hoà tan agar.
Sau khi khoai tây đã chín kĩ tiến hành vớt hết bã khoai tây ra. Cho agar và
glucose vào dùng đũa thuỷ tinh khuấy cho đều và tiếp tục nấu cho agar chín.
Trong thời gian nấu môi trường thì đồng thời chuẩn bị:
20 đĩa Petri vô trùng.
40 ống nghiệm vô trùng.
5 bình tam giác loại 250ml vô trùng.
Khi môi trường đã chín thì ta tiến hành đổ môi trường vào 40 ống nghiệm đã
chuẩn bị. Phần môi trường còn lại đổ vào các bình tam giác vô trùng, sao cho mỗi bình
khoảng 150ml. Nút bình tam giác bằng nút bông không thấm nước có bọc một lớp
giấy báo bên ngoài.
Sau khi đổ xong môi trường thì tiến hành hấp môi trường để diệt hết những vi
sinh vật có trong môi trường. Các ống nghiệm đã có môi trường được gói lại bằng giấy
báo và cho vào nồi hấp cùng với các bình tam giác đã có môi trường, tiến hành hấp ở
121
oc trong 15 phút.
Sau khi hấp môi trường xong, phần môi trường trong ống nghiệm để đổ thạch
nghiêng. Bằng cách cho ống nghiệm nằm nghiêng gối đầu lên một đũa thuỷ tinh hay
ống hút. Để một thời gian cho môi trường trong ống nghiệm khô. Sau khi môi trường
đã khô cả trong ống nghiệm cũng như trong bình tam giác thì tiến hành bảo quản và
theo dõi trong hai ngày xem có sự lây nhiễm vi sinh vật từ bên ngoài vào không. Nếu
có sự lây nhiễm thì tiến hành đổ bỏ môi trường đó, nấu lại môi trường khác. Còn nếu
không có sự lây nhiễm thì tiến hành nấu cách thủy đối với những bình tam giác môi
trường đến khi môi trường trong bình chảy ra hoàn toàn. Sau đó tiến hành đổ vào đĩa
Petri vô trùng đã được chuẩn bị từ trước. Lưu ý khi đổ đĩa thì nên đổ trong tủ cấy vi
sinh hoặc trên ngọn lửa đèn cồn để tránh sự xâm nhiễm. Sau khi đổ đĩa thì chúng ta
tiếp tục theo dõi trong hai ngày nếu không có sự sâm nhiễm thì mới tiến hành cho cấy
mẫu.
3.2.4. Tiến hành cấy mẫu vi sinh.
Sau khi đổ môi trường xong chúng ta tiến hành cấy mẫu như sau:
Những mẫu đã được cắt nhỏ và thấm cho khô chúng ta tiến hành cấy vào môi
trường đĩa Petri. Cấy sao cho mỗi đĩa Petri là 5 mẫu theo hình chữ thập với một mẫu ở
tâm. Ta tiến hành làm như vậy với tất cả các mẫu Trầm đã được mang về. Đối với các
mẫu Trầm đã cấy xong thì tiếp tục được giữ và bảo quản ở tủ mát, để sẵn sàng cấy lại
nếu mẫu cấy bị hỏng
Khi đã cấy xong mẫu thì bảo quản mẫu ở tủ cấy và để ở nhiệt độ phòng để theo
dõi. Đối với các đĩa không bị tạp nhiễm. Khi các nấm đã mọc nhiều trên mặt đĩa thì ta
tiến hành cấy truyền. Còn đối với những đĩa đã xác định bị tạp nhiễm thì đổ bỏ và tiến
hành cấy lại.
Trên cùng một đĩa các khuẩn lạc khác nhau thì được cấy trên các đĩa môi
trường khác nhau. Để phân tách ra thành từng giống nấm riêng biệt (thường thì trên
cùng một đĩa có nhiều loại khuẩn lạc cùng mọc). Và cứ tiếp tục cấy truyền đến khi
thấy khuẩn lạc là đồng nhất trên mỗi đĩa thì dừng để tăng sinh khối nhằm mục đích
định danh nấm. Mặt khác nếu những chủng nấm nào đã thuần thi đem cấy vào môi
trường ống nghiệm để bảo quản, giữ mẫu tiện cho việc thí nghiệm và nghiên cứu về
sau. Khi các mẫu nấm đã sinh bào tử thì ta tiến hành chuẩn bị định danh nấm.
Định danh nấm: Các mẫu nấm đã được phân lập tiếp tục được bảo quản và nuôi
cấy đến thời kỳ sinh sản thí ta mới định danh chính xác được các loại nấm. Bằng cách
dựa vào cơ quan sinh sản, sợi nấm, hình thức sinh sản. Mỗi loại nấm có một đặc tính
riêng ta dựa vào những đặc điểm riêng của từng loài nấm để có thể xác định được các
loài nấm khác nhau.
Các loài nấm đã định danh được và cả một số loài nấm chưa định danh được
vẫn tiếp tục nhân sinh khối. Mục đích của việc nhân sinh khối này là để phục vụ cho
các thí nghiệm cũng như phục vụ cho việc nghiên cứu kỹ hơn về sau này. Song song
với việc nhân sinh khối thì ta vẫn tiếp tục bảo quản các mẫu nấm trong ống nghiệm để
bảo tồn và lưu trữ mẫu.
3.2.5. Đặc điểm định danh một số loài nấm có liên quan đến sự tạo Trấm.
Aspergillus spp (Jaladaddin, 1970). Có cuống sinh bào tử gọi là túi đỉnh, túi
đỉnh có hình cầu, hình bầu dục hoặc hình thuỳ. Cuống sinh bào tử phát triển từ tế bào
khuẩn ty. Đầu túi đỉnh mọc ra các tế bào hình ống gọi là thể bình, thể bình có thể ở
dạng đơn hoặc đôi. Các bào tử đơn hình cầu nối tiếp nhau sinh ra từ thể bình. Khi chín
các bào tử tách rời ra và phát tán ra môi trường ngoài.
Penicillium sp (Jaladaddin, 1970). Bào tử hình cầu hoặc hình trứng, có màu
sáng hoặc trong suốt. Bào tử nối tiếp nhau đính lên cuống sinh bào tử. Cuống sinh bào
tử có thể phân nhánh 1, 2 hoặc 3 tầng trên thể bình. Khi chín bào tử tách rời nhau và
rời cuống sinh bào tử để phát tán ra ngoài.
Botryodiplodia sp (Gibson, 1977). Bào tử có hình trứng, khi còn non không có
màu, trong suốt, không có vách ngăn, khi chín có màu nâu đen bào tử có vách ngăn.
Các bào tử được chứa đựng trong một cái túi gọi là Pycnidia. Thường thì các Pycnidia
tập trung lại với nhau tạo thành những ổ nấm. Khi chín thì các Pycnidia vỡ ra cho các
bào tử phát tán ra ngoài.
Cladosporium sp (Blanchette, 2002). Bào tử thường biến đổi từ 1 đến 2 tế bào.
Thường bào tử có hình dạng không ổn định hình cầu hoặc hình trứng không đều, hoặc
hình trái chanh. Bào tử đính lên cây sinh bào tử. Loại nấm này thường sống ký sinh và
hoại sinh trên thực vật bậc cao.
Diplodia sp (chưa biết tác giả tuy nhiên có nhiều tài liệu nói đến khả năng tạo
Trầm từ nấm này). Có bào tử đơn khi còn non trong suốt, khi chín có màu nâu đen và
có vách ngăn. Bào tử có hình trứng hoặc hình bầu dục. Khi chưa chín bào tử nằm trong
Pycnidia.
Các Pycnidia mọc đơn độc không mọc thành cụm như Pycnidia của
Botriodiplodia sp. Các Pycnidia cũng chứa ít bào tử. Khi chín Pycnidia vỡ ra cho bào
tử phát tán ra ngoài. Bào tử thường ít và đơn độc.
Macrophoma sp (chưa biết tác giả) Sinh sản bằng bào tử đơn. Bào tử có màu
trong suốt giống như Botriodiplodia còn non. Bào tử cũng bao bọc bởi Pycnidia.
Pycnidia cũng mọc đơn lẻ như như Diplodia.
Rhizoctonia sp (Gibson, 1977). Khuẩn ty là những tế bào dài không nhân, có
vách ngăn giữa các tế bào. Bào tử nhỏ không nhân, thường có màu tối hoặc đen, hình
dạng không ổn định. Bào tử được sinh ra từ những khuẩn ty.
Trichoderma sp (Gibson 1977). Cuống bào tử đính trong suốt và có nhiều
nhánh. Bào tử có một tế bào trong suốt không nhân hình trứng. Thường thì dễ nhận
biết bằng sự tăng trưởng nhanh, thường có đốm xanh ở cuống bào tử.
Torula sp (Blenchette 2002). Cuống sinh bào tử ngắn, đôi khi không có. Bào tử
hình cầu nối tiếp nhau gắn trên đỉnh sinh bào tử, đôi khi có phân nhánh. Bào tử đôi khi
có một hoặc nhiều tế bào.
Phialophora sp (tác giả Gibson 1977). Cuống bào tử ngắn, đôi khi có nhánh. Có
thể bình đôi khi tròn, đầu cuống sinh bào tử hơi bè ra và bào tử mọc ra từ đây. Bào tử
hình cầu, bào tử đơn có màu tối.
Ngoài ra còn có rất nhiều loài nấm khác có ít nhiều liên quan đến sự tạo Trầm
nhưng với giới hạn của đề tài nên chúng tôi chưa thể thống kê hết được. Mong rằng
các quý độc giả thông cảm và đóng góp ý kiến xây dựng cho chúng tôi. (Theo
Illustrated genera of imperfect fungi của H.L: Barnett division of plant sciences Wets
Virginia University Morgantown West Virginia and Barry B. Hunter Department of
Biologi California State College California, Pennsylvania).
3.2.6. Khoan cây để bố trí thí nghiệm.
Sau khi đã chuẩn bị song các điều kiện cần (chủng vi sinh, hoá chất) thì chúng
ta tiến hành bố trí thí nghiệm như sau:
Các cây Dó bầu đã được chọn để bố trí thí nghiệm được đánh dấu và khoan vào
những vị trí đã được đánh dấu. Việc bố trí các lỗ khoan sao cho theo hình xoắn ốc,
vòng quanh theo thân cây từ dưới lên. Sao cho mỗi mũi khoan cách nhau 20cm về
chiều cao. Còn về chiều ngang thì tuỳ theo chu vi trung bình của mỗi cây. Chiều ngang
được tính theo số đo trung bình của chu vi đoạn cây dùng để khoan chia cho 7 nghiệm
thức. Với việc bố trí mũi khoan như vậy thì tất cả các mũi khoan, từng đôi một sẽ
không nằm trên một đường thẳng của mạch gỗ. Khi đã tính toán và đánh dấu chính xác
vị trí các lỗ cần khoan thì ta tiến hành khoan. Dùng khoan tăng trưởng Pressler để
khoan với mũi khoan có đường kính 10 đến 12mm, và khoan sâu vào thân cây khoảng
5 đến 8cm.
3.2.7. Chọn chủng loại nấm và hoá chất để bố trí thí nghiệm.
Việc tìm, chọn ra được loài nấm cần cho việc bố trí thí nghiệm trong rất nhiều
loài nấm đã được tìm thấy và định danh là một việc tương đối khó và tốn rất nhiều thời
gian.
Cùng với việc thừa hưởng những thành tựu và kết quả nghiên cứu của những
nhà khoa học đi trước ở cả trong và ngoài nước. Kết hợp với những số liệu về chủng
loại nấm mà ta phân lập, định danh được ở các mẫu Trầm hương trong nước. Chúng
tôi đã chọn được ra hai loài nấm dùng để bố trí vào hai mẫu nghiệm thức vi sinh.
Vi sinh vật được chọn là hai loại nấm trắng và đen được phân lập, tuyển chọn từ
những mẫu Trầm có ngoài tự nhiên. Hai loài nấm này được phân lập từ những mẫu
Trầm hương ngoài tự nhiên ở nước ta nên nó hoàn toàn thích nghi với điều kiện khí
hậu, môi trường khi bố trí vào các nghiệm thức. (Phương pháp phân lập chúng tôi sẽ
giới thiệu ở phần sau).
Đối với hai loài nấm trên thì ta không thể định lượng được vì hai loài nấm mà
ta dùng để bố trí thí nghiệm sinh sản bằng bào tử túi (một túi bào tử bên trong có nhiều
bào tử nhỏ). Do đó ta chọn những ống nghiệm mà nấm đã mọc kín bề mặt môi trường
và đã sinh bào tử. Khi bơm nấm vào nghiệm thức ta bơm cả phần môi trường của nấm
trong ống nghiệm.
Đối với hoá chất: việc chọn ra 4 loại hoá chất cũng dựa vào cơ sở thực tế. Việc
những cây Dó bầu ngoài tự nhiên bị bom, đạn làm tổn thương sau chiến tranh lại cho
Trầm kỳ tốt hơn. Đó là một cơ sở khoa học để cho chúng tôi lựa chọn hoá chất. Ngoài
ra việc nông dân một số nơi dùng Dầu để bố trí vào vét thương hở của cây để dẫn dụ
kiến làm tổn thương cây tạo Trầm mắt kiến… Đó là một trong những cơ sở mà chúng
tôi cần nghiên cứu để làm sáng tỏ.
Với 4 hoá chất còn lại mỗi loại hoá chất được bơm vào một lỗ khoan mà ta gọi
đó là một nghiệm thức. Liều lượng hoá chất được đưa vào một nghiệm thức là 0,2g.
Với 0.2g hoá chất thì không thể lấp đầy khoảng không gian của lỗ khoan được, nên ta
phải chộn hoá chất chung với bột trơ. (Bột trơ là một loại bột màu trắng không mùi,
không gây phản ứng hoá học). Khối lượng của bột trơ cho vào được tính như sau: Thể
tích khối lượng bột trơ bằng thể tích lỗ khoan trừ cho thể tích của 0.2g hoá chất
Khi tính toán khối lượng bột trơ cần dùng cho mỗi nghiệm thức. Ta cho mỗi
loại hoá chất và mỗi loại vi sinh vào một cốc thuỷ tinh sạch rồi thêm bột trơ vào trộn
đều. Sau đó cho thêm nước cất vô trùng vào trộn để được một hỗn hợp hơi đặc sệt, vừa
đủ lỏng để có thể bơm được vào các nghiệm thức. Khi bơm mẫu ta dùng Xilanh loại
lớn 200ml để bơm. Mỗi loại hóa chất và vi sinh cho vào một Xilanh riêng rẽ.
Các nghiệm thức được chọn để bơm hoá chất hoặc vi sinh một cách ngẫu nhiên
dựa vào bảng ngẫu nhiên bằng việc bốc thăm hai lần như sau: Chuẩn bị hai nhóm
thăm. Nhóm thăm thứ nhất đánh số từ 1 đến 7 tương ứng với 7 vị trí khoan trên cây.
Nhóm thăm thứ hai ghi tên các nghiệm thức mà ta cần bố trí thí nghiệm. Để có được
sự khách quan ngẫu nhiên thì chúng tôi tiến hành bắt một thăm ở nhóm thứ nhất và
một thăm ở nhóm thứ hai rồi ghép lại với nhau thì ta được một nghiệm thức bố trí trên
cây.
Sơ đồ bố trí nghiệm thức cây ở Thảo Cầm Viên :
Quy ước về nghiệm thức.
Nghiệm thức Vật liệu bố trí
1 Nấm trắng
2 Nấm đen
3 Đối chứng
4 Cl
5 Dầu
6 SO4
7 NO3
Bảng 3.3 Sơ đồ bố trí các nghiệm thức trên cây ở Thảo Cầm Viên
Vị trí Tên cây Ghi chú
A B C
I 7 6 7
II 6 1 1
II 1 4 2
IV 3 3 6
V 2 7 3
VI 4 5 4
VII 5 2 5
Sơ đồ bố trí nghiệm thức cây ở Phú Quốc :
Quy ước về nghiệm thức.
Nghiệm thức Vật liệu bố trí
1 Cl
2 SO4
3 Dầu
4 Nấm trắng
5 Nấm đen
6 NO3
7 Đối chứng
Bảng 3.4 Sơ đồ bố trí các nghiệm thức trên cây ở Phú Quốc
Vị trí Tên cây Ghi chú
B C E
I 7 7 1
II 6 1 3
II 1 2 6
IV 3 6 5
V 2 3 2
VI 4 4 7
VII 5 5 4
Đối với nghiệm thức đối chứng ta chỉ khoan mà không xử lý với bất kỳ tác
nhân nào.
Sau khi hoàn thành xong việc bơm hoá chất và vi sinh vào các lỗ khoan thì
chúng ta tiến hành cắm ống Bio vào các lỗ khoan để tránh cho cây gắn liền vết thương
tại đó lại.
Khi đã bố trí xong các nghiệm thức thì chúng tôi vẫn tiếp tục theo dõi sự phản
ứng của cây với các nghiệm thức cũng như sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Thời gian khai thác cây để khảo sát sự hình thành Trầm hương ở từng nghiệm
thức được ấn định 6 tháng, 12 tháng khai thác một lần để khảo sát.
H3.1 Lỗ khoan thí nghiệm
H3.2 Nghiệm thức 1
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả quan sát phản ứng của cây sau khi bố trí các nghiệm
thức.
Sau 1-2 tuần theo dõi thì thấy phần lớn các cây được bố trí thí nghiệm có các
phản ứng mạnh mẽ ở các nghiệm thức khác nhau.
Đối với các nghiệm thức được bố trí bằng hợp chất hoá học thì có phản ứng
mạnh hơn những nghiệm thức được bố trí bằng vi sinh. Ở các nghiệm thức này thì
vùng mô chết lớn hơn. Diện tích của vùng mô chết không đồng đều giữa các nghiệm
thức cũng như giữa các cây. Trung bình
diện tích vùng mô bị chết là 6,5cm*2cm.
Đối với các nghiệm thức bố trí bằng
vi sinh thì hầu như không có phản ứng.
Vùng mô chết quanh các nghiệm thức là
do kết quả của quá trình khoan cây mang
lại.
Do đó có nhiều dấu hiệu hình thành
mô mới để hàn gắn vết thương. Kết quả
này có được là do sự đối chứng với các
nghiệm thức khoan đối chứng, là chỉ khoan mà không tác động gì thêm.
Đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây, chúng tôi không đi sâu vào nghiên
cứu mà chỉ quan sát những phản ứng biến đổi bên ngoài thì thấy các cây có bố trí thí
nghiệm và cây không bố trí thí nghiệm hầu như không có sự biến đổi nào lớn. Đỉnh
sinh trưởng của cây cũng như ở các cành của cây được bố trí thí nghiệm vẫn phát triển
bình thường như những cây không được bố trí thí nghiệm. Các cành sơ cấp và thứ cấp
không bị chết. Tuy nhiên mà lá của cây có bố trí thí nghiệm bị biến đổi hơi vàng và bị
xoăn mép.
Về khả năng sinh sản khả năng cho hoa của cây có bố trí thí nghiệm và cây
không có bố trí thi nghiệm là như nhau. Nhưng khả năng kết trái của cây không bố trí
thí nghiệm cao hơn cây có bố trí thí nghiệm là rõ rệt. Đối với một số cây có bố trí thí
nghiệm thì cho hoa rất nhiều nhưng đến khi bắt đầu kết quả thì quả non bị rụng nhiều.
H4.1 Phản ứng cây sau khi thí nghiệm
Qua quan sát bên ngoài thì ta thấy các nghiệm thức hoá học có phản ứng mạnh
với cây hơn so với các nghiệm thức vi sinh. điều này cũng đúng với các trường hợp
khác. Vi phần lớn các chất có nguồn gốc hoá học cũng cho phản ứng mạnh và nhanh
với cây hơn các chất có nguồn gốc từ sinh học. Ngược lại các nghiệm thức bằng sinh
học tuy có tác dụng chậm nhưng có tác dung lâu dài và thân thiện với môi trương,
không để lại dư lương hoá chất trong các sản phẩm Trầm hương sau này.
4.2. Kết quả hình thành Trầm hƣơng.
Sau khi bố trí thí nghiệm từ 8 tháng đến 2 năm thì tiến hành cưa một số cây và
khảo sát sự hình thành Trầm hương trong các nghiệm thức. Ở hầu hết các nghiệm thức
đều làm các vùng gỗ bị biến bổi màu. Tuy nhiên sự biến đổi màu không đồng nhất
giữa các mẫu. Có mẫu cho màu nâu đen, có mẫu cho màu đen, cũng có mẫu chỉ ngả
màu vàng nhạt. Diện tích mặt cắt phần gỗ biến đổi màu của các nghiệm thức cũng
khác nhau. Khảo sát phần gỗ biến đổi màu thì thấy ngoài phần gỗ đã biến đổi màu ra ta
còn thấy các mạch gỗ có biến đổi màu khác chạy dài và ăn sâu vào các lớp gỗ không
biến đổi màu. Các sớ gỗ biến đổi màu này gọi là Chỉ. Đặc biệt các Chỉ này còn chạy
dọc theo sớ gỗ của cây và xen kẽ với các mạch gỗ.
H4.2 Vùng gỗ biến đổi màu chạy dọc theo lõi cây
H4.3 Vùng gỗ bị biến đổi màu và chỉ chạy dọc theo thân gỗ
H4.4 Chỉ Trầm chạy dọc theo sớ gỗ
Bảng 4.1 Bảng đo diện tích vùng gỗ bị biến đổi mầu ở Phú Quốc
Stt Nghiệm thức Diện tích (mm2) Ghi chú
1 B1 5944 Chạy chỉ nhiều sâu
2 B2 3968
3 B3 2862
4 B4 4018
5 B5 7059 Vùng gỗ biến đổi màu ăn sâu
6 B6 2994
7 B7 888 Không tạo chỉ
8 C1 2215
9 C2 3034
10 C3 1294
11 C4 4329
12 C5 6777 Vùng gỗ biến đổi màu ăn sâu
13 C6 2532
14 C7 432 Không tạo chỉ
15 E1 1260
16 E2 1771 Vùng gỗ biến đổi màu ăn sâu
17 E3 1938 Vùng gỗ biến đổi màu ăn sâu
18 E4 1258
19 E5 4988 Vùng gỗ biến đổi màu ăn sâu
20 E6 2927
21 E7 704 Có tạo chỉ nhưng rất ít
Từ kết quả ở bảng đo diện tích vùng gỗ bị biến đổi màu cho ta thấy có sự khác
biệt rõ rệt về sự hình thành Trầm hương ở các nghiệm thức có sử dụng chế phẩm sinh
học và hợp chất hoá học so với nghiệm thức đối chứng.
Các nghiệm thức đối chứng cho vùng gỗ biến đổi màu nhỏ, chủ yếu là vùng mô
chết quanh lỗ khoan mà không có các vùng chỉ khác. Đối với các nghiệm thức khác thì
ngoài vùng mô gỗ biến đổi màu còn có các chỉ chạy sâu và sen kẽ với các mạch gỗ của
cây.
4.3. Kết quả đánh giá cảm quan
Bảng 4.2 Bảng đánh giá cảm quan các mẫu Trầm hương
Nghiệm Thức 1 2 3 4 5 6 7
Thảo Cầm Viên
Cây A
Màu
Nâu rất
nhạt
Nâu rất
nhạt
Nâu
đen
Nâu
nhạt
Nâu Nâu
nhạt
Đen
nhạt
Mùi + + +++ 0 + + ++
Cây B
Màu
Nâu
nhạt
Nâu
đậm
Nâu
đen
Nâu
nhạt
Nâu
nhạt
Nâu
nhạt
Nâu
đậm
Mùi + ++ +++ + + + ++
Cây C
Màu
Nâu
nhạt
Nâu
đậm
Nâu
nhạt
Nâu
nhạt
Nâu
nhạt
Nâu
đậm
Vàng
nhạt
Mùi + ++ + + + +++ 0
Phú Quốc-Kiên Giang
Cây B
Màu Đen
Nâu
nhạt
Đen
Nâu
sậm
Nâu
sậm
Nâu
nhạt
Nâu
nhạt
Mùi
+++
(có
nhựa)
+ ++ + +++ ++ 0
Cây C
Màu Nâu
nhạt
Nâu
nhạt
Nâu rất
đậm
Nâu
nhạt
Nâu
sậm
Nâu rất
đậm
Không
màu
Mùi + + ++ + +++ + 0
Cây E
Màu Nâu
nhạt
Nâu rất
đậm
Đen
Nâu rất
đậm
Nâu
sậm
Nâu
sậm
Nâu
nhạt
Mùi + +++ ++ +++ ++ ++ +
Quy ước: Người đánh giá:
Mùi : Sv: Phạm Tiến Lợi
Không rõ:0 Sv: Vũ Đăng Khoa
Thoảng nhẹ: + ThS: Đinh Trung Chánh
Mùi Trầm: ++ ThS: Huỳnh Văn Biết
Mùi Trầm đậm: +++
Với kết quả đánh giá cảm quan trên thì lại một lần nữa khẳng định có sự khác
biệt rõ ràng giữa các mẫu có bố trí hoá chất hoặc vi sinh với mẫu đối chứng về khả
năng hình thành Trầm hương.
Ngoài ra tuỳ theo từng giống cây, từng vùng địa lý khác nhau cũng cho khả
năng hình thành Trầm ở các nghiệm thức cũng khác nhau. Như cùng một giống ở Phú
Quốc nhưng cây E cho kết quả khác so với cây B và cây C. Với hai vùng địa lý khác
nhau Thảo Cầm Viên và Phú Quốc cũng cho hai kết quả khác nhau.
Đối với nhóm nghiệm thức bố trí bằng vi sinh và hoá học thì tới thời điểm này
là quá sớm để đưa ra câu nhận xét về khả năng gây tạo Trầm. Vì vậy chúng tôi mới chỉ
tạm ghi nhận để có số liệu cho những lần khảo sát sau.
3.4. Kết quả phân lập vi sinh ở các nghiệm thức
Nghiệm 1 2 3 4 5 6 7
thức NT N Đ Cl Dầu SO4 NO3 DC
Phú Quốc-Kiên Giang
Cây B Di Bo Di Bo Bo
Cây C Di Di Di Bo Di Di
Cây E Bo Di Ma Di Di Bo
Thảo Cầm Viên-tp HCM
Cây A Rh Rh Di Di Rh Rh
Tu Tu Tu
Cây B Bo Rh Rh Di Th Bo Rh
Tu Tu
Cây C Rh Pe Rh Di Rh Pe Pe
Tu Tu Di
H4.9 Bào tử nấm Botryodiplodia sp
H4.11 Bào tử Diphodia sp
H4.6 Hình đối chứng
H4.5 Bào tử nấmp Trichoderma s
Hình 3. Hình đố i chứng
H4.12 Hình đối chứng
H.10 Hình đối chứng
Kết quả đánh giá so sánh khả năng hình thành Trầm ở các nghiệm thức vi sinh
và hoá học bằng phần mềm Primer 5 và Biodiversity pro.
Descriptive analysis
Sample Mean Individuals Variance Standard Deviation Standard Error Total Individuals Total Species Minimum Maximum Mean Confidence Interval
N m Trang 1.5 5.667 2.38 1.19 6 2 0 5 5.554
N m Den 1.5 1.667 1.291 0.646 6 3 0 3 1.634
Cl 1.5 1.667 1.291 0.646 6 3 0 3 1.634
Dau 1.5 3 1.732 0.866 6 3 0 4 2.94
SO4 1.5 1.667 1.291 0.646 6 3 0 3 1.634
NO3 1.5 1.667 1.291 0.646 6 3 0 3 1.634
Doi Chung 1.5 1.667 1.291 0.646 6 3 0 3 1.634
Với kết quả trên cho chúng ta thấy khả năng hình thành Trầm của hai nghiệm
thức Nấm đen và NO3 là như nhau giống nhau 100%. Nhóm nghiệm thức Nấm Trắng
và Dầu cũng có khả năng hình thành Trầm giống nhau đến 82%. Nghiệm thức SO4 có
khả năng hình thành Trầm so với Nhóm Nấm đen và NO3 là 89%. Nghiệm thức Cl so
với nhóm NO3, Nấm đen, SO4 là 82%.
Vậy theo sơ đồ thì ta thấy có sự hình thành 2 nhóm nghiệm thức có khả năng
tạo Trầm khác nhau. Đó lá nhóm Nấm trắng và Dầu với nhóm Nấm đen, NO3, SO4, Cl.
Tỷ lệ giống nhau giữa hai nhóm này là 65%. Riêng nghiệm thức đối chứng cho khả
năng hình thành Trầm thấp nhất so với các nhóm khác chỉ có 48%.
4.5. Kết quả phân tích thành phần hoá học các phần gỗ bị biến đổi
màu trong các nghiệm thức bằng máy sắc ký khí khối phổ GC/MS.
Với việc chạy sắc ký khối phổ GC/MS chúng tôi đã xác định được một số thành
phần hoá học chủ yếu có trong các nghiệm thức cũng phù hợp với những chất hoá học
có trong tinh dầu Trầm mà nhiều tác giả trên thế giới đã công bố từ trước đến nay.
2-Butanone,4-phenyl
2-Butanone,4-4-methoxyphenyl
Agarospirol
Gamma.Elemene
Delta-selinene
Bis(2-ethylhexyl)phthalate
Guaia-3,9-dien
Isoaromadendrene epoxide
Caryophyllene
Squalene
Với việc giới hạn của đề tài, máy móc thiết bị không đáp ứng được nhu cầu nên
ban đầu chúng tôi mới chỉ xác định được một số chất hoá học trên là chính xác. Còn
một số hợp chất khác chúng tôi còn đang nghi ngờ và còn đang trong quá trình theo
dõi, nghiên cứu tiếp.
Tuy nhiên với những chất mà chúng tôi đã phát hiện cộng thêm việc đánh giá
cảm quan thì tới đây chúng tôi có thể kết luận rằng:
Vùng gỗ biến đổi màu quanh các nghiệm thức đó là dấu hiệu của sự bắt đầu
hình thành Trầm hương trong gỗ của cây Dó bầu.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Hầu hết các nghiệm thức được bố trí vào cây đều cho kết quả là có các vùng
gỗ biến đổi mầu của các mô gỗ quanh các nghiệm thức. Khi đốt phần gỗ biến đổi mầu
này thì thấy có mùi thơm đặc trưng của Trầm hương. Ngoài ra quanh vùng gỗ biến đổi
màu còn có các chỉ có mầu nâu đen chạy dọc theo sớ gỗ của thân cây, và ăn sâu vào
thân.
Theo kết quả phân tích bằng máy sắc ký khối phổ GC/MS thì cũng phát hiện
một số chất chủ yếu có trong tinh dầu Trầm như 2-Butanone 4-phenyl; 2-Butanone 4-
4-methoxyphenyl; Agarospirol; Bis(2-ethylhexyl)phthalate; Isoaromadendrene
epoxide; Guaia-3,9-dien.
Bước đầu chúng tôi ghi nhận các nghiệm thức bằng vi sinh và hoá học cho
kết quả hình thành Trầm hương là tương đối như nhau. Nhưng giữa các nghiệm thức
bằng hoá học và vi sinh cũng có sự khác biệt đáng kể. Nấm trắng có khả năng hình
thành Trầm kém hơn Nấm đen. Nhóm nghiệm thức bằng hoá học thì NO3 có khả năng
hình thành Trầm cao nhất, kế đến là SO4, Cl, Dầu. Nghiệm thức đối chứng cho kết quả
hình thành Trầm không rõ ràng.
Qua các kết quả cảm quan và phân tích sắc ký khí khối phổ GC/MS ta có thể
nói bước đầu Trầm hương đã hình thành ở các nghiệm thức. Tuy nhiên đây chỉ là bước
đầu nghi nhận, còn để đánh giá sát thực hơn thì chúng tôi phải theo dõi thêm trong một
thời gian nữa. Chính vì vậy mà chúng tôi cũng chưa có kết luận cụ thể về hiệu quả
hình thành Trầm ở các nghiệm thức khác nhau, các giống cây khác nhau…mà chúng
tôi mới chỉ ghi nhận để theo dõi tiếp.
5.2. Đề nghị
Các nghiệm thức cần được tiếp tục theo dõi nhằm đánh giá một cách khách
quan nhất khả năng tạo Trầm của các nghiệm thức, từ đó tìm ra được phương pháp gây
tạo Trầm tối ưu nhất để có thể sản xuất ra được chế phẩm gây tạo Trầm hương.
Đầu tư nhiều hơn về thời gian và tài chính để có thể tìm cho được những giống
Dó bầu có khả năng cho Trầm hiệu quả nhất.
Cây Dó bầu là cây phù hợp với khí hậu nước ta đặc biệt là vùng rừng núi, nơi
có phần lớn người dân tộc thiểu số sinh sống. Đời sống của họ còn đang gặp rất nhiều
khó khăn. Nên việc gây tạo thành công Trầm hương bằng phương pháp nhân tạo được
xem là một hướng đi mới nhằm xoá đói giảm nghèo và tiến tới phát triển kinh tế ở
những địa phương này. Vì vậy, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cần có chính sách
qua tâm đầu tư nhiều hơn nữa để các nhà khoa học yên tâm vào nghiên cứu để cho ra
một quy trình công nghệ ổn định, có thể chuyển giao rộng rãi ra ngoài để sản xuất.
PHẦN 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Trung Chánh,1998. Vi nhân giống cây Dó bầu bằng phương pháp nuôi cấy
đỉnh sinh trưởng.
2. Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam.
3. Phạm Hoàng Hộ, 1992. Cây cỏ Việt Nam.
4. Nguyễn Văn Tuất, 1992. Kỹ thuật chuẩn đoán bệnh cây trồng.
5. Viện Khoa Học Lâm nghiệp. Đề tài điều tra số liệu khai thác Trầm ngoài tự nhiên.
6. Nguyễn Hồng Lam, Trung Tâm Nghiên Cứu Lâm Đặc Sản. Gây tạo Trầm hương
trên cây Dó bầu bằng tác bộng cơ giới.
7. Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam, Trung Tâm Nghiên Cứu Lâm Đặc Sản. Đề
tài nghiên cứu khả năng tạo Trầm hương của chế phẩm sinh hoc.
8. Trường ĐH Nông Lâm thành phố HCM. Đại cương về sắc ký
9. Trường ĐH Nông Lâm thành phố HCM. Đại cương vi sinh vật học
10. Một số tài liệu từ trang web: www.Vinaseek.com. www.google.com
11. Illustrated genera of imperfect fungi of: Barnett division of plant sciences Wets
Virginia University Morgantown West Virginia and Barry B. Hunter Department of
Biologi California State College California, Pennsylvania
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- PHAM TIEN LOI - 02126058.pdf